Phân loại kỹ năng:Xét theo tổng quan thì kỹ năng chia làm 3 loại:Thứ nhất, kỹ năng cứng là khái niệm để chỉ những kiến thức, trìnhđộ, kỹ năng liên quan đến chuyên môn, năng lực nghề nghi
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
- -BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN: KỸ NĂNG CHUNG VỀ TƯ VẤN
PHÁP LUẬT
ĐỀ 15:
Phân tích nhận định: “Kỹ năng tư vấn pháp luật là kỹ năng hỗn hợp bao gồm cả kỹ
năng cứng, kỹ năng mềm”
Hà Nội, 2024
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT 3
1 Khái quát về kỹ năng: 3
1.1 Khái niệm và đặc điểm kỹ năng 3
1.2 Phân loại kỹ năng: 4
2 Khái quát về kỹ năng tư vấn pháp luật: 4
2.1 Khái niệm và đặc điểm của kỹ năng tư vấn pháp luật: 4
2.2 Vai trò của kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật: 5
2.3 Các kỹ năng cơ bản trong tư vấn pháp luật: 6
CHƯƠNG II: KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT LÀ KỸ NĂNG HỖN HỢP BAO GỒM CẢ KỸ NĂNG CỨNG, KỸ NĂNG MỀM 6
1 Kỹ năng tư vấn pháp luật yêu cầu người thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật phải có kỹ năng cứng: 6
2 Kỹ năng tư vấn pháp luật yêu cầu người thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật phải có cả kỹ năng mềm: 7
3 Tại sao kỹ năng tư vấn pháp luật là kỹ năng hỗn hợp bao gồm cả kỹ năng cứng, kỹ năng mềm? 9
KẾT LUẬN 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 3MỞ ĐẦU
Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường ngày nay, hoạt động tư vấn pháp luật ngày càng trở nên cần thiết và được nhiều người công nhận là một trong những lĩnh vực tiên tiến nhất trên toàn thế giới Tư vấn pháp luật
là hoạt động quan trọng, mang lại môi trường pháp lý an toàn, tin cậy cho hoạt động đời sống – xã hội của mọi người Để hoạt động tư vấn đạt hiệu quả cao thì kĩ năng là thứ ưu tiên cần thiết đối với những người hoạt động trong ngành tư vấn pháp luật này, bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng
mềm Đề làm rõ hơn vấn đề này, em xin chọn đề tài số 15: “Kỹ năng tư
vấn pháp luật là kỹ năng hỗn hợp bao gồm cả kỹ năng cứng, kỹ năng mềm”
NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỸ NĂNG TƯ VẤN
PHÁP LUẬT.
1 Khái quát về kỹ năng:
1.1 Khái niệm và đặc điểm kỹ năng:
Về khái niệm, hiện nay, có rất nhiều khái niệm hoặc quan điểm khác
nhau liên quan đến các kỹ năng Tuy nhiên, nhìn chung, kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.1
Về đặc điểm, kỹ năng gồm 3 đặc điểm chính: 1 Kỹ năng được hình
thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn; 2 Kỹ năng được cải thiện và phát triển qua quá trình lặp đi, lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó; 3 Kỹ năng thường không hình thành một cách tự phát mà cần có chủ đích và định hướng rõ ràng
Như vậy, từ khái niệm và 3 đặc điểm chính của kỹ năng, sẽ có những
sự khác nhau giữa phản xạ, thói quen và kiến thức:
- Kỹ năng và phản xạ: Kỹ năng là phản ứng có ý thức, hoàn toàn có chủ động Trong khi đó, phản xạ là phản ứng của cơ thể với môi trường và mang tính thụ động
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật, Nxb Tư Pháp, Hà Nội,
2022, tr.44
Trang 4- Kỹ năng và thói quen: Kỹ năng được hình thành theo cách có ý thức do quá trình luyện tập Trong khi đó, thói quen thường được hình thành một cách vô thức và dễ mất kiểm soát
- Kỹ năng và kiến thức: Kỹ năng là hành động thuần thục trên nền tảng kiến thức Trong khi đó, kiến thức Kiến thức là lý thuyết, là sự hiểu biết thông tin nhưng chưa bao giờ làm, thậm chí không bao giờ làm
1.2 Phân loại kỹ năng:
Xét theo tổng quan thì kỹ năng chia làm 3 loại:
Thứ nhất, kỹ năng cứng là khái niệm để chỉ những kiến thức, trình
độ, kỹ năng liên quan đến chuyên môn, năng lực nghề nghiệp và thường được thể hiện qua bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn trong từng lĩnh vực
Thứ hai, kỹ năng mềm là tổng hợp các kỹ năng giúp con người tư
duy và tương tác với con người, liên quan đến trí tuệ, cảm xúc được sử dụng hàng ngày trong cuộc sống mà không liên quan đến kiến thức chuyên môn và được hình thành dựa trên chỉ số EQ và tính cách con người Các kỹ năng này bao gồm: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kỹ năng mềm quyết định 75% sự thành đạt.2
Thứ ba, kỹ năng hỗn hợp là kỹ năng đòi hỏi có sự kết hợp nhuần
nhuyễn, hài hòa cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm Đây là kỹ năng và khả năng đa dạng mà một người có thể sử dụng để giải quyết các công việc trong nghề nghiệp chuyên môn của mình
2 Khái quát về kỹ năng tư vấn pháp luật:
2.1 Khái niệm và đặc điểm của kỹ năng tư vấn pháp luật:
Về khái niệm, theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 87/2002/NĐ-CP4 về hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn: “Hoạt động tư vấn là hoạt
động thu thập, xử lý thông tin, vận dụng kiến thức chuyên môn, phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp, phương án, lập dự án và giám sát, đánh giá do các tổ chức chuyên môn, cá nhân Việt Nam thực hiện độc lập, khách quan theo yêu cầu của người sử dụng tư vấn” 3 Ngoài ra, Khoản 1 Điều 28 Luật
Luật sư 2006 cũng đã quy định: “Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng
2 Lương Gia Cát Tường (2021), “Kỹ năng ‘mềm’ quyết định 75% thành công của bạn”, Tạp chí Doanh
Nhân Trẻ, https://doanhnhantrevietnam.vn/ky-nang-mem-quyet-dinh-75-thanh-cong-cua-ban-d8337.html, truy cập ngày 20/04/2024
3 Chính Phủ (2002), Nghị định 87/2002/NĐ-CP4 về hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn, ban
hành ngày 05 tháng 11 năm 2002
Trang 5dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.” 4 Như vậy, kỹ năng tư vấn pháp luật
là khả năng của người thực hiện tư vấn vận dụng kiến thức pháp luật, đạo đức xã hội và kinh nghiệm cuộc sống để tư vấn, hướng dẫn, giải đáp pháp luật, đưa ra lời khuyên hoặc cung cấp các dịch vụ pháp lý cho người được
tư vấn để họ biết cách xử sự hoặc giải quyết những vấn đề hoặc giải quyết những vấn đề vướng mắc về mặt pháp lý nhằm giúp họ thực hiện hoặc bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.5
Về đặc điểm, kỹ năng tư vấn pháp luật bao gồm 03 đặc điểm chính
sau:
- Thứ nhất, kỹ năng tư vấn pháp luật là loại kỹ năng gắn với một
nghề nghiệp cụ thể nên thuộc loại kỹ năng hỗn hợp, bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm
- Thứ hai, kỹ năng tư vấn pháp luật gồm nhiều tiểu kỹ năng được sử
dụng đồng thời, linh hoạt trong từng giai đoạn giải quyết vụ việc tư vấn, khó chuẩn khóa và không thể áp dụng một cách cứng nhắc, máy móc mà phải áp dụng linh hoạt tùy thuộc vào vụ việc và khách hàng cụ thể
- Thứ ba, kỹ năng tư vấn pháp luật được hình thành trong hình thành
trong thời gian khá dài, không có điểm kết thúc và phải thường xuyên bổ sung phát triển qua học tập, rèn luyện và đúc kết từ thực tiễn nghề nghiệp, cuộc sống
2.2 Vai trò của kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật:
Thứ nhất, kĩ năng tư vấn pháp luật của mỗi người tư vấn là khác
nhau Nếu có kĩ năng tư vấn pháp luật tốt sẽ giúp người hành nghề tư vấn
có phong cách làm việc mang tính chuyên nghiệp cao, thể hiện rõ trình độ chuyên môn của mình trước khách hàng
Thứ hai, kỹ năng tư vấn pháp luật giúp cho người tư vấn nâng cao
năng suất, chất lượng và hiệu quả trong công việc, hạn chế các sai sót trong công việc tư vấn
4 Quốc Hội (2006), Luật Luật sư 2006, ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2006
5 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật, Nxb Tư Pháp, Hà Nội,
2022, tr.58-59
Trang 6Thứ ba, kỹ năng tư vấn pháp luật giúp người tư vấn, tổ chức cung
cấp dịch vụ tư vấn thiết lập và duy trì phát triển hải hòa, mở rộng các mối quan hệ giữa người tư vấn, tổ chức tư vấn với khách hàng của họ
2.3 Các kỹ năng cơ bản trong tư vấn pháp luật:
- Các kỹ năng thiết lập, phát triển quan hệ với khách hàng yêu cầu tư vấn pháp luật, gồm: kỹ năng tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu yêu cầu tư vấn;
kỹ năng đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng tư vấn pháp luật; kỹ năng duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng tư vấn;
- Các kỹ năng giải quyết yêu cầu tư vấn pháp luật, gồm: kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, tìm kiếm, khai thác thông tin; kỹ năng tra cứu quy định pháp luật; kỹ năng phân tích, đánh giá vụ việc tư vấn; kỹ năng xây dựng các giải pháp tư vấn; kỹ năng lựa chọn giải pháp tư vấn phù hợp; kỹ năng hướng dẫn khách hàng thực hiện giải pháp được tư vấn;
- Các kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói;
- Các kỹ năng tư vấn pháp luật bằng văn bản;
- Các kỹ năng đại diện ngoài tố tụng Mặc dù về bản chất, đây không phải là kỹ năng tư vấn pháp luật nhưng gắn liền với hoạt động tư vấn pháp luật và là một hoạt động mà các trung tâm tư vấn pháp luật được thực hiện theo Nghị định số 77/2008/NĐ-CP về tư vấn pháp luật6
CHƯƠNG II: KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT LÀ KỸ NĂNG HỖN HỢP BAO GỒM CẢ KỸ NĂNG CỨNG, KỸ NĂNG MỀM.
1 Kỹ năng tư vấn pháp luật yêu cầu người thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật phải có kỹ năng cứng:
Hoạt động tư vấn pháp luật đòi hỏi người tư vấn phải có kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn nhất định để có thể giải đáp pháp luật, hướng dẫn xử sự phù hợp, cung cấp dịch vụ pháp lý…cho khách hàng đúng pháp luật Do đó, kĩ năng cứng đóng vai trò tiên quyết, quan trọng trong việc tư vấn để có thể thực hiện hoạt động tư vấn
Thứ nhất, chủ thể tư vấn pháp luật cần có kiến thức chuyên môn Đó
bao gồm những kiến thức nền tảng từ việc nắm vững các quy định pháp luật; những hiểu biết sâu sắc, chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật mà họ đang
tư vấn; ngoài ra, còn bao gồm những kiến thức pháp luật mới được cập
6 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật, Nxb Tư Pháp, Hà Nội,
2022, tr.67
Trang 7nhật thường xuyên từ các văn bản mới ban hành, sửa đổi, bổ sung Ví dụ:
Để có thể tư vấn cho khách hàng về việc giải quyết tranh chấp đất đai, cần nắm vững các kiến thức trong Luật Đất đai 2013 như: Phân loại tranh chấp đất đai, quy trình giải quyết tranh chấp đất đai, hòa giải tranh chấp đất đai tại đâu?,…
Thứ hai, chủ thể tư vấn pháp luật cần có kỹ năng về nghiên cứu và
phân tích thông tin Khi nhận được một vấn đề pháp lý cụ thể, cần có khả năng thu thập thông tin liên quan để hiểu rõ bản chất và nội dung vấn đề Sau đó, chủ thể tư vấn phải phân tích thông tin đó để có thể xác định đúng
phương án giải quyết và đưa ra nhận định, lời khuyên pháp lý phù hợp Ví
dụ: Khi giải quyết cho doanh nghiệp về việc thành lập công ty, chủ thể tư
vấn pháp luật cần phải nghiên cứu các văn bản hướng dẫn liên quan và thực tiễn thành lập công ty để nắm rõ các thủ tục, hồ sơ cần thiết, từ đó, phân tích các yếu tố như: lĩnh vực kinh doanh, hình thức đầu tư, số lượng cổ đông, của doanh nghiệp để đưa ra tư vấn phù hợp
Thứ ba, chủ thể tư vấn pháp luật cần có kỹ năng soạn thảo và kí kết
hợp đồng tư vấn pháp luật Sau khi hiểu rõ yêu cầu, người tư vấn sẽ tiến hành đàm phán với khách hàng Trong trường hợp đàm phán thành công thì
họ sẽ tiến tới việc kí kết hợp đồng Để có thể lập nên một bản hợp đồng hợp pháp, chính xác thì đòi hỏi người tư vấn phải có kiến thức về soạn thảo văn bản, hợp đồng như thông tin của hai bên chủ thể, nội dung, thời hạn
thực hiện dịch vụ,… Ví dụ: Khi doanh nghiệp muốn tư vấn pháp luật về
một vấn đề pháp lý cụ thể, người tư vấn cần soạn thảo hợp đồng tư vấn pháp luật để quy định rõ ràng về phạm vi tư vấn, phí tư vấn, thời hạn thực hiện hợp đồng,…
2 Kỹ năng tư vấn pháp luật yêu cầu người thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật phải có cả kỹ năng mềm:
Kỹ năng tư vấn pháp lý không chỉ là kiến thức và năng lực chuyên môn, mà còn là những kỹ năng như: kỹ năng tiếp xúc khách hàng, kỹ năng lắng nghe, sắp xếp hồ sơ, tìm kiếm văn bản pháp luật có liên quan, kĩ năng phán đoán, tìm kiếm, tổng hợp thông tin,… Nếu kỹ năng cứng là điều kiện
“cần” thì kỹ năng mềm là điều kiện “đủ” để người tư vấn thực hiện hoạt động tư vấn
Thứ nhất, chủ thể tư vấn pháp luật cần có kỹ năng giao tiếp, ứng xử.
Đây là kỹ năng thiết yếu trong tư vấn Khách hàng thường cảm thấy lo lắng
Trang 8khi gặp vấn đề pháp luật, do đó, chủ thể tư vấn cần thể hiện sự đồng cảm và tôn trọng để tạo dựng niềm tin với họ Ngoài ra, những người tư vấn cần có khả năng nắm bắt được thông tin của khách hàng, từ đó, truyền đạt thông tin pháp lý một cách rõ ràng Kỹ năng này cũng bao gồm khả năng lắng
nghe và đặt câu hỏi phù hợp Ví dụ: Hầu hết khách hàng khi đến gặp người
tư vấn pháp luật đều không có đủ kiến thức về pháp lý, vì vậy, người tư vấn nên sử dụng những ngôn ngữ đơn giản và ví dụ cụ thể để giúp khách hàng hiểu rõ về quy trình và quyền lợi của mình
Thứ hai, chủ thể tư vấn pháp luật cần có kỹ năng tư duy phản biện.
Kỹ năng này bao gồm khả năng suy luận logic; phân tích vấn đề pháp luật một cách khách quan, toàn diện nhiều khía cạnh và từ đó đưa ra lập luận
pháp lý chặt chẽ, thuyết phục Ví dụ: Vợ chồng A mâu thuẫn, muốn ly hôn
nhưng không thống nhất được về chia tài sản và quyền nuôi con Vì vậy, người tư vấn cần phân tích tình hình tài chính của vợ chồng A, đánh giá nhu cầu của con cái, từ đó đưa ra lời khuyên về việc chia tài sản và quyền nuôi con một cách công bằng, hợp lý
Thứ ba, chủ thể tư vấn pháp luật cần có kỹ năng giải quyết xung đột.
Trong tư vấn pháp luật, những xung đột giữa các bên liên quan xảy ra không thể tránh khỏi Kỹ năng này xuất phát từ việc hiểu rõ nguyên nhân
và bản chất xung đột, từ đó có thể giúp chủ thể tư vấn pháp luật giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan và giải quyết tranh chấp một cách công bằng
và hiệu quả Điều này bao gồm khả năng đàm phán, trọng tài, hoặc áp dụng
các phương thức giải quyết tranh chấp khác Ví dụ: Doanh nghiệp A ký
hợp đồng mua bán với doanh nghiệp B Tuy nhiên, sau khi nhận hàng, doanh nghiệp A phát hiện hàng hóa không đúng hợp đồng và yêu cầu đổi trả hàng Doanh nghiệp B từ chối đổi trả và cho rằng doanh nghiệp A đã vi phạm hợp đồng Người tư vấn ở đây đầu tiên cần lắng nghe ý kiến của cả hai bên, sau đó phân tích hợp đồng, từ đó đề xuất giải pháp giải quyết tranh chấp như: đàm phán để hai bên tự thỏa thuận với nhau, hòa giải thông qua
cơ quan tư pháp hay khởi kiện ra tòa án,…
Thứ tư, chủ thể tư vấn pháp luật cần có kỹ năng về việc giải quyết
vấn đề Kỹ năng này bao gồm khả năng xác định đúng bản chất và nguyên nhân vấn đề pháp luật; phân tích các lựa chọn và đưa ra giải pháp tối ưu; từ
đó, lập kế hoạch thực hiện giải pháp một cách hiệu quả nhất dựa trên quyền lợi của khách hàng Điều này giúp chủ thể đối mặt và giải quyết các vấn đề
Trang 9pháp lý phức tạp Ví dụ: Khi giải quyết một vụ việc ly hôn, chủ thể tư vấn
pháp luật cần xác định rõ lý do ly hôn, phân tích nguyên nhân tại sao, từ đó
có thể phán đoán đưa ra những giải pháp tối ưu
3 Tại sao kỹ năng tư vấn pháp luật là kỹ năng hỗn hợp bao gồm cả
kỹ năng cứng, kỹ năng mềm?
Hiện nay, lĩnh vực tư vấn pháp luật được nhiều người công nhận là một trong những lĩnh vực tiên tiến nhất trên toàn thế giới Nhiều người cho rằng, để trở thành một nhà tư vấn luật thành công trong lĩnh vực của mình thì người đó chỉ cần có kiến thức luật xuất sắc Tuy nhiên, điều này không đúng, vì có một số yếu tố khác cần được cân nhắc trước khi quyết định trở thành người tư vấn pháp luật hay không Vì vậy, để đạt được thành công trong nghề này thì những người tư vấn cần có cả kỹ năng cứng kỹ năng mềm Thành thạo kỹ năng cứng giúp nhà tư vấn pháp luật có kiến thức chuyên môn vững vàng để giải quyết các vấn đề pháp luật phức tạp Kỹ năng mềm giúp nhà tư vấn pháp luật giao tiếp hiệu quả với khách hàng, xây dựng mối quan hệ tin tưởng và cung cấp dịch vụ tư vấn chất lượng cao, đóng vai trò không thể thiếu trong việc thúc đẩy phát triển của bất kỳ công
ty, tổ chức hảnh nghề tư vấn pháp lý nào
Khi bắt đầu hành trình trở thành người tư vấn pháp luật, bên cạnh việc trang bị những kiến thức luật cần thiết thì cần phải ghi nhớ tầm quan trọng trong tính cách của một người Điều này là do trên thực tế, người tư vấn cần phải làm việc với những khách hàng có nhiều tính cách và tính khí khác nhau Quan trọng là phải hiểu những cách phản ứng khác nhau của những cá nhân này đối với những tình huống có thể phát sinh trong quá trình giải quyết các vấn đề pháp lý, bởi vì kiến thức này sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc giải quyết vấn đề của khách hàng Ngoài ra, điều cần thiết là phải nhận ra rằng, kỹ năng giao tiếp hiệu quả không chỉ là một phần trong
kỹ năng của người tư vấn mà còn là một công cụ không thể thiếu Một người tư vấn không chỉ cung cấp các khuyến nghị và lời khuyên cho khách hàng, mà còn phải có kỹ năng trong giao tiếp để tạo được kiệu quả sự tương tác đối với khách hàng
Ví dụ: Doanh nghiệp muốn tư vấn về việc thành lập công ty: Kỹ
năng cứng mà người tư vấn cần có ở đây là vững kiến thức pháp luật về Luật Doanh Nghiệp 2020 để tư vấn về các thủ tục thành lập công ty, các bước cần thực hiện như thế nào, hồ sơ cần chuẩn bị,…; Thành thạo kỹ năng
Trang 10soạn thảo văn bản pháp lý liên quan đến việc thành lập công ty, bao gồm giấy khai sinh công ty, điều lệ công ty,… Ngoài ra, cần trau dồi những kỹ năng mềm như: Kỹ năng giao tiếp tốt để giải thích các quy định pháp luật liên quan đến việc thành lập công ty một cách dễ hiểu cho doanh nghiệp và giải đáp các thắc mắc của họ; Kỹ năng tư vấn để đưa ra những lời khuyên phù hợp với nhu cầu và mong muốn của doanh nghiệp,…
Vì vậy, kỹ năng tư vấn pháp luật là kỹ năng hỗn hợp bao gồm cả kỹ
năng cứng, kỹ năng mềm
KẾT LUẬN
Qua những phân tích về nhận định trên, ta thấy rằng, để trở thành một nhà tư vấn giỏi thì cần nắm vững cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm Việc hiểu được khái niệm của kỹ năng tư vấn pháp luật, vai trò của từng kỹ năng trong việc hình thành kỹ năng tư vấn pháp luật rất quan trọng đối với chủ thể thực hiện hoạt động tư vấn Hoạt động tư vấn pháp luật chỉ có thể thành công nếu vận dụng tốt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm trong quá trình
tư vấn để đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng, bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật đối với chủ thể yêu cầu