1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án phó tiến sĩ khoa học luật học: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã

131 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã
Tác giả Trần Nho Thìn
Người hướng dẫn Phó Giáo sư, Phó Tiến sỹ Trần Trọng Huu
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Nhà nước
Thể loại Luận án phó tiến sĩ khoa học luật học
Năm xuất bản 1996
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 71,05 MB

Nội dung

Riêng về chínhquyền xã, trong những năm gần đây số lượng các đề tài khoa học, các sách báo, tạp chí chuyên nghiên cứu về lĩnh vực này đã tăng lên đáng kểnhư cuốn “Kinh nghiệm tổ chức quả

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC TRUNG TAM KHOR HỌC XA HỘI

VÀ ĐÀO TẠO VA NHÂN VAN QUỐC GIA

VIEN NGHIÊN CỨU NHÀ NƯỚC VA PHAP LUẬT

TRẤN NHO THÌN

ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐÔNG

CUA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ

Chuyên ngành: Luật Nhà nước

Mã số : 5.05.05

_ THUVIEN _TRƯỜNG ĐẠI HOC LUAT HÀ NỘI

PHÒNG ĐỌC „42 43

LUẬN ÁN PHÓ TIẾN SỸ KHOA HỌC LUẬT HỌC

Người hướng dân khoa học:

Phó Giáo sư, Phó Tiến sỹ Trần Trọng Huu

HÀ NỘI - 1996

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trinh nghiên cứu cua riêng tôi.

Các số liệu, kết qua trong luận án là trung thực va chưa từng được ai công bố trong bất ky công trình nào khúc.

Trần Nho Thìn

Trang 3

MỤC LỤC

Tran

Chương 1: Co sở lý luận về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân

dan xa 1]1.1 VỊ trí vai tro và chức nang của Uy ban nhân dân xã 12

1.2 Quan hệ của Uy ban nhân dân xã với Hội đồng 36nhân dân xã và với cơ quan Nhà nước cấp tiên :

Chương 2: Thực trạng tô chức và hoạt động của Uy ban nhân 46

dan xã 0 nước ta hiện nay2.1 Sự phát triển về tổ chức và hoạt động của Uy ban 46nhân dân xã từ năm 1945 đến nay

2.2 Những vấn đề đặt ra đòi hỏi phải giải quyết trong 68

tô chức và hoạt động của Uy ban nhân dân xãChương 3: Phương hướng đối mới tổ chức và hoạt động của Uỷ g3

ban nhân dân xã trong điều kiện cải cách và kiện =toàn bộ máy Nhà nước

3.1 Những yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của 82

Uỷ ban nhân dân xã

3.2 Phương hướng chủ yếu đổi mới tổ chức và hoạt

đô i) ý x , 94ộng cua Uy ban nhân dân xã.

® Danh mục tài liệu tham khảo

121

L4

Trang 4

MỞ ĐẦU

1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Từ khi công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo

được tiến hành thì vấn đề cải cách bộ máy Nhà nước trong đó vấn đề cảicách nền hành chính Nhà nước lại được đặt ra một cách hết sức câp

bách và đã thu được những kết quả bước đầu rất quan trọng

- Thể chế hoá đường lối đổi mới của Đảng, công tác xây dựng Hiến

pháp, các đạo luật vé tổ chức bộ máy Nhà nước đã và đang là một đòi

hỏi bức thiết của đời sống chính trị đất nước Trong hoạt động đó việc

tập trung chấn chỉnh cơ cấu tổ chức, biên chế, qui chế hoạt động của bộ

máy hành chính các cấp, làm cho bộ máy tỉnh gọn, bảo đảm sự điều

hành tập trung, thống nhất, thông suốt, có hiệu lực từ trung ương đến địaphương, đồng thời phát huy tính chủ động, năng động của cơ sở là vấn

đề được ưu tiên, là trọng tâm của việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nướctrong những năm trước mắt

Việc Đảng, Nhà nước tập trung kiện toàn bộ máy chính quyền cấp

cơ sở xuất phát chính từ tầm quan trọng đặc biệt của cấp chính quyền

này nhất là ở xã, nơi trực tiếp với dân, giải quyết cụ thể các công việccủa dân, gắn bó với đời sống của dân Lịch sử xây dựng chính quyền từ

khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời đến nay đã chứng tỏ rằng ở

đâu chính quyền xã mạnh, ở đó mọi chủ trương, chính sách của Đảng.dễ dàng đi vào cuộc sống, pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm

chỉnh; Ở đâu chính quyền xã không mạnh thì ở đó phong trào quần

chúng kém phát triển, đời sống kinh tế, văn hoá của nhân dân gặp không

ít khó khăn, phức tạp

Trang 5

Công cuộc đổi mới trong những năm qua đã lấy nông thôn là một địa bàn trọng điểm, lấy nông nghiệp làm khâu đột phá Chỉ thị của Ban

bí thư (khoá IV) và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VỊ) là haimốc lớn, góp phần rất quan trọng, tạo ra bước ngoặt trên con đường pháttriển của nông nghiệp và nông thôn.

Yếu cầu quản lý xã hội nông thôn trong điều kiện mới đòi hỏi

phải có những chuyển đổi tương ứng về mặt to chức và hoạt động của cơquan hành chính Nhà nước ở xã nhằm kiện toàn chính quyền xã, giải

quyết vấn đề ngân sách xã và từng bước chuyên nghiệp hoá một số vị trícông tác ở xã như Nghị quyết Hội nghị lân thứ Tám Ban chấp hànhTrung ương Đảng (khoá VII) đã khẳng định.

Trong những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết các Đại hội VI,VII và VIII của Đảng về cải cách bộ máy Nhà nước nói chung và ở xãnói riêng, chúng ta đã thu được những kết quả đáng khích lệ Kết quảlớn nhất là, đã xây dựng được một hệ thống các cơ quan hành chính Nhà

nước ở xã thống nhất trong toàn quốc, có tác dụng to lớn trong việc ổnđịnh trật tự xã hội, làm cho sức sản xuất ở nông thôn được giải phóngmột bước quan trọng Từ đó khơi dậy được nhiều nguồn lực, làm cho sản

xuất, kinh doanh nông nghiệp phát triển năng động, đời sống người nôngdân và bộ mặt nông thôn đã có những thay đổi tích cực Tuy vậy, đócũng chỉ là những thành quả bước đầu của quá trình đổi mới lâu dài, liêntục còn nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn của cơ quan hành chính Nhà

nước ở xã cần tiếp tục nghiên cứu thông qua hàng loạt các vấn đề cụ thể

về chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động, thẩm quyền,môi quan hệ với các cơ quan Nhà nước khác

Chon dé tài “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uy ban nhân dan

x4” để nghiên cứu là việc làm thiết thực, cấp bách nhằm đáp ứng nhiệm

Trang 6

vụ cải cách nền hành chính Nhà nước và kiện toàn chính quyền xã đang

đặt ra ở nước ta hiện nay và trong tương lai

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Tình hình nghiên cứu ở trong nước:

Vấn đề hoàn thiện bộ máy Nhà nước, cải cách nền hành chính

trước hết được đề cập trong các Nghị quyết của Đảng, các văn kiện củaNhà nước Về nông thên va quản lý nâng thên đã có nhiều công trìnhnghiên cứu, kết quả được công bố trong và ngoài nước Riêng về chínhquyền xã, trong những năm gần đây số lượng các đề tài khoa học, các

sách báo, tạp chí chuyên nghiên cứu về lĩnh vực này đã tăng lên đáng kểnhư cuốn “Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch

sử” của Giáo sư Phan Đại Doãn và Phó tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc (chủbiên) do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 1994; cuốn “Vềcải cách bộ máy quản lý hành chính và xây dựng đội ngũ công chức Nhànước” của Trường Hành chính Quốc gia do Nhà xuất bản Sự thật xuấtbản năm 1991; cuốn “Tim hiểu về đổi mới tổ chức và hoạt động của bộmáy Nhà nước theo Hiến pháp năm 1992” của Nhà xuất bản Chính trịQuốc gia xuất bản năm 1994; cuốn “Hội đồng nhân dân trong hệ thống

cơ quan Nhà nước” của Phó Giáo sư Nguyễn Đăng Dung do Nhà xuất

bản Pháp lý xuất bản năm 1988 Các công trình nghiên cứu thuộc đề tàiKX- 05.03 “Lịch sử và hiện trạng hệ thống chính trị ở Việt Nam” công

bố trên tạp chí “Khoa học” số 2/1993 của Trường Đại học Tổng hợp Hà

Nội Các công trình nghiên cứu về “Chính quyền cấp cơ sở” công bố trên

“Thông tin công tác tổ chức Nhà nước” số tháng 2/1991 của Ban Tổchức - cán bộ Chính phủ Các chuyên dé về “Chính quyền địa phương”

về “Nền công vụ, công chức” công bố trên “Thông tin khoa học pháp lý”

Trang 7

của Bộ Tư pháp Bên cạnh đó, cũng cần nêu một số bài viết gần đây vềnông thôn và chính quyền xã đăng trên các Tạp chí “Cộng sản”, “Nhànước và pháp luật”, “Dân chủ và pháp luật”, “Luật học”, “Quản lý Nhànước” Song nhìn chung các công trình này cũng chỉ nghiên cứu dướigóc độ xã hội hay lịch sử; Một số ít đề tài nghiên cứu dưới góc độ luậthọc lại chỉ chuyên về cơ quan dân cử, còn cơ quan chấp hành, hànhchính Nhà nước ở xã cho tới nay ở nước ta vẫn chưa có công trình nàonghiên cứu một cách chi tiết, có hệ thống.

