1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài thực trạng nợ công và quản lý nợ công của việt nam

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng nợ công và quản lý nợ công của Việt Nam
Tác giả Nhóm 4
Người hướng dẫn Bùi Đỗ Vân
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Tài chính công
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 555,32 KB

Nội dung

Về tình hình nợ công của Việt Nam: Trong giai đoạn 2010 – 2022, theo số liệu công bố từ Niên giám thống kê của Bộ Tài chính cho thấy tỷ lệ nợ công/GDP có xu hướng tăng qua các năm và duy

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM

HỌC PHẦN TÀI CHÍNH CÔNG 1

ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG NỢ CÔNG VÀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM

Nhóm thực hiện : Nhóm 4 Lớp chuyên ngành : Tài chính doanh nghiệp CLC 64D Viện

: Viện Đào tạo Tiên tiến, CLC và POHE

Hà Nội – 3/2024

Trang 2

I THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG TẠI VIỆT NAM

1 Thực trạng nợ công ở Việt Nam

a Tình hình nợ công tại Việt Nam

Bảng 1 Các chỉ số dùng để đánh giá mức độ nợ của Ngân hàng thế giới

Nguồn: World Bank

Bảng 2 Một số chỉ tiêu chính về nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2022

Nguồn: Niên giám thống kê tài chính 2019, Bộ Tài chính – Số liệu trích theo bản tin nợ công

số 10, 17 – Bộ Tài chính

Dựa trên các chỉ số đánh giá về mức độ nợ nêu trên (Bảng 1), so sánh với một số chỉ tiêu chính về nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2022, ta thấy mức độ nợ nước ngoài của Việt Nam thuộc mức 2 (mức nợ khó khăn) Giai đoạn 2010 - 2019, mức nợ nước ngoài/GDP bình quân của Việt Nam đạt 38,8% Tuy nhiên, kể từ năm 2020 trở đi mức nợ nước ngoài của Việt Nam có xu hướng giảm và đạt bình quân 40,7%/năm giai đoạn 2020

-2022 Đặc biệt, năm 2017, mức nợ nước ngoài đạt 48,9%/GDP, gần sát với ngưỡng mức nợ trầm trọng và sát với ngưỡng 50% được quốc hội cho phép Tuy nhiên, tới năm 2022 mức

nợ này đã giảm xuống còn 36,1%

Về tình hình nợ công của Việt Nam: Trong giai đoạn 2010 – 2022, theo số liệu công

bố từ Niên giám thống kê của Bộ Tài chính cho thấy tỷ lệ nợ công/GDP có xu hướng tăng qua các năm và duy trì ít nhất từ mức 30%/GDP trở lên Cụ thể, năm 2010, nợ công của Việt Nam đạt 46,978 triệu USD, tương đương 56,3% GDP, và đến năm 2019, nợ công đã

Trang 3

tăng lên 125,215 triệu USD, tương đương 55% GDP Đến năm 2022, mức nợ công của Việt Nam đạt 137,176 triệu USD, tương đương mức 37,4%/GDP và Việt Nam thuộc nhóm nước

có mức nợ công trung bình so với thế giới Như vậy, trong vòng 10 năm từ năm 2010 đến năm 2019 quy mô nợ công đã tăng gấp 2,67 lần với tốc độ tăng trưởng nợ tăng 11,64% mỗi năm Từ năm 2020 đến 2022, quy mô nợ công tương đối ổn định ở mức 138,2 triệu USD/năm Riêng năm 2016, tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam đạt ngưỡng cao nhất là 63,7% và có xu hướng giảm xuống 37,4% vào năm 2022 Đạt được kết quả này có thể kể đến Luật quản lý nợ công đã được ban hành vào năm 2017, đòi hỏi các đơn vị có liên quan phải ưu tiên tập trung nguồn lực và tổ chức thực hiện đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm

Ở Việt Nam theo Luật quản lý nợ công (khoản 2, điều 21) số 20/2017/QH14 ngày 23 tháng 11 năm 2017 và Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn

2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã quy định chi tiết các chỉ tiêu để đánh giá an toàn nợ công bao gồm: Nợ công ≤ 65% GDP; Dư nợ chính phủ ≤ 55%

GDP; Nợ nước ngoài của quốc gia ≤ 50% GDP; Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại)/Tổng thu NSNN ≤ 25% GDP; Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia/Giá trị xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ≤ 25% GDP

Mặc dù tỷ lệ nợ công vẫn nằm trong giới hạn cho phép (50% - 60% GDP), Việt Nam từng gặp vấn đề đáng lo ngại khi tỷ lệ nợ công trên GDP tăng nhanh (tăng trên 10%/năm),

dù tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao Ngoài ra, theo báo cáo của Bộ Tài chính, mức

nợ của Chính phủ cũng ổn định trong giai đoạn 2010 - 2020, từ mức 56,3%/GDP năm 2010 tới mức 55,9%/GDP ở năm 2020, trong khi mức trần là 55%/GDP Như vậy, Chính phủ đã không giữ được mục tiêu duy trì nợ Chính phủ ở mức dưới 50%/GDP và nguồn gốc chủ yếu làm phát sinh nợ Chính phủ chính là do bội chi ngân sách Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc trả nợ nước ngoài của chính phủ và ảnh hưởng đến tình hình an ninh tài chính nói chung Tuy nhiên, nợ công của cả nước năm 2021 và 2022 đã thấp so với nhiều năm trước

đó (lần lượt ở mức 42,7% GDP và 37,4% GDP), cách xa mức trần 60% GDP Quốc hội cho phép, giúp áp lực lên ngân sách sụt giảm

Nợ công/GDP của Việt Nam và một số quốc gia khu vực Đông Nam Á năm 2022

Trang 4

Ngoài ra, so sánh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cho thấy tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam là thấp nhất, chỉ chiếm 37,4%, trong khi Singapore và Lào lần lượt là 133% và 88%

b Cơ cấu nợ công tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 4 Luật Quản lý nợ công năm 2017, nợ công được phân loại

như sau: nợ của chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa

phương.

Theo số liệu công bố của Bộ Tài chính, cơ cấu nợ công của Chính phủ tính đến ngày 31/12/2022 như sau: nợ Chính phủ chiếm 90,24%, nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm 8,28% và nợ chính quyền địa phương chiếm 1,48%

(1) Nợ của Chính phủ

Bảng 3 Các chỉ tiêu về nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh, nợ Chính quyền địa phương

Nguồn: Số liệu từ bảng tin nợ công số 17 – Bộ Tài chính

Bảng 4 Dư nợ và cơ cấu nợ của Chính phủ

Nguồn: Số liệu từ bảng tin nợ công số 17 – Bộ Tài chính

Theo số liệu từ Bảng tin nợ công số 17 của Bộ Tài chính, tổng số nợ chính phủ năm

2022 là 137,176 triệu USD, chiếm 90,24% tổng nợ công và chiếm 34,2% GDP Chính phủ

đã giữ được mục tiêu duy trì nợ công dưới 50% Tuy nhiên, năm 2016 và 2017, chính phủ

đã không thực hiện được mục tiêu này, chủ yếu do bội chi ngân sách Trong tổng số nợ của Chính phủ, nợ nước ngoài là 41,171 triệu USD, chiếm 30,01% và nợ trong nước đạt 96,004 triệu USD, chiếm 69,99% Việc chính phủ vay nợ nước ngoài nhiều có thể gây áp lực khi trả nợ và khi đối mặt với rủi ro tỷ giá Vấn đề vay và trả nợ nước ngoài ở trạng thái

an toàn chỉ khi Việt Nam ổn định được tỷ giá hối đoái Tỷ lệ nợ nước ngoài của Chính phủ

có xu hướng giảm dần kể từ năm 2020 và chiếm tỷ lệ 30,01% vào năm 2022 Các khoản vay ODA và vay ưu đãi có kỳ hạn lãi suất dài chiếm khoảng 94% trong tổng nợ nước ngoài của chính phủ Tuy nhiên, cần quan tâm đến việc điều kiện vay có thể thay đổi do

Trang 5

Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình vào năm 2010 Các điều kiện vay có thể thay đổi theo hướng giảm kỳ hạn và tăng chi phí huy động vốn Hơn nữa, theo quy định của Luật quản lý nợ công, các khoản nợ nước ngoài của doanh nghiệp Nhà nước không được tính vào nợ công Điều này mang theo nhiều rủi ro, vì trong trường hợp các doanh nghiệp này không thể trả nợ, trách nhiệm vẫn thuộc về chính phủ và thực tế đã xảy

ra hiện tượng ở Việt Nam <Có ý kiến cho rằng: “Một ngân sách tốt nhất là một ngân sách luôn thăng bằng thu, chi” Bình luận câu nói trên>

(2) Nợ được chính phủ bảo lãnh

Bảng 5 Dư nợ và cơ cấu nợ được Chính phủ bảo lãnh

Nguồn: Số liệu từ bảng tin nợ công số 17 – Bộ Tài chính

Theo số liệu từ Bảng tin nợ công số 17, nợ Chính phủ bảo lãnh năm 2022 đạt 12.582,33 triệu USD, chiếm 8,28% trong tổng cơ cấu nợ công và chiếm 3,1% trong tổng sản phẩm quốc dân (GDP) Trong tổng nợ được chính phủ bảo lãnh, nợ nước ngoài là 6.050,52 triệu USD, chiếm 48,1% và nợ trong nước là 6.531,81 triệu USD, chiếm 51,9% trong tổng nợ được Chính phủ bảo lãnh Đây là phần nợ có nhiều rủi ro khi có biến động tỷ giá và trách nhiệm trả nợ thuộc về chính phủ nếu bên vay không thể trả nợ Trên thực tế nợ được chính phủ bảo lãnh phần lớn là nợ nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước được nhà nước bảo lãnh Với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả của một số doanh nghiệp lớn của nhà nước gần đây đã tạo ra áp lực trong việc trả nợ nước ngoài, với trách nhiệm cuối cùng thuộc về nhà nước Điều này làm tăng rủi ro trong việc chi trả nợ công chung của chính phủ

(3) Nợ của chính quyền địa phương

Bảng 6 Vay và trả nợ của Chính quyền địa phương

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Số liệu từ bảng tin nợ công số 17 – Bộ Tài chính

Theo số liệu công bố của Bản nợ công số 17, đến cuối năm 2022 nợ chính quyền địa phương là 2.250,91 triệu USD, chiếm 1,48% trong tổng nợ công của Việt Nam và chiếm 0,6% GDP Mặc dù tỷ trọng của nợ chính quyền địa phương trong tổng nợ công và tỷ lệ nợ này so với quy mô của nền kinh tế đều nhỏ, nhưng trong bối cảnh tình hình nợ công hiện nay ở Việt Nam, mức nợ của chính quyền địa phương vẫn có ảnh hưởng không nhỏ đến sự gia tăng tổng nợ công

Trang 6

<- Câu nói “Một ngân sách tốt nhất là một ngân sách luôn thăng bằng thu, chi” có một số lợi ích nhưng cũng có những hạn chế và không phải lúc nào cũng phản ánh được thực tế và nhu cầu kinh tế

• Lợi ích

Ổn định tài chính: Duy trì ngân sách thăng bằng giúp tránh việc chính phủ phải vay

nợ quá mức, từ đó giảm bớt gánh nặng nợ công và lãi suất phải trả trong tương lai Điều này có thể dẫn đến sự ổn định tài chính dài hạn

Kiểm soát lạm phát: Ngân sách thăng bằng có thể giúp kiểm soát lạm phát Khi chính phủ không phải vay nợ hoặc in thêm tiền để chi tiêu, áp lực lạm phát có thể giảm

Tính kỷ luật tài chính: Một ngân sách thăng bằng thể hiện tính kỷ luật tài chính, cho thấy rằng chính phủ quản lý tốt tài chính công và không chi tiêu vượt quá khả năng của mình

• Hạn chế

Hạn chế khả năng ứng phó với khủng hoảng kinh tế: Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, thu nhập từ thuế giảm trong khi nhu cầu chi tiêu công (như trợ cấp thất nghiệp, kích thích kinh tế) tăng Nếu chỉ duy trì ngân sách thăng bằng, chính phủ có thể không có đủ nguồn lực để đối phó với khủng hoảng, dẫn đến suy thoái kinh tế sâu hơn

Thiếu đầu tư công: Để thúc đẩy phát triển kinh tế, đôi khi cần có các khoản đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế Nếu chỉ tập trung vào ngân sách thăng bằng, chính phủ có thể thiếu nguồn lực để đầu tư vào các lĩnh vực này, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh

tế dài hạn

Công cụ điều tiết kinh tế bị hạn chế: Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa (chi tiêu công và thuế) để điều tiết kinh tế Ngân sách thăng bằng có thể hạn chế khả năng điều tiết này, đặc biệt trong việc kích thích kinh tế trong giai đoạn suy thoái hoặc làm nguội kinh tế trong giai đoạn bùng nổ

• Quan điểm thực tế: sử dụng ngân sách linh hoạt tùy theo chu kỳ kinh tế:

Thâm hụt ngân sách trong giai đoạn suy thoái: Tăng chi tiêu công hoặc giảm thuế để kích thích kinh tế

Thặng dư ngân sách trong giai đoạn tăng trưởng mạnh: Giảm chi tiêu công hoặc tăng thuế để kiểm soát lạm phát và tích lũy nguồn lực cho tương lai>

c Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng nợ công ở Việt Nam

Một số nguyên nhân chủ yếu có thể dẫn đến tình trạng nợ công như hiện nay:

Thứ nhất, mở rộng đầu tư công một cách ồ ạt nhưng không hiệu quả đã dẫn đến sự

gia tăng mạnh mẽ của nợ công Trong nhiều năm qua, chính phủ đã đầu tư một lượng lớn tài nguyên vào các dự án công cộng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng như cảng biển,

sân bay, đặc khu kinh tế Tuy nhiên, việc lập kế hoạch xây dựng các dự án một cách dàn trải và lãng phí là điều tất yếu xảy ra Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 25 tỷ USD để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhưng nguồn vốn huy động được chỉ đạt khoảng 16 tỷ USD, phần còn lại phải vay nợ nước ngoài Cùng với đó, hoạt động chi tiêu

và đầu tư công kém hiệu quả, gây lãng phí và thất thoát nguồn vốn đầu tư Tình trạng này dẫn đến thâm hụt ngân sách và thâm hụt chi tiêu công đều ở mức cao trong nhiều năm Theo thống kê, việc xây dựng đường xá tốn khoảng 20 triệu USD/km Tuy nhiên, tính toán cho thấy, sau khi hoàn thành và sử dụng trong 2 năm, đường xá thường cần phải tu sửa

Trang 7

Tương tự, gần đây, Việt Nam đã chi một số tiền lớn để xây dựng tượng đài một cách phung phí Với những chi phí không hợp lý như vậy, tỷ lệ nợ công của Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng

Thứ hai, tình hình ngân sách nhà nước rơi vào tình trạng bội chi trong những năm

gần đây, khiến chính phủ phải vay nợ để bù đắp bội chi và giải quyết ngân sách nên nợ công tăng cao Điển hình như việc chính phủ sử dụng các gói kích cầu nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm Mặc dù các biện pháp kích cầu đã giúp nền kinh tế có nhiều biến động tích cực trong khủng hoảng, nhưng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nợ công Ngoài ra, cơ cấu chi tiêu thường chiếm tỷ trọng lớn và có sự gia tăng trong những năm vừa qua, dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách và việc chính phủ chi trả lãi vay chiếm tỷ lệ lớn trong chi ngân sách nhà nước

Thứ ba, nợ được chính phủ bảo lãnh ngày càng gia tăng trong những năm vừa đây,

chủ yếu đến từ các khoản nợ của các doanh nghiệp nhà nước Trong trường hợp các doanh nghiệp này không thể trả nợ, nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm thanh toán Việc vay nợ nói chung và bảo lãnh nói riêng có thể tiềm ẩn rủi ro lớn và phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước Vẫn tồn tại nhiều doanh nghiệp lớn được nhà nước bảo lãnh hoạt động sản xuất kinh doanh mà không đạt được lợi nhuận, gây ra sự thất thoát và lãng phí nguồn vốn và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng nợ công của quốc gia

Thứ tư, hiện tượng tham nhũng, thất thoát nguồn vốn hiện đang diễn ra Lãi phải trả

cho cho các khoản đi vay quá lớn, trong khi phần lớn số vốn vay lại không được sử dụng hiệu quả do nhiều lý do như tham nhũng, thất thoát, chậm tiến độ Điều đó dẫn đến các khoản lãi ngày càng trầm trọng Bên cạnh đó, Việc sử dụng vốn không minh bạch và các dự

án chậm tiến độ cũng góp phần làm tăng lãi phải trả Các dự án càng kéo dài, trì trệ thì càng

lỗ, trong khi đó thì gánh nặng trả lãi của các khoản vay lại ngày càng tăng Điều này dẫn đến sự gia tăng nguy cơ trong việc chi trả nợ và tăng thêm áp lực lên ngân sách Đặt ra câu hỏi là liệu nguồn vốn đã thực sự được đầu tư đúng hướng và các nhà lãnh đạo đã thực sự đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu khi mà có quá nhiều dự án thua lỗ, chậm trễ, phải thay đổi nhiều nhà thầu mới có thể hoàn thành

2 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý nợ

Trang 8

Nguồn: Sơ đồ hóa từ Luật Quản lý nợ công năm 2009

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý nợ là hệ thống cơ cấu và các cơ quan có trách nghiệm quản lý, giám sát, điều chỉnh các nguồn thu chi, nợ của một quốc gia Bộ máy quản

lý nợ công của Việt Nam không có quản lý công nợ công nợ thống nhất mà phân chia các chức năng quản lý nợ công thống nhất mà phân chia cho các đơn vị khác nhau và thường hướng đến mục tiêu 5 năm hoặc các mục tiêu dài, trung hạn khác cụ thể 7 đơn vị như hình trên

Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quản lý cao nhất, Quốc hội đưa ra quyết định về

các chỉ tiêu an toàn nợ công và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội Các quyết định mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công nhằm bảo đảm chỉ tiêu an toàn

về nợ; quyết định tổng mức, cơ cấu vay và trả nợ hàng năm của Chính phủ

Chính phủ có nhiệm vụ và thẩm quyền thống nhất về quản lý về nợ công; quyết định

chính sách, giải pháp cụ thể nhằm thực hiện các chỉ tiêu an toàn về nợ công được Quốc hội thông qua; phê duyệt đề án phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ; thanh tra, kiểm tra

về huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công

Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ và thẩm quyền phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ chi

tiết hàng năm; phê duyệt chương trình quản lý nợ trung hạn cho giai đoạn ba năm liền kề; phê duyệt đề án xử lý nợ, cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ; quyết định cấp bảo lãnh chính phủ, và một số thẩm quyền khác

Bộ Tài chính sẽ là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công.

Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối xây dựng mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công; Bộ Tài chính còn chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý các khoản vay của Chính phủ như xây dựng, ban hành chế độ quản lý tài chính đối với các khoản vay; thực hiện cấp phát từ nguồn vốn vay của Chính phủ cho các chương trình, dự án đầu tư và các mục tiêu khác Bộ Tài chính cũng là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ và nghĩa vụ của người bảo lãnh đối với các khoản bảo lãnh chính phủ; quản

lý danh mục nợ

Các cơ quan liên quan như Bộ KH-ĐT và NHNN chịu trách nhiệm tham gia với Bộ

Tài chính trong một số công việc liên quan đến quản lý nợ công trong phạm vi chức năng

Trang 9

quản lý nhà nước được giao thuộc thẩm quyền của Bộ cả Bộ KH-ĐT và NHNN đều cùng được giao nhiệm vụ tham gia với Bộ Tài chính trong việc xây dựng mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công

3 Những rủi ro tiềm ẩn của nợ công và khả năng kiểm soát nợ công ở Việt Nam

a Những rủi ro tiềm ẩn của nợ công ở Việt Nam

- Rủi ro trong chi tiêu công

Trong những năm qua, việc chi tiêu công ở Việt Nam chưa đạt hiệu quả cao khi các hiện tượng như chi tiêu không đúng chế độ, sử dụng tài chính không đúng mục tiêu, không đúng nguồn; các tình trạng bội chi, lãng phí và thất thoát diễn ra khá phổ biến Đối với các quốc gia đang phát triển và hội nhập như Việt Nam, vay vốn là cách để lợi dụng quy tắc đòn bẩy nhằm tăng nguồn vốn đầu tư phát triển Vì vậy, mấu chốt của vấn đề không chỉ nằm ở việc vay bao nhiêu, vay từ nguồn nào mà còn ở cách sử dụng nguồn vốn sao cho hiệu quả

Hiện nay, tỷ lệ đầu tư ở Việt Nam rất cao Đầu tư công ở nước ta tuy chiếm tỷ trọng lớn nhưng vẫn quá dàn trải và kém hiệu quả Cụ thể, hơn 98% vốn vay sử dụng trực tiếp vào các dự án hạ tầng, phần còn lại được đưa vào ngân sách nhà nước cho chi đầu tư (1,5%) và một phần chi sự nghiệp trong các dự án vay ODA theo cam kết (0,4%) Hiện tượng kéo dài thời gian trả nợ và không có khả năng chi trả nợ của các tổ chức sử dụng nguồn vốn vay được bảo lãnh không hiệu quả đã dẫn đến phát sinh nghĩa vụ nợ dự phòng, khiến họ phải tái cơ cấu lại tài chính, tăng chi trả nợ trực tiếp của chính phủ

Một số trường hợp Chính phủ Việt Nam phải phát hành trái phiếu để đảo nợ, cụ thể năm 2020 là 214 nghìn tỷ, năm 2021 là 250 nghìn tỷ và năm 2022 là 343 nghìn tỷ đồng (theo báo cáo Bộ tài chính) Thông qua hệ số ICOR, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công ở mức kém Theo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới đối với các nước

đang phát triển, ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển bền vững

- Rủi ro trong trả nợ công

Nợ công của Việt Nam hiện nay gồm nợ trong nước và nợ nước ngoài Nợ trong nước chủ yếu là trái phiếu chính phủ mà hệ thống ngân hàng thương mại mua, còn nợ nước ngoài phần lớn là nợ song phương và nợ đa phương, trong đó nợ nước ngoài của doanh nghiệp do Chính phủ bảo lãnh chiếm một tỷ trọng rất lớn Cả nợ trong nước và nợ nước ngoài ở Việt Nam đều rất đáng lo ngại

Đối với vấn đề nợ trong nước, hiện nay hệ thống ngân hàng Việt Nam đang gặp rất nhiều vấn đề về tính thanh khoản và nợ xấu Nghĩa vụ trả nợ nội địa trong 3 năm tới được ước tính trên số lượng trái phiếu chính phủ đã phát hành và sẽ đáo hạn trong vòng 3 năm tới

Đối với vấn đề nợ nước ngoài, khả năng thanh toán nợ của Việt Nam được Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đánh giá theo các chỉ tiêu: quy mô của khoản nợ so với GDP; quy mô khoản nợ so với tổng thu ngân sách nhà nước và so với tổng giá trị xuất khẩu

Bảng 7 Các chỉ tiêu về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia (2018 – 2022)

Trang 10

Nguồn: Số liệu từ bảng tin nợ công số 17 – Bộ Tài chính

Tính trong GDP, nợ nước ngoài của Việt Nam giảm từ 46,0% năm 2018 xuống 36,1% năm 2022 Điều này thể hiện nỗ lực của Chính phủ trong việc kiểm soát nợ và đảm bảo an toàn tài chính Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ duy trì ở mức 5,7-7,0%/năm trong giai đoạn 2018-2022 Mức này được đánh giá là an toàn, cho thấy khả năng trả nợ của Việt Nam vẫn được đảm bảo Tính toán thông qua các chỉ tiêu trên, có thể thấy khả năng thanh toán nợ của Việt Nam đang có dấu hiệu tích cực Tuy nhiên, mức nợ nước ngoài vẫn ở mức cao: mặc dù đã giảm, 36,1% GDP vẫn là một con số đáng kể cần được quan tâm So với tổng thu ngân sách nhà nước, năm 2022, tổng nợ công gấp gần hai lần (chưa bao gồm nghĩa vụ trả nợ dự phòng cho các doanh nghiệp nhà nước) Còn tỷ lệ nợ công nước ngoài với tổng giá trị xuất khẩu được tính xấp xỉ khoảng 42,5% (Tổng nợ công nước ngoài (theo Bộ Tài chính): 156,4 tỷ USD; Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa (theo Tổng cục Thống kê): 368,5 tỷ USD) Dựa vào các chỉ tiêu được cung cấp, khả năng thanh toán nợ của Việt Nam đang có dấu hiệu tích cực <Ở Việt Nam hiện nay, khoản chi nào chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi NSNN? Nêu những biện pháp cơ bản để quản lý và sử dụng có hiệu quả các khoản chi NSNN>

- Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường là những tổn thất phát sinh khi có sự biến động về giá cả hoặc các

yếu tố trên thị trường, trong đó lãi suất và tỷ giá là hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất Thứ

nhất, về lãi suất Khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình,

đang dần thoát khỏi nhóm nước thu nhập thấp, đồng nghĩa với việc không còn đủ điều kiện vay vốn ODA ưu đãi Trong những năm gần đây, Việt Nam đã phải chuyển sang các nguồn vốn vay thương mại với lãi suất cao hơn và các điều kiện vay khắt khe hơn, điều này làm gia tăng chi phí trả nợ hằng năm Không những thế, lãi suất thương mại thường biến động mạnh hơn lãi suất ưu đãi nên rủi ro lãi suất thực sự là một điều đáng lo ngại Tính trung bình giai đoạn 2020- 2022, chi trả lãi chiếm 17,94% trong tổng chi trả nợ hằng năm và tỷ lệ này có xu hướng ngày càng tăng lên Như vậy, chưa nói đến nợ gốc, gánh nặng lãi suất nợ đang ở mức cao

Thứ hai, là về biến động tỷ giá Hầu hết các khoản vay đều bằng ngoại tệ, trong đó

có những đồng tiền chủ chốt như USD, JPY, EUR (tỷ giá có chiều hướng nới rộng) cũng tạo thêm gánh nặng nợ, gây sức ép thâm hụt ngân sách Khi nội tệ mất giá, giá trị nợ nước ngoài tính bằng nội tệ sẽ tăng lên và thu nhập của chính phủ từ thuế xuất khẩu sẽ giảm sút, chi tiêu của chính phủ cho nhập khẩu sẽ tăng lên, làm tăng gánh nặng tài chính cho chính

Ngày đăng: 29/05/2024, 15:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w