1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thảo luận học phần quản trị dự án đề tài ra mắt sản phẩm mới thạch sữa tươi vinamilk

43 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ra mắt sản phẩm mới - Thạch sữa tươi Vinamilk
Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phạm Anh Phương, Phạm Thanh Phương, Lê Ngọc Quyên, Vương Văn Tài, Phạm Phương Thảo, Nguyễn Thị Thơm, Hoàng Minh Thuận, Dương Thu Thủy, Lê Thị Thu Thủy
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Hương Giang
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Quản trị dự án
Thể loại Bài thảo luận học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 614,24 KB

Cấu trúc

  • Phần 1: Tổng quan về dự án (9)
    • 1.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp, tình hình doanh nghiệp (9)
      • 1.1.1. Giới thiệu chung về Vinamilk (9)
      • 1.1.2. Lịch sử hình thành của Vinamilk (9)
    • 1.2. Tóm tắt dự án (11)
  • Phần 2: Kế hoạch marketing của dự án (17)
    • 2.1. Nghiên cứu tổng quan về thị trường sản phẩm (thạch sữa) (17)
      • 2.1.1. Tổng quan thị trường sữa thế giới (17)
      • 2.1.2. Tổng quan thị trường sữa Việt Nam (18)
    • 2.2. Mục tiêu khách hàng và kinh doanh (19)
    • 2.3. Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh (19)
      • 2.3.1. Nghiên cứu thị trường (19)
      • 2.3.2. Đối thủ cạnh tranh (20)
    • 2.4. Phân tích theo mô hình SWOT (điểm mạnh yếu, cơ hội, thách thức) (21)
    • 2.5. Kế hoạch Marketing (22)
      • 2.5.1. Chiến lược sản phẩm (22)
      • 2.5.2. Giá sản phẩm (22)
      • 2.5.3. Địa điểm phân phối sản phẩm (23)
      • 2.5.4. Xúc tiến bán (23)
  • Phần 3: Quản lý thời gian và tiến độ dự án (24)
    • 3.1. Phân tách công việc WBS (24)
    • 3.2. Tiến độ triển khai thực hiện dự án (26)
  • Phần 4: Kế hoạch nhân sự (27)
    • 4.1. Cơ cấu nhân sự (27)
    • 4.2. Yêu cầu đối với từng vị trí công việc (27)
    • 4.3. Kế hoạch tiền lương (29)
    • 4.4. Tuyển dụng (29)
  • Phần 5: Kế hoạch tài chính (32)
    • 5.1. Vốn, nguồn vốn (32)
    • 5.2. Chi phí dự kiến (32)
    • 5.3. Doanh thu dự kiến (34)
    • 5.4. Lợi nhuận ròng, dòng tiền ròng của dự án (35)
    • 5.5. Dự đoán hiệu quả tài chính (35)
  • Phần 6: Quản trị rủi ro (37)
    • 6.1. Dự trù và đánh giá rủi ro (37)
    • 6.2. Biện pháp khắc phục và phòng ngừa rủi ro (39)
  • KẾT LUẬN.............................................................................................................40 (41)

Nội dung

Mỗi chi tiếtvà quyết định sẽ được đưa ra với sự quan tâm và tâm huyết từ các thành viên trong nhóm.Thị trường sữa Việt Nam ngày càng đa dạng về loại hình sản phẩm, từ sữa bột, sữatươi, s

Tổng quan về dự án

Giới thiệu chung về doanh nghiệp, tình hình doanh nghiệp

1.1.1 Giới thiệu chung về Vinamilk

Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam, được ra đời từ ngày 20/08/1976. Đây là công ty được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa, do chế độ cũ để lại Công ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam Sau hơn 40 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, một nhà máy sữa tại Campuchia và một văn phòng đại diện tại Thái Lan. Trong năm 2018, Vinamilk là một trong những công ty thuộc Top 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ đô tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương.

1.1.2 Lịch sử hình thành của Vinamilk

● Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Thực phẩm miền Nam, sau khi chính phủ quốc hữu hóa ba nhà máy sữa: Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost Dairies Vietnam S.A.R.L hoạt động từ 1965), Nhà máy Sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina do Hoa kiều thành lập 1972) và Nhà máy Sữa bột Dielac (đang xây dựng dang dở thuộc Nestle).

● Năm 1982,, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ công nghiệp thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I.

● Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.

● Năm 1994, Vinamilk đã xây dựng thêm một nhà máy sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại Bắc Bộ, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà máy Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Bắc Bộ

● Năm 1996: Vinamilk liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Trung Bộ.

● Năm 2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công nghiệp Trà Nóc, Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại: 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh

● Tháng 5 năm 2001, công ty khánh thành nhà máy sữa tại Cần Thơ

Thời kỳ cổ phần hóa (2003 - nay)

● Năm 2003: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng 11) Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán là VNM.

● Năm 2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 1 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty.

● Năm 2010 - 2012: Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư là 220 triệu USD Thành lập Nhà máy Nước giải khát Việt Nam.

● Năm 2016: Khánh thành nhà máy Sữa Angkormilk tại Campuchia.

● Năm 2018: Khánh thành Trang trại số 1 thuộc Tổ hợp trang trại bò sữa công nghệ cao Vinamilk Thanh Hóa Khởi công dự án tổ hợp trang trại bò sữa Organic Vinamilk Lao- Jagro tại Lào Là công ty đầu tiên sản xuất sữa A2 tại Việt Nam.

● Tháng 7/2023: Thay đổi logo và khẩu hiệu thành "Vui Khỏe Mỗi Ngày".

Danh hiệu và phần thưởng

– Danh hiệu Anh hùng Lao động (2000).

– Huân chương Độc lập Hạng III (2005, 2016).

– Huân chương Lao động hạng III (1985, 2005), hạng II (1991), hạng I (1996).

– Top 15 công ty tại Việt Nam (UNDP).

– Top 200 Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ ở châu Á do Forbes Asia bình chọn (2010,2019). – Top 10 thương hiệu được người tiêu dùng yêu thích nhất Việt (Nielsen Singapore 2010).

– Top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất thị trường Việt Nam (VNR500).

– Top 50 Doanh nghiệp sữa có doanh thu lớn nhất thế giới (Đứng thứ 49) - Theo báo cáo của Euro Monitor & KPMG (2016).

– Top 10 trong 1.000 thương hiệu hàng đầu Châu Á (Đứng hàng thứ 4) - Tạp chí Campaign Asia-Pacific (dựa theo AC Nielsen) (2016).

– 300 công ty năng động nhất châu Á (Asia 200) - Tạp chí Nikkei (2016).

– Top 3 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam (2014-2016) - Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen và mạng Anphabe.com.

– Top 100 Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất (2022) của CareerBuilder.

– Gắn 3 sao về “Vị ngon thượng hạng” (2023) bởi Giải thưởng quốc tế Superior Taste Award (Vị ngon thượng hạng) do tổ chức International Taste Institute công nhận.

Tình hình của doanh nghiệp

Vinamilk hiện đang là doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ sữa tại Việt Nam Các sản phẩm mang thương hiệu này đang chiếm lĩnh phần lớn thị phần trên cả nước

Các sản phẩm đến từ thương hiệu Vinamilk đang được phân bố khắp 63 tỉnh thành trên cả nước với hơn 220.000 điểm bán hàng Bên cạnh đó, Vinamilk Việt Nam còn xuất khẩu sang 54 quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Canada, Ba Lan, Đức, Trung Đông,… Đến thời điểm hiện tại, Vinamilk đang sở hữu 13 nhà máy trên cả nước Các nhà máy đều đạt các tiêu chuẩn quốc tế, với công nghệ hiện đại sản xuất được hầu hết các dòng sản phẩm của ngành sữa Điều này góp phần giúp công ty Vinamilk giữ vững vị trí dẫn đầu các ngành hàng sữa chủ lực trong nhiều năm.

Tóm tắt dự án

 Tên dự án: Ra mắt sản phẩm mới - Thạch sữa tươi Vinamilk.

 Cơ sở đề xuất: Hệ thống cửa hàng của Vinamilk, các sàn thương mại điện tử lớn như: Amazon, eBay hoặc Shopee…

 Ngân sách dự kiến: 16 tỷ VNĐ.

Mục đích/ diễn giải dự án

Thạch là mặt hàng tiêu dùng thuộc nhóm ngành hàng thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày cho mọi đối tượng khách hàng Do đó cũng như thị trường bánh kẹo, thị trường sản phẩm thạch đang ngày càng trở lên sôi động hơn bởi tốc độ tăng dân số, mức tăng thu nhập… Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thạch phụ thuộc vào các yếu tố: lứa tuổi, giới tính, thu nhập, thời tiết, khí hậu…và đặc biệt là sở thích cá nhân Danh mục sản phẩm thạch ngày càng phong phú và đa dạng phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng cao và khó tính của người tiêu dùng Các sản phẩm thạch thường được được tiêu thụ mạnh từ tháng 4 đến tháng 10, vào mùa nóng và đặc biệt mạnh vào dịp cuối năm, dịp tết Nguyên Đán.

Thạch sữa tươi Vinamilk là một món tráng miệng ngon lành với sự kết hợp hoàn hảo giữa trái cây bổ dưỡng và sữa tươi thơm ngon Với hương vị tinh tế và sự tươi mát của trái cây tự nhiên, sản phẩm này sẽ nhanh chóng trở thành một lựa chọn ưa thích của nhiều người Đặc biệt là những người trẻ tuổi.

- Doanh thu: 2 tỷ - 4 tỷ/tháng, lợi nhuận 1 – 2,5 tỷ/tháng.

- Chiếm được thị phần lớn (khoảng 10-15%) ở Việt Nam.

 Mục tiêu và tiêu chí thành công của dự án:

- Chi phí không được phép vượt quá ngân sách ban đầu hoặc tối đa chỉ được phép vượt quá 50 triệu đồng.

- Hoàn được vốn trong thời gian tối đa là 1 năm rưỡi (18 tháng) kể từ ngày quán bắt đầu kinh doanh.

- Mọi chi phí phát sinh cần được báo cáo lại cho trưởng ban kế toán hoặc trưởng ban dự án và chỉ được chi khi có sự quyết định của một trong hai người đảm trách vị trí đó.

- Phải đảm bảo được tiến độ của dự án, tránh trì hoãn trừ những trường hợp bất đắc dĩ hoặc không thể tránh khỏi.

- Sản phẩm mới có những công dụng, hương vị độc đáo và giá trị đặc biệt cho khách hàng.

- Có nguồn vốn đầu tư đủ lớn để phát triển và quảng cáo sản phẩm.

- Đội ngũ phát triển sản phẩm có kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết.

- Sản phẩm có thể không đáp ứng mong đợi ban đầu về doanh số bán hàng hoặc lợi nhuận.

- Nguồn vốn có thể bị hạn chế, gây khó khăn cho việc phát triển và quảng cáo sản phẩm.

- Có cơ hội mở rộng thị trường và thu hút khách hàng mới.

- Có thể tận dụng thị trường cạnh tranh thấp để tạo lợi thế cạnh tranh.

- Sản phẩm phù hợp với các xu hướng và thay đổi trong ngành.

- Có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh trong thị trường.

- Thay đổi chính sách quy định hoặc luật pháp có thể ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh.

- Có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận các kênh phân phối hoặc khách hàng.

- Nếu chọn được nguồn cung cấp nguyên liệu uy tín thì chất lượng sản phẩmsẽ tốt.

- Nếu nguồn cung nguyên liệu dễ tiếp cận sẽ giảm được chi phí vận chuyển cũng như đảm bảo được chất lượng của nguyên liệu.

 Tuyên bố phạm vi sơ bộ

- Khảo sát thị trường để hiểu nhu cầu và sở thích của khách hàng về sản phẩm thạch sữa tươi Điều này bao gồm nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh, phân tích xu hướng tiêu dùng và khảo sát ý kiến người dùng.

- Tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển công thức thạch sữa tươi Vinamilk Đội ngũ nghiên cứu sẽ tìm hiểu các thành phần chính, tỷ lệ và quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng và hương vị tốt nhất.

- Thực hiện các bài kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt để đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng Điều này bao gồm kiểm tra vi sinh, thành phần dinh dưỡng và các chỉ tiêu khác để đảm bảo sự tươi ngon và bổ dưỡng cho người tiêu dùng.

- Đưa sản phẩm mới ra thị trường và triển khai các chiến dịch tiếp thị để thu hút và giữ chân khách hàng.

- Rủi ro bất khả kháng: Rủi ro cháy nổ dẫn tới khả năng tổn thất gây thiệt hại về hang hóa, cơ sở vật chất

- Rủi ro do biến động của các điều kiện kinh tế vĩ mô: Dịch bệnh làm cho giá của các mặt hàng thiết yếu có xu hướng tăng cao, kéo theo lạm phát cũng sẽ tăng

- Rủi ro do biến động chính trị xã hội.

- Rủi ro khách hàng: Khách hàng còn chưa quen thuộc với thạch sữa nên họ ít quan tâm đến sản phẩm này

- Rủi ro nhà cung cấp: Nhà cung cấp không đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng và chất lượng mà doanh nghiệp yêu cầu hoặc ép giá doanh nghiệp.

- Rủi ro về nhân sự: Nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm làm thạch sữa.

- Rủi ro về sản phẩm: Trong quá trình mua bán, rủi ro về tình trạng sản phẩm lỗi, kém chất lượng đặc biệt là vào mùa nồm, mùa nóng gây hư hại sản phẩm

- Rủi ro tiến độ thời gian: Khâu tìm nguyên liệu có thể sẽ mất thời gian hơn so với dự kiến, khâu tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, thị hiếu khách hàng.

Sản phẩm có thể bàn giao

- Sản phẩm chính được phát triển trong dự án, với các hương vị và thành phần dinh dưỡng đa dạng Sản phẩm có thể được bàn giao trong các hũ nhựa, hũ thủy tinh hoặc bao bì phù hợp.

- Sản phẩm cần được bàn giao kèm theo các tài liệu pháp lý và liên quan như chứng nhận chất lượng, chứng chỉ an toàn thực phẩm, hợp đồng liên quan và các giấy tờ cần thiết để tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và sản phẩm sữa.

STT Mã hóa Công việc Thời gian bắt đầu

1 A Nghiên cứu thị trường và khảo sát người dùng 01/10/2023 01/02/2023 4

2 B Nghiên cứu và phát triển sản phẩm 01/02/2024 01/12/2024 10 A

4 D Ra mắt sản phẩm mới 01/02/2025 01/04/2025 2 C

5 E Tiếp thị và quảng bá sản phẩm 01/02/2025 01/06/2026 16 C

8 H Đánh giá và cải tiến sản phẩm 01/06/2026 01/10/2026 4 E, F

Yêu cầu chấp thuận dự án

 Yêu cầu về nhân sự:

- Bộ phận quản lý: Các cấp bậc nhân sự phải có kỹ năng nhất định và có mục đích riêng để quản lý dự án Chịu trách nhiệm chung cho việc thực hiện dự án sản xuất thạch sữa tươi, đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ và đạt được mục tiêu.

- Bộ phận nhân viên: Thực hiện các quy trình sản xuất sản phẩm theo quy định, có kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm Được huấn luyện đầy đủ về kỹ năng phục vụ, thông tin rõ ràng, đảm bảo dịch vụ làm hài lòng khách hàng, có yêu cầu thời gian tối thiểu tham gia làm việc

 Yêu cầu về tài chính: Dự án cần có một kế hoạch tài chính chi tiết và bền vững để đảm bảo sự thành công của dự án ra mắt sản phẩm thạch sữa tươi Vinamilk Kế hoạch này bao gồm dự phòng tài chính, chi phí sản xuất và đầu tư tiếp thị.

Kế hoạch marketing của dự án

Nghiên cứu tổng quan về thị trường sản phẩm (thạch sữa)

2.1.1 Tổng quan thị trường sữa thế giới

Ngành sữa toàn cầu đã phải trải qua một giai đoạn hỗn loạn Thị trường sữa tại Trung Quốc ảm đạm do cầu quá thấp, lệnh cấm vận thương mại của Nga và sự gỡ bỏ hạn ngạch sữa EU đã khiến ngành này rơi vào trạng thái dư thừa nguồn cung và rớt giá.

Tuy nhiên, ngành sữa vẫn có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai Dân số tăng cao cộng với sự thay đổi chế độ dinh dưỡng đã làm tăng nhu cầu sử dụng sữa.

Khi thu nhập tăng và các quốc gia đẩy mạnh đô thị hóa, nhiều người dân có xu hướng tăng cường bổ sung calo từ các nguồn protein (gồm cả sản phẩm sữa) Dự kiến nhu cầu tiêu thụ sữa toàn cầu tăng 2,5% mỗi năm tới năm 2020 Người tiêu dùng sữa cũng sẽ tăng lên 1 tỷ người trên toàn thế giới Tính trung bình, mỗi người sẽ tiêu thụ khoảng 13kg sữa/năm.

Theo hãng xuất khẩu sữa Fonterra, giá sữa bột nguyên kem, thành phần chủ yếu cho các sản phẩm liên quan đến sữa cũng như mặt hàng xuất khẩu chủ lực của New Zealand đã giảm hơn 50% kể từ năm 2014 xuống chỉ còn 2.000 USD/tấn Và theosố liệu từ Công ty nghiên cứu sản phẩm sữa và thực phẩm CLAL có trụ sở tại Italia, tháng 3/2018, sản lượng sữa của New Zealand giảm 1,48% so với tháng 3/2017 và tính chung

10 tháng đầu của niên vụ hiện tại bắt đầu từ tháng 6/2017 thì sản lượng sữa giảm 0,33% so với niên vụ 2016-2017

Tại Australia, các tỉnh phía Bắc đang chịu ảnh hưởng của những cơn bão và mưa đã làm đất trồng cỏ (nguyên liệu thức ăn cho đàn gia súc) bị úng ngập, ngược lại các tỉnh phía Nam Australia thời tiết nắng nóng, khô hạn vẫn tiếp diễn khiến nguồn thức ăn cho gia súc thiếu hụt dẫn đến sản lượng sữa giảm.

Trong khi đó, Canada cũng gặp tình trạng các nông trại chăn nuôi lao đao với giá sữa thấp Hàng loạt các cuộc biểu tình của nông dân đã nổ ra nhằm phản đối quy định của hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), theo đó buộc nước này dỡ bỏ thuế quan với các mặt hàng sữa nhập khẩu từ Mỹ.

Tại Australia, hãng thu mua và sản xuất sữa Murray Goulburn đã giảm giá thu mua sữa tại các trang trại từ 5,6 đô la Australia (AUD) xuống 4,75-5 AUD Giá thu mua của hãng cho vụ thu hoạch gần đây nhất vào tháng 7/2016 cũng chỉ ở mức 4,31 AUD, thấp hơn mức chi phí sản xuất là 5-5,2 AUD.

Cơn khủng hoảng ngành sữa toàn cầu mấy năm vừa qua khiến tập quán chăn nuôi, chế biến sữa cũng như những nhà cung cấp cho ngành này buộc phải tái cơ cấu và thay đổi để tồn tại Chính phủ nhiều nước cũng đang phải tăng cường hỗ trợ cho nông dân chăn nuôi, thậm chí là ở những quốc gia đang cố gắng tự do hóa thị trường sữa.

* Tổng quan thị trường thạch sữa thế giới

Thị trường thạch sữa trên thế giới hiện nay đang có sự tăng trưởng về cung và cầu.

Về cung, các nhà sản xuất đang tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển các sản phẩm thạch sữa mới để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Ngoài ra, các công nghệ sản xuất thạch sữa cũng đang được cải tiến để tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.

Về cầu, thị trường thạch sữa đang được đánh giá là một sản phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và có thể được sử dụng như một loại thức ăn giải khát Đặc biệt, các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan là những thị trường tiêu thụ lớn nhất Theo báo cáo của Euromonitor, thị trường thạch sữa toàn cầu đã đạt giá trị 2,3 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến sẽ đạt giá trị 3,3 tỷ USD vào năm 2025.

Tuy nhiên, thị trường thạch sữa cũng đang đối mặt với nhiều thách thức như cạnh tranh từ các sản phẩm thức uống khác và sự lo ngại về chất lượng sản phẩm Do đó, các nhà sản xuất cần phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng để giữ vững và phát triển thị trường thạch sữa trong tương lai.

2.1.2 Tổng quan thị trường sữa Việt Nam

Trong lúc tình hình sản xuất, kinh doanh của nhiều ngành khác bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu thì ngành công nghiệp chế biến sữa của Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng ấn tượng Theo đánh giá của EMI, doanh thu ngành sữa Việt Nam năm 2015 ước đạt 92.000 tỷ đồng, tăng trưởng 23% so với mức 75.000 tỷ đồng của năm 2014 Theo đó, tốc độ tăng trưởng kép của ngành sữa trong giai đoạn 2010

- 2015 là 14% Cũng theo EMI, hai mảng chính dẫn dắt sự tăng trưởng của ngành sữa trong nước là sữa nước và sữa bột với tổng giá trị thị trường vào khoảng 75%, trong đó giá trị sữa bột chiếm 45%

Với sự đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp, năm 2017, kim ngạch xuất khẩu sữa của Việt Nam đã đạt 300 triệu USD, chủ yếu là các loại sữa chua, sữa nước đi các thị trường Trung Đông, Myanmar, Campuchia,… Mức tăng trưởng về doanh thu ngành sữa trong năm 2017 so với 2016 ước khoảng 10% với 2 mảng chính và cũng là 2 mặt hàng quan trọng nhất là sữa nước và sữa bột Riêng tổng giá trị trường của 2 mảng này đã chiếm gần 3/4 giá trị thị trường Trong đó, sữa tươi đạt 1.333,4 triệu lít, tăng 6,6% so với năm 2016, sữa bột đạt 127,4 nghìn tấn tăng 10,4% so với năm 2016 Riêng Công ty CPSữa Việt Nam (VNM) đóng góp xấp xỉ 50% tổng doanh thu ngành trong năm qua, đạt trên 51.000 tỷ đồng.

Mục tiêu khách hàng và kinh doanh

Thạch sữa tươi Vinamilk là một món tráng miệng ngon lành với sự kết hợp hoàn hảo giữa trái cây bổ dưỡng và sữa tươi thơm ngon Với hương vị tinh tế và sự tươi mát của trái cây tự nhiên, sản phẩm này sẽ nhanh chóng trở thành một lựa chọn ưa thích của nhiều người Đặc biệt là những người trẻ tuổi.

- Doanh thu: 2-4 tỷ/tháng, lợi nhuận 1-2,5 tỷ/tháng

- Chiếm được thị phần lớn (khoảng 10-15%) ở Việt Nam

- Chi phí không được phép vượt quá ngân sách ban đầu hoặc tối đa chỉ được phép vượt quá 50 triệu đồng.

- Hoàn được vốn trong thời gian tối đa là 1 năm rưỡi (18 tháng) kể từ ngày quán bắt đầu kinh doanh.

Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh

Thạch là mặt hàng tiêu dùng thuộc nhóm ngành hàng thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày cho mọi đối tượng khách hàng Do đó cũng như thị trường bánh kẹo,thị trường sản phẩm thạch đang ngày càng trở nên sôi động hơn bởi tốc độ tăng dân số,mức tăng thu nhập… Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thạch phụ thuộc vào các yếu tố: lứa tuổi, giới tính, thu nhập, thời tiết, khí hậu… và đặc biệt là sở thích cá nhân Trên thị trường thạch Việt Nam hiện đang có các loại thạch rau: thạch rau câu, thạch dừa và thạch sữa chua Danh mục sản phẩm thạch ngày càng phong phú và đa dạng phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng cao và khó tính của người tiêu dùng Các sản phẩm thạch thường được được tiêu thụ mạnh từ tháng 4 đến tháng 10, vào mùa nóng và đặc biệt mạnh vào dịp cuối năm, dịp tết Nguyên Đán.

Có thể nhận thấy rằng thị trường sản phẩm thạch ở Việt Nam mới thực sự sôi động

3 năm trở lại đây Theo các nhà nghiên cứu thị trường thì sản phẩm thạch mới ở thời kỳ đầu của giai đoạn tăng trưởng trong chu kỳ sống của sản phẩm Đối tượng biết đến nó nhiều nhất chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố, các trung tâm công nghiệp, trung tâm văn hóa, chính trị…Mức độ nhận diện của sản phẩm thạch ở nông thôn vùng sâu và vùng xa là rất ít Sản phẩm thạch chủ yếu được tiêu dùng cho điểm tâm và mang tính chất phụ thêm thoả mãn sở thích cá nhân sau bữa ăn cũng như trong những ngày vui như: sinh nhật, lễ hội, tết.

Trên thị trường thạch Việt Nam hiện nay có nhiều nhà sản xuất, nhà nhập khẩu phân phối các sản phẩm về thạch Tuy nhiên theo nghiên cứu của người viết thì có thể chia ra làm 2 phân đoạn thị trường như sau:

Thứ nhất là các nhà sản xuất và cung ứng các sản phẩm thạch phục vụ đoạn thị trường có thu nhập thấp và trung bình Tập trung ở đoạn thị trường này chủ yếu là các nhà sản xuất trong nước bao gồm: công ty TNHH Long Hải - Hải Dương, công ty TNHH Bốn Mùa - TPHCM, công ty Mỹ Liên… Các công ty phục vụ đoạn thị trường này được coi là các nhà phục vụ đoạn thị trường dưới với chất lượng của sản phẩm ở mức trung bình và giá cả trung bình (15.000 đồng/1kg).

Thứ hai là các nhà sản xuất thạch trong nước và các nhà nhập khẩu thạch từ nước ngoài phục vụ đoạn thị trường có mức thu nhập từ khá trở lên Tập trung ở đoạn thị trường này chủ yếu là các nhà nhập khẩu như: nhà nhập khẩu và phân phối sản phẩm thạch mang thương hiệu Newchoice do công ty Sheng Hsiang Jenfoods, Ltd sản xuất; công ty TNHH An Gia - Nguyễn Ngọc Nại - Thanh Xuân - Hà Nội nhập khẩu và phân phối sản phẩm thạch mang thương hiệu Perfetty do công ty Stang Industries (Đài Loan) sản xuất; công ty TNHH Việt Thành sản xuất và nhập khẩu phân phối sản phẩm thạch mang thương hiệu Pokefood và ABC do công ty Stang Industries (Đài Loan) sản xuất.

Như vậy có thể nói một vài nét tổng quan về thị trường thạch ở Việt Nam như sau: – Thị trường thạch Việt Nam đang trở nên sôi động trong sự cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước với các nhà nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài.……… – Sản lượng thạch được cung ứng ra thị trường năm 2003 ước tính đạt 251.072 tấn Dân số Việt Nam với 83 triệu người năm 2003 thì lượng thạch trung bình mà một người dân trung bình tiêu dùng sẽ là 3,2kg/1người/1năm.

– Thị phần mà các công ty nắm giữ được phân bổ trên thị trường thạch Việt Nam như sau: Long Hải (30%); Newchoice (20%); Poke Foods và ABC (25%); Perfetty (7%); TenTen (10%); khác (8%).

Tóm lại, trên cơ sở phân tích tình hình thị trường cũng như những mục tiêu của công ty thạch sữa Vinamilk thì các công ty cạnh tranh trực tiếp là các công ty nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài: Newchoice, Perfetty Tuy nhiên cùng với chiến lược dài hạn của công ty là từng bước thay thế sản phẩm nhập ngoại bằng sản phẩm sản xuất trong nước.

Do đó trên đoạn thị trường dưới (đoạn thị trường có mức thu nhập thấp và trung bình) cũng là đoạn thị trường mà công ty phục vụ, mức giá trung bình cho sản phẩm thạch sản xuất trong nước là 23.000 đồng/1 túi.

Phân tích theo mô hình SWOT (điểm mạnh yếu, cơ hội, thách thức)

Phân tích mô hình SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) là một công cụ quan trọng để đánh giá khả năng thành công của dự án ra mắt sản phẩm mới

- Sản phẩm mới có những công dụng, hương vị độc đáo và giá trị đặc biệt cho khách hàng.

- Có nguồn vốn đầu tư đủ lớn để phát triển và quảng cáo sản phẩm.

- Đội ngũ phát triển sản phẩm có kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết.

- Có nhu cầu rõ ràng

- Đội ngũ quản lý sản phẩm mới và quảng cáo có thể thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

- Sản phẩm có thể không đáp ứng mong đợi ban đầu về doanh số bán hàng hoặc lợi nhuận.

- Nguồn vốn có thể bị hạn chế, gây khó khăn cho việc phát triển và quảng cáo sản phẩm.

- Có cơ hội mở rộng thị trường và thu hút khách hàng mới.

- Có thể tận dụng thị trường cạnh tranh thấp để tạo lợi thế cạnh tranh.

- Sản phẩm phù hợp với các xu hướng và thay đổi trong ngành.

- Có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh trong thị trường.

- Thay đổi chính sách quy định hoặc luật pháp có thể ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh.

- Có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận các kênh phân phối hoặc khách hàng.

Dựa vào phân tích SWOT này, dự án cần tận dụng sức mạnh của sản phẩm và cơ hội thị trường trong khi làm việc để khắc phục yếu điểm và giảm thiểu rủi ro Nó cũng cung cấp một cơ hội để xây dựng chiến lược tiếp thị và phát triển dự án ra mắt sản phẩm mới dựa trên thông tin được thu thập từ phân tích SWOT này.

Kế hoạch Marketing

Chiến lược sản phẩm là một phần quan trọng của của kế hoạch ra mắt sản phẩm mới và đóng vai trò quyết định trong việc sản phẩm sẽ thành công hay không Vì thế, cần sử dụng chiến lược khác biệt hoá sản phẩm

Chất lượng sản phẩm: được làm từ sữa tươi lấy từ nguồn sữa bò chăn nuôi thả tự nhiên ở các trang trại chuẩn 100% Organic của doanh nghiệp, hoàn toàn thuần khiết, giàu dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe.

Quy trình sản xuất hiện đại: Sử dụng các công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến để đảm bảo sự tươi ngon và an toàn của sản phẩm Áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất nghiêm ngặt và tuân thủ các quy trình kiểm soát chất lượng trong suốt quá trình sản xuất

Nguyên liệu an toàn: Thạch sữa tươi Vinamilk cam kết sử dụng nguyên liệu chất lượng cao và đáng tin cậy Sản phẩm được làm từ sữa tươi tốt nhất, không sử dụng chất bảo quản và tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kiểm soát chất lượng

Bên cạnh đó, yếu tố về bao bì mẫu mã sản phẩm đều được Vinamilk đầu tư để đáp ứng thị hiếu riêng nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình vận chuyển và phân phối trên thị trường Sản phẩm được thiết kế trong túi giấy có thể phân huỷ được, diện mạo của sản phẩm độc đáo như: logo màu xanh, bao bì màu trắng sữa, giúp sản phẩm dễ nhận diện hơn so với các đối thủ Trên mỗi sản phẩm còn có mã scan để phục vụ việc truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng, người tiêu dùng nhờ đó có thể an tâm với nguồn gốc và chất lượng của thạch sữa tươi Vinamilk.

Giá cạnh tranh: Đặt mức giá thạch sữa tươi Vinamilk cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường Nghiên cứu và so sánh giá của các sản phẩm tương tự để đảm bảo rằng giá của sản phẩm không quá cao so với giá trung bình hoặc quá thấp để tránh ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị của sản phẩm Mức giá thạch sữa tươi Vinamilk đưa ra thị trường khoảng 23.000/ túi.

Giảm giá: Tổ chức các chương trình khuyến mãi giảm giá hoặc ưu đãi đặc biệt để thu hút khách hàng và tăng doanh số Các chương trình này có thể áp dụng trong khoảng thời gian giới hạn hoặc cho các hộ gia đình có trẻ em hay khách hàng mua số lượng lớn,

Chiến lược đóng gói giá: Công ty có thể cung cấp các gói sản phẩm thạch sữa tươi Vinamilk với kích cỡ và giá khác nhau Điều này cho phép khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và ngân sách của họ Đồng thời cung cấp gói sản phẩm lớn hơn có thể giúp khách hàng tiết kiệm chi phí và tăng khả năng mua hàng.

2.5.3 Địa điểm phân phối sản phẩm

Thị trường nội địa là thị trường chính của doanh nghiệp với hơn 135.000 điểm bán hàng trên toàn quốc, sản phẩm thạch sữa tươi Vinamilk được phân phối tới người tiêu dùng qua hai kênh

 Kênh truyền thống: Nhà phân phối -> Điểm bán lẻ -> Người tiêu dùng

 Kênh hiện đại: Siêu thị và Metro -> Người tiêu dùng

Dù là kênh hiện đại hay truyền thống thì vẫn dễ dàng đến tay người dùng và luôn có mặt ở khắp thị trường, dễ dàng tìm mua. Đội ngũ bán hàng có nhiều kinh nghiệm đã hỗ trợ cho các nhà phân phối, phục vụ tốt hơn các cửa hàng bán lẻ và người tiêu dùng, đồng thời quảng bá sản phẩm một cách tốt hơn Đội ngũ bán hàng còn kiêm nhiệm vụ, hỗ trợ các hoạt động phân phối và phát triển các quan hệ với các nhà phân phối và bán lẻ mới Ngoài ra, công ty còn tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, tiếp thị với các nhà phân phối địa phương nhằm quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu trên khắp đất nước.

Khuyến mãi và ưu đãi: Giảm giá sản phẩm mới ra mắt với giá ưu đãi nhằm giúp cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm Tạo các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, voucher giảm giá hoặc quà tặng miễn phí (cốc thuỷ tinh, bộ sưu tập đồ chơi, sticker, ) để thu hút khách hàng và tăng độ hài lòng sau mua hàng.

Quảng bá: Sử dụng các kênh truyền thông để quảng bá sản phẩm Tận dụng các nền tảng được nhiều người tiêu dùng sử dụng như Facebook, Instagram, Twitter, để tạo sự kết nối giữa việc ra mắt sản phẩm “Thạch sữa Vinamilk” và sự quan tâm về sản phẩm của khách hàng.

Bên cạnh đó, công ty còn quảng cáo trên các kênh truyền hình Việt Nam với thiết kế vui nhộn, sinh động để tiếp cận đến nhóm khách hàng chính là trẻ em và thanh thiếu niên.

Tạo trải nghiệm khách hàng: Tổ chức các sự kiện, buổi chạy thử sản phẩm hoặc chương trình khám phá sản phẩm tại các điểm bán hàng Tạo trải nghiệm tương tác giữa khách hàng và sản phẩm, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm.

Chăm sóc khách hàng: Tạo chương trình chăm sóc khách hàng tốt, đảm bảo sự hài lòng và trung thành của khách hàng Cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng, lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng và cải thiện sản phẩm dựa trên đó.

Quản lý thời gian và tiến độ dự án

Phân tách công việc WBS

Bảng 1: Cấu trúc WBS và mã hóa công việc

STT WBS Công việc Mã hóa công việc

1 1 Nghiên cứu thị trường và khảo sát người dùng A

4 1.3 Xác định thị trường mục tiêu A3

5 1.4 Khảo sát khách hàng mục tiêu A4

6 2 Nghiên cứu và phát triển sản phẩm B

7 2.1 Lên ý tưởng, phác thảo ý tưởng sản phẩm mới B1

8 2.2 Đánh giá, sàng lọc, xác định sản phẩm B2

9 2.3 Tạo và thử nghiệm mô hình, concept, tạo mẫu B3

12 2.6 Thử nghiệm trong phạm vi giới hạn B6

13 2.7 Phát triển chiến lược marketing B7

16 3.1 Xác định nhu cầu tuyển dụng nhân sự C1

17 3.2 Lập kế hoạch tuyển dụng C2

18 3.3 Thông báo tuyển dụng nhân sự C3

19 3.4 Ra quyết định tuyển dụng nhân sự C4

20 4 Ra mắt sản phẩm mới D

21 4.1 Thông báo ra mắt sản phẩm mới D1

22 4.2 Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm mới D2

23 5 Tiếp thị và quảng bá sản phẩm E

24 5.1 Xác định rõ khách hàng mục tiêu E1

25 5.2 Định vị sản phẩm và tạo thông điệp E2

26 5.3 Xây dựng chiến lược tiếp thị E3

27 5.4 Tạo nội dung tiếp thị E4

28 5.5 Quảng bá sản phẩm trên các kênh truyền thông E5

30 6.1 Cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng F1

31 6.2 Giải quyết các vấn đề của khách hàng F2

32 6.3 Cập nhật sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng F3

34 7.1 Xác định và lập kế hoạch dự án G1

35 7.2 Quản lý thời gian và tiến độ dự án G2

36 7.3 Quản lý ngân sách và tài nguyên G3

37 7.4 Phân tích rủi ro và chuẩn bị biện pháp phòng ngừa G4

38 7.5 Quản lý chất lượng dự án G5

39 7.6 Quản lý nguồn nhân lực G6

40 7.7 Giám sát và kết thúc dự án G7

41 8 Đánh giá và cải tiến sản phẩm H

42 8.1 Đánh giá hiệu quả sản phẩm H1

43 8.2 Thu thập phản hồi từ khách hàng H2

44 8.3 Cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng H3

Sơ đồ 1: Sơ đồ công việc của dự án

Tiến độ triển khai thực hiện dự án

Bảng 2: Tiến độ triển khai thực hiện dự án

STT Mã hóa Công việc Thời gian bắt đầu

1 A Nghiên cứu thị trường và khảo sát người dùng 01/10/2023 01/02/2023 4

2 B Nghiên cứu và phát triển sản phẩm 01/02/2024 01/12/2024 10 A

4 D Ra mắt sản phẩm mới 01/02/2025 01/04/2025 2 C

5 E Tiếp thị và quảng bá sản phẩm 01/02/2025 01/06/2026 16 C

8 H Đánh giá và cải tiến sản phẩm 01/06/2026 01/10/2026 4 E, F

Biểu đồ 1: Biểu đồ GANTT của dự án

Kế hoạch nhân sự

Cơ cấu nhân sự

Sơ đồ 2: Cơ cấu nhân sự

Yêu cầu đối với từng vị trí công việc

Bảng 3: Yêu cầu đối với từng vị trí công việc

Bộ phận Chức vụ Yêu cầu đối với công việc

- Trách nhiệm chung: Chịu trách nhiệm chung cho việc thực hiện dự án sản xuất thạch sữa tươi, đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ và đạt được mục tiêu.

- Kế hoạch và quản lý: Lên kế hoạch chi tiết cho dự án,quản lý tiến độ, nguồn lực, và ngân sách dự án.

- Báo cáo và liên lạc: Báo cáo định kỳ về tiến trình và kết quả dự án cho ban lãnh đạo và đảm bảo liên lạc hiệu quả giữa các bộ phận trong dự án.

Bộ phận phát triển và sản xuất sản phẩm

- Tạo công thức thạch sữa tươi với chất lượng cao và đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm.

- Kiểm soát chất lượng sản phẩm và đảm bảo rằng nó đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của Vinamilk.

- Quản lý quy trình sản xuất thạch sữa tươi, đảm bảo hiệu suất và chất lượng sản phẩm - Đảm bảo rằng quy trình sản xuất tuân theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và môi trường.

Hỗ trợ trong việc thiết lập và duy trì thiết bị sản xuất.

Công nhân - Thực hiện các quy trình sản xuất sản phẩm theo quy định, có kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bộ phận tiếp thị và quảng cáo sản phẩm

- Phát triển chiến lược tiếp thị dự án và xây dựng hình ảnh thương hiệu của thạch sữa tươi.

- Quản lý chiến dịch tiếp thị và quảng cáo.

- Thực hiện các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo dự án, tương tác với đối tượng tiêu dùng.

- Đảm bảo rằng thông điệp tiếp thị được truyền đạt hiệu quả.

- Tạo các tài liệu quảng cáo, gói sản phẩm và trang web sản phẩm.

- Đảm bảo rằng thiết kế phù hợp với hình ảnh thương hiệu và thu hút khách hàng.

- Quản lý ngân sách dự án và theo dõi chi phí.

- Đảm bảo rằng tài chính dự án được quản lý hiệu quả và tuân theo quy định tài chính của Vinamilk.

Thực hiện các giao dịch tài chính liên quan đến dự án,bao gồm thanh toán và báo cáo tài chính.

Kế hoạch tiền lương

Bảng 4: Bảng lương của nhân viên

Chức vụ Số lượng Tiền lương

Tuyển dụng

Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng

 Tiến hành cuộc họp với các quản lý dự án và các bên liên quan để xác định các vị trí cần tuyển dụng theo như cơ cấu nhân sự trên

 Xác định kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho từng vị trí.

Bảng 5: Kỹ năng và kinh nghiệm của các vị trí

Bộ phận Chức vụ Kỹ năng và kinh nghiệm

- Bằng cấp: Bằng cử nhân hoặc cao hơn trong lĩnh vực quản lý dự án hoặc lĩnh vực liên quan.

- Kinh nghiệm: Ít nhất 5 năm kinh nghiệm quản lý dự án, bao gồm quản lý nguồn lực và ngân sách dự án Kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm là một lợi thế.

Bộ phận phát triển và sản xuất sản phẩm

- Bằng cấp: Bằng cử nhân hoặc cao hơn trong Kỹ thuật Thực phẩm hoặc lĩnh vực liên quan.

- Kinh nghiệm: Ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong phát triển sản phẩm thực phẩm và kiểm soát chất lượng.

- Bằng cấp: Bằng cử nhân hoặc cao hơn trong Kỹ thuật Sản xuất hoặc lĩnh vực liên quan.

- Kinh nghiệm: Ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong quản lý quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng.

Kỹ thuật viên Kinh nghiệm: Vận hành các loại máy móc sản xuất

Kinh nghiệm: làm việc với máy móc sản xuất, đóng gói sản phẩm, và tuân thủ quy trình sản xuất, an toàn thực phẩm.

Bộ phận tiếp thị và quảng cáo sản phẩm

- Bằng cấp: Bằng cử nhân hoặc cao hơn trong Tiếp thị hoặc lĩnh vực liên quan.

- Kinh nghiệm: Ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong quản lý chiến lược tiếp thị và quảng cáo sản phẩm

- Kinh nghiệm: Ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong Marketing- Tiếp thị và quảng cáo.

- Kinh nghiệm: Có kỹ năng thiết kế sáng tạo, có kiếm thức về thương hiệu và thị trường, sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế

- Bằng cấp: Bằng cử nhân hoặc cao hơn trong Kế toán hoặc tài chính.

- Kinh nghiệm: Ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong quản lý ngân sách dự án và chi phí.

- Bằng cấp: Bằng cử nhân hoặc tương đương trong

Kế toán hoặc lĩnh vực liên quan.

- Kinh nghiệm: Kinh nghiệm trong kế toán và quản lý tài chính.

Bước 2: Xây dựng mô tả công việc

 Soạn mô tả công việc chi tiết cho từng vị trí, bao gồm nhiệm vụ, trách nhiệm và kỹ năng cần thiết (Bảng 3: Yêu cầu đối với từng vị trí công việc)

 Đảm bảo rằng mô tả công việc phù hợp với phạm vi và mục tiêu của dự án sản xuất thạch sữa tươi.

Bước 3: Tiến hành tuyển dụng

 Đăng tin tuyển dụng và quảng bá các vị trí trống trên các kênh tuyển dụng: website tuyển dụng của Vinamilk, các trang mạng xã hội của công ty

 Tiến hành việc xem xét hồ sơ ứng viên và tiến hành cuộc phỏng vấn.

 Chấp thuận và giới thiệu các ứng viên thích hợp đến cho phòng ban liên quan để thực hiện phỏng vấn kỹ thuật.

Bước 4: Chọn ứng viên và làm hợp đồng

 Xác định ứng viên tốt nhất cho mỗi vị trí dựa trên kết quả phỏng vấn và kiểm tra tham chiếu.

 Làm hợp đồng lao động với các ứng viên được chọn.

Bước 5: Đào tạo nhân viên

 Chuẩn bị chương trình huấn luyện cho các nhân viên mới.

 Đảm bảo rằng họ hiểu rõ mục tiêu, giới thiệu sản phẩm và quy trình sản xuất của dự án.

 Cung cấp đào tạo kỹ thuật cần thiết cho từng vị trí.

Kế hoạch tài chính

Vốn, nguồn vốn

Bảng 6: Các khoản đầu tư và nguồn vốn ban đầu của dự án Đơn vị: Đồng

STT Tổng chi phí đầu tư ban đầu Thành tiền

Bảng 7: Bảng cơ cấu sử dụng vốn Đơn vị: Đồng

STT Hạng mục đầu tư Giá

Chi phí dự kiến

Bảng 8: Chi phí sinh hoạt cố định hằng năm Đơn vị: Đồng

Danh mục Đơn giá Thành tiền

Bảng 9: Chi phí nhân sự cố định hàng năm

Chức vụ Số lượng Tiền lương

(Triệu đồng/ tháng) Tiền lương

Bảng 10: Chi phí Marketing hàng năm Đơn vị: Đồng

Bảng 11: Chi phí cho nguyên liệu (theo tháng)

STT Tên sản phẩm Số lượng, ghi chú Thành tiền (VNĐ)

Lấy trực tiếp từ công ty

4 Gelatin hoặc agar-agar 250kg 75.000.000

Từ bảng trên ta dự kiến:

Tổng chi phí nhập hàng năm thứ nhất là: 1.410.000.000 (đồng)

Bảng 12: Dự tính chi phí Đơn vị: Đồng

STT Chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3

(Khấu hao tài sản cố định theo phương trình tuyến tính)

Doanh thu dự kiến

Bảng 13: Doanh thu dự kiến trong 3 năm của dự án Đơn vị: Đồng

Năm Chi phí nguyên liệu Doanh thu

Lợi nhuận ròng, dòng tiền ròng của dự án

Thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%

Bảng 14: Lợi nhuận ròng hàng năm Đơn vị: VNĐ

Doanh thu Chi phí Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận sau thuế Năm 1 25.225.000.000 7.812.666.666,7 17.412.333.333,3 13.929.866.666,64 Năm 2 35.315.000.000 8.376.666.666,7 26.938.333.333,3 21.550.666.666,64 Năm 3 49.441.000.000 9.166.266.666,7 40.274.733.333,3 32.219.786.666,64

Bảng 15: Dòng tiền mặt Đơn vị: VNĐ

Năm 0 1 2 3 Đầu tư ban đầu

Dự đoán hiệu quả tài chính

Bảng 16: Thời gian hoàn vốn Đơn vị: VNĐ

Nă m Đầu tư ban đầu Dòng tiền ròng Dòng tiền ròng tích luỹ Số tiền cần thu hồi

Năm thứ hai 1 tháng thu hồi được: 21.817 333.333,34

Số tháng còn lại của năm thứ hai để thu hồi được vốn là:

Vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 1 năm 1,344 tháng.

Giá trị hiện tại thuần (NPV)

Với chi phí sử dụng vốn i = 10%

Ta có NPV ¿ 0 ¿>¿ dự án khả thi, chấp nhận.

Chỉ số hoàn vốn nội bộ (IRR)

Ta có IRR ¿ 10% nên dự án chấp nhận.

Quản trị rủi ro

Dự trù và đánh giá rủi ro

* Rủi ro theo nguyên nhân:

Rủi ro bất khả kháng: Rủi ro cháy nổ dẫn tới khả năng tổn thất gây thiệt hại về hàng hóa, cơ sở vật chất cũng như an toàn cho nhân viên cũng như ảnh hưởng đến

Rủi ro do biến động của các điều kiện kinh tế vĩ mô: Dịch bệnh làm cho giá của các mặt hàng thiết yếu có xu hướng tăng cao, kéo theo lạm phát cũng sẽ tăng Vì vậy mà khách hàng sẽ chỉ chi tiền cho những đồ thiết yếu và để tiết kiệm chi phí thì họ sẽ không sử dụng các sản phẩm thạch sữa, điều này sẽ ảnh hưởng đến những dự tính ban đầu của dự án như thời gian ra mắt sản phẩm, giá bán sản phẩm,

Rủi ro do biến động chính trị xã hội: Tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine diễn gia căng thẳng, ảnh hưởng đến giá cả của nguồn nhiên liệu đầu vào, dẫn đến chi phí sản xuất ra sản phẩm tăng cao hơn, điều đó dẫn đến giá cả bán ra cũng sẽ cao hơn Sản phẩm mới ra mắt thì khách hàng sẽ không muốn bỏ ra số tiền nhiều hơn mà chưa rõ chất lượng sản phẩm có tốt không.

Rủi ro liên quan đến bạn hàng: Ngoài phân phối tại các cửa hàng của Vinamilk trên toàn quốc, thì Vinamilk cũng phân phối sản phẩm tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị khác Vì vậy mà rủi ro đến từ bạn hàng mà công ty có thể nhận phải đó là sản phẩm mới thì đối tác sẽ không nhập nhiều hàng để bán, dẫn đến lượng sản phẩm bán ra ít trong khi các chi phí về khấu hao máy móc, nhân lực vẫn cần phải phải duy trì sẽ gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty.

Rủi ro đối thủ cạnh tranh: Đây có lẽ là rủi ro lớn nhất vì sản phẩm sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh như: Monte, TH True Milk, Họ là những nhà cung cấp sản phẩm này trước, đã tồn tại lâu trên thị trường và nhận được lòng tin của khách hàng.Không những thế, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh đa dạng, bắt mắt, độc đáo nên có thể khách hàng sẽ quen với việc sử dụng những sản phẩm đó mà không muốn thay đổi sản phẩm Ngoài ra, khi Vinamilk có thông báo ra mắt sản phẩm mới với giá dự kiến thì cũng cần tính rủi ro rằng các đối thủ cạnh tranh có thể sẽ tiến hành.

* Rủi ro theo các giai đoạn của dự án:

Giai đoạn 1: Phân tích, lập dự án

Phân tích, đánh giá môi trường dự án thiếu chính xác; xác định các công việc, tiêu chuẩn công nghệ - kỹ thuật, nguồn lực, thời gian không hợp lý: Nguồn nhân lực không đủ năng lực để đáp ứng tiếp thu công nghệ kỹ thuật cho ra mắt sản phẩm mới.

Thời gian chuẩn bị nếu quá gấp rút thì sẽ không được tính toán một cách kỹ lưỡng, dẫn đến những sai sót không đáng có, còn nếu chuẩn bị quá lâu thì sẽ gây tốn chi phí chi trả cho nhân viên Hơn nữa, nếu ra mắt sản phẩm với thời gian không hợp lý có thể sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh cho ra mắt những sản phẩm tương tự trước mặc dù ý tưởng dự án của công ty mình có trước.

Tính toán các nguồn lực thiếu chính xác: với những dự án ra mắt sản phẩm mới đòi hỏi một nguồn kinh phí khá lớn, vì vậy nếu không tính toán kỹ lưỡng từng khoản chi, không kiểm soát kỹ các khoản tiền khi sử dụng, sẽ rất dễ gặp phải tình trạng thiếu vốn, kinh phí Ngoài ra, nếu không chú trọng vào các khoản dự trù cho dự án khi có việc gấp thì khi xảy ra rủi ro sẽ không có nguồn tiền để bù đắp kịp thời, gây ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

Giai đoạn 2: Tổ chức thực hiện dự án

Rủi ro tài chính: Chi phí về chất lượng và đầu tư trang thiết bị kiểm định chất lượng sản phẩm nhiều hơn dự kiến Các trang thiết bị được sử dụng vào dự án nhiều hơn dự tính. Trong quá trình sản xuất kiểm nghiệm, nguyên liệu được sử dụng nhiều hơn dự tính ban đầu Có sai sót trong việc nghiên cứu nhu cầu thị trường như: hương vị mà người tiêu dùng yêu thích, mẫu mã, màu sắc bao bì sản phẩm Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định mua hàng của khách hàng và nguồn kinh phí dự kiến của công ty.

Giai đoạn 3: Triển khai dự án

Rủi ro tiến độ thời gian: Khâu tìm nguyên liệu có thể sẽ mất thời gian hơn so với dự kiến, khâu tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, thị hiếu khách hàng Nếu mỗi công việc của dự án đều bị chậm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ ra mắt sản phẩm cũng như tổn hại về chi phí cũng như nhân lực nhàn rỗi Trong quá trình thực hiện dự án, đôi khi có những chi phí phát sinh khác như đối phó với thiên mà không có trong kế hoạch dự án, sẽ làm vượt số vốn ban đầu đề ra.

Rủi ro về nhân sự: Sản xuất sản phẩm mới đôi khi không lường trước được số nhân sự đặt ra Trong quá trình triển khai dự án, nhân sự có thể có người đột ngột xin nghỉ rời khỏi dự án: ốm, xích mích cá nhân Có thể khi làm thời gian hoàn thành sẽ vượt quá so với thời gian ban đầu đề ra: khi có người nghỉ tìm người mới vào sẽ mất thời gian chuyển giao công việc còn dang dở Nhân viên mới vào làm chưa có nhiều kinh nghiệm bán hàng, có thái độ không tôn trọng khách hàng khi làm việc hay giấu tài sản của cửa hàng làm tài sản riêng của cá nhân.

Rủi ro thiết bị: Đang trong giai đoạn triển khai sản xuất hàng loạt với số lượng lớn, thì xảy ra hỏng hóc trang thiết bị, cần bảo trì bảo dưỡng, dẫn tới tiến độ sản xuất bị chậm Có thể dẫn đến ảnh hưởng số lượng sản phẩm trong hợp đồng đã được ký kết với đối tác.

Giai đoạn 4: Giai đoạn tổng kết, nghiệm thu bàn giao

Rủi ro vận chuyển: Chi phí vận chuyển tăng dẫn tới giảm doanh thu Quá trình vận chuyển từ nhà máy sản xuất tới cửa hàng phân phối mất nhiều thời gian dẫn tới chất lượng váng sữa giảm Phương tiện vận chuyển không đạt yêu cầu về bảo quản váng sữa trong quá trình vận chuyển như hỏng hóc xe giữa đường, hết xăng,

Rủi ro chất lượng sản phẩm: Trong quá trình kiểm nghiệm sản phẩm, có những lô sản phẩm không đạt yêu cầu, có thể phải hủy bỏ nếu chưa đem ra bán, còn nếu đem ra bán rồi sẽ cần phải thu hồi sản phẩm, sẽ gây lãng phí nguồn nguyên liệu, khiến chi phí bỏ ra tăng cao hay trong quá trình mua bán, sản phẩm có thể bị mốc, hỏng, hết hạn hoặc kém chất lượng đặc biệt là vào mùa nồm, nóng gây hư hại sản phẩm nếu không được bảo quản đúng cách với nhiệt độ thích hợp.

Biện pháp khắc phục và phòng ngừa rủi ro

Nhân lực trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất có chất lượng thấp là vấn đề mà bất kỳ cơ sở sản xuất kinh doanh nào cũng có nguy cơ gặp phải Nguồn nhân công chất lượng thấp sẽ dẫn đến giảm về chất lượng nguồn hàng thành phẩm Để ngăn thiệt hại, cần tuyển chọn những công nhân có tay nghề thâm niên lâu năm trong ngành sản xuất thực phẩm của công ty, tạo khóa huấn luyện sử dụng các trang thiết bị, tổ chức giảng dạy các quy trình sản xuất đạt chuẩn chất lượng sản phẩm để có thể đáp ứng vận hành máy móc, tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất sản phẩm váng sữa mới của công ty. Để giải quyết vấn đề về thời gian xây dựng dự án quá gấp rút, dẫn đến những khó khăn khi xác định rủi ro, không có những biện pháp phòng ngừa rủi ro hợp lý Trước khi đội ngũ quản lý dự án váng sữa được chính thức thành lập thì nên có một đội nhóm dự bị hoạt động trước 10 ngày để có thể vạch sẵn ra những ý tưởng quản trị, trên tinh thần quyết tâm xây dựng sản phẩm thành công, chấp nhận mọi loại rủi ro có thể xảy ra Đội ngũ này sẽ có những ý tưởng làm tiền đề để đội ngũ chính thức căn cứ vào đó mà có thể phát triển dự án theo cách tốt nhất. Định vị nguồn nguyên vật liệu, thị trường tiềm năng là yếu tố quyết định sự thành công của chuỗi cung ứng Việc định vị tốt sẽ giúp quá trình sản xuất được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả Để làm được điều này, doanh nghiệp phải lựa chọn nhà cung cấp thích hợp để đáp ứng các loại hàng hóa, dịch vụ đầu vào khác nhau.

Ngoài ra, cần thiết lập các quy trình định giá, giao nhận và thanh toán cụ thể với các nhà phân phối Việc tìm kiếm thị trường tiềm năng cũng rất quan trọng bằng cách chủ động thu thập thông tin, tiến hành điều tra đồng bộ, doanh nghiệp sẽ biết được sản phẩm nào đang được khách hàng ưa chuộng, từ đó có những chiến lược tiếp thị và bán hàng phù hợp Ngoài ra, doanh nghiệp có thể xác định nhóm khách hàng tiềm năng, các kênh phân phối và sản phẩm cho từng chiến dịch, từng thời điểm nhằm đem lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng.

Ngoài ra, những loại rủi ro bất khả kháng như hỏa hoạn, dịch bệnh, thiên tai, tình hình căng thẳng chính trị - xã hội là những loại rủi ro chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài, gây thiệt hại cao nhưng không thể tránh khỏi mà chỉ có thể xây dựng các biện pháp phòng ngừa tối đa những thiệt hại mà nó có thể gây nên Xây dựng bộ phận an toàn của công ty có trình độ, kỹ năng chuyên môn chuyên xử lý những trường hợp bất khả kháng xảy ra, tránh gây tâm lý hoảng loạn hoang mang đến cho toàn thể công ty, ảnh hưởng chất lượng làm việc, gây tổn hại trực tiếp đến lợi ích của công ty

Vinamilk cần chuẩn bị dự phòng tài chính trước những tổn thất xảy ra trong tương lai, do đó, tài trợ rủi ro trong doanh nghiệp cần được thực hiện Xây dựng quỹ dự phòng rủi ro để khi có xuất hiện rủi ro thì công ty có thể trích ra giải quyết rủi ro đó Khoản tiền tài trợ tổn thất có thể bù đắp hay cứu trợ một phần tổn thất xuất hiện, nó được chi cho các hoạt động nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa rủi ro.

Ngày đăng: 30/05/2024, 18:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Cấu trúc WBS và mã hóa công việc - thảo luận học phần quản trị dự án đề tài ra mắt sản phẩm mới thạch sữa tươi vinamilk
Bảng 1 Cấu trúc WBS và mã hóa công việc (Trang 24)
Sơ đồ 1: Sơ đồ công việc của dự án - thảo luận học phần quản trị dự án đề tài ra mắt sản phẩm mới thạch sữa tươi vinamilk
Sơ đồ 1 Sơ đồ công việc của dự án (Trang 25)
Bảng 2: Tiến độ triển khai thực hiện dự án - thảo luận học phần quản trị dự án đề tài ra mắt sản phẩm mới thạch sữa tươi vinamilk
Bảng 2 Tiến độ triển khai thực hiện dự án (Trang 26)
Sơ đồ 2: Cơ cấu nhân sự - thảo luận học phần quản trị dự án đề tài ra mắt sản phẩm mới thạch sữa tươi vinamilk
Sơ đồ 2 Cơ cấu nhân sự (Trang 27)
Bảng 4: Bảng lương của nhân viên - thảo luận học phần quản trị dự án đề tài ra mắt sản phẩm mới thạch sữa tươi vinamilk
Bảng 4 Bảng lương của nhân viên (Trang 29)
Bảng 5: Kỹ năng và kinh nghiệm của các vị trí - thảo luận học phần quản trị dự án đề tài ra mắt sản phẩm mới thạch sữa tươi vinamilk
Bảng 5 Kỹ năng và kinh nghiệm của các vị trí (Trang 30)
Bảng 6: Các khoản đầu tư và nguồn vốn ban đầu của dự án - thảo luận học phần quản trị dự án đề tài ra mắt sản phẩm mới thạch sữa tươi vinamilk
Bảng 6 Các khoản đầu tư và nguồn vốn ban đầu của dự án (Trang 32)
Bảng 7: Bảng cơ cấu sử dụng vốn - thảo luận học phần quản trị dự án đề tài ra mắt sản phẩm mới thạch sữa tươi vinamilk
Bảng 7 Bảng cơ cấu sử dụng vốn (Trang 32)
Bảng 9: Chi phí nhân sự cố định hàng năm - thảo luận học phần quản trị dự án đề tài ra mắt sản phẩm mới thạch sữa tươi vinamilk
Bảng 9 Chi phí nhân sự cố định hàng năm (Trang 33)
Bảng 11: Chi phí cho nguyên liệu (theo tháng) - thảo luận học phần quản trị dự án đề tài ra mắt sản phẩm mới thạch sữa tươi vinamilk
Bảng 11 Chi phí cho nguyên liệu (theo tháng) (Trang 33)
Bảng 13: Doanh thu dự kiến trong 3 năm của dự án - thảo luận học phần quản trị dự án đề tài ra mắt sản phẩm mới thạch sữa tươi vinamilk
Bảng 13 Doanh thu dự kiến trong 3 năm của dự án (Trang 34)
Bảng 12: Dự tính chi phí - thảo luận học phần quản trị dự án đề tài ra mắt sản phẩm mới thạch sữa tươi vinamilk
Bảng 12 Dự tính chi phí (Trang 34)
Bảng 14: Lợi nhuận ròng hàng năm - thảo luận học phần quản trị dự án đề tài ra mắt sản phẩm mới thạch sữa tươi vinamilk
Bảng 14 Lợi nhuận ròng hàng năm (Trang 35)
Bảng 15: Dòng tiền mặt - thảo luận học phần quản trị dự án đề tài ra mắt sản phẩm mới thạch sữa tươi vinamilk
Bảng 15 Dòng tiền mặt (Trang 35)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w