1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Thực trạng và giải pháp quản lý cây xanh đô thị địa bàn quận Hoàng Mai

37 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng và giải pháp quản lý cây xanh đô thị địa bàn quận Hoàng Mai
Tác giả Nguyễn Thế Huyền
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hữu Đoàn
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý đô thị
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 9,37 MB

Nội dung

dải phân cách, đảo giao thông; cây xanh trong công viên, vườn hoa; cây xanh tại thảm cỏ tại quảng trường và các khu vực công cộng khác trong đô thị.” - “Cây xanh sử dụng hạn chế trong đô

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUÓC DÂN

Khoa Môi trường, BDKH và Đô thị

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thế Huyền

Lớp: Kinh tế và Quản lý đô thị Khóa: 58

Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý đô thị

Nơi thực tập: Phòng Quản lý đô thị, UBND quận Hoàng Mai

Cán bộ hướng dẫn: Trần Văn Trường

Giáo viên hướng dẫn: — 7S.Nguyễn Hữu Đoàn

Khoa Môi trường, BĐKH & Đô thi, ĐHKTOD

Hà Nội, tháng 4 năm 2020

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

“Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thay Nguyễn Hữu Đoàn, tiến sĩ, giảng viên

khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị - Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân đã hướng dẫn, truyền đạt nhiệt tình nhiều kinh nghiệm, kiến thức đáng quý trong suốt thời

gian em học tập và thực tập Cảm ơn thầy đã giảng dạy cho em học hỏi, đưa ra nhữngkiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Quản Lý Đô Thị

Xin gửi lời cảm ơn đến anh Trần Văn Trường, phòng Quản Lý Đô Thị, Ủy Ban

Nhân Dân quận Hoang Mai đã tạo điêu kiện, cung cap các thông tin bô ích giúp tôi hoan

thành chuyên đê thực tập.

Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh chị phòng Quản Lý Đô Thị đã

giúp đỡ tôi học hỏi được nhiêu kinh nghiệm thực tiên đê hoàn thành chuyên đê thực tập

này.”

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

“T6i xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt

ghép các báo cáo luận văn của người khác, nêu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật của nha

trường”

Hà Nội, tháng 4 năm 2020

Ký tên:

Nguyễn Thế Huyền

Trang 4

LOT CAM 00 609809.) 029.9)077 Error! Bookmark not defined.ý 7

Lý do chọn đề tải s52 Ss St EE‡EkEEEEEE211211211211211711111 111111111111 11111 211211 11 1 re 70G 01000 7Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU 2- 2 2© £+SE+E£+EE£EEE£EEtEEEEEEEEEEEEECEEEEEErrrkrrkrrred 7

Ý nghĩa nghiên cứu dé tài - 2: 5¿+S2SE2EE‡EEEE1E21122121127171171.21171.211 11.11 cre 8

Cấu trúc đề tải 22c+cct tt HH HH Hư 8

CHƯƠNG I1: CƠ SỞ LY LUẬN VE QUAN LY CAY XANH ĐÔ THỊ - 9

1.1 Khái niệm về cây xanh đô thị và quản lý cây xanh đô thị - 2-55: 9

1.1.1 Khái niệm, phân loại, vai trò của cây xanh đô thỊ - -++<x+<cx+sexss 9

1.1.2 Quản lý cây xanh đô thị và vai trò của quản ly cây xanh đô thị 11 1.2 Nội dung quan ly cây xanh đô tht eee ee ceceesececeeseeeceeseceeeeseeseeeseeseeeseeseeeeeeseseaes 12

