1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu khoa học đề tài thực trạng phát triển văn hóa đọc của sinh viên năm nhất trường đại học giáo dục

78 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng phát triển văn hóa đọc của sinh viên năm nhất trường Đại học Giáo dục
Tác giả Đào Thị Ngân
Người hướng dẫn TS. Chu Thị Hồng Nhung, ThS. Nguyễn Thiều Dạ Hương
Trường học Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Sư phạm Toán & KHTN
Thể loại bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 7,22 MB

Nội dung

Vì vậy trong thời đạinguồn tiếp cận thông tin duy nhất không chỉ là sách thì sự suy giảm văn hóa đọcđã và đang xảy ra theo chiều hướng tăng nhanh, không chỉ với đọc sách, báo, tạpchí, tà

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÀI TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HOC

Đề tài: “Thực trạng phát triển văn hóa đọc của sinh viên

năm nhất trường Đại học Giáo dục”

Giảng viên hướng dẫn: TS Chu Thị Hồng Nhung

Ths Nguyễn Thiều Dạ Hương Sinh viên thực hiện: Đào Thị Ngân

Khóa: QH-2022-S

Ngành: GD1- Sư phạm Toán & KHTN

Lớp: GD1-N1

Hà Nội, 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban giám hiệu Trường Đại học Giáo dục- ĐHQGHN đã tổ chức cho em

được tham gia học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học ngay từ năm nhất

và sự tạo điều kiện về cơ sở vật chất, hệ thống thư viện hiện đại, đã giúp ích

em rất nhiều trong quá trình tìm tài liệu và học thêm được nhiều kiến thứcmới

Em xin cảm ơn sự quan tâm của 2 cô giảng viên học phần Phương phápnghiên cứu khoa học cô Chu Thị Hồng Nhung và cô Nguyễn Thiều Dạ Hương đã vô cùng tâm huyết, tận tình giảng dạy để em có đủ kiến thức và

vận dụng vào bài tiểu luận này

Bài tiểu luận hoàn thành với sự hướng dẫn rất nhiều từ 2 cô nhưng do chưa cókinh nghiệm cũng như kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận còn nhiều thiếusót, em rất mong được sự nhận xét góp ý từ hai cô để bài được hoàn thiệnnhất

Lời cuối cùng, em xin kính chúc hai cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnhphúc

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Mục đích nghiên cứu 7

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Câu hỏi nghiên cứu 8

5 Giả thuyết nghiên cứu 8

6 Đối tượng, khách thể 8

7 Phạm vi nghiên cứu 9

8 Phương pháp nghiên cứu 9

8.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

9 Kết cấu của đề tài 10

10 Kế hoạch thực hiện 11

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 13

1 Tổng quan nghiên cứu 13

1.1 Những nghiên cứu: Văn hóa đọc, phát triển văn hóa đọc

1.2 Những nghiên cứu: Thực trạng phát triển văn hóa đọc của sinh viên

1.3 Những nghiên cứu: Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển văn hóa đọc của sinh viên

1.4 Những nghiên cứu: Biện pháp phát triển văn hóa đọc cho sinh viên hiện nay

2 Cơ sở lý luận, các khái niệm 19

Trang 4

2.1 Khái niệm “Văn hóa”

2.2 Khái niệm “Văn hóa đọc”

2.3 Khái niệm “Phát triển”

2.4 Khái niệm “Phát triển văn hóa đọc”

2.5 Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên

Kết luận 21

CHƯƠNG II: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

1.Tổ chức nghiên cứu 22

2 Phương pháp nghiên cứu 22

2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

2.1.1 Phương pháp phân tích- tổng hợp tài liệu 22

2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

2.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 23

2.2.2 Phương pháp phỏng vấn 23

CHƯƠNG III: VĂN HÓA ĐỌC VÀ VAI TRÒ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC -ĐHQGHN24 1.1 Những vấn đề chung về văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc của sinh viên năm nhất Trường Đại học Giáo dục- ĐHQGHN

1.2 Vai trò văn hóa đọc, phát triển văn hóa đọc đối với sinh viên năm nhất trường Đại học giáo dục

1.2.1 Đặc điểm sinh viên năm nhất trường Đại học giáo dục- ĐHQGHN 25 1.2.2 Vai trò phát triển văn hóa đọc với sinh viên năm nhất trường Đại học Giáo dục 27

Trang 5

CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC- ĐHQGHN

28

4.1 Năng lực ứng xử đọc, chuẩn mực đọc, giá trị đọc của SV

4.1.1 Mức độ hứng thú đọc của SV 29

4.1.2 Khả năng định hướng, chọn tài liệu đọc 32

4.1.3 Năng lực lĩnh hội tri thức từ tài liệu đã đọc 36

4.1.4 Năng lực ứng xử, vận dụng thực tiễn tri thức đã đọc 40

Kết Luận 43

4.2 Nhận thức của SV về bản chất “Văn hóa đọc”, “Phát triển văn hóa đọc”

4.2.1 Sinh viên nhận thức về khái niệm “Văn hóa đọc” 44

4.2.2 Sinh viên nhận thức về khái niệm “ Phát triển văn hóa đọc” 46

Kết Luận 49

4.3 Tiểu kết chương IV

CHƯƠNG V: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC- ĐHQGHN 51

5.1 Nhóm yếu tố chủ quan

5.2 Nhóm yếu tố khách quan

5.3 Tiểu kết chương V

CHƯƠNG VI: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC 54

6.1 Các biện pháp phát triển văn hóa đọc cho SV

6.1.1 Đối với nhà nước 55

Trang 6

6.1.2 Đối với nhà trường và gia đình 56

6.1.3 Đối với cá nhân Sinh Viên 57

6.2 Tiểu kết chương VI

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 59

1 KẾT LUẬN 59

2 KHUYẾN NGHỊ 61

2.1 Khuyến nghị đối với Nhà nước

2.2 Khuyến nghị đối với nhà trường

2.3 Khuyến nghị gia đình

2.4 Khuyến nghị với SV năm nhất

Tài liệu tham khảo 63

1 Tài Liệu trong nước 63

2 Tài liệu nước ngoài 65

PHỤ LỤC 65

DANH MỤC VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC VIẾT TẮT

1 ĐHQGHN Đại học Quốc Gia Hà Nội

2 VNU Vietnam National University

Trang 7

4 GD1 Giáo dục 1 – Sư phạm Toán & Khoa

7 GD4 Giáo dục 4 – Giáo dục Tiểu học

8 GD5 Giáo dục 5 – Giáo dục Mầm non

DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Mục đích đọc sách của SV 38

Trang 8

Bảng 2: Cách tiếp cận thông tin, tài liệu của SV 39

Bảng 3: Lý do đọc 1 cuốn sách của SV 41

Bảng 4: Thống kê hoạt động về văn hóa đọc của SV năm nhất trường Đại học Giáo dục- ĐHQGHN 44

Bảng 5: Hoạt động ứng xử với tài liệu, sách của SV 45

Bảng 6: Nhận biết khái niệm “Văn hóa đọc” của SV 49

Bảng 7: Hiểu biết về khái niệm “Phát triển Văn hóa đọc của SV” 52

Bảng 8: Điểm khó khăn trong việc phát triển Văn hóa đọc của SV 56

Bảng 9: Biện pháp phát triển văn hóa đọc cho SV 58

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Cơ cấu sinh viên tham gia khảo sát Thực trạng phát triển văn hóa đọc sinh viên năm nhất trường Đại học Giáo dục- ĐHQGHN 33

Trang 9

Biểu đồ 2: Tỷ lệ thích đọc sách của sinh viên năm nhất trường Đại học Giáo dục- ĐHQGHN 34Biểu đồ 3: Tần suất đọc sách của SV năm nhất trường Đại học Giáo dục- ĐHQGHN 35Biểu đồ 4: Thời gian mỗi lần đọc sách của SV năm nhất trường Đại học Giáo dục- ĐHQGHN 36Biểu đồ 5: Thể loại sách thường đọc của SV 38Biểu đồ 6: Phương pháp đọc sách của SV 44Biểu đồ 7: Hiểu biết của SV về Ngày 23/04 – Ngày Sách và bản quyền thế giới 47

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ ngàn năm nay, đọc sách luôn là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xãhội loài người, trong tiến trình văn minh nhân loại Bởi lẽ sách cho ta tri thức,hiểu biết và kiến thức tổng hợp về mọi phương tiện của đời sống xã hội giúp con

Trang 10

người có thêm kinh nghiệm sản xuất lao động, học tập và cả tư tưởng tình cảm, tưduy, thẩm mỹ Và nói về đọc sách, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặnmỗi chúng ta bất luận làm công việc gì cũng cần phải đọc sách ví dụ người mớihọc chữ cần đọc để không lạc hậu lại, người làm công an đọc để nâng cao trình

độ, quản lý lãnh đạo cần phải đọc để quản lý lãnh đạo tốt hơn làm nhà báo, nhàvăn lại càng phải đọc để hiểu biết Lời căn dặn của Bác về đọc sách luôn đúngtrong mọi thời đại với tất cả chúng ta vì đọc sách chính là chiếc chìa khóa vạnnăng để mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người Chỉ có đọc sách mới giúpchúng ta khai thác được nguồn tri thức vô biên của nhân loại, không những vậysách dạy ta biết sống đẹp, sống có ý nghĩa cho cuộc đời Hãy biết yêu sách, chămđọc sách và phát huy những giá trị từ sách để sách mãi là người bạn thân thiết củachúng ta Nếu không đọc sách, dẫu có đi vạn dặm đường, cũng chẳng khác gì mộtngười đưa thư Vậy nên văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc trong mỗi cá nhânnói riêng cũng như cộng đồng là vô cùng quan trọng và cần thiết Trước hết ta cầnhiểu văn hóa đọc là gì? Văn hóa đọc được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng vànghĩa hẹp Theo nghĩa rộng văn hóa đọc là cách ứng xử, giá trị đọc và chuẩn mựcđọc của cộng đồng, theo nghĩa hẹp văn hóa đọc được định nghĩa là cách ứng xử,giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân và từ đó hình thành thói quen đọc,

sở thích đọc và kỹ năng đọc

Nói về tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc là điều không thể phủ nhận, vănhóa đọc một bộ phận của văn hóa giúp hình thành nhân cách và năng lực ở mỗicon người , văn hóa đọc không chỉ giúp con người có trí tuệ thích ứng với sự pháttriển nhanh của xã hội mà còn gián tiếp định vị bản thân mỗi con người trong xãhội, là bí quyết thành công với những ai đã thành công và sẽ thành công trongtương lai nếu coi sách và văn hóa đọc là yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống.Ngày nay sự phát triển như vũ bão của công nghệ đã và đang mang đến nhiều tiệních nhưng cũng đang tác động rất nhiều đến nền văn hóa của con người trong đó

có văn hóa đọc, vậy nên văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một

Trang 11

nguy cơ Cơ hội bởi mỗi người đang tiến đến gần hơn với kho tri thức nhân loại.Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi cácphương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp dẫn, con người đã và đang khai thác, sửdụng mạnh mẽ hơn nguồn tài nguyên điện tử từ đó mà dẫn tới một thực tế là tìnhtrạng lười đọc sách đang diễn ra ở mọi cấp độ, mọi lứa tuổi Vì vậy trong thời đạinguồn tiếp cận thông tin duy nhất không chỉ là sách thì sự suy giảm văn hóa đọc

đã và đang xảy ra theo chiều hướng tăng nhanh, không chỉ với đọc sách, báo, tạpchí, tài liệu truyền thống mà còn trên các phương tiện truyền thông

Đứng trước nguy cơ văn hóa đọc ngày càng bị mai một, giảm sút theo thời gian vàbiết được tầm quan trọng của nó đối với mọi người, tôi nhận thấy việc nghiên cứu

đề tài “ Thực trạng phát triển văn hóa đọc của sinh viên năm nhất ngành

GD1 , trường Đại học giáo dục- ĐHQGHN” vô cùng cấp thiết để nghiên cứu

thực trạng văn hóa đọc của một đại bộ phân sinh viên tìm ra những điểm mạnhđiểm yếu trong việc phát triển văn hóa đọc và đưa ra những biện pháp phát triểnvăn hóa đọc cho sinh viên nói riêng và văn hóa đọc trong cộng đồng nói chung

2 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng phát triển văn hóa đọc của sinh viên năm nhất ngành GD1,trường Đại học Giáo dục- ĐHQGHN; tìm ra những vấn đề đáng lưu ý trong hoạtđộng phát triển văn hóa đọc: điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất các biện pháp pháttriển văn hóa đọc cho sinh viên Đại học Giáo dục- ĐHQGHN

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan những vấn đề lý luận cơ bản của việc phát triển văn hóa đọc của sinhviên năm nhất ngành GD1, trường Đại học Giáo dục- ĐHQGHN

Đánh giá về thực trạng phát triển văn hóa sinh viên năm nhất ngành GD1, trườngĐại học Giáo dục- ĐHQGHN

Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự suy giảm văn hóa đọc

Trang 12

Đề xuất 1 số biện pháp nhằm cải thiện và tăng cường phát triển văn hóa đọc chohọc sinh.

4 Câu hỏi nghiên cứu

Các biện pháp để nâng cao văn hóa đọc của sinh viên là gì và có hiệu quả không?

5 Giả thuyết nghiên cứu

Đa số sinh viên hiểu rõ về khái niệm văn hóa đọc nhưng vẫn chưa quan tâm nhiềuđến phát triển văn hóa đọc

Mức độ phát triển văn hóa đọc của sinh viên năm nhất trường Đại học Giáo dụcchưa đạt được mức độ cao do ảnh hưởng của các yếu tố như: áp lực học tập, thiếuthời gian và sự hỗ trợ của gia đình và trường học, xu hướng sử dụng phương tiệnnghe nhìn

Mức độ đọc hiểu của sinh viên năm nhất trường đại học Giáo dục vẫn còn hạn chế

do thiếu kỹ năng và phương pháp đọc hiểu hiệu quả, thiếu kinh nghiệm và kiếnthức chuyên môn về các tác phẩm văn học và các loại văn bản khác

Các biện pháp: tăng sự đầu tư về kinh tế của nhà nước, nhà đầu tư; đưa vào hoạtđộng giáo dục đọc vào chương trình học, tăng nhận thức của sinh viên về vai tròcủa văn hóa đọc giúp nâng cao mức độ phát triển văn hóa đọc của sinh viên

6 Đối tượng, khách thể

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng phát triển văn hóa đọc của sinh viên năm nhấttrường Đại học Giáo dục- ĐHQGHN

Trang 13

Khách thể nghiên cứu: Sinh viên năm nhất trường Đại học Giáo dục- ĐHQGHN.

7 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Nghiên cứu thực trạng phát triển văn hóa đọc của sinh viênnăm nhất trường Đại học Giáo dục-ĐHQGHN, làm rõ khái niệm văn hóa đọc vàkhái niệm phát triển văn hóa đọc, nghiên cứu thực trạng và tìm ra điểm mạnhđiểm yếu trong việc phát triển văn hóa đọc từ đó đề xuất một số biện pháp pháttriển văn hóa đọc cho sinh viên

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3-5 năm 2023

Phạm vi không gian: sinh viên năm nhất trường Đại học Giáo dục-ĐHQGHN

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là tổ hợp những phương pháp lập luận dựa trênnhững tài liệu nghiên cứu uy tín, được công nhận

Mục đích: Xây dựng cơ sở lý luận phù hợp với đề tài lựa chọn, từ cơ sở lý luận cóthể xây dựng tổng quan nghiên cứu, định hướng nghiên cứu và làm tiền đề cho cơ

sở thực tiễn

Cách tiến hành: Đọc tài liệu, thu thập thông tin, chọn lọc thông tin và khái quátcác công trình khoa học, sách, báo được thống kê và nghiên cứu chính thức về cácvấn đề có liên quan

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

8.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là một phương pháp phỏng vấn viết, đượcthực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn, qua điện thoại,qua thư hoặc mạng xã hội Người được hỏi trả lời ý kiến của mình theo hình thứccâu hỏi trắc nghiệm, tự luận ngắn, dạng likert

Trang 14

Mục đích: Từ số liệu thu thập được đánh giá được thực trạng, những yếu tố ảnhhưởng đến việc phát triển văn hóa đọc của sinh viên năm nhất trường Đại họcGiáo dục, từ đó đề xuất những biện pháp phát triển văn hóa đọc phù hợp.Cách tiến hành: Thiết kế bảng hỏi với các câu hỏi liên quan đến giả thuyết nghiêncứu Trong nghiên cứu này bảng hỏi thu thập được 92 mẫu và có 92 mẫu đạt yêucầu.

8.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Tiến hành phỏng vấn các đối tượng được lựa chọn bằng những câu hỏi có chọnlọc

8.2.3 Phương pháp thống kê toán học

Phương pháp thống kê toán học là phương pháp sử dụng phép toán thống kê hoặcphần mềm thống kê để tìm hiểu tóm tắt dữ liệu định hướng thu được từ kết quảnghiên cứu

Các phần mềm thống kê phổ biến hiện nay: Excel, SPSS, R

9 Kết cấu của đề tài

Đề tài: “Thực trạng phát triển văn hóa đọc của sinh viên năm nhất trường Đại học Giáo dục-ĐHQG HN”

Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận

Chương 2: Tổ chức nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Văn hóa đọc, vai trò phát triển văn hóa đọc cho sinh viên năm nhấttrường Đại học Giáo dục- ĐHQGHN

Chương 4: Thực trạng phát triển văn hóa đọc của sinh viên năm nhất trường Đạihọc Giáo dục- ĐHQGHN

Chương 5: Những yếu tố ảnh hưởng phát triển văn hóa đọc của sinh viên nămnhất trường Đại học Giáo dục- ĐHQGHN

Trang 15

Chương 6: Đề xuất biện pháp phát triển văn hóa đọc cho sinh viên năm nhấttrường Đại học Giáo dục -ĐHQGHN

2 Tham khảo tài

liệu, tìm kiếm

thông tin

Trên google scholar, thưviện số VNU, thư viện quốc gia,

20/3/2023

31/3/2023

Nt

Trang 16

4 Tạo bảng hỏi Google

forms

5/4/2023

5 Tiến hành khảo

sát

Phát bảng câu hỏi trựctiếp hoặc online đến từng sinh viên

25/04/2023

6 Xử lý và phân tích

dữ liệu

Trang phântích kết quảcủa google forms, thang đo Likerts, phần mềm SPSS

26/04/202309/05/2004

7 Hoàn thành nội

dung bài nghiên

cứu

08/06/2023

Trang 17

10/05/2023-CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Tổng quan nghiên cứu

1.1 Những nghiên cứu: Văn hóa đọc, phát triển văn hóa đọc

Theo nghiên cứu “Văn hóa đọc nhìn từ góc độ tính hệ thống của văn hóa” của

Nguyễn Hoàng Vĩnh Hưng đã chia sẻ trên Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư

phạm TP Hồ Chí Minh [7] văn hóa đọc luôn là vấn đề được quan tâm và đề cập

rất nhiều trong xã hội hiện nay, chỉ cần sử dụng công cụ tìm kiếm google tra cứu

từ khóa theo lệnh tìm chính xác “ văn hóa đọc” lúc 17h30, ngày 30 tháng 3 năm

2023, cho 890.000 kết quả trong 0,39 giây Bằng hình thức tiếp cận hệ thống dướigóc nhìn văn hóa học, tác giả mong muốn góp thêm nhận thức về khái niệm vănhóa đọc và xem xét văn hóa đọc như một tiểu hệ thống trong một nền văn hóa;trong đó bài viết làm rõ các yếu tố của văn hóa đọc và mối quan hệ hữu cơ giữacác yếu tố đó từ đó hình thành khuôn mẫu văn hóa đọc của một cộng đồng Mụcđích của bài viết góp phần nhận thức về phương diện lý luận của văn hóa đọc, từ

đó mỗi cá nhân tri thức đúng về việc đọc, phát triển văn hóa đọc trong mỗi cánhân và cả một cộng đồng Để làm sáng tỏ lý luận của mình tác giả đã chứngminh bằng sáu nội dung trong bài nghiên cứu : đặt vấn đề, tổng quan các quanđiểm về văn hóa đọc, nhận diện đặc trưng văn hóa đọc, các thành tố văn hóa đọc

và kết luận Tác giả đưa ra tổng quan về văn hóa đọc dưới nhiều quan điểm khácnhau: Theo Behrman (2003), tương tự nghiên cứu của Kamalova và cộng sự

Trang 18

(2016), Theo Gong & Gao (2014) [22] hay ý kiến của tác giả Phạm Văn Tình nhìn chung qua các quan điểm đó mỗi tác giả đều đề cập đến những khía cạnhkhác nhau của văn hóa đọc mỗi bài nghiên cứu là sự bổ sung lý luận cho nhau, tuynhiên thì các quan điểm này chưa thể hiện khuôn mẫu tích hợp các quan hệ củacác yếu tố Qua cách tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu văn hóa học và các quanđiểm về văn hóa đọc, tác giả nhận định: Văn hóa đọc là một dạng thức văn hóađược biểu hiện qua mô thức tích hợp của nhận thức, hành vi, thói quen và giá trị.Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp lý thuyết, phântích đối tượng văn hóa đọc phản ánh những khía cạnh khác nhau của vấn đề từ đótìm ra kết luận lưu lại thông tin liên quan trực tiếp đến đối tượng, vì vậy đã đemđến sự logic và khoa học của bài nghiên cứu Kết hợp với phương pháp phân tích

và tổng kết kinh nghiệm giúp củng cố lý luận mang tính xác thực và khách, mangđến lợi ích và tiềm năng tốt nhất cho áp dụng trong hiện tại và tương lai

Bàn về Văn hóa đọc theo Nguyễn Thế Dũng đã viết trong “Góp phần nhận diện văn hóa đọc” [2] Tác giả cho biết: “nhận diện được văn hóa đọc, cần phải căn cứ

vào những biểu hiện ra bên ngoài của hoạt động đọc sách Những biểu hiện ấy,bằng việc quan sát, nghe, trao đổi, tìm hiểu,… chúng ta có thể nhận biết được.Những biểu hiện đó cho thấy người đọc đọc để làm gì, đọc cái gì, đọc bao nhiêu,đọc ở trình độ nào, đọc cách nào, hiệu quả của việc đọc ra sao? Thái độ ứng xửcủa người đọc trước trong và sau khi đọc như thế nào… Để trả lời được nhữngcâu hỏi này, tác giả đưa ra những lập luận sắc bén, minh chứng khách quan trongbài viết của mình , nội dung bài viết được chia làm bốn phần : Đặt vấn đề , cácthành tố của văn hóa đọc, phát triển văn hóa đọc cho cá nhân và cộng đồng và kếtluận Trong nội dung đó tác giả đã đưa ra và làm sáng tỏ 9 tiêu chí là các thành tốcủa văn hóa đọc : mục đích đọc, nội dung đọc, thị hiếu đọc, tính tích cực đọc, vàkhẳng định đây là cơ sở đánh giá văn hóa đọc của một cá nhân cũng như cộngđộng Mục đích của bài viết nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn hóa đọc đối với

sự phát triển của cá nhân và cộng đồng, và việc nghiên cứu bản chất của văn hóađọc là cần thiết để qua đó phát triển văn hóa đọc trở thành nhu cầu và chuẩn mực

Trang 19

của từng cá nhân trong xã hội Bằng phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp

lý thuyết kết hợp phương pháp quy nạp và diễn giải tác giả đã làm rõ được kháiniệm văn hóa đọc, các thành tố của văn hóa đọc, lợi ích phát triển văn hóa đọc cho

cá nhân và cộng đồng từ đó muốn tuyên truyền đến mọi người về kỹ năng đọcsách, về thói quen đọc, phương pháp đọc Vậy nên việc biến văn hóa đọc trởthành nhu cầu và chuẩn mực cá nhân là điều vô cùng cần thiết

1.2 Những nghiên cứu: Thực trạng phát triển văn hóa đọc của sinh viên

Các tác giả đều nêu ra được những khía cạnh quan trọng của văn hóa đọc đượchiểu dưới góc độ hệ thống văn hóa học hay nhận diện văn hóa đọc dưới lý luậnkhoa học và từ đó các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việcphát triển văn hóa đọc trong mỗi cá nhân và cộng đồng Với sự thiết thực với đờisống như vậy thực trạng văn hóa đọc của sinh viên nói riêng cũng như cộng đồng

nói chung như thế nào? Theo Ths Nguyễn Chí Trung (2020) đã viết trong “Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội” (Tạp chí Thông tin

và Tư liệu) [18]; Lê Thị Thúy Hiền (2011) đã viết trong “Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên chuyên ngành thư viện thông tin Trường Đại học Văn hóa

Hà Nội” [6] hay nghiên cứu của Lê Mộng Đài Trang (2007) “Nghiên cứu phát triển văn hóa đọc cho học sinh phổ thông bậc trung học cơ sở tỉnh Cà Mau” Luận văn thạc sĩ khoa học [17]; Research on Reading Cultures in Chinese College and Universities 3rd International Conference of Science and Social Research, Atlantic Press [21] Văn hóa đọc đóng một vai trò thiết yếu trong học

tập và nghiên cứu của sinh viên đặc biệt là sinh viên năm nhất Vậy nên việc đọcsách đọc tài liệu của sinh viên không chỉ đơn giản là đọc hiểu lý thuyết mà việcđọc phải đạt ở mức cao hơn: định hướng tiếp thu chọn lọc tri thức kiến thức trongsách, tài liệu tham khảo sau đó vận dụng những kiến thức tiếp thu được vào họctập, nghiên cứu và đặc biệt là ứng dụng vào đời sống một cách sáng tạo Theo cácnhà nghiên cứu, hiện nay văn hóa đọc đang là vấn đề khá được quan tâm bởi banngành cơ quan lãnh đạo, nhà trường Với tinh thần đề cao tầm quan trọng của sách

Trang 20

báo và tri thức trong đời sống, Chính phủ đã có rất nhiều những biện pháp thiếtthực để phát triển văn hóa đọc: quyết định quan trọng như thành lập Ngày SáchViệt Nam hay phê duyệt rất nhiều đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng,các hội nghị, hội thảo chuyên đề về văn hóa đọc được tổ chức rất thường xuyên,các hội chợ triển lãm sách với quy mô lớn ở nhiều địa phương, với một mục tiêu:Chấn hưng và phát triển văn hóa đọc Tuy nhiên số lượng người quan tâm đếnsách chưa nhiều, điều đó diễn ra ở rất nhiều lứa tuổi đặc biệt ở lứa tuổi học sinhsinh viên, phải chẳng thế hệ trẻ bị văn hóa nghe nhìn lôi cuốn mạnh hơn là vănhóa đọc, cuốn theo sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin Để tìm hiểuthực trạng này các nhà nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lýluận và phương pháp nghiên cứu thực tiễn khảo sát bằng bảng hỏi để thu thập cácthông tin định lượng theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống, hình thức gửi bảnghỏi trực tiếp hoặc trực tuyến qua thư/ mạng xã hội và đã thu được kết quả đáng tincậy và khách quan, sau khi phân tích số liệu thống kê được mô tả dạng tần suất tỷ

lệ, sử dụng thang đo Likerts, để đánh giá mối liên hệ giữa biến số định danh vàthứ bậc, một số tác giả Ths Nguyễn Chí Trung còn sử dụng thêm kiểm định Chi và

hệ số tương quan Cramer’s V Sau khi thu thập được số liệu, tiến hành đánh giáthực trạng văn hóa đọc của sinh viên một cách khách quan qua: Năng thực địnhhướng đọc, năng lực lĩnh hội tài liệu, thái độ ứng xử với tài liệu từ cơ sở đó cácnhà nghiên cứu đã đưa ra nhận xét về điểm mạnh điểm yếu trong văn hóa đọc củasinh viên nói riêng cũng như giới trẻ hiện nay nói chung Mục đích của các bàinghiên cứu nói chung là đánh giá thực trạng văn hóa đọc của sinh viên, đưa ranhững nhận xét cơ bản về văn hóa đọc của sinh viên và đề xuất một số biện phápphát triển văn hóa đọc cho sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung

1.3 Những nghiên cứu: Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển văn hóa đọc của sinh viên

Phạm Thị Hương Liên (2018) trong nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa đọc trong kỷ nguyên số” [9] đã chia sẻ trong Kỷ yếu Hội thảo

ngành Thông tin-Thư viện, trong thời đại kỷ nguyên số và cách mạng 4.0 thì

Trang 21

tầm quan trọng của văn hóa đọc là không thể phủ định Bài viết đã đề cập đếnnhững yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc đặc biệtnhấn mạnh những yếu tố mới xuất hiện trong thời đại số: hệ thống chính sách,chiến lược cụ thể và lâu dài cho trấn hứng văn hóa đọc, khoa học công nghệphát triển, đội ngũ nhà khoa học và tác giả, công nghệ giải trí, thư viện Bàiviết đã làm rõ khái niệm văn hóa đọc theo 2 nghĩa rộng và nghĩa hẹp từ đólàm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa đọc và đề ra những giải pháp pháttriển văn hóa đọc trong thời đại số.

Trong một nghiên cứu khác của Vũ Thị Thanh Minh & Đinh Thị ThanhHuyền (2023) đã viết trong “Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số”- Tạp chínghiên cứu Dân tộc, số 1 [10] Bài nghiên cứu mới trong năm 2023 có lẽ làminh chứng cập nhật tốt nhất những gì đã và đang xảy ra với văn hóa đọc của

cá nhân cũng như cộng động hiện nay đã làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đếnviệc phát triển văn hóa đọc và nhấn mạnh đặc biệt yếu tố phát triển nhanh củacông nghệ đã mở ra “Kỷ nguyên số” và quỹ thời gian eo hẹp kèm theo sự xuấthiện của các phương tiện nghe – nhìn đã làm suy giảm văn hóa đọc Ngoài racòn rất nhiều yếu tố chủ quan về xu hướng đọc của mỗi con người: sở thíchđọc thay đổi, kỹ năng đọc giảm, chưa định hướng được mục tiêu đọc sách.Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trên cơ sở phân tích, tổnghợp các tài liệu liên quan đến văn hóa đọc, vai trò của văn hóa đọc, nhữngthay đổi của văn hóa đọc trong giai đoạn công nghệ phát triển như hiện nay.Kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học, quan sát thu nhận thựctrạng của văn hóa đọc và đưa ra các nguyên nhân hay yếu tố ảnh hưởng đếnviệc phát triển văn hóa đọc, đề ra các biện pháp để khắc phục tình trạng suygiảm văn hóa đọc trong hiện nay cũng như các biện pháp để tăng cường pháttriển văn hóa đọc

Trang 22

1.4 Những nghiên cứu: Biện pháp phát triển văn hóa đọc cho sinh viên hiện nay

Theo Vũ Dương Thúy Ngà (2010) trong nghiên cứu “Biện pháp phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng ở Việt Nam” [20] và Hoàng Thị Bích Thủy (2015) đã viết trong “Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên của Trường Đại học Thương mại” Hiện nay, các trường đại học ở Việt Nam đang triển khai mạnh mẽ phương

thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ và đổi mới phương pháp dạy - học theo hướnglấy người học làm trung tâm, giảm thời gian lý thuyết, tăng thời gian tự học, tựnghiên cứu cho sinh viên Để thực hiện tốt phương pháp này, các trường đại họcphải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng đào tạo, trong đóvấn đề hiện đại hóa hoạt động thông tin, thư viện, đặc biệt phát triển văn hóa đọcđược đặc biệt quan tâm vì đây là yếu tố quyết định thúc đẩy quá trình học tập vànghiên cứu của sinh viên Vậy trong các nghiên cứu các tác giả nói chung đều đềcập bản chất và vấn đề khách quan của phát triển văn hóa đọc, phân tích nhận xétvăn hóa đọc từ đó đưa ra những biện pháp hiệu quả phát triển văn hóa đọc Tổngquan các bài nghiên cứu đều sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợpphương pháp thực tiễn: phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng bảnghỏi, phương pháp sử dụng toán thống kê kết hợp sử dụng thang đo Likerts Cácnghiên cứu đều thực hiện theo trình tự logic, kết quả thu được mang tính thực tiễncao, kết cấu đề tài logic Mục đích của các bài nghiên cứu là nghiên cứu đề xuấtmột số biện pháp phát triển văn hóa đọc cho sinh viên riêng và cho cộng đồng nóichung Các biện pháp nghiên cứu đề cập đến 2 vấn đề: biện pháp khách quan, biệnpháp chủ quan; đánh giá cao vai trò của biện pháp chủ quan và cũng không phủnhận hiệu quả của biện pháp khách quan vậy phải thực hiện các phương pháp phảiđồng bộ, để phát triển văn hóa đọc trong mỗi cá nhân cũng như cộng đồng Vềbiện pháp chủ quan, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng mỗi cá nhân nên xây dựngthói quen đọc, phương pháp đọc hiệu quả, đọc có định hướng chọn lọc, và nhậnthức về vai trò của văn hóa đọc trong thời đại công nghệ số hiện nay Song songvới nó là sự ủng hộ của nhà nước các tổ chức xã hội nên tăng cường đầu tư cơ sở

Trang 23

vật chất, tổ chức nhiều hoạt động nhằm phát triển văn hóa đọc và ngoài ra còn có

sự chung tay từ phía gia đình nhà trường Các biện pháp hầu như đã logic và rấtkhoa học nhưng hiệu quả vẫn chưa đạt được như ý do một số yếu tố, tôi sẽ làm rõmột phần qua nghiên cứu “ Thực trạng phát triển văn hóa đọc của sinh viên nămnhất trường Đại học Giáo dục- ĐHQGHN”

2 Cơ sở lý luận, các khái niệm

2.1 Khái niệm “Văn hóa”

“Văn hóa là tổng thể phức hợp bao gồm tri thức, niềm tin, nghệ thuật, đạo

đức, luật, tập quán và bất kì khả năng và thói quen khác đạt được bởi con người với tư cách như một thành viên của xã hội.”

-Kottak (2008), Văn hóa nguyên

thủy-“Văn hóa không phải là một tập hợp tùy tiện của những hiện tượng rời rạc,

mà là một khái niệm mang tính cấu trúc, nghĩa là các yếu tố của nó có quan

hệ qua lại chặt chẽ với nhau và cấu thành một chỉnh thể.”

“Văn hoá là một tập hợp hệ thống các biểu tượng quy định thế ứng xử của

con người và làm cho một số đông người có thể giao tiếp được với nhau, liên kết họ thành một cộng đồng riêng biệt.”

-Theo toàn thư quốc tế về phát triển văn hoá-

Trang 24

Unesco-2.2 Khái niệm “Văn hóa đọc”

PGS.TS nhà ngôn ngữ học Phạm Văn Tình khẳng định: “Văn hóa đọc chính là

thái độ, là cách ứng xử của chúng ta đối với tri thức sách vở, phải biết đọc sao cho hợp lý và bổ ích, đọc sao cho hợp với quy luật tiếp nhận tri thức” [15]

Theo Nguyễn Hoàng Vĩnh Hưng có viết trong Văn hóa đọc nhìn từ góc độ tính

hệ thống của văn hóa : “Văn hóa đọc là một dạng thức văn hóa được biểu hiện

qua mô thức tích hợp của nhận thức, hành vi, thói quen và giá trị” [8]

Ths Bùi Văn Vượng (2005) cho rằng: “Văn hóa đọc là đọc sách có văn hóa, hay

xây dựng một xã hội đọc sách” [19]

Trong một nghiên cứu về văn hóa đọc của sinh viên Trung Quốc, một quan điểm

nhận định: “Văn hóa đọc đó là sự tích hợp của các yếu tố như nhu cầu đọc, thói

quen đọc và được biểu hiện qua hành vi, tập quán đọc của cá nhân và cộng

đồng” (Vũ Dương Thúy Ngà, 2010)

2.3 Khái niệm “Phát triển”

Theo quan niệm biện chứng: Phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến

cao Quá trình đó diễn ra dần dần, nhảy vọt đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ, không phải lúc nào sự phát triển cũng diễn ra theo đường thẳng, mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có những bước lùi tạm thời.

Phát biểu theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của sự thay đổidần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất Quá trình phát triển diễn ratheo đường xoáy ốc tức là hết mỗi chu kì sự phát triển lặp lại sự vât như banđầu nhưng ở cấp độ cao hơn Nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân

sự vật

Trang 25

2.4 Khái niệm “Phát triển văn hóa đọc”

Phát triển văn hóa đọc là phát triển thói quen đọc sở thích đọc và kỹ năng đọc cho mọi thành viên trong xã hội nhưng yếu tố quan trọng và quyết định chính là

ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc cộng đồng (Theo Bộ Văn hóa thể thao và du

lịch, Hội Thảo Văn hóa đọc trong kỉ nguyên số, 2018)

Phát triển văn hóa đọc là hướng việc đọc sách trở thành một thói quen không thể thiếu, một nét đẹp văn hóa trong cuộc sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng; là làm cho việc đọc sách trở thành một nhu cầu thiết yếu, trở thành nền nếp của gia phong, dòng tộc và ở phạm vi lớn hơn là trở thành chuẩn mực văn hóa quốc gia.

(Theo TS Đỗ Thị Quyên- 2017) [11]

2.5 Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên

Như vậy có thể rút ra rằng:

Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên là hình thành thói quen đọc, sở thích đọc và

kỹ năng đọc trong mỗi sinh viên và hướng việc đọc sách trở thành một thói quenkhông thể thiếu và là nhu cầu tất yếu của mỗi người nếp sống gia phong và ởphạm vi lớn hơn trở thành chuẩn mực văn hóa quốc gia

Kết luận

Dù khác nhau về khách thể nghiên cứu nhưng cũng có khoảng cách về không gian

và thời gian nghiên cứu, các khái niệm của các tác giả về các khía cạnh của đốitượng nghiên cứu đều tập chung làm rõ khái niệm về văn hóa đọc, vai trò của việcphát triển văn hóa đọc trong thời đại 4.0 hiện nay, thực trạng phát triển văn hóađọc trong thời đại công nghệ số hiện nay, các biện pháp phát triển văn hóa đọc.Đồng thời từ các nghiên cứu trên ta hiểu được phát triển văn hóa đọc cho sinhviên là phát triển thói quen đọc sách, tăng sở thích đọc và nâng cao kỹ năng đọccho sinh viên, đặc biệt là các bạn sinh viên năm nhất thì văn hóa đọc là điều vôcùng cần thiết để thích nghi với phương thức và môi trường học tập mới

Trang 27

CHƯƠNG II: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.Tổ chức nghiên cứu

Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin với sự phát triển của phươngtiện nghe nhìn kéo theo rất nhiều hệ quả một trong số đó là sự suy giảm vănhóa đọc ở mọi lứa tuổi đặc biệt là giới trẻ hiện nay Vì vậy tôi thực hiện đề tàinghiên cứu: “Thực trạng phát triển văn hóa đọc của sinh viên năm nhất trườngđại học Giáo dục- ĐHQGHN” là cấp thiết Đặc biệt với đối tượng sinh viênnăm nhất, sự mới mẻ về môi trường và phương pháp học tập, phát triển vănhóa đọc rất quan trọng Tôi đã tiến hành nghiên cứu thực trạng phát triển vănhóa đọc của sinh viên năm nhất trường Đại học Giáo dục- ĐHQGHN Để cóđược số liệu phục vụ bài nghiên cứu tôi đã tiến hành khảo sát trên 92 sinhviên năm nhất thuộc tất cả các nhóm ngành trường đại học Giáo dục-ĐHQGHN và đã thu được 92 phiếu khảo sát đạt yêu cầu Tôi tạo phiếu khảosát trên phần mềm Google Form với nội dung câu hỏi theo khung lý luận của

đề tài, và được gửi đến các bạn sinh viên qua Message và Zalo Sau đó tôi đã

sử dụng phần mềm Excel để phân tích thống kế số liệu Từ số liệu thu được,tôi đánh giá được khái quát thực trạng phát triển văn hóa đọc của sinh viênnăm nhất, vai trò phát triển văn hóa đọc cho sinh viên, nhận định về điểmmạnh, điểm yếu trong phát triển văn hóa đọc; đề xuất những biện pháp pháttriển văn hóa đọc phù hợp với sinh viên năm nhất trường Đại học Giáo dục-ĐHQGHN

2 Phương pháp nghiên cứu

2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

2.1.1 Phương pháp phân tích- tổng hợp tài liệu

Để thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành đọc những tài liệu liên quan đến vấn đềvăn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc thông qua Sách, Tạp trí giáo dục, Hội

Trang 28

thảo khoa học, Kỷ yếu Tôi tiến hành phân tích lý thuyết, đánh giá cấu trúc,

xu hướng của đề tài, sau đó tổng hợp lý thuyết và xây dựng thành cơ sở lýthuyết mới trong đề tài thực hiện của mình Từ cơ sở đó tôi đánh giá thựctrạng phát triển văn hóa đọc của sinh viên năm nhất trường Đại học Giáo dục-ĐHQGHN, tìm ra điểm mạnh điểm yếu trong việc phát triển văn hóa đọc củasinh viên năm nhất và đề xuất một số biện pháp phát triển văn hóa đọc củasinh viên năm nhất trường Đại học Giáo dục- ĐHQGHN

2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

2.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Tôi xây dựng bảng hỏi trên Google Forms với nội dung:

(1) Thông tin chung về người tham gia khảo sát

(2) Nội dung khảo sát gồm các câu hỏi về:

Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên năm nhất trường Đại học Giáodục- ĐHQGHN về các khía cạnh cách ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc: mức

độ yêu thích đọc cách; nhu cầu đọc; tần suất đọc; mục đích đọc sách; hìnhthức đọc; phương pháp, kỹ năng đọc để đánh giá về điểm mạnh, điểm yếutrong văn hóa đọc của sinh viên

Khái niệm văn hóa đọc, phát triển văn hóa đọc: Đưa ra quan điểm đúng

về văn hóa đọc theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp và nhận định chưa đúng, khảosát mức độ hiểu về văn hóa đọc; đánh giá về mức độ quan trong của phát triểnvăn hóa đọc

Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa đọc: yếu tố cá nhân, mức độ ảnhhưởng của công nghệ thông tin; yếu tố khách quan: thời gian, điều kiện kinh

tế, thư viện, sự quan tâm của các cấp ban ngành, tổ chức

Một số biện pháp phát triển văn hóa đọc: môi trường, gia đình, cá nhân

2.2.2 Phương pháp phỏng vấn

Tiến hành phỏng vấn với 3 sinh viên với những câu hỏi có sẵn

Trang 29

CHƯƠNG III: VĂN HÓA ĐỌC VÀ VAI TRÒ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC -ĐHQGHN 1.1 Những vấn đề chung về văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc của sinh viên năm nhất Trường Đại học Giáo dục- ĐHQGHN

Văn hóa đọc là khái niệm được định nghĩa theo rất nhiều quan điểm khácnhau nhưng nhìn chung những quan điểm ấy đều nhận định hai hướng gồmnghĩa rộng và nghĩa hẹp Điển hình theo tác giả Nguyễn Hữu Viêm (2009)cho rằng về nghĩa rộng, văn hóa đọc đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩnmực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơquan quản lý nhà nước [20] Như vậy, văn hoá đọc ở nghĩa rộng là sự hợpthành của ba yếu tố , ba yếu tố đó tạo nên văn hóa đọc trong cộng đồng Vềnghĩa hẹp, văn hóa đọc được cho rằng là ứng xử, giá trị và chuẩn mực củamỗi cá nhân từ đó hình thành thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc Sựkết hợp và phát triển ba yếu tố tạo thành mức độ phát triển văn hóa đọc trongvăn hóa đọc của cá nhân

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng chính là nâng cao ứng xử đọc, giá trịđọc và chuẩn mực đọc của cộng đồng thông qua sự phát triển tróng chính mỗi

cá nhân và các nhà quản lý và hơn nữa là cơ quan quản lý nhà nước Nhưngyếu tố quan trọng và cốt yếu nhất chính là sự phát triển văn hóa đọc trong mỗi

cá nhân hay nói cách khác chính là sự hình thành thói quen đọc sở thích đọc

và nâng cao kỹ năng đọc Nhưng trước khi muốn phát triển văn hóa đọcchúng ta phải tìm hiểu một cách rõ ràng những khía cạnh cấu thành

Về khía cạnh rộng nhất, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng chính đượcthể hiện qua: Sự đầu tư cơ sở vật chất, kinh tế của cơ quan nhà nước, những

tổ chức cho hoạt động đọc sách: Các hội sách thường niên, Ngày đọc sách,hội thảo về sách, những người có tầm ảnh hưởng trở thành đại sứ văn hóa đọc

để lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến cộng đồng… Sự phát triển của hội nhà

Trang 30

báo, hội thư viện, hội xuất bản… hay truyền thống tôn vinh giá trị của sách vàngười đọc sách Về khía cạnh hẹp, phát triển văn hóa đọc được hình thànhtrong mỗi cá nhân, thói quen đọc là tần suất đọc của mỗi cá nhân, thời điểmbắt đầu tiếp cận với sách Sở thích đọc thể hiện qua: nhu cầu đọc, thời giandành cho sách mỗi ngày, sự quan tâm hứng thú của bản thân Để việc đọc trởnên hiệu quả và hứng thú đọc thì phát triển kỹ năng đọc là điều rất cần thiết:phương pháp đọc hiệu quả, khả năng định hướng tài liệu, tính hệ thống trongcách đọc sách, vận dụng kiến thức đã tiếp thu được vào đời sống…

Vậy nên trong bài nghiên cứu này dựa trên các quan điểm xuyên suốt về vănhóa đọc, tôi nhận định rằng văn hóa đọc của cá nhân hay chính là tổng thểnăng lực đọc của mỗi người, là thang đo sự sáng tạo vận dụng kiến thức vàothực tiễn Đối với sinh viên chính là năng lực tìm kiếm định hướng tài liệunghiên cứu và lĩnh hội những tri thức đã học- ứng xử và chuẩn mực đọc Sinhviên thể hiện khả năng vận dụng linh hoạt sáng tạo và cuộc sống để tạo ra giátrị- thương hiệu cá nhân

1.2 Vai trò văn hóa đọc, phát triển văn hóa đọc đối với sinh viên năm nhất trường Đại học giáo dục

1.2.1 Đặc điểm sinh viên năm nhất trường Đại học giáo dục- ĐHQGHN

Sinh viên trường đại học Giáo dục- ĐHQGHN được đào tạo theo hình thức hệthống tín chỉ, đây là hình thức đào tạo mới cho phép sinh viên tích luỹ tín chỉcủa từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tậpcủa cá nhân và của cở sở đào tạo Vậy nên, đây cũng là cơ hội cũng như tháchthức đối với sinh viên Khi học theo tín chỉ có thể phát huy tính năng độngsáng tạo của sinh viên nhưng đòi hỏi sinh viên linh hoạt chủ động trong việcxây dựng kế hoạch học tập khoa học Đặc biệt với sinh viên năm nhất đây làkhái niệm hoàn toàn mới về phương pháp đào tạo, không chỉ vậy với môitrường xã hội mới, các môn đại cương với khối lượng kiến thức khổng lồ vàhàn lâm thì kết hợp với chương trình đào tạo theo tín chỉ với trung tâm là

Trang 31

người học, để đạt được kết quả học tập cao thì sinh viên năm nhất phải thật sự

cố gắng có thể cân bằng được Bằng cách đọc bài trước khi đến lớp, tích cựcđặt những câu hỏi cho giảng viên về những vấn đề thắc mắc, tích cực tư họcdưới sự hướng dẫn của giảng viên

Trường đại học Giáo dục- ĐHQGHN không chỉ đào tạo mỗi sinh viên trởthành sinh viên giỏi về chuyên môn, mà còn hướng sinh viên đến sự phát triểntoàn diện Với bề dày lịch sử - tiền thân là Khoa sư phạm ĐHQGHN, trường

có tổ chức rất nhiều các câu lạc bộ, hội thảo, tọa đàm về nhiều lĩnh vực:Nghiên cứu khoa học, phát triển văn hóa đọc, chương trình đối thoại sinhviên, hoạt động trải nghiệm thực tế… Với tần suất mỗi tuần có một hoạt độngngoại khóa nhằm phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên, nên cân bằng giữahọc trên lớp thời gian tham gia hoạt động trên trường, hoạt động câu lạc bộ làđiều rất cần thiết với sinh viên năm nhất

Sinh viên năm nhất khối ngành GD1, GD2, GD4, GD5, là khóa đầu tiên củađại học Giáo dục học tập tại Hòa Lạc, Hòa lạc vùng đất đầy nắng và gió thuộcngoại thành Hà Nội nên đa phần sinh viên học tập và nghỉ ngơi tại kí túc xá,sống xa gia đình với môi trường học tập mới, bạn bè mới,… là những thửthách không nhỏ đối với sinh viên

Đối mặt với những khó khăn như vậy để học tập tốt và phát huy kĩ năng sởtrường của mình thì việc phát triển văn hóa đọc trong mỗi sinh viên là điềukhông thể phủ nhận

1.2.2 Vai trò phát triển văn hóa đọc với sinh viên năm nhất trường Đại học Giáo dục

Từ những khó khăn mà sinh viên năm nhất nói chung và sinh viên năm nhấttrường Đại học Giáo dục nói riêng, phát triển văn hóa đọc cho sinh viên cónhững vai trò cốt yếu như sau:

Trang 32

Phát triển kỹ năng sư phạm: Hình thức đào tạo theo tín chỉ lấy người học

làm trung tâm, phát huy tính tích cực linh hoạt trong học tập của sinh viên.Giảng viên là người hướng dẫn và định hướng kiến thức Phát triển văn hóađọc giúp sinh viên hình thành thói quen đọc, sở thích và kỹ năng đọc từnhững kỹ năng cần thiết đó có thể định hướng tìm tài liệu học tập phù hợp,cũng như sách báo cần thiết cho sự phát triển bản thân Phát triển văn hóa đọcgiúp sinh viên giúp tạo nên phương pháp học hiệu quả, tiết kiệm thời gianhoàn thành mục tiêu học tập, cân bằng những khó khăn hạn chế

Tăng cường kỹ năng xã hội: Đọc sách giúp sinh viên có thêm kiến thức xã

hội, có thêm hiểu biết vận dụng vào cuộc sống cũng như hoạt động học tập,hoạt động ngoại khóa

Phát triển tư duy, kỹ năng suy luận và tư duy phản biện: Văn hóa đọc giúp

định hướng suy nghĩ, tư duy đúng đắn phù hợp, mở rộng kiến thức về mọimặt, phát triển kỹ năng mềm trong cuộc sống vì sách là nguồn tài nguyên trithức vô tận

Thích nghi với môi trường mới: Văn hóa đọc có vai trò đặc biệt quan trọng

đối với sinh viên năm nhất mà sinh viên là những người đang trong quá trìnhđịnh hình nhân cách, đạo đức, lối sống sinh viên là lứa tuổi có nhu cầu tươngtác với xã hội, năng động hơn so với các lứa tuổi khác, dễ tiếp thu cái mới,luôn cố gắng thích nghi kịp thời với những biến đổi của xã hội, luôn tìm hiểucái mới, tìm tòi, sáng tạo, tích cực tham gia các hoạt động học, hoạt độngCLB, hoạt động ngoại khóa… Do đó, nhu cầu đọc sách, báo, tài liệu của sinhviên rất phong phú, đa dạng Vậy nên phát triển văn hóa đọc chính là cơ sở,điều kiện để phát triển năng lực toàn diện cho sinh viên Tuy nhiên, trước sựbùng nổ của mạng internet, sự phát triển lôi cuốn của phương tiện nghe, nhìn,văn hóa đọc của sinh viên bị tác động, ảnh hưởng rất lớn

Trang 33

CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC- ĐHQGHN

Để tìm hiểu về thực trạng phát triển văn hóa đọc của sinh viên năm nhấttrường Đại học Giáo dục- ĐHQGHN, khảo sát được thực hiện trên 92 sinhviên ( 71,7% sinh viên nữ và 28,3% sinh viên nam ) bằng phương pháp điềutra bằng bảng hỏi tạo trên Google forms kết hợp với phỏng vấn sâu 3 sinhviên thu đã được tất cả câu trả lời đạt tiêu chuẩn Tất cả các sinh viên tham giakhảo sát là sinh viên năm nhất thuộc các nhóm ngành được thống kê qua biểu

đồ sau:

Biểu đồ 1: Cơ cấu sinh viên tham gia khảo sát Thực trạng phát triển văn hóa đọc sinh viên năm nhất trường Đại học Giáo dục- ĐHQGHN

GD1- Sư phạm Toán và KHTN (44 sinh viên tương ứng 13,7%)

GD2- Sư phạm Ngữ Văn, Lịch sử và Địa lý (10 sinh viên tương ứng 10,9% )

GD3- Khoa học giáo dục và Khác ( 18 sinh viên tương ứng 19,6% )

GD4- Giáo dục Tiểu học ( 13 sinh viên tương ứng 14,1 %)

GD5- Giáo dục mầm non (7 sinh viên tương ứng 7,6 %)

Trang 34

4.1 Năng lực ứng xử đọc, chuẩn mực đọc, giá trị đọc của SV

4.1.1 Mức độ hứng thú đọc của SV

Mức độ hứng thú đọc của sinh viên thể hiện qua các khía cạnh: mức độ thích

đọc sách, tần suất đọc và thời gian dành cho việc đọc sách của mỗi sinh viên

Khía cạnh 1, Mức độ yêu thích đọc sách của sinh viên, được khảo sát và thu

thập thông tin chi tiết qua biểu đồ 4.1.1

Biểu đồ 2: Tỷ lệ thích đọc sách của sinh viên năm nhất trường Đại học Giáo

dục- ĐHQGHN Biểu đồ 2 cho thấy tỷ lệ sinh viên năm nhất thích đọc sách của trường Đại học

Giáo dục- ĐHQGHN Trong 92 sinh viên tham gia khảo sát có 84 sinh viênthích đọc sách (91,3%) và 8 sinh viên không thích đọc sách (8,7%) Tỷ lệ sinhviên thích đọc sách là khá cao, có thể đánh giá mặt bằng chung sinh viên nămnhất trường Đại học Giáo dục đã nhận thức được vai trò quan trọng của sáchcho cuộc sống, vì vậy kết quả học tập của sinh viên năm nhất học kì 1 vừaqua rất cao, có rất nhiều sinh viên xuất sắc và giỏi giành được nhiều họcbổng; kết quả sinh viên tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạtđộng câu lạc bộ Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn phần trăm nhỏ sinh viênchưa thích đọc sách có thể do ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố chủ quan vàkhách quan hoặc sở thích cá nhân

Trang 35

Kết luận, từ thực trạng mức độ yêu thích sách của sinh viên ta nắm rõđược sơ lược đặc điểm sinh viên đã thích đọc sách- phát triển như cầu đọcsách trong mỗi cá nhân đã rất cao, vậy nên cần có biện pháp duy trì nâng caohứng thú đọc và phát triển văn hóa đọc cho mỗi cá nhân

Khía cạnh 2, hứng thú đọc của sinh viên còn thể hiện qua tần suất đọc được

thể hiện qua bảng số liệu sau:

lệ sinh viên hiếm khi đọc sách chiếm 18,5% một tỷ lệ không quá lớn, thể hiệntrong số sinh viên thích đọc sách còn một số sinh viên chưa có thói quen đọc

Trang 36

thường xuyên có thể do ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố: yếu tố khách quan vàyếu chủ quan từ sinh viên và một số thích viên chưa yêu thích sách- điều rấtđáng quan ngại và cần có biện pháp kích thích thay đổi thói quen phong cáchsống của bộ phận nhỏ học sinh này vì muốn phát triển bản thân hình thành kĩnăng cần thiết cho cuộc sống thì không thể thiếu sự hỗ trợ đắc lực của việcđọc sách.

Đánh giá thực trạng tần suất đọc của sinh viên có dấu hiệu chưa tíchcực, bản thân sinh viên, gia đình, xã hội nên có những biện pháp để khắc phụcvấn đề kích thích hứng thú đọc từ đó gián tiếp xây dựng thói quen đọc cho SV

để xây dựng cộng đồng đọc sách

Khía cạnh 3, Thời gian đọc: Mức độ hứng thú đọc còn thể hiện qua thời gian

mỗi lần đọc sách của sinh viên Qua khảo sát, tôi thu được dữ liệu thực tế vàthể hiện chi tiết qua biểu đồ sau

Qua khảo sát 92 sinh viên năm nhất trường Đại học Giáo dục- ĐHQGHN, từ

số liệu thu được thể hiện qua biểu đồ 4.1.3 tôi nhận thấy rằng số lượng sinhviên đọc sách từ 30 phút đến 1 giờ là nhiều nhất (57%), thứ hai là sinh viên

Trang 37

đọc sách dưới 30 phút (28%), sinh viên đọc sách từ 1 giờ đến 2 giờ có tỷ lệ13%, tỷ lệ sinh viên đọc sách từ 2 giờ đến 3 giờ chỉ chiếm 2%, và không cósinh viên đọc sách trên 3 giờ một ngày Không có quy định hay khuyến cáo cụthể nào về thời gian đọc sách mỗi ngày của mỗi người nên có vì phụ thuộcvào yếu tố sinh học vào khả năng tập chung của mỗi người, hay chính làthuộc tính tâm lý Đa số khuyến cáo về thời điểm đọc sách thích hợp và thờigian biểu phù hợp với trí óc con người với từng loại sách Từ bảng số liệu,trung bình mỗi sinh viên sẽ dành khoảng 45 phút cho mỗi lần đọc sách Thờigian không quá nhiều do đó có thể sinh viên năm nhất bị ảnh hưởng bởi rấtnhiều yếu tố: quỹ thời gian eo hẹp dành cho bản thân và chưa biết xây dựngthời gian biểu hợp lý, chưa hứng thú với đọc sách, đọc theo phong trào, hay bịảnh hưởng từ yếu tố khách quan: môi trường bạn bè, gia đình, xã hội

Vậy nên, cần tìm hiểu rõ thực trạng này từ những nguyên nhân khảo sátđược và đề xuất biện pháp khắc phục phù hợp với sinh viên năm nhất

4.1.2 Khả năng định hướng, chọn tài liệu đọc

Khả năng định hướng tài liệu của sinh viên thể hiện qua: thể loại sách đọc,mục đích đọc, cách tiếp cận thông tin tài liệu

Khía cạnh 1, Khảo sát thể loại sách đọc của SV qua 4 chỉ báo thu được số

liệu được biểu diễn trong biểu đồ 4.5 như sau:

Trang 38

Sách kĩ năng sống Sách chuyên ngành Sách giải trí Khác

Biểu đồ 5: Thể loại sách thường đọc của SV

Thực hiện khảo sát với câu hỏi “Bạn thường đọc sách thuộc thể loại nào ?” Sốliệu chỉ báo trong bảng 4.5 cho thấy sinh viên thường xuyên đọc sách giải trínhiều nhất chiểm tỷ lệ 58,7%, thứ hai là sách kỹ năng sống (23,9%), sáchchuyên ngành (9,8%), và còn lại là các loại sách khác (7,6%) Thấy rằng sinhviên đọc sách với mục đích giải trí nhiều nhất có thể do rất nhiều nguyênnhân: sở thích cá nhân, thời gian học tập nhiều nên thời gian rảnh để giải tríhoặc có thể ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố môi trường khách quan khác Thứhai, SV quan tâm đến sách kĩ năng sống (23,9%), chứng tỏ rằng một bộ phậnsinh viên đã nhận biết được vai trò quan trọng của kỹ năng mềm, tận dụngnguồn kiến thức từ sách để phát triển bản thân- dấu hiệu tích cực cho sự pháttriển văn hóa đọc trong cá nhân SV, nhưng tỷ lệ này không lớn nên rất cầnnhiều biện pháp để tăng cường kích thích SV đọc sách với mục đích có ýnghĩa để phát triển bản thân và tận dụng thời gian không lãng phí Tỷ lệ sinhviên đọc sách chuyên ngành 9,8% tỷ lệ khá nhỏ, có thể do nhiều yếu tố tácđộng: thời gian eo hẹp, chủ quan cá nhân hoặc những yếu tố khách quan Một

bộ phận nhỏ 7,6% sinh viên xu hướng đọc sách của chủ đề liên khác

Trang 39

Tôi nhận thấy rằng sách chuyên ngành rất quan trọng cho SV nhưngchưa được sự quan tâm nhiều của SV, nhà trường giảng viên cần tìm ranguyên nhân từ thực trạng này và khắc phục cân bằng cho SV việc đọc sáchgiải trí với sách kỹ năng sống và sách chuyên ngành, sách kỹ năng mềm cũng

là một thể loại không thể thiếu cho sinh viên (một sinh viên không chỉ cầngiỏi về chuyên môn và phải phát triển toàn diện về các kỹ năng giao tiếp ứngxử, thì mới có thể thành công trong cuộc sống) Như vậy, cần có biện phápkhắc phục cụ thể

Khía cạnh 2, Mục đích đọc của sinh viên được khảo sát qua câu hỏi: “ Bạn

đọc sách với mục đích gì?” Nhận được 92 phản hồi thể hiện chi tiết qua bảng

số liệu sau

Mục đích đọc sách Tần suất Tỷ lệ

Cập nhật tin tức thường nhật 22 23,9%Nâng cao kỹ năng mềm 58 63%

Bắt buộc (do tính chất công việc, phục vụ học

Ngày đăng: 14/05/2024, 16:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Mục đích đọc sách của SV.................................................................38 - nghiên cứu khoa học đề tài thực trạng phát triển văn hóa đọc của sinh viên năm nhất trường đại học giáo dục
Bảng 1 Mục đích đọc sách của SV.................................................................38 (Trang 7)
Hình thức Thời gian Ghi chú - nghiên cứu khoa học đề tài thực trạng phát triển văn hóa đọc của sinh viên năm nhất trường đại học giáo dục
Hình th ức Thời gian Ghi chú (Trang 15)
Bảng 1: Mục đích đọc sách của SV - nghiên cứu khoa học đề tài thực trạng phát triển văn hóa đọc của sinh viên năm nhất trường đại học giáo dục
Bảng 1 Mục đích đọc sách của SV (Trang 39)
Bảng 2: Cách tiếp cận thông tin, tài liệu của SV - nghiên cứu khoa học đề tài thực trạng phát triển văn hóa đọc của sinh viên năm nhất trường đại học giáo dục
Bảng 2 Cách tiếp cận thông tin, tài liệu của SV (Trang 40)
Bảng 3: Lý do đọc 1 cuốn sách của SV - nghiên cứu khoa học đề tài thực trạng phát triển văn hóa đọc của sinh viên năm nhất trường đại học giáo dục
Bảng 3 Lý do đọc 1 cuốn sách của SV (Trang 42)
Bảng 4: Thống kê hoạt động về văn hóa đọc của SV năm nhất trường Đại học Giáo dục- ĐHQGHN - nghiên cứu khoa học đề tài thực trạng phát triển văn hóa đọc của sinh viên năm nhất trường đại học giáo dục
Bảng 4 Thống kê hoạt động về văn hóa đọc của SV năm nhất trường Đại học Giáo dục- ĐHQGHN (Trang 45)
Bảng 5: Hoạt động ứng xử với tài liệu, sách của SV - nghiên cứu khoa học đề tài thực trạng phát triển văn hóa đọc của sinh viên năm nhất trường đại học giáo dục
Bảng 5 Hoạt động ứng xử với tài liệu, sách của SV (Trang 46)
Bảng 6: Nhận biết khái niệm “Văn hóa đọc” của SV - nghiên cứu khoa học đề tài thực trạng phát triển văn hóa đọc của sinh viên năm nhất trường đại học giáo dục
Bảng 6 Nhận biết khái niệm “Văn hóa đọc” của SV (Trang 50)
Bảng 7: Hiểu biết về khái niệm “Phát triển Văn hóa đọc của SV” - nghiên cứu khoa học đề tài thực trạng phát triển văn hóa đọc của sinh viên năm nhất trường đại học giáo dục
Bảng 7 Hiểu biết về khái niệm “Phát triển Văn hóa đọc của SV” (Trang 53)
Bảng 8: Điểm khó khăn trong việc phát triển Văn hóa đọc của SV - nghiên cứu khoa học đề tài thực trạng phát triển văn hóa đọc của sinh viên năm nhất trường đại học giáo dục
Bảng 8 Điểm khó khăn trong việc phát triển Văn hóa đọc của SV (Trang 57)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w