Từ đó có thể nói, New Zealand là một trong những thị trường tiềmnăng đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.Để hiểu rõ hơn về New Zealand, nhóm chúng tôi
Giới thiệu chung về Quốc gia New Zealand
Giới thiệu chung
New Zealand còn có tên gọi khác là Tân Tây
Lan, Niu Di Lân thủ đô được đặt tại Wellington,, có quốc kì dựa trên Cờ hiệu hàng hải của Anh – một lá cờ màu xanh với quốc kỳ Liên hiệp Anh ở góc phía trên – cùng với bốn ngôi sao màu đỏ nằm giữa bốn ngôi sao màu trắng, tượng trưng cho chòm sao Nam Thập Tự.
Diện tích của New Zealand không quá lớn, chỉ 268,021 km với dân số là 2 5.531.220 người Nhắc đến New Zealand, chúng ta có thể nhắc đến 3 thành phố lớn đó là Auckland, Christchurch và Hamilton Có thể nói đây là những nơi tập trung đông dân cư cũng như sầm uất bậc nhất của New Zealand
Do đặc trưng của lịch sử hình thành và phát triển, ở New Zealand có nhiều dân tộc với nhiều ngôn ngữ được sử dụng khác nhau, tuy nhiên ngôn ngữ chính vẫn là Tiếng Anh, tiếngMaori và ngôn ngữ ký hiệu.
Địa lý
New Zealand là lãnh thổ thuộc Châu Đại Dương, nằm ở Tây Nam Thái Bình Dương, có một diện tích khoảng 268.021 km² (xấp xỉ bằng diện tích Nhật Bản, Ý và Anh) với đường bờ biển dài 15.000 km Phía Tây trông sang Ốt-xtrây-lia qua biển Tát-xman, phía Bắc trông ra biển Phi-gi, phía Đông và phía Nam là Thái Bình Dương New Zealnad gồm 2 đảo chính là đảo Bắc và đảo Nam cùng nhiều đảo nhỏ và eo biển Cook phân chia hai hòn đảo chính này
Hình 1 Quốc kì của Quốc gia New Zealand.
Hình 3 Vị trí địa lý của Quốc gia New Zealand New Zealand là một quốc gia có nhiều núi non cùng với nhiều bình nguyên rộng lớn Hai phần ba đất nước New Zealand nằm ở độ cao từ 200 đến 1070m so với mặt nước biển Cả nước có trên 220 dãy núi được đặt tên và vượt quá độ cao 2286m. b) Địa chất
Hình 4 Địa chất của Quốc gia New Zealand New Zealand là một quốc gia trẻ về mặt địa chất, được hình thành do sự va chạm của các mảng kiến tạo Nơi đây có nhiều hoạt động địa chất bao gồm núi lửa phun trào, động đất và lở đất New Zealand có nhiều khoáng sản như vàng, bạc, than đá và khí đốt tự nhiên. c) Khí hậu
New Zealand có khí hậu ôn đới hải dương, với bốn mùa rõ rệt Mùa hè ấm áp, trong khi mùa đông mát mẻ Lượng mưa dồi dào, phân bố đều quanh năm Khí hậu có thể thay đổi tùy theo khu vực, với vùng núi thường có khí hậu lạnh hơn vùng ven biển.
Hình 5 Khí hậu của Quốc gia New Zealand
Lịch sử
Maori là người dân bản xứ, một giống người gốc Polynesian ở Thái Bình Dương, được coi là những người đầu tiên đặt chân đến New Zealand tiên vào khoảng năm 1300 sau công nguyên.
Hình 2 Lịch sử của Quốc gia New Zealand Nhà thám hiểm người Hà Lan đầu tiên trông thấy New Zealand là Abel Tasman vào ngày
13 tháng 12 năm 1642, tuy nhiên đoàn thám hiểm của ông đã bị người dân bản xứ ở trên đảo tấn công và phải rút lui Mãi đến tháng 10 năm 1769, thuyền trưởng James Cook người thuộc Hải quân Hoàng gia Anh đã đến thám hiểm và đổ bộ lên đảo Họ cũng tuyên bố NewZealand là dải đất của Nhà Vua Anh Người Anh đến sống và định cư ở đảo này đã bị người bản xứ Maori không chấp nhận và chống lại.
Hình 3 Lịch sử của Quốc gia New ZealandCuộc đấu tranh của người dân Maori kéo dài gần một thế kỷ; kết quả là có sự thỏa hiệp của hai bên và họ quyết định ký Hiệp định Waitangi vào ngày 6/2/1840; theo đó ngườiMaori sẽ công nhận việc Hoàng gia Anh là bảo hộ New Zealand; để đổi lại Hoàng gia Anh thừa nhận quyền sở hữu đất đai cho người Maori.
Dân tộc
Hình 4 Dân tộc của Quốc gia New Zealand New Zealand là một quốc gia đa văn hóa với 5 nhóm dân tộc lớn nhất: người châu Âu, người Maori, người thuộc các đảo Thái Bình Dương, người Châu Á và người Trung Đông. Người Maori là người dân bản địa của New Zealand, họ đến đây từ hơn 1000 năm trước từ quê hương Hawaii thần thoại của họ ở Polynesia Ngày nay, cứ bảy người New Zealand thì có một người là người Maori Theo số liệu 2018, phần lớn dân của New Zealand có huyết thống châu Âu (71,8%), người Maori bản địa là dân tộc thiểu số đông dân cư nhất (16,5%), tiếp đến là người nhập cư gốc Á (15,3%) và thổ dân trên các đảo thuộc Thái Bình Dương (9,0%) và còn lại là các dân tộc khác Hơn 53% dân số New Zealand sống tại 4 thành phố lớn nhất – Wellington, Auckland, Christchurch (Đảo Bắc) và Hamilton (Đảo Nam)
Hình 5 Dân tộc của Quốc gia New Zealand
Tôn giáo
Hình 6 Tôn giáo của Quốc gia New Zealand
Do là một xã hội đa văn hóa cũng như đa dạng sắc tộc, đất nước này cũng là nơi có nhiều tôn giáo khác nhau Thiên chúa giáo là tôn giáo chính ở New Zealand, phần lớn người dân ở đây đều theo đạo này Tôn giáo này được các nhà truyền giáo đạo cơ đốc truyền bá cho người Maori từ thế kỷ 19, và các tôn giáo này đều được người dân tôn trọng Trong cuộc điều tra dân số năm 2018, 44,7% số người được hỏi được xác định có một hoặc nhiều tôn giáo, bao gồm 37,0% được xác định là Kitô hữu 48,5% khác chỉ ra rằng họ không có tôn giáo Nhập cư và thay đổi nhân khẩu học trong những thập kỷ gần đây cũng góp phần vào sự đa dạng của các tôn giáo thiểu số, như Ấn Độ giáo (2,6%), Hồi giáo (1,3%), Phật giáo (1,1%) và đạo Sikh (0,9%).
Kinh tế
Hình 7 Kinh tế của Quốc gia New Zealand Đất nước New Zealand có nền kinh tế thị trường tiên tiến, xếp thứ 16 trong Chỉ số phát triển con người 2018 và thứ 3 trong Chỉ số tự do kinh tế 2018 Đây là một nền kinh tế có thu nhập cao với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa bình quân đầu người là 42.017 đô la
Mỹ, xếp hạng thứ 53 trên thế giới (2024) Nền kinh tế New Zealand được Ngân hàng thế giới (WB) ca ngợi là quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới. Đơn vị tiền tệ của đất nước này là đồng đô la New Zealand được nhiều nhà giao dịch đặt biệt danh là “Kiwi” và một số báo cáo cho thấy rằng đây là loại tiền tệ được giao dịch nhiều thứ mười trên thế giới Tiền tệ của New Zealand cũng được sử dụng ở một số đảoThái Bình Dương như Quần đảo Cook, Quần đảo Pitcairn, v.v Chế biến thực phẩm, dệt may,máy móc và trang thiết bị, giao thông vận tải, du lịch, khai khoán, là những ngành phát triển mạnh mẽ tại quốc gia này.
Chính trị
New Zealand là một quốc gia với chế độ quân chủ lập hiến, trong đó Charles III - là Quốc vương và là nguyên thủ quốc gia Tiếp đến là thủ tướng Christopher Luxon - là người có thực quyền cao nhất trong hệ thống cơ quan hành pháp.
Hình 8 Quốc vương và nguyên thủ Quốc gia New Zealand
Nghị viện New Zealand nắm quyền lập pháp bao gồm Quốc vương và Hạ viện Quốc vương được đại diện bởi toàn quyền New Zealand khi không có mặt trong nước mình Các thành viên được bầu vào Hạ viện thường ba năm một lần Nhiều thực tiễn lập pháp của New Zealand lấy từ các công ước bất thành văn của và tiền lệ do nghị viện Westminster của Vương quốc Anh đặt ra Quốc gia này có một hệ thống đa đảng, mặc dù các đảng chính trị thống trị ở New Zealand trong lịch sử đã là Đảng Lao động và Đảng Quốc gia (hoặc những người tiền nhiệm). Đơn vị tình báo Economist đã đánh giá New Zealand là một “dân chủ đầy đủ” vào năm
2016 và xếp hạng cao về tính minh bạch của chính phủ và có mức độ tham nhũng được nhận thức thấp nhất trên thế giới.
Ngôn ngữ
Ngày nay, ngôn ngữ chính thức được công nhận của New Zealand là tiếng Anh Bởi hầu như tất cả người dân nơi đây đều sử dụng tiếng Anh để giao tiếp làm cho tiếng Anh dần phổ biến hơn
Ngoài Tiếng Anh ra thì ngôn ngữ chính thức của New Zealand còn có tiếng Maori Tuy nhiên ngôn ngữ này phải đấu tranh sinh tồn với tiếng Anh vì càng ngày càng bị sử dụng ít hơn Để duy trì và giữ gìn ngôn ngữ truyền thống, chính phủ New Zealand không ngừng khuyến khích người dân dùng ngôn ngữ Maori bằng cách đưa vào sử dụng tại các phương diện truyền thông và các trường học Ước tính có khoảng 130.000 người New Zealand vẫn sử dụng tiếng Maori.
