1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tác động của stress đến học tập của sinh viên ngành y trường đại học y dược thành phố hồ chí minh 2

26 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Stress Đến Học Tập Của Sinh Viên Ngành Y Trường Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Hoàng Hiếu, Nguyễn Đôn Hậu, Phan Đức Hội, Trần Quang Huy, Trần Xuân Phú, Nguyễn Trường Vũ
Trường học Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngành Y
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 666,14 KB

Nội dung

Thông qua các yếu tố trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tác động củastress đến học tập của sinh viên ngành y trường Đại học Y dược thành phố Hồ ChíMinh” nhằm tìm hiểu về các tác độn

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

TÁC ĐỘNG CỦA STRESS ĐẾN HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Thành phố Hồ Chí Minh: TP.HCM

DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU

Hình 1: Mô hình nghiên cứu về Stress

Hình 2: Sơ đồ Gantt nội dung, kế hoạch nghiên cứu

Trang 3

TÁC ĐỘNG CỦA STRESS ĐẾN HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài/ tính cấp thiết của đề tài

Stress là vấn đề của con người ở mọi thời đại Vậy Stress là gì? Stress là trạngthái căng thẳng mà con người trải qua khi đối mặt với tình hình khó khăn, áp lực hoặc

sự thay đổi, nó làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cả về mặt vật lý lẫn tâm lý.Căng thẳng có ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống và tồn tại ở mọi lĩnh vực,mọi độ tuổi, nhất là trong nhóm người trẻ như thanh thiếu niên [1] Nhóm người đượcđánh giá có nguy cơ cao gặp các vấn đề căng thẳng tâm lý chủ yếu là sinh viên Áp lực

từ cuộc sống hàng ngày, mối quan hệ với bạn bè, tình hình kinh tế cùng với áp lực họctập và thi cử đều góp phần vào điều này Trong khi đó, sinh viên thường chưa có đủkinh nghiệm để đối phó và xử lý những thách thức đang diễn ra [2]

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng stress, ở mức độ nhất định, có thể kích thích hoạtđộng cơ thể, tăng cường năng lượng dự trữ và hỗ trợ con người vượt qua các tìnhhuống nguy hiểm Tuy nhiên, khi stress trở nên quá mức hoặc kéo dài, nó có thể làmsuy giảm hệ thống miễn dịch, gây ra căng thẳng, lo âu, mất ngủ và giảm khả năng làmviệc Nếu cơ thể không thể tự điều chỉnh để khôi phục cân bằng tâm sinh lý, stress cóthể gây ra các vấn đề sức khỏe Điều này đặt ra một vấn đề quan trọng cần nghiên cứu

và tìm ra giải pháp phù hợp [3] Đến thời điểm này, đã có nhiều nghiên cứu về căngthẳng được thực hiện trên học sinh và sinh viên trong nước Theo kết quả khảo sát củaNguyễn Thị Hằng Phương, tỷ lệ căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông khá cao,đặc biệt là tại thành phố Hà Nội, lên đến 62,7% [4] Căng thẳng kéo dài đóng góp vàoviệc tăng cường hành vi lạm dụng chất kích thích và cũng làm tăng nguy cơ mắc cácvấn đề về sức khỏe tâm thần [5]

Sinh viên thường phải đối mặt với nhiều biến động trong cuộc sống học tập vàcông việc Đối với sinh viên ngành y, điều này càng trở nên phức tạp hơn khi họkhông chỉ học tại trường mà còn phải tham gia vào hoạt động lâm sàng và trực đêm tại

Trang 4

bệnh viện Tình trạng này có thể gây ra căng thẳng tinh thần, đặc biệt là đối với sinhviên học điều dưỡng [6]

Thông qua các yếu tố trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tác động củastress đến học tập của sinh viên ngành y trường Đại học Y dược thành phố Hồ ChíMinh” nhằm tìm hiểu về các tác động của Stress đến học tập của sinh viên ngành Ytrường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, giúp sinh viên ngành Y có cái nhìntổng thể về thực trạng stress cũng như ảnh hưởng của nó đối với bản thân Từ đó, đềtài này hy vọng giúp cho sinh viên ngành Y nói riêng cũng như sinh viên nói chunghiểu rõ về stress và tác hại của nó, để có thể giảm thiểu đến tối thiểu ảnh hưởng củastress đối với bản thân

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Sau khi xử lý số liệu và đưa ra kết quả, sinh viên đề xuất một số giải phápnhằm hạn chế tình trạng Stress đối với sinh viên

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng về nhận thức về Stress đến sinh viên Đại học Y dược TP.HCMhiện nay thế nào?

- Các yếu tố của Stress ảnh hưởng đến việc học của sinh viên Đại học Y dượcTP.HCM?

- Sinh viên trường Đại học Y dược TP.HCM có thể làm gì để giảm thiểu tácđộng tiêu cực của Stress

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 5

4.1 Đối tượng

- Tác động của Stress đến học tập của sinh viên ngành Y trường Đại học Y dượcTP.HCM

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: tháng 5 đến tháng 10 năm 2024

- Phạm vi không gian: Sinh viên ngành Y Đại học Y dược TP.HCM

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

5.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài

- Đánh giá được hiểu biết của sinh viên về ảnh hưởng của Stress đến sinh viên

- Giúp sinh viên hiểu được tác hại của stress

5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Nghiên cứu về chủ đề này có thể giúp cải thiện sự nhận thức của sinh viên về tácđộng tiêu cực của căng thẳng

- Kết quả nghiên cứu giúp sinh viên có thể thay đổi được nhận thức của mình vềStress

- Kết quả nghiên cứu giúp sinh viên có thể phòng tránh được Stress

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1 Các khái niệm

1.1 Khái niệm về Stress

Stress là trạng thái căng thẳng mà con người trải qua khi đối mặt với áplực, sự thay đổi hoặc tình hình khó khăn Nó có thể làm ảnh hưởng xấu đến sứckhỏe cả về mặt tâm lý và vật lý Căng thẳng xảy ra ở mọi độ tuổi và lĩnh vực,đặc biệt là ở nhóm người trẻ như thanh niên và sinh viên [1]

1.2 Tác động của stress đến học tập của sinh viên

Stress học tập có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến cả tinh thần

và thể chất của sinh viên Nó có thể ảnh hưởng đến thành tích học tập thông quacác yếu tố như sức khỏe và tâm trạng Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về tácđộng của stress trong quá trình học tập đến sức khỏe, tinh thần và hiệu suất học

Trang 6

tập, nhưng nghiên cứu về cách mà stress ảnh hưởng đến thái độ học tập vẫn cònhạn chế và chưa đạt được sự đồng thuận trong kết quả [7].

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nước

Năm 2013, Phạm Thị Huyền Trang đã cho thấy rằng,tỉ lệ sinh viên năm nhất ởtrường Đại học Y Hà Nội gặp phải stress là 63,6%, trong đó có 45,3% ở mức độ nhẹ,9% ở mức độ vừa, 5% ở mức độ nặng và 4,3% ở mức độ rất nặng Sinh viên năm thứhai có tỉ lệ gặp căng thẳng cao nhất (51%) [8] Tuy nhiên, trong một nghiên cứu gầnđây vào năm 2021, Lê Thị Vũ Huyền và cộng sự đã cho thấy rằng tỉ lệ này giảm xuốngcòn 42,6% đối với sinh viên năm thứ nhất [9] Tại Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh,nghiên cứu của Trần Kim Trang cũng đưa ra kết quả đáng chú ý khi chỉ ra rằng, có đến71,4% sinh viên của trường này đang phải đối mặt với căng thẳng và áp lực từ stress[10] Tương tự, nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thụ tại 5 trường thuộc Đại học Quốc gia

Hà Nội đã chỉ ra rằng 79,01% sinh viên thể hiện dấu hiệu của căng thẳng nhẹ, trongkhi có 3,02% sinh viên thể hiện mức độ căng thẳng vừa phải [11] Bên cạnh đó, nghiêncứu của Phí Thị Hiếu và Phạm Thị Quý cũng nhấn mạnh vào vấn đề này và phát hiệnrằng có tới 2/3 sinh viên thể hiện mức độ căng thẳng cao trong quá trình học tập [12].Một nghiên cứu gần đây tại Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng nhằm mục đích mô

tả tình trạng căng thẳng của sinh viên học ngành điều dưỡng Nghiên cứu này sử dụngphương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên mẫu gồm 300 sinh viên, áp dụng thangđiểm DASS - 21 và thang đo SINS Kết quả cho thấy 47,3% sinh viên gặp phải căngthẳng, trong đó có 15,3% ở mức độ nhẹ, 19% ở mức độ vừa, 8,7% ở mức độ nặng và4,3% ở mức độ rất nặng Sinh viên năm hai có tỉ lệ gặp căng thẳng cao nhất (51%),tiếp theo là sinh viên năm ba (47%), và thấp nhất là sinh viên năm nhất (44%) Cácvấn đề về tài chính, môi trường học tập, thực tập lâm sàng và các vấn đề cá nhân đượcsinh viên nhận biết là nguyên nhân chính gây ra căng thẳng Do đó, các biện pháp hỗtrợ từ phía nhà trường, gia đình và xã hội là cần thiết để giảm bớt tình trạng căng thẳng

ở sinh viên học ngành điều dưỡng [6]

Sinh viên chuyên ngành răng hàm mặt là một nhóm đối tượng có nguy cơ cao vềcăng thẳng Vì vậy, Nguyễn Việt Anh và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu để phântích tình trạng căng thẳng và các yếu tố liên quan ở sinh viên răng hàm mặt đang học

Trang 7

tại Trường Đại học Y Hà Nội trong năm học 2020-2021 Nghiên cứu này sử dụngphương pháp mô tả cắt ngang trên mẫu gồm 383 sinh viên Trong số này, có 256 sinhviên (chiếm tỷ lệ 66,84%) gặp phải căng thẳng, với tỷ lệ ở nam là 63,45% và ở nữ là68,91% Đối với mức độ căng thẳng, tỷ lệ sinh viên gặp căng thẳng ở mức độ trungbình là cao nhất, chiếm 34,46%, trong khi mức độ căng thẳng nặng và rất nặng lần lượt

là 8,88% và 6,27% Tỷ lệ căng thẳng theo từng năm học, cao nhất ở sinh viên năm thứsáu là 73,97% [13]

Để đo lường mức độ stress trong quá trình học tập và mối quan hệ giữa stressnày với tình trạng stress tổng thể của sinh viên đại học, một nghiên cứu được thực hiệnbởi Nguyễn Thị Bích Tuyền tại trường Đại học Đồng Nai năm 2022 Công cụ nghiêncứu được áp dụng bao gồm DASS-21, một thang đo nhỏ đánh giá căng thẳng, lo âu vàtrầm cảm, cùng với thang đo căng thẳng trong hoạt động học tập dành cho thanh thiếuniên Kết quả từ việc khảo sát 254 sinh viên cho thấy rằng 64,2% sinh viên thể hiệncác mức độ căng thẳng từ nhẹ (23,2%), vừa (18,9%), nặng (16,5%), đến rất nặng(5,5%) Sinh viên thường thể hiện mức độ stress nhẹ dựa trên thang đo DASS-21, vàmức độ stress trong hoạt động học tập thường ở mức trung bình theo thang đo ESSA

Có một mối liên hệ ý nghĩa giữa stress trong hoạt động học tập và tổng mức độ stresscủa sinh viên (r = 539, p < 01), trong đó các yếu tố như "Áp lực từ việc học" và "Sự

kỳ vọng của bản thân" được xác định là có ảnh hưởng tích cực đến mức độ stress củasinh viên Các phát hiện này đặt nền tảng cho việc tìm ra các giải pháp nhằm cải thiệnchương trình học và thi cho phù hợp với sinh viên, đồng thời hỗ trợ họ trong việc xácđịnh kỳ vọng và mục tiêu học tập phù hợp với khả năng riêng, từ đó nâng cao hiệu quảhọc tập và tình trạng tâm lý [14]

Một nghiên cứu thực hiện tại một trường Đại học ở Hà Nội đã sử dụng mô hình

lý thuyết Tương tác về Stress để đánh giá tác động của các chiến lược ứng phó vớicăng thẳng học tập đối với sinh viên Nghiên cứu này tập trung vào hai yếu tố chính làstress và kết quả học tập của sinh viên Mẫu nghiên cứu bao gồm 157 sinh viên, với độtuổi trung bình là 20,52 và tỷ lệ nữ chiếm 77,70% Kết quả cho thấy các chiến lượcứng phó như điều hòa cảm xúc, thay đổi nhận thức, chấp nhận và suy nghĩ tích cực cómối liên hệ nghịch đáng kể với mức độ căng thẳng của sinh viên Ngược lại, hai cáchứng phó là tránh và hy vọng lại có mối quan hệ thuận với mức độ căng thẳng Về kết

Trang 8

quả học tập, cách ứng phó giải quyết vấn đề được kết nối với kết quả học tập tích cực,trong khi chiến lược tránh và hy vọng lại dẫn đến sự suy giảm trong kết quả học tậpcủa sinh viên [2]

Một nghiên cứu được thực hiên tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, bao gồmcác khối ngành Y đa khoa, Y học dự phòng, Dược và Điều dưỡng, đã được tiến hành

từ một năm, từ năm 2019 đến năm 2020 Kết quả của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ stress

ở sinh viên của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đạt 69,5% Cụ thể, stress mức độnhẹ chiếm 51,5%; stress mức độ vừa là 14,7% và stress mức độ nặng là 3,3% Tỷ lệsinh viên cần được tư vấn tâm lý chiếm 78,4% Trong quá trình phân tích hồi qui tuyếntính đa biến, đã ghi nhận mối liên quan giữa hoàn cảnh sống chung, giới tính, mốiquan hệ hàng xóm và bạn bè, tình trạng stress với nhu cầu được tư vấn tâm lý của sinhviên và tiền sử gia đình mắc bệnh hiểm nghèo [15]

Nghiên cứu về tình trạng căng thẳng đã được thực hiện trên một nhóm gồm 862sinh viên năm cuối chính quy, đến từ các chuyên ngành Bác sỹ Răng hàm mặt, Bác sỹ

Đa khoa Đại học Dược, cử nhân xét nghiệm và cử nhân điều dưỡng tại trường Đại họcY–Dược Thái Nguyên Kết quả của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ biểu hiện stress là 38,5%[23] Tuy nhiên, số liệu này thấp hơn so với nghiên cứu của Phạm Thị Huyền Trang tạitrường Đại học Y Hà Nội vào năm 2013 (63,6%), tỷ lệ stress ở nhóm nghiên cứu hiệntại có sự khác biệt Sự chênh lệch này có thể được giải thích bằng sự khác biệt về, môitrường học tập, địa điểm nghiên cứu và điều kiện kinh tế xã hội của các đối tượng khácnhau [24] Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Đông và Hồ Công Nghiệp tiếp tục làm rõ

về tình trạng stress của sinh viên khi phát hiện rằng 70% sinh viên gặp phải stress ởmức độ thấp, 27,2% ở mức độ trung bình và chỉ có 2,8% ở mức độ cao [16]

Một nghiên cứu khác cho thấy, tỷ lệ stress ở sinh viên Khoa Y Dược là 37,9%, con

số này tương đồng với kết quả của tác giả Nguyễn Thành Trung trong nghiên cứu thựchiện vào năm 2017 [17] Tuy nhiên, tỷ lệ này lại cao hơn so với các kết quả nghiên cứucủa Lê Thu Huyền và Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh [18] Sự chênh lệch có thể do sự khácbiệt về thời điểm tiến hành nghiên cứu và công cụ thu thập thông tin Đối với stressmức độ nặng, nghiên cứu này giống với nghiên cứu của Trần Kim Trang trên sinh viênKhoa Y và Răng Hàm Mặt (15,1%) [19] Tuy nhiên, tỷ lệ stress mức độ nặng lại thấp

Trang 9

hơn so với nghiên cứu của tác giả Phùng Như Hạnh và đồng nghiệp trên sinh viên

Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang (19,1%) [20]

2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước

Trên toàn cầu, tình trạng căng thẳng trong hệ thống giáo dục đang gây ra nhữngvấn đề đáng lo ngại, riêng đối với sinh viên trong các trường cao đẳng và đại học Ykhoa Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ căng thẳng ở sinh viên y khoa có sự biến động đáng

kể, dao động từ 20-90% Ở một số quốc gia châu Á như Thái Lan, Ấn Độ, số liệu nàythậm chí còn cao hơn, lên đến từ 60-97% [25,26] Một nghiên cứu được tiến hành tạiTrường Điều dưỡng, Đại học Memorial of Newfounland, St John’s, Canada đã chỉ rarằng, sinh viên Điều dưỡng đang phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao, đồng thời

có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe cả thể chất lẫn tâm thần Sự căng thẳng này còntăng dần từ năm thứ nhất đến năm thứ tư, với tỷ lệ lần lượt là 78,7%, 70,8%, 68%, và43,2% [27] Tương tự, một nghiên cứu tại Tây Ban Nha, tập trung vào sinh viên ykhoa trong năm 2020, ghi nhận rằng tỷ lệ căng thẳng, lo âu, và trầm cảm lần lượt là34,5%, 23,6%, và 18,4% [28]

Trong một nghiên cứu khác, R C Harris và cộng sự đã chỉ ra rằng 58,6% sinhviên nha khoa và y khoa năm tư thường xuyên cảm thấy bị căng thẳng và lo lắng [29].Mặc dù có dấu hiệu tăng lên, am hiểu về căng thẳng ở sinh viên vẫn còn hạn hẹp Mộtnghiên cứu được thực hiện tại Hội thảo nâng cao kiến thức và quản lý căng thẳng củasinh viên y khoa đã chỉ ra rằng trước hội thảo, 80% sinh viên đã biết về tác động củacăng thẳng đối với học tập và sức khỏe, nhưng chỉ có 50% số sinh viên thực hiện cácchiến lược ứng phó khi gặp căng thẳng [30] Thêm vào đó, nghiên cứu của RezaOskrochi và Walid El Ansari về các biểu hiện sức khỏe liên quan đến căng thẳng ởsinh viên tại Ai Cập và Vương quốc Anh đã chỉ ra rằng mức độ căng thẳng ở hai nướcđều cao, nhưng sinh viên vẫn chưa thể hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này[31] Ở Kenya, nghiên cứu của Chemutai và Mulambula ghi nhận tỷ lệ căng thẳng từ37% đến 48,8% [32].Trong khi ở Peru, theo Gallardo-Lolandes và cộng sự, tỷ lệ sinhviên trung bình 1 chiếm 67,7% và tỷ lệ sinh viên bị căng thẳng ở mức cao là 15,5%

Trang 10

[33] Tại Ấn Độ, nghiên cứu của Reddy cũng chỉ ra rằng gần một nửa số sinh viên gặpphải căng thẳng trong quá trình học tập [34].

Năm 2013, S Khadija đã sử dụng thang đo DASS 21 tại trường đại học cônglập tại Klang Valley đễ nghiên cứu và chỉ ra tình trạng căng thẳng của sinh viên tạiMalaysia như sau: 18,6% sinh viên gặp căng thẳng mức vừa, 5,1% gặp căng thẳngmức nặng và rất nặng [35] Năm 2016, tại Ai Cập, Wafaa Yousif Abdel Wahed vàcộng sự tiến hành một nghiên cứu với phương pháp cắt ngang trên 442 sinh viên ykhoa từ năm nhất đến năm tư Kết quả sử dụng thang đo DASS 21 cho thấy rằng37,6% ở mức bình thường, 31,7% ở mức nhẹ và trung bình, và 30,8% ở mức căngthẳng nặng và rất nặng [36] M Yusoff, một nhà nghiên cứu hàng đầu về căng thẳng ởsinh viên tại Malaysia, đã tiến hành nghiên cứu đa dạng trong lĩnh vực này Vào năm

2010, ông tiến hành một nghiên cứu trên 1058 sinh viên y khoa tại Đại học SainsMalaysia Sử dụng thang đo 12 mục General Health Questionnaire, nghiên cứu củaông chỉ ra rằng 29,6% sinh viên y khoa gặp phải căng thẳng [37] Năm 2008, NuranBayram và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu trên 1617 sinh viên tại Thổ Nhĩ Kỳ,

sử dụng thang đo DASS 42 Kết quả cho thấy có 27% sinh viên đang trải qua mức độcăng thẳng ở mức vừa, nặng và rất nặng [38] Năm 2013, M Yusoff and M S Bahri

đã nghiên cứu về căng thẳng, trầm cảm và lo âu trên một nhóm gồm 743 sinh viên ykhoa tiềm năng Sử dụng thang đo DASS 21, nghiên cứu chỉ ra rằng có 3,6% sinh viênđang trải qua mức độ căng thẳng từ vừa đến rất nặng [39] Tại Mỹ, một cuộc điều trađược thực hiện bởi Associated Press và một đài truyền hình của trường đại học mtvUvào năm 2008 trên sinh viên từ nhiều trường đại học đã chỉ ra rằng một trong mườisinh viên thường xuyên gặp phải căng thẳng, trong khi một trong năm sinh viênthường cảm thấy căng thẳng suốt hầu hết thời gian Tỷ lệ này đã tăng lên 20% so vớicuộc nghiên cứu được thực hiện 5 năm trước đó [40] Năm 2014, tại Canada, tổ chứcMental Health Task Force on Graduate Student Mental Health của Đại học CaliforniaBerkeley đã tiến hành một cuộc khảo sát trên sinh viên cử nhân của trường Kết quảcho thấy rằng 45% sinh viên đã phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến căng thẳngtrong vòng nửa năm gần đây [41] Năm 2014, tại Ấn Độ, Lakyntiew Pariat và cộng sự

đã thực hiện một nghiên cứu trên sinh viên cử nhân của 5 trường đại học ở thành phốShilong, tập trung vào các lĩnh vực như Hội họa, Thương Mại và Khoa Học Sử dụng

Trang 11

bộ công cụ Student Stress Scale, nghiên cứu chỉ ra rằng 38,9% sinh viên, trong đó có15% nam và phần còn lại là nữ, gặp phải căng thẳng ở mức nhẹ Ngoài ra, 11,9% sinhviên nam và 6,9% sinh viên nữ gặp phải căng thẳng ở mức nặng [42] Cuối cùng ởEthiopia, Năm 2015, Leta Melaku và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu trên 329sinh viên y khoa tại Đại học Jimma Sử dụng thang đo GHO-12, kết quả cho thấy52,4% sinh viên gặp phải căng thẳng [43].

3 Các vấn đề, khía cạnh chưa được đề cập ở các nghiên cứu trước đó

Một khía cạnh có thể được xem xét là ảnh hưởng của môi trường học tập và xã hội đốivới tình trạng căng thẳng của sinh viên Điều này có thể bao gồm áp lực từ gia đình, xãhội, các yếu tố văn hóa, kinh tế, và cả mức độ hỗ trợ từ phía nhà trường và cộng đồng.Đồng thời, cách mà các sinh viên xử lý căng thẳng và các chiến lược ứng phó cũng cóthể là một khía cạnh quan trọng chưa được đề cập đầy đủ trong các nghiên cứu trên.Ngoài những vấn đề và khía cạnh đã được đề cập trong các nghiên cứu trên, vẫn cònmột số điểm quan trọng và đáng chú ý mà có thể cần được xem xét:

Ảnh hưởng của văn hóa và xã hội: Các yếu tố văn hóa và xã hội có thể ảnhhưởng đến mức độ căng thẳng của sinh viên Sự áp đặt về kỳ vọng từ gia đình, xã hội,

và cộng đồng có thể tạo ra áp lực tinh thần đáng kể đối với sinh viên

Yếu tố kinh tế: Tình trạng kinh tế của sinh viên và gia đình cũng có thể đóngvai trò quan trọng trong việc tạo ra căng thẳng Những áp lực về tài chính, việc làmthêm để kiếm tiền, hoặc lo lắng về khả năng thanh toán học phí và chi phí sinh hoạt cóthể tạo ra stress đáng kể

Ảnh hưởng của công nghệ và truyền thông: Sự phát triển của công nghệ và sựhiện diện của truyền thông xã hội có thể đóng vai trò trong việc tăng cường hoặc giảmbớt căng thẳng Áp lực từ việc so sánh bản thân với những tiêu chuẩn không thực tếtrên mạng xã hội hoặc áp lực từ việc liên tục kết nối và làm việc trên các thiết bị điện

tử cũng có thể gây ra căng thẳng

Hỗ trợ tâm lý và tư vấn: Tính khả thi của các dịch vụ hỗ trợ tâm lý và tư vấn đốivới sinh viên cũng cần được xem xét Khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ này cóthể ảnh hưởng đến cách sinh viên xử lý và ứng phó với căng thẳng

Trang 12

Chính sách và biện pháp hỗ trợ từ phía trường đại học: Những chính sách vàbiện pháp hỗ trợ từ phía trường đại học có thể có tác động lớn đến sự phát triển và sứckhỏe tinh thần của sinh viên Việc thúc đẩy môi trường học tập và làm việc tích cựccũng như cung cấp các nguồn lực và dịch vụ hỗ trợ có thể giảm bớt căng thẳng và cảithiện trải nghiệm học tập của sinh viên.

NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP

1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp vớiđịnh lượng Do dữ liệu được thu thập đồng thời nên khả năng cao người tham gia sẻkhông bỏ nghiên cứu trước lúc dữ liệu được cập nhật đầy đủ Thiết kế nghiên cứu nàyđược nhóm đưa ra lựa chọn và quyết định liên quan đến việc sử dụng các phương phápđịnh lượng, đồng thời sử dụng bảng câu hỏi khảo sát, sinh viên trả lời qua Google biểumẫu

2 Chọn mẫu

Chọn mẫu có chủ đích: chọn toàn bộ sinh viên năm thứ 3, ngành Y Số sinh viên đủtiêu chuẩn và tham gia nghiên cứu là 500 sinh viên

3 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

- Bạn đã từng cảm thấy áp lực từ việc hoàn thành các bài tập và dự án không?

- Cảm giác mất kiểm soát về thời gian và công việc có khiến bạn cảm thấy stresskhông?

- Bạn cảm thấy lo lắng và căng thẳng về kết quả học tập không?

- Cảm giác không tự tin và nghi ngờ vào khả năng của bản thân có khiến bạnstress không?

- Cảm giác lo lắng và căng thẳng có khiến bạn mất kiên nhẫn và dễ cáu giậnkhông?

- Bạn đã từng tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè hoặc gia đình khi cảm thấy stresschưa?

- Bạn cảm thấy có những cách nào để giảm stress hiệu quả?

Trang 13

- Stress có ảnh hưởng đến hiệu suất học tập của bạn không?

- Stress có ảnh hưởng đến quản lý thời gian và công việc của bạn không?

- Cảm giác lo lắng và căng thẳng về kế hoạch và mục tiêu tương lai có gây rastress không?

- Bạn đã từng cảm thấy mất kiểm soát và không thể giải quyết được tình trạngstress không?

- Stress có ảnh hưởng đến quan hệ xã hội và mối quan hệ tình cảm của bạnkhông?

- Bạn cảm thấy stress có ảnh hưởng đến sự tự tin và quan điểm về bản thânkhông?

- Cảm giác lo lắng và căng thẳng về tương lai có khiến bạn mất niềm tin vào bảnthân và khả năng giải quyết vấn đề không?

- Bạn đã từng cảm thấy mất kiểm soát và không biết phải làm gì khi gặp tìnhtrạng stress không?

4 Mô hình nghiên cứu, biến số và thang đo

Ngày đăng: 10/06/2024, 14:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w