Dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại dé làm được điều đó thì cần phảinghiên cứu thị trường, từ đó có thể định ra chiến lược kinh doanh, chiến lược mở rộng phát triển t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN VIEN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TE QUOC TE
DE TAI: THUC TRANG VA GIAI PHAP PHAT TRIEN THI TRUONG CHO DONG SAN PHAM MAY TINH CAO CAP TAI CONG TY TNHH DICH VU VA CONG NGHE
HOANG HA
Sinh vién : Pham Thi Hồng Nhung
Chuyên ngành: QTKD Thương mại
HÀ NỘI - tháng 10-2020
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN VIEN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TE QUOC TE
DE TAI: THUC TRANG VA GIAI PHAP PHAT TRIEN
THI TRUONG CHO DONG SAN PHAM MAY TINH CAO
CAP TAI CONG TY TNHH DICH VU VA CONG NGHE
HOANG HA
Sinh viên: Pham Thị Hồng Nhung
Chuyên ngành: QTKD Thương mại Lớp: Quản trị kinh doanh Thương mại 59B
Mã số sinh viên: 11173634
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Minh Ngọc
HÀ NỘI - tháng 10-2020
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Minh Ngọc - người đã
luôn tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm chuyên đề này
Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những thay, cô giáo đã giảng dạy tôi
trong thời gian theo học chương trình đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thương mại của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Những kiến thức, bài học màtôi nhận từ các thầy cô là hành trang quý báu giúp tôi hoàn thành chuyên đề này
và trưởng thành hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các cô, chú, anh, chị,
em, bạn bè tại Công ty TNHH Dịch Vụ và Công Nghệ Hoàng Hà đã tạo điềukiện giúp đỡ và cho tôi những ý kiến thiết thực về chuyên môn cũng như thực
tiễn trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp đã giúp
đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2020
Tác giả
Phạm Thị Hồng Nhung
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề này là kết quả nghiên cứu tìm hiểu của riêng
cá nhân tôi Toàn bộ những số liệu, tài liệu được tôi trình bày trong chuyên đề là
hoàn toàn chính xác, trung thực, đúng với thực tế
Tôi xin cam đoan rằng các số liệu trích dẫn trong chuyên đề đều được chỉ rõchính xác nguồn gốc Các số liệu phân tích đánh giá tổng hợp đều là những số
liệu trung thực, không sao chép, sửa chữa.
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2020
Tác giả
Phạm Thị Hong Nhung
il
Trang 5DANH MỤC TỪ VIET TAT
TNHH Trach nhiệm hữu han
DN Doanh nghiệp
KD Kinh doanh
SXKD Sản xuất kinh doanh
CBCNV Cán bộ công nhân viên
MTCC Máy tính cao cấp
ill
Trang 6LOI CAM ON 0 :(:IS i
DANH MỤC TU VIET TAT ceccccccsccscscscsscsesecsecersecsesucsesecsucaesucarsucarsecsesaesecavene iii
MỤC LUC.ieeeceecscsccsesscsessesecsesucsesucssscsucscsucsesucsesassucassucatsusstsussusatsusatsucatsneansaeaneacene iv
DANH MỤC BANG, HÌNH - 5t SE EEEEEEEEEEEEEEEESEEEESESEEEEEkrkrrrrrskee vii
Danh Mmuc Dang 1 Ö vii Danh mục hình - - c5 2111111122311 111 1 9311111119923 11kg vn ng xvg VI
LOI MỞ DAU waecccccccccscscscssscsvsscscscsessesesvsusscssusacsssusucssavsusacavsusacavausacavsvsseasavsucacavens 1CHUONG 1: NHỮNG VAN DE LY LUẬN VE PHAT TRIEN THỊ TRUONG 4
1.1 Khái niệm thị trường và phát triển thị trường - 2-2 s+se+s+ 4
1.1.1 Khái niệm phát trién thị trường . - 2-2 2 2 x+zx+£x+£szzszxezxees 41.1.2 Tầm quan trọng của việc phát triển thị trường -: 51.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển thị trường - 5
1.2 Phương thức phát triển thị trường .: -¿-¿©+++++zx+z++zx++rxesred 7
1.2.1 Phát triển thị trường theo chiều rộng -2- 2 +¿©++cx++cxz+ze2 71.2.2 Phát triển thị trường theo chiều sâu -¿2¿ + x+zs++x+zseei 91.3 Nội dung công tác phát triển thị trường -: ¿ ¿+25 10
1.3.1 Nghiên cứu thị tƯỜng - - < 21131132 1118113 11111111 rrree 10
1.3.2 Xây dựng kế hoạch phát trién thị trường . ¿2-5 s+cs+xzzsz 121.3.3 Tổ chức các hoạt động phát triển thị trường -: - 13
1.3.4 Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động phát triển thị trường
16
1.4 Các yêu tố ảnh hưởng tới việc phát triển thị trường . 17
1.4.1 Các yếu tố bên ngoài ¿- 2 22x2E2EEEEEEEEEEEEEEE221 2121 erkrrei 17
1.4.2 Các yêu tố bên trong ¿- + +¿+++2+++Ext2Ext2EEtEESEkerrxerkrerkerrree 18
CHUONG 2: THUC TRANG PHAT TRIEN THI TRUONG CHO DONG SANPHAM MAY TINH CAO CAP TAI CONG TY TNHH DICH VU VA CONGNGHỆ HOÀNG HA -.- St v21 SEEESEEEEE121E1111111111515111111111111151EEeExxe 21
1V
Trang 72.1 Tổng quan về Công ty TNHH Dịch Vụ và Công Nghệ Hoàng Hà 21
2.1.1 Thông tin co bản về công ty - 2 5¿©+2++£x++rxrzrxerxerrsesred 212.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Dich Vu và
Công Nghệ Hoàng Hà - - LG SH ngư 21
2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty . : - 222.1.4 Đối thủ cạnh tranh trong ngành và nhà cung cấp của Công ty 24
2.1.5 Đặc điểm về bộ máy tổ chức quản lý của công ty - 25
2.2 Kết quả phát triển thị trường cho nhóm sản phẩm máy tinh cao cấp của
Công ty TNHH Dịch Vu và Công Nghệ Hoàng Hà giai đoạn 2017-2019 29
2.2.1 Những kết quả chung đã đạt được trong công tác phát triển thị trường
cho nhóm sản phẩm máy tính cao cấp của Công ty giai đoạn 2017-2019 30
2.2.2 Kết quả phát triển thị trường cho nhóm sản phẩm máy tính cao cấpcủa Công ty theo chiều rộng giai đoạn 2017-2010 - -: 5¿©c5+¿ 33
2.2.3 Kết quả phát triển thị trường cho nhóm sản phẩm máy tính cao cấpcủa Công ty theo chiều sâu giai đoạn 2017-2019 . -¿ s¿55s+¿ 35
2.3 sd Thực trạng tổ chức phát triển thị trường cho dòng sản phâm máy tínhcao cấp của Công ty TNHH Dịch Vụ và Công Nghệ Hoàng Hà giai đoạn
"0.0611 ^ , 38
2.3.1 Công tác nghiên cứu thi fTƯỜng - - - ss+scskssiseserereererre 38
2.3.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển thị trường của Công ty 392.3.3 Tô chức các hoạt động phát triển thị trường 2s: 402.3.4 Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động phát triển thị trường
44
2.4 Những thành công, hạn chế trong việc phát triển thị trường tại Công ty
TNHH Dịch Vụ và Công Nghệ Hoàng Hà giai đoạn 2017-2019 46
Trang 83.1 Cơ hội và thách thức trong việc phát triển thị trường cho dòng máy tính
trạm tại Công ty TNHH Dich Vụ và Công Nghệ Hoàng Hà giai đoạn
2021-2022 50
BLL su 50
° 2N co nh 51
3.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển thị trường cho dòng máy tinh trạm
tại Công ty TNHH Dịch Vu và Công Nghệ Hoang Hà giai đoạn 2021-2022 52
3.2.1 MỤC tIÊU Ăn TH TH TH HH nh HH ngàng rệt 52 3.2.2 Phương hƯỚng - - - - +1 33119 11191111 11 9 111v TH ng nh ng 52
3.3 Giải pháp phát triển thị trường cho dòng máy tính tram tai Công ty TNHH
Dịch Vụ và Công Nghệ Hoàng Hà giai đoạn 2021-2022 - - «+5 53
3.3.1 Tang cường công tác nghiên cứu thi trường - « «++ 53
3.3.2 Xây dựng thêm các chi nhánh -. + 2+ eeeeceeeeseeeaeeseeeaeees 55
Trang 9DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Danh mục bảng
Bảng 2 1: Thông tin ngành nghề đăng ký kinh doanh của Công ty 21
Bang 2 2: Bang tổng hop doanh thu của dòng sản phẩm máy tính cao cap của Cong ty giai doan 2017-2019 001057 30
Bang 2 3: Tốc độ mở rộng thị trường của dong sản phẩm máy tính cao cấp tại
Công ty giai đoạn 20177-21 - Ác + 1112 112111111111 11 11 g1 1H HH ng Hy 31
Bảng 2 4: Pham vi thị trường của dòng máy tinh cao cấp của Hoàng Hà PC giai
oan 2017-2019 ee eeeccsseesessesseesessecsesecsecsecsaceesssessecsessesseesesseseeaseaseneeaeeneenes 33
Bang 2 5: Doanh thu của dòng máy tinh cao cấp của Công ty theo từng thị
truOng giai 19.1020 //20)-ƯCraaaầa - 36
Bảng 2 6: Bảng doanh thu dong sản phẩm máy tính cao cấp của Công ty theo giáthành sản phẩm giai đoạn 2017-2019 o.cccccccsessessssssessesseessessessessesssessessessesseeseesess 37Bảng 2 7: Bảng kế hoạch kinh doanh dòng sản phẩm MTCC của Công ty giai
Hình 2 1: Quy trình mua chăm sóc khách hàng và dịch vụ của Công ty TNHH
Dịch Vụ và Công Nghệ Hoàng Hà - Ă E511 19 kg 23
Hình 2 2: Sơ đồ bộ máy nhân sự của Công ty TNHH Dịch Vụ và Công Nghệ
Hình 2 3: Thị phần trong nước của dòng sản phẩm MTCC của Hoàng Hà PC
50020009206 10010Ẽ577 32
Hình 2 4: Biéu đồ tăng trưởng số lượng thị trường về sản phẩm máy tính cao cấp
CUA CONG ty ooo eee ố 33
Hình 2 5: Biéu đồ thé hiện ty trọng doanh thu giữa các đối tượng khách hang của
công ty Hoàng Hà PC giai đoạn 2017-2019 - 25 tk + Esksessrsee 35
Hình 2 6: Sơ đồ kênh phân phối của Hoàng Hà PC 2 2 s25: 41
Hình 2 7: Quy trình mua bán sản phẩm của Công ty TNHH Dịch Vụ và Công
Nghệ Hoàng Ha uu cee eeescessceeeseeeseeesceceeecsacessaecececeeeceaeeesaeeeeaeceeeceeeeeaeeeseeesees 44
vii
Trang 10Hình 2 8: Quy trình kiểm soát công tác phát triển thị trường của Công ty
Hình 3 1: Quy trình mua hang Online
Vili
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, đối với các doanh nghiệp, đóng vai trò trọng
là việc phát trién mở rộng thị trường Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệpđược quyết định bởi hoạt động này Được người tiêu dùng chấp nhận tức là sảnphẩm đã được tiêu thụ Uy tín của doanh nghiệp thể hiện thông qua sức tiêu thụsản phẩm, số lượng người mua Nó cũng còn thé hiện sự hoàn thiện của doanh
nghiệp về chất lượng, hoạt động các dịch vụ Nói cách khác, những điểm yếu,
điểm mạnh của doanh nghiệp sẽ được phản ánh đầy đủ thông qua hoạt độngtiêu thụ sản phẩm Sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh khiến
cho nhiều nhà kinh doanh hiện nay phải đối mặt với sự cạnh tranh đang ngày
một gay gắt Van dé đặt ra là làm sao dé nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộngthị trường và tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp? Dù là doanh
nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại dé làm được điều đó thì cần phảinghiên cứu thị trường, từ đó có thể định ra chiến lược kinh doanh, chiến lược
mở rộng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Từ việc mởrộng thị trường, không ngừng tăng trưởng đầu tư, các doanh nghiệp sẽ gặt háiđược nhiều thành quả tích cực trong tương lai
Công ty TNHH Dịch Vụ Và Công Nghệ Hoàng Hà hay còn gọi là Hoàng
Hà PC được thành lập năm 2016 là công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
các sản phẩm công nghệ, máy tính văn phòng, máy tính cao cấp cho thiết kế đồhọa Hiện nay, doanh nghiệp đang từng bước tiếp cận sâu hơn và mở rộng thị
trường ở trong nước Công ty TNHH Dịch Vụ Và Công Nghệ Hoàng Hà đã
tham gia vào thị trường kinh doanh các sản phẩm công nghệ, máy tính vănphòng, máy tính cao cấp cho thiết kế đồ họa cũng đã được 5 năm, tuy có lợi thếhơn các đối thủ về mặt bằng chung ở nhiều lĩnh vực, nhưng nhìn chung vẫn làdoanh nghiệp nhỏ Công ty mới chủ yếu đầu tư và tập trung kinh doanh ở thịtrường miền Bắc, chủ yếu là ở thành phố Hà Nội Thị trường kinh doanh của
công còn hạn hẹp.
Do vậy, thông qua quá trình thực tập tại công ty, nhận thấy vấn đề phát
triển thị trường sản phẩm giữ vai trò quan trọng nên tôi lựa chọn đề tài: “Thựctrạng và giải pháp phát triển thị trường cho dòng sản phẩm máy tính cao cấp tạiTNHH Dịch Vụ Và Công Nghệ Hoàng Hà” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.Tôi hy vọng với những biện pháp đưa ra trong chuyên dé sẽ góp phan giúp
Trang 12Công ty có định hướng, chiến lược trong việc phát triển, mở rộng thị trường
cho nhóm sản phẩm máy tính cao cấp
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Phân tích thị trường kinh doanh dòng sản phẩm máy tính cao cấp củaHoang Hà PC Bên cạnh đó, tập trung làm rõ các phương thức phát triển thitrường tiêu thụ dòng sản phẩm này của Công ty Từ đó, đưa ra một số biện pháphoàn thiện phương thức phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty,giúp Công ty tăng trưởng thị phần tiêu thụ dòng sản phẩm máy tính cao cấp
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thị trường và phương thức pháttriển thị trường tiêu thụ
- Phân tích và đánh giá thị trường tiêu thụ dòng sản phẩm máy tính caocấp của Công ty
- Phân tích thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ dòng sản phẩm máy
tính cao cấp tại Công ty
- Đề xuất các biện pháp giúp Công ty phát triển thị trường tiêu thụ cho
dòng sản phâm máy tính cao cấp
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứuTrong quá trình làm chuyên đề, tôi tập trung nghiên cứu thị trường tiêu thụdong sản phẩm máy tính cao cấp của Công ty và các phương thức phát triển thị
trường mà Công ty đang áp dụng.
* Pham vi nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết quả các báo cáo tài chính và báo cáo bán hàng về kinhdoanh dòng sản pham máy tinh cao cấp từ năm 2017 tới 2019 của Công ty
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê: nghiên cứu phân tích số liệu thu thập được từ báocáo kinh doanh, báo cáo thường niên của Công ty Các số liệu dưới dạng bảng,biểu đồ, cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh của Công ty
Phương pháp so sánh: thường xuyên được sử dụng khi so sánh kết quảkinh doanh dòng sản phẩm máy tính cao cấp hàng năm của Công ty Phươngpháp này giúp thê hiện sự tăng giảm, thay đổi về quy mô sản lượng, doanh thu
hàng năm của Công ty.
Trang 135 Kết cau chuyên đề
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, chuyên đề có kết cấu gồm 3 chương
Chương 1: Những van dé lý luận về phát triển thị trường
Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường cho dòng sản phẩm máy tínhcao cấp tại Công ty TNHH Dịch Vụ Và Công Nghệ Hoàng Hà
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường cho dòng sảnphẩm máy tính cao cấp tại tại Công ty TNHH Dịch Vụ Và Công Nghệ Hoàng
Hà.
Trang 14CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE PHÁT TRIEN
THỊ TRƯỜNG
1.1 Khái niệm thị trường và phát triển thị trường
1.1.1 Khái niệm phát triển thị trường
Thị trường ra đời và phát triển song song với sự tồn tại và phát triển của sảnxuất hàng hóa và phân công lao động xã hội Có rất nhiều những quan điểm khácnhau về thị trường:
Theo giáo sư Marketing nổi tiếng thế giới — Philip Kotler đã nói trong các
tác phâm về Marketing của mình răng: “Thị trường bao gồm tất cả các kháchhàng tiềm ân cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có kha
năng tham gia trao đổi dé thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn đó” Trong quanđiểm này, Philip Kotler đã phân chia người bán thành người sản xuất còn người
mua thì hợp thành thị trường.
Các nhà kinh tế học Việt Nam quan niệm: “Thi trường là lĩnh vực trao đôi
mà ở đó người mua và người bán cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng
hóa và dịch vụ.”
Ở phạm vi của doanh nghiệp thương mại, “Thị trường được mô tả là mộthay nhiều nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự nhau vànhững người bán cụ thé nào đó mà doanh nghiệp với tiềm năng của mình có thémua hàng hóa, dịch vụ dé thỏa mãn nhu cầu trên của khách hàng.” (Nguyễn Thừa
Lộc, 2016).
Thị trường đóng một vai trò rất quan trọng và phát triển thị trường luôn làkhái niệm gắn liền với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp Theo Nguyễn ThừaLộc (2016) quan điểm rằng: “Phát triển thị trường là tổng hợp các cách thức, biện
pháp của doanh nghiệp nhằm đưa khối lượng sản xuất kinh doanh đạt mức tối đa,
mở rộng quy mô thị trường kinh doanh, tăng thêm lợi nhuận và nâng cao uy tín
của doanh nghiệp trên thị trường.”
Đối với những doanh nghiệp khác nhau thì có những chiến lược, phươnghướng phát triển khác nhau Nhưng mục đích cuối cùng của mỗi doanh nghiệpđều doanh thu, lợi nhuận, vị thể và quy mô Hầu hết các doanh nghiệp đều mongmuốn phát triển thị trường Theo cách hiểu chung nhất về phát triển thị trường là
việc doanh nghiệp sử dụng mọi nỗ lực, cô gắng và tận dụng các lợi thé trong kinhdoanh dé nhằm tăng doanh số bán, tăng lượng khách hàng trên thị trường hiện tạicủa doanh nghiệp, tiếp tục mở rộng thị phần, chiếm lĩnh những thị trưởng mới để
Trang 15sản phẩm của doanh nghiệp trở thành phổ biến chiếm lĩnh được lòng tin của
khách hàng.
1.1.2 Tâm quan trọng của việc phát triển thi trường
Đất nước chuyền sang nền kinh tế mở, giờ đây các doanh nghiệp không còn
được nhà nước bao cấp và tìm kiếm thị trường cho nữa, các doanh nghiệp cóquyền độc lập trong hoạt động kinh doanh của mình dưới sự quản lý vĩ mô củanhà nước Trong nền kinh tế thị trường, muốn thành công trong kinh doanh thimột doanh nghiệp không chỉ dành được một thị phần thị trường mà hơn thế nữa
nó phải vươn lên đứng trong nhóm các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường tronglĩnh vực mà mình tham gia Để làm được điều này thì bắt buộc doanh nghiệpphải không ngừng phát triển thị trường của mình và có được chỗ đứng vững chắc
trên thị trường.
Theo Nguyễn Thừa Lộc (2016): “Phát triển thị trường vừa là mục tiêu, vừa
là phương thức quan trọng dé doanh nghiệp có thé tồn tại và phát triển sản xuấtkinh doanh Có mở rộng và phát triển thị trường, doanh nghiệp mới duy trì đượcmỗi quan hệ thường xuyên, gắn bó với khách hàng, củng cố và tạo dựng uy tíncủa doanh nghiệp trước người tiêu dùng để tăng thêm khách hàng, mới có cơmay đầu tư phát triển kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng thu nhậpcho cán bộ công nhân viên, thực hiện những mục tiêu đã vạch ra, từ đó có thể tồn
tại và phát triển thị trường một cách bền vững trong cơ chế thị trường cạnh tranhgay gắt.”
Việc phát triển thị trường nhằm giúp cho doanh nghiệp đây nhanh tốc độ
tiêu thụ sản phẩm, khai thác mọi tiềm năng của thị trường một cách triệt để, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh được nâng cao, tăng lợi nhuận và khẳng
định được vai trò, vi trí của doanh nghiệp trên thị trường Do vậy việc phát triển
thị trường là một hoạt động có tầm quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệpnào, nó góp phần không nhỏ vào việc thành công hay thất bại trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
1.13 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển thị trường
Đề đánh giá tình hình phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mai,
thường dựa vào các chỉ tiêu sau:
a Toc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp.
DT, — DTạ_+›
A = —— x100%
DT (n-1)
Trong do:
Trang 16A : Tốc độ tăng doanh thu của doanh nghiệp năm n
DT,, : Doanh thu cua doanh nghiép nam n
DT(n-1) : Doanh thu của doanh nghiệp năm n-1
Đây là hai nhân tổ biểu hiện sự phát triển thị trường của doanh nghiệp.Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp là khoản tiền mà doanh nghiệp có được do
tiêu thụ hàng hoá Trong đó:
Tổng doanh thu = Sản lượng x Giá bánNhư vậy doanh thu chịu anh hưởng của hai nhân tố: giá bán của từng mặthàng và sản lượng tiêu thụ mặt hàng đó Trong hai nhân tổ này thì nhân tố thứ haiđược coi là chỉ tiêu phát triển thị trường Nếu doanh thu tăng không phải do sảnlượng tăng mà do giá bán tăng thì đó không phải là phát triển thị trường Tốc độtăng sản lượng, doanh thu của doanh nghiệp qua các thời kỳ thể hiện quy mô thị
trường của doanh nghiệp bị thu hẹp hay mở được rộng Tuy nhiên nó cũng chưa
thể đánh giá chính xác khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp Đề đánhgiá được kha năng phát triển thị trường của doanh nghiệp, chúng ta còn phải dựa
trên các chỉ tiêu định tính khác.
b Tốc độ phát triển thị trường của doanh nghiệp
Ta có công thức chỉ tiêu này như sau:
VỚI năm trước.
Nếu T = 0: Thể hiện số lượng thị trường của doanh nghiệp năm sau không
tăng không giảm so với năm trước.
Nếu T > 0: Thể hiện số lượng thị trường của doanh nghiệp năm sau tăng so
VỚI năm trước.
c Thị phan của doanh nghiệp trên thị trường
Thị phan là chi tiêu phản ánh phan thị trường doanh nghiệp chiếm lĩnh
được trong tông số thi trường cung ứng hàng hoá đó
DT,
T DN
= 1009
>= Dry, 100%
Trang 17Trong đó:
T, :Thị phần của DN trên thị trường
DTpxy : Doanh thu của DN trên thị trường
DTyg : Doanh thu cua tất cả các doanh nghiệp trong ngành trên thị
trường.
Chỉ tiêu thị phần của DN trên thị trường phản ánh mức độ thành công củahoạt động phát triển thị trường của doanh nghiệp Nếu thị phần càng lớn thìchứng tỏ hoạt động phát triển thị trường của công ty có hiệu quả, đã đi đúnghướng Ngược lại, nếu thi phần có xu hướng giảm đi chứng tỏ công ty dang mat
dần chỗ đứng của mình trên thị trường, các hoạt động phát triển thị trường của
công ty chưa đem lại hiệu quả.
1.2 Phương thức phát triển thị trường
1.2.1 Phát triển thị trường theo chiều rộng
Các nhà sản xuất ai cũng đều có riêng của mình những sản pham và họmong muốn có thê tìm kiếm một thị trường khác hay cụ thé là một thi trường mới
dé có thé đem những sản phẩm mình có ra tiêu thụ Mục dich ở đây là tiêu thụcàng nhiều sản phẩm càng tốt, mang về doanh thu nhiều hơn so với trước, từ đógóp phần tối đa hóa lợi nhuận
Phát triển theo chiều rộng được hiểu một cách đơn giản đó là mở rộng quy
mô địa điểm mà nhà sản xuất có thể tiêu thụ sản phẩm Nói cách khác, đó là việcnhà sản xuất có thé mở rộng dia lý, dia bàn tiêu thụ, mở rộng lượng người mua
1.2.1.1 Mở rộng thị trường theo vùng địa lý.
Theo Nguyễn Thừa Lộc (2016): “ Nhu cau thị trường đối với một sản pham
là tổng khối lượng sẽ mua, được mua bởi một nhóm khách hàng đã xác định,trong một vùng xác định, trong một thời điểm và một môi trường xác định.”
Mở rộng thị trường về mặt địa lý là mở rộng và phát triển thị trường theolãnh thổ bằng cách biện pháp khác nhau Công tác phát triển nơi bán hàng, bánsản phẩm theo vùng địa lý giúp các nhà sản xuất nhỏ có thể đưa các sản phẩmhiện có sang các vùng khác tiêu thụ Lúc này số lượng người mua tăng lên sẽ
giúp cho doanh thu bán hàng của doanh nghiệp cũng tăng theo Tuỳ theo tiềm lực
của mình trong việc mở rộng thị trường nhà sản xuất quyết định vùng địa lý mở
rộng tới đâu Việc mở rộng thị trường đối với các doanh nghiệp lớn mạnh không
chỉ vươn ra các châu lục khác.
Trang 18Sản phẩm của doanh nghiệp muốn bán được ở các khu vực khác thì phải
phù hợp với những tập quán, thị hiếu, nhu cầu của khu vực đó Có như vậy sảnphẩm mới có thể được khách hàng tại khu vực đó chấp nhận, từ đó tăng số bán
ra, việc phát trién thị trường đạt kết quả Bat kỳ doanh nghiệp nao trước khiquyết định có mở rộng thị trường hay không đều phải nghiên cứu tìm hiểu kỹ vềkhu vực mình định bán hàng Điều này phụ thuộc vào điều kiện của doanhnghiệp như vốn, nhân lực Nếu như sản phẩm được khách hàng đón nhận tạikhu vực mới thì sẽ là tiền đề giúp nhà sản xuất phát triển Không phải doanhnghiệp nào khi mới tiếp cận thị trường đều được người tiêu dùng chấp nhận màcần có thời gian để khách hàng biết đến và sử dụng sản phâm của mình Tại thịtrường mới này, doanh nghiệp có thê đây mạnh lượng tiêu thụ đạt mức tối ưuthông qua việc tổ chức một mạng lưới kênh phân phối
1.2.1.2 Mở rộng đối tượng tiêu dùng
Nhằm tăng lượng tiêu thụ doanh nghiệp còn có thể phát triển thị trườngthông qua việc mở rộng các đối tượng tiêu dùng bằng cách lôi kéo những kháchhàng đang dùng sản phẩm của đối thủ, nhà thay thế băng việc chuyền sang dùngsản phẩm của mình Nếu như thời gian trước doanh nghiệp sản xuất chỉ nhằmđáp ứng thỏa mãn nhu cầu của một số khách hàng, nhóm đối tượng nhất định thì
nay doanh nghiệp phải thu hút các khách hàng khác Nhờ đó, không chỉ doanh thu bán hàng tiêu thụ mà ngay cả lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng lên.
Người tiêu dùng xem xét một số sản phâm là nó không chi đáp ứng 1 nhu cầu mà
phải thỏa mãn nhiều nhu cầu khác nhau Vì vậy, các nhà sản xuất có thé hướngtới nhóm khách hàng trước nay ít quan tâm hoặc không chú ý tới sản pham mà
chính của doanh nghiệp Các đối tượng khách hàng mới này là khu vực thị
trường mà các nhà sản xuất có thê khai thác nhiều hơn trong tương lai
Các khách hàng hay sử dụng những sản phẩm của nhà sản xuất thì họ nhìn
nhận khác còn khi sang đối tượng khác thì nhìn nhận không giống nữa Người sử
dụng phải được doanh nghiệp hướng vào một công dụng khác so với trước tuy đó
có thê là sản phâm duy nhất Thị trường được phát triển dù theo chiều sâu haytheo chiều rộng thì vẫn luôn đòi hỏi phải nghiên cứu cặn kẽ, cân thận trước khitiến hành phát triển dé có thé đạt hiệu quả cao Và cũng giống như phát triển theochiều sâu, việc phát triển theo chiều rộng sẽ giúp nhà sản xuất làm tăng số lượng
người tiêu dùng từ đó doanh thu bán hàng và lợi nhuận cao hơn.
Trang 191.2.2 Phát triển thị trường theo chiều sâu.
Câu hỏi mà có thể đặt đó là với sản phâm mà nhà sản xuất có và thươnghiệu, uy tín như hiện nay thì doanh nghiệp có thể bán cho khách hàng hiện tạităng lên hay không, trong điều kiện là sản phẩm hiện tại này không phải thay đổi
nhằm dẫn tới doanh thu, lợi nhuận tăng hơn Tức là với sản phẩm cũ nhưng vẫn
được kinh doanh trên chính thị trường hiện tại nhưng bằng các biện pháp hữuhiệu, doanh nghiệp đây mạnh hàng bán được Doanh nghiệp có thể sử dụng chínhsách giảm giá bán nhăm kích thích người mua Hoặc cũng có thể vận dụng một
số biện pháp tăng cường tiếp thị, giới thiệu nhiều hơn nữa dé khách hàng biết đến
sản phẩm, tính năng, tiện ích, độ bề cao hơn những sản phẩm hiện họ đang sử
dụng.
1.2.2.1 Thâm nhập sâu vào thị trường.
Một trong những hình thức để các nhà sản xuất có thể mở rộng thị trường
mà doanh nghiệp thực hiện nhăm mục đích khai thác một cách hiệu quả hơn trênkhu vực hiện tại với sản phẩm sẵn có Vì vậy nhà sản xuất phải phải thu hút được
nhiều khách hang đang có dé có thé tăng được lượng hàng tiêu thụ trên thị trường
này Đối với những khách hàng này ho đã quen thuộc với sản phâm; vì thé dé đạtđược mục đích thu hút họ, doanh nghiệp tiến hành khuyến mại, quảng cáo, xúctiến mạnh mẽ hon, tiến hành chiến lược giảm giá thích hợp, thay vì sử dụng cùnglúc tương tự nhiều sản phẩm thì sẽ chuyên một sản phẩm duy nhất
Khả năng phát triển thị trường được thực hiện bởi việc xâm nhập các sảnphẩm vào sâu hơn trong thị trường Chính sách này điểm thuận lợi là doanhnghiệp đã nắm quen thuộc thị trường tuy khó khăn đó là người tiêu dùng đã quáquen với sản phâm Vì thế, nhăm phát triển thu hút khách hàng thì đòi hỏi doanhnghiệp cần phải có có những chi phí nhất định những cách thức nhất định
Hoạt động xâm nhập sâu hơn của doanh nghiệp vào thị trường còn phải
xem hiện tại quy mô của như nào Trong trường hợp hiện tại quá nhỏ về quy môithì doanh nghiệp có thể tiến hành ngay Lúc này khách hàng mới biết đến doanh
nghiệp và được coi là một trong những cách mở rộng dia bàn tiêu thụ.
1.2.2.2 Đa dạng hóa sản phẩm
Doi hỏi của con người cao khi đất nước càng phát triển, điều này dẫn đếnchu kỳ sống ngăn lại Vì thế, đòi hỏi sản phẩm ngày càng phải phù hợp hơn, tốtvới nhu cầu tiêu dùng Mục tiêu cuối cùng của khách hàng là tối đa hóa lợi íchtiêu dùng Điều này nghĩa là với lượng hàng nhất định tăng thì dung ích của nó
Trang 20giảm đi Các doanh nghiệp cần bán dung ích đang ở tối đa Hoạt động này cũng
chỉ là một phần trong công tác nắm bắt nhu cầu người mua bởi nhu cầu còn chịutác động do nhiều yếu tô như thu nhập của người tiêu dùng, phát triển kỹ thuật,
kỳ vọng khách hàng
1.3 Nội dung công tác phát triển thị trường
Đề thực hiện công tác phát triển thị trường, doanh nghiệp cần triển khai các
công việc sau:
1.3.1 Nghiên cứu thi trường.
Hoạt động nghiên cứu nhằm xác định nhu cầu thị trường vô cùng quan
trong Từ đó, doanh nghiệp có thé biết được nhu cầu của người tiêu dùng và cóthé đáp ứng thỏa mãn các yêu cầu đó một cách tối đa và hiệu quả nhất bang cách
điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh, thiết kế sản phẩm mục tiêu định bán rathị trường Đây là cốt lõi dẫn tới thành công
Nghiên cứu thị trường bao gôm nghiên cứu khái quát và nghiên cứu chỉ tiết
thị trường:
- _ Nghiên cứu khái quát thị trường:
Nghiên cứu khái quát thị trường thực chất là nghiên cứu vĩ mô Đó lànghiên cứu tổng cung hang hoá, tổng cầu hàng hoá, giá cả thị trường của hànghoá, chính sách của Chính phủ về hang hoá đó (kinh doanh tự do, kinh doanh cóđiều kiện, khuyến khích kinh doanh hay cắm kinh doanh)
Nghiên cứu tông cau hàng hoá là nghiên cứu tổng khối lượng hàng hoá và
cơ cấu loại hàng hoá tiêu dùng thông qua mua sắm hoặc sử dụng với giá cả thịtrường trong một khoảng thời gian nhất định Tổng khối lượng hàng hoá chính làquy mô của thị trường Nghiên cứu quy mô thị trường phải năm được số lượngngười hoặc đơn vị tiêu dùng, số lượng các loại hàng hoá, số lượng của một loại
hàng hoá được tiêu thụ Thông qua nghiên cứu quy mô thị trường doanh nghiệp
xác định cho mình loại hàng hoá kinh doanh, khách hàng và phạm vi thị trường
của doanh nghiệp Khi nghiên cứu tổng cầu và cơ cấu hàng hoá doanh nghiệp
cũng cần nghiên cứu trên môi trường địa bàn, đặc biệt là thị trường trọng điểm, ở
đó tiêu thụ lượng hàng lớn và giá thị trường của hàng hoá đó trên địa bàn từng thời gian.
Nghiên cứu tổng cung hàng hoá là nghiên cứu để xác định xem khả năngsản xuất trong một thời gian, các đơn vị sản xuất, kinh doanh có khả năng cungứng cho thị trường tổng số bao nhiêu hàng, khả năng nhập khâu bao nhiêu, khảnăng dự trù (tồn kho) xã hội bao nhiêu Giá cả bán hàng của doanh nghiệp sản
10
Trang 21xuất, giá hàng nhập khẩu Nghiên cứu giá cả thị trường doanh nghiệp phải tìmđược chênh lệch giá bán và giá mua Thông qua nghiên cứu tông cung, doanh
nghiệp xác định vai trò và vi trí của mình cũng như của các đối thủ cạnh tranhtrên thị trường, từ đó có phương hướng biện pháp dé phát triển thị trường thíchhợp Nghiên cứu chính sách của Chính phủ về loại hàng kinh doanh cho phépkinh doanh tự do, kinh doanh có điều kiện, khuyến khích kinh doanh hoặc cắmkinh doanh Đó là chính sách thuế, giá các loại dịch vụ có liên quan Qua nội
dung nghiên cứu này, doanh nghiệp xác định được môi trường kinh doanh và các
điều kiện để đáp ứng yêu cầu của môi trường đó, những thuận lợi cũng như khó
khăn của môi trường.
Ngoài những vấn đề trên, nghiên cứu khái quát thị trường còn cần phảinghiên cứu động thái của cầu, cung trên từng địa bàn và trong từng thời điểm
- _ Nghiên cứu chi tiết thị trường:
Nghiên cứu chỉ tiết thị trường thực chất là nghiên cứu đối tượng mua bánhàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh, cơ cấu thị trường hàng hoá và chính sách
mua bán của các doanh nghiệp có nguồn hàng lớn Nghiên cứu chỉ tiết thị trườngphải trả lời được câu hỏi: Ai mua hàng? Mua bao nhiêu? Cơ cấu của loại hàng?Mua ở đâu? Mua hàng dùng làm gì? Đối thủ cạnh tranh? Nghiên cứu chỉ tiết thị
trường phải nghiên cứu nhu cầu và yêu cầu của khách hàng về loại hàng mà
doanh nghiệp kinh doanh và phải xác định tỷ trọng thị trường doanh nghiệp đạt
được (thị phần của doanh nghiệp) và thị phần của các doanh nghiệp khác cùngngành, so sánh về chất lượng sản phẩm, giá cả sản phâm, mẫu mã, màu sắc và
các dịch vụ phục vụ khách hàng của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp
khác để đôi mới thu hút khách hàng mua hàng của doanh nghiệp mình
Dé nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp người ta thường dùng các
phương pháp như sau:
- Phuong pháp nghiên cứu tại ban:
Hay còn gọi là phương pháp nghiên cứu văn phòng là cách nghiên cứu thu thập các thông tin qua các tài liệu như sách báo, tạp chí, tạp chí quảng cáo, bản
tin kinh tế, thông tin thị trường, tạp chí thương mại, niên giám thống kê và cácloại tài liệu có liên quan đến các loại mặt hàng mà doanh nghiệp đang kinhdoanh, sẽ kinh doanh cần nghiên cứu: khả năng cung ứng, khả năng hàng tồn kho
xã hội, nhu cầu của khách hàng, giá thị trường của loại hàng và khả năng biến
động Nghiên cứu tại bàn cho phép doanh nghiệp nhìn được khái quát thị trường
mặt hàng cần nghiên cứu
- Phuong pháp nghiên cứu tại hiện trường:
11
Trang 22Đây là phương pháp trực tiếp cử cán bộ đến tận nơi dé nghiên cứu Cán bộnghiên cứu thông qua việc trực tiếp quan sát, thu thập các thông tin và số liệu ở
đơn vị tiêu dùng lớn, ở khách hàng hoặc ở các đơn vị nguồn hàng bằng cách điềutra trọng điểm, điều tra chọn mẫu, điển hình, toàn bộ hay tham quan, phỏng vancác đối tượng, gửi phiếu điều tra, hội nghị khách hàng hay qua hội chợ, triểnlãm Nghiên cứu tại hiện trường giúp doanh nghiệp có những nhận xét về thịtrường một cách sinh động, thực tế, hiện thực
Một khâu không thê thiếu được trong chiến lược phát triển thị trường là dựbáo thị trường nó được coi là tiền đề của kế hoạch kinh doanh Thông thường có
ba loại dự báo: dự báo ngắn hạn, dự báo trung hạn và dự báo dài hạn Tuy theophương pháp thu thập thông tin và yêu cầu dự báo về thị trường hàng hoá người
ta lựa chọn những phương pháp dự báo khác nhau Tuy nhiên, mọi dự báo chỉ là
những tiên đoán, có tính khả thi hay không phụ thuộc phần lớn ở cơ sở của các
dự báo đó và kĩ năng thực hành của doanh nghiệp.
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, doanh nghiệp sẽ xác định thị
trường mục tiêu.
“Thị trường mục tiêu là là sự phân đoạn khách hàng vào những nhóm nhất
định phù hợp với hướng đi của từng doanh nghiệp Nghĩa là, thị trường tôn tại tất
cả các người mua tiềm năng và doanh nghiệp phải thực hiện các chiến lược để
thu hút người mua.” theo Nguyễn Thị Thúy (2015).
Hoạt động này giúp cho doanh nghiệp hiéu nhu cầu mong muốn của ngườimua một cách cặn kẽ hơn Dé có thé thị trường mục tiêu được xác định, doanhnghiệp dựa vào năng lực công nghệ sản xuất của mình; dựa vào những lợi thế
cạnh tranh có thê thỏa mãn được yêu cầu; dựa vào sản phẩm; dựa vào khả năng
tiêu thụ, tiềm năng tăng trưởng Hoạt động này tốt giúp doanh nghiệp nâng cao
hoạt động bán hàng.
1.3.2 Xây dựng kế hoạch phát triển thị trường
Xây dựng kế hoạch phát triển thị trường là cơ sở quan trọng đảm bảo choquá trình kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành nhịp nhàng, liên tục theo kếhoạch đã định trước Kế hoạch phát triển thị trường là căn cứ dé xây dựng kế
hoạch công việc cho các bộ phận khác của doanh nghiệp.
Bằng hệ thống các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển thị trường phải phản ánhđược các nội dung cơ bản như: thị trường mục tiêu mà công ty hướng tới, sốlượng hàng hóa tiêu thụ, cơ cầu sản phẩm tiêu thụ, giá cả tiêu thụ Các chỉ tiêu
12
Trang 23kế hoạch tiêu thụ trên thị trường có thé tính theo hiện vật hoặc giá trị, chỉ tiêutương đối hoặc tuyệt đối.
Trong bước xây dựng kế hoạch phát triển thị trường, công ty cần cân đốigiữa các kế hoạch, mục tiêu với 4 nhân tố tài chính, khách hàng, quy trình vànguồn nhân lực của công ty Điều này giúp cho quá trình phát triển thị trường
được diễn ra hợp lý và thuận lợi.
1.3.3 Tổ chức các hoạt động phát triển thị trường
1.3.3.1 Xây dựng kênh phân phối
“Kênh phân phối là tập hợp các nhà phân phối, bán buôn, bán lẻ mà sảnphẩm đến tay người tiêu dung” theo Trần Minh Dao (2012)
Sau khi nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng phù hợp với mục tiêu phát
triển của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tổ chức tốt mạng lưới bán hàng Bởivới bất kì doanh nghiệp nào trong cơ chế thị trường hiện nay, muốn phát triểnđược doanh nghiệp đó cần phải chú trọng đến thị trường đầu ra Nghĩa là doanh
nghiệp đó phải tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, làm cho lưu thông trên thị
trường diễn ra trôi chảy Doanh nghiệp phải tạo được một mạng lưới bán hàng
hợp lý nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu khách hàng Để tổ chức mộtmạng lưới bán hàng tốt, doanh nghiệp cần tìm kiếm và phát hiện ra những kháchhàng có nhu cau về sản phẩm mà mình đang kinh doanh, đưa sản phẩm tới tayngười tiêu dùng một cách nhanh nhất, hay nói cách khác lựa chọn các kênh phânphối phù hợp dé đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hang Một kênh phân phối
có thé được hiểu là một tập hợp có hệ thống các phan tử tham gia vào quá trìnhchuyên đưa hàng hoá từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng Kênh phân phối baogồm kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp
Các căn cứ lựa chọn kênh phân phối:
- Mục tiêu: Việc lựa chọn kênh chịu tác động bởi yếu tô này Doanh nghiệpcần xem xét đó là mật độ, hành vi, quy mô, cơ cấu khách hàng Kênh càng dài khikhách phân tán Kênh phân phối trực tiếp được sử dụng khi mật độ khách lớn
- Sản pham: Chi phối trong việc doanh nghiệp lựa chọn kênh phân phối.Cần kênh trực tiếp đối với sản phẩm thời gian ngắn ké từ khi sản xuất cho tới khiđược tiêu dùng Kênh phân phối ngăn cũng dành cho những sản phẩm nặng nè,cồng kénh, quãng đường vận chuyên cần giảm tối đa và cả số lần bốc đỡ Cần
bán trực tiếp những sản phẩm không tiêu chuẩn hóa, có giá trị cao
- Không gian thương mại: Trong lựa chọn kênh phân phối có vai trò quan
trọng Người quản lý kênh phải xem xét trên thị trường, trong việc thực hiện
13
Trang 24nhiệm vụ khả năng Các trung gian thương mại trong việc lưu kho, quảng cáo,
cung cấp tín dụng và khai thác khách hàng
- Doanh nghiệp: Khi lựa chọn kênh phân phối sẽ quyết định quy mô, khảnăng tìm các trung gian thích hợp Thực hiện phân phối nào là do nguồn lực của
doanh nghiệp quyết định Kiểu kênh chịu ảnh hưởng bởi dòng sản phẩm của
doanh nghiệp Kiểu kênh sử dụng khác nhau nếu lực lượng marketing khác nhau
- Môi trường marketing: Nhà sản xuất trong nên kinh tế suy thoái nên sửdụng các kênh ngắn đồng thời dé giảm giá bán sản phẩm cần loại bỏ bớt các dịch
vụ không có nhu cầu Quy định ảnh hưởng đến kiểu kênh, tạo độc quyền và có xu
hướng triệt tiêu cạnh tranh.
- Đối thủ cạnh tranh: Với các nhà cạnh tranh có cùng đầu ra bán lẻ việc lựachọn kênh phân phối hay khác với kênh của họ Lợi thế cạnh tranh buộc doanh
nghiệp phải lựa chọn so với kênh của các đối thủ
Các loại kênh phân phối:
- Kênh phân phối trực tiếp: Doanh nghiệp không qua khâu trung gian bán
sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng Lúc này nhà sản xuất sử dụng các cửa
hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm và bán cho người tiêu dùng
Hình 1 1: Kênh phân phối trực tiếp
- Kênh phân phối gián tiếp: qua trung gian, nhà sản xuất bán sản phẩm cho
người bán buôn, đại lý, người bán lẻ Lúc này người trung gian đóng vai trò quan
Trang 25+ Kênh cấp 3: có ba nhà trung gian Trong kênh phân phối này, đại lý phân
phối hang cho nhà bán buôn với số lượng lớn, từ đó sản phẩm được chuyền đến
các nhà bán lẻ và người tiêu dùng.
1.3.3.2 Tổ chức các hoạt động xúc tiễn bán hàng
Xúc tiến là hoạt động thông tin Marketing tới khách hàng tiềm năng củadoanh nghiệp Các thông tin bao gồm thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm, về
phương thức phục vụ và những lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi mua sản
phẩm của doanh nghiệp Trong hoạt động kinh doanh có các hoạt động xúc tiếnmua hàng và xúc tiến bán hàng
Hoạt động xúc tiễn bán hàng là toàn bộ các hoạt động nhằm tìm kiếm vàthúc day cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm Xúc tiến bán hàng
chứa đựng trong đó các hình thức, cách thức và những biện pháp nhằm đây mạnhkhả năng bán ra của DN Xúc tiến bán hàng có ý nghĩa quan trọng trong việcchiếm lĩnh thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thịtrường nhờ đó quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được day mạnh cả
về số lượng lẫn thời gian Xúc tiến bán hàng là hoạt động quan trọng có tác dụng
hỗ trợ, thúc đây công tác tiêu thụ sản phẩm của DN, giúp doanh nghiệp có điềukiện mở rộng các mối quan hệ với khách hang, củng cô và phát triển thị trường
Những nội dung chủ yếu của các hoạt động xúc tiến bán hàng phải kế đến là:quảng cáo, chào hàng, khuyến mại, tham gia hội chợ triển lãm
1.3.3.3 Tổ chức hoạt động bán hàng và dich vụ hậu mdi
Bán hàng là một trong những khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh
Hoạt động bán hàng là hoạt động mang tính nghệ thuật, tác động đến tâm lý
người mua nhằm đạt được mục tiêu bán hàng
Nhân viên bán hàng phải đặc biệt quan tâm đến quá trình tác động vào tâm
lý của khách hàng vì những bước tiến triển về tinh thần, tâm lý, tính chủ quan vàkhách quan diễn ra rất nhanh chóng trong khách hàng Đặc biệt thái độ phục vụ
của nhân viên bán hàng cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởngđến quyết định mua của khách hàng
Đề bán được nhiều hàng, các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu củakhách hàng như: chất lượng, mẫu mã, giá cả và phải biết lựa chọn các hìnhthức bán hàng phù hợp Thực tế hoạt động bán hàng có rất nhiều hình thức như:bán hàng trực tiếp, bán thông qua mạng lưới đại lý, bán theo hợp đồng, bán thanhtoán ngay, bán trả góp , bán buôn, bán lẻ, bán thông qua hệ thống thương mại
điện tử
15
Trang 26Dịch vụ hậu mãi có thé được coi là một phan quan trọng của công tác phát
triển thị trường Một số khách hàng có thể tìm kiếm các sản phẩm của công ty
dựa trên dịch vụ hậu mãi.
Dịch vụ hậu mãi đảm bảo rằng khách hàng nhận được càng nhiều càng tốtlợi ích va giá trị sau khi mua hàng Nó có thé là việc bồi dưỡng về các tính nănghiện có hoặc hướng dẫn cách sử dụng các tính năng mới Lí do kinh doanh đằngsau dịch vụ hậu mãi là nó có thể tác động đến lòng trung thành với thương hiệu
và sự tái tiêu thụ của khách hàng Những khách hàng có nhiều sự hài lòng hơn sẽ
có xu hướng trở thành những khách quen.
Dich vụ hậu mãi tốt cũng có thé dẫn đến những thông tin truyền miệng tíchcực cho công ty Ngược lại, dịch vụ hậu mãi kém có thé ngăn can việc các công
ty có được sự hài lòng của khách hang và anh hưởng đến việc mở rộng thị trường
của công ty.
1.3.4 Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động phát triển thị trường
Trong thời gian thực hiện công tác phát triển thị trường, doanh nghiệp cần
có những bộ phận theo dõi quá trình làm việc, tiến độ thực hiện công việc cũngnhư những khó khăn khi thực hiện việc phát triển thị trường Điều này giúp DN
có những giải pháp kịp thời nhằm khắc phục các hạn chế, phù hợp với hoàn cảnh
và mục tiêu của công ty.
Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, DN cần phải phân tích, đánh giá hoạt động
phát triển thị trường nhằm xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu
thụ, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các nguyên nhân ảnh
hưởng đến hoạt động phát triển thị trường nhằm kịp thời có các giải pháp điềuchỉnh thích hợp dé thúc đây quá trình tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường.Đánh giá hiệu quả của các hoạt động phát triển thị trường có thể dựa vào các tiêuchí: tình hình doanh thu của công ty, khối lượng sản pham bán ra, các thị trườngcông ty chiếm lĩnh, thi phần của công ty
Kết quả của việc đánh giá các hoạt động phát triển thị trường sẽ là căn cứ
để doanh nghiệp đưa ra những biện pháp điều chỉnh, tìm ra những phươnghướng, cách thức phù hợp nhằm thúc đây tiêu thụ và hoàn thiện hoạt động pháttriển thị trường của công ty Vì vậy, mỗi công ty cần phải tô chức tốt công tácnày, đồng thời phải làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức củadoanh nghiệp trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển thị trường
16
Trang 271.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển thị trường.
1.4.1 Các yếu tố bên ngoài
1.4.1.1 Môi trường pháp luật, chính trị
Muốn phát triển thị trường tiêu thụ, cần tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật.Chúng có thé tạo ra rủi ro cho doanh nghiệp hoặc cũng có thé đó là các cơ hội.Các văn bản pháp luật về kinh tế có ảnh hưởng tới hoạt động SXKD và hoạtđộng đây mạnh thị trường tiêu thụ
Bên cạnh các chính sách về pháp luật thì môi trường chính trị cũng ảnh
hưởng lớn, đặc biệt là mở rộng kinh doanh ra nước ngoài Môi trường chính trị
có 6n định, không có khủng bó, bạo động, nội chiến sẽ giúp doanh nghiệp yên
tâm SXKD, là nơi doanh nghiệp tìm tới nghiên cứu phát triển tại đó.
1.4.1.2 Môi trường kinh tế
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần có tiền đầu tư Một trong nhữngbiện pháp giúp doanh nghiệp có tiền trang trải chỉ phí đó là đi vay vốn ngân hàng.Lãi suất vay cao, chi phí tăng, giá thành tăng, khả năng cạnh tranh bị giảm Điều nàycũng khiến lợi nhuận thu được từ thị trường mới bị giảm đi, dẫn tới kế hoạch phát
triển gặp khó khăn Đặc biệt, khi làm phát tăng cao, các dự án đầu tư trở nên mạo
hiểm, doanh nghiệp hạn chế phát triển, mở rộng thị trường Có thé thấy, môi trường
kinh tế ảnh hưởng tương đối lớn tới việc phát triển thị trường
1.4.1.3 Môi trường văn hóa xã hội
Lối sống, thị hiếu, phong tục tập quán, tín ngưỡng ảnh hưởng tới số
lượng tiêu thụ sản phẩm Văn hóa xã hội khác nhau tại những khu vực khác nhau
nên sẽ làm ảnh hưởng tới sản lượng tiêu thụ cũng khác nhau, do đó phải nghiên
cứu văn hóa xã hội tại thị trường cần hướng tới dé có những chiến lược phát triển
tiêu thụ phù hợp với từng sản phẩm của doanh nghiệp Trình độ dân trí ngày càng
cao thách thức đối với các doanh nghiệp Hiệp hội những người tiêu dùng xuất
hiện đòi hỏi phải quan tâm đặc biệt chất lượng sản phẩm, đảm bảo quyền lợi
người tiêu dùng.
1.4.1.4 Môi trường tự nhiên
Nếu vị trí địa lý thuận lợi có điều kiện quảng bá sản phẩm, thị trường được
mở rộng, các chi phí được giảm thiểu Các tài nguyên phong phú góp phan giúp
doanh nghiệp chủ động trong việc đáp ứng các nguyên vật liệu đầu vào của quá
17
Trang 28trình SXKD Đây là yếu tố doanh nghiệp quan tâm từ khi bắt đầu nghiên cứu tìmhiểu thị trường tới khi triển khai thực hiện.
1.4.1.5 Đối thủ cạnh tranh
Số lượng các đối thủ cạnh tranh càng nhiều thì mức độ cạnh tranh sẽ càng
gay gắt Giá cả cạnh tranh giảm sẽ kéo theo lợi nhuận giảm Có ba nhân tố quan
trọng tạo thành mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành
là: cơ cấu, tình hình nhu cầu thị trường và các rào cản ngăn chặn việc gia nhập
hoặc rút lui khỏi ngành của các doanh nghiệp (Nguyễn Thừa Lộc và Trần Văn
Bão, 2016).
Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ những lợi thé cũng như bat lợi của mình, nắmđược phân khúc khách hàng và dịch vụ, chọn lựa cách thức kinh doanh dé thỏa mãnnhu cầu của khách hàng nhằm tao ra lợi thé cạnh tranh trên thị trường Cùng với đó,doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu cả 3 loại đối thủ cạnh tranh: đối thủ cạnh tranhtrực tiếp, đối thủ cạnh tranh gián tiếp và đối thủ tiềm năng để nhằm nắm rõ thịtrường nguồn cung cũng như vị trí của doanh nghiệp mình trên thị trường
1.4.2 Các yếu té bên trong
1.4.2.1 Uy tín doanh nghiệp
Niềm tin của khách hàng từ những trải nghiệm thực tế về sản phẩm và dịch
vụ cũng như từ chính thế lực và vị trí hiện tại của doanh nghiệp Nhân tố nàyquyết định tới khả năng cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp Thường thì kháchhàng có xu hướng chọn sản phâm do nhà sản xuất có lịch sử hoạt động lâu năm
trên thị trường.
1.4.2.2 Tiềm lực tài chính (vốn)
Nếu không có vốn nhà sản xuất sẽ khó làm được gì ngay cả khi đã có cơhội kinh doanh Có vốn giúp thực hiện kinh doanh dễ dàng hơn, có điều kiện để
tận dụng các cơ hội dé thu lợi lớn Muốn cải tiến chất lượng cũng như nâng cao
tình hình SXKD thì doanh nghiệp cần phải đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề
người lao động Dé làm được điều đòi hỏi có vốn lớn và phương án sử dụng
hiệu quả góp phần giúp doanh nghiệp phát triển thị trường
1.4.2.3 Lực lượng lao động
Dù máy móc thiết bị hiện tại tối tân tới đâu thì cũng không thể thay thếđược con người bởi không có con người thì sẽ không có người vận hành điềukhiển máy móc Lúc đó, các máy móc phương tiện kỹ thuật cũng chỉ là những cỗ
18
Trang 29máy vô tri vô giác và không có khả năng sinh lời Tuy nhiên, có máy móc
phương tiện kỹ thuật hiện đại, có người lao động nhưng không biết cách vậnhành máy thì cũng không được Do đó một yêu cầu đặt ra là trình độ phải đápứng công nghệ kỹ thuật Doanh nghiệp có lao động chất lượng tốt, phân công lao
động đúng người đúng việc thì doanh nghiệp có sức mạnh cạnh tranh.
1.4.2.4 Các don vị cung ứng dau vào cho doanh nghiệp
Việc nghiên cứu tìm hiểu các nguồn cung thích hợp với yêu cầu là một vấn
đề cần cân nhắc để đảm bảo đạt hiệu quả Nếu số lượng nguồn cung ứng ít,
nguồn hàng không nhiều, không có mặt hàng thay thé khác, nhà cung ứng có thé
gây sức ép bằng cách giảm chất lượng hoặc giảm các dịch vụ đi kèm Nếu số
lượng nhà cung ứng nhiều, nguồn hàng phong phú có mặt hàng thay thế khác cóthể chọn nhà cung ứng hàng hóa với mức giá phải chăng, chất lượng tốt và dịch
vụ thuận lợi Vấn đề quan trọng là phải đảm bảo nguồn hàng, về chất lượng, vềthời gian, về số lượng và giá cả mỗi lần giao hàng Cung ứng phục vụ cho quátrình SXKD ở từng thời kỳ khác nhau luôn ổn định, dam bảo khả năng tiêu thụsản phẩm diễn ra liên tục với sản lượng cao mà mức chi phí ồn định
1.4.2.5 Công nghệ sản xuất
Doanh nghiệp muốn có thế mạnh trong cạnh tranh, đặc biệt là phát triển thịtrường tiêu thụ thì yêu cầu doanh nghiệp là phải áp dụng khoa học vào SXKDnhanh chóng, hiệu quả Việc đổi mới công nghệ không chỉ thực hiện theo nghĩahẹp là đổi mới máy móc, thiết bị mà phải là đổi mới toàn diện từ máy móc thiết
bị cho đến con người Đổi mới công nghệ có ý nghĩa hết sức to lớn đến sự sốngcòn của doanh nghiệp bởi cho phép nâng cao chất lượng, sử dụng hợp lý nguyên
liệu Nhờ vậy doanh nghiệp có thê tăng khả năng cạnh tranh, thúc đây tăngtrưởng hiệu quả SXKD Đồng thời việc đổi mới công nghệ sẽ giải quyết được cácnhiệm vụ bảo vệ môi trường, giảm lao động nặng nhọc, tăng lao động chất xám,
lao động có kỹ thuật.
1.4.2.6 Hệ thống phân phối sản phẩm
Sản phẩm muốn tiêu thụ nhiều thì phải có hệ thống mạng lưới phân phốilớn, đa dạng trên khắp các thị trường Nhiều khách hàng có nhu cầu nhưng họ ở
xa nên họ sẽ không chọn tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp bởi muốn có nhà
phân phối gần nơi tiêu thụ nhăm có cơ hội đến trực tiếp xem mặt hàng, sản pham
hoặc khi có vân đê gì xảy ra, cân khiêu nại, phản ánh thì vân đê cũng sẽ được giải
19
Trang 30quyết nhanh hơn so với việc ở xa nhà cung cấp Hệ thống phân phối rộng giúp
đưa sản phẩm tới nhanh hơn, thuận tiện hon
20
Trang 31CHUONG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN THỊ TRƯỜNG
CHO DÒNG SẢN PHẨM MÁY TÍNH CAO CÁP TẠI
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ HOÀNG HÀ
2.1 Tông quan về Công ty TNHH Dịch Vu và Công Nghệ Hoàng Hà
2.1.1 Thông tin cơ bản về công ty
Tên Công ty bằng tiếng việt: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ CÔNGNGHỆ HOÀNG HÀ
Tên quốc tế: HOANG HA S&T CO.,LTD
Tên viết tắt: HOANG HA S&T CO.,LTD
Dia chi trụ sở chính: 94E-94F Đường Lang, Phường Ngã Tư Sở, Quận
Đống Đa, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Mã số thuế: 0107406972
Ngày thành lập: 25/04/2016 Website: https://hoanghapc.vn/
Người dai diện theo pháp luật của công ty:
Họ và tên: Hoàng Anh Minh Giới tính: Nam
Địa chỉ thường trú: Số 35, ngõ 52 Quan Nhân, Phường Trung Hoà, QuậnCầu Giấy, Hà Nội
Thông tin về ngành nghề đăng ký kinh doanh:
Bảng 2 1: Thông tin ngành nghề đăng ký kinh doanh của Công ty
^ ` Mã
Tên ngành ngành
Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị
viên thông trong các cửa hàng chuyên doanh 4741
Nguồn: Hồ sơ công ty
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Dịch Vụ và Công
Nghệ Hoàng Hà.
Được thành lập từ 2008 với tên gọi là Trung Tam Tin Học Hoàng Hà với
sản phâm kinh doanh là hệ thống máy tính văn phòng, máy tính chơi Game, lắp
đặt thi công đàn Game net và các sản phâm máy tính cao cấp cho thiết kế đồ họatại một cửa hàng nhỏ ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Tới năm 2016 do nhu cầu của thị trường về máy tính cao cấp chuyên dụng
đột biến tăng cao, Công ty TNHH Dịch Vụ Và Công Nghệ Hoàng Hà được thành
21
Trang 32lập với mục tiêu trở thành đơn vị cung cấp máy tính chuyên dụng cao cấp tiên
phong tại Việt Nam đi đầu về xu hướng công nghệ mới và tư vấn giải pháp tối ưuphần cứng máy tính cho các nhu cầu của người sử dụng Showroom đầu tiênđược khai trương tại : 94E-94F Đường Láng, Phường Ngã Tư Sở, Quận Đống
Đa, thành phố Hà Nội
Xuất phát điểm là một doanh nghiệp nhỏ, với đội ngũ chỉ có 20 người khimới thành lập, đến nay Công ty TNHH Dịch Vụ và Công Nghệ Hoàng Hà hiện
có 75 cán bộ công nhân viên Với đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm
làm việc thực tế và lý thuyết, am hiểu sâu về hệ thống phần cứng và phần mềm,
công ty đã thu hút được sự chú ý của khách hàng, từng bước xây dựng được
thương hiệu của chính mình Hiện nay, Hoàng Hà PC nhà cung cấp máy tính caocấp chuyên dụng cho hàng nghìn khách hàng cá nhân mỗi năm và rất nhiều cáctập đoàn công ty lớn ở Việt Nam như: Đài Truyền hình VTC, Đài Truyền hìnhVTV, Viện nghiên cứu hóa sinh biển Việt Nam, Viện Nghiên cứu cơ khí Việt
Nam, Viện khoa học và hình sự Bộ Công An, Viện nghiên cứu và phát triển công
nghệ xây dựng Việt Nam, Trường đại học Xây Dựng Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Công ty TNHH Dịch Vụ và Công Nghệ Hoàng Hà cung cấp các sản pham
linh kiện chính hãng: Supermicro, Intel, AMD, HP, Dell, Nvidia, Antec, Gigabyte, Asus, Asrock, MSI, Seasonic, Gskill, Corsair phục vụ cho các yêu
cầu của khách hàng trong lĩnh vực Server, Workstation, cùng với các chính sách
về hỗ trợ khách hàng về chính sách bảo hành, hỗ trợ tư vấn giải pháp cho kháchhàng một cách nhanh chóng và chu đáo nhất, tối ưu giá trị ngân sách một cáchhiệu quả nhất cho khách hàng
2.1.3 Đặc diém hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty tién hành hoạt động kinh doanh theo 02 lĩnh vực:
— Hoạt động kinh doanh các sản phẩm công nghệ
— Hoạt động kinh doanh dịch vụ.
2.1.3.1 Hoạt động kinh doanh các sản phẩm công nghệ
Công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ với mặt hàng kinh doanh là các
sản phẩm, phụ kiện liên quan đến máy tính Hiện tại, nhằm đáp ứng nhu cầu về
các sản pham công nghệ cho các tổ chức và cá nhân, Hoàng Hà PC thực hiệncung ứng các loại máy tính, phụ kiện máy tính với nhiều mẫu mã, chủng loạicũng như giá cả để tạo cho người tiêu dùng có sự lựa chọn phù hợp nhất Tuy
22
Trang 33nhiên, Công ty TNHH Dịch Vụ và Công Nghệ Hoàng Hà vẫn tập trung chủ yếu
vào các mảng máy chuyên dụng như sau:
- Hệ thống máy tính cao cấp phục vụ cho thiết kế đồ họa, sản xuất phim ảnh
- Hệ thống máy tính cao cấp phục vụ cho nghiên cứu khoa học, trí tuệ nhântạo.
- Hệ thống máy chủ Server phục vụ cho các nhóm đội MMO setup ảo hóa,
giả lập.
2.1.3.2 Hoạt động kinh doanh dịch vụ
Ngoài hoạt động kinh doanh các sản phâm công nghệ Công ty TNHH Dịch
Vụ và Công Nghệ Hoàng Hà còn tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ baogồm các mảng:
- _ Sửa chữa, thay thế phụ tùng chính hãng
- Dich vụ bảo trì, bảo dưỡng máy
Cùng với việc xây dựng quy trình mua bán sản phẩm, công ty cũng xâydựng quy trình chăm sóc khách hàng và dịch vụ được biểu hiện qua sơ đồ sau:
Khách hàng báo cáo sự cô với nhân viên chăm sóc
Kiêm tra sản phâm
Nhân viên gửi báo giá sửa chữa cho khách hàng
Bàn giao sản phâm và hóa đơn sửa chữa
Hình 2 1: Quy trình mua chăm sóc khách hang và dich vụ của Công ty
TNHH Dịch Vụ và Công Nghệ Hoang Hà.
Nguồn: Phòng kinh doanh của Công ty
Quy trình chăm sóc khách hàng của công ty được thực hiện chu đáo và tỉ mỉ
nhằm mang lại những dịch vụ tốt nhất, chất lượng đảm bảo cùng sự hài lòng củakhách hàng Hiện nay Công ty không ngừng nâng cao chất lượng bán hàng và
23
Trang 34sau bán hàng dé đáp ứng được nhu cầu càng cao của khách hàng trong và ngoài
tỉnh, nang cao uy tín và chất lượng dịch vụ, tạo thương hiệu vững chắc trên thị
trường.
2.1.4 Đối thủ cạnh tranh trong ngành va nhà cung cấp của Công ty
2.1.4.1 Các đối tác Cung cấp
Các nhà cung cấp linh kiện sản phẩm hàng đầu như: Intel, Seagate,
Western, Supermicro, AMD, HP, Dell, Nvidia, Antec, Gigabyte, Asus, Asrock, MSI, Seasonic, Gskill, Corsair Bên cạnh đó, Cong ty cũng nhập linh kiện thông
qua các trung gian phân phối linh kiện như TTC, Thiện Tâm Computer, Thùy
Linh
2.1.4.2 Đối thi cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến doanhnghiệp Đây là điểm dé doanh nghiệp xem xét và so sánh để biết vị trí hiện tạicủa mình dang ở đâu Các tiêu thức so sánh gồm: thị phan, giá cả, sản phẩm, chatlượng hàng hóa dịch vụ cung ứng, uy tín, tiềm lực trên cơ sở phân tích nhữngyếu tố này dé phát hiện ra những lợi thé so sánh của doanh nghiệp so với đối thủ,thấy được điểm mạnh yếu của cả hai bên từ đó tìm ra các giải pháp và đối sách
phù hợp cho hoạt động của mình.
Kinh doanh các sản phẩm vi tính, công nghệ thông tin sau năm 2004 trở
thành một ngành hot trong xã hội với lợi nhuận thu về khá cao Do vậy, thị
trường xuất hiện khá nhiều công ty, cửa tiệm hoạt động kinh doanh trong lĩnh
vực này Điều này có thé nhận thấy rõ ràng thành phó sôi động nhất cả nước nhưthành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh Nơi đây chứa đựng khá nhiều cơ hội kinhdoanh trong ngành nhưng cũng tiềm ấn sự cạnh tranh gay gắt giữa các don vịhoạt động cùng ngành Những cơ sở kinh doanh vị tính tại các thành phố lớngiống như Hoàng Hà PC rất nhiều, nhỏ hơn thì hoạt động dưới dạng cửa hàng vi
tính, lớn hơn là hoạt động dưới dang công ty Mà phải ké đến những cái tên kinh
doanh trong ngành nổi bật là:
Phong Vũ Computer: Công ty có nhiều showroom từ miền Nam đến miềnTrung và ra cả miền Bắc Sản phẩm máy tính đa dạng, nhận mua hàng online,bảo hành chính hàng và đổi trả ưu đãi là điểm cộng tại công ty Phong VũComputer kinh doanh rất nhiều sản phâm từ máy tính laptop, macbook, các thiết
bị tin học văn phong, va hiện đang chiếm giữ một thị phan khá lớn trong
ngành.
24
Trang 35Hanoi Computer: Là một trong các công ty máy tính lớn tại Hà Nội, công ty
có nhiều hệ thông Showroom trải dài từ Nam ra Bắc cụ thé là ở TPHCM, Hà Nội,
Hải Phòng Thành lập từ 2001 và đến nay đã khai trương gần 6 chi nhánh, hoạtđộng kinh doanh trong nhiều lĩnh vực Tin học, Điện tử, và Viến Thông
Nguyễn Công PC: Nguyễn Công PC đã trải qua nhiều năm hoạt động và cóđược những bước phát triển mạnh mẽ Công ty đã từng bước khang định sự tínnhiệm trong lòng khách hàng, trở thành một công ty cung cấp các loại server,workstation dùng cho render, đồ họa, Youtube, gaming, các sản phẩm pc đồng bộ
cho doanh nghiệp
Ngoài các tên kể trên, hiện trong ngành còn có rất nhiều các đối thủ cạnh
tranh khác như Thanh Bình PC, Máy tính trạm Hà Nội, An Phát computer cũng
đang hoạt động rất sôi nồi tại các thành phó lớn trên cả nước
2.1.5 Đặc điểm về bộ máy tổ chức quan lý của công ty
2.1.5.1 Cơ cầu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Hiện nay, Công ty TNHH Dịch Vụ và Công Nghệ Hoàng Hà gồm có 75 cán
bộ công nhân viên Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được thực hiện theo
điêu lệ, tô chức và quy chê nội bộ như sau:
BAN KIEM SOAT TONG GIAM ĐỐC
PHO TONG GIAM DOC
PHONG PHONG PHONG PHONG PHONG KINH HANH VẬT TƯ KY KE
DOANH CHINH THUAT TOAN