Ngôn ngữ ký hiệu New Zealand (viết tắt là NZSL) cũng là ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong cộng đồng người khiếm thính New Zealand.
Hình 9 Ngôn ngữ của Quốc gia New Zealand
Văn hóa Quốc gia New Zealand
Ẩm thực
New Zealand nổi tiếng với văn hóa ẩm thực mang màu sắc riêng cùng cách bài trí đẹp mắt Thực phẩm của New Zealand luôn được biết đến với vị tươi ngon, tươi lành vì nguồn nguyên liệu được lấy từ địa phương và thay đổi theo mùa Chính sự tinh tế trong việc trưng bày món ăn đã làm nên một văn hóa New Zealand đặc trưng, riêng biệt Các món ăn truyền thống: món hầm Hangi, bánh Pavlova, quả kiwi, tại đây đã trở nên nổi tiếng thế giới, làm nên nét độc đáo.
Món nướng Hangi vốn là món ăn đặc sản đứng đầu danh sách ẩm thực nổi tiếng New Zealand Khi đến với đất nước này các du khách phải trầm trồ với hương vị của món ăn đậm chất truyền thống này Cách chế biến từ xa xưa do người Maori cổ đã sáng tạo ra, ban đầu sẽ gói vào trong những chiếc lá các nguyên liệu rồi đặt lên những hòn đá nung nóng sau đó tất cả đều được để xuống một hố đất đào sẵn, phủ đất trong vài giờ thật cẩn thận đến lúc món ăn chín Ngày nay, với cuộc sống hiện đại người dân New Zealand vẫn giữ gìn nét truyền thống tươi đẹp này nhưng họ xây dựng các hố bếp được ốp đá hoặc tráng xi măng để đốt lửa trong bể đá khi cần nấu nướng.
Món bánh Pavlova đơn thuần là món bánh xốp phủ kem và trái cây, tuy nhiên đây là một trong những loại bánh tạo nên ẩm thực đẳng cấp cho New Zealand Thưởng thức món bánh Pavlova truyền thống là không thể thay thế trong nhà hàng hay những bữa ăn của người New Zealand Món bánh này kết hợp nhiều điều tinh túy nhất nên được xem là niềm tự hào về nền ẩm thực đất nước của người dân New Zealand Cách làm bánh Pavlova khá kỳ công từ trứng, kem và hoa quả - các nguyên luyện được lựa chọn vô cùng kỹ càng và đặc biệt là loại hoa quả mười quả như một và theo mùa nên luôn tươi, thơm ngon nhất Và sở dĩ món ăn có tên gọi là Pavlova bởi nó được đặt theo tên của nghệ sĩ múa người Nga – Anna Pavlova bởi nét uyển chuyển, mềm mại của nó giống như sự uyển chuyển của những điệu mua bale.
Từ lâu, New Zealand đã nổi tiếng với Kiwi – loại trái cây có vỏ màu nâu phủ lông, ruột bên trong màu xanh lá và hạt nhỏ màu đen có thể ăn được Và bởi lẽ bạn có thể thưởng thức Kiwi ở mọi nơi trên thế giới nhưng New Zealand mới chính là xứ sở của những trái kiwi ruột xanh, vỏ nấu ngon nhất Tuy nhiên những trái Kiwi được vận chuyển đường dài không thể thơm ngon và giàu giá trị dinh dưỡng như được hái tại vườn Vị ngọt thanh nhẹ cùng hương vị rất đặc trưng là sự kết hợp giữa vị dâu và dứa đã phần nào biến Kiwi trở thành loại quả nổi tiếng nhất đất nước này.
Hình 12 Trái cây KiwiKhông chỉ những món ăn trên, ẩm thực New Zealand còn nổi tiếng với các món ăn từ thịt vừa ngon lại vừa tốt cho sức khoẻ Tuy có sự giao thoa giữa các nền ẩm thực trên thế giới nhưng ẩm thực New Zealand vẫn giữ được hương vị rất riêng Mặc dù không quá nhiều gia vị như Châu Á nhưng các món ăn ở quốc gia này rất đậm đà và có cách hoà trộn gia vị rất riêng mang lại dấu ấn nơi đây.
Kiến trúc
Nhìn chung, New Zealand là một quốc gia phát triển nhưng kiến trúc tòa nhà ở các thành phố lớn tương đối thấp hơn khó với các quốc gia phát triển khác Theo số liệu năm
2021, chỉ có 11 tòa nhà cao trên 100 mét tại New Zealand, trong khi các quốc gia như Singapore, Hong Kong, Dubai có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tòa nhà cao tầng Biểu hiện này có thể được giải thích theo nhiều nguyên nhân khác nhau như kinh tế, địa lý, khí hậu… Tuy nhiên biểu hiện này còn có thể được giải thích bằng văn hóa.
New Zealand là quốc gia có định hướng tránh sự không chắc chắn cao theo Hofstede với số điểm là 49 vì vậy họ thích được ở trong những ngôi nhà truyền thống ở dưới mặt đất thay vì phải chuyển đến chung cư nơi mà họ không quen ở Ngoài ra với định hướng văn hóa cụ thể của Trompenaars với số điểm 56, không gian khá nhỏ bé ở các chung cư có thể không phù hợp với người New Zealand, vì điều này có thể khiến cho việc xâm phạm vào không gian riêng quan trọng của họ trở nên dễ dàng hơn và không gian rộng lớn xung quanh căn hộ tại chung cư bị hạn chế đi rất nhiều.
Hình 13 Kiến trúc của Quốc gia New Zealand Khi bạn ghé thăm đất nước này, bạn sẽ kinh ngạc trước sự sáng tạo và nỗ lực để tạo ra những kiến trúc vô cùng độc đáo và hoành tráng.
Nằm ở trung tâm thành phố, Tháp Sky Tower được xem là một trong những tháp cao nhất thế giới với độ cao 328m, đây còn được xem biểu tượng kiến trúc của Auckland và New Zealand Không chỉ là địa điểm du lịch hấp dẫn, Sky Tower còn là tháp quan sát và viễn thông ở khu thương mại Auckland, mỗi năm khoảng 500.000 du khách đến thăm để ngắm nhìn thành phố và tận hưởng pháo hoa đón năm mới
Tại đây, bạn sẽ thưởng thức toàn bộ cảnh đẹp của thành phố từ các bến cảng đến những ngọn núi chạy dài Du khách có thể dùng thang máy đưa lên khu vực quan sát ở độ cao 186m, nơi có màn hình hiển thị toàn cảnh thành phố Ngoài ra, nếu muốn trải nghiệm mạnh mẽ hơn, họ có thể thử nhảy dù từ độ cao 194m, một trải nghiệm độc đáo chỉ mất 11 giây để hoàn thành.
Tòa nhà Auckland Art Gallery Toi o Tamaki
Kiệt tác được hoàn thiện khi kết hợp tinh tế giữa kiến trúc đương đại và di sản văn hóa nằm ở không gian xanh và vật liệu thân thiện với môi trường Dưới bàn tay tài năng của kiến trúc sư Francis - Jones Morehen Thorp, Tòa nhà Auckland Art Gallery Toi o Tamaki đã đoạt giải thưởng danh giá nhất tại triển lãm Kiến trúc thế giới năm 2013 - World Building of the year Trước đó, công trình đã giành giải thưởng WAF Inside trong hạng mục Văn hóa
Thiết kế hiện đại của khối mở rộng, với không gian mở và sự kết hợp hài hòa với thiên nhiên, bổ sung cho không gian truyền thống với nhiều chi tiết trang trí Vật liệu như kính và gỗ mang đến vẻ đương đại, phối hợp với gạch, thạch cao và vữa của công trình cũ Khối mở rộng không chỉ tạo ra không gian cộng đồng mà còn nối liền nghệ thuật với môi trường xung quanh, điều mà công trình cổ không thể đạt được.
Hình 15 Tòa nhà Auckland Art Gallery Toi o Tamaki
Cầu Hải cảng Auckland là một công trình đường bộ với tám làn xe qua cảng Waitematā ở thành phố Auckland, New Zealand Nó kết nối Vịnh St Marys ở phía trung tâm thành phố Auckland với khu vực Northcote ở bờ Bắc Đây là cây cầu đường bộ dài thứ hai ở New Zealand và cũng là cây cầu dài nhất ở Đảo Bắc Ban đầu có bốn làn đường bên trong, mở cửa vào năm 1959, được xây dựng với kết cấu kèo hộp Hai làn đường bổ sung đã được thêm vào mỗi bên vào năm 1968-1969, với kết cấu hộp chữ nhật và đúc chặt khỏi các trụ ban đầu. Cầu có chiều dài 1.020 m, với nhịp chính 243,8 m, cao 43,27 m trên mặt nước cao, để tàu có thể tiếp cận bến nước sâu tại Nhà máy đường Chelsea, một trong số ít cầu cảng như vậy ở phía tây cây cầu.
Hình 16 Cầu hải cảng Auckland
Lễ hội
Ngoài sở hữu những cảnh đẹp làm mê đắm lòng người, New Zealand còn khiến du khách không khỏi ấn tượng và thích thú về một nền văn hóa đa dạng, độc đáo với vô vàn lễ hội độc đáo
Lễ hội Nghệ thuật Biểu diễn Truyền thống Maori
Lễ hội đặc biệt không thể không kể đến chính là Lễ hội Nghệ thuật Biểu diễn Truyền thống Maori hay còn có tên gọi khác là lễ hội Te Matatini, một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Maori ở Kapa Haka của New Zealand Lễ hội thường được tổ chức vào tháng 2, kéo dài trong 3 ngày và diễn ra 2 năm một lần và tổ chức lần đầu tiên vào năm 1972 tại Rotorua, và sau đó là những nơi khác như Wellington, Trentham Lễ hội nhằm tôn vinh ngôn ngữ, văn hóa và phong tục truyền thống của người Maori thông qua những vũ ấn tượng và độc đáo Những năm còn chiến tranh, những chiến binh Maori đã cùng nhau biểu diễn điệu nhảy để nâng cao tinh thân chiến đấu của mình.
