1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận môn quản lý công vaccine covid 19 là hàng hóa công cộng hay hàng hóa tư nhân

21 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Không bảo đảm phương châm “4 tại chỗ” tại nhiều địa phương.Thứ tư, tâm lý một số người dân còn e dè khi tiêm vaccine COVID-19 là do chưa tin vào tác dụng miễn dịch của vaccine, nhất là c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Phòng đào tạo Sau Đại học

1 Đinh Tuấn Anh

2 Đoàn Phạm Phương Anh

3 Hoàng Diệu Anh

4 Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh

5 Phan Tiến Anh

BÀI THẢO LUẬN MÔN QUẢN LÝ CÔNGGiảng viên hướng dẫn: PGS,TS Phan Thế CôngLớp: 28BQLKT.N1

Nhóm học viên: Nhóm 1

Trang 2

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌP NHÓM THẢO LUẬN

MÔN: Quản lý Công

LỚP: 28BQLKT.N1; NHÓM: 01

STTHọ và Tên HVĐiểm tự đánh

1 Đinh Tuấn Anh Làm nội dung phần b

2 Đoàn Phạm Phương Anh Làm nội dung phần c

3 Hoàng Diệu Anh Làm nội dung phần d

4 Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh Làm nội dung phần e

Phan Tiến Anh (Nhóm trưởng)

Phân công công việc cho nhóm, kiểm tra nội dung, tổng hợp word, làm word, làm powerpoint.

6 Trần Văn Cương Làm nội dung phần f

7 Mạnh Thị Diệp Làm nội dung phần e

8 Vũ Thị Dương Làm nội dung phần d

9 Nguyễn Hữu Đạt Làm nội dung phần a

10 Lê Hương Giang Làm nội dung phần e

Trang 3

1 Đinh Tuấn Anh 2 Đoàn Phạm Phương Anh 3 Hoàng Diệu Anh 4 Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh 5 Phan Tiến Anh

1 Phân chia công việc cho các thành viên 2 Lên ý tưởng cho bài thảo luận III Nội dung cuộc họp

1 Thời gian: 20h ngày 16 tháng 04 năm 2023 2 Địa điểm: họp online nền tảng Trans 3 Phân công công việc từng thành viên:

a) Phụ trách biên bản họp nhóm, tổng kết thông tin, Word: Phan Tiến Anh b) Phân công bài làm: Tiến Anh phân chia công việc cho mọi người cùng làm IV, Đánh giá chung

Các thành viên nhóm đi đúng giờ, đầy đủ, làm việc nghiêm túc, tích cực đóng góp ý kiến.

Trang 4

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM (lần 2)

I Thành phần tham dự 1 Đinh Tuấn Anh 2 Đoàn Phạm Phương Anh 3 Hoàng Diệu Anh 4 Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh 5 Phan Tiến Anh

1 Tìm kiếm thông tin, đóng góp ý kiến để hoàn thiện bài thảo luận 2 Các bộ phận được phân công thực hiện công việc được giao lần thứ nhất III Nội dung cuộc họp

1 Thời gian: 20h ngày 21 tháng 04 năm 2023 2 Địa điểm: họp online trên nền tảng Zoom 3 Hoàn thiện nội dung bài thảo luận:

a) Kiểm tra lại toàn bộ thông tin, sửa chữa một số sai sót trong bài b) Tổng hợp Word

IV Đánh giá chung

Các thành viên nhóm đi đúng giờ, đầy đủ, có nhiều ý kiến sáng tạo và hoàn thiện cơ bản về nội dung bài thảo luận Người lập biên bản Tiến Anh Phan Tiến Anh

Trang 5

MỤC LỤC

NỘI DUNG 4

A Vaccine COVID-19 là hàng hóa công cộng hay hàng hóa tư nhân? 4 B Những ngoại tác tích cực của việc tiêm vắc-xin COVID-19? 4 C Những vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai tiêm vắc-xin COVID-19 tại Việt Nam? 5 D Trình bày những ưu điểm và hạn chế của việc cung ứng vắc-xin COVID-19 có phí? Cung ứng miễn phí? 6 E Khi nguồn cung vắc-xin khan hiếm, hãy cho biết cách thức phân phối vắc-xin của chính phủ Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới đã thực hiện? Hãy cho biết quan điểm của anh/chị về các hình thức phân phối này? 10 F Thảo luận về các giải pháp nhằm tăng tỷ lệ tiêm vắc-xin COVID-19 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

3

Trang 6

NỘI DUNG

A Vaccine COVID-19 là hàng hóa công cộng hay hàng hóa tư nhân?

Trước tiên, để đưa ra câu trả lời một cách khách quan nhất, cần phân biệt những đặc điểm nổi bật giữa hai loại hàng hóa công cộng và hàng hóa tư nhân

Thứ nhất, hàng hoá công cộng có hai đặc điểm quan trọng là không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ Tính cạnh tranh của hàng hóa công cộng thường không cao và không được xem như là một sản phẩm để tiếp thị hay quảng cáo Trong khi đó, tính cạnh tranh của hàng hóa tư nhân lại rất cao, vì chúng thường phải cạnh tranh với những sản phẩm khác để thu hút khách hàng Về tính cạnh tranh nghĩa là khi một người đã sử dụng sản phẩm thì người khác không thể dùng nữa Về tính loại trừ thể hiện nhà cung cấp hàng hoá có thể ngăn cản người sử dụng dùng sản phẩm thông qua việc định giá cả Vaccine là hàng hoá có tính cạnh tranh bởi khi đã tiêm 1 liều vaccine cho một người thì chúng ta không thể tiêm cũng liều đó cho người thứ hai - đó chính là tính cạnh tranh của sản phẩm.

“Tính loại trừ của hàng hóa công cộng cũng thường thấp hơn so với hàng hóa tư nhân Hàng hóa công cộng được cung cấp cho tất cả các thành viên trong xã hội, không phân biệt tầng lớp, thu nhập hay địa vị Trong khi đó, hàng hóa tư nhân có tính loại trừ cao hơn, nó có thể chỉ dành cho một nhóm khách hàng cụ thể và phù hợp với người có thu nhập cao hơn.” (Thu, 2021) “Tuy nhiên, về tính loại trừ, mặc dù người cung cấp có thể ngăn chặn người sử dụng tiêu thụ vaccine bằng cách đặt ra rào cản như về giá, chi phí của việc loại trừ này là rất lớn Vì sao? Bởi khó có thể chấm dứt dịch bệnh nếu có quá nhiều người không tiêm vaccine Nói cách khác, khi một người sử dụng vaccine thì nó lại mang lại lợi ích cho người khác – dù người khác đó không phải trả tiền Trong kinh tế công cộng, hiện tượng này được gọi là ngoại ứng tích cực.” (Thu, 2021)

Do đó, Vaccine COVID-19 được coi là một loại hàng hóa công cộng Điều này bởi vì vaccine là một sản phẩm được phát triển và sản xuất nhằm phục vụ cho mục đích chung của toàn xã hội, với mục tiêu chống lại dịch bệnh COVID-19 và giúp bảo vệ sức khỏe cho mọi người Việc cung cấp vaccine COVID-19 được quản lý bởi các cơ quan y tế công cộng và chính phủ, và được phân phối rộng rãi đến toàn bộ các tầng lớp trong xã hội, không phân biệt tầng lớp, thu nhập hay địa vị.

Trang 7

B Những ngoại tác tích cực của việc tiêm vắc-xin COVID-19?

Các tác động tích cực bên ngoài của việc tiêm vaccine COVID-19 ở Việt Nam có thể bao gồm: - Tiêm vaccine COVID-19 giúp bảo vệ những người xung quanh: Người được tiêm

vaccine đầy đủ ít có khả năng bị lây nhiễm bệnh mà không có triệu chứng (hay còn gọi là lây nhiễm không triệu chứng) cũng như ít có khả năng lây lan vi rút COVID-19 cho những người khác Tiêm phòng cũng giúp bảo vệ những người xung quanh, đặc biệt là người lớn tuổi và người có các bệnh mạn tính những người có nhiều nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19

- Càng nhiều người tiêm vaccine, cuộc sống bình thường càng sớm trở lại: Sau gần hai năm với nhiều lần đóng cửa kinh tế, huỷ bỏ sự kiện, trì hoãn công việc vì đại dịch COVID-19, mọi người đều đang háo hức nghĩ đến cuộc sống bình thường để có thể trở lại làm việc, đi học, nghỉ lễ và tham gia các hoạt động xã hội Mặc dù không ai biết được khi nào đại dịch sẽ kết thúc nhưng mỗi người đều sẽ được bảo vệ nếu được tiêm vaccine Việc tiêm vaccine COVID-19 giúp cuộc sống trở lại bình thường sớm hơn và giảm thiểu tác động kinh tế của dịch bệnh, giúp cho các hoạt động kinh tế và sản xuất trong nước được phục hồi nhanh chóng hơn (Hoàng Tâm 2021)

- Cải thiện hình ảnh của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế: Việc tiêm vaccine COVID-19 đúng lịch trình và hiệu quả sẽ giúp cải thiện hình ảnh của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, giúp nâng cao uy tín và độ tin cậy của Việt Nam Ngoài ra, hành động triển khai Vaccine COVID-19 quyết liệt còn mang lại hiệu quả giúp tăng cường hợp tác quốc tế trong việc chống dịch bệnh, giúp Việt Nam trở thành một đối tác đáng tin cậy trong các hoạt động quốc tế như thương mại và du lịch.

