1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài khoa học cấp Bộ: Hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hàng - Cơ sở lý luận và thực tiễn

205 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hàng - Cơ sở lý luận và thực tiễn
Tác giả Phạm Thị Giang Thu, Nguyễn Thị Thanh Tú, Nguyễn Ngọc Luông, Nguyễn Hải Yến, Nguyễn Kiều Giang, Trần Văn Nam
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Đề tài khoa học cấp Bộ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 205
Dung lượng 45,03 MB

Nội dung

Nghiên cứu và đánh giá pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu cần thiết được đặt ra xuất phát từ những lý do sau đây: Một là, hệ thống cá

Trang 1

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘIVIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP

BAO CÁO TONG HỢP KET QUÁ NGHIÊN CỨU

-CO SO LY LUAN VA THUC TIEN

(Quyết định số phê duyệt dé tài số 128/QD-VNCLP ngày 12/5/2016 của

Viện ¬ Viện Nghiên cứu lập pháp)

De kè đề Ned ‘Ly Huy cay “xu

đi tựa 3 Vale SAL a Wp

⁄⁄ Khan Te Bra

Chi nhiệm: PGS, TS PHAM THI GIANG THU

Thu ky: Ths NGUYEN THI THANH TU

Cơ quan chủ tri: VIEN NGHIÊN CUU LAP PHAP

13 /4a/ LOAF

| TRUNG TAM THONG TIN THU VIEN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

{

[em Hau _ 565 —

Hà Nội, tháng 12 năm 2017

Trang 2

DANH SÁCH CÁ NHÂN THỰC HIỆN ĐÈ TÀI

STT | Họ và tên, Don vị công tác Nội dung công

Học hàm, học vị việc tham gia

1 | Phạm Thị Giang Thu Trường Đại học Luật Hà | Chủ nhiệm déPhó Giáo sư, Tiến sy | Nội tài

2 | Nguyễn Thị Thanh Tú Trường Đại học Luật Hà | Thư ký đề tài

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIET TAT

DANH MỤC CÁC BANG BIEU VÀ SƠ DO

PHAN MỞ DAU 6< s« HH 0111001110114000911A1nrksrdrr |

L Tính cấp thiết của đề tài - 5c tt t2 211121121121111121112 11111011 de |

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu - 2-2 2 ++++E2£E+EE+EZEzEEeEEerkerkrrees 4

3 Mục đích nghiên cứu của dé tài -s-©2+ 2522x222 E22 2EExtrrrrrerrrree 18

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của dé tai eeeecesseesees ees eeseeseeseesseeees 19

5 Phương pháp nghiên CỨU (St ng ng re 21 ð0©®-08 0801210011 22

7 Kết cầu của báo cáo tổng hop vescecessesssessessessesssssssseessesessessesseeseeseeseeseeseesessess 23Chương 1 NHỮNG VAN DE CƠ BẢN VE PHAP LUAT BẢO DAM

THUC HIEN NGHĨA VU TRONG KINH DOANH NGAN HÀNG 24

1.1 Lý luận cơ ban về pháp luật bao dam thực hiện nghĩa vu trong kinh doanh

ngân hàng ĐH ca 241.2 Cấu trúc pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân

¡b0 40

1.3 Quan niệm về hoàn thiện pháp luật và tiêu chí hoàn thiện pháp luật về bảo

đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hàng -«- 69

KET LUẬN CHƯNG 2° 5s s©sES£Es£SEs£EEseEeESESeEsersesersrsee 74Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUAT VE BAO DAM THUC HIỆN

NGHĨA VỤ TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG - -«- 762.1 Đánh giá việc thực hiện phương thức tác động và vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hang tal Viet Nam 011717 76

2.2 Thuc trang quy dinh vé thanh lap, t6 chirc, hoat dong, kiểm tra, kiểm soátnội bộ của chủ thé kinh doanh ngân hàng nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vu

trong kinh doanh - <2 1221113311332 3 E117 11 1 ng kg kg 90

Trang 4

2.3 Thực trạng pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong quá trình thực

hiện hoạt động kinh doanh ngân hàng c5 551 S2 svssrerrsrres 106

2.4 Thực trạng pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng trong mối liên hệnhằm tăng cường bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hang 147KET LUẬN CHƯNG 2 5 5° 55s SsSs2sSeEsSESEEsESSES13613015.39s 54 156Chương 3 KIEN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VE BẢO DAM

THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG 1593.1 Sự cần thiết và các mục tiêu cơ bản trong việc hoàn thiện pháp luật về bảođảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hàng - 1593.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về phương thức tác động và vai tròcủa cơ quan quản lý nhà nước trong bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hàng - - - Q1 TH TH TH TH HH TH 163

3.3 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật quy định về thành lập, tô chức,hoạt động, kiểm tra, kiểm soát nội bộ của chủ thé kinh doanh ngân hang 1673.4 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh ngân hang 172

