Nguyên tắc thanh tra chỉ tuân theo pháp luật Nguyên tắc khách quan, dân chủ và công khai Nguyên tàc chính xác, kịp thời Hình thức và phương pháp thanh tra Các hình thức thanh tra Thanh t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
PHAM TUẤN KHẢI
CHUYEN NGANH: LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP QUYỀN
MÃ SO : 5.05.01
LUẬN AN PHO TIEN SĨ KHOA HỌC LUAT
Người hướng dẫn khoa hoc: _
Trang 21.2.1.3 11.2.2
Chương I: THANH TRA - CHỨC NANG THIET YEU
CUA QUA LY NHA NUGC.
Khái niệm, đặc điểm và phạm vi hoạt động của
thanh tra
Khái niệm thanh tra
Đặc điểm của thanh tra
Thanh tra gắn liền với quản lý Nhà nước
Thực hiện quyền lực Nhà nước trong quá trình thanh
tra
Độc lập trong quá trình thanh tra
Pham vi hoạt động của thanh tra
Các nguyên tắc, hình thức và phương pháp thanh tra
Các nguyên tắc thanh tra Nguyên tắc thanh tra chỉ tuân theo pháp luật
Nguyên tắc khách quan, dân chủ và công khai Nguyên tàc chính xác, kịp thời
Hình thức và phương pháp thanh tra Các hình thức thanh tra
Thanh tra mặt chấp hành của quản lý Nhà nước
Thanh tra thường xuyên, toàn diện, từ trên xuống, từ
dưới lên Thanh tra bên trong và thanh tra chức năng | Các phương pháp thanh tra
Phương pháp thanh tra mang tính giáo dục, thuyết
phục
Tác động trực tiếp bằng mệnh lệnh vào đối tượng quản
lý
Thanh tra theo đoàn, thanh tra bộ phận theo vụ việc,
thanh tra đột xuất,
32
35 39 42 48 48 48
51
53 55 55 56 58
61 63
64
67
70
Trang 3Lịch sử hình thành, phát triển của thanh tra Nhà
nước Việt Nam
Tổ chức và hoạt động của thanh tra phục vụ công cuộc
kháng chiến, kiến quốc (1945 đến 1954)
Tổ chức và hoạt động của thanh tra phục vụ công cuộcxây dựng CNXH ở miền Bac, góp phần vào thang lợi
của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Thanh tra Việt Nam trong thời kỳ đất nước thống nhất
đi lên CNXH (1976 đến nay)
Tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra Nhà
nước theo pháp luật hiện hành
Cách thức phân loại các cơ quan thanh tra trong quản
lý Nhà nước
Tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nước theo
pháp luật hiện hành
Tổ chức hệ thống thanh tra Nhà nước
Hoạt động của thanh tra Nhà nước
Nhận xét về mặt pháp luật hiện hành tổ chức và hoạt
động của thanh tra Nhà nước
Thực trạng tổ chức và hoạt động của thanh tra Nhà
nước
Kết quả đạt được của tổ chức và hoạt động của thanh
tra Nhà nước
Về tổ chức của thanh tra Nhà nước
Về hoạt động của thanh tra Nhà nước
Những tồn tại trong tổ chức và hoạt động của thanh
124
127
127
128 131
139 139
141
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta hiện nay đòi hỏi Đảng và
Nhà nước phải "tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt nam, trọng tâm cải cách một bước nền hành chính`
[52].
Mục tiêu của cải cách nền hành chính Nhà nước là xây dung mộtnền hành chính trong sạch, vững mạnh và hiện đại, thực hiện tốtđường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quản lý có
hiệu lực và hiệu quả mọi mặt đời sống xã hội, thực hiện dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng văn minh Mục tiêu ấy đặt ra nhiều vấn đềcần quan tâm giải quyết, trong đó rất quan trọng là việc củng cố, hoàn
thiện các chức năng quản lý Nhà nước, các chu trình của quản lý điều
hành, các phương thức đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong quản lý
Nhà nước nhằm nâng cao năng lực của bộ máy Nhà nước và hạn chế
đến mức thấp nhất những vi phạm pháp luật trong quản lý Nhà nước
Là một trong những phương thức đảm bảo pháp chế và ky luật
trong quản lý Nhà nước, thanh tra Nhà nước có vai trò quan trọng đốivới quản lý Nhà nước, là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước,
thanh tra Nhà nước góp phần quản lý, hoàn thiện bộ máy Nhà nước,
nâng cao hiệu quả của nền hành chính quốc gia phát triển Vai trò đó của thanh tra Nhà nước ngày càng phát triển trong tiến trình cải cách
Trang 5hành chính theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã
hội chủ nghĩa.
Ở nước ta tổ chức, hoạt động của thanh tra đã có một lịch sử phát
triển tương đối lâu dài (từ tháng 11/1945 đến nay); hệ thống pháp luật
về thanh tra cũng tồn tại song song với sự phát triển của tổ chức và
hoạt động thanh tra Từ nam 1990 trỏ lại đây, với sự ban hành Pháp
lệnh thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể hóa Pháp
lệnh, tổ chức và hoạt động của thanh tra Nhà nước đã được củng cố và
hoàn thiện thêm một bước.
Tuy nhiên do yêu cầu phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, sự biến đổi nhanh chóng của các quan hệ xã hội trong
linh vực quản lý Nhà nước, và do yêu cầu phát triển của hoạt động
thanh tra những năm qua, nhiều quy định của pháp luật hiện hành về
tổ chức và hoạt động của thanh tra Nhà nước (kể cả một số điều khoản
của Pháp lệnh thanh tra 1990) đã không còn phù hợp, cần nghiên cứu
sửa đổi bổ sung Mặt khác, trong quản lý Nhà nước ta thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm sát, tài phan về kinh tế - xã hội như : Tòa án kinh tế,Trọng tài kinh tế Quốc tế, Trọng tài phi Chính phủ, Tòa án hành
chính v.v Điều này dẫn đến cách nhìn nhận khác nhau về vị trí, vai
trò, tổ chức và hoạt động của thanh tra Nhà nước Do đó, hoàn thiện
các chế định về tổ chức và hoạt động của thanh tra Nhà nước trong
điều kiện mới hiện nay là yêu cầu rất quan trọng và bức xúc để đấu
tranh chống các biểu hiện sai trái, vi phạm kỷ luật trong quản lý Nhà
nước và "đóng góp một cách tích cực nhất để tham gia vào cải cách bộ
máy hành chính của Nhà nước ta" [7ð].
Trang 6Vì vậy, nghiên cứu toàn diện vấn đề lý luận và thực tiên của hoạt
động thanh tra dưới các khía cạnh vị trí, vai trò, chức năng của thanh
tra trong quản lý Nhà nước, bản chất, đặc điểm, các hình thức, phương
pháp của thanh tra Nhà nước cũng như những bất cập về mặt pháp lý
đối với tổ chức và hoạt động của thanh tra Nhà nước Việt Nam, từ đó
đề xuất những giải pháp thực tiễn cần thiết nhằm đổi mới tổ chức vahoạt động thanh tra trong tình hình hiện nay là vấn đề rất bức xúc
Il TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NHÀ NƯỚC.
Cho đến nay, đã có một số công trình trong nước và nước ngoài
nghiên cứu về vấn đề này Đó là các công trình khoa học của các tác
giả như : Evschorina Turoxep (Liên xô cũ), Schwacke, christoph
Reichard, Stainov, Bretzinger, Jaworsky v.V
Trong sách báo pháp lý ở Việt Nam, vấn đề đổi mới tổ chức va
hoạt động của thanh tra Nhà nước còn ít được nghiên cứu một cách có
hệ thống Công trình khoa học cấp Bộ về "đổi mới tổ chức và hoạt động
Thanh tra trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế
thị trường của tập thể tác giả; các chuyên khảo "Hỏi và đáp về Pháp
lệnh thanh tra", "Tìm hiểu Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân",
"Một số vấn đề về tài phán hành chính ở Việt Nam" của Phó tiến sĩ Lê
Bình Vọng; Thanh tra Nhà nước - phương thức riêng đảm bảo pháp
chế và kỷ luật trong quản lý Nhà nước của Phó tiến sĩ Nguyễn Cửu
Việt (trong giáo trình Luật hành chính Việt Nam) là sự tìm hiểu bước đầu có hệ thống dưới khía cạnh pháp lý đối với tổ chức và hoạt động
thanh tra Ngoài ra còn hàng loạt các bài báo được đăng trên các tạp
chí Thanh tra, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, các báo ở Trung ương
và địa phương cũng tập trung nghiên cứu về ý nghĩa, vai trò, nhiệm
vụ, tổ chức và quyền hạn của thanh tra nói chung và thanh tra Nhà
Trang 7nước nói riêng Tuy nhiên, vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động thanh
tra theo hướng toàn diện, phù hợp với cơ chế quản lý Nhà nước hiện
nay cả về mặt lý luận và thực tiên chưa đáp ứng yêu cầu mới của quản
lý Nhà nước.
Thực tiễn cho thấy có một số vấn đề rất cơ bản về công tác thanh
tra đang đặt ra và đang có nhiều quan điểm, ý kiến rất khác nhau:
- Thanh tra Nhà nước theo cấp với thanh tra Nhà nước chuyên
ngành.
- Đặt thanh tra Nhà nước trực thuộc Quốc hội độc lập và không
thuộc hành pháp hay đặt trong cơ quan hành pháp.
- Phân định chức năng Kiểm sát việc tuân theo pháp luật (kiếm sát chung) của Viện Kiểm sát các cấp với chức năng thanh tra của các
tổ chức thanh tra Nhà nước.
- Phân định rõ chức năng nhiệm vụ của các co quan có chức năng
thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm sát
Do đó việc nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện để đi đến một
nhận thức thống nhất và sâu sắc vấn đề trên là việc làm có ý nghĩaquan trọng về lý luận và thực tiễn
Đây cũng chính là căn cứ để lựa chọn vấn đề co sở ly luận và
thực tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra Nhà
nước Việt Nam làm đề tài luận án Phó tiến sĩ luật học.
