1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Học phần: Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp PHÂN TÍCH ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA SAMSUNG ELECTRONICS HÀN QUỐC TRONG CÁO BUỘC VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

29 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích đạo đức kinh doanh của Samsung Electronics Hàn Quốc trong cáo buộc về an toàn lao động
Trường học Trường Đại học Ngoại thương Viện Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Chuyên ngành Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Thể loại Báo cáo giữa kỳ
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 252,83 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................... 3 1.1 Định nghĩa ................................................................................................... 3 1.1.1 Đạo đức ................................................................................................. 3 1.1.2 Đạo đức kinh doanh ............................................................................. 3 1.2 Các vấn đề về đạo đức trong kinh doanh quốc tế .................................... 4 1.2.1 Thông lệ tuyển dụng ............................................................................. 4 1.2.2 Quyền con người ................................................................................... 5 1.2.3 Ô nhiễm môi trường ............................................................................. 5 1.2.4 Tham nhũng .......................................................................................... 6 1.2.5 Trách nhiệm đạo đức ............................................................................ 7 1.3 Vai trò của đạo đức trong kinh doanh ...................................................... 7 1.3.1 Với doanh nghiệp .................................................................................. 7 1.3.1 Với xã hội .............................................................................................. 8 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA SAMSUNG ELECTRONICS TẠI HÀN QUỐC ......................................................................... 9 2.1 Tổng quan về doanh nghiệp ....................................................................... 9 2.1.1 Giới thiệu về công ty ............................................................................. 9 2.1.2 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển ......................................... 9 2.1.3 Sứ mệnh............................................................................................... 11 2.2 Tóm tắt vụ cáo buộc liên quan đến an toàn lao động của SamSung Electronics Hàn Quốc .......................................................................................... 12 2.2.1 Vụ cáo buộc ......................................................................................... 12 2.2.2 Các biện pháp bảo vệ an toàn lao động của Samsung ....................... 13 2.3 Phân tích đạo đức kinh doanh của SamSung Electronics Hàn Quốc .. 14 2.3.1 Thuyết vị lợi ......................................................................................... 14 2.3.2 Học thuyết nhân quyền ....................................................................... 15 2.3.3 Thuyết đạo đức dựa theo nguyên tắc ................................................. 17 2.4 Đánh giá khái quát ................................................................................... 20 CHƯƠNG 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM ............................................................. 22 3.1 Đảm bảo môi trường lao động an toàn cho công nhân ......................... 22 3.2 Xử lý hậu quả sau vi phạm ...................................................................... 22 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 24 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng và cạnh tranh quốc tế ngày càng trở nên khốc liệt, các doanh nghiệp đều khao khát về một chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế. Để làm được điều đó, doanh nghiệp nhận thức được rằng họ cần phải nắm trong tay những yếu tố then chốt, những “kim chỉ nam” soi đường để luôn có những hướng đi đúng đắn, những quyết định sáng suốt nhất. Và bên cạnh vấn đề tối đa hóa lợi nhuận, đạo đức kinh doanh chính là một trong những chìa khóa dẫn doanh nghiệp đến với cánh cửa thành công bền vững. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Samsung là một trong những công ty đa quốc gia dẫn đầu về kinh doanh các sản phẩm công nghệ trên toàn thế giới. Và cũng như tất cả mọi doanh nghiệp, Samsung luôn đề cao vấn đề đạo đức kinh doanh trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình. Cho tới ngày nay, uy tín của Samsung đã được khẳng định trên khắp thế giới bằng việc thông hiểu và áp dụng phù hợp chính sách cho từng thị trường kinh doanh, cũng như đảm bảo tính bảo mật và các quyền của khách hàng và nhân viên. Tại thị trường Việt Nam hiện nay, làm việc tại Samsung đang là một trong những mục tiêu và ước mơ lớn của những người trẻ có chuyên môn trong rất nhiều lĩnh vực nghề nghiệp. Tuy vậy, để có được sự phát triển như hôm nay, Samsung đã từng phải gánh chịu hậu quả từ một bê bối lớn do chính mình gây ra trong hoạt động kinh doanh, đó là vấn đề an toàn lao động của công nhân Samsung tại Hàn Quốc. Bài tiểu luận của nhóm 4 với đề tài: “Phân tích đạo đức kinh doanh của Samsung Electronics Hàn Quốc trong cáo buộc về an toàn lao động” sẽ trình bày cụ thể tình huống vi phạm đạo đức kinh doanh của Samsung Hàn Quốc, nêu ra những ảnh hưởng của hành vi vi phạm đó, cũng như phân tích tình huống này dưới góc độ lý thuyết về đạo đức, từ đó rút ra một vài bài học kinh nghiệm trong quá trình vận hành của các doanh nghiệp. Bài tiểu luận bao gồm 3 phần chính: Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Phân tích đạo đức kinh doanh của Samsung Electronics Hàn Quốc TRONG CÁO BUỘC VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG 1 Chương 3: Bài học kinh nghiệm Do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, phần trình bày của nhóm em còn nhiều thiếu sót, vì vậy chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo TS. Vũ Thị Bích Hải để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! 2 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Định nghĩa 1.1.1 Đạo đức Thuật ngữ “đạo đức” được hiểu là các quy tắc về cái đúng và cái sai được chấp nhận rộng rãi, chi phối cách hành xử của một con người, các thành viên của một hiệp hội, hoặc các hoạt động của một tổ chức. Từ góc độ khoa học, khái niệm đạo đức được coi là bộ môn khoa học nghiên cứu về cái đúng và cái sai. Có thể coi đây là một trong những cách hiểu đơn giản nhất về thuật ngữ này. Chức năng của đạo đức là điều chỉnh hành vi của con người trước cái đúng và cái sai theo những chuẩn mực và quy tắc đã được xã hội thừa nhận. Từ đó, đạo đức chi phối và quy định thái độ, hành vi, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với bản thân, với người khác và với xã hội. Nó được coi là một khuôn mẫu để mỗi người xây dựng lý tưởng và cách sống cho riêng mình. 1.1.2 Đạo đức kinh doanh Đạo đức kinh doanh là các quy tắc về cái đúng và cái sai được chấp nhận rộng rãi, chi phối cách hành xử của người kinh doanh, và chiến lược về đạo đức là một chiến lược hoặc cách hành xử nhằm không vi phạm những quy tắc đã được chấp nhận nói trên. Qua mỗi thời kỳ lịch sử, quan niệm đạo đức kinh doanh lại có ít nhiều thay đổi, tuy nhiên tất cả đều xuất phát từ thực tiễn kinh doanh. Từ những năm 4000 trước Công nguyên, khi hoạt động kinh doanh xuất hiện, khái niệm đạo đức kinh doanh cũng ra đời. Lúc này, vấn đề đạo đức kinh doanh chỉ liên quan đến một vài yêu cầu cơ bản, ví dụ như không trộm cắp, sòng phẳng trong giao dịch, giữ chữ tín,... Ở nhiều quốc gia, đặc biệt là phương Tây, đạo đức kinh doanh xuất phát từ những tín điều của tôn giáo. Sau này, nhiều tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh cũng đã được điều chỉnh để áp dụng linh hoạt trong luật pháp. Đặc biệt, bước sang nửa cuối 3 thế kỷ XX, khi các vấn đề liên quan đến môi trường sinh thái xuất hiện ngày càng nhiều và trở nên đáng báo động, đạo đức kinh doanh đã trở thành một lĩnh vực cần đặc biệt quan tâm và được chú trọng để nghiên cứu cũng như thể chế hóa. Đến nay, đạo đức kinh doanh đã trở thành một lĩnh vực được khai thác nghiên cứu dưới rất nhiều góc độ; đồng thời gắn chặt và điều phối các hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp trên toàn cầu. Đạo đức trong kinh doanh thường xuất phát từ sự mâu thuẫn hay tự mâu thuẫn. Đó có thể là mâu thuẫn xuất hiện trong mỗi con người (tự mâu thuẫn), giữa những người hữu quan bên trong như chủ sở hữu, người quản lý, người lao động hoặc với những người bên ngoài như khách hàng, đối tác – đối thủ hay cộng đồng, xã hội. Có thể chia ra thành 4 khía cạnh mâu thuẫn chính trong đạo đức kinh doanh, bao gồm: mâu thuẫn về triết lý, mâu thuẫn về quyền lực, mâu thuẫn trong sự phối hợp, mâu thuẫn về lợi ích. 1.2 Các vấn đề về đạo đức trong kinh doanh quốc tế 1.2.1 Thông lệ tuyển dụng Hoạt động kinh doanh quốc tế thường không diễn ra trong một thị trường duy nhất, mà trải dài, lan rộng tới rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Trong đó, mỗi quốc gia lại có những thông lệ tuyển dụng riêng dưới sự tác động của đặc điểm chính trị, kinh tế, xã hội,... Các công ty có thị trường kinh doanh càng đa dạng sẽ càng cần cân nhắc để đưa ra những lựa chọn phù hợp trong vấn đề tuyển dụng lao động, với mục tiêu quan trọng là không vi phạm những quy tắc đạo đức kinh doanh. Ví dụ, ở nền kinh tế đang hoặc chưa phát triển, điều kiện làm việc sẽ kém hơn rất nhiều so với điều kiện ở thị trường chủ nhà của các công ty đa quốc gia. Chính vì thế, doanh nghiệp phải đối mặt với lựa chọn rằng nên trả chung một mức lương cho người lao động ở mọi thị trường, hay phải có sự điều chỉnh ở từng quốc gia để đảm bảo ngân sách cho công ty. Nếu có sự điều chỉnh, các doanh nghiệp cũng phải cân nhắc xem chênh lệch bao nhiêu là có thể chấp nhận được. Ngoài ra, trong trường hợp người lao động chấp nhận mức lương thấp và điều kiện làm việc không 4 đảm bảo, các doanh nghiệp cũng đứng trước sự lựa chọn giữ nguyên những điều kiện ấy hay đề ra những biện pháp bảo vệ sức khỏe của công nhân. Bên cạnh đó, lựa chọn sử dụng hay không sử dụng lao động vị thành niên cũng là một trong những câu hỏi đáng lưu tâm của nhiều tập đoàn đa quốc gia, bởi nhiều thị trường vẫn cho phép độ tuổi này tham gia vào hoạt động sản xuất. 1.2.2 Quyền con người Sở dĩ vấn đề này liên quan đến đạo đức kinh doanh là bởi các quyển cơ bản của con người vẫn còn chưa được tôn trọng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang và chưa phát triển. Các quyền được cho là hiển nhiên ở các nước phát triển, như là quyền tự do lập đoàn hội, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do di chuyển, tự do chống lại áp lực chính trị,... không được công nhận trên phạm vi toàn cầu. Cho tới nay, những “bộ máy” áp bức, bất công vẫn đang tồn tại ở rất nhiều nơi trên thế giới, và nhiều tập đoàn đa quốc gia cũng thuận theo bộ máy đó để điều phối hoạt động kinh doanh của mình. Một lần nữa, vấn đề đạo đức vẫn chỉ là sự lựa chọn và đánh đổi: các công ty đa quốc gia nên tựu thực thi quyền con người ở mọi nơi giống như các nước phát triển để đảm bảo tính công bằng, bình đẳng, hay nên vì lợi nhuận của doanh nghiệp mà tuân theo những quy luật của từng xã hội? Và khi những hành vi vô đạo đức xuất hiện, các công ty nên có cách xử lý như thế nào? Đó vẫn đang là những câu hỏi lớn mà các doanh nghiệp cần cân nhắc rất kỹ trước khi đưa ra quyết định. 1.2.3 Ô nhiễm môi trường Môi trường có thể được xem như là nguồn lực chung toàn cầu và ai cũng được hưởng lợi từ đó, nhưng không ai chịu trách nhiệm cụ thể để bảo vệ các nguồn lực đó. Tất cả các quốc gia đều phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, nhưng mặt khác, tất cả đều có thể góp phần tạo ra “bi kịch của chung” - cụ thể là tình trạng ô nhiễm. Vào thế kỷ XX, vấn đề đạo đức kinh doanh trở nên đáng lưu tâm khi tình trạng ônhiễm môi trường diễn ra ngày một trầm trọng và dần để lại những tác động rõ rệt đến đời sống của con người. Một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi 5 