Các dữ liệu trong hồ sơ khách hàng cung cấp đa phần chưa được sắp xếp theo một trình tự nhất định, chưa theo nhóm tài liệu, vì vậy Luật sư cần nghiên cứu hồ sơ để có sự nhìn nhận một các
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU… 2
NỘI DUNG 2
I Khái quát chung về nghiên cứu hồ sơ và kĩ năng nghiên cứu hồ sơ 2
1 Cơ sở lý luận 2
2 Mục đích của việc nghiên cứu hồ sơ 2
3 Các công việc cần tiến hành trong quá trình nghiên cứu hồ sơ 3
4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu hồ sơ 5
II Tình huống 5
1 Tóm tắt vụ án 5
2 Các công việc cần tiến hành trong quá trình nghiên cứu hồ sơ 6
2.1 Đọc sơ bộ, đọc lướt hồ sơ 6
2.2 Sắp xếp hồ sơ, tài liệu 6
2.3 Đọc chi tiết 7
2.4 Phân tích vụ việc 8
2.5 Xác định câu hỏi pháp lí 9
a Về quan hệ hôn nhân 9
b Về quan hệ con cái 9
c Về quan hệ tài sản 10
KẾT LUẬN 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 2MỞ ĐẦU
Nghiên cứu hồ sơ là một trong những bước quan trọng trong quá trình tư vấn pháp luật Vấn đề của khách hàng có được giải quyết thỏa đáng hay không, năng lực và danh tiếng của văn phòng tư vấn có được khẳng định hay không đều do quá trình nghiên cứu
hồ sơ quyết định Vì thế, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ là một trong những kỹ năng cần
thiết của mỗi luật sư, tư vấn viên Tiểu luận này sẽ đi sâu vào “Phân tích kỹ năng
nghiên cứu hồ sơ Minh họa bằng tình huống thực tiễn” để làm rõ hơn về vẫn đề này
NỘI DUNG
I Khái quát chung về nghiên cứu hồ sơ và kĩ năng nghiên cứu hồ sơ
1 Cơ sở lý luận
Hồ sơ vụ việc là tổng hợp các văn bản, tài liệu, thông tin được khách hàng cung cấp cho Luật sư Các dữ liệu trong hồ sơ khách hàng cung cấp đa phần chưa được sắp xếp theo một trình tự nhất định, chưa theo nhóm tài liệu, vì vậy Luật sư cần nghiên cứu
hồ sơ để có sự nhìn nhận một cách tổng thể các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để có phương pháp nghiên cứu khoa học, hiệu quả để đem lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.
Nghiên cứu hồ sơ là tổng hợp các hoạt động của Luật sư bao gồm xem xét, đọc, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, đánh giá các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ Trên cơ sở đó, luật sư xác định những vấn đề trao đổi, đề xuất với khách hàng nhằm xác minh, thu thập thêm tài liệu, giải quyết mâu thuẫn trong vụ việc, tránh tư tưởng chủ quan chỉ nghiên cứu tài liệu mà mình cho là quan trọng, các tình tiết nhỏ lại bỏ qua.
Hoạt động nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc, xác định vấn đề tư vấn nằm ở bước thứ ba và bước thứ tư sau khi Luật sư đã ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng Chính vì vậy, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng của Luật sư trong việc tư vấn pháp luật cho khách hàng Với sự khách quan không đánh giá, nhìn nhận vấn đề, Luật sư cần xem hoạt động nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc, xác định vấn đề tư vấn như một biện pháp để kiểm tra lại “nguyên liệu”, “vật liệu” và các “chất phụ gia” mà Luật sư sẽ phải sử dụng khi đưa ra ý kiến tư vấn Nếu không có kỹ năng này, Luật sư sẽ bỏ sót rất nhiều chi tiết quan trọng, có thể
là mấu chốt của vụ việc dẫn đến cái nhìn sai lệch về vấn đề, từ đó đưa ra những ý kiến
tư vấn không bảo vệ được lợi ích tối đa cho thân chủ của mình.
2 Mục đích của việc nghiên cứu hồ sơ
Việc nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc, xác định vấn đề tư vấn hướng tới những mục đích sau:
Thứ nhất, nghiên cứu hồ sơ nhằm nắm bắt được bối cảnh tư vấn Để đưa ra được
ý kiến tư vấn cho khách hàng, Luật sư cần phải tiếp tục dành thời gian thích đáng để nghiên cứu hồ sơ, hiểu được “câu chuyện” của khách hàng Với những vụ việc có sự kiện, tình tiết tương đối rõ ràng, Luật sư có thể dễ dàng nhận biết được, hiểu được bối cảnh tư vấn Trên thực tế, đa phần những vụ việc của khách hàng đề nghị Luật sư tư
Trang 3vấn đều là những bài toán tương đối hóc búa với những thông số, dữ liệu phức tạp không dễ gì Luật sư có thể hiểu ngay được nếu như không có sự phân tích, so sánh đối chiếu giữa các tài liệu, chứng cứ với nhau và với nhũng thông tin do khách hàng trình bày bằng lời nói và với kiến thức và kinh nghiệm của Luật sư Công việc của Luật sư không đơn thuần là đọc và ghi nhận những thông tin từ hồ sơ mà cần phải so sánh, đối chiếu, lý giải, tìm hiểu, đặt câu hỏi xác minh, kiểm tra để hiểu một cách thực sự đời sống riêng của mỗi vụ, việc được yêu cầu tư vấn.
Thứ hai, nghiên cứu hồ sơ giúp củng cố hồ sơ vụ việc Trong quá trình này, Luật
sư sẽ kiểm tra lại những thông tin khách hàng cung cấp, lời trình bày của khách hàng
có tương thích với các tài liệu, chứng cứ có trong bộ hồ sơ vụ việc hay không Từ đó, Luật sư có thể phát hiện ra những điểm mâu thuẫn, không rõ ràng giữa các tài liệu, thông tin liên quan đến vụ việc nên phải tự tìm lời giải hoặc yêu cầu khách hàng giải thích, làm rõ những điểm mâu thuẫn, bất đồng đó
Thứ ba, nghiên cứu hồ sơ nhằm định hướng cho việc tra cứu văn bản quy phạm
pháp luật Thông qua việc làm rõ những thông tin liên quan đến vụ việc, Luật sư sẽ có những định hướng trong việc khoanh vùng để tra cứu, xác định văn bản pháp luật cụ thể áp dụng vào vụ việc của khách hàng.
Thứ tư, nghiên cứu hồ sơ tạo cơ sở cho việc soạn thảo thư tư vấn Để có thể đưa
ra ý kiến tư vấn dưới bất kỳ phương thức nào, bằng lời nói hoặc văn bản, Luật sư luôn cần đến những chứng cứ, tài liệu, tình tiết liên quan đến vụ việc Quá trình Luật sư nghiên cứu, phân tích vụ việc, đặc biệt là việc xác định vấn đề pháp lý của vụ việc sẽ là
cơ sở quan trọng để Luật sư hình thành “sường”, “khung” những vấn đề sẽ nhận định, đánh giá trong văn bản tư vấn Việc phác thảo cấu trúc nội dung thư tư vấn sẽ giúp Luật sư kiểm soát được tính logic, hợp lý, khoa học của lá thư tư vấn 1
3 Các công việc cần tiến hành trong quá trình nghiên cứu hồ sơ
Phương pháp, kỹ năng làm việc có ý nghĩa như những “kim chỉ nam” cho Luật
sư trong quá trình tác nghiệp Đối với hoạt động nghiên cứu hồ sơ nếu chúng ta không
có phương pháp, cách thức, đặt biệt không biết làm công việc gì trước, làm công việc
gì sau thì sẽ rất khó để nắm bắt được bối cảnh tư vấn chứ chưa nói đến việc khái quát hóa được nội dung hồ sơ, thẩm thấu được câu chuyện của khách hàng và cao hơn là bước vào quá trình phân tích các vấn đề pháp lý trong tương quan kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp về các quy phạm pháp luật hiện hành Một số gợi mở dưới đây sẽ giúp các Luật sư trẻ ý thức được các bước công việc cần thực hiện khi nghiên cứu hồ sơ
- Bước 1, Đọc sơ bộ, đọc lướt ( Skimming)
Mục đích giai đoạn này là kiểm tra xem hồ sơ vụ việc có bao nhiêu đầu văn bản, tài liệu Mỗi văn bản, tài liệu này có nội dung chính gì, tính liên quan, tầm quan
1 Trang 57, 58, 59, giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật, Học viện tư pháp, Nxb.CAND, 2012
Trang 4trọng khi Luật sư xử lý vụ việc Trong giai đoạn này, chúng ta cần đọc tên, tiêu đề của tài liệu; đọc trích yếu của tài liệu hoặc phần dẫn nhập của tài liệu; đọc mục lục đối với những tài liệu như dự án, kế hoạch và cuối cùng là kiểm tra thông tin về chủ thể lý và việc đóng dấu vào tài liệu.
- Bước 2: Sắp xếp hồ sơ tài liệu
Công tác sắp xếp tạo mục lục và đóng hồ sơ vụ việc rất cần thiết trong những vụ việc phức tạp, có nhiều đầu tài liệu, giấy tờ văn bản Luật sư không chỉ sử dụng những tài liệu đó một lần mà phải sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình xử lý vụ việc Có một số phương thức được sử dụng trong quá trình sắp xếp tài liệu như: sắp xếp theo diễn biến ngược hoặc diễn biến xuôi của sự việc; sắp xếp theo phân nhóm tài liệu; sắp xếp theo tầm quan trọng của tài liệu; sắp xếp theo sự kiến về tần xuất sử dụng từng loại hoặc phân nhóm tài liệu.
Việc sắp xếp hồ sơ tài liệu phải gắn liền với việc đánh số lập mục lục và/hoặc việc chia nhóm hồ sơ, tài liệu với những giấy tờ mầu giúp việc sử dụng hồ sơ được nhanh chóng và thuận tiện
- Bước 3: Đọc chi tiết
Đọc chi tiết cần có định hướng và chọn lựa tài loại tài liệu nào sẽ ưu tiên đọc trước Khi đã xác định được thứ tự tài liệu ưu tiên đọc, Luật sư thực hiện việc đọc chi tiết tài liệu Mục đích của giai đoạn này là đọc để nắm bắt những thông tin quan trọng trong vụ việc, bên cạnh đó Luật sư cần cố gắng nhớ được hoặc chí ít hình dung và định hướng được thông tin chứa đựng trong mỗi tài liệu Việc đánh dấu thông tin là một cách để tương tác với thông tin và ghi chú giá trị của thông tin để sử dụng cho các lần tiếp theo
Những ghi chú vào tài liệu còn có ý nghĩa quan trọng giúp Luật sư ghi nhận lại những ý tưởng vừa lóe sáng, những vấn đề cần tiếp tục khai thác, làm rõ, kết nối những mạch thông tin với nhau Có những ý nghĩ thoáng qua trong đầu nếu chúng ra không nhanh chóng ghi nhận lại trong quá trình đọc tài liệu rất có thể không còn cơ hội thứ hai để nhớ về điều đó.
- Bước 4: Tóm lược vụ việc
Bước này thường chỉ thực hiện đối với những vụ việc phức tạp có nhiều mốc thời gian, nhiều tình tiết và vấn đề pháp lý Việc tóm lược hồ sơ vụ việc nhằm khái quát hóa toàn bộ bối cảnh vụ việc, giúp Luật sư thoát ly những tình tiết cụ thể.
- Bước 5: Phân tích vụ việc
Khả năng phân tích là một đòi hỏi quan trọng nhất đối với Luật sư Phương pháp phân tích vụ việc, nói đơn giản hơn là những cách thức tiếp cận để Luật sư “bóc tách” thông tin vụ việc, đặt ra các câu hỏi và tự lý giải các câu hỏi đó với những định hướng về chuyên môn cụ thể Một số cách tiếp cận thường được sử dụng trong thực tế
Trang 5như: phân tích theo từng vấn đề; phân tích theo yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý của khách hàng
- Bước 6: Xác định câu hỏi pháp lý
Mục đích của việc này là nhằm tìm đúng quy định pháp luật áp dụng vào vụ, việc của khách hàng Một câu hỏi pháp lý thường chứa đựng 3 thành tố: (i) một hay nhiều sự kiện mấu chốt; (ii) vấn đề pháp lý; (iii) điều luật áp dụng.
Quá trình xác định câu hỏi pháp lý là quá trình Luật sư gắn kết các sự kiện có trong bối cảnh vụ việc với kiến thức pháp lý và kinh nghiệm nghề nghiệp để giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh từ vụ việc Để quá trình này đạt hiệu quả cao cần thực hiện tuần tự, cẩn trọng từ nhũng bước đầu tiên của quy trình nghiên cứu hồ sơ bởi đây
là chuỗi mắt xích có quan hệ mật thiết, gắn kết chặt chẽ với nhau 2
4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu hồ sơ
Có nghiên cứu kỹ hồ sơ thì Luật sư mới có đủ điều kiện viện dẫn các căn cứ, các chứng cứ, công bố lời khai của bị can, nhân chứng khi tiến hành tranh tụng với Kiểm sát viên và người bào chữa khác Mặt khác, nếu không nghiên cứu kỹ hồ sơ thì bị cáo, người bào chữa viện dẫn các tài liệu được CQĐT tiến hành điều tra, thu thập và phân tích, đánh giá bản cung, giá trị của lời khai nhân chứng và nêu cụ thể lời khai nào, của ai, bút lục nào thì Luật sư dễ rơi vào trạng thái lúng túng, bị động.
Khi nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án đồng thời với việc ghi chép cụ thể nắm được toàn bộ nội dung và các tình tiết có trong hồ sơ tạo nên cho Luật sư tâm lý thoải mái, tự tin, sẵn sàng tranh luận, đối đáp với người bào chữa và bị cáo Thường khi có chuẩn bị sẵn nội dung một cách chu đáo tạo niềm tin và cơ sở để Luật sư tiến hành tranh tụng Thực tế cho thấy Luật sư nào làm tốt công tác chuẩn bị cho phiên toà thì thường đối đáp sắc sảo, tự tin, sức thuyết phục cao Ngược lại nếu Luật sư nào chuẩn bị thiếu chu đáo, đọc hồ sơ không kỹ, không ghi chép cụ thể thì thường đuối lý khi tranh tụng, sức thuyết phục không cao.
II Tình huống
1 Tóm tắt vụ án
Nguyên đơn: Bà Phan Thị Hải Phương, sinh năm 1985
Bị đơn: Ông Nguyễn Duy Thành, sinh năm 1968
Tại Đơn khởi kiện đề ngày 8 tháng 10 năm 2014, bản khai ngày 25 tháng 11 năm 2014, bản khai ngày 2 tháng 4 năm 2015 và lời khai trong quá trình tố tụng, nguyên đơn là bà Phan Thị Hải Phương trình bày: Bà và ông Thành tự nguyện đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân Phường NCT, Quận X, Thành phố HCM theo Giấy chứng nhận kết hôn số 69, quyển số 01, ngày 30 tháng 6 năm 2010 Quá trình chung sống ông
bà có 02 con chung tên Nguyễn Duy Khánh sinh ngày 21 tháng 3 năm 2011 và Nguyễn Duy Phượng Anh sinh ngày 29 tháng 6 năm 2013 Về tài sản hai vợ chồng có 1 căn nhà chung trị giá 1,5 tỷ và được hình thành sau hôn nhân, Đất là được bố mẹ ông
2 Trang 60 66, giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật, Học viện tư pháp, Nxb.CAND, 2012
Trang 6Thành tặng cho ông Thành trước khi kết hôn,Đời sống chung không hạnh phúc, mâu thuẫn vợ chồng phát sinh do không hòa hợp về tính cách, quan điểm sống,cách ứng xử, ông Thành không quan tâm, chăm sóc vợ con Do mâu thuẫn trầm trọng ông bà đã sống ly thân từ tháng 10 năm 2014.Nhận thấy mục đích hôn nhân không đạt được, bà yêu cầu được ly hôn với ông Thành để ổn định cuộc sống Về con chung: Bà yêu cầu trực tiếp nuôi dưỡng 02 con, yêu cầu ông Thành cấp dưỡng nuôi con là 2.000.000 đồng/tháng/ 01 trẻ, bắt đầu từ tháng 6 năm 2015, do bà có đủ điều kiện về việc làm, thu nhập, chỗ ở để chăm sóc, giáo dục con Cụ thể: Bà là giáo viên mầm non hiện làm việc tại Nhóm trẻ Mầm non Ban Mai, địa chỉ 214/1 Nguyễn Trãi, Phường NCT, Quận X, theo Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, có mức lương 5.500.000 đồng/tháng, được Chủ nhóm trẻ cho ở nhờ tại nơi làm việc.
Nhưng ông Thành cũng có yêu cầu muốn được nuôi cháu Nguyễn Duy Khánh,
và không yêu cần bà Phương cấp dưỡng cũng như ông Thành cũng không cấp dưỡng cho cháu Phượng Anh.3
2 Các công việc cần tiến hành trong quá trình nghiên cứu hồ sơ
2.1 Đọc sơ bộ, đọc lướt hồ sơ
Tại bước này ta xác định những văn bản, giấy tờ cần thiết trong quá trình tố tụng, gồm:
- Đơn khởi kiện đề ngày 8 tháng 10 năm 2014; Bản khai ngày 25 tháng 11 năm 2014; Bản khai ngày 2 tháng 4 năm 2015 và lời khai trong quá trình tố tụng.
- Giấy chứng nhận kết hôn số 69, quyển số 01, ngày 30 tháng 6 năm 2010.
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn của bà Phan Thị Hải Phương với trường Mầm non Ban Mai.
Những văn bản, giấy tờ trên đều hợp pháp Đơn khởi kiện, Bản khai và lời khia trong quá trình tố tụng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận Giấy chứng nhận kết hôn được cấp bới Ủy ban nhân dân Phường NCT cấp đúng pháp luật Hợp đồng lao động giữa hai chủ thể cũng hoàn toàn hợp pháp.
2.2 Sắp xếp hồ sơ, tài liệu
Sắp xếp theo sự phân nhóm tài liệu:
Hồ sơ về vụ án ly hôn giữa bà Phan Thị Hải Phương (1985) và ông Nguyễn Duy Thành (1968).
Nhóm tài liệu số 1: Thông tin về hôn nhân của bà Phan Thị Hải Phương và ông
Nguyễn Duy Thành.
Nguyên đơn: Bà Phan Thị Hải Phương, sinh năm 1985 là giáo viên mần non hiện làm việc tại Nhóm trẻ mần non Ban Mai, địa chỉ 214/1 Nguyễn Trãi, Phường
3 https://caselaw.vn/ban-an/XUIjURPemp
Trang 7NCT, Quận X, theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, có mức mức lương 5.500.000 đồng/ tháng, được chủ nhóm trẻ cho ở nhờ tại nơi làm việc.
Bị đơn Ông Nguyễn Duy Thành, sinh năm 1968 …
Tại đơn kiện ngày 8/10/2014 bản khai ngày 2/4/2015 Nguyên đơn trình bày : Bà
và ông Thành tự nguyện đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân Phường NCT, Quận X, Thành phố HCM theo Giấy chứng nhận kết hôn số 69, quyển số 01, ngày 30 tháng 6 năm 2010
Do đời sống chung không hạnh phúc, mâu thuẫn vợ chồn phát sinh do không hòa hợp về tính cách, quan điểm sống cách ứng xử, ông Thành không quan tâm chăm sóc vợ con.
Do mẫu thuẫn trầm trọng ông bà đã sống ly thân từ tháng 10/ 2014.
Nhóm tài liệu số 2: Tài sản giữa hai vợ chồng.
Hai vợ chồng có một căn nhà chung cư trị giá 1,5 tỷ và được hình thành sau hôn nhân, đất là được bố mẹ Thành cho trước khi kết hôn.
Nhóm tài liệu số 3: Con chung.
Ông bà có hai con chung:
1 Nguyễn Duy Khánh sinh ngày 21/03/2011
2 Nguyễn Duy Phượng Anh sinh ngày 29/06/2013
Nhóm tài liệu số 4: yêu cầu của 2 bên.
Bà Phan Thị Hải Phương yêu cầu trực tiếp nuôi hai con , yêu cầu ông thành cấp dưỡng nuôi con là 2.000.000 đồng/tháng/01 trẻ bắt đầu từ tháng 6/2015.
Ông Nguyễn Duy Thành yêu cầu mong muốn nuôi cháu Nguyễn Duy Khánh và không cấp dưỡng cho cháu Phượng Anh.
2.3 Đọc chi tiết
Nguyên đơn: Bà Phan Thị Hải Phương, sinh năm 1985
Bị đơn: Ông Nguyễn Duy Thành, sinh năm 1968
Tại Đơn khởi kiện đề: 8/10/2014
Bản khai: 25/11/2014, bản khai 2/4/2015 và lời khai trong quá trình tố tụng:
- Nguyên đơn: Bà Phan Thị Hải Phương trình bày: Bà và ông Thành tự
nguyện đăng ký kết hôn tại UBND phường NCT, Quận X, Tp HCM ( theo giấy chúng nhận kết hôn số 69, quyển số 01, ngày 30/06/2010)
- Ông bà có 2 con chung:
Trang 8+ Nguyễn Duy Khánh (21/03/2011)
+ Nguyễn Duy Phượng Anh (29/06/2013)
- Về tài sản :
+ Hai vợ chồng có 1 căn nhà chung trị giá 1,5 tỷ hình thành sau hôn nhân + Đất được bố mẹ ông Thành tặng cho ông Thành trước khi kết hôn.
- Nguyên nhân :
+ Đời sống chung không hạnh phúc, mâu thuẫn vợ chồng phát sinh do không hòa hợp về tính cách, quan điểm sống,cách ứng xử, ông Thành không quan tâm, chăm sóc vợ con.
+ Mẫu thuẫn trầm trọng dẫn đến ông bà đã ly thân từ 10/2014.
→ Nhận thấy mục đích hôn nhân không đạt được (hôn nhân không hạnh phúc) bà yêu cầu được ly hôn với ông Thành để ổn định cuộc sống
- Về con chung:
+ Nguyên đơn yêu cầu được trực tiếp nuôi dưỡng 02 con, yêu cầu ông Thành cấp dưỡng nuôi con là 2.000.000 đồng/tháng/ 01 trẻ, bắt đầu từ tháng 6 năm 2015,
do bà có đủ điều kiện về việc làm, thu nhập, chỗ ở để chăm sóc, giáo dục con (Bà là giáo viên mầm non hiện làm việc tại Nhóm trẻ Mầm non Ban Mai, địa chỉ 214/1 Nguyễn Trãi, Phường NCT, Quận X, theo Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, có mức lương 5.500.000 đồng/tháng, được Chủ nhóm trẻ cho ở nhờ tại nơi làm việc)
+ Ông Thành cũng có yêu cầu muốn được nuôi cháu Nguyễn Duy Khánh, và không yêu cần bà Phương cấp dưỡng cũng như ông Thành cũng không cấp dưỡng cho cháu Phượng Anh.
2.4 Phân tích vụ việc
Về vấn đề ly hôn
- Có thể thấy vợ chồng cuộc hôn nhân này đã lâm vào tình trạng trầm trọng, đời
sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được khi đưa ra thực tế rằng cả hai đã ly thân do đời sống chung không hạnh phúc, mâu thuẫn vợ chồng phát sinh do không hòa hợp về tính cách, quan điểm sống,cách ứng xử, ông Thành không quan tâm, chăm sóc vợ con
- Nhưng vẫn phải xem xét xem hai bên đã được nhắc nhở, hòa giải về việc sống ly
thân hay chưa.
- Đương sự cần thu thập chứng cứ chứng minh hai vấn đề sau: (1) quan hệ hôn
nhân hợp pháp: có giấy đăng ký kết hôn, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (2) xác định tình trạng mâu thuẫn vợ chồng, mục địch hôn nhân không đạt được.
- Đặc biệt là bà Phương, người nộp đơn, cần đưa ra những chứng cứ chứng minh
ông Thành không quan tâm, chăm sóc vợ con.
Về quan hệ tài sản và chia tài sản chung
Trang 9- Về 1 căn nhà chung trị giá 1,5 tỷ, được cho rằng là tài sản chung hình thành
trong hôn nhân nhưng để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi một bên chứng minh rằng bên đó có nhiều đóng góp hơn cho việc hình thành tài sản chung nên phải được chia nhiều hơn thì phải yêu cầu hai bên chấp nhận đây là tài sản chung hình thành trong hôn nhân và được đóng gớp công sức bằng nhau của hai bên để tạo sự công bằng Tuy nhiên nếu không có sự thỏa thuận này thì một bên dễ dàng chứng minh mình đóng góp nhiều hơn.
- Về mảnh đất ông Thành được bố mẹ cho trước hôn nhân nhưng chưa rõ ràng
nên cần tìm hiểu về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Nếu giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất đó chỉ đứng tên ông Thành và ông Thành chứng minh được là được cho trước hôn nhân thì đây là tài sản riêng Tuy nhiên, nếu giấy chứng nhận này mang tên hai vợ chồng do được bố mẹ cho từ trước nhưng ông Thành chưa làm giấy đăng ký quyền sử dụng đất thì có thể cho rằng là tài sản chung, do ông Thành có ý chí muốn nhập tài sản riêng thành tài sản chung.
- Về giá trị tài sản chung thì phải tìm căn cứ vào giá giao dịch thực tế tại địa
phương vào thời điểm xét xử.
Về nuôi con và việc cấp dưỡng nuôi con
- Xét về độ tuổi của con, cháu Nguyễn Duy Phương Anh, đến ngày 8/10/2014,
mới được 16 tháng tuổi nên phải được giao cho mẹ trực tiếp nuôi Bà Phương cũng có
đủ điều kiện có bản để nuôi con (công việc, nơi ở, ) Cháu Nguyễn Duy Khánh, đến ngày 8/10/2014, hơn 3 tuổi, nên chưa phải hỏi ý kiến Theo yêu cầu của bà Phương thì nhận nuôi 2 con thì phải cung cấp đầy đủ những giấy tờ chứng minh việc làm, thu nhập, chỗ ở để chăm sóc, giáo dục con Mặt khác phải chứng minh ông Thành không
có điều kiện nuôi con Ở đây không nói đến việc làm, thu nhập của ông Thành nên đây
có thể là lý do để bà Phương được nhận nuôi con Về yêu cầu nuôi cháu Khánh của ông Thành thì ông Thành cần phải chứng minh điều kiện nuôi con của mình.
- Về yêu cầu cấp dưỡng: Việc yêu cầu cấp dưỡng của bà Phương không phụ thuộc
vào khả năng kinh tế của bà Phương, và ông Thành phải có nghĩa vụ cấp dưỡng Nhưng xét cho cùng số tiền cấp dưỡng nuôi con là 2.000.000 đồng/tháng/ 01 trẻ, liệu
có đủ để nuôi đứa trẻ hay không? Để có thể được trợ cấp này bà Phương nên trình bày
cụ thể chi tiết việc sử dụng số tiền đó, như trường học cho con, tiền ăn cho con, Thu nhập của ông Thành là căn cứ để tòa án xác lập số tiền này, do đó nếu chứng minh được ông hoàn toàn có thể cấp dưỡng thì sẽ dễ đạt được sự chấp nhận Ngoài ra, căn cứ chứng minh ông Thành không quan tâm con cái sẽ có thể là căn cứ cho ông khó có được quyền nuôi con
2.5 Xác định câu hỏi pháp lí
a Về quan hệ hôn nhân
Trong trường hợp giữa họ có đăng ký kết hôn và việc kết hôn là hoàn toàn hợp pháp theo quy định của pháp luật Phải xác định rằng liệu bà Phương đã thực sự muốn
lý hôn hay chưa? Hoặc có nguyện vọng tìm hướng giải quyết khác để duy trì quan hệ
Trang 10hôn nhân hay không? Liệu rằng bà Phương đã nghĩ đến những hệ quả xảy ra sau khi ly hôn hay chưa?
b Về quan hệ con cái
Vấn đề tiếp theo phải chú ý đến đó là những thông tin về con chung của hai bên
vợ chồng Bởi vì Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định cụ thể về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cũng như nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn Do đó, Luật sư cần làm rõ vợ chồng có mấy con chung? Con chưa thành niên, con dưới 36 tháng tuổi hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập để tự nuôi mình, hoặc có thu nhập thì thu nhập bao nhiêu? Hiện những đứa con đang ở với ai? Nguyện vọng của mỗi bên về việc nuôi con, về đóng góp phí tổn nuôi con? Thu nhập của mỗi bên? Tài sản riêng của mỗi bên? Động cơ của mỗi bên trong việc xin nuôi con? Tình trạng sức khỏe, đạo đức, tư cách, nghề nghiệp của mỗi bên? Nếu con đã từ 09 tuổi trở lên phải nghiên cứu ý kiến nguyện vọng của các con muốn ở với ai?
c Về quan hệ tài sản
Vấn đề tiếp theo là những thông tin về tài sản của hai bên vợ chồng Bởi lẽ Điều
59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định cụ thể về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn Về căn bản, việc phân chia tài sản của các bên pháp luật ưu tiên cho các bên thỏa thuận Chỉ những trường hợp không thỏa thuận được mới giải quyết theo quy định của pháp luật Do đó, khi nghiên cứu hồ sơ phải làm rõ tài sản chung của vợ chồng gồm những tài sản gì? Hai vợ chồng có thỏa thuận về tài sản chung và tài sản riêng không? Ai đang quản lý sử dụng? Giá trị của các tài sản này? Nguồn gốc tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên đối với khối tài sản? Yêu cầu nguyện vọng của mỗi bên về tài sản? Nếu có sự tranh chấp về tài sản riêng, tài sản chung, tài sản chỉ đứng tên một bên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng thì đặc biệt chú ý tìm hiểu thời điểm, điều kiện hình thành tài sản , các căn cứ, lý
lẽ của bên yêu cầu xác định tài sản chung, tài sản riêng, các tài liệu thể hiện quá trình hình thành, sử dụng, quản lý, kê khai tài sản, thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với tài sản đó…
KẾT LUẬN
Thông qua những phân tích về kỹ năng tư vấn pháp luật cùng tình huống thực tiễn, chúng ta có thể thấy được những bất cập, thiếu sót và hướng hoàn thiện cho kỹ năng này Luật sư sẽ mở ra được cánh cửa nào: một hợp đồng dịch vụ pháp lý có lợi cho mình và khách hàng, hay một hợp đồng chỉ đáp ứng được lợi ích của mình, hoặc là chẳng được gì cả phụ thuộc vào chính những kĩ năng của luật sư.