1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài thực trạng trì hoãn trong học tập của sinh viên năm nhất trường đại học giáo dục đhqghn

29 33 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Trì Hoãn Trong Học Tập Của Sinh Viên Năm Nhất Trường Đại Học Giáo Dục - ĐHQGHN
Tác giả Trần Minh Phương
Người hướng dẫn TS. Lữ Thị Mai Oanh, TS. Lê Thanh Huyền
Trường học Trường Đại Học Giáo Dục - ĐHQGHN
Thể loại Tiểu Luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 259,66 KB

Nội dung

Nó phổ biến ở người lớn cũng như học sinhtrung học và cả sinh viên đại học.Ngày nay trì hoãn là một vấn dề mà hầu hết sinh viên đều đang mắc phải.Theo các nghiên cứu về trì hoãn của sinh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TIỂU LUẬN : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TRONG GIÁO DỤC

ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG TRÌ HOÃN TRONG HỌC TẬP

CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO

DỤC – ĐHQGHN

Họ và tên : Trần Minh Phương Lớp : QHS23.GD3.N3

Mã sinh viên : 23010778

Giảng viên hướng dẫn : TS Lữ Thị Mai Oanh

TS Lê Thanh Huyền

Trang 2

MỤC LỤC

Phần mở đầu

1.Lý do chọn đề tài

2.Mục đích nghiên cứu

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1.Đối tượng nghiên cứu

4.2.Khách thể nghiên cứu

4.3.Phạm vi nghiên cứu

4.3.1.Phạm vi về nội dung

4.3.2.Phạm vi về thời gian

4.3.3.Phạm vi về không gian

5.Câu hỏi nghiên cứu

6 Giả thuyết nghiên cứu

7 Phuơng pháp nghiên cứu

8.Cấu trúc đề tài

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

2 Thao tác hóa khái niệm

CHƯƠNG II: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.Tổ chức nghiên cứu

1.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Trang 3

1.2.Đặc điểm của khách thể nghiên cứu

2.Phương pháp nghiên cứu

2.1.Phương pháp phân tích tài liệu

2.2.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

2.3.Phương pháp phỏng vấn sâu

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP 1 Phiếu trưng cầu ý kiến

2 Câu hỏi phỏng vấn sâu

3 Tài liệu tham khảo

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong cuộc sống không ít lần chúng ta hoãn lại những công việc quantrong trọng cần phải làm với những suy nghĩ như để mai làm, hay 5 phútnữa mình sẽ làm, nhưng thực tế chúng ta thường không là đúng với thờihạn mà chúng ta đã đặt ra và chính những suy nghĩ này đã khiến chúng taluôn chần chừ không muốn làm việc, thậm chứ là sợ khi phải đối mặt vớinhưng nhiệm vụ công việc Những điều trên chính là một trong những dấuhiệu của trì hoãn trong học tập của rất nhiều sinh viên Đại học/cao đẳnghiện nay Trì hoãn là việc biết rằng mình cần phải thực hiện một hoạt độnghoặc giải quyết một nhiệm vụ, thậm chí connf thích nhiệm vụ đó, nhưng lạikhông thể thúc đẩy bản thân để hoàn thành công việc trong khung thời gianmong muốn hoặc dự kiến (Ackerman & Gross, 2005) Hành vi trì hoãn cóthể xuất hiện ở mọi lứa tuổi Nó phổ biến ở người lớn cũng như học sinhtrung học và cả sinh viên đại học

Ngày nay trì hoãn là một vấn dề mà hầu hết sinh viên đều đang mắc phải.Theo các nghiên cứu về trì hoãn của sinh viên đã chỉ ra trì hoãn là một vấn

đề nghiêm trọng mà nhiều sinh viên đang mắc phải, 30% đến 60% sinhviên Mỹ trì hoãn trong học tập (Rabin và cộng sự, 2011) Bên cạnh đónghiên cứu của kết quả nghiên cứu của Klassen và cộng sự (2008) báo cáocho thấy có tới 89% sinh viên trì hoãn hơn một tiếng 1 ngày và 25% sinhviên có kết quả học tập kém do việc trì hoãn Việc trì hoãn gây ra những

