1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài thảo luận môn quản trị học đề tài phân tích chức năng lãnh đạo của công ty cổ phẩn sữa th

36 15 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Chức Năng Lãnh Đạo Của Công Ty Cổ Phần Sữa TH
Tác giả Lê Như Quỳnh, Lê Thị Quỳnh, Nguyễn Như Quỳnh, Nông Thị Quỳnh, Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Ngọc Sơn, Mai Thanh Tâm, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Thu Thảo, Trần Thị Phương Thảo, Nguyễn Khánh Thịnh
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Phương Loan
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Học
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 626,12 KB

Cấu trúc

  • A. PHẦN MỞ ĐẦU (8)
    • 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (8)
    • 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (8)
    • 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (8)
    • 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU (8)
  • B. NỘI DUNG (10)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN (10)
    • 1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LÃNH ĐẠO (10)
      • 1.1.1. Khái niệm về lãnh đạo và nhà lãnh đạo (10)
        • 1.1.1.1. Khái niệm về lãnh đạo (10)
        • 1.1.1.2. Khái niệm về nhà lãnh đạo (10)
      • 1.1.2. Vai trò của lãnh đạo (10)
      • 1.1.3. Các nguyên tắc lãnh đạo (10)
    • 1.2. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO (11)
      • 1.2.1. Phong cách lãnh đạo chuyên quyền (độc đoán) (11)
      • 1.2.2. Phong cách lãnh đạo dân chủ (12)
      • 1.2.3. Phong cách lãnh đạo tự do (12)
    • 1.3. QUẢN TRỊ XUNG ĐỘT (13)
      • 1.3.1. Khái niệm và phân loại xung đột (13)
        • 1.3.1.1. Khái niệm xung đột (13)
        • 1.3.1.2. Phân loại xung đột (13)
      • 1.3.2. Nguyên nhân xung đột (14)
      • 1.3.3. Giải quyết xung đột (14)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH (16)
    • 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH (16)
      • 2.1.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Sữa TH (16)
        • 2.1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty (16)
        • 2.1.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh (18)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Sữa TH (19)
      • 2.1.3. Một số thành tựu của công ty (22)
    • 2.2. THỰC TRẠNG CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA (23)
      • 2.2.1. Phân tích phong cách lãnh đạo của Chủ tịch Thái Hương (23)
        • 2.2.1.1. Giới thiệu về Chủ tịch Thái Hương (23)
        • 2.2.1.2. Phong cách lãnh đạo của Chủ tịch Thái Hương (25)
      • 2.2.2. Chế độ, chính sách đối với người lao động của Công ty Cổ phần Sữa TH (27)
        • 2.2.2.1. Đào tạo người lao động (27)
        • 2.2.2.2. Đãi ngộ người lao động (28)
        • 2.2.2.3. Các chính sách khác (29)
    • 2.3. ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM SAU NGHIÊN CỨU VỀ CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH (29)
      • 2.3.1. Đánh giá (29)
        • 2.3.1.1 Ưu điểm (29)
        • 2.3.1.2 Nhược điểm (30)
      • 2.3.2. Bài học kinh nghiệm (31)
        • 2.3.2.1. Phát huy những điểm mạnh (31)
        • 2.3.2.2. Hạn chế những khuyết điểm (32)

Nội dung

Trang 2 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7 VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ STT HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ 1 Lê Như Quỳnh Bìa, Phần mở đầu, Cơ sở lý thuyết, Thành tựu của TH, Làm slide 2 Lê Thị Quỳnh Đánh giá và

PHẦN MỞ ĐẦU

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Lãnh đạo là tác động bằng một cách nghệ thuật và khoa học để duy trì kỷ luật, kỷ cương của tổ chức và hướng dẫn, thuyết phục, khích lệ nhân viên nhằm phát huy cao nhất tiềm năng và năng lực của họ hướng tới thực hiện mục tiêu của tổ chức Bên cạnh đó, lãnh đạo là sự kết hợp của ít nhất ba yếu tố cấu thành chính: khả năng hiểu được con người với những động cơ thúc đẩy khác nhau ở những thời gian khác nhau và trong những hoàn cảnh khác nhau; khả năng khích lệ, lôi cuốn; khả năng thiết kế và duy trì môi trường để thực hiện nhiệm vụ Lãnh đạo không chỉ giúp doanh nghiệp hiện thực hóa các sản phẩm mà còn tạo ra sức mạnh tinh thần, tạo bầu không khí tốt trong tổ chức Chính vì lẽ đó đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự thành công của một doanh nghiệp

Từ sau đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, cùng với đó là sự tăng lên về số lượng của các doanh nghiệp Tuy vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng có chức năng lãnh đạo tốt, dẫn dắt doanh nghiệp đạt được mục đích và đến với thành công Ngược lại, một số doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Sữa TH trực thuộc Tập đoàn TH đã và đang được lãnh đạo rất tốt Dưới sự lãnh đạo của bà Thái Hương, tập đoàn TH nói chung và TH True Milk nói riêng đã chứng tỏ được vị thế của mình, có vai trò tạo ra cuộc cách mạng sữa ở Việt Nam

Nhận thấy tầm quan trọng của chức năng lãnh đạo cũng như sự nổi bật của chức năng này trong TH True Milk, nhóm 7 chúng em quyết định lựa chọn đề tài “Phân tích chức năng lãnh đạo của Công ty Cổ phần Sữa TH” , từ đó đánh giá và rút ra những bài học quý giá về cách lãnh đạo hiệu quả.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Trước hết trong bài thảo luận này, nhóm tìm hiểu và đưa ra các kiến thức cơ bản về chức năng lãnh đạo Tiếp theo, nhóm phân tích chức năng lãnh đạo của Công ty Cổ phần Sữa TH giúp mọi người hiểu rõ hơn về vai trò và chức năng lãnh đạo, từ đó đưa ra các đánh giá cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của bài phân tích là chức năng lãnh đạo doanh nghiệp.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trong bài phân tích này, nhóm 7 lựa chọn phạm vi nghiên cứu là chức năng lãnh đạo của Công ty Cổ phần Sữa TH

NỘI DUNG

1.1.1 Khái niệm về lãnh đạo và nhà lãnh đạo

1.1.1.1 Khái niệm về lãnh đạo

Lãnh đạo là hoạt động cần thiết thực hiện chức năng của nhà quản trị nhằm gây ảnh hưởng đến nhân viên để họ tự nguyện, nhiệt tình thực hiện mục tiêu của tổ chức

1.1.1.2 Khái niệm về nhà lãnh đạo

Nhà lãnh đạo là người gây ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức để từ đó họ tự nguyện nỗ lực, hoàn thành mục tiêu của nhà lãnh đạo hay tổ chức đề ra

1.1.2 Vai trò của lãnh đạo

- Hiện thực hóa các sản phẩm của hoạch định và tổ chức

- Tạo ra sức mạnh tinh thần cho tổ chức

- Nâng cao năng lực làm việc của cá nhân và nhóm trong tổ chức

- Tạo bầu không khí tốt trong tổ chức

1.1.3 Các nguyên tắc lãnh đạo

Nguyên tắc thứ nhất: Nhà quản trị phải đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu:

- Nhà quản trị tạo ra sự “giao thoa” giữa các mục tiêu với các bộ phận và toàn bộ tổ chức

- Dung hòa lợi ích cá nhân, tập thể

- Thống nhất mục tiêu, nguyện vọng, ước muốn

Làm theo nguyên tắc này, nhà quản trị khi làm được những điều nêu trên sẽ đạt được những mục tiêu chung và riêng.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LÃNH ĐẠO

1.1.1 Khái niệm về lãnh đạo và nhà lãnh đạo

1.1.1.1 Khái niệm về lãnh đạo

Lãnh đạo là hoạt động cần thiết thực hiện chức năng của nhà quản trị nhằm gây ảnh hưởng đến nhân viên để họ tự nguyện, nhiệt tình thực hiện mục tiêu của tổ chức

1.1.1.2 Khái niệm về nhà lãnh đạo

Nhà lãnh đạo là người gây ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức để từ đó họ tự nguyện nỗ lực, hoàn thành mục tiêu của nhà lãnh đạo hay tổ chức đề ra

1.1.2 Vai trò của lãnh đạo

- Hiện thực hóa các sản phẩm của hoạch định và tổ chức

- Tạo ra sức mạnh tinh thần cho tổ chức

- Nâng cao năng lực làm việc của cá nhân và nhóm trong tổ chức

- Tạo bầu không khí tốt trong tổ chức

1.1.3 Các nguyên tắc lãnh đạo

Nguyên tắc thứ nhất: Nhà quản trị phải đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu:

- Nhà quản trị tạo ra sự “giao thoa” giữa các mục tiêu với các bộ phận và toàn bộ tổ chức

- Dung hòa lợi ích cá nhân, tập thể

- Thống nhất mục tiêu, nguyện vọng, ước muốn

Làm theo nguyên tắc này, nhà quản trị khi làm được những điều nêu trên sẽ đạt được những mục tiêu chung và riêng

Nguyên tắc thứ hai: Nhà quản trị phải đóng vai là “phương tiện” để giúp nhân viên thỏa mãn được nhu cầu và mong muốn của họ

- Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ, người trong tổ chức đạt được những mục tiêu cá nhân

- Mục tiêu cá nhân giúp họ thỏa mãn nhu cầu của bản thân

Nguyên tắc thứ ba: Lãnh đạo phải theo chức trách và quyền hạn Người quản trị phải làm theo quyền hạn, chức trách không được đi quá giới hạn, can thiệp quá mức vào chức trách của người khác

Nguyên tắc thứ tư: Tuân thủ các nguyên tắc của ủy nhiệm, ủy quyền trong lãnh đạo

Tuân thủ các nguyên tắc của ủy nhiệm, ủy quyền trong lãnh đạo là giao nhiệm vụ và giao quyền để họ thấy mình thực hiện hay giải quyết nhiệm vụ nào đó.

PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

Khái niệm phong cách lãnh đạo: Phong cách lãnh đạo là biểu hiện phong cách nhà quản trị, dạng chung nhất của hành vi, cách ứng xử của người lãnh đạo đối với người dưới quyền trong quá trình hoạt động đạt mục tiêu

Một số phong cách lãnh đạo chủ yếu: Phong cách lãnh đạo chuyên quyền, phong cách lãnh đạo dân chủ, phong cách lãnh đạo tự do

1.2.1.Phong cách lãnh đạo chuyên quyền (độc đoán)

Khái niệm: Phong cách chuyên quyền là phong cách mà nhà quản trị triệt để sử dụng quyền lực hay uy tín chức vụ của mình để thực hiện công việc quản trị

Các đặc điểm cơ bản:

- Thứ nhất là thiên về sử dụng mệnh lệnh phục tùng

- Thứ hai là nhà quản trị dựa vào năng lực, uy tín chức vụ để ra quyết định

- Thứ ba là nhà quản trị bắt buộc cấp dưới làm theo ý muốn, quyết định của mình

- Thứ tư là nhà quản trị ít tin cấp dưới Ưu, nhược điểm:

5 Ưu điểm: Phong cách lãnh đạo chuyên quyền cho phép nhà quản trị thực hiện các nhiệm vụ một cách nhanh chóng; nhà quản trị có tính quyết đoán, dám chịu trách nhiệm và phát huy đầy đủ năng lực cá nhân

Nhược điểm: Nhà quản trị theo phong cách này có thái độ ứng xử lạnh nhạt, quan cách hay can thiệp vào công việc của người khác nên không tận dụng được sức sáng tạo của những người dưới quyền; quyết định đưa ra ít được chấp nhận và trong tổ chức bầu không khí sẽ căng thẳng

1.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ

Khái niệm: Phong cách dân chủ là phong cách mà nhà quản trị thường dùng uy tín cá nhân để đưa ra những tác động đến người dưới quyền (ít sử dụng đến quyền lực và uy tín chức vụ để tác động)

Các đặc điểm cơ bản:

- Thứ nhất: Nhà quản trị thường sử dụng hình thức động viên, khuyến khích đối với cấp dưới

- Thứ hai: Nhà quản trị không đòi hỏi cấp dưới phục tùng tuyệt đối

- Thứ ba: Nhà quản trị thường thu thập ý kiến của cấp dưới, thu hút, lôi cuốn tập thể vào việc đưa ra và thực hiện quyết định Ưu, nhược điểm: Ưu điểm: Nhà quản trị theo phong cách dân chủ luôn lắng nghe mọi phản hồi, ý kiến từ nhân viên để điều chỉnh kịp thời công việc hoặc các mối quan hệ trong công ty Từ đó giúp phát huy năng lực, trí tuệ tập thể; quyết định thường được cấp dưới ủng hộ, chấp nhận

Nhược điểm: Nhược điểm của phong cách này là nó tốn khá nhiều thời gian để đưa ra một quyết định và đôi khi cũng gặp tình trạng khó thống nhất ý kiến trong một số vấn đề cụ thể nếu không có người điều hành đủ chuyên môn, hiểu biết và sự quyết đoán Nhà quản trị dễ trở thành nhà quản trị theo đuổi cấp dưới và có thể có tình trạng không ai chịu trách nhiệm cá nhân

1.2.3 Phong cách lãnh đạo tự do

Khái niệm: Phong cách lãnh đạo tự do là phong cách mà theo đó nhà quản trị ít sử dụng quyền lực để tác động đến người dưới quyền, thậm chí không có những tác động tới họ

Các đặc điểm cơ bản:

- Thứ nhất: Người quản trị đóng vai trò là người cung cấp thông tin

- Thứ hai: Người quản trị thường không tham gia vào các hoạt động tập thể và sử dụng ít quyền lực của mình để tác động đến người dưới quyền

- Thứ ba: Nhà quản trị phân tán quyền hạn cho cấp dưới, để cho cấp dưới sự độc lập cao và quyền tự do hành động lớn Ưu, nhược điểm: Ưu điểm: Phong cách lãnh đạo tự do sẽ tạo ra môi trường mở trong tổ chức, doanh nghiệp Nhà quản trị cấp cao có điều kiện tập trung vào các vấn đề chiến lược; tôn trọng và phát huy tối đa quyền tự do và chủ động của cấp dưới; tạo điều kiện cho cấp dưới tham gia vào quá trình ra quyết định; quyết định của nhà quản trị dễ được cấp dưới chấp nhận, đồng tình, ủng hộ và làm theo

Nhược điểm: Phong cách này dễ tạo ra tâm lý buồn chán cho người lãnh đạo dẫn tới nhà quản trị thường buông lơi quyền lực; khó kiểm soát và lệ thuộc vào cấp dưới; nếu kiểm soát không chặt thì mục tiêu nhà quản trị dễ bị đổ vỡ.

QUẢN TRỊ XUNG ĐỘT

1.3.1 Khái niệm và phân loại xung đột

Xung đột là sự bất động giữa hai hay nhiều phía mà mỗi phía cố gắng làm tất cả những gì có thể để bên kia chấp nhận quan điểm của mình trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích hay các giá trị xã hội Những dạng hình thức khác của xung đột là: mâu thuẫn, bất đồng

− Xung đột giữa các cá nhân: Do khác nhau về cái nhìn, quan điểm, tính cách, lợi ích…

− Xung đột cá nhân với nhóm: Do quan điểm hay lợi ích của cá nhân và nhóm không phù hợp, mâu thuẫn nhau

− Xung đột giữa các nhóm: Mâu thuẫn giữa các nhóm chính thức, không chính thức,… (các bộ phận, nhóm với nhau; chính quyền với công đoàn…)

− Xung đột bên trong cá nhân: Mâu thuẫn về vai trò và trọng trách của cá nhân trong tổ chức (nhà quản trị giao những nhiệm vụ mâu thuẫn nhau cho nhân viên thực hiện)

Xung đột gồm 6 nguyên nhân cơ bản:

Thứ nhất, do phân phối các nguồn lực không hợp lý,thiên vị cho các cá nhân, bộ phận

Thứ hai, nhiệm vụ phụ thuộc vào nhau: Xuất hiện khi công việc của một số thành viên trong nhóm phụ thuộc vào các thành viên khác trong nhóm

Thứ ba, do sự khác nhau về mục tiêu giữa các cá nhân, bộ phận mà những mục tiêu này lại mâu thuẫn, loại trừ nhau

Thứ tư, do sự khác biệt trong quan điểm, nhận thức về các giá trị: Cùng một sự vật, hiện tượng nhưng mỗi người có thể có sự nhận thức, đánh giá khác nhau

Thứ năm, rào cản truyền thông/ giao tiếp: Xuất hiện khi người khác không hiểu đúng tình huống hay quan điểm của người truyền đạt thông tin

Khi xung đột xảy ra, có một số cách thức giải quyết:

Cách thức này chỉ đơn thuần là né tránh vấn đề, không giúp mọi người đạt được mục đích của họ, cũng không đạt được mục đích của bản thân Cách thức này được áp dụng khi vấn đề không quá quan trọng

Xoa dịu Đây là cách thức mà nhà quản trị cho họ thấy sự việc mâu thuẫn không có gì lớn, có thể giải quyết trong hòa bình Đây là giải pháp tình thế vì nguyên nhân của mâu thuẫn vẫn còn

Cưỡng bức Đây là phương pháp bắt buộc người khác chấp nhận quan điểm, cách giải quyết của nhà quản trị mà không hoặc ít quan tâm đến lợi ích, quan điểm của người khác Cách thức này chỉ nên sử dụng trong một số tình huống bất khả kháng khi mà phương pháp khác không hiệu quả

Thỏa hiệp Đây là cách tiếp cận thua- thua, có nghĩa là cả hai bên đều không hoàn toàn đạt được thứ mình mong muốn mà chỉ đạt được một phần Cách thức này áp dụng khi cần có một phương án tạm thời cho một vấn đề phức tạp

Giải quyết tận gốc vấn đề Đây là phương pháp mà nhà quản trị công nhận những quan điểm khác nhau với thái độ thiện chí, nghiêm túc tìm tòi và hiểu rõ nguyên nhân mâu thuẫn, từ đó tìm ra biện pháp hợp lý

PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH

2.1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Sữa TH

2.1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty

TH True Milk tên gọi đầy đủ là Công ty Cổ phần Sữa TH được thành lập ngày 24/2/2009 tại Nghệ An, là công ty đầu tiên của tập đoàn TH trong dự án đầu tư vào trang trại bò sữa công nghiệp, công nghệ chế biến sữa hiện đại và hệ thống phân phối bài bản

Logo Công ty Cổ phần Sữa TH Ý nghĩa của cái tên TH được doanh nghiệp giải thích là True Happy (tiếng Việt: Hạnh phúc đích thực) Công ty Cổ phần Sữa TH thuộc tập đoàn TH, được thành lập với sự tư vấn tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á Bên cạnh việc kinh doanh các dịch vụ tài chính và các hoạt động mang tính an sinh xã hội Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á đặc biệt chú trọng đầu tư vào ngành chế biến sữa và thực phẩm

Danh mục sản phẩm của TH True Milk bao gồm Sữa tươi tiệt trùng, Sữa tươi thanh trùng, Sữa hạt, Sữa chua tự nhiên, Sữa tươi thanh trùng, Sữa hạt, Sữa chua tự nhiên, Kem, Thức uống giải khát, Nước tinh khiết, Bơ, Phô Mai, Bộ sản phẩm công thức Topkid, Trà túi lọc, Thực phẩm

Một số sản phẩm của Công ty Cổ phần Sữa TH

Công ty Cổ phần Sữa TH đã đầu tư 1 hệ thống quản lý cao cấp và quy trình khép kín, đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế từ khâu trồng cỏ, xây dựng chuồng trại, chế biến thức ăn cho bỏ, quản lý thú y, chế biến và đóng gói, cho đến khai phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng

2.1.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh Tầm nhìn

Trở thành công ty hàng đầy Việt Nam sản xuất và cung cấp thực phẩm và các sản phẩm sữa SẠCH - AN TOÀN - TƯƠI NGON có nguồn gốc tự nhiên 100%, đạt tiêu chuẩn chất lượng thế giới, với công nghệ tiên tiến nhất Các sản phẩm TH là sự kết hợp chọn lọc các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ thống chế biến công nghệ cao với dịch vụ ưu đãi đa dạng cho người tiêu dùng Việt Nam

Tinh thần luôn gần gũi với thiên nhiên, TH dốc hết sức mình nhằm trau dồi và nuôi dưỡng tâm hồn cùng với thể chất người Việt thông qua cung cấp đến người tiêu dùng những sản phẩm, thực phẩm bắt nguồn từ thiên nhiên, đảm bảo an toàn, sạch, bổ dưỡng

Slogan : True Happiness - TH là hạnh phúc đích thực!

Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Sữa TH

Năm 2009 dự án sữa tươi TH True Milk được khởi động với việc nhập khẩu công nghệ chăn nuôi bò sữa của Israel và hàng ngàn con bò từ New Zealand Từ thời điểm đó, doanh nghiệp đó bắt đầu phát triển nhanh chóng Đến tháng 12/2010, TH True Milk chính thức có mặt tại Việt Nam, không chỉ gia nhập thị trường sữa với tôn chỉ mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm “sữa tươi sạch đúng nghĩa, TH True Milk còn là tâm huyết và khát khao cải thiện sức khỏe, trí tuệ tầm vóc Việt của bà Thái Hương – Chủ tịch ngân hàng Bắc Á Doanh nghiệp được thành lập dưới sự tư vấn tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á TH True Milk đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại bò sữa ứng dụng công nghệ cao với quy mô rộng lớn và hiện đại nhất Châu Á Đàn bò sữa hơn 45000 con được chọn lọc từ các nước New Zealand, Australia, Canada trải qua quy trình chăm sóc một cách khoa học và kỹ lưỡng nhất theo công nghệ chăn nuôi của Israel Thêm vào đó toàn bộ trang trại được áp dụng công nghệ robot, nhằm tự động hóa tất cả quy trình, đảm bảo sự vẹn toàn về chất lượng và dinh dưỡng của sữa

Năm 2013, TH True Milk khánh thành nhà máy sản xuất sữa tươi sạch với công suất đạt 500.000 tấn/năm trong năm 2017 Cũng từ đây, TH True Milk được ví là đã làm nên cuộc “cách mạng sữa tươi sạch ở Việt Nam ", thay đổi căn bản ngành sửa nước trước đây từ sử dụng sữa bột pha lại sang sữa tươi hoàn toàn 100%.Công ty này đã đạt được doanh thu lũy kế xấp xỉ 6.000 tỷ đồng Riêng doanh thu của năm 2013 đạt 3.000 tỷ đồng

Ngày 31/1/2018, Công ty TH True Milk đã khánh thành trang trại bò sữa cao sản đầu tiên tại Moscow, Nga Đây là dự án nằm trong khuôn khổ Tổ hợp chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa công nghệ cao và một số dự án về thực phẩm với tổng số vốn đầu tư lên đến 2,7 tỷ USD của công ty tại Liên Bang Nga

Năm 2020, đây là năm đánh dấu 12 năm TH có mặt trên thị trường, với dấu ấn là bước tiến thần kỳ, sở hữu các thương hiệu mạnh nổi bật vì chất lượng như: Sữa tươi sạch

TH true MILK (chiếm 40% thị phần sữa tươi trong nước), nước tinh khiết TH true WATER và nhiều sản phẩm đồ uống tốt cho sức khỏe khác, hệ thống trường quốc tế TH School,

Cho đến nay, TH True Milk đã đạt được một số thành tựu nhất định và được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt Bảo chứng cho điều này là các giải thưởng cao quý Nhà cung cấp đáng tin cậy tại Việt Nam và thương hiệu uy tín năm 2011 3 năm liền đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao Top 100 sản phẩm tin và dùng Giải vàng chất lượng quốc gia

2.1.2 Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Sữa TH

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Sữa TH

Hội đồng chiến lược Tập đoàn TH: là tập hợp những trái tim và khối óc cùng chung một niềm tin, một khao khát và một bầu nhiệt huyết Họ là những nhà lãnh đạo có kiến thức sâu rộng về thị trường, am hiểu công nghệ tiên tiến Nhiệm vụ của họ là hoạch định chiến lược phát triển lâu dài cho Tập đoàn và từng công ty thành viên, trong đó có Công ty Cổ phần Sữa TH Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty

Ban kiểm soát: Thực hiện giám sát Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc trong việcquản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội Cổ đông trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao

Hội đồng quản trị: Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

- Theo dõi tình hình kinh tế sản xuất công ty, đảm bảo yếu tố kỹ thuật, các hoạt động xuất nhập nguyên liệu

- Các hoạt động nghiên cứu để đổi mới sản phẩm, đánh giá chất lượng sản phẩm

- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng quy trình về hệ thống đo lường chất lượng, kiểm tra giám sát chặt chẽ quy trình

- Nghiên cứu cải tiến mới thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đề xuất các sản phẩm không phù hợp

- Tiến hành tổng kết, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng tháng, tìm ra những nguyên nhân không đạt để đưa ra biện pháp khắc phục

- Chịu trách nhiệm quản lý, vận chuyển sản phẩm cho khách hàng

- Xây dựng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng

THỰC TRẠNG CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA

2.2.1 Phân tích phong cách lãnh đạo của Chủ tịch Thái Hương

2.2.1.1 Giới thiệu về Chủ tịch Thái Hương

Bà Thái Hương tên thật là Thái Thị Hương, hiện là Chủ tịch Hội đồng chiến lược Tập đoàn TH Bà sinh ngày 12 tháng 10 năm 1958 tại xã Hồ Sen, huyện Đô

Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, bà thi đỗ vào trường Đại học Kinh tế Quốc dân chuyên ngành Kế toán Tài chính, hiện nay bà đang có học vị là thạc sĩ kinh tế Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân khoa Kế toán Tài chính, bà Hương làm việc tại ban Tài chính Hải

Sau đó bà quyết định từ bỏ công việc ổn định hiện tại để tìm kiếm cơ hội cho đam mê kinh doanh của bản thân, bà trở về quê hương Nghệ An đầu quân cho

Công ty Vật liệu xây dựng chất đốt Nghệ An với vai trò là cán bộ kế toán từ năm 1985 đến 1989

Vào năm 1990, bà quyết định nghỉ việc nhà nước và rẽ hướng sang kinh doanh riêng, đây có thể được coi là một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của bà khi lần đầu tiên thử sức với chức vụ là một người lãnh đạo - Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vật liệu xây dựng Hương Hà Bà đã gắn bó với công việc này từ năm 1990 đến 1994

Vào năm 1994, bà cùng các đồng nghiệp của mình thành lập Ngân hàng TMCP Bắc Á với số vốn điều lệ ban đầu có giá trị lên đến 20 tỷ đồng Sau 25 năm được hình thành, thúc đẩy và phát triển, giờ đây ngân hàng Bắc Á Bank hiện có số vốn điều lệ có giá trị lên tới 6.500 tỷ đồng Hiện tại, bà Hương đang nắm giữ 4,3% cổ phần tại ngân hàng này (Ngân hàng Bắc Á hiện nay cũng chính là nguồn vốn ổn định cho TH True Milk, hàng hoạt dự án của TH True Milk được Ngân hàng Bắc Á tư vấn và đầu tư đã được khởi công xây dựng trong năm 2020)

Giai đoạn 2008 – 2009, khi nền công nghiệp sữa bị đe dọa bởi sự nhiễm khuẩn

Melamine, bà Thái Hương đã lên ý tưởng sản xuất và kinh doanh sữa sạch, tốt, an toàn đến với mọi người Thời điểm đó, bà cũng tự thừa nhận rằng bản thân không có chuyên môn về sữa và thị trường của nó Tuy nhiên, bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ với khát vọng về giấc mơ sữa Việt sạch, bà đã thành công trên con đường mình đã chọn Sau 1 năm, các công đoạn kiện toàn nhà máy đến khâu nhập khẩu bò sữa của TH True Milk đã bắt đầu Tổng kinh phí ban đầu để nhập khẩu hàng ngàn con bò sữa từ thị trường New Zealand về nước áp dụng công nghệ chăn nuôi bò sữa hiện đại của Israel lên tới 350 triệu đồng Sau nhiều sự đầu tư quy mô lớn, dù vấp phải nhiều khó khăn và sự hoài nghi của người ngoài nhưng TH đã từng bước chứng tỏ vị thế của mình trong thị trường sữa khi trở thành một trong những cái tên thương hiệu quen thuộc với mọi nhà với sữa tiệt trùng sạch, tốt, an toàn nhất đến nay Từ thành công của sữa TH, bà đã tiếp tục đầu tư thêm các dự án bò sữa tại Nga, trồng dược liệu chế biến thức uống cấp (TH herbals) bán tại Mỹ, tạo ra thương hiệu rau củ quả sạch FVF và thành lập trường quốc tế TH School

Năm 2017, bà Thái Hương thôi không giữa chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn TH, chuyển sang làm Chủ tịch Hội đồng chiến lược Tập đoàn và tiếp tục giữ chức Tổng Giám đốc Ngân hàng Bắc Á Từ đây, bà chỉ còn giữ vai trò là người sáng lập và tư vấn, giám sát hoạt động của TH

Bà Thái Hương là nữ doanh nhân thành công bậc nhất Việt Nam, được mệnh danh là “người đàn bà sữa tươi” với những đóng góp to lớn để phát triển ngành sữa sạch của nước nhà Với cống hiến đó, bà đã được ghi nhận khi được nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới Bà được đánh giá là một trong những người quyền lực của lĩnh vực tài chính Việt Nam với 2 năm liên tiếp (2015 và 2016) lọt vào bảng xếp hạng Top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á theo Forbes bình chọn Gần đây, bà còn là đại diện đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được CSRWorks International vinh danh trong danh sách Top 10 “Phụ nữ vì sự phát triển bền vững” 2021 tại Châu Á Với tập đoàn TH, bà Hương tiên phong đi đầu trong việc xây dựng trong xây dựng nền nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến nông sản Kể từ đó, tập đoàn

TH không ngừng phát triển lớn mạnh, và bản thân bà Thái Hương cũng được công nhận với nhiều giải thưởng như: Đại sứ thương mại toàn cầu (Mỹ), Giải thưởng Nữ doanh nhân Quyền lực ASEAN tại Diễn đàn Tri thức Thế giới (Hàn Quốc), Giải vàng Doanh nhân của Stevie Award,

Lần đầu bước chân vào một ngành hàng đầy mới mẻ là sản xuất các sản phẩm từ sữa, bà không ngừng học hỏi, tìm công nghệ tốt nhất, tân tiến nhất để nhập về sản xuất

“Công nghệ cao chính là chìa khóa vàng trong nông nghiệp Tôi quan điểm, mình như chủ

18 của một cái xe và mình sẽ thuê người thầy giỏi để lái xe cho mình, mình cần đi đâu, đi giờ nào là do mình quyết định cả" Dù nắm trong tay thương hiệu sữa mới, đi sau nhiều ông lớn nhưng chỉ mất 6 năm TH trở thành thương hiệu lớn trong ngành sữa Việt Nam cũng như vươn tầm thế giới

2.2.1.2 Phong cách lãnh đạo của Chủ tịch Thái Hương

Bà Thái Hương khi còn trên cương vị từng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty, và giờ đây là Chủ tịch Hội đồng chiến lược của Tập đoàn TH, là người lãnh đạo có phong cách lãnh đạo dân chủ Điều đó được bộc lộ qua các khía cạnh sau:

Bà Thái Hương là người truyền cảm hứng cho cấp dưới

Bà Thái Hương rất ít khi sử dụng quyền lực hay uy tín chức vụ để đòi hỏi sự tuân thủ tuyệt đối của nhân viên Thay vào đó, bà thể hiện những mặt tích cực và năng lực của chính mình để truyền động lực cho mọi người

Bà Thái Hương dùng chính khát vọng trong công việc để truyền cảm hứng cho những người cộng sự, biến khát vọng ấy thành của họ Nhờ vậy, mọi người đều cảm thấy được đồng cảm Đó chính là sức mạnh để toàn thể nhân viên vượt qua những khó khăn, thử thách trong kinh doanh

Bà Hương cũng luôn duy trì thói quen đi làm sớm, giữ vẻ ngoài thân thiện, vui vẻ Hơn nữa, bà cũng là người luôn có nhiều ý tưởng sáng tạo để cải thiện hoạt động kinh doanh của công ty Ngay cả khi khó khăn, bà Hương không tỏ ra mệt mỏi, buồn chán Do đó, nhân viên cấp dưới khi được làm việc với bà luôn cảm thấy có chỗ dựa và vững vàng hơn trong khi đương đầu với những khó khăn, thử thách

ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM SAU NGHIÊN CỨU VỀ CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH

ty Cổ phần Sữa TH

Tạo ra một tập thể gắn kết

Phong cách lãnh đạo dân chủ của bà Thái Hương luôn chú trọng vào cảm xúc của nhân viên Điều đó khiến nhân viên cảm thấy thoải mái hơn Nhân viên có thoải mái thì tổ chức mới hoạt động hiệu quả Hơn nữa, khi cảm xúc của người lao động được quan tâm, mối liên kết giữa cấp trên - cấp dưới, giữa những người đồng nghiệp cũng được vun đắp

23 Điều này góp phần xây dựng tập thể gắn bó, vững mạnh ngay cả khi có tính cạnh tranh cao

Môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp hiện đại, chuyên nghiệp

TH True Milk đã tạo ra một môi trường làm việc thoải mái tự do, đầy tính sáng tạo Nhờ đội ngũ làm việc đa dạng gồm nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, các nhân viên

TH True Milk có thêm nhiều cơ hội học hỏi lẫn nhau, ngày càng trau dồi, phát triển bản thân Thêm vào đó, chính sách “ cơ hội làm việc bình đẳng” mà TH True Milk đưa ra cũng giúp ngăn chặn các hình thức phân biệt đối xử, quấy rối, không cho phép xung đột, bất đồng nơi làm việc Nhờ những điều này, các nhân viên TH True Milk được làm việc trong môi trường hiện đại, đầy tính chuyên nghiệp

Khai thác tối đa năng lực nhân viên

Chính vì có một môi trường làm việc tích cực và sáng tạo, nhân viên của TH có điều kiện phát huy hết khả năng của mình Việc ý tưởng mới của họ được công nhận và xem xét càng thúc đẩy tinh thần tự học, tự nghiên cứu và sáng kiến cho đội ngũ nhân viên Do đó, nhân viên có cơ hội phát triển và thể hiện tối đa năng lực bản thân, tăng tính chủ động trong công việc

Thiếu quyết liệt trong hành động

Bà Thái Hương nổi tiếng là nữ doanh nhân có bản lĩnh mạnh mẽ nhưng theo đuổi phong cách lãnh đạo dân chủ cũng khiến cho việc ra quyết định không phải lúc nào cũng nhanh chóng, vì cần tham khảo ý kiến từ nhân viên, mất thêm thời gian trao đổi và ra quyết định

Khắt khe nên gây áp lực

Tuy là nhà lãnh đạo theo phóng cách dân chủ nhưng vì hiệu quả công việc cao nên bà Thái Hương vẫn có sự đòi hỏi khắt khe với nhân viên Sự đòi hỏi này có thể tạo một áp lực lớn lên nhân viên, đặc biệt đối với một công ty lớn như TH true MILK, dẫn đến nhiều nhân viên dễ xảy ra tình trạng stress, không khí làm việc sẽ đầy căng thẳng, nhân viên đôi lúc sẽ không có được một môi trường làm việc thoải mái, dẫn đến những sai lệch, hiệu quả công việc sẽ bị giảm sút, làm cho kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của họ không thể bộc lộ hết để phục vụ cho công việc

Việc cho phép nhân viên được tự thể hiện quan điểm của bản thân có thể dẫn đến tình trạng bất đồng quan điểm giữa các nhân viên với nhau Nếu xung đột này không được giải quyết thì có thể khiến cho họ giảm nhiệt huyết với công việc, tăng khả năng rời bỏ công ty

2.3.2.1 Phát huy những điểm mạnh

Tạo dựng môi trường làm việc năng động, hiện đại, thoải mái cho nhân viên

Bí quyết để thành công trong vai trò lãnh đạo là biết cách giao tiếp và đánh giá chính xác nhân viên của mình Là một công ty lớn, TH True Milk họ ý thức được rằng, con người là tài sản quý giá và cũng là yếu tố để quyết định sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp Chính vì thế, TH True Milk luôn chú trọng đầu tư cốt lõi và con người Tại đây, môi trường làm việc luôn được chuyên nghiệp hóa bằng một đội ngũ đạt đẳng cấp quốc tế, cùng sự giao lưu giữa nhiều chuyên gia trong và ngoài nước Có thể thấy, môi trường ảnh hưởng rất lớn đến cá nhân và doanh nghiệp, môi trường tốt sẽ giúp liên kết tập thể, khai thác được hết tiềm năng của nhân viên vậy nên các nhà quản trị cần khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên được sáng tạo và phát huy hết khả năng của bản thân Điều này không chỉ giúp công ty phát triển bền vững mà các mối quan hệ trong công ty ngày càng khăng khít hơn cụ thể nhà quản trị cần:

- Luôn lắng nghe, luôn thấu hiểu

- Xây dựng tinh thần đoàn kết

- Chú trọng việc giao tiếp

- Đưa ra chính sách khen thưởng xứng đáng cho từng cá nhân, tập thể

- Tạo điều kiện giúp nhân viên cân bằng công việc và tận hưởng cuộc sống

Trẻ hoá đội ngũ nhân viên

Các nhà quản trị sẽ phải thông qua nhân viên để đạt được mục đích của mình TH True Milk luôn đưa ra những chính sách hấp dẫn để thu hút nhân tài, chiêu mộ những nhân lực tiềm năng bởi lẽ một đội ngũ nhân viên trẻ sẽ có tinh thần nhiệt huyết của sức trẻ chắc chắn sẽ đảm bảo sáng tạo không ngừng trong công việc cộng với tư duy của nhà quản lý

25 chắc chắn sẽ tạo ra những sản phẩm như mong đợi Đội ngũ nhân viên trẻ sẽ dễ dàng thích nghi với văn hoá của tổ chức và nhà quản trị cấp cao, điều quan trọng ở nhà quản trị là phải biết cách hướng họ theo tư duy của mình Có như vậy mới có một tổ chức bền vững và phát triển

Hoàn thiện các chức năng và kĩ năng của nhà quản trị

Các nhà quản trị cần không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên môn của mình thông qua các nhà quản trị khác Từ đó tìm ra hướng đi tốt nhất cho công ty Điển hình như bà Thái Hương chính là người đã làm nên thành công của TH True Milk, để có được điều đó, bà phải trăn trở không ngừng tìm kiếm thu thập thông tin, học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm,kiến thức phục vụ cho công việc, luôn cải thiện kỹ năng tư duy , kỹ năng nhân sự và chuyên môn nghiệp vụ và bà đã thành công tạo nên bước ngoặt lớn cho TH True Milk, đưa danh tiếng thị trường sữa Việt Nam vươn ra thị trường thế giới, bà còn trở thành một trong những doanh nhân quyền lực được thế giới biết đến

Tạo ra môi trường học tập trong công ty

Nhà lãnh đạo nên tạo ra một môi trường học tập, trong đó mọi người đều tích cực nâng cao kiến thức và tìm ra ý tưởng mới Ý tưởng phải được tạo ra và chia sẻ ở mọi cấp trong công ty Khi tìm ra ý tưởng hay, nhà lãnh đạo cần khen thưởng “tác giả’’ và đưa vào thực hiện ngay

2.3.2.2 Hạn chế những khuyết điểm Đổi mới, sáng tạo trong phong cách lãnh đạo

Cụ thể, nên kết hợp giữa phong cách lãnh đạo dân chủ và phong cách lãnh đạo chuyên quyền Có thể thấy bà Thái Hương là ví dụ điển hình cho phong cách lãnh đạo dân chủ, tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm mà nó mang lại thì vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế: việc thiếu quyết liệt khi đưa ra quyết định trong một số trường hợp sẽ bỏ lỡ cơ hội, bỏ qua thời điểm chín muồi của các dự án Hơn nữa việc cho phép nhân viên đưa ra ý kiến cá nhân có thể gây ra bất đồng quan điểm, gây mất đoàn kết nội bộ Vậy nên các nhà quản trị cần xem xét, cân nhắc bối cảnh thị trường để đưa ra những quyết định kịp thời và sử dụng phong cách lãnh đạo một cách phù hợp, đúng đắn

Có biện pháp giải quyết xung đột hợp lý

Như đã trình bày ở trên, nhân viên khi được tự mình thể hiện ý kiến có thể dẫn đến tình trạng bất đồng quan điểm và xung đột với nhau Do đó, người lãnh đạo cần khôn

26 khéo, nhận biết từ sớm những xung đột tiềm tàng cũng nhưng nhanh chóng để phát hiện xung đột mới xuất hiện Từ đây, họ có cơ sở để lựa chọn sử dụng và phối hợp các giải pháp giải quyết xung đột để đạt hiệu quả cao nhất, tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Ngày đăng: 22/03/2024, 22:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w