- Tìm hiểu về thực trạng và giải pháp để nâng cao vai trò của việc đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP trong lĩnh vực cung cấp hàng hoá công cộng tại Việt Nam Tuần 6,7,8: Tiến hành
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
- -BÀI TẬP NHÓM
MÔN: KINH TẾ VI MÔ
-* -Đề bài Phân tích thực trạng và giải pháp để nâng cao vai trò của việc đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực
cung cấp hàng hoá công cộng tại Việt Nam
Nhóm 4
Lớp 4820
Kế hoạch làm việc của nhóm:
Tuần 1,2,3,4,5: Nhận bài tập nhóm, các thành viên tìm hiểu về nội dung đề tài.
Trang 2- Tìm hiểu về thực trạng và giải pháp để nâng cao vai trò của việc đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực cung cấp hàng hoá công cộng tại Việt Nam
Tuần 6,7,8: Tiến hành họp nhóm
- Đưa ra những kiến thức về bộ môn kinh tế vi mô cho chủ đề
- Vận dụng kiến thức để thảo luận về bài tập
- Chia việc tìm hiểu về bài cho nhóm
Cụ thể:
- Phân tích, nhận thức về vấn đề
- Thực trạng của vấn đề
- Tìm giải pháp
Tuần 9,10,11,12:
- Tổng hợp ý kiến, bài làm của các thành viên
- Các thành viên đóng góp ý kiến, chỉnh sửa về bài
- Chỉnh sửa và hoàn thiện bài làm, tổng hợp bài (dạng word)
Tuần 13:
- Nộp bản word bài tập nhóm
- Làm bài thuyết trình powerpoint
Đánh giá:
STT MÃ SỐ
SINH
VIÊN
ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 3VIÊN KÝ
TÊN
(SỐ)
ĐIỂM (CHỮ)
GIẢNG VIÊN
KÝ TÊN
1 482025 Hà Thị Kiều Linh
2 482026 Hoàng Ngọc Linh
3 482027 Hoàng Phương Ly
4 482028 Nguyễn Thị Hương Ly
5 482029 Đặng Hoàng Minh
6 482031 Vũ Bình Minh
7 482032 Vũ Trà My
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2023
Nhóm trưởng (ký và ghi rõ họ tên)
Trang 4MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
1 Lý thuyết về việc cung cấp các sản phẩm công cộng 4 1.1 Khái niệm 4
1.2 Đặc điểm 4
1.3 Phân loại 5
2 Hình thức đối tác công tư (PPP) 7
2.1 Khái niệm 7
2.2 Các hình thức thực hiện mô hình PPP 7
II THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PPP) TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP HÀNG HOÁ CÔNG CỘNG TẠI VIỆT NAM 8
1 Những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được 8
2 Những tồn tại cần được khắc phục 9
III GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VIỆC ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PPP) TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP HÀNG HOÁ CÔNG CỘNG TẠI VIỆT NAM 10
1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý 10
2 Tăng cường công tác lựa chọn nhà thầu 10
3 Tăng cường công khai, minh bạch thông tin đầu tư 10 4 Tạo lập cơ chế chia sẻ rủi ro của Chính phủ đối với các nhà đầu tư 11
5 Tiến hành đào tạo, tăng cường nhân sự đáp ứng công tác quản lý Nhà nước, giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các mô hình 11
6 Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán PPP, chế tài xử phạt, quy định rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ 12
7 Hoàn thiện cơ chế tài chính cho PPP 12
8 Sự tham gia truyền thông của các bên liên quan 13
9 Nâng cao năng lực địa phương 14
KẾT LUẬN 15
Trang 5TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
LỜI MỞ ĐẦU
Bước vào thế kỷ 21 - kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn nhưng cũng đầy thách thức,
xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế đang là một vấn đề diễn ra sôi động và cấp bách Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng sâu rộng, với sự dịch chuyển ngày càng năng động của các nguồn vốn con người
và vốn xã hội giữa các thành phần kinh tế, các quốc gia; có thể khẳng định rằng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (Public private partnership - gọi tắt là PPP)
là một xu thế tất yếu của giai đoạn hiện nay Trước xu hướng đó, việc thúc đẩy đầu tư theo hình thức PPP trong mọi lĩnh vực đang được Chính phủ chú trọng với mong muốn thu hút nguồn tài chính phục vụ xã hội, nguồn lực tư nhân vào đầu tư, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia
Từ kinh nghiệm đi trước của các quốc gia trên thế giới, trong những năm gần đây, nước ta đã tập trung xây dựng chính sách và dần hoàn thiện khung pháp lý
về hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư nhằm giảm áp lực cho ngân sách quốc gia và giảm sự lệ thuộc vào nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), từ đó, dần cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả đầu tư
và giảm các tiêu cực tồn tại trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản Theo đó, vào ngày 18/06/2020, lần đầu tiên Quốc hội thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14 (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021) Về mặt thực tiễn, nhiều dự án theo hình thức đối tác công – tư (PPP) được triển khai mạnh mẽ và đưa vào sử dụng, góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống các tuyến đường quốc lộ và các công trình xã hội về y tế, văn hoá, thể thao được nâng cao chất lượng và dịch vụ cung cấp Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, các vấn đề mang tính hạn chế, tiêu cực của hoạt động PPP trong thời gian qua từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư cho đến lúc vận hành, quản
lý cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết
Xuất phát từ thực trạng đó, nhóm chúng tôi xin áp dụng kiến thức môn kinh tế
vi mô để trình bày ý kiến của mình về đề tài: “Phân tích thực trạng và giải
Trang 6pháp để nâng cao vai trò của việc đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực cung cấp hàng hóa công cộng tại Việt Nam.”
I CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1 Lý thuyết về việc cung cấp các sản phẩm công cộng
1.1 Khái niệm
Hàng hoá công cộng (sản phẩm công cộng) là loại hàng hóa mà ngay cả khi một người đã dùng thì người khác vẫn có thể dùng được Nói cách khác, với sản phẩm công cộng, mọi người đều tự do hưởng thụ các lợi ích do các sản phẩm đó mang lại và sự hưởng thụ của người này không làm giảm khả năng hưởng thụ của người khác Sản phẩm công cộng chính là trường hợp mà ta có tác động ngoại ứng mạnh hoàn toàn là lợi ích
1.2 Đặc điểm
Để một hàng hóa trở thành hàng hóa công cộng, hàng hóa đó cần phải thỏa mãn một trong hai đặc điểm sau:
Một là, nó không phải được dành riêng cho ai, không ai có quyền sở hữu cá
nhân về hàng hóa ấy Thật khó để buộc mọi người phải trả tiền trực tiếp khi sử dụng hàng hóa mà không dành riêng cho mình, bởi vì nếu không trả tiền trực tiếp, họ cũng không thể hưởng thụ được hàng hóa ấy, ví dụ như lợi ích quốc phòng Giả sử như một cá nhân nào đó không chịu trả chi phí để hưởng lợi từ các chương trình quốc phòng, nhưng rõ ràng không thể loại trừ họ ra khỏi việc hưởng thụ lợi ích từ các chương trình này
Hai là, việc sử dụng hàng hóa công của người này không ảnh hưởng đáng kể
đến việc sử dụng của người khác bởi vì chi phí tăng thêm để tiêu dùng hàng hóa tăng thêm là rất nhỏ, gần như bằng không Chúng ta hãy xem xét việc các tàu biển sử dụng hải đăng Khi ngọn hải đăng được xây dựng và đang hoạt động thì việc có bao nhiêu tàu biển sử dụng hải đăng hầu như không làm ảnh hưởng
gì đến chi phí hoạt động của hải đăng Lợi ích sử dụng của tàu biển nào đó từ ngọn hải đăng không vì thế mà giảm đi lợi ích tàu khác khi sử dụng hải đăng ấy
Trang 7Tuy nhiên, không phải bất kì một hàng hóa được gọi là hàng hóa công nào cũng đảm bảo một cách nghiêm ngặt các đặc điểm trên, mà tùy theo mức độ bảo đảm, mà người ta có thể chia thành hai loại hàng hóa công Đó là hàng hóa công thuần túy và hàng hóa công không thuần túy
1.3 Phân loại
Hàng hóa công cộng được chia làm 2 loại: hàng hóa công cộng thuần túy và
hàng hóa công cộng không thuần túy.
a, Hàng hóa công cộng thuần túy (Pure Public Goods)
Hàng hóa công cộng thuần túy là loại hàng hóa công cộng không thể định suất
sử dụng và việc định suất sử dụng là không cần thiết Có nghĩa là mọi người đều
có thể sử dụng hàng hóa mức độ sử dụng phụ thuộc vào nhu cầu của họ và các quy định chung
Trong nhiều trường hợp mức độ này không thể định suất hoặc định suất sẽ không có hiệu quả Như vậy hàng hóa công cộng thuần túy là loại hàng hóa công cộng phải đảm bảo được đặc điểm đầu tiên là hàng hóa thuộc quyền sở hữu công cộng, không thể loại trừ các cá nhân sử dụng chúng, bởi vì không thể đo lường mức độ sử dụng của từng người, do đó không thể buộc người tiêu dùng phải trả tiền trực tiếp khi sử dụng hàng hóa Chi phí cho việc sản xuất hàng hóa công cộng chỉ có thể bù đắp thông qua hệ thống thuế
Ví dụ: Chương trình quốc phòng, hệ thống đường xá, hải đăng, không khí
trong sạch… Đối với loại hàng hóa công cộng này người ta hoàn toàn không thể định suất hoặc loại trừ một cá nhân nào đó trong việc sử dụng hàng hóa Điều đó
là không thực hiện được Dù có trả tiền hay không thì các cá nhân vẫn có thể được sử dụng hàng hóa
Việc định suất hoặc loại trừ các cá nhân sử dụng hàng hóa có khả năng dẫn đến tình trạng kém hiệu quả, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng Ví dụ: Chương trình phòng chống bệnh lây nhiễm; chương trình phòng, chữa cháy; chương trình xóa nạn mù chữ… Đối với các loại hàng hóa công cộng này việc định suất
Trang 8hoặc loại trừ một cá nhân nào đó trong việc sử dụng hàng hóa sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhân khác, hiệu quả kinh tế - xã hội bị giảm đi Giả sử có một cá nhân nào đó không đồng ý trả tiền cho việc phòng - chữa cháy
Tuy nhiên, đội phòng - chữa cháy cũng không thể bỏ rơi các cá nhân đó trong hỏa hoạn xảy ra Bởi vì thiệt hại của cá nhân đó sẽ dẫn đến thiệt hại cho các cá nhân khác và ngược lại Đối với hàng hóa công cộng thuần túy, đặc điểm thứ hai của hàng hóa công cộng là việc sử dụng hàng hóa không ảnh hưởng đáng kể giữa các cá nhân sử dụng có thể được bảo đảm hoặc không bảo đảm
Hàng hóa công cộng thuần túy bảo đảm đặc điểm thứ hai, bao gồm: chương trình quốc phòng, chương trình y tế, chương trình phòng chữa cháy, hải đăng, chương trình phổ thông giáo dục… Việc tăng thêm một cá nhân nào đó tiêu dùng hàng hóa trên không làm ảnh hưởng đáng kể đến lợi ích của các cá nhân khác Hàng hóa công cộng thuần túy không bảo đảm đặc điểm thứ hai bao gồm: không khí trong sạch, sông ngòi ao hồ, đường sá có mật độ lưu thông cao Những chất xả thải của một hãng có thể có tác động đến chất lượng không khí trong sạch; việc quá nhiều người đánh bắt cá trên sông ngòi ao hồ có thể làm ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng đánh bắt lẫn nhau; trên một đoạn đường có mật độ lưu thông quá cao, việc tăng thêm một người đi trên đường sẽ có những cản trở lưu thông nào đó đối với những người đang lưu thông khác…
b, Hàng hóa công không thuần túy (Impure Public Goods)
Là hàng hóa công có thể định suất sử dụng, có thể loại trừ các cá nhân sử dụng nhưng phải chấp nhận một khoản tốn kém chi phí nhất định Như vậy hàng hóa công cộng không thuần túy là loại hàng hóa công cộng không đảm bảo được điều kiện đầu tiên nhưng bảo đảm được điều kiện thứ hai Có nghĩa là hàng hóa công cộng không thuần túy hoàn toàn có thể thuộc quyền sở hữu của một cá nhân nào đó và do đó nó có thể được đinh suất và loại trừ các cá nhân khác trong việc sử dụng Tuy nhiên, việc tiêu dùng hàng hóa của người này cũng không làm ảnh hưởng đáng kể đến việc tiêu dùng của người khác
Ví dụ: Đường cáp vô tuyến truyền hình, mạng lưới điện thoại, đường cao tốc,
lớp học… bằng việc sử dụng con người hoặc những phương tiện kỹ thuật thiết
bị, người ta hoàn toàn có thể kiểm soát, định suất hoặc loại trừ việc sử dụng các
Trang 9hàng hóa này Việc tính xem có bao nhiêu thời gian cho việc xem một kênh truyền hình, có bao nhiêu cuộc gọi điện thoại trong tháng, có bao nhiêu lần đi trên đường cao tốc…của một cá nhân nào đó hoàn toàn có thể thực hiện Điều
đó lý giải vì sao trong lĩnh vực này có sự xuất hiện của các nhà sản xuất tư nhân
và vì lẽ dĩ nhiên họ có quyền sở hữu cá nhân về hàng hóa mà họ sản xuất ra
2 Hình thức đối tác công tư (PPP)
2.1 Khái niệm
PPP (Public - Private Partnership): Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công
Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ
và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân
2.2 Các hình thức thực hiện mô hình PPP
Ngày 14/02/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư gồm 5 hình thức chính:
a) Mô hình nhượng quyền khai thác (Franchise) là hình thức mà theo đó cơ sở
hạ tầng được nhà nước xây dựng và sở hữu nhưng giao (thường là thông qua đấu giá) cho tư nhân vận hành và khai thác
b) Mô hình thiết kế xây dựng tài trợ vận hành DBFO (Design Build -Finance - Operate), khu vực tư nhân sẽ đứng ra xây dựng, tài trợ và vận hành công trình nhưng nó vẫn thuộc sở hữu nhà nước
c) Mô hình xây dựng - vận hành - chuyển giao BOT (Build - Operate - Transfer)
là hình thức do công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng và vận hành công trình trong một thời gian nhất định sau đó chuyển giao toàn bộ cho nhà n d) Mô hình BTO (xây dựng - chuyển giao - vận hành) là mô hình sau khi xây dựng xong thì chuyển giao ngay cho nhà nước sở hữu những công ty thực hiện
dự án vẫn giữ quyền khai thác công trình
Trang 10e) Mô hình xây dựng - sở hữu - vận hành BOO (Build - Own - Operate) là hình thức công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng công trình, sở hữu và vận hành công trình
II THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PPP) TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP HÀNG HOÁ CÔNG CỘNG TẠI VIỆT NAM
1 Những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được
Từ kinh nghiệm đi trước của các quốc gia trên thế giới,tại Việt Nam hình thức hợp tác công - tư (PPP) cũng được xem là giải pháp phù hợp để thực hiện các dự
án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, các dịch vụ công… nhằm giảm áp lực cho ngân sách quốc gia và giảm sự lệ thuộc vào nguồn vốn ODA của nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, cải thiện chất lượng dịch vụ, đồng thời giảm các tiêu cực trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
Những năm gần đây, lĩnh vực thu hút đầu tư dưới hình thức PPP đã có sự thay đổi, ngoài đầu tư vào ngành điện, các dự án PPP được đề xuất và thực hiện khá nhiều trong lĩnh vực giao thông Một số lĩnh vực thu hút dự án PPP khác là cấp thoát nước, bảo vệ môi trường.TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố lớn là những địa phương thu hút chủ yếu nguồn vốn đầu tư dưới hình thức PPP
Tính đến 11/2019, cả nước có 336 dự án PPP đã ký kết hợp đồng, trong đó,
140 dự án áp dụng loại hợp đồng BOT, 188 dự án áp dụng loại hợp đồng BT và
8 dự án áp dụng các loại hợp đồng khác Tổng vốn huy động và đầu tư phát triển
hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia đạt khoảng 1,6 triệu tỷ đồng Các dự án PPP được triển khai khắp cả nước trong những năm qua góp phần tích cực hoàn thiện
số lượng, chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, hạ tầng đô thị, xử lý nước thải, rác thải , kịp thời giải quyết các nhu cầu bức xúc về dịch
vụ công của người dân và nhu cầu cấp bách về cơ sở hạ tầng để phát triển kinh
tế - xã hội đất nước,góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kích cầu sản xuất trong nước, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Trang 11Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017- 2018 Việt Nam xếp thứ 79 trong số 137 quốc gia trên thế giới về chất lượng cơ sở hạ tầng, tăng 2 bậc so với năm 2014 và tăng 44 bậc so với năm 2010 (xếp thứ 123).1
2 Những tồn tại cần được khắc phục
Bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận trong công cuộc đưa hình thức đầu
tư đối tác công tư PPP đi vào đời sống các công trình, hàng hoá công cộng, vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục để đem lại hiệu quả đầu tư cao hơn
Hiện quy định về PPP ở nước ta được các nhà đầu tư đánh giá có tính ổn định chưa cao, trong khi đó Hợp đồng dự án PPP thường kéo dài 20 - 30 năm, nhà đầu tư cũng như các bên cho vay thường yêu cầu tính bền vững của các quy định pháp luật điều chỉnh hợp đồng Do vậy, rủi ro khi chính sách thay đổi là hiện hữu đối với nhà đầu tư, dẫn tới việcnhiều nhà đầu tư đề xuất áp dụng bảo lãnh hoặc yêu cầu mức lợi nhuận cao hơn, thời gian thu hồi vốn dài hơn, nhằm bù đắp những rủi ro mà nhà đầu tư phải chịu Điều này gián tiếp làm tăng chi phí
dự án, chi phí xã hội để thực hiện dự án PPP, cũng như chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài
Không chỉ vậy, dự án kém hấp dẫn nhà đầu tư do thiếu cơ chế bố trí vốn đầu
tư công tham gia đầu tư trong dự án PPP cũng như thiếu công cụ chia sẻ rủi ro cho dự án (như: Bảo lãnh doanh thu, lưu lượng, chuyển đổi ngoại tệ, thay đổi quy hoạch ) Việc công bố dự án, danh mục dự án chưa được thực hiện nghiêm túc, công khai Công tác giám sát trong quá trình thực hiện hợp đồng còn lỏng lẻo
Ngoài ra, một số nguyên nhân khách quan khác như khó khăn vốn hay hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam còn nghèo nàn, tiêu chuẩn kỹ thuật ở mức thấp và lạc hậu, thiếu đồng bộ, thiếu liên kết cũng khiến cho quá trình đầu tư theo hình thức PPP còn diễn ra với tốc độ chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước2
1 h琀琀ps://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-chinh-sach-va-phat-trien/kinh-te-chinh-tri-mac-lenin/thuc-trang-dau-tu-hop-tac-cong-tu-tai-viet-nam-hien-nay/59969591
2