hệ quả tiêu cực với mỗi cá nhân tùy vào mức độ trì hoãn của họ Những

Trang 5

người có chứng trì hoãn có thể có thể tác động nghiêm trọng lên một sốlĩnh vực trong cuộc sống, bao gồm cả sức khỏe tâm thần của con người.Theo một nghiên cứu vào năm 2007, các nhà nghiên cứu phát hiện rằngvào đầu khóa học các sinh viên có tật trì hoãn” báo cáo mức độ bệnh tậthay căng thẳng thấp hơn những người-không-trì-hoãn Điều này tráingược hẳn so với gần cuối khóa học, các sinh viên có tật trì hoãn haybáo cáo rằng bị bệnh hoặc căng thẳng cao vượt trội so với các sinh viênkhông trì hoãn Sự trì hoãn không chỉ tác động tiêu cực đến sức khỏe cánhân mà nó còn gây tổn hại cho các mối quan hệ xã hội Trì hoãn việcthực hiện nhiệm vụ là bạn chuyển gánh nặng cho những người xungquanh Như trong việc làm bài tập nhóm chỉ cần có một có nhân gửi bàinội dung muộn là ảnh hương đến rất nhiều thành viên trong nhóm từviệc chậm trễ làm powerpoint đến người thuyết trình không thể nắmtrước được nội dung để chuẩn bị tốt cho bài thuyết trình Nếu bạn cóthói quen chậm bắt tay thực hiện dự án hay chờ đến hạn gần chót mớilàm thì sẽ khiến những người liên quan như gia đình, bạn bè, đồngnghiệp, đồng học trở nên mệt mỏi, bực dọc Với học sinh sinh viên trìhoãn có thể dẫn đến những hậu quả như : khó tập trung, thiếu động lực,kết quả học tập sa sút, căng thẳng lo âu đẫn đến mất tự tin, giảm hiệuquả công việc và mất đi các mối quan hệ xã hội

Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề này, em đã quyết định chọn đề tàinghiên cứu về sự trì hoãn trong học tập của sinh viên mang ý nghĩa thựctiễn to lớn Nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu những lý do dẫn đến sự trì hoãncủa sinh viên từ đó hiểu rõ nguyên nhân và tác động của sự trì hoãn giúpsinh viên tìm giải pháp khắc phục, đồng thời hỗ trợ nhà giáo dục phát triển

Trang 6

chương trình can thiệp hiệu quả Việc nghiên cứu này hoàn toàn khả thi vớinhiều nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu tiên tiến.

1 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa một số khái niệm và những lý thuyết liên quan đến đềtài (Để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu về thực trạng trì hoãn tronghọc tập của sinh viên năm nhất trường Đại học Giáo dục -ĐHQGHN) cũng như xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài

- Đánh giá thực trạng trì hoãn trong học tập của sinh viên năm nhấtTrường đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc trì hoãn trong học tậpcủa sinh viên

- Từ kết quả nghiên cứu đưa ra những kết luận và giải pháp phù hợp

để giúp các sinh viên cải thiển tình trạng trì hoãn trong học tập

2 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiêm cứu : Thực trạng trì hoãn trong học tập của sinh

viên năm nhất Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

2.2 Khách thể nghiên cứu : sinh viên năm nhất Trường Đại học Giáo

dục – ĐHQGHN

2.3 Phạm vi nghiên cứu

2.3.1 Phạm vi về nội dung :

Trang 7

Nghiên cứu tập trung tìm hiểu Thực trạng trì hoãn trong học tập của sinh viên năm nhất Trường Đại học Giáo dục -

ĐHQGHN, những yếu tố ảnh hưởng đến việc trì hoãn trong học tập của các bạn từ đó đưa ra những giải pháp và khuyến nghị phù hợp

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Việc trì hoãn trong học tập của sinh viên hiện nay đang diễn ra như thế nào?

- Việc trì hoãn trong học tập có ảnh hưởng như thế nào vói kết quả họctập của sinh viên?

- Có những giải pháp nào nhằm khắc phục việc trì hoãn của sinh viên?