3.5 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàngtrong mối liên hệ nhằm tăng cường bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh

doanh ngân hàng - - - «5s Họng HH ni nh 179

KET LUẬN CHƯNG 3 «2 5-< se eEseEsesecsEveEsrkeEseseEsesseserssee 184KET LUẬN CHUNG «<< =<<sss<eeeesseseseesssseseesses-sesse | 86DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO -2- 5 scscs<cssexsess 187

Trang 5

DANH MỤC TU VIET TAT

Tô chức tin dung TCTD

Ngan hang NH

Ngan hang thuong mai NHTM

Ngan hàng Nha nước NHNN

Quỹ tin dung nhân dân QTDND

Tô chức tài chính vi mô TCTCVM

Bảo hiểm tiền gửi BHTG

Trang 6

DANH MỤC CÁC BANG BIEU VÀ SƠ DO

Biểu do 1 | : Vốn điều lệ của các NHTM cỗ phan 92Biểu đồ 2 | : Vốn điều lệ 17 ngân hàng có kế hoạch tăng vốn năm 2016 93Sơđồ3 |: Thông tin về Han mức chỉ tra BHTM tại một số quốc gia | 122

Trang 7

PHAN MO DAU

1 Tinh cấp thiết của đề tài

Khi kinh tế thị trường phát triển cao, hệ thống ngân hàng có vị thế vôcùng quan trọng, vừa tác động vừa là một kênh phản ánh thực trạng nên kinh tế

Đặc trưng rủi ro của hoạt động ngân hàng, cùng với đó là tính nhạy cảm, đặt ra

yêu cầu cần thiết tạo lập một cơ chế quản lý hữu hiệu, thiết lập các quy định bảo

đảm an toàn Nghiên cứu và đánh giá pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu cần thiết được đặt ra xuất phát

từ những lý do sau đây:

Một là, hệ thống các quy định của pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trong

hoạt động kinh doanh ngân hàng của các tổ chức tín dụng (TCTD) vẫn còn

những “lỗ héng” cần được sửa đổi, bổ sung Chang hạn như Luật Ngân hàngNhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng đã nêu cao vai trò quan trọng của Ngânhàng Nhà nước (NHNN) - cơ quan được ví như “quả tim” của hệ thống Tuy

nhiên, việc quy định phạm vi và giới hạn can thiệp của NHNN vào hoạt động

của các chủ thé kinh doanh ngân hàng chưa rõ ràng, NHNN can thiệp trực tiếpvào hoạt động, tham gia vào tổ chức lại, thậm chí mua lại chủ thể kinh doanh

trên thị trường với giá 0 déng ' Đồng thuận rằng hoạt động này của NHNN lànhằm ổn định thị trường, nhưng dang sau đó cũng đặt ra nhiều van đề pháp lýcan quan tâm”

Hai là, việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện

nghĩa vụ trong kinh doanh của các TCTD còn nhiều hạn chế” Từ đánh giá thực

trạng pháp luật hiện hành trong bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh

"Nguồn: https://www vietinbank vn/web/home/vn/news/ |

5/05/cong-bo-quyet-dinh-chuyen-doi-mo-hinh-hoat-dong-ngan-hang-dai-duong.html&p=1, truy cập ngày 5.11.2017

“Kiến nghị làm rõ những 'điểm mờ' trong đại án dinh/dai-an-oceanbank-kien-nghi-lam-ro-nhung-diem-mo-40 1 685.html), truy cập ngày 30.09.2017

Oceanbank(http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ky-su-phap-“Thủ tướng báo cáo tình hình KT-XH năm 2017; kế hoạch phát triển KT-XH 2018, mục II Hạn chế, yếu kém,

http://baochinhphu.vn/Cac-bai-phat-bieu-cua-Thu-tuong/Thu-tuong-bao-cao-tinh-hinh-KTXH-nam-2017-ke-hoach-phat-trien-KTXH-2018/3 19930.vgp, truy cập ngày 5.I 1.2017.

Trang 8

ngân hàng, nhìn nhận thực tế thị trường thời gian qua cho thay, việc phát huy vai

trò chủ động từ phía chủ thé kinh doanh còn hạn chế Đầu tiên, có thé đưa rađiển hình một số nội dung như sau: pháp luật đặt ra các yêu cầu thành lập đốivới chủ thê kinh doanh ngân hàng, trong đó tiêu chí hàng đầu là về vốn, nhưngtrong thời gian dài sau khi quy định có hiệu lực áp dụng, nhiều ngân hàng khôngbảo đảm mức vốn quy định” Trong từng nhóm hoạt động của TCTD như nhậntiền gửi, cho vay mặc dù các TCTD đều xây dựng quy chế về nghiệp vụ, phápluật cũng ban hành các quy định điều chỉnh chỉ tiết, tuy nhiên thực tiễn triển khai

và áp dụng các quy định này chưa triệt để, thêm vào đó một số quy định chưa phủhop với điều kiện thực tiến thay đổi, dẫn đến hiệu quả quản lý không cao’

