1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam

105 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI+t*****x*x********#****#*****‡k* k3 2 OK oe

DO THỊ PHƯỢNG

Chuyên ngành : Luật hình sự

Mã so : 60.38.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS TS ĐỖ NGOC QUANG

TRUNG TAM THONG TIN TR vikTRƯỜNG ĐẠI HOG LUẬT HA NC

PHONG BOC _ bY | Ss ees

HA NOI - 2003

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Tôi

đã thực hiện một cách nghiêm túc, độc lập, dưới sự hướng dẫn trực tiếpcủa Giáo su, Tiến sĩ luật học Đỗ Ngoc Quang Luận văn được hoàn

thành trên cơ sở phân tích tổng hợp thủ tục về những vụ án mà bị can,

bị cáo là người chưa thành niên ở Việt Nam, có tham khảo một số tàiliệu, sách chuyên đề trong và ngoài nước Luận văn không hề sao chépcác công trình nghiên cứu hay đề tài khoa học đã được công bố Nhữngtrường hợp có sử dụng tư liệu trích dẫn đều có giải thích về nguồn tríchdẫn và tác giả.

NGƯỜI THUC HIỆN LUẬN VAN

DO THỊ PHƯỢNG

Trang 3

BLHS Bộ luật Hình su

BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sựTAND : Toa 4n nhan dan

TANDTC : Toa án nhân dân tối cao

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦUChương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG HÌNH SỰ ĐỐI VỚI

NHỮNG VỤ ÁN MÀ BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊNNhận thức chung về tố tụng hình sự đối với vụ án mà bị can,

bị cáo là người chưa thành niên

1.1.1 Khái niệm thủ tục tố tụng hình sự đối với những vụ án màbị can, bị cáo là người chưa thành niên

1.1.2 Những căn cứ quy định thủ tục về những vụ án mà bị can,bị cáo là người chưa thành niên

1.1.3 Sơ lược lịch sử phát triển của thủ tục tố tụng về những vụán mà bị can, bi cáo là người chưa thành niên

Quy định của Luật tố tụng hình sự Việt Nam về thủ tục đối

với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên

1.2.1 Quy định về đối tượng chứng minh

1.2.2 Quy định về chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng

1.2.3 Việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn và

giám sát bị can, bị cáo là người chưa thành niên

1.2.4 Quy định các thủ tục trong các giai đoạn tố tụng

Chương 2

THỰC TIEN ÁP DUNG THỦ TỤC TỐ TUNG HÌNH SỰ ĐỐI VỚI

NHỮNG VỤ ÁN MÀ BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Thực tiễn áp dụng thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo

là người chưa thành niên

50

Trang 5

2.1.3 Thực tiễn áp dụng thủ tục trong các giai đoạn tố tụngMột số kiến nghị hoàn thiện thủ tục về những vụ án mà bị

can, bị cáo là người chưa thành niên

2.2.1 Kiến nghị hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự

Trang 6

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Tội phạm nói chung, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện nói

riêng đã và đang trở thành sự quan tâm, lo lắng của toàn xã hội Do người

chưa thành niên nói chung và người chưa thành niên phạm tội nói riêng có

những đặc điểm khác so với những người thành niên mà trong những quy địnhcủa luật hình sự, luật tố tụng hình sự về tội phạm, hình phạt, về quá trình giảiquyết vụ án hình sự liên quan đến người chưa thành niên phạm tội cũng phảicó những nội dung khác Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) đã dành mộtchương riêng quy định thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưathành niên Việc quy định xuất phát từ tư tưởng, coi trẻ em ngay cả khi họ cóhành vi trái pháp luật là đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt Đó là những quyđịnh đặc biệt về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, việc tham gia tố tụngcủa gia đình, người bào chữa, về thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi

hành án đối với vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên.

Thực tế khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với những vụán mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong những năm qua cho thấy,các cơ quan tiến hành tố tụng đã có nhiều cố gắng, vận dụng một cách linhhoạt những quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự trong giải quyếtvụ án Tuy nhiên cũng phải thừa nhận, việc giải quyết vụ án hình sự mà bị can,bi cáo là người chưa thành niên vẫn còn nhiều vi phạm pháp luật Những viphạm này một phần do các cơ quan tiến hành tố tụng chưa nắm vững và vậndụng chính xác những quy định của pháp luật tố tụng liên quan đến việc giải

quyết những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên Ngoài ra, có

một số quy định của pháp luật tố tụng hình sự chưa đáp ứng được yêu cầu hoạtđộng tố tụng đối với những vụ án đặc biệt này như: có quy định chưa chặt chế,chưa đầy đủ tạo nên nhiều kẽ hở cho những vi phạm, xâm phạm đến quyền valợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo là người chưa thành niên.

Trang 7

áp dụng nhằm đưa ra những kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định củaBLTTHS và những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng giải quyếtcác vụ án là một việc làm cần thiết.

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Thủ tục tố tụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa

thành niên được quy định trong Chương XXXI BLTTHS Tuy nhiên, trong

khoa học pháp lý hình sự, thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị can, bị cáo làngười chưa thành niên mới chỉ dừng lại ở những cuốn bình luận khoa học luật

tố tụng hình sự, giáo trình luật tố tụng hình sự của các trường đại học, hoặc

trong một số đề tài nghiên cứu chung về hệ thống tư pháp, trong một số luận

văn tốt nghiệp đại học Da số các công trình nghiên cứu khoa học này mới chidừng lại ở những góc độ bình luận các quy định của BLTTHS mà chưa di sâuphân tích toàn bộ trên cơ sở so sánh với thực tiễn áp dụng để tổng hợp, lý giải

các quy định của BLTTHS về thủ tục này Do đó, việc nghiên cứu về thủ tục tốtụng dành cho bị can, bị cáo là người chưa thành niên và việc áp dụng thủ tụcnày trong thực tiễn còn bị hạn chế nếu so với các quy định khác của quá trìnhtố tụng hình sự nói chung Điều này cho thấy sự cần thiết tiếp tục nghiên cứu

sâu hơn để từng bước hoàn thiện quy định pháp luật tố tụng hình sự trong giải

quyết vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên là việc làm cần thiết cóý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn hiện nay.

3 MỤC ĐÍCH, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Mục đích của luận văn là bước đầu nghiên cứu một cách có hệ thống vềthủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên và thực tiễnáp dụng những quy định này trên địa bàn cả nước, góp phần làm sáng tỏ và

hoàn thiện các quy định của BLTTHS Để đạt được những mục đích trên, luận

Trang 8

can, bị cáo là người chưa thành niên trong BLTTHS Việt Nam để qua đó làmsáng tỏ về mặt lý thuyết những ưu điểm và hạn chế, bên cạnh đó đưa ra những

kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của BLTTHS hiện hành.

- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các thủ tục tố tụng đối với những vụ ánmà bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong phạm vi cả nước từ 1997 đến

2002, đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, thiếu sót để để xuất

một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải quyết các loại vụ ánnày trong tình hình hiện nay và những năm tiếp theo.

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước

ta về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Các phương pháp chủ

yếu được sử dụng để nghiên cứu dé tài gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp,đối chiếu, so sánh; phương pháp tổng kết lịch sử; phương pháp thống kê hìnhsự, điều tra điển hình v.v

5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

- Bản luận văn đã góp phần đáng kể trong việc phân tích, đối chiếu các

chuẩn mực về thủ tục tố tụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là ngườichưa thành niên trong thực tiễn lập pháp và thi hành pháp luật tại Việt Nam.Bên cạnh đó có đối chiếu, so sánh với các quy định của một số nước trên thếgiới về thủ tục tố tụng trong phạm trù nghiên cứu.

- Sơ lược sự hình thành và phát triển của thủ tục tố tụng về những vụ án

mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong các văn bản pháp luật từ 1945

đến khi ban hành BLTTHS.

Trang 9

đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án do

người chưa thành niên thực hiện.

- Luận văn chỉ ra những bất cập của một số quy định trong BLTTHS về

thủ tục tố tụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên.

Từ đó, luận văn đưa ra những ý kiến đóng góp sửa đổi, bổ sung các quy địnhnày Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra một số giải pháp có cơ sở khoa học vàthực tiễnnhằm nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án mà bị can, bị cáo làngười chưa thành niên ở Việt Nam trong thời gian gần.

Với kết quả nghiên cứu nêu trên, luận văn có giá trị tham khảo hữu ích

cho giáo viên, sinh viên trong các trường luật cũng như cán bộ làm công tác

nghiên cứu và thực tiễn.

6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và kết luận Luận văn được chia thành 2 chương:

Chương 1:

Những vấn đề cơ bản về thủ tục tố tụng hình sự đối với những vụ án mà

bị can, bị cáo là người chưa thành niênChương 2:

Thực tiễn áp dụng thủ tục tố tụng hình sự đối với những vụ án mà bị can,bị cáo là người chưa thành niên và một số kiến nghị

Trang 10

ĐỐI VỚI NHỮNG VU áN Mã BỊ CAN, BỊ CáOLä NGƯỜI CHUA THANH NIÊN

1.1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ ĐỐI VỚI VỤ ÁN MÀ BỊ CAN,

BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

1.1.1 Khái niệm thủ tục tố tụng hình sự đối với vụ án mà bị can, bị cáo là

người chưa thành niên

Trong thực tế áp dụng pháp luật đang có cách hiểu chưa chính xác về

người chưa thành niên phạm tội và bị can, bị cáo là người chưa thành niên.Trước khi làm rõ khái niệm thủ tục tố tụng hình sự đối với vụ án mà bị can, bịcáo là người chưa thành niên cần thiết thống nhất cách hiểu về người chưa

thành niên phạm tội va bị can, bi cáo là người chưa thành niên.

Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm ngôn ngữ học Việt Nam, năm 2000 đãđưa ra khái niệm về người chưa thành niên như sau: “Người chưa thành niên

là người chưa phát triển đây đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng

như chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân” Dựa vào khái niệm naychúng ta có thể xác định được người chưa thành niên trên hai góc độ:

Thứ nhất, người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ, toàndiện về thể lực, trí tuệ và tinh thần Sự chưa phát triển đầy đủ, toàn điện đó làđo họ chưa phải là người thành niên (chưa đủ 18 tuổi), nhưng cũng không phảilà trẻ con Người chưa thành niên là người đang ở giai đoạn phát triển, hình

thành nhân cách và chưa thể có suy nghĩ chín chắn khi quyết định hành vi của

mình Do tư duy của họ chưa phát triển hoàn thiện nên họ chưa có hiểu biết

đầy đủ về những khái niệm thông thường trong cuộc sống hàng ngày, tính làm

Trang 11

kiên nhẫn, thiếu tính thực tế, dé bị tổn thương, dé bị kích động vào những hoạtđộng phiêu lưu, mạo hiểm.

Thứ hai, người chưa thành niên là người chưa có đầy đủ quyền và nghĩavụ công đân Chính độ tuổi của người chưa thành niên là sự phân ranh giớiphân biệt giữa họ với người thành niên Do đặc điểm của người Việt Nam mà

Nhà nước ta đã nhất quán xác định độ tuổi ranh giới này là từ 18 tuổi tròn Độtuổi đối với một người có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân là đủ 18 tuổi.

Người dưới 18 tuổi chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân liên quan đếnmột số quyền, nghĩa vụ về chính tri.

Trên cơ sở giới hạn độ tuổi, các văn bản pháp luật nước ta cũng giới hạnquyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người chưa thành niên khi tham gia vào cácquan hệ pháp luật Trong pháp luật hình sự, Điều 68 BLHS Việt Nam quyđịnh: Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịutrách nhiệm hình sự theo những quy định đối với người chưa thành niên phạmtội, và những quy định khác của phần chung BLHS không trái với những quyđịnh đối với người chưa thành niên phạm tội Như vậy, “người chưa thành

niên phạm toi" trong luật hình sự chỉ bao gồm những người từ đủ 14 tuổi

nhưng chưa đủ 18 tuổi Việc quy định vấn đề người chưa thành niên phạm tộitrong luật hình sự trước hết có ý nghĩa xác định ranh giới giữa tội phạm vớikhông phải là tội phạm Một người nếu chưa đủ 14 tuổi thực hiện hành vinguy hiểm cho xã hội hoặc một người từ đủ 14 nhưng chưa đủ 16 tuổi phạm

tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, hoặc tội rất nghiêm trọng với lỗi vô ý thìđều không phải chịu trách nhiệm hình sự Ngoài ra, quy định vấn đề người

chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự còn có ý nghĩa thể hiện nguyên

tac cá thé hoá trách nhiệm hình sự, nguyên tắc giáo dục, giúp đỡ người chưa

thành niên phạm tội sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công

Trang 12

hành vi do người chưa thành niên thực hiện và lượng hình cần áp dụng với

người chưa thành niên phạm tội cho phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểmmà họ đã phạm trên cơ sở những đặc điểm tâm, sinh lý của họ vào thời điểm

tục tố tụng sao cho phù hợp với các đặc điểm tâm, sinh lý của bị can, bị cáo là

người chưa thành niên, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trướccác cơ quan tiến hành tố tụng Ngoài ra, các quy định này còn nhằm kết hợphài hoà giữa các biện pháp cưỡng chế và giáo dục, thuyết phục, tạo ra những

điều kiện cần thiết để người chưa thành niên sửa chữa những sai lầm, sớm trởthành người có ích cho xã hội Do đó có thể hiểu, bi can, bị cáo là người chưa

thành niên với nghĩa bị can, bị cáo là người đang ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới

18 ở thời điểm các cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tung

hình sự đối với họ.

Như vậy, khái niệm người chưa thành niên phạm tội và khái niệm bị can,

bị cáo là người chưa thành niên có một số điểm khác nhau xuất phát từ góc độ

phát sinh các quy định của pháp luật mà trong đó người chưa thành niên là

chủ thể Quy định đối với người chưa thành niên phạm tội trong BLHS chỉ ápdụng với đối tượng là người chưa thành niên ở thời điểm họ thực hiện hành vi

phạm tội Còn quy định thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là ngườichưa thành niên trong BLTTHS được áp dụng với đối tượng là bi can, bị cáo

Trang 13

chưa thành niên, nhưng khi họ bị phát hiện và là bị can, bị cáo của vụ án đangđược giải quyết lại là người thành niên thì không áp dụng thủ tục này vì hiệntại bị can, bị cáo là người thành niên Nếu áp dụng thủ tục này thì sẽ khôngphù hợp trong các hoạt động tố tụng nữa mà áp dụng thủ tục tố tụng bình

thường, tức là không bắt buộc phải có luật sư cũng như không nhất thiết phảicử hội thẩm là giáo viên, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh khi xét xửtại phiên toà Như vậy, vào thời điểm các thủ tục tố tụng hình sự được thựchiện đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên, họ đang ở độ tuổi từ đủ14 đến dưới 18 Do vậy, Điều 271 BLTTHS quy định: "Thu tục tố tụng đối với

những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên được áp dụng theo

quy định của chương này đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật nàykhông trái với những quy định của chương nay" Điều này có nghĩa, khi điều

tra, truy tố, xét xử những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên

không chỉ phải thực hiện các quy định chung về thủ tục tố tụng, mà còn thựchiện theo quy định của chương XXXI BLTTHS: "Thủ tục về những vụ án màbị can, bi cáo là người chưa thành niên" Tất cả những thủ tục đó đều nhằmmục đích bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người chưa thành niên.

Tóm lại, từ tất cả sự phân tích các đặc điểm trên đây về bị can, bị cáo làngười chưa thành niên và thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị can, bị cáo là

người chưa thành niên có thể hiểu:

"Thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên lànhững thủ tục đặc biệt cân thực hiện khi tiến hành giải quyết vụ án mà bị can,

bi cáo là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhằm giải

quyết đúng ddan, khách quan vụ án và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ trongcác hoạt động tố tụng hình sự”.

Trang 14

1.1.2.1 Đặc điểm tâm - sinh lí của người chưa thành niên

Người chưa thành niên trong độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 18 là người đang

ở độ tuổi phát triển mạnh về thé chất và tinh thần Day là thời kì chuyển tiếp

từ tuổi trẻ con sang tuổi người lớn Người chưa thành niên không còn thoảmãn với vai trò thụ động của những người được day dỗ, nhưng mặt khác, lạichưa là người lớn Sự vươn lên vị trí độc lập diễn ra rất tự phát, nhưng đôi khixét về yếu tố tâm lí, sự khao khát vươn tới đó lại bị rơi vào tư tưởng hoài nghitrước những vấn đề xã hội phức tạp Trong giai đoạn diễn biến phức tạp của

trạng thái tâm- sinh lí trên, pháp luật đóng một vai trò đặc biệt quan trọng Vaitrò pháp luật ở giai đoạn phát triển này được thể hiện trước hết ở chỗ, nó chiphối một cách mạnh mẽ cách nhìn nhận, đánh giá mọi sự việc, hiện tượng dựa

trên sự đối chiếu so sánh những tiêu chuẩn có tính pháp quy để từ đó xác địnhphương thức xử thế cho mình Bên cạnh những người chưa thành niên đang cố

gắng trau đồi kiến thức, nỗ lực vươn lên tự hoàn thiện mình thì vẫn còn có mộtsố thiếu sự rèn luyện nghiêm túc Họ không những không tham gia vào cáchoạt động xã hội mà còn thiếu han ý thức trách nhiệm đối với đời sống chính

trị, xã hội của đất nước Số người này né tránh tất cả mọi biến động của xã

hội Mặt khác, xét về phẩm chất bên trong của số người này, họ luôn có thói

quen dựa dẫm, thiếu cương quyết, ấu trĩ và không có khả năng độc lập giảiquyết những vấn đề đang đặt ra trước cuộc sống Chính vì vậy, hành động của

họ thường dễ manh động, mù quáng, khó tránh khỏi hậu quả nguy hiểm cho

xã hội Ngoài ra, do tiếp xúc thường xuyên với những điều kiện tiêu cực vàtrong quá trình phạm tội mà nhân cách của người chưa thành niên bị giảm sút

nghiêm trọng Các đặc điểm tâm lí của họ cũng có những lệch lạc, cực đoan.

Nghiên cứu động cơ và mục đích phạm tội của người chưa thành niên chothấy: người chưa thành niên thường có động cơ và mục đích đơn giản Hành vịcủa các em thường dễ bị ảnh hưởng của sự rung cảm, nhạy cảm về tỉnh thầncộng vào đó là tính hay học đòi, thói quen giữ mình, kha năng tự kiểm chế

Trang 15

yếu Đó cũng chính là những lí do chon bạn sai, hiểu lệch lac về các khái niệm

như lòng dũng cảm, lòng tốt, tình bạn, tình yêu Do đó, giáo dục pháp luật

cho người chưa thành niên phải nắm bắt được những khuynh hướng đó để cóphương pháp tác động một cách thích hợp nhằm ngăn chặn những khuynh

hướng tiêu cực trong ý thức chấp hành pháp luật của thế hệ công dân tương

lai Với những đặc điểm tâm sinh lí của người chưa thành niên như vậy chonên đòi hỏi BLTTHS cần phải có những quy định đặc biệt về thủ tục tố tụng

trong vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên sao cho phù hợp với lứa

tuổi, với những đặc điểm tâm- sinh lý của họ Có như vậy, mới có thể đạt tớinhiệm vụ của tố tụng hình sự đặt ra trong giáo dục công dân tuân thủ phápluật và tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa.

1.1.2.2 Nguyên tắc xử lý đôi với người chưa thành niên phạm tội

Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt cả quá trình hoạt động, Đảng taluôn luôn coi trọng công tác đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt là coi trọngviệc chăm sóc bảo vệ thiếu niên và nhi đồng Đối với người chưa thành niênphạm tội, trong các văn kiện quốc tế mà Việt Nam đã tham gia kí kết như:Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, những quy tắc tối thiểu phổ

biến của Liên Hợp Quốc về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thànhniên (Quy tắc Bắc Kinh), bản hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về phòng ngừaphạm pháp ở người chưa thành niên (Hướng dẫn Riyadh) hay những nguyên

tắc tối thiểu phổ biến của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bịtước quyền tự đo đã đều đưa ra các chuẩn mực cho việc phòng ngừa thanh,

thiếu niên phạm pháp, các bảo đảm về việc xử lí người chưa thành niên có

hành vi vi phạm pháp luật phù hợp với lứa tuổi của họ

Những quy định của thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là người

chưa thành niên trong luật tố tụng hình sự Việt Nam cũng đã tạo nên một hànhlang pháp lý vững chắc để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục người chưa thànhniên một cách có hiệu quả Những quy định này cũng xuất phát chính từ nội

dung chủ yếu của nguyên tắc: "Việc xử lí người chưa thành niên phạm toi chủ

Trang 16

yếu nhằm giáo dục, giúp đố họ sửa chữa sai lâm, phát triển lành mạnh và trởthành công dân có ích cho xã hội" (Điều 69 BLHS, khoản 1) Dựa trên nguyêntắc này, BLTTHS đã thể hiện rõ quan điểm bị can, bị cáo là người chưa thànhniên cần được đối xử theo cách thức phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, trên tinhthần tôn trọng nhân cách, phẩm giá và các quyền tự do cơ bản của các em

cũng như tăng cường lòng tôn trọng của trẻ em đối với các quyền con người và

các quyền tự do cơ bản của người khác nhằm mục đích giáo dục, thúc đẩy sự

tái hoà nhập của người chưa thành niên trong cộng đồng, tránh làm cho cácem có những ác cảm, mặc cảm với mọi người, với xã hội Giải quyết được

điều này cũng có nghĩa giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện và đầy

đủ, góp phần vào việc giáo dục bị can, bị cáo là người chưa thành niên nhận

thức được lỗi lầm và sửa chữa lỗi lầm, đồng thời tạo điều kiện cho các cơquan, tổ chức hữu quan có những biện pháp cụ thể đấu tranh phòng, chống tội

phạm ở người chưa thành niên.

Như vậy, xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của người chưa thành niên,dựa trên nguyên tắc nhân dao của Nhà nước ta, BLTTHS có những quy địnhđặc biệt về thủ tục tố tụng mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên Nhữngquy định này không những đảm bảo được quyền và lợi ích của bị can, bị cáo

là người chưa thành niên, mà còn thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà

nước và toàn xã hội ta đối với đối tượng này.

1.1.3 Sơ lược lịch sử phát triển của thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị

can, bị cáo là người chưa thành niên

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, toàn Đảng, toàn dânta bắt tay vào xây dựng chính quyền nhân dân còn non trẻ với bao vấn đề cầnxử lí, giải quyết và luôn luôn trong hoàn cảnh khẩn trương Chính trong hoàn

cảnh đó, đạo luật cơ bản đầu tiên của chế độ dân chủ cộng hoà- Hiến phápnăm 1946 ra đời đã quy định một cách xúc tích hàm chứa sự quan tâm, thai độ

đầy trách nhiệm của chính quyền mới đối với trẻ em: "Tré em được săn sóc về

Trang 17

mặt giáo dưỡng" (Điều 14) Tuy nhiên, các thủ tục tố tụng dành cho bi can, bị

cáo là người chưa thành niên chưa được quy định trong các văn bản pháp luật

thời kì này Hiến pháp 1946 quy định về hoạt động tư pháp Việt Nam (Chương

VI) và mọi hoạt động tố tụng giải quyết vụ án hình sự chủ yếu tuân thủ và dựatrên cơ sở các quy định này Hoạt động tố tụng trong những vụ án mà bị can,bi cáo là người chưa thành niên nhìn chung vẫn phải tuân thủ day đủ các quy

định về thủ tục tố tụng dành cho bị can, bị cáo là người thành niên Mặc dùcác quy định này còn rất giản đơn nhưng cũng đã thể hiện được một số quyềncủa bị can, bị cáo khi họ tham gia tố tụng Ví dụ, "Người bị cáo được quyềnbào chữa lấy hoặc mượn luật su" (Điều 67), "Cấm không được tra tấn, đánh

đập, ngược đãi bị cáo và tội nhân” (Điều 68) Tuy nhiên, trong Nghị định số181- NV/ 6 ngày 12- 6- 1951 của Liên bộ Nội vụ- Tư pháp quy định chi tiết

thi hành Sắc lệnh số 150- SL ngày 7- 11- 1950 về tổ chức các trại giam cónêu: "Nếu có thể được, những phạm nhân thành án nên phân loại như sau vàgiam riêng: Phạm nhân dưới 18 tuổi" (Điều 9) Nhưng quy định này hoàntoàn không mang tính bắt buộc mà chỉ là “nếu có thể được” do những khó

khăn của nhà nước ta giai đoạn này Cho nên thủ tục này vẫn chưa đảm bảo

được các quyền lợi của người chưa thành niên khi bị kết án phạt tù.

Sau khi giải phóng miền Bắc, Hiến pháp 1959 được ban hành khôngnhững kế thừa các quy định của Hiến pháp 1946 trong thái độ đối với vấn đềbảo vệ quyền trẻ em mà đã phát triển, nâng cao, bổ sung bằng những nộidung, phương diện mới Tuy nhiên thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là

người chưa thành niên vẫn tuân thủ theo các quy định dành cho bị can, bị cáo

thành niên Mặc dù vậy, những quy định trong bản Hiến pháp 1959, về cơ bản

đã dam bao cho bị can, bi cáo là người chưa thành niên được xét xử một cách

công bằng, khách quan theo quy định của pháp luật, đặt nền móng cho sự hìnhthành và phát triển các chế định về thủ tục đặc biệt mà bị can, bị cáo là người

chưa thành niên ở các giai đoạn sau này.

Trang 18

Đảng và nhà nước ta rất coi trọng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục

thiếu niên, nhi đồng Chỉ thị 197- CT/TU năm 1960 của Ban Bí thư trung ương

Dang đã chỉ rõ: "Quan tâm đến thiếu niên, nhỉ đồng tức là quan tâm đến tiền

dé của sự nghiệp cách mạng, đến tương lai của Tổ quốc" Tuy nhiên, trước

tình trạng người chưa thành niên phạm tội đã có rất nhiều văn bản pháp luậtđặt ra yêu cầu cần có những quy định thủ tục tố tụng đối với vụ án mà bị can,

bị cáo là người chưa thành niên Luật tổ chức Toà án nhân dân và Luật tổ chứcViện kiểm sát nhân dân (1960) đã đánh dấu một bước phát triển mới tronghoạt động, tổ chức tư pháp của nước ta Một số quyên của bị can, bị cáo làngười chưa thành niên cũng đã được quy định Điều 7 Luật tổ chức toà án

nhân dân quy định: "Quyền bào chữa của bị cáo được bảo dam Ngoài việc tự

bào chữa ra, bị cáo có thể nhờ luật sự bào chữa cho mình Bị cáo cũng có thểnhờ người công dân được đoàn thể nhân dân giới thiệu hoặc được Toà án

nhân dân chấp nhận bào chữa cho mình Khi cần thiết, Toà án nhân dân chỉ

định người bào chữa cho bị cáo" Dé xác định rõ hơn tư cách và quyên của bị

cáo, Thông tư số 06- TC ngày 9-9-1967 của TANDTC đã hướng dẫn những

trường hợp “Toà án cần chỉ định người bào chữa cho bị cáo trong những vụ án

có ảnh hướng chính trị lớn, những vụ án mà bi cáo là người có những nhược

điểm về thể chất hoặc tinh thần mà không thể tự bào chữa được và những vụán mà bị cáo có thể bị xử phạt tù chung thân hoặc tử hình" Việc chỉ địnhngười bào chữa cho bị cáo được bổ sung theo bản hướng dẫn về trình tự xét xửsơ thẩm về hình sự (kèm theo Thông tư số 16 Toà án tối cao ngày 27- 9- 1974của TANDTC) là: “Bị cáo là vị thành niên, là người có nhược điểm về thể chấthoặc về tỉnh thần mà phạm pháp nghiêm trọng" "Nếu bị cáo là vị thànhniên thì người bào chữa có quyền chủ động kháng tố để bảo vệ những quyền

lợi của bị cáo mà không cần phải được sự đồng ý của họ" Điều này lại càng

khẳng định ngay trong các văn bản pháp luật tố tụng hình sự thời kỳ đó đã đặcbiệt quan tâm đến việc đảm bảo quyền bào chữa, quyền kháng cáo của bị cáo

Trang 19

chưa thành niên.

Về việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường, tổ chức xã hội, theođánh giá của Báo cáo tổng kết công tác 4 năm (1965- 1968) của TANDTC cho

thấy: “Toà án chưa chú ý triệu tập những người có trách nhiệm trong việc

quản lý, giáo dục bị cáo ra trước Toà để tìm hiểu thêm về môi trường sinhsống, hoàn cảnh giáo dục và hoàn cảnh phạm pháp của bị cáo để có thêm tàiliệu để cân nhắc, lượng hình, đông thời trực tiếp vạch rõ phần trách nhiệmcủa họ trong việc phạm pháp của con em họ" Dé giải quyết những thiếu sót

này, thông tư số 16 TANDTC ngày 27- 9- 1974 của Toà án nhân dân tối cao

đã có hướng dẫn: "Nếu bị cáo là người chưa thành niên, Tod án có thể yêucầu cha mẹ, người giám hộ hoặc giáo viên giúp đỡ đặt câu hỏi cho bị cáonhưng cũng có thể yêu cầu những người này tạm rời phòng xử án nếu sự có

mặt của họ làm cho bị cáo không dám khai Sau khi bi cáo đã khai, chủ toa

phiên toà phải nhắc lại lời khai đó cho người đã tạm rời phòng xử án biết".Khi đề cập tới những vấn đề cần chứng minh trong các vụ án mà bị can,

bị cáo là người chưa thành niên, các báo cáo tổng kết cũng nhấn mạnh tới việc

các cơ quan tiến hành tố tụng phải chú ý đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân,điều kiện và hoàn cảnh phạm tội của người chưa thành niên; có người lớn tuổi

xúi giục hay không, tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ

nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên Tuy nhiên, trong

quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là

người chưa thành niên, các cơ quan tiến hành tố tụng đã gặp rất nhiều khókhăn, đặc biệt là khi xác định độ tuổi của bị can, bị cáo bởi vì: "bị can, bị cáothường không có khai sinh làm ở bệnh viện, việc khai tuổi ở nông thôn có khirất tuỳ tiện Bên cạnh đó pháp luật hình sự của ta chưa có quy định cụ thể vàdứt khoát tuổi bắt đầu phải chịu trách nhiệm hình sự" [38, tr 39].

Một điểm rất tiến bộ trong đường lối giải quyết những vụ án mà bị can,

bị cáo là người chưa thành niên thời kỳ này là, mặc dù đất nước còn chiến

Trang 20

tranh, đội ngũ cán bộ pháp lý không đủ, pháp luật hiện hành còn thiếu và kinhnghiệm công tác còn ít, số vụ án do người chưa thành niên thực hiện không

nhiều nhưng TANDTC cũng đã khẳng định đây "là một công tác rất quantrọng mà Toà án cần phải cố gắng làm tốt hơn nữa" Và "để làm tốt công tácnày, ở các Toà án địa phương có điều kiện, nên bước đầu mạnh dan chuyên

trách hoá cán bộ theo dõi loại việc này Nói chuyên trách ở đây, không có

nghĩa là có cán bộ chỉ chuyên theo đõi riêng loại việc này, mà vẫn có thể kiêmnhiệm các phần việc khác” [37, tr 17] Để giải thích thêm như thế nào là cán

bộ chuyên trách, TANDTC cũng nhấn mạnh, đối với "người cán bộ xét xử

phải có sự hiểu biết cần thiết về tâm lý trẻ em, phải có đức tính nhẫn nại, kiêntrì, mến trẻ, phải có sự liên hệ thường xuyên với các đoàn thể thanh niên, vớiUy ban thiếu niên nhi đồng hoặc với các ngành có trách nhiệm khác" [37, tr 17].Báo cáo tổng kết cũng đề cập tới việc tổ chức những trại giam riêng cho người

chưa thành niên "Đây cũng là một vấn đề cần được các ngành có trách nhiệm

nghiên cứu, tránh việc giam chung với bọn phạm tội là người lớn, không có lợi

cho việc giáo dục cải tạo vị thành niên” [37, tr 14] Tuy vậy, cho đến nay

chúng ta vẫn chưa có cơ sở giam riêng cho người chưa thành niên phạm tội (1).Mặc dù pháp luật tố tụng hình sự thời kỳ này đã có nhiều tiến bộ, đảm

bảo được một số quyền và lợi ích của bị can, bị cáo chưa thành niên song vẫn

có những hạn chế như: "Nhà nước ta chưa có pháp luật qui định vấn đề này

một cách toàn diện, do đó trong chủ trương xử lý còn có những ý kiến khácnhau , chưa có cơ sở giam riêng người chưa thành niên phạm tội, chưa có chế

độ xoá án tích hoặc chế độ giảm án đặc biệt cho người chưa thành niên, chưacó tổ chức có tính chất xã hội để xử lý các trường hợp phạm tội không nghiêmtrọng, chưa có pháp luật quy định trách nhiệm của gia đình " [38, tr 30] Tuynhiên, trong điều kiện, hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội lúc bấy giờ thì có

được những quy định như trên là một điều đáng trân trọng và tự hào Tất cảnhững quy định trên đều xuất phát từ đường lối xử lí người chưa thành niên

phạm tội: "Lấy biện pháp giáo dục và phòng ngừa là chủ yếu; trong trường

Trang 21

hợp cần thiết phải xử lí về hình sự thì kết hợp chặt chẽ các biện pháp giáo dục

Toà án nhân dân năm 1960 cũng đánh dấu một bước tiến mới trong việc xây

dựng, tổ chức và sắp xếp lại hệ thống của các cơ quan Toà án và Viện kiểm

sát Năm 1985, BLHS đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

ra đời Từ đây những vấn đề về người chưa thành niên phạm tội được quy địnhcụ thể trong chương VII gồm 11 điều (từ Điều 57 đến Điều 67) Nội dung cơbản của những quy định này thể hiện đường lối xử lí người chưa thành niênphạm tội của Đảng và nhà nước ta là: chủ yếu nhằm giáo dục giúp đỡ họ sửachữa sai lầm khuyết điểm để trở thành công dân có ích cho xã hội Vì thế “chỉ

đưa người chưa thành niên phạm tội ra xét xử và áp dụng hình phạt đối với họtrong trường hợp thật cần thiết, căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của hành vi

phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa" `(khoản 3 Điều 59 BLHS) Đồng thời xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo, thểhiện lòng tin vào khả năng cải tạo, giáo dục người chưa thành niên dưới chế

độ ta, chúng ta không áp dụng hình phạt tù chung thân, hình phạt tử hình đối

với người chưa thành niên phạm tội Khi phạt tù có thời hạn, Toà án cho người

chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với

người thành niên Không xử phạt tiền và không áp dụng các hình phạt bổ sungđối với người chưa thành niên phạm tội (khoản 4 Điều 59 BLHS) Trong

trường hợp người chưa thành niên bị kết án nếu cải tạo tốt thì được xét giảmthời hạn chấp hành hình phạt vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so

với thời gian và mức quy định cho người thành niên và thời hạn xoá án đối với

người chưa thành niên là một nửa thời hạn quy định cho người thành niên (Điều

66, 67 BLHS) Ngoài ra, Toà án còn có thé áp dụng các biện pháp tư pháp có

Trang 22

tính chất giáo dục, phòng ngừa đối với người chưa thành niên phạm tội.

Ngày 13 tháng 11 năm 1986 Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định số HDBT ban hành quy chế về buộc phải chịu thử thách đối với người chưa thành

141-niên phạm tội (từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi) phạm tội ít nghiêm trọng đã bị Toàán quyết định buộc phải chịu thử thách với mục đích nhằm giáo dục, giúp đỡhọ sửa chữa lỗi lầm, phát triển lành mạnh để trở thành công dân có ích cho xã

hội Nội dung của quy chế cũng quy định rõ trách nhiệm của tất cả gia đình,

xã hội trong việc giám sát, giáo dục và giúp đỡ người chưa thành niên khi họ

buộc phải áp dụng biện pháp này.

Tóm lại, Mặc dù trong những giai đoạn này, các quy định của thủ tục về

những vụ án mà bị can, bị cáo chưa thành niên chưa được tập hợp một cách cóhệ thống, chưa được quy định một cách thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng nhưng

cũng đã thể hiện được quan điểm, chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước tađối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên Với những cố gắng, nỗ lực của

các nhà làm luật, ngày 28/06/1988, BLTTHS được Quốc hội nước Cộng hoa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua, có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1989 đã cóchương XXXI "Thu tục về những vụ án mà bị can, bi cáo là người chưa thành

niên" Đây là sự kế thừa và phát triển pháp luật tố tụng hình sự nước ta từ

Cách mạng Tháng Tám đến nay nhằm đảm bảo chất lượng công tác điều tra,

truy tố, xét xử và thi hành án đối với vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa

thành niên.

1.2 QUY ĐỊNH CUA LUAT TỐ TUNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ THỦ TỤC ĐỐI

VỚI NHỮNG VỤ ÁN MÀ BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN1.2.1 Quy định về đối tượng chứng minh

Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự nói chung được quy định tại

Điều 47 BLTTHS Khi điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, cơ quan Điềutra, Viện kiểm sát và Toà án phải chứng minh: có hành vi phạm tội xảy ra hay

TRUNG TAM THONG TIN THU ViEW

TRƯỜNG ĐẠI HOC LUAT HÀ NỘIa f)

PHÒNG ĐỌC É qy P

Trang 23

không, thời gian, địa điểm và những tinh tiết khác của hành vi phạm toi; ai làngười thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có

năng lực trách nhiệm hình sự hay không, mục đích hoặc động cơ phạm tdi;

những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bị cáo vànhững đặc điểm về nhân thân bị can, bị cáo; tính chất và mức độ thiệt hại do

hành vi phạm tội gây ra Tuy nhiên đối với vụ án hình sự mà bị can, bi cáo là

người chưa thành niên, đối tượng chứng minh, ngoài quy định tại Điều 47

BLTTHS như đã nêu trên còn phải chứng minh những tình tiết theo quy định

tại khoản 2 Điều 272 BLTTHS Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Toà án khitiến hành điều tra, truy tố và xét xử cần phải làm rõ: ruổi, trình độ phát triểnvề thể chất và tỉnh thần, mức độ nhận thức về hành vì phạm tội của ngườichưa thành niên; điều kiện sinh sống và giáo dục; có hay không có người lớntuổi xúi giuc; nguyên nhân và điều kiện phạm tội Sở di BLTTHS quy địnhnhư vậy là do những đặc điểm riêng liên quan đến yêu cầu giải quyết vụ ánmà có những bị can, bị cáo là người chưa thành niên.

s* Tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức

về hành vi phạm tôi của người chưa thành niên

Việc xác định tuổi của bị can, bị cáo là người chưa thành niên khôngnhững cần thiết cho việc xem xét về khả năng truy cứu hay không truy cứu

trách nhiệm hình sự mà còn là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm

hình sự Hơn nữa, việc xác định tuổi còn cần thiết cho việc áp dụng hình phạt,

các biện pháp tư pháp thích hợp và đảm bảo chế độ thi hành án theo đúng quy

định của pháp luật Các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố, điều tra,truy tố, xét xử khi có căn cứ kết luận rằng bị can, bị cáo là người đã đủ tuổichịu trách nhiệm hình sự Điều 12 BLHS quy định tuổi chịu trách nhiệm hình

sự đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách

nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệtnghiêm trọng Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về

Trang 24

mọi tội phạm Do vậy, khi giải quyết vụ án hình sự, việc xác định tuổi của bị

can, bị cáo chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.

Song trên thực tế, không phải mọi trường hợp người chưa thành niên đềucó đủ giấy khai sinh, hoặc các giấy tờ khác có liên quan như giấy chứng sinh,giấy ghi nhận việc nuôi con nuôi hoặc có giấy tờ, nhưng ngày, tháng, năm

sinh lại mâu thuẫn nhau Điều này gây khó khăn không nhỏ tới việc giải quyết

vụ án hình sự Theo nghị quyết 02/HĐTP-TANDTC ngày 5-1-1986 hướng dẫncách tính tuổi tròn, thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải tính đủ ngày, đủtháng, đủ năm cho bị can, bị cáo chưa thành niên trong trường hợp không xác

định được độ tuổi cụ thể của họ Tuy nhiên, Nghị quyết 02 cũng chưa giảithích được đây đủ, chặt chẽ về cách tính tuổi cho người chưa thành niên nêncũng dễ dẫn đến những vấn đề nhầm lẫn trong hoạt động tố tụng Để giảiquyết những vướng mắc này, TANDTC đã có công văn số 81 ngày 10/6/2002về việc giải đáp một số vấn dé nghiệp vụ, trong đó có cách tính tuổi cho bịcan, bị cáo Nếu xác định được tháng nhưng không xác định được ngày nào

trong tháng đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh Nếu xác

định được quí nhưng không xác định ngày, tháng nào trong quí đó thì lấy

ngày cuối cùng của quí đó làm ngày sinh Nếu xác định được cụ thể nửa đầu

năm hay nửa cuối năm nhưng không xác định được ngày, tháng nào thì lấyngày 30- 6 hoặc ngày 31- 12 của năm đó làm ngày sinh Nếu không xác địnhđược nửa năm nào, quí nào, tháng nào trong năm thì lấy ngày 31- 12 của năm

đó làm ngày sinh Hướng giải quyết như vậy sẽ giúp cho cơ quan tiến hành tốtụng gặp nhiều thuận lợi hơn khi gặp những trường hợp khó xác định được độ

tuổi của bị can, bị cáo chưa thành niên Hơn nữa, công văn này đã thể hiệnđược nguyên tắc xác định tuổi có lợi cho bị can, bị cáo là người chưa thànhniên.

Bên cạnh việc xác định độ tuổi, luật tố tụng hình sự cũng đòi hỏi các cơquan tiến hành tố tụng phải làm rõ trình độ phát triển về thể chất và tỉnh thần

Trang 25

cũng như mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của bị can, bị cáo là người

chưa thành niên Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc đánh giá

chứng cứ và quy mức độ trách nhiệm hình sự đối với họ Sự phát triển thể chất

không bình thường ở người chưa thành niên là những tác nhân rất quan trọng

gây nên sự rối loạn về nhân cách, đẩy người chưa thành niên vào con đường

phạm tội Cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án phải làm

rõ sự không bình thường về thể chất có ảnh hưởng như thế nào tới việc thựchiện hành vi phạm tội đó Mức độ phát triển về tinh thân cũng ảnh hưởng đếnhành vi phạm tội của con người như những người mắc bệnh tâm thần nặng,bệnh trí tuệ thiểu năng Thông thường những vấn đề này được xác định qualời khai của cha mẹ, giáo viên, Đoàn thanh niên, tài liệu y tế, kết luận củagiám định trong trường hợp có nghỉ ngờ về khả năng nhận thức và khai báođúng đắn của họ Có thể sử dụng chuyên gia trong lĩnh vực tâm lí với lứa tuổichưa thành niên, các nhà nghiên cứu tâm li đểxác định mức độ phát triển vềthể chất và tinh thần của người chưa thành niên [43, tr 464]

Ngoài việc xác định tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, các

cơ quan tiến hành tố tụng còn cần phải làm rõ mức độ nhận thức về hành vi

phạm tội của người chưa thành niên Bởi vì, ở độ tuổi của người chưa thànhniên khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạmtội bị hạn chế và nhiều khi họ còn bị tác động mạnh của những điều kiện bên

ngoài hoặc có người lớn xúi giục từ đó dẫn đến hành vi phạm tội Đây là điều

hết sức lưu ý để xử lý đúng đắn vụ án hình sự loại này cũng như xử lý vớinhững trường hợp người lớn tuổi đã có hành vi xúi giục người chưa thành

niên, đưa họ vào con đường thực hiện tội phạm.s* Điều kiện sinh sống và giáo duc

Việc xác định rõ điều kiện sinh sống và giáo dục của người chưa thành

niên sẽ gidp cơ quan tiến hành tố tụng xác định đúng những tình tiết liên quanđến hành vi phạm tội của bị can, bị cáo, làm rõ nguyên nhân và điều kiện dẫn

Trang 26

đến việc phạm tội lam cơ sở cho việc áp dung những biện pháp xu lí, giáo dục,

cải tạo có hiệu quả Đặc biệt, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan

tiến hành tố tụng cần phải làm rõ điều kiện sinh sống và thái độ của cha mẹđối với việc giáo dục con cái Hay nói cách khác, những tác động ảnh hưởngtừ gia đình của người chưa thành niên.

Phải thừa nhận, gia đình có một ảnh hưởng rất lớn đối với việc hình thànhnhân cách và các hành vi xử sự của người chưa thành niên Sống trong nhữnggia đình có cấu trúc không hoàn hảo như bố mẹ chết hoặc li hôn, người chưa

thành niên không nhận được sự chăm sóc chu đáo, uốn nắn kịp thời của gia

đình hoặc trong những gia đình có điều kiện vật chất đầy đủ nhưng lại quá

nuông chiều con cái, thoả mãn tất cả những yêu sách của con cái; hoặc tronggia đình lai quá khat khe, thô bạo, đánh đập con cái, người chưa thành niênthường không có phương hướng hành động đúng đắn và dễ bị ảnh hưởng củacác hiện tượng tiêu cực Với những điều kiện sinh sống và giáo dục như vậy,

người chưa thành niên thường có thói quen y lại, lười lao động, ích ki, sợ hãi

muốn xa lánh gia đình, muốn bỏ nhà đi lang thang và dễ dàng lao vào con

lớn đến quá trình phạm tội của các em như các quán cà phê, các tụ điểm ăn

nhậu, vui chơi, sách, truyện, tranh ảnh có nội dung độc hại Mối quan hệgiữa thầy cô giáo và học sinh, mối quan hệ giữa bạn bè trong nhà trường cũnggóp phần quan trọng trong việc xác định con đường đi của các em Nếu quan

hệ với đám bạn bè xấu, lười học, học kém các em rất dễ bị ảnh hưởng, bị lôi

Trang 27

kéo và sa ngã Đối với những trẻ em lang thang, không gia đình thì việc quản

lí, giáo dục của các tổ chức xã hội, sự quan tâm của các đoàn thể, chính quyền

cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tư cách đạo đức của các em, giúp các em nhận

thức được và tránh xa các thói hư, tật xấu mà ở trong điều kiện sống như cácem dễ mắc phải hơn cả.

Việc xác định điều kiện sinh sống giáo dục người chưa thành niên tại giađình và nhà trường giúp cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế phù hợp

với bị can, bị cáo là người chưa thành niên.

s* Có hay không có người lớn tuổi xúi giục

Để việc điều tra, truy tố, xét xử một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ,đồng thời phát hiện cả những đồng phạm trong vụ án mà bị can, bị cáo là ngườichưa thành niên, cần phải xác định có hay không có người lớn tuổi xúi giục.

Do nắm được tính nhẹ đạ, cả tin, thiếu kinh nghiệm sống của người chưathành niên, người thành niên thường lợi dụng để rủ rê, lôi kéo, kích động

người chưa thành niên vào con đường phạm tội Thậm chí, chúng còn dùng

thủ đoạn đe doa, cưỡng bức chi phối về mặt vật chất hoặc tinh thần để buộcngười chưa thành niên trở thành người giúp sức, người thực hành cho chúng.Đặc biệt, chúng thường triệt để lợi dụng hoàn cảnh cụ thể của từng em, sự nonyếu về kinh nghiệm sống, sự nhẹ dạ của các em để lôi kéo, kích động và đưa

các em vào con đường phạm tội Có những trường hợp người lôi kéo, rủ rê, xúigiục người chưa thành niên phạm tội lại chính là cha mẹ hay người thân củacác em.

Trên thực tế, thông thường sự lôi kéo, kích động, dụ dỗ của người thànhniên đối với người chưa thành niên vào thời điểm người chưa thành niên ởtrong những hoàn cảnh khó khăn Người thành niên đã lợi dụng hoàn cảnh cụthể của từng em để lôi kéo, dụ dỗ để rồi dần dan lôi kéo các em vào con đườngphạm tội Những người lớn tuổi thường tác động vào các nhu cầu ham thích

vật chất tầm thường, kích thích tính cách "yêng hùng” của các em rồi truyền

Trang 28

dạy cho các em các thủ đoạn, phương pháp phạm tội.

Việc xác định có hay không người lớn xúi giục không những là tình tiếttăng nặng đối với người thành niên phạm tội mà còn là tình tiết giảm nhẹ trách

nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội (theo điểm i khoản I

Điều 46 BLHS, phạm tội bị người khác de doa, cưỡng bức là một trong những

tình tiết giảm nhẹ) Ngoài ra có phát hiện được sự xúi giục của người lớn đểtrừng trị nghiêm khắc người đó thì chúng ta mới phòng ngừa được việc phạm

tội của người chưa thành niên Chính vì vậy, pháp luật tố tụng hình sự đòi hỏicác cơ quan tiến hành tố tụng phải làm rõ có hay không có yếu tố "xúi giục”của người lớn trong những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên.

“* Nguyên nhân và điều kiện phạm tội

Trong những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên, việc xác

định nguyên nhân và điều kiện phạm tội là một nhiệm vụ quan trọng đặt ra

cho các cơ quan tiến hành tố tụng Muốn xác định nguyên nhân phạm tội,

trước hết phải xem xét ở các hiện tượng, quá trình xã hội vì nguyên nhân vàđiều kiện phạm tội cũng không nằm ngoài quy luật xã hội.

Người chưa thành niên trong quá trình hình thành nhân cách của mình

chịu ảnh hưởng môi trường gia đình mà trước hết phải kể đến vai trò của chamẹ và những thành viên gần gũi khác như ông bà, anh chị Sự buông lỏngquản lí, giáo dục của gia đình cũng có thể là nguyên nhân dẫn người chưa

thành niên đến con đường phạm tội Do bị cuốn hút vào hoạt động kinh tế thị

trường nên nhiều em đã bị cha mẹ bỏ rơi, không được uốn nắn kịp thời khi

chúng có hành vi sai trái Bên cạnh sự buông long quan lí thì sự bao che,

không nghiêm khắc của cha mẹ với những vi phạm của con cái đã tiếp tay,

làm “bà đố” cho người chưa thành niên coi thường pháp luật.

Nhà trường cũng được xem là yếu tố quan trọng đối với sự hình thành vàphát triển nhân cách của người chưa thành niên Bởi lẽ, hầu hết người chưa

thành niên trong một thời gian dai khi dang trong quá trình hoàn thiện mình

Trang 29

đều gắn với môi trường sinh hoạt ở nhà trường Nhiều lúc, nhiều nơi nhà

trường chưa làm tròn trách nhiệm của mình trong việc quản lí, giáo dục và đôikhi còn mang tính hình thức Đó cũng là ké hở cho các hiện tượng tiêu cực dédang xâm nhập vào các em Hiện tượng các em bỏ học đã xảy ra không it.

Chính vì bỏ học nên các em có trình độ văn hoá thấp dẫn đến sự thiếu hiểu

biết, lại không được sinh hoạt trong môi trường lành mạnh, tụ tập với những

nhóm bạn bè cùng cảnh hoặc bị những người lớn tuổi lôi kéo, kích động từ đó

có những hành vi phạm tội.

Môi trường xã hội cũng là nguyên nhân quan trọng tác động đến cách xử

sự tích cực hay tiêu cực của người chưa thành niên Tình trạng bất cập trong tổ

chức cộng đồng, trong quản lí xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến người chưathành niên Do còn có quá ít các hoạt động, các nơi vui chơi, giải trí cho thanh

thiếu niên nên các em thường giải trí bằng cách tụ tập ngoài đường phố với

những trò nghịch ngợm mà thường là tiêu cực Có rất nhiều trường hợp các em

không thi vào được phổ thông trung học hoặc không có diéu kiện đi họcnhưng chúng ta chưa có những hình thức học nghề phù hợp, vì vậy các em cònchơi bời lang thang ngoài xã hội và bị thu hút vào các tụ điểm xấu rồi cuốicùng phần lớn đi vào con đường phạm tội Môi trường gia đình, nhà trường, xãhội luôn gắn bó mật thiết với nhau và tác động trực tiếp đến con người đặc biệt

là người chưa thành niên cho nên cần có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình,

nhà trường, xã hội trong việc giáo dục, quản lí các em.

Tóm lại, trong quá trình giải quyết các vụ án mà bị can, bị cáo là người

chưa thành niên, các cơ quan tiến hành tố tụng ngoài việc phải thu thập chứng

cứ theo quy định chung của BLTTHS còn bắt buộc phải chứng minh các tình

tiết trên đây Bởi vì, những tình tiết trên không những góp phần giải quyết vụán một cách khách quan, toàn diện va đầy đủ mà nó còn góp phần giáo dục,giúp đỡ người chưa thành niên trở thành những công dân có ích cho xã hội,góp phần vào công tác đấu tranh phòng, chống người chưa thành niên phạmtội có hiệu quả.

Trang 30

1.2.2 Quy định về chủ thé tiến hành và tham gia tố tụng

người có những hiểu biết cần thiết về tâm lí học, về khoa học giáo dục cũng

nhu về hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạm của người chưa thànhniên" (Khoản 1 Điều 272 BLTTHS).

Để các hoạt động tố tụng trong những vụ án mà bị can, bị cáo là người

chưa thành niên diễn ra có hiệu quả, trước hết những người tiến hành tố tụng

phải có kiến thức về tâm lí học nói chung và tâm lí người chưa thành niên nói

riêng Trên cơ sở đó, người tiến hành tố tụng mới có thể xác định được hướng

tiếp cận và tác động tâm lí bị can, bị cáo là người chưa thành niên Quy tắcBắc Kinh khi đề cập đến vấn đề này đã nhấn mạnh: "Để hoàn thành chức năng

của mình một cách tốt nhất, các nhân viên cảnh sát, những người thường

xuyên hoặc chuyên giải quyết những vấn đề liên quan tới người chưa thànhniên hay những người được giao làm công việc ngăn chặn phạm pháp ở ngườichưa thành niên cần được hướng dẫn và đào tạo một cách đặc biệt; ở những

thành phố lớn, cần thành lập những đơn vị cơ sở đặc biệt chuyên giải quyết

những trường hợp liên quan tới người chưa thành niên” (Điều 12) Quy địnhcủa BLTTHS Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với Quy tắc Bắc Kinh Tuynhiên, trong Điều 272 BLTTHS cũng chỉ mới đề cập tới việc điều tra viên,kiểm sát viên, thẩm phán "phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lí

học, về khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng và chống

tội phạm của người chưa thành niên" chứ không bắt buộc họ phải là người

Trang 31

được đào tạo hoặc có chuyên môn về tâm lí học, về khoa học giáo dục người

chưa thành niên Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng điều

tra, truy tố, xét xử bị can, bị cáo là người chưa thành niên Hơn nữa ở ViệtNam hiện nay, tuy có quy định về thủ tục đặc biệt đành cho bị can, bị cáo là

người chưa thành niên, nhưng chưa lập ra những cơ quan riêng chuyên lo công

tác này nên những người tiến hành tố tụng thường phải kiêm nhiệm giải quyết

cả án do người thành niên thực hiện và án do người chưa thành niên thực hiện."Gần đây mới chỉ có những lớp đào tạo ngắn ngày cho các cán bộ chuyên

nghiệp được phân công phụ trách những vấn đề liên quan đến hệ thống tư

pháp người chưa thành niên” [31, tr 30] Do đó muốn đảm bảo được các hoạt

động tố tụng diễn ra thuận lợi thì đội ngũ những người tiến hành tố tụng cầnphải có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực tâm lí, giáo dục đối với người chưa

thành niên.

Muốn tạo được long tin, sự khai báo và thái độ hợp tác, cầu thị từ phía bịcan, bị cáo là người chưa thành niên thì thái độ của người tiến hành tố tụng

không được coi các em là đối tượng ngoại lai của xã hội, là phần tử cần phải

trừng trị mà nên có sự thông cảm, yêu thương, hiểu các em và qua đó phân

tích làm sáng tỏ những tình tiết vụ án, đưa ra những phán xử phù hợp Bởi vì,một trong những mục đích của hoạt động tố tụng là không những nhằm xoábỏ thành kiến, trạng thái tâm lí tiêu cực của bị can, bị cáo là người chưa thànhniên mà còn nhằm thay đổi thái độ của các em đối với hành vi của mình, từ đótiến hành giáo dục, cảm hoá những phẩm chất tâm lí tiêu cực của các em trong

các hoạt động tố tụng Ngoài ra, khi giáo dục các em, người tiến hành tố tụng

cần phải hướng đến việc làm nảy sinh, phát triển những phẩm chất tích cực đểđưa các em trở về với xã hội Chỉ thông qua giáo dục, người tiến hành tố tụngmới giúp cho bị can, bị cáo là người chưa thành niên hiểu được sai lầm củamình từ đó hình thành động cơ khai báo thành khẩn, đúng đắn Như vậy,

những kiến thức tâm lí giáo dục, đấu tranh phòng chống tội phạm người chưa

Trang 32

thành niên là tiêu chuẩn cần thiết quan trọng đối với người tiến hành tố tụng

được phân công nhiệm vụ giải quyết vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa

thành niên Điều này nhằm đảm bảo cho việc đánh giá, nhìn nhận các vấn đề,

hành vi phạm tội của người chưa thành niên dưới góc độ khách quan, công

bằng, tránh sự áp đặt một chiều của người tiến hành tố tung dẫn đến vi phạmpháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên.

1.2.2.2 Người tham gia tố tung

Về cơ bản bị can, bị cáo là người chưa thành niên cũng có các quyền và

nghĩa vụ như đối với bị can, bị cáo thành niên được quy định tại Điều 34BLTTHS Tuy nhiên, do những hạn chế về tâm sinh lí mà bị can bị cáo là

người chưa thành niên có thể không tự mình thực hiện được một số các quyềnvà nghĩa vụ cho nên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, BLTTHS đãquy định một số quyền và nghĩa vụ đặc biệt dành cho bị can, bị cáo là ngườichưa thành niên trong đó có quyền bào chữa được quy định tại Điều 275

BLTTHS Quyền bào chữa đó được thể hiện như sau: "Cơ quan điều tra, Viện

kiểm sát, Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho bị can, bịcáo, nếu bị can, bị cáo không thể tự lựa chọn được Đại diện hợp pháp của bịcan, bị cáo có thể lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho bị can,

bị cáo”.

Khi xác định về quyền bào chữa cho bị can, bị cáo là người chưa thành

niên, BLTTHS của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa cũng đã quy định:"Truong hợp bị cáo là người chưa thành niên không có người bào chữa thi

Toà án nhân dân có thể chỉ định người bào chữa cho ho" (Điều 27) Hay trong

quy định của BLTTHS Hàn Quốc: “Trong trường hợp bi can, bi cáo là vị thành

niên, nếu không có bào chữa viên, thì toà án sẽ dé cử bào chữa viên đại diện”(Điều 33) Nhìn chung, rất nhiều nước trong đó có Việt Nam đều có nhữngquy định cụ thể nhằm đảm bảo quyền bào chữa cho bị can, bị cáo là người

Trang 33

chưa thành niên Điều đó thể hiện thái độ quan tâm, chăm sóc, bảo vệ củaChính phủ các nước đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên.

Theo quy định của BLTTHS Việt Nam người chưa thành niên có thể tự

mình, hoặc thông qua đại diện hợp pháp của họ mời người bào chữa Đại diện

hợp pháp của bị can, bị cáo cũng có thể tự mình bào chữa cho bị can, bị cáo.

Trong trường hợp bị can, bị cáo hoặc đại diện hợp pháp không mời người bào

chữa thì các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa

cho họ Bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp có quyền yêu cầu thay đổi

hoặc từ chối người bào chữa.

Có quan điểm cho rằng trong những vụ án mà bị can, bị cáo là ngườichưa thành niên, việc tham gia của người bào chữa là bắt buộc thì chỉ cần thựchiện thủ tục này bằng cách các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu họ thôngqua Đoàn luật sư mà không cần phải giải thích trước cho bị can, bị cáo làngười chưa thành niên biết quyền tố tụng của họ trong đó có quyền mời ngườibào chữa Quan điểm khác cho rằng quan điểm trên là không hợp lí, vì việcmời luật sư đó là quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc ngườiđại diện hợp pháp của họ Còn nếu họ không thực hiện quyền đó thì cơ quantiến hành tố tụng mới thực hiện trách nhiệm của mình là yêu cầu Đoàn luật sưcử người bào chữa cho họ [39, tr 15].

Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến thứ hai, vì xuất phát từ nguyên tắcbảo đảm quyền bào chữa, bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc ngườiđại điện hợp pháp của họ có quyền mời người bào chữa và chỉ trong trườnghợp họ không thể mời được thì cơ quan tiến hành tố tụng mới yêu cầu đoànluật sư cử người bào chữa Việc chỉ định luật sư này cũng không phải là bấtbiến, làm triệt tiêu quyền mời luật sư của bị can, bị cáo là người chưa thành

niên hoặc đại diện hợp pháp của họ.

Theo quy định tại khoản 2, Điều 37 BLTTHS sau khi Đoàn luật sư đã cử

người bào chữa thì bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người đại diện

Trang 34

hop phap cha ho vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.

Với yêu cầu thay đổi người bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành

niên và người đại diện hợp pháp của họ, thì "Toa án căn cứ vào khoản 2,

khoản 3- Điều 35 BLTTHS để chấp nhận hoặc không chấp nhận Trong trườnghợp toà án không chấp nhận yêu cầu thay đổi người bào chữa thì tiến hành xétxử vụ án theo thủ tục chung” [11] Trong trường hợp chấp nhận yêu cầu thay

đổi người bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên và người đạidiện hợp pháp, cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm yêu cầu Đoàn luật

sư cử người bào chữa khác cho họ Trong Điều 37 BLTTHS không quy địnhquyền yêu cầu thay đổi người bào chữa được bao nhiêu lần, nhưng theo chúng

tôi, bi can, bi cáo là người chưa thành niên và người đại diện hợp pháp của ho

chỉ có thể được yêu cầu thay đổi một lần, như vậy vừa đảm bảo được quyềnbào chữa của họ và đồng thời đảm bảo thuận lợi cho các hoạt động tố tụng.

Đối với quyền từ chối người bào chữa của bị can, bị cáo là người chưathành niên và người đại điện hợp pháp của họ thì có thể hiểu là họ có quyềnhoàn toàn từ chối, họ không cần có sự giúp đỡ của luật sư và tự mình thực hiện

quyền bào chữa Thực tế đã xảy ra những trường hợp bị can, bị cáo chưa thành

niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối sự giúp đỡ, hỗ trợ về mặtpháp lí của luật sư vì họ không được giải thích về nội dung của quyền bào chữa.Ví dụ, họ không hiểu biết về chế độ thù lao cho luật sư hay những trường hợpđược giúp đỡ mà không phải trả tiền Trong những trường hợp này cơ quantiến hành tố tụng phải giải thích cho bị can, bị cáo chưa thành niên và đại diệnhợp pháp của họ biết rõ về quyền của họ trong tố tụng đặc biệt là vai trò củangười bào chữa trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ [39, tr 16]

Đề cập tới quyền từ chối luật sư của bị cáo chưa thành niên, Công văn số16/1999/KHXX của TANDTC ngày 1/12/1999 có hướng dẫn như sau: Đối vớitrường hợp luật sư chỉ định theo pháp luật vắng mặt tại phiên toà mà tại phiên

toà bị cáo là người chưa thành niên từ chối người bào chữa của mình, thì Toà án

Trang 35

lập biên bản về việc từ chối người bào chữa của bị cáo và biên bản phải có chữkí của bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo lưu vào hồ sơ vụ án và

tiến hành phiên toà xét xử bình thường Nếu người đại diện hợp pháp của bị cáoyêu cầu được tự mình bào chữa cho bị cáo, thì Hội đồng xét xử chấp nhận yêu

cầu đó và được ghi vào biên bản phiên toà Trong trường hợp này phiên toà vẫn

được tiến hành tiếp tục, nếu không phải hoãn phiên toà về những lí do khác.Theo quy định của BLTTHS và hướng dẫn trong công văn trên sẽ dẫn đến

có nhiều vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên được đưa ra xét xử

không có người bào chữa tham gia do bi can, bi cáo là người chưa thành niên

và người đại diện hợp pháp của họ từ chối Chúng tôi cho rằng để đảm bảoquyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên thì trong tất cả các

vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên đều phải có người bào chữa

tham gia kể cả trong trường hợp bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của

họ từ chối người bào chữa.

Người chưa thành niên dù ở mức độ tuổi nào chăng nữa vẫn là người cònphụ thuộc nhất định vào gia đình, nhà trường, xã hội Mặt khác, nguyên tắc xửlí những người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họsửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xãhội Chính vì vậy, sự tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường và tổ chức xã

hội trong những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên vừa là

quyền, vừa là nghĩa vụ bắt buộc nhằm động viên toàn xã hội tham gia vào việc

chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên và giúp các cơ quan tiến hành tôtụng giải quyết vụ án có hiệu quả.

Điều 276 BLTTHS quy định: "Đại diện của gia đình bị can, bị cáo, thầycô giáo, đại diện của nhà trường, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh vàtổ chức xã hội khác nơi bị can, bị cáo học tập, lao động và sinh sống có quyềnvà nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của cơ quan Điều tra, Viện kiểm

sit và Toà án” Theo quy định trên, đại diện gia đình, nhà trường, Đoàn thanh

Trang 36

niên cộng sản Hồ Chí Minh va dai diện tổ chức xã hội khác có phải là những

người tham gia tố tụng không? BLTTHS quy định cho họ một số quyền vanghĩa vụ đó có phải là quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tung?

Trước hết, chúng ta xem xét đến khái niệm "dai điện gia đình" Khái niệmnày rộng hơn khái nệm “người đại điện hợp pháp” của người chưa thành niênvì người đại diện hợp pháp chỉ bao gồm cha mẹ, người đỡ đầu còn người đại

diện gia đình còn có thể là ông bà, chú bác, anh chị em có trách nhiệm nuôi

dưỡng, giáo dục người chưa thành niên Tất nhiên là trong trường hợp có ngườiđại diện hợp pháp thì không cần phải có đại diện gia đình tham gia tố tụng.

Hiện nay có rất nhiều ý kiến cho rằng hai khái niệm này là đồng nhấtnhau Nếu chúng ta đồng nhất hai khái niệm này sẽ dẫn đến cách hiểu làngười đại diện gia đình cũng có quyền giám sát bị can, bị cáo là người chưathành niên hay có thể tự mình thực hiện quyền bào chữa cho bị can, bị cáo

trong trường hợp bị can, bị cáo không mời người bào chữa.

Trong các quy định của BLTTHS về việc tham gia tố tụng của bị can, bịcáo là người chưa thành niên cũng chỉ nhắc đến khái niệm "người đại điện hợppháp”, ví dụ: Điều 37 (Lựa chọn và thay đổi người bào chữa), Điều 274 (Việc

giám sát bị can, bị cáo chưa thành niên), Điều 275 (Bào chữa) chứ không đề

cập đến “người đại diện gia đình" Người đại diện hợp pháp khi tham gia tốtụng có các quyền và nghĩa vụ được BLTTHS quy định trong chương 3 (Người

tham gia tố tụng) và các quy định khác của Bộ luật Do đó họ được bảo đảm

các quyền và nghĩa vụ khi tham gia tố tụng còn người đại diện gia đình hay

những chủ thể khác được đề cập đến trong Điều 276 chỉ có quyền và nghĩa vụ

theo quy định tại điều luật này Mặc dù Điều 276 cũng quy định họ có “cácquyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng" nhưng quyền và nghĩa vụ đó phải phụthuộc vào quyết định, yêu cầu của cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát và Toà án.

Chính vì địa vị tố tụng của những chủ thể này không được quy định cụthể để đảm bảo các quyển và nghĩa vụ của mình nên sự tham gia của họ

Trang 37

thường mang tính hình thức va không thực hiện được mục dich tố tung đặt ra.

Rõ ràng quy định của BLTTHS còn bất cập về vấn dé này Để tránh sự lamquyền của các cơ quan tiến hành tố tụng, bảo vệ quyền của bị can, bị cáo làngười chưa thành niên thì BLTTHS cần làm rõ địa vị pháp lý của các chủ thểtrong Điều 276 BLTTHS Có nghĩa là nếu coi họ là những người tham gia tốtụng thì cần quy định cho họ các quyền và nghĩa vụ cụ thể chứ không phải nhưhiện nay là theo “quyết định của cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát và Toà án"hoặc chi "trong trường hợp cần thiết” (Điều 276 BLTTHS).

1.2.3 Việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn và giám sát bịcan, bị cáo là người chưa thành niên

Do những đặc điểm về tâm sinh lý của người chưa thành niên mà việc

thực hiện áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo là người

chưa thành niên phải được xem xét một cách rất thận trọng, nhất là trong

những trường hợp bắt, tạm giữ, tạm giam Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội

phạm đã chỉ ra rằng, áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo làngười chưa thành niên khi chưa thực sự cần thiết có thể gây ảnh hưởng rất lớnđến quá trình trưởng thành của họ Chính vì vậy, Điều 273 BLTTHS quy định:"1 Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giamnếu có đủ căn cứ quy định tại các Điều 62, 63, 64, 68 và 71 Bộ luật này nhưngchỉ trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trong do cố ý hoặc phạm tội

đặc biệt nghiêm trọng.

2 Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam

nếu có đủ căn cứ quy định tại các Điều 62, 63, 64, 68 và 71 Bộ luật này nhưngchi trong những trường hợp phạm tội nghiêm trong do cố ý, phạm tdi rất

nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”.

Khi áp dụng các biện pháp ngăn chan đối với bị can, bị cáo là người chưa

Trang 38

273 BLTTHS Nếu xét thấy việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với

người chưa thành niên là không cần thiết, Toà án có thể ra quyết định giao bị

can, bị cáo là người chưa thành niên cho cha mẹ, người đỡ đầu của họ giám

sát để bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo khi có giấy triệu tập của cơ quantiến hành tố tụng Quy định về bắt, tạm giữ, tạm giam này đã được sửa đổi, bổ

sung vào ngày 9- 6- 2000 So với quy định trước đây trong BLTTHS 1988 thì

việc quy định như hiện nay đã cụ thể hơn, rõ ràng hơn, phù hợp với các quy

định trong BLHS năm 1999 và đảm bảo được quyền và lợi ích cho người chưathành niên hơn Nếu như trong quy định trước đây (Điều 273, BLTTHS năm1988) đối với người chưa thành niên "trong những trường hợp phạm tội

nghiêm trọng”, tức là tội gây nguy hại cho xã hội mà mức cao nhất của khung

hình phạt đối với tội ấy trên năm năm tù (theo BLHS năm 1985) đã được áp

dụng việc bắt, tạm giữ, tạm giam thi BLTTHS năm 2001 chia việc áp dụng thủtục này cho hai loại đối tượng (từ 14 tuổi đến 16 tuổi và từ 16 đến 18 tuổi) và

mức thấp nhất để có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn là người chưa thành

niên từ 16 đến 18 tuổi trong "trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý", tức

là mức cao nhất của khung hình phạt đến bảy năm tù và người đó phải phạmtội với lỗi cố ý thì mới có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam Với quy định như hiện

nay, ngoài những ưu điểm đã nêu ở trên, chúng ta đã giảm được một ty lệđáng kể những người chưa thành niên bị bắt, tạm giữ, tạm giam, tránh được

việc quá tải trong các trại tạm giam, tiết kiệm được ngân sách của nhà nước

cũng như tiền của của nhân dân Và một ý nghĩa vô cùng quan trọng là tránhcho người chưa thành niên bị những ảnh hưởng tâm lý nặng nề từ sự quánghiêm khắc của các biện pháp ngăn chặn này.

Tuy nhiên giữa quy định về thủ tục chung và thủ tục đặc biệt trong việcáp dụng những biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên còn nhiều

Trang 39

vướng mắc dẫn đến sự lúng túng hoặc vi phạm trong khi áp dụng của các cơquan có thẩm quyền Thứ nhất, về việc áp dụng thủ tục bắt khẩn cấp Theoquy định tại điểm a, khoản 1 Điều 63 BLTTHS: "Khi có căn cứ để cho rằngngười đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạmđặc biệt nghiêm trọng" thì được bắt khẩn cấp Đây là trường hợp cơ quan cóthẩm quyền đã có quá trình theo dõi hoặc kiểm tra, xác minh các nguồn tin

biết người đó đang bí mật tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội

hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm rất nghiêmtrọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng nên cần phải bắt ngay trước khi tội phạm

được thực hiện.

Việc quy định này cũng hoàn toàn phù hợp với Điều 17 BLHS: "Ngườichuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng thìphải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện” Tuy nhiên khoản 2, Điều273 BLTTHS lại quy định: "Người từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi có thể bị bắt nếu

có đủ căn cứ quy định tại các Điều 62, 63, 64, 68 và 71 Bộ luật này, nhưng chỉtrong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm

trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng" Theo chúng tôi, có thể nhận thấy quy địnhvề trường hợp bắt khẩn cấp ở điểm a khoản 1, Điều 63 và khoản 2, Điều 273 là

không thống nhất nhau Đó là, việc bắt khẩn cấp ở Điều 63 khoản 1 điểm a chỉ

đặt ra đối với người thành niên khi người đó chuẩn bị phạm tội rất nghiêmtrọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, còn trong Điều 273 không chỉ áp dụng cho

người chưa thành niên (từ 16 đến dưới 18 tuổi) chuẩn bị phạm tội rất nghiêm

trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng mà ngay cả người đó chuẩn bị phạm tộinghiêm trọng do cố ý cũng đã bị bắt khẩn cấp rồi Theo quy định tại Điều 12BLHS thì “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọitội phạm” Như vậy, trong trường hợp họ chuẩn bị thực hiện tội phạm rất

nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì họ mới bị truy cứu trách nhiệm

hình sự và chỉ trong trường hợp này mới đặt ra việc áp dụng biện pháp ngăn

Trang 40

chặn đối với họ Vì biện pháp ngăn chặn được đặt ra cũng chỉ nhằm mục đíchđảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử và nhằm ngăn chặn tội phạm, tôn

trọng các quyền tự do, dân chủ của công dân Việc quy định như Điều 273không những không thể hiện được chính sách nhân đạo của nhà nước ta coingười chưa thành niên là đối tượng đặc biệt, coi họ là đối tượng cần bảo vệngay cả khi họ có hành vi phạm tội mà lại làm xấu hơn tinh trạng của họ Việc

áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam chỉ đặt ra trong những trường hợpkhông thể trì hoãn được, để đảm bảo cho các hoạt động điều tra, truy tố, xétxử, đặc biệt là đối với người chưa thành niên có hành vi phạm tội thì khôngthể áp dụng như người thành niên phạm tội Chính vì vậy việc quy định nhưĐiều 273 như hiện nay là không đúng với trường hợp bắt khẩn cấp người chưathành niên khi họ chuẩn bị phạm lội.

Thứ hai, Điều 64 BLTTHS quy định về việc bất người phạm tội quả tanghoặc đang bị truy nã Để nhằm ngăn chặn ngay người đang thực hiện tội phạm,nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh phòng chống tội phạm, bất kingười nào cũng có quyền bắt quả tang khi thấy người đó đang thực hiện tộiphạm, hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt Nhưng đối với việcbắt quả tang người chưa thành niên phạm tội thì ngoài các căn cứ quy định ở

Điều 64 còn cần phải đảm bảo thêm các điều kiện ở Điều 273 BLTTHS: Chi

được bắt người phạm tội quả tang khi người đó từ 14 đến dưới 16 tuổi mà phạmtội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng Chỉ được bắtngười phạm tội quả tang khi người đó từ 16 đến dưới 18 tuổi mà phạm tộinghiêm trong do cố ý, phạm tdi rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt

nghiêm trọng.

Việc xác định được người đó phạm tội do lỗi cố ý hay vô ý, phạm tội

nghiêm trọng hay rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là trách nhiệmcủa các cơ quan tiến hành tố tụng và phải qua một thời gian điều tra, truy tố,

xét xử mới có thể khẳng định được Không những thế việc xác định người đó

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:17

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w