1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hàng Hóa Công Cộng Phải Được Cung Cấp Bởi Khu Vực Công Cộng, Hàng Hóa Cá Nhân Phải Được Cung Cấp Bởi Khu Vực Tư Nhân Minh Họa Bằng Ví Dụ Thực Tiễn.pdf

18 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Hàng hóa công cộng phải được cung cấp bởi khu vực côngcộng, hàng hóa cá nhân phải được cung cấp bởi khu vực tư

nhân? Minh họa bằng ví dụ thực tiễn?

Nhóm thực hiện :Nhóm 01

Lớp học phần :2203FECO0921

Giáo viên hướng dẫn :Ngô Hải Thanh

Hà Nội - 2022

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

MỞ ĐẦU

Hàng hóa công cộng và hàng hóa cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho xã hội Trong một xã hội dân chủ, việc phân bổ và quản lý các tài nguyên để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ này được thực hiện bởi các khu vực khác nhau, bao gồm cả khu vực công cộng và khu vực tư nhân Trong đó, hàng hóa công cộng là những sản phẩm và dịch vụ mà chính phủ hoặc các tổ chức công cộng cung cấp để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, như nước sạch, điện, giao thông công cộng, giáo dục và chăm sóc sức khỏe Trong khi đó, hàng hóa cá nhân là những sản phẩm và dịch vụ được sản xuất và cung cấp bởi các doanh nghiệp tư nhân để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, như quần áo, thực phẩm và vật liệu xây dựng.

Trong đề tài nhóm em nghiên cứu này, việc tách biệt rõ ràng giữa hàng hóa công cộng và hàng hóa cá nhân đang gặp nhiều thách thức Điều này đòi hỏi sự thấu hiểu sâu sắc về vai trò và chức năng của các khu vực kinh tế khác nhau trong xã hội Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hàng hóa công cộng và hàng hóa cá nhân, đồng thời tìm hiểu về tầm quan trọng của việc phân biệt rõ ràng giữa hai loại hàng hóa này trong hoạt động sản xuất và tiêu dùng của xã hội.

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1.1 Khái niệm hàng hóa công cộng

“Hàng hóa công cộng là các hàng hóa mà chi phí phục vụ thêm cho một người nữa bằng không và nó không thể các cá nhân không cho hưởng thụ hàng hóa đó” – theo Paul.A Samuelson.

“Hàng hóa công cộng (Public goods) là những là những loại hàng hoá mà việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hoá đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó.” - Theo J.Gruber

Theo đó, lợi ích tiêu dùng hàng hóa này chỉ có thể được hưởng thụ chung giữa tất cả mọi người, điều này giúp chúng ta có thể phân biệt giữa hàng hóa công cộng với các loại hàng hóa khác trong nền kinh tế

Hàng hóa công cộng ở khắp mọi nơi Gần như tất cả mọi người đều dựa vào ít nhất một số hàng công Ví dụ về hàng hóa công cộng bao gồm:

quốc phòng

nghiên cứu chăm sóc sức khỏe Sở cảnh sát

sở cứu hỏa công viên công cộng

Những ví dụ này sẽ được coi là hàng hóa công cộng vì chúng không thể loại trừ, nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể truy cập và sử dụng chúng, cũng như không có tính cạnh tranh, nghĩa là một người sử dụng chúng giới hạn khả năng cung cấp của chúng đối với những người khác.

1.1.2 Thuộc tính cơ bản của hàng hóa công cộng

Tính không loại trừ trong tiêu dùng của hàng hóa công cộng có nghĩa là khi hàng hóa đã được cung cấp, không thể loại trừ hoặc có thể loại trừ nhưng tốn rất tốn kém để loại trừ những cá nhân từ chối không chịu trả tiền cho tiêu dùng của mình.

Trang 5

Tính không canh tranh trong tiêu dùng của hàng hóa công cộng có nghĩa là khi hàng hóa đã được cung cấp, việc có thêm một hay nhiều cùng đồng thời sử dụng hàng hóa này cũng không làm ảnh hưởng tới lợi ích của những người tiêu dùng hiện có Thực tế, vấn đề lợi ích của hàng hóa công không phải lúc nào cũng như nhau đối với nhiều người mà nó phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của người sử dụng hàng hóa này, họ có thể khai thác được nhiều hoặc ít lợi ích từ nó, cũng có thể là do sự khác nhau trong nhu cầu của họ.

Ý nghĩa kinh tế của thuộc tính HHCC:

Do thuộc tính không loại trừ của hàng hóa công cộng, các cá nhân nhận ra rằng mình có trả tiền để được tiêu dùng HHCC hay không thì cũng không ảnh hưởng đến việc hưởng thụ những lợi ích mà hàng hóa đó mang lại Chính vì vậy, họ có xu hướng tiêu dùng hàng hóa đó mà không muốn bỏ ra một khoản tiền nào – được gọi là kẻ ăn không.

Vì thuộc tính không cạnh tranh của hàng hóa công cộng, với một lượng HHCC nhất định đã được cung cấp trên thị trường, chi phí tăng thêm để phục vụ thêm một người sử dụng (chi phí biên của việc tiêu dùng) bằng 0 Tuy nhiên, chi phí để sản xuất them 1 đơn vị hang hóa (chi phí biên của việc sản xuất) khác 0.

1.1.3 Phân loại hàng hóa công cộng

Một hàng hóa được gọi là hàng hóa công cộng khi nó có cả hai thuộc tính cơ bản là tính không loại trừ và tính không cạnh tranh Tuy nhiên, trên thực tế, không phải mọi hàng hóa công cộng đều mang đầy đủ cả hai thuộc tính trên mà chỉ có một trong hai thuộc tính và có ở mức độ khác nhau Vì vậy ta phân loại hàng hóa công cộng thành hai loại:

HHCC thuần túy (Pure Public Good): là những hàng hóa có cả tính không loại trừ và tính không cạnh tranh.

HHCC không thuần túy (Impure Public Good): là những hàng hóa có tính không cạnh tranh nhưng không có tính không loại trừ hoặc có tính không loại trừ nhưng không có tính không cạnh tranh.

HHCC không thuần túy được chia ra tiếp thành hai loại.

Trang 6

Hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá: có tính không cạnh tranh nhưng không có tính không loại trừ Là những hàng hóa mà lợi ích chúng tạo ra có thể định giá Khi sử dụng hàng hóa này phải trả một khoản phí nên nó có tính loại trừ trong tiêu dùng.

Hàng hóa công cộng có thể bị tắc nghẽn: có tính không loại trừ nhưng không có tính không cạnh tranh Là những hàng hóa mà khi có thêm nhiều người cùng sử dụng thì có thể gây ra sự ùn tắc hay tắc nghẽn khiến lợi ích của những người tiêu

1.2.1 Khái niệm hàng hóa cá nhân

Hàng hóa cá nhân (Private Goods) hàng hóa loại trừ, có nghĩa là người tiêu dùng không thể sử dụng chúng nếu không trả tiền Đây là một loại hàng hóa được phân biệt bởi sự cạnh tranh tiêu dùng và loại trừ người không trả tiền.

Cụ thể, những hàng hóa này được đặc trưng bởi tính cạnh tranh trong tiêu dùng - có nghĩa là việc tiêu dùng của một người này sẽ áp đặt chi phí cơ hội cho người khác, và khả năng loại trừ những người không trả tiền khỏi việc đạt được lợi ích từ tiêu dùng

Trang 7

1.2.2 Thuộc tính cơ bản của hàng hóa cá nhân

Tính có loại trừ

Thuộc tính có loại trừ (excludability) là một khái niệm để mô tả tính chất của một sản phẩm hoặc dịch vụ Tính có loại trừ trong tiêu dùng của hàng hóa cá nhân có nghĩa là khi hàng hóa đã được cung cấp, có thể loại trừ những cá nhân từ chối không chịu trả tiền cho tiêu dùng của mình.

Một ví dụ về sản phẩm có tính chất có loại trừ là một chiếc xe hơi Khi một người mua một chiếc xe hơi, người đó có quyền sử dụng xe hơi đó và có thể ngăn cản bất kỳ ai khác sử dụng xe hơi đó cùng với mình.

Sản phẩm có tính chất có loại trừ thường được cung cấp thông qua thị trường hoặc kinh doanh truyền thống, và thường được bảo vệ bằng bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ

Tính có cạnh tranh

Thuộc tính có cạnh tranh (rivalrousness) là một khái niệm để mô tả tính chất của một sản phẩm hoặc dịch vụ Tính có canh tranh trong tiêu dùng của hàng hóa cá nhân có nghĩa là khi hàng hóa đã được cung cấp, việc có thêm một hay nhiều cùng đồng thời sử dụng hàng hóa này cũng không làm ảnh hưởng tới lợi ích của những người tiêu dùng hiện có hay nói cách khác là sẽ giảm sức mua của người khác đối với sản phẩm hoặc dịch vụ đó Một ví dụ điển hình về sản phẩm có tính chất có cạnh tranh là một chiếc bánh mì Khi một người ăn một chiếc bánh mì, người đó sẽ giảm số lượng bánh mì còn lại cho người khác ăn.

Sản phẩm có tính chất có cạnh tranh thường được cung cấp thông qua thị trường hoặc kinh doanh truyền thống, và thường có sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất để tăng lượng sản phẩm được bán ra

1.3 Khu vực công cộng và khu vực tư nhân

Trang 8

1.3.1 Khu vực công cộng

Khu vực công cộng hay khu vực chính phủ (public sector or government sector) là bộ phận cấu thành nền kinh tế bao gồm các giao dịch của chính phủ Chính phủ nhận được thu nhập từ thuế và các nguồn khác Khu vực chính phủ tác động tới hoạt động của nền kinh tế thông qua các quyết định chỉ tiêu và đầu tư (gọi là chỉ tiêu của chính phủ), kiểm soát (bằng chính sách tài chính và tiền tệ), cũng như thông qua việc làm thay đổi quyết định chỉ tiêu và đầu tư của các khu vực khác trong nền kinh tế.

Nhà nước và chịu sự chỉ đạo điều hành bởi những người đại diện do nhân dân bầu ra theo các quy trình và thủ tục thống nhất Khu vực công cộng được sử dụng quyền lực tối thượng do xã hội trao cho và được kiểm soát bởi xã hội cùng với cơ chế kiểm soát đan xen trong khu vực công cộng nhằm theo đuổi mục tiêu tối ưu hóa phúc lợi xã hội trong dài hạn.

Nhận diện các tổ chức thuộc khu vực công cộng

Theo nội hàm của khái niệm nêu trên, phạm vi của khu vực công cộng chỉ bao gồm các tổ chức về kinh tế, chính trị, quân sự, hành chính, văn hóa, xã hội do Nhà nước quyết định thành lập, bổ nhiệm lãnh đạo và cấp kinh phí hoạt động, có tổ chức và hoạt động theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật Như vậy, có thể nêu ra những tổ chức cơ bản thuộc khu vực công cộng như sau:

Hệ thống các cơ quan công quyền:

Hệ thống các cơ quan quyền lực của Nhà nước gồm các cơ quan lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Chính phủ và chính quyền các cấp), tư pháp (tòa án và viện kiểm sát).

Hệ thống quốc phòng và các cơ quan an ninh (thực chất đây cũng là 1 bộ phận của Chính phủ làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc và đảm bảo trật tự xã hội).

Hệ thống các đơn vị cung cấp dịch vụ công: Giáo dục, y tế công lập.

Dịch vụ văn hóa thông tin, thể dục thể thao… của Chính phủ Dịch vụ giao thông, bưu chính công.

Hệ thống các cơ quan an sinh xã hội Hệ thống các đơn vị kinh tế Nhà nước:

Trang 9

Các doanh nghiệp Nhà nước Các định chế tài chính trung gian.

Các đơn vị được Nhà nước cấp vốn hoạt động 1.3.2 Khu vực tư nhân

Khu vực tư nhân là một phần của nền kinh tế, đôi khi được gọi là khu vực công dân, mà thuộc sở hữu của các cá nhân hoặc nhóm tư nhân, thường là một phương tiện của doanh nghiệp vì lợi nhuận, thay vì thuộc sở hữu của nhà nước.

Đặc trưng của khu vực tư nhân

- Khu vực tư nhân là một nhánh của nền kinh tế quốc gia Khu vực tư nhân được sở hữu, kiểm soát và quản lý bởi các cá nhân hoặc doanh nghiệp.

- Khu vực tư nhân hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận và sử dụng nhiều lao động hơn khu vực công Tổ chức thuộc khu vực tư nhân được tạo ra bằng cách hình thành doanh nghiệp mới hoặc tư nhân hóa tổ chức thuộc khu vực công.

- Các giao dịch trong khu vực kinh tế tư nhân có thể thực hiện kín đáo hoặc công khai Các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân giảm giá hàng hóa và dịch vụ để cạnh tranh với nhau nhằm lôi kéo người tiêu dùng mua hàng hóa, dịch vụ của mình thay vì hàng hóa, dịch vụ của đối thủ.

Về lí thuyết, khách hàng không muốn trả nhiều tiền hơn cho một thứ gì đó khi họ có thể mua cùng một mặt hàng đó ở nơi khác với chi phí thấp hơn.

- Trong hầu hết các nền kinh tế tự do, khu vực tư nhân chiếm một phần lớn trong nền kinh tế Ngược lại, đối với các quốc gia có sự kiểm soát mạnh mẽ của nhà nước, khu vực công có quy mô lớn hơn khu vực tư nhân.

Ví dụ, Hoa Kỳ có khu vực tư nhân phát triển mạnh mẽ vì Hoa Kỳ có một nền kinh tế tự do, trong khi đó ở Trung Quốc, nơi nhà nước thực hiện quyền kiểm soát nhiều tập đoàn, khu vực công có quy mô lớn hơn.

Trang 10

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TIỄN2.1 Hàng hóa công cộng và khu vực cung cấp hàng hóa công cộng

Phân tích trong ví dụ là dịch vụ “mạng lưới điện thoại” – cụ thể trong trường hợp với mục đích thực hiện dịch vụ gọi, là một hàng hóa công cộng không thuần túy và xem xét xem liệu rằng dịch vụ này chỉ được cung cấp bởi khu vực công cộng hay khu vực tư nhân hay không?

Mạng lưới điện thoại hay mạng điện thoại là mạng viễn thông được sử dụng cho các cuộc gọi điện thoại giữa hai hoặc nhiều bên, và thuê bao phải trả tiền để sử dụng dịch vụ này Khi một số người sử dụng phương tiện viễn thông muốn liên lạc với nhau, chúng phải được tổ chức thành một số dạng mạng Về lý thuyết, mỗi người dùng có thể được cung cấp một liên kết điểm-điểm trực tiếp đến tất cả những người dùng khác trong cái được gọi là cấu trúc liên kết được kết nối đầy đủ (tương tự như các kết nối được sử dụng trong những ngày đầu tiên của điện thoại), nhưng trên thực tế kỹ thuật này là không thực tế và đắt tiền – đặc biệt là đối với một mạng lớn và phân tán Hơn nữa, phương pháp này không hiệu quả, vì hầu hết các liên kết sẽ không hoạt động tại bất kỳ thời điểm nào Các mạng viễn thông hiện đại tránh những vấn đề này bằng cách thiết lập một mạng lưới chuyển mạch hoặc nút được liên kết, sao cho mỗi người dùng được kết nối với một trong các nút Mỗi liên kết trong một mạng như vậy được gọi là một kênh truyền thông Có thể sử dụng dây, cáp quang và sóng vô tuyến cho các kênh liên lạc khác nhau.

“Mạng điện thoại” là hàng hóa công cộng không thuần túy có thể loại trừ bằng giá Và có hai thuộc tính là tính có thể loại trừ bằng giá và tính không cạnh tranh.

Dịch vụ mạng điện thoại có tính loại trừ bằng giá vì: khách hàng bắt buộc phải bỏ tiền ra mua gói dịch vụ gọi/cước cuộc gọi thì mới có thể truy cập cuộc gọi và sử dụng được, và ngược lại khách hàng không bỏ tiền mua/nạp thẻ điện thoại thì không được quyền sử dụng và truy cập được gói dịch vụ.

Dịch vụ mạng điện thoại không có tính cạnh tranh vì: mỗi khách hàng đều có thể sử dụng gói dịch vụ như nhau, vậy nên khi có thêm một khách hàng sử dụng nữa thì chi phí tăng thêm để phục vụ thêm một người sử dụng (chi phí biên của việc tiêu dùng) bằng không Tương tự, lợi ích của khách hàng cũng không thay đổi khi có thêm một hay nhiều người đồng thời sử dụng dịch vụ này, tức là khi một thuê bao bỏ tiền ra để nạp gói cước điện thoại và nhận lại được lợi ích là có thể liên lạc, kết nối cuộc gọi mong muốn thì điều

Trang 11

này không ảnh hưởng đến việc sử dụng gói dịch vụ của thuê bao khác Mọi cuộc gọi có thể được nhiều người thực hiện cùng lúc Việc có thêm thuê bao thực hiện cuộc gọi hay tắt cuộc gọi cũng không ảnh hưởng đến mức độ tiêu dùng và sử dụng của thuê bao khác Một lần nữa, có thể khẳng định lại rằng “mạng điện thoại” là hàng hóa công cộng không thuần túy có thể loại trừ bằng giá Thực tế tại Việt Nam có rất nhà cung cấp dịch vụ mạng điện thoại, trong đó có cả khu vực công cộng và khu vực tư nhân.

2.1.1 Hàng hóa công cộng được cung cấp bởi khu vực công cộng

Công ty Viễn thông điện lực EVN Telecon thuộc tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) là đơn vị thuộc khu vực công cộng cung cấp mạng di động Mạng di động do EVN cung cấp là dịch vụ điện thoại cố định không dây E-com.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Electricity, viết tắt

EVN thuộc Bộ Công thương là một doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt của Việt Nam kinh doanh đa ngành Trước tháng 9 năm 2006, tập đoàn này chính là Tổng công ty Điện lực Việt Nam, một tổng công ty nhà nước do Trung ương quản lý.

E-com là loại dịch vụ điện thoại cố định lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam trên diện rộng với nhiều tiện ích, đặc biệt là với đồng bào vùng sâu, vùng xa Theo EVN, mục tiêu chính của E-com là phục vụ những khách hàng hiện chưa có điều kiện sử dụng điện thoại cố định có dây do việc đầu tư mạng lưới điện thoại này đòi hỏi thời gian và vốn lớn Đặc biệt, loại điện thoại được sử dụng trong dịch vụ E-com có thể dùng để truy cập Internet nếu cắm vào máy tính Tốc độ truy cập Internet qua chiếc điện thoại này nhanh gấp 3 - 4 lần so với kết nối qua đường điện thoại thông thường.

Trên cơ sở đó, dịch vụ mạng di động do EVN cung cấp là một hàng hóa công cộng được cung cấp bởi khu vực công cộng (Nhà nước).

Tính loại trừ và tính không cạnh tranh của dịch vụ mạng di động EVN được biểu hiện trên các ý như sau:

(1) Mạng di động do EVN cung cấp có tính loại trừ bằng giá

E-com cung cấp các gói cước gọi đa dạng tới người dùng bao gồm các dịch vụ cho thuê bao trả trước và thuê bao trả sau; các gói combo cước gọi nội mạng và ngoại mạng Đối với loại dịch vụ E-Com, khách hàng sẽ được miễn cước lắp đặt, hoà mạng và miễn cước truy cập Internet

Ngày đăng: 09/04/2024, 21:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w