1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài phân tích và định giá công ty cổ phần đầu tư thế giới di động

53 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích và Định giá Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động
Tác giả Lê Thuỵ Thuý An, Nguyễn Ngọc Vân Anh, Phạm Lâm Nhật Ánh, Đỗ Thị Minh Bình, Lê Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huỳnh Bảo Châu
Người hướng dẫn ThS. Hàng Lê Cẩm Phương
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 2,13 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY (9)
    • 1.1 Tổng quan về công ty (9)
    • 1.2 Thị trường công ty đang hoạt động (11)
  • PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ ĐỊNH GIÁ (16)
    • 2.1 Phân tích và đánh giá hoạt động của công ty trong quá khứ và tiềm năng tăng trưởng của công ty trong tương lai (16)
      • 2.1.1 Phân tích và đánh giá hoạt động của công ty trong quá khứ (16)
      • 2.1.2 Phân tích và đánh giá tiềm năng tăng trưởng của công ty trong tương lai (23)
    • 2.2 Phân tích các báo cáo tài chính và bình luận đánh giá tình hình tài chính 18 (26)
      • 2.2.1 Phân tích báo cáo tài chính & đánh giá hoạt động của TGDĐ (2021 – 2023) 18 (0)
      • 2.2.2 Phân tích xu hướng các tỷ số tài chính của TGDĐ giai đoạn 2021 - 2023 (0)
      • 2.2.3 Phân tích so sánh với ngành (cho một năm gần nhất) (41)
    • 2.3 Ước tính chi phí sử dụng vốn trung bình WACC (44)
      • 2.3.1 Cơ sở lý thuyết (44)
      • 2.3.2 Phân tích chi phí sử dụng vốn trung bình WACC của Thế giới di động (45)
    • 2.4 Định giá công ty, định giá cổ phiếu (47)
      • 2.4.1 Định giá công ty (47)
      • 2.4.2 Định giá cổ phiếu ............................................................................................. 40 KẾT LUẬN (48)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (51)

Nội dung

Ngoài ra, thị trường chứng khoán cũng mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư để sở hữu một phần của các công ty lớn và tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.. Trong bài tập lớn

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY

Tổng quan về công ty

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động.

Tên giao dịch đối ngoại: Mobile World Investment Corporation.

Trụ sở chính: Lô T2-1.2, đường D1, Khu Công Nghệ Cao, Phường Tân Phú, TP Thủ Đức, TPHCM, Việt Nam.

Tầm nhìn đến năm 2023: “Đây là MWG – Niềm tự hào của Việt Nam!”.

Hình 1 Logo MWG Nguồn: Thegioididong.com

+ Về phần hình: Là biểu tượng người đang chuyển động ở giữa hình tròn

Hình tròn bên ngoài đó tượng trưng cho quả địa cầu, thể hiện ước muốn, khát khao đưa thương hiệu này phát triển rộng khắp toàn cầu Muốn điều này làm được thì nhân viên công ty phải đặt khách hàng làm trung tâm trong mọi hành động và suy nghĩ, luôn phục vụ khách hàng một cách tốt nhất Ngoài ra, những ô vuông bên trong hình tròn còn tượng trưng cho các cửa hàng bán lẻ của công ty.

+ Về phần chữ “thegioididong.com”: Biểu trưng cho chuỗi bán lẻ đầu tiên của công ty Font chữ dễ nhìn, tạo sự gần gũi, các chữ đều được in nghiêng cho thấy

MWG luôn hướng về phía trước Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thì dòng chữ

“thegioididong.com” sẽ được tinh giảm.

Hình 2 Logo trụ sở MWG Nguồn: Thegioididong.com

+ Hai màu chủ đạo xuyên suốt: Sẽ là màu vàng và đen Màu vàng cho thấy sự đẳng cấp, thịnh vượng, còn màu đen thể hiện được sự quyền lực, chuyên nghiệp, cả hai màu sắc này kết hợp với nhau càng làm logo thêm nổi bật và thu hút Tuy nhiên, tuỳ vào các thương hiệu con mà nền đằng sau hoặc màu logo có thể thay đổi đôi chút.

Hình 3 Logo các công ty con của MWG Nguồn: Thegioididong.com

Cam kết: Như đã nói ở trên, MWG hướng tới việc lấy khách hàng làm trung tâm, vì vậy những cam kết sau được ra đời:

Hình 4 Cam kết của MWG Nguồn: Thegioididong.com

Tóm tắt chung: Tháng 3 năm 2004, Tập đoàn Thế Giới Di Động ra đời với sự đồng sáng lập bởi 5 thành viên là: Nguyễn Đức Tài, Trần Lê Quân, Đinh Anh Huân, Điêu Chính Hải Triều và Trần Huy Thanh Tùng Công ty hoạt động chủ yếu trong thị trường mua bán, sửa chữa các thiết bị điện thoại di động, đồ dùng kỹ thuật số; thực phẩm và tiêu dùng với mục tiêu trở thành nhà bán lẻ đứng đầu Việt Nam và khu vực Cho đến năm 2007, được sự đầu tư của quỹ Mekong Capital, Thế giới di động chính thức chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần, từ đó tạo cơ hội mở rộng, phát triển, tiến xa hơn trong tương lai Sử dụng chiến lược omni-channel, đã giúp công ty tiếp cận khách hàng trên đa dạng các kênh cùng lúc với một hệ thống quản lý chặt chẽ đã tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp này phát triển doanh thu Đồng thời cũng có thể tận dụng sự hiểu biết về tệp khách hàng thông qua nền tảng dữ liệu lớn, công ty có thể chủ động nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng Trải qua nhiều năm hoạt động, ngày nay MWG đã chiếm một vị trí không nhỏ trong lòng khách hàng và sở hữu vị thế vững chắc trên thị trường bán lẻ Vào năm 2023, MWG được vinh dự lọt TOP 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, TOP 20 Công ty có chỉ số phát triển bền vững VNSI cao nhất Việt Nam Không chỉ là một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, MWG còn được mọi người biết đến là công ty có môi trường làm việc rất tốt cho nhân viên khi được nhận giải thưởng xuất sắc nhất tại giải thưởng Vietnam HR Awards – “Chiến lược nhân sự hiệu quả” từ năm 2018.

Thị trường công ty đang hoạt động

Mạng lưới hoạt động của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động trải dài khắp cả nước với hơn 4500 cửa hàng Điều này là một trong các lý do mà công ty có thể vươn lên, trở thành doanh nghiệp bán lẻ đa ngành đứng hàng đầu Việt Nam về lợi nhuận và doanh thu.

Thegioididong.com: Được ra đời sau 3 tháng công ty hoạt động, chuyên cung cấp các dòng điện thoại, laptop, máy tính bảng,… và một số phụ kiện khác như loa, tai nghe, cục sạc điện thoại, bút cảm ứng,… Tính đến nay, số lượng điện thoại được bán ra tại đây chiếm khoảng 15% thị trường bán điện thoại của cả nước Nơi đây cũng là nơi có số lượng bán laptop hàng đầu Việt Nam với hơn 10.000 chiếc mỗi tháng Không chỉ bán sản phẩm tại hệ thống cửa hàng, Thegioididong.com còn sử

4 dụng trang web riêng cung cấp các sản phẩm của mình Đây được xem như một công cụ tiềm năng vì người dùng có thể dễ dàng thao tác mua sắm mà không mất nhiều thời gian.

Ngoài thị trường cung cấp các sản phẩm điện tử, MWG còn là chủ quản của một số công ty con tiêu biểu như:

Hình 5 Logo các công ty con của MWG Nguồn: Thegioididong.com Điện máy xanh: Xuất hiện vào cuối năm 2010, với cái tên là Dienmay.com chuyên bán lẻ, cung cấp các sản phẩm điện tử tiêu dùng Với cái tên này, việc định vị vị trí trên thị trường khá khó khăn và không dễ tiếp cận người dùng, vì vậy đến tháng 5/2015, Dienmay.com mới được đổi tên thành Siêu thị Điện máy Xanh Cho đến thời điểm hiện tại, hệ thống siêu thị Điện máy Xanh đã có hơn 3000 chi nhánh trải dài khắp cả nước Mỗi chi nhánh có diện tích tương đối rộng rãi từ 500 – 1000m 2 , chuyên kinh doanh các mặt hàng điện tử gia dụng và kỹ thuật số như: Tivi, tủ lạnh, máy lạnh, quạt, nồi cơm, bếp từ, lò vi sóng, điện thoại, tai nghe, máy tính bảng,… Ngoài ra, Siêu thị Điện máy Xanh còn sử dụng mô hình cửa hàng mini với diện tích chỉ từ 300 – 500m 2 cùng cách bố trí linh hoạt đã giúp siêu thị tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn và tăng nguồn thu đáng kể cho công ty.

Bách hoá xanh: Cửa hàng Bách hoá Xanh được đưa vào thử nghiệm hoạt động vào năm 2015, là chuỗi siêu thị mini chuyên cung cấp các thực phẩm tươi sống như rau củ, thịt cá,… và các nhu yếu phẩm có nguồn gốc rõ ràng khác như bánh kẹo, nước ngọt,… Ban đầu, với chiến lược rừng bao quanh thành thị, những vị trí đặt cửa hàng của Bách hoá Xanh tập trung hầu hết ở các huyện vùng ven Đến đầu năm 2018, Bách hoá xanh tiến sâu vào thành phố và toạ lạc ở các vị trí mặt tiền với bảng hiệu rất to và đặc trưng màu xanh Không gian thiết kế cũng là một điểm cộng của Bách hoá Xanh Vừa rộng rãi, lại có cửa kính nhìn vào các mặt hàng bên trong khiến người

5 tiêu dùng dễ chú ý hơn các hệ thống siêu thị mini khác như Winmart Trải qua hơn 9 năm hoạt động, Bách hoá Xanh đã có hơn 2000 cửa hàng trải dài khắp 3 miền Tổ quốc và sẽ còn phát triển hơn trong tương lai.

Nhà thuốc An Khang: Ra đời vào cuối năm 2017, Nhà thuốc An Khang là sự hợp nhất của công ty cổ phần bán lẻ An Khang và tập đoàn Thế giới di động Với sứ mệnh mong muốn được phục vụ, chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng với chất lượng tốt nhất và giá cả phải chăng, nhà thuốc không chỉ cung cấp các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng mà còn cung cấp mỹ phẩm làm đẹp và dụng cụ y tế Tính đến nay, Nhà thuốc đã có hơn 500 chi nhánh đạt chuẩn GPP trên toàn quốc.

Bluetronics: Tiền thân là Bigphone, được ra đời năm 2017 Bluetronics là chuỗi bán lẻ cung cấp các mặt hàng điện tử tiêu dùng, hoạt động tương tự Điện máy Xanh nhưng được đặt ở nước ngoài – Campuchia Ngày càng được nhiều người đón nhận, năm 2021, Bluetronics có số lượng cửa hàng và doanh số lớn nhất tại Campuchia.

4kFarm: Là thành viên mới của Thế giới di động, tiền thân là Vifarm 4kFarm

– chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn ra đời với mong muốn mang lại rau sạch an toàn cho người tiêu dùng với tiêu chí “4 KHÔNG” để bảo vệ sức khoẻ cũng như tránh các loại thuốc trừ sâu, chất bảo quản, chất tăng trưởng, sử dụng biến đổi gen có hại Ngoài ra, mô hình liên kết mới này cũng mang lại thu nhập tốt hơn cho nông dân ở xã Châu Pha, thị xã Phú Mỹ, vì họ có thể có nguồn thu và thị trường tiêu thụ ổn định hơn.

Phân khúc khách hàng Để có thể phát triển như ngày hôm nay, việc xác định phân khúc khách hàng là rất quan trọng để đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý Dựa trên những kết quả thu thập được, đối tượng khách hàng mục tiêu của MWG tuỳ từng lĩnh vực sẽ chia ra làm các tệp khách hàng khác nhau nhưng chủ yếu là nam giới, nhóm thanh niên (từ 18 – 35 tuổi), nhóm trưởng thành (từ 25 – 35 tuổi), có thu nhập từ 10 triệu trở lên và sống ở các khu vực thành thị, quan tâm đến công nghệ và hướng tới lối sống hiện đại.

Hình 6 Thị phần phân phối của MWG lĩnh vực điện tử di động và điện máy 2015

Theo thống kê, MWG chiếm tới 40% tổng doanh thu mảng điện thoại trên toàn quốc lên năm 2015 Với ngành hàng điện tử tiêu dùng cung cấp tại Điện máy xanh lại chiếm thị phần khá ít, chỉ với 8% Cùng với đó, về lĩnh vực bán lẻ các thực phẩm và nhu yếu phẩm, Bách hoá xanh có doanh số mặt hàng tươi sống chiếm 40% doanh thu thuần, với cùng định hướng phát triển thì tỉ lệ này cao hơn mức 30% của đối thủ Winmart.

Kể từ sau đại dịch Covid – 19, nền kinh tế bước vào giai đoạn khó khăn, làm cho thị trường bán lẻ rơi vào trầm lắng từ cuối năm 2022 Tận dụng lợi thế “ông lớn” trong ngành bán lẻ, MWG thực hiện chiến dịch “giá rẻ” hi sinh lợi nhuận để giành thị phần Điều này khiến không ít các đối thủ cạnh tranh phải “chịu khổ” trong một khoảng thời gian dài, làm cho họ cũng phải giảm giá theo Vì vậy, MWG vẫn giữ được vị thế đứng đầu của mình trên thị trường trong lĩnh vực bán lẻ

Hình 7 Những công cy bán lẻ uy tín năm 2023

Như đã nói ở trên, MWG được xem như là “ông lớn” trong lĩnh vực bán lẻ, vì vậy doanh nghiệp có rất nhiều lợi thế cạnh tranh Tiêu biểu là mạng lưới bán lẻ rộng khắp, hơn 4500 cửa hàng bán lẻ trải dài khắp Việt Nam, tạo ra sự tiện lợi cho người tiêu dùng và giúp tăng cường thị phần Sự đa dạng các loại sản phẩm cũng là một điểm cộng của doanh nghiệp này MWG không chỉ bán điện thoại di động mà còn kinh doanh các sản phẩm công nghệ khác như laptop, máy tính bảng, và thiết bị điện tử gia dụng, thực phẩm, dược phẩm,… giúp tối ưu hóa doanh số bán hàng Ngoài ra, công ty còn có chiến lược marketing cực kỳ hiệu quả khi xây dựng một hình ảnh mạnh mẽ và chiến lược quảng cáo sáng tạo, giúp thu hút khách hàng và tăng cường sự nhận biết thương hiệu Không những thế, việc đầu tư vào dịch vụ sau bán hàng chuyên nghiệp như bảo hành, sửa chữa, và hỗ trợ kỹ thuật đã tạo sự tin cậy và hài lòng cho người tiêu dùng

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ ĐỊNH GIÁ

Phân tích và đánh giá hoạt động của công ty trong quá khứ và tiềm năng tăng trưởng của công ty trong tương lai

2.1.1 Phân tích và đánh giá hoạt động của công ty trong quá khứ

Tháng 3/2004, Công ty TNHH Thế Giới Di Động (TGDĐ) thành lập với lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính mua bán, sửa chữa các thiết bị liên quan đến điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số và các lĩnh vực liên quan đến thương mại điện tử…

Trong tháng 10/2004, Công ty đã khai trương siêu thị đầu tiên tại 89A, Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM Dịch vụ khách hàng và website đã được quan tâm và chăm chút ngay từ những ngày đầu tiên này TGDĐ luôn chú trọng vào các dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng như website của mình từ những ngày đầu tiên, đây là “bí quyết” giúp TGDĐ phát triển vượt bậc và trở thành ông lớn trong ngành bán lẻ điện thoại, điện máy một cách nhanh chóng.