Khi tham dự lễ hội, các đội chơi thể hiện rõ cá tính của mình qua khuôn mặt và nhảy vũ điệu Kapa Haka theo phong cách đặc trưng của Maori và đặc biệt là hình xăm của người Maori đều được sử dụng dao và đục làm từ răng cá mập có xương mài nhọn hay thay bằng đá nhọn để xăm mình Lễ hội này nhằm để thể hiện được văn hoá, phong tục truyền thống cũng như ngôn ngữ của họ trước bạn bè bốn phương.
Hình 17 Thổ dân Maori trong lễ hội truyền thống
Giáng sinh New Zealand sẽ diễn ra vào mùa hè
Hình 18 Giáng sinh giữa mùa hè tại New ZealandNhắc đến giáng sinh, hẳn bạn sẽ nghĩ đến tuyết trắng, lò sưởi cùng bữa tiệc ấm áp trong nhà Thế nhưng tiệc giáng sinh ở New Zealand lại là thời điểm nắng nhiều nhất trong năm.Bởi mùa hè diễn ra từ tháng 12 đến tháng 2, nên thay vì những bữa tiệc ấm cúng trong nhà,người dân New Zealand ăn mừng Noel với những bữa tiệc hoành tráng ngoài trời, những buổi cắm trại ấm áp, band nhạc sống, những khúc dân vũ ăn mừng trên toàn quốc Khi tham gia lễ giáng sinh, du khách sẽ thấy màu sắc ý nghĩa mà người dân nơi đây chính là đỏ, trắng, xanh Màu đỏ là đại diện cho cây pohutukawa, là cây giáng sinh của đất nước này Màu xanh là đại diện cho sức sống mới của những thảm thực vật vùng nhiệt đới Và màu cuối cùng là màu trắng, màu đại diện cho những bãi cát mềm mịn.
Lễ hội đua thuyền trên sông Ngarua Hai Đây có thể được coi là một trong những lễ hội đáng chờ đợi nhất trong số các lễ hội New Zealand và có sức hút hàng chục nghìn người đến tham gia và cổ vũ Lễ hội đua thuyền trên sông Ngaruawahia vào tháng 3 hằng năm cùng với nhiều hoạt động sôi nổi vui nhộn khác như bơi ngựa, đua thuyền máy, chèo thuyền,…
Hình 19 Lễ hội đua thuyền trên sông Ngarua Hai
Bên cạnh đó còn rất nhiều lễ hội đặc sắc bạn có thể tham gia khi đến với đất nước New Zealand như: Lễ hội nhạc Jazz, Lễ hội mùa đông tại Queenstone, Lễ kỷ niệm Waitangi, Lễ hội nghệ thuật Christchurch.
Các lễ hội của người New Zealand thường là những ngày lễ hướng đến các hoạt động giải trí ngoài trời hoặc là dịp để tổ chức những buổi tiệc vui chơi Song lại tương đối ít những ngày lễ tưởng niệm, những ngày ghi nhớ đến những ký ức đau thương của đất nước so với các quốc gia khác trên thế giới Điều này có thể được giải thích bằng nhiều lý do khác nhau như việc quốc gia này có một bề dày lịch sử khá khiêm tốn với việc tồn tại chỉ gần 200 năm kể từ ngày xác lập sự cai trị của Đế Quốc Anh.
Tuy nhiên, bề dày lịch sử ngắn ngủi không đồng nghĩa với việc họ không phải trải qua các giai đoạn khó khăn Trong lịch sử, New Zealand cũng đã hứng chịu các trận chiến lớn như thế chiến 2 hoặc những tranh chấp với người bản địa Maori trong những ngày đầu.
Vì vậy, các lễ hội của người New zealand thường có xu hướng tạo một bầu không khí vui vẻ có thể được giải thích bằng văn hóa Biểu hiện này có thể được giải thích bằng định hướng văn hóa hoan hỉ theo nghiên cứu của Hofstede với số điểm là 75.
Trang phục
Xuất hiện từ rất sớm tại New Zealand khoảng 1200 năm trước, người Maori được xem là những người bản xứ của New Zealand Trang phục truyền thống của người Maori chủ yếu được làm từ thực vật, lông chim và da động vật và chiếc váy đặc trưng của người Maori được gọi là piupiu Piu Piu được cả nam và nữ mặc cho lễ kapa haka và những dịp đặc biệt của dân tộc và việc chế tạo chúng rất lâu và phức tạp Piupiu là một loại váy cỏ Dây thắt lưng được tết hoặc trong một số trường hợp được làm từ tāniko Phần thân của piupiu thường được làm từ lá lanh đã qua sơ chế cẩn thận với sợi muka, chúng được đan và sắp xếp với nhau tạo nên những họa tiết hình học đặc trưng Các họa tiết hình học có thể được tô đậm thông qua quá trình nhuộm màu vì thuốc nhuộm sẽ ngấm nhiều hơn vào các sợi lanh được phơi hơn là lá thô khô.
Bên cạnh piupiu, tāniko là một biến thể độc đáo của người Maori, chúng được sử dụng để dệt nên những đường viền phức tạp đầy màu sắc của chiếc áo choàng Maori Tāniko chỉ được sử dụng cho các đường viền vì vải dệt quá cứng để phù hợp với toàn bộ chiếc áo Bên cạnh đó, Tāniko cũng được sử dụng để làm pari (áo khoác), tīpare (băng đô), tāpeka (băng đeo chéo), tātua (thắt lưng) và taonga whakapaipai (đồ trang sức) Người đan áo thường làm một chiếc áo cho người trong gia đình của mình hoặc cho những người mà họ tôn quý. Một chiếc áo choàng sẽ trở thành một vật gia truyền có giá trị được truyền từ đời này sang đời khác và được mặc trong nhiều dịp khác nhau Nghệ thuật đan áo của người Maori từng bị thất truyền trong một thời gian bởi dự tiếp nhận của trang phục Âu.
Và đến giữa thập kỷ 1900, Liên đoàn Phúc lợi Phụ nữ Maori đã cho phục hồi truyền thống này Cho đến nay, có rất nhiều phụ nữ Maori vẫn tiếp tục tiếp nối truyền thống và gìn giữ nghệ thuật đan áo của tổ tiên để lại.
Hình 20 Trang phục dân tộc Maori b) Trang phục hiện đại
Trang phục thường ngày hiện nay của người New Zealand thường không quá sặc sỡ và không chiều chi tiết Họ thường mặc những trang phục đơn giản với hai màu cơ bản trắng đen hoặc các màu tối khác Biểu hiện này có thể được giải thích bằng định hướng văn hóa trung lập của người New Zealand với số điểm 63 Họ tránh việc thể hiện quá nổi bật ra bên ngoài thông qua phong cách ăn mặc sặc sỡ.
Hình 21 Trang phục thường ngày của người New Zealand
Thể thao
Dường như niềm yêu thích khám phá thông qua các hoạt động thể thao chính là văn hóa New Zealand mà bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy khi đến đây.
Người dân New Zealand ưa chuộng các hoạt động ngoài trời, đặc biệt có một số môn thể thao rất được yêu thích như trượt tuyết, đánh golf và các trò chơi mạo hiểm như leo núi… Bóng đá chưa phải là điểm mạnh tại quốc gia này nhưng cũng là một môn thể thao được một lượng lớn người cuồng nhiệt Mà thay vào đó môn thể thao được người dân New Zealand yêu thích nhất chính là bóng bầu dục
Hình 22 Môn bóng bầu dục rất được ưa chuộng tại New Zealand
Bên cạnh đó đây cũng chính là quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực đua thuyền và Auckland – thành phố cảng xinh đẹp ở New Zealand đã trở thành kinh đô của môn thể thao này Cúp America được trao lần đầu vào năm 1851 và được coi như giải thưởng lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới về môn thể thao này New Zealand đã đoạt cúp này lần đầu vào năm 1995 tại San Diego.
Hình 23 Quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực đua thuyền
Không chỉ thế các môn thể thao mạo hiểm cũng rất phát triển ở New Zealand và trong văn hóa New Zealand Địa hình New Zealand được mẹ thiên nhiên ưu đãi với nhiều ngọn núi lửa hùng vĩ, các đỉnh núi cao phủ đầy tuyết, bãi biển cát trắng dài… tạo nên “điểm giải trí” ngoạn mục, thích hợp cho trò Bungee, nhảy dù, lăn bóng Zorbing, chèo thuyền… và một số môn thể thao khác.
Nét văn hoá đặc trưng khi giao tiếp
Ngôn ngữ giao tiếp Đến với một quốc gia việc biết đến ngôn ngữ của đất nước đó rất quan trọng - đó là cầu nối với những con người New Zealand New Zealand có 3 ngôn ngữ chính được sử dụng phổ biến Đầu tiên là tiếng Anh đây là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất có đến 98% dân số New Zealand sử dụng Tiếng Anh đã được sử dụng khá lâu tại New Zealand vì đất nước này vốn là một thuộc địa cũ của Anh Ngôn ngữ chính thức thứ hai mà người quan tâm đến văn hóa giao tiếp của New Zealand là tiếng Māori Ngôn ngữ này được sử dụng chủ yếu bởi người Māori Đây là những cư dân đầu tiên của New Zealand Ngoài ra, New Zealand còn có một hình thức ngôn ngữ khá đặc biệt là tiếng lóng Khi đến nước này, bạn sẽ dễ dàng bắt các từ tiếng lóng phổ biến như: ‘g’day’ (chào), ‘cheers’ (cám ơn), ‘brekkie’ (bữa ăn sáng)…
Người New zealand thường bắt đầu lời chào thông qua một cái bắt tay giữa những người xa lạ Đàn ông New Zealand có thể đánh giá sức mạnh tính cách của ai đó qua cái bắt tay của họ và phản ánh sự tin tưởng và chính trực Là một cơ hội để thiết lập mối quan hệ, vì vậy việc mỉm cười và thể hiện niềm vui khi gặp ai đó là điều phổ biến và được mong đợi Tuỳ thuộc vào mức độ thoải mái cá nhân của một cá nhân Một số người có thể chào những người họ biết bằng một cái ôm Những người bạn thân cũng có thể hôn lên má nhau Những người khác có thể chỉ cần gật đầu hoặc vẫy tay khi nói xin chào Lời chào thường không chính thức trong môi trường xã hội như câu nói “Hi, how are you?” đây chỉ đơn giản là một lời chào, không phải là một câu hỏi cần được trả lời chi tiết hay “See you later” (Hẹn gặp lại) có nghĩa tương đương với “Goodbye” (Tạm biệt).
Nhưng lưu ý khi giao tiếp
Cần né xa chủ đề về tôn giáo- đây là chủ đề nhạy cảm Phần lớn người New Zealand đang theo đạo Công giáo đồng thời thì những tôn giáo khác ở nước này cũng rất được tôn trọng Điều này đã biến New Zealand thành một quốc gia đa chủng tộc, đa văn hóa, đa tôn giáo.
Tránh đưa “ngón tay giữa” vào ai đó, vì nó thể hiện sự khinh miệt hoặc thách thức và được coi là một sự xúc phạm Tương tự ngón giữa hoặc thè lưỡi hay nhìn chằm chằm vào người khác là hành động bất lịch sự, thô lỗ gây khó chịu.
Và đặc biệt là không nựng em bé khi không có sự cho phép của bố mẹ chúng Bởi người dân New Zealand họ sẽ cho rằng bạn lạm dụng con của họ khi tự ý nựng hay chụp ảnh với bé mà chưa có sự cho phép từ mình Nhiều bố mẹ họ sẽ gọi cảnh sát đến làm việc với bạn.
Phong cách sống
Người New Zealand có lối sống đơn giản nhưng tính cách mạnh mẽ và tuân thủ nguyên tắc Họ có thói quen sinh hoạt tại nhà vào mỗi buổi tối và thường không ra đường khi đồng hồ điểm 18 giờ - 19 giờ, đi ngủ lúc 22 giờ Nhưng cuối tuần, dân tình không phân biệt già trẻ đổ xô ra bar cho đến sáng, những ngày nay ở đây, không khác gì những lễ hội lớn Biểu hiện này có thể giải thích thông qua định hướng hoan hỉ của Hofstede.
Họ là những người tự nhiên, cởi mở và hay cười, chính vì vậy họ có thể bắt đầu mối quan hệ bạn bè một cách dễ dàng và sẵn lòng giúp đỡ nếu bạn cần sự trợ giúp.
Người New ZeaLand ưu thích một lối sống đơn giản họ thường gọi nhau bằng tên, vì vậy đừng ngạc nhiên khi thấy một người bạn mới quen gọi bạn bằng tên riêng Thậm chí, dù chỉ mới hợp tác nhưng nhiều đối tác, khách hàng người New Zealand có thể gọi tên riêng của bạn trong các cuộc trao đổi hay thư từ cá nhân Biểu hiện này có thể được giải thích bằng định hướng văn hóa cụ thể của Trompenaars.
New Zealand sở hữu nền giáo dục tiến bộ, khuyến khích và tạo điều kiện cho người ở quốc gia này học tập, sáng tạo ngay từ nhỏ Theo thống kê, nửa dân số từ 15 - 29 tuổi tạiNew Zealand đạt trình độ cao đẳng hoặc đại học Tuy nhiên họ rất coi trọng người giỏi và khiêm tốn Với những người thích khoe khoang, họ sẽ tỏ thái độ khó chịu ngay Biểu hiện này có thể được giải thích bằng định hướng văn hóa trung lập của Trompenaars.
Văn hóa kinh doanh ở Quốc gia New Zealand
Văn hoá trong ứng xử nội bộ
Biểu hiện 1: Người New Zealand thường có cách hành văn theo hướng diễn dịch, tức là bàn công việc họ sẽ đi thẳng vào chuyện chính trước sau đó mới bắt đầu giải thích và cung cấp các bằng chứng minh chứng hoặc nói đến các chuyện khác Chẳng hạn, khi trễ họp, họ sẽ nói “Xin lỗi, tôi đến trễ Hôm nay tàu điện ngầm gặp một sự cố bất ngờ, tôi đã vội bắt taxi để đến cho kịp giờ họp.” thay vì “ Hôm nay tàu điện ngầm mà tôi bắt gặp sự cố nên tôi đã phải bắt taxi để đến cho kịp giờ họp vì vậy tôi đến trễ”. Biểu hiện có thể được giải thích thông quan định hướng văn hóa cụ thể của Trompenaars với mức điểm là 56.
Văn hóa người New Zealand với định hướng văn hóa cụ thể thể hiện họ có vùng không gian riêng nhỏ và không gian chung rộng lớn hơn nhiều Do đó, họ thường sẽ ưu tiên tập trung vào vùng không gian riêng trước rồi mới tản ra phía bên ngoài dần dần vào không gian chung.
Vì vậy, khi giao tiếp trong công việc người New Zealand sẽ đi thẳng vào vấn đề chính trước mà họ cho như là tương tự với vùng không gian riêng quan trọng của mình rồi mới nói đến những vấn đề khác mà theo họ nó không được xem trọng tương tự như vùng không gian chung
Biểu hiện 2: Người New Zealand thường rất cởi mở và hòa đồng trong công việc tuy nhiên thông tin cá nhân không được chia sẻ rộng rãi khi nói đến môi trường kinh doanh ở New Zealand vì vậy tốt nhất nên giữ mọi thứ đơn giản và không chia sẻ quá nhiều thông tin hoặc hỏi nhiều về đời sống cá nhân của đối tác kinh doanh.
Biểu hiện trên có thể được giải thích bởi định hướng văn hóa cụ thể của nghiên cứu Trompenaars Văn hóa New Zealand với điểm số là 56 thể hiện vùng không gian riêng của họ nhỏ hơn đáng kể so với vùng không gian chung vì không gian chung lớn như thế nên ai cũng có thể trò chuyện vui vẻ với họ nhưng ngược lại vùng không gian riêng nhỏ bé là những thông tin cá nhân sẽ được họ bảo vệ kỹ lưỡng.
Biểu hiện 3: Người New Zealand tôn trọng văn hóa của người Maori bản địa trong kinh doanh về các quan điểm và nhận thức, chấp nhận những sự khác biệt để có thể hợp tác với nhau mà không cố gắng xóa bỏ nó Không chỉ vậy, các sắc tộc khác ngoài Maori cũng vẫn được đối xử bình đẳng, được tôn trọng trong công việc.
Biểu hiện trên có thể được giải thích bằng định hướng văn hóa đặc thù theo nghiên cứu của Trompenaars với số điểm là 46 Cho thấy rằng, người New Zealand xử lý linh hoạt mà không hề áp dụng một tiêu chuẩn chung nào cho tất cả các tình huống, họ đối xử với những sắc dân khác theo những cách khác nhau theo từng đặc điểm, chấp nhận sự khác biệt và những tình huống ngoại lệ.
Ngoài ra, biểu hiện còn có thể được giải thích bằng định hướng văn hóa dựa vào khung cảnh cao của Hall vì người New Zealand dựa vào các thông tin nền của mỗi người để ứng xử và tôn trọng những sự khác biệt đó.
Biểu hiện 4: Người New Zealand có thể sử dụng khiếu hài hước trong suốt các cuộc thảo luận kinh doanh để làm nhẹ bầu không khí Đây thường là một công cụ để xây dựng bầu không khí thoải mái cho những cuộc thảo luận cởi mở, trực tiếp hơn Biểu hiện này có thể được giải thích bằng định hướng văn hóa chủ nghĩa đặc thù của Trompenaars và văn hóa dựa vào khung cảnh cao của Hall Theo Hall và Trompenaars, người New Zealand có văn hoá chủ nghĩa đặc thù là 46 điểm và họ có văn hoá dựa nhiều vào khung cảnh giao tiếp Qua đó cho thấy người New Zealand khá linh hoạt với việc chú ý và sử dụng hoàn cảnh, môi trường xung quanh Vì vậy mà họ có thể dụng sử dụng khiếu hài hước
1 cách hiệu quả để xây dựng mối quan hệ, khuyến khích giao tiếp cởi mở và tạo ra môi trường làm việc tích cực cho mọi người trong các cuộc họp, thảo luận.
Bên cạnh đó, biểu hiện này cũng có thể được giải thích theo văn hoá hoan hỉ của Hofstede với mức điểm hoan hỉ lên đến 75 Người New Zealand nhấn mạnh sự tiêu khiển, các hoạt động giải trí và được tự do ngôn luận nên việc họ sử dụng khiếu hài hước 1 cách phù hợp được khuyến khích trong các cuộc họp, thảo luận.
Biểu hiện 5: Trong môi trường công ty, có một quy tắc bất thành văn rằng thể hiện sự kiềm chế cảm xúc là biểu hiện của tính chuyên nghiệp Nhưng không được nhầm lẫn thái độ kiên định, không nói nhiều của họ với sự thờ ơ, vô cảm.
Có thể sử dụng định hướng văn hóa trung lập của Trompenaars (63) để có thể giải thích được biểu hiện này Theo Trompenaars, New Zealand là 1 quốc gia có nền văn hoá kinh doanh theo định hướng trung lập với mức điểm là 63.
Người New Zealand cho rằng việc giữ kiểm soát, kiềm chế cảm xúc, ít thể hiện cảm xúc ra bên ngoài và hành động 1 cách bình tĩnh trong kinh doanh là biểu hiện của tính chuyên nghiệp Ho thường không để lộ ra những gì đang suy nghĩ hay cảm thấy, cử xử 1 cách lạnh lùng và kiềm chế điệu bộ, biểu hiện 1 cách mạnh mẽ.
Văn hoá doanh nghiệp (Văn hoá tổ chức)
Biểu hiện 6: Trong công việc, người New Zealand đề cao năng lực và hiệu suất làm việc Ở đây, mọi người đánh giá một người dựa trên năng lực thực sự và những gì người đó đóng góp cho công ty chứ không phải chức danh, học vị Khi hoàn thành tốt công việc và mang lại nhiều cống hiến, không ai có thể phàn nàn về việc đó. Biểu hiện này có thể được giải thích bằng định hướng văn hóa thành tích của Trompenaars và dự án GLOBE Theo đó con người đạt được địa vị tùy thuộc vào mức độ hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ của mình, dựa vào mức độ đóng góp thành tích. Với số điểm 73 ở định hướng văn hóa thành tích theo nghiên cứu của Trompenaars và mức điểm trung bình văn hóa ở mức medium (4) theo dự án GLOBE cho thấy New Zealand là một nước coi trọng năng lực cá nhân hơn là chức danh.
Biểu hiện 7: Số giờ làm việc tối đa được thiết lập ở New Zealand là 40 giờ mỗi tuần và người New Zealand thường tuân theo thói quen từ 9 đến 5 giờ Tuy nhiên, sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc ở đất nước này thực sự không được coi là tốt nhất. Xét theo quan điểm của dân số và số lượng ngày càng tăng của các công ty ở New Zealand hầu hết mọi người vẫn làm việc giữa 40 đến 49 giờ mỗi tuần thường khiến nhân viên kiệt sức
Việc coi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống không thật sự là tốt nhất và thường làm việc trên mức tối đa là 40 giờ có thể được lý giải thông qua định hướng văn hóa nam tính của Hofstede của văn hóa New Zealand. Định hướng văn hóa nam tính của Hofstede của New Zealand với số điểm là 58 khi mà người New Zealand chấp nhận đánh đổi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống để có thể làm việc nhiều hơn, đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, biểu hiện này còn có thể được lý giải thông qua định hướng chủ nghĩa đặc thù của Trompenaars với số điểm là 46, vì việc pháp luật đặt ra luật làm tối đa làm 40 giờ mỗi tuần tuy nhiên các doanh nghiệp linh hoạt hơn có thể làm lên đến 49 giờ mỗi tuần.
Biểu hiện 8: Đúng giờ là một phẩm chất quan trọng trong văn hóa làm việc của New
Zealand Người New Zealand rất coi trọng sự chuyên nghiệp và hiệu quả, vì vậy họ luôn cố gắng đến đúng giờ hoặc sớm hơn một chút trong các cuộc hẹn, cuộc họp và các sự kiện khác.
Biểu hiện trên có thể được giải thích thông qua định hướng văn hóa tuần tự của Trompenaars với số điểm 65 và định hướng thời gian đơn tuyến của Hall Nghiên cứu này cho rằng người New Zealand rất coi trọng việc đúng giờ và việc trễ giờ có thể khiến họ không hài lòng.
Biểu hiện 9: Hầu hết trong kinh doanh người New Zealand thường tránh dùng các chức danh chính thức Việc sử dụng chức danh chính thức có thể tạo ra sự phân cấp và khiến người khác cảm thấy e dè hoặc xa cách
Việc tránh dùng các chức danh chính thức của người New Zealand có thể được lý giải thông qua khía cạnh định hướng văn hoá khoảng cách quyền lực của Hofstede Theo ông, trong doanh nghiệp, người New Zealand có văn hoá khoảng cách quyền lực thấp với mức điểm chỉ có 22 Qua đó thấy được, người New Zealand đề cao sự độc lập, tôn trọng cá nhân, quyền lực ít tập trung vào các nhà quản trị cấp trên, nhân viên hài hoà, dễ tiếp cận và tìm kiếm sự hỗ trợ từ cấp trên Vì vậy mà việc sử dụng chức danh có thể khiến nhân viên hay cấp dưới cảm thấy họ có nhiều quyền lực, khó tiếp cận và có sự phân cấp với mọi người làm cho người quản trị cấp trên dễ bị e dè và xa cách.
Ngoài ra, biểu hiện trên cũng có thể được giải thích thông qua định hướng văn hoá chủ nghĩa đặc thù của Trompenaars với mức điểm là 46 Trong doanh nghiệp người NewZealand còn khá linh hoạt trong việc gọi tên cấp trên hay mọi người xung quanh là còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, ý muốn và dựa vào mối quan hệ của họ với người khác.
Văn hoá đàm phán
Biểu hiện 10: Việc sử dụng vị trí quyền lực như một đòn bẩy trong các cuộc đàm phán không được ủng hộ Thay vào đó, người ta chú trọng vào việc thuyết phục bằng lập luận và bằng chứng để đạt được sự đồng thuận.
Việc không nhấn mạnh vào quyền lực trong cuộc họp và công việc của người New Zealand được lý giải qua định hướng văn hóa khoảng cách quyền lực thấp của Hofstede với số điểm là 22 Văn hóa New Zealand thúc đẩy tất cả mọi người cùng nhau nêu lên ý kiến của mình bất kể bạn có là ai.
Biểu hiện 11: Trong một cuộc đàm phán, người New Zealand hỗ trợ lập trường bằng các dữ kiện và số liệu cụ thể có liên quan đến vấn đề cần nói đến và tránh những lập luận hay tuyên bố mà không thể chứng minh
Với số điểm ở mức trung bình là 49 ở định hướng văn hóa tránh sự không chắc chắn của Hofstede và điểm trung bình tại mức medium (4) ở định hướng tương tự theo dự ánGLOBE thì văn hóa của New Zealand có thể được xem là văn hóa tránh sự không chắc chắn cao Vì thế, các số liệu và dẫn chứng được coi là quan trọng để có thể thuyết phục những người New Zealand.
Bên cạnh đó, Biểu hiện này có thể được giải thích với định hướng văn hóa cụ thể của Trompenaars với số điểm là (56) Người New Zealand chỉ đề cao các số liệu chứ không quan tâm đến các chủ đề ngoài nào khác.
Biểu hiện 12: Các cuộc họp đầu tiên thường có mục đích chính là xác định mức độ đáng tin cậy để có thể hợp tác lâu dài Trong các cuộc họp đầu tiên này, người New Zealand để tâm nhiều đến mức độ uy tín của đối tác.
Việc tìm kiếm một đối tác để hợp tác lâu dài của người New Zealand được lý giải thông qua khía cạnh định hướng văn hóa tương lai theo nghiên cứu của Trompenaars với số điểm 9, định hướng văn hóa tương lai của dự án GLOBE với mức điểm trung bình tại medium (4) và định hướng dài hạn theo nghiên cứu của Hofstede với số điểm là 55. Ngoài ra, biểu này còn có thể được lý giải bằng định hướng văn hóa tránh sự không chắc chắn cao của Hofstede với số điểm là 49 Việc để tâm đến uy tín của đối tác trong buổi họp đầu để ra quyết định hợp tác cho thấy người New Zealand là những người dựa nhiều vào các thông tin nền để tin tưởng thay vì chỉ quan tâm đến việc đối tác có giải quyết vấn đề của họ hay không.
Biểu hiện 13: Đối với cách xưng hô với các đối tác kinh doanh, người New Zealand thường chuyển sang tên riêng khá nhanh, nhưng tốt nhất nên xưng hô với họ bằng chức danh danh dự và họ cho đến khi họ đề nghị chuyển sang mức thân mật hơn Biểu hiện này có thể được lý giải thông qua định hướng văn hóa cụ thể của Trompenaars (56) Người New Zealand tin rằng việc xưng hô theo chức danh, họ ban đầu và coi trọng hình thức như bắt tay thể hiện được sự tôn trọng, chuyên nghiệp và cởi mở của văn hóa New Zealand Và khi quan hệ trở nên thân thiết hơn, người New Zealand có thể chuyển sang xưng hô bằng tên riêng và có phong cách giao tiếp cởi mở, thân ái hơn Điều này cho thấy rằng người New Zealand sẵn sàng chia sẻ không gian chung của họ, và có thể chia sẻ cả phần không gian riêng khi cả 2 bên đã trở nên thân thiết với nhau.
Bên cạnh đó, biểu hiện này còn có thể được giải thích thông qua định hướng văn hoá đặc thù của Trompenaars (46) Việc xưng hô theo chức danh, họ ban đầu và chuyển sang tên riêng khi thân mật hơn cho thấy người New Zealand vẫn sẽ tôn trọng các quy tắc, nghi thức trong giao tiếp ban đầu nhưng có thể linh hoạt và điều chỉnh cách giao tiếp, hợp tác phù hợp với mối quan hệ.
Văn hoá marketing và bán hàng
Biểu hiện 14: Người New Zealand thường mua các sản phẩm nội địa thay vì nhập khẩu để hỗ trợ nền kinh tế cũng như là họ tự tin vào chất lượng hàng hóa của nước họ
Biểu hiện này có thể được lý giải bằng định hướng văn hóa tránh sự không chắc chắn cao của Hofstede (49) và dự án GLOBE với mức điểm trung bình tại medium (4) Người New Zealand có xu hướng thích những sản phẩm mà họ có nhiều thông tin mà ở đây là những sản phẩm nội địa hơn là các sản phẩm mới lạ được nhập khẩu mà họ không biết từ trước hoặc có ít thông tin để xem xét.
Việc hàng hóa nội địa được ủng hộ bởi người New Zealand để thúc đẩy sử phát triển của nền kinh tế cho thấy văn hóa New Zealand là văn hóa định hướng dài hạn theo nghiên cứu của Hofstede và văn hóa xem trọng tương lai theo nghiên cứu Trompenaars đồng thời cũng là văn hóa định hướng tương lai của dự án GLOBE với mức điểm trung bình tại medium (4).
Ngoài ra, Biểu hiện cũng có thể được lý giải thêm thông qua các định hướng văn hóa bên trong của Trompenaars và định hướng văn hóa chi phối của Kluckhohn và Strodtbeck vì người New Zealand tự tin vào các sản phẩm nội địa của mình chứ không để bị các yếu tố bên ngoài như hàng nhập khẩu thuyết phục.
Biểu hiện 15: Những tiêu chuẩn về của người New Zealand nhìn chung rất cao và họ rất tập trung chú ý đến từng chi tiết của một cửa hàng hay sản phẩm
Biểu hiện này có thể được lý giải thông qua định hướng tránh sự không chắc chắn cao với số điểm 49 Người New Zealand thường thích có nhiều thông tin thông qua việc biết các thành phần rõ ràng của sản phẩm hơn là hình thức bao bì của sản phẩm đó.
Ngoài ra định hướng văn hóa cụ thể của Trompenaars cũng có thể giải thích cho biểu hiện này với số điểm 56 Người New Zealand chú trọng nhìn vào các thành phần cốt lõi của một sản phẩm hoặc các tác dụng của nó rồi mới xem xét đến hình thức, bao bì, tiện lợi.
Biểu hiện 16: Các TVC ở New Zealand thường hay thể hiện các diễn viên luôn có vẻ tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn, nô đùa với nhau trên những khung cảnh nhấn mạnh vào vẻ đẹp thiên nhiên núi đồi hoang sơ, hùng vĩ với không khí trong lành
Với định hướng văn hóa hoan hỉ của Hofstede với số điểm 75, người New Zealand không quá khắt khe với bản thân mà hưởng thụ những giây phút thư giãn của cuộc sống Vì vậy, việc TVC thể hiện được sự vui vẻ và hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ sống động của đất nước sẽ gây sức hút lớn hơn.
Văn hoá quản trị nhân sự
Biểu hiện 17: Mặt dù số lượng phụ nữ trong lực lượng lao động ở New Zealand là rất lớn nhưng lại có tỷ lệ rất ít những người phụ nữ có vị trí cao và địa vị trong công việc.
Cụ thể là dưới 10% số ghế trong hội đồng quản trị của các công ty niêm yết đại chúng do phụ nữ đảm nhận.
Với tỷ lệ những người phụ nữ có vị trí cao thấp như vậy thể hiện văn hóa New Zealand có định hướng văn hóa nam tính theo Hofstede, cho rằng có sự khác biệt về khả năng, đặc điểm về giới Giới tính nam thì mạnh mẽ, thích chinh phục thích hợp với các công việc lãnh đạo còn giới nữ thì mềm mại, ôn nhu nên không thích hợp với các vị trí lãnh đạo trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, biểu hiện trên còn được lý giải thông qua định hướng văn hóa bình đẳng giới thấp của dự án GLOBE với mức điểm trung bình tại relatively low (3).
Biểu hiện 18: Hệ thống phân cấp quản lý của các công ty ở New Zealand thường khá bằng phẳng thay vì nhiều cấp quản lý Các công ty New Zealand thường có ít cấp quản lý hơn vì vậy các nhân viên được trao quyền và trách nhiệm cao hơn trong công việc. Định hướng văn hóa khoảng cách quyền lực của Hofstede với số điểm 22 có thể lý giải được điều này Với hệ thống phân cấp quản lý phẳng, các nhân viên cấp dưới hay cấp trên không quá khác biệt và có thể hỗ trợ nhau nhiều trong công việc, do đó con người tương đối bình đẳng trong tổ chức Vì vậy văn hóa của New Zealand là văn hóa khoảng cách quyền lực thấp.
Ngoài ra, biểu hiện còn có thể được giải thích bằng định hướng văn hóa bản chất con người là tốt của Kluckhohn và Strodtbeck Vì cho rằng con người có bản chất là tốt, là lương thiện nên văn hóa New Zealand có thể trao quyền và trách nhiệm nhiều hơn cho người khác một cách dễ dàng.
Biểu hiện 19: Nhà tuyển dụng New Zealand họ chủ yếu sử dụng bên thứ ba để tìm kiếm nhân viên cho đơn vị mình và xây dựng cơ sở dữ liệu ứng viên của riêng họ. Biểu hiện này có thể giải thích qua nghiên cứu của Hofstede và dự án GLOBE về né tránh sự không chắc chắn Với số điểm ở mức trung bình là 49 ở định hướng văn hóa tránh sự không chắc chắn của Hofstede và điểm trung bình tại mức medium (4) ở định hướng tương tự theo dự án GLOBE thì văn hóa của New Zealand có thể được xem là văn hóa tránh sự không chắc chắn cao
Các doanh nghiệp New Zealand mong muốn sẽ có được nguồn ứng viên đa dạng và chất lượng cao đồng thời có thể tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho các vị trí cao cấp và có tính chuyên môn cao thông qua bên thứ ba Điều này cho thấy doanh nghiệp sẽ ưu tiên sự an toàn, giảm thiểu rủi ro, tuân thủ quy trình chuẩn mực, chuẩn hóa yêu cầu tuyển dụng nhưng vẫn đảm bảo được sự chuyên nghiệp trong đánh giá ứng viên.
Biểu hiện 20: Quyền riêng tư của các ứng cử viên là một cân nhắc quan trọng ở New
Zealand Ví dụ, các cuộc phỏng vấn nên được lên lịch theo cách mà các ứng viên tránh gặp các ứng cử viên khác mà không có cảnh báo trước.
Với định hướng văn hóa thời gian tuần tự theo nghiên cứu của Trompenaars (65) và định hướng văn hóa thời gian đơn tuyến theo nghiên cứu của Hall có thể được sử dụng để lý giải cho biểu hiện này Vì người New Zealand không muốn công việc ảnh hưởng đến thời gian riêng tư, tách biệt công việc và đời sống Họ muốn thực hiện các công việc tuần tự, tập trung vào từng việc, từng mục tiêu theo thời gian và tôn trọng các cuộc hẹn, kế hoạch sắp đặt trước Đồng thời, biểu hiện còn có thể được lý giải thêm thông qua định hướng văn hóa cụ thể theo nghiên cứu của Trompenaars với số điểm 56 cho việc người New Zealand thực sự biết tách biệt thời gian cho công việc và đời sống của mình.
Văn hoá doanh nhân
Biểu hiện 21: Trong môi trường làm việc New Zealand, tự chủ và độc lập là những giá trị được đề cao Người New Zealand đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân và mong muốn hoàn thành công việc một cách độc lập Họ được khuyến khích đưa ra ý tưởng, giải quyết vấn đề và tự chủ trong công việc của mình.
Sự tự chủ và độc lập được đề cao cho thấy văn hóa New Zealand là văn hóa có định hướng chủ nghĩa cá nhân theo nghiên cứu của ông Hofstede với số điểm là 69. Đồng thời, với số điểm là 50 theo định hướng chủ nghĩa cá nhân của Trompenaars, mức điểm trung bình tại medium (4) theo định hướng văn hoá sự quyết đoán của dự án GLOBE và văn hoá định hướng cá nhân của Kluckhohn và Strodtbeck cũng giải thích được một phần cho biểu hiện trên.
Biểu hiện 22: Việc nói chuyện là rất ít khi đang dùng bữa Cuộc trò chuyện sẽ diễn ra trước và sau bữa ăn Bữa tối chỉ dành cho các hoạt động giao lưu xã hội, do đó công việc kinh doanh không được thảo luận trong những dịp này còn bữa trưa được sử dụng cho các cuộc trò chuyện kinh doanh.
Biểu hiện này có thể được lý giải thông qua định hướng văn hóa cụ thể của Trompenaars với mức điểm 56 Ở đây, người New Zealand tách biệt cụ thể bữa nào sẽ dành cho những cuộc trò chuyện về công việc và bữa nào chỉ nên dành cho các hoạt động giao lưu xã hội Bữa trưa vẫn nằm trong thời gian làm việc của người New Zealand vì vậy họ có thể bàn bạc về các vấn đề về công việc Tuy nhiên bữa tối lại là lúc nghỉ ngơi và trò chuyện giao lưu do đó không nên nhắc đến công việc.
Bên cạnh đó, Biểu hiện này còn có thể được lý giải thêm thông qua định hướng văn hóa thời gian tuần tự của Trompenaars và định hướng thời gian đơn tuyến của Hall Vì bữa tối không phải là thời gian dành cho công việc, mà là lúc mọi người được thư giãn Các vấn đề về công việc không được xâm phạm đến thời gian đời sống cá nhân của mọi người Thêm nữa là người New Zealand cho rằng các bữa ăn nào thì đành riêng cho các vấn đề khác nhau, không thể giải quyết nhiều chuyện trong một bữa ăn.
Biểu hiện 23: Trong mỗi kỳ nghỉ, người New Zealand rất thích dành thời gian rảnh rỗi của mình cho việc du lịch Theo nghiên cứu người tiêu dùng của Nielsen, cho thấy rằng 90% người dân New Zealand được khảo sát có kế hoạch đi du lịch trong năm tới Vì người New Zealand tin rằng điều quan trọng với họ là phải có thời gian rảnh rỗi để thư giãn và nạp năng lượng, vì vậy họ sẽ không sẵn lòng dành thời gian nghỉ cho công việc thay vì việc tận hưởng trọn vẹn chuyến du lịch. Định hướng văn hóa hoan hỉ theo nghiên cứu của Hofstede với số điểm 75 có thể giải thích cho biểu hiện này của người New Zealand Họ muốn thỏa mãn những ham muốn căn bản và tự nhiên của mình liên quan đến hưởng thụ cuộc sống và thú vui ngắn hạn thay vì phải hy sinh để làm việc.
Song song đó, với định hướng văn hóa thời gian tuần tự theo nghiên cứu của Trompenaars (65) và định hướng văn hóa thời gian đơn tuyến theo nghiên cứu của Hall cũng có thể lý giải cho biểu hiện này Vì người New Zealand không muốn công việc ảnh hưởng đến thời gian nghỉ và tận hưởng việc đi du lịch của mình. Đồng thời, biểu hiện còn có thể lý giải thêm thông quan định hướng văn hóa cụ thể theo nghiên cứu của Trompenaars Vì người New Zealand tách biệt hoàn toàn đâu là thời gian tập trung vào công việc và đâu là thời gian dành riêng cho việc thư giãn và đi chơi tận hưởng cuộc sống.
Biểu hiện 24: Việc ra quyết định trong kinh doanh của người New Zealand có thể là một quá trình tốn thời gian, thường dành nhiều thời gian để nghiên cứu và phân tích thông tin trước khi đưa ra quyết định Họ coi trọng sự cẩn trọng và chính xác, và họ muốn đảm bảo rằng họ có đầy đủ thông tin trước khi đưa ra quyết định của mình. Với sự kết hợp của cả 2 định hướng văn hóa né tránh sự không chắc chắn của Hofstede (49) và GLOBE (medium) thì Người New Zealand có văn hóa né tránh sự không chắc chắn cao Người New Zealand không thích những sự không rõ ràng, mới lạ, nên việc tuân theo cấu trúc và kế hoạch từ trước khá được ủng hộ Vì vậy, để đưa ra một quyết định họ phải bàn bạc kỹ lưỡng từng chi tiết một, muốn biết thật chính xác thông tin bằng cách thảo luận với mọi người trong doanh nghiệp và còn có thể là người cấp cao ở phía đối tác.
Bên cạnh đó cũng có thể giải thích bằng định hướng dài hạn của Hofstede và định hướng tương lai của Kluckhohn và Strodtbeck, khi mà nhà quản trị không dễ bị tình thế trước mắt làm che mờ những khả năng có thể xảy ra trong tương lai Ngoài ra đây cũng là một biểu hiện của định hướng hiệu quả của dự án GLOBE khi họ quan tâm đến việc dành thời gian để suy nghĩ và cập nhật lại thông tin liên tục để đưa ra quyết định có lợi nhất.
Triết lý kinh doanh
Biểu hiện 25: Các doanh nghiệp lớn của New Zealand thường có các tuyên bố về các giá trị của doanh nghiệp hướng vào bên trong, tự tin vào khả năng của mình, thể hiện mạnh mẽ trong việc cố gắng đạt được những mục tiêu đã đề ra Ví dụ, Fonterra (tập đoàn tư nhân lớn nhất New Zealand và là một trong những nhà sản xuất sữa lớn nhất trên thế giới) đã tuyên bố giá trị của mình “ Co-operative spirit - Do what's right
- Make it happen - Challenge boundaries”.
Tự tin các giá trị bên trong của doanh nghiệp với tiềm lực, đội ngũ nhân viên, có thể chi phối môi trường theo đuổi mục tiêu Qua đó, ta có thể thấy văn hóa New Zealand có định hướng văn hóa hướng vào bên trong theo Trompenaars với số điểm là 70.
Thêm vào đó, còn có thêm định hướng văn hóa có thể lý giải thêm về biểu hiện này là định hướng chi phối của Kluckhohn và Strodtbeck.
Biểu hiện 26: Các doanh nghiệp New Zealand thường có xu hướng hợp tác và liên kết với nhau để chia sẻ kiến thức, tài nguyên và cơ hội kinh doanh Họ tích cực tham gia vào các hiệp hội ngành nghề, diễn đàn và mạng lưới kinh doanh để hỗ trợ lẫn nhau phát triển.
Theo văn hóa định hướng tương lai của Kluckhohn và Strodtbeck và văn hóa định hướng tương lai của Trompenaars với số điểm là 9 Ở đây, người New Zealand thường ưu tiên thực hiện, hoạch định các công việc có lợi ích cho tương lai, dài hạn như là hợp tác giữa các doanh nghiệp New Zealand với nhau, tích cực hỗ trợ lẫn nhau phát triển, để đạt được mong muốn và viễn cảnh sau này Điều này cho thấy họ rất chú trọng đến tương lai, sự thay đổi và đánh giá cao việc huấn luyện, bồi dưỡng và phát triển sự nghiệp.
Ngoài ra, còn có thể sử dụng mô hình nghiên cứu của Hofstede gồm văn hoá dài hạn của với số điểm là 55 và văn hoá nam tính với số điểm 58 để giải thích cho biểu hiện này. Qua đó cho thấy, người New Zealand thường chấp nhận thách thức, có khả năng linh hoạt, thích nghi cao với hoàn cảnh, chú trọng các kết quả dài hạn để có thể mở rộng quy mô doanh nghiệp.
IV Kiến nghị dành cho các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh doanh với các chủ thể ở New Zealand
Kiến nghị cho văn hoá trong ứng xử nội bộ
Khi giao tiếp với cấp trên hay cấp dưới là người New Zealand, cần giữ thái độ tự nhiên, thoải mái, tránh để chức vụ ảnh hưởng đến thái độ khi giao tiếp (Sự khác biệt về khoảng cách quyền lực của Hofstede, thành tích/quy gán của Trompenaars)
Khi làm việc chung với người New Zealand, nên tôn trọng ý kiến của tất cả các cá nhân trong tổ chức, tránh việc phớt lờ ý kiến và ngầm yêu cầu cá nhân phải cùng ý kiến với số đông, với tập thể (Sự khác biệt về cá nhân/tập thể của Trompenaars và Hofstede)
Khi giao tiếp, tránh việc nhắc lại những lỗi sai, những việc chưa tốt trong quá khứ, thay vào đó có thể đưa ra những chỉ dẫn, góp ý phù hợp hơn cho tương lai (Sự khác biệt về định hướng văn hóa quá khứ, hiện tại, tương lai của Trompenaars)
Khi bạn muốn góp ý cho người New Zealand, tại 1 thời điểm nhất định chỉ nên tập trung vào một vấn đề cụ thể để góp ý, tránh việc đưa những vấn đề liên quan khác vào cùng, đánh đồng hai hoặc ba việc với nhau (Sự khác biệt về định hướng văn hóa tuần tự/đồng bộ, cụ thể/khuếch tán của Trompenaars, đơn tuyến/đa tuyến của Hall)
Kiến nghị cho văn hoá doanh nghiệp (Văn hoá tổ chức)
Ở Việt Nam, việc trễ giờ có thể được châm chước bỏ qua tuy nhiên sẽ lại là một điều được cho là thiếu tôn trọng và kém chuyên nghiệp ở New Zealand Vì vậy, luôn luôn phải đúng giờ để không phải khiến cho người New Zealand khó chịu (Sự khác biệt về định hướng văn hóa thời gian tuần tự/ đồng bộ của Trompenaars và định hướng thời gian đơn tuyến/đa tuyến của Hall)
Tránh phải dùng các chức danh để gọi nhau, vì như thế sẽ khiến cho mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới dần trở nên xa cách Ban đầu, nếu chưa thân thiết có thể sử dụng chức danh để gọi nhau tuy nhiên khi đã làm việc với nhau một thời gian và có mối quan hệ tốt có thể bỏ qua (Sự khác biệt về định hướng văn hóa khoảng cách quyền lực của Hofstede, định hướng văn hoá chủ nghĩa đặc thù/phổ biến của Trompenaars)
Doanh nghiệp nên đề cao công việc hơn là sự sẵn sàng làm việc thêm giờ để có thể cống hiến thêm doanh nghiệp cũng như thăng tiến trong sự nghiệp của các nhân viên Hơn nữa, doanh nghiệp cũng nên thúc đẩy mở rộng nhanh chóng để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác ở môi trường văn hóa nam tính của New Zealand Ngoài ra nên đề ra chiến lược dựa trên năng lực nhân viên, mục tiêu thách thức để thể hiện tham vọng doanh nghiệp (Sự khác biệt về định hướng văn hóa nam tính/ nữ tính của Hofstede)
Doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh tại New Zealand không nên quá chú trọng đến các chức danh hoặc học vị mà nên đánh giá một cá nhân thông qua những gì mà họ làm được trong quá trình làm việc Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên có một hệ thống khen thưởng cho các thành tích mà mỗi cá nhân đạt được (Sự khác biệt về định hướng văn hóa thành tích/quy gán của Trompenaars)
Kiến nghị cho văn hoá đàm phán
Tránh sử dụng quyền lực hay vị thế để gây sức ép trong đàm phán Thay vào đó, hãy tập trung vào việc tìm ra các giải pháp để cho đối tác là người New Zealand cảm thấy không phải chịu thiệt và trình bày lập luận và bằng chứng thuyết phục một cách rõ ràng và logic Điều này sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam xây dựng niềm tin và làm tăng tính thuyết phục (Sự khác biệt về định hướng văn hóa khoảng cách quyền lực và nam tính/nữ tính của Hofstede)
Chuẩn bị tốt các dữ liệu, số liệu và nghiên cứu liên quan đến vấn đề cần đàm phán. Trình bày lập luận của mình một cách rõ ràng, súc tích và có căn cứ từ các nguồn tin cậy. Tránh đưa ra những tuyên bố hoặc ý tưởng quá viển vông, thiếu sự thực tế vì điều này có thể làm giảm tính thuyết phục và tin cậy của lập trường (Sự khác biệt về định hướng văn hóa né tránh sự không chắc chắn của Hofstede và định hướng văn hóa cụ thể/khuếch tán của Trompenaars)
Chuẩn bị kỹ lưỡng cho các cuộc họp đầu tiên bằng cách nghiên cứu kỹ về đối tác, lĩnh vực hoạt động và các thông tin liên quan giúp thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín của doanh nghiệp Trong cuộc họp, nên sẵn sàng trả lời các câu hỏi một cách chân thành và tự tin Đưa ra thông tin cụ thể, chính xác và minh bạch để chứng minh mức độ đáng tin cậy của doanh nghiệp (Sự khác biệt về định hướng văn hóa quá khứ, hiện tại, tương lai theo nghiên cứu của Trompenaars)
Ban đầu, nên xưng hô với đối tác bằng chức danh hoặc ông/bà + họ cho đến khi họ đề nghị chuyển sang cách xưng hô thân mật hơn để thể hiện sự tôn trọng và lịch sự Chủ động bắt tay khi gặp gỡ đối tác và duy trì cử chỉ cởi mở, thân thiện nhưng vẫn đảm bảo sự chuyên nghiệp Tránh sử dụng các cử chỉ hoặc ngôn ngữ cơ thể quá thân mật ngay từ đầu, có thể gây khó chịu cho đối tác Tôn trọng khoảng cách giao tiếp và không gian cá nhân của đối tác,đặc biệt trong giai đoạn đầu tiên (Sự khác biệt về định hướng văn hóa cụ thể/khuếch tán và phổ biến/đặc thù của Trompenaars)
Kiến nghị cho văn hoá marketing và bán hàng
Kinh doanh tại New Zealand, doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung vào việc giới thiệu các chức năng chính hoặc thành phần của các sản phẩm cho các khách hàng Mẫu mã bao bì được chú trọng sẽ có thể không gây được sức hút, vì người New Zealand chỉ quan tâm đến những thông tin chính của sản phẩm, những thứ giúp họ hiểu thêm về sản phẩm thay vì mua chỉ vì nó đẹp (Sự khác biệt định hướng văn hóa tránh sự không chắc chắn, dài hạn/ngắn hạn của Hofstede và định hướng văn hóa cụ thể/khuếch tán của Trompenaars)
Là một quốc gia với định hướng văn hóa hoan hỉ nên một số kênh truyền thông như quay video hay TVC trong các ấn phẩm nên thể hiện được sự nhẹ nhàng, tận hưởng các niềm vui trong đời sống Đồng thời, lồng ghép các hình ảnh núi đồi hoang sơ hùng vĩ và rộng lớn của đất nước để thể hiện được việc con người hòa mình vào thiên nhiên và tránh nhắc các áp lực trong cuộc sống (Sự khác biệt định hướng văn hóa hoan hỉ/kiềm chế củaHofstede)
Kiến nghị cho văn hoá quản trị nhân sự
Bởi vì New Zealand có văn hóa khoảng cách quyền lực thấp nên thứ bậc không thực sự được đề cao Vì vậy, sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nên được thiết lập phẳng hơn để cấp dưới và cấp trên có thể hỗ trợ nhau trong công việc vì các quyết định có thể được góp ý bởi bất cứ ai kể cả là những nhân viên cấp dưới Song song đó, chính sách tiền lương nên được xây dựng không quá chênh lệch giữa các cấp quản trị và nhân Các nhân viên được đào tạo các kỹ năng chuyên môn để có thể có những quyết định riêng cũng như giúp đỡ cấp trên chứ không phải cứ tuân theo những gì đã được giao Ngoài ra, không cần phải có quá nhiều nhân viên giám sát cũng như thủ tục phức tạp vì người New Zealand không thoải mái vì điều đó (Sự khác biệt về định hướng văn hóa khoảng cách quyền lực của Hofstede và định hướng văn hóa bản chất con người của Kluckhohn và Strodtbeck)
Khi tuyển dụng nhân sự tại New Zealand, doanh nghiệp nên sắp xếp các buổi phỏng vấn một cách cẩn thận và diễn ra như đúng lịch đã hẹn, hạn chế sự linh hoạt trong lịch trình để không phải ảnh hưởng đến các ứng viên Thêm vào đó, quyền riêng tư của các ứng viên phải được tôn trọng, nhà tuyển dụng nên thông báo trước cho các ứng viên về việc gặp các ứng viên khác Ngoài ra, trong lúc phỏng vấn nhà tuyển dụng chỉ nên tập trung vào các kỹ năng cũng như tránh hỏi các câu hỏi liên quan đến đời tư của ứng viên (Sự khác biệt định hướng văn hóa cụ thể/khuếch tán, định hướng văn hóa thời gian tuần tự/đồng bộ củaTrompenaars và định hướng văn hóa thời gian đa tuyến/đơn tuyến của Hall)
Kiến nghị cho văn hoá doanh nhân
Doanh nghiệp Việt Nam cần tôn trọng và khuyến khích tinh thần làm việc độc lập, chủ động của đối tác New Zealand Tránh can thiệp quá sâu hoặc kiểm soát chặt chẽ khiến họ cảm thấy bị gò bó Phân công rõ ràng vai trò, trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên tham gia dự án/công việc Tạo môi trường để họ tự chủ xử lý công việc được giao Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cần thiết để đối tác có thể tự nghiên cứu, đưa ra giải pháp và quyết định cho vấn đề công việc Tôn trọng ý kiến, đề xuất khác biệt của nhân viên và cởi mở lắng nghe Không phê phán hoặc áp đặt quan điểm của mình một cách nặng nề Xây dựng môi trường làm việc năng động, an toàn để đối tác dám thử nghiệm, sáng tạo và chấp nhận rủi ro, sai lầm trong quá trình làm việc (Sự khác biệt về chủ nghĩa cá nhân/tập thể của Trompenaars)
Cần tránh nói chuyện công việc khi đang dùng bữa, nên nói trước hoặc sau khi ăn xong thì mới có thể trò chuyện với nhau Bên cạnh đó cần tôn trọng thời gian đời sống cá nhân, cụ thể là hạn chế đưa những cuộc trò chuyện về công việc vào bữa hoặc thời gian nghỉ ngơi. Chính vì vậy bạn hãy cẩn trọng khi lựa chọn thời điểm để bàn chuyện làm ăn với đối tác hay đồng nghiệp của mình (Sự khác biệt về định hướng văn hóa cụ thể của Trompenaars và định hướng văn hóa thời gian tuần tự của Trompenaars và định hướng thời gian đơn tuyến của Hall)
Khi làm việc với người New Zealand, không nên hẹn hoặc bàn đến công việc trong những lúc không liên quan đặc biệt là trong kỳ nghỉ vì họ tách biệt rõ ràng khoảng thời gian nào dành cho công việc, khoảng thời gian nào là dành cho bản thân và không muốn thời gian cá nhân của mình bị xâm phạm Nên khi quyết định hợp tác cùng cộng sự tại New Zealand cần sắp xếp các công việc một cách hợp lý và kỹ lưỡng để không bị ảnh hưởng đôi bên (Sự khác biệt về định hướng văn hóa hoan hỉ theo nghiên cứu của Hofstede, định hướng văn hóa thời gian tuần tự theo nghiên cứu của Trompenaars và định hướng văn hóa thời gian đơn tuyến theo nghiên cứu của Hall, đồng thời theo nghiên cứu về định hướng văn hóa cụ thể theo nghiên cứu của Trompenaars)
Người New Zealand rất cẩn trọng và chính xác, trước khi ra bất kỳ quyết định nào họ luôn bàn bạc rất kỹ lưỡng, đảm bảo mọi thông tin trước khi đưa ra luôn đầy đủ và không có sai sót Vì thế khi đưa ra lời đề nghị làm việc cần phải chờ đợi sự phản hồi đồng thời cung cấp các thông tin khi được yêu cầu nhanh chóng để tạo điều kiện để người đối tác NewZealand ra quyết định nhanh hơn (Sự khác nhau về cả 2 định hướng văn hóa né tránh sự không chắc chắn của Hofstede và GLOBE, định hướng dài hạn của Hofstede và định hướng tương lai của Kluckhohn và Strodtbeck và định hướng hiệu quả của dự án GLOBE)
Kiến nghị cho triết lý kinh doanh
Doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng bản tuyên ngôn giá trị, tầm nhìn và sứ mệnh thể hiện được định hướng và quyết tâm của doanh nghiệp Đồng thời doanh nghiệp cần tập trung xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân viên cũng như cải tiến sản phẩm để có thể chinh phục được khách hàng Doanh nghiệp phải thể hiện được niềm tự hào, sự tự tin vào năng lực, kinh nghiệm và thế mạnh của doanh nghiệp mình trong giao tiếp và đàm phán kinh doanh với đối tác New Zealand Đặt ra các mục tiêu cụ thể, thực tế nhưng đầy thách thức để khơi dậy quyết tâm và nỗ lực của cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp (Sự khác nhau về định hướng chi phối của Kluckhohn và Strodtbeck và định hướng bên trong của Trompenaars)
Doanh nghiệp Việt Nam nên tham gia vào các hiệp hội ngành nghề, diễn đàn và mạng lưới kinh doanh để có thể học hỏi thêm các kinh nghiệm, kiến thức và các cơ hội kinh doanh cũng như có có cơ hội có thể gặp gỡ nhiều đối tác chiến lược tiềm năng khác tại New Zealand Người New Zealand không muốn tìm kiếm những đối tác ngắn hạn chỉ để giải quyết các vấn đề hiện tại mà muốn hợp tác lâu dài, phát triển hơn trong tương lai vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ghi điểm với họ nếu thể hiện được thiện chí muốn xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững của mình (Sự khác biệt về định hướng tương lai của Kluckhohn vàStrodtbeck, văn hóa định hướng tương lai của Trompenaars và văn hoá dài hạn/ngắn hạn,văn hoá nam tính/ nữ tính của Hofstede)