2.2 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước:

Ở các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là ở Liên xô trước đây đã cónhững công trình nghiên cứu khá sâu về vấn đề này, cụ thể như các cuốn

“Xô viết đại biểu nhân dân cấp làng (xã)” của tác giả Rôxlốp P.N

(1969); “Xô viết đại biểu nhân dân cơ sở và cơ quan quan ly” của tác gia

Phorichki.O.Ph(1977); “Ban giám sát của Uy ban chấp hành Xô viết cơ

sở” của tác giả Leonxki.V.A (1976); “Nội dung và phương pháp đào tao

cán bộ quản lý” của tác giả Caxcốp E.V (1977); “Đào tạo cán bộ quản

lý” của tác giả Rôdenbaum.LA (1981) và hàng loạt các bài viết đăng trên các tạp chí củã Liên xô trước đây và Cộng hoà Liên bang Nga hiện

nay như Tạp chí “Nhà nước và pháp luật” thuộc Viện Nhà nước và pháp

luật, Viện Hàn lâm khoa học Liên x6; “Tư pháp Xô viết thuộc Bộ Tư

pháp Liên xô; “Luật học” thuộc Trường đại học Tổng hợp Lômônôxốp;

“Pháp chế xã hội chipnghia” thuộc Viện Kiểm sát Liên xô

Mặc dù Nhà nước Liên xô đã sụp đổ nhưng những công trình

nghiên cứu của họ vẫn còn giúp ích cho bản luận án naỳ vì những giá trịkhoa học của nó Bên cạnh đó tác giả luận án cũng tham khảo một số tài

liệu về tổ chức chính quyền địa phương, về cải cách nền hành chính Nhà

Trang 8

nước của các nước Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc, Cộng hoà Pháp,

Cộng hoà liên bang Đức và một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

Tuy vậy, khi nghiên cứu hay thực hành không thể sao chép nguyên bản

những quan niệm, những quy định về mặt pháp luật của nước ngoài vào

việc tổ chức xây dựng cơ quan quản lý Nhà nước nói chung cũng như cơ

quan quản lý làng xã ở Việt Nam Bởi làng xã Việt Nam có những đặctrưng riêng biệt, không giống với bất kỳ một cấp hành chính cơ sở củaquốc gia nào trên thế giới

Lo mì

ì

a.ién khai đẻ tài, chúng tôi chú trọng tham khảo, kế thừa có chon

lọc những công trình đã nghiên cứu ở trong, ngoài nước trên cơ sở đó tự

hình thành quan điểm của mình về đổi mới tổ chức và phương thức hoạt

động của Uy ban nhân dân xã ở Việt Nam

3 MỤC DICH NGHIÊN CUU VÀ NHIEM VU CUA LUẬN AN

Dé tài được thực hiện nhằm mục đích: Xác định rõ vi trí pháp lý

và vai trò của Ủy ban nhân dân xã trong điều kiện xây dựng Nhà nước

pháp quyền, chuyển đổi cơ chế quản lý Từ đó xác định phương hướng, nội dung và những giải pháp đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã trong điều kiện cải cách nền hành chính Quốc

gia.

Thực hiện mục đích trên, nhiém vu của luán án là:

- Khái quát những vấn dé chung nhất về vị trí, vai trò, chức năng, ©nhiệm vụ của Uy ban nhân dân xã trong hệ thống các co quan Nhà nướccùng những đặc thù, khó khăn, thuận lợi trong tổ chức và hoạt động của

Uỷ ban nhân dân xã |

Trang 9

- Phân tích, so sánh địa vị pháp lý của Uy ban nhân dân xã theopháp luật hiện hành để tìm ra hướng điều chỉnh của pháp luật Nêu ý kiến hoàn thiện sự điều chỉnh của pháp luật, phương hướng đổi mới cơ

cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân xã

- Phân tích các yếu tố xã hội, phong tục tập quán và kinh nghiệm

tổ chức cơ quan quản lý làng xã trong lịch sử để làm cơ sở đề xuất các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã trong

thời gian tới

- Phân tích đặc điểm của đội ngũ cán bộ xã, vấn dé đổi mới công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ xã - một nhiệm vụ

quan trọng và bức thiết trong tiến trình thực hiện cải cách nền hành

chính quốc gia

4 GIO] HAN CUA LUẬN ÁN

Nông thôn và quản lý nông thôn là vấn đề lớn, phức tạp Trong

phạm vi luận án Phó tiến sĩ luật học, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu tổ

chức và hoạt động của Uy ban nhân dân xã- Một mat xích trong hệthống các cơ quan hành chính Nhà nước nhằm phục vụ cho công cuộc

cải cách nền hành chính do Đảng và Nhà nước đang đặt ra Do phạm vicủa luận án chỉ nghiên cứu về cơ quan hành chính Nhà nước ở xã nên

các cơ quan, đoàn thể khác ở nông thôn kể cả cơ quan quyền lực ở xã,

tác giả cũng chỉ dé cập những nội dung cơ bản, có liên quan làm cơ sở lýluận cho việc nghiên cứu trọng tâm

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU

Luận án được thực hiện trên cơ sở nguyên lý cơ bản của chủ nghĩaMác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng

Trang 10

sản Việt Nam về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước:

về xây dựng và đối mới tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương

Để giải quyết những vấn dé cơ ban này, luận án đã sử dụng phương phápduy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu cái riêng của Uy bannhân dan xã trong cái chung của bộ máy Nhà nước Ngoài các phươngpháp cơ bản đó, luận án còn vận dụng các phương pháp khoa học về

quản lý Nhà nước, về xã hội học và dân tộc học để nghiên cứu tổ chức

và hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã trong điều kiện đổi mới Đặc biệtchú ý tới phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phân tích, tống

hợp Kết hợp chặt chẽ các nguyên lý kinh điển, quan điểm đường lối

của Đảng với kinh nghiệm lịch sử, với kiến thức và kinh nghiệm tiên tiếnCủa nước ngoài

Thực hiện đề tài trên, tác giả luận án sử dụng rộng rãi các tácphẩm của C.Mác, Ph.Anghen, V.I Lénin, của Chủ tịch Hồ Chi Minh

cùng các văn kiện của Đảng, pháp luật của Nhà nước làm cơ sở lý luận

để giải quyết các luận cứ đưa ra Ngoài ra còn sử dụng các công trìnhnghiên cứu của các nhà luật học, triết học, xã hội học, dân tộc học, lịch

sử trong và ngoài nước để làm tài liệu tham khảo

6 NHŨNG ĐIỂM MỚI CUA LUẬN AN

Là một công trình chuyên khảo, nghiên cứu có hệ thống về tổ

chức và hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước ở xã trong điều

-Luận án có những điểm mới:

- Làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn, những đặc thù của nôngthôn và cơ quan hành chính Nhà nước ở nông thôn Nêu ra mối quan hệ '

Trang 11

biện chứng giữa các yếu: tố xã hội, truyền thống lịch sử với tổ chức và

đội ngũ cán bộ trong Uỷ ban nhân dân xã

- Đổi mới tổ chức của Uỷ ban nhân dân xã thực chất là đổi mới thành phần cơ cấu trên cơ sở đổi mới chức năng, nhiệm vụ Xã là cấp cơ

sở nên cơ quan hành chính Nhà nước ở xã là tổ chức thực hiện; chứcnăng chính, cơ bản của Uỷ ban nhân dân xã là quản lý Nhà nước chứkhông phải là cấp quản lý sản xuất, kinh doanh nên tổ chức không cầnnhiều ban bệ: cán bộ Uỷ ban nhân dân xã nhất thiết phải biết pháp luật

và cớ trình độ về quản lý Nhà nước

- Tìm ra nguyên nhân của tình trạng bảo thủ trì trệ, tính cục bộ bèphái của một số cán bộ trong Uy ban nhân dân xã cũng như tình trạng

“vượt quyền” của Uỷ ban nhân dân xã đối với cơ quan dân cử

- Luận chứng về sự cần thiết ban hành những văn bản pháp luậtriêng về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã; hoàn thiện hệ

thống đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ xã theo hướng đổi mới quytrình tuyển chọn, đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảngdạy Chuyển hướng lấy đào tạo là chủ yếu, nhằm từng bước chuyên môn

hoá để tiến tới công chức hoá một số chức danh chủ chốt của Uy ban

nhân dân xã trong tương lai

+7 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA LUẬN ÁN

Voi kết qua đạt được của luận án, hy vọng sẽ góp phần làm sáng

tỏ cơ sở lý luận về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân xã

trong quản lý Nhà nước ở nông thôn khi chuyển sang thời kỳ đổi mới

Trang 12

Những kiến nghị của luận án sẽ góp phần vào việc tìm kiếm mô

hình tổ chức cũng như phương thức hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã

trong điều kiện xã hội nông thôn đang có nhiều chuyển đổi cũng như

phương hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy quản

lý Nhà nước ở địa phương Luận án có thể sử dụng tham khảo vào việc

hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước; đổi mới qui

trình xây dựng pháp luật và tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

với bà con nông dan ở các vùng nông thôn Kết quả nghiên cứu có thé

làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, cho quátrình đào tạo công chức hành chính, các cơ quan có chức nàng hoạch

định chính sách về nông thôn trong những năm sắp tới, đồng thời gópphần nêu lên những hướng tiếp tục nghiên cứu vấn đề này

8 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Luận án gồm có 129 trang, ngoài phần mở đầu, kết luận, danhmục tài liệu tham khảo, phụ lục có 3 chương với 6 tiết.

»*

Trang 13

Chương |

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VA HOAT ĐỘNG

CUA UY BAN NHÂN DÂN XÃ

Để dánh giá và xác định đúng nguyên tắc tổ chức và phương thức

hoạt động của Uy ban nhân dân xã trong bộ máy Nhà nước trước hết

phải xuất phát từ bản chất, nguyên tắc tổ chức và phương thức hoạt động

của bản thân bộ máy Nhà nước, tức là phải dat Uy ban nhân xã trong hệthống các cơ quan của bộ máy Nhà nước, sau đó mới nghiên cứu phântích sâu những vấn đề cụ thể đặc thù của Uv ban nhân dân xã như nhiệm

vụ, thẩm quyền, tổ chức bộ máy, nhân sự vận hành bộ máy

Vấn dé cơ ban, quyết định việc xác định vi trí, vai trò của Uy bannhân dân xã trong hệ thông các cơ quan của bộ máy Nhà nước chính làtính đặc thù của ban than Uy ban nhân dân xã trong bộ máy Nhà nước.Theo quy định tại Điều 123 Hiến pháp năm 1992 thì Uy ban nhân dân

“là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhànước ở địa phương”

Như vậy, Uỷ ban nhân dân xã đồng thời phải chịu hai mối quan hệphụ thuộc Một là, với cơ quan quyền lực bầu ra mình; hai là, với cơ

quan hành chính Nhà nước cấp trên |

Dé giải quyết những vấn đề co bản này, phải trên co sở phân tích

những vấn đề lý luận về bộ máy Nhà nước, về nguyên tắc tổ chức và phương thức hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước Đồng thời phải giải quyết những yêu cầu do thực tiễn tổ chức, hoạt động cua Uy

ban nhân dan xã đặt ra Bởi vậy, nghiên cứu vi trí, vai trò của Uy ban

nhân dan xã thực chất là nghiền cứu vấn đề chức năng, thẩm quyền, tổ

Trang 14

chức và hoạt động của Uy ban nhân dân xã va mối quan hệ của nó vớicác cơ quan Nhà nước khác trong bộ may.’

1.1 Vị trí, vai trò và chức năng của Uy ban nhân dân xã

1.1.1 Địa vị pháp lý của Uy ban nhán dan xã trong bộ máy NhaHước.

Ở nước ta, Nhà nước được tổ chức theo nguyên tac “tất cả quyền

lực Nhà nước thuộc về nhân dân” (Điều 2, Hiến pháp năm 1992) Bộmáy Nhà nước bao gồm các cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơquan tư pháp Trong đó cơ quan hành pháp (thường gọi là cơ quan chấpnành) và là ea hành chính được tổ chức thành một hệ thống thống nhất

từ trung ương tới cơ so

Theo Hiến pháp năm 1992, hệ thống các cơ quan hành chính củaNhà nước được chia thành 4 cấp quản lý theo lãnh thổ hành chính

Ở Trung ương có Chính phủ và các Bộ cùng các cơ quan ngang Bộ

thuộc Chính phủ.

Ở địa phương (bao gồm 3 cấp), có: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành

phố trực thuộc trung ương; Uy ban nhân dân huyện, quận, thi xã, thành

hố thuộc tỉnh; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các Sở, phòng,

tộ phận trực thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp tương ứng.

Các cơ quan nói trên có chức năng tổ chức chấp hành pháp luật và _

cic Nghị quyết của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (đối vdi"Uy banrhân dân các cấp), thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với xãhội

Việc tổ chức các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện chứcning quản lý xã hội, có những đặc trưng:

Trang 15

13

Một là, cơ quan hành chính Nhà nước được thành lập theo Hiếnpháp hoặc theo Nghị định, quyết định, có thẩm quyền sử dụng quyền lực

Nhà nước để tổ chức và điều chỉnh mọi quá trình xã hội và hành vi hoạt

động của mọi công dân theo pháp luật trên tất cả các mặt hoạt động củađời sống xã hội

Hai là, cơ quan hành chính Nhà nước có quyền ra các văn bản

pháp quy để thực hiện Hiến pháp, luật, pháp lệnh và Nghị quyết của

Quốc hội và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân địa phương (đối với cơquan hành chính địa phương); sử dụng pháp luật và các văn bản phápquy để chỉ đạo, điều hành các hoạt động của các ngành, các cấp, các đơn

vị thuộc thẩm quyền mình

Ba là, cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền thành lập

hoặc giải thể các cơ quan trực thuộc trong hệ thống theo luật định, tổ

chức điều chinh các quan hệ quản lý và đối tượng quản lý

Về thầm quyền của các cơ quan hành chính Nhà nước được phân

chia thành hai loại:

- Cơ quan có thẩm quyền chung Đó là một tập thể lãnh dao dodân bầu ra (thông qua Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân), có chức năngquản lý Nhà nước tổng hợp trên phạm vi cả nước hoặc lãnh thổ nhấtđịnh, theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo (Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cáccấp).

- Cơ quan có thẩm quyền riêng Đó là các cơ quan có chức năngquản lý Nhà nước chuyén ngành hoặc lĩnh vực nhất định, theo nguyêntắc một thủ trưởng, chịu trách nhiệm cá nhân và do Nhà nước bổ nhiệm(như các Bộ, Sở )

Trang 16

O nước ta, do ảnh hưởng và bị chi phối bởi các yếu tố địa lý, ki

tế, chính tri cũng như truyền thống văn hoá, phong tục tập quán netrong lich sử cơ quan quan lý làng xã ở nông thôn được tổ chức khôigiống như các cơ quan khác trong bộ máy Nhà nước

Cho mãi đến thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, cquan quản lý làng xã (chủ yếu là làng xã người Việt) vẫn được tổ chi

và vận hành theo chế độ “tự quản” Chế độ “tự quản” ra đời từ cuối tl

ky XV, sau khi Nhà nước phong kiến thời Lê bãi bỏ chế độ “xd quan”

tức viên chức do Nhà nước trung ương điều động, bổ nhiệm va trả luor

để cai trị làng xã

Chế độ “tự quản” cho phép cơ quan quản lý làng xã tự đứng 1điều hành các công việc nội bộ của địa phương, đồng thời phải có trácnhiệm đáp ứng những yêu cầu của Nhà nước trung ương như về thukhoá, quân dịch, tạp dịch v.v

Tất cả các công việc đối nội (trong phạm vi làng xã) và đối ngo:giữa xã này với xã khác, hoặc giữa xã với giới cam quyền cấp trên) déđược giao cho một số người đang sinh sống tai làng xã, hoặc có tétrong số định của làng xã ban bạc, quyết định Số người này được gcchung là quan viên hàng xã [17; tr.190)

Mặt khác, do cách tổ chức chính quyền ở các cấp hành chính khá

nhau cũng tạo cho Uy ban nhân dân xã có những nét riêng biệt so với U,ban nhân dân các cấp huyện, tỉnh Nhìn chung, ở các đơn vị hành chíntrong chính quyền đều có hai cơ quan: cơ quan hành chính và cơ qua:

đại diện Song vai trò của chúng ở từng loại đơn vị hành chính lại khá

nhau Đối với các đơn vị hành chính trung gian thì chức năng chủ yế

của chính quyền là bảo đảm mối liên hệ giữa trung ương va cơ sở N:

phải dé cao lợi ích của trung ương cho nên cơ quan hành chính thườn,

Trang 17

với nhau và cần phải được giải quyết trên cơ sở kết hợp hài hoà các lợi

ích: Nhà nước, dan cư và giữa dân cư với nhau Chính quyền ở đây

không phải và không chỉ là cơ quan cai trị mà còn là cơ quan thể hiện lợiích chung của dân cư Nói cách khác, nếu như cơ quan Nhà nước ở cácđơn vị hành chính trung gian có nhiệm vụ bảo đảm triển khai pháp luật,chính sách của Nhà nước trung ương tới cơ sở, thì cơ quan Nhà nước ởđơn vị hành chính cơ sở ngoài việc bảo đảm thi hành pháp luật của Nhànước, các mệnh lệnh của cơ quan Nhà nước cấp trên thì cần thiết phải

thể hiện lợi ích của dân cư nhiều hơn Khi dé cập đến vấn dé này trong

các tác phẩm “Sự phát triển chủ nghĩa Tư bản ở nước Nga”, “Nhận xét

phê phán về vấn dé dân tộc”, “Luận cương về vấn dé dân tộc”, V.I.

Lénin đã chỉ ra rằng: cơ cấu - lãnh thổ mới của nước Nga cần phải đượcxây dựng trên cơ sở nguyên tắc kinh tế và nguyên tắc dân tộc Sau này,

tại Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Nga (b) năm 1923 thêm một nguyêntắc nữa được nêu ra: Nguyén tắc bộ máy Nhà nước gần gũi với dan cư

+

Ở nước ta, các nguyên tắc nêu trên cũng đã được vận dụng trongviệc tổ chức chính quyền địa phương Xét về mặt cơ cấu, hệ thống đơn vị

hành chính cũng giống như một số nước Xã hội chủ nghĩa khác là tổ

chức theo cấp, bậc Phổ biến là cơ cấu chính quyền 3 cấp: Tỉnh (thành

phố trực thuộc trung ương) Huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)

-Xã (phường, thị trấn) /9; rr.70J

Từ sau cách mang tháng Tám năm 1945, chính quyền cơ sở Ở.

nước ta nhất là ở xã còn là nơi thể hiện rõ nét nhất bản chất ưu việt của

Trang 18

đó là chính quyền ở cơ sở, kinh nghiệm của chính cơ sở Và cũng từ cơ

sở mà chúng ta có được sự lạc quan, sự nhanh nhạy và quyết đoán tronghành động cách mạng” /27; tr.249].

Là cấp cơ sở gần dân, do dân trực tiếp bầu, tổ chức ra, Uỷ bannhân dân xã là cầu nôi chuyển tải mọi chủ trương chính sách của Đảng,

pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống Vấn đề càng quan trọng và cấp

bách ở chỗ xã là cấp trực tiếp quản ly trên 80% dân số của cả nước, trảiđài trên diện tích rộng từ Bắc tới Nam, từ miền núi tới đồng bằng, hảiđảo nên hiệu lực quản lý của cấp chính quyền này góp phần quyết địnhtới sự thành công hay thất bại của mọi chủ trương, chính sách đượchoạch định từ cấp trên

Do vi trí, vai trò quan trong và những đặc thù của xã nên Uy bannhân dân xã được tổ chức và hoạt động mang những nét khác biệt so vớicách tổ chức và phương thức thực hiện quyền lực Nhà nước ở các cấptrung gian và cấp trung ương.

+

Ở xã không có sự phân công rành mạch các quyền lập pháp, hành

pháp và tư pháp Nói đến xã là nói đến cấp tổ chức thực hiện cho dùtong chính quyền xã có Hội đồng nhân dân - cơ quan quyền lực Nha

rước ở địa phương nhưng cũng không có quyền lập pháp và đòi hỏi lập

Tháp Chính quyền xã chi được thực hiện quản ly Nhà nước trên những

| mặt nhất định do phân cấp quản lý và quy định của pháp luật Chính

quyền xã gồm Hội đồng nhân dân, do dân trực tiếp bầu và Uỷ ban nhân

cần do Hội đồng nhân dân bầu ra đều phải tuân theo sự kiểm tra, giám

Trang 19

sát và quản lý của cơ quan Nhà nước cấp trên nhằm đảm bảo sự quản lýthống nhất xuyên suốt, kịp thời của hệ thống các cơ quan hành chínhNhà nước, đứng đầu là Chính phủ

Một đặc thù của chính quyền xã là Uỷ ban nhân dân xã phải đảm

nhận hầu như toàn bộ những chức năng và nhiệm vụ của toàn bộ cấpchính quvền Ngoài Hội đồng nhân dân và Uy ban nhân dân ở xã khôngcòn có bất cứ cơ quan chức năng Nhà nước nào khác như ở các cấp trung

gian Nói đến chính quyền xã là nói tới Uỷ ban nhân dân xã - cơ quanNhà nước chủ yếu thực hiện quyền hành pháp, nhưng lại do chính nhân

dân ở địa phương trực tiếp bầu ra chứ không phải là công chức chuyênnghiệp của Nhà nước

Cách thức tổ chức Uỷ ban nhân dân xã ở nước ta tuy về hình thức

cũng giống với một số nước trên thế giới: Cộng hoà Pháp, Cộng liên

bang Đức Nhật bản, Philippin nhưng vẻ bản chất vẫn có sự khác biệt.

Ở các nước này, mặc dù chính quyền cấp cơ sở cũng được tổ chức theo

kiểu Hội đồng do nhân dân bầu ra và theo quy định của Hiến pháp và

pháp luật, chúng là những cơ quan có quyền tự quản Song trên thực tế

chúng vẫn bị hạn chế bởi hệ thống pháp luật của Nhà nước trung ương,

bởi nguồn tài chính hạn hẹp không đủ để có thể thực hiện tự quản và

nằm dưới sự giám sát chặt chẽ của cơ quan đại diện Nhà nước trungương Có nơi, Hiến pháp quy định việc quản lý địa phương phải được

thực hiện bởi cơ quan do dân bầu ra, song một thời gian dài ở đó vẫn

quan lý theo hình thức cơ quan*hành chính do bổ nhiệm (ở Pháp trước

năm 1982) Do vậy, ở đó quyền hạn thực tế vẫn thuộc về cơ quan hànhchính Nhà nước ở cơ sỞ

Ở Philippin việc quản lý hành chính ở cấp xã theo quy định của

pháp luật là do một dân biểu của thị xã hoặc thành phố đảm nhận với sự

THU VIEN pon t122:`)

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI ` ÒÖ PHONG ĐỌC AAAY Se Ae

=

Trang 20

trợ giúp của Hội đồng hương chính xã Hội đồng hương chính này cthành phần gồm Chủ tịch, một hoặc nhiều Phó chủ tịch, một Uỷ viên phtrách y tế, một Uy viên phụ trách giáo dục và một Uy viên phụ trách sini

hoạt chung của xã Trong số các chức sắc, Chủ tịch và Phó chủ tịch x.được Hội đồng thị xã hoặc thành phố trao một số nhiệm vụ nhất định tu:thuộc vào sự tín nhiệm của Hội đồng đối với những người này 3 Uỷ viêncòn lại hoạt dong theo chức danh với nhiệm kỳ 1 nam Xã không c‹ngân sách và Hội đồng hương chính không có thực quyền cũng nhịkhông được hưởng bất š g y mot loại phụ capky một loại phụ cấp nào

Ở Inđônêxia, chính quyền xã không có quy chế tự trị mà là co

quan hành chính cấp dưới của huyện

Xã trưởng là người đứng đầu của xã và có bộ máy điều hành giúpcho công việc quan lý trong phạm vi xã Trong văn phòng của xã trưởngcũng có một số đại diện của chính quyền trung ương như Tiểu ban phúc

lợi nhân dân, Tiểu ban kinh tế và Tiểu ban hành chính Một số Bộ của

Chính phủ trung ương cũng có một đơn vị nhỏ đặt tại các văn phòng của

xã trưởng (như Ban chi huy các đơn vị cảnh sát, Ban chỉ huy quân sự địa

phương và các văn phòng thông tin, giáo dục, văn hoá, các vấn đề tôngiáo và xã hội ) Xã trưởng là công chức Nhà nước thuộc ngạch côngchức chính quyền địa phương, được cấp trên trực tiếp bổ nhiệm theothành tích và năng lực

Ở Trung Quốc, Đại hội đại biểu nhân dân xã bầu ra Uỷ ban thường vụ Đại biểu đại hội nhân dân xã, là cơ quan chấp hành của Đạihội đại biểu nhân dân địa phương, là cơ quan hành chính Nhà nước ở địaphương, chịu trách nhiệm tổ chức quản lý các vụ việc hành chính thuộc

địa phương mình, chịu trách nhiệm báo cáo với cơ quan hành chính Nhànước cấp cao hơn và chịu sự giám sát của họ.

Trang 21

Thông qua chi ngân sách, chính quyền xã bố trí các khoản chi đểđảm bảo tăng cường hiệu lực và hiệu quả các hoạt động của chính quyền

về thực hiện pháp luật, giữ vững trật tự, trị an; bảo vệ tài sản công cộng.bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân; quản lý mọi mặt hoạt động kinh tế

- văn hoá; bảo vệ môi trường; thực hiện các chính sách xã hội va tăng

cường cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho chính quyền cũng nhưcác công trình phúc lợi xã hội công cộng, phục vụ cuộc sống chung của

mọi người dân do chính quyền xã có trách nhiệm quản lý, điều hành

Về cơ cấu tổ chức, theo quy định của Hiến pháp nam 1992, dé

quản lý lãnh thổ, ở các đơn vị hành chính Nhà nước đều thành lập Hội

đồng nhân dân Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa

phương, đại điện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân

dân, do dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa

phương và cơ quan Nhà nước cấp trên, Hội đồng nhân dân bầu ra Uỷ ban

nhân dân - cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân và cơ quan hành

chính Nhà nước ở địa phương Ở xã, Uỷ ban nhâïŸ dân do Hội đồng nhân dân xã bầu ra gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên, Chủ tịch

Uỷ ban nhân dân không nhất thiết phải là đại biểu của Hội đồng nhân

dân, kết quả bầu các thành viên của Uỷ ban nhân dân xã phải được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện phê chuẩn.

Trang 22

Nhu vậy, Uy ban nhân dân xã là cơ quan hành chính Nhà nước ‹thầm quyền chung, hoạt động với tư cách:

- Cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân;

- Cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương

Uy ban nhân dân xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn về h:

tư cách trên đây bằng việc ra các quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiéi

kiểm tra việc thi hành các văn bản đó

Về tẻn gọi, chế dịnh “Uy ban” là một chế định mới trong lịch s

tổ chức quản lý nông thôn ở nước ta, được tổ thức theo học thuyết Mác

Lênin về bộ máy của Nhà nước dân chủ kiểu mới Uỷ ban là cơ quaichấp hành, trước mat phải lập ra để đảm nhiệm các chức năng tổ chức

hoạt động thường xuyên của cơ quan quyển lực (Hội đồng nhân dân) v

tổ chức thực hiện các Nghị quyết của cơ quan này do chưa có đầy đủ cdc

điều kiện để “mỗi một Uỷ viên Xô viết (đại biểu) ngoài việc tham gi:

các phiên họp của Xô viết còn bắt buộc phải đảm nhiệm một công tácthường xuyên về mặt quản ly Nhà nước” (13; tr 9] - 92]

Trước đây, các Nhà nước phong kiến Việt Nam thường mới chdừng lại ở làng, muốn vào được dân thì phải thông qua làng Mọi thứ ar.hué của Nha nước cũng phải thông qua làng xã mới tof được dân va mọ:nghĩa vụ của dân đối với Nhà nước được tập hợp và cố định lại trongnghĩa vụ chung của làng Như vay, viéc quan ly, điều hành ở nông thôi

hầu như Nhà nước trung ương đã “khoán trắng” cho làng xã*{nói rõ hơn

là khoán trắng cho những người đứng đầu làng xã tất cả mọi thứ nghĩa

vụ mà dan làng phải gánh chịu) Day là cách quan lý thông qua những

người đại diện one làng xã và dựa trên luật liên đới chịu trách nhiệm

(một người vi phạm luật thì cả làng phải chịu tội) Cách quản lý này tạocho người đứng đầu làng xã trở thành người có quyền hành rất lớn mà lại

Trang 23

không phải chịu đầy đủ trách nhiệm cá nhân của mình Đây là một kẽ hở

để người đứng đầu làng xã có thể hoặc nhân danh Nhà nước hoặc nhân

danh làng xã để làm những việc phục vụ cho lợi ích riêng của mình hoặcgia đình mình mà hậu quả thì nhân dân trong làng xã phải gánh chịu

Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, cơ quan quản lý làng xã

ở nước ta được tổ chức lại với bản chất hoàn toàn khác Theo cách tổ

chức mới này, cơ quan hành chính Nhà nước ở xã là một tập thể, hoạtđộng theo chế độ Uỷ ban: mọi vấn đề quan trọng đều phải được Uỷ banthảo luận tập thể và quyết định theo đa số, sau.đó mới giao cho cá nhânphụ trách, tổ chức thực hiện Đây là mặt dân chủ của tổ chức bộ máy,mặt khác là một khâu trong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nướcđòi hỏi trong hoạt động, điều hành phải tập trung thống nhất từ trungương tới xã nên pháp luật còn quy định trách nhiệm cho Chủ tịch Uỷ bannhân dân xã là người lãnh dao và điều hành mọi hoạt động của Uy ban,của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban, phân công nhiệm vụ cho cácthành viên của Uy ban.

Các thành viên của Uỷ ban (kể cả Phó Chủ tịch) khi được phân

công, phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uy ban

_ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã quyết định các vấn đề thhộc thẩmquyền của Uy ban nhân dân, trừ những việc pháp luật quy định phải thảo

luận tập thể và quyết định theo đa số

Pháp luật còn giao cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã quyền đình:

Cai việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản vi phạm thẩm quyền của cơ

quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân nhằm khắc phục tình trạng

chậm trễ trong điều hành va tinh trạng thiếu trách nhiệm trong quan lý,

kp thời khắc phục và hạn chế những hậu quả do những văn bản đó gây

r¿ đối với nhân dân ở da phương Chủ tịch Uy ban nhân dân xã còn phải

Trang 24

chịu trách nhiệm cá nhân về những nhiệm vụ, quyền hạn được giao riêngcho mình và cùng với các thành viên của Uỷ ban chịu trách nhiệm trướcHội đồng nhân dân xã và cơ quan Nhà nước cấp trên.

Về chế độ làm việc, để đảm bảo đường lối quần chúng, chốngquan liêu xa rời thực tế Theo quy định hiện hành, Uỷ ban nhân dân xãvẫn áp dụng chế độ làm việc 1/2 ngày Tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể của

mỗi địa phương, các thành viên của Uỷ ban nhân dân xã phân công trực

tại trụ sở hoặc buổi sáng, hoặc buổi chiều trong ngày, nhưng đa số Uỷ

ban nhân dân xã thường làm việc vào buổi chiều hàng ngày (trừ ngày

chủ nhật) Trong thời gian không phải trực tại trụ sở, các thành viên của

Uy ban nhân dân xã vẫn tham gia sản xuất, trừ những trường hợp đi họp,

học tập chuyên môn hoặc những khi có công tác cần thiết bất thường.

Trong nhiệm kỳ làm việc, các thành viên của Uỷ ban nhân dân xã

được hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách địa phương theo chức danh màmình đảm nhiệm

Tóm lại, Uỷ ban nhân dân xã được tổ chức và hoạt động trênnguyên tắc tập trung dân chủ, là cơ quan gần dân, hoạt động và làm việc

theo chế độ tập thể, cá nhân phụ trách Thời gian gần đây có tăng cườngthèm quyền hạn cho chức danh Chủ tịch xã nhưng nhìn chung tính chất

không chuyên nghiệp của bộ máy Uy ban nhân dân xã vẫn còn rất đậm

né Cán bộ là người địa phương, một số chức danh chủ chốt (Chủ tịch,

Phó chủ tịch) và cán bộ chuyên môn (Hộ tịch, Địa chính) vẫn chưa được

chuyên môn hoá Lam việc theo nhiệm kỳ, hưởng sinh hoạt phí hàng

thá-g theo chức danh Cán bộ xã do dân bầu, không phải là công chức |

trong biên chế Nhà nước nên không có chế độ nghỉ hưu

Mô hình trụ sở và trang thiết bị làm việc của Uy ban nhân dân xã

cho tới nay vẫn chưa có quy định chung, thống nhất Có nơi, căn cứ vào

Trang 25

điều kiện cụ thé của địa phương đã tiến hành xây dung mới hoặc sử dung

một công trình có san nào đó để làm trụ sở, nên không đảm bao sựnghiêm cần thiết, cũng không thuận lợi cho công việc; trang thiết bị cònnghèo nên Uy ban nhân dân xã gặp không ít khó khăn trong hoạt động

1.1.2 Chức năng , nhiệm vụ của Uy ban nhán dan xã

Chức năng chính, co ban của Uy ban nhân xã với tư cách là cơ quanhành chính Nhà nước ở địa phương - là đại điện quyền hành pháp thựchiện sự quản Nhà nước về mọi mặt: chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội, anninh Quốc phòng đối với tất cả mọi đối tượng bị quản lý nhằm đảm bảolợi ích quốc gia và duy trì trật tự pháp luật của Nha nước ở cơ sở

Là chủ thế quản lý, trong khi thực thi chức năng nhiệm vụ củaminh, Uy ban nhân dân xã sử dụng quyền luc Nhà nước để chỉ đạo các

đối tượng quản lý thuộc quyền nhằm thực hiện pháp luật Nhà nước, đảm

bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản

lý trên các lĩnh vực:

a Về phát triển kinh tế, nông lâm ngu nghiệp , thương nghiệp , văn

hoá, giáo duc , y tế

Uỷ ban nhân xã được quyền sử dụng quyền lực Nhà nước bảo đảmcho các đơn vị kinh tế, dịch vụ của tất cả các thành phần kinh tế phát

trển sản xuất, kinh doanh đúng chính sách pháp luật của Nhà nước Uy

ban nhân dân xã không can thiệp vào các hoạt động tác nghiệp của các

cơ sở sản xuất mà phải tạo điều kiện , bảo đảm tự chủ cho mọi cá nhân ,

mại tổ chức hoạt động kinh doanh bình thường trong khuôn khổ pháp

luật Từng bước điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất , kinh doanh ở xã căn cứ

và khả năng tự nhiên, sức lao động, cơ sở vật chất - kỹ thuật và nhu

cần cũng như nghĩa vụ của xã đối với Nhà nước

Trang 26

Uy ban nhân dân xã tổ chức, hướng dan việc thực hiện các chương

trình , kế hoạch , đề án khuyến khích phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi theo quy định của cấp trên Tổ chức thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học , công nghệ để phát triển sản xuất; hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, vậtnuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ bệnh

dịch đối với cây trồng và vật nuôi Tổ chức việc xây dựng các công trình

thuỷ lợi nhỏ của xã, tổ chức việc thực hiện , tu bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệ

rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn chan

những hành vi phạp pháp luật về bảo vệ đê điều , bảo vệ rừng tại địaphương Xây dựng và quan lý các công trình công cộng, đường giaothông, trụ sở, trường hoc, trạm y tế, công trình điện, nước theo quyhoạch đã dược cấp trên phê duyệt Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sửdụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật

Về tiểu, thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và giao thông, Ủy

ban nhân dân xã tổ chức hướng dẫn việc khai thác các ngành, nghề

truyền thống ở địa phương Tổ chức thực hiện biện pháp ứng dụng tiến

bộ về khoa học, công nghệ để phát triển các ngành, nghề mới nhằm giải

quyết việc làm và cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt của người lao

động, cải thiện đời sống nhân dân ở địa phương Tổ chức tu sửa, Xây

- dựng đường giao thông trong xã; bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi vi

phạm đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng

đường giao thông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật Quản

lý, sap xếp chợ, các điểm dịch vụ, buôn bán nhỏ; phối hợp với các cc quan hữu quan chống buôn lậu, trốn thuế, sản xuất và lưu hành hàng gi:tại địa phương.

Trang 27

Về văn hoá, giáo dục và xã hội, Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệmthực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng và quản lý các nhà trẻ, trường học tại xã Tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật; tổ chức thực hiện việc hướng dẫn các lễ hội truyền thống; bảo vệ

di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh; vận động nhân dân xâydựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, bài trừ tệ nạn xã hội, bài trừ

mê tín, hủ tục lạc hậu tại địa phương Tổ chức triển khai các chươngtrình dân số, kế hoạch hoá gia đình, phòng chống dịch bệnh Tổ chức

thực hiện chính sách, chế độ đối với thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ,những người và gia đình có công với nước; thực hiện công tác cứu tế xã

"hội, hoạt động nhân dao, từ thiện ở địa phương va vận động nhân dângiúp đỡ các gia đình khó khăn, người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không

nơi nương tựa Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sỹ; quy hoạch,

quản lý nghĩa trang ở địa phương

b Về kế hoạch ngân sách, tài chính

Xã là cấp cơ sở, cấp tổ chức thực hiện nên chính quyền xã phải có

ngân sách đủ mạnh để điều chỉnh các hoạt động ở xã đi đúng hướng, gópphần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của Đảng và

Nhà nước Thông qua việc thu ngân sách, Uỷ ban nhân dân xa thực hiện

kiểm tra, kiếm soát, điều chỉnh lại các hành vi hoạt động san xuất, kinh

doanh, dịch vụ, chống các hành vi hoạt động kinh tế phi pháp, trốn lậu

thuế và các nghĩa vụ đóng sóp khác Thu ngân sách xã là nguồn chủ yếu

để đáp ứng các nhu cầu chỉ ngày- càng phát triển O xa Thông qua chi

ngân sách, xã 'bố trí các khoản chi để đảm bảo tăng cường hiệu lực và

hiệu quả các hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân về

quản lý Nhà nước ở địa bàn do xã phụ trách.

Trang 28

Đối với Uy ban nhân dan xã, trên cơ sở những điều kiện cụ thể của

địa phương, căn cứ vào kế hoạch chung của huyện, hàng năm Uỷ bannhân dân xã xây dựng, lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách; dựtoán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết để trìnhHội đồng nhân dân xã quyết định và báo cáo lên Uỷ ban nhân dân huyệncùng cơ quan tài chính của huyện Lập quyết toán ngân sách, trình Hộiđồng nhân dân xã phê duyệt và báo cáo co quan tài chính và Uy bannhân dân huyện

Trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Uy ban nhân dân xã

ra quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng đơn vi, cơ quan

trực thuộc và tổ chức thực hiện ngân sách địa phương Phối hợp với các

cơ quan hữu quan tiến hành công việc thu thuế, bảo đảm thu đúng, nộp

đủ, kịp thời các loại thuế và các khoản thu khác ở xã theo qui định củapháp luật Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xâydựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã trên nguyên tắc tự nguyện,công khai và tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật.

c Về thi hành pháp luật, đảm bdo an ninh trột tự, an toàn xã hộiTheo qui định của Hiến pháp năm 1992, Luật tổ chức Hội đồngnhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 1994, Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền

han cụ thể của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở mỗi cấp năm

1996 Trên lĩnh vực thi hành pháp luật Uy ban nhân dân xã có trách

nhiệm tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong

-nhân dân; theo dõi việc thực hiện pháp luật; tổ chức lấy ý kiến -nhân dân

đong góp vào các dự thảo văn bản pháp luật khi được yêu cầu đóng góp

ý kiến; phát hiện và xử lý các vụ việc vi phạm theo thẩm quyền, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn nhỏ trong nhân dân Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; -quản lý hộ khẩu,

Trang 29

quản lý người tạm trú, quản lý việc đi lại của người nước ngoài tại xã Tổchức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng cấp trên trongviệc thi hành án; tổ chức thực hiện các quyết định xử lý về vi phạm hànhchính theo qui định của pháp luật.

Để đảm bảo cho pháp luật của Nhà nước được thi hành nghiêmchinh và thống nhất trên toàn quốc, Uy ban nhân dân xã căn cứ vào cácvăn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Hội đồng nhân

dân xã để ban hành quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện, kiểm tra

việc thực hiện các văn bản đó Tổ chức và hướng dẫn hoạt động của các

tổ thanh tra nhân dân; thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế; bảo vệ

tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm quyền, lợi ích hợp pháp của các

công dân, tổ chức tại địa phương

Việc tổ chức, quản lý trật tự an ninh trên địa bàn ở xã là chức năng,

nhiệm vụ quan trọng của Uỷ ban nhân đân xã Công an xã là cơ quangiúp Uy ban nhân dân xã dé ra các biện pháp và tổ chức thực hiện đúngvới chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và sự chỉ

đạo nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn Nhà nước cấp trên Ngoài tổ

chức công an xã còn có tổ chức lực lượng quần chúng làm nòng cốt chophong trào bảo vệ an ninh ở cở sở như tổ dân phòng, tổ chức thanh niên

Trưởng công an xã thực hiện theo chế độ dân bầu, chính quyền xã

cử rên thường xuyên thay đổi còn Phó công an xã thường trực do cơquan công an huyện cử về trực tiếp công tác tại xã

Trang 30

Do cách tổ chức mới này đã thực sự củng cố được hoạt động của

công an xã Thông qua công tác, công an cấp trên đã bồi dưỡng, hướng

dẫn công an cấp đưới nên trình độ chính trị, nghiệp vụ của công an xã

được nâng cao, tình hình an ninh trật tự ở thôn, xóm được giữ gìn tốt

hơn, nhân dân an tâm sản xuất và hạn chế được nhiều những hành vi vi

phạm pháp luật xảy ra.

d Về quan lý các hoạt động tư pháp

Để thực hiện quản lý Nhà nước trên lĩnh vực hoạt động tư pháp.trong bộ máy chính quyền xã có Ban Tư pháp Sau 3 tháng kể từ khicách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng

hoà đã ban hành Sắc lệnh số 63 ngày 22/11/1945 vẻ tổ chức các Hội đồng nhân dan va Uỷ ban hành chính Sắc lệnh quy định ở xã phân công

Ban thường vụ Uy ban hành chính phụ trách “hành chính tư pháp” Banthường vụ Uy ban hành chính hợp thành Ban Tư pháp xã, có quyền: hoàgiải các việc, xử các việc vi cảnh, nhưng chỉ được phạt tiền Tổ chức củaBan bao gồm những người có chức danh quan trọng nhất trong Uỷ ban

hành chính: Chủ tịch, Phó chủ tịch, thư ký; các thành viên của Ban được

phụ cấp hàng tháng

Ngày 24/01/1946, Chủ tịch nước ban hành Sắc lệnh số 13 về tổ

chức Toà án và các ngạch thẩm phán thì Ban Tư pháp thêm nhiệm vụ: thihành các mệnh lệnh của các thẩm phán cấp trên Tổ chức của Ban Tư

pháp xã vân gồm những người trong Ban thường vụ Uỷ ban hành chính

(Chủ tịch, Phó chủ tịch, thư ký) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của

Ban Tư pháp xã quy định trong Sắc lệnh số 13 tiếp tục được ghi nhận trong Sac lệnh số 254-SL ngày 19/11/1948 vẻ tổ chức lại chính quyền nhân dân trong thời kỳ kháng chiến.

Trang 31

Đến những nam 1960 Uy ban hành chính xã vẫn có nhiệm vu: hoàgiải những việc ly hôn tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dán,thi hành những mệnh lệnh của Toà án về tống đạt giấy gọi và thi hành án(Thong tu số 2/TC ngày 26/02/1964 của Toà án nhân dân tối cao về việc

xây dựng tổ hoà giải và kiện toàn tổ chức tư pháp xã) Thời kỳ này tư

pháp xã trở thành cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban hành chính do một

uy viên của Uy ban hành chính xã phụ trách

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Dang lần thứ III, các Nghị quyết Hộinghị Trung ương 18,19 (khoá III) về tang cường pháp chế Xã hội chủ

nghĩa nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế - xã hội bằng pháp luật Hội

đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 190/CP ngày 09/10/1972 quyđịnh nhiệm vu, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uy ban pháp chế trong

đó quy định: Ở xã và các đơn vị tương đương có tổ pháp chế hoặc cán

bộ pháp chế Từ khi có Nghị định thành lập Uy ban pháp chế thì tổ chứcpháp chế từ trung ương đến cơ sở bắt đầu hình thành

t

Ngày 22/11/1981 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số143/HDBT vẻ chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp quy định Ban tupháp cơ sở là Ban chuyên môn của Uỷ ban nhân dân, trở thành một cấptrong hệ thống các cơ quan tư pháp Nhiệm vụ của Ban tư pháp cơ sởđược quy định rõ trong Thông tư số 08/TT ngày 06/01/1982, Công văn

số 527/QLTP ngày 28/08/1984 của Bộ Tư pháp và Nghị định số 219/HĐBT ngày 20/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về việc chuyển giao công tác hộ tịch từ Bộ Nội vụ sang Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân

các cấp, cụ thể:

1 Giúp Uỷ ban nhân dân soạn thảo các nội quy, quy chế, quy ước của địa phương theo pháp luật và thấm quyền của xã.

Trang 32

2 Theo dõi tình hình tôn trọng và vi phạm pháp luật; kiến nghị với

Uy ban nhân dan xã, dé ra biện pháp phòng chống tội phạm và nhữnghành vị vị phạm pháp luật.

3 Giúp Uy ban nhân dân xã tổ chức việc phối hợp các cơ quan

đoàn thé quần chúng thực hiện tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong

6 Tham gia vào việc thi hành án theo thẩm quyền

7 Làm tư van cho Uy ban nhân dân xã về pháp lý

Từ những nhiệm vụ nêu trên, tổ chức Ban tư pháp xã gồm có:

Trưởng ban (do thường trực Uy ban kiêm chức), 1 Phó trưởng ban là cán

bộ chuvên trách thường trực làm công tác tư pháp và một số uy viên

kiêm nhiệm chọn trong các ngành và các đoàn thể quần chúng ở địa

phương

Để xác định đúng vai trò, vị trí của các cơ quan tư pháp trong bộ

máy quản lý Nhà nước, ngày 04/06/1993 Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 38/CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Bộ Tưpháp, quy định ở xã có Ban tư pháp Ngày 26/07/1993 Bộ Tư pháp - Ban

tổ chức cán bộ của Chính phủ ban hahh Thông tư liên bộ số 12/TTLB

hướng dân nhiệm vụ của Ban tư pháp cơ sở là giúp Uy ban nhân dân xã

thực hiện quản lý Nhà nước về các công việc tư pháp; giúp Uỷ ban nhân

dân xã soạn thảo, ban hành các quyết định, chỉ thị để thi hành các quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân huyện; thực hiện việc phổ biến, giáo

Trang 33

dục pháp luật trong nhân dân; thực hiện việc dang ky va quan lý hộ tịch,quan lý lý lịch tư pháp và thống kê tư pháp; hướng dan, quan lý hoạt

động của các tổ hoà giải, tổ chức phối hợp việc thi hành án ở địa phương

theo sự chi dao của Đội thi hành án

d Về quan lý và giải quyết tranh chap đất dai

La cơ quan hành chính Nhà nước cấp cơ sở, Uỷ ban nhân dân xãtrực tiếp thực hiện quản lý Nhà nước đối với đất đai trong phạm vi xã,

theo phan cap dé chủ động quản lý các biến động đất đai nhàm thiết lập,bảo vệ, củng cố và tăng cường quan hệ đất đai theo hướng đổi mới quản

lý kinh tế, không ngừng phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tếcủa đất đai

Xã là nơi cung cấp tài liệu, số liệu cơ bản đầu tiên trên cơ sở đó xâydựng tài liệu, ban đồ đất đai của huyện, tinh và toàn quốc Do đó Uy bannhân dan xã chịu trách nhiệm với co quan Nhà nước cấp trên về điều traxây dựng các tài liệu về đất đai, xây dựng các quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất đai của xã Theo dõi, kiểm tra đôn đốc, giám sát việc thực hiện

các quy hoạch, kế hoạch này và việc thực hiện các chính sách, pháp luật

ve đất dai cha èác tổ chức và cá nhân sử dụng đất trong xã Tổ chức việc

“dang ký thống kê đất đai, cùng với Uy ban nhân dân huyện tổ chức việc

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết việc tranh chấp,

khiếu tố, vi phạm Luật đất đai theo phân cấp Tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến, học tập các chính sách, pháp luật đất đai cho cán bộ và nhân

dân trong xã Đối với quỹ đất được dé lại phục vụ các nhu cầu công ích Ở

địa phương, Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả, đúng pháp luật |

Việc thanh tra, kiểm tra sử dụng đất đai, phát hiện kịp thời các

trường hợp vi phạm pháp luật đất dai, dé xuất ý kiến giải quyết những vụ

Trang 34

2 |)

vị phạm pháp luật đất đai, những vụ tranh chấp khiếu tố về đất đai là

một trong những biện pháp quan trọng không thể thiếu được trong quản

lý đất đai của Uy ban nhân dân xã Hiện nay tình trạng vi phạm pháp

luật đất đai xảy ra phổ biến và nghiêm trọng, một trong những nguyên

nhân là Uỷ ban nhân dân xã chưa thực hiện tốt công tác này Bởi vì Uỷ

ban nhân dan xã là cấp trực tiếp quan lý việc sử dụng dat mọi hành vi vi

phạm pháp luật đất đai có được phát hiện và xử lý kịp thời hay không là

do Uỷ ban nhân dan xã quyết định một phần lớn (thực tế cho thấy, hon80% là tranh chap về quyẻn sử dụng đất giữa cá nhân với nhau mà theoqui định của Luật đất đai thì các tranh chấp này trước hết là do Uỷ bannhân dân xã, nơi có dat đang bị tranh chấp thu lý giải quyết)

Việc nắm tình hình đất đai, quản lý chặt chẽ các biến động đất đai

theo pháp luật, quy hoạch và kế hoạch, đó là nhiệm vụ bao trùm - toànđiện của Uy ban nhân dân xã mà Nhà nước đã phân cấp Mọi việc làm

thay đổi về chủ sử dụng đất, về hình thể, diện tích, loại đất đều phải làm

thủ tục xin phép theo quy định của Luật đất đai và phải được sửa chữatrên bản đồ, số địa chính của xã và phải được Uy ban nhân dân cấp trênduyệt Trên cơ sở đó 3 tháng một lần, Uy ban nhân dân xã phải trích lục

số theo dõi biến động đất đai, trích lục bản đồ những thửa có thay đổi để

cơ quan quản lý đất đai của huyện sửa chữacác tài liệu đất đai lưu ởhuyện cho phù hợp với hiện trạng

Hàng năm (31/12) Uỷ ban nhân dân xã phải tổng hợp các biến

dong, tình hình tăng giảm các loại đất trong năm, dự kiến kế hoạch sử

dung đất năm tới để báo cáo với Hội đồng nhân dân xã và Uỷ ban nhân

dân huyện để các cơ quan này có ý kiến chỉ đạo, quyết định

Uỷ ban nhân dân xã còn có trách nhiệm thường xuyên tuyêntruyền, phổ biến Luật đất đai để mọi người dân, tổ chức sử dụng đất trên

Trang 35

địa bàn xã tổ chức thực hiện, chọn lọc và đi sâu vào những quy định sátvới yêu cầu thực tế của địa phương và cụ thể hoá những quy định bằngnội quy quản lý, sử dụng đất đai của xã Đây là những yêu cầu đòi hỏi

Uỷ ban nhân dân xã phải thực hiện, và chỉ thực hiện tốt nếu có ngườichuyên trách và có kiến thức, am hiểu về lĩnh vực nay

e Về bao vệ môi trường, tài nguyén

Trong tình hình hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ tàinguyên thiên nhiên không phải chỉ là công việc của nội bộ mỗi quốc gia

mà là công việc chung của toàn nhân loại, một việc làm mang tính toàncầu

Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương biện pháp và tham gianhững chương trình chung của thế giới về sử dụng hợp: lý tài nguyênthiên nhiên, bảo vệ môi trường sống trong sạch, duy trì sự cân bằng sinhthái tự nhiên và coi đó là những điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế -

xã hội, củng cố quốc phòng, nâng cao đời sống và sức khoẻ của nhân

đân.

Với tư cách là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, Uy bannhân dân xã có trách nhiệm thực thi nghiêm chỉnh các văn bản pháp luậtcủa Nhà nước về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tàisản của quốc gia tại địa phương Để cho mọi người dân hiểu và có trách

nhiệm giữ gìn các tài sản quý báu này, một mặt tăng cường công tác

tuyên truyền, giáo dục nhân dân thi hành nghiêm chỉnh những qui định

trong các văn bản pháp luật về môi trường, về tài nguyên trong; mặt

khác cần áp dụng các biện pháp hành chính thích đáng (trong khuôn khổ

của pháp luật) để xử lý đối với các cá nhân; tổ chức cố tình vi phạm;chặn đứng tình trạng suy giảm tài nguyên thiên nhiên, phá hoại môitrường sinh thái, làm ảnh hưởng chung tới cuộc sống của cộng đồng

Trang 36

Can cứ vào tình hình và đặc thù của địa phương, Uy ban nhân dan

xã phản ánh với các cơ quan chức năng của Nhà nước những đặc điểmdân cư, sinh thái của địa phương mình để Nhà nước hoạch định kếhoạch, xây dựng và thực hiện một hệ thống các biên pháp khai thác, cải

tạo, tái sinh và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học,

đồng bộ nhằm phục vụ cho cuộc sống chung của cộng dong hiện tạicũng như các thế hệ mai sau (10; tr.J7 -18].

Còn với tư cách là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân thựchiện chức nang "tự quản” ở địa phương, Uy ban nhân dân xã có trách

nhiệm tổ chức, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Hộiđồng nhân dân Các biện pháp để thực hiện Nghị quyết phải được thảoluận tập thể:

- Chương trình làm việc của Uy ban nhân dân;

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán và quyết toán ngânsách, qui dự trữ của xã;

- Các biện pháp thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân vẻ

kinh tế - xã hội, thông qua báo cáo của Uỷ ban trước Hội đồng nhân dân

Xã; - |

* - Dé án thành lập, sát nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn của

Uỷ ban nhân dân xã và việc phân vạch, điều chỉnh địa giới đơn vị hành

chính thôn, xóm ở địa phương

Để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình, trong hoạt động

quản lý, Uỷ ban nhân dân xã được quyền ban hành văn ban quản ly, ap

dụng pháp luật dưới hình thức quyết định và chỉ thị (Điều 124 Hiến pháp

năm 1992)

Trang 37

Nhu vay, theo luật định, Uy ban nhân dan xã có quyền ban hànhvăn bản pháp qui Vấn dé đặt ra, vay Uy ban nhân dân xã có quyền ban

hành văn bản pháp qui ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội

mà luật chưa quy định hoặc đã qui định nhưng chưa cụ thể hay chỉ thuần

tuý tổ chức thực hiện những gì mà luật đã qui định

Đây là vấn đề lớn hiện còn tồn tại nhiều ý kiến rất khác nhaukhông chỉ đơn thuần liên quan tới việc phân cấp quản lý mà còn độngchạm tới một vấn dé khá phức tạp, đó là vấn dé hương ước và việc quản

lý của Nhà nước đối với hương ước ở nông thôn hiện nay

Quan điểm ủng hộ việc Uỷ ban nhân dân xã chỉ thuần tuý ban hành

văn bản pháp qui để tổ chức thực hiện những gì mà luật đã quy định

Quan điểm này dựa trên cơ SỞ phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc

pháp chế Xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà

nước Xã là cấp tổ chức thực hiện nên việc tuân thủ nguyên tắc này càng

phải chặt chế hon Như vậy, nhiệm vụ chính, cơ bản của Uy ban nhândân xã là phải tổ chức thực hiện triệt để những gì mà Pháp lệnh về nhiệm

vụ, quyền han cụ thể của Hội đồng nhân dân và Uv ban nhân dân ở mỗi

cấp đã quy định, các vấn dé khác phát sinh, kể cả vấn dé hương ước

không thuộc thẩm quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân xã

: ˆ

Chúng tôi nhất trí rằng, Uỷ ban nhân dân xã chỉ có thẩm quyền ban

hành văn bản pháp qui để tổ chức thực hiện những gì mà Hiến pháp và

luật đã quy định Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay thấy cần và nên

giao cho Uỷ ban nhân dân xã quyền thẩm định và phê duyệt nội dung

các bản hương ước do tổ chức quần chúng hay nhân dân thôn, ấp soạn

thảo Việc giao quyển này hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện nay 6

nông thon Vì xét về thực chất, cốt lõi của hương ước, luật tục là phong

tục tập quán của nhân dân ở mỗi địa phương, nó có mối quan hệ với

Trang 38

pháp luật của Nhà nước ở chỗ pháp luật là cái chung, mang tinh phổ biến, còn luật tục, hương ước là cái riêng, phản ánh đặc thù thể hiện tính

tự quản trong phạm vi cộng đồng, phát huy sức mạnh nội sinh tại cơ sở.

Pháp luật của Nhà nước có chế tài, còn luật tục, hương ước có các

biện pháp thưởng, phạt do nhân dân tự thoả thuận Nó có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật và hoạt động quan lý của các cơ quan Nhà:

nước trong mối quan hệ biện chứng giữa quản lý và tự quản Vấn đề ở

chỗ, cần định hướng, quản lý nó như thế nào để hạn chế mặt tiêu cực.phát huy mặt tích cực của luật tục, hương ước trong việc xây dựng vàhoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với trình độ kinh tế, xã hội, sátvới trình độ dân trí, với phong tục tập quán của nhân dân ở mỗi địaphương.

Trách nhiệm này hiện nay và sau này nên giao cho Uỷ ban nhândân xã đảm nhiệm quản lý, nhằm hạn chế tình trạng soạn thảo và áp

dụng hương ước phát triển tự phát như thời gian qua Mặt khác, việc giao

quyền này sẽ phát huy tính sáng tạo, tự chủ tại cơ sở như tinh thần Dai

hội VIII của Dang đã khẳng định "thực hiện tốt cơ chế làm chủ của nhân

đân: làm chủ thông qua đại diện, làm chủ trực tiếp cùng các hình thức tựquản tại cơ sở" [7; tr.44] ›

1.2 Quan hệ của Uỷ ban nhân dân xã với Hội đồng nhân dân

xã và với các cơ quan Nhà nước cấp trên.

Mỗi tổ chức là một hệ thống gồm nhiều phân hệ, có những mối

quan hệ hữu cơ hợp lý, rõ ràng (không trùng lap, không chồng chéo),hợp tác và phối hợp chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau trong một tổng

thể, phát sinh một lực tác động tổng hợp cũng chiéu lên một đối tượngnhất định nhằm đạt những mục tiêu chung đã dat ra

Trang 39

Bản thân Nhà nước là một tổ chức, tổ chức có quyền lực, trong đó

có nhiều phân hệ, Uy ban nhân dân xã là một phân hệ nên có những mối

quan hệ qua lại với các phân hệ khác của bộ máy theo tuyến ngang (với

các cơ quan, đoàn thể trong hệ thống chính trị ở địa phương) và theo

tuyến đọc (với các co quan Nhà nước cấp trên) Môi quan hệ phối hợp,

bổ sung lẫn nhau của các cơ quan trong bộ máy tạo ra sức mạnh chung

tác động đến khách thể, diéu chỉnh, quản lý nó theo ý đồ của chủ thé

trong quá trình quản lý Nhà nước

Với thứ bậc hành chính của mình, trong hoạt động Uy ban nhândân xã tham gia nhiều mối quan hệ: trực tuyến, theo chức năng (mốiquan hệ chỉ đạo nhưng không quyết định), hai chiều phụ thuộc, phốihợp Tuỳ theo từng mối quan hệ, Uỷ ban nhân dân xã có thể là chủ thể

hoặc khách thể quản lý Nhà nước Việc xác định đúng địa vị pháp lý

trong các mối quan hệ là điều hết sức cần thiết vừa đảm bảo tính thốngnhất, vừa đảm bảo tính dân chủ trong tổ chức điều hành tránh sự trùngchéo, thiếu trách nhiệm hoặc lộng hành, cục bộ trong quản lý

a Quan hệ với Hội đồng nhân dân xã

Trong tất cả các mối quan hệ của Uỷ ban nhân dân xã với các cơquan, tỷ chức khác trong bộ máy Nhà nước thi quan hệ với Hội đồng nhân dân xã là phức tạp nhất Đó là sự đan xen của nhiều mối quan hệ trực tuyến, quan hệ theo chức năng và cả mối quan hệ hai chiều phụthuộc

Theo nguyên tắc tổ chức bộ máy của Nhà nước ta thì Uỷ ban nhân

dân do Hội đồng nhân dân địa phương bầu ra Do vậy, hiện nay mối quan hệ này còn có hai cách suy nghĩ và hiểu khác nhau.

- Cách hiểu thứ nhất: Do Hội đồng nhân dân bầu ra Uy ban nhân đân nên coi Hội đồng nhân dân là cấp trên của Uỷ ban nhân dân Do

Trang 40

không nắm chắc và hiéu thấu đáo vai trò của cơ quan quvén lực là Hội

đồng nhân dân nên nhiều nơi Hội đồng nhân dân làm cả công việc lậppháp và lập quy đưa đến chính quyền địa phương như là "Nhà nước địa

phương” Như vậy ở địa phương có hai hệ thống song song tồn tại, vàvới tư cách là cơ quan quyền lực Hội đồng nhân dân cũng tham gia điềuhành đi quá sâu vào nhiệm vụ có tính chất tác nghiệp, công việc hànhchính Vì hiểu là "Nhà nước địa phương" nên đưa đến tình trạng cục bộ,

nhân danh quyền lợi của nhân dân địa phương nhiều khi thực hiện sai

Hiến pháp và pháp luật làm suy yếu quyền lực và việc điêu hành xuyên

-suốt của Nhà nước và Chính phủ từ trung ương tới cơ sở

Thực tế ở nước ta, mọi đường hướng va mọi công việc déu do Danglãnh đạo, Hội đồng nhân dân tuy là cơ quan quyền lực của nhân dân vẫn

phải đặt trong mối quan hệ tổng thể Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ,Nhà nước quản lý, Đảng cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo Nhà nước

và xã hội (Điều 4 Hiến pháp năm 1992) Do đó, ở địa phương và nhất là

ở xã không thể có quá nhiều đầu mối, quyền lực dé đi đến phân tán làmsuy giảm sự lãnh đạo của Đảng, gây sự chồng chéo không cần thiết

- Cách hiểu thứ hai: xuất phát từ bản chất của Nhà nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước đơn nhất, quyền lực thuộc về

nhân dân, nhân dân bầu ra Quốc hội và Quốc hội là cơ quan quyền lực

cao nhất, chỉ có Quốc hội mới có quyền Lập hiến, Lập pháp Ở nước taquyền lực tập trung không phân chia, chỉ có việc chính quyền trung

ương giao cho chính quyền địa phương một số chức năng, quyền hạn

quản lý Nhà nước trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp

Tuy Hội đồng nhân dân bầu ra Uỷ ban-nhân dân, nhưng Hội đồngnhân dân và Uỷ ban nhân dân không phải là hai hệ thống mà là một cơ

cấu thống nhất trong chính quyền địa phương, hai bộ phận này có hai

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN