1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận phân tích nhận định được nêu ra trong đại hội vi đổimới là vấn đề cấp thiết có ý nghĩa sống còn đối với xây dựngchủ nghĩa xã hội ở nước ta

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Về đánh giá tình hình: Đảng ta đã mắc phải những sai lầm trong việc đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và bước đi của đất nước, từ đó đề ra những chủ trương, chính sách nóng vội, và k

Trang 1

“Phân tích nhận định được nêu ra trong Đại hội VI: “Đổimới là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa sống còn đối với xây dựngchủ nghĩa xã hội ở nước ta” Liên hệ trách nhiệm của sinh

viên trong xây dựng bảo vệ Tổ quốc hiện nay.”

Trang 2

- Vắng mặt: Có lý do: Không lý do: Tên bài tập: Bài tập nhóm

Môn học: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Đề bài: Đề số 5

Kết quả như sau:

Kí tên 7 452907 Nguyễn Quang Minh Phần II

10 452910 Nguyễn Thanh Thanh Chúc Phần II 11 452911 Nguyễn Thu Trang Phần I.3 12 452912 Hoàng Minh Thùy Phần I.3

14 452914 Hoàng Thị Kiều Nhi Phần II 15 452915 Nguyễn Hương Thảo Powerpoint 16 452916 Dương Thị Hồng Nhung Phần I.4

Trang 3

17 452917 Nguyễn Thị Ngọc Phụng Phần I.4 18 452918 Nguyễn Hồng Ánh Phần I.1 19 452919 Nguyễn Thị Thu Hiền Phần I.1

Kết quả điểm bài viết:

Kết quả điểm thuyết trình: Điểm kết luận cuối cùng:

, ngày tháng năm 2022

Nhóm trưởng

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Nhóm trưởng: Nguyễn Ngọc Thu SĐT: 0904194412

Gmail: ngocthu14302@gmail.com

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I Tại sao Đổi mới là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa sống còn đối với xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta? 1

1 Đại hội VI chỉ ra sáu sai lầm khuyết điểm trong 10 năm xây dựng Chủ nghĩa xã hội giai đoạn 1975 - 1986 1

2 Đại hội VI chỉ ra nguyên nhân, tính chất dẫn đến sáu sai lầm khuyết điểm trong 10 năm xây dựng Chủ nghĩa xã hội giai đoạn 1975 - 1986 4

3 Đại hội VI chỉ ra mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể cho công cuộc đổi mới toàn diện 5

4 Đại hội VI chỉ ra các giải pháp cho công cuộc đổi mới toàn diện 7

II Trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng bảo vệ Tổ quốc hiện nay 9

KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 6

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

I Tại sao Đổi mới là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa sống còn đối với xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta?

1 Đại hội VI chỉ ra sáu sai lầm khuyết điểm trong 10 năm xây dựng Chủ nghĩa xã hội giai đoạn 1975 - 1986

Đại hội VI cũng đã chỉ ra 6 sai lầm khuyết điểm trong 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội giai đoạn 1975 - 1986, cụ thể:

1.1 Về đánh giá tình hình:

Đảng ta đã mắc phải những sai lầm trong việc đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và bước đi của đất nước, từ đó đề ra những chủ trương, chính sách nóng vội, và không thể thực hiện được như việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng với quy mô lớn, việc đề ra các chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp và công nghiệp vượt quá khả năng thực tế… Điều này làm cho nền kinh tế bị mất cân bằng nghiêm trọng; tỷ lệ lạm phát cao quá mức, tăng 300% năm 1985 lên 774% năm 1986 ; các hiện1 tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật hay vượt biên trái phép diễn ra khá phổ biến; đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế – xã hội Ở đây dùng ảnh kiểu biểu đồ lạm phát, vượt biên, khủng hoàng kinh tế,…

1.2 Về cơ cấu kinh tế:

Đảng đã chủ quan, nóng vội đề ra một số chủ trương quá lớn về quy mô, quá cao về nhịp độ xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất , cụ thể, Đại hội IV chủ2 trương đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa bằng việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, xây dựng cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp… Đây có lẽ chính là nguyên nhân làm cho sản xuất gần như dậm chân tại chỗ, năng suất lao động giảm, lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu đều trở nên khan hiếm…

1.3 Về cơ chế quản lý kinh tế:

thật, tr 129.

Trang 7

Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã đáp ứng được yêu cầu của thời chiến, Nhà nước thực hiện bao cấp hoàn toàn, giúp cho người chiến sĩ ra chiến trường cũng yên tâm phục vụ chiến đấu hơn, bởi vì họ không còn phải lo nghĩ đến chuyện gia đình, vợ con ở nhà, mọi thứ đã được nhà nước bao cấp Có thể khẳng định, chính vì điều này mà Đảng quyết định áp dụng lâu dài cơ chế quản lý này mà không hề phát hiện ra những khiếm khuyết mà nó mang lại cho nền kinh tế Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất đã biến các tư liệu sản xuất chủ yếu của nền kinh tế quốc dân trở thành vô chủ, được sử dụng bừa bãi, lãng phí, thủ tiêu sự cạnh tranh, không kích thích tính năng động và sáng tạo, gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội như tham ô, lãng phí Đội ngũ cán bộ công chức của các cơ quan hành chính Nhà nước trở nên quan liêu, lộng quyền, hách dịch khi mà các cơ quan này can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp…

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ, xu thế đối thoại trên thế giới đang dần thay thế xu thế đối đầu , việc duy3 trì quá lâu cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, buông lỏng chuyên chính vô sản trong quản lý kinh tế đã làm cho cơ chế này ngày càng bộc lộ những khiếm khuyết của nó, làm cho nền kinh tế nước ta trở nên trì trệ, lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

1.4 Về bộ máy nhà nước:

Bộ máy nhà nước của ta còn cồng kềnh và kém hiệu lực Thứ nhất, cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp là nguyên nhân trực tiếp làm cho bộ máy nặng nề, nhiều tầng, nhiều nấc Thứ hai, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức và chức năng, tiêu chuẩn cán bộ chưa được xác định rõ ràng Một số ngành ở trung ương và địa phương đang có xu hướng chia tách thành nhiều cơ quan và đơn vị chuyên môn hóa theo lối khép kín; nhiều tổ chức trùng lắp, chồng chéo; nhiều trường hợp bố trí cán bộ, nhân viên không tương xứng với nhiệm vụ Thứ ba, chế độ trách nhiệm không rõ ràng Phong cách làm việc nặng về hình thức, giấy tờ, hội họp quá nhiều, mà quyết định thì chậm, thiếu cơ sở khoa học, nhiều c khi không dứt khoát, việc tổ chức thực hiện lại yếu Ở mấy chỗ có thứ 123 tnay thì copy vào slides thêm ảnh thì tốt k thì ksao

1.5 Phân phối lưu thông:

Suốt 5 năm qua, lĩnh vực phân phối, lưu thông luôn luôn căng thẳng và rối ren, vật giá tăng nhanh đang tác động tiêu cực đến sản xuất, đời sống và xã hội.

Trang 8

Các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã dành nhiều thời giờ vào công việc này, mà chưa đưa ra các giải pháp thật sự có hiệu quả Thứ nhất, sai lầm trong vấn đề bố trí cơ cấu kinh tế là tác hại của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp tồn tại nhiều năm trong quản lý kinh tế, dẫn tới sản xuất chậm phát triển, mâu thuẫn giữa cung và cầu ngày càng gay gắt Thứ hai, chưa có chính sách cơ bản về tài chính gắn liền với chính sách đúng đắn về giá cả, tiền tệ - tín dụng, tiền lương Việc sử dụng các nguồn vốn vay và viện trợ kém hiệu quả, tiêu dùng nguồn vốn từ bên ngoài và quỹ khấu hao cơ bản Tất cả những cái đó gây ra thâm hụt ngân sách, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lạm phát trầm trọng Thứ ba, việc giải quyết vấn đề giá, lương, tiền đã phạm sai lầm Thiếu biện pháp đồng bộ và có hiệu quả để Nhà nước nắm được hàng và tiền

1.6 Cải tạo Xã hội chủ nghĩa:

Đi đôi với việc ra sức xây dựng những cơ sở và lực lượng kinh tế mới, phải rất coi trọng cải tạo và sử dụng tốt các cơ sở và lực lượng kinh tế sẵn có bằng những hình thức và bước đi thích hợp Nhưng chúng ta chưa xác định rõ ràng, nhất quán những quan điểm, chủ trương và chính sách chỉ đạo công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, mà đã có những biểu hiện nóng vội muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh đối với kinh tế tiểu sản xuất hàng hoá, ít chú ý những đặc điểm về tính chất của từng ngành, từng nghề, để lựa chọn hình thức tổ chức thích hợp, có xu hướng muốn tổ chức ngay các hợp tác xã quy mô lớn, không tính đến khả năng trang bị kỹ thuật, trình độ quản lý và năng lực của cán bộ về nội dung cải tạo, thường nhấn mạnh việc thay đổi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất mà không coi trọng giải quyết các vấn đề tổ chức quản lý và chế độ phân phối Cách làm thường theo kiểu chiến dịch, gò ép, chạy theo số lượng, coi nhẹ chất lượng và hiệu quả; sau những đợt làm nóng vội, lại buông lỏng Do đó, không ít tổ chức kinh tế được gọi là công tư hợp doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, chỉ có hình thức, không có thực chất của quan hệ sản xuất mới Việc chưa sắp xếp lại các ngành và các cơ sở sản xuất, chậm thay đổi cơ chế quản lý kinh tế đã dẫn tới làm suy yếu vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh, làm cho kinh tế tập thể chậm được củng cố, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác

Trang 9

2 Đại hội VI chỉ ra nguyên nhân, tính chất dẫn đến sáu sai lầm khuyết điểm trong 10 năm xây dựng Chủ nghĩa xã hội giai đoạn 1975 - 1986

Đại hội đã nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá thành tựu, nghiêm túc kiểm điểm, chỉ rõ những sai lầm, khuyết điểm của Đảng trong thời kỳ 1975-1986 4

Những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm ấy, đặc biệt là những sai lầm về chính sách kinh tế, là bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan, là khuynh hướng buông lỏng trong quản lý kinh tế, xã hội, không chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và nguyên tắc của Đảng Đó là tư tưởng tiểu tư sản, vừa "tả" khuynh vừa “hữu” khuynh

Trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, đất nước vừa trải qua nhiều năm chiến tranh, cơ chế tập trung, quan liêu, hành chính mệnh lệnh đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người, việc đổi mới tư duy và phương thức lãnh đạo của Đảng phù hợp với điều kiện mới chưa được đặt ra một cách đúng mức Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, một mặt, tạo ra những thuận lợi vô cùng to lớn cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; mặt khác, cũng tạo ra tâm lý chủ quan duy ý chí cản trở sự phát triển nhận thức của Đảng

Những sai lầm và khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế, xã hội bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.

Bộ Giáo dục và Đào tạo,

Trang 10

Trong lĩnh vực tư tưởng và tổ chức, Đảng ta đã làm được một số việc có kết quả tốt, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ có một bước trưởng thành, đã có nhiều kinh nghiệm mới về xây dựng đảng trong điều kiện đảng cầm quyền Nhưng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, trước những biến động và thử thách của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, hoạt động tư tưởng và tổ chức của Đảng đã không theo kịp yêu cầu của cách mạng Trong lĩnh vực tư tưởng, đã bộc lộ sự lạc hậu về nhận thức lý luận và vận dụng các quy luật đang hoạt động trong thời kỳ quá độ; đã mắc bệnh duy ý chí, giản đơn hoá, muốn thực hiện nhanh chóng nhiều mục tiêu của chủ nghĩa xã hội trong điều kiện nước ta mới ở chặng đường đầu tiên Chúng ta đã có những thành kiến không đúng, trên thực tế, chưa thật sự thừa nhận những quy luật của sản xuất hàng hoá đang tồn tại khách quan; do đó, không chú ý vận dụng chúng vào việc chế định các chủ trương, chính sách kinh tế Chưa chú ý đầy đủ việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của mình và nghiên cứu kinh nghiệm của các nước anh em

Trong công tác tổ chức, khuyết điểm lớn nhất là sự trì trệ, chậm đổi mới công tác cán bộ Việc lựa chọn, bố trí cán bộ vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp còn theo một số quan niệm cũ kỹ và tiêu chuẩn không đúng đắn, mang nặng tính hình thức, không xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ chính trị và yêu cầu của công việc; cách làm lại thiếu quy hoạch, chưa chú ý lắng nghe ý kiến của quần chúng Công tác giáo dục và quản lý cán bộ, đảng viên thiếu chặt chẽ Phong cách lãnh đạo và lề lối làm việc mang nặng chủ nghĩa quan liêu, lời nói không đi đôi với việc làm, không tuân thủ quy trình làm việc, ra quyết định Việc chỉ đạo, điều hành thường không tập trung, thiếu kiên quyết và nhất quán

Về mặt tổ chức, đã để cho bộ máy nhà nước, bộ máy của Đảng và các đoàn thể phình ra quá lớn, chồng chéo và phân tán Ở đây tìm dc ảnh sơ đồ bộ máy nhà nước thì tốt Những sai lầm và khuyết điểm trong công tác lãnh đạo của Đảng trước hết thuộc về trách nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hội đồng Bộ trưởng Cần nhấn mạnh rằng, việc chậm bố trí đúng sự chuyển tiếp hạt nhân lãnh đạo là một nguyên nhân trực tiếp làm cho sự lãnh đạo của Đảng trong những năm gần đây không đáp ứng những đòi hỏi của tình hình mới Ban Chấp hành Trung ương xin tự phê bình nghiêm túc về những khuyết điểm của mình trước Đại hội.5

Đảng Cộng sản Việt Nam: , tập 47, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,

Trang 11

1995-3 Đại hội VI chỉ ra mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể cho công cuộc đổi mới toàn diện.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6/1996) nhìn lại 10 năm đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng chuyển đất nước ta sang một thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, công bằng, văn minh, vì hạnh phúc của nhân dân, tình hữu nghị và sự hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

Mục tiêu tổng quát thường là đích đến cuối cùng của nghiên cứu, nhằm giải quyết một hoặc nhiều vấn đề lớn, trên một diện tác động rộng Tại Đại hội VI, Đảng khẳng định đổi mới là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa sống còn đối với nước ta, Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới, trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế; thực hiện ba chương trình kinh tế về lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng; hàng xuất khẩu Việc cải tạo xã hội chủ nghĩa nhất thiết phải theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để xác định bước đi và hình thức thích hợp; phải xuất phát từ thực tế của nước ta và vận dụng quan điểm của Lê-nin coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa phải xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cả ba mặt xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa.

Đại hội xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là về nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta xác định: “

” Trong khi đặt nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội lên hàng đầu, Đại hội vẫn khẳng định phải “đề cao cảnh giác, tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh của đất nước, quyết đánh thắng kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, bảo đảm chủ động trong mọi tình huống để bảo vệ Tổ quốc.6

Về công tác xây dựng Đảng, Đại hội xác định, để chuyển biến tình hình, Đảng ta trước hết phải thay đổi nhận thức, đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác Nâng cao chất lượng đảng viên và sức mạnh chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng là nhiệm vụ quan trọng, vừa cơ bản, vừa cấp bách của công tác xây dựng Đảng Đi đôi với việc xác định đúng chức năng, nhiệm vụ quản lý của các cấp, các ngành, phải đổi mới cơ cấu tổ chức bộ

Trang 12

máy quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý.

Mục tiêu cụ thể là những việc sẽ phải làm để đạt được đích đặt ra trong mục tiêu tổng quát Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, để biến mục tiêu đó thành hiện thực, điều quan trọng hàng đầu là đổi mới chính sách kinh tế, chính sách xã hội, nhằm khai thác nhanh và có hiệu quả mọi khả năng hiện có và tiềm tàng của nền kinh tế Cụ thể là, bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư; xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế Ở đây dùng dấu suy ra => Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế Phát huy mạnh mẽ và đồng bộ khoa học - kỹ thuật Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại,

4 Đại hội VI chỉ ra các giải pháp cho công cuộc đổi mới toàn diện.

Điều quan trọng đầu tiên là “Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp” 7

về kinh tế, Đảng từng bước hoàn thiện nhận thức về đổi mới kinh tế,8 theo đó, đổi mới kinh tế là quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung, bao cấp, chủ yếu dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và tập thể sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng theo định hướng XHCN Công cuộc đổi mới nền kinh tế là bước chuyển từ nền kinh tế cơ bản là “khép kín” sang nền kinh tế “mở”, hội nhập, kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái Cho nên, ngay từ khi mới bắt đầu quá trình đổi mới, Đảng xác định ổn định kinh tế

về chính trị Đổi mới chính trị là đổi mới tư duy chính trị về CNXH và con đường đi lên CNXH; đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị Trước hết là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước XHCN nhằm giữ vững ổn định chính trị để xây dựng chế độ XHCN ngày càng vững mạnh; thực hiện tốt nền dân chủ XHCN nhằm phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân do Đảng lãnh đạo.

Đảng Cộng sản Việt Nam: , Nxb Chính trị quốc gia, H, 2006, t.49 tr.968.Đảng Cộng sản Việt Nam: , Nxb Chính trị quốc gia, H, 2006, t.49 tr.968

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w