Ba là, xuất phát từ thực tiễn thị trường trong thời gian qua đòi hỏi phải nângcao hiệu quả và thực hiện nghĩa vụ của các chủ thể trong kinh doanh ngân hàng

Từ khủng hoảng 2008 đến nay, mặc dù nền kinh tế đã có những dấu hiệuphục hồi, nhưng những yếu kém tiềm 4n đã bộc lộ trong từng bộ phận của nền

kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng Các cơ quan quản lý đã áp

dụng đồng bộ nhiều biện pháp, bao gồm: ban hành, sửa đổi văn bản quy phạmmới nhằm tăng cường quan lý điều hành, yêu cầu tái cơ cau hệ thống ngân hàng”

và nhiều giải pháp khác.Tuy nhiên, thực tế thị trường cho thấy vẫn còn ton tạinhiều bất cập từ nội tại Nợ xấu ở mức cao, sở hữu chồng chéo giữa các TCTD,nhiều TCTD hoạt động yếu kém, thua lỗ đe dọa ảnh hưởng đến lợi ích của ngườigửi tiền và an toàn hệ thống, quản lý và thực hiện quy trình trong hoạt động tại

một số TCTD chưa hiệu quả ảnh hưởng đến lợi ích người gửi tiền và uy tín của

TCTD Trước thực trạng này, đồng thời với thách thức trong xu hướng hội

“http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/van-con-12-ngan-hang-co-von-dieu-le-3000-ty-dong-20140708 1606269171 1.chn, truy cập ngày 15.10.2017

“Văn kiện Đại hội đàng toàn quôc lần thứ XII, Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế

-xã hội năm năm 2011-2015, phan II Các hạn chế yếu ng "Năng lực tài chính, quàn trị, kiểm tra, giám sát nội

bộ của một số tô chức tín dụng còn yếu, nợ xấu còn cao."

“Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Dang (Khóa XI) đã ra Kết luận số 10-KL/TW ngày 18/10/2011

nêu rõ “Trong 5 năm tới, cần tập trung vào ba lĩnh vực quan trọng nhất: Tái cơ cấu đầu tư với trọng tâm là đầu tư

công; cơ câu lại thị trường tài chỉnh với trọng tâm là tái cơ câu hệ thống heels và các tô chức tài chính; tái co

cầu DNNN mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước”

Trang 9

nhập và toàn cầu hoá cao độ, áp lực và yêu cầu nâng cao năng lực của các chủ

thể kinh doanh ngân hàng trong đó bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ trở thành

mục tiêu vô cùng quan trọng, và cũng được coi là một giải pháp có tính chất dàihạn từ phía cơ quan quản lý nhằm bao đảm phát triển ổn định của thị trường Dé

làm được điều đó, không chỉ dựa vào sự chủ động của chủ thể kinh doanh,

thường bị tác động bởi yếu té cạnh tranh trên thị trường tự do hóa, yêu cau hội

nhập và lợi ích kinh tế, từ khía cạnh pháp luật, cần xây dựng cơ chế nhằm bảođảm các chủ thể thực hiện nghĩa vụ trong quá trình kinh doanh

Bên cạnh đó, qua kết quả kháo sát tại 10 tỉnh thành trên cả nước do nhómnghiên cứu thực hiện, kết quả cho thấy, tỷ lệ đối tượng quan tâm đến pháp luật

về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hàng là cao nhất với

52 8%; 37,2% đối tượng được hỏi rất quan tâm Số liệu theo địa phương chothấy tỷ lệ “rất quan tâm” và “quan tâm” chiếm tỷ lệ cao như Thành phố Hồ ChíMinh (93%), Hà Nội (90%), Hải Phong (87%)’ Điều này cho thấy nhu cầu cầnlàm rõ thêm vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vu của các tổ chức tín dụng trênthực tiễn

Bốn là, trên phương diện nghiên cứu luật học, có sự thiếu vắng côngtrình nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật ngân hàng nói chung và đặc biệt quađánh giá từ thực tế thị trường trong thời gian qua, nhóm nghiên cứu nhận thấy

việc đánh giá toàn diện, có hệ thống quy định pháp luật hiện hành về việc bảo

đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hàng là cần thiết

Bởi vậy, đề tài “Hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo đảm thực

hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hàng — Cơ sở lý luận và thực tiễn” có ý

nghĩa quan trọng và cấp thiết trên cả phương diện lý luận, pháp luật và thực tiễn

"Báo cáo kết quả điều tra, trang 7

Trang 10

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

(L) Tình hình nghiÊn cứu trong Hước

Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật các TCTD năm 1997 số

49/BC-NHNN ngày 15/6/2009 của 49/BC-NHNN đã đánh giá thực trạng hệ thông các TCTD;