4 Giả thuyết nghiên cứu

Trang 8

- Trì hoãn trong các nhiệm vụ học tập hiện đang là một vấn đề khác phổ biết ở sinh viên nói chung và sinh viên năm nhất nói riêng Một nghiên cứu năm 2007 (Mỹ) cho thấy số liệu thậm chí còn lớn hơn, khoảng 80 đến 95% sinh viên đại học trì hoãn việc học hành thường xuyên, đặc biệt khi gần lúc hoàn thành bài luận hay bài tập kết thúc môn

- Việc trì hoãn trong học tập có thể gây ra cho sinh viên những ảnh hưởng tiêu cực như : kết quả học tập sa sút, điểm số thấp, không đạt được mục tiêu học tập Từ đó dẫn đến lo lắng, căng thẳng, stress, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần

- Một số giải pháp để để tránh trì hoãn trong học tập của sinh viên : + Tắt thông báo, tập trung cao độ khi học

+ Chia nhỏ bài tập thành các phần nhỏ hơn

+ Học tập cùng bạn bè, tạo động lực lẫn nhau

+ Mục tiêu nhỏ, dễ dàng đạt được để tạo động lực

+ Ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên để có sức khỏe tốt

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 9

Chương II : Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Chương III : Kết quả nghiên cứu

Chương IV : Kết luân và đề xuất một số giải pháp

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Tổng quan nghiên cứu

Theo bài nghiên cứu “Tác động ảnh hưởng ngang hàng đến trì hoãn trong học tập của sinh viên” của Nguyễn Thị Hải Hạnh, Trần Anh Ngọc và Lê Anh Dũng được đăng trên Tạp chí khoa học thương mại ngày 1/10/2021

Trang 10

Nghiên cứu về sự trì hoãn trong học tập ở sinh viên (Đại học Vermont, 1984) phát hiện ra 46% đối tượng khảo sát “thường xuyên” hoặc “luôn luôn” trì hoãn việc hoàn thành bài tập, trong khi khoảng 30% cho biết

họ trì hoãn việc học cho các kỳ thi Một cuộc khảo sát khác của

Soloman và Rothblum (1994), 50% sinh viên báo cáo rằng họ đã trì hoãn ít nhất một nửa thời gian trong các nhiệm vụ học tập Qua những con số trên cho thấy trì hoãn chính là một thói quen phổ biến của sinh viên và đã thành “dịch bệnh” trong sinh viên ở nhiều trường Đại học khắp nơi trên Thế giới

Về bài nghiên cứu của nhóm Theo dữ kiệu thu thập được từ 535 sinh viên tại nhiều trường Đại học khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.Kết quả khảo sát có tới 95,52% sinh viên tham gia khảo sát có dấu hiệutrì hoãn trong học tập Con số này chứng tỏ trì hoãn là vấn đề mà phần đông sinh viên đang phải đối mặt Qua việc khảo sát nhóm nghiên đã thu thập thập được những quan điểm của sinh viên về việc trì hoãn trong học tập Kết quả thống kê cho thấy quan điểm “Tôi cảm thấy trì hoãn khiến cho việc của tôi và mọi người xung quanh giảm sút” chiếm

điểm số cao nhất Ngoài ra dựa trên hình thức phỏng vấn hỏi về “Các

lý do dẫn đến sự lười biếng của sinh viên” nhóm đã thu thập được

một số lý do có độ phổ biến cao Theo kết quả thu thập được lý do

“Tôi không chiến thắng được sự lười biếng của bản thân” chiếm

58,75% và lý do “Tôi muốn chờ thời điểm mà bản thân cảm thấy thích hợp để làm hơn” chiếm 37,72% Từ những dữ liệu có được trên có thể kết luận rằng hầu hết sinh viên đều nhận thức được về những nhiệm vụ

Trang 11

học tập mà mình cần phải làm nhưng họ vẫn trì hoãn nó mặc dù biết nó

sẽ mang đến kết quả không tốt hay cảm xúc tiêu cực

Điều này cũng được chứng minh trong bài viết của TED-Ed “Why you procrastinate even it feels bad” – Tại sao bạn trì hoãn ngay cả khi bạn

cảm thấy tồi tệ Việc chúng ta tránh những nhiệm vụ cần làm kể cả khi biết nó sẽ mang lại kết quả xấu và những cảm xúc tiêu cực Thực chất trì hoãn chính là động thái mà não đang cố bảo vệ ta Khi mà bạn nhận

ra bạn cần hoàn thành bài tập thì não sẽ phản ứng như đối phó với nguyhiểm sắp đến Hạt hạnh nhân là tập hợp các tế bào thần kinh tham gia vào quá trình xử lý cảm xúc và xác định đe dọa giải phóng các tế bào Hormone như Adrenaline tạo ra các phản ứng sợ hãi hoảng sợ do căng thẳng có thể áp đảo xung động từ vỏ não trước trán, thường giúp tư duy

và điều chỉnh cảm xúc Vậy nên giữa việc làm bài tập ngay lập tức, không làm và hoãn lạị Bạn quyết định xử lý nỗi sợ bằng cách chọn việc ít căng thẳng hơn hoặc làm những những việc mà khiến ta cảm thấy vui vẻ Trong các nghiên cứu về việc trì hoãn ở sinh viên đã phát hiện ra sinh viên thường hoãn nhiệm vụ mà họ thấy căng thẳng hoặc thử thách và càng hoãn lâu thì họ lại càng thấy việc đó khó hơn

Một thí nghiệm về việc cả ngày sinh viên được nhắc nhở về việc học tập hầu hết đều bảo rằng không quá tệ khi bắt đầu việc học ngay như thời gian biểu Nhưng khi trì hoãn thì họ luôn thấy việc học rất căng thẳng vậy nên khó bắt đầu Vì động lực trì hoãn chính là cảm xúc tiêu cực nên nhiều người sẽ dễ dàng trì hoãn hơn những người khác Nhữngngười khó điều tiết cảm xúc và lòng tự trọng thấp thường dễ trì hoãn

Trang 12

hơn cho dù họ quản lý thời gian tốt như nào đi nữa Ngoài ra nhiều người trì hoãn vì quá quan tâm Những người này cho biết họ rất sợ thất bại Họ trì hoãn vì họ sợ kết quả sẽ không như mong đợi Nhưng cho dù là gì thì kết quả của việc trì hoãn thường như nhau Những người trì hoãn có thể thấy lo lắng, xấu hổ, trầm cảm và các bệnh liên qua đến căng thẳng

Bài nghiên cứu “Sự tự tin và sự trì hoãn trong học tập của sinh viên Trường Đại học Huế” của Khoa Tâm lý và Giáo dục, Trường Đại học

Sư phạm, Đại học Huế Đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa Sự tự tin

và Sự trì hoãn trong học tập Sự tự tin trong học tập đề cập về niềm tin

và thái độ của người học đối với khả năng của họ để đạt được thành công trong học tập, cũng như niềm tin vào khả năng của họ để hoàn thành các nhiệm vụ học tập (Hayat, Shateri và cộng sự, 2020) Niềm tinđến hiệu quả trong học tập của bản thân dẫn đến thành tích xuất sắc củamỗi cá nhân trong học tập thông qua sự cam kết, nỗ lực và kiên trì ngàycàng tăng Những nghiên cứu trước đây còn cho thấy rằng sự tự tin trong học tập thấp có thể liên quan đến vấn đề tâm lý (Grøtan và cộng

sự, 2019) Theo Grotan (2019), những sinh viên báo cáo về tình trạng đau khổ tâm lý nghiêm trọng có khả năng báo cáo sự tự tin học tập cao gấp bốn lần và sự trì hoãn học tập cao gấp hai lần so với những sinh viên có mức độ đau khổ tâm lý ở mức thấp và trung bình

Trong môi trường học tập, sự tự tin về bản thân là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về hiệu suất, với sức mạnh liên kết phụ thuộc vào sự tương ứng với nhiệm vụ được đề cập, cũng như mức độ cụ thể (Pajares,

Trang 13

1996) Do đó, sự tự tin về bản thân có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với sự trì hoãn Nghiên cứu của Klassen, Krawchuk và Sukaina (2008) đã chỉ

ra rằng sự tự tin học tập có liên quan đến sự trì hoãn học tập Tương tự, nghiên cứu của Malkoç và Mutlu (2018) đã chứng minh rằng sự tự tin trong học tập vừa tác động trực tiếp vừa tác động gián tiếp đến sự trì hoãn học tập của sinh viên (Malkoç và Kesen Mutlu, 2018) Theo các tác giả, những sinh viên tự tin trong học tập cao có xu hướng ít trì hoãn hơn (Klassen và cộng sự, 2008; Malkoç và Kesen Mutlu, 2018; Steel, 2007; Wolters, 2003) Với những người không trì hoãn họ tập trung vào nhiệm vụ cần hoàn thành Họ có bản sắc cá nhân mạnh mẽ hơn và

ít quan tâm hơn đến điều mà các nhà tâm lý học gọi là " lòng tự trọng xã hội" - là niềm tin vào giá trị của bản thân dựa trên sự đánh giá của ngườikhác, là cảm giác được người khác tôn trọng, ngưỡng mộ và thừa nhận

Ngược lại những người có “lòng tự trọng xã hội thấp” thường cảm thấy thiếu tự tin, lo lắng… Việc trì hoãn với “lòng tự trọng xã hội thấp” cũng có những tác động liên quan qua lại lẫn nhau Việc trì hoãn

cũng có thể làm giảm lòng tự trọng xã hội Khi một người trì hoãn, họ thường cảm thấy có lỗi, xấu hổ và thất vọng về bản thân Những cảm xúc này có thể khiến họ cảm thấy tệ hơn về bản thân và càng làm giảm lòng tự trọng xã hội của họ

2 Thao tác hóa khái niệm

2.1 Trì hoãn là gì?

Trang 14

Trì hoãn là hành động mà ta cố tình hoãn lại một việc gì đó cho dù biết

nó sẽ gây ra những hệ quả xấu Trì hoãn còn là việc lảng tránh những việc lẽ ra cần phải được tập chung giải quyết ngay nhưng lại bị hoãn lại, ngưng trệ, chậm tiến độ hay thậm chí là lãng quên Trì hoãn cũng chỉ về việc thay thế các công việc, việc làm có mức độ ưu tiên cao hơn với các bằng những việc làm có mức độ ưu tiên thấp hơn, hay sự ưu tiên làm những việc mà bản than yêu thích hoặc thoải mái hơn là nhữngcông việc quan trọng phải làm

2.2 Trì hoãn trong học tập của sinh viên là gì?

Trì hoãn trong học tập là hành vi chậm trễ, hoãn lại hoặc chưa muốn bắt tay vào làm ngay việc thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu, mục tiêu học tập Nói cách khác, thay vì tập trung hoàn thành bài tập, bạn lại chọn dành thời gian cho những hoạt động khác như xem phim, chơi game, lướt mạng xã hội, v.v

2.3 Lòng tự trọng xã hội là gì?

Lòng tự trọng xã hội là một phẩm chất đạo đức quan trọng thể hiện qua việc mỗi cá nhân ý thức được giá trị bản thân, tôn trọng bản thân và người khác trong mối quan hệ xã hội Nó là nền tảng cho những hành

vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức, góp phần xây dựng một cộng đồng văn minh, lịch sự

Biểu hiện của lòng tự trọng xã hội :

 Tôn trọng bản thân: Biết mình là ai, có những giá trị gì, từ đó có ý thức gìn giữ phẩm giá, hình ảnh của bản thân

Trang 15

 Tôn trọng người khác: Tôn trọng ý kiến, quan điểm, niềm tin, tín ngưỡng, phong tục tập quán của người khác, cư xử đúng mực, lịch sự trong giao tiếp.

 Sống trung thực, trách nhiệm: Sống đúng với lời nói, hành động của bản thân, dám nhận lỗi sai và chịu trách nhiệm trước những việc mình làm

 Có ý thức hợp tác: Biết phối hợp, chia sẻ với mọi người để hoàn thành công việc chung, góp phần xây dựng cộng đồng

 Giúp đỡ người khác: Sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn

2.4 Sinh viên năm nhất là gì?

Sinh viên năm nhất là những bạn trẻ đang theo học năm đầu tiên tại

trường đại học hoặc cao đẳng, theo Tiếng Anh còn gọi là Freshman

Họ vừa bước vào môi trường học tập mới với nhiều điều mới mẻ, vừa háo hức khám phá vừa có thể gặp nhiều khó khăn.Đại học/cao đẳng là một môi trường mới với nhiều điều mới mẻ để khám phá Sinh viên năm nhất có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, kết bạn mới và trải nghiệm những điều mới mẻ Việc chuyển đổi từ môi trường học tập trung học sang đại học/cao đẳng có thể gặp nhiều khó khăn Sinh viên năm nhất có thể gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian, học tập hiệu quả và thích nghi với môi trường mới Để có một năm học thành công, sinh viên năm nhất cần quản lý thời gian hiệu quả, tích cực học tập, tham gia hoạt động ngoại khóa, tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết và giữ gìn sức khỏe

Ngày đăng: 07/06/2024, 09:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w