Đề Tài Thảo Luận Học Phần Quản Trị Chiến Lược Đề Tài Phân Tích Lực Lượng Cạnh Tranh Trong Ngành Bán Lẻ Tại Việt Nam.pdf

16 0 0
Đề Tài Thảo Luận Học Phần Quản Trị Chiến Lược Đề Tài  Phân Tích Lực Lượng Cạnh Tranh Trong Ngành Bán Lẻ Tại Việt Nam.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Đề tài:

PHÂN TÍCH LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH TRONGNGÀNH BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM

Nhóm: 08

Lớp học phần: 232_SMGM1411_03Người hướng dẫn: Nguyễn Thị Vân

Hà Nội, tháng 03 năm 2024

Trang 2

1.2 Đe dọa gia nhập mới 5

1.3 Đe dọa từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế 5

1.4 Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng 5

1.5 Cạnh tranh giữa các ĐTCT hiện tại 7

1.6 Quyền lực tương ứng của các bên liên quan 8

II Vận dụng: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH CÁC LỰC LƯỢNG ĐIỀU TIẾT CẠNH TRANH TRONGNGÀNH BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM CỦA M.PORTER 8

2.1 Đe dọa gia nhập mới 8

2.2 Đe dọa từ các sản phẩm/dịch vụ thay thế 11

2.3 Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng 11

2.4 Cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại 12

2.5 Quyền lực tương ứng của các bên liên quan 13

Kết luận 16

2

Trang 3

A PHẦN MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hiện nay, ngành bán lẻ tại Việt Nam đang trải qua những biến động mạnh mẽ và đầy thách thức Sự phát triển của kinh tế, sự hội nhập quốc tế, cùng với sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng đang tạo ra những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của ngành này.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất là sự gia nhập mạnh mẽ của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài vào thị trường Việt Nam Sự xuất hiện của các tên tuổi lớn từ nước ngoài không chỉ tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường mà còn đặt ra những thách thức mới đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đồng thời, sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử cũng đang thay đổi cách thức hoạt động của ngành bán lẻ Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng mua sắm trực tuyến, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các kênh bán lẻ trực tuyến và cửa hàng truyền thống.

Ngoài ra, quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng cũng đang thay đổi, ảnh hưởng đến cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ Cùng với đó, cạnh tranh giữa các công ty trong ngành và quyền lực tương ứng của các bên liên quan khác như chính phủ và các tổ chức quản lý cũng đang tạo ra những yếu tố không nhỏ đối với môi trường kinh doanh của ngành bán lẻ tại Việt Nam.

Nghiên cứu và phân tích lực lượng cạnh tranh trong ngành bán lẻ tại Việt Nam không chỉ giúp hiểu rõ hơn về động lực và xu hướng phát triển của thị trường này, mà còn mang lại cái nhìn sâu sắc về cách mà các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chiến lược của mình để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Trang 4

B BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 3I Cơ sở lý thuyết

1.1 Mở đầu cơ sở lý thuyết

1.1.1 Mở đầu

Bước sang thế kỷ 21, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Thông tin về từng đối thủ cụ thể trên từng thị trường cụ thể là cơ sở để doanh nghiệp xác định được nhiệm vụ và các mục tiêu cạnh tranh, là căn cứ để doanh nghiệp hoạch định được các chiến lược thích hợp và có hiệu quả trong từng thời kỳ Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng phức tạp và biến động liên tục, doanh nghiệp phải nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành và những ảnh hưởng của các lực lượng này đến cường độ cạnh tranh trong ngành.

Về mô hình các lực lượng cạnh tranh của M.Porter, được minh họa từ ví dụ trong ngành bán lẻ Việt Nam, nhóm 8 sẽ trình bày các lực lượng cạnh tranh bao gồm:

- Đe dọa gia nhập mới

- Đe dọa từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế

- Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng - Cạnh tranh giữa các công ty trong ngành

- Quyền lực tương ứng của các bên liên quan

1.1.2 Mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành kinh doanh của M.Porter

4

Trang 5

1.2 Đe dọa gia nhập mới

Khái niệm: Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là những DN hiện không cạnh tranh trong ngành nhưng có khả năng gia nhập thị trường

Các rào cản gia nhập: - Tính kinh tế của quy mô - Chuyên biệt hoá sản phẩm - Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu - Chi phí

- Gia nhập vào các hệ thống phân phối - Chính sách của chính phủ

1.3 Đe dọa từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế

Khái niệm: Là những sản phẩm từ ngành/lĩnh vực kinh doanh khác nhưng có khả năng cùng thỏa mãn nhu cầu như nhau của khách hàng

Các nguy cơ thay thế:

- Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm - Xu hướng sử dụng hàng thay thế của KH

- Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế Dự đoán đe dọa từ SP hoặc DV thay thế:

- Nghiên cứu chức năng sử dụng của mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ ở mức độ rộng nhất có thể

- Kiểm soát sự ra đời của công nghệ mới

1.4 Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng

Quyền lực thương lượng tăng (giảm) giá thành giảm (tăng) khối lượng cung ứng (tiêu thụ)

Các yếu tố ảnh hưởng: - Mức độ tập trung ngành - Đặc điểm hàng hoá/dịch vụ - Chuyên biệt hoá sản phẩm/dịch vụ - Chi phí chuyển đổi nhà cung ứng - Khả năng tích hợp về phía sau (trước)

Trang 6

Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng:

6

Trang 7

Quyền lực thương lượng của khách hàng:

1.5 Cạnh tranh giữa các ĐTCT hiện tại

Mức độ cạnh tranh giữa các cty hiện tại trong ngành thể hiện ở: - Các rào cản rút lui khỏi ngành

- Mức độ tập trung của ngành - Mức độ tăng trưởng của ngành - Tình trạng dư thừa công suất - Đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ - Các chi phí chuyển đổi

- Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh - Tình trạng sàng lọc trong ngành

Trang 8

1.6 Quyền lực tương ứng của các bên liên quan

Nhóm ảnh hưởng Các tiêu chuẩn tương ứng

Lợi tức cổ phần Công đoàn Tiền lương thục tế

Cơ hội thăng tiến Điều kiện làm việc

Chính phủ Hỗ trợ các chương trình của Chính phủ Củng cố các Quy định và Luật Các tổ chức tín dụng Độ tin cậy

Trung thành với các điều khoản giao ước Các hiệp hội thương mại Tham gia vào các chương trình của Hội Dân chúng Việc làm cho dân địa phương

Đóng góp vào sự phát triển của xã hội Tối thiểu hóa các ảnh hưởng tiêu cực Các nhóm quan tâm đặc biệt Việc làm cho các nhóm thiểu số

Đóng góp cải thiện thành thị

II Vận dụng: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH CÁC LỰC LƯỢNG ĐIỀU TIẾT CẠNH TRANH TRONG NGÀNH BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM CỦA M.PORTER2.1 Đe dọa gia nhập mới

- Tính kinh tế theo quy mô:

Hiện tại các nhóm doanh nghiệp bán lẻ trong nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, đang ngày một đông đảo về số lượng và lớn mạnh dần về quy mô với sự hình thành và phát triển một số nhà phân phối lớn với các thương hiệu như Saigon Co-op (110 siêu thị, 4 đại siêu thị, 4 trung tâm thương mại), Massan (132 siêu thị Winmart và 3000 cửa hàng Winmart+), Thế giới di động & Bách hóa xanh (2000 cửa hàng), BRG (75 siêu thị)

Sự đe dọa gia nhập mới vào ngành bán lẻ ở Việt Nam phụ thuộc vào sự hấp dẫn kinh tế của thị trường Một thị trường bán lẻ lớn và tăng trưởng, với tiềm năng tiêu thụ cao, sẽ thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp mới Việt Nam, với dân số lớn và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đang được coi là một thị trường bán lẻ hấp dẫn Sự

8

Trang 9

gia nhập mới có thể tạo ra cạnh tranh cực kỳ gắt gao giữa các doanh nghiệp bán lẻ hiện có và những đối thủ mới.

Trong ngành bán lẻ, một số lượng cửa hàng lớn có thể mang lại lợi thế thương mại cho các doanh nghiệp Một chuỗi cửa hàng lớn có thể tận dụng quy mô để đào tạo nhân viên, mua hàng hóa với giá tốt hơn từ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp, và thu hút khách hàng thông qua việc tạo ra sự hiện diện rộng khắp.

Chuỗi cửa hàng bán lẻ nội địa như VinMart hoặc Co.opmart ở Việt Nam có số lượng cửa hàng lớn và phân bố rộng khắp trên toàn quốc Điều này giúp họ tạo ra sự tiện lợi cho khách hàng và tận dụng quy mô để đàm phán với các nhà cung cấp về giá cả và điều kiện kinh doanh Do đó, các chuỗi cửa hàng bán lẻ nội địa có lợi thế cạnh tranh khi đối mặt với sự đe dọa gia nhập mới từ các đối thủ nước ngoài.

- Khác biệt hóa sản phẩm:

Một yếu tố quan trọng trong cạnh tranh trong ngành bán lẻ là khả năng khác biệt hóa sản phẩm hoặc dịch vụ Sự đe dọa gia nhập mới có thể đến từ các doanh nghiệp mang đến sản phẩm hoặc dịch vụ mới, độc đáo và hấp dẫn hơn so với những gì đã có trên thị trường.

- Đa dạng sản phẩm:

Ngành bán lẻ ở Việt Nam đa dạng về loại hình cửa hàng và mặt hàng bán Khách hàng có thể tìm thấy một loạt các sản phẩm từ tiêu dùng hàng ngày như thực phẩm, đồ gia dụng, quần áo, đồ điện tử đến các sản phẩm thời trang, mỹ phẩm, đồ trang sức và nhiều hơn nữa Sự đa dạng này tạo ra sự lựa chọn rộng lớn cho người tiêu dùng và tăng cường sự cạnh tranh giữa các cửa hàng bán lẻ.

Trong lĩnh vực thực phẩm, người tiêu dùng ở Việt Nam có thể lựa chọn từ các chuỗi siêu thị nội địa như VinMart, Co.opmart, Big C, hoặc các cửa hàng tiện lợi như Circle K, FamilyMart, và cửa hàng truyền thống như chợ truyền thống và cửa hàng tạp hóa Mỗi loại cửa hàng này cung cấp các sản phẩm và dịch vụ khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

- Sự tập trung vào sản phẩm địa phương:

Ngành bán lẻ ở Việt Nam có xu hướng tạo ra sự khác biệt thông qua việc tập trung vào sản phẩm địa phương Các chuỗi bán lẻ nội địa và cửa hàng truyền thống thường quảng cáo và bán các sản phẩm nông sản, thực phẩm, đồ thủ công làm từ nguyên liệu Việt Nam Điều này tạo ra sự kết nối với văn hóa và truyền thống địa phương và tăng cường giá trị thương hiệu.

Các chuỗi bán lẻ nội địa như VinMart và Co.opmart thường có các kệ hàng chuyên biệt để giới thiệu và bán các sản phẩm địa phương như rau, quả, gia vị, đồ truyền thống như bánh chưng, bánh tét, mứt, và các sản phẩm thực phẩm khác từ các

Trang 10

vùng miền trong nước Điều này tạo ra sự khác biệt và thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm địa phương.

- Sự phù hợp với nhu cầu đặc thù của khách hàng:

Do sự đa dạng về tình trạng kinh tế, văn hóa và thị hiếu của khách hàng, ngành bán lẻ ở Việt Nam cũng tạo ra sự khác biệt hóa sản phẩm để phù hợp với nhu cầu đặc thù của từng nhóm khách hàng.

Các chuỗi cửa hàng bán lẻ thời trang như Zara, H&M, hay Uniqlo đã tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam bằng cách cung cấp các sản phẩm thời trang phù hợp với phong cách và giá trị mà khách hàng địa phương đang tìm kiếm Họ cung cấp các loại áo, quần, phụ kiện và đồ bơi với mẫu mã, chất lượng và giá cả phù hợp với nhu cầu và túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam.

Điều này tạo ra sự cạnh tranh và buộc các doanh nghiệp bán lẻ hiện có phải cải thiện và nâng cao sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để cạnh tranh.

- Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu:

Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu của các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ ở Việt Nam có thể dao động từ mức thấp đến cao, phụ thuộc vào các yếu tố như mô hình kinh doanh, quy mô dự án, địa điểm và phạm vi hoạt động, cơ sở hạ tầng, thị trường và đối tượng khách hàng, cũng như mức độ cạnh tranh

Để gia nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam, các doanh nghiệp mới có thể phải đầu tư vào việc xây dựng cửa hàng, thuê mặt bằng, mua hàng hóa, đào tạo nhân viên, và quảng cáo Điều này đòi hỏi một số vốn đầu tư ban đầu đáng kể và có thể làm tăng chi phí chuyển đổi.

Những doanh nghiệp bán lẻ hiện có đã có lợi thế về vốn đầu tư và hệ thống cửa hàng đã được thiết lập, do đó có thể khá khó cho các đối thủ mới gia nhập thị trường.

- Chính sách của Chính phủ:

Chính sách của chính phủ cũng có vai trò quan trọng trong cạnh tranh trong ngành bán lẻ Chính phủ có thể áp dụng các quy định, luật lệ và chính sách thuế để hỗ trợ hoặc hạn chế sự gia nhập mới vào ngành bán lẻ Tại Việt Nam, các chuỗi bán lẻ cần sở hữu nội địa 50%, tức là doanh nghiệp bán lẻ phải sở hữu ít nhất 50% vốn từ các nhà đầu tư trong nước.

Tất cả các điều trên với thị trường có sự cạnh tranh lớn nhập mới là rào cản gia nhập mới của các doanh nghiệp vào ngành Bán lẻ ở Việt Nam

→8/10 điểm tác động

2.2 Đe dọa từ các sản phẩm/dịch vụ thay thế

Với ngành bán lẻ tại Việt Nam, SP/DV thay thế của ngành là ngành thương mại điện tử, các nền tảng trực tuyến.

10

Trang 11

Nguy cơ thay thế

Việc sử dụng các hình thức thanh toán trực tuyến như ví điện tử và thẻ tín dụng trong mua sắm trực tuyến mang đến sự thuận tiện cho khách hàng mà ở một số cửa hàng bán lẻ vẫn chưa áp dụng hình thức này Thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm mọi lúc mọi nơi, không còn giới hạn bởi vị trí địa lý Các trang thương mại điện tử thường có lượng truy cập lớn, giúp họ dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng Mua sắm các sàn thương mại điện tử có rất nhiều ưu đãi từ các voucher, mã freeship

Xu hướng của người tiêu dùng: mua hàng từ nhiều kênh, thay vì tin tưởng vào cùng một nhà bán lẻ, mua hàng trên các nền tảng trực tuyến giúp họ dễ dàng tham khảo các sản phẩm đa dạng, từ nhiều nguồn và so sánh với giá công khai Thương mại điện tử mang lại sự tiện lợi rất lớn cho khách hàng.

Chi phí vận hành của thương mại điện tử thấp hơn so với bản lẻ truyền thống, không cần nhất thiết phải thuê mặt bằng, trang trí cửa hàng, Điều này giúp giảm bớt chi phí và cung cấp những sản phẩm mang tính cạnh tranh cao.

Thực trạng đe dọa từ thương mại điện tử: Thương mại điện tử thực sự đang bùng nổ trong thời đại nay nhất là trong 2 năm trở lại đây, nhu cầu mua sắm trực tuyến của khách hàng ngày càng tăng cao, đặc biệt là trong giới trẻ Các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo ngày càng phổ biến và thu hút lượng lớn khách hàng Trong năm 2022, số lượng người Việt nam mua hàng trực tuyến lên đến hơn 52 triệu, tăng 13,5% so với năm trước, tổng chi tiêu lên đến 12,42 tỷ USD Việt Nam đứng đầu với số lượng mua hàng trực tuyến trung bình lên đến 104 đơn hàng/năm

Mua sắm online hiện nay đang là trào lưu và xu thế →7/10 điểm tác động

2.3 Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng

Đây là hai yếu tố quan trọng trong mô hình 5 lực cạnh tranh của Porter, được sử dụng để đánh giá mức độ cạnh tranh trong một ngành.

Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng đề cập đến khả năng ảnh hưởng của nhà cung cấp lên giá cả, chất lượng và điều khoản của sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cung cấp như:

Nhà cung ứng có quyền lực thương lượng cao thường có khả năng định giá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ theo một mức giá cao hơn Họ có thể áp dụng các chiến lược định giá linh hoạt, bao gồm việc tăng giá sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc áp dụng các điều khoản hợp đồng có lợi ích cho họ hơn Nhà cung ứng có quyền lực thương lượng cao thường có khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của họ và đặt ra các điều kiện giao dịch mà họ muốn Điều này có thể bao gồm việc đặt ra các yêu cầu về mức độ chất lượng, thời gian giao hàng, điều khoản thanh toán và các điều kiện khác mà khách hàng hoặc đối tác phải tuân thủ.

Trang 12

Quyền lực thương lượng của khách hàng đề cập đến khả năng ảnh hưởng của khách hàng lên giá cả, chất lượng và điều khoản của sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ mua

- Sức mạnh người mua là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ thực phẩm Sức mạnh người mua có thể được sử dụng để ép buộc nhà cung cấp giảm giá, cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, và cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng.

- Mức độ sức mạnh người mua phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:

Nồng độ thị trường: Thị trường càng tập trung, người mua càng có nhiều sức mạnh Người mua có nhiều lựa chọn thay thế càng dễ dàng chuyển đổi sang nhà cung cấp khác, họ càng có nhiều sức mạnh Người mua càng có nhiều thông tin về sản phẩm và dịch vụ, họ càng có nhiều sức mạnh.

→5/10 điểm tác động

2.4 Cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại

- Số lượng các doanh nghiệp trong ngành:

Thị trường bán lẻ tại Việt Nam có sự tham gia đa dạng từ cả các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài Có một số lượng lớn các nhà bán lẻ hoạt động trên khắp cả nước, từ các chuỗi siêu thị đến các cửa hàng nhỏ lẻ truyền thống và các cửa hàng trực tuyến Sự đa dạng này tạo ra một môi trường cạnh tranh mạnh mẽ, khi mỗi doanh nghiệp phải cạnh tranh không chỉ về giá cả mà còn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm mua sắm.

- Tình trạng tăng trưởng của ngành:

Ngành bán lẻ tại Việt Nam đang trải qua một giai đoạn phát triển sôi động, đặc biệt là nhờ vào sự tăng cường nhu cầu tiêu dùng của người dân Với sự gia tăng thu nhập và sự phát triển của nền kinh tế, người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi sự đa dạng và thuận tiện trong việc mua sắm Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của cả thị trường bán lẻ truyền thống và thương mại điện tử, tạo ra một môi trường cạnh tranh sôi động giữa các nhà bán lẻ Sự xuất hiện của các trung tâm mua sắm và khu vực thương mại, cùng với sự gia nhập của các chuỗi cửa hàng và nhãn hiệu quốc tế, đã nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm, đồng thời mang lại nhiều lựa chọn hấp dẫn cho người tiêu dùng Điều này thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ trong ngành bán lẻ tại Việt Nam và tạo ra cơ hội phát triển lớn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

- Sự khác biệt hóa sản phẩm:

Trong ngành bán lẻ, sự khác biệt hóa sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân khách hàng Bằng cách tạo ra những sản phẩm có chất lượng và độ tin cậy cao, các doanh nghiệp có thể tạo sự tin tưởng từ phía khách hàng Đồng thời, việc đa dạng hóa và sáng tạo trong sản phẩm giúp thu hút sự chú ý của các nhóm

12

Ngày đăng: 11/04/2024, 14:54

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan