1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của sinh viên năm nhất trường đại học giáo dục đại học quốc gia hà nội

14 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 174,59 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC GIÁO QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤCKHOA SƯ PHẠMTIỂU LUẬNPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCĐỀ TÀI : Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của sinh

Trang 1

ĐẠI HỌC GIÁO QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA SƯ PHẠM

TIỂU LUẬN

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI : Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của sinh viên năm nhất trường Đại Học Giáo Dục – Đại Học

Quốc Gia Hà Nội

Giảng viên hướng dẫn : Lữ Thị Mai Oanh Sinh viên thực hiện : Phạm Trần Duy Hải Lớp :QH2023S - GD2.N1 MSSV : 23010200

Hà Nội :2023

Trang 2

MỤC LỤC

1 Lý do chọn đề tài 2 Múc đích nghiên cứu

3 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 3.1.Câu hỏi nghiên cứu

3.2.Giả thuyết nghiên cứu 4 Nhiệm vụ nghiên cứu

5 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 5.1.Đối tượng nghiên cứu

5.2.Khách thể nghiên cứu 5.3.Phạm vi nghiên cứu 6 Phương pháp nghiên cứu 7 Cấu trúc đề tài

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.Các nghiên cứu liên quan trên thế giới 1.2.Các nghiên cứu ở VIỆT NAM

2 Các khái niệm liên quan đến đề tài

Trang 3

2.1.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.2.Đặc điểm của khách thể nghiên cứu 2.2.Quy trình nghiên cứu

2.3.Phương pháp nghiên cứu

2.3.1.Phương pháp phân tích và sử lí giữ liệu 2.3.2.Phương pháp thống kê - mô tả dữ liệu 2.4.Đạo đức trong nghiên cứu

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.Kết quả

3.1.1.- Kết quả 1: Thông tin cá nhân và thông tin chung

3.1.2.- Kết quả 2: Ảnh hưởng của các yếu tố đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của sinh viên

3.1.3.- Giải pháp 3.2.Kết luận

CHƯƠNG IV: - PHỤ LỤC 1 Phiếu khảo sát thông tin 2 Câu hỏi phỏng vấn sâu 3 Tài liệu tham khảo

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Dưới sự phát triển đi lên nhanh chóng của nền kinh tế nước nhà hiện nay , đất nước đang trải qua cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn được mọi người biết đến là cách mạng 4.0 Với công nghệ kĩ thuật số được đẩy lên một cấp độ hoàn toàn , mới sự kết

Trang 4

nối internet vạn vật , truy cập dữ liệu trên các hệ thống vật lý không gian Sự phát triển của cách mạng 4.0 đã tác động lên toàn bộ lên nền kinh tế , văn hóa , xã hội Trong đó cuộc cách mạng 4.0 cũng đã tác động lên hệ thống giáo dục , tạo ra những bước chuyển mạnh mẽ Quá trình trao đổi tri thức , tiếp cận , phổ cập vốn tri thức ngày càng phong phú , giữa những người thầy cô với người học cũng cần phải đổi mới để theo kịp xu hướng công nghệ 4.0 hiện nay Điều đó không chỉ vừa đẩy mạnh nền giáo dục , mà còn góp phần tạo nên những nguồn nhân lực , nguồn lao động có chất lượng , tay nghề cao đưa đất nước đi lên con đường xã hội chủ nghĩa.

Tỉ phú ELON REEVE MUSK hay được mọi người biết đến là nhà kĩ sư , nhà doanh nhân công nghệ Ông đã từng phát biểu và cho rằng: “ Công nghệ là thứ gần gũi nhất với ma thuật còn tồn tại trên thế giới này “ Một thứ ma thuật mà ngày nay chúng ta chỉ cần search trên các nền tảng không gian mạng như : google , tik tok , facebook , internet , cốc cốc , v v còn rất nhiều các nền tảng mạng khác , cho ra hàng loạt những thông tin mà chúng ta tìm kiếm , đem lại những hiệu quả cho người sử dụng là vô cùng to lớn Không chỉ thế , các nền tảng hệ thống không gian mạng còn đẩy mạnh sự liên kết với nhau Trong các thương mại điện tử , trò chơi trực tuyến , các diễn đàn và đặc biệt hơn là trong hoạt động giáo dục hiện nay đối với học sinh , sinh viên.

Ở Việt Nam , với sự phát triển của công nghệ thông tin , học sinh , sinh viên đã được hưởng lợi ích to lớn của công nghệ đem lại , việc học sinh dễ dàng tham gia các hoạt động học trực tuyến không bị cản trở bởi khoảng cách địa lý , thông qua không gian mạng , học sinh , sinh viên , có thể chia sẻ tài liệu , trao đổi kinh nghiệm , xem các bài giảng dạy của thầy cô trên mạng cũng như việc học online của các gia sư các giáo viên dạy trên nền tảng mạng xã hội Học sinh , sinh viên khi thông qua các trang mạng xã hội dễ dàng trau dồi tri thức và tìm hiểu thêm nhiều những phương pháp học tập mới , bởi tri thức vô cùng quan trọng , là sợi chỉ đỏ xuyên suốt , là kim chỉ nam đưa con người tiến bộ văn minh dễ dàng tiếp cận với công nghệ

thông tin “ Công nghệ không phải là cái mới , nhưng cách chúng ta sự dụng nó mới thực sự làm nên sự khác biệt “ Việc ứng dụng công

Trang 5

nghệ thông tin vào trong hoạt động học tập thực sự rất quan trọng Nếu sử dụng linh hoạt , giúp cho người học được nâng tầm hiểu biết , tích lũy tri thức , hiểu được nhiều vấn đề sâu sắc , làm chủ kiến thức và biết vận dụng một cách linh hoạt , ứng dụng vào thực tiễn của cuộc sống.

Nhưng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động học tập nhiều khi không phải dễ dàng và phải biết chọn lọc , tùy thuộc vào hoàn cảnh mà mỗi người học sinh , sinh viên lại có cho mình những cách tiếp cận công nghệ thông tin khác nhau Đặc biệt đối với sinh viên khhi trải qua quá trình học tập gian nan ở bậc trung học phổ thông , để được bước chân vào giảng đường đại học , để tiếp thu những kiến thức mới với nhiều học phần khác nhau , nguồn tài liệu giáo trình là vô số Vì vậy sinh viên phải biết ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của bản thân , để không ngừng rèn luyện nâng cao vốn tri thức.

Qua những lí do phía trên , đối với bản thân tôi đã quyết định chọn nghiên cứu : “ Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của sinh viên năm nhất trường Đại Học Giáo Dục – Đại Học Quốc Gia Hà Nội “

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của sinh viên năm nhất Những khó khăn , thách thức tác động đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của sinh viên để từ đó tìm và đề ra những giải pháp khắc phục , nâng cao chất lượng trong ứng dụng công nghệ thông tin của sinh viên.

3 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 3.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của sinh viên như thế nào ?

- Các yếu tố nào đã ảnh hưởng đến việc sinh viên áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập ?

- Có những giải pháp nào nhằm giúp cho sinh viên ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập , khắc phục đi

Trang 6

những mặt trái , mặt hạn chế còn thiếu và nâng cao kết quả học tập cho bản thân ?

3.2 Giả thuyết nghiên cứu

- Phần lớn sinh viên trường Đại Học Giáo Dục – Đại Học Quốc Gia Hà Nội , có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động học tập khá tốt Điểm đầu vào các nghành của trường cũng cao , nên việc có vốn kiến thức tích lũy và tìm kiếm trên mạng xã hội là phổ biến Nhưng dù vậy , thì trương trình học trung học phổ thông sẽ khác xã so với trương trình học tập bậc đại học , nên việc ứng dụng công nghệ thông tin đối với sinh viên càng trở nên khó khăn , gây nhiều bất cập trong quá trình học tập , nâng cao bản thân.

- Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của bản thân như : Kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản , kỹ năng sử dụng phần mềm , điều kiện tiếp cận , hoàn cảnh của bản thân , nhu cầu sử

dụng , cơ sở về mạng internet , yếu tố từ các giảng viên , các môn học và điều quan trọng nhất đó là bản thân của mỗi sinh viên có thực sự ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong quá trình học tập của bản thân hay không ? Để từ đó đẩy mạnh trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của chính sinh viên.

- Đối với giải pháp thì có rất nhiều những giải pháp nhằm giúp cho sinh viên ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập , khắc phục hạn chế , khó khăn , nâng cao chất lượng như : hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật , các phương pháp thực hành máy tính , tiếp cận thông tin mạng , các phần mềm hỗ trợ , các diễn đàn , nâng cao trình độ tin học , v v thì giải pháp quan trọng hơn cả là xuất phát từ những yếu tố bên trong , yếu tố bên trong đấy chính là bản thân của mỗi sinh viên , mỗi sinh viên cần phải tạo cho mình sự tìm tòi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập , tạo ra cho mình những động lực để làm chủ chính bản thân phấn đấu trong hoạt động học tâp.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 7

- Hệ thống hóa mội số khái niêm (Thực trạng , công nghệ thông tin , học tập , v v ) và những lí thuyết liên quan đến đề tài (để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của sinh viên và các vấn đề liên quan ).

- Phân tích thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của sinh viên.

- Phân tích làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của sinh viên - Từ những yếu tố , thực trạng trên , đề xuất những giải pháp

khắc phục những mặt khó khăn , thách thức , nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của sinh viên và đạt kết quả cao.

5 Đối tượng , khách thể và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập

5.2 Khách thể nghiên cứu

Sinh viên năm nhất trường Đại Học Giáo Dục – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

5.3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung tìm hiểu thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của sinh viên , để đề ra những giải pháp làm khắc phục những mặt hạn chế , khó khăn để sinh viên có thể ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong hoạt động học tập để có kết quả cao cho sinh viên.

Nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2023 cho đến tháng 12 năm 2023

Trường Đại Học Giáo Dục – Đại Học Quốc Gia Hà Nội <Tên tiếng anh : VNU Universsity Of Education – VNU – UEd> Là một trường đại học thành viên trực thuộc Đại Học Quốc Gia Hà Nội , VIỆT NAM Đây là nơi đào tạo bồi

Trang 8

dưỡng các chuyên gia giáo dục và nhà giáo cho mọi bậc học ở VIỆT NAM Trường Đại Học Giáo Dục – Đại Học Quốc Gia Hà Nội gồm ba trụ sợ Trụ sở chính đặt tại số 144 đường Xuân Thủy , Quận Cầu Giấy , Hà Nội Vào năm 2022 , một dấu mốc quyết định đánh dấu sự phát triển của trường , cơ sở vật chất cũng như môi trường học tập cho sinh viên khi quyết định đưa sinh viên năm nhất học tập tại

Quan sát là phương thức cơ bản để nhận biết sự vật trực tiếp , là phương thức tri giác có mục đích , có kế hoạch một sự kiện , hiện tượng , quá trình (hay hành vi cử chỉ con người) Trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau Quan sát việc sinh viên ứng dụng công nghệ thông tin như thế nào trong hoạt động học tập , từ giảng đường đến lớp học hay ngoài khu vực khác để từ việc quan sát tích lũy thêm những kiến thức , những hành động về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của sinh viên , khi đó đánh giá đúng vấn đề một cách trực tiếp và cụ thể.

6.2 Phương pháp dùng bảng hỏi :

Bảng hỏi là một loạt các câu hỏi được viết hay thiết kế bởi người nghiên cứu để gửi cho người trả lời Sử dụng bảng hỏi với một số câu hỏi đã được vạch ra , chuẩn bị trước , liên quan sát nhất những vấn đề đang được nghiên cứu , với mục tiêu thu thập được nhiều thông tin một cách nhanh chóng qua những nhận thức và đánh giá của các bạn sinh viên Với việc tạo ra các câu hỏi dùng trong bảng hỏi trên google from , tạo đường linh dẫn gửi cho các bạn sinh viên năm nhất trường Đại Học Giáo Dục qua các nền tảng mạng xã hội như : zalo , facebook , messenger , gmail , v v Nội dung của bảng hỏi được chia rõ làm ba phần như sau : phần đầu tiên chính là thông tin ( phần này gồm những nội dung sau : các câu hỏi về thông tin cá nhân của sịnh viên năm

Trang 9

nhất : tên , giới tính , năm sinh , lớp , nghành theo

học , v v ) : phần thứ hai là nội dung ( tập hợp các câu hỏi liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập , các nguyên nhân , v v ) : phần cuối cùng là những giải pháp làm khắc phục đi những mặt khó khăn , mặt hạn chế để sinh viên có thể ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong quá trình hoạt động học tập nâng cao kết quả.

6.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa người thu thập thông tin và cung cấp thông tin Người hỏi với những câu hỏi rõ ràng vấn đề , để người nghe nắm bắt câu hỏi phỏng vấn , hiểu được rõ sẽ thể hiện quan điểm của mình đối với câu hỏi Chuẩn bị các câu hỏi thật kĩ , đễ hiểu , một nghĩa Hỏi theo thứ tự để người trả lời chính là sinh viên có thể truyền đạt lại chính xác ngắn gọn đúng trọng tâm Người phỏng vấn sẽ thu thập được nhiều câu trả lời chính xác giúp ích cho vẫn đề nghiên cứu , luôn có thái độ cởi mở với người được phỏng phấn để từ đó có những thông tin quan trọng cho đề tài mà bản thân đang nghiên cứu.

6.4 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Trong nghiên cứu , những dữ liệu hay những thông tin cung cấp phải khách quan , toàn diện và trung thực với các lí thuyết là những nguồn thông tin thu thập từ tài liệu hãy những văn bản chính thống , mang đến các quy luật tính chất được công nhận Từ các nguồn lí thuyết , các bài nghiên cứu đã thu thập được từ trước đó để làm nền móng , làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu Các bài nghiên cứu trong nước của các thầy cô hay các bạn học sinh , sinh viên để làm luận văn , tiếp đó là những đề tài nghiên cứu liên quan của các nhà khoa học nổi tiếng nước ngoài hay trên thế giới Qua đó chúng ta có thể so sánh , tham khảo công trình nghiên cứu khoa học của họ , từ đó nhìn ra những điểm tương đồng hay sáng tỏ hơn cho đề tài nghiên cứu cửa bản thân.

6.5 Phương pháp thống kê

Trang 10

Thống kê là một dạng phân tích của toán học , sử dụng các mô hình , sự biểu diễn và tóm tắt định lượng cho một tập hợp dữ liệu thực nghiệm hoặc nghiên cứu nhận định nhằm phục vụ cho quá trình phân tích , dự đoán Phương pháp thống kê chính là việc chúng ta xây dựng các câu hỏi cho hợp lí liên quan đến đề tài , từ bảng hỏi , hay các phương pháp khác , để lấy được thông tin số liệu điều tra làm cơ sở cho việc nghiên cứu , phân tích xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố để từ đó đề xuất những giải pháp giúp ích cho việc giảm thiểu những khó khăn , mặt hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của sinh viên.

7 Cấu trúc đề tài

Cấu trúc đề tài được chia làm bốn phần :

- Phần 1 : Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và cơ sở lí luận về việc thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập cúa sinh viên

- Phần 2 : Tổ chức và phương pháp nghiên cứu - Phần 3 : Kết quả nghiên cứu

- Phần 4 : Phụ lục

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG

NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1 Các nghiên cứu liên quan trên thế giới

Wei Han ở Đại học Tây An Fanyi , Thiểm Tây , Trung Quốc với bài nghiên cứu trong việc” sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao IPE cho sinh viên và quản lí sinh viên ở trường cao đẳng” Ông chỉ ra rằng những phương pháp sử dụng công nghệ trong việc nâng cao hiểu quả IPE và sinh viên quản lí Qua việc phân tích thực trạng ,

Trang 11

tìm ra những yêu điểm và nhược điểm của công nghệ thông tin trong IPE ở các trường cao đẳng Từ đó đưa ra lộ trình phù hợp với hiện thực hóa IPE thông tin trong việc điểu chỉnh cải thiện Cuối cùng thông qua các nghiên cứu , điều chỉnh , thống kê , so sánh , giữa các lớp học , các ban sinh viên đã cho thấy việc sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiểu quả IPE cho sinh viên và quản lí sinh viên là rất đáng kể , đem lại hiệu quả cao.

Trong trích dẫn bài viết của : Kholmurzaev, A A., Polotov, K K., & Toxirov, I X (2020) với đề tài nghiên cứu “ Phương pháp sử dụng phương tiện giáo dục truyền thông trong quá trình học tập Khoa học lý thuyết và ứng dụng ISJ, 05 (85), 205-208.” Với nội dung nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo chất lượng của bậc giáo dục về trình độ đại học , khả năng phân tích , nâng cao kiến thức , kĩ năng của sinh viên trong lĩnh vực giáo dục truyền thông , cũng như những phương pháp sử dụng phương tiện truyền thông trong quá trình giáo dục , sự sẵn sàng của giáo viên sử dụng phương tiện truyền thông phân tích và trình bày thực trạng về lĩnh vực

Trong bài viết đã chỉ ra cơ sở phương pháp luận của nghiên cứu là lý thuyết và cách tiếp cận mô hình , dựa trên luật “về giáo dục” trương trình đào tạo quốc gia của Cộng Hòa UZBEKISTAN và các nghị định văn bản , chính sách của nhà nước, chính phủ về giáo dục đại học

Tác giả Arti Siddpura Dr cùng hai cộng sự Indumathi V và Milind Siddbpura Dr đã chỉ ra những đột phá về công nghệ qua bài nghiên cứu “Hiện trạng nghiên cứu ứng dụng công nghệ đột phá trong giáo dục kĩ thuật của sinh viên” Những công nghệ đổi mới mang tính đột phá đã xuất hiện trong lĩnh vực học thuật trong nhiều năm qua , hiện có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về ứng dụng công nghệ đột phá khác nhau trong lĩnh vực giáo dục kĩ thuật Tuy nhiên các hướng nghiên cứu trong tương lai vẫn còn bị che khuất bởi số lượng lớn nguồn tài liệu có ý kiến chia rẽ và trái ngược với nhau , đòi hỏi phải xem xét tình trạng nghiên cứu hiện tại Qua bài nghiên cứu làm rõ khái niệm cơ bản của lí thuyết , sau đó các tác giả phê bình và tổng hợp nghiên cứu thực trạng triển khai hiện nay và đưa ra hướng giải quyết tương lai trong lĩnh vực giáo dục kĩ thuật.

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w