trường chính là tình trạng xả thải, sử dụng hóa chất và những nguyên vật liệu độc hại trong sản xuất. Đây là một yếu tố mà các doanh nghiệp buộc phải đánh đổi để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, không phải thị trường nào, doanh nghiệp nào cũng đưa ra những quy định cụ thể về mức độ ô nhiễm, việc xả hóa chất độc hại hay việc sử dụng vật liệu độc hại ở nơi làm việc,... Ở những thị trường không tồn tại các quy định đó, môi trường sẽ phải chịu nhiều hậu quả hơn từ quá trình sản xuất của doanh nghiệp, và điều này là vi phạm đạo đức kinh doanh của các quốc gia “chủ nhà”. Từ đó, câu hỏi lại được đặt ra là các công ty không tuân theo các quy định trên ở một số thị trường có được coi là vi phạm đạo đức hay không. Không chỉ vậy, những lựa chọn của mỗi công ty trong việc làm thế nào để hạn chế tình trạng xả thải ra môi trường cũng cần được xem xét cẩn thận. 1.2.4 Tham nhũng Tham nhũng đã là một vấn nạn ở hầu hết các xã hội trong lịch sử, và đây vẫn là một vấn để trong xã hội hiện nay. Thậm chí, nếu thẳng thắn nhìn nhận, có thể nói rằng kinh doanh quốc tế có thể và đã từng làm lợi bằng cách chi tiền cho những quan chức chính phủ tham nhũng. Vấn đề tham nhũng đôi khi không được phân biệt rạch ròi với thông lệ kinh doanh ở nhiều quốc gia. Có nhiều nước chấp nhận, thậm chí đề cao thủ tục “tặng quà xa xỉ” của các doanh nghiệp cho quan chức, nhưng một số quốc gia khác lại nghiêm cấm tuyệt đối những hoạt động như vậy. Qua đó, các doanh nghiệp cần phải cân nhắc hành động và quyết định của mình ở từng thị trường để hoạt động kinh doanh được diễn ra suôn sẻ. Nhiều đạo luật đã được công bố trên thế giới nhằm phòng chống tham nhũng, tuy vậy cũng có nhiều ý kiến cho rằng nếu xóa bỏ hoàn toàn tình trạng đó, một số vấn đề trong kinh doanh sẽ không thể diễn ra đúng như kỳ vọng. Trải qua một khoảng thời gian dài với không ít tranh luận, các nhà kinh tế học đã có cái nhìn đa chiều hơn về tham nhũng - một tình trạng đáng báo động và gây hại cho nền kinh tế, nhưng trong một vài trường hợp cũng đem lại một số lợi ích nhất định. Có thể thấy rằng việc lựa chọn nên hay không nên chủ động “bôi trơn”, và nên làm theo cách nào, ở thị trường nào cũng là một câu hỏi hóc búa của các doanh nghiệp. 6 1.2.5 Trách nhiệm đạo đức Yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với khái niệm trách nhiệm xã hội. Cụ thể, các nhà triết học đạo đức cho rằng với tiềm lực có được, các tập đoàn đa quốc gia phải có trách nhiệm đóng góp trở lại cộng đồng nhằm xây dựng một xã hội phồn thịnh và phát triển. “Trách nhiệm xã hội” hàm ý rằng các doanh nhân cần cân nhắc các hậu quả xã hội mà các hoạt động kinh tế có thể gây ra trước khi đưa ra các quyết định kinh doanh; và khi xây dựng lý thuyết, nên nghiêng theo các quyết định mang lại cả lợi ích kinh tế và xã hội. Nếu hiểu như vậy, trách nhiệm xã hội nên được các doanh nghiệp hưởng ứng, vì đó là cách hành xử đúng đắn mà doanh nghiệp nên làm. Dù vậy, cũng có một số trường hợp các tập đoàn đa quốc gia lạm dụng quyền lực của họ để đạt được mục đích riêng của mình. Chính bởi vì các vấn đề về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội vẫn còn đang được bàn luận, các doanh nghiệp hoàn toàn có quyền lựa chọn hành vi phù hợp để phát triển con đường kinh doanh của mình. Việc nhận thức được mối quan hệ, vai trò, trách nhiệm của bản thân doanh nghiệp đối với cộng đồng, xã hội cũng là một điều quan trọng để các công ty đa quốc gia quyết định rằng có nên đề cao trách nhiệm xã hội hay không. 1.3 Vai trò của đạo đức trong kinh doanh Có thể khẳng định rằng, đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp, giống với các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế,... Chính vì lẽ đó, đạo đức kinh doanh có vai trò không thể phủ nhận đối với mỗi doanh nghiệp, cũng như toàn bộ cộng đồng và xã hội. 1.3.1 Với doanh nghiệp Thứ nhất, đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp thực hiện đúng với các quy tắc đạo đức, phần thưởng cho trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các quyết định kinh doanh sẽ ngày càng tăng cao. Từ đó, sự tận tâm của các nhân viên, chất lượng sản phẩm, được cải thiện; doanh nghiệp cũng có thêm nhiều quyết định đúng đắn hơn, nhận được sự trung thành của khách hàng, và tạo ra lợi ích về kinh tế lớn hơn. 7 Thứ hai, việc tuân theo đạo đức kinh doanh, đặc biệt là đối với chính nhân viên của mình và với khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp nhận được sự công nhận của toàn xã hội và có vị trí bền vững trong cộng đồng. Có thể thấy rằng, hầu hết các công ty đáng ngưỡng mộ nhất trên thế giới đều chú trọng vào phương pháp làm việc theo nhóm, quan tâm nhiều đến khách hàng, đề cao việc đối xử công bằng với nhân viên, và thưởng cho các thành tích tốt, cũng như đầu tư vào công cuộc đổi mới. Thứ ba, đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên. Bởi lẽ, sự tận tâm của nhân viên xuất phát từ việc các nhân viên tin rằng tương lai của họ gắn liền với tương lai của doanh nghiệp, và chính vì thế họ sẵn sàng hy sinh cá nhân vì tổ chức của mình. Ngoài ra, môi trường đạo đức tổ chức rất quan trọng đối với các nhân viên, bởi đa số nhân viên tin rằng môi trường trong công ty chính là cách mà công ty ấy thể hiện trách nhiệm, cũng như tổ chức mọi hoạt động của mình trong xã hội. 1.3.1 Với xã hội Vai trò lớn nhất của đạo đức kinh doanh đối với toàn xã hội chính là góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh. Bởi lẽ, đạo đức kinh doanh có thể bổ sung và kết hợp với pháp luật, nhằm điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn mực đạo đức xã hội. Ngoài ra, cùng với trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh còn có thể khuyến khích mọi người làm việc thiện, tác động vào lương tâm của doanh nhân. Bên cạnh đó, đạo đức kinh doanh còn củng cố thêm sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia. Nhờ có các thể chế thúc đẩy tính trung thực và trách nhiệm trong kinh doanh, các quốc gia đang phát triển càng trở nên giàu có hơn, môi trường kinh doanh cũng ngày một lành mạnh hơn. Đây là một điều mà các quốc gia đang phát triển cần học hỏi.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