Năm 2007, công ty nhận vốn đầu tư của quỹ Mekong Capital và chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Thế giới di động Vào cuối năm 2009, TGDD đã có

38 siêu thị trên cả nước với 19 siêu thị tại TP.HCM, 5 siêu thị tại Hà Nội, 2 siêu thị tại Đà Nẵng và 12 siêu thị tại các tỉnh thành khác.

Từ năm 2010 tới 2011 đây được xem là khoảng thời gian bùng nổ với sự ra đời liên tiếp của các siêu thị thegioididong.com, đánh dấu bước đầu phát triển vượt bậc của công ty Trên đà phát triển vào tháng 12/2010, Công ty CP TGDD cho ra mắt chuỗi bán lẻ ngành hàng điện máy với tên gọi ban đầu là dienmay.com Đến tháng 3/2012, TGDD đã phủ sóng tất cả tỉnh thành với hơn 220 siêu thị, đồng thời trở thành nhà bán lẻ duy nhất tại Việt Nam thực hiện được điều này TGDD đánh dấu chặng đường 10 năm thành lập và phát triển của công ty với sự kiện niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM (mã: MWG) vào ngày 14/7 và chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam về điện thoại di động.

Nền kinh tế thế giới rơi vào “điểm trũng” trong khoảng 2011 đến 2013, tuy nhiên thế giới di động vẫn vững vàng vượt qua và tăng tốc mạnh mẽ trong năm 2013 Điều này cho thấy sức mạnh của công ty cả về cơ cấu và chiến lược

Một năm sau đó, với sự phát triển không ngừng của mình dienmay.com được đổi nhận diện thương hiệu và logo mới, ra mắt Điện máy Xanh Cũng trong năm

2015, TGDĐ bắt đầu “thử mình” với ngành hàng thực phẩm tiêu dùng cùng cửa hàng Bách Hóa Xanh đầu tiên

Thế Giới Di Động chỉ mất 5 năm từ 2011 đến 2015 đã tăng quy mô doanh thu gấp 5 lần từ hơn 5 nghìn tỷ đồng lên hơn 25 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng từ hơn 150 tỷ đồng lên hơn 1 nghìn tỷ đồng tăng gấp 8 lần Công ty đã mở rộng mạng lưới cửa hàng và mở rộng danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng Họ không chỉ cung cấp điện thoại di động mà còn cung cấp các dịch vụ và phụ kiện đi kèm

Tiếp tục sự phát triển của mình trong 4 tháng đầu năm 2016, MWG đã mở thêm 179 siêu thị mới trên toàn quốc Trong đó, chuỗi Thegioididong.com mở 154 siêu thị mới và chuỗi Dienmayxanh.com mở 25 siêu thị mới Tính đến cuối tháng 4/2016, MWG có 812 siêu thị đi vào hoạt động, bao gồm 718 siêu thị Thegioididong.com và 94 siêu thị Dienmayxanh.com.

Theo BCTC, tổng doanh thu trong năm 2016 của MWG đạt 44,613 tỷ đồng, vượt 31% kế hoạch và lợi nhuận sau thuế đạt 1,578 tỷ đồng, đạt 114% kế hoạch MWG mở thêm được 570 siêu thị, nâng tổng số siêu thị hiện có lên 1,207, trong đó Thegioididong.com có 951 siêu thị và chuỗi Điện máy xanh có 256 siêu thị Chốt phiên giao dịch ngày 13/4/2017, cổ phiếu MWG của TGDĐ đóng cửa ở mức 170.000đồng/cổ phiếu TGDĐ nhận thuộc TOP 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2016 Và tính tại thị trường Việt Nam, Thế giới di động là nhà bán lẻ lớn chỉ sau Saigon Co.op và Big C, dẫn đầu trong lĩnh vực thiết bị điện tử viễn thông di động.

Cũng trong năm 2017, MWG đã mở thêm 742 siêu thị mới trên toàn quốc Trong đó có 121 siêu thị Thegioididong.com, 386 siêu thị Điện máy Xanh và chuỗi Bách Hóa Xanh đã mở thêm được đến 235 siêu thị mới Tính đến cuối năm 2017 thì MWG có 1997 siêu thị đang hoạt động, trong đó chuỗi Thegioididong.com có 1072 siêu thị, được trang bị hiện đại chuyên bán lẻ các sản phẩm kỹ thuật số bao gồm điện thoại di động, máy tính bảng, laptop và phụ kiện,…

Doanh thu 11 tháng của hệ thống đạt gần 59 nghìn tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể, với mức tăng trưởng doanh thu của chuỗi Thegioididong chỉ tăng 14%, trong khi Điện Máy Xanh tăng 124% Lợi nhuận của Thế giới Di động đạt gần 2 nghìn tỷ đồng.

Thế Giới Di Động (MWG) đạt doanh thu hợp nhất 86.516 tỷ đồng và lợi nhuận ròng hợp nhất đạt 2.880 tỷ đồng, tương đương với mức tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 30% và 31% so với năm 2017. Điều đáng chú ý là hoạt động kinh doanh trực tuyến của Thế Giới Di Động đã tăng trưởng vượt bậc trong năm nay Doanh thu trực tuyến của Thế giới di động lần đầu tiên vượt 10 nghìn tỷ đồng, chiếm 14,3% tổng doanh thu năm 2018, từ mức dưới

1 nghìn tỷ đồng năm 2014, chỉ chiếm 5,9% tổng doanh thu trực tuyến Có tới 12.000 giao dịch thành công được thực hiện thông qua website Thế Giới Di Động mỗi ngày.

Chỉ tính riêng doanh thu Online của Thế Giới Di Động đã gần bằng tổng doanh thu của FPT Retail (hơn 15.000 tỷ năm 2018), thậm chí bỏ xa nhiều đối thủ trong ngành điện máy như Media Mart, Nguyễn Kim, PICO,…

Hình 8 Doanh thu mảng Online của Thế Giới Di Động và FPT Retail

Doanh thu hoạt động kinh doanh online tăng 123% so với kế hoạch năm 2018, và 116% so với kết quả năm 2017, đạt 12.350 tỷ đồng.

Thế giới di động nâng tổng số siêu thị đang hoạt động từ 1.997 cuối năm 2017 lên 2.197 siêu thị vào cuối 2018 Trong đó có 1.032 siêu thị Thegioididong.com, 750 siêu thị Điện máy Xanh, 405 siêu thị Bách hoá xanh và 10 siêu thị Bigphone tại Campuchia.

Năm 2019, hoạt động bán lẻ điện thoại di động và sản phẩm điện tử tiếp tục là nguồn doanh thu và lợi nhuận chính của Thế Giới Di Động Trong số đó, ngành điện tử là động lực tăng trưởng chính của công ty, với thị phần mục tiêu là 40%.

Phân tích các báo cáo tài chính và bình luận đánh giá tình hình tài chính 18

Trước tiên TGDĐ là nhà bán lẻ hàng điện tử và điện máy lớn nhất Việt Nam với chuỗi cửa hàng Thegioididong, Điện Máy Xanh, TopZone Với doanh thu TGDĐ tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 3 năm, từ 81.000 tỷ đồng năm 2021 lên 124.500 tỷ đồng năm 2023, tăng 53% Mảng điện thoại di động đóng góp phần lớn vào doanh thu, chiếm hơn 60% tổng doanh thu Doanh thu từ mảng điện máy tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 38.000 tỷ đồng năm 2023, tăng 75% so với 2021 Lợi nhuận sau thuế TGDĐ tăng trưởng đều đặn, từ 3.500 tỷ đồng năm 2021 lên 5.200 tỷ đồng năm 2023, tăng 48% Biên lợi nhuận gộp duy trì ở mức cao, trên 25% Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 22% năm 2023, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cao TGDĐ mở rộng hệ thống cửa hàng mạnh mẽ cùng với mạng lưới phân phối rộng khắp giúp TGDĐ tiếp cận được nhiều khách hàng hơn Trải qua những năm dịch covid 19 giúp TGDĐ chú trọng phát triển kênh bán hàng online, đạt doanh thu 4.500 tỷ đồng năm

2021 và 10.000 tỷ đồng năm 2023, tăng 120% Bên cạnh đó TGDĐ cũng đã đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh, cung cấp thêm các sản phẩm như laptop, máy tính bảng, thiết bị gia dụng, Việc đa dạng hóa sản phẩm giúp đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Tuy nhiên cũng đối mặt với những thách thức như ngành bán lẻ điện máy và điện tử đang bước vào giai đoạn bão hòa với sức cạnh tranh cao Sau đại dịch tình hình kinh tế vĩ mô có thể ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng và có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty

Hình 12 Biểu đồ thống kê doanh thu các mảng trong quý 1 của công ty qua các năm

Năm 2021, MWG ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 Mức doanh thu thuần hợp nhất và lợi nhuận sau thuế MWG lần lượt đạt 122.958 tỷ đồng (+12% so với 2020) và 4.901 tỷ đồng (+26% so với năm 2020) nhờ vào biên lợi nhuận gộp cải thiện đều ở chuỗi TGDD, ĐMX và BHX và hiệu quả của việc quản lý dòng tiền giúp doanh thu tài chính tăng mạnh Trong quý 1/2021 doanh thu TGDD & ĐMX tăng trưởng 0,1% và chuỗi BHX là 32,5% Theo thống kê về tăng trưởng doanh thu từ quý 3/2019 đến quý 1/2021 chúng ta có thể thấy rõ sự ảnh hưởng của dịch covid 19 lên hoạt động kinh doanh của công ty và cũng như sự phục hồi của công ty trong các quý gần đây Nhất là quý 2/2020 ghi nhận mức tăng trưởng âm đối với chuỗi TGDD & ĐMX, tuy nhiên BHX vẫn giữ mức dương do nhu cầu tích trữ thực phẩm gia tăng trong giai đoạn covid Các quý sau đó ghi nhận lại sự tăng trưởng dần, và đạt mức dương từ quý 1/2021 Trong 6 tháng đầu năm số lượng cửa hàng ĐMX Supermini mới mở chiếm đến 87% tổng số lượng cửa hàng mới của ĐMX, đóng góp gần 1.300 tỷ doanh thu khoản 9% vào tổng doanh thu của ĐMX đây tiếp tục là động lực tăng trưởng bù đắp cho nhu cầu mua sắm giảm mạnh và cũng là chìa khóa giải quyết bài toán tăng trưởng thị phần và động lực thúc đẩy tăng trưởng chính năm 2022 sau khi đại dịch covid qua đi Đến quý 3/2021 dịch bệnh diễn biến phức tạp từ Tháng 5/2021 tại các tỉnh thành phía Nam ảnh hưởng phần nào đến nhóm mặt hàng không thiết yếu của MWG (DMX&TGDĐ) Đợt bùng phát lần thứ 4 của dịch Covid-19 có quy mô và mức độ

22 diễn biến phức tạp nhất từ trước đến nay Qua đó, MWG phải hạn chế bán hàng

20 hoặc đóng cửa hoàn toàn với quy mô khoảng 2,000/2,700 cửa hàng trong giai đoạn tháng 7 và tháng 8 Cụ thể, doanh thu chuỗi TGDĐ&DMX giảm 23% trong Tháng 7/2021 Ngoài ra, việc siết chặt các biện pháp giãn cách qua đó cũng tạo ra áp lực chi phí vận chuyển, chi phí nhân sự và các loại chi phí đầu vào, tuy nhiên MWG đã nỗ lực tiết giảm các chi phí không cần thiết qua đó giúp biên lợi nhuận ròng tháng 7 vẫn duy trì mức dương đạt 2.4% Chuỗi BHX đóng góp công lớn giúp doanh thu MWG không bị suy giảm nhờ vào việc đẩy mạnh mở rộng chuỗi cửa hàng trong năm 2020-

2021 Trong tháng 7/2021, MWG ghi nhận 2 kỷ lục mới với chuỗi BHX đóng góp mức doanh thu 4,240 tỷ đồng (+55% so với tháng trước, +133% so với năm trước) và doanh thu bình quân mỗi cửa hàng đạt khoảng 2.2 tỷ đồng/cửa hàng Chuỗi Bách Hóa Xanh đang là điểm sáng tích cực, giúp MWG không bị suy giảm doanh thu trong dịch bệnh Từ tháng 7/2020 đến quý 4/2021, MWG đã chuyển đổi 435 cửa hàng từ mô hình BHX quy mô nhỏ sang BHX quy mô lớn “500m2” chiếm 23% tổng số cửa hàng hiện hữu Doanh thu bình quân một cửa hàng quy mô trong tháng 6/2021 đạt khoảng 3 tỷ đồng, có lúc ghi nhận 6 tỷ đồng/ tháng giúp doanh thu nhóm cửa hàng có quy mô lớn đạt hơn 4.814 tỷ đồng, chiếm 36% tổng doanh thu chuỗi BHX Đến tháng 10/2021 nhờ hiện tượng “mua sắm bù đắp” ghi nhận mức doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 12.186 tỷ (+395 so với 2020) và 568 tỷ (+ 86% so với 2020)

Hình 13 Biểu đồ tóm tắt KQKD cả năm 2022 MWG

Tổng quan năm 2022 MWG đã trải qua với đầy những thách thức do những biến động khó lường của các yếu tố vĩ mô Những bất ổn về chính trị - kinh tế toàn cầu đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường kinh doanh, thu nhập và xu hướng tiêu dùng của người dân Sau 9 tháng ở đầu năm liên tục tăng trưởng dương Công ty bắt đầu ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về doanh thu và lợi nhuận trong quý 4 do sức mua các điện thoại, điện máy giảm mạnh hơn dự kiến Xu hướng thắt chặt chi tiêu cũng diễn ra ngay cả đối với thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu Trong bối cảnh đó MWG vẫn nỗ lực kinh doanh, linh hoạt thích ứng đề bảo vệ lợi nhuận dương trong những tháng cuối năm Bên cạnh đó, năm 2022 cũng đánh dấu 1 năm quyết liệt của Công ty trong việc tái cấu trúc, cắt bỏ những phần không hiệu quả, củng cố nền tảng cốt lõi tập trung vào những thứ đóng góp giá trị lớn và có tiềm năng tăng trưởng rõ ràng để tiếp tục phát triển lành mạnh trong tương lai Kết quả là, MWC đạt 133.405 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất hoàn thành 95% kế hoạch doanh thu đặt ra vào năm 2022 (140.000 tỷ) tăng 8% so với cùng kỳ năm trước Lợi nhuận trước thuế là 6.056 tỷ đồng (-6% so với 2021) Lợi nhuận sau thuế là 4102 tỷ đồng (-16% so với 2021), đạt 65% kế hoạch cả năm Tổng doanh thu online là 18.930 tỷ đồng (+28% so với 2021), chiếm 14% tổng doanh thu của Công ty

Chỉ trong Tháng 1/2022, MWG lập kỷ lục bán hàng với tổng doanh thu ước đạt hơn 16,000 tỷ đồng và 2,300 tỷ đồng doanh thu online nhờ vào mùa bán hàng phục vụ tết Nguyên Đán 2022 Chương trình Khách Hàng thân thiết "Quà Tặng VIP” chính thức triển khai trên kênh online và tại tất cả các cửa hàng của MWG trên toàn quốc từ tháng 11 Đến 31/12/2022, ứng dụng này đã có hơn 3,4 triệu thành viên tham gia Đây là động lực để Công ty tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm mua sắm cho khách hàng giúp MWG tiếp tục góp mặt trong Top 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo bảng xếp hạng VNR500, giữ vững vị thế nhà bán lẻ số 1 Việt Nam và là công ty Việt Nam duy nhất lọt vào Top 100 nhà bàn là hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương với quy mô hơn 5.500 cửa hàng MWG cũng đang thử nghiệm ở nhiều loại thị trường mới với chuỗi AVA bao gồm AVAKids – AVASport – AVAFashion - AVAJi – AVACycle Hiện tại đối với chuỗi cửa hàng độc lập MWG đang thử nghiệm ở 12 cửa hàng Tuy chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm, nhưng tiềm

24 năng để phát triển của một số chuỗi như AVAKids – AVASport – AVACycle còn khá lớn

Hình 14 Bảng cân đối kế toán MWG 2022 (Bản hợp nhất)

Kết thúc quý 4/2022 với tổng tài sản là 55.834 tỷ với hơn 44.631 tỷ chiếm 80% tổng tài sản cho thấy tính thanh khoản cực kỳ cao khi đa phần tập trung vào tài sản ngắn hạn, 20% còn lại là tài sản dài hạn lại tập trung vào tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc thiết bị Cụ thể trong mục tài sản ngắn hạn bao gồm 5.000 tỷ tiền mặt với 10.000 tỷ gửi tiết kiệm có kỳ hạn (đầu tư tài chính ngắn hạn) và khoản phải

23 thu 3.000 tỷ đặc thù của một doanh nghiệp bán lẻ nên số lượng tiền mặt của MWG là khá lớn chiếm 10% tổng tài sản giúp đảm bảo tính thanh khoản cho MWG trong bối cảnh nền kinh tế bất định và lãi suất tăng cao, bên cạnh đó với 10.000 tỷ gửi tiết kiệm có kỳ hạn (đầu tư tài chính ngắn hạn) và đầu tư trái phiếu được coi là lượng tiền thanh khoản có thể rút ra của doanh nghiệp, và một điểm tích cực khác là doanh nghiệp chỉ có khoản 3.000 tỷ khoản phải thu Với các lợi thế của một tập đoàn bán lẻ lớn MWG đã phát triển số lượng cửa hàng phủ khắp cả nước, tự mình chủ động trong việc quản lý hàng tồn kho và lượng hàng bán ra do vậy lượng công nợ của công ty cực kỳ thấp chỉ chiếm 6% trong tổng tài sản rất an toàn so với các doanh nghiệp lớn khác ở trên thị trường, và cũng không bị khách hàng và các đối tác chiếm dụng vốn quá nhiều

Một khoản mục quan trọng nữa đối với doanh nghiệp bán lẻ là lượng hàng tồn kho, lượng hàng tồn của MWG lên đến 25,6 nghìn tỷ chiếm 57% tổng tài ngắn hạn và 46% trên tổng tài sản, đây là nguồn hàng giúp MWG duy trì hoạt động kinh doanh

So với nửa đầu năm thì có sụt giảm 4.000 tỷ do MWG đã tạm thời thu hẹp quy mô kinh doanh, và chúng ta có thể nhận thấy dễ dàng khi một số cửa hàng TGDĐ & ĐMX và BHX đã xả hàng, đóng cửa bớt để tối ưu về mặt kinh doanh và bớt gánh nặng về mặt chi phí Và năm nay BHX vẫn chưa đạt điểm hòa vốn vì vậy việc tái cơ cấu, thu hẹp quy mô là điều cần thiết để giúp doanh nghiệp giữ hoạt động kinh doanh ổn định

Hình 15 Bảng cân đối kế toán MWG 2022 (Bản hợp nhất)

Tiếp theo ta xem xét đến khoản mục nguồn vốn của MWG cơ cấu hiện tại bao gồm khoản 24 nghìn tỷ vốn chủ sở hữu và 32 nghìn tỷ nợ phải trả, tức là tỷ lệ nợ đang gấp khoản 1,33 lần so với vốn chủ sở hữu về cơ bản tỷ lệ này không gây quá nhiều sức ép cho doanh nghiệp có lượng thanh khoản lớn như MWG Tổng nợ tập trung vào nợ ngắn hạn phải trả người bán 8,7 nghìn tỷ và 10,6 nghìn tỷ lượng vay ngắn hạn mặc dù lượng tài sản phải thu thu thấp cho thấy MWG đang chiếm dụng vốn rất tốt, tạo 1 lượng thanh khoản lưu động trong mô hình hình kinh doanh Đối

25 với khoản vay ngắn hạn thì doanh nghiệp cũng dư sức trả do có tới 15 nghìn tỷ lượng tiền thanh khoản

Trong năm 2023: “Muốn kích cầu nhưng không có cầu để kích” - chỉ ra bối cảnh tiêu cực của ngành bán lẻ kể từ quý 4/2022, theo báo cáo tài chính, cơ cấu tài sản của doanh nghiệp như sau: tổng 59 nghìn tỷ đồng với khoảng 50 nghìn tỷ là tài sản ngắn hạn trong đó bao gồm tiền gửi 21 nghìn tỷ - phần gửi ngân hàng dưới 3 tháng mang tính thanh khoản cao - “điểm sáng của doanh nghiệp” giúp kế hoạch cạnh tranh về giá bóp chết các doanh nghiệp bán lẻ cùng ngành có tiềm lực yếu hơn, giúp MWG…

Hình 16 Theo Báo cáo HĐKD hợp nhất kết thúc ngày 30/9/2023

Doanh thu quý 3/2023, đạt mức 30 nghìn 500 tỷ, với cùng kỳ ở mức hơn 32 nghìn tỷ đã giảm 5% mặc dù có giảm tuy nhiên giá vốn hàng bán (25.600 tỷ đồng) lại tăng do MWG đang bán được nhiều hàng hơn nhưng vì bán với giá bán thấp hơn

26 lý giải vì sao “Giá vốn cao nhưng doanh thu lại giảm so cùng kỳ năm trước” là do thực hiện chiến dịch cạnh tranh về giá mà chủ tịch Nguyễn Đức Tài đã nói Với MWG trong quý 3, lợi nhuận sau thuế còn khoản 39 tỷ đồng (trong khi năm trước là hơn 900 tỷ) và 9 tháng cùng kỳ năm trước doanh nghiệp đang ở mức nghìn tỷ với lãi lợi nhuận khoản 3.482 tỷ tuy nhiên năm nay lại chỉ còn 77 tỷ đồng, so với các năm trước mới thực hiện được 2% mục tiêu, đây là năm thứ 2 liên tiếp giảm, dẫn đến nhà đầu tư quay lưng Làm lợi nhuận giảm hơn 90% Kéo theo lãi cơ bản trên cổ phiếu (IPS) - đây là yếu tố về mặc định giá để các nhà đầu tư nhìn vào để đầu tư khi định giá theo PE, giảm không phanh, giảm tương ứng với lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp quý 3/2023 chỉ còn có 26 đồng trong khi cùng kỳ ở mức 618 đồng, kéo theo việc định giá giảm, do nhà đầu tư luôn muốn nhắm vào sự tăng trưởng cổ phiếu khiến xu hướng các nhà đầu tư đang bắt đầu bán bớt cổ phiếu

Ước tính chi phí sử dụng vốn trung bình WACC

WACC (Weighted Average Cost of Capital) là viết tắt của Chi phí vốn bình quân Theo Investopedia, WACC “thể hiện chi phí vốn bình quân sau thuế của công ty từ tất cả các nguồn, bao gồm cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu và các hình thức nợ khác.” 1 Đây là một trong các thước đo tài chính quan trọng để doanh nghiệp đưa ra quyết định, tính toán chi phí vốn trung bình của một công ty, có tính đến tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty Đồng thời, WACC được sử dụng làm tỷ lệ chiết khấu trong phân tích dòng tiền chiết khấu (DCF) để xác định tính khả thi của các dự án đầu tư hoặc để định giá

1 https://www.investopedia.com/terms/w/wacc.asp

37 một công ty Nó thể hiện lợi nhuận tối thiểu mà một công ty phải kiếm được từ tài sản hiện có của mình để đáp ứng các chủ nợ, cổ đông và các nhà cung cấp vốn khác

WACC cho chúng ta thấy mối quan hệ giữa các thành phần vốn như Vốn chủ sở hữu và Nợ, điều đó được thể hiện trong công thức tính toán WACC như sau:

Trong đó: w D là tỷ trọng vốn vay dài hạn trong cấu trúc vốn w P là tỷ trọng của cổ phần ưu đãi trong cấu trúc vốn w S là tỷ trọng của cổ phần ưu đãi trong cấu trúc vốn Với: 𝑤 𝐷 + 𝑤 𝑃 + 𝑤 𝑆 = 1

2.3.2 Phân tích chi phí sử dụng vốn trung bình WACC của Thế giới di động a Cơ cấu nguồn vốn của MWG năm 2023

Giá trị (đơn vị: nghìn đồng) Tỉ trọng trong cấu trúc vốn

Bảng 2.3.2.a Cơ cấu nguồn vốn của MWG năm 2023

Từ bảng trên ta có: wd = 57.14%, ws = 42.86%, wp = 0 vì không phát hành cổ phiếu ưu đãi b Chi phí sử dụng vốn vay và chi phí vốn cổ phần thường

Có 3 phương pháp tính chi phí vốn cổ phần thường:

• Mô hình tăng trưởng cổ tức (Phương pháp chiết khấu dòng ngân lưu - mô hình Gordon)

• Mô hình SML (Security Market Line) hay CAMP (Capital asset pricing model)

• Phương pháp tính từ chi phí sử dụng vốn trái phiếu

Sau khi tìm hiểu, nhận thấy ở mỗi phương pháp đều ưu điểm và nhược điểm riêng Với những thông tin và dữ liệu tìm được, nhóm tác giả chọn phương pháp thứ hai (Mô hình SML hay CAMP) để tính chi phí sử dụng vốn trong báo cáo này. Phương pháp CAMP (Capital asset pricing model): ks = krf + (km – krf) × i

• ks: Chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại sau thuế

• krf: Lãi suất không rủi so

• i: Hệ số Beta của công ty (rủi ro hệ thống của cổ phiếu)

• km: Lãi suất thị trường Ưu điểm:

• Cung cấp một thước đo rủi ro: Hệ số i được sử dụng trong CAMP để đo lường mức độ rủi ro hệ thống của một cổ phiếu Hệ số i càng cao, cổ phiếu càng biến động mạnh so với thị trường chung và càng rủi ro hơn

• Giúp so sánh các loại cổ phiếu khác nhau

• Không tính đến các yếu tố rủi ro cụ thể CAMP chỉ sử dụng i để đo lường rủi ro, không tính đến các yếu tố rủi ro cụ thể cho từng cổ phiếu

• Phải ước lượng phần bù rủi ro của thị trường (biến này thường thay đổi theo thời gian)

• Dùng dữ liệu quá khứ để dự báo tương lai nên kém tin cậy

Hình 18 Giả định mô hình MWG

Ta có chi phí sử dụng vốn vay (nợ) của Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (MWG) năm 2023 là kd = 6.5%, hệ số Beta 2023 là i = 1.2, phần bù rủi ro (km – krf) = 9.57%, lãi suất phi rủi ro kỳ hạn 10 năm là krf = 4.7%.

Từ các số liệu trên, ta có thể tính được chi phí vốn cổ phần theo phương pháp CAMP: ks = krf + (km – krf) × i = 4.7% + 9.57% × 1.2 = 16.18% c Chi phí sử dụng vốn trung bình có trọng số WACC

Chi phí sử dụng vốn vay: kdt = kd × (1 – T) = 6.5% × (1 – 20%) = 5.2%

WACC = kdt × wd + kp × wp + ks × ws = 5.2% × 57.14% + 16.18% × 42.86% 9.91%

Định giá công ty, định giá cổ phiếu

Việc định giá công ty không chỉ đơn thuần là việc xác định số tiền mà công ty có thể đạt được trên thị trường, mà còn là quá trình phân tích sâu rộng về cơ cấu tài chính, triển vọng phát triển và nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến giá trị thực sự của doanh nghiệp Để định giá một doanh nghiệp, công ty ta có nhiều cách khác nhau, nhưng ở bài báo cáo này nhóm em sẽ sử dụng phương pháp định giá theo tài sản Đây là phương pháp ước tính giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua tính tổng giá trị của các tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của doanh nghiệp cần thẩm định giá Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, có thể phản ánh giá trị tài sản cố định của công ty và cung cấp một cái nhìn tổng quan về giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm đó Tuy nhiên, phương pháp lại ít được sử dụng trong thực tế vì quá mang tính lý thuyết Ngoài ra, để xác định được giá trị thực tế của các tài sản hiện có là điều không hề dễ dàng Khi nói đến tài sản, doanh nghiệp sẽ cần phải cân nhắc đến các yếu tố như chi phí, thuế phải trả, các tài sản vô hình như uy tín và thương hiệu,… Những yếu tố này thường được quyết định một cách chủ quan theo ý muốn của người định giá dẫn đến khó phản ảnh thực tế giá trị doanh nghiệp

Giá trị công ty = Tổng tài sản

Năm 2021 2022 2023 Định giá công ty 62,971,404,814,942 55,834,095,614,049 60,111,237,212,724

Bảng 2.4.1 Giá trị của MWG qua các năm (2021 - 2023)

2.4.2 Định giá cổ phiếu a Phương pháp P/E

P/E (Price to Earning Ratio) là chỉ số giá trên thu nhập Cụ thể P/E là chỉ số giữa giá một cổ phiếu (Price) so với thu nhập trên một cổ phiếu đó (được gọi là Earning, hay chính là EPS – Earning per share) Đây là chỉ số so sánh giữa giá giao dịch của cổ phiếu trên thị trường (tức là số tiền nhà đầu tư phải bỏ ra để sở hữu một cổ phiếu) so với số tiền lãi thực tế thu được từ cổ phiếu đó Được sử dụng để định giá giá trị thực của cổ phiếu, đồng thời P/E giúp nhà đầu tư xác định tỷ lệ hòa vốn

P/E = Giá thị trường (Giá của cổ phiếu) / EPS (Thu Nhập mỗi cổ phiếu)

Giá thị trường của cổ phiếu 134,300 42,900 42,800

Bảng 2.4.2.a Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E (2021 - 2023) b Phương pháp P/B

Chỉ số P/B (Price to Book ratio) Price to book ratio, đây là chỉnh số quan trọng áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực tài chính từ ngân hàng cho đến chứng khoán P/b trong chứng khoán được sử dụng để so sánh giá một cổ phiếu hiện tại, với giá trị được ghi chép trên sổ của cổ phiếu đó P/b thể hiện tỷ số giữa giá cổ phiếu gấp bao nhiêu so với tài sản ròng của tổ chức, doanh nghiệp P/b được nhà đầu tư dùng để phân tích phán đoán để định giá cổ phiếu, xem thấp hay cao hơn giá trị thực của nó

Từ đó đưa ra các quyết định mua và bán phù hợp

P/B = Giá thị trường (Giá của cổ phiếu / Giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu (BVPS)

Giá thị trường của cổ phiếu 134,300 42,900 42,800

Bảng 2.4.2.b Định giá cổ phiểu bằng chỉ số P/B (2021 - 2023)

Tỷ số P/B của công ty trong 3 năm có sự thay đổi đáng kể nhất là 2021 so với

2022 & 2023 Tỷ số P/B cao hơn cho thấy thị trường đánh giá MWG cao hơn so với giá trị tài sản sổ sách của công ty Chỉ số P/B >1 đồng nghĩa với việc công ty có nhiều kỳ vọng, dự đoán là doanh nghiệp doanh rất tốt tương lai Do đó, nhà đầu tư có thể tự tin bỏ ra số tiền cao hơn giá ghi sổ để mua cổ phiếu c Định giá cổ phiếu khác

Ngoài các phương pháp P/E và P/B để định giá cổ phiếu, ta còn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác như: Phương pháp P/S, theo chiết khấu dòng tiền, chiết khấu cổ tức, phương pháp PEG, phương pháp EV/EBIT v…v Các phương pháp định giá cổ phiếu khác nhau đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, và thích hợp cho từng loại công ty cụ thể Ví dụ, phương pháp P/E (phản ánh khả năng sinh lời của công ty, nhưng không xem xét các yếu tố tài chính khác), phương pháp DCF (Discounted Cash Flow) có thể đánh giá giá trị tương lai của công ty dựa trên dòng tiền, nhưng đòi hỏi nhiều giả định và dự báo v…v Việc lựa chọn phương pháp định giá phù hợp sẽ phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng công ty và tình hình thị trường cổ phiếu

Các phương pháp định giá khác:

Bảng 2.4.2.c Định giá cổ phiếu bằng phương pháp khác

Dựa vào việc phân tích các tỷ số tài chính thông qua tình hình tài chính và định giá công ty, định giá cổ phiếu, ta có thể thấy, Công ty Cổ phần đầu tư Thế giới di động đã chứng minh được sức mạnh của mình thông qua việc duy trì tốc độ tăng trưởng, kết quả kinh doanh ấn tượng trong doanh số bán hàng và lợi nhuận Công ty đã mở rộng mạng lưới cửa hàng và phát triển dịch vụ bảo hành, hậu mãi để tạo sự tin cậy từ phía khách hàng Chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh trở thành kênh tăng trưởng chính trong doanh thu, khi trung bình mỗi cửa hàng này có thể đạt 1,77 tỷ đồng/tháng Bên cạnh đó, doanh thu của chuỗi cửa hàng TGDĐ và ĐMX cũng đang có dấu hiệu phụ hồi sau khi trải qua mức đáy trong vào quý 2/2023 và dự kiến sẽ có tiến triển tốt hơn khi nền kinh tế cải thiện Việc tái cấu trúc và đóng cửa những cửa hàng không hiệu quả giúp cho chỉ tiêu SSSG và EBITDA trên một cửa hàng được tối ưu hơn.

Mặc dù có tiềm năng phát triển rất lớn, nhưng thị trường kinh tế luôn thay đổi không ngừng và tiềm ẩn những biến động khiến ta khó đoán MWG phải đối mặt với rủi ro cầu tiêu dùng phục hồi sau nền kinh tế ảm đạm của đại dịch và rủi ro cạnh tranh giá kéo dài, khiến khả năng phục hồi của lợi nhuận chậm Thêm vào đó, đối thủ cạnh tranh khốc liệt của Thế giới di động – FPT cũng là một đối thủ đáng gờm mà công ty không thể lơ là được.

Như vậy, dựa trên các chỉ số tài chính, chúng ta có thể kết luận rằng Công ty

Cổ phần Đầu tư Thế giới di động vẫn đang trên đà phát triển, việc đầu tư vào cổ phiếu của công ty MWG có thể mang lại khả năng sinh lời cao cho nhà đầu tư Tuy nhiên, việc đầu tư vào cổ phiếu luôn đi kèm với rủi ro và nhà đầu tư cần phải xem xét kỹ lưỡng các yếu tố khác như tình hình kinh doanh, chiến lược phát triển, và tình hình thị trường trước khi quyết định có nên đầu tư hay không để đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư.

Ngày đăng: 13/07/2024, 17:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Kim Khánh. (2021). CÔNG TY TNHH MTV 4K FARM: HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH LIÊN KẾT SẢN XUẤTTruy cập từ: https://ketnoinonglamthuysan-sonnptnt.baria-vungtau.gov.vn/tin-tuc/cong-ty-tnhh-mtv-4k-farm-hieu-qua-tu-mo-hinh-lien-ket-san-xuat Sách, tạp chí
Tiêu đề: CÔNG TY TNHH MTV 4K FARM: HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH LIÊN KẾT SẢN XUẤT
Tác giả: Kim Khánh
Năm: 2021
[4] mwg.vn. (2020). Giới thiệu chung Truy cập từ: https://mwg.vn/cong-ty/gioi-thieu-chung/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu chung
Tác giả: mwg.vn
Năm: 2020
[5] tran kim hien. (2023). MWG là gì? Tìm hiểu về MWG, logo Thế Giới Di Động có ý nghĩa thế nào?Truy cập từ: https://www.thegioididong.com/hoi-dap/y-nghia-logo-cua-the-gioi-di-dong-la-gi-651567 Sách, tạp chí
Tiêu đề: MWG là gì? Tìm hiểu về MWG, logo Thế Giới Di Động có ý nghĩa thế nào
Tác giả: tran kim hien
Năm: 2023
[6] TranTrungKien274. (2018). MWG đã vượt mặt VNM, Thaco, Doji, Hoà Phát Truy cập từ: https://f319.com/threads/mwg-da-vuot-mat-vnm-thaco-doji-hoa-phat.1241965/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: MWG đã vượt mặt VNM, Thaco, Doji, Hoà Phát
Tác giả: TranTrungKien274
Năm: 2018
[7] brademar.com. Khách hàng mục tiêu của Thegioididong Truy cập từ: https://brademar.com/khach-hang-muc-tieu-cua-thegioididong/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khách hàng mục tiêu của Thegioididong
[8] Hà My. (2023). VCBS: Thế Giới Di Động đã chiếm tới 45% thị phần Apple tại Việt Nam sau chiến lược cạnh tranh giá rẻTruy cập từ: https://s.cafef.vn/mwg-1801213/vcbs-the-gioi-di-dong-da-chiem-toi-45-thi-phan-apple-tai-viet-nam-sau-chien-luoc-canh-tranh-gia-re.chn Sách, tạp chí
Tiêu đề: VCBS: Thế Giới Di Động đã chiếm tới 45% thị phần Apple tại Việt Nam sau chiến lược cạnh tranh giá rẻ
Tác giả: Hà My
Năm: 2023
[9] finance.vietstock.vn. (2024). Báo cáo tài chính Hợp nhất quý 4 năm 2024 Truy cập từ: https://finance.vietstock.vn/mwg/tai-tai-lieu.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tài chính Hợp nhất quý 4 năm 2024
Tác giả: finance.vietstock.vn
Năm: 2024
[12] Babuki JSC. (2021). Những kết quả kinh doanh nổi bật của Thế giới di động (TGDD) năm 2020Truy cập từ: https://babuki.vn/ket-qua-kinh-doanh-noi-bat-cua-the-gioi-di-dong-tgdd-nam-2020-va-tam-nhin-2030/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những kết quả kinh doanh nổi bật của Thế giới di động (TGDD) năm 2020
Tác giả: Babuki JSC
Năm: 2021
[13] mivogi.com. (2020). MWG| Hành trình 15 năm của Thế Giới Di Động Truy cập từ: https://vieclam.thegioididong.com/tin-tuc/mwg-hanh-trinh-15-nam-cua-the-gioi-di-dong-49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: MWG| Hành trình 15 năm của Thế Giới Di Động
Tác giả: mivogi.com
Năm: 2020
[14] Duy Quang. (2024). Thế giới Di động (MWG) hợp tác với Xiaomi nhắm mục tiêu bán 1,2 triệu máy năm nayTruy cập từ: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/the-gioi-di-dong-mwg-hop-tac-voi-xiaomi-nham-muc-tieu-ban-12-trieu-may-nam-nay-116251.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới Di động (MWG) hợp tác với Xiaomi nhắm mục tiêu bán 1,2 triệu máy năm nay
Tác giả: Duy Quang
Năm: 2024
[15] Phương Linh. (2023). Đóng loạt cửa hàng, doanh thu Thế Giới Di Động sụt giảm sau khi vừa tăng trưởng mạnh trong tháng 10Truy cập từ: https://s.cafef.vn/mwg-1919111/dong-loat-cua-hang-doanh-thu-the-gioi-di-dong-sut-giam-sau-khi-vua-tang-truong-manh-trong-thang-10.chn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đóng loạt cửa hàng, doanh thu Thế Giới Di Động sụt giảm sau khi vừa tăng trưởng mạnh trong tháng 10
Tác giả: Phương Linh
Năm: 2023
[16] Khắc Ngọc. (12/02/2019). Doanh thu Online Thế Giới Di Động năm 2018: Tăng trưởng 116%, đạt 12.350 tỷ đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh thu Online Thế Giới Di Động năm 2018
[17] Vietstock. (2023). Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2020 . Truy cập từ:https://static2.vietstock.vn/data/HOSE/2023/BCTC/VN/QUY%204/MWG_Baocaotaichinh_Q4_2023_Hopnhat.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2020
Tác giả: Vietstock
Năm: 2023
[18] CafeF. (2024). Báo cáo cập nhật MWG 4Q2023. Truy cập từ:https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/MWG_140823_FNS21082023092349.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo cập nhật MWG 4Q2023
Tác giả: CafeF
Năm: 2024
[19] aswans. (19/01/2024). Báo cáo phân tích Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động – MWG.Truy cập từ: https://www.aseansc.com.vn/bao-cao-phan-tich-cong-ty-co-phan-dau-tu-the-gioi-di-dong-mwg/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo phân tích Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động – MWG
[20] vietstock. (2023). Báo Cáo 2022 Thường Niên – Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thế Giới Di Động.Truy cập từ: https://s.net.vn/t77b Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo Cáo 2022 Thường Niên – Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thế Giới Di Động
Tác giả: vietstock
Năm: 2023
[21] cafef. (2023). BÁO CÁO PHÂN TÍCH CTCP ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG (HSX-MWG).Truy cập từ: https://s.net.vn/V0f3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: BÁO CÁO PHÂN TÍCH CTCP ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG (HSX-MWG)
Tác giả: cafef
Năm: 2023
[1] Anh Dũng. (2022). Điện Máy Xanh: Lịch sử hình thành, phát triển và cơ hội việc làm Khác
[10] Duy Quang. (2023). Thế giới Di Động (MWG): Tiếp tục chiến lược giá thấp, Bách Hoá Xanh kỳ vọng hoà vốn cuối năm nay Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 Logo MWG  Nguồn: Thegioididong.com - đề tài phân tích và định giá công ty cổ phần đầu tư thế giới di động
Hình 1 Logo MWG Nguồn: Thegioididong.com (Trang 9)
Hình 4 Cam kết của MWG  Nguồn: Thegioididong.com - đề tài phân tích và định giá công ty cổ phần đầu tư thế giới di động
Hình 4 Cam kết của MWG Nguồn: Thegioididong.com (Trang 10)
Hình 3 Logo các công ty con của MWG  Nguồn: Thegioididong.com - đề tài phân tích và định giá công ty cổ phần đầu tư thế giới di động
Hình 3 Logo các công ty con của MWG Nguồn: Thegioididong.com (Trang 10)
Hình 2 Logo trụ sở MWG  Nguồn: Thegioididong.com - đề tài phân tích và định giá công ty cổ phần đầu tư thế giới di động
Hình 2 Logo trụ sở MWG Nguồn: Thegioididong.com (Trang 10)
Hình 5 Logo các công ty con của MWG  Nguồn: Thegioididong.com - đề tài phân tích và định giá công ty cổ phần đầu tư thế giới di động
Hình 5 Logo các công ty con của MWG Nguồn: Thegioididong.com (Trang 12)
Hình 6 Thị phần phân phối của MWG lĩnh vực điện tử di động và điện máy  2015 - đề tài phân tích và định giá công ty cổ phần đầu tư thế giới di động
Hình 6 Thị phần phân phối của MWG lĩnh vực điện tử di động và điện máy 2015 (Trang 14)
Hình 7 Những công cy bán lẻ uy tín năm 2023 - đề tài phân tích và định giá công ty cổ phần đầu tư thế giới di động
Hình 7 Những công cy bán lẻ uy tín năm 2023 (Trang 14)
Hình 8 Doanh thu mảng Online của Thế Giới Di Động và FPT Retail - đề tài phân tích và định giá công ty cổ phần đầu tư thế giới di động
Hình 8 Doanh thu mảng Online của Thế Giới Di Động và FPT Retail (Trang 19)
Hình 9 Biểu đồ kết quả kinh doanh của MWG. - đề tài phân tích và định giá công ty cổ phần đầu tư thế giới di động
Hình 9 Biểu đồ kết quả kinh doanh của MWG (Trang 21)
Hình 10 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh MWG - đề tài phân tích và định giá công ty cổ phần đầu tư thế giới di động
Hình 10 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh MWG (Trang 23)
Hình 11 Thế Giới Di Động (TGDĐ) và Xiaomi Việt Nam ký kết hợp tác 2024 - đề tài phân tích và định giá công ty cổ phần đầu tư thế giới di động
Hình 11 Thế Giới Di Động (TGDĐ) và Xiaomi Việt Nam ký kết hợp tác 2024 (Trang 25)
Hình 12  Biểu đồ thống kê doanh thu các mảng trong quý 1 của công ty qua các năm - đề tài phân tích và định giá công ty cổ phần đầu tư thế giới di động
Hình 12 Biểu đồ thống kê doanh thu các mảng trong quý 1 của công ty qua các năm (Trang 27)
Hình 13 Biểu đồ tóm tắt KQKD cả năm 2022 MWG - đề tài phân tích và định giá công ty cổ phần đầu tư thế giới di động
Hình 13 Biểu đồ tóm tắt KQKD cả năm 2022 MWG (Trang 28)
Hình 14 Bảng cân đối kế toán MWG 2022 (Bản hợp nhất) - đề tài phân tích và định giá công ty cổ phần đầu tư thế giới di động
Hình 14 Bảng cân đối kế toán MWG 2022 (Bản hợp nhất) (Trang 30)
Hình 15 Bảng cân đối kế toán MWG 2022 (Bản hợp nhất) - đề tài phân tích và định giá công ty cổ phần đầu tư thế giới di động
Hình 15 Bảng cân đối kế toán MWG 2022 (Bản hợp nhất) (Trang 32)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w