1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thảo luận học phần quản trị tài chính 1 đề tài quản trị nguồn tài trợ của tập đoàn fpt

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Trị Nguồn Tài Trợ Của Tập Đoàn FPT
Tác giả Vũ Hoài Phương, Nguyễn Minh Phượng, Ưng Quốc Quân, Nguyễn Hoàng Hương Quỳnh, Lê Thị Thu Quý, Lê Nam Sơn, Vũ Thị Tâm, Vũ Văn Thao, Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Thị Thu Thảo
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Liên Hương
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Tài Chính
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 835,09 KB

Nội dung

Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho việc thực hiện các dự án đầu tư, các kế hoạchsản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp tuỳ theo hình thức pháp lí, điều kiện của doanhnghiệp và cơ chế quản lý t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

- -BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1

ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ NGUỒN TÀI TRỢ CỦA TẬP ĐOÀN FPT

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Liên Hương Sinh viên thực hiện: Nhóm 9.

Lớp: 2315FMGM0231.

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 9

ST

82 21D180139 Nguyễn Minh Phượng Powerpoint + Lời mở đầu

84 21D180297 Nguyễn Hoàng Hương Quỳnh (Thư kí) Làm Word + Kết luận

Lời cảm ơn

88 21D180297 Vũ Văn Thao (Nhóm trưởng) Phần 1.1+1.2+1.3

89 20D140280 Nguyễn Thị Thảo Phần 1.4 + Thuyết trình

90 21D180300 Nguyễn Thị Thu Thảo Phần 1.4 + Thuyết trình

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

1.1 Phân loại nguồn tài trợ 5

1.1.1 Căn cứ vào quyền sở hữu 5

1.1.2 Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn 5

1.2 Các nguồn tài trợ ngắn hạn 5

1.2.1 Các khoản nợ tích lũy 5

1.2.2 Tín dụng thương mại 5

1.2.3 Tín dụng ngân hàng 5

1.2.4 Thuê vận hành 6

1.3 Các nguồn tài trợ dài hạn 7

1.3.1 Phát hành cổ phiếu thường 7

1.3.2 Phát hành cổ phiếu ưu đãi 7

1.3.3 Phát hành trái phiếu 7

1.3.4 Thuê tài chính 7

1.3.5 Vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng trung gian 7

1.4 Lựa chọn mô hình nguồn tài trợ 8

1.4.1 Cơ cấu tài sản doanh nghiệp và nguồn hình thành 8

1.4.2 Lựa chọn mô hình nguồn tài trợ 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN TÀI TRỢ CỦA TẬP ĐOÀN FPT 10

2.1 Tổng quan về tập đoàn FPT 10

2.2 Thực trạng quản trị nguồn tài trợ của tập đoàn FPT 10

2.2.1 Các nguồn tài trợ ngắn hạn 10

2.2.2 Các nguồn tài trợ dài hạn 12

2.2.3 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty FPT 15

2.2.4 Phân tích chỉ mức độ tác động của đòn bẩy tài chính 16

2.2.5 Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của FPT 16

2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị nguồn tài trợ của công ty cổ phần FPT 17

2.3.1 Tích cực 17

2.3.2 Tiêu cực 18

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN TÀI TRỢ CỦA CÔNG TY FPT 19

3.1 Giải pháp tìm kiếm và thu hút nguồn tài trợ cho công ty 19

3.2 Giải pháp làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài trợ cho công ty 20

3.2.1 Xác định chính xác mục đích sử dụng nguồn tài trợ 20

3.2.2 Chủ động khai thác và sử dụng nguồn tài trợ 20

3.2.3 Có những biện pháp phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra 21

KẾT LUẬN 22

LỜI CẢM ƠN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế Thế giới với nhiều cam co và thử thách, mộtnền kinh tế năng động và mang nhiều tính cạnh tranh, để bắt kịp nhịp độ phát triểnchung ấy, Việt Nam đang cố gắng nỗ lực xây dựng mọi thứ về nhân lực và vật lực để

có một nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế Một trong những vấn đề mà ViệtNam cần chú trọng quan tâm đó là nguồn tài trợ

Vốn có vai trò hết sức quan trọng, nó là yếu tố không thể thiếu đối với từng doanhnghiệp Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho việc thực hiện các dự án đầu tư, các kế hoạchsản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp tuỳ theo hình thức pháp lí, điều kiện của doanhnghiệp và cơ chế quản lý tài chính của các quốc gia có thể tìm kiếm những nguồn tàitrợ nhất định Vì vậy, để giảm chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, ổnđịnh tình hình tài chính đảm bảo năng lực thanh toán, mỗi doanh nghiệp cần tính toán

và lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp

Để giúp các bạn hiểu hơn về quản trị nguồn tài trợ doanh nghiệp, nhóm 9 đã tập

trung nghiên cứu đề tài: “Quản trị nguồn tài trợ của tập đoàn FPT”

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT1.1 Phân loại nguồn tài trợ

1.1.1 Căn cứ vào quyền sở hữu

- Vốn chủ sở hữu: là số vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp

có đầy đủ các quyền chiếm hữu, chi phối và định đoạt Bao gồm vốn đầu tư ban đầu vàvốn bổ sung trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

- Các khoản nợ: là các khoản vốn được hình thành từ vốn vay của các Ngân hàng

thương mại, các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, vốnvay từ người lao động trong doanh nghiệp, các khoản nợ phát sinh từ hoạt động muabán chịu hàng hóa và đi thuê tài sản dưới các hình thức thuê hoạt động và thuê tàichính

- Các nguồn vốn khác: Ngoài các nguồn vốn nêu trên, vốn kinh doanh của doanh

nghiệp còn có thể được tài trợ bằng các nguồn khác như: Các khoản nợ tích lũy, nguồnvốn liên doanh, liên kết

1.1.2 Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn

- Tài trợ ngắn hạn: là các nguồn tài trợ có thời gian hoàn trả trong vòng 1 năm Tài

trợ ngắn hạn được thể hiện chủ yếu dưới các hình thức như nợ tích lũy, mua chịu hànghóa, vay ngắn hạn (từ các tổ chức tín dụng, người lao động trong doanh nghiệp ) vàthuê hoạt động

- Tài trợ dài hạn: là các nguồn tài trợ có thời gian đáo hạn dài hơn 1 năm Tài trợ dài

hạn được thể hiện chủ yếu dưới các hình thức: huy động vốn cổ phần (vốn chủ sở hữu)qua phát hành cổ phiếu, vay nợ dài hạn, phát hành trái phiếu và thuê tài chính

c Tín dụng thấu chi

Trang 6

Đây là một hình thức cho vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng chi tiêuvượt quá số dư tài khoản tiền gửi trong một giới hạn (hạn mức tín dụng) và thời giannhất định trên tài khoản vãng lai.

d Chiết khấu chứng từ có giá

Chiết khấu chứng từ có giá là hình thức tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng cung cấpcho khách hàng dưới hình thức mua lại bộ chứng từ chưa đến hạn thanh toán

Có 2 hình thức chiết khấu:

Chiết khấu miễn truy đòi: là việc Ngân hàng chiết khấu mua đứt hối phiếu

và/hoặc chứng từ và chịu rủi ro trong trường hợp Ngân hàng chiết khấu không nhậnđược tiền hoàn trả từ Ngân hàng phát hành hoặc Ngân hàng xác nhận)

Chiết khấu truy đòi: là việc Ngân hàng được chỉ định có quyền yêu cầu người

hưởng lợi hoàn trả lại số tiền đã được Ngân hàng chỉ định trả cộng với lãi phát sinhtrong trường hợp Ngân hàng được chỉ định không nhận được tiền hoàn trả từ Ngânhàng phát hành hoặc Ngân hàng xác nhận)

e Bao thanh toán

Là hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việcmua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên bán hàng

và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng

- Các phương thức bao thanh toán:

 Bao thanh toán từng lần (mỗi lần bao thanh toán, đơn vị bao thanh toán vàkhách hàng thực hiện thủ tục bao thanh toán và ký kết hợp đồng bao thanh toán)

 Bao thanh toán theo hạn mức (việc ngân hàng cung cấp cho bên bán hàng mộtkhoản tiền bao thanh toán ước định trong khoảng thời gian cụ thể)

Bao thanh toán cũng có hai hình thức: bao thanh toán có quyền truy đòi và baothanh toán không có quyền truy đòi

1.2.3.2 Chi phí của các khoản vay ngắn hạn

a Chính sách lãi đơn

Theo chính sách này, người vay nhận được toàn bộ khoản tiền vay và trả vốn gốc

và lãi ở thời điểm đáo hạn

b Chính sách lãi chiết khấu

Theo chính sách này, ngân hàng cho người vay khoản tiền vay bằng khoản tiền vaydanh nghĩa trừ phần tiền lãi tính theo lãi suất danh nghĩa Khi đáo hạn, người vay danhnghĩa trừ phần tiền lãi tính theo lãi suất danh nghĩa Khi đáo hạn, người vay sẽ hoàn trảcho ngân hàng theo giá trị danh danh nghĩa của khoản tiền vay

c Chính sách lãi tính thêm

Thực chất của chính sách này là cho vay trả góp, tiền lãi được cộng vào vốn gốc vàtổng số tiền phải trả được chia đều cho mỗi kỳ trả góp

d Chính sách ký quỹ để duy trì khả năng thanh toán

Khi vay vốn ngân hàng có thể yêu cầu người vay phải duy trì một khoản ký quỹ đểđảm bảo khả năng thanh toán Khoản ký quỹ này có thể coi là một loại chi phí thay thếcho các loại chi phí trực tiếp khi vay mượn

- Thời hạn thuê ngắn so với toàn bộ đời sống hữu ích của tài sản

- Người cho thuê chịu trách nhiệm về tài sản

Trang 7

- Chi phí thuê chiếm tỉ trọng không cao trên giá trị tài sản cho thuê

1.3 Các nguồn tài trợ dài hạn

1.3.1 Phát hành cổ phiếu thường

Cổ phiếu thường là phương tiện để hình thành vốn chủ sở hữu ban đầu của công ty

và cũng là một phương tiện để huy động thêm vốn chủ sở hữu trong quá trình kinhdoanh

1.3.1.1 Các hình thức huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu thường

- Ưu tiên mua cho cổ đông hiện hành

- Ưu tiên mua cho các đối tượng có quan hệ mật thiết với công ty

- Chào bán rộng rãi trong công chúng

1.3.1.2 Ưu, nhược điểm

a Ưu điểm

- Quy mô vốn huy động lớn, tính thanh khoản cao

- Làm giảm hệ số nợ, tăng độ vững chắc về tài chính cho công ty, tăng khả nănghuy động vốn và độ tín nhiệm

b Nhược điểm

- Làm tăng cổ đông mới

- Chi phí phát hành cao

- Lợi tức không được tính vào chi phí kinh doanh để giảm trừ thu nhập chịu thuế

1.3.2 Phát hành cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cổ phần và chophép cổ đông ưu đãi có một số quyền lợi ưu đãi hơn cổ đông thường

a Ưu điểm

- Lợi tức có thể hoàn trả nếu công ty gặp khó khăn về tài chính

- Tránh việc phân chia phần kiểm soát công ty cho cổ đông mới

- Không có thời gian đáo hạn nên việc sử dụng vốn có tính linh động, mềm dẻo hơn

b Nhược điểm

- Lợi tức cổ phiếu ưu đãi cao hơn trái phiếu

- Lợi tức không được tính vào chi phí kinh doanh để giảm thu nhập chịu thuế

1.3.3 Phát hành trái phiếu

Trái phiếu là chứng chỉ cam kết trả nợ của công ty, bản chất giống đi vay dài hạnnhưng khác là mọi điều khoản đều do doanh nghiệp đưa ra

a Ưu điểm

- Lợi tức trái phiếu được giới hạn ở mức độ nhất định

- Chi phí phát hành thấp hơn cổ phiếu

- Chủ sở hữu doanh nghiệp không bị chia phần kiểm soát doanh nghiệp cho trái chủ

- Lợi tức trái phiếu tính vào chi phí kinh doanh từ đó làm giảm thu nhập chịu thuế

Trang 8

1.3.5 Vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng trung gian

1.3.5.1 Vay theo dự án đầu tư

Tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn để thực hiện các dự án phát triển sảnxuất kinh doanh Tổ chức tín dụng dải ngân theo tiến độ dự án đầu tư

Ưu điểm: Huy động vốn nhanh và các thủ tục chứng từ ít

Nhược điểm: phải thế chấp tài sản

1.4 Lựa chọn mô hình nguồn tài trợ

1.4.1 Cơ cấu tài sản doanh nghiệp và nguồn hình thành

Để hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường, liên tục doanh nghiệp cầnphải có TSCĐ và TSLĐ với một cơ cấu hợp lý phù hợp với tính chất, đặc điểm và quy

mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các tài sản này được hình thành từ nhiềunguồn khác nhau, trong đó vốn chủ sở hữu và nợ là hai nguồn chính Mối quan hệ giữatài sản và nguồn vốn có thể biểu diễn một cách khái quát qua hình dưới đây

Đi sâu phân tích thành phần của TSLĐ cho thấy, TSLĐ có hai bộ phận: bộ phận cótính biến động gọi là TSLĐ tạm thời, bộ phận có tính cố định gọi là TSLĐ thườngxuyên Như vậy, tổng tài sản thường xuyên của doanh nghiệp bao gồm: TSCĐ vàTSLĐ thường xuyên Mức chênh lệch giữa tổng giá trị tài sản với tổng giá trị tài sảnthường xuyên là giá trị TSLĐ tạm thời Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 9

quy mô TSLĐ thường biến động do đặc điểm luân chuyển của vốn lưu động và do tínhchất thời vụ Ngoài ra, còn có thể xuất hiện những nhu cầu chi tiêu khẩn cấp, hoặckhông thể thu tiền theo dự tính nên doanh nghiệp cần phải có một khoản dự trữ antoàn.

1.4.2 Lựa chọn mô hình nguồn tài trợ

Để duy trì quy mô tài sản, đảm bảo khả năng chi trả và hoạt động bình thường củadoanh nghiệp, đảm bảo giảm thiểu chi phí sử dụng vốn và hạn chế rủi ro doanhnghiệp cần phải lựa chọn được mô hình tài trợ thích hợp Có ba phương án tài trợ:

Phương án 1: Sử dụng toàn bộ nguồn dài hạn (vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn) để

tài trợ cho tổng tài sản (Hình 1):

Hình 1: Mô hình tài trợ theo phương án 1

Phương án 2: Sử dụng nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản thường xuyên (TSCĐ

và TSLĐ thường xuyên) và nguồn tài trợ ngắn hạn cho TSLĐ tạm thời (Hình 2)

Hình 2: Mô hình tài trợ theo phương án 2

Phương án 3: Toàn bộ tài sản thường xuyên và một bộ phận tài sản tạm thời (bộ

phận dự trữ an toàn) được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, phần tài sản tạm thời còn lạiđược tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn (Hình 3)

Trang 10

Hình 3: Mô hình tài trợ theo phương án 3

Trang 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN TÀI TRỢ CỦA TẬP

ĐOÀN FPT2.1 Tổng quan về tập đoàn FPT

a Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn FPT

Tập đoàn FPT được thành lập ngày 13/09/1988 (tên cũ là Tập đoàn cổ phần pháttriển và đầu tư công nghệ FPT) là một tập đoàn kinh tế tại Việt Nam với lĩnh vực kinhdoanh chính là cung cấp các dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin

 Ngày 13/9/1988: thành lập với tên gọi đầu là Công ty cổ CP chế biến Thực phẩm

 Ngày 27/10/1990: Đổi tên thành Công ty Đầu tư và phát triển Công nghệ

 Tháng 4/2002: Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ trở thành công ty cổ phần

 Ngày 01/01/2007: Thành lập Công ty TNHH Một Thành Viên Bán lẻ FPT

 Năm 2014: FPT mua lại công ty CNTT RWE IT Slovakia (đơn vị thành viên củaTập đoàn năng lượng Châu Âu, RWE)

 Năm 2019: Đạt tổng doanh thu là 27.717 tỷ đồng, tăng trưởng 19,8%

 Năm 2020: Ra mắt hàng loạt sản phẩm dịch vụ mới như Ví điện tử Foxpay, F.Safe, F Work, F Drive, cùng nhiều giải pháp Online để hỗ trợ mùa dịch

 Năm 2021: Đẩy mạnh M&A mở rộng hệ sinh thái công nghệ và quy mô hoạt độngthông qua thương vụ đầu tư chiến lược vào nền tảng quản trị doanh nghiệp số 1 ViệtNam - Base.vn thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp SMEs và mua công ty IntertecInternational khẳng định vị thế tại Mỹ, đảm bảo duy trì tăng trưởng trong dài hạn

 Năm 2022: Ký kết hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trên cả ba trụ cộtchính phủ số, kinh tế số, xã hội số với 14 tỉnh thành trên toàn quốc trong năm 2022,nâng tổng số tỉnh thành hợp tác chuyển đổi số với FPT lên con số 25

b Định hướng công nghệ

Trong bối cảnh cả thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 –cuộc cách mạng số, FPT sẽ là người cùng tiên phong trong xu hướng số hoá thông quaviệc xây dựng, ứng dụng và chuyển đổi chính mình, không chỉ cải tiến mà còn manglại những công nghệ với nhiều ứng dụng mới, có khả năng áp dụng thực tiễn cao,mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như trải nghiệm mới cho khách hàng, từ

đó cùng bắt kịp và cùng phát triển trong thế giới số

c Mạng lưới toàn cầu

Với hệ thống 48 văn phòng tại nước ngoài, Tập đoàn FPT có thể cùng lúc sử dụngnguồn lực trên toàn cầu và tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ/giải pháp cho Kháchhàng một cách hiệu quả nhất

2.2 Thực trạng quản trị nguồn tài trợ của tập đoàn FPT

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 645.972 517.652 670.648

Các khoản phải trả người lao động 1.968.364 2.926.228 3.276.698

Trang 12

Bảng 1: Bảng số liệu về nợ tích lũy năm 2020 đến 2022 của FPT

Nhìn vào bảng ta thấy năm 2021 là một năm đạt được thành công của FPT trongviệc thu hút được lượng lớn khách hàng tin dùng và sử dụng sản phẩm của công ty.Mặc dù 2021 là năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu do dịch covid gây ra, nhưng FPTvẫn thu hút được lượng lớn khách hàng thông qua tiêu chí về tiền đặt cọc khách hàngcao nhất trong mấy năm gần đây: 710.658 triệu đồng, tăng 53% so với 2020 Điều nàychứng tỏ khối ngành kỹ thuật của FPT tăng trưởng mạnh trong thời kỳ dịch bệnh Doviệc dịch bệnh nên yêu cầu làm việc tại nhà trên các thiết bị điện tử, mạng viễn thôngcàng cao, đây là cơ hội giúp FPT đạt được doanh thu cao trong những năm gần đây.Đến năm 2022 mặc dù số tiền cọc khách hàng giảm so với năm trước 45%, nhưng nhìnchung công ty vẫn hoạt động ổn định trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất

Thuế của công ty và các khoản phải thu khác từ 2021 được giảm khoảng 25% giátrị thuế so với năm 2020, nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch covid nên nhà nước cóbiện pháp giảm thuế giúp các doanh nghiệp phục hồi và đi vào hoạt động bình thường.Đồng thời giúp nền kinh tế phục hồi và phát triển Đến năm 2022, hoạt động kinh tếcủa FPT đi vào hoạt động bình thường, ổn định hơn so với hai năm trước, nên thuếcũng tăng lên 30% so với năm 2021

Từ đây ta có thể thấy rằng nợ tích lũy là một nguồn tài trợ ngắn hạn rất lớn củacông ty, nó là đòn bẩy thúc đẩy quá trình hoạt động và phát triển kinh doanh củadoanh nghiệp, nhờ có nguồn tài trợ trên mà doanh nghiệp có thể tận dụng đầu tư và táiđầu tư các dự án mà không phải trả bất kỳ chi phí nào, đây là một nguồn lợi, nguồn tàitrợ có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh

Bảng 2: Bảng số liệu về tín dụng thương mại của FPT năm 2020-2022

Nguồn tín dụng thương mại là một nguồn tài trợ rất lớn cho công ty FPT nhữngnăm gần đây Nó tăng không đáng kể nhưng khá đều và ổn định trong ba năm gần đây,

và luôn ở những con số rất lớn khoản phải trả cho người bán năm 2021 tăng 1,5% sovới năm 2020, năm 2022 tăng 12% so với 2021 Điều này cho thấy việc sản xuất vàhoạt động kinh doanh của FPT diễn ra ổn định, doanh nghiệp đã tận dụng rất tốt nguồntài trợ ngắn hạn này Đây là một nguồn tài trợ ngắn hạn được FPT sử dụng trong nhiềulĩnh vực kinh doanh khác nhau, hoạt động kinh doanh của FPT đang phát triển ổn định

và mạnh mẽ Công ty có được uy tín ngày càng lớn đối với các đối tác vì vậy nguồn tàitrợ tín dụng thương mại có xu hướng ngày càng tăng trong các năm tới Đây là một cơhội lớn trong việc mở rộng kinh doanh và sản xuất của FPT Đồng thời cũng thu hútđược các doanh nghiệp đối tác trong công việc kinh doanh

Ngày đăng: 07/05/2024, 12:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w