1.1 Định nghĩa 3

1.1.1 Đạo đức 3

1.1.2 Đạo đức kinh doanh 3

1.2 Các vấn đề về đạo đức trong kinh doanh quốc tế 4

1.2.1 Thông lệ tuyển dụng 4

1.2.2 Quyền con người 5

1.2.3 Ô nhiễm môi trường 5

1.2.4 Tham nhũng 6

1.2.5 Trách nhiệm đạo đức 7

1.3 Vai trò của đạo đức trong kinh doanh 7

1.3.1 Với doanh nghiệp 7

1.3.1 Với xã hội 8

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA SAMSUNG ELECTRONICS TẠI HÀN QUỐC 9

2.1 Tổng quan về doanh nghiệp 9

2.1.1 Giới thiệu về công ty 9

2.1.2 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển 9

2.1.3 Sứ mệnh 11

2.2 Tóm tắt vụ cáo buộc liên quan đến an toàn lao động của SamSung Electronics Hàn Quốc 12

2.2.1 Vụ cáo buộc 12

2.2.2 Các biện pháp bảo vệ an toàn lao động của Samsung 13

2.3 Phân tích đạo đức kinh doanh của SamSung Electronics Hàn Quốc 14

2.3.1 Thuyết vị lợi 14

2.3.2 Học thuyết nhân quyền 15

2.3.3 Thuyết đạo đức dựa theo nguyên tắc 17

2.4 Đánh giá khái quát 20

CHƯƠNG 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM 22

3.1 Đảm bảo môi trường lao động an toàn cho công nhân 22

3.2 Xử lý hậu quả sau vi phạm 22

KẾT LUẬN 24

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng và cạnh tranhquốc tế ngày càng trở nên khốc liệt, các doanh nghiệp đều khao khát về một chỗđứng vững chắc trong nền kinh tế Để làm được điều đó, doanh nghiệp nhận thứcđược rằng họ cần phải nắm trong tay những yếu tố then chốt, những “kim chỉ nam”soi đường để luôn có những hướng đi đúng đắn, những quyết định sáng suốt nhất

Và bên cạnh vấn đề tối đa hóa lợi nhuận, đạo đức kinh doanh chính là một trongnhững chìa khóa dẫn doanh nghiệp đến với cánh cửa thành công bền vững

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Samsung là một trong những công ty đaquốc gia dẫn đầu về kinh doanh các sản phẩm công nghệ trên toàn thế giới Và cũngnhư tất cả mọi doanh nghiệp, Samsung luôn đề cao vấn đề đạo đức kinh doanh trongsuốt quá trình hình thành và phát triển của mình Cho tới ngày nay, uy tín củaSamsung đã được khẳng định trên khắp thế giới bằng việc thông hiểu và áp dụngphù hợp chính sách cho từng thị trường kinh doanh, cũng như đảm bảo tính bảo mật

và các quyền của khách hàng và nhân viên Tại thị trường Việt Nam hiện nay, làmviệc tại Samsung đang là một trong những mục tiêu và ước mơ lớn của những ngườitrẻ có chuyên môn trong rất nhiều lĩnh vực nghề nghiệp Tuy vậy, để có được sựphát triển như hôm nay, Samsung đã từng phải gánh chịu hậu quả từ một bê bối lớn

do chính mình gây ra trong hoạt động kinh doanh, đó là vấn đề an toàn lao động củacông nhân Samsung tại Hàn Quốc

Bài tiểu luận của nhóm 4 với đề tài: “Phân tích đạo đức kinh doanh của Samsung Electronics Hàn Quốc trong cáo buộc về an toàn lao động” sẽ trình bày

cụ thể tình huống vi phạm đạo đức kinh doanh của Samsung Hàn Quốc, nêu ranhững ảnh hưởng của hành vi vi phạm đó, cũng như phân tích tình huống này dướigóc độ lý thuyết về đạo đức, từ đó rút ra một vài bài học kinh nghiệm trong quátrình vận hành của các doanh nghiệp Bài tiểu luận bao gồm 3 phần chính:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Phân tích đạo đức kinh doanh của Samsung Electronics Hàn Quốc TRONG CÁO BUỘC VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

Trang 4

Chương 3: Bài học kinh nghiệm

Do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, phần trình bày của nhóm

em còn nhiều thiếu sót, vì vậy chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo

TS Vũ Thị Bích Hải để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

Từ góc độ khoa học, khái niệm đạo đức được coi là bộ môn khoa học nghiêncứu về cái đúng và cái sai Có thể coi đây là một trong những cách hiểu đơn giảnnhất về thuật ngữ này.

Chức năng của đạo đức là điều chỉnh hành vi của con người trước cái đúng vàcái sai theo những chuẩn mực và quy tắc đã được xã hội thừa nhận Từ đó, đạo đứcchi phối và quy định thái độ, hành vi, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với bản thân,với người khác và với xã hội Nó được coi là một khuôn mẫu để mỗi người xâydựng lý tưởng và cách sống cho riêng mình

1.1.2 Đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là các quy tắc về cái đúng và cái sai được chấp nhận rộngrãi, chi phối cách hành xử của người kinh doanh, và chiến lược về đạo đức là mộtchiến lược hoặc cách hành xử nhằm không vi phạm những quy tắc đã được chấpnhận nói trên

Qua mỗi thời kỳ lịch sử, quan niệm đạo đức kinh doanh lại có ít nhiều thayđổi, tuy nhiên tất cả đều xuất phát từ thực tiễn kinh doanh Từ những năm 4000trước Công nguyên, khi hoạt động kinh doanh xuất hiện, khái niệm đạo đức kinhdoanh cũng ra đời Lúc này, vấn đề đạo đức kinh doanh chỉ liên quan đến một vàiyêu cầu cơ bản, ví dụ như không trộm cắp, sòng phẳng trong giao dịch, giữ chữtín, Ở nhiều quốc gia, đặc biệt là phương Tây, đạo đức kinh doanh xuất phát từnhững tín điều của tôn giáo Sau này, nhiều tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh cũng đãđược điều chỉnh để áp dụng linh hoạt trong luật pháp Đặc biệt, bước sang nửa cuối

Trang 6

thế kỷ XX, khi các vấn đề liên quan đến môi trường sinh thái xuất hiện ngày càngnhiều và trở nên đáng báo động, đạo đức kinh doanh đã trở thành một lĩnh vực cầnđặc biệt quan tâm và được chú trọng để nghiên cứu cũng như thể chế hóa Đến nay,đạo đức kinh doanh đã trở thành một lĩnh vực được khai thác nghiên cứu dưới rấtnhiều góc độ; đồng thời gắn chặt và điều phối các hoạt động kinh doanh của mọidoanh nghiệp trên toàn cầu.

Đạo đức trong kinh doanh thường xuất phát từ sự mâu thuẫn hay tự mâuthuẫn Đó có thể là mâu thuẫn xuất hiện trong mỗi con người (tự mâu thuẫn), giữanhững người hữu quan bên trong như chủ sở hữu, người quản lý, người lao độnghoặc với những người bên ngoài như khách hàng, đối tác – đối thủ hay cộng đồng,

xã hội Có thể chia ra thành 4 khía cạnh mâu thuẫn chính trong đạo đức kinh doanh,bao gồm: mâu thuẫn về triết lý, mâu thuẫn về quyền lực, mâu thuẫn trong sự phốihợp, mâu thuẫn về lợi ích

1.2 Các vấn đề về đạo đức trong kinh doanh quốc tế

Ví dụ, ở nền kinh tế đang hoặc chưa phát triển, điều kiện làm việc sẽ kém hơnrất nhiều so với điều kiện ở thị trường chủ nhà của các công ty đa quốc gia Chính vìthế, doanh nghiệp phải đối mặt với lựa chọn rằng nên trả chung một mức lương chongười lao động ở mọi thị trường, hay phải có sự điều chỉnh ở từng quốc gia để đảmbảo ngân sách cho công ty Nếu có sự điều chỉnh, các doanh nghiệp cũng phải cânnhắc xem chênh lệch bao nhiêu là có thể chấp nhận được Ngoài ra, trong trườnghợp người lao động chấp nhận mức lương thấp và điều kiện làm việc không

Trang 7

đảm bảo, các doanh nghiệp cũng đứng trước sự lựa chọn giữ nguyên những điềukiện ấy hay đề ra những biện pháp bảo vệ sức khỏe của công nhân Bên cạnh đó,lựa chọn sử dụng hay không sử dụng lao động vị thành niên cũng là một trongnhững câu hỏi đáng lưu tâm của nhiều tập đoàn đa quốc gia, bởi nhiều thị trườngvẫn cho phép độ tuổi này tham gia vào hoạt động sản xuất.

1.2.2 Quyền con người

Sở dĩ vấn đề này liên quan đến đạo đức kinh doanh là bởi các quyển cơ bảncủa con người vẫn còn chưa được tôn trọng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là nhữngquốc gia đang và chưa phát triển Các quyền được cho là hiển nhiên ở các nước pháttriển, như là quyền tự do lập đoàn hội, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do dichuyển, tự do chống lại áp lực chính trị, không được công nhận trên phạm vi toàncầu Cho tới nay, những “bộ máy” áp bức, bất công vẫn đang tồn tại ở rất nhiều nơitrên thế giới, và nhiều tập đoàn đa quốc gia cũng thuận theo bộ máy đó để điều phốihoạt động kinh doanh của mình Một lần nữa, vấn đề đạo đức vẫn chỉ là sự lựa chọn

và đánh đổi: các công ty đa quốc gia nên tựu thực thi quyền con người ở mọi nơigiống như các nước phát triển để đảm bảo tính công bằng, bình đẳng, hay nên vì lợinhuận của doanh nghiệp mà tuân theo những quy luật của từng xã hội? Và khinhững hành vi vô đạo đức xuất hiện, các công ty nên có cách xử lý như thế nào? Đóvẫn đang là những câu hỏi lớn mà các doanh nghiệp cần cân nhắc rất kỹ trước khiđưa ra quyết định

1.2.3 Ô nhiễm môi trường

Môi trường có thể được xem như là nguồn lực chung toàn cầu và ai cũng đượchưởng lợi từ đó, nhưng không ai chịu trách nhiệm cụ thể để bảo vệ các nguồn lực

đó Tất cả các quốc gia đều phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, nhưng mặtkhác, tất cả đều có thể góp phần tạo ra “bi kịch của chung” - cụ thể là tình trạng ônhiễm

Vào thế kỷ XX, vấn đề đạo đức kinh doanh trở nên đáng lưu tâm khi tình trạng

ô nhiễm môi trường diễn ra ngày một trầm trọng và dần để lại những tác động rõ rệtđến đời sống của con người Một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi

Trang 8

trường chính là tình trạng xả thải, sử dụng hóa chất và những nguyên vật liệu độchại trong sản xuất Đây là một yếu tố mà các doanh nghiệp buộc phải đánh đổi đểthực hiện hoạt động kinh doanh của mình Tuy nhiên, không phải thị trường nào,doanh nghiệp nào cũng đưa ra những quy định cụ thể về mức độ ô nhiễm, việc xảhóa chất độc hại hay việc sử dụng vật liệu độc hại ở nơi làm việc, Ở những thịtrường không tồn tại các quy định đó, môi trường sẽ phải chịu nhiều hậu quả hơn từquá trình sản xuất của doanh nghiệp, và điều này là vi phạm đạo đức kinh doanh củacác quốc gia “chủ nhà” Từ đó, câu hỏi lại được đặt ra là các công ty không tuântheo các quy định trên ở một số thị trường có được coi là vi phạm đạo đức haykhông Không chỉ vậy, những lựa chọn của mỗi công ty trong việc làm thế nào đểhạn chế tình trạng xả thải ra môi trường cũng cần được xem xét cẩn thận.

Tham nhũng đã là một vấn nạn ở hầu hết các xã hội trong lịch sử, và đây vẫn

là một vấn để trong xã hội hiện nay Thậm chí, nếu thẳng thắn nhìn nhận, có thể nóirằng kinh doanh quốc tế có thể và đã từng làm lợi bằng cách chi tiền cho nhữngquan chức chính phủ tham nhũng

Vấn đề tham nhũng đôi khi không được phân biệt rạch ròi với thông lệ kinhdoanh ở nhiều quốc gia Có nhiều nước chấp nhận, thậm chí đề cao thủ tục “tặngquà xa xỉ” của các doanh nghiệp cho quan chức, nhưng một số quốc gia khác lạinghiêm cấm tuyệt đối những hoạt động như vậy Qua đó, các doanh nghiệp cần phảicân nhắc hành động và quyết định của mình ở từng thị trường để hoạt động kinhdoanh được diễn ra suôn sẻ Nhiều đạo luật đã được công bố trên thế giới nhằmphòng chống tham nhũng, tuy vậy cũng có nhiều ý kiến cho rằng nếu xóa bỏ hoàntoàn tình trạng đó, một số vấn đề trong kinh doanh sẽ không thể diễn ra đúng như kỳvọng Trải qua một khoảng thời gian dài với không ít tranh luận, các nhà kinh tế học

đã có cái nhìn đa chiều hơn về tham nhũng - một tình trạng đáng báo động và gâyhại cho nền kinh tế, nhưng trong một vài trường hợp cũng đem lại một số lợi íchnhất định Có thể thấy rằng việc lựa chọn nên hay không nên chủ động “bôi trơn”,

và nên làm theo cách nào, ở thị trường nào cũng là một câu hỏi hóc búa của cácdoanh nghiệp

Trang 9

1.2.5 Trách nhiệm đạo đức

Yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với khái niệm trách nhiệm xã hội Cụ thể,các nhà triết học đạo đức cho rằng với tiềm lực có được, các tập đoàn đa quốc giaphải có trách nhiệm đóng góp trở lại cộng đồng nhằm xây dựng một xã hội phồnthịnh và phát triển “Trách nhiệm xã hội” hàm ý rằng các doanh nhân cần cân nhắccác hậu quả xã hội mà các hoạt động kinh tế có thể gây ra trước khi đưa ra cácquyết định kinh doanh; và khi xây dựng lý thuyết, nên nghiêng theo các quyết địnhmang lại cả lợi ích kinh tế và xã hội Nếu hiểu như vậy, trách nhiệm xã hội nênđược các doanh nghiệp hưởng ứng, vì đó là cách hành xử đúng đắn mà doanhnghiệp nên làm Dù vậy, cũng có một số trường hợp các tập đoàn đa quốc gia lạmdụng quyền lực của họ để đạt được mục đích riêng của mình

Chính bởi vì các vấn đề về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội vẫn cònđang được bàn luận, các doanh nghiệp hoàn toàn có quyền lựa chọn hành vi phùhợp để phát triển con đường kinh doanh của mình Việc nhận thức được mối quan

hệ, vai trò, trách nhiệm của bản thân doanh nghiệp đối với cộng đồng, xã hội cũng

là một điều quan trọng để các công ty đa quốc gia quyết định rằng có nên đề caotrách nhiệm xã hội hay không

1.3 Vai trò của đạo đức trong kinh doanh

Có thể khẳng định rằng, đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp,giống với các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, Chính vì lẽ đó, đạo đức kinhdoanh có vai trò không thể phủ nhận đối với mỗi doanh nghiệp, cũng như toàn bộcộng đồng và xã hội

1.3.1 Với doanh nghiệp

Thứ nhất, đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp.Khi doanh nghiệp thực hiện đúng với các quy tắc đạo đức, phần thưởng chotrách nhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các quyết định kinh doanh sẽngày càng tăng cao Từ đó, sự tận tâm của các nhân viên, chất lượng sản phẩm,được cải thiện; doanh nghiệp cũng có thêm nhiều quyết định đúng đắn hơn,nhận được sự trung thành của khách hàng, và tạo ra lợi ích về kinh tế lớn hơn

Trang 10

Thứ hai, việc tuân theo đạo đức kinh doanh, đặc biệt là đối với chính nhânviên của mình và với khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp nhận được sự công nhận củatoàn xã hội và có vị trí bền vững trong cộng đồng Có thể thấy rằng, hầu hết cáccông ty đáng ngưỡng mộ nhất trên thế giới đều chú trọng vào phương pháp làm việctheo nhóm, quan tâm nhiều đến khách hàng, đề cao việc đối xử công bằng với nhânviên, và thưởng cho các thành tích tốt, cũng như đầu tư vào công cuộc đổi mới.Thứ ba, đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhânviên Bởi lẽ, sự tận tâm của nhân viên xuất phát từ việc các nhân viên tin rằng tươnglai của họ gắn liền với tương lai của doanh nghiệp, và chính vì thế họ sẵn sàng hysinh cá nhân vì tổ chức của mình Ngoài ra, môi trường đạo đức tổ chức rất quantrọng đối với các nhân viên, bởi đa số nhân viên tin rằng môi trường trong công tychính là cách mà công ty ấy thể hiện trách nhiệm, cũng như tổ chức mọi hoạt động

của mình trong xã hội.

Bên cạnh đó, đạo đức kinh doanh còn củng cố thêm sự vững mạnh của nềnkinh tế quốc gia Nhờ có các thể chế thúc đẩy tính trung thực và trách nhiệm trongkinh doanh, các quốc gia đang phát triển càng trở nên giàu có hơn, môi trường kinhdoanh cũng ngày một lành mạnh hơn Đây là một điều mà các quốc gia đang pháttriển cần học hỏi

Trang 11

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA SAMSUNG

ELECTRONICS TẠI HÀN QUỐC2.1 Tổng quan về doanh nghiệp

2.1.1 Giới thiệu về công ty

Tập đoàn Samsung là tập đoàn đa quốc gia khổng lồ của Hàn Quốc có trụ sở

chính đặt tại Samsung Town, Seoul Đây là tập tài phiệt đa ngành lớn nhất HànQuốc, sở hữu rất nhiều công ty con, hầu hết hoạt động dưới thương hiệu Samsung.Samsung được sáng lập bởi Lee Byung Chul - một nhà tư bản công nghiệpHàn Quốc vào năm 1938 Khởi đầu là công ty bán nhỏ lẻ Sau ba thập kỷ kinhdoanh, tập đoàn Samsung đa dạng hoá các ngành nghề, bao gồm công nghệ, điện tử,chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khoán và bán lẻ

Samsung Electronics là một trong ba công ty con quan trọng nhất của tập

đoàn Samsung, được thành lập năm 1969 Hiện tại, Samsung Electronics được đánhgiá là một trong những công ty điện tử lớn nhất thế giới, có các chi nhánh hoạt độngtại hầu hết các quốc gia trên thế giới, với các thông tin sau:

Trụ sở chính: Suwon, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc

Khu vực hoạt động: toàn cầu

Ngành nghề kinh doanh: Điện tử tiêu dùng, công nghệ thông tin và truyềnthông di động, thiết bị gia đình, bán dẫn và các giải pháp thiết bị

Các sản phẩm của Samsung Electronics bao gồm máy điều hoà máy tính, tivi

kỹ thuật số, màn hình tinh thể lỏng (bao gồm bóng bán dẫn màng mỏng (TFT) vàđiốt phát quang hữu cơ (AMOLED), điện thoại di động, màn hình, máy in, tủ lạnh,chất bán dẫn và thiết bị mạng viễn thông Samsung Electronics hiện là nhà sản xuấtđiện thoại di động lớn nhất thế giới với thị phần 22% (theo số liệu của Công ty điềutra thị trường Canalys của Singapore công bố ngày 19/4/2023)

2.1.2 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển

Trang 12

1969 đến 1987

Là công ty con của Tập đoàn Samsung, được thành lập vào năm 1969 với têngọi ban đầu là Samsung Electric Industries Năm 1988, Samsung Electric Industriessáp nhập với Samsung Semiconductor & Communications và đặt tên là SamsungElectronics

1988 đến 1995

Điện thoại di động đầu tiên phát hành bởi Samsung Electronics năm 1988, ởthị trường Hàn Quốc Trong giai đoạn này, công ty đối mặt với nhiều khó khăn chủyếu là thị phần kém do phải cạnh tranh với các đối thủ khác (đặc biệt là Motorola),công cuộc chất lượng sản phẩm kém,

1995 đến 2008

Đầu những năm 2000 Samsung đã có một số đột phá công nghệ đặc biệt tronglĩnh vực bộ nhớ mà được phổ biến trong hầu hết các sản phẩm điện tử ngày nay Nóbao gồm 64Mb DRAM đầu tiên trên thế giới năm 1992, 256Mb DRAM năm 1994,1Gb DRAM năm 1996