đánh giá tổng quát về Luật các TCTD, nhất là phân tích, đánh giá những ton tại

Vướng mắc chung và những vướng mắc cụ thể trong đó có những tồn tại, vuong

mắc liên quan đến hoạt động cấp tin dụng và an toan trong hoạt động của cácTCTD Về cơ bản, những tồn tại, vướng mắc này đã được giải quyết tương đổitriệt để khi Luật các TCTD năm 2010 được ban hành thay thế cho Luật cácTCTD năm 1997 Tuy nhiên, những quy định điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng

của các ngân hàng thương mai(NHTM) tại Luật các TCTD năm 2010 chỉ dừng

lại ở những nội dung mang tính nguyên tắc, định hướng chung mà thiếu vắngnhững quy định mang tính cụ thể, hướng dẫn thực hiện Do vậy, cần thiết phải

có sự nghiên cứu mở rộng, cụ thể chỉ tiết, chuyên sâu hơn và đánh giá, nhậnđịnh về tác động của các quy định này thông qua thực trạng áp dụng các quyđịnh pháp luật trong thực tiễn tổ chức và hoạt động của các NHTM

- Dé tài và công trình nghiên cứu

Đánh giá bước đầu tình hình nghiên cứu pháp luật về hoạt động ngânhàng hiện nay cho thấy có một sự thiếu vắng nhất định các công trình chuyênsâu, đặc biệt không ghi nhận công trình nghiên cứu nào đề cập đến nội dung

pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hàng Tuy

nhiên, một số công trình có đề cập đến khía cạnh nhất định liên quan đến đề tài,

cụ thé:

+ Đề tài nghiên cứu cấp ngành “Việc áp dụng những tiêu chuẩn an toànhoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế trong hệ thốngngán hàng tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” (2012), chủ nhiệm đề tài TS

Hoàng Huy Hà Công trình nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro của

Trang 11

hệ thông NHTM Việt Nam hiện nay so với các hệ thống NHTM trong khu vực

và thé giới; khoảng cách và khả năng thích ứng của các NHTM Việt Nam đối

với những điều chỉnh mới đã được nhận diện Đồng thời đề xuất các giải pháp

và lộ trình nhằm rút ngắn khoảng cách với khu vực và thế giới trong việc áp

dụng những tiêu chuẩn an toàn hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro trong hệ

thống ngân hàng Việt Nam Tại nghiên cứu, một số vấn đề pháp luật được đánh

gia ở mức độ nhật định, đặc biệt các quy định về quản tri rủi ro.

+ Luận án Tiến sĩ luật học (2003) của Ngô Quốc Kỳ về “Hoàn thiện

pháp luật diéu chỉnh hoạt động của NHTM trong nên kinh tế thị trưởng địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” nghiên cứu một cách có hệ thống những

vấn đề cơ bản về NHTM, làm sáng tỏ yêu cầu khách quan thực trạng pháp luậtđiều chỉnh hoạt động của NHTM ở Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh xâydựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta (cụ thê là lýluận cơ bản về NHTM và pháp luật về NHTM; Thực trạng pháp luật điều chỉnh

hoạt động của NHTM ở Việt Nam và Phương hướng, giải pháp hoàn thiện phápluật điều chỉnh hoạt động của NHTM ở Việt Nam) Tuy nhiên, công trình được

hoàn thành vào năm 2003, do đó một số các quy định của pháp luật về NHTMcũng như thực tiễn hoạt động của các NHTM, bối cảnh kinh tế - xã hội được

phân tích, đánh giá trong luận án không còn bảo đảm tính cập nhật, trong khi

các quy định pháp luật về tô chức và hoạt động của các NHTM nói riêng, các

TCTD nói chung đã có nhiều thay đổi (thông qua sự ra đời Luật các TCTD năm

2010 cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác), hệ thống các NHTM

cũng như thực tiễn nền kinh tế, hoạt động của các NHTM đã có nhiều đổi thay

để phù hợp với tình hình kinh tế trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế quốc tế,

toàn câu hóa.

+ Luận án Tiến sĩ luật học (2004) của Nguyễn Văn Tuyến về “Các giao

dịch thương mại chủ yếu của NHTM trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt

Nam” đưa ra một sô nhận thức mới về các vân đê lý luận liên quan đên giao

Trang 12

dịch thương mại và giao dịch thương mại chủ yéu của NHTM; đánh giá kháchquan, toàn diện về thực trạng pháp luật điều chỉnh các giao dịch thương mại chủ

yếu của NHTM và đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý

cho việc xác lập và thực hiện các giao dịch thương mại của ngân hàng Tuy

nhiên, thời điểm công trình được hoàn thành năm 2004 cách đây khá lâu, một số

các quy định pháp luật cũng như thực trạng được nêu, phân tích, đánh giá trong luận án không còn bảo đảm tính cập nhật, phù hợp với tình hình hiện nay.

Nhìn chung, hai Luận án nêu trên là những công trình nghiên cứu tiêu

biểu, tong quát về hoạt động của NHTM, trong đó tác giả đã nghiên cứu chung,toàn diện về pháp luật điều chỉnh cũng như thực tiễn triển khai các hoạt độngkinh doanh của NHTM trong đó có hoạt động cấp tín dụng Tuy nhiên, donghiên cứu chung về hoạt động chủ yếu của NHTM, phạm vi rộng, bao gồm:giao dịch thương mại trong lĩnh vực huy động vốn, giao dịch thương mại tronglĩnh vực cấp tín dụng và giao dịch mở tài khoản tiền gửi thanh toán và cung ứngdịch vụ thanh toán, nên tính chuyên sâu, riêng biệt về hoạt động cấp tín dụng

chỉ dừng lại mức độ nhất định, chưa có điều kiện dé tập trung phân tích, nhận

định cũng như đưa ra những phản biện đối với các quy định pháp luật điềuchỉnh hoạt động cấp tín dụng của các NHTM Bên cạnh đó, như đã nêu ở trên,hai Luận án trên đều nghiên cứu về các quy định pháp luật ở giai đoạn trước đây

(năm 2003-2004) nên không còn bảo đảm tính cập nhật, phù hợp với các quy

định pháp luật hiện hành, cũng như không còn phù hợp với điều kiện nền kinh

tế và thực tiễn hoạt động của hệ thống các NHTM hiện nay

+ Luận án Tiến sĩ luật học (2015) của Nguyễn Thành Nam về “Hoànthiện pháp luật hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam” đã nghiên cứu một

cách chỉ tiết, có hệ thống, chuyên sâu về hoạt động bảo lãnh ngân hàng với tưcách là một hình thức cấp tin dụng của TCTD: làm rõ những van đề luận vềhoạt động bảo lãnh ngân hàng (như: khái niệm, đặc điểm, các loại hình bảo lãnh

ngân hàng; khái niệm; nội dung, vai trò của hoạt động bảo lãnh ngân hàng),

Trang 13

pháp luật về hoạt bảo lãnh ngân hàng và phân tích thực trạng pháp luật hiệnhành (tại thời điểm thực hiện nghiên cứu) của Việt Nam về hoạt động bảo lãnh

ngân hàng, (đặc biệt là nêu ra những ưu điểm và bất cập trong các quy định của

pháp luật hiện hành về bảo lãnh ngân hàng) đề xuất phương hướng và giải pháp

hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam Bên cạnh

đó, luận án cũng đưa ra những phân tích, so sánh, đánh giá các quy định pháp

luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động bảo lãnh ngân hàng trong mỗi quan hệ vớicác quy định pháp luật, thông lệ quốc tế được thừa nhận Tuy nhiên, đúng vớitính chất một công trình nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động bảo lãnh ngân

hàng nên Luận án đã không đề cập một cách có hệ thong vé hoat động bao lãnh

ngân hàng với bản chất là một hình thức cấp tín dụng của NHTM và do đó các

lý luận chung và các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng được

dé cập tương đối sơ sài trong Luận án Ngoài ra, văn bản quy phạm pháp luậtđiều chỉnh trực tiếp hoạt động bảo lãnh ngân hàng được nghiên cứu trong Luận án(Thông tư số 28/2012/TT-NHNN) cũng đã được thay thế bởi văn bản khác (Thông

tư số 07/2015/TT-NHNN) nên nhiều nội dung nghiên cứu, đánh giá của tác giảtrong Luận án không còn bảo đảm tính cập nhật, phù hợp với pháp luật cũng như

thực tiễn hoạt động bảo lãnh ngân hàng hiện hành Tuy nhiên, các nội dung đượctác giả nghiên cứu trong Luận án là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng có giá trị

+ Đề tài “Hoàn thiện hoạt động kiểm tra kiểm toán nội bộ trong các tổ

chức tín dụng Việt Nam” (2000) của tác giả Hoàng Đình Thắng, Đề tài nghiên

cứu khoa học(Viện khoa học ngân hàng - Ngân hang Nhà nước 2000) đề cậpđến thực trạng hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ từng loại hình TCTD và đề

xuất các giải pháp hoàn thiện cho hệ thống chủ thê kinh doanh ngân hàng ở Việt

Nam.

+ Đề tài “Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các TCTD” của

tác giả Lê Thị Thu Thủy (2006) - Đề tài nghiên cứu đặc biệt cấp Đại học Quốc gia

Hà Nội Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đề cập một cách có hệ thống

Trang 14

những van dé lý luận cơ bản về các biện pháp bảo dam mà cụ thé là các biện phápbảo đảm tiền vay bằng tài sản, xác định các nội dung cần thiết khi xác lập hợpđồng bảo đảm tiền vay, đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật vềbảo đảm tiền vay Cụ thể: đề tài đề cập những vấn đề lý luận cơ bản về bảo đảmtiền vay và các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tai sản; Bao đảm tiền vay bang tàisản cầm có của khách hàng vay; Bao đảm tiền vay bằng tài sản thé chấp của kháchhàng vay; Bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba; Bảo đảm tiền vay bằng tài sản

hình thành từ vốn vay; Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay; Xử lý tài sản bảo đảm

tiền vay; Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vaybằng tài sản của các TCTD ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Mặc dù vậy,công trình nghiên cứu chỉ đề cập chủ yếu đến hoạt động cấp tín dụng dưới hình

thức cho vay, cụ thể là các biện pháp bảo đảm tiền vay và do đó, các nội dung

được phân tích, đánh giá trong đề tài chưa cung cấp những lý luận cơ bản cũng như

hệ thống hóa được các quy định pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động cấp tín

dụng của NHTM.

+ Đề tài nghiên cứu cấp ngành “Việc áp dụng những tiêu chuẩn an toàn

hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro theo thông lệ quốc té trong hệ thông

ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” (2012), chủ nhiệm đề tài TS

Hoàng Huy Hà Công trình đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro

của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay so với các hệ thống NHTM trong khuvực và thế giới; khoảng cách và khả năng thích ứng của các NHTM Việt Namđối với những điều chỉnh mới đã được nhận diện, đồng thời đề xuất các giảipháp và lộ trình nhằm rút ngắn khoảng cach với khu vực va thế gidi trong viéc

áp dụng những tiêu chuẩn an toàn hoạt động kinh doanh và quan trị rủi ro trong

hệ thống ngân hàng Việt Nam Tại nghiên cứu, một số vấn đề pháp luật đượcđánh giá ở mức độ nhất định, đặc biệt các quy định về quản trị rủi ro

+ Luận án Tiên sỹ kinh tê “Quản trị rui ro trong kinh doanh của ngân

hàng thương mại Việt Nam theo Hiệp ưóc Basel” (2012) của tác giả Nguyễn

Trang 15

Anh Tuan - Trường Dai học Ngoại thương, Hà Nội Luận án tập trung nghiên

cứu và tìm hiểu các nội dung trong Hiệp ước Basel với tư cách là chuẩn mực về

quản trị rủi ro và giám sát an toàn trong hoạt động của NHTM, đồng thời phântích khả năng và chứng minh sự cần thiết phải áp dụng các chuẩn mực quản trị

rủi ro theo Basel vào hệ thong NHTM Việt Nam, đồng thời đề xuất giải pháp

tăng cường công tác quan tri rủi ro cho các NHTM Việt Nam.

+ Luận án Tiến sỹ kinh tế “Hoat động giám sát của Ngán hàng Nhà nướcViệt Nam đối với Ngan hàng thương mại” (2010), tac gia Nguyễn Thị Minh

Huệ Luận án tập trung nghiên cứu, đánh giá và phân tích thực trạng hoạt động

giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện.

Trong quá trình phân tích các đặc điểm kinh tế, nội dung pháp luật được đề cập

ở mức độ nhất định

+ Luận án Tiến sỹ kinh tế “Những giải pháp bảo đảm an toàn hệ thống

cho hoạt động ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập” (2003), tac giả LêVăn Luyện Luận án tập trung phân tích và đánh giá thực trạng vẫn đề đảm bảo

an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua Đềxuất một số giải pháp chủ yếu để tăng cường khả năng an toàn và nâng cao hiệu

quả hoạt động cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập với

hệ thống tài chính, tiền tệ quốc tế

+ Luận văn Thạc sĩ luật học (2016) của Hoàng Thị Hải Yến với nộidung“ Pháp luật về cho vay và các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho

vay của NHTM ở Việt Nam’ dalam rõ một số van đề lý luận cơ bản liên quan trực

tiếp đến hoạt động cho vay của các NHTM, về pháp luật điều chỉnh hoạt động cho

vay của NHTM; căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng

phát hiện những bat cập trong hoạt động cho vay của các NHTM để đưa ra các giảipháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay của các NHTM và các biện pháp

bao đảm an toan.

Trang 16

+ Luận văn Thạc sĩ luật học (2014) của Tạ Hồng Hạnh về “Pháp luật vềhoạt động chiết khấu hoi phiéu của NHTM tại Việt Nam” đã làm rõ một số van đề

lý luận cơ bản về chiết khấu hồi phiếu của ngân hàng thương mại; đánh giá thựctrạng các quy định pháp luật hiện hành về hoạt động chiết khấu hối phiếu củaNHTM Việt Nam, phát hiện những điểm bất cập của pháp luật về chiết khẩu hốiphiếu dé từ đó nêu ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động này

của ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, công trình mới chỉnghiên cứu hoạt động chiết khấu đối với hồi phiếu, chưa bao quát hết toàn bộ hoạt

động chiết khấu công cụ chuyên nhượng và giấy tờ có giá của NHTM Bên cạnh

đó, cũng chưa nêu bật được các nội dung của hoạt động chiết khấu với bản chất làmột hình thức cấp tín dụng của NHTM

+ Luận văn Thạc sĩ luật học (2007) của Nguyễn Minh Thắng về “Nhữngquy định chủ yếu của pháp luật về thẻ tin dung và xu hướng hoàn thiện ' đã làm rõvai trò của thẻ tín dụng trong các giao dịch thanh toán phi tiền mặt, những khíacạnh pháp lý nảy sinh giữa các chủ thê liên quan để trên cơ sở đó đề xuất những

giải pháp nhăm tạo hành lang pháp lý an toàn cho sự phát triển của thẻ tin dụng

trong nên kinh tế ở nước ta Tuy nhiên, các quy định pháp luật được dẫn chiếu,

phân tích trong Luận văn không còn bảo đảm tính cập nhật phù hợp với các quy định hiện hành và Luận văn cũng chưa tập trung phân tích hoạt động phát hành

thẻ tín dụng của NHTM với bản chất là một hình thức cấp tín dụng cụ thê của

NHTM.

+ Luan van Thac si luat hoc (2014) cua Pham Thi Thu Trang vé “Phapluật về hoạt động bao thanh toản của tổ chúc tin dụng ở Việt Nam hiện nay ` đã

nghiên cứu làm rõ lý luận về hoạt động bao thanh toán cũng như các quy định

pháp luật về bao thanh toán dé từ đó đưa ra những đánh giá về chính sách pháp

luật điều chỉnh hoạt động bao thanh toán ở nước ta, làm rõ những khó khăn, hạn

chế và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt độngbao thanh toán và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hoạt động bao thanh

Trang 17

toán ở Việt Nam Tuy nhiên, giống như các công trình nghiên cứu khác, Luận

văn chỉ tập trung phân tích nội dung cụ thể của hoạt động bao thanh toán màchưa dé cập đến hoạt động này với bản chat là một hình thức cấp tin dụng của

NHTM đễ từ đó phân tích, đánh giá tổng quát về hoạt động này

+ Ngoài ra còn có các đề tài nghiên cứu khoa học khác như: Đề tàinghiên cứu khoa học cấp ngành “Đảnh giá mức độ hội nhập của hệ thông ngân

hàng thương mại Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO: Định hướng và giải pháp

đến năm 2020” do TS Phạm Huy Hùng làm chủ nhiệm; Đề tài “Quan hệ sở hữugiữa tô chức tín dụng và các công ty con, công ty liên kết — thực trạng và giảipháp”, do TS Trần Dục Thức chủ nhiệm; Dé tài “Van dé sở hữu chéo trong hệ

thong ngân hàng thương mại Việt Nam: Thực trạng, hệ luy và giải pha” (2012),

do TS Hạ Thị Thiéu làm chủ biên Đây đều là những công trình nghiên cứu

cégia tri dé cap đến các khía cạnh khác nhau trong việc bảo đảm thực hiện nghĩa

vụ trong kinh doanh ngân hàng Tuy nhiên, các công trình này mới chỉ dừng lại

ở việc nghiên cứu về thực tiễn thực hiện dưới những góc nhìn khác nhau, mà

chưa cho thay mức độ bao quát và toàn diện về nội dung pháp luật trong việcbao đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh của các TCTD.

- Các ấn phẩm khoa học khác

+ Vũ Khánh Linh, “Pháp luật về thanh tra, giảm sát ngân hàng và

phương hướng hoàn thiện ”, Luận văn thạc sỹ Luật học, 2009.

+ Trường Thị Anh Tú, “Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho

vay của các tổ chức tín đụng”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm

Trang 18

+ Nguyễn Thi Thủy, “Phong ngừa rủi ro tin dụng của ngân hàng thươngmại bằng biện pháp pháp luật”, Luận văn thạc sỹ năm 2000.

+ Lê Thị Ngân Hà, “Pháp luật về hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt

động thâm định cho vay của ngân hàng thương mai”, năm 2010

+ Viên Thế Giang, “Các quy định pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa

vụ trong hoạt động cap tin dụng ở Việt Nam hiện nay”, Tap chi Nha nước va

phap luat 2015.

