1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn quản trị kinh doanh quốc tế tiểu luận tìm hiểu văn hóa kinh doanh của đất nước singapore

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Tiểu Luận Tìm Hiểu Văn Hóa Kinh Doanh Của Đất Nước Singapore
Tác giả Lê Thị Thanh Ngâu, Trần Nữ Thanh Ngân, Phạm Hoàng Ánh, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Chung Ngọc Bảo Châu, Nguyễn Thị Bích Nhung
Người hướng dẫn ThS. Lê Thị Biên Thùy
Trường học Trường Đại Học Công Thương Tp.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 217,24 KB

Nội dung

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINHKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ TIỂU LUẬN TÌM HIỂU VĂN HÓA KINH DOANH CỦA ĐẤT NƯỚC SINGAPORE GVHD:Lê Thị

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN TÌM HIỂU VĂN HÓA KINH DOANH CỦA ĐẤT NƯỚC SINGAPORE

GVHD:Lê Thị Biên Thùy SVTH: Lê Thị Thanh Ngâu Trần Nữ Thanh Ngân Phạm Hoàng Ánh Nguyễn Thị Thanh Thủy Chung Ngọc Bảo Châu Nguyễn Thị Bích Nhung

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024

Trang 2

THÀNH VIÊN NHÓM

Tên MSSV Mức độ hoàn thành công việc

Lê Thị Thanh Ngâu (NT) 2013213298 100%

Trần Nữ Thanh Ngân 2013213295 100%

Phạm Hoàng Ánh 2013211109 100%

Nguyễn Thị Thanh Thủy 2013211108 100%

Chung Ngọc Bảo Châu 2013213135 100%

Nguyễn Thị Bích Nhung 2013213327 100%

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 4

1 Giới thiệu sơ lược về đất nước Singapore 5

2 Phân tích môi trường kinh tế, chính trị pháp luật 6

2.1 Chính trị pháp luật 6

2.2 Môi trường kinh tế 8

3 Phân tích môi trường văn hóa xã hội, tôn giáo 16

4 Những điều cần lưu ý để kinh doanh thành công ở đất nước Singapore 17

5.Những bài học kinh nghiệm 19

TƯ LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm bài tiểu luận này, chúng tôi đã nhận được những sự giúp

đỡ và những lời góp ý của nhiều người để có được kết quả như hôm nay

Trước hết chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ mônThS.Lê Thị Biên Thùy – người đã giảng dạy, hướng dẫn tận tình trong thời gianhọc tập và trong quá trình làm bài Cô đã cung cấp đầy đủ những thông tin, cũngnhư hướng dẫn chi tiết nhất về môn “Quản trị kinh doanh quốc tế ”, những tài liệuliên quan và cách thức tìm hiểu về bài tiểu luận

Tiếp đến, chúng tôi muốn xin gửi lời cảm ơn đến các giảng viên khoa Quảntrị kinh doanh trường Đại học Công Thương Tp.Hồ Chí Minh đã giúp chúng tôi có

cơ hội phát huy vốn kiến thức, kỹ năng được tiếp thu trong quá trình học tập vàocác lĩnh vực trong cuộc sống

Tuy có nhiều cố gắng, nhưng bài tiểu luận này sẽ không tránh khỏi thiếu sót,hạn chế Chúng tôi kính mong cô, những người quan tâm đến bài tiểu luận và cácbạn đang theo học môn “Quản trị kinh doanh quốc tế” tiếp tục có những ý kiếnđóng góp giúp đỡ để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

1 Giới thiệu sơ lược về đất nước Singapore

Singapore, tên gọi chính thức Cộng hòa Singapore, thường được gọi ngắn làSing, một đảo và thành quốc có chủ quyền tại khu vực Đông Nam Á, là một trong

5 thành viên tham gia sáng lập của Hiệp hội ASEAN Quốc đảo này có bình quânmức sống, mức tiêu chuẩn sinh hoạt và chỉ số phát triển con người đạt vào loại rấtcao, Singapore là một trong những quốc gia giàu có nhất trên thế giới với GDPbình quân đầu người theo sức mua đứng hạng 2 toàn cầu (2020), được đánh giá làmột trong những đất nước đáng sống nhất trên thế giới đối với giới siêu giàu

 Lịch sử

Lịch sử Singapore là một câu chuyện về sự phát triển và thành công Từ mộthòn đảo nhỏ và nghèo, Singapore đã trở thành một quốc gia phát triển và thịnhvượng Singapore là một ví dụ điển hình cho thấy một quốc gia có thể đạt đượcnhững gì nếu có sự lãnh đạo tốt và một nhân dân đoàn kết

- Trước thế kỷ XIV: Lịch sử Singapore bắt đầu từ thế kỷ thứ III, khi đảo làmột phần của Vương quốc Srivijaya Sau đó, Singapore thuộc quyền cai trịcủa các đế chế khác nhau trong khu vực như Majapahit, Malacca và Johor

- Thế kỷ XIV - XVIII: Năm 1365, Temasek (tên cũ của Singapore) đượcthành lập bởi Parameswara, hoàng tử Srivijaya Temasek trở thành mộtcảng biển quan trọng trong khu vực, tuy nhiên, Temasek sau đó bị tấn công

và tàn phá bởi các thế lực khác

- Thế kỷ XIX: Năm 1819, Sir Stamford Raffles, đại diện của Công ty Đông

Ấn Anh, đến Singapore và thành lập một trạm mậu dịch tại đây Singaporephát triển nhanh chóng và trở thành một trung tâm thương mại quan trọngtrong khu vực

- Thế kỷ XX: Trong Thế chiến thứ hai, Singapore bị Nhật Bản chiếm đóng.Năm 1963, Singapore giành độc lập từ Anh, gia nhập Liên bang Malaysia,nhưng sau đó ly khai vào năm 1965 và trở thành một quốc gia độc lập

Trang 6

- Sau độc lập: Singapore phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong nhữngquốc gia thành công nhất thế giới Nền kinh tế Singapore chuyển đổi từ dựavào nông nghiệp sang dựa vào công nghiệp và dịch vụ Singapore ngày nay

là một quốc gia phát triển, văn minh và hiện đại

 Vị trí địa lý

- Diện tích 734,3 km², bao gồm đảo chính hình thoi và khoảng 60 đảo nhỏkhác Singapore là quốc đảo nằm ngoài khơi mũi phía nam bán đảo Mã Lai.Nơi đây cách xích đạo 137 km về phía Bắc

- Singapore chỉ tiếp giáp với một quốc gia duy nhất, đó là Malaysia

- Phía Bắc: Singapore tiếp giáp với tiểu bang Johor của Malaysia qua eo biểnJohor

- Phía Nam: Singapore đối diện với quần đảo Riau của Indonesia qua eo biểnSingapore

- Ngoài ra, Singapore cũng gần với một số quốc gia khác trong khu vực nhưIndonesia, Brunei và Philippines

- Địa hình chủ yếu là đồng bằng ven biển, với độ cao trung bình chỉ khoảng15m so với mực nước biển Bờ biển dài khoảng 150km, với nhiều bãi biểnđẹp Là quốc gia có mức độ đô thị hóa rất cao, chỉ còn lại số lượng ít thảmthực vật nguyên sinh Lãnh thổ của Singapore hiện đang liên tục được mởrộng thông qua các hoạt động cải tạo và lấn biển Đồi Bukit Timah là điểmcao nhất Singapore với độ cao 166 m

- Vì có vị trí nằm gần đường xích đạo và nằm trên tuyến đường hàng hảiquan trọng nên nơi đây có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm cũng như

dễ dàng giao thương với các nước khác trên thế giới

2 Phân tích môi trường kinh tế, chính trị pháp luật

2.1 Chính trị pháp luật

Tại Singapore quyền lực nhà nước được phân thành ba nhánh: Lập pháp, Hànhpháp và tư pháp

Trang 7

- Lập pháp: Cơ quan lập pháp gồm: Nghị viện và tổng thống Trong hoạtđộng lập pháp, luật mà Cơ quan lập pháp ban hành gọi là Các đạo luật củaNghị viện Để ban hành các đạo luật mới hoặc sửa đổi bổ sung các đạo luậthiện hành các Dự luật (dự thảo luật) được đưa ra thảo luận tại Quốc hội Dựluật phải được thảo luận qua ba phiên họp tại Nghị viện, được Nghị việnthông qua và được sự phê chuẩn của Tổng thống trước khi trở thành luật vàđược gọi là Đạo luật, các Đạo luật phải phù hợp (không được trái) với Hiếnpháp (đạo luật tối cao).

- Hành pháp: Chính phủ Singapore là nhánh hành pháp cao nhất của Nhànước Chính phủ Singapore bao gồm Tổng thống và Nội các.Nội các đượclập nên bởi chính đảng chiếm đa số trong và sau mỗi kỳ bầu cử Nội cácchịu trách nhiệm điều hành các chính sách, tham mưu cho Tổng thốngtrong việc thực thi quyền lực của mình, bổ nhiệm các công chức cấp cao vàcông chức ngành tư pháp

- Tư pháp: Singapore có một hệ thống tư pháp rất phát triển Hệ thống tưpháp này được chia làm hai cấp gồm: Toá án tối cao và Toà án cấp dưới.Chính trị Singapore theo chế độ đa đảng, tuy nhiên, Đảng Hành động nhân dâncầm quyền- People's Action Party (PAP) đã nắm giữ chính trị Singapore từ năm

1959 Đây là một trong hai chính đảng chủ yếu tại Singapore cùng với Đảng Côngnhân PAP ủng hộ mô hình kinh doanh vững chắc, ủng hộ phương Tây với mộtphương thức theo dõi, quản lý kinh tế rất hiệu quả Thủ tướng hiện tại củaSingapore là Lý Hiển Long là con cả của thủ tướng đầu tiên của Singapore LýQuang Diệu và bà Kha Ngọc Chi Chính phủ Singapore đã có những cải tiếnkhông ngừng cả về chính trị và xã hội Các nhà hoạch định chính sách công lậpluận rằng việc tăng tính linh hoạt và sáng tạo trong tổ chức và quản lí sẽ giúpSingapore đạt được mục tiêu dài hạn của đất nước để trở thành nền kinh tế tri thứctập trung vào dịch vụ Sự chuyển đổi này dự kiến sẽ đảm bảo sự thịnh vượng trongtương lai cho Singapore

Trang 8

Hệ thống tư pháp của Singapore dựa trên thông luật Anh, song có các khác biệtđịa phương đáng kể Singapore có các hình phạt rất nghiêm khắc, bao gồm cảtrừng phạt thân thể tư pháp dưới dạng đánh đòn hoặc phạt roi ngay tại nơi côngcộng, có thể áp dụng đối với các tội hình như hiếp dâm, quấy rối tình dục, gây rốiloạn, phá hoại, và các vi phạm di trú nhất định Các tội danh về ma túy bị xử rấtnặng, bao gồm cả án tử hình kể cả đối với người có quốc tịch nước ngoài.

Trong hơn 30 năm, ở Singapore không có sự cố bạo lực chính trị Điều này kỷlục có thể là do luật pháp an ninh nội bộ chặt chẽ, mạnh mẽ nhưng rất phù hợp củaPAP Singapore đang trở thành một sự cường quốc an ninh quan trọng trong khuvực châu Á-Thái Bình Dương Singapore thường xuyên đào tạo tất cả các cảnh sát

và nhân viên quốc phòng các biện pháp chống khủng bố, và đã thành lập các đơn

vị đặc biệt để xử lý các mối đe dọa khủng bố hàng hải Chính phủ rất quan tâmđến khủng bố đường biển vì lo ngại các cuộc tấn công sẽ phá vỡ vị thế quan trọngcủa các Cảng biển Singapore cũng có kế hoạch nâng cấp quân sự lớn trong ngắnhạn để tăng cường hơn nữa lực lượng quốc phòng được coi là tiên tiến nhất trongkhu vực

Singapore đã có sự ổn định chính trị lâu đời cùng với chính sách mở cửa thôngthoáng đã góp phần giảm bớt rủi ro kinh doanh cho các công ty làm ăn tại đây.Đây thật sự là một môi trường kinh doanh tốt và là yếu tố hấp dẫn giới kinh doanhtoàn cầu

2.2 Môi trường kinh tế

Nền kinh tế của Singapore là một nền kinh tế thị trường tự do với mức độphát triển cao và được xếp hạng là nền kinh tế mở nhất trên thế giới với mức độtham nhũng thấp thứ ba Đây là quốc gia có nhiều doanh nghiệp lớn vận hànhtrong nước nhất nhờ mức thuế thấp

Singapore không có nguồn tài nguyên, nước ngọt hay là lương thực Đaphần thực phẩm đều nhập từ bên ngoài và diện tích cũng rất nhỏ Nhưng

Trang 9

Singapore vẫn nằm trong top các nước có nền kinh tế phát triển và nằm top đầucủa thế giới.

Những ngành phát triển và các lĩnh vực ở Singapore phải kể đến là:

- Kinh doanh cảng biển

- Công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển

- Công nghệ thông tin

- Dược phẩm

- Công nghệ lọc dầu

- Chế tạo và lắp ráp linh kiện điện tử

Singapore nổi bật là trung tâm tài chính thế giới và thu hút được nhiều sự đầu

tư của nhiều nước trên thế giới Sau 50 năm, một quốc đảo nhỏ bé giờ đây đã trởthành quốc gia với nền kinh tế mạnh mẽ và vô cùng phát triển

 GDP

GDP của Singapore có sự nhảy vọt; theo số liệu năm 2022, GDP đạt 466,79

tỷ USD và GDP bình quân đầu người của Singapore kể từ khi độc lập, tăng trưởng

Trang 10

hơn 160 lần để trở thành quốc gia có thu nhập cao hiếm có trong lịch sử nhân loại.GDP bình quân đầu người lên đến 82.807 USD/người vào năm 2022 và đứng thứ

ba trên thế giới

Nền kinh tế số Singapore chiếm 17% GDP cả nước: Theo báo cáo kinh tế

kỹ thuật số của Singapore, được công bố bởi IMDA (Infocomm MediaDevelopment Authority) vào ngày 6/10/2023, cho thấy rằng nền kinh tế này đãtăng gấp đôi giá trị chỉ trong vòng 5 năm Tính đến năm 2022, đóng góp kinh tếcủa lĩnh vực này đã tăng từ 58 tỷ đô la Singapore (tương đương 43 tỷ USD) lên

106 tỷ đô la Singapore (khoảng 78 tỷ USD)

Đối với lĩnh vực vi mạch bán dẫn là một trong những động lực chính củanền kinh tế Singapore, đóng góp 33 tỷ đô la Singapore (tương đương 24 tỷ USD)hoặc 5,4% tổng GDP vào năm 2022 Kinh tế kỹ thuật số của Singapore cũng đãtạo ra hơn 200.000 việc làm trong lĩnh vực công nghệ tính đến năm 2022

Báo cáo cũng cho biết rằng quá trình số hóa đang diễn ra mạnh mẽ trêntoàn bộ phần còn lại của nền kinh tế, chiếm 73 tỷ đô la Singapore (khoảng 54 tỷUSD) trong tổng GDP

Sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số Singapore cũng tạo ra nhu cầu lớncho các chuyên gia công nghệ tại Singapore Số lượng việc làm trong lĩnh vực này

đã tăng từ khoảng 160.000 lên hơn 200.000 trong giai đoạn từ 2017 đến 2022,chiếm 5,2% tổng số việc làm

Theo báo cáo, các chuyên gia công nghệ tại Singapore có mức thu nhập khácạnh tranh, với mức lương trung bình hàng tháng là 7.376 đô la Singapore (tươngđương 5.400 USD), cao hơn so với mức lương trung bình của người dân là 4.500

đô la Singapore (tương đương 3.300 USD)

 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Trang 11

Chỉ số giá tiêu dùng của Singapore tăng ở tốc độ chậm nhất trong hơn hainăm vào tháng 1, được hỗ trợ bởi chi phí nhiên liệu và nhà ở giảm, trong khi điềukiện tiền tệ căng thẳng chứng kiến sự sụt giảm trong chi tiêu giải trí CPI tăng2,9% so với cùng kì trong tháng 1, con số này thấp hơn kỳ vọng là 3,8% CPI cũngtăng với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 9 năm 2021.

 Chỉ số PMI

Chỉ số PMI là một công cụ quan trọng để các nhà đầu tư, nhà kinh tế và quản

lý doanh nghiệp theo dõi tình hình kinh tế và đưa ra các quyết định liên quan đếnđầu tư và kế hoạch kinh doanh

Dưới 50: Chỉ số PMI dưới mức 50 thường cho thấy sự suy thoái trong nền kinh

tế hoặc ngành công nghiệp Trên 50: Chỉ số PMI trên mức 50 thường cho thấy sựphục hồi hoặc tăng trưởng trong nền kinh tế hoặc ngành công nghiệp

Trang 12

Chỉ số PMI của Singapore tháng 1/2024 50,7 giảm xuống còn 50,6 vào tháng 2năm 2024 Nhưng cho thấy đây là tháng thứ năm liên tiếp kể từ tháng 10/2023tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất, mặc dù với tốc độ chậm hơn một chút, trongbối cảnh đơn đặt hàng mới, xuất khẩu, sản lượng và việc làm giảm bớt.

 Xuất nhập khẩu:

Singapore là một trong những thị trường rộng mở với kim ngạch thương mạilớn nhất thế giới Mặc dù Singapore là một thị trường tương đối nhỏ nhưng là mộtthương cảng tự do lớn, gần như không có hạn chế nào về nhập khẩu Hiện nay,hơn 99% hàng nhập khẩu vào Singapore đều được miễn thuế, trừ một số mặt hàngnhư ô tô, xăng dầu, rượu và thuốc lá Singapore cũng là nơi tập trung nhiều công

ty đa quốc gia, thương mại, logistics lớn của Đông Nam Á và toàn cầu

Trong tháng 1/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với thế giớiđạt hơn 107,11 tỷ đô la Singapore, tăng 14,06%, trong đó xuất khẩu đạt hơn 57,8

tỷ đô la Singapore, tăng 16,74% và nhập khẩu gần 49,3 tỷ đô la Singapore, tăng11,06% so với tháng 1/2023

Trang 13

Trong kim ngạch hàng xuất khẩu, hàng hoá có xuất xứ từ Singapore đạt gần25,15 tỷ đô la Singapore (tăng 12,47%) và hàng hoá có xuất xứ từ nước thứ 3 đạthơn 32,67 tỷ đô la Singapore (tăng 20,26%), chiếm lần lượt 43,49% và 56,51%tổng kim ngạch xuất khẩu của Singapore.

Bảng thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với Thế giới trong tháng

5 Hàng tái xuất đi nước thứ ba 27,169,754 32,674,726 20.26

Trong tháng 1/2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Singapore với hầu hếtcác đối tác lớn nhất (11/15 đối tác, chiếm khoảng 80,56% tổng kim ngạch xuấtnhập khẩu của Singapore với thế giới) phục hồi và tăng trưởng dương, một số đốitác có kim ngạch tăng mạnh như Thụy Sỹ (tăng 135,87%); Hong Kong (tăng55,27%), Hàn Quốc (tăng 34,44%)… Trung Quốc, Malaysia, Mỹ và Đài Loan là 4đối tác thương mại lớn nhất của Singapore với tổng kim ngạch thương mại lần lượtlà: 15,19 tỷ đô la Singapore, 11,18 tỷ đô la Singapore; 9,97 tỷ đô la Singapore và7,75 tỷ đô la Singapore

Trang 14

Trong tháng 1 của năm 2024, Việt Nam vươn lên vị trí là đối tác thương mạilớn thứ 10 của Singapore, với kim ngạch thương mại hai chiều hơn 2,9 tỷ đô laSingapore, tăng 18,08%.

 Đầu tư công trình công cộng

Chính phủ tại nước Singapore luôn khuyến khích đầu tư công vào việc pháttriển cơ sở hạ tầng công cộng để phục vụ nhu cầu của người dân, du khách vàcũng một phần đóng góp nên nền kinh tế Singapore được vững mạnh như ngàynay

Tuy nhỏ bé những các công trình công cộng ở đây rất hiện đại Có thể kế đến làcảng biển, sân bay, đường xá, bệnh viện, môi trường Và đây cũng là yếu tố quantrọng góp nên sự thành công của kinh tế Singapore

 Singapore chú trọng đến phát triển con người

Biết được nhược điểm của quốc gia, vì Singapore không có nguồn tài nguyênthiên nhiên, vậy nên mà chính phủ Singapore tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực,nâng cao khả năng và trình độ học vấn của người dân

Nhà nước Singapore đã hỗ trợ cư dân phát triển kỹ năng nghề nghiệp, cung cấpnhiều kiến thức để tự phát triển trong quá trình làm việc

Chú trọng đến vấn đề giáo dục của tất cả các cấp và đó cũng là lý do làm choSingapore trở thành tâm điểm của nhiều bạn trẻ Không những thế, chính phủSingapore còn hỗ trợ nhu cầu việc làm, tránh tối đa tình trạng thất nghiệp, ảnhhưởng đến nền kinh tế đất nước

 Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào cơ cấu nền kinh tế Singapore

Một trong những lý do chính đằng sau thành công của Singapore còn là chủnghĩa thực dụng Chính sách lãnh đạo thực tế của ông Lý Quang Diệu đã cho phépSingapore phát triển kinh tế Nhà lãnh đạo này chấp nhận các công ty đa quốc gia

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w