1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án phó tiến sĩ khoa học luật học: Đổi mới tổ chức bộ máy hành chính đô thị trong cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta hiện nay

158 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đổi mới tổ chức bộ máy hành chính đô thị trong cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta hiện nay
Tác giả Đỗ Xuân Đông
Người hướng dẫn GS. PTS. Hoàng Văn Hảo, PGS. PTS. Nguyễn Đăng Dung
Trường học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận án phó tiến sĩ
Năm xuất bản 1996
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 158
Dung lượng 79,53 MB

Nội dung

HÀNH CHÍNH ĐÔ THỊ VIỆT NAM - QUÁ TRÌNH HÌNHTHANH VA PHAT TRIEN Khái niệm về hành chính đô thịQuan niệm về "D6 thi" Quan niệm về “Hanh chính” Hành chính đô thị Việt Nam qua các thời kỳ lị

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ DAO TẠO HOC VIÊN CHÍNH TRI QUỐC GIA HO CHÍ MINH

DOI MỚI TỔ CHÚC BO MAY HANH CHÍNH ĐÔ THỊ TRONG CẢI CÁCH NÊN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Chuyên ngành: LY luận Nhà nước và pháp quyền

Mã số: 5.05.01

Luận án phó tiến sĩ khoa học luật học

Người hướng dan khoa học: 1 GS PTS Hoang Van Hao

2 PGS PTS Nguyễn Dang Dung

Ha Noi - 1996

Trang 2

TM LOI CAM DOAN

lôi xin cam đoan day là công trinh

nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là

trung thực và chưa tung được ai

công bố trong bất kỷ công trình

nào./.

Tác giả luận án(Ký và ghỉ rõ họ té")

Wish_—_—_—_—

Đỗ Xuan Dong

Trang 3

HÀNH CHÍNH ĐÔ THỊ VIỆT NAM - QUÁ TRÌNH HÌNH

THANH VA PHAT TRIEN

Khái niệm về hành chính đô thịQuan niệm về "D6 thi"

Quan niệm về “Hanh chính”

Hành chính đô thị Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

Đặc điểm của đô thị Việt Nam trước Cách mạng Tháng

Pháp luật va quá trình hình thành phát triển tổ chức

bộ máy hành chính đô thị Việt Nam

Tổ chức bộ máy hành chính đô thị theo Sắc lệnh số 77ngày 2l tháng 12 năm 1945 và Luật tổ chức chính

quyền địa phương ngày 31 tháng 5 năm 1958

Tổ chức bộ máy hành chính đô thị theo Luật tổ chức

Trang 4

thị hiện nayNguyên nhân và những bài học kinh nghiệm trong

quản lý hành chính đô thịNguyên nhân về thể chếNguyên nhân về bộ máyNguyên nhân về cán bộ, công chức

DOI MỚI TỔ CHỨC BO MAY HANH CHÍNH ĐÔ THỊPHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Yêu cầu khách quan về doi mdi tô chức bộ máy hànhchính đô thị

Vị trí và vai trò của hành chính đô thị Việt Nam hiện

đại trong nền hành chính quốc giaĐặc thù của quản lý đô thị hiện nayPhương hướng đổi mới tổ chức bộ máy hành chính

đô thị

Các giải pháp về đối mới tổ chức bộ máy hành chính

đô thị hiện nay

Một số giải pháp về đổi mới thể chế hành chính đô thịMột số giải pháp về đổi mới tổ chức bộ máy hành chính

dé thị

Một số giải pháp về đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán

bộ, công chức quan lý đô thị

6

70

77 77 78 80

Trang 5

Kêt luận 146

Danh mục tài liệu tham khảo

Phu lục 15S

Trang 6

NHỮNG CHU VIET TAT

VIET TAT Viết day du

HCDT Hanh chinh dé thi

UBHC Uy ban hanh chinh

HDND Hội đồng nhân dân

UBND Uy ban nhan dan

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

=

| ‘Tinh cấp thiết của dé tài nghiên cứu

Cai cách hành chính quốc gia dang được đặt ra như một nhu câu tất yếu

khách quan trong quá trình đổi mof đất nước Lý luận khoa học và kinh nghiệm thực tiễn cho thấy mỗi mô hình tổ chức bộ máy hành chính và phương

thức hoạt động của nó chỉ phù hợp với mỗi giai đoạn nhất định, thích ứng với

các cơ sở kinh tế xã hội xác định

Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang

kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đòi hỏi phải doi mới tổ chức,phưong thức hoạt động của bộ máy nhà nước mà trọng tâm là cải cách nềnhành chính quốc gia trong đó có đổi mới tổ chức bộ máy hành chính đô thịnhằm : "Xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụngđúng quyền lực và từng bước hiện đại hoá để quan lý có hiệu lực và hiệu quảcông việc của Nhà nước, thúc đấy xã hội phát triển lành mạnh đúng hướng,phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp

luật trong xã hội" [63 - Tr 29]

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm gần đây, tổ

chức và hoạt động của bộ máy hành chính đô thị đã đổi mới từng bước và đạt

được những kết quả có ý nghĩa quan trọng Tuy nhiên, đó mới chỉ là kết quả

bước đầu và chưa cơ bản, chưa thực sự vững chắc Còn nhiều vấn dé lý luận

và thực tiễn cần được tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi, phát triển, đặc biệt là tổ

chức bộ máy hành chính đô thị Việt Nam trong công cuộc cải cách nền hành

chính quốc gia ở nước ta hiện nay.

Xuất phát từ tình hình trên đề tài nghiên cứu: "Đổi mới tổ chức bộ máy

hành chính đô thị trong cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta hiện nay"

Trang 8

là việc làm cấp bách, quan trọng và cần thiết nhằm dap ứng các nhu cau quan

iy do thi trong tiến trình đôi mới đất nước hiện nay và trong tương Tài,

3, Linh hình nghiên cứu

Trong thực tế đã có nhiều hội nghị khoa học bàn về vấn đề cải cách hành

chính quốc gia và đổi mới hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền địa phương

nói chung và tổ chức bộ máy chính quyền đô thị nói riêng Dang va Nha nước

ta đã ban hành nhiều văn kiện quan trọng về vấn dé này.

Những năm gần đây đã có một số dé tài Khoa học và sách báo về cai

cách nền hành chính quốc gia và đổi mới tổ chức 06 máy nhà nước của chính

quyền các cấp đã được công bố Tuy nhiên, các đề tài trên dưới các giác độ

khác nhau đã đề cập tới cải cách nền hành chính quốc gia và đối mới tổ chức

bé máy chính quyền địa phương Song, chưa có dé tài nào nghiên cứu sâu sắc

và hệ thống dưới dang một luận án khoa học về: "Đổi mới tổ chức bộ máy

hành chính đô thị trong cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta hiện nay”

Đề tài này kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu lý luận trong và ngoài

nước, căn cứ vào nhu cầu thực tế những năm đổi mới, hình thành hệ thốngquan điểm về tổ chức bộ máy hành chính đô thị Việt Nam

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án

Trước những yêu cầu đổi mới và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước,

mở rộng dân chủ hoá, phát triển kinh tế thị trường và mở rộng bang giao quốc

tế, luận án làm sáng tỏ vai trò và địa vị pháp lý đô thị Việt Nam Trong bốicảnh đổi mới hệ thống chính trị và cải cách nền hành chính quốc gia, luận ánnghiên cứu và đưa ra các can cứ pháp lý về vị trí của tổ chức bộ máy hành

chính đô thị trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quan lý củanhà nước Để thực hiện mục tiêu trên đây nhiệm vụ của luận án là:

Trang 9

- Khái quát những yêu cầu chung về hành chính đồ thị vị trí và vai tròphap lý của tổ chức bộ máy hành chính đề thị trong nền hành chính quốc gia.

- Phân tích quá trình hoạt động và phát triển của hệ thống hành chínhqUỐC gia và của tổ chức bộ máy hành chính đô thi nước ta qua các thời Kỳ lịch

sử đặc biệt là thực trạng tổ chức bộ máy hành chính đô thị Việt Nam hiện

nay, từ đó bàn về phương hướng và các yeu cầu hoàn thiện pháp luật về đổimới tổ chức bộ may hành chính đô thị Việt Nam

- Phân tích thực trạng pháp luật bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển và

hoạt động của tổ chức bộ máy hành chính đô thị Việt Nam.

- Phân tích vai trò và vị trí của tổ chức bộ máy hành chính đô thị trong

nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước

- Phân tích căn cứ pháp lý để hoàn thiện hệ thống cán bộ công chức nhànước, đổi mới việc bố trí sắp xếp, đào tạo, đào tạo lại bồi dưỡng cán bộ côngchức hành chính ở địa phương và công tác cán bộ có liên quan tới việc đổi

mới tổ chúc bộ máy hành chính đô thị Việt Nam trong cải cách nền hành

chính quốc gia ở nước ta hiện nay

4 Pham vi nghiên cứu của luận án

Đổi mdr hệ thống chính trị và cải cách nền hành chính quốc gia là vấn

dé rộng lớn và phức tạp Trong khuôr khổ một luận án khoa học, tác giả tập

trung nghiên cứu đổi mới tổ chức bộ máy hành chính đô thị Việt Nam nhằm

tìm ra các luận cứ và giải pháp pháp lý về cải cách hành chính ở các địa phương Luận án để cập tới một số quan điểm và nội dung cơ bản có liên quan đến cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đổi mới tổ chức bộ máy hành chính đô thị Việt Nam Dưới góc độ lý luận nhà nước pháp quyền, tác giả tập

trung nghiên cứu ở mức độ tìm ra các giải pháp về phương pháp luận và căn

cứ pháp lý về đổi mới tế chức bộ máy hành chính đô thị Việt Nam trong cải

cách nên hành chính quốc gia ở nước ta hiện nay.

Trang 10

5 Cái mới cửa luận an và ý nghĩa của luận an

- Luận ấn là công trình Khoa học đầu tiên nghiền cứu một cách có hệ

thong về đổi mới tổ chức bộ may hành chính do thị Việt Nam trong cải cach

nen hành chính quéc gia ở nước ta hiện nay.

- Luận án góp phần làm sáng to thêm về lý luận và thực tiễn cat cách nền

hành chính quốc gia, quan hệ giữa các cơ quan trong tổ chức bộ máy hành

chính của chính quyền địa phương, đặc biệt là trong tổ chức bộ máy hành

chính đô thị Việt Nam, phương hướng hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy

hành chính đô thị Việt Nam trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có

su quan lý của nhà nước

- Luận an phân tích khía cạnh pháp lý của quá trình cải cách hành chínhtrong thời gian qua, luận giải các phương án cụ thể trong tổ chức bộ máy của chính quyền đô thị hiện nay, để bảo đảm dân chủ hoá mọi mặt đời sống xãhội, vừa phát huy vai trò quản lý của nhà nước ở đô thị và vai trò điều chínhcủa pháp luật đối với toan bộ các quan hệ xã hội trong công cuộc đổi mới đất

nước.

- Luận án luận chứng một số quan điểm và giải pháp cơ ban để bé sung,

hoàn thiện và nâng cao chất lượng của luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ

`

ban nhân dân

Với kết quả đạt được, hy vọng luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận vàthực tiễn về phương thức tổ chức chính quyền địa phương nói chung và chính quyền đô thị nói tiêng, góp phần xây dựng mô hình tối ưu cho tổ chức bộ máyhành chính đô thị trong tình hình mới Làm cho đô thị phát huy cao độ vai trò

trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của địa phương, của một vùng lãnh thổ,

thúc day sự phát triển của cả nước

- Các kiến nghị của luận án góp phần xây dựng thể chế hành chính đô thị

và hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy hành chính đô thị Việt Nam đồng thời

Trang 11

đói mới việc đào tao đào tao lại đội ngũ cán bệ cong chức nhà nước quan lý

do thị trong điều Kiện nền kinh tê hàng hoá nhiều thành phan có sự quan lý

của nhà nước Hy vọng rằng, luận án là công trình Khoa học có thể sử dụng

làm luận cứ để hoàn thiện pháp luật về tê chúc bệ máy hành chính ở địa

phương đặc vist là tô chức bộ máy hành chính đô thị Việt Nam Luận án cũng

có thé là tài liệu nghiên cứu cho quá trình dao tao cán bộ công chức hành

chính nói chung, cán bộ công chức hành chính dia phương và của đô thị nói

riêng trong tình hình hiện nay và nhiều năm tới

6 Phương pháp nghiên cứu

Dưới góc độ lý luận nhà nước pháp luật luận án sử dụng các nguyên tắc,

phương pháp luận của triết học Mác - Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các

quan điểm cơ bản của Dang và Nhà nước Việt Nam, về đổi mới hệ thống

chính trị và cải cách nền hành chính quốc gia Nghiên cứu đổi mới tổ chức

bộ máy hành chính đô thị Việt Nam trong cải cách nền hành chính quốc gia ởnước ta hiện nay, luận án vận dụng các thành tựu của khoa học chính trị, khoa

học quản lý, khoa học pháp lý và khoa học lịch sử Luận án đặc biệt chú ý sử

đụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp hệ thống phươngpháp so sánh, kết hợp chặt chẽ giữa lôgic và lịch sử, giữa phân tích và tổng

hợp

Do tính chất đặc thù của luận án, tác gia kết hợp chặt chế giữa các

nguyên lý kinh điển kinh nghiệm lịch sử, kế thừa có chọn lọc các thành tựu

nghiên cứu đã có, với sự vận dụng các tri thức khoa học hiện đại, dự báo tình

hình có liên quan và đặt vấn đề nghiên cứu trong sự phát triển của tương lai.

7 Kết cấu của luận án

Luận án được kết cấu thành 3 chương 8 tiết, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục kèm theo.

Trang 12

rong suốt tiến trình lich sử hình thành và phát triên của đô thi Việt NamTrong suốt tiến trình lịch sư hình thanl hát t của đô thi Việt N

là sự kết hợp giữa các yếu tố cơ ban: "D6", "Thanh" và "Thi"

Nếu kể từ Cổ Loa, Hoa Lư còn nang về quân quản, lấy vị trí "Do" va

“Thành” làm trong, thì từ Thang Long, Đông Đô đến Hà Noi cùng với sự

›hát triển của văn minh đô thị, đã có một nền hành chính đô thị ngay mộtHe š , [a] x

hoàn chỉnh, bao hàm cả ba yếu tố: "D6" "Thanh" và "Thi"

Tuy nhiên, cho đến nay nên hành chính đô thị Việt Nam do nhiềunguyên nhân lịch sử khác nhau vẫn còn là một nền hành chính kém phát triển,không đáp ứng được những đòi hỏi mới của sự nghiệp xây dựng và phát triển

đất nước Do vậy, ngày nay trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, để phát triển và tăng cường quản lý đô thị, trách nhiệm nặng nề củachúng ta là sớm tạo ra môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện cho việc

quản lý đô thị, tạo lập một nền hành chính đô thị Việt Nam ngày càng hiện đại và có hiệu quả trong tiến trình cải cách một bước nền hành chính quốc

gia Đây cũng là đòi hỏi khách quan của chính công cuộc xây dựng và bảo vệ

TO quốc trong bối cảnh chung, Việt Nam mong muốn hội nhập vào đời sống quốc tế, muốn làm bạn với tất ca các nước và các dân tộc yêu chuộng hoà

bình và công lý trên thế giới; phát triển một nền kinh tế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghia có sự quản lý của Nhà nước.

Trang 13

1.1 Khái niệm về hành chính do thị

1.1.1 Quan niềm về “Đó thi"

Như chúng ta đã biết trong lịch sử nhân loại, dé thi ra đời là Kết qua củheck 6 sế«

quá trình phát trién của lực lượng sản xuấi và phân công lao động Từ xã he:

cong sản nguyên thuy sang xã hội có giai cấp loài người sinh sống bat đầu từ

nông nghiệp, rồi mới phát triển thủ công nghiệp đến sự phân công giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp Do sản xuất phát triển nhu cầu trao đổi hang hoá

và giao lưu kinh tế xã hội ngày càng tăng, thương nghiệp xuất hiện và từ đó

đô thi dần dan được hình thành với yếu tố tiền dé là "Thị" Ở những thu vực

công thương sớm phát triển, như vùng Địa Trung Hải, đã sớm phát sinh những

đô thị lớn có tâm cố quốc tế Còn ở những khu vực mà phương thức san xuất

Châu Á tồn tại như Việt Nam thì đô thị xuất hiện sớm nhưng kém phá: trign

và thường gan chặt với công xã nông thôn

Khi bàn về những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa, Các Máccho rằng: “Lich sử cổ đại cổ điển - đó là lịch sử của các thành phố; nhưng là

những thành phố dua trên sở hữu ruộng đất và nông nghiệp Lịch sử Cháu

A-đó là một thể thống nhất không phân biệt giữa thành thị và nông thôn (Ở đây,những thành phố that sự có thể được Xem một cách đơn giản là dinh lưỹ của

tua chúa, là một “Cục bướu” mọc trén chế độ kinh tế theo đúng nghĩa của

nó)” [1 - Tr 26-27]

Các Mác coi đô thị ở châu A cổ, trung đại chỉ như là "Cục bướu mọc

trên chê độ kinh tế”, bởi vì các bậc vua chúa, quan quân ngự trị ở đó sống

bang cong phẩm nông nghiện.của các công xã nông thôn là chính và để cai trịđất nước có hạ tầng cơ sở là công xã nóng thôn

tad

Trang 14

Chi đến thời cận dai, hiện đại công thương nghiệp phát triển chủ nghĩa

tu bản ra đời rồi phát triển, giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế tăng lênmới dân xuất hiện những do thị hiện đại

Vay tiêu chuẩn thế nào dé được quy định là một đô thị hiện đại ? Từđầu thế kỷ này một số nước phương Tây đã quan niệm là những tụ điểm dân

cư có mật độ tập trung cao, có phô phường hoạt động công thương nghiệp màthành phan dan cư phat từ 60% trở nên là sẵn xuất phi nông nghiệp (tức là dânnông nghiép chỉ chiếm dưới 40%) “Mot hội nghị quốc tế tai Prague thủ đônước cộng hoà Séc đã cố gắng tìm một tiêu chuẩn chung cho một đô thị gồm

2 yếu tố chính là:

- Số dan cư phải tir 2.000 đến 10.000 người

- Số dân nông nghiệp không quá 25%” [47 - Tr 40]

Theo đó thị dân phải cao hơn trước về tiêu chuẩn phi nông nghiệp là

chuyên buôn bán, làng gốm Hương Canh, Cự Đà (Thanh Oai - Hà Đông)

xưa Nhưng chưa bao giờ các làng đó trở thành đô thị Ngược lại, các đô thị

ra đời và sớm phát triển như Thăng Long - Hà Nội thời trùng đại hay như Thanh Hoá, Tam Kỳ mới trở thành thành phố, thị trấn gần đây thì cư dân

nông nghiệp lại chiếm tới trên 40%

Tóm lại: Dưới các góc độ nhìn nhận khác nhau, các nhà khoa học có

những quan niệm khác nhau về đề thị Chúng tôi cho rằng: Đô thi là điểm dân

Cư tập trung tách rời khỏi nông thôn của những người hoạt động trong các

Trang 15

ngành nghề phí nông nghiệp Đỏ thị phat triển ở thời kỳ mà thé lực của giải

cap phong Kiên đã suy giảm và đất nước bước vào thời ky sản xuất côngn@hicp

1.1.2 Quan niémvé "Hanh chính”

“=

Trong Han tự hành chính được ghép từ ˆ VJ nghĩa là di thực hiện

VỚI từ “EK " là chính trí Có thể hiểu “Hanh chính" là thi hành một đường

lối chính trị

Hành chính có gốc từ tiếng La tinh Administratio là quản lý, lãnh dao

Nó có bốn nghĩa cụ thể : ”1/ Hoạt động quan lý của cơ quan Nhà nước; hoạt

doug tổ chức trong lĩnh vực quan lý; 2/ Các cơ quan chấp hành của quyền lực

Nhà nước: Bộ máy Chính phú: 3/ Những người có chức vụ, ban giám đốc, ban

lãnh đạo các cơ quan, xí nghiệp; 4/ Người điều hành, người chịu trách nhiệmchính tổ chức hoạt động một cơ quan, xí nghiệp nào đó " [54 - Tr 17]

Thuật ngữ "Hành chính” có thể được dùng như là danh từ cũng có thể

được dùng như là động từ Nên khi dùng là danh từ, chúng ta thường dùng thêm một mao từ (article) sọi là "Nền hành chính" Khái niệm nền hành

chính có nội hàm là: "Nền hành chính được hiểu như một hoạt động, mộtcách tổ chức và quản lý xã hội chuyên nghiệp Sự quản lý đó nằm trong

phạm vi của quyền hành pháp Nền hành chính bao hàm: Bộ máy hành chính;

hệ thống các chức sắc có mối quan hệ công tác với nhau; hệ thống chính trị,

trong đó có vai trò trội hơn thuộc về những quan chức nhà nước nắm quyền

lực trong tay, những viên chức điều hành bộ máy nhà nước; những phươngpháp,quản lý có hiệu quả; những luật lệ hành chính " [52 - Tr 61]

Xét trên quy mô quốc gia, nền hành chính quốc gia xuất hiện ngay sau

khi Nhà nước ra đời Nó nhằm thực thi quyền hành pháp của Nha nước ấy, dùlúc đâu còn rất thô sơ Nhưng nếu không có quyền lực hành chính thì Nha

Trang 16

nước cũng không tổn tại với tự cách là công cụ thong trị của một giai cap đốivới giai cap Khác.

Xét trang phạm vi một đô thị - một phần lãnh thé quốc gia cũng vậy

Khi những tụ điểm cư dân làm thủ công nghiệp và thương mại chưa tách khôi

nền hành chính công xã nông thôn đã khai sinh ta nó thì chưa có một nền

hành chính riêng biệt của đô thị Nhưng khi một đô thị thực sự ra đời thì đồng

thời một nền hành chính đô thị cũng xuất hiện.

Như vậy theo chúng tôi: Hành chính đô thị là cơ cấu tổ chức và hoạtđộng của bộ máy quản lý hành chính đô thị, nó bao hàm luật pháp của quốc

gia nói chung và luật pháp quản lý đô thị nói riêng; tổ chức bộ máy quản lýhành chính và đội ngũ cán bộ công chức quan lý đô thi

Nền hành chính đó phát triển theo sự phát triển của văn hoá và văn minh

đô thị đó - tương ứng với quy mô phát triển kinh tế, xã hội, khoa học, công

nghệ của nó Sự phát triển của đô thị gắn liền với sự phát triển của nền

hành chính Do vậy, muốn làm rõ vai trò của nền hành chính đô thị trong nềnhành chính quốc gia hiện nay cần phải nghiên cứu lich sử phát sinh, phát triển 'của đô thị Việt Nam cùng với quá trình phát triển nền hành chính đô thị quacác thời kỳ lịch sử

1.2 Hành chính đô thị Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

Như mọi người đều biết, chúng ta xây dựng xã hội mới ngày nay khôngphải từ một mảnh đất trống mà từ di sản ngàn xưa do cha ông để lại Trong

"Hệ tư tưởng Đức" Các Mác và Ang ghen đã viết: “Lịch sử chẳng qua chi là

xự nổi tiếp của những thế hệ riêng rễ, trong đó môi thế hệ đều khai thác

những vật liệu, những tw bản, những lực lượng sản xuất do tất cả các thế hệ

trước dé lại" {2 - Tr 299].

Trang 17

44 9

Vi vậy, khi nghiên cứu "Nền hành chính đỏ thị hiện đại Việt Nam” can

phải tìm hiểu nền hành chính đỏ thị Việt Nam trước đây đề hiểu rõ "Xuất phát

điểm ” của việc xây dựng và cai cách nền hành chính đô thị Việt Nam hiện

đại nên bắt đầu từ đâu và sẽ đi tới đâu trong từng giai đoạn.

Trong lịch sử xã hội Việt Nam, đô thị ra đời từ rất sớm “Có thể sớm

nhất là Cổ Loa, thế ky thứ III trước công nguyên Tiếp đến là Hoa Lư, kinh đô đầu tiên của thời kỳ độc lập tự chủ, ra đời vào thế kỷ thứ X Thăng Long - Hà

Nội thế ky XI Vân Đồn - một đô thị cảng biển - thế ky XII Lang Son đô thị

miền núi lại gần biên giới, nếu kể từ Bạc Dịch Trường Vĩnh Bình là từ thế kỷ

XI, XII, phát triển lên vào thế ky XIII Phố Hiến - mở đầu thế ky XIII phát

triển ở thế kv XV XVI Dương Xá Thanh Hoá thế kỷ XV, XVI Vinh Bến Thuỷ thế kỷ XVII-XVII Huế thế ky XVII - XVIII Sai Gòn thế kyXVID - XIX " [17 - Tr 45]

-1.2.1 Đặc điểm của đô thị Việt Nam trước Tháng 8 năm 1945

- Đặc điểm thứ nhất: Các đô thị cổ Việt Nam thường xuất hiện từ ba yếu

tố: “Đó, thành và thị”, trong đó yếu tố "Dé" chiếm vi trí trọng yếu nhất

Như chúng ta di biết, “Đô” thường là ly, sở mang ý nghĩa trung tâm

chính trị của cả nước, hoặc nếu có phân phong, thì đó là “D6” của một vùng

“D6” là nơi đóng hành dinh của bộ mầy thống tri cao nhất mà của cả nước là

thu đô “Đô” thường đi đôi với “Thanh”, vừa nhằm bao bọc, bảo vệ “Đô”,vừa là nơi đồn trú của binh lính để bảo vệ hành dinh của bộ máy thống trị

Có “Đô”, có “Thành” thi.nhu cầu vật phẩm cần thiết cho cuộc sống của

vua chúa, quan lại và binh lính đòi hỏi phải có "Thi" (tức chợ) để mua bán,

trao đổi Cổ Loa xưa từ thời Thục Phan được hình thành trên cơ sở đó Đến

Liên Lâu nơi Sĩ Nhiếp đóng đô cũng vậy Tuy thành Liên Lâu nhỏ hơn thành

„ bế 05

L7

ị ray MÔ

Trang 18

Cổ Loa nhưng “Thị” lại tấp nap hơn Đã có những thương nhân ấn Độ Trung

Quốc đên buôn bán Đến Hoa Lu “Đô” ở trong thành mà thị lại hoàn toàn

tách ra ở ngoài thành, ven sông Hoàng Long Thăng Long từ khi định đô (thế

ky 1Ì, năm Clash tuất 1010) trở di, "đó, thành và thị” là ba yếu tố luôn kếthợp đề trở thành đô thị trung tâm văn hoá - kinh tế - chính trị của cả nước

Tuy nhiên, cũng có trường hợp do điều kiện cụ thể nên không có đầy đủ các yếu tố tuy có “Thành” kiên cố như thành nhà Hồ nhưng do không định đô

được lâu dai và không phát triển được khu vực "Thi" nên không bao giờ nơi

đó là đô thị cả Còn nhà Mạc cũng cấu trúc nhiều thành ở vùng Đông Bắc đất

nước nhưng cũng không nơi nào trở thành đô thị

Do đó, khi tìm hiểu các yếu tố hình thành các đô thị cổ Việt Nam, đã có

những cách hiểu khác nhau Một số nhà khoa học ở Đông Nam Á cho rằng ởViệt Nam vì luôn luôn chống ngoại xâm nên yếu tố “Thanh” là chủ yếu ?

Theo chúng tôi hiểu như vậy là không sát thực tế Bởi vì Việt Nam chống

ngoại xâm thắng lợi là dựa vào chiến tranh nhân dân chứ không dựa vào

“Thành”, thậm chí khi cần thì tạm rời đô để cuối cùng giành thắng lợi

Còn riêng yếu tố “Thị” cũng có khi xuất hiện độc lập, tén tại và phát

triển trong một thời gian như: Van Đồn, Hội An, Phố Hiến Có thời kỳ PhốHiến, Hội An rất phồn thịnh nhưng rồi Phố Hiến cũng giải thể và hội nhậpvào đô thành Thăng Long Còn Hội An cũng không phát triển thành đô thị

lớn, khi mà trung tâm chính trị lại chuyển về Đà Nắng

Rõ ràng trong sự hình thành các đô thị cổ Việt Nam, “Thi” không có vai

trò lớn mà "Đô" thường chiếm vị trí trọng yếu nhất Đặc điểm này quy định

nên phương pháp quan lý đô thị có nét đặc thù Việt Nam của ông cha ta.

18

Trang 19

- Đặc điểm thứ hai là thành thị không tách rời với nông thôn, hay cũng

có thể nói, đô thị cổ Việt Nam mang tính chất nứa nông thôn nữa thành thi.

Đặc điểm này với thời đại công nghiệp có thể để lại những di sản tiêu cực nhiều hơn là tích cực Nhưng ngày nay, nhân loại đang chuyển dần sang

giai đoạn mới mà có nhà khoa học gọi là “Thời đại hậu công nghiệp” với

phương châm phát triển là: Đô thị hoá nông thôn, chuyển một phần sản xuất

và địch vụ về gia đình, về nông thôn, đồng thời giữ lại những danh lam, thắng

cảnh, di tích lịch sử do nông thôn xưa để lại trong đô thị Đặc điểm này của

đô thị cổ Việt Nam lại để lại những di sản tích cực mà nghệ thuật quản lý đô

thị cần khai thác Đơn cử như những khoảng trống hồ, ao có cây xanh ở Hà

Nội, những biệt thự có vườn bao bọc ở Huế, Sài Gon, kèm theo những khu

công viên cổ thụ là những di sản mà các nhà quản lý đô thị đang phải kế

thừa, bảo vệ và phát triển.

Tính chất nửa nông thôn còn để lại những di sản khá đậm nét ở Thăng

Long - Hà Nội Thăng Long sau khi định đô vẫn còn những khoảng trống

được lấp kín bằng các khu nông nghiệp như khu “Thập tam trại” ở Tây kinhthành bao gồm đất đai của chín làng nông nghiệp là: Liễu Giai, Giảng Võ,Vĩnh Phúc, Đại Yên, Thủ Lé, Cống Vi, Van Bảo, Ngọc Hà, Hữu Tiệp Khu

này hình thành từ đời Lý còn tồn tại tới thời Nguyễn và nay vẫn còn dấu vếtxưa Ngay ở giữa thủ đô, ngôi đình hiện còn ở 16C Hàng Mã cũng là di tíchcủa các thôn Tân Khai, Tân Lập chuyên về nông nghiệp Cả đến đơn vị

phường vốn dùng để chỉ các phường công, thương nghiệp thì vẫn còn có cả

phường nông nghiệp ngay ở giữa Thăng Long như “Toái viên phường”, tức

phường trồng tỏi Tham chí có thời, triều đình còn cấp đất làm trang viên chocác quan đại thần ngay ở trong lòng Thang Long Như thời Lê, diéu 226trong Quốc triểu hình luật quy định: "Quan nhất phẩm được cấp 3 mẫu; quan

19

Trang 20

nhị phẩm 2 mẫu: quan tam phẩm | mẫu: quan tứ pharm Š sào: quan ngũ phẩm

3 sào: quan lục thất phẩm 2 sào” [SO - Tr 96-97].

Tính chất nửa nông thôn còn biểu hiện ở chỗ các ngành nghề thủ côngcũng từ các làng quê ra tinh làm ăn theo thời vụ rồi lại trở về nông thôn, như

nghề nhuộm ở Đan Loan (Hải Dương), nghề tiện gỗ ở Nhị Khê (Hà Đông),

nghề da giầy ở Trúc Lãm, Phong Lãm, Văn Lãm (Hải Dương), nghề đúc đồng

ở Đại Bái (Bắc Ninh), nghề làm hàng vàng bạc Đồng Sâm (Thái Bình)

Ngoài một số ít nghệ nhân được cư trú tại các phố phường Thang Long thì số

đông từ nông thôn ra thành thị, hết phiên chợ lại trở về nông thôn Có thời

thịnh trị như thời Lê sơ, vua chúa cũng vẫn đuổi thương nhân và thợ thủ công

trở về nông thôn Vì vậy, tới các phiên chợ ở đô thị Thăng Long, hàng hoávẫn là sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp do thang dư lao động mà có,

tức sản phẩm của tái sản xuất giản đơn trong nền kinh tế tự cấp, tự túc, chứchưa có kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa

Cho đến thế ky XIX, sau khi nhà Nguyễn doi đô từ Thăng Long vào

Huế, đã đặt nơi đây là tỉnh Hà Nội mà quy hoạch lấy huyện Từ Liêm thuộc

tỉnh Sơn Tây nhập vào phủ Hoài Đức, và lấy ba phủ: Ứng Hoà, Lý Nhân,Thường Tín thuộc trấn Sơn Nam cũ hợp với phủ Hoài Đức thành tỉnh Hà Nội,đặt chức Tổng đốc Hà-Ninh coi cả Hà Nội và Ninh Bình Ngay kinh đô Huếcũng chỉ được coi trọng vì đó là kinh đô chứ không phải do phát triển thịtrường Thay vào "Thị", nhà Nguyễn lấy vùng phụ cận để phục vụ Kinh đôbang cách dat ra các dinh, trấn trực lệ, như Quảng Trị, Quang Binh ở phía Bắc

và Quảng Nam, Quảng Ngãi ở phía Nam

Như vậy, cho đến thế kỷ thứ XIX, khi thế giới đã bước vào giai đoạn

phát triển cao của chủ nghĩa tư bản - tới chủ nghĩa đế quốc, đô thị đã có sứ

20

Trang 21

mang giao lưu, liên kết kinh tê quốc tế, nhưng ở Việt Nam dé thị vẫn còn

mang tính chất chính trị với “DO” và “Thanh” là chủ véu.

1.2.2 Quản lý hành chính ở đô thị trong thoi kỳ Phong kiến

- Về guy hoạch đô thị

Vì coi trọng yếu tố “Đô”, nên ngay từ Cổ loa, “Đô” phải đóng ở trong

“Thành” Vua, quan và quân nhân đều đóng ở trong thành, dân công phục vu

lúc đó chưa nhiều Giao lưu với bên ngoài qua hai đường thuỷ và bộ, nhưng

chưa hình thành được thương trường để kết hợp giữa “D6” và “Thị” Cho nên

gọi Cổ loa là đó thành thì đúng hơn.

Đến Liên lâu, quy hoạch tuy không rộng lớn, nhưng Si Nhiếp là quan

văn cai quản, đã cho phát triển thương mại, truyền bá Khổng giáo cho phép giao lưu với nước ngoài Nên quy hoạch có phần rộng, thoáng hơn.

Cố đô Hoa Lư thì yếu tố “Đô” và yếu tố “Thanh” gắn chặt với nhau còn yếu tố “Thị” hầu như bị tách ra nằm ở ngoài đô thành, ven sông Hoàng Long.

Tới Thăng Long, tuy đó, thành và thị đã kết hợp chặt chẽ nhưng “Đô”vẫn là yếu tố quan trọng nhất, đã có tới ba vòng thành bao bọc Đó là ké thừa

di sản của thời kỳ “Tiền Thăng Long” mà Trung tâm 1a toà Tử Thành hay còngọi là Tử Cấm Thành của viên Tổng quản nhà Đường là Khâu Hoà, xây dựng

trên bờ sông Tô Lich (năm Tân Ty 621) có chu vi 900 bộ (tức 1.674 m).

Khi Thăng Long trở thành kinh đô (thời Lý) mới lấy khu trung tâm chính

trị đặt làm Đại nội (nơi Vua ở) với vòng thành bao bọc gọi là Cấm Thành hay

còn gọi là Long Thành

Ngoài đó mới đến vòng thành thứ hai là Hoàng Thành bao bọc các cơ

quan của triều đình (ngày nay là tương đương với khu nội thành, có các cửa

Đồng, Tây, Nam, Bắc vẫn còn những dấu vết) Rồi dến vòng thành thứ ba ở

Trang 22

ngoài cùng là Đạt La thành trên dau vét của thành Đại La mà Cao Bién đãquy hoạch xưa (Cao biển là Sứ nhà Đường khoảng những năm 865 - 866).Khu vực giữa Hoàng Thanh và Đại La thành ngày càng trở thành nơi hệi

tu của thợ thủ công thương nhân cùng các gia đình quan lại, quân nhân Khu

vực thủ công và thương nghiệp đã trở thành 36 phố phường vừa gần chợ, vừacần sông

Như vậy tư tưởng quản lý đã biểu hiện rõ trong quy hoạch tổng thể: Lấy

“Đô” lầm trung tâm, lấy “Thanh” để bảo vệ đô và ngăn cách với dan chúng.

Nhưng khu vực giữa hai vòng thành dân cư lại ngày càng đông đúc trở thànhkhu quan trọng ngoài ý muốn của vua quan, giao lưu, buôn bán giữa quânlính và quan lại với dân cư ngày càng phát triển, cũng từ đây mà yếu tố “Thị”

hình thành Giao lưu, buôn bán, trao đổi để phát triển kinh tế, cuộc sống ngàycàng trở nên đô hội, tấp nập và phồn thịnh

- Phan cáp quản lý hành chính trong đô thị

Do các đặc điểm kể trên nên về mặt phân cấp quản lý, các triéu đại xưa

chỉ coi cấp đô thị lớn ngang với cấp hành chỉnh của mỗi tinh Dưới cấp

“Tỉnh” thì đô thị này cũng là cấp huyện Dưới huyện là cấp phường và thôn(phường ở khu vực công thương và thôn ở khu vực nông nghiệp) Như vậy vẫn

là chính quyền ba cấp

Phương thức quan ly cũng tương tự như quản lý các tỉnh ở nông thôn

Khu vực làng, thôn chúng đã rõ, còn khu vực phường có phần phức tạp và có

những biến thiên nhất định qua các thời kỳ.

Khái niệm phường, theo chữ Hán gồm hai phần:

- Chữ thổ " E " với ý nghĩa là đất đai, ranh giới.

- Chữ phương " 7 " với ý nghĩa là một khu đất vuông hoặc cũng có

thể là chữ nhật đã được hoạch định

22

Trang 23

Trong lịch sử, đơn vị “Phường” có thê xuất hiện từ thời kỳ chống Bacthuộc Đến năm Canh dan 1230 nhà Trần “Noi theo đời trước” đã chia ThangLong thành 61 phường, không chi dé nói về các don vị kinh doanh công

thương nghiệp mà còn để chỉ các đơn vị nông nghiệp.

Đến thời Lê, phường đã có quan hệ với phố nên một lái buôn người Ý là

Marini đã viết: “Kẻ chợ có 72 phường, tức là hai day phố hai bên hình thành

một phường Mai phường rộng bằng một thành phố trung bình của nước

7

Ý"{17 - Tr 139]

Như vậy, dường như phường bao gồm nhiều phố, mới có ấn tượng làbằng một thành phố trung bình của nước Ý

Nhưng khái niệm phố mà thương gia người Ý Marini dùng thì trong sử

sách của chúng ta trước kia chưa hẳn là để chỉ các phố xá Trong “An Namchí nguyện”, Cao Hùng Trưng, khi nói về Thăng Long thời Minh đã dùng từ

“Phố xá” để chỉ các trạm dịch Khái niệm phố lúc đầu chưa có ý nghĩa kinh

tế, nó chỉ có ý nghĩa kinh tế khi gắn với các phường chuyên nghiệp Và từ đókhái niệm phố mới dùng để chỉ những đoạn đường có hai dẫy nhà hai bênquay mat vào nhau ngăn cách bởi đoạn đường dùng làm lối di chung, thường

được lát gạch,: đá tới thế ky XVII, X.Dampier đã viết: “Các đường phốchính của kinh thành đều khá rộng, tuy vẫn có vài phố hẹp” và “Phân lớn các

phố đều được lát đá hay đúng hơn là được gắn bằng những viên đá nhỏ nhưng

rất qua loa” [17 - Tr 40] Hay Baron ở thế kỷ XVII cũng nói: “Tất cả các thứ

hàng bày bán ở đô thị đều bán riêng ở từng phố, và mỗi phố lại dành cho một,

hay hay nhiều làng, mà chỉ có những người làng ấy mới được phép mở cửa

hàng ở đây” [17 - Tr 41]

Tới thời Nguyễn, khái niệm phố đã được định rõ Đó là một con đường ở

#!ưa hai bên có hai day nhà có cửa hàng, cửa hiệu quay ra mặt đường, thường

chuyên bán một loại hang hoá nhất định Như Bourdes, thé ky XIX đã mô tả:

23

Trang 24

“Những người bán tơ lụa di vào trong phố Hàng Đào, thợ làm kim khí đi vào phô Hàng Đồng những người làm mũ nón vào phố Hàng Nón Nói tóm lại.

mỗi nghề vào một phố dành riêng cho chuyên môn nghề đó "[I 7 - Tr 41].

Như vậy là phường thủ công có phố làm bộ mặt kinh doanh, giao dịch Tuy

phố và phường có quan hệ với nhau chặt chẽ như vậy nhưng về mặt quản lý thì thời Phong kiến, chỉ lấy phường làm đơn vị cơ sở chứ không lấy phố.

Điều cần nhấn mạnh là mỗi phường thủ công chuyên nghiệp như vậy

đều có quan hệ với làng gốc ở nông thôn Thời phong kiến cũng như thời

Pháp thuộc chính quyền đều lấy việc liên kết với nông thôn gốc rễ làm một

biện pháp quan lý Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển của đô thị, duy trì lâu dài tính trì trệ và bão thủ của nó.

hao sâu, có quân đội thường trực lớn mà người chi huy được phong tới cấp Tả

tướng quân, Vệ tướng quân

Đến Hoa Lu xuất hiện ở thế ky thứ X cũng vẫn lấy “Đô” và “Thanh” làmchính và quản lý vẫn là các võ quan như Tả Giám quan và Hữu Giám quan

Đến thời Lý, Thăng Long vẫn còn lấy quân quản làm chính, với 10 vệ

_ Điện tiền cấm quan” canh phòng Dưới đó về dan sự có chức Phủ doãn và về

quân sự có chức Đề lĩnh, như vậy từ đây bước đầu đã phân chia hai ngạch

quân sự và dân sự.

24

Trang 25

Về chức Phủ đoãn từ thời Trần tên gọi có thay đổi, như trong Lịch triềuhiển chương loại chí của Phan Huy Chú, mục Quan chức chí có ghi: “Đầu

nhà Trần khoảng đời Kiến Trung (1225-1232) bat đầu đặt Kinh thành bình

bạc ty Đên đời Thánh Tông, Thiệu Long (1258-1273) đòi làm Kinh sư đại an

phù sứ Đên Hiển Tông đời Khai Huu (1388-1398) lại đổi làm chức Trung đô

doin Đến nhà Lê, buổi đầu vẫn theo nhà Trần đặt chức Trung đô phủ doãn va Thiếu doãn Đời Hồng Đức định lại quan chế đổi làm Phụng thiên phủ doãn, Thiếu doãn, phẩm trật ở vào hàng chánh ngũ phẩm " {36 - Tr 26].

Về chức Đề lĩnh, từ "Lê Tương Dực trở đi đặt các chức gọi là Tứ thành

Đề lĩnh, gồm Chưởng Đề Lĩnh, phó Đề Lĩnh và Đồng Đề Lĩnh để tuần phòng

kinh sư, tìm bất gian phi Đó là các chức quan võ phẩm trật ở hàng tòng nhất,tòng nhị phẩm Đến thời Lê Trung Hưng mới dùng quan văn làm Đồng Đềlĩnh cai quản bốn mặt thành” [36 - Tr 29]

Như vậy các ngạch quan cai quản đô thị lớn như Thăng Long cũngngang với các tỉnh, phẩm trật cũng chỉ đến ngũ phẩm mà thôi

Cấp trung gian là huyện vẫn có Tri huyện như ở nông thôn Cấp cơ sở là

phường thì không có hương trưởng, xã trưởng mà có phường chính, phường sử

và phường giám Đây là ba chức cai quan một phường, tương đương với xãchính, xã sử, xã giám ở nông thôn Nếu ở nông thôn các xã chính, xã sử, xã

giám chia nhau gánh vác các nhiệm vụ hành chính, tư pháp, quản lý cả về hộ,

hôn, điển, sản và trật tự trị an, thì các chức quan của phường cũng làm những

việc như vậy Chính quyền ba cấp ở đô thị, tuy có khác nông thôn ít nhiều,

„ nhất là ở cơ sở phường và phố, nhưng về cơ bản vẫn có hai nhiệm vụ chính là

quản lý kinh tế và quản lý trật tự, trị an xã hội, kể cả chống ngoại xâm.

Chủ yếu là bố trí quản lý các địa điểm sản xuất và buôn bán để thu thuế

các loại.

Trang 26

- Trước hết là thuế đánh vào các ngành thu công là chính.

Ngoài chế độ công tượng tức là bat các thợ thủ công giỏi tay nghề vàolàm ở các eo sở sản xuất của Nhà nude (các Cục bách tác) một cách định kỳ,còn hình thức quan lý gián tiếp thông qua thuế má Thời Lê, thuế này gọi là

thuế thổ san (hay thuế san vật) Như thời Lê Du Tông (năm Giáp Thin 1724) Nhà nước quy dinh thợ thủ công kể cả ở đô thị và nông thôn, phải nộp thuế

thể sản, như phường An Thái (Bưởi) phải nộp các loại giấy (giấy lệnh, giấy

thị giấy bản, giấy sắc vàng ) Đến thời Nguyễn thì thống nhất thu thuế thổ

sản gọi là thuế biệt nạp Thuế được thu thông qua các tổ chức thợ thủ công

nửa tự do, do Nhà nước gián tiếp quan lý, gọi là “Tượng cục” Cụ thể: Các thợ

thủ công phải cùng nhau lập một danh sách trong đó có ghi tên tuổi các thànhviên và ghi tên cục trưởng được đề nghị, đưa lên quan trên duyệt Trong ban

đệ trình đó phải ghi rõ cả mức thuế dự kiến của cả Cục va của từng cá nhân,

đi đôi với tổng sản lượng mà các Cục sản xuất ra Các Cục trưởng được Nhànước ban chức Tòng cửu phẩm và sau một vài năm thì được bổ nhiệm là

Tượng mục, đứng đầu Tượng cục

Có nhiều loại Tượng cục như cục thợ dệt, cục thợ vàng bạc, cục thợ rèn,cục thợ mộc, Cục trưởng thợ vàng bạc có quyển áp dấu kim của mình trên

đỉnh bac đã đúc tỏ ý chịu trách nhiệm về chất lượng vàng bạc Ở phố Hàng

Bạc Hà Nội có Trường Đình, số nhà 50 và Kim Ngôn Đình số nhà 42 là nơithợ bạc giao nộp thành phẩm cho các Ty quan

Ngoài các tượng cục còn có thợ thủ công và thương nhân tự do sản xuất

và buôn bán hàng thủ công Họ đều phải nộp thuế “Biệt nạp” Thuế nộp bằng

sản vật, và cũng có thể nộp bằng tiền Mức thuế đánh vào nhân định, sau đó

lại tính gộp cả vào mức thuế chung của phường Người đã chịu thuế biệt nạp thì được miễn trừ thuế thân, binh dịch và đao dịch.

26

Trang 27

Do vậy những cư đân do thị không làm nghề thủ công đã mạo nhận có

nghề rồi mua sản phẩm đóng thuế “Biệt nạp” để khỏi phải bị bắt lính Năm

Bính thân 1836 nhà Nguyễn đã cho dan trong thành Dat La không làm nghề

thủ công cũng được nộp thuế “Biệt nap” bằng thổ sản hay bằng tiền Tráng

định mỗi năm nộp 8 quan, dan định (già ca, tan tật) nệp một nửa Nhìn chung

mức thuế biệt nạp đánh vào các hộ thủ công nghiệp trong những thôn, phường

ở Hà Nội rất nặng so với mức thuế thân đánh vào các hộ nông nghiệp ở nông

thôn Nam Tân sửu 1841 nhà Nguyễn đã phải giảm thuế biệt nạp ở Hà Nội:

"Hang tráng định mỗi người nộp 6 quan và già yếu 3 quan " [33 - Tr 23].Thuế đánh vào các thương nhân, Nhà nước phong kiến đã coi trọng việc

ổn định tình hình chợ búa nơi kinh thành, vừa là để cung ứng vật phẩm cho

triéu đình, quan lại, binh lính và thị dân, vừa để thu thuế Do đó giữ gìn trật tự

ở các chợ thời Lê Thánh Tông, điều khoản 2 của chỉ dụ niên hiệu Đức Longthứ 6 (Giáp tuất 1634) có ghi: “Việc mua bán, trao đổi và giao dịch được tiếnhành trong các chợ của kinh thành, có mục đích làm lưu thông các tài phú vàhàng hoá cần thiết cho đời sống hàng ngày Từ nay các gia đình quyền quý vàcác công sở không được cử gia nhân đi cưỡng chiếm hàng hoá vật phẩm trongcác chợ Những kẻ phạm pháp sẽ bị trừng trị nghiêm khắc” Lịch triều hiến

chương loại chí cũng ghi về Hình luật thời Lê: “Những sắc dịch làm bếp của

nhà vua và những kẻ nấu bếp cho các nhà quyền quý mà ép lấy hàng hoá ở

quán chợ hay ép mua giá rẻ, thì giám thị và người bán hàng cùng bat giải,quan thì xử tội đồ, chủ nhà thì xử phạt Nếu giám thị tòng không bắt thì xử

Điểm Người khác bắt được thì thưởng, tuỳ việc nang nhẹ” [37 - Tr 149] Vềquan lý thông qua thuế khoá, nhà Lê đã quy định thuế chợ, thuế đò cho cả

nước,

Lịch triều hiến chương loại chí ghi: “Cam không được lấy thuế chợ, thuế

ita 4 a x 3 , , % 2 ~ , = P “A & xã ws

Ø9 quá lệ Chợ ở các xứ thi có chợ đã có lệnh cấp cho viên nào được lấy tiền

bo ~

Trang 28

của người bán, trâu bò mỗi con là 10 đồng tiền quý, lợn mỗi con là 2 đồng

tiên quý Các món hàng khác thì cứ mỗi tiền lấy | đồng Ai trái lệnh bat nộp giải để trị tội {37 - Tr 153].

Năm Dinh mùi 1727 định ra lênh đánh thuế 8 chợ có giết thịt trâu bồ ởkinh thành Thăng Long Ngạch thuế ít nhiều khác nhau:

- Chợ Cửa Đông là chợ lớn nhất lệ thuế đồng niên là 318 quan 8 tiền,

300 tấm da trâu, Chuẩn định mỗi tấm da là | quan 5 tiền.

- Chợ Cửa Nam, chợ huyện, chợ Đình Ngang, chợ Bà Đá, mỗi chợ đồngniên là 318 quan 8 tiền, 100 tấm da trâu

- Cho Văn Cử: Đồng niên là 19 quan 2 tiền quý

- Chợ Bác Cử mới lập chưa đánh thuế

- Chợ Ông Nước: Đồng niên là 48 quan 8 tiền

Cũng có thời Nhà nước phong kiến miễn thuế chợ do những nguyênnhân nhất định, như thời Nguyễn Năm Bính thìn 1836, Tổng đốc Hà NinhĐặng Văn Thiêm đã dâng sớ đề nghị xin miễn thuế cho các cửa hàng, chợbúa, phố xá ở hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận và được vua chuẩn y cho

Ngoài loại thuế tại chợ như trên, Nhà nước còn đánh thuế buôn bán, giao

lưu do các tuần ty thu, gọi là thuế Tuần ty, đánh cả vào các hàng hoá đưa vào

Thăng Long Nhưng cũng có thời miễn thuế tuần ty cho một số mặt hàngchẳng hạn, năm Tân Mão 1751 đã cho miễn thuế gạo

Riêng về ngoại thương, việc quản lý của Nhà nước khá chặt chẽ đối với

đô thi, nhất là kinh thành Do yêu cầu bảo vệ an ninh chính trị, đề phòng

ngoại xâm dom ngó, các triều đại phong kiến đều áp dụng một chính sách

hạn chế thương nhân nước ngoài đến Thăng Long Luật pháp ngăn cấm cả

thường đân giao dich với người nước ngoài.

28

Trang 29

Năm Khanh Đức thứ 2 (Canh Dân 1650), thời Lê Thần Tông - TrinhTráng Nhà nước đã ra lệnh ngăn chan các tau buôn ngoại quốc đến Thang

Long Tau thuyền các nước Hoa Lang (Pháp), Ô Lan (Hà Lan), Nhật Bản

cũng như các lái buôn Phúc Kiên (Trung quốc) đều không được trực tiếp đến Kinh thành Thăng Long mà phải cử người đến xin phép trước nói rõ lý do và ý

định của họ Các nhân viên của các thương thuyền này sẽ được trú ngụ tại các

địa điểm gần Thăng Long là Thanh Trì và Khuyến Lương và nếu từ phía Bắc

tới là ở tram An Thường Nhà nước sẽ cử người đến giao thiệp Đến năm Mau

Ngọ 1678, lại quy định hai địa điểm tập kết Đó là trạm Cao Đào (thuộc

huyện Gia Lam) đốt với tuyến đường bộ, và Van Lai Triều (tức Phố Hiến) đối

với đường thuỷ

Phương pháp quản lý này đã hạn chế ngoại thương, có ảnh hưởng tiêucực đến sự phát triển của đô thị, cả về giao lưu kinh tế, văn hoá lẫn về thu

nhập tài chính và quy hoạch đô thị

Mặc dầu pháp luật quy định như vậy, nhưng yêu cầu khách quan của sựphát triển kinh tế xã hội đã buộc các nhà quản lý đất nước phi chap nhan cho

các thương nhân nước ngoài mở các thương điếm ở đô thị Nam Ky dau 1669

chúa Trịnh đã cho Công ty Đông ấn của Pháp mở thương điếm ở Phố Hiến.Năm Nhâm Tý 1672 cho Công ty của Anh mở thương điếm ở Phố Hiến và Kẻ

chợ (Hà Nội) Năm Canh Thìn 1700 lại cho Hà Lan mở thương điếm ở Phố

Hiện Cũng vậy chúa Nguyễn ở miền Nam đã cho nhiều thương nhân nước

ngoài, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản mở thương diém ở Hội An Riêng

ham Tân Mão 1771 có tới 16 tàu buôn nước ngoài vào Hội An, nộp 30.000 quan tiền thuế

TL_^ 4 s “ a z “2 & x i as

Nhìn chung quan lý ngoại thương ở các triểu đình phong kiến vấp phải

một mầu thuẫn lớn là muốn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lo sợ nước ngoài dom

29

Trang 30

ngó, xâm lược nên đã cô ý đóng cửa, hoặc hạn chê giao lưu thương mại với

nước ngoài Mat khác, yêu cầu khách quan của phát triên Kinh tế theo thời dai, lại bat buộc họ phải mở cửa tiếp nhận thương nhân nước ngoài và cho dat

thương điểm ở các đô thị

Lê Sơ còn có tên gọi là Luật Hồng Đức) đã có chương Vệ cấm gồm 47 điều

về bảo vệ kinh thành, tức là bảo vệ đô thị quan trọng nhất của đất nước

Ngoài những điều Luật nghiêm khắc cấm không được thâm nhập vào cáccung điện, lăng miếu của triều đình, xâm phạm đến tính mệnh tài sản của nhàvua và hoàng gia v.v Còn có những điều luật nhằm bảo vệ trật tự trị an ở đôthi như điều 68, Quốc triều hình luật ghi: “Trong ban đêm, những người ởtrong kinh thành không phải vì việc công và người dân đi tìm thày thuốc, bà

đỡ, hay tìm anh em mà không cầm đèn đuốc phải bị bắt đưa đến toà đô sảnh.Nếu là quan lục phẩm trở lên phải phạt tiền 5 quan, quan thất phẩm trở xuốngphải phạt tội xuy, đánh 50 roi, người dân phải phạt đánh 60 trượng Nếu người

mang dao hay cầm gay bị tội đồ làm “Chung điều binh” Nếu người đi đêm

chống cự lại bằng tay không thì phạt 80 trượng, nếu có dao, gậy thì bị lưu đi

châu gần, nếu đánh lính bị thương tội nặng thêm một bậc” [50 - Tr.56].

3

Đó là về phía người vi phạm trật tự an ninh, còn các quan lại thiếu tráchnhiệm cũng bị xử lý theo pháp luật.

30

Trang 31

“Quan thường trực Không biết thì bị phat nêu biệt mà cô ý tha thì tội nhẹ

hơn phạm nhân một bậc Nếu quan thường trực bat giữ người đi đường mà vucho người ấy là phạm cấm di đêm thì bị đánh 60 trượng, nêu cưỡng bách lấytiên hay đỏ vat của người ta thì bị ghép vào tội nat người lấy của” [50-Tr.57].Thậm chí pháp luật còn giữ gìn cả không khí yên tĩnh của đô thị như điều 69ghi: “Ban đêm những dân ở trong kinh thành đánh trống hay la hd (như đồng

bóng, bat ma) bị biếm một tư Nếu ban đêm người mở trò vui mà không xinphép quan trong phường hoặc là quan cai lĩnh tuần thường trực thì bị tội đánhroi hay phạt ” [5O - Tr 1661

Luật còn quy định trách nhiệm chung về trị an của kinh thành Như Điều

458 ghi: “Ở các phố phường hay ngõ trong kinh thành xây ra việc cướp mà

quan ban phường, quan đương trực không đem người đến cứu Thì xử tội đồ.Người trong phường hay quân lính không đi cứu thì xử tội trượng haybiếm [5O - Tr 66]

Về kinh tế, cũng có những điều khoản hạn chế cho vay nặng lãi, cũng

như bảo đảm việc trả nợ cho chủ nợ, được áp dụng cả ở đô thị lẫn nông thôn

Điều 587 quy định: “Cho vay nợ hay cầm đồ vật mỗi tháng lấy tiền lãi một

quan là 15 đồng kẽm Dù bao nhiêu năm cũng không được tính quá một gốc

một lãi, trái luật thì xử biếm một tư mà mất tiền lãi” Điều 588 ghi: “Mắc nợ

mà quá han không trả thì xử tội trượng, tuỳ theo nang nhẹ Nếu cự tuyệt

không chịu trả thì xử biếm hai tư, bồi thường gấp đôi ” [50 - Tr 205]

Nêu lên một số điều luật chuyên áp dụng cho đô thị cũng như một số

điều áp dụng chung cho ca đô thị lẫn nông thôn để khang-dinh, việc quản lýcác đô thị cổ, trung đại cũng đã dựa vào pháp luật bên cạnh những biện pháp

kinh tế, Nhưng cả trong kinh tễ lẫn trong pháp luật, cái đành riêng cho đô thị

Trang 32

còn rất ít, mà hầu hết là vận dụng chung cho ca đồ thị ian nông thôn Điều đó

cũng phan ánh tính trì trệ, cham phat triển của dé thị cổ Việt Nam.

1.2.3 Quan lý hành chính do thị Việt Nam thôi ky can dat

Thời cận đại của lịch sử thế giới tương đương với thời kỳ phát triển của

chủ nghĩa tư bản Riêng ở Việt Nam thời cận đại được các nhà sử học coi đó

là thời thực đân Pháp thống trị với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản kể cả

của thực dan lẫn của tư sẵn dan tộc.

Nói về đô thị, đặc điểm của thời kỳ này là chuyển từ đô thị cổ sang thành phố (village) cận đại Do thực dân Pháp thống trị đã câu kết chặt chẽvới thế lực phong kiến Việt nam xây dựng nên một chế độ xã hội thực dan

nửa phong kiến nên các thành phố đều mang cả tính nửa thực dan lẫn tính

nữa phong kiến Để khai thác thuộc địa, thực dân Pháp không thể không cho

một số đô thị cổ Việt Nam và một vài đô thị mới mọc ra và phát triển lên theo

kiểu thành phố hiện đại có tính chất tư bản chủ nghĩa Nhưng vì sợ giai cấp tư

sản dân tộc Việt Nam phát triển lên, lại sợ lực lượng đấu tranh mới là giai cấp

công nhân nảy sinh từ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, nên chúng đã quỷquyệt giữ lại những di san lạc hậu cùng những cơ chế quan liêu cũ để dễ bềcai trị, áp bức, bóc lột Do vậy, phương pháp quản lý thực dân thời đó rất phức

tạp và đã có nhiều công trình nghiên cứu O day, trong phạm vi một luận anchúng tôi chi xin dé cập đến những nét chính

- Về quy hoạch do thị

Chung cho cả nước, chính quyền thực dân chia đô thị thành ba loại:Thành phố cấp 1, thành phố cấp II và thành phố cấp II

Thành phố cấp 1 có Hà Nội, Hải Phàng (được thành lập theo Sắc lệnh

của Tổng thống Pháp ký ngày 19/7/1888) và thành phố Sài Gòn (được thành

lập theo Sac lệnh ngày 8/1/1877) Thành phố cấp 1! gồm Chợ Lớn được thành

Trang 33

lập theo Nghĩ định của Thống đếc Nam kỳ ngày 20/19/1870 và thành phố ĐàNang được thành lập theo Nghị định ngày 24/5/1889 của Toàn quyền ĐôngDương Như vậy, về mat quan lý, các thành phố cấp 1 phải do Tổng thống

Pháp ký Sắc lệnh và do đó quyền quan lý tuy trực tiếp là của bộ may cai trị Ở

Đông Dương nhưng những điều quan trọng phải được Phủ Tổng thống Phápthông qua Con thành phố cấp H thì ở Nam kỳ thuộc dia, Thống đốc Nam kỳ

có quyền ký Sắc lệnh, nhưng ở Trung kỳ bảo hộ, thì lại do Toàn quyền Đông

Dương ký Sắc lệnh.

Thành phố cap Il thi khá nhiều, do việc nâng một số thị xã quan trọnglên thành thành phố

Ở Bắc kỳ, thành phố Nam Định thành lập theo Nghị định của Toàn

quyền Đông Dương ký ngày 17/11/1921, thành phố Hải Dương ngày

12/12/1923 )

Ở Trung kỳ, thành phố Đà Lạt dược thành lập theo Nghị định của Toàn

quyền Đông Dương ký ngày 31/10/1920; thành phố Vinh - Bến Thuỷ theo

Nghị định ngày 10/12/1927; thành phố Thanh Hoá theo Nghị định ngày31/5/1929; thành phố Huế theo Nghị định ngày 12/12/1929; thành phố QuyNhơn theo Nghị định ngày 30/4/1930; thành phố Phan Thiết theo Nghị định

ngày 28/1 1/1933.

Ở Nam kỳ là các thành phố Bạc Liêu, Cần Thơ, Rạch Giá, thành lập theo

Nghị định của Toàn quyền Đông dương ký ngày 20/12/1928; thành phố Long Xuyên theo Nghị định ngày 31/1/1935; thành phố Mỹ Tho theo Nghị định

Trang 34

Huệ và Hà Nội, các chùa chiến đến thờ miếu mạo ở Hà Nội và các lãng tam

ở Huế Dong thời cũng phá đi mất nhiều di tích quý giá như tháp Báo thiên ở cần Hồ Gươm, Hà Nội

Đặc biệt họ quy hoạch các khu phố mới khang trang hơn, có dáng vẻ

thành phố tư bản thực dân Ở Hà Nội tiêu biểu như phố Tràng Tién cùng với

Nhà hát lớn, và gần đó là nhà ngân hàng Đông Dương tương đối lớn so với lúc bấy giờ Ở Huế cũng vậy, khu đỉnh Kham sứ và khách sạn Mo-ranh v.v

Tất cả đều nằm ở ngoài đô và thành nội

Nếu xét về mối quan hệ giữa đó, thành và thị thời Pháp thuộc thi “Đô”không đóng ở trong các “Thanh” cũ Các phủ Toàn quyền, Thống sứ, Kham

sứ, Công sứ đều ở nơi khang trang rộng rãi, đẹp dé nhất của đô thi, gắn liềnvới các cơ quan quan lý quân sự; an ninh, kinh tế, xã hội của thực dân Còn

“Thanh” thì họ lại không cấu trúc như các đô thị cổ Việt Nam Quân sự chỉđóng một ít ở trong thành còn là chiếm các điểm chốt cửa ngõ quan trọng của

đô thị, dé dàng liên lạc với các dao binh và các vùng quân sự khác Như ở HaNội là khu BạchrMai, Gia Lâm, Quần Ngựa Kèm theo đó là các sân bay, bến

ô tô quân sự và bệnh viện quân đội như kiểu nhà thương Đồn Thuỷ ở Hà Nội

Yếu tố “Thành” không còn có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành đô

thị Trong khi đó yếu tố “Thị” lại được đề cao Thị không chỉ gồm các chợ

như xưa Chợ chủ yếu đành cho nội thương Còn ngoại thương là quan trọnglại được bố trí ở các khu phố mới, lớn, khang trang Các hãng buôn bán lớn

của Pháp, Tây Âu đều chiếm các vị trí đẹp dé, thuận lợi của các đô thị lớn.Trong khi đó, các thương nhân Hoa kiều, Ấn kiểu chủ yếu vẫn ở các khu phố

cũ Một số ít người phát đạt lên cũng tìm một vị trí mới tương đương với tư

bản phương Tây như hãng An-pô (Hoa kiểu) nay là địa điểm Bách hoá Cửa

Nam

34

Trang 35

Nhìn chung, với các độ thị Can đại véu tố "Thi “đã được chính quyền

coi trọng mặc đầu ca nội thương lẫn ngoại thương đều bị thực dân nam và điều khiển sao cho phù hợp với quyền lợi của họ Cũng từ đấy, khái niệm đô

thị được biển thị rõ cái mới của nó bằng khái niệm “Thanh phố” với phố buôn

tà chính "Đô” và “Thành” được dat xuống hàng thứ yếu

- Vé phán cấp quan lý và bộ máy quan lý hành chính

Mặc dầu, thực dân đã đem lại cho các đô thị cổ Việt Nam một bộ mặt

mới lấy yêu tố “Thị ` làm khu vực phát triển mới, nhưng chính quyền thuộc

địa vẫn đuy trì các cấp hành chính như cũ Dưới thành phố là huyện và hộ

(quartiers), dưới huyện và hộ là làng (thôn cũ) và phường

Bộ máy quản lý thành phố của chính quyền thực dân là “Vừa Tây, vừa

ta’ mà Tây là bao trùm

Các thành phố cấp I như Hà Nội, Hải Phòng, Sai Gòn do một viên Đốc

lý (Maire) người Pháp đứng đầu kiêm cả Chủ tịch Hội đồng thành phố Nhưngchủ tịch Hội đồng hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng do Thống sứ Bắc kỳ đề

cử và Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm Còn ở Sài Gòn lại do tuyển lựathông qua bầu cử và được Toàn quyền Đông Dương phê chuẩn Mỗi thành

phố có một Hội đồng, Hội đồng này người Pháp chiếm số đông Như ở HàNội thời kỳ đầu gồm 16 người, trong đó 14 là người Pháp, chỉ có 2 là người

Việt Năm 1928 mới sửa lại gồm 12 là người Pháp và 6 là người Việt (Nếu

nam 1937 dân số Hà Nội là 180.000 người Việt và 2.000 người Pháp thì cứ

30.000 người Việt mới có một đại diện Trong khi đó 2.000 người Pháp lại có

những 12 đại diện) Đến năm 194] chúng mới tăng tổng số thành viên Hội

đồng thành phố Hà Nội lên 22 người, với 10 đại biểu người Việt và 12 đại

Điều người Pháp Hội đồng thành phố cũng chỉ có chức năng tư vấn còn mọi

Sal co Đốc lý, Thống sứ và Toàn quyền quyết định

35

Trang 36

(Pesident Maire) tức Công sứ - Đốc lý đứng đầu cũng do một Uy ban thành

pho làm tư vấn Điều khác là, mặc dầu Công sứ - Đốc lý làm Chủ Tịch Uy

ban thành phố lại có thêm | viên quan người Việt làm Phó Chủ Tịch Các uy

viên của Uỷ ban do Thông sứ bô nhiệm

Dưới thành phố là huyện và hộ (quartier) như Hà Nội cuối thế ky XIXđầu thế ky XX vẫn gồm hai huyện: Thọ Xương và Vĩnh Thuận Bộ máy cấp

huyện cũng tương tự như ở nông thôn dưới huyện và hộ là làng (thôn cũ) vàphường Như sách “Nomenclature des villages du Tenkin” in năm 1923 cho

biết có 8 hộ và 18 làng cùng các phố Hộ và phố thì có trưởng hộ và trưởngphố cai quản Còn các làng thì vẫn giữ lại Hội đồng kỳ mục như ở nông thôn,

có tiên chi, thứ chỉ, lý trưởng và bộ máy kỳ hào, kỳ mục giúp việc

- Vềphương thức quản lý hành chính

Khác với đô thị cổ thời phong kiến là chính quyền đô thi quản lý toàn

diện cả về kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội, đô thị thời thực dân cóphần riêng, có phần nằm trong cơ chế chung của tỉnh, kỳ và cả nước do cácCông sứ, Kham sứ, Thống sứ, thậm chí đến Toàn quyền quyết định Thí dụ vềthuế rượu, thuế thuốc phiện không chỉ thực hiện ở đô thị mà là thuộc loại thuế

đoan chung cho cả nước Cái riêng đáng kể nhất là bộ máy cảnh sát, quân lýbằng quyền lực và pháp luật

Trang 37

Nhu ở Hà Nội ca thành phố chia làm hai khu cảnh sát, môi khu do mot

tên “Cẩm” người Pháp đứng đầu cai quản ca cảnh sát người Pháp lẫn người

Việt Năm 1905 số cảnh sát người Pháp gồm 2 thư Ký 2 thanh tra, 2 đội

trưởng 6 đội phó và 53 nhân viên Số cảnh sát người Việt gồm 2 thông ngôn,

2 đội trưởng, 6 đội phó và 92 nhân viên Số lượng cảnh sát này tăng dan lên,Năm 1937, tổng số là 314 người Năm 1938 lên 378 Các “Bóp” cảnh sát phát

triển thành một màng lưới khắp Hà nội kể ca ngoại ê Đến thời Pháp - Nhật

(1941-1945) tổng số cảnh sát ở Hà Nội lên tới 3.000 người Cảnh sát kiêm cả nhiệm vụ cứu hoa Cảnh sát không chỉ được dùng để bảo vệ trật tự, trị an

thành phố mà còn được Đốc lý sai làm các việc như kiểm soát thuê ma và thutiền phat đưa vào quỹ của bộ máy Nhà nước thực dân

Điều đáng chú ý là chế độ thực dân đã sử dụng một bộ máy cảnh sát ítngười nhưng rất hiệu quả bằng việc dùng kỷ luật và các hình phạt nghiêmkhắc Như trong tiểu thuyết “Số đỏ” Vũ Trọng Phụng đã viết về hai cảnh sát

số hiệu là Min-oong và Min-đơ (tức 1001 và 1002) phải quan lý cửa 28 phốTây Chúng cho phép cảnh sát ra sức phạt dân, ngược lại cúp lương cảnh sátkhi thu không đủ tiền phạt theo mức đã định Có khi họ phải đưa người nhà ra

chịu phạt để được lĩnh lương cả tháng Đồng thời họ cũng phạt oan nhiều đân

thường, nhất là nông dân từ quê ra tinh, phạm phải sai lầm về trật tự, vệ sinh

v.v Tuy vậy họ đã giữ được đường phố trật tự vệ sinh đô thị với một lực

lượng cảnh sát không nhiều

Từ những nét lớn về đô thị và quản lý hành chính đô thị trong lịch sử

Việt Nam, chúng ta thấy ông cha ta quản lý đô thị chưa đạt được yêu cầu củacuộc sống đương thời, nhất là so với đô thị ở phương Tây Nhung do yêu cầukhách quan của sự phát triển lịch sử, việc tạo dựng lên các đô thị cổ và quản

Trang 38

lý các đô thị đó đã phan ánh một trình đệ tri thức và tài nang đáng quý màngày nay chúng ta có thể nghiên cứu, tiếp thu và khai thác.

Con đối với đô thị thời thực dan, chính quyền thực dân đã đạt tới trình độ

khoa học về quan lý có tính thời đại - thời đại tư bản chủ nghĩa Tất nhiên là nhằm phục vụ cho lợi ích của chế độ thực dân nhưng chúng ta cũng có thể khai thác những kinh nghiệm về quan lý hành chính đô thị.

Quá trình hình thành và phat triển độ thị ở Việt Nam đã cho chúng ta

những kinh nghiệm về xây đựng và quần lý đô thị.

Trước 'hết điều quý giá nhất do ông cha ta để lại là đã tạo dựng lên những đô thị cổ đúng vào những địa bàn then chốt của sự xây dựng và phát triển kinh tế, chính trị, quân sự của đất nước Nhìn lại tất ca gần 20 đô thị cổ

tiêu biểu là Thang Long, Huế, Sài Gòn, Da Nẵng, Hải Phòng, Lang Son , tất

cả đều là những điểm quan trọng của nền kinh tế chính trị nước nhà.

Về quy hoạch chung, có thể thấy những ưu điểm của đô thị cổ ở Việt

Nam

Lấy vị trí thuận lợi cho kinh tế, chính trị, quốc phòng có giao thông thuỷ,

bộ kết hợp là phương tiện liên kết với cả nước

Coi trọng bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, gắn đô thị với nông thôn, luôn

coi trọng nguồn nước sinh hoạt kể cả nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp

và cho thoát nước của nội thành.

Quy hoạch khu dan cư đông đúc gần với chợ và cảng, vừa thuận lợi giao

thông, vừa thuận lợi sinh hoạt, buôn bán vừa giảm bớt được độ 6 nhiễm môi

trường vì ứ đọng các chất thải.

Mot số nhận xét:

- Về tt điểm,

Trang 39

Ưu điểm thứ nhất là quá trình quan lý hành chính đô thị đã tạo nên tính

thống nhất quốc gia gắn chặt đô thị với nông thên, dam bao chống ngoại xâm

thắng lợi Hơn nữa, như trên đã trình bay, tính nua nông thôn của đô thị xưa

kia là một nhược điểm thì nay lại có thể trở thành ưu điểm khi mà nông thôn

được đô thị hoá và sản xuất lại có thể phân tan về từng gia đình, từng làng, xã, thậm chí hoạt động của các cơ quan, các doanh :ighiệp cũng có thé lợi dụng

các vùng nửa nông thôn này để mở rộng và phát triển hơn.

Ưu điểm thứ hai là coi đô thị như nơi quan trọng bậc nhất trong việc bảo

vệ chủ quyền, độc lập dan tộc, cho nên không chi kinh thành Thang Long,Huê mà cả đô thị ven biển như Vân Đồn, gần biên giới như Lạng Sơn , đều

có quy định nghiêm ngặt về bảo vệ lãnh thổ và tài nguyên quốc gia

- \'ề nhược điềm

Do nền kinh tế tự cấp tự túc, do quan điểm “Trọng nông ức thương”, cáctriéu đại đã không quan tâm phát triển kính tế hàng hoá tiền tệ một cách đíngmức để đưa yếu tố “Thị” lên ngang, thậm chí cao hon yếu tố “Đô” và yếu tố

“Thành” Đó là cái lan chế lớn nhất trong việc quản lý đô thị cổ Việt Nam

Về phân cấp quản lý, đặt các cấp quản lý giống hệt như nông thôn đã

ao nên sự trì trệ lâu dài của cơ chế hành chính, quan liêu, nhất là các hủ tục

của nông thôn lại được đưa vào đô thị làm kìm hãm sự phát triển của tư tưởng

tự do, dân chủ có thể có của thị dân, làm chậm sự phát triển của thành thị

Từ sự phân cấp quản lý, coi thành thị cũng như nông thôn, thậm chí sátnhập thủ đô Hà Nội với tỉnh Ninh Bình tao nên một đơn vị hành chính là tinh

Ha Ninh, do một viên Tổng đốc cai quản đúng như một tỉnh Như vậy phầnquan lý nông thôn chiếm một khối lượng lớn công việc, do đất dai rộng hơn

đô thị gấp bội và có phần đặc thù của nông thôn khiến việc quản lý đô thị

không được quan tâm đúng mức và sâu sát.

t2)\O

Trang 40

Quan lý Kinh tẻ tài chính, phap luật trật tự, trị an cũng phần lớn là theo

cái chung của ca nước, khiến khong đáp ứng được các yêu cầu đặc thù của đô

¬

Trong Quốc triểu hình luật thời Lê Hồng Đức, trừ chương Vệ cấm thành

nói về bảo vệ Hoàng cung và Cấm thành còn tất cả đều có thể sử dụng chungcho cả thành thị lẫn nông thôn Thuế sát sinh cũng quy định chung cho ca đô

thi và nông thốn: Thuế “Biệt nạp” trong thủ công cũng quy định cho cả thủ

bì 7

công ở dé thi lẫn thu công ở các làng

Nhìn chung, do yêu cầu khách quan của lịch sử các đô thị cổ Việt Nam sớm ra đời, tồn tại và phát triển nhưng tính chất “Nửa tỉnh nửa quê” của nó đã

để lại cả những ưu cũng như khuyết điểm mà hôm nay chúng ta phải nghiên

cứu, sàng lọc, khai thác

Thời thực dân thực hiện chính sách thuộc địa nói chung nhằm chủ yếu

vơ vét tài nguyên thiên nhiên quí giá và bóc lột nhân công bản xứ rẻ mat Để

khai thác thuộc địa được lâu dài, về mặt chính trị thực dân đã dùng chính sách

“Chia để tri” với tổ chức các huyện, tỉnh qui mô nhỏ, tách riêng các tỉnh huyện dân tộc ít người dù dân số không đông Một mạng lưới đô thị hành

chính nhỏ “Sở ly” kèm theo đồn trú được hình thành trải đều trên khắp lãnhthổ đất nước, tuy cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, kém phát triển

Các đô thị hành chính này hầu như không có các cơ sở hoạt động kinh tế

thúc đẩy, nên tốc độ tăng trưởng rất chậm chạp Một số ít đô thị khai khoáng,

hoặc công nghiệp nhẹ cung cấp sản phẩm tiêu dùng trong nước được xây

dựng như than Quảng Ninh, đệt Nam Định, cơ khí, bia rượu Hà Nội, Sài Gòn,

XâY xát gao Hải Dương, Mỹ Tho Cần Tho, nước mắm Phan Thiết, Nam Ô,

Cat Hải, dd gốm Thanh Hoá, Bát Tràng đường Biên Hoà, sửa chữa toa xe

Vì a +» ` ` ng - ` + * a rsnh, cảng Hải Phòng, Da Nang, Sai Gòn, cao su Đông Nai, sơ chế kém

a9

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN