Mà những áp lực đến từ công việc đi làm thêm cũng không hề nhỏ nên sinh viên cũng không còn nhiều thời gian để đi học, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập.. Đối tượng và phạm vi nghiê
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-*** -HỌC PHẦN: TOÁN ĐẠI CƯƠNG
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM THÊM
CỦA SINH VIÊN TMU
Giảng viên hướng dẫn : Ngô Thị Ngoan
Trang 2MỤC LỤC
I LỜI MỞ ĐẦU
I.1 Tính cấp thiết của đề tài
I.2 Mục tiêu nghiên cứu
I.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
I.4 Bài toán ước lượng và kiểm định
II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
II.1 Mẫu điều tra
II.2 Địa bàn nghiên cứu
II.3 Phương pháp nghiên cứu
III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
III.1 Phân tích thực trạng tình hình
III.2 Tình trạng đã từng làm thêm
III.3 Nhu cầu làm them
III.4 Mục đích làm thêm của sinh viên
III.5 Nơi làm them
III.6 Thời gian đi làm them
III.7 Thu nhập hàng tháng từ việc làm thêm
III.8 Cách tìm kiếm việc làm thêm
III.9 Việc làm thêm có ảnh hưởng đến học tập hay không
III.10 Điểm trung bình trước và trong khi đi làm thêm
III.11 Những khó khăn sinh viên gặp phải khi đi làn thêm
III.12 Giải quyết bài toán ước lượng và kiểm định
IV KẾT LUẬN
IV.1.Kết luận
IV.2.Kiến nghị
Trang 3I LỜI MỞ ĐẦU
I.1 Tính cấp thiết của đề tài
Có ý kiến cho rằng hiện nay khi bước vào nền kinh tế thị trường Nhà nước đã xóa bỏ chế độ bao cấp, học bổng chỉ cấp cho các sinh viên có học lực khá, giỏi và một số đối tượng thuộc phạm vi chính sách xã hội, vì thế phần lớn sinh viên phải tự túc kinh phí học tập Mặt khác sinh viên theo học tại các trường đại học mà chủ yếu trường đó tập trung trên địa bàn các thành phố lớn do đó nhu cầu sinh hoạt cho cuộc sống của mỗi cá nhân ngày càng cao (chi phí thuê nhà trọ, chi phí
ăn uống, đi lại,…) Trong khi đó, đại bộ phận sinh viên là con
em của các gia đình vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đời sống gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên việc chu cấp cho con em còn hạn chế Do đó, buộc sinh viên phải đi làm thêm
để có thêm thu nhập trang trải, thêm chi phí sinh hoạt hàng ngày để giảm bớt gánh nặng kinh tế trong gia đình Công việc làm thêm ngoài giờ học không chỉ mang lại những lợi ích mà còn đem đến những bất lợi không đáng có Mà những áp lực đến từ công việc đi làm thêm cũng không hề nhỏ nên sinh viên cũng không còn nhiều thời gian để đi học, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập Lúc này, đi làm thêm đã có sự đánh đổi giữa kinh nghiệm và kĩ năng với kinh nghiệm và kiến thức
Nhận thấy sự quan trọng của vấn đề đó nhóm 7 chúng em đã lựa chọn đề tài tiểu luận là: “Thực trạng về việc làm thêm của sinh viên TMU” Để có thể nhận thấy rõ hơn tình trạng của sinh viên trường ta về vấn đề đi làm thêm
I.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 4- Lấy số liệu cụ thể về thực trạng làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại
- Tổng hợp và phân tích số liệu
- Giải quyết hai bài toán ước lượng và kiểm định
- Đưa ra nhận xét và một số biện pháp, kiến nghị
I.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng khảo sát: thực trạng về việc làm thêm của sinh viên TMU
- Khách thể nghiên cứu: sinh viên TMU
- Phạm vi nghiên cứu: Đại học Thương Mại cơ sở Hà Nội
- Phạm vi thời gian: từ ngày 20/10/2023
I.4 Bài toán ước lượng và kiểm định
Bài toán ước lượng:
- Ước lượng kì vọng toán
Bài 1: Điều tra thời gian làm thêm trong này của 100 sinh viên TMU thu được bảng số liệu sau:
Thời gian làm
trong tuần
1-2 buổi 3-4 buổi 5-6 buổi số khác
Số sinh viên
Với độ tin cậy 95% hãy ước lượng thời gian làm thêm trung bình trong tuần của sinh viên TMU
- Ước lượng tỉ lệ:
Bài 2: Điều tra ngẫu nhiên 150 sinh viên TMU thấy cóa 65 sinh viên chưa đi làm thêm Với độ tin cậy 95% hãy ước lượng tỉ lệ sinh viên chưa đi làm thêm Ước lượng số sinh viên chưa đi làm thêm biết toàn trường có khoảng 16500 sinh viên
Trang 5Bài toán kiểm định:
- Kiểm định giả thuyết về kì vọng toán
Bài 3: Theo điều tra thu nhập mỗi tháng (đơn vị: triệu
đồng/tháng) từ việc làm thêm của 150 sinh viên TMU ta ra được một bảng số liệu như sau:
Mức thu nhập
mỗi tháng (triệu
đồng)
Số sinh viên
Với mức ý nghĩa 0,05 có thể nói rằng thu nhập trung bình mỗi tháng của một sinh viên TMU ít hơn 3,5 triệu đồng hay không?
- Kiểm định giả thuyết về tỉ lệ
Bài 4: Điều tra 150 sinh viên TMU thấy có ?? bạn cho rằng việc đi làm thêm sẽ không ảnh hưởng đến học tập Với mức ý nghĩa 1% có thể nói rằng tỉ lệ sinh viên không bị ảnh hưởng là lớn hơn 10% hay không?
II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bằng cách quan sát và nhận định chủ quan, nhóm chúng em cho rằng việc làm thêm của sinh viên TMU diễn ra khá phổ biến Việc đi làm thêm phụ thuộc vào nhận thức của sinh viên
về tác động, ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập cũng như đời sống của sinh viên Ngoài ra, việc đi làm thêm còn phụ thuộc vào sở thích cũng như thu nhập của sinh viên
Có rất nhiều lí do để sinh viên lựa chọn việc đi làm thêm, nhưng chủ yếu là để tăng thêm thu nhập trang trải cuộc sống
Trang 6hoặc để rèn luyện các kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp hay cả hai
Sinh viên có thể tìm kiếm việc làm thêm thông qua những kênh chủ yếu như: từ bạn bè, phương tiện thông tin đại chúng, qua nhà trường cụ thể là hội sinh viên và qua các trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm gia sư
Đi làm thêm có những tác động kể cả tích cực lẫn tiêu cực đến kết quả học tập của sinh viên
Chính từ những nhận định trên, nhóm chúng em đã xây dựng nên mẫu bảng hỏi sau để phục vụ trong quá trình điều tra, khảo sát
II.1 Mẫu điều tra
Thực trạng về việc làm thêm của sinh viên TMU
Câu 1: Họ và tên?
………
…
Câu 2: Bạn là sinh viên năm mấy?
A Năm nhất
B Năm hai
C Năm ba
D Năm tư
E Đã ra trường
F Khác
Câu 3: Bạn được gia đình hỗ trợ bao nhiêu tiền trong một tháng?
A.1-2 triệu
B 3-4 triệu
C.4-5 triệu
D >5 triệu
Câu 4: Bạn có đi làm thêm không?
Trang 7A Đang đi làm
B Không đi làm
C Có ý định đi làm
D Khác
Câu 5: Bạn đã từng làm công việc gì
A Phục vụ quán ăn, quán cà phê, nhà hàng
B Nhân viên bán hàng ở siêu thị…
C Giá sư
D Khác
Câu 6: Mục đích đi làm của bạn là gì?
A Tích lũy kinh nghiệm
B Kiếm thêm thu nhập
C Phát triển kĩ năng
D Khác
Câu 7: Bạn mong muốn mức lương của bạn là bao nhiêu?
A 1-2 triệu
B 2-3 triệu
C 3-4 triệu
D >4 triệu
E Khác
Câu 8: Mức lương đầu tiên bạn nhận được là bao nhiêu?
A 1-2 triệu
B 3-4 triệu
C >4 triệu
D Khác
Câu 9: Thời gian làm việc của bạn trong một tuần
A 1-2 buổi
B 3-4 buổi
C 5-6 buổi
D Khác
Câu 10: Mức lương hàng tháng của bạn là bao nhiêu?
A 1-2 triệu
B 2-3 triệu
Trang 8C 3-4 triệu
D >4 triệu
E Khác
Câu 11: Bạn có gặp phải khó khăn khi cân bằng giữa việc học và việc đi làm không?
A Có
B Không
C Khác
Câu 12: Bạn có nghĩ sinh viên nên đi làm sớm không?
A Có
B Không
C Khác
Câu 13: Bạn có thấy việc đi làm thêm giúp phát triển các kĩ năng mềm (giao tiếp, quản lí thời gian,…) không?
A Có
B Không
C Khác
Câu 14: Mức chi tiêu trước và sau khi làm thêm của bạn như thế nào?
A Tăng
B Giảm
C Không đổi
D Khác
Câu 15: Kết quả học tập trước và sau khi đi làm thêm của bạn như thế nào?
A Tăng
B Giảm
C Không đổi
D Khác
Câu 16: Bạn có lời khuyên gì về việc tìm kiếm việc làn cũng như việc sắp xếp thời gian làm thêm cho tân sinh viên không?
………
Trang 9………
Trong quá trình nghiên cứu điều tra, nhóm chúng em đã gặp phải một số những khó khăn, thiếu sót có tác động nhất định đến độ chính xác của kết quả điều tra, đó không chỉ do sự hạn chế về nhận thức, cũng như kinh nghiệm và khả năng phỏng vấn, xây dựng bản hỏi cũng như quá trình tổng hợp phân tích của cả nhóm mà còn phụ thuộc rất lớn vào tính trung thực của các bạn sinh viên được phỏng vấn Tuy nhiên, nhóm em vẫn
hi vọng đề tài nghiên cứu của nhóm mình có thể cho thấy tình hình thực tế của hiện tượng làm thêm của sinh viên TMU cũng như có thể là tài liệu tham khảo cho những đề tài nghiên cứu sau này của những sinh viên khác
II.2 Địa bàn nghiên cứu
Trường Đại học Thương Mại cơ sở Hà Nội
II.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phi thực nghiệm (phỏng vấn và lập bộ câu hỏi nghiên cứu về thực trạng làm thêm của sinh viên TMU)
- Lựa chọn ngẫu nhiên sinh viên tham gia phỏng vấn Phương pháp xử lí thông tin
- Sử dụng các phương pháp định tính để chuẩn hóa số liệu: phần mềm exel, công cụ vẽ biểu đồ
- Sử dụng các phép toán về xác suất và thống kê, phương pháp so sánh, tính tỉ trọng
Phương pháp phân tích
- Mô tả và so sánh
Hệ thống chỉ tiêu dung để nghiên cứu đề tài
- Tỉ trọng sinh viên từng đi làm thêm
- Tỉ trọng giữa các mục đích làm thêm
- Tỉ trọng nhu cầu làm thêm
Trang 10- Tỉ trọng ý kiến cho rằng làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập
III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
III.1 Phân tích thực trạng tình hình
Thực hiện điều tra và khảo sát với 16 câu hỏi trong phiếu khảo sát đề tài “Thực trạng làm thêm của sinh viên TMU” Sau một khoảng thời gian khá dài phỏng vấn điều tra, gửi phiếu khảo sát cho từng sinh viên ở trọ, kí túc xá xung quanh trường Đại học Thương Mại, nhóm chúng em đã thu thập được hơn 150 câu trả lời với những số liệu cụ thể sau:
III.2 Tình trạng đi làm thêm
Trang 11Đã đi làm thêm 45%
Chưa đi làm thêm 11%
Có ý định đi làm thêm
43%
Tình trạng đi làm thêm
Qua biểu đồ ta thấy tỉ lệ sinh viên ở trọ và kí túc xá đã đi làm thêm là 40%, tỉ lệ sinh viên có ý định đi làm thêm chiếm 38% Còn lại chưa đi làm thêm chiếm 23% Qua đó ta thấy việc đi làm thêm đã trở nên phổ biến ở trường Đại học Thương Mại III.3 Mục đích làm thêm của sinh viên
Trang 12Tích lũy kinh nghiệm 25%
Kiếm thêm thu nhập 43%
Phát triển kỹ năng
31%
Cả 3 1%
Mục đích làm thêm
Có ba mục đích chính để sinh viên làm thêm, đó là để kiếm tiền, tích lũy thêm kinh nghiệm cũng như phát triển các kỹ năng.Theo điều tra của nhóm chúng em, số sinh viên muốn làm thêm để kiếm thêm thu nhập chiếm 43%, số sinh viên muốn rèn luyện bản thân trong môi trường xã hội chiếm 31%
và số sinh viên muốn tích lũy thêm kinh nghiệm thực tế chiếm 43% Còn lại 1% số sinh viên muốn làm thêm để vừa tăng thu nhập để trang trải cuộc sống, vừa muốn tự rèn luyện, thách thức bản thân, trau dồi thêm kĩ năng sống, học hỏi kinh nghiệm…
III.4 Công việc làm thêm
Phục vụ quán ăn, nhà hàng, cà
phê
63
Trang 13Phục vụ quán ăn, nhà hàng
Nhân viên bán hàng ở siêu thị
22%
Gia sư
36%
Công việc làm thêm
Dựa vào bảng số liệu, ta nhận thấy phần lớn sinh viên lựa chọn công việc làm phục vụ tại các nhà hàng, quán ăn, chiếm tới 40% do công việc này chủ yêu không đòi hỏi kinh nghiệm, bằng cấp, thích hợp với sinh viên năm nhất Không những thế,
số lượng làm thêm đi làm gia sư tại nhà cũng có số lượng lực chọn khá cao, chiếm tới 37% 23% còn lại thuộc về nhân viên bán hàng trong siêu thị
III.5 Thời gian đi làm thêm
Trang 141-2 buổi 13%
3-4 buổi 50%
5-6 buổi 36%
6-7 buổi 1%
Thời gian đi làm thêm
Hiện nay lịch học khá linh hoạt, do đó việc sinh viên bố trí thời gian làm thêm trở nên thuận tiện hơn Qua biểu đồ số liệu trên ta thấy được sinh viên chủ yếu đi làm thêm từ 3-4 buổi trong một tuần chiếm 50% đây là khoảng thời gian khá phổ biến đối với các bạn đi làm tại các quán ăn, nhà hàng… Khoảng thời gian đi làm từ 5-6 buổi trong tuần cũng khá phổ biến với những bạn đi làm công việc gia sư chiếm khoảng 36%
III.6 Thu nhập hàng tháng từ việc làm thêm
Trang 151-2 triệu 17%
2-3 triệu 25%
3-4 triệu 35%
>4 triệu 23%
Thu nhập hàng tháng
Qua biểu đồ trên ta thấy được thu nhập của sinh viên phần lớn dao động trong khoảng 3-4 triệu chiếm 32,3% mức thu nhập này cũng khá hợp lí đối với năng lực và thời gian bỏ ra Với mức thu nhập hơn 4 triệu là khá lớn đối với sinh viên để có được điều này sinh viên cần đánh đổi khá nhiều thời gian cho công việc, chính vì vậy mức thu nhập này chiếm tỉ lệ không cao khoảng 20,7% Đối với những công việc làm thêm của sinh viên thì các mức thu nhập trên cũng đáp ứng được một phần nhu cầu về sinh hoạt của các bạn
III.7 Việc làm thêm có ảnh hưởng đến học tập hay không?
Trang 16Có 55%
Không
45%
Việc làm thêm ảnh hưởng tới việc học
Như chúng ta đã biết vừa đi học vừa đi làm là không hề dễ dàng đối với sinh viên Có 55% sinh viên đồng ý cho rằng việc làm thêm ảnh hưởng đến việc học tập những cũng không
ít bạn cho rằng điều này không ảnh hưởng nhiều đến việc học
và con số này chiếm 45% Điều này cho thấy rằng các bạn sinh viên có ý định làm thêm nên cân nhắc kĩ, cần có thời gian biểu sắp xếp thời gian thật hợp lý để không làm ảnh hưởng đến việc học tập
III.8 Những khó khăn sinh viên gặp phải khi đi làm thêm
Đôi khi không sắp xếp được thời gian để cân đối giữa việc học và việc làm
Sếp khó tính, bị sếp mắng, đồng nghiệp xấu tính Khách hàng khó tính, đông khách
Bị đau mắt khi sử dụng máy tính nhiều
Không có thời gian nghỉ ngơi
Bị quấy rối, xúc phạm bởi sếp, đồng nghiệp hoặc khách hàng
Trang 17Áp lực, mệt mỏi vì công việc nặng và vừa phải học vừa phải làm
III.9 Giải quyết bài toán ước lượng và kiểm định Bài 1: Ta có bảng số liệu sau: