1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận giáo dục đại học có phải là hàng hóa công cộng không nên cungcấp hàng hóa này theo hình thức nào bởi khu vực nào

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Dục Đại Học Có Phải Là Hàng Hóa Công Cộng Không? Nên Cung Cấp Hàng Hóa Này Theo Hình Thức Nào, Bởi Khu Vực Nào?
Tác giả Đặng Văn Mạnh, Phạm Thị Kiều Tiên, Nguyễn Thị Kiều Tiên, Hoàng Thị Thuý Ngân, Trần Võ Thuý Hiền, Nguyễn Thị Cẩm Luyến
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh Tế Công
Thể loại Báo Cáo Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

Điều đó có thể nói rằng giáo dục đại học có trách triệmcung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ở thị trường lao động, nhu cầu cuộcsống và cả công cuộc đổi mới, hội nhập v

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

… … 

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN KINH TẾ CÔNG

Tên đề tài:

Giáo dục đại học có phải là hàng hóa công cộng không? Nên cung cấp hàng hóa này theo hình thức nào, bởi khu vực nào?

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thu Hà

Lớp tín chỉ : ECO2004_47K20 Nhóm thực hiện : 8 Thành viên nhóm

: Đặng Văn Mạnh (nhóm trưởng)

: Phạm Thị Kiều Tiên

: Nguyễn Thị KIều Tiên

: Hoàng Thị Thuý Ngân

: Trần Võ Thuý Hiền

: Nguyễn Thị Cẩm Luyến

Đà Nẵng, 2023

1

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

PHẦN I : GIỚI THIỆU VỀ HÀNG HOÁ CÔNG CỘNG VÀ HÀNG HOÁ CÁ NHÂN 4

1.K HÁI NIỆM 4

2.P HÂN LOẠI HÀNG HOÁ CÔNG CỘNG 4

3 C UNG CẤP HÀNG HOÁ CÔNG CỘNG 5

PHẦN 2: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC LÀ HÀNG HOÁ CÔNG CỘNG 10

1.K HÁI NIỆM 10

2.K HÁI QUÁT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ 11

3.T HỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC V IỆT N AM HIỆN NAY 11

PHẦN 3: KHU VỰC CUNG CẤP HÀNG HOÁ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG CỘNG 12

1 K HU VỰC CUNG CẤP HÀNG HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG CỘNG 12

1.1 Khu vực công 13

1.2 Khu vực tư nhân 13

2

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Mặc dù trong nền kinh tế thị trường sản phẩm giáo dục cũng được gọi là nột loại hàng hoá, nhưng tính chất đặc biệt của nó đã làm cho vấn đề cung cấp và sử dụng hiệu quả trở nên phức tạp hơn nhiều so với các loại hàng hoá thông thường Điểm khác biệt của giáo dục ở chỗ nó là một loại hàng hoá công cộng, mọi người đều có thể dùng chung một chương trình giáo dục, nhưng có thuộc tính xã hội, nhưng lại không bị tác động bởi năng suất lao động Quan trọng hơn,giáo dục

là công cụ hữu ích để thực hiện lại phân phối nguồn thu nhập, và đây là chức tri thức chung của nhân loại, do vậy nhu cầu được hưởng thụ ngày càng tăng Giáo dục cũng có tính chất của phương tiện sản xuất, có nhiều bất đối xứng thông tin, ngoại tác tích cực và công năng bao trùm, đảm bảo sự tồn tại và phát triển, hiện thực hoá quyền bình đẳng về cơ hội vào đời và tạo dựng cuộc sống của mỗi cá nhân trong xã hội Điều đó có thể nói rằng giáo dục đại học có trách triệm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ở thị trường lao động, nhu cầu cuộc sống và cả công cuộc đổi mới, hội nhập với toàn cầu

Mong muốn hiểu rõ ràng hơn về vấn đề Giáo Dục chính là lý do nhóm em chọn để tài: “Giáo dục đại học có phải là hàng hóa công cộng không? Nên cung cấp hàng hóa này theo hình thức nào, bởi khu vực nào? “ Nhóm em rất mong nhận được sự góp ý của Giảng viên và các bạn để đề tại được hoàn thiện tốt nhất !

3

Trang 4

PHẦN I : GIỚI THIỆU VỀ HÀNG HOÁ CÔNG CỘNG VÀ HÀNG HOÁ CÁ NHÂN

1.Khái niệm

Hàng hóa công cộng là loại hàng hóa mà tất cả mọi thành viên trong xã hội có thể sử dụng chung với nhau Việc sử dụng của người này không ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng của người khác

Tính chất của hàng hoá công cộng

- Tính loại trừ: Không

- Tính cạnh tranh: Không

Để một hàng hóa trở thành hàng hóa công cộng, hàng hóa đó cần phải thỏa mãn 1 hoặc 2 tính chất sau:

Một là, nó không phải được dành riêng cho ai, không ai có quyền sở hữu cá nhân về hàng hóa ấy Thật khó để buộc mọi người phải trả tiền trực tiếp khi sử dụng hàng hóa mà không dành riêng cho mình, bởi vì nếu không trả tiền trực tiếp, họ cũng không thể hưởng thụ được hàng hóa ấy Ví

dụ như lợi ích quốc phòng Giả sử như một cá nhân nào đó không chịu trả chi phí để hưởng lợi từ các chương trình quốc phòng, nhưng rõ ràng không thể loại trừ họ ra khỏi việc hưởng thụ lợi ích

từ các chương trình này…

Hai là, việc sử dụng hàng hóa công của người này không ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng của người khác… Bởi vì chi phí tăng thêm để tiêu dùng hàng hóa tăng thêm là rất nhỏ, gần như bằng không Chúng ta hãy xem xét việc các tàu biển sử dụng hải đăng Khi ngọn hải đăng được xây dựng và đang hoạt động thì việc có bao nhiêu tàu biển sử dụng hải đăng hầu như không làm ảnh hưởng gì đến chi phí hoạt động của hải đăng Lợi ích sử dụng của tàu biển nào đó từ ngọn hải đăng không vì thế mà giảm đi lợi ích tàu khác khi sử dụng hải đăng ấy

Tuy nhiên, không phải bất kì một hàng hóa được gọi là hàng hóa công nào cũng đảm bảo một cách nghiêm ngặt các tính chất trên, mà tùy theo mức độ bảo đảm, mà người ta có thể chia thành hai loại hàng hóa công Đó là hàng hóa công thuần túy và hàng hóa công không thuần túy

2.Phân loại hàng hoá công cộng

Hàng hóa công cộng được chia làm 2 loại: hàng hóa công cộng thuần túy và hàng hóa công cộng không thuần túy

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

a Hàng hóa công cộng thuần túy (Pure Public Goods)

Hàng hóa công cộng thuần túy là loại hàng hóa công cộng không thể định suất sử dụng và việc định suất sử dụng là không cần thiết Có nghĩa là mọi người đều có thể sử dụng hàng hóa mức độ sử dụng phụ thuộc vào nhu cầu của họ và các quy định chung Trong nhiều trường hợp mức độ này không thể định suất hoặc định suất sẽ không có hiệu quả Như vậy hàng hóa công cộng thuần túy là loại hàng hóa công cộng phải đảm bảo được đặc điểm đầu tiên là hàng hóa thuộc quyền sở hữu công cộng, không thể loại trừ các cá nhân

sử dụng chúng, bởi vì: Không thể đo lường mức độ sử dụng của từng người, do đó không thể buộc người tiêu dùng phải trả tiền trực tiếp khi sử dụng hàng hóa Chi phí cho việc sản xuất hàng hóa công cộng chỉ có thể bù đắp thông qua hệ thống thuế

b Hàng hóa công không thuần túy (Impure Public Goods)

Là hàng hóa công có thể định suất sử dụng, có thể loại trừ các cá nhân sử dụng nhưng phải chấp nhận một khoản tốn kém chi phí nhất định Như vậy hàng hóa công cộng không thuần túy là loại hàng hóa công cộng không đảm bảo được điều kiện đầu tiên nhưng bảo đảm được điều kiện thứ hai Có nghĩa là hàng hóa công cộng không thuần túy hoàn toàn có thể thuộc quyền sở hữu của một cá nhân nào đó và do đó nó có thể được định suất và loại trừ các cá nhân khác trong việc sử dụng Tuy nhiên, việc tiêu dùng hàng hóa của người này cũng không làm ảnh hưởng đáng kể đến việc tiêu dùng của người khác

3 Cung cấp hàng hoá công cộng

Cung cấp hàng hóa công cộng một cách hiệu quả

Điều kiện Samuelson:

muốn xác định mức cung cấp hàng hóa công cộng một cách hiệu quả, cần xác định đường cung và đường cầu của nó Mỗi cá nhân có một ngân sách nhất định và có nhu cầu khác nhau về hàng hóa công cộng (G) và hàng hóa cá nhân (X), nếu giá của hàng hóa công cộng là t (mức thuế cá nhân phí trả) và của hàng hóa cá nhân là p thì đường ngân sách của cá nhân sẽ có dạng: I = pX + tG Ở mỗi mức thuế khác nhau, cá nhân sẽ có cầu về hàng hóa công cộng khác nhau và để tối đa hóa lợi ích, mỗi cá nhân sẽ có tỉ suất thay thế

5

Trang 6

biên giữa hàng hóa công cộng và vàng hóa cá nhân bằng tỉ số giá giữa chúng (t/p) Đường cầu của mỗi cá nhân về hàng hóa công cộng cũng chính là tỉ suất thay thế biên nếu đường cầu tổng hợp của tất cả các nhân là tổng tỉ suất thay thế biên Mặt khác đường cung về hàng hóa công cộng phản ánh chi phí biên mà xã hội phải bỏ ra để sản xuất nó và

để tối ưu hóa lợi ích, đường cung này chính là tỉ suất chuyển đổi biên giữa hàng hóa công cộng và hàng hóa cá nhân Nhà kinh tế học Pau Samuelson đã chứng minh rằng, để hàng hóa công cộng được cung cấp một cách hiểu quả thì tổng tỉ suất thay thế biên của các cá nhân phải bằng tỉ suất chuyển đổi biên hay tổng giá trị mà các cá nhân đánh giá đối với đơn vị hàng hóa công cộng cuối cùng bằng chi phí tăng thêm cho xã hội để sản xuất nó

Đó chính là điều kiện Semuelson về cung cấp hiệu quả hàng hóa công cộng Tuy vậy, kể

cả khi đã xác định được mức cung cấp hiệu quả thì việc thực thi chúng lại còn phụ thuộc vào quá trình lựa chọn công cộng nên không phải lúc nào cũng đạt được mức hiệu quả

Cân bằng Lindahl: theo các điều kiện của hiệu quả Pareto, hàng hóa công cộng sẽ được

cung cấp một cách hiệu quả nếu tổng giá trị mà các cá nhân đánh giá đối với đơn vị hàng hóa công cộng cuối cùng bằng chi phí tăng thêm đối với xã hội để cung cấp nó Tuy nhiên vấn đề đặt ra là hàng hóa công cộng thuần túy không có thị trường để trao đổi như hàng hóa cá nhân, nơi mà cân bằng thị trường do cung cấp quyết định, do vậy việc xác định điểm cân bằng hiệu quả gặp khó khăn Để giải quyết vấn đề xác định mức cung cấp hàng hóa công cộng thuần túy một cách hiệu quả, nhà kinh tế học người Thụy Điển Erik Lindahl đã xây dựng một mô hình mô phỏng mô hình thị trường cho hàng hóa công cộng gọi là cân bằng Lindahl Mô hình này xác định nhu cầu của mỗi cá nhân về một hàng hóa công cộng thuần túy tương ứng với mức thuế (chính là giá của hàng hóa công cộng) ấn định cho cá nhân đó, mức cung cấp hàng hóa công cộng thuần túy có hiệu quả là mức mà cầu của các cá nhân đều như nhau Lưu ý rằng mức cầu của mỗi cá nhân tương ứng với những mức thuế khác nhau nên cân bằng Lindahl khác với cân bằng thị trường hàng hóa

cá nhân khi mà ở đó cân bằng thị trường ở mức giá như nhau đối với mọi cá nhân Thế nhưng mô hình cân bằng lindahl trong thực tế lại vấp phải vấn đề “kẻ ăn không” Để xác định đúng mức cung cấp hàng hóa công cộng hiệu quả, các cá nhân phải thực hiện

6

Trang 7

nguyên tắc nhất trí và tự nguyện đóng góp đồng thời phải bộc lộ một cách trung thực nhu cầu của mình về hàng hóa công cộng Nếu một cá nhân biết được số tiền mà cá nhân khác sẵn sàng đóng góp để có hàng hóa công cộng thì người đó có thể bộc lộ nhu cầu của minhg về hàng hóa công cộng cũng như số tiền sẵn sàng đóng góp ít hơn thực tế Trong trường hợp cực đoan, nếu một người biết rằng việc mình có trả tiền hay không cũng không ảnh hưởng gì đến việc cung cấp hàng hóa công cộng thì anh ta sẽ không trả tiền-hiện tượng “ kẻ ăn không” Nếu có rất ít “ kẻ ăn không” không trả tiền thì hàng hóa công cộng vẫn có thể được cung cấp một cách hiệu quả Trong những cộng đồng nhỏ, khi mà mọi cá nhân biết rõ nhau nên việc che giấu nhu cầu về hàng hóa công cộng khó thực hiện thì dư luận, áp lực cộng đồng có thể buộc mọi người đóng góp đầy đủ để có hàng hóa công cộng Ví dụ: một xóm có thể yêu cầu các hộ gia điình đóng góp để bê tông hóa con đường chung một cách khá dễ dàng Tuy nhiên, trong cộng đồng lớn thì vấn đề trở nên rất phức tạp, không thể hoặc phải tốn chi phí rất lớn mới có thể loại trừ những “kẻ ăn không” Đặc biệt nếu hàng hóa công cộng do tư nhân cung cấp thì họ không có công cụ, chế tài để buộc những người sử dụng trả tiền Đây chính là nguyên nhân quan trọng khiến khu vực tư nhân không muốn cung cấp hàng hóa công cộng Vì thế, chính phủ phải đóng vai trò cung cấp hàng hóa công cộng và thu các khoản đóng góp thông qua thuế Cùng với sự phát triển của công nghệ, tính chất không thể loại trừ ngày càng bị hạn chế Hiện tượng đi xe không trả tiền, vì thế có thể ngăn chặn dễ dàng hơn Ví dụ, nhờ sự phát triển của công nghệ truyền hình, ngày nay đài truyền hình có thể cung cấp dịch vụ qua đường cáp thuê bao, qua đầu thu có cài mã khóa, nên có thể ngăn chặn tốt những người không chịu mất tiền mà vẫn xem được truyền hình Điều này giải thích tại sao, gần đây tư nhân ngày càng tham gia nhiều hơn vào việc cung cấp hàng hóa công cộng

7

Trang 8

Tính không hiệu quả khi khu vực tư nhân cung cấp hàng hóa công cộng

Cây cầu- một ví dụ về hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá nhưng điều đó là không được mong muốn

Đối với những hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá thì để ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn, cần áp dụng việc thu phí để những người tiêu dùng có thể được hưởng đầy đủ lợi ích do hàng hóa công cộng mang lại Tuy nhiên nếu mức phí quá cao (chẳng hạn do chi phí giao dịch để thực hiện cơ chế loại trừ lớn) thì số lượng người sử dụng có thể thấp hơn điểm gây tắc nghẽn quá nhiều dẫn đến tổn thất phúc lợi xã hội Trong trường hợp khu vực tư nhân đứng ra cung cấp hàng hóa công cộng thì mức phí họ thu của người tiêu dùng sẽ khiến cho tổn thất phúc lợi xã hội xảy ra Hình bên là đồ thị minh họa trường hợp một cây cầu có công suất thiết kế là Qc, trong khi nhu cầu đi lại tối đa qua đó chỉ là Qm Nếu việc qua cầu miễn phí thì sẽ có Qm lượt người đi qua nhưng nếu thu phí ở mức P thì chỉ còn Qe lượt và xã hội bị tổn thất một lượng bằng diện tích tam giác bôi đậm Do vậy,

8

Trang 9

đối với hàng hóa công cộng mà chi phí biên để cung cấp bằng 0 hoặc không đáng kể thì hàng hóa đó nên được cung cấp miễn phí, kể cả khi nó có thể loại trừ bằng giá

Một nguyên nhân nữa khiến cho tư nhân cung cấp hàng hóa công cộng không hiệu quả là

nó thường có xu hướng được cung cấp với số lượng ít Một người có vườn bên đường được trồng hoa thì cả khu vực gần đó sẽ tăng vẻ mỹ quan cũng như nhiều người cùng thưởng thức vẻ đẹp của hoa Thế nhưng người trông hoa sẽ cân đối thời gian, chi phí bỏ

ra với nhu cầu thưởng thức vẻ đẹp của hoa cuả cá nhân mình chứ không tính đến nhu cầu của những người hàng xóm, chính vì vậy người đó có nhiều khả năng sẽ trồng ít hoa đi

Hàng hoá công cộng có thể bị loại trừ nhưng với chi phí tổn thất rất lớn

Hàng hóa công cộng có chi phí giao dịch lớn

Có những hàng hóa công cộng mà chi phí để duy trì hệ thống quản lý nhằm loại trừ bằng giá ( gọi là chi phí giao dịch) rất tốn kém, ví dụ chi phí để duy trì hệ thống các trạm thu phí trên đường cao tốc, thì có thể sẽ hiệu quả hơn nếu cung cấp nó miễn phí và tài trợ

9

Trang 10

bằng thuế Tuy vậy, để cân nhắc việc này cần so sánh tổn thất phúc lợi xã hội trong hai trường hợp Đồ thị bên phải mô tả việc lựa chọn này Giả sử hàng hóa công cộng có chi phí biên để sản xuất là C và do phát sinh thêm chi phí giao dịch nên giá trị của nó bị đẩy lên tới P Mức cung cấp hàng hóa công cộng hiệu quả nhất là khi chi phí biên bằng lợi ích biên nghĩa là Q.Tuy nhiên do giá trị bị đẩy lên tới p bởi chi phí giao dịch nên chỉ còn Qe người sử dụng hàng hóa, xã hội bị tổn thất một lượng phúc lợi bằng diện tích tam giác ABE Thế nhưng nếu hàng hóa được cung cấp miễn phí thì sẽ có Qm người sử dụng chứ không phải Q Trong trường hợp này lợi ích biên (chính là đường cầu) nhỏ hơn chi phí0 biên C nên xã hội cũng bị tổn thất một lượng phúc lợi bằng diện tích tam giác EFQm do tiêu dùng quá mức Trong trường hợp này chính phủ muốn quyết định xem nên cung cấp hàng hóa công cộng miễn phí hay thu phí cần phải so sánh tổn thất phúc lợi xã hội Nếu tổn thất do tiêu dùng quá mức nhỏ hơn tổn thất trong trường hợp tiêu dùng dưới mức hiệu quả thì cung cấp miễn phí và ngược lại Tuy nhiên việc cung cấp hàng hóa công cộng miễn phí hay thu phí hoàn toàn không liên quan đến khu vực công cộng hay khu vực tư nhân sẽ sản xuất nó Nếu chính phủ thấy rằng một hàng hóa công cộng nào đó cần được cung cấp miễn phí thì chính phủ hoàn toàn có thể đạt hàng khu vực tư nhân sản xuất rồi cung cấp nó

Có một xu hướng mới trong lĩnh vực công nghệ: kiếm tiền từ hàng hóa công cho đến tận bây giờ hàng hóa công vẫn được xem như là một lĩnh vực từ thiện Nhưng hiện nay, các doanh nhân, các nhà đầu tư, và lãnh đạo các tập đoàn đã nhìn thấy cơ hội tiềm năng ở lĩnh vực này

PHẦN 2: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC LÀ HÀNG HOÁ CÔNG CỘNG

1 Khái niệm

- Giáo dục đại học là môi tường sư phạm giáo dục ở cấp cao hơn với mức độ kiến thức chuyên sâu theo ngành, nghề mà học sinh lựa chọn chứ không đào tạo một cách rộng theo nhiều chuyên môn và đào tạo tại bậc đại học chỉ dành cho những người đang có những nhu cầu và có đủ về những khả năng về kiến thức và xã hội tham gia học tập

10

Ngày đăng: 31/05/2024, 10:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w