1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non hoằng xuân 1

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 123,97 KB

Nội dung

Chơi làmột cách để trẻ học, là con đường giúp trẻ lớn lên và phát triển nhân cách toàndiện cho trẻ.Đối với trẻ việc hoạt động ngoài trời là nhu cầu không thể thiếu trong chếđộ sinh hoạt

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HOẰNG HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI CHO TRẺ MẪU GIÁO

TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOẰNG XUÂN 1”

Người thực hiện:Nguyễn Thị Sâm Chức vụ: P.Hiệu Trưởng Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoằng Xuân 1 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HÓA NĂM 2024

MỤC LỤC

Trang 2

STT Nội dung Trang

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 22.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinhnghiệm 32.3 Các giải pháp đã được sử dụng để giải quyết vấn đề 52.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt độnggiáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 19

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC

VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO

Trang 3

HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Trang 4

1 MỞ ĐẦU

1.1.Lý do chọn đề tài

Sinh thời Bác Hồ đã từng nhắc nhở công tác giáo dục thế hệ trẻ ngay từbậc mầm non, tiểu học có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, rèn luyệnđạo đức và nhân cách con người đồng thời cung cấp kiến thức, kỹ năng để trẻ có

nền tảng phát triển Bác Hồ nói, cách dạy trẻ phải “Giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hoá ra những người già sớm” Việc đổi mới giáo dục hiện nay mà chúng ta đang thực hiện là nhiệm vụ hàng đầu cấp bách, đối với cô Mẫu giáo Bác đã căn dặn: “Làm Mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ, muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu Dạy trẻ như trồng cây non.Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt Dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt Anh chi em giáo viên mẫu giáo cần luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo” Cùng với sự đổi mới chung

trong giáo dục, GDMN với mục tiêu phát triển tổng thể trẻ trong độ tuổi Mầmnon cần phải có những đổi mới nhằm hình thành ở trẻ những năng lực chung,những nền tảng nhân cách ban đầu

Trẻ mầm non hoạt động vui chơi là hoạt động đóng vai trò chủ đạo Chính

vì thế mà hoạt động học của trẻ luôn được tổ chức dưới hình thức “Học mà chơi– chơi mà học” Thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời không ngừng hìnhthành cho trẻ trí tưởng tượng, óc sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cườngkhả năng nhận thức mà còn giúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm,nguyện vọng và mối quan hệ với những người xung quanh Chỉ khi chơi trẻ mớiđược tự do tìm hiểu sự vật, hiện tượng để thỏa mãn nhu cầu nhận thức Chơi làmột cách để trẻ học, là con đường giúp trẻ lớn lên và phát triển nhân cách toàndiện cho trẻ

Đối với trẻ việc hoạt động ngoài trời là nhu cầu không thể thiếu trong chế

độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ vì khi được hoạt động vui chơi ngoài trời trẻ sẽđược hít thở bầu không khí trong lành, ánh nắng, sự thỏa mãn về nhu cầu vậnđộng, nhu cầu tiếp nhận thông tin qua khám phá, được quan sát thế giới xungquanh khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên.Từ đó giúp trẻ tăng thêm vốn

kỹ năng sống, trẻ được tự do hoạt động, trẻ được phát huy vai trò chủ động sángtạo, trẻ được trải nghiệm và có cơ hội bộc lộ khả năng của bản thân, trên cơ sở

đó hình thành cho trẻ những khả năng thực tiễn trong cuộc sống, qua hoạt độngvui chơi ngoài trời còn giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, giúp trẻkhỏe mạnh, hoạt động tự tin hơn Trẻ tham gia vào hoạt động chơi ngoài trờicòn có tác dụng mạnh đến sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ, trẻ tham giatích cực vào các trò chơi, với tất cả sự say mê, thích thú của mình Trong khichơi trẻ tỏ ra hứng thú phấn khởi, hồ hởi và nhiệt tình, tạo cho trẻ tính nhanhnhẹn, mạnh dạn, hoạt bát hơn trong mọi hoạt động

Nhận thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động chơi ngoàitrời và đây là hoạt động không thể thiếu đối với trẻ mầm non nói chung và trẻMẫu giáo nói riêng, trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ tuổi Mẫu giáo, làcon đường, là tiền đề cơ bản hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ

Trang 5

Mẫu giáo, tạo tiền đề cho sự phát triển nhân cách của trẻ ở các bậc học tiếp theo.

Để giúp giáo viên tổ chức tốt hoạt động “Chơi ngoài trời” tạo cơ hội cho trẻ pháthuy tính tích cực, bộc lộ hết khả năng, thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìmtòi, khám phá thế giới xung quanh từ đó phát triển toàn diện Tôi quyết định đisâu nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên nâng

cao chất lượng hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non Hoằng Xuân 1”.

1.2.Mục đích nghiên cứu

Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, mục đích của tôi là: Giúp cho độingũ giáo viên trong trường có chuyên môn vững vàng, sử dụng tốt kỹ năng sưphạm, nắm vững nội dung và phương pháp giảng dạy để đầu tư nghiên cứu nộidung Chơi ngoài trời cho thật sự phong phú đối với trẻ nhằm phát huy được tínhtích cực ham tìm tòi, khám phá của trẻ Từ đó nâng cao chất lượng của tổ chứchoạt động chơi ngoài trời

1.3.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của tôi là: Nghiên cứu “Một số giải pháp chỉ đạo

giáo viên nâng cao chất lượng hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non Hoằng Xuân 1”.

1.4.Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quanđến hoạt động chơi ngoài trời của trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non Nghiêncứu các kế hoạch của nhà trường, công tác quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởngtrong việc tổ chức hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ Mẫu giáo

+ Phương pháp quan sát: Quan sát và ghi chép việc tổ chức hoạt độngchơi ngoài trời của cô và trẻ Mẫu giáo trong nhà trường

+ Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Bằng trò chuyện, trao đổi thông tin

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Như chúng ta đã biết vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ Mẫu giáo Xuất

phát từ đặc điểm tâm sinh lí trẻ là "học mà chơi, chơi mà học" đã tạo ra nét đặc

trưng của lứa tuổi mầm non mà nổi bật và tính diễn cảm khiến cho nhân cáchcủa trẻ mang tính độc đáo, khó tìm thấy ở lứa tuổi khác Hoạt động vui chơi làcon đường tiếp xúc độc đáo của trẻ mẫu giáo với cuộc sống xung quanh, nhờhoạt động này trẻ bước vào giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhâncách Hoạt động vui chơi giúp trẻ phát triển đầy đủ, toàn diện về thể chất, nhậnthức, ngôn ngữ, tình cảm, ý trí, cũng như các nét tính cách và năng lực xã hội.Hoạt động chơi ngoài trời cũng góp phần quan trọng đối với cuộc sống của trẻ,giúp trẻ hòa nhập với cuộc sống xung quanh, đồng thời giúp trẻ hình thành vàphát triển các quá trình tâm lý và tính mục đích, tính kỷ luật, tính đồng đội Đóchính là giai đoạn đầu tiên của sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ Tổchức cho trẻ chơi là tổ chức cuộc sống thực cho trẻ, có ý nghĩa giáo dục to lớn,trò chơi là phương tiện để giáo dục toàn diện cho trẻ, góp phần hình thành nhâncách cho trẻ Trong đó vui chơi ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu đốivới trẻ Khi vui chơi ngoài trời trẻ được quan sát thế giới xung quanh, được tìm

Trang 6

hiểu khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên, từ cuộc sống xung quanh trẻ,được hít thở không khí trong lành, được sưởi nắng, được vui chơi với các tròchơi vận động, được tự do hoạt động trong môi trường tự nhiên Có thể nói hoạtđộng vui chơi ngoài trời là một trong hoạt động của trẻ khi học ở trường mầmnon, được cô giáo hướng dẫn nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi hoặc nhận thức,đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo, vui chơi làtrường học đầu tiên của trẻ nó tạo ra sự biến đổi về chất trong tâm lý của trẻ.Mặt khác cũng tạo ra sự biến đổi về lượng giúp trẻ phát triển cân đối hơn.

Quá trình giáo dục này có thể tiến hành thông qua nhiều hoạt động khácnhau nhưng hoạt động chơi ngoài trời vốn được xem là hoạt động có nhiều ưuthế Tuy nhiên,vì nhiều nguyên nhân khác nhau việc tổ chức hoạt động chơingoài trời ở một số giáo viên vẫn chưa thực sự phát huy được hết tác dụng tíchcực của nó, đa phần giáo viên họ lại nghĩ một cách đơn giản là chỉ tổ chức hoạtđộng học và cung cấp kiến thức, kỹ năng trên các giờ hoạt động học có chủ định

là được không cần thiết phải đầu tư vào các hoạt động khác nhiều, giáo viênthường chú trọng hoạt động học Vì vậy giờ hoạt động chơi ngoài trời được ítgiáo viên chú trọng đôi khi chỉ cung cấp cho trẻ qua loa về đề tài cho trẻ quansát mà thôi còn lại cho trẻ chơi ở trong lớp với môi trường hẹp, giờ chơi ngạiđưa cháu ra sân hoạt động ngoài trời vì sợ không quản được cháu, không đảmbảo được an toàn cho cháu Bên cạnh đó sự nhạy bén, nắm bắt, tham gia cáchoạt động của học sinh mẫu giáo trường tôi trước khi tôi làm sáng kiến trẻ chưatích cực, chưa tự tin mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, đặc biệt là hoạt độngchơi ngoài trời, trẻ chưa tự chủ hoạt động hay hoạt động độc lập được một mình,hoặc chưa tự mình khởi xướng được các trò chơi mà cần phải có sự hướng dẫn,chỉ bảo của cô giáo

Đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ.Trước tình trạng trên tôi rất băn khoăn lo lắng là một quản lý được phân côngchịu trách nhiệm chất lượng giáo dục trong nhà trường tôi luôn trăn trở, suynghĩ Tôi cần phải làm gì? Và phải làm như thế nào? Cần phải có những biệnpháp chỉ đạo sát sao cụ thể và thiết thực hơn như thế nào để thay đổi và chấmdứt khỏi tình trạng này Đây là vấn đề quan trọng đòi hỏi phải được quan tâm cảithiện kịp thời Sau khi nghiên cứu và nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt độngngoài trời đối với trẻ mẫu giáo, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục,chuẩn bị tâm thế, hành trang cho trẻ mẫu giáo bước vào trường tiểu học tạo tiền

đề cho việc phát triển nhân cách của trẻ ở bậc học tiếp theo Tôi quyết định chọn

đề tài nghiên cứu và làm sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ Mẫu giáo tại trường Mầm non Hoằng Xuân 1”.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1 Thuận lợi

* Thuận lợi về phía nhà trường và công tác xã hội hóa giáo dục:

- Trường Mầm non Hoằng Xuân 1 vừa được công nhận trường mầm non đạt quốc gia mức độ 2 và kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 vào tháng 1 năm học 2023 Do đó nên trường có cơ sở vật chất tương đối khang trang, đầy

đủ có môi trường cho giáo viên tổ chức hoạt động chơi ngoài trời đảm bảo an toàn

Trang 7

- Ban Đại diện cha mẹ học sinh luôn quan tâm sát sao đến các hoạt độngcủa nhà trường đặc biệt là chi hội phụ huynh của các lớp mẫu giáo đã và đanghoạt động có hiệu quả, như ủng hộ các hoạt động của các nhóm lớp, hưởng ứngmọi phong trào thi đua của nhà trường và của lớp đề ra.

- Hầu hết phụ huynh đã nhận thức tương đối tốt về tầm quan trọng của giáodục mầm non, nên đã đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi và thường xuyên Nhàtrường đã huy động trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp đạt 100% Trẻ đi học đều vàngoan

* Thuận lợi về đội ngũ cán bộ, giáo viên:

- Có đội ngũ cán bộ, giáo viên 100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn Đặcbiệt là tinh thần đoàn kết trách nhiệm của tập thể cán bộ giáo viên trong nhàtrường, thể hiện qua sự năng nổ, nhiệt tình, năng động sáng tạo trong công tácchăm sóc giáo dục trẻ, coi trẻ như con, thương yêu, chăm sóc trẻ hết mực

* Thuận lợi về học sinh:

- Nhà trường đã huy động trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 100% Trẻ ngoan, đi họcđều, không có trẻ bỏ học giữa chừng

2.2.2 Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi trên tôi cũng gặp không ít những khó khăn trongcông tác chăm sóc giáo dục trẻ và đặc biệt là việc tổ chức tổ chức hoạt độngngoài trời cho trẻ

* Khó khăn về phía giáo viên:

- Thông qua các tiết dự giờ đặc biệt là dự giờ hoạt động chơi ngoài trời Tôi

đã quan sát và nhận thấy giáo viên thường thực hiện qua loa hoặc ít khi tổ chứcmột hoạt động chơi ngoài trời cụ thể, trò chơi vận động trẻ ít khi được cô giáo tổchức cho hoạt động, các cô chỉ cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi ngoài trời vàchơi các trò chơi tĩnh nhiều

- Nội dung chuẩn bị cho trẻ quan sát còn nghèo nàn, các câu hỏi đàm thoạicòn chưa phong phú? Trong quá trình hoạt động quan sát đối tượng chưa lấy trẻlàm trung tâm.v.v…

* Khó khăn về phụ huynh:

- Do địa bàn là xã thuần nông, phần đông đa số phụ huynh làm ruộng, đilàm công ty nên chưa dành nhiều thời gian chăm lo cho con cái học hành đếnnơi đến chốn, việc chăm sóc con cái thường phó mặc cho ông bà và các cô giáo

Vì vậy sự quan tâm của phụ huynh đối với trẻ không được thường xuyên và chuđáo.Nên hoạt động trò chuyện cùng trẻ về thế giới xung quanh còn nhiều hạnchế Trên lớp cô chủ yếu cung cấp cho trẻ kiến thức qua các hoạt động học cóchủ định

* Khó khăn về phía trẻ:

- Tỉ lệ trẻ nhà trẻ ra lớp còn thấp Do đó còn đa số cháu lớp mẫu giáo bé chưa qua Nhà trẻ mà là năm đầu tiên ra lớp còn bỡ ngỡ với các hoạt động học vàchơi ở lớp, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cùng cô, cùng bạn

2.2.3 Kết quả của thực trạng

* Đối với giáo viên:

Tổng số giáo

viên Mẫu giáo

Giáo viên thường xuyên tổ chức hoạt động chơi ngoài

Giáo viên chưa thường xuyên tổ chức hoạt động

Trang 8

trời chơi ngoài trời

*Kết quả trên trẻ:

TT Nội dung khảo sát

Tổng số trẻ khảo sát

2.3 Các giải pháp đã được sử dụng để giải quyết vấn đề.

Thời gian tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời là khoảng thời gian vô cùng quýgiá đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mà ít thời điểm sinh hoạt trong ngàynào có thể so sánh được Hoạt động chơi ngoài trời là một trong những hoạtđộng vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, hoạt động này đem lại cho trẻ nhiều niềmvui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh Không gian chơi ngoài trời córất nhiều lợi thế cho việc tổ chức các hoạt động chơi ngoài trời,đó là khoảng thờigian trẻ được tự do thỏa mãn thực hiện các vận động giải phóng năng lượng Đểchỉ đạo giáo viên tổ chức tốt hoạt động chơi ngoài trời thỏa mãn nhu cầu tìmhiểu, nhu cầu khám phá, vui chơi của trẻ Mẫu giáo, nhằm nâng cao chất lượnghoạt động chơi ngoài trời sau đây là các giải pháp và cách tổ chức thực hiện tôi

đã đưa ra trong quá trình làm sáng kiến:

Giải pháp 1 Bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên

Để cho giáo viên thực hiện hoạt động ngoài trời thường xuyên và đạt kếtquả tốt Đầu năm học 2023-2024, tôi cùng hiệu trưởng nhà trường, các tổ trưởngchuyên môn đã lên kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ giáo viên trongtrường Nhất là bồi dưỡng kiến thức để tổ chức tốt hoạt động chơi ngoài trời chotrẻ Mẫu giáo với 3 nội dung rõ rệt đó là: Quan sát có mục đích, chơi vận động vàchơi tự do Để giáo viên tổ chức tốt 3 nội dung này tôi đã lên kế hoạch và bồidưỡng kiến thức cho giáo viên những kiến thức cần thiết sau:

- Bồi dưỡng kiến thức để giáo viên tổ chức tốt cho trẻ hoạt động chơi ngoàitrời

- Bồi dưỡng về kỹ năng hướng dẫn trẻ hoạt động chơi ngoài trời

- Bồi dưỡng kiến thức về một số sự vật, hiện tượng xung quanh

Trang 9

- Bồi dưỡng kiến thức về để giáo viên tổ chức tốt các trò chơi thể chất ngoàitrời

+ Bồi dưỡng kiến thức để giáo viên tổ chức tốt nội dung quan sát có mục đích theo hướng lấy trẻ làm trung tâm

Đây là một hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với những kiếnthức tự nhiên, xã hội xung quanh trẻ, kích thích sự tìm tòi khám phá, ham hiểubiết của trẻ Nội dung quan sát thường dựa vào khả năng của từng trẻ để cô cóthể đưa ra các câu hỏi nâng cao hay câu hỏi đơn giản tùy vào từng đối tượng,trường hợp quan sát Để trẻ quan sát được tốt hơn thì trước hết các đồng chícùng trẻ chuẩn bị trước khi quan sát

Ví dụ :Ở Chủ đề Thế giới thực vật để trẻ quan sát sự nảy mầm của hạt Cô

chuẩn bị hạt đậu sau đó thì cho trẻ gieo hạt đậu xuống đất cùng với cô ở gócthiên nhiên ở phía sau lớp, thì để biết điều kì diệu gì xẽ xảy ra thì hôm sau côcháu mình cùng quan sát nhé Và không để trẻ đợi lâu 2-3 ngày sau cô lại tổchức cho trẻ ra vườn thiên nhiên quan sát để thấy sự thay đổi của hạt đậu Cô chỉcho trẻ thấy là sau thời gian 2-3 ngày từ 1 hạt đậu tròn trịa, cô con mình gieoxuống đất hôm nay hạt đậu đã nảy mầm thành cây non rồi đấy Hoặc cho trẻquan sát chồi non của cây hoa hồng,yêu cầu trẻ quan sát kỹ từng cành hoa sauvài ngày quan sát lại để thấy sự thay đổi trên từng cành hoa, sau vài ngày cànhhoa đó từ chưa có chồi non nay đã có chồi non hoặc yêu cầu trẻ về nhà quan sátcác cây ở vườn nhà

Đối với trẻ Mẫu giáo 3 tuổi một số trẻ là năm đầu tiên đến trường nên cònnhút nhát, rụt rè, ngại tham gia vào các hoạt động cùng cô cùng bạn Vì vậy giáoviên phải luôn luôn động viên khích lệ khi tổ chức hoạt động chơi ngoài trời chotrẻ để trẻ tích cực tham gia hoạt động Với quan điểm dạy học “lấy trẻ làm trungtâm” trong quá trình quan sát, giáo viên cần chuẩn bị một hệ thống câu hỏi đàmthoại nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ như:

Khi cho trẻ quan sát "Cây hoa hồng" (Chủ đề Thế giới thực vật)

Cô đặt câu hỏi:

- Đây là cây gì?

- Các con có nhận xét gì về cây hoa hồng?

- Nếu cây hoa hồng không được chăm sóc thì sao?

- Điều gì sẽ xảy ra khi cây bị thiếu nước?

- Mùa nào thì cây đâm chồi, nay lộc và ra hoa? vv

Trẻ được tự nhận xét các đặc điểm nổi bật của cây hoa giấy như (thân, cành, lá, hoa, nói được lợi ích của các loại hoa, cách chăm sóc để có nhiều hoađẹp ), được trực tiếp nhìn ngắm, sờ vào cánh hoa và biết được cánh hoa đồngtiền mỏng, dài như thế nào, rồi được trực tiếp ngửi và cảm nhận mùi thơm của hoa đồng tiền, qua đó các giác quan của trẻ phát triển

Chính vì thế mà giáo viên cần có những kiến thức rộng về thế giới xungquanh để cung cấp cho trẻ

Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát “ Con cá” ở chủ đề Thế giới động vật, giáo

viên đặt ra những câu hỏi:

+ Đây là con gì?

+ Con cá có đặc điểm gì? Hoặc Ai có nhận xét gì về con cá?

Trang 10

+ Con cá sống ở đâu?

+ Cá không có nước thì sẽ ra sao?

+ Khi môi trường nước bị ô nhiễm cá sẽ thế nào?

+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường sống cho cá?

+ Ăn cá sẽ cung cấp chất gì cho cơ thể? Vv

Chỉ đạo giáo viên không cứng nhắc khi thực hiện các nội dung trong hoạtđộng chơi ngoài trời (Quan sát có mục đích, chơi vận động, chơi tự do) có thểthay đổi trật tự các nội dung nhằm tránh sự nhàm chán cho trẻ mỗi khi tổ chứchoạt động chơi ngoài trời

Ví dụ: Tổ chức theo chương trình là quan sát có mục đích đến chơi vận động,

rồi chơi tự do nhưng có thể thay đổi cho trẻ chơi trò chơi tự do trước sau đó chơivận động rồi mới quan sát Các nội dung phải mang tính chất động tĩnh kết hợp.Trong quá trình tổ chức hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ Mẫu giáo cô phảiluôn lấy trẻ làm trung tâm cô chỉ là người hướng dẫn khuyến khích, đặt câu hỏigợi mở, hỗ trợ và tạo cơ hội nhiều nhất cho trẻ được hoạt động, được trao đổichia sẻ, trình bày ý kiến của mình

Việc lựa chọn và đặt câu hỏi mở giúp những trẻ có trí tuệ phát triển bìnhthường đạt được thành công trong học tập Câu hỏi đặt ra phù hợp với tư duycủa trẻ sẽ kích thích sự hứng thú học tập của trẻ, kích thích trẻ khám phá, tìm tòiđồng thời cũng “mở đường” cho trẻ học cách tập đặt câu hỏi và tìm câu trả lời

Từ đó kích thích tư duy của trẻ phát triển Vì vậy, thay bằng cách kể tôi cùng vớigiáo viên đã xây dựng hoạt động mẫu bằng cách đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ.Khi đặt câu hỏi giáo viên phải nắm được 2 dạng câu hỏi chính đó là: câu hỏiđóng và câu hỏi mở Loại câu hỏi tốt nhất trong phương pháp dạy học lấy trẻlàm trung tâm là câu hỏi mở Giáo viên phải biết khi nào thì cần sử dụng câu hỏiđóng và khi nào thì sử dụng các câu hỏi mở

Ví dụ: Đối trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi B Giáo viên chủ nhiệm: Lê Thị Bích.

Khi cho trẻ quan sát “Xe máy” (Chủ đề Giao thông)

Cô đặt câu hỏi:

- Đây là cái gì?

- Các con có nhận xét gì về xe máy?

- Xe máy có mấy bánh?

- Xe máy chạy được là nhờ có gì?

- Xe máy đi ở đâu? Xe máy là phương tiện giao thông gì?

- Khi tham gia giao thông ngồi trên xe máy các con phải thực hiện thếnào?Giáo dục trẻ cách ngồi ngay ngắn trên xe máy khi tham gia giao thông

Trang 11

Hình ảnh: Các bé Mẫu giáoQuan sát có mục đích

Câu hỏi mở là câu hỏi tạo ra một thách thức về trí tuệ, sự tưởng tượngphong phú, là loại câu hỏi có nhiều đáp án cho trả lời Đặt ít câu hỏi, nhưng câuhỏi phải khiến trẻ tư duy, suy nghĩ Khi nêu câu hỏi phải dành thời gian cho trẻsuy nghĩ, không nên vội đánh giá mà động viên khuyến khích để nhận được câutrả lời tốt hơn từ trẻ

Giáo viên tuyệt đối không nên kéo dài thời gian quan sát bởi vì trẻ sẽ mauchán không tập chung chú ý dẫn đến phản tác dụng giáo dục Trẻ cần được hoạtđộng và kết thúc trong tâm trạng tích cực

Hoặc trong quá trình quan sát với tính cách của trẻ là tò mò ham hiểu biếthay đặt câu hỏi Vì sao? Thế nào? Vì sao lại như vậy? Để giải đáp được nhữngcâu hỏi vì sao? Làm thế nào? đáp ứng được sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ.Tôi cùng với ban giám hiệu nhà trường, Tổ trưởng chuyên môn tổ chức bồidưỡng cho cán bộ giáo viên một số kiến thức cơ bản về sự vật và các hiện tượng

tự nhiên gần gũi xung quanh trẻ

Ví dụ: Để giải đáp những câu hỏi “Vì sao?” Tôi đã cùng với giáo viên chia

sẻ những kiến thức cơ bản về sự vật hiện tượng và đi đến thống nhất đưa vào dạytrẻ

- Vì sao hạt lại nảy mầm?(Vì khi gieo hạt xuống đất nhờ có nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm thích hợp nên hạt nảy mầm và đâm chồi thành cây non)

-Vì sao lại có mưa? (Nước biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu

xuống đốt nóng, bốc thành hơi nước, hơi nước bốc lên cao gặp không khí lạnh

sẽ ngưng tụ lại thành những hạt nước nhỏ, những hạt nước nhỏ này hội tụ vớinhau tạo thành những tầng mây Khi những giọt nước ở trong những đám mâykhông thể tích tụ thêm được nữa thì hạt nước sẽ rơi xuống đất và đó gọi là mưa)

Trang 12

- Vì sao lại có sấm, chớp?Vào những ngày hè nóng nực, không khí nóng ở

mặt đất mang theo rất nhiều hơi nước không ngừng bốc lên trời cao hình thànhnhững đám mây kèm theo mưa rất to Những đám mây mưa này lại bị sự tác độngcủa không khí nóng từ mặt đất bốc lên, khiến chúng tích điện và mang một điệntích lớn Khi đám mây tích điện trái dấu tiếp cận thì xảy ra hiện tượng sấm chớp

- Vì sao sau cơn mưa lại xuất hiện cầu vồng? (Sau một trận mưa to, trong

bầu không khí có rất nhiều những hạt mưa nhỏ li ti bay lơ lửng Những giọtnước này có thể coi là những lăng kính lơ lửng trên trời Khi ánh nắng mặt trờichiếu vào những giọt nước này thì ánh sáng bị những lăng kính này “phân tích”thành 7 màu là các màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, tràm, tím sau đó lại phản xạ

trở lại Kết quả của quá trình này tạo nên một cây cầu vồng 7 sắc rực rỡ.

- Hay giải thích hiện tượng “Vì sao nước đá lại bốc khói, bốc hơi” ta có thể

làm thí nghiệm nhỏ bỏ một miếng đá lạnh lấy trong tủ lạnh ra bỏ vào cốc và chotrẻ quan sát Cô giải thích: Vì nước đá có nhiệt độ là 00C thấp hơn rất nhiều sovới nhiệt độ không khí bên ngoài Hơi lạnh từ nước đá tỏa ra xung quanh, gặpkhông khí nóng ẩm, sẽ ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ li ti, những hạt nướcnày khúc xạ ánh sáng, khiến ta có thể thấy chúng

Hay dành khoảng không gian yên tĩnh để trẻ được lắng nghe, suy nghĩ,phán đoán các tiếng động của môi trường xung quanh như tiếng chim hót, tiếngnước chảy, tiếng mưa rơi, tiếng gió thổi, tiếng lá rụng, tiếng xe cộ chạy trênđường, tiếng máy bay

Và khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi ngoài trời giáo viên phải nắm vữngmục đích của mỗi trò chơi, luật chơi cách chơi để triển khai đến với trẻ, trongquá trình trẻ chơi cô phải luôn là người động viên, khuyến khích trẻ, bao quátgiúp đỡ trẻ luôn lấy trẻ làm trung tâm của mọi trò chơi mà cô tổ chức Luôn tạo

cơ hội để trẻ tự hoạt động độc lập một mình, tự khởi xướng được các trò chơi

mà trẻ thích Giáo viên luôn tạo bầu không khí thân thiện, tôn trọng và tin cậy,khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ Nhằm đạt được tối đa mục đích của tròchơi và kết quả mong đợi trẻ ở mỗi trò chơi mà cô tổ chức

Trên đây chỉ là một số giải đáp trả lời các câu hỏi vì sao, còn rất nhiều cácgiải đáp trả lời các câu hỏi vì sao và làm thế nào khác nữa về sự vật và các hiệntượng mà tôi đã bồi dưỡng cho giáo viên để đưa vào dạy trẻ

Kết quả đạt được: Khi bồi dưỡng kiến thức tổ chức hoạt động ngoài trời

cho trẻ quan sát trải nghiệm theo hướng lấy trẻ làm trung tâm phát huy được tối

đa khả năng, năng lực hoạt động, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu khám phá vui chơicủa trẻ Trẻ tích cực tư duy, các giác quan của trẻ phát triển mạnh mẽ Trẻ mạnhdạn, tự tin trong giao tiếp, hứng thú với môi trường tự nhiên Trẻ tự hoạt độngđộc lập một mình, tự khởi xướng được các trò chơi

Giải pháp 2 Bồi dưỡng kiến thức để giáo viên tổ chức tốt các trò chơi rèn luyện thể chất ngoài trời

Chơi ngoài trời là khoảng thời gian, không gian phù hợp cho các hoạt độngphát triển vận động của trẻ Các hoạt động này giúp trẻ rèn luyện, củng cố vàhoàn thiện các vận động cơ bản (đi, chạy, nhảy, bò, ném ) các tố chất vận động(nhanh, mạnh, khéo, bền bỉ, dẻo dai ) Trẻ được thỏa mãn với các vận động tròchơi do trẻ tự khởi xướng hoặc do giáo viên tổ chức

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w