Năm 2004, Samsung phát triển chip bộ nhớ NAND 8Gb đầu tiên trên thế giới

và một thỏa thuận sản xuất với Apple vào năm 2005 Tính đến tháng 10/2013,Samsung vẫn còn là nhà cung cấp chính cho Apple, sản xuất vi xử lý A7 nằm bêntrong sản phẩm iPhone 5s

Năm 2005, Samsung Electronics vượt lên đối thủ Nhật Bản, Sony, lần đầu tiêntrở thành thương hiệu của người tiêu dùng lớn thứ 20 toàn cầu, được tính bằngInterbrand (tổ chức uy tín hàng đầu thế giới về định giá các thương hiệu) Năm

2007, Samsung Electronics trở thành nhà sản xuất di động lớn thứ hai trên thế giới,vượt qua cả Motorola

2008 đến nay

Trang 13

Năm 2009, Samsung vượt qua Hewlett - Packard với tổng doanh thu USD117.4 tỉ, trở thành công ty công nghệ lớn nhất thế giới về doanh thu bán hàng Thờiđiểm này Samsung cũng phát triển 40nm DRAM đầu tiên trên thế giới, đứng số 1trên thị trường biển hiệu kỹ thuật số thế giới (theo số lượng bán ra), xếp thứ 19ththương hiệu toàn cầu tốt nhất của Interbrand.

Năm 2010, Samsung giới thiệu sản phẩm điện thoại di động Galaxy S, mở ramột kỷ nguyên mới trong lĩnh vực smartphone, trở thành công ty điện tử lớn nhấtthế giới về doanh số, đặt công ty vào trung tâm của ngành công nghiệp điện tử toàncầu

Quý I năm 2012, công ty trở thành công ty di động bán chạy nhất khi nó vượtqua Nokia bán ra 93.5 triệu đơn vị so với 82.7 triệu đơn vị của Nokia Đồng thờixếp thứ 1 thị trường tủ lạnh toàn cầu (theo doanh số) và xếp t9 trong danh sách 100thương hiệu toàn cầu hàng đầu của Interbrand

Trong 5 năm liền từ 2012 - 2016, Samsung Electronics luôn nằm trong top 10của Interbrand, đã chứng tỏ sự tăng trưởng về giá trị thương hiệu của công ty trênthị trường

Năm 2019, Samsung cũng tuyên bố tầm nhìn CSR mới của mình: “Togetherfor Tomorrow! Enabling People” Chiến lược này vạch ra cam kết của công ty với tưcách là một công dân doanh nghiệp toàn cầu, nêu rõ cách Samsung phấn đấu đểhoàn thành trách nhiệm xã hội và đặc điểm mà công ty sẽ áp dụng trong thế kỷ tới

và hơn thế nữa

Trong những năm tiếp theo, Samsung đã liên tục phấn đấu để trở thành số 1trong ngành công nghiệp bán dẫn hệ thống đồng thời thúc đẩy tăng trưởng trong cáclĩnh vực như AI và 5G

Samsung đi theo triết lý kinh doanh đơn giản: cống hiến tài năng và công nghệcủa mình để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ vượt trội đóng góp cho một xã hội toàn

Trang 14

cầu tốt đẹp hơn Để đạt được điều này, Samsung hết sức coi trọng con người vàcông nghệ của mình.

Samsung cam kết sản xuất, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng,nâng cao sự tiện lợi Không chỉ thế, sứ mệnh của Samsung còn là dẫn đầu trong việcđịnh hình tương lai của ngành công nghiệp thông tin và truyền thông Họ tin rằngcông nghệ có thể thay đổi thế giới và luôn tìm kiếm cách tiếp tục tiến xa hơn trongviệc tạo ra sự đột phá và thay đổi đáng kể Họ không ngừng nghiên cứu và pháttriển công nghệ mới, đưa ra những sản phẩm và giải pháp sáng tạo để thay đổi cáchchúng ta tương tác với thế giới số

Sáng tạo cũng là một phần quan trọng của sứ mệnh của Samsung Electronics

Họ cam kết không ngừng nghiên cứu và phát triển công nghệ tiên tiến để tạo ranhững sản phẩm và dịch vụ mới, độc đáo và tiên phong Sự sáng tạo này thườngxuất phát từ việc đảm bảo rằng họ luôn thấu hiểu và đáp ứng những nhu cầu vàmong muốn của người tiêu dùng

2.2 Tóm tắt vụ cáo buộc liên quan đến an toàn lao động của SamSung

Electronics Hàn Quốc

2.2.1 Vụ cáo buộc

Vụ việc bắt đầu khi con gái của ông Hwang Sang-gi là Yu-mi đã qua đời năm

2007 ở tuổi 22 do mắc một căn bệnh ung thư gọi là máu trắng (bạch cầu) dạng tủycấp tính, sau thời gian tiếp xúc với hóa chất tại nhà máy Giheung thuộc Samsung ởphía nam thủ đô Seoul Cái chết của Yu-mi đã làm dấy lên sự lo ngại về điều kiệnlàm việc của công nhân trong các nhà máy Samsung nói riêng và ngành công nghiệpbán dẫn Hàn Quốc nói chung Năm 2010, gia đình Hwang và 4 công nhân tại nhàmáy trên cũng mắc bệnh bạch cầu đã đệ đơn kiện Samsung với lý do họ mắc bệnhtại nơi làm việc

Nhiều công nhân sau đó cũng đã lên tiếng rằng họ mắc bệnh từ dây chuyền sảnxuất của Samsung và hầu hết họ từng làm việc ở Nhà máy Giheung - đây là phânxưởng sản xuất chất bán dẫn và màn hình tinh thể lỏng Các phân xưởng sản xuấtcủa Samsung sử dụng các hóa chất độc hại và thường là những chất sinh ung

Ngày đăng: 14/06/2024, 13:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w