1.2.1 Nguyên tắc quản ly cây xanh đô thi c.ccccccccsccsesseeseesesseseseesesessesseeseeseeaeens 14

1.2.3 Trách nhiệm quản lý cây xanh đô thi - - 5S + * +3 svEsskEseesserskese 14

1.3 Công cụ quản lý cây xanh đô tÏỊ - <2 1S 121119119111 11911 1 8111 11k re, 15

CHƯƠNG 2: HIỆN TRANG QUAN LÝ CAY XANH ĐÔ THỊ QUAN HOANG MAI.17

2.1 Khái quát chung về quận Hoàng Maai - - 2 2 2+S£+S£+EE£EEEEEEEEEEEerkrrkrrrrrreres 17

2.1.1 Điều kiện tự nhiên .-¿-22+2+tEE tr HH He 172.1.2 Tinh hinh Kinh Sẽ 17

2.1.3 Tinh hình văn hóa - xã hội . - + 22 E3 3221111132523 1E E231 1 1 E11 krrrrze 18

2.2 Thực trạng cây xanh đô thi quận Hoang Mail 5 5c 5S 2+ +svrseeseereexes 18

2.2.1 Tổng quan cây xanh quận Hoàng Mai 2-2 2 2+E+£E+£EerEezEerrerrerree 18

Trang 5

3.3 Tăng cường các công tác thanh tra cây xanh trên địa bàn quan 31

3.4 Tăng cường các công tác tuyên truyền cộng đồng về bảo vệ cây xanh 313.5 Xây dựng phong trào trồng cây trong cộng đồng -¿- s¿©cz+cx++zz+cxe2 313.5 Day mạnh trồng cây xanh cho các khu đô thị, tòa nhà cao tầng . 323.6 Ap dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, quản lý cây xanh -. - 2+ 333.7 Thu hút vốn đầu tư -:-++++++E++tttEEEtrtrttkrrrtttrrrrrttrrirrrrrirrrriirrriirrrr 333.8 Học tập các quốc gia khác trong quá trình quy hoạch cây xanh đô thị 330n 36TÀI LIEU THAM KHẢO ¿- -kSk‡St‡EÉEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETEETEEEEEEETEETEEEEEECkrtkerkee 37

Trang 6

DANH MỤC CÁC BANG, SƠ BO, HÌNHHình 1.1 Hệ thống xã hội — sinh thái học 12

Hình 2.1: Phân khu H2-3 và phân khu H2-4 19

Bảng 2.1: Đánh giá công tác thực hiện các chỉ tiêu kỹ thuật về quy hoạch cây xanh 20

Bảng 2.2: Diện tích đất trồng cây xanh quận Hoàng Mai theo địa bàn phường 2017-2018

Hình 2.5: Cây mới trồng bị đồ tại trung tâm văn hóa - thông tin - Quận Hoàng Mai 25

Hình 2.6: Khu vực Linh Đàm thường có dấu hiệu cây đồ, gãy vào mùa mưa bão 25

Hình 2.7: Cơ cấu quản lý cây xanh cấp thành phố 26

Hình 2.8: Cơ cấu quản lý cây xanh cấp quận 27

Hình 3.1: Mô hình xây dựng cây xung quanh nhà ở kiêu mẫu 33

Hình 3.2: Khu đô thị xanh 33

Hình 3.3: Khu du lịch Kranji — Singapore 35

Trang 7

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Quận Hoàng Mai là một trong 12 quận nội thành Hà Nội, thành lập vào ngày

6/11/2003 theo Nghị định 132/2003/NĐ-CP của chính phủ.

Tính đến nay, sau 17 năm phat triển, quận Hoàng Mai là một trong những quận có

tốc độ phát triển nhanh nhất thành phố Với nguồn tài nguyên dồi dào, vị trí đắc địa và sự

đầu tư mạnh của chính phủ và khối tư nhân, quận Hoàng Mai đã có những thành tựu lớn.

Nhiều dự án, khu đô thị lớn được đầu tư xây dựng như Định Công, Bắc Linh Dam, Tây

Nam Linh Đàm, Thịnh Liệt, Ao Sao, Dai Kim, Kim Văn - Kim Lt, hệ thống cơ sở hạ

tầng, giao thông, công trình công cộng cũng được nâng cấp, tu sửa, xây mới Nhờ vậy, đờisông nhân dân địa ban quận ngày càng tốt hơn Đô thị hóa đã đưa quận Hoàng Mai từ một

khu vực kém phát triển trở thành một khu đô thị khang trang hiện đại, đông dân bậc nhất.

Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa quá nhanh đã khiến quận Hoàng Mai đang phải

đương đầu với tình trạng không gian cây xanh đô thị đang bị thu hẹp với tốc độ chóng

mặt Như chúng ta đã biết, cây xanh đóng vai trò quan trọng trong các khu đô thị, giúp cải

thiện môi trường sống, cân bằng hệ sinh thái, giữ nước, tạo cảnh quan đô thị, phát triển

bền vững Quận Hoàng Mai có diện tích đất nông nghiệp, đất trồng cây lớn, vốn có những

lợi thế về không gian xanh, tuy nhiên trong quá trình xây dựng, nhiều dự án đã hy sinh lợi ích môi trường dé tăng lợi kinh tế Hệ quả là những năm gân đây tình trạng môi trường

địa bàn quận đang diễn biến theo xu hướng tiêu cực, ô nhiễm không khí ngày càng nặng

nề, không gian sống trở nên ngột ngạt

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp quản lý cây xanh đô thị

địa bàn quận Hoàng Mai” mang tính thực tiên, can được quan tâm kip thời.

Mục tiêu đề tài

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả

hệ thông cây xanh trên địa bàn quận Hoàng Mai.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- _ Đối tượng nghiên cứu: Công tác quan lý hệ thống cây xanh

- Pham vị nghiên cứu: Dia bàn quận Hoàng Mai, thành pho Hà Nội.

Phương pháp nghiên cứu

- Phuong pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu

- Phuong pháp kế thừa

- Phuong pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp

- Phuong pháp so sánh, đối chiếu

Trang 8

Ý nghĩa nghiên cứu đề tài

- Duara các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống cây xanh đô thị quận

Hoàng Mai :

- Ap dụng các giải pháp vào thực tiên, giải quyét các cây xanh đô thi quận Hoang

Mai và các khu vực khác.

Cấu trúc đề tài

Cấu trúc đề tài bao gồm:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÂY XANH QUẬN HOÀNG MAI

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ

QUẬN HOÀNG MAI

Trang 9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ

1.1 Khái niệm về cây xanh đô thị và quản lý cây xanh đô thị

1.1.1 Khái niệm, phân loại, vai trò của cây xanh đô thị.

1.1.1.1 Khái niệm:

Cây xanh đô thị là cây xanh được trồng trên địa bàn đô thị, là thành phan thiết yếu

xây dựng lên không gian đô thị.

dải phân cách, đảo giao thông); cây xanh trong công viên, vườn hoa; cây xanh tại thảm cỏ

tại quảng trường và các khu vực công cộng khác trong đô thị.”

- “Cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị là cây xanh được trồng trong khuôn viên các

trụ sở, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, các công trình tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở và các công trình công cộng khác do tô chức, cá nhân quản lý và sử dụng.”

- “Cây xanh chuyên dụng trong đô thị là các loại cây trong vườn ươm hoặc phục vụ nghiên cứu.”

Những khái niệm liên quan khác:

- “Cây cổ thụ là cây thân gỗ lâu năm được trồng hoặc mọc tự nhiên, có độ tuôi tối thiểu

50 năm hoặc cây có đường kính từ 50cm trở lên tại chiều cao 1,3m của cây.”

- “Cây được bảo tồn là cây cô thụ, cây thuộc danh mục loài cây quý hiếm, cây được liệt

kê trong sách đỏ thực vật Việt Nam, cây được công nhận có giá trị lịch sử văn hóa.”

- “Cây xanh thuộc danh mục cây cam trồng là những cây có độc tố gây nguy hiểm cho

con người.”

- “Cây xanh thuộc danh mục cây trồng hạn chế là những cây ăn quả, cây tạo ra mùi

gây ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường.”

- “Cây nguy hiểm là cây đã đến tuổi gia cỗi, cây hoặc một phan của cây dễ gãy đồ gây tai

nạn cho người, làm hư hỏng các phương tiện và công trình, cây bị sâu bệnh có nguy cơ

gây bệnh trên diện rộng.”

Trang 10

“Vườn ươm cây là vườn gieo, ươm tập trung các loài cây giống theo quy trình kỹ thuật

để nhân giống cây và đảm bảo các tiêu chuẩn cây trồng trước khi đem ra trồng.”

1.1.1.3 Vai trò của cây xanh đô thị:

Cây xanh mang nhiều vai trò không thé thay thế trong quy hoạch và đời sống cư

dân thành phô.

- Cây xanh giúp điều hòa môi trường sống đô thị

Mật độ dân số cao, khí thải công nghiệp, xe cơ giới, rác thải, khí đốt, dẫn đến ônhiễm không khí là vẫn đề nan giải của phần lớn các thành phố trên thế giới, tiêu biểu tại

các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Cay xanh hấp thụ các khí độc như CO2,

NO, CO, SO2 và sản xuất khí O2 điều hòa thành phó, giảm bớt hệ quả xâu của quá trình

đô thị hóa Không những thế, các tảng xanh tại còn hap thu bức xạ mặt trời giúp không

khí trở nên mát mẻ, là nhân tố giúp giảm tiếng ồn, chắn gió bão.

- Cây xanh giảm bớt gánh nặng hệ thống thoát nước tại các đô thị, bảo vệ đất

Trung bình một cây xanh có thê giữ lại từ 190-280 lít nước/năm Quần thể cây

xanh đô thị giúp làm giảm áp lực hệ thông thoát nước đô thị mùa mưa, lượng nước mưa

được tích trữ dưới dạng nước ngâm, mặt đât cũng không bị rửa trôi, xói mòn.

- Cây xanh cải thiện cảnh quan đô thị, cân bằng sinh thái

Bên cạnh những yếu tổ cơ giới, ha tầng, và con người, cây xanh giúp cân bang

không gian đô thị Tán cây là nơi sinh sống, kiếm thức ăn của các loài chim, côn trùng, bòsát Không những thế, tùy thuộc vào hình dang, màu sắc của cây, chúng được sử dụng détrang trí đường phố, tượng đài, dải phân cách, công trình công cộng làm tăng tính thâm

mỹ đô thị.

- Điều hướng giao thông

Cây xanh có vai trò như dải phân cách đặc biệt định hướng, làm tín hiệu chỉ đường

cho người tham gia giao thông.

- Giá trị văn hóa, tỉnh thần

Những hàng cây không những điều hòa không khí thành phố, chúng còn giúp cư

dân thành phô giải tỏa căng thăng, tạo cảm giác yên bình sau những giờ làm việc căng

thắng Những hàng cây lâu năm còn trở thành biểu tượng văn hóa của cả thành phố, mang

giá trị lịch sử không thê thay thê.

10

Trang 11

1.1.2 Quản lý cây xanh đô thị và vai trò của quản lý cây xanh đô thị

1.1.2.1 Khái niệm quản lý cây xanh đô thị

Quản ly cây xanh do thị là tổng hợp hoạt động quy hoạch, trồng cây, chăm sóc cây,

ươm cây, bảo vệ và cắt tỉa, dịch chuyền cây xanh tại các đô thị Hoạt động quan lý cay

xanh đô thị đi liền với hoạt động lâm nghiệp đô thị giúp giải quyết các vấn đề về cây

trong các thành phố, với phạm vị bao trùm toàn thé các cây được trồng trong khu vực: cây

đơn lẻ, cây trồng ở các đường phó, cây trồng ở công viên, cây xanh công cộng, cây xanh

trồng tại cơ quan cá nhân, các mảng xanh khác Ở Việt Nam, các cơ quan nhà nước và tô

chức liên quan có nhiệm vụ thực hiện những hoạt động này.

1.1.2.2 Vai trò của quản lý cây xanh đô thị

Quản lý cây xanh đô thị có vai trò rất quan trọng đến sự tồn tại của một đô thị.Công tác quản lý cây xanh được thực hiện tốt sẽ giúp thành phó trở nên tốt đẹp hơn, tạokhông gian đô thị văn minh hiện đại, phát triển bền vững, giảm tải những tác động tiêu

cực của con người đến môi trường, xây dựng giá trị văn hóa — tinh than cho người dan

sống trên địa ban Thanh phố không thê thiếu cây xanh, cho nên quản ly cây xanh đô thị

là thật sự cần thiết, công tác quản lý cây xanh đô thị tốt thì đô thị sẽ được nâng tầm

1.1.2.3 Một số quan điểm về quản lý cây xanh đô thị

- Quan điểm hệ thống xã hội — hệ sinh thái cây xanh tại đô thị

Hệ thống sinh thái có mối quan hệ mật thiết với hệ thống xã hội, chúng có mốiquan hệ gắn bó mật thiết với nhau ở nhiều cấp độ Hệ thống xã hội — hệ sinh thái đượcchia làm 4 khu vực: người dùng (U); hệ thống quản lý (GS); các đơn vị tài nguyên (RU);

hệ thống tài nguyên (RS) Các khu vực có mối quan hệ tương tác với nhau, mỗi một tác động qua lại sẽ đưa ra những kết quả khác nhau.