III MỤC ĐÍCH KHOA HỌC VÀ NHIỆM VỤ CUA LUẬN AN
Mục đích của luận án là nghiên cứu một cách tương đối toàn diện
những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tổ chức và hoạt động
của thanh tra Nhà nước dưới giác độ pháp lý về ý nghĩa vị trí, vai trò,
mối liên hệ biện chứng giữa thanh tra với quản lý, lịch sử và thực
trạng tổ chức, hoạt động của thanh tra trong quản lý Nhà nước, từ đó
Trang 8rút ra những kiến nghị nhàm đổi mới tổ chức, hoạt động của thanh tra
Nhà nước, nâng cao địa vị pháp lý của thanh tra Nhà nước trong điều
kiện cải cách nền hành chính Nhà nước hiện nay
Đối tượng nghiên cứu của đề tài rất rộng lớn, tác giả luận án không có tham vọng đi sâu vào tất cả các khía cạnh của nó mà chỉ tập trung nghiên cứu, ly giải những vấn đề quan trọng nhất.
Để đạt được mục đích đó, luận án có những nhiệm vụ sau :
- Nghiên cứu khái niệm bản chất, đặc điểm của thanh tra Nhà
nước, phân biệt thanh tra Nhà nước với hoạt động giám sát của Quốc
hội, kiếm sát của Viện Kiểm sát nhân dân, giám sát của Tòa án nhân dân và giám sát của nhân dân lao động thông qua các tổ chức xã hội.
- Phân tích về phương diện lý luận và thực tiễn vấn đề vi trí, vai
trò của thanh tra trong quan lý Nhà nước, mối quan hệ khang khít với
tư cách là một chức năng thiết yếu của thanh tra đối với quản lý Nhà
nước.
- Nghiên cứu các hình thức, phương pháp và phạm vi tác động cua
thanh tra Nhà nước; lịch sử hình thành và phát triển của thanh tra
Nhà nước qua từng giai đoạn.
- Phân tích tổ chức và hoạt động của thanh tra Nhà nước theo
pháp luật hiện hành, những bất cập của pháp luật hiện hành về thanh
tra và những kiến nghị nhàm đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh
tra Nhà nước trong thời gian tới.
IV NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý
Việt Nam nghiên cứu tương đối toàn diện và hệ thống vấn đề tổ chức
và hoạt động của thanh tra Nhà nước cả trên bình diện lý luận cũng
Trang 9như thực tiên của quá trình xáv dựng và hoàn thiện những vấn đề
pháp lý đối với đề tài trên Luận án có những điểm mới sau :
1 Sự phân tích ky lương khái niệm thanh tra Nhà nước thông
qua các quy định pháp luật: vai trò, vị trí của thanh tra, mối quan hệ
giữa thanh tra với quản lý Nhà nước từ khi có tổ chức thanh tra Nhà
nước đầu tiên đến nay Trong giới hạn của việc nghiên cứu, luận án đã
làm sáng tỏ bản chất, đặc điểm, mối tương quan của thanh tra Nhà nước với các hoạt động giám sát, kiểm sát, kiểm soát và các hình thức
kiểm tra khác, chỉ ra một cách tổng quan lịch sử phát triển của tổ
chức và hoạt động của thanh tra Nhà nước 6 Việt Nam.
2 Một đóng góp vào sự giải thích tiếp theo các vấn đề lý luận,thực tiền pháp lý các quy định về thẩm quyền của thanh tra Nhà nước
trong quản lý Nhà nước, cơ sở khoa học của những quyền hạn và
nhiệm vụ cua thanh tra Nhà nước trong hệ thống các quan niệm, quan
điểm tồn tại trong khoa học pháp lý hiện nay;
3 Chỉ ra những khiếm khuyết về mặt pháp lý vấn đề về tổ chức
bộ máy Nhà nước, tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ của hệ thống thanh
tra Nhà nước; lý giải một cách khoa học và có hệ thống cơ cấu tổ chức,
thẩm quyền của thanh tra Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường và công cuộc cải cách nềnhành chính quốc gia trên cơ sở đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn
thiện sự điều chỉnh pháp luật đối với chúng;
4 Một đóng góp vào việc tổ chức các cơ quan thanh tra Nhà nước
ô Việt Nam một cách khoa học song song với việc tăng thêm thẩm
quyền của chúng thông qua việc hoàn thiện và phát triển tiếp theo những quy định pháp lý và kinh nghiệm có chọn lọc của việc tổ chức,
hoạt động thanh tra 6 nước ngoài.
Trang 10V PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Phương pháp luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật Trong quá
trình nghiên cứu, trình bày, tác giả luận án cố gắng lý giải vấn đề cơ
sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh
tra Nhà nước theo các quan điểm : hệ thống, lịch sử, thực tiễn và trong
mối liên hệ với các hiện tượng pháp lý cũng như các yếu tố cơ bản
trong đời sống thực tiễn sự tồn tại phát triển của thanh tra Nhà nước Tác giả cũng cố gắng nghiên cứu và phân tích những quan điểm khác
nhau trong sách báo pháp lý ở nước ngoài vào Việt Nam có liên quan
đến đề tài nghiên cứu Những ý tưởng được thể hiện thông qua các
luận điểm trong luận án được phát triển dựa trên các công trình
nghiên cứu cơ bản của các nhà khoa học pháp lý trong và ngoài nước.
Phương pháp nghiên cứu của luận án được sử dụng trong quá
trình nghiên cứu là : trừu tượng khoa học, đi từ cái chung đến cái
riêng, phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê so sánh pháp luật,
phương pháp phân tích thuần tuý quy phạm và phương pháp xã hội
học cụ thể.
VI Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN CỦA LUẬN ÁN
Những kết luận và kiến nghị của luận án có ý nghĩa quan trọng
về mặt thực tiễn và pháp lý đối với yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt
động cua thanh tra Nhà nước Việc tìm kiếm một mô hình thanh tra
Nhà nước và trao cho tổ chức này thẩm quyền tương ứng sẽ có tác
dụng to lớn trong việc cải cách bộ máy thanh tra phù hợp với yêu cầu
tỉnh giản và nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng Đồng thời những
kiến nghị về việc hoàn thiện pháp luật về thanh tra cũng là những yêu
Trang 11cầu cần phải khẩn trương sửa đổi Pháp lệnh thanh tra và các văn bản
pháp luật có liên quan đến tổ chức, quyền hạn, nhiệm vụ của thanh
tra Nhà nước, góp phần hoàn thiện pháp luật về thanh tra, đặc biệt là
đối với việc sửa đổi Pháp lệnh thanh tra và Pháp lệnh khiếu nại tố cáo
của công dân.
Bên cạnh đó, luận án có thể được sử dụng như một tài liệu tham
khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo về khoa học thanh
tra và khoa học luật hành chính.
VII CƠ CẤU CUA LUẬN ÁN
Co cấu của luận án bao gồm lời nói đầu, ba chương 8 tiết, phần
kết luận và cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo
Trang 12Chương I.
THANH TRA - CHỨC NÀNG THIẾT YẾU
CUA QUAN LÝ NHÀ NƯỚC
I Khái niệm, đặc điểm và phạm vi
hoạt động của Thanh tra
I.1 Khái niệm Thanh tra
Thanh tra (inspect) xuất phát từ gốc từ La tỉnh (Inspectare) có
nghĩa là "nhìn vào bên trong", chỉ một sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài vào hoạt động của một đối tượng nhất định; "là sự kiểm soát,
kiểm kê đối với đối tượng bị thanh tra" [162].
Thanh tra "la sự tác động của chu thể đến đối tượng đã và dang
thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định
-Sự tác động đó có tính trực thuộc [161]; theo từ điển Tiếng Việt
"Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ
quan, xí nghiệp” [163] Với khái niệm này, thanh tra bao hàm nghĩa
kiểm soát nhằm "xem xét để phát hiện ngăn chặn những gì trái với
quy định" [164] Thanh tra thường đi kèm với một chủ thể nhất định :
"người làm nhiệm vụ thanh tra, Đoàn thanh tra của Bộ" [166] và "đặt
trong phạm vi quyền hành của một chủ thể nhất định" [165] Tronghoạt động quản lý Nhà nước, trong sách báo chính trị và các văn bản
của cơ quan quản lý thường sử dụng các cụm từ "thanh tra, kiểm tra"
để chỉ một hoạt động vốn có của quá trình quản lý, một chức năng của
quản lý Nhà nước nhàm hướng hoạt động của chủ thể quản lý vào một
Trang 13mục đích nhất định Kiểm tra là "xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét" [168] để chỉ hoạt động của một chủ thể tác động vào đối tượng (có thể trực thuộc hoặc không trực thuộc) 6 đây, kiểm tra được
hiểu theo 2 nghĩa : Theo nghĩa rộng, kiểm tra chỉ các hoạt động của
các tổ chức xã hội, các đoàn thể, Đảng cộng sản và của công dân như : kiểm tra của Đảng, kiếm tra của các tổ chức xã hội khác (trong đó có kiểm tra nhân dân), kiểm tra của công dân đối với hoạt động của bộ
máy Nhà nước Theo nghĩa này, tính quyền lực trong kiểm tra bị hạn
chế vì các chủ thể thực hiện kiểm tra không có quyền áp dụng trực
tiếp những biện pháp cưỡng chế Nhà nước Kết qua của kiểm tra chi
dừng lại ỏ mức "kiến nghị, đề nghị" và tác động có tính dư luận vào
hoạt động mà đối tượng bị kiểm tra (sự lên án, phê bình từ phía xã
hội) từ đó cần phải có sự chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong quá trình
hoạt động của đối tượng kiểm tra Ví dụ Đảng cộng sản Việt Nam kiểm tra hoạt động của bộ máy Nhà nước thông qua các thành viên
của Đảng trong bộ máy Nhà nước, qua việc báo cáo hoạt động của các
cơ quan trong bộ máy Nhà nước trước các cấp ủy Đảng từ Trung ương
đến địa phương Qua đó, Đảng đưa ra những nhận xét, đánh giá ưu
khuyết điểm và đề ra những phương hướng khắc phục (Đôi khi có sự
ky luật Đảng đối với cán bộ giữ các cương vi trong bộ máy Nhà nước)
nhưng đây không phải là trách nhiệm kỷ luật trong quản lý mà là kỷluật theo Điều lệ Đảng (một tổ chức chính trị - xã hội đặc biệt).
Kiểm tra theo nghĩa hẹp là hoạt động của chủ thể nhằm tiến hành để xem xét, xác minh một việc gì đó của đối tượng bị quản lý xem có phù hợp hay không phù hợp với trạng thái định trước (kiểm tra
phương tiện giao thông, kiểm tra hành lý ), theo nghĩa này, kiểm tra
với tư cách là một chức năng của quản lý, thực hiện một số biện pháp
cương chế Nhà nước nhất định Ví dụ khi nói về nhiệm vụ và quyềnhạn của Bộ Nội vụ trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Trang 14đường bộ và trật tự an toàn đô thị, Nghị định 36/CP của Chính phú
ngày 29/5/1995 có quy định : "Tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý các
vl phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn đô thị”.
(khoản 2 Điều 6) Ở nghĩa này, kiểm tra gần với khái niệm thanh tra.
Hay nói cách khác "quyền thanh tra bao hàm kiểm tra" [97], được thực
hiện thông qua quyền hạn và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà
nước có chức năng thanh tra Khi đề cập đến vai trò của công tác thanh tra trong bộ máy Nhà nước, chỉ thị 38 ngày 20 tháng 2 năm
1984 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác thanh tra cũng khẳng định với ý nghĩa thanh
tra bao ham cả kiểm tra : " tổ chức thanh tra là công cụ đắc lực của
Đảng, của chính quyền trong việc kiểm tra sự chấp hành đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật, kế hoạch của Nhà nước" [ð4] Pháp
lành thanh tra 1990 của nước ta cũng ghi : Thanh tra Bộ, Ủy ban Nhà
rước, cd quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) có nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây : "Hướng dẫn, kiểm tra thủ trưởng các co
cuan, đơn vị thuộc quyền quản ly " (khoản 3 Điều 14); tương tự, các
điều 17 (khoản 2), điều 20 (khoản 2) cũng nhấn mạnh quyền thanh
tra bao hàm cả sự kiểm tra [144], nếu kiểm tra hiểu theo nghĩa hepnhư đã phân tích ở trên
Sách báo pháp lý nước ngoài cũng đề cập đến khái niệm kiểm tra
hết sức đa dạng, thể hiện như một mặt, một phương diện của hoạt
động thanh tra : "Thanh tra (inspection) chỉ có thể thực hiện được có
hiệu quả thông qua các hoạt động vốn có của nó là xem xét kiểm tra
ontrolle) kết quả của các đối tượng quan lý" [210] Luật kiểm tra
nhân dân của Liên Xô 1979, Luật thanh tra của nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Bungari 1981, Luật thanh tra công nông (ABI) Cộng hòa
lân chủ Đức 1980 trước đây cũng ghi nhận hoạt động kiểm tra như
một bộ phận "hạt nhân" của các hoạt động thanh tra " Thanh tra công
Trang 15nông ở Cộng hòa dân chủ Đức bao gồm các hoạt động kiểm tra của
viên chức, công nhân nông dân trong các xí nghiệp, hợp tác xã và các
nông trường quốc doanh" [207] "Trong quản lý Nhà nước, thanh tra
và kiểm tra là chức nang chung của.quản lý Nhà nước, tức là mối
quan hệ ngược chiều trong chu trình quản lý nhằm phân tích, đánh
giá, theo déi những phương pháp quản lý đã đề xuất từ đầu" [178].
Với tu cách là chức nang, là giai đoạn của quản lý nhà nước, khái
niệm thanh tra và kiểm tra có những nét tương đồng như đã nêu trên
và bởi lẽ "phạm vi kiểm tra, thanh tra bao hàm mọi vấn đề thuộc mọi ngành và lĩnh vực quản lý" [99] cho nên trong hoạt động thực tiễn và
sách báo chính trị pháp lý người ta có thể hiểu kiểm tra và thanh tra
là cùng một loại hoạt động giống nhau về bản chất - kiểm tra và thanh
tra đều có một mục đích, yêu cầu chung là xem xét, đánh giá một sự
vật, hiện tượng (là đối tượng của kiểm tra và thanh tra) từ đó rút ra
kết luận đúng, sai để có biện pháp phát huy, uốn nắn, chấn chỉnh.
Song, chúng có những điểm không trùng hợp nhau :
- Thanh tra là hoạt động kiểm tra của cơ quan Nhà nước cấp trên
đối với cơ quan Nhà nước cấp dưới (mang tính trực thuộc) và là một bộphận của cơ quan hành pháp)
- Kiểm tra là hoạt động của cơ quan Nhà nước, nói chung (bao
gồm kiểm tra nội bộ, tự kiểm tra) của các tổ chức quần chúng, đoàn
thể, đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước Tổ chức quần chúng
có thể kiểm tra hoạt động của cơ quan Nhà nước, nhưng sự kiểm tra
của các tổ chức quần chúng không thể mang tính trực thuộc phục tùng, mang tính thứ bậc trong quá trình kiểm tra các cơ quan quản lý
Nhà nước.
- Kiểm tra là cơ sở, là hoạt động thường xuyên phục vụ cho các
cuộc thanh tra Trong khi đó, hoạt động thanh tra rất rộng, vừa có
tính chất Nhà nước, vừa có tính quần chúng Nhưng khi đã có quyết
Trang 16định thanh tra thì ro rang đó chủ yếu là hoạt động của các co quan
thanh tra Nhà nước kết hợp với công tác kiểm tra của Thủ trưởng và
mạng lưới giám sát, kiểm tra của quần chúng.
Tuy nhiên, xét hai khái niệm về mặt lịch sử và lý luận chúng ta
cũng can có cách nhìn thống nhất, tiếp cận chúng từ mục dich, ban
chất của chúng trong mối quan hệ với quản lý Nhà nước :
Chúng ta đều biết, không phải ngẫu nhiên sau khi Cách mạng
tháng 10 thành công, V.I Lê nin đã ra lệnh cải tổ Ban kiểm tra Nhà
nước thành Bộ dân ủy thanh tra công nông [24] Một mặt, người coi
trọng đến vai trò của quần chúng tham gia vào hoạt động thanh tracác cơ quan Nhà nước; đồng thời cũng nhấn mạnh đến tính chất Nhà
nước của hoạt động thanh tra, đặt hoạt động thanh tra với tính cách là
một phạm trù rộng, bao quát cả hoạt động kiểm tra Đây là sáng kiến
phù hợp với tình hình chính trị và tổ chức bộ máy Nhà nước Xô Viết
lúc bấy giờ Trong hàng loạt các tác phẩm khác, khi đề cập đến chức
năng, chu trình của quản lý nhằm xây dựng "khả năng biết làm, biếtthành thạo trong quản lý" [21], V.I Lê nin ít sử dụng đến khái niệm
có tính chất chính trị của thanh tra và kiểm tra mà Người thường
nhấn mạnh đến tác động có mục đích của thanh tra và kiểm tra của
chủ thể quản lý đối với hoạt động của đối tượng bị quản lý, xem như
không có sự phân biệt "hai khái niệm" Tại đại hội XI đảng cộng sản
(b) Nga thang 3/1922 trong báo cáo chính tri đọc trước Đại hội, Lénin
nói : "Chúng ta phải tổ chức kiểm tra nghiêm ngặt công tác của chúng
ta phải kiểm tra thật su, đứng trên quan điểm nền kinh tế quốc dân
mà kiểm tra" [21], "phải kiểm tra lại những chủ trương mà chúng ta
đã tuyên bố từng giờ, quyết định từng phút, từng giây ", và "Ban
thanh tra công nông không chỉ có nhiệm vụ, thâm chí cũng không phải
nhiệm vụ chủ yếu "tóm bắt" và "vạch mặt " [22] và "phải cải tổ bộ
dân ủy thanh tra công nông để tăng cường sự kiểm tra từ phía quần
Trang 17chúng nhàm tiêu diệt cái thứ co dại - chủ nghia quan liêu " [33] Ở
nước ta, trong các Nghị quyết của Dang, các Hiến pháp 1980, 1992
cũng xem thanh tra và kiếm tra như là những mặt, phương diện của
quản lý Nhà nước, có chung mục đích, thực hiện cùng một chức năng của co quan quản ly Nhà nước : Hiến pháp 1980 đề cập đến quyền hạn và nhiệm vụ của Chính phủ, khoản 15, Điều 107 quy định :
"Chính phủ tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra và kiểm tra của
nhà nước”; tương tự, khoản 7, Điều 112 Hiến pháp 1992 cũng quyđịnh : "Chính phủ tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê công tác thanh tra và kiểm tra Nhà nước, chống quan liêu tham nhũng trong
bộ máy Nhà nước, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dan";thông báo Hội nghị lần thứ 8 chỉ rô : "tang cường công tác thanh tra,
kiểm tra để mọi thành phần kinh tế kinh doanh đúng pháp luật "v.v
như vậy, xét theo tính chất, mục đích của quản lý Nhà nước, với tư
cách là chức năng không thể hiểu được của quản lý Nhà nước, thanh
tra và kiểm tra có thể được hiểu trong mối quan hệ giữa "cái chung"
và "cái riêng" Xét theo thuật ngữ kiếm tra (Kontrolle), thanh tra (Inspection) thì 2 thuật ngữ này có thể phân biệt theo nguồn gốc về
mat lịch sử : Quá trình phát triển của xã hội từ khi chưa có Nhà nước
đến khi xuất hiện Nhà nước thì tác động của chúng đối với xã hội và
Nhà nước có khác nhau về mức độ thực hiện quyền năng : "Thanh tra
và kiểm tra là những chức năng, những mat của quản lý nói chung,
chúng liên hệ, tác động lẫn nhau và trong mối tương quan với quản lý
Nhà nước thì thanh tra giữ vai trò trực tiếp, bởi chính trong quá trình
thanh tra, ưu thế về tính quyền lực Nhà nước được thể hiện hơn so với kiểm tra" [195].
Theo chúng tôi, thuật ngữ kiểm tra tôn tại trước thanh tra Từ
khi xuất hiện loài người (con người có ý thức), quan hệ giữa con người
với nhau tồn tại trong quá trình sản xuất, phân phối của cải vật chất
Trang 18đòi hoi ho phải xem xét, đánh giá kết qua hoạt động của mình, va
chính hoạt động của con người trong quá trình sản xuất, phân phối
của cải vật chất xã hội quyết định sự cần thiết phải có sự kiểm tra.
Mặt khác, "môi hoạt động có ý thức, có tổ chức của con người đều chứa đựng trong nó những yếu tố của kiểm tra " [204] và " đối với mỗi một con người tự nhiên, môi cộng đồng nguyên thủy, kiểm tra (đơn sơ theo
nghĩa của từ) được xem như là phương thức hành động để thực hiện
mục đích ” [189].
Sự ra đời của Nhà nước - tổ chức chính trị đặc biệt của giai cấp
này đối với giai cấp khác đòi hỏi phải có những thiết chế cần thiết để
bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị Từ đó, quản lý Nhà nước mang
tính quyền lực xuất hiện và là một trong những đặc trưng phân biệt rõ
Nhà nước với các tổ chức thị tộc, bộ lạc và các tổ chức xã hội khác Để
thực hiện được việc quản lý Nhà nước, giai cấp thống trị đặt ra các tổ
chức, sử dụng các chức năng khác nhau để quản lý Chức năng giữ vị trí quan trọng trong quản lý đó là việc thanh tra, kiểm tra thông qua
bộ máy, pháp luật nhằm xem xét, đánh giá những kết quả hoạt động
quản lý của các đối tượng quản lý Như vậy chỉ từ khi Nhà nước ra đời
(có quản lý Nhà nước), kiểm tra trong quản lý được Nhà nước hóa
(mang tính quyền lực) và được xem như một bộ phận của thanh tra
Hay nói cách khác, hiểu theo nghĩa hẹp của kiểm tra (như đã phân tích ở trên), "quyền thanh tra bao hàm quyền kiểm tra".
Kiểm tra tổn tại khi chưa có Nhà nước Khi con người làm chủ
được tư liệu sản xuất, làm chủ được các điều kiện "sinh tồn thật sự của
mình" thì lúc này, "các điều kiện sinh hoạt bao quanh con người, vẫn
thống trị con người sẽ nằm dưới sự kiểm tra, giám sát của con người"
[2] Khi Nhà nước xuất biện, kiểm tra mang tinh Nhà nước (hanh tra),
Gai cấp thống trị trong các Nhà nước khác nhau đã sử dụng thanh tra
Trang 19như một công cụ hừu hiệu dé bảo vệ quyền lợi và thực hiện chuyên
chính của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị tri
Là một bộ phận cua quan lý Nhà nước, cho nên ban chất của
thanh tra cũng bị chi phối bởi bản chất giai cấp của Nhà nước Hay
nói cách khác, trong các Nhà nước có giai cấp đối kháng, thanh tra
phục vụ quyền lợi của giai cấp thống trị Trong các xã hội bóc lột,
thanh tra Nhà nước do giai cấp bóc lột thực hiện Bởi lẽ, tư liệu sản
xuất trong các xã hội đó do thiểu số người bóc lột chiếm hữu, vì vậy
quyền thanh tra chỉ thuộc một nhóm người chuyên trách thực hiện.Dưới chú nghĩa tư bản, nơi mà nền dân chu cao hơn bất kỳ nền dân
chủ nào trước đó thì cũng không phải là để phục vụ cho lợi ích chung của toàn thể xã hội mà chỉ là phục vụ lợi ích của các nhà tư bản: "Bất
cứ sự kiểm tra mang tính nhận thức xã hội nào vào các quá trình sản
xuất xã hội đều là đụng chạm đến quyền tư hữu thiêng liêng, củaquyền kinh doanh tư nhân và quyền tự do của cá nhân các nhà tưban" [4]
Những "ông quan thanh tra" trong các xã hội bóc lột đều xa lạ với
quần chúng và có "uy quyền đặc biệt" đối với xã hội, và chỉ nhằm phục
vụ lợi ích ích kỷ của số ít người chiếm hữu tư liệu sản xuất.
Ngày nay, chủ nghĩa tư bản đã bước sang giai đoạn phát triển
mới, lợi ích cá nhân của các nhà tư sản vẫn cần được bảo vệ như một
"báu vat" thiêng liêng, chi phối toàn bộ các hoạt động dân chủ trongđời sống chính trị của họ Nhà triết học Jacques Derrida - người Pháp
có viết : "Trên thực tế, quyền lực quốc tế vẫn chịu sự giám sát của
những Nhà nước - dân tộc hùng mạnh của những tập đoàn tư bản khoa học kỹ thuật, tư bản tương trưng và tư bản tài chính, tư bản Nha
nước và tư ban tư nhân" [71].
Trang 20Dưới chủ nghĩa xã hội, khi tư liệu sản xuất đã thuộc về nhân dân lao động - những người chủ của đất nước, nhân dân lao động bầu ra bộ
máy Nhà nước của mình và thông qua bộ máy đó thực hiện việc giám
sát thanh tra các hoạt động quản lý Nhà nước của các cơ quan quản lý Nhà nước do mình bầu ra Quyền thanh tra đó là một trong nhữngđiều kiện cơ bản để mỏ rộng dân chủ và nâng cao hiệu quả của quản lý
Nhà nước Nhấn mạnh bản chất của thanh tra, V.I Lênin viết : "Bản
chất của thanh tra là ở chỗ : ai kiểm tra ai, tức là giai cấp nào bị thanh
tra và giai cấp nào thực hiện việc thanh tra " [17]
Hiện nay, mặc dù có Nhà nước, xã hội vẫn tồn tại các hình thức
quản lý và kiểm tra phi Nhà nước (kiểm tra của các tổ chức xã hội, kiểm tra của cá nhân ) và đến khi "Nhà nước tiêu vong" thì quản lý
Nhà nước, trong đó có thanh tra cũng sẽ tiêu vong Nhưng chức năng
kiểm tra xã hội vẫn tồn tại dưới dạng các qui tắc của sự tự quản xã hội, của chính bản thân con người với tư cách là một thực thể của tự
nhiên và xã hội Nghĩa là, nói như Àng ghen : "Những chức năng xã
hội sẽ mất tính chất chính trị và sẽ biến thành những chức năng quản
lý đơn thuần chăm lo đến lợi ích của xã hội " [8]
Việc xem xét thanh tra và kiểm tra theo quá trình lịch sử của sự
tồn tại và phát triển của xã hội, Nhà nước không có nghĩa là thanh tra
và kiểm tra thành hai khái niệm riêng, tách biệt nhau [69] Như trên
đã trình bày, giữa thanh tra và kiểm tra có những cái chung vốn CÓ, đó
là sự tác động vào đối tượng quản lý để xem xét đánh giá hoạt động
của một chu trình quản lý từ khâu dự báo; chuẩn bị quyết định; thông
qua quyết định; ban hành quyết định quản lý; tổ chức thực hiện quyết
định đến kiểm tra sự thực hiện đó Nhưng nếu hiểu thanh tra với tư
cách là một chức năng, một bộ phận của quản lý Nhà nước, nhân danh
quyền lực Nhà nước trong hoạt động của mình thì thanh tra là tổ chức
chỉ xuất hiện, tồn tại, phát triển cùng với Nhà nước, gắn liền với quản
là THU VIÊN |
| le Vn L2 Jụ A
Trang 21lý Nhà nước, 6 đâu có quan lý Nhà nước 6 đó có thanh tra Và trong
hoạt động thanh tra bao ham ca nghia kiêm tra.
Do sự lựa chọn hệ tư tưởng khác nhau, môi Quốc gia có quan điểm
khác nhau về quan lý Nhà nước, đặt ra mục đích quản lý khác nhau
qua từng giai đoạn lịch sử, từ đó định ra cơ chế quản lý, tiêu chuẩn,
phương thức đánh giá hiệu qua quan lý phù hợp với hoạt động quản lý
của quốc gia mình Vì vậy, môi một quốc gia có cách tiếp cận khácnhau về thanh tra : 6 Cộng hòa Pháp, người ta quan niệm rang quan
lý là "cai trị", "trông coi" trong đó có chức nàng thanh tra Thanh tra
là xem xét sự việc diễn ra đúng với các vàn bản pháp luật đã ban hànhhay không ? Sự thanh tra này được tiến hành bằng việc các cơ quan
hành chính thực hiện "kiểm tra nội bộ" theo thứ bậc hành chính (kiểm
tra của Thủ trưởng đối với nội bộ cơ quan, nhân viên cấp dưới) Nhưng
khi công việc phải kiểm tra trỏ nên quá nhiều, phức tạp, phạm vi lớnthì phải sử dụng những nhân viên chuyên môn gọi là "thanh tra viên".
Đó là hoạt động kiếm tra từ bên ngoài đối với đối tượng bị thanh tra,
xem xét các sự việc theo cơ chế "cứng", áp dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ chuyên môn Thanh tra viên ỏ Pháp (chủ yếu là thanh tra
Bộ) không thực thuộc đơn vị mình thanh tra, không tham dự vào việc
chỉ đạo điều hành của ban lãnh đạo Bộ Đây là nguyên tắc cơ bản của
hệ thống thanh tra 6 Pháp Trên cơ sở nguyên tắc này, xuất hiện khái
niệm "Tổng thanh tra" là co quan nằm ngoài, độc lập với các co quan
chức năng của bộ, chỉ trực thuộc Bộ trưởng, chịu trách nhiệm thanh
tra toàn bộ các vấn để thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng trong phạm
vi ca nước.
Theo cách thức tổ chức thực hiện quyền lực của nhà nước Hoa
Kỳ, trước đây có khái niệm "Tổng giám sát" (General Accouting office ) Cơ quan này trực thuộc Quốc hội do 1 Tổng Thanh tra phụtrách bao gồm hàng ngàn nhân viên và có các Văn phòng ở các địa
Trang 22phương và nước ngoài cơ quan Tổng giám sát thực hiện các chức năng
giám sát - cao nhất và phạm vi thanh tra rộng lớn nhàm đánh giá hoạt
động trên tất cả các lĩnh vực của Liên bang để đưa ra các dự án và các
đề nghị trình lên Tổng thống và Nghị viện.
Ngày nay, sự mở rộng tổ chức một số cơ quan 6 cấp liên bang đã
làm xuất hiện 6 Mỹ thuật ngữ "Tổng thanh tra (General inspection) ở
các Bộ Tuy nhiên, hoạt động của cơ quan này chủ yếu là nghiên cứu,
đóng vai trò giám sát từ bên ngoài, chỉ tiến hành điều tra khi có sự
gian lận, tham nhũng trong bộ máy của Bộ và được coi như các côngtác viên của cơ quan Tổng giám sát.
Trong bộ máy Nhà nước của Cộng hòa liên bang Đức có hệ thống
giám sát Nhà nước thuộc Quốc hội Cơ quan này độc lập và có quyền
kiểm tra về mặt pháp luật, chuyên môn và giám sát ủy quyền đối với
toàn bộ hoạt động quản lý của Chính phủ liên bang và hệ thống các cơ
quan quản lý từ Trung ương đến địa phương Thanh tra của Chính
phủ chỉ là bộ phận nhỏ bên cạnh Thủ tướng, nghiêng về thanh tra
chuyên môn và thanh tra ủy quyền Chính phủ Cộng hòa liên bangĐức tập trung lực lượng thanh tra chủ yếu vào thanh tra ngành, lĩnh
Vực.
lộ) một số nước Châu A, hoạt động thanh tra Nhà nước được biểu
như sự cần thiết căn bản đối với các lĩnh vực kinh tế - văn hóa, đặc
biệt là lĩnh vực ngân sách (Đài Loan, Hàn Quốc, Malaisia ) do đó họ
tập trung các lực lượng thanh tra theo khu vực kinh tế Điển hình là 6
Đài Loan : Thanh tra Nhà nước gắn liền với hoạt động kiểm toán Nhà
nước Tên gọi của cơ quan này là "Viện thanh tra - kiểm toán"; 6 Hàn
quốc, hoạt động kiểm toán và thanh tra được quy định trong một tổ
chức thống nhất, theo Hiến pháp Hàn Quốc 1962, cơ quan này được
Trang 23thành lập và ghi nhận trong Hiên pháp - gọi là Ban Thanh tra và
Kiểm toán (BAI).
Ở nước ta, trong sách báo pháp lý và ngành thanh tra có đề cập
đến thanh tra dưới các giác độ khác nhau Trên co sở xem xét, kiếm
soát, kiểm tra thường xuyên, định kỳ nhằm rút ra những nhận xét,
kết luận cần thiết để kiến nghị với các co quan Nhà nước khắc phục những nhược điểm, phát huy ưu điểm, góp phần nâng cao hiệu quả quan lý Nhà nước [77] Thanh tra được dùng để chỉ một bộ phận hoạt
động gan liền với quản lý Nhà nước của Nhà nước Việt Nam qua từng
thời kỳ lịch sử :
Thời kỳ phong kiến : Trong các triều đại từ đời Lý, Trần, Lê, với
tên gọi "Ngự Sử đài" (chức quan tương tự như Tổng thanh tra ngày
nay) đã xuất hiện và có tác dụng giúp nhà Vua trong việc xem xét các
việc hệ trọng của Triêu đình Đời nhà Lý (năm 1029) Vua Lý Thái Tôn
đã phong các chức Tả, Hữu gián nghị đại phu với tư cách là những
viên quan có quyền can gián Vua khi Vua mắc phải sai lầm, và "đã đặthai bên Tả hữu thềm rồng (tức Long Trì) hai lầu chuông đối nhau để
nhân dân ai có việc kiện tụng, oan uống thì đánh chuông lên" Đến
thời nhà Trần đã đặt ra chức quan "Ngự sử" có quyền tiền trảm hậu
tấu và là chức quan duy nhất có quyền can gián nhà Vua Thời Lê có
hàm "gián nghị đại phu" cho bất cứ một bề tôi nào dám nói thẳng, nói
đúng sự thật [55] Thời nhà Trịnh (Trịnh Doanh 1747) cũng "đặt
chuông mõ 6 cửa phủ đường để người tài tự tiến cử và người bi ức hiếp
đến khiếu nại” [60]
Hiến pháp 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà ra đời chưa áp dụng thuật ngữ "thanh tra" Bộ máy nhà nước
được xây dựng mang nặng màu sắc của Hiến pháp Tư sản" Mặc dù có
sự phân chia 3 quyền Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp nhưng không
Trang 24phải là phán chia độc lập các quyền trên mà là phân công, phân nhiệm
trên co sé "tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt
Nam” (Điều thứ 1) lÍoạt động thanh tra, kiểm tra chưa được giao hẳn
cho một cơ quan cụ thể nào, mà chỉ giành quyền "kiểm soát" duy nhất
cho Ban Thường vụ của Nghị Viện đối với Chính phủ : " Khi Nghị viện
không họp, Ban Thường vụ có quyền kiểm soát và phê bình Chính
pha" (khoản C điều thứ 36) [112]
Về mặt lý luận, thanh tra và kiểm tra là chức năng của quản lý Nhà nước, nhưng quản lý Nhà nước không phải chỉ là hoạt động của
"riêng" của các cơ quan hành chính [83],cũng không phải chỉ giành cho
các cơ quan hành chính là Chính phủ và Ủy ban hành chính mà còn
bao gồm cả Nghị viện, Hội đồng nhân dân Bỏi lẽ, theo Điều 22 và 23
"Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa" và có quyền " giải quyết một vấn đề chung cho toàn quốc" Do đó không loại trừ khả nang Nghị viện có quyền thành lập
các tổ chức thanh tra và thực hiện sự thanh tra hoặc giao thẩm quyền
thanh tra cho cơ quan Chính phủ
Chỉ sau 3 tháng từ khi Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
đời ngày 23/11/1946, Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh 64/SL thành lập
"Ban thanh tra đặc biệt" [150], giao nhiệm vụ cho "Chính phủ sẽthành lập ngay một Ban Thanh tra đặc biệt, có ủy nhiệm là đi giám
sát tất cả các việc và các nhân viên của các Ủy ban nhân dân và các cơ
quan của Chính phủ" (Điều thứ nhất) „Từ đây thuật ngữ thanh tra và
quyền thanh tra được xác định và chính thức giao cho Chính phủ Như
vậy, ngoài việc Hiến pháp 1946 quy định Nghị viện nhân dân giải
quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc" Hồ Chủ Tịch - người đứng đầu Chính phủ đã giao một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng cho Chính phú là được quyền thanh tra các hoạt động của hệ thống các cơ
Trang 25quan và nhân viên hành chính (khái niệm thanh tra cũng được thểhiện bat đầu từ Sac lệnh 64)
Ngày 31/12/1959 Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa
thứ nhất, kỳ họp thứ II, thông qua Hiến pháp 1959 cũng đã đề cập đến
một số nội dung về kiểm tra việc thi hành các quyết định quản lý nhà nước "Hội đồng Chính phủ ra những thông tư, chỉ thị và kiểm tra việc
thi hành các thông tư và chỉ thị ấy" (Điều 76) và " Ủy ban hành chính
các cấp quan lý công tác hành chính ra quyết định chi thi và kiểm
tra việc thi hành quyết định, chỉ thi ấy", Việu sem 6E Khỏi miệm
thanh tra, kiểm tra 6 đây đã được mỏ rộng, không phải chi là thanh
tra, điều tra xem xét các vụ vi phạm pháp luật của các cơ quan, nhân
viên Uy ban nhân dân hoặc của Chính phủ mà còn được mở rộng trong
việc giám sát, thanh tra các hoạt động xây dựng, ban hành, thực hiện
van bản pháp quy Đây là một tiến bộ mới trong việc xem xét, mở rộng
phạm vi của khái niệm thanh tra theo Hiến pháp 1959 [117]
Hiến pháp do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa VI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/12/1980 đã áp dụng rộng rãi
thuật ngữ "thanh tra" ; hoạt động thanh tra đã được Hiến pháp quy
định cho các co quan "chấp hành và hành chính Nhà nước cao
nhất"-Hội đồng Bộ trưởng Khoản 15 Điều 10 quy định nhất"-Hội đồng Bộ trưởng
có quyền hạn và nhiệm vụ : " tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra
và kiểm tra của Nhà nước"; và "Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng có quyền hạn và nhiệm vụ : " tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra và kiểm
tra của nhà nước”; và "Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lãnh đạo công tác
của Hội đồng Bộ trưởng, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành những quyết
định của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng (Điều
110); về Ủy ban nhân dân, Điều 124 quy định " Ủy ban nhân dân các
cấp, chiéu theo quyền hạn do luật định, ra những quyết định, chỉ thị
Trang 26và kiểm tra việc thi hành những van bản đó" [118] Đi đôi với việc
kiểm tra là quyền đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ nhữngquyết định không thích đáng của các ngành thuộc quyên minh và của
Uy ban nhân dân cấp dưới, đình chi việc thi hành những Nghị quyết
không thích đáng cua Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp, đồng thời
đề nghị Hội đồng nhân dan cấp mình sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị
quyết đó.
Với cách tiếp cận tương tự như vậy, đối với Hiến pháp 1992, khái
niệm thanh tra được thể hiện và ghi nhận nhiều hơn qua các điều 112,
115, 116, 124, đặc biệt quyên của các cơ quan thanh tra cũng được xác
định rộng rãi phù hợp với việc mở rộng thẩm quyền của các co quan
hành chính : Thanh tra chống quan liêu, tham nhũng, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo (Điều 112) [131] Đặc biệt, với Pháp lệnh thanh tra
1990, khái niệm thanh tra, quyền hạn của các tổ chức thanh tra cũng được thể hiện như một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý Nhà
nước, một đóng góp vào việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Điểm lại những vấn đề lý luận và các quy định của Hiến pháp
rước ta qua các giai đoạn lich sử cho phép chúng ta khẳng định rằng thanh tra và kiểm tra là một chức năng của quản lý Nhà nước, là một koạt động không thể thiếu được của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Hoạt
động này là bộ phận quan trọng của các cơ quan quản lý Nhà nước Để
cánh giá một chu trình quản lý, có thể bằng nhiều cách nhưng "cách
cánh giá cần thiết và thông dụng, có hiệu quả nhất là thông qua
thanh tra, giám sát từ phía Nhà nước" [208] Từ sự phân tích trên,
đúng ta có thé đưa ra khái niệm sau đây : Thanh tra là một dang
thể quản lý có thẩm quyền, nhân danh quyền lực Nhà nước nhằm tác
Trang 27động đến đối tượng quản lý trên cơ sở xem xét, đánh giá ưu khuyết
điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp
phan hoàn thiện cơ chế quản lý, tàng cường pháp chế xã hội chu
nghia, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hap pháp của
cơ quan, tô chức và công dân.
Ở nước ta hiện :ay tồn tại nhiều loại hình thanh tra : thanh tra
Nhà nước, thanh tra nhân dân, thanh tra nội bộ, và thanh tra chuyên
ngành [78] Sự tồn tại nhiều loại hình thanh tra khác nhau là do một
loạt các yếu tố khách quan : việc phân chia lao động ngày càng phức
tạp và việc chuyên môn hóa lao động, khối lượng ngày càng tăng của
các quan hệ kinh tế, sự phát triển mạnh mẽ của công cuộc xây dựng
văn hóa - xã hội.
Hoạt động của hệ thông thanh tra ở nước ta dựa trên cơ sở các
quy định cua pháp luật và mối quan hệ chặt chẽ giữa các khâu, các
giai đoạn trong quá trình thanh tra Các co quan thanh tra không làm
việc một cách đơn độc, riêng biệt mà có sự tiếp xúc, phối hợp chặt chẽ
với các cơ quan kiểm tra, giám sát khác Điều đó cho phép trong hoạt
động của bộ máy Nhà nước hạn chế được sự trùng lặp, dâm đạp, góp
phần nâng cao hiệu quả của thanh tra giữa các tổ chức, cơ quan có các
chức năng thanh tra với các hoạt động thanh tra của các tổ chức xã hội, kiểm tra của Đảng, điều tra của Viện Kiểm sát, công an Sự phối
hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các loại hình thanh tra và các hoạt động
giám sát, điều tra, kiểm sát của các cơ quan Nhà nước khác cho phép
nâng cao hiệu quả của thanh tra Những cuộc thanh tra trực tiếp,
_ những cuộc phối hợp thanh tra, thông báo chương trình, kế hoạch,
mục đích và cách tiến hành công tác làm cho các cơ quan thanh tra cókhả năng tập trung nỗ lực đối với những nhiệm vụ chủ yếu đặt ra,
tránh được sự trùng lặp giữa thanh tra, giám sát, và điều tra.
Trang 28Trong khi nghiên cứu, làm rõ hơn khái niệm thanh tra, cũng cần
phán biệt thanh tra với hoạt động kiểm soát, kiểm kê, thẩm tra, điều
tra, giám sát, kiêm sát.
Khái niệm kiểm soát tức là "xem xét để phát hiện, ngăn chan
những gì trái với quy định", còn kiểm kê là kiểm lại từng cái, từng
món để xác định số lượng hiện có và tình trạng chất lượng" [165] Như
vậy, trong một số loại hoạt động thanh tra, kiểm tra theo nghĩa hẹp đã
bao hàm khái niệm kiểm soát, kiểm kê, tức là chủ thể tham gia hoạt
động này có quyền tiến hành các hoạt động cụ thể để xác nhận một
việc cụ thể (kiểm soát giấy tờ, kiểm kê tài sản, v.v ) Trong các hoạt động này các chủ thể cũng có thể thực hiện một số thẩm quyền nhất
định do pháp luật quy định (các cơ quan quản lý Nhà nước, Thanh tra
Nhà nước, Thanh tra chuyên ngành, các bộ phận chức nang cua co
quan Nhà nước như Tài chính, ngân hàng v.v ).
Thẩm tra là những hoạt động xem xét thẩm định nhằm tìm ra
các bằng chứng để làm rõ sự thật về một hay một số vấn đề, một số hành vi nào đó của đối tượng thanh tra, kiểm tra Như vậy việc thẩm tra bao gồm cả việc thẩm định những thông tin tư liệu, bằng chứng đã
có và cả quá trình thu thập, phân tích, đối chiếu, sàng lọc để tìm ra
các bằng chứng xác thực, phục vụ cho việc đánh giá, kết luận về các
nội dung và đối tượng thanh tra được khách quan chính xác Do vậy
trong quy trình thanh tra Nhà nước, kiểm tra của các tổ chức xã hội,
tổ chức Đảng nhất thiết phải có khâu thẩm tra Nếu chưa thẩm tra,
thì chưa kết luận và chưa được xử lý đối với đối tượng bị thanh tra,
kiểm tra.
Điều tra là "tìm, hỏi, xem xét để biết rõ sự thật" [167].
Điều tra thường gắn với chức năng của cơ quan bảo vệ pháp luật
như Công an, Viện Kiểm sát (điều tra hình sự, điều tra kinh tế của cơ
Trang 29quan công an, kiểm sát việc điều tra) và các cd quan tiến hành tố tụng.
Điều can phân biệt là đối tượng điều tra của các cơ quan tiến hành tố
tụng hoàn toàn khác với đối tượng thanh tra của các cơ quan quản lý
Nhà nước Trong một số trường hợp, đối tượng điều tra của cơ quan
tiến hành tố tụng, tuy chưa có kết luận cuối cùng là có tội nhưng có
thể phải sử dụng một số biện pháp nghiệp vụ mạnh mẽ hơn hoạt động
thanh tra đối với người vi phạm pháp luật như tạm giữ, tạm giam,cưỡng chế thi hành Trong khi đó, đối với đối tượng thanh tra, các
chủ thể thực hiện "xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp
luật" thì chỉ có quyền "ra quyết định yêu cầu cơ quan có thẩm quyền
tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép được cấp" hoặc " khi có căn cứ để nhận
định có vi phạm pháp luật thì "quyết định niêm phong tài liệu, kê biêntài sản"; hoặc "Đình chỉ việc làm xét thấy đang hoặc sẽ gây tác hại đến
lợi ích của nhà nước” quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và
công dân” (các khoản 4; 5 Điều 9 Pháp lệnh thanh tra 1990) Như vậy
hai hoạt động này khác nhau về chủ thể, đối tượng nội dung và kết
quả hoạt động.
Kiểm sát là hoạt động bao đảm pháp chế, chỉ áp dung cho cd quan
Viện Kiểm sát nhân dân các cấp trong việc thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, tổ chức, những người có chức vụ trong các cơ quan, tổ chức đó và của công dân Viện Kiểm sát
kiểm sát các văn bản pháp luật, đảm bảo tính hợp pháp của các quyếtđịnh quản lý Nhà nước từ cấp Bộ trỏ xuống (xem các điều 137 Hiếnpháp 1992 và 2, 3, 4 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 10/1992).
Trong quá trình kiểm sát công tác điều tra, Viện Kiểm sát có quyền
hạn rất lớn : "phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của cơ quan
điều tra theo quy định của pháp luật; quyết định áp dụng, thay đổi
hoặc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của cơ quan điều tra" và
"Quyết định truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều
Trang 30tra" (khoản 3 và 5 Điều 13 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân
10/1992)[134] Xét theo tinh chất và đối tượng của kiểm sát, đặc biệt là
đối với các quyết định quản lý Nhà nước thì hoạt động kiểm sát
nghiêng về xem xét tính hợp pháp của các van bản Thanh tra là chức
nang thiết yếu của quản lý, mac dù cũng là phương thức đảm bao
pháp chế nhưng do nằm trong quyền hành pháp, bị chi phối bởi các cơ
quan hành pháp chính nên quyền hạn của thanh tra bị "hạn chế" và ít
mạnh mẽ hơn so với công tác kiếm sát Theo chúng tôi, so với hoạt động của cơ quan kiểm sát đối với các quyết định quản lý thì các cơ
quan thanh tra không những xem xét tính hợp pháp của các quyết định quản lý mà còn cả tính hợp lý (tính kha thi) của các quyết định
đó.
Giám sát là hoạt động của chủ thể bên ngoài hệ thống đối với
khách thể thuộc hệ thống khác (trong những trường hợp cụ thể có thể
là không trực thuộc), tức là “giữa cơ quan giám sát và cơ quan chịu sự
giám sát đó không nằm trong một hệ thống trực thuộc nhau theochiều dọc" [97] Do vậy, trong bộ máy Nhà nước ta, giám sát thường
thể hiện chức năng của các cơ quan quyền lực Nhà nước, tòa án nhân
dân va các tổ chức xã hội và công dân nhằm dam bảo sự tuân thủ
pháp luật, ky luật trong quản lý Nhà nước.
Giám sát của Quốc hội đối với các cơ quan trong bộ máy Nhà nước
là giám sát mang tính quyền lực cao nhất (giám sát tối cao), giám sát
mang tính chính trị "Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với
toàn bộ hoạt động của Nhà nước '(Điều 83 Hiến pháp 1992), "Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, Luật và Nghị
quyết của Quốc hội (khoản 1 Điều 84 Hiến pháp 1992)
Hoạt động giám sát của Quốc hội được thực hiện thông qua cơ
quan thường trực của nó là Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Ủy ban
Trang 31của Quốc hội bàng các hình thức như giám sát việc thi hành Hiến
pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy
ban thường vụ Quốc hội: giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa ánnhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; giám sát hoạt động
của Hội đồng nhân dân Kèm theo với hoạt động giám sát là quyền
đình chỉ việc thi hành các văn ban cua Chính phú, Thủ tướng Chínhphủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trái với
Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết
định việc hủy bỏ các văn bản đó; hủy bỏ các văn bản của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân
đân tối cao trái với Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội; bãi bỏ các nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân
dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân (Xemchương II Pháp lệnh về giám sát, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân và hướng dẫn, kiểm
tra của Chính phú đối với việc thực hiện các văn ban của cơ quan Nha
nước cấp trên của Hội đồng nhân dân ngày 26/2/1996) Tương tự, chức
năng của Hội đồng nhân dân các cấp (cơ quan quyền lực Nhà nước ở
địa phương) cũng có các hoạt động giám sát đối với các cơ quan Nhà nước tương ứng ở địa phương.
Tòa án nhân dân các cấp, trong phạm vi chức năng của mình, có
nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, giám sát thông qua hoạt
động xét xử nhằm bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân Hoạt
động giám sát của tòa án đối với hoạt động quản lý Nhà nước khác với
các loại giám sát, thanh tra ỏ chỗ : sự giám sát của tòa án chỉ tiến
hành thông qua xét xử (giám sát không mang tính thường xuyên) và
Trang 32chi 6 một số linh vực như hình su, lao động kinh tế, hành chính ma
thôi Trong quá trình xét xư hình sự, bên cạnh việc xác định tội phạm,
tòa án còn kiểm tra tính hợp pháp trong hành vi quản lý (bao gồm cả
quyết định quản lý) của các cơ quan quản lý và người có chức vụ.Quyết định, bản án của Tòa án có thể được gửi cho Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hữu quan Các co quan Nhà nước cấp trên khi nhận
được quyết định, bản án (về hành chính) phải có trách nhiệm, đôn đốc
kiểm tra cấp dưới thi hành (Điều 74 Pháp lệnh về thủ tục giải quyết
các vụ án hành chính nàm 1996) Hoạt động giám sát của tòa án nhằm
khôi phục lại quyền của đương sự bị xâm phạm cũng được qui địnhtrong Điều 12 Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989 :
“Khi xét xử vụ án dân sự, tòa án có quyền hủy quyết định ro ràng trái
pháp luật của cơ quan, tổ chức khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự trong vụ án mà tòa án có nhiệm vụ giải quyết".
Trong hoạt động xét xử, theo Pháp lệnh xứ lý vi phạm hành chính, tòa
án có quyền xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi gây rối tại
phiên tòa (Điều 35)
Các tổ chức xã hội dưới chủ nghia xã hội tham gia quản lý Nhànước (thực hiện một số chức năng quản lý Nhà nước khi đựơc Nhà
nước ủy quyền) cùng tham gia phát hiện, ngăn ngừa, giám sát hoạtđộng cua các cơ quan Nhà nước, yêu cầu, kiến nghị các co quan có
thẩm quyền sửa chữa khuyết điểm, truy cứu trách nhiệm đối với người
có lỗi Ở nước ta, với tư cách là một bộ phận của hệ thống chính trị,
hoạt động giám sát của các tổ chức xã hội là bộ phận không thể thiếu
được nhàm củng cố kỷ luật, nâng cao hiệu quả của quan lý Nhà nước
(các điều 9, 10 Hiến pháp 1992)
Hoạt động giám sát của công dân là một nội dung mang tính dân
chủ, tính đại diện cao của một xã hội phát triển Thông qua các hình
Trang 33thức làm chủ trực tiếp và gián tiếp của mình, công dân thực hiện sự
giám sát chặt chẽ từ phía xã hội đối với hoạt động của các cơ quan Nhànước Va "chi có thu hút đông dao quần chúng nhân dân lao động
tham gia việc kiểm tra, giám sát một cách rộng rãi các cơ quan Nhà nước thì mới loại trừ được những khuyết điểm của bộ máy, mới tẩy
sạch được những cái xấu xa, quan liêu và đưa sự nghiệp xã hội chủ
nghĩa tiến lên một cách kiên quyết " [23]
Nếu hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực, của các đoàn thể
xã hội, của các công dân mang tính Nhà nước và tính nhân dân là chủ
yếu thì hoạt động thanh tra (trừ loại hình thanh tra nhân dân được
quy định trong Pháp lệnh thanh tra) chủ yếu mang tính quyền lực,
nhân danh quyền lực của cơ quan quản lý tác động đến đối tượng, buộc các đối tượng phải chấp hành (ví dụ thanh tra trong các lĩnh vực tài
chính, ngân sách, các cơ quan thanh tra nhân danh một bộ phận hành
pháp thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra các hoạt động tài chính
ngân sách và yêu cầu các cơ quan tài chính, ngân sách phải thực hiệnđúng các quy định của pháp luật về tài chính ngân sách)
Hiện nay chúng ta đã thành lập Tòa án hành chính, một loại hình
kiểm tra, giám sát nữa đối với hoạt động quản lý Nhà nước Vậy Tòa
án hành chính ra đời nhằm kiểm tra, giám sát những hoạt động nào
của quản lý Nhà nước và có những nét gì khác biệt đối với thanh traNhà nước ? Trước hết, Tòa án hành chính thông qua việc xét xử hành
chính cũng có tác dụng kiểm tra kết quả hoạt động hành chính như các loại hình kiểm tra hành chính đang tồn tại, song nó không phải là
cơ quan quản lý Nhà nước, do đó hoạt động phán xét các vụ kiện hành
chính của Tòa án hành chính không phải mang tính chất trực thuộc,
(cơ quan quản lý cấp trên kiểm tra cơ quan quản lý cấp dưới), mà độc
lập không nằm trong hệ thống hành chính điều hành (hay còn gọi là
hành chính quản lý) nhàm kiểm tra hoạt động của cơ quan hành chính
Trang 34điều hành Phan quyết tính hợp pháp của các Quyết định hành chính
và hành vi hành chính của các cơ quan, nhân viên Nhà nước Tòa án
hành chính khác cơ quan thanh tra 6 cho : Thứ nhất, nếu co quan
quản lý Nhà nước cấp trên kiểm tra tính hiệu quả, tuân thủ đường lối, chính sách pháp luật nói chung (kể cả tính hợp pháp và hợp lý của các van bản quản lý) thì Tòa án hành chính chỉ kiểm tra tính hợp pháp
của các văn ban và hành vi hành chính (hành động hoac không hành
động) của các cơ quan, nhân viên quản lý nhà nước Thứ hai, sự xét xử
của các thẩm phán hành chính chỉ là những hoạt động xảy ra khi có
khiếu kiện về các quyết định hành chính và hành vi hành chính trái
pháp luật Mặt khác, tòa án hành chính có thể quyết định hủy bỏ, bãi
bỏ đối với những quyết định hành chính hoặc hành vi 4424 VN rái
pháp luật và tùy theo sự sai trái của các hành vi hành chính mà có thể
yêu cầu cơ quan Nhà nước, người có trách nhiệm phải bồi thường các
thiệt hại, nhưng tòa án không làm thay chức trách nhiệm vụ cua co quan hành chính cấp trên là buộc cấp dưới vào một nghĩa vụ phải làm
: thi công các công trình, phá hủy các công trình, cấp một giấy phép
v.v ; thẩm phán lại càng không thể áp dụng toàn bộ các biện pháp xử
ly vi phạm hành chính đối với chính quyền (trừ quyền xử phạt việc
gây rối phiên tòa) Ví dụ khi một cơ quan có thẩm quyền và trách
nhiệm cấp giấy phép mà từ bỏ hoặc trên tránh nghĩa vụ này thì Tòa
án hành chính chỉ phán quyết rằng : hành vi này là trái pháp luật vàyêu cầu cơ quan đó phải cấp giấy phép cho công dân Trên cơ sở phánquyết của Tòa án hành chính, cơ quan hành chính cấp trên sẽ ra lệnhcho cấp dưới (cơ quan bị kiện) phải ra quyết định cấp giấy phép Một
điểm khác biệt nữa là, nếu thanh tra là sự kiểm tra các hoạt động của
œ quan quan lý nhà nước cấp trên đối với các co quan và nhân viên
cuản lý cấp dưới theo phương pháp mệnh lệnh - phục tùng thì kiểmtra của cơ quan Tòa án hành chính được tiến hành theo trình tự tố
tạng và được xét xử theo phán quyết của Tòa án.
Trang 35Sự khác biệt cơ bản của thanh tra với hoạt động của Tòa án hành
chính ö chô : một bên (thanh tra) là chức nang của cơ quan hành pháp,
nhân danh quyền lực trong quá trình quản lý, xử lý trách nhiệm đối
với đối tượng quản lý trực thuộc (mang tính chất "Bộ trưởng quan tòa", còn Tòa án hành chính là cơ quan xét xử độc lập, phán
-xét các hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước, người có thẩm quyền
trên cơ sở xem xét các quyết định hành chính và hành vi hành chính
của cơ quan, người có thẩm quyền đó.
Tóm lại, các hình thức giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm sát
điều tra , đều là những mặt, những phương diện thể hiện mục đích
của các cơ quan, tổ chức xã hội và công dân nhàm tác động vào quản lý
Nhà nước để nâng cao hiệu quả của quản lý Nhà nước.
Các hình thức trên, đối với môi loại chủ thể nhất định được thực
hiện theo các "kênh” khác nhau nhưng chúng có cùng chung mục đích
cuối cùng là đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong quản lý Nhà nước.
1.2 Đặc điểm của thanh tra
L2.1 Thanh tra gắn liền với quản lý Nhà nước.
Với tư cách là một chức năng, là một giai đoạn của quản lý Nhà
nước, thanh tra gắn liền với quản lý Nhà nước là bộ phận và đặt trong
cơ quan quản lý "quản lý đồng thời phải có thanh tra, quản lý và
thanh tra đó là một chứ không phải là hai" [18] Kết quả của quản lý
Nhà nước chỉ có ý nghĩa khi có sự phản ánh tác động bằng các hình
thức khác nhau của thanh tra trong quá trình quản lý như xem xét
hoạt động quản lý nhằm phát hiện và loại bỏ các lệch lạc có thể có của
đối tượng quản lý; chỉnh lý lại các quyết định đã ban hành trước đây
cho phù hợp với thực tế và yêu cầu nhiệm vụ quản lý Trong mối quan
Trang 36hệ giữa quản lý và thanh tra thì quản lý Nhà nước giữ vai trò chủ đạo,
chi phối hoạt động của thanh tra (dé ra đường lối chủ trương, quy định
thẩm quyền hoạt động của các cơ quan thanh tra, tiếp nhận hoặc
không tiếp nhận các thông tin từ phía các cơ quan thanh tra ) Do đó,
thanh tra bị chi phối bởi bản chất của quản lý Nhà nước Nếu bản chất
của quản ly nhà nước thể hiện 6 hoạt động chấp hành và điều hành thì
thanh tra là những mặt, nhưng phương diện hoạt động (mang tính
chức năng) nhằm phục vụ và đem lại hiệu quả cao cho hoạt động đó.
Chẳng hạn, đặc trưng của hoạt động điều hành là ra các văn bản dưới
luật mang tính chất pháp lý thì thanh tra là khâu xem xét hiệu quả
tác động của văn bản đó (từ khâu ra quyết định đến thực hiện quyết
định) ca về tính hợp pháp và hợp lý đối với đối tượng thi hành
văn bản.
Mặt khác, hoạt động chấp hành của quản lý Nhà nước thường bao
hàm cả sự điều hành, cho nên trong quá trình chấp hành thực hiện
trên thực tế các luật và văn bản mang tính luật của Nhà nước đòi hỏi
phải có sự thanh tra nghiêm ngặt của các cơ quan có thẩm quyền.
"Muốn cai trị (quản lý) phát huy được tác dụng, các chủ thể quản lý
can phải xem xét rằng đối tượng của quan lý có thực thi nghiêm chỉnhcác đạo luật không, các điều kiện đảm bảo cho đạo luật đi vào đời sống
có thuận lợi hay không ? cần phải có thanh tra theo pháp luật" [185]
Trong mối quan hệ giữa quản lý Nhà nước và thanh tra, xét theo
mục đích nhằm đạt được của các chủ thể quản lý thì giữa chúng có
những cái chung - đó là cùng nhân danh quyền lực thực hiện sự tác
động lên khách thể quản lý Song xem xét theo cơ cấu, chức năng của
quản lý thì thanh tra chỉ là những công cụ, phương tiện của quản lý
nhà nước Ở đây cần nhắc lại lời chỉ dẫn của Lénin : "Thanh tra, giám
sát là phương tiện để thực hiện quyền lực Nhà nước " [19].
Trang 37Từ việc xem xét nguồn gốc, tính chất của thanh tra mà nguồn gốc,
tính chất đó sẽ chi phối mối quan hệ giữa thanh tra và (;uản lý Nhà
nước Quản lý Nhà nước và thanh tra trong một chế độ chính trị nhất
định thống nhất và chế ước lân nhau, giữa chúng tồn tại quan hệ thực
tế của tính thống nhất Là một khâu trong chu trình quản lý, thanh tra bị ràng buộc, chế ước của quản lý nhưng đồng thời tác động trỏ lại,
góp phần điều chỉnh cách thức, phương pháp quản lý Nhà nước của
chủ thể quản lý Trong chu trình đó, thanh tra phản ánh và bảo vệ mục đích của quản lý Thông qua sự phản ánh do,ca quan ly va thanh tra đều biểu hiện ra - theo cách nói của Mác - một cách trực tiếp, cam
tính những trình độ thực tế, những sắc thái và trạng thái vận hành của chúng Một thể chế, thiết chế và cơ chế quản lý Nhà nước không
thể coi là có hiệu quả, đủ sức đẩy lùi những khiếm khuyết; tự do, hỗn
loạn, vô Chính phủ, tham nhũng, quan liêu nếu thiếu thanh tra
-như một giới hạn, một tác nhân điều chỉnh, kiểm soát tất yếu Cũng như vậy, trong tổ chức và hoạt động, sự cần thiết, tính biệu quả của
thanh tra sẽ nhanh chóng biến thành mặt trái ngược và có nguy cơ bịbiến dạng nếu thanh tra Nhà nứơc không dựa trên cơ sở mục đích của
quản lý Nhà nước, không coi điểm xuất phát và mục đích của nó là
quản lý Nhà nước Thực tế cuộc sống đã cho thấy, các mặt cực đoan
trái ngược nhau nhưng lại gặp nhau : Bộ máy Nhà nước quan liêu,
nhiều tầng nấc dan đến sự thiếu kiểm tra, thanh tra (hoặc nếu có sẽ
tùy tiện, hình thức), sự thiếu hụt thanh tra, kiểm tra sẽ dẫn đến bộ
máy quan liệu, nhiều tầng nấc Điều này có ý nghĩa rất lớn trong cuộc
sống, Lênin đã nói : ở đâu nạn hối lộ và tham nhũng hoành hành thì 6
đó phép nước, ky cương xã hội pháp chế và thanh tra trở thành vô
hiệu.
Sẽ không có thanh tra nếu tách rời nó với quản lý Nhà nước Quản
lý Nhà nước không có hiệu quả nếu thoát ly khỏi hoạt động thanh tra
Trang 38Su gan liền thanh tra với quan ly Nha nước và ngược lại đã ham
chứa trong nội tại của chỉnh thể này một sự tác động chuyển hóa lẫn
nhau vừa Ja điểu kiên, vừa là tiền dé của nhau Điều này cho thấy su
vận động và phát triển của quản lý Nhà nước và thanh tra hiểu một
cách chính xác - sẽ là sự vận động, phát triển không phải ngẫu nhiên,
tu phát, không phải vô hạn tuyệt đối, mà 6 trong tính hợp lý, tính tat
yếu của sự tồn tại bộ máy Nhà nước, cơ chế quản lý dưới ảnh hưởng
của hoạt động sáng tạo, tự giác của chủ thể quản lý.
Mặt khác, hoạt động thanh tra gắn liền với quản lý Nhà nước còn
thể hiện ở tính phụ thuộc lan nhau trong hệ thống thống nhất các
chức năng quản lý Nhà nước Quản lý Nhà nước bao gồm nhiều chứcnăng (chức nang dự báo, kế hoạch hóa, tổ chức, điều chỉnh, lãnh dao,
điều hành, phối hợp ) trong đó thanh tra vừa là một chức nang của
quan lý Nhà nước, nằm trong một nhĩnh thể thống nhất với các chức
nang khác, đồng thời cũng có thể là khách thể của các chức năng khác
và ngược lại Ví dụ chức năng kế hoạch hóa đòi hỏi thanh tra phải có
kế hoạch, thường xuyên (kế hoạch hóa hoạt động thanh tra); hoặc lãnh
đạo hoạt động thanh tra (định hướng cho hoạt động thanh tra, ban
hành các chủ trương, đường lối có tính chiến lược cho hoạt động thanh
tra) Ngược lạt, thanh tra cần pbải xem xét, phát hiện, kiến nghị, sửa
chữa các sai phạm, lệch lạc trong việc kế hoạch quản lý, ban hành các
chủ trương, đường lối chiến lược cho hoạt động quản lý.
Từ lập luận trên, ta có thể khẳng định thanh tra gắn liền vớiquản lý Nhà nước, là bộ phận của quản lý Nhà nước, được đặt trong cơ quan hành pháp (cơ quan quản lý) nhằm đảm bảo hiệu quả cao của
một chu trình quản lý
1.2.2 Thực hiện quyền lực nhà nước trong quá trình thanh tra.
Trang 39Tính chất quvén lực cua hoạt động thanh tra có mối liên hệ chat
chẽ với tính quyền uy - phục tùng của quản lý Nhà nước Là một chức
năng của quản lý Nhà nước, thanh tra phải thê hiện như một tác động
tích cực nhàm thực hiện quyền lực của chủ thể quản lý đối với đối
tượng quản lý Không thể và không có quyền lực mà không gắn với
một tổ chức Nói quyền lực Nhà nước trong quá trình thanh tra cũng
có nghĩa là xác định về mat pháp lý tính chất Nhà nước của các tổ
chức thanh tra Như trên đã phân tích, quản lý nhà nước xã hội chủnghĩa là sự tác động có mục đích và bàng quyền lực của Nhà nước lên
các quá trình xã hội, do đó đặc trưng nổi bật của quản lý Nhà nước là
mang tính quyền lực Dưới chủ nghĩa xã hội, thanh tra tồn tại và phát
triển cùng với Nhà nước, là bộ phận của quản lý Nhà nước Quản lýkhông có thanh tra coi như không có quản lý Vì vậy, thanh tra phải
được Nhà nước su dụng như một công cụ có hiệu qua trong quá trình
quản lý Khi nhấn mạnh tính chất quyền lực của các tổ chức thanh
tra, Lénin nói : " Thanh tra thiếu quyền lực là thanh tra suông" [20].
Tính quyền lực trong thanh tra thể hiện 6 chỗ các co quan thanh
tra Nhà nước đều có một số quyền hạn (theo pháp luật) và khả năngthực hiện quyền hạn :
1/ Ra các quyết định bắt buộc thi hành đối với các đối tượng bị
thanh tra trong việc sửa chữa những thiếu sót đã bị thanh tra phát
hiện;
2/ Yêu cầu cấp có thẩm quyền giải quyết vấn đề truy cứu trách
nhiệm đối với những người có lôi gây ra những vi phạm đã được phát
hiện;
3/ Trong một số trường hợp trực tiếp áp dụng các biện pháp cưỡng
chế về mặt Nhà nước.
Trang 40Từ tiền đề xác nhận quvền nang của Thanh tra, một tiên dé đúng
về mat lý luận, bảo dam được tác dụng thực sự của ban thân hoạt động thanh tra, một số tác giả đã rút ra kết luận không đúng khi họ
xếp hoạt động thanh tra vào loại những biện pháp cường chế về mặt
Nhà nước [198] Đúng là việc tiến hành thanh tra có thể liên quan tới
việc áp dung sự cương chế cua Nhà nước dưới nhiều hình thức khác
nhau (đình chỉ việc làm sai pháp luật, cảnh cáo, tạm đình chỉ công tác
nhân viên Nhà nước cố ý can trỏ việc thanh tra v.v ) Nhưng cho rằng thanh tra là một sự cưỡng chế thì lại có nghĩa là đã đồng nhất quyền
lực với sự cường chế Can lưu ý rang, cường chế chi là một yếu tố đặc
biệt của quyền lực mà thôi: về mặt thực tế, yếu tố ấy có thể được thể
hiện trong bất cứ qui định nào có tính bắt buộc chung, dưới hình thức
là một biện pháp được dùng với mục đích bảo đảm việc thực hiện một
cách thực tế những véu cầu nhất định Sự cường chế được áp dụng đối
với những hành vi vi phạm pháp luật Nhung xu hướng khách quan
của xã hội, xã hội chủ nghĩa là giảm bớt các biện pháp cưỡng chế (tàng
cường giáo dục, thuyết phục) Thanh tra lại là một hoạt động thường
xuyên, thiết thực, có tính sáng tạo, ngày càng được m6 rộng và trỏ nên
rộng khắp, mang tính dân chủ sâu sắc Do đó, nói đến tính quyền lực
trong hoạt động thanh tra không có nghia là chỉ sử dụng các biện
pháp cưỡng chế
Chúng ta biết rằng, sau cách mạng Tháng 10 thành công, Lênin
đã ra lệnh cải tổ ban kiểm tra Nhà nước thành Bộ dân ủy thanh tra công nông (1919) Người nghiên cứu toàn diện những nguyên tắc tổ
chức thanh tra trong Nhà nước Xô viết Một trong những nguyên tắc
cơ bản trong thanh tra được Lênin đề ra là : thống nhất sự kiểm tra
của Đảng và của Nhà nước, lôi cuốn rộng rãi công nhân và nông dânvào công tác thanh tra nhằm nâng cao tính chất Nhà nước (tính quyền