Tóm lại, tiêm vaccine 19 là một phương pháp hiệu quả để đối phó với đại dịch COVID-19, giúp bảo vệ sức khỏe cho mỗi người và cộng đồng, đồng thời giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch lên kinh tế và xã hội.

C Những vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai tiêm vắc-xin COVID-19 tại Việt Nam?

Dịch bệnh COVID-19 đã tác động hết sức nghiêm trọng đến sinh mạng, sức khỏe, đời sống của Nhân dân và ảnh hưởng sâu sắc mọi mặt kinh tế xã hội của đất nước; đặc biệt làm đình trệ hoạt động sản xuất, tác động tiêu cực đến việc làm, sinh kế, tâm lý của Nhân dân, nhất là người lao

5

Trang 8

động, cộng đồng doanh nghiệp Dịch bệnh tăng nhanh trong khoảng thời gian ngắn gây quá tải hệ thống y tế và làm tăng các ca tử vong, nhất là tại thành phố Trong quá trình triển khai tiêm vaccine COVID-19 tại Việt Nam đã nảy sinh một số vấn đề sau:

Thứ nhất, công tác truyền thông chưa được chuẩn bị kỹ, chưa thông tin kịp thời, có thời điểm bị động, lúng túng, nhất là trong thời gian đầu của đợt dịch Sự phát triển của truyền thông xã hội gây khó khăn trong quản lý thông tin phòng, chống dịch, đặc biệt là thông tin sai sự thật, mang tính kích động Ứng dụng công nghệ thông tin còn bộc lộ nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao Việc tích hợp thành một ứng dụng duy nhất trong quản lý, truy vết, tổ chức khám, tiêm chủng, xét nghiệm, quản lý đi lại còn chậm, chưa tạo thuận lợi cho người dân.

Thứ hai, tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu Một số biện pháp còn chưa sát với thực tiễn của từng vùng, từng địa bàn và chưa tính hết nhu cầu của người dân, khả năng đáp ứng tại chỗ của chính quyền Một số nơi chưa thực hiện theo đúng quy định, hướng dẫn của các cơ quan quản lý cấp trên; chưa ứng xử thực sự đúng mực trong xử lý tình huống nảy sinh, gây bức xúc, thiếu thiện cảm của người dân với chính quyền.

Thứ ba, hệ thống y tế còn bộc lộ hạn chế, nhất là y tế cơ sở và y tế dự phòng, chưa đáp ứng được yêu cầu khi dịch xảy ra Người dân khó khăn khi tiếp cận với các dịch vụ y tế khi dịch bùng phát trên diện rộng, dẫn đến tình trạng quá tải và tăng nguy cơ tử vong Mức chi tiêu cho y tế bình quân đầu người, số lượng bác sĩ còn thấp, nhân lực y tế tại chỗ chưa đáp ứng được yêu cầu, phải điều động số lượng lớn từ trung ương và các địa phương khác đến khi dịch bùng phát Hầu hết các trang thiết bị y tế, thuốc, sinh phẩm, vaccine đều phải nhập khẩu do chưa sản xuất được trong nước nên dẫn đến chưa kịp thời, bị động, chi phí cao Không bảo đảm phương châm “4 tại chỗ” tại nhiều địa phương.

Thứ tư, tâm lý một số người dân còn e dè khi tiêm vaccine COVID-19 là do chưa tin vào tác dụng miễn dịch của vaccine, nhất là các biến chủng mới, e dè việc nghiên cứu phát triển được thực hiện trong thời gian ngắn, lo sợ các triệu chứng phụ hay sốc phản vệ sau tiêm, rủi ro tính mạng, chờ quan sát kết quả tiêm phòng hay chờ một số loại vaccine khác, , đặc biệt các bậc phụ huynh lo sợ khi cho con từ 5-12 tuổi tiêm (do tin đồi tiêm vaccine có thể ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản sau này của trẻ).

Trang 9

D Trình bày những ưu điểm và hạn chế của việc cung ứng vắc-xin COVID-19 có phí?Cung ứng miễn phí?

Để đạt mục tiêu kép vừa đẩy lùi dịch bệnh vừa đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống người dân trước tình hình dịch bệnh, Chính phủ đã ứng phó bằng nhiều biện pháp hành chính và kinh tế Một số thành công nhất định của Chính phủ đã dành được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế và sự ủng hộ của toàn dân, mặc dù vậy cũng có một số ý kiến hay đề xuất điều chỉnh xoay quanh các biện pháp phòng chống dịch bệnh Chẳng hạn như việc thành lập Quỹ vaccine là nhằm mục đích sớm có đủ kinh phí mua vaccine, nhưng cũng có nhóm ý kiến cho rằng nên sớm cho phép thực hiện tiêm phòng dịch vụ để đạt hiệu quả từ giảm áp lực tài chính công, tự do lựa chọn loại vaccine theo nhu cầu và khả năng chi trả của doanh nghiệp và người dân, từ đó người dân có thể thực hiện tiêm phòng và đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng Ngược lại, cũng có nhóm ý kiến cho rằng chỉ nên thực hiện tiêm phòng miễn phí toàn dân để đảm bảo công bằng theo khả năng chi trả và bình đẳng về cơ hội tiếp cận vaccine nhằm khuyến khích người dân thực hiện tiêm phòng và đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng

Những quan điểm này mặc dù đều hướng đến đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng, nhưng cho thấy khó có thể vừa đạt mục tiêu hiệu quả, vừa đạt mục tiêu công bằng Nếu triển khai tiêm phòng dịch vụ, người dân được chọn loại vaccine tương ứng với nhu cầu và khả năng chi trả, chi phí vaccine được trang trải bằng nguồn tài chính công và tài chính cá nhân, khi đó nguồn tài chính càng lớn thì quốc gia càng dễ tiếp cận được nguồn cung từ các hãng dược; nhưng ngược lại, sau khi tiếp cận được nguồn cung từ các hãng dược thì tiêm phòng dịch vụ không đảm bảo được công bằng giữa các nhóm dân số như đã mô tả Ngược lại, nếu thực hiện tiêm phòng miễn phí toàn dân, người dân có cơ hội như nhau trong tiếp cận dịch vụ tiêm phòng và không có bất kỳ phân biệt nào theo khả năng chi trả; nhưng như vậy, chi phí vaccine chỉ được trang trải duy nhất từ nguồn tài chính công rất hạn hẹp, do đó, càng khó tiếp cận được nguồn cung từ các hãng dược.

Như vậy, ưu nhược điểm của tiêm phòng miễn phí và tiêm phòng dịch vụ? Trong trường hợp nguồn cung vaccine đang khan hiếm hoặc trường hợp nguồn cung vaccine đáp ứng đầy đủ nhu cầu?

Thực tiễn cho thấy vaccine có tính khan hiếm nên có tính cạnh tranh, nếu liều vaccine này được tiêm phòng cho người dân này sẽ làm giảm một liều vaccine có thể dùng để tiêm phòng cho người khác Bên cạnh đó, vaccine được tiêm phòng miễn phí theo các nhóm đối tượng ưu tiên như hiện nay hoặc nếu vaccine là hàng hóa thương mại được tiêm phòng dịch vụ thì có tính loại trừ, chỉ những người dân thuộc nhóm đối tượng ưu tiên hoặc có khả năng chi trả mới được tiêm

7

Trang 10

phòng; hoặc nếu tiêm phòng miễn phí toàn dân thì có tính không loại trừ Và do đó, vaccine không là hàng hóa công thuần túy nhưng vaccine tạo ra ngoại tác tích cực Chính vì vậy, chương trình tiêm phòng dù là miễn phí hay dịch vụ đều cần được thực hiện bởi Chính phủ nhằm đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội, đó chính là mục tiêu miễn dịch cộng đồng.

Theo Kinh tế học, đánh giá một chương trình nào nên thực hiện phân tích theo hai tiêu chí: hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội Hiệu quả kinh tế được xác định theo tổng lợi ích ròng người tiêu dùng và người cung cấp bao gồm cả lợi ích ngoại tác, lợi ích ròng có thể được hiểu là chênh lệch giữa lợi ích và chi phí Trong trường hợp tiêm phòng vaccine, lợi ích người dân có được là giá trị chênh lệch giữa lợi ích từ tiêm phòng và chi phí tiêm phòng, lợi ích người cung cấp là chênh lệch giữa doanh thu tiêm phòng và chi phí cung cấp Chương trình đạt hiệu quả là chương trình có tổng lợi ích ròng lớn nhất, bao gồm lợi ích người dân, người cung cấp và ngoại tác Công bằng xã hội được hiểu rằng những người có hoàn cảnh ban đầu như nhau sẽ được đối xử như nhau và có hoàn cảnh ban đầu khác nhau sẽ được đối xử khác nhau, nghĩa là tất cả người dân Việt Nam đều có quyền bình đẳng như nhau khi tiếp cận dịch vụ tiêm phòng và nếu người dân có thu nhập, cuộc sống hay nguy cơ dịch bệnh như nhau sẽ có cơ hội tiếp cận dịch vụ tiêm phòng như nhau.

Ba trường hợp có thể xảy ra:

Trang 11

Trường hợp 1: Tiêm phòng miễn phí cho các nhóm ưu tiên (Qg), tiêm phòng có thu tiền cho nhóm dân số còn lại và không có điều tiết của Nhà nước (QgQm) Trong trường hợp này, lượng vaccine đang có hoặc sắp được chuyển giao sẽ đủ tiêm miễn phí 2 liều cho 20% dân số thuộc nhóm ưu tiên tương ứng lượng Qg Giả sử rằng sau khi kết thúc chiến dịch tiêm phòng miễn phí và không có giải pháp điều tiết của Nhà nước, 80% dân số còn lại sẽ tiêm phòng dịch vụ, khi đó giá tiêm phòng sẽ là Pm, kết quả là chỉ có một lượng dân số thực hiện tiêm phòng tương ứng QgQm, lợi ích ròng sẽ là OAGH.

Trường hợp 2: Tiêm phòng miễn phí cho các nhóm ưu tiên (Qg), tiêm phòng có thu tiền cho nhóm dân số còn lại và có điều tiết của Nhà nước (QgQc) Giả sử Nhà nước điều tiết dịch vụ tiêm phòng bằng kiểm soát giá, khi đó giá tiêm phòng là Pc, kết quả lượng dân số thực hiện tiêm phòng tương ứng QgQc, lợi ích ròng OAE.

Trường hợp 3: Tiêm phòng miễn phí hoàn toàn Giả sử tỉ lệ dân số tiêm phòng đạt miễn dịch cộng đồng được tiêm phòng miễn phí, khi đó lượng dân số thực hiện tiêm phòng tương ứng Qd, lợi ích ròng (OAE-EIJ).

Qua so sánh các trường hợp trên có thể thấy, trường hợp 2 đạt hiệu quả kinh tế cao nhất vì có giá trị lợi ích ròng lớn nhất, nhưng lượng dân số thực hiện tiêm phòng cũng thấp hơn và do đó lợi ích ngoại tác cũng thấp hơn trường hợp 3 và không đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng Ngược lại, trường hợp 3 đảm bảo công bằng xã hội cao nhất vì lượng dân số được tiêm phòng miễn phí là lớn nhất và lợi ích ngoại tác cũng cao nhất nên đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng.

Do vậy, trong trường hợp nguồn cung vaccine khan hiếm và nhu cầu tăng cao, giả sử nếu có tiêm phòng dịch vụ, vaccine sẽ là hàng hóa thương mại và giá cả sẽ được áp đặt theo thị trường độc quyền Khi đó, nếu không có điều tiết của Nhà nước, một tỉ lệ lớn vaccine sẽ được phân bổ trước đến tiêm phòng dịch vụ và chỉ có nhóm dân số có khả năng chi trả và khả năng chi trả cao tiếp cận được vaccine vô hình dung sẽ cản trở việc tiếp cận tiêm phòng của nhóm dân số không có khả năng chi trả hay khả năng chi trả thấp Đây cũng chính là bất ổn của thị trường, thị trường sẽ không thể đảm bảo công bằng về giá cả hay bình đẳng về cơ hội tiếp cận tiêm phòng cho tất cả các nhóm dân số Nếu nhóm dân số này cùng với nhóm dân số có tâm lý chủ quan trước dịch bệnh hay tâm lý e dè việc tiêm phòng là đủ lớn thì tiêm phòng dịch vụ sẽ không thể đảm bảo đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng trong thời gian ngắn nhất.

Trong khi đó với trường hợp nguồn cung vaccine đáp ứng đầy đủ nhu cầu thì việc tiêm phòng miễn phí toàn dân sẽ đảm bảo công bằng xã hội hơn và đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng, tuy nhiên sẽ không có hiệu quả kinh tế như tiêm phòng dịch vụ

9

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w