I

_ HỆ THONG HE THONG

rs NGUYEN (RS) QUAN LY (GS)

CAC BON VỊ CAC TAC BONG `

TAI NGUYÊN (RU) QUA LẠI (1) SỬ DUNG (U)

cea: Par,"———~> CÁCKÉTQUẢ(0]

Hình 1.1 Hệ thống xã hội — sinh thái học

II

Trang 12

Vì vậy, trong quản lý cây xanh đô thị, cơ chế quản lý, hệ thống pháp lý, chính sách

có vai trò quan trọng, công tác xã hội hóa trong quản lý cây xanh cân được ứng dụng.

- Quan điểm cây xanh đô thị là nguồn tài nguyên dùng chung

Tất cả các cá nhân đều được sử dụng lợi ích của cây xanh đô thị Cây xanh giúpđiều hòa không khí, tăng mỹ quan đô thị, cân bằng hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, tạolợi ích cộng đồng Vì vậy hoạt động quản lý cây xanh phải được thực hiện với mục đích làđặt lợi ích xã hội lên cao nhất Các cá nhân không có quyền sử dụng cây xanh đô thị vì lợi

ích cá nhân.

- Quan điểm quản ly cây xanh bên vững

Cây xanh ở đô thị là nguồn tài nguyên dùng để đáp ứng các nhu cầu hiện tại và

của các thé hệ tương lai Hệ thống quản lý này cần được duy trì sản xuất dịch vụ hệ sinh

thái theo không gian và thời gian Quản lý cây xanh đô thị là một quá trình phức tạp và

đòi hỏi những nô lực giữa nhiều người sử dung Các mô hình quản lý hiệu qua là các m6 hình song song nhiều biến xác định trong hệ thong xã hội — sinh thái, nó ảnh hưởngcụ thé dén tinh bén vững của hệ thống này Một thành phố có hệ thống cây xanh phát triển bền vững phải kết hợp đa dạng sinh học, các loài bản địa, kích thước và tuổi của cây khác

nhau Cộng đồng phải có một tầm nhìn chung về một hệ thống cây xanh đô thị để xác

định mục tiêu cụ thể và kế hoạch quản lý và tài trợ chương trình toàn diện cho các mục tiêu cần hoàn thành.

1.2 Nội dung quản lý cây xanh đô thị

1.2.1 Nội dung tổng quát

“Quản lý cây xanh đô thị bao gồm: quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ

và chặt hạ, dịch chuyền cây xanh đô thị.” (Điều 2 nghị định 64/2010/NĐ-CP)

Quy hoạch cây xanh đô thị là một nội dung trong quy hoạch đô thị.

Cây xanh trong quy hoạch chung đô thị phải xác định rõ ràng: chỉ tiêu đất cây

xanh, tổng diện tích đất trồng cây tại từng khu vực đô thị (khu vực mới; khu vực cũ, cải

tạo và khu vực dự kiến phát triển), diện tích đất vườn ươm và phạm vi sử dụng đất trồng

cây xanh đô thị.

Trong quy hoạch phân khu đô thị phải xác định cụ thể: vị trí, quy mô, tính chất,chức năng, diện tích đất trồng; các nguyên tắc lựa chọn loại cây trồng

Trong quy hoạch chỉ tiết đô thị phải xác định cụ thể: chủng loại cây, tiêu chuẩn câytrồng, các hình thức bố cục cây xanh trong các khu chức năng: xác định vi trí cây xanh tai

từng địa điểm.

12

Trang 13

Việc trồng cây xanh đô thị: phải tuân thủ theo quy hoạch đô thị

Việc trồng cây xanh đô thị phải bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật, đúng chủng loại,tiêu chuẩn cây và bảo đảm an toàn; cây mới trồng phải được bảo vệ, chống giữ thân câychắc chắn, ngay thắng đảm bảo cây phát triển tốt

Cây trồng phải được định kỳ chăm sóc, kiểm tra và xác định tình trạng phát triểncủa cây đề có biện pháp theo dõi, bảo vệ và xử lý kịp thời các tác động ảnh hưởng tới sựphát triển của cây

Việc chăm sóc, cắt tỉa cây phải làm theo quy định kỹ thuật, đồng thời phải bảo đảm

an toàn cho người, phương tiện và dự án đang thi công.

Đối với vườn ươm cây xanh đô thị:

- Đô thị phải dành quỹ đất dé xây dựng vườn ươm

- Cac vườn ươm phải được sử dung đúng mục đích, đạt hiệu quả; Khoa học công nghệ

cần được áp dụng vao ươm trồng, nghiên cứu giống; Công tác ươm trồng phải cung cấp

đủ cho đô thị.

Bảo vệ cây xanh tại các đô thị:

- Cây xanh phải được giữ gìn và kiểm tra thường xuyên

- Mọi tô chức và cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị,

ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy định vê bảo vệ cây xanh trong đô thi đông thời

thông báo cho cơ quan có nhiệm vụ theo phân câp quản lý đê có biện pháp xử lý.

- Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý có trách nhiệm tổ chức bảo vệ, kiểm tra, xử lý

các hành vi xâm phạm về cây xanh đô thi; các tô chức, cá nhân vi phạm các quy định về

bảo vệ cây xanh đô thị có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại theo quy định của

pháp luật.

- Đơn vị thực hiện dịch vụ chăm sóc cây xanh đô thị có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao theo hợp đông.

Chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị:

- Điều kiện chặt hạ, dịch chuyên cây xanh đô thi:

a) Cây đã chết, đã bị đồ gay hoặc có nguy cơ gay đồ gây nguy hiểm;

b) Cây xanh bị bệnh hoặc đên tuôi già côi không đảm bảo an toàn;

c) Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đâu tư xây dựng công trình.

- Các trường hợp chặt hạ, dịch chuyên cây xanh đô thị phải có giấy phép:

13

Trang 14

a) Cây xanh thuộc danh mục cây bảo ton;

b) Cây bóng mát trên các đường phó;

c) Cây bóng mát; cây bảo tồn; cây đã được đánh sé, treo biển trong công viên, vườn

hoa, các khu vực công cộng và các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công

trình;

d) Cây bóng mát cao từ 10 m; cây bảo tồn trong khuôn viên của các cá nhân, đơn vị

1.2.1 Nguyên tắc quản lý cây xanh đô thị

Cây xanh đô thị được nhà nước đầu tư và phát triển, chính phủ có vai trò phân

công, phân cấp quản lý Tại điều 3 nghị định 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị

đã ghi rõ:

- “Việc quản lý, phát triển cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị, quy chuẩn kỹ

thuật đông thời góp phân tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.”

- “Khi triển khai xây dựng khu đô thị mới, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ đất cây xanh; cây xanh được trồng phải đúng chúng loại, tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chỉ tiết khu

đô thị mới đã được phê duyệt đồng thời phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh

đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý.”

- “Khi xây dựng mới đường đô thị phải trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng các

công trình hạ tâng kỹ thuật.”

1.2.3 Trách nhiệm quản lý cây xanh đô thị

- Bộ Xây Dựng có vai trò quản lý cây xanh đô thị ở cấp Trung Ương: quản lý quy hoạch

cây xanh, trình báo chính phủ, quản lý chi phí duy trì, ban hành các quy định.

- Ở cấp thành phố, Sở Xây dựng Hà Nội có trách nhiệm quản lý chung cây xanh, công

viên, vườn hoa trên địa bàn Sở cũng chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý cây xanh và các

khu vườn nằm dọc theo các tuyến đường chính (rộng ít nhất 7,5m) trong khu vực nội đô,

cây xanh nằm đọc theo các con đường đã được đặt tên; các công viên lớn Sở Xây dựngđồng thời có trách nhiệm:

+ Xây dựng các quy định hướng dan;

+ Chủ trì xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, của thành

phó;

+ Tham gia ý kiến vào các dự án xây dựng mới, hoặc nâng cấp công viên/vườn

hoa;

+ Chịu trách nhiệm thanh tra các hành vi vi phạm.

- Ở cấp quận, huyện, UBND quận có trách nhiệm tổ chức quan lý cây xanh doc theo các

tuyên đường, những công viên, vườn hoa còn lại và các không gian công cộng khác trong địa bàn quận Bên cạnh các nhiệm vụ khác, cap này có trách nhiệm:

14

Trang 15

+ Tổ chức xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển công viên, vườn hoa;

+ Giám sát các dự án đầu tư dé đảm bảo có đủ tỷ lệ cây xanh đã được phê duyệt;

+ Ký hợp đồng với các đơn vị cung cấp dịch vụ cây xanh, giám sát chất lượng

của họ;

+ Hướng dẫn UBND phường trong việc xác định các vi phạm và áp dụng các

biện pháp dé giải quyết.

+ Phòng Quản lý đô thi là cơ quan chuyên môn giúp UBND dân quận quan lý

nhà nước về cây xanh trên địa bàn

- Nhà cung cấp dịch vụ (được hiểu là bao gồm cả thuộc nhà nước hoặc tư nhân) được cơ

quan có thâm quyền phân công quản lý trực tiếp cây xanh đô thị, công viên và vườn hoa, bên cạnh các nhiệm vụ khác, có trách nhiệm:

+ Quản lý, bảo vệ và sử dung cây xanh đô thị theo hợp đồng;

+ Phát hành, thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ cây

xanh;

+ Cung cấp không gian dé tô chức các hoạt động công cộng khi có giấy phép

1.3 Công cụ quản lý cây xanh đô thị

- Các văn bản, quy định về cây xanh:

+

+

Nghị định số 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị

Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt

động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu

xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở

Quyết định của UBND TP Hà Nội số 19/2010, ngày 14/5/2010 ban hành Quyđịnh về quản lý cây xanh, công viên, vườn hoa và vườn thú Hà Nội

Quyết định 1495/QĐ-UBND TP Hà Nội ngày 18/3/2014 ban hành Quy định vềquy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ thành phố Hà Nội

Quyết định số 41/QD-UBND ngày 19/9/2016 của UBND thành phố Ha Nội vềviệc phân cấp quản lý các hồ Hà Nội

- Công nghệ bản đồ (GIS)

+ ++ 4+ Thu thập dữ liệu phục vu lập bản đồ cây xanh đô thị bang điện thoại di động.Biên tập, cập nhật bản đồ cây xanh đô thị

Cung cấp các công cụ thiết yếu đề hỗ trợ lập bản đồ cây xanh.

Tổng hợp nhanh chóng số liệu cây xanh, dé dàng truy cập nhanh các số liệu tổnghợp về cây xanh khi có nhu cầu tra cứu (như tổng số cây theo loại cây, tng số cây

theo đường, phó, ).

Báo cáo tình hình quản lý cây xanh tại đô thị.

15

Trang 16

+ Tiếp nhận, quan lý tập trung yêu cầu của người dân và các đơn vị liên quan về sự

cô cây xanh: Hỗ trợ tiếp nhận các yêu cầu người dân, tổ chức cũng như các yêucầu từ nội bộ báo cáo về các van dé, sự có cây xanh đang được quản lý dé kịp thời

có biện pháp xử lý, khắc phục.

+ Quản lý tập trung kết quả kiểm tra, sự cố trên bản đồ kiểm tra cây xanh: Kết quả

kiểm tra tại thực địa sẽ được đồng bộ lên web và người quản lý sẽ nhìn thấy đượctat cả kết quả kiểm tra, sự cố trên bản đồ, biết được chính xác vị trí, hình ảnh hiện

trạng của cây xanh.

+ Giám sát tập trung các phương tiện, xe nâng, máy chuyên dụng trực quan trên bản

đồ: cho phép kết nối đến các thiết bị giám sát hành trình được lắp đặt trên cácphương tiện, xe nâng, máy thi công chuyên dụng dé phục vụ giám sát vị trí trựcquan trên bản đồ cũng như hỗ trợ điều động nhanh phương tiện xử lý các sự có,

duy trì chăm sóc cây xanh.

+ Hỗ trợ lập kế hoạch chăm sóc cây xanh: trợ giúp lên phương án, lập kế hoạch các

tuyến cây xanh cần chăm sóc dựa trên các dit liệu về kiểm tra và lịch sử chăm sóccây xanh Đồng thời hỗ trợ điều chỉnh, xét duyệt kế hoạch chăm sóc

- Hoạt động tuyên truyền, giáo dục: loa đài, tổ chức phong trào, tổ chức hội họp

16

Trang 17

CHƯƠNG 2

HIỆN TRANG QUAN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ QUAN HOÀNG MAI

2.1 Khái quát chung về quận Hoàng Mai

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Quận Hoàng Mai là quận nội thành nằm ở phía Đông Nam thành phố Hà Nội,

thành lập năm 2003 theo nghị định 132/2003/NĐ-CP trên nên tảng là 9 xã thuộc huyện Thanh Trì và 5 phường thuộc quận Hai Bà Trưng.

Diện tích: 4104 ha

Địa hình: Hoàng Mai có địa hình thấp hơn so với nền đất thành phố, độ cao trung

bình khoảng 4-5 m, dôc nghiêng từ Băc tới Nam Đặc điêm đât đai quận Hoàng Mai được

phân hóa rõ rệt thành 2 vùng trong đê và ngoài đê sông Hồng.

- Vung trong đê chiếm diện tích lớn, đất đai phù hợp cho xây dung cơ sở hạ tang, tỷ

lệ phủ xanh thấp.

- Vung ngoài đê tiếp giáp với sông Hồng, có diện tích khoảng 920 ha, có nền đất yếu

không thích hợp cho xây dựng, được phù sa bi tụ, bị ngập lụt thường xuyên, thích

hợp cho cây trồng phát triển, tỷ lệ phủ xanh cao

Khí hậu: Quận Hoàng Mai có khí hậu nhiệt đới gió mùa Một năm có 2 mùa nóng

và lạnh, Từ tháng 5 đên thang 9 là mùa nóng và mùa mưa; từ tháng 11 đên thang 3 năm sau là mùa đông thời tiệt khô ráo.

Thủy văn: Quận Hoàng Mai có sông Hồng, lưu lượng trung bình hàng năm

2710m3/ngày Trên địa bàn quận có 4 dòng sông chính chảy qua Tô Lịch, sông Lừ, sông

Sét, sông Kim Ngưu; nhiều hồ lớn: Yên Sở, Linh Đàm, Đền Lừ Hệ thống thủy văn lớn

tạo cung cấp nguôn nước tưới tiêu, chăm sóc cây xanh đô thị.

2.1.2 Tình hình kinh tế

Kinh tế quận Hoàng Mai phát triển ở tốc độ cao, ôn định, cơ cấu kinh phát triểnkinh tế theo hướng thương mại và dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp nhưng sản lượng vẫntăng Tính riêng năm 2019, tổng giá trị sản xuất các ngành chủ lực của quản đạt 34.582 tỷ

đồng, tăng 13,75%, số doanh nghiệp đang hoạt động đạt 13.759 doanh nghiệp (tăng 2033

doanh nghiệp so với năm 2018) Thu ngân sách thành phố đạt 6.534 tỷ đồng, chi ngân

sách đạt 2.136 tỷ đồng Hoạt động kinh tế dần chuyên đổi sang hướng công nghệ hiện đại.

17

Trang 18

2.1.3 Tình hình văn hóa - xã hội

Quận Hoang Mai thành lập năm 2003 với dân số 187.332 người, đến năm 2018dân số đạt khoảng 41 1.500 người, tăng 2.2 lần, mật độ dân số khoảng 9050 người/ km2

Các lĩnh vực văn hóa cũng được phát triển tích cực, các phường thường tô chức

các hoạt động thi đua, thiện nguyện ý nghĩa Hoạt động truyền thông, văn nghệ, sự kiện,

thé thao được dau tư bài bản, diễn ra hang năm

2.2 Thực trạng cây xanh đô thị quận Hoàng Mai

2.2.1 Tổng quan cây xanh quận Hoàng Mai

AC 1 gee meee

JONG MAI

Trường Đại học Hà Nội

ga nghé

Thon

(ANG

Hình 2.1: Phân khu H2-3 và phân khu H2-4

Quận Hoàng Mai nam trong quy hoạch phân khu H2-3, H2-4 dia bàn thành phố HàNội Đây là hai phân khu ở khu vực trung tâm phía Nam thành phố, được quy hoạch vớimục đích xây dựng các khu đô thị hiện đại, kiểu mẫu, phát triển thương mại, dịch vụ Mụcđích xây dựng cơ sở hạ tầng phân khu để giãn dân khu vực lõi (Đống Đa, Hai Bà Trưng)

Không gian kiến trúc địa bàn quận phát triển theo hướng bền vững Phân bố cây

xanh đô thị doc theo các con đường, công trình, dự án và tập trung tại các công viên cây

xanh, khu vực hồ điều hòa tạo nên không gian xanh tổng thể Quận Hoàng Mai nổi bật

với kiến trúc lõi xanh - các cây xanh trồng kết hợp với hồ nước tại trung tâm các khu đô

thị, các phường Vi du như Đền Lv, Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Thịnh Liệt, KĐT Dai Kim

- Định Công Không gian kiến trúc xanh của quận là mắt xích kết nối hài hòa giữa khuvực kiến trúc nội đô và vành đai xanh sông Nhuệ

18

Ngày đăng: 12/06/2024, 01:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN