1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

34 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) trong vụ việc cung cấp nước cho người dân
Tác giả Nhóm 8
Trường học Trường Đại học Ngoại thương Viện Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Chuyên ngành Đạo đức Kinh doanh và Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp
Thể loại Tiểu luận giữa kỳ
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 406,1 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NƯỚC SẠCH SÔNG ĐÀ (VIWASUPCO) (7)
    • 1.1. Lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) (7)
    • 1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, vị thế của doanh nghiệp (8)
  • CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ VỤ VIỆC NGUỒN NƯỚC SẠCH SÔNG ĐÀ NHIỄM DẦU (9)
    • 2.1 Diễn biến sự kiện trong vụ việc cung cấp nước nhiễm dầu cho người dân (9)
    • 2.2 Hậu quả sử dụng nước nhiễm dầu (11)
  • CHƯƠNG 3: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NƯỚC SẠCH SÔNG ĐÀ (VIWASUPCO) VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN (13)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NƯỚC SẠCH SÔNG ĐÀ (16)
    • 4.1. Phân tích đạo đức kinh doanh theo góc độ triết học (16)
      • 4.1.1. Học thuyết Friedman (16)
      • 4.1.2. Thuyết tương đối văn hóa (cultural relativism) (0)
      • 4.1.3. Chủ nghĩa vị lợi (17)
      • 4.1.4. Chủ nghĩa vị kỷ (18)
    • 4.2. Theo các học thuyết về nhân quyền (19)
    • 4.3. Nguồn gốc hành vi vô đạo đức của CTCP Đầu tư nước sạch Sông Đà (21)
      • 4.3.1. Đạo đức cá nhân (21)
      • 4.3.2. Lãnh đạo (21)
      • 4.3.3. Quy trình đưa ra quyết định (22)
      • 4.3.4. Văn hóa xã hội (0)
  • CHƯƠNG 5: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ VỤ CUNG CẤP NƯỚC NHIỄM DẦU CHO NGƯỜI DÂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NƯỚC SẠCH SÔNG ĐÀ (24)
    • 5.1. Đảm bảo uy tín trong việc kinh doanh nước sạch (24)
    • 5.2. Thể hiện sự cam kết với thiệt hại đang xảy ra (25)
    • 6.2 Người dân (27)
    • 6.3. Các doanh nghiệp (28)

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NƯỚC SẠCH SÔNG ĐÀ (VIWASUPCO) 3 1.1. Lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) 3 1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, vị thế của doanh nghiệp 4 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ VỤ VIỆC NGUỒN NƯỚC SẠCH SÔNG ĐÀ NHIỄM DẦU 5 2.1 Diễn biến sự kiện trong vụ việc cung cấp nước nhiễm dầu cho người dân.. 5 2.2 Hậu quả sử dụng nước nhiễm dầu 7 CHƯƠNG 3: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NƯỚC SẠCH SÔNG ĐÀ (VIWASUPCO) VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN 9 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NƯỚC SẠCH SÔNG ĐÀ 12 4.1. Phân tích đạo đức kinh doanh theo góc độ triết học 12 4.1.1. Học thuyết Friedman 12 4.1.2. Thuyết tương đối văn hóa (cultural relativism) 12 4.1.3. Chủ nghĩa vị lợi 13 4.1.4. Chủ nghĩa vị kỷ 14 4.2. Theo các học thuyết về nhân quyền 15 4.3. Nguồn gốc hành vi vô đạo đức của CTCP Đầu tư nước sạch Sông Đà 17 4.3.1. Đạo đức cá nhân 17 4.3.2. Lãnh đạo 17 4.3.3. Quy trình đưa ra quyết định 18 4.3.4. Văn hóa xã hội 18 CHƯƠNG 5: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ VỤ CUNG CẤP NƯỚC NHIỄM DẦU CHO NGƯỜI DÂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NƯỚC SẠCH SÔNG ĐÀ 20 5.1. Đảm bảo uy tín trong việc kinh doanh nước sạch: 20 5.2. Thể hiện sự cam kết với thiệt hại đang xảy ra 21 6.2 Người dân 23 6.3. Các doanh nghiệp 24 KẾT LUẬN 27 LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do lựa chọn đề tài Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh ngày nay. Người tiêu dùng, bên cạnh những sản phẩm dịch vụ cuối cùng mà doanh nghiệp cung cấp, hiện có xu hướng quan tâm tới cả quá trình hoạt động của doanh nghiệp, những phương thức, quy tắc về mặt đạo đức xã hội mà họ áp dụng trong sản xuất và cung cấp sản phẩm dịch vụ. Xã hội nói chung cũng đặt những tiêu chuẩn cao hơn về mặt đạo đức cho quy trình hoạt động doanh nghiệp và những yêu cầu liên quan tới thực hiện trách nhiệm xã hội. Do vậy, trước sự biến chuyển này, doanh nghiệp không chỉ lấy lợi nhuận làm mục tiêu hoạt động mà còn phải bám sát vào những giá trị đạo đức cốt lõi để hoạt động và hướng tới một sự phát triển bền vững trong tương lai không chỉ cho bản thân công ty mà còn cho toàn bộ xã hội. Đây là xu thế tất yếu và nhóm lựa chọn phân tích đánh giá hai khía cạnh Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội này của một doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của họ. Vào đầu tháng 10 năm 2019, một vụ bê bối liên quan tới CTCP Đầu tư nước sạch Sông Đà đã diễn ra khi nguồn nước công ty cung cấp cho người dân được phát hiện và kết luận có nhiễm dầu nặng. Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà là một đơn vị cung cấp nước sạch cho hàng trăm ngàn người dân và doanh nghiệp tại khu vực phía Bắc trong nước và có vị thế cao trong ngành nước của Việt Nam. Vụ bê bối nước bẩn xảy ra này có thể nói gây ra tác động rất lớn tới đời sống sức khoẻ xã hội của một bộ phận lớn người dân. Điều này đặt ra câu hỏi về khía cạnh đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của công ty khi để vụ việc này xảy ra. Chính vì vậy, nhóm lựa chọn đề tài “Phân tích đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) trong vụ việc cung cấp nước cho người dân” để nghiên cứu chi tiết vụ việc, phân tích đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp cho các bên liên quan. 0.Mục đích nghiên cứu Nhóm đặt mục tiêu nghiên cứu những vấn đề sau đây: Tìm hiểu về Công ty CPĐT Nước sạch Sông Đà để định hình được con đường phát triển của công ty và 1 mục tiêu, những giá trị cốt lõi mà công ty hướng đến; Tìm hiểu về vụ việc nguồn nước sạch sông Đà nhiễm dầu để nắm được diễn biến, những chi tiết của vụ việc và hình thành được bối cảnh phục vụ cho việc phân tích; Nghiên cứu CTCP Đầu tư nước sạch Sông Đà và các đối tượng hữu quan để xác định được mối quan hệ giữa các bên, những ảnh hưởng mà các bên có thể tạo ra cho nhau; Phân tích đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Công ty CPĐT Nước sạch Sông Đà trong vụ việc này dựa theo các học thuyết đạo đức. Cuối cùng, nhóm rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp liên quan tới việc quản lý hoạt động trên khía cạnh Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội cho các bên Chính phủ, Người dân và Doanh nghiệp. 0.Phương pháp nghiên cứu Bài tiểu luận sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích; cụ thể là Tổng hợp thông tin về công ty và vụ việc bê bối cấp nước bẩn cho người dân, từ đó Vận dụng kiến thức về các học thuyết liên quan tới đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để phân tích vấn đề. 0.Bố cục bài nghiên cứu Bài nghiên cứu bao gồm 6 chương: Chương 1. Giới thiệu Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) Chương 2. Giới thiệu về vụ việc nguồn nước sạch sông Đà nhiễm dầu Chương 3. CTCP Đầu tư nước sạch Sông Đà và các đối tượng hữu quan Chương 4. Phân tích đạo đức kinh doanh của CTCP Đầu tư nước sạch Sông Đà Chương 5. Bài học kinh nghiệm từ vụ cung cấp nước nhiễm dầu cho người dân của CTCP Đầu tư nước sạch Sông Đà Chương 6. Đề xuất giải pháp Trong quá trình thực hiện, nhóm không tránh khỏi những thiếu sót và rất mong nhận được nhận xét, góp ý để hoàn thiện hơn! Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn Cô Vũ Thị Bích Hải đã giúp đỡ và nhận xét trong quá trình thực hiện bài làm. 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NƯỚC SẠCH SÔNG ĐÀ (VIWASUPCO) 1.1. Lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) Nền tảng của Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà là một dự án xây dựng nhà máy nước khởi xướng bởi Tổng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam Vinaconex, mang tính đặc thù phục vụ xã hội, ra đời nhằm giải quyết vấn đề thiếu nước, cắt nước gây khó khăn trong sinh hoạt của người dân và doanh nghiệp sinh sống tại thành phố Hà Nội vào đầu thập kỷ 21. Dự án được khởi công xây dựng vào ngày 24/04/2004, mang tên “Dự án Nước sạch Sông Đà - Hà Nội”, sử dụng vốn nhà nước và đã diễn ra trong vòng 5 năm. Vị trí xây dựng Nhà máy nước Sông Đà là tại Thành phố Hoà Bình, mục tiêu cung cấp nước cho các khu vực: Chuỗi đô thị vệ tinh Sơn Tây – Hoà Lạc – Xuân Mai - Miếu Môn, chuỗi đô thị và công nghiệp Đại lộ Thăng Long và phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội – Quận Hà Đông. Đến tháng 4 năm 2009, sau khi dự án xây dựng nhà máy nước được hoàn thành, nhà máy đã vận hành chạy thử và đã cấp nước về cho Thủ đô Hà Nội, Công ty TNHH MTV Nước sạch Vinaconex chính thức ra đời từ quyết định của công ty mẹ Vinaconex. Sau 6 tháng hoạt động, Công ty chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và đổi thành Công ty Cổ phần nước sạch Vinaconex. Trong quá trình hoạt động, Viwasupco có những đóng góp rõ rệt vào việc cung cấp nguồn nước sạch cho người dân và doanh nghiệp phía Bắc. Sau đó, vào năm 2015, Công ty khởi động Dự án xây dựng giai đoạn II mang tên “Dự án ĐTXD Hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai – Miếu Môn – Hà Nội - Hà Đông” với thời gian thực hiện dự kiến trong vòng 60 tháng, hoàn thành vào quý IV năm 2019. Dự án đặt mục tiêu nâng công suất toàn bộ hệ thống cấp nước từ 300.000 m3/ ngày đêm lên 600.000 m3/ ngày đêm. Tuy nhiên khác với lần I, dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các nguồn vốn huy động đến từ nguồn vốn tự có và vốn vay tín dụng thương mại. Năm 2016 xảy ra sự việc khi cổ đông ngoại của công ty Acuatico Pte LTD (Singapore) thoái vốn rút lui và tiếp theo đó công ty mẹ Vinaconex của công ty cũng 3 tiếp tục thoái hết vốn tại Viwasupco. Do vậy, kể từ đây, các cổ đông chính của Viwasupco đều là các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Dự án giai đoạn II đến nay vẫn bị chậm tiến độ do nhiều lí do như có sự thay đổi trong phương án thiết kế, tạm ngừng do vụ bê bối nước bẩn vào năm 2019. Hơn nữa, trong quá trình hoạt động, Viwasupco cũng từng dính bê bối đường ống nước sông Đà vỡ 21 lần ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng trăm ngàn hộ dân trong quá trình thực hiện dự án. Với tình hình phát triển chậm của dự án và sự gia tăng cạnh tranh khốc liệt trong thị trường cấp nước Hà Nội, vị thế của Viwasupco trong tương lai có thể có sự chuyển biến. 1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, vị thế của doanh nghiệp Tầm nhìn Công ty có tầm nhìn vươn lên trở thành công ty hàng đầu về cung cấp nước sạch trong nước, tạo động lực cho sự phát triển của ngành nước và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Sứ mệnh Sứ mệnh công ty đặt ra là cung cấp nước ổn định, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, thoả mãn tối đa sự mong đợi của khách hàng. Vị thế của doanh nghiệp Ngành nghề kinh doanh của Công ty là khai thác, xử lý và cung cấp nước, sản xuất nước sạch, hoạt động sản xuất chuyên dụng khác. Công ty hiện là đơn vị duy nhất cung cấp nước sạch từ nguồn nước mặt sông Đà cho Thủ đô Hà Nội. Theo số liệu cập nhật cuối năm 2019, Viwasupco nắm 25% thị phần tổng sản lượng toàn hệ thống cấp nước ở Hà Nội, phục vụ hơn 1,1 triệu dân, chiếm 29% dân số đô thị. 4 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ VỤ VIỆC NGUỒN NƯỚC SẠCH SÔNG ĐÀ NHIỄM DẦU 2.1 Diễn biến sự kiện trong vụ việc cung cấp nước nhiễm dầu cho người dân Vào ngày 6/10, ba nghi phạm bao gồm Nguyễn Chương Đại (trú tại Bắc Ninh), Hoàng Văn Thám (trú tại Lạng Sơn) được một người nghi phạm thứ ba tên Lý Đình Vũ yêu cầu thuê để lái xe tải. Vào ngày 8/10, họ đã chở với một lượng khoảng 10 mét khối chất thải đến địa điểm xóm Quyết Tiến, xã Phúc Tiến, Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình cách nhà máy Sông Đà với khoảng cách 5km để bắt đầu phi vụ xả chất thải bẩn. Chất thải được lan ra các khe suối Trâm và tiếp tục chảy thẳng vào hồ Đầm Bài, một khu vực có nhiệm vụ dự trữ nguồn nước cho nhà máy Sông Đà, từ đó chảy vào nguồn nước đã qua hệ thống xử lý và vào các hệ thống ống dẫn phân phối đến cư dân, hộ gia đình sinh sống ở các vùng như Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Nội. Những hộ dân này trước đó đã thoả thuận hợp đồng mua bán nước với công ty cổ phần nước sạch sông Đà. Vào 12h00 ngày 9/10/2019, thời tiết khu vực mưa, nhân viên bảo vệ đi vớt rong rêu phát hiện ngoài cửa kênh dẫn nước hồ có váng dầu chưa rõ nguyên nhân. Bảo vệ đã báo cáo lên lãnh đạo công ty cho hướng xử lý. Tuy nhiên, công ty chỉ thông báo về sự việc với chính quyền địa phương, và khách hàng không hề được thông báo về vụ việc mà công ty tự tăng hoá chất xử lý. Ngày 10/10, người dân tại các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Nam Từ Liêm…phát hiện và phản ánh nước máy sinh hoạt chảy ra từ các vòi nước tại các gia đình có mùi lạ, rất nồng nặc, khó chịu. Sau đó các cơ quan chức năng đã tiến hành công cuộc thanh tra và lấy 8 mẫu nước nhằm mục đích xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Vào ngày 14/10, Viwasupco cũng đã thừa nhận với truyền thông rằng có hiện tượng xuất hiện váng dầu ở đầu nguồn, thế nhưng công ty cho rằng nguyên nhân của mùi lạ đó là sự có mặt của mùi Clo. Ngay sau thời điểm này 1 ngày, tức là vào ngày 15/10, Uỷ ban nhân dân Hà Nội công bố kết quả từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật của thành phố Hà Nội rằng nguyên nhân nước có mùi lạ và khét là do hàm lượng chất Styrene cao hơn tiêu chuẩn cho phép (giới hạn cho phép là từ 20mg/l) từ 1,3 đến 3,56 lần theo quy chuẩn Việt Nam và nước đã không đảm bảo chất lượng. 5 Tiếp đó, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra một số ý kiến chỉ đạo về phía các bộ, cơ quan chức năng, yêu cầu thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về tình hình hoạt động của các nhà máy cung cấp nước sạch trong cả nước nhằm đảm bảo nguồn nước sạch, mang tính an toàn phục vụ cho người dân và yêu cầu báo cáo lại cho Thủ tướng trước ngày 25/10/2019 và cũng đã đưa ra khuyễn cáo rằng là trong khoảng thời gian này, trước khi Viwasupco chưa súc xả, thì nên sử dụng nguồn nước này cho việc tắm giặt, tuyệt đối không sử dụng cho ăn uống. Ngoài ra, Hà Nội cũng đã mở cửa nhiều nhà máy cung cấp nước sạch để cho người dân vào lấy nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Ngày 16/10, cơ quan công an đã quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội tràn gây ô nhiễm môi trường theo quy định điều 235 chiếu theo bộ luật hình sự. Một ngày sau đó, 17/10, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình cũng đã thực hiện việc báo cáo kết quả kiểm tra và đã làm rõ việc dầu thải được đổ trộm vào khu vực nhà máy nước sông Đà. Ngay sau đó, hai đối tượng Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám đã bị công an tỉnh Hoà Bình tạm giữ khẩn cấp. Đến ngày 20/10, Lý Đình Vũ, chủ mưu cuộc đổ dầu đã tự ra đầu thú tại cơ quan công an. Đến cuối cùng, tại phiên toà, ba bị cáo đã chấp hành khai hết quá trình phạm tội và sau khi xem xét toàn bộ vụ án và căn cứ vào các tính chất, mức độ vi phạm của từng bị cáo thì hội đồng xét xử nhân dân tỉnh Hoà Bình đưa ra mức phạt đó là tổng thời gian khung phạt là 12 năm và 6 tháng tù, cụ thể 5 năm tù cho Lý Đình Vũ, Hoàng Văn Thám 4 năm tù giam và 3 năm 6 tháng cho Nguyễn Chương Đại. Biểu đồ 1: Kết quả kinh doanh của Viwasupco 2011-2018, đơn vị: tỷ đồng 6 Giữa cuộc khủng hoảng nước ô nhiễm, Viwasupco báo lãi quý III với đà tăng trưởng hai con số khi bình quân mỗi ngày thu 1,5 tỷ đồng. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của Viwasupco tiếp tục là con số mơ ước của nhiều doanh nghiệp trên sàn chứng khoán khi biên lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh xấp xỉ 60%, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu 55%. Từ đó đã cho thấy, Viwasupco bất chấp làm ăn trong khi không chắc chắn sản phẩm cung cấp cho người dân có đảm bảo chất lượng hay không. 2.2 Hậu quả sử dụng nước nhiễm dầu Đối với việc Styren có trong nguồn nước sinh hoạt của một số quận ở Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, không ai lấy Styren để đánh giá chất lượng nguồn nước, nhưng theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm thì đã có tài liệu cho thấy, hàm lượng nước đóng chai cho phép không quá 100cmg/lít Styren… Trong khi đó, hàm lượng Styren trong nước sinh hoạt của các hộ dân một số vùng Hà Nội lại đang vượt ngưỡng 1,3 - 3,6 lần mức cho phép. PGS.TS Phùng Chí Sỹ - Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho rằng, chất Styren gây độc hại dù qua bất kỳ đường tiếp xúc nào: "Các tài liệu liên quan khi nghiên cứu trên động vật và trên người đều có độc hại. Nếu so với nhóm độc của WHO thì styren thuộc nhóm độc thứ 2. Styren bay hơi ra môi trường ảnh hưởng đến hệ hô hấp, thần kinh. Hít nhiều thì váng đầu nôn mửa khó chịu. Ăn vào cơ thể thì gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Tiếp xúc lâu ngày có thể dẫn tới ung thư". Trong Báo cáo về chất gây ung thư, phát hành ngày 10/6/2011 của Chương trình Chất độc quốc gia của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ liệt kê, Styren là một loại có thể khiến con người bị ung thư. Styren được liệt kê dự đoán là một chất gây ung thư vì nó có liên quan đến bệnh bạch cầu, ung thư hạch, máu và ung thư tủy xương. Nó cũng liên quan đến tổn thương di truyền và tăng nguy cơ ung thư thực quản và tuyến tụy. Tiếp xúc nghề nghiệp với Styren có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương. Phơi nhiễm Styren có thể gây kích ứng mắt, mũi, cổ họng, và hệ thống hô hấp. Phơi nhiễm Styren còn có thể gây ra đau đầu, suy nhược, chóng mặt, lú lẫn, buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, cảm giác say rượu và thiếu tỉnh táo. Tiếp xúc Styren cũng có thể 7 gây buồn nôn, đau bụng, da nhạy cảm, viêm da, hen suyễn, các hiệu ứng dạ dày, trầm cảm, có vấn đề về tập trung và cân bằng. 8 CHƯƠNG 3: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NƯỚC SẠCH SÔNG ĐÀ (VIWASUPCO) VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN 3.1. Chủ sở hữu công ty Chủ sở hữu là người có vai trò vô cùng quan trọng, đưa ra quyết định định hướng hoạt động kinh doanh và kế hoạch đầu tư trong tương lai. Mối quan tâm thường xuyên của chủ sở hữu là lợi nhuận của công ty, sự phát triển bền vững, xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty. Trong trường hợp này, mặc dù ông Nguyễn Văn Tốn là tổng Giám đốc công ty Nước sạch Sông Đà với những phát ngôn “Tôi chỉ là người làm thuê” hay “Chúng tôi là nạn nhân lớn nhất” cho thấy việc không chịu trách nhiệm với tình trạng nước nhiễm bẩn, ảnh hưởng đến lợi ích của chủ sở hữu. Nhưng thực tế, hiện công ty đang là công ty con của công ty TNHH MTV Năng lượng GELEX với ông Nguyễn Văn Tuấn - chủ sở hữu trên 60% cổ phần. Đối diện với những lợi ích của chủ sở hữu đang bị đe dọa, ông Nguyễn Văn Tuấn hoàn toàn có thể rút vốn khỏi công ty nhưng ông đã chọn cách trả lời những câu hỏi của người dân thắc mắc sau khi vụ việc đã xảy ra sau gần hai tuần. 3.2. Nhân viên Nhân viên là những người giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị thặng dư từ sức lao động của họ, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mối quan tâm của nhân viên là môi trường làm việc hiệu quả, năng suất; tinh thần hợp tác, gắn bó giữa các bên; quy trình làm việc rõ ràng, mạch lạc, hợp lý; đặc biệt là thu nhập và chính sách đãi ngộ của công ty. Trong trường hợp này, khi Viwasupco rơi vào tình huống công ty chưa dự tính trước được, công ty đã yêu cầu tất cả nhân viên trong công ty ra hớt váng dầu, kể cả văn thư, kế toán. Như vậy, chính sách nhân sự của công ty chưa được rõ ràng trong quy trình làm việc. 3.3. Người lao động theo mùa vụ Trong trường hợp này, nhằm khắc phục hậu quả một cách nhanh nhất, Viwasupco đã cho thuê người dân khu vực xung quanh hớt dầu với giá 500.000 đồng/ ngày. Tuy nhiên, công ty không nói rõ nhiệm vụ, khiến người dân được thuê đi làm nhưng không biết rõ là gì. Ngoài ra, đồ bảo hộ không được công ty cung cấp cho người dân “Phụ nữ chúng tôi còn hay mang bên người ủng, găng tay chứ cánh đàn ông thì không có gì, tay không bốc dầu”. Hậu quả sau một ngày lao động là rất nhiều người 9 ốm, mệt, cúm khi về đến nhà; có người đi làm về bị dị ứng, sưng hết mắt; mùi khét nồng nặc, khó rửa trôi. Như vậy, Viwasupco đã vi phạm quyền của người lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động.

GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NƯỚC SẠCH SÔNG ĐÀ (VIWASUPCO)

Lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco)

Nền tảng của Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà là một dự án xây dựng nhà máy nước khởi xướng bởi Tổng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam Vinaconex, mang tính đặc thù phục vụ xã hội, ra đời nhằm giải quyết vấn đề thiếu nước, cắt nước gây khó khăn trong sinh hoạt của người dân và doanh nghiệp sinh sống tại thành phố Hà Nội vào đầu thập kỷ 21 Dự án được khởi công xây dựng vào ngày 24/04/2004, mang tên “Dự án Nước sạch Sông Đà - Hà Nội”, sử dụng vốn nhà nước và đã diễn ra trong vòng 5 năm Vị trí xây dựng Nhà máy nước Sông Đà là tại Thành phố Hoà Bình, mục tiêu cung cấp nước cho các khu vực: Chuỗi đô thị vệ tinh Sơn Tây – Hoà Lạc – Xuân Mai - Miếu Môn, chuỗi đô thị và công nghiệp Đại lộ Thăng Long và phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội – Quận Hà Đông. Đến tháng 4 năm 2009, sau khi dự án xây dựng nhà máy nước được hoàn thành, nhà máy đã vận hành chạy thử và đã cấp nước về cho Thủ đô Hà Nội, Công ty TNHH MTV Nước sạch Vinaconex chính thức ra đời từ quyết định của công ty mẹ Vinaconex Sau 6 tháng hoạt động, Công ty chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và đổi thành Công ty Cổ phần nước sạch Vinaconex Trong quá trình hoạt động, Viwasupco có những đóng góp rõ rệt vào việc cung cấp nguồn nước sạch cho người dân và doanh nghiệp phía Bắc.

Sau đó, vào năm 2015, Công ty khởi động Dự án xây dựng giai đoạn II mang tên “Dự án ĐTXD Hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai – Miếu Môn – Hà Nội - Hà Đông” với thời gian thực hiện dự kiến trong vòng 60 tháng, hoàn thành vào quý IV năm 2019 Dự án đặt mục tiêu nâng công suất toàn bộ hệ thống cấp nước từ 300.000 m3/ ngày đêm lên 600.000 m3/ ngày đêm Tuy nhiên khác với lần I, dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các nguồn vốn huy động đến từ nguồn vốn tự có và vốn vay tín dụng thương mại.

Năm 2016 xảy ra sự việc khi cổ đông ngoại của công ty Acuatico Pte LTD(Singapore) thoái vốn rút lui và tiếp theo đó công ty mẹ Vinaconex của công ty cũng tiếp tục thoái hết vốn tại Viwasupco Do vậy, kể từ đây, các cổ đông chính của Viwasupco đều là các doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Dự án giai đoạn II đến nay vẫn bị chậm tiến độ do nhiều lí do như có sự thay đổi trong phương án thiết kế, tạm ngừng do vụ bê bối nước bẩn vào năm 2019 Hơn nữa, trong quá trình hoạt động, Viwasupco cũng từng dính bê bối đường ống nước sông Đà vỡ 21 lần ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng trăm ngàn hộ dân trong quá trình thực hiện dự án.

Với tình hình phát triển chậm của dự án và sự gia tăng cạnh tranh khốc liệt trong thị trường cấp nước Hà Nội, vị thế của Viwasupco trong tương lai có thể có sự chuyển biến.

Tầm nhìn, sứ mệnh, vị thế của doanh nghiệp

Công ty có tầm nhìn vươn lên trở thành công ty hàng đầu về cung cấp nước sạch trong nước, tạo động lực cho sự phát triển của ngành nước và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Sứ mệnh công ty đặt ra là cung cấp nước ổn định, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, thoả mãn tối đa sự mong đợi của khách hàng.

Vị thế của doanh nghiệp

Ngành nghề kinh doanh của Công ty là khai thác, xử lý và cung cấp nước, sản xuất nước sạch, hoạt động sản xuất chuyên dụng khác Công ty hiện là đơn vị duy nhất cung cấp nước sạch từ nguồn nước mặt sông Đà cho Thủ đô Hà Nội Theo số liệu cập nhật cuối năm 2019, Viwasupco nắm 25% thị phần tổng sản lượng toàn hệ thống cấp nước ở Hà Nội, phục vụ hơn 1,1 triệu dân, chiếm 29% dân số đô thị.

GIỚI THIỆU VỀ VỤ VIỆC NGUỒN NƯỚC SẠCH SÔNG ĐÀ NHIỄM DẦU

Diễn biến sự kiện trong vụ việc cung cấp nước nhiễm dầu cho người dân

Vào ngày 6/10, ba nghi phạm bao gồm Nguyễn Chương Đại (trú tại Bắc Ninh), Hoàng Văn Thám (trú tại Lạng Sơn) được một người nghi phạm thứ ba tên Lý Đình

Vũ yêu cầu thuê để lái xe tải Vào ngày 8/10, họ đã chở với một lượng khoảng 10 mét khối chất thải đến địa điểm xóm Quyết Tiến, xã Phúc Tiến, Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình cách nhà máy Sông Đà với khoảng cách 5km để bắt đầu phi vụ xả chất thải bẩn Chất thải được lan ra các khe suối Trâm và tiếp tục chảy thẳng vào hồ Đầm Bài, một khu vực có nhiệm vụ dự trữ nguồn nước cho nhà máy Sông Đà, từ đó chảy vào nguồn nước đã qua hệ thống xử lý và vào các hệ thống ống dẫn phân phối đến cư dân, hộ gia đình sinh sống ở các vùng như Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Nội Những hộ dân này trước đó đã thoả thuận hợp đồng mua bán nước với công ty cổ phần nước sạch sông Đà.

Vào 12h00 ngày 9/10/2019, thời tiết khu vực mưa, nhân viên bảo vệ đi vớt rong rêu phát hiện ngoài cửa kênh dẫn nước hồ có váng dầu chưa rõ nguyên nhân Bảo vệ đã báo cáo lên lãnh đạo công ty cho hướng xử lý.

Tuy nhiên, công ty chỉ thông báo về sự việc với chính quyền địa phương, và khách hàng không hề được thông báo về vụ việc mà công ty tự tăng hoá chất xử lý. Ngày 10/10, người dân tại các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Nam Từ Liêm…phát hiện và phản ánh nước máy sinh hoạt chảy ra từ các vòi nước tại các gia đình có mùi lạ, rất nồng nặc, khó chịu.

Sau đó các cơ quan chức năng đã tiến hành công cuộc thanh tra và lấy 8 mẫu nước nhằm mục đích xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân Vào ngày 14/10, Viwasupco cũng đã thừa nhận với truyền thông rằng có hiện tượng xuất hiện váng dầu ở đầu nguồn, thế nhưng công ty cho rằng nguyên nhân của mùi lạ đó là sự có mặt của mùiClo Ngay sau thời điểm này 1 ngày, tức là vào ngày 15/10, Uỷ ban nhân dân Hà Nội công bố kết quả từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật của thành phố Hà Nội rằng nguyên nhân nước có mùi lạ và khét là do hàm lượng chất Styrene cao hơn tiêu chuẩn cho phép (giới hạn cho phép là từ 20mg/l) từ 1,3 đến 3,56 lần theo quy chuẩn Việt Nam và nước đã không đảm bảo chất lượng.

Tiếp đó, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra một số ý kiến chỉ đạo về phía các bộ, cơ quan chức năng, yêu cầu thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về tình hình hoạt động của các nhà máy cung cấp nước sạch trong cả nước nhằm đảm bảo nguồn nước sạch, mang tính an toàn phục vụ cho người dân và yêu cầu báo cáo lại cho Thủ tướng trước ngày 25/10/2019 và cũng đã đưa ra khuyễn cáo rằng là trong khoảng thời gian này, trước khi Viwasupco chưa súc xả, thì nên sử dụng nguồn nước này cho việc tắm giặt, tuyệt đối không sử dụng cho ăn uống Ngoài ra, Hà Nội cũng đã mở cửa nhiều nhà máy cung cấp nước sạch để cho người dân vào lấy nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.

Ngày 16/10, cơ quan công an đã quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội tràn gây ô nhiễm môi trường theo quy định điều 235 chiếu theo bộ luật hình sự Một ngày sau đó, 17/10, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình cũng đã thực hiện việc báo cáo kết quả kiểm tra và đã làm rõ việc dầu thải được đổ trộm vào khu vực nhà máy nước sông Đà. Ngay sau đó, hai đối tượng Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám đã bị công an tỉnh Hoà Bình tạm giữ khẩn cấp Đến ngày 20/10, Lý Đình Vũ, chủ mưu cuộc đổ dầu đã tự ra đầu thú tại cơ quan công an Đến cuối cùng, tại phiên toà, ba bị cáo đã chấp hành khai hết quá trình phạm tội và sau khi xem xét toàn bộ vụ án và căn cứ vào các tính chất, mức độ vi phạm của từng bị cáo thì hội đồng xét xử nhân dân tỉnh Hoà Bình đưa ra mức phạt đó là tổng thời gian khung phạt là 12 năm và 6 tháng tù, cụ thể 5 năm tù cho Lý Đình Vũ, Hoàng Văn Thám 4 năm tù giam và 3 năm 6 tháng cho Nguyễn Chương Đại.

Biểu đồ 1: Kết quả kinh doanh của Viwasupco 2011-2018, đơn vị: tỷ đồng

Giữa cuộc khủng hoảng nước ô nhiễm, Viwasupco báo lãi quý III với đà tăng trưởng hai con số khi bình quân mỗi ngày thu 1,5 tỷ đồng Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của Viwasupco tiếp tục là con số mơ ước của nhiều doanh nghiệp trên sàn chứng khoán khi biên lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh xấp xỉ 60%, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu 55% Từ đó đã cho thấy, Viwasupco bất chấp làm ăn trong khi không chắc chắn sản phẩm cung cấp cho người dân có đảm bảo chất lượng hay không.

Hậu quả sử dụng nước nhiễm dầu

Đối với việc Styren có trong nguồn nước sinh hoạt của một số quận ở Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, không ai lấy Styren để đánh giá chất lượng nguồn nước, nhưng theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm thì đã có tài liệu cho thấy, hàm lượng nước đóng chai cho phép không quá 100cmg/lít Styren… Trong khi đó, hàm lượng Styren trong nước sinh hoạt của các hộ dân một số vùng Hà Nội lại đang vượt ngưỡng 1,3 - 3,6 lần mức cho phép.

PGS.TS Phùng Chí Sỹ - Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho rằng, chất Styren gây độc hại dù qua bất kỳ đường tiếp xúc nào: "Các tài liệu liên quan khi nghiên cứu trên động vật và trên người đều có độc hại Nếu so với nhóm độc của WHO thì styren thuộc nhóm độc thứ 2 Styren bay hơi ra môi trường ảnh hưởng đến hệ hô hấp, thần kinh Hít nhiều thì váng đầu nôn mửa khó chịu. Ăn vào cơ thể thì gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa Tiếp xúc lâu ngày có thể dẫn tới ung thư".

Trong Báo cáo về chất gây ung thư, phát hành ngày 10/6/2011 của Chương trình Chất độc quốc gia của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ liệt kê, Styren là một loại có thể khiến con người bị ung thư.

Styren được liệt kê dự đoán là một chất gây ung thư vì nó có liên quan đến bệnh bạch cầu, ung thư hạch, máu và ung thư tủy xương Nó cũng liên quan đến tổn thương di truyền và tăng nguy cơ ung thư thực quản và tuyến tụy.

Tiếp xúc nghề nghiệp với Styren có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương Phơi nhiễm Styren có thể gây kích ứng mắt, mũi, cổ họng, và hệ thống hô hấp.Phơi nhiễm Styren còn có thể gây ra đau đầu, suy nhược, chóng mặt, lú lẫn, buồn ngủ,mệt mỏi, chóng mặt, cảm giác say rượu và thiếu tỉnh táo Tiếp xúc Styren cũng có thể gây buồn nôn, đau bụng, da nhạy cảm, viêm da, hen suyễn, các hiệu ứng dạ dày, trầm cảm, có vấn đề về tập trung và cân bằng.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NƯỚC SẠCH SÔNG ĐÀ (VIWASUPCO) VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN

(VIWASUPCO) VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN

3.1 Chủ sở hữu công ty

Chủ sở hữu là người có vai trò vô cùng quan trọng, đưa ra quyết định định hướng hoạt động kinh doanh và kế hoạch đầu tư trong tương lai Mối quan tâm thường xuyên của chủ sở hữu là lợi nhuận của công ty, sự phát triển bền vững, xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty Trong trường hợp này, mặc dù ông Nguyễn Văn Tốn là tổng Giám đốc công ty Nước sạch Sông Đà với những phát ngôn “Tôi chỉ là người làm thuê” hay “Chúng tôi là nạn nhân lớn nhất” cho thấy việc không chịu trách nhiệm với tình trạng nước nhiễm bẩn, ảnh hưởng đến lợi ích của chủ sở hữu Nhưng thực tế, hiện công ty đang là công ty con của công ty TNHH MTV Năng lượng GELEX với ông Nguyễn Văn Tuấn - chủ sở hữu trên 60% cổ phần Đối diện với những lợi ích của chủ sở hữu đang bị đe dọa, ông Nguyễn Văn Tuấn hoàn toàn có thể rút vốn khỏi công ty nhưng ông đã chọn cách trả lời những câu hỏi của người dân thắc mắc sau khi vụ việc đã xảy ra sau gần hai tuần.

Nhân viên là những người giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị thặng dư từ sức lao động của họ, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Mối quan tâm của nhân viên là môi trường làm việc hiệu quả, năng suất; tinh thần hợp tác, gắn bó giữa các bên; quy trình làm việc rõ ràng, mạch lạc, hợp lý; đặc biệt là thu nhập và chính sách đãi ngộ của công ty Trong trường hợp này, khi Viwasupco rơi vào tình huống công ty chưa dự tính trước được, công ty đã yêu cầu tất cả nhân viên trong công ty ra hớt váng dầu, kể cả văn thư, kế toán Như vậy, chính sách nhân sự của công ty chưa được rõ ràng trong quy trình làm việc.

3.3 Người lao động theo mùa vụ

Trong trường hợp này, nhằm khắc phục hậu quả một cách nhanh nhất,Viwasupco đã cho thuê người dân khu vực xung quanh hớt dầu với giá 500.000 đồng/ ngày Tuy nhiên, công ty không nói rõ nhiệm vụ, khiến người dân được thuê đi làm nhưng không biết rõ là gì Ngoài ra, đồ bảo hộ không được công ty cung cấp cho người dân “Phụ nữ chúng tôi còn hay mang bên người ủng, găng tay chứ cánh đàn ông thì không có gì, tay không bốc dầu” Hậu quả sau một ngày lao động là rất nhiều người ốm, mệt, cúm khi về đến nhà; có người đi làm về bị dị ứng, sưng hết mắt; mùi khét nồng nặc, khó rửa trôi Như vậy, Viwasupco đã vi phạm quyền của người lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Khách hàng là đối tượng hữu quan có quyết định sống còn đối với hoạt động của doanh nghiệp Mối quan tâm lớn nhất của khách hàng đối với công ty là chất lượng sản phẩm và giá cả hợp lý Sau vụ việc CTCP Đầu tư Nước sạch Sông Đà tiếp tục cung cấp nước mặc dù nguồn nước bị nhiễm dầu, người dân ở khu vực phía Tây Nam Hà Nội ngay lập tức từ chối sử dụng nước do công ty cung cấp mà đổ xô tới các siêu thị, cửa hàng tạp hóa mà nước đóng chai với số lượng lớn hoặc lấy nước từ các xe téc Người dân cũng tẩy chay không sử dụng nước do họ có suy nghĩ rằng: một doanh nghiệp cung cấp nước ô nhiễm cho chính người dân, cố ý làm hại sức khỏe họ như vậy thì doanh nghiệp đó không tôn trọng khách hàng Viwasupco đã đánh mất lòng tin của khách hàng Sự việc xảy ra sau hai tuần thì người dân mới nhận được lời xin lỗi của lãnh đạo Viwasupco và đền bù thiệt hại bằng việc miễn phí tiền nước trong một tháng. Tuy nhiên, nhiều người dân cho rằng số tiền đó không xứng đáng với hậu quả sức khỏe mà họ phải gánh chịu khi ăn nước nhiễm dầu thải vài ba ngày.

Mối quan tâm chủ yếu của cộng đồng là việc công ty có thực hiện đúng trách nhiệm xã hội, trách nhiệm pháp lý và có gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội hay không Trong trường hợp này, CTCP Đầu tư Nước sạch Sông Đà đã không làm tròn trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lý của mình thông qua việc giấu nhẹm việc nguồn nước bị nhiễm bẩn và vẫn cấp bán bình thường cho người dân sử dụng như chưa có chuyện gì xảy ra khiến sức khỏe của những người dân sử dụng nguồn nước bị ảnh hưởng Hành vi của công ty đã vi phạm Điều 608, bộ luậtDân sự 2015 “Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không đảm

Hiện nay, có các công ty cung cấp dịch vụ nước sạch trên địa bàn Hà Nội như Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Nội ( Hawacom), Công ty CP nước mặt sông Đuống, Ngoài ra, còn có công ty MTV nhà máy nước sạch Hà Nội không phải là công ty với vốn đầu tư của chính phủ Mỗi công ty chịu trách nhiệm cung cấp nước cho người dân trong một phạm vi nhất định Ở Việt Nam, với ngành cung cấp nước sạch cho sinh hoạt đô thị mới được cổ phần hóa khoảng 10-15 năm gần đây, với lợi thế cạnh tranh của nhà máy đến từ quy mô công suất, công nghệ tiên tiến và khả năng vận hành, có thể nói dù đã mở cửa, song rào cản gia nhập ngành đầu tư nhà máy vẫn rất lớn, tạo nên thế độc quyền nhóm Tại Hà Nội, hiện tại nguồn cung cấp chính vẫn đến từ 3 nhà máy chính là nhà máy nước sông Đà, nhà máy nước Sông Đuống, nhà máy nước Sông Hồng thuộc sở hữu của Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội - Hawacom Độc quyền nhóm khiến người dân không có nhiều sự lựa chọn, các công ty có thể cùng hợp tác để cùng đạt lợi ích Trong tình huống này, các doanh nghiệp khác đã không cạnh tranh bằng giá cả (vốn không có lợi trong độc quyền nhóm) mà vẫn duy trì số lượng khách hàng vốn có, trong khi CTCP Đầu tư Nước sạch Sông Đà cấp nước trở lại cho người dân sau khi kiểm tra và có kết quả phân tích mẫu nước đạt chuẩn điều kiện của cơ quan chức năng.

CTCP Đầu tư Nước sạch Sông Đà hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, chịu sự giám sát và quản lý của Nhà nước Việt Nam, phải tuân thủ Luật pháp Việt Nam, trong đó có luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Trong trường hợp này, Nhà nước lẽ ra có thể làm tốt hơn trong việc phòng ngừa, xử lý vụ việc vừa rồi Không chỉ giám sát chất lượng các sản phẩm, dịch vụ công, quản lý Nhà nước còn phải hướng vào các sản phẩm có nguy cơ gây hại sức khỏe người tiêu dùng, theo nguyên tắc phòng ngừa và quản lý rủi ro, tức là ưu tiên kiểm tra sản phẩm nào có tác động trên phạm vi rộng nếu xảy ra rủi ro, chẳng hạn như nước và thực phẩm Thay vì ngồi cấp phép trên giấy, Nhà nước phải đổi mới phương thức quản lý và tăng cường giám sát, chẳng hạn như kiểm soát được chất lượng và độ an toàn của sản phẩm,

PHÂN TÍCH ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NƯỚC SẠCH SÔNG ĐÀ

Phân tích đạo đức kinh doanh theo góc độ triết học

Milton Friedman - nhà kinh tế học đã từng đoạt giải Nobel đã viết một bài báo vào năm 1970 để đưa ra một ví dụ kinh điển của cách tiếp cận “bù nhìn” thường được các học giả về đạo đức kinh doanh trích dẫn chỉ để phản bác lại Luận điểm chính của Friedman cho rằng trách nhiệm xã hội duy nhất của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận miễn là không vi phạm luật.

Friedman từng nói rằng: “Doanh nghiệp có một và chỉ có một trách nhiệm đối với xã hội Đó là phải sử dụng nguồn lực của mình và tham gia vào các hoạt động nhằm tăng lợi nhuận miễn là hoạt động trong khuôn khổ của các luật chơi; nghĩa là họ có quyển được cạnh tranh một cách công khai và tự do nhưng không được dối trá hay gian lận.”

Nói cách khác, Friedman cho rằng doanh nghiệp cẩn hành xử một cách hợp đạo đức, chứ không được dối trá hay gian lận.

Trong vụ việc công ty cung cấp nước sạch Viwasupco, nêu quan điểm về sự cố nước ô nhiễm và trách nhiệm của Viwasupco, trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, luật sư Lại Huy Phát (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng: “Khi sự cố xảy ra dù nguyên nhân nào nhưng trong trách nhiệm của mình, là nhà cung cấp sản phẩm đặc thù như nước sinh hoạt, Viwasupco phải đảm các tiêu chí theo quy chuẩn chất lượng QCVN01:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành, an toàn để người dân sử dụng vào mục đích sinh hoạt, ăn uống.” Tuy nhiên, bên phía công ty Viwasupco lại lấp liếm với khách hàng chuyện xuất hiện váng dầu tại hồ Đầm Bài - nguồn cung cấp nước của họ và cung cấp nguồn nước nhiễm dầu cho người dân và avaxn tiếp tục cung cấp nguồn này được tóm tắt bằng cầu châm ngôn: “Khi ở Roma thì hãy làm theo cách của người Roma” Giống như cách tiếp cận của Friedman, thuyết tương đối văn hóa không đưa ra cái nhìn cận cảnh, ở khía cạnh cực đoan, thuyết này cho rằng nếu như nền văn hóa ủng hộ chế độ nô lệ, thì việc sử dụng lao động nô lệ là chấp nhận được ở nước đó Rõ ràng điểu này không đúng Thuyết tương đối văn hóa ngầm bác bỏ tư tưởng cho rằng các quy tắc đạo đức chung vượt qua rào cản giữa các nền văn hóa khác nhau.

Một số công ty khác cũng không đảm bảo vệ sinh an toàn lao động hay an toàn thực phẩm cho người dân nên Viwasupco cũng làm tương tự như họ trong việc thuê nhân công nhưng không cung cấp đồ bảo hộ hay cung cấp nguồn nước bẩn cho người dân Tuy nhiên, thuyết tương đối văn hóa như một cái cớ để biện hộ cho những hành động rõ ràng dựa trên cơ sở đáng ngờ về đạo đức, ngay cả khi các hành động đó có được thừa nhận hay được áp dụng rộng rãi ở nơi họ hoạt động kinh doanh đi chăng nữa.

Những người đầu tiên khởi xướng cách tiếp cận vị lợi trong đạo đức kinh doanh là David Hume (1711-1776), Jeremy Bentham (1784-1832), và John Stuart Mill (1806-1873) Phương pháp tiếp cận vị lợi về mặt đạo đức cho rằng cẩn xem xét hệ quả của một hành động để xác định xem hành động đó có hợp đạo lý hay không Một hành động được cho là đáng làm nếu như nó mang lại nhiều lợi ích nhất có thể so với thiệt hại gây ra Thuyết vị lợi muốn tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa tác hại Thuyết vị lợi cho rằng mỗi một hành động đều mang lại nhiều hệ quả, một số tốt cho xã hội và một số thì có hại Là triết lý về đạo đức kinh doanh, học thuyết này để cao sự cần thiết phải cân nhắc kỹ tất cả các lợi ích và chi phí xã hội của hoạt động kinh doanh và chỉ theo đuổi các hoạt động đem lại lợi ích lớn hơn chi phí bỏ ra Theo quan điểm của thuyết vị lợi, thì quyết định tốt nhất là những quyết định đem lại nhiều lợi ích nhất đến với nhiều người nhất.

Trong vụ bê bối của công ty Viwasupco, công ty này đã thuê nhân công để vớt váng dầu Tuy nhiên những nhân công này lại không được cung cấp đồ bảo hộ Điều này làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của các nhân công Viwasupco đã hi sinh những người công nhân vớt váng để đổi lại lợi ích cho nhiều người đang chờ đợi nguồn nước sạch Tuy rằng có thể mang lại lợi ích lớn hơn là phần rủi ro họ có thể phải gánh chịu nhưng điều này là bất công với các nhân công được thuê để xử lý váng dầu cho công ty Về bên phía công ty Viwasupco không hề phân tích, đánh giá về những rủi ro đối với các công nhân mà chỉ đánh giá về việc mang lại nhiều lợi ích nhất có thể so với thiệt hại gây ra

Chủ nghĩa vị kỷ là: “Tư tưởng chỉ biết lợi ích của các nhân mình, đặt lợi ích của người khác, của xã hội” Nhưng nguơi theo triêt lí vi kỉ luon cho răng mọt hanh vi đuơc coi la đung đăn va co thê châp nhạn đuơc vê mạt đao đưc la khi no co thê mang lai điêu tôt hay lơi ich cho mọt ai đo cu thê.

Trong hâu hêt cac truơng hơp, ca nhan đuơc uu tien huơng lơi la ban than, vi thê tu tuơng nay co ten goi la vi kỉ (vi/cho ban than).

Chủ nghĩa vị kỷ đạo đức không nói rằng một người phải luôn tối đa hóa lợi ích cá nhân Đó sẽ là chủ nghĩa vị kỷ và không có thành phần đạo đức Những người gán cho chủ nghĩa vị kỷ đạo đức không nhất thiết phải ích kỷ hoặc tự cao tự đại hơn những người khác.

Giá trị của triết lý khi vận dụng trong kinh doanh và quản lý:

Chọn triết lý vị kỷ làm triết lý kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ được hưởng những lợi thế nói trên mà còn phải gánh chịu những bất lợi về hình ảnh/ấn tượng gây ra do sự thiển cận, tầm thường và kém hiệu quả.

Tình trạng này càng trở nên trầm trọng khi xét ở phạm vi đối tượng rộng hơn thay vì một cá nhân Điều này làm cho các quyết định - vị kỉ trở nên tầm thường trong cách nhìn của một xã hội đang phát triển.

Sự tầm thường của các hành vi vị kỷ cũng thể hiện ở việc chúng có thể gây ra mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân, thành viên xã hội và không đóng góp tích cực vào việc phát triển mối quan hệ cộng đồng tốt đẹp để xây dựng một xã hội tiến bộ,mang đậm tính nhân văn.

Trong vụ việc công ty cung cấp nước sạch Viwasupco, họ đã không coi khách hàng của mình là ưu tiên, họ bỏ qua mục tiêu hoạt động lấy khách hàng làm trên hết của mình, chỉ vì lợi ích của công ty mà lấp liếm, bỏ qua vấn đề sức khỏe của người dân cũng như người lao động Công ty Viwasupco nhận chưa có kịch bản ứng phó phù hợp với tình huống khẩn cấp, dẫn đến lúng túng trong xử lý ban đầu, gây ra những đảo lộn trong sinh hoạt bình thường của người dân Dù đưa ra lời xin lỗi và lời “xin” miễn phí nước 1 tháng cho người dân trong thông cáo báo chí, Viwasupco vẫn không thể phủi sạch trách nhiệm của mình đối với sức khỏe và thiệt hại của người dân Từ đó gánh chịu những tai tiếng về hình ảnh của công ty.

Theo các học thuyết về nhân quyền

Được hình thành vào thế kỷ 20, các học thuyết về nhân quyền công nhận rằng con người có những quyền và đặc quyền cơ bản vượt ra khỏi biên giới quốc gia và các nền văn hóa Các lý thuyết gia về đạo đức cho rằng những quyền cơ bản của con người là nền tảng của kim chỉ nam đạo đức mà những nhà quản lý cần dõi theo khi đưa ra quyết định có yếu tố đạo đức.

Quan điểm cho rằng có các quyền cơ bản đủ tầm vượt qua các rào cản biên giới quốc gia và văn hóa là động lực cơ bản hình thành “Tuyên ngôn chung về Quyền con người” của Liên hợp quốc Tuyên ngôn này đã được gần như tất cả các quốc gia trên thế giới phê chuẩn và đặt nền móng cho các quy tắc cơ bản luôn được tuân thủ bất kể việc con người đang kinh doanh trong nền văn hóa như thế nào.

Dựa vào các học thuyết về nhân quyền và các điều khoản trong Tuyên ngôn nói trên, trách nhiệm đạo đức của CTCP Đầu tư nước sạch sông Đà được phân tích qua các góc độ sau:

Thứ nhất, CTCP Đầu tư nước sạch sông Đà đã vi phạm quyền tiếp cận thông tin Người dân có quyền được biết về chất lượng nước mà họ sử dụng để bảo vệ sức khỏe của họ Công ty có nghĩa vụ cung cấp thông tin về chất lượng nước cũng như nguyên nhân gây nên hiện tượng ngay sau khi phát hiện ngoài cửa kênh dẫn nước hồ có váng dầu Công ty đã mập mờ nhằm che đậy vụ việc với khách hàng bằng lời nói mang tính hình thức như “Hy vọng sớm nhận được kết quả thử nghiệm chất lượng nước sạch của cơ quan chức năng” Theo báo Vietnamnet, các đơn vị mua nước củaCông ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà sau đó phân phối cho người dân như công ty CP Viwaco, Công ty nước sạch Hà Đông… ngay lập tức có văn bản gửi tới Viwasupco về hiện tượng trên để có biện pháp xử lý nhưng đều không nhận được văn bản trả lời về nguyên nhân, tình trạng và cách giải quyết của công ty Bốn ngày sau sự cố, CTCP Đầu tư nước sạch sông Đà mới công bố nguyên nhân sự việc và thừa nhận sai sót trong quá trình xử lý sự việc.

Thứ hai, việc CTCP Đầu tư nước sạch sông Đà vẫn cung cấp nước cho khách hàng khi phát hiện vết dầu đã vi phạm nghiêm trọng quyền cơ bản của con người về sức khỏe Nước sạch và an toàn là một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe con người. Nước bẩn có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, viêm đường tiêu hóa và nhiễm trùng nước Người dân có quyền được bảo vệ khỏi những rủi ro này Tuy nhiên, CTCP nước sạch sông Đà không những không thông báo với người dân, đồng thời ngừng việc cung cấp nước mà còn tự tăng hóa chất xử lý nước Theo Tổng giám đốc Nguyễn Văn Tốn, công ty đã tiến hành bổ sung than hoạt tính vào khu xử lý, cũng như tăng hóa chất xử lý trong đó có Clo theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế là 0,8 mg/l, tuy nhiên vẫn cao hơn so với hàm lượng châm trước đây là từ 0,3-0,5 mg/l Theo báo Vietnamnet, kết quả của việc xử lý trên là ngay ngày hôm sau khi thực hiện tăng hóa chất, người dân tại các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Nam Từ Liêm…phát hiện và phản ánh nước máy sinh hoạt chảy ra từ các vòi nước tại các gia đình có mùi lạ, rất nồng nặc, khó chịu Không những vậy, trong suốt bốn ngày đầu của sự cố xảy ra, công ty luôn giữ thái độ im lặng và không có bất cứ khuyến cáo hay hướng dẫn người dân trong việc sử dụng nước có mùi lạ.

Thứ ba, công ty đã vi phạm quyền an toàn lao động Đối chiếu với khoản 1 điều

20 và khoản 2 điều 35 trong Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm;không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác Động, sau một buổi chiều làm công việc vớt dầu, rất nhiều người ốm, mệt, cúm Có người đi làm về bị dị ứng và sưng mắt.

Nguồn gốc hành vi vô đạo đức của CTCP Đầu tư nước sạch Sông Đà

4.3.1 Đạo đức cá nhân Đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp không thể tách rời với đạo đức cá nhân. Những nguyên tắc đạo đức cá nhân có ảnh hưởng sâu sắc đến cách những doanh nhân hành xử trong kinh doanh Nước cần thiết cho sự sống của con người, việc sử dụng nước sạch trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp để tạo ra các thực phẩm sạch cũng là yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe của con người.

Phát hiện dầu loang từ sớm nhưng Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) không báo cáo sự việc mà tự tăng hóa chất xử lý nước, khiến người dân sử dụng nước có mùi nồng nặc mà không biết lý do Đó là hành vi vô đạo đức, bất chấp làm ăn thu lợi trên chính sức khỏe của đồng bào.

Không thể chấp nhận được tình trạng người dân phải trả tiền mua nước sạch nhưng lại nhận về nước bẩn, đó là sự lừa dối của những đơn vị cung cấp nước Chuyện

“nước bẩn” được cung cấp bởi một công ty "nước sạch" đã cho thấy sự vô trách nhiệm vô hạn của những người kinh doanh trong lĩnh vực này.

Những đối tượng liều lĩnh cố ý đổ dầu thải khiến nước sạch Sông Đà bị ô nhiễm sẽ chịu sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật Tuy nhiên trong vụ việc này, sự vào cuộc chậm trễ của các cơ quan chức năng đã khiến người dân hoang mang; đặc biệt, điều khiến dư luận phẫn nộ hơn cả đấy là sự tắc trách, vô cảm của lãnh đạo Công ty cổ phần nước sạch Sông Đà khi nghi ngờ nguồn cấp nước vào nhà máy xử lý bị ô nhiễm dầu thải (từ ngày 8/10) nhưng vẫn giấu nhẹm đi để tự xử lý và vẫn cấp bán cho người dân sử dụng như không có chuyện gì xảy ra.

Thứ nhất phải khẳng định, Viwasupco nếu có là nạn nhân khi vụ việc này xảy ra thì cũng chính bởi cung cách làm ăn thiếu chữ Tín, thậm chí có thể nói là lừa dối khách hàng của mình Bằng việc giấu nhẹm việc nguồn nước bị nhiễm bẩn và vẫn cấp bán bình thường cho người dân sử dụng như chưa có chuyện gì xảy ra, Viwasupco đã tự bôi bẩn thanh danh của mình Việc người dân tẩy chay không sử dụng nước do công ty này cung cấp dẫn đến kinh doanh thua lỗ cũng xuất phát từ “một sự bất tín, vạn sự bất tin” mà ra.

Thứ hai, việc hàng vạn người dân Hà Nội cả tuần lễ phải sử dụng nguồn nước bẩn trong sinh hoạt hàng ngày dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe; việc hàng ngàn người dân xếp hàng thâu đêm để nhận từng xô nước sạch thay thế nước sông Đà, cuộc sống đảo lộn kèm theo đó là những chi phí phát sinh do phải mua nước sạch để sử dụng xứng đáng nhận được một lời xin lỗi chân thành nhất từ lãnh đạo của Viwasupco - đáng buồn họ đã không làm vậy mà chỉ chăm chăm vào việc phân bua, than thở.

4.3.3 Quy trình đưa ra quyết định

Một số nghiên cứu về các hành vi vô đạo đức trong môi trường kinh doanh cho thấy rằng những doanh nhân nhiều lúc không hề biết rằng mình đang hành xử trái với đạo đức, chủ yếu vì họ không tự hỏi một câu hỏi đơn giản là “Liệu quyết định hay hành động này có hợp lý hợp tình hay không?” Ngược lại, họ áp dụng những phép tính thuần về kinh doanh để ra các quyết định về kinh tế mà quên rằng những quyết định đó có khía cạnh đạo đức quan trọng nào đó Sai lầm ở đây chính là ở chỗ họ không cân nhắc đến các vấn để đạo đức khi đưa ra quyết định kinh doanh.

Lãnh đạo Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà tại buổi họp báo tại Hòa Bình cho rằng đơn vị này mới là “thiệt hại nhất” Đây là câu trả lời vô cảm, thể hiện người lãnh đạo của đơn vị này không nắm được trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo nguồn nước có chất lượng tới hàng vạn người dân sử dụng Viwasupco ở đây đã dựa trên những lập luận kinh tế hợp lý, họ vẫn cung cấp nước như bình thường, người dân có nước để dùng và doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động thu lợi nhuận Tuy nhiên, họ đã không tự đặt câu hỏi cân nhắc đến khía cạnh sức khỏe của những người dân phải sử dụng nguồn nước nhiễm độc.

Tuy nhiên, từ ngày 9-10 nhiều người dân ở Hà Nội bắt đầu than vãn là nước có mùi khét và kéo dài nhiều ngày sau vẫn chưa được cải thiện Vì không biết nguồn nước có vấn đề gì, nhiều người mua nước đóng bình về dùng Sau đó, người dân cũng chỉ khiếu nại lên đơn vị cung cấp nước mà không thu thập bằng chứng để kiện tụng ra tòa.

Thực hiện Nghị quyết số 27/2008/NQ-QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009, Chính phủ đã trình Quốc hội về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Trên thực tế, bản thân người tiêu dùng cũng chưa nhận thức đầy đủ quyền và trách nhiệm của mình, trong đó có quyền lựa chọn hàng hoá, dịch vụ; được cung cấp các thông tin trung thực, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe và môi trường; có quyền đòi bồi thường thiệt hại, quyền khởi kiện và trách nhiệm tự bảo vệ mình, phát hiện, tố cáo các hành vi gian dối về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng nhãn hiệu hàng hoá, giá cả và các hành vi lừa dối khác Tình trạng này còn nghiêm trọng hơn ở các vùng sâu, vùng xa, nơi người tiêu dùng có rất ít cơ hội tiếp cận với việc tìm hiểu và thực thi quyền và trách nhiệm của mình.

Viwasupco đã phần nào lợi dụng sự thiếu nhận thức của người dân về Luật bảo vệ người tiêu dùng để kinh doanh trục lợi trái với đạo đức Khách hàng (người dân) có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do bên cung cấp dịch vụ vi phạm hợp đồng.

Qua các nguồn gốc của hành vi vô đạo đức kể trên, có thể thấy, đây là hành vi vi phạm đạo đức có hệ thống, có chủ đích; qua đó sẽ làm mất hình ảnh, tổn thất lớn về tiền bạc để sửa chữa những hậu quả mà công ty này gây ra Bằng chứng là khi sự việc được phát hiện, mặc dù Viwasupco đã bồi thường bằng cách miễn phí nước 1 tháng cho người dân nhưng vẫn nhận về rất nhiều chỉ trích về lời xin lỗi muộn màng này.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ VỤ CUNG CẤP NƯỚC NHIỄM DẦU CHO NGƯỜI DÂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NƯỚC SẠCH SÔNG ĐÀ

Đảm bảo uy tín trong việc kinh doanh nước sạch

Chữ tín là tài sản vô giá của mỗi doanh nghiệp, và đặc biệt quan trọng trong ngành kinh doanh nước sạch Chính vì thế, sau vụ việc trên, bài học kinh nghiệm đầu tiên và quan trọng nhất của công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà là việc giữ “chữ tín” trong kinh doanh Bởi nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người hay bất kì sinh vật sống nào trên trái đất, nước ô nhiễm kéo theo rất nhiều hậu quả, nó ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt của rất nhiều hộ dân.

Trong mọi tình huống, doanh nghiệp phải ưu tiên việc trung thực và minh bạch. Không chỉ là vấn đề đạo đức, mà còn là cơ hội để xây dựng niềm tin từ phía khách hàng và cộng đồng Trường hợp của Viwasupco đã minh chứng rằng việc không thông báo kịp thời về nước bị nhiễm dầu có thể dẫn đến sự mất lòng tin nghiêm trọng từ phía khách hàng.

Cùng với đó, doanh nghiệp cũng phải luôn đặt sức khỏe và an toàn của cộng đồng lên hàng đầu Thay vì lừa dối khách hàng, hãy thông báo thông tin về bất kỳ vấn đề gây hại cho sức khỏe nào và cần có kế hoạch để đảm bảo rằng nguồn nước không gây nguy hại đối với con người Để lấy được lòng tin, uy tín, doanh nghiệp cần thực hiện tiêu chuẩn chất lượng cao nhất cho sản phẩm và dịch vụ của mình Nước sạch là một tài nguyên quan trọng, và việc đảm bảo rằng nó đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và môi trường là điều hết sức quan trọng Hãy nhớ rằng việc xảy ra vấn đề về chất lượng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe con người và uy tín của doanh nghiệp. Đảm bảo chữ tín là một quá trình dài hạn Doanh nghiệp cần xây dựng uy tín

Thể hiện sự cam kết với thiệt hại đang xảy ra

Đúng như giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhận xét về vụ việc: “Nếu nói về trách nhiệm thì đây là sự rất vô trách nhiệm Đáng lẽ ra phải thừa nhận và thậm chí phải tính đến chuyện bồi thường cho người dân như thế nào theo đúng thiệt hại đang xảy ra chứ không phải chuyện lấp liếm hay tự xử lý Tự xử lý nhưng cuối cùng có xử lý được đâu Nước sạch vẫn nồng nặc mùi lạ Điều này đã thể hiện rõ là nói dối và vô trách nhiệm”

Sự việc của công ty nước sạch Viwasupco là một ví dụ mạnh mẽ thể hiện sự cần thiết của việc doanh nghiệp cam kết với thiệt hại đã xảy ra Trong trường hợp này, bài học cho doanh nghiệp là cần xử lý tình huống khẩn cấp một cách nhanh chóng, hiệu quả và chuyên nghiệp hơn Việc này bao gồm việc đưa ra các biện pháp khắc phục ngay lập tức và thông báo cho khách hàng và cộng đồng về những biện pháp đó.

Sự phản hồi nhanh chóng và chính xác giúp giảm thiểu thiệt hại và khôi phục lòng tin từ phía khách hàng.

Doanh nghiệp nên xin lỗi một cách chân thành và thực hiện các biện pháp để đền bù cho thiệt hại đã xảy ra Điều này giúp người dân và cộng đồng phục hồi sau sự cố và đảm bảo rằng họ không bị ảnh hưởng lâu dài Sự đền bù đúng đắn giúp tái thiết lòng tin từ phía khách hàng và cộng đồng.

Sự việc này cũng là một cơ hội để học hỏi và cải thiện quá trình xử lý tình huống khẩn cấp Doanh nghiệp cần xem xét lại các quy trình và thực hành hiện tại để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và môi trường Học hỏi từ sự cố là một phần quá trình liên tục để cải thiện chất lượng dịch vụ và quản lý rủi ro.

Bài học từ sự việc của công ty nước sạch Viwasupco đặc biệt quan trọng trong việc minh bạch, bảo vệ sức khỏe con người, phản hồi nhanh chóng, học hỏi liên tục và đền bù đúng đắn Đây là những yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng doanh nghiệp vẫn có thể xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với khách hàng và cộng đồng sau khi xảy ra sự cố.

CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 6.1 Chính phủ

Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) đã trở thành tâm điểm quan tâm của dư luận sau khi phát hiện chất lượng nước không đạt chuẩn tại một số khu vực Và Chính phủ đang phải đối mặt với không ít thách thức trong việc giải quyết vụ việc này Để đảm bảo nguồn nước sạch và an toàn cho người dân, chính phủ có thể đề ra và thực hiện một vài những giải pháp trong cả dài hạn và ngắn hạn.

Trong giai đoạn ngắn hạn, chính phủ cần tiến hành kiểm tra và giám sát chặt chẽ hoạt động của Viwasupco Đồng thời, cần tăng cường khả năng xử lý nước bằng cách đầu tư vào công nghệ tiên tiến để loại bỏ các chất ô nhiễm và đảm bảo nước được cung cấp đạt chuẩn cho người dân.

Trong giai đoạn dài hạn, chính phủ cần thực hiện những biện pháp cấu trúc để đảm bảo cung cấp nước sạch và an toàn cho người dân Đầu tiên, cần đầu tư vào việc nâng cao hệ thống cấp nước công cộng và hạ tầng liên quan Việc xây dựng và nâng cấp các nhà máy lọc nước, hệ thống xử lý nước và quản lý chất thải trong quá trình sản xuất nước sẽ giúp đảm bảo chất lượng nước được duy trì ổn định và đáng tin cậy.

Ngoài ra, chính phủ cần thúc đẩy sự minh bạch và tương tác với cộng đồng trong việc cung cấp thông tin về chất lượng nước Tạo ra một môi trường tương tác tích cực và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng sẽ giúp người dân có thể đóng góp ý kiến và phản hồi về tình hình cung cấp nước sạch Sự minh bạch và tương tác này không chỉ giúp xây dựng lòng tin và sự đồng thuận, mà còn tạo điều kiện cho chính phủ và các doanh nghiệp cung cấp nước hiểu rõ hơn về nhu cầu và yêu cầu của người dân.

Không chỉ vậy, chính phủ còn cần thực hiện biện pháp xử lý vi phạm một cách nghiêm khắc đối với Viwasupco cũng như những doanh nghiệp cung cấp nước sạch khác nhiều lần, thậm chí là thu hồi giấy phép hoạt động đối với các doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng Thêm vào đó, Chính phủ cũng nên bổ sung các hình phạt bổ sung đối với các hành vi vi phạm quy định về chất lượng nước Ngoài mức phạt tiền, cần bổ sung các hình phạt bổ sung đối với các hành vi vi phạm quy định về chất lượng nước, chẳng hạn như: đình chỉ hoạt động, buộc tháo dỡ, thu hồi thiết bị vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại cho người dân.

Việc thành lập một cơ quan giám sát độc lập có vai trò quản lý chất lượng nước cũng là một giải pháp quan trọng Cơ quan này sẽ có nhiệm vụ theo dõi và kiểm tra chất lượng nước từ nguồn cung cấp cho đến nguồn sử dụng, bao gồm tất cả các giai đoạn sản xuất, vận chuyển và phân phối nước.

Chính phủ cũng cần đẩy mạnh công tác tư vấn và giáo dục cộng đồng về việc sử dụng nước sạch và tiết kiệm nước Thông qua các chương trình giáo dục, hoạt động xã hội và thông tin công khai, người dân sẽ nhận được những kiến thức cần thiết về việc sử dụng nước một cách bền vững và đảm bảo không gây ô nhiễm.

Cuối cùng, việc thiết lập một kế hoạch bền vững cho ngành nước là cần thiết. Chính phủ cần đặt ra các mục tiêu rõ ràng và nắm bắt được xu hướng phát triển của ngành nước trong tương lai Kế hoạch này nên bao gồm việc nâng cao hệ thống cung cấp nước, tăng cường giám sát và kiểm soát chất lượng nước, đẩy mạnh công tác tư vấn và giáo dục cộng đồng.

Như vậy, bằng việc kết hợp các biện pháp trên một cách toàn diện, chính phủ có thể đảm bảo nguồn nước sạch, an toàn cho người dân; đồng thời hạn chế được những rủi ro không đáng có

Người dân

Vụ việc liên quan đến việc cung cấp nước bị ô nhiễm của Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) cũng đã gây ra sự lo lắng và phản ứng mạnh mẽ từ phía người dân Và để bảo vệ quyền lợi của mình và khắc phục tình hình hiện tại, người dân có thể đưa ra một vài giải pháp để bảo đảm cho chính mình.

Một trong những giải pháp quan trọng mà người dân có thể thực hiện là tăng cường giám sát hoạt động của Công ty Viwasupco nói riêng và những công ty cung cấp nước sạch khác nói chung Người dân có thể tự kiểm tra chất lượng nước được cung cấp cho gia đình và cộng đồng bằng cách sử dụng các bài test đơn giản như kiểm tra pH, độ đục hoặc mùi vị của nước.

Hơn thế nữa, người dân có thể thúc đẩy khả năng tự bảo vệ của mình bằng cách lắp đặt các hệ thống lọc nước gia đình hoặc máy lọc nước cá nhân Điều này giúp loại bỏ các tạp chất và ô nhiễm có thể có trong nước, đảm bảo an toàn và tiêu thụ nước sạch.

Tham gia vào các hoạt động xã hội cũng là một cách mà người dân có thể làm để đưa ra giải pháp Việc tham gia vào các cuộc họp công dân, gửi ý kiến phản ánh và tham gia vào các cuộc thảo luận công khai cũng là một cách để đưa ra ý kiến và thúc đẩy giao tranh thông tin với công ty Viwasupco.

Không chỉ vậy, người dân cần tìm kiếm giải pháp thay thế nếu công ty Viwasupco không đáp ứng đủ yêu cầu chất lượng nước Họ có thể tìm kiếm các nhà cung cấp nước địa phương, hợp tác với nhau để xây dựng các hệ thống cung cấp nước riêng hoặc sử dụng các nguồn nước đã được xử lý từ các nhà cung cấp uy tín.

Trong tình huống như vụ việc của Viwasupco, sự kết hợp của những giải pháp trên sẽ tạo ra một môi trường lành mạnh và đảm bảo rằng người dân được tiếp cận với nước sạch và an toàn.

Các doanh nghiệp

Từ vụ việc ô nhiễm dầu thải không được ngăn chặn kịp thời, dẫn tới sự ô nhiễm hệ thống nước cung cấp cho người dân Mặc dù từ trung ương đến địa phương đều có các cơ quan chức năng quản lý và giám sát, song các doanh nghiệp cần có các phương án khả thi để kịp thời giải quyết. Để đảm bảo nguồn nước sạch có thể cung cấp cho người dân, các doanh nghiệp nói chung và Viwasupco nói riêng cần có một quy chuẩn đầu vào nhất định Xây dựng bộ quy tắc, quy định và những cam kết “quản lý, sử dụng và xử lý nguồn nước” Bộ quy tắc cần bảo đảm tuân thủ các luật và quy định liên quan đến nguồn nước, môi trường và quản lý tài nguyên theo luật bảo vệ môi trường năm 2020 Đối với nguồn kiệm nước, và hiệu suất hệ thống Các mục tiêu này nên được đo lường và theo dõi định kỳ Song, không những quy trình phải chuẩn, Viwasupco cần xây dựng bộ phận chuyên theo dõi và giám sát toàn bộ quy trình để theo dõi và phát hiện sự cố sớm nhất có thể Bộ phận có có trách nhiệm quản lý, xử phạt cụ thể những trường hợp tương tự.

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng phát hiện có dầu loang từ sớm nhưng Công ty

CP Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) không đưa ra khuyến cáo, mà tự tăng hóa chất xử lý nước… Như vậy Viwasupco cần xây dựng lại bộ quy tắc đạo đức và trách nhiệm của doanh nghiệp Chỉnh đốn lại quy chuẩn đạo đức của toàn doanh nghiệp là một điều cần thiết Cần thực hiện các chương trình đào tạo và nâng cao ý thức cho nhân viên, tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn đã đề ra Thiết lập bộ phận giám sát và báo cáo hiệu suất của nhân viên trong việc tuân thủ quy tắc Điều đó sẽ giúp phát hiện sớm các sự cố Không chỉ Viwasupco, các doanh nghiệp trong nước cũng có những sai lầm tương tự do sự thiếu hụt về quy chuẩn đạo đức Phải kể đến các vụ việc như sau:

Vụ ô nhiễm biển Vũng Áng (2020), nguồn ô nhiễm từ các nhà máy luyện kim và công nghiệp tại Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) đã gây ra sự lo ngại về chất lượng nước biển ở khu vực này, ảnh hưởng đến cuộc sống của ngư dân và người dân địa phương;

Vụ ô nhiễm môi trường biển Quy Nhơn (2019): Một số lần xả thải chất thải động vật từ các trang trại hải sản và nhà máy chế biến thủy sản tại Quy Nhơn đã dẫn đến ô nhiễm môi trường biển và gây hại cho nguồn sống biển của khu vực này; Vụ ô nhiễm sông Sông Cầu ở Hà Tĩnh (2016) do nhà máy thép tại Hà Tĩnh đã xả thải trực tiếp vào sông Sông Cầu Điều này đã gây ra cá chết hàng loạt và tác động đến cuộc sống của cộng đồng dọc theo sông này; Do đó, quy chuẩn đạo đức là một điều cực kì thiết yếu trong nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp cung cấp nói riêng Không chỉ bảo vệ sức khỏe người dân sử dụng nước cung cấp từ nhà máy mà còn dần dần khôi phục lại danh tiếng của công ty.

Hình 1: Hệ thống quy trình xử lý nước sạch của Công ty

Cổ Phần Đầu tư nước sạch sông Đà Điều quan trọng dẫn tới sự cố như trên phải kể đến hệ thống quy trình xử lý nước sạch của Công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) Cái sai trầm trọng của hệ thống này là đơn tuyến Chỉ cần 1 công đoạn hỏng là cả tuyến bị hỏng Nhóm đề xuất cách khắc phục như sau:

Xử lý nguồn nước đầu vào từ việc chia hồ Đầm Bài thành 3 tuyến hồ độc lập, hoặc bể chứa cần được xây dựng để tránh các yếu tố khách quan ảnh hưởng Các bể trung gian cần được lấy mẫu kiểm tra và phân tích lượng nước định kỳ, sau đó cần có

2 đến 3 bể chứa trung gian trước khi mở van cấp cho thành phố Cuối cùng là hệ thống đảm bảo chất lượng phải có khả năng chống chịu mọi loại tấn công.

Trên đây là những đề xuất biện pháp xử lý nguồn nước để đảm bảo cung cấp nước sạch cho người dân, đồng thời tạo sự phát triển bền vững cho công ty.

Công ty Cổ phần Đầu tư Nước sạch Sông Đà Viwasupco là một công ty lâu năm trong ngành nước tại Việt Nam Mặc dù đặt ra sứ mệnh cung cấp nước sạch lâu dài ổn định cho người dân, vụ bê bối nước nhiễm dầu cho thấy công ty không bám sát những triết lý đạo đức trong kinh doanh của mình Sau khi biết nguồn nước bị nhiễm bẩn, Viwasupco đã giấu nhẹm vụ việc và vẫn cấp nước bình thường cho người dân sử dụng, tác động nghiêm trọng tới sức khoẻ và đời sống sinh hoạt của người dân. Phương hướng xử lý vụ việc của công ty đã xung đột tới lợi ích, mối quan tâm của những đối tượng liên quan như nhân viên, người lao động mùa vụ, khách hàng của công ty, cộng đồng và đặt ra những bài học kinh nghiệm dành cho chính phủ, các doanh nghiệp khác.

Vận dụng các học thuyết về đạo đức, có thể đưa ra những kết luận rằng Viwasupco đã đặt lợi ích bản thân doanh nghiệp về kinh tế lên trên sức khoẻ của toàn thể người dân, đưa ra những quyết định dựa trên tính toán lợi ích thuần về kinh tế mà quên đi những khía cạnh khác về đạo đức doanh nghiệp Nguồn gốc của hành vi vi phạm đạo đức này bắt nguồn từ đạo đức cá nhân của lãnh đạo, những thành viên trong công ty, quy trình đưa ra quyết định ưu tiên những lợi ích kinh tế trong công ty và văn hoá xã hội vẫn còn chưa phát triển.

Từ đây, nhóm rút ra bài học kinh nghiệm từ vụ việc rằng khi kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải chú ý đảm bảo uy tín trong kinh doanh và cần cam kết thực hiện trách nhiệm của mình để giải quyết những tổn thất, đền bù đúng đắn cho khách hàng của mình Về biện pháp xử lý về vụ việc này của Viwasupco, nhóm đề xuất với chính phủ cần thực hiện một số hành động trong ngắn hạn và dài hạn đối với bản thânViwasupco và kết hợp một số biên pháp trên diện rộng khác để đảm bảo được sự an toàn cho người dân đồng thời hạn chế những rủi ro không đáng có Với người dân, cần phải thúc đẩy việc vấn đề nhận thức, giáo dục để giám sát các công ty, tự bảo vệ bản thân và lan toả tới cộng đồng Về phía các doanh nghiệp, nhóm đề xuất một sự thay đổi trong hệ thống xử lý nước sạch của Viwasupco từ hệ thống đơn tuyến sang đa tuyến để ngăn ngừa phạm vi của tổn thất có thể xảy ra Ngoài ra, các doanh nghiệp nói chung cần xây dựng rõ ràng chặt chẽ hơn bộ quy tắc, quy định về đạo đức và thực hiện đúng những cam kết của mình.

1 Nguyễn Hương (2019) ‘Vụ nước bẩn: Công ty Viwasupco phải bồi thường cho dân’ Luật Việt Nam Available at: https://luatvietnam.vn/dan-su/viwasupco-phai-boi-thuong-cho-dan-568-22598-article.h tml

2 Lê Thanh Uyên (2019) ‘Chủ sở hữu thực sự của Công ty nước Sông Đà lần đầu lên tiếng sau sự cố’ Báo Lao Động Available at: https://laodong.vn/kinh-doanh/chu-so-huu-thuc-su-cua-cty-nuoc-song-da-lan-dau-len-t ieng-sau-su-co-761415.ldo

3 Soha (2019) ‘Tổng Giám đốc nước sạch sông Đà nói trong buổi họp báo vụ nước nhiễm dầu thải: "Vâng, xin lỗi!’ Báo Tầm nhìn Available at: https://tamnhin.trithuccuocsong.vn/tong-giam-doc-nuoc-sach-song-da-noi-trong- buoi- hop-bao-vu-nuoc-nhiem-dau-thai-vang-xin-loi-78605.html

4 Nguyễn Hà (2019) ‘Lời kể của những người được thuê vớt dầu bẩn ở đầu nguồn nước sông Đà’ Báo Lao Động Available at: https://laodong.vn/moi-truong/loi-ke-cua-nhung-nguoi-duoc-thue-vot-dau-ban-o-dau-n guon-nuoc-song-da-760007.ldo

Ngày đăng: 24/06/2024, 18:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Hương (2019). ‘Vụ nước bẩn: Công ty Viwasupco phải bồi thường cho dân’. Luật Việt Nam. Available at:https://luatvietnam.vn/dan-su/viwasupco-phai-boi-thuong-cho-dan-568-22598-article.html Link
2. Lê Thanh Uyên (2019). ‘Chủ sở hữu thực sự của Công ty nước Sông Đà lần đầu lên tiếng sau sự cố’. Báo Lao Động. Available at:https://laodong.vn/kinh-doanh/chu-so-huu-thuc-su-cua-cty-nuoc-song-da-lan-dau-len-tieng-sau-su-co-761415.ldo Link
3. Soha (2019). ‘Tổng Giám đốc nước sạch sông Đà nói trong buổi họp báo vụ nước nhiễm dầu thải: "Vâng, xin lỗi!’. Báo Tầm nhìn. Available at:https://tamnhin.trithuccuocsong.vn/tong-giam-doc-nuoc-sach-song-da-noi-trong-buoi-hop-bao-vu-nuoc-nhiem-dau-thai-vang-xin-loi-78605.html Link
4. Nguyễn Hà (2019). ‘Lời kể của những người được thuê vớt dầu bẩn ở đầu nguồn nước sông Đà’. Báo Lao Động. Available at:https://laodong.vn/moi-truong/loi-ke-cua-nhung-nguoi-duoc-thue-vot-dau-ban-o-dau-nguon-nuoc-song-da-760007.ldo Link
5. Linh Anh (2019). ‘Công ty nước sạch sông Đà xin đền 1 tháng tiền nước: Sức khỏe người dân đáng giá bao nhiêu?’. Người Đưa Tin. Available at:https://www.nguoiduatin.vn/cong-ty-nuoc-sach-song-da-xin-den-1-thang-tien-nuoc-suc-khoe-nguoi-dan-dang-gia-bao-nhieu-a453989.html Link
6. Hoàng Lâm (2019). ‘Công ty kinh doanh nước sạch sông Đà Viwasupco không vô can’. VOV. Available at:https://vov.vn/vov-binh-luan/cong-ty-kinh-doanh-nuoc-sach-song-da-viwasupco- Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w