+ Phạm Thi Giang Thu, Nguyễn Ngoc Luong, “Hoàn thiện pháp luật về

phòng ngùa rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng”, Tạp chí Nghiên cứu lậppháp, số 5/2011

+ Phạm Thị Giang Thu, “Thue thi pháp luật vé giao dịch bảo đảm tronghoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại — một số vướng mắc pháp lý

và dé xuất hoàn thiện”, Luật học, 2011

+ Hoàng Đình Thắng, “Phương pháp kết hợp thanh tra, giám sát tuân

thủ với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của tô chức tín dụng”, Tạp

Trang 19

+ Đoàn Đức Lương, Viên Thế Giang, Võ Thị Mỹ Hương, “Pháp luật về

giao dịch bao dam trong hoạt động cap tin dụng ở Việt Nam”, Dai học Hué,

Trường Dai học Luật, Nhà xuất bản Chính tri Quốc gia, 2015

+ Hoang Đình Thắng, “Đổi mới tổ chức thanh tra ngân hàng theo quy

định của pháp luật về thanh tra”, Tạp chi Ngân hang, 201 1

+ Nguyễn Thị Mai Dung, Trần Thị Binh Minh, “Bàn về khung pháp lýbảo đảm tiên vay tại các ngán hàng thương mại ở Việt Nam”, Tạp chí Thanh

tra, 2015.

+ Nguyễn Đình Phúc, “Hoàn thiện pháp luật về giảm sát hoạt động của

ngán hàng thương mai”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, 2014.

+ Nguyễn Thi Minh Huệ, “Thực trạng hoạt động giảm sát của Ngân

hàng nhà nước Việt Nam đối với ngán hàng thương mại”, Tap chí ngân hang,

2009.

+ Chu Thị Thanh An,“Hoàn thiện các quy định của pháp luật vỀ cơ quangiảm sát ngán hàng ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 12/2014.

+ Tran Đăng Phi, Nguyễn Phi Lân, “Thực trạng công tác giám sát ngân

hàng và sự cân thiết của việc áp dụng mô hình dự báo tài chính trong hoạt động

giám sát ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng số 9 thang 5/2014

+ Nguyễn Thái Hà, “Khung pháp luật cho hệ thong giảm sát tài chínhViệt Nam đến năm 2020”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, 2010

+ Đặng Thế Tung, “Dự phòng theo chuẩn mực quốc té và thực trạng tại

các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân

hàng, số 7/2009

Trang 20

+ Lê Thanh Bình, Trần Văn Đảm, “Kinh nghiệm từ mô hình giám sát tài

chính Singapore và My’, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, 2010.

+ Doan Thanh Hà, Phan Thị Thúy Diễm, “Lựa chọn mô hình giảm sát

ngán hàng, kinh nghiệm các nước và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí pháp triển

và hội nhập, số 10/2013

+ Phạm Thị Giang Thu, “Bát cập trong pháp luật diéu chỉnh tổ chức,

hoạt động của tổ chức tin dụng với việc hạn chế rủi ro tín dụng hiện nay”, Tạp

chí Nhà nước và pháp luật, số 10.2015

+ Phạm Thị Giang Thu, “Pháp luật phòng, chống rửa tiền qua ngânhàng thương mại Việt Nam”, Tạp chi Nhà nước và pháp luật, số 10.2016

+ Lê Thi Thu Thuỷ, (chủ biên) “Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi

ro trong hoạt động cho vay của các tô chức tin dụng ở Việt Nam và một sé nướctrên thé giới ”, NXB Dai học Quốc gia Hà Nội, 2016

Với một số lượng khá dày dặn các công trình nghiên cứu tiêu biểu mà

nhóm tác giả đã sưu tầm, nghiên cứu nêu trên, có thể thấy, nội dung pháp luật vàthực tiễn về hoạt động ngân hàng nói chung và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

trong các hoạt động kinh doanh ngân hang của các TCTD nói riêng đã được

nhiều học giả, nhà nghiên cứu quan tâm và khai thác Tuy nhiên, những công

trình nói trên mới dừng lại ở việc nghiên cứu từng bộ phận nhỏ trong hoạt động

ngân hàng và nghĩa vụ của các TCTD trong hoạt động ngân hàng cũng như phan

nào lột tả các cách thức để TCTD bảo đảm được nghĩa vụ của mình Còn nội

dung bao quát, toàn diện về hoàn thiện pháp luật bảo đảm nghĩa vụ trong hoạtđộng kinh doanh ngân hàng, ghi nhận đến thời điểm hiện tại chưa cho thấy côngtrình nào nghiên cứu và triển khai sâu Dù vậy, những công trình nghiên cứu kêtrên là những nguồn tư liệu, tài liệu tham khảo rất hữu ich để nhóm tác giả sử

dụng trong công trình nghiên cứu của mình.

Trang 21

(2) Tình hình nghién cứu nudc ngoai

Trên thé giới, van dé đảm bảo nghĩa vu của chủ thé kinh doanh ngânhàng được khá nhiều học giả quan tâm Tại nhiều quốc gia với nên tài chínhphát triển, trải qua nhiều biến động của thị trường kéo theo cả pháp luật điềuchỉnh, các nghiên cứu từng khía cạnh vấn đề liên quan đến nội dung của đề tài

tương đối phong phú Cụ thể một số nghiên cứu điển hình như:

- Các nghiên cứu liên quan đến quy định về vốn của chủ thể thực hiện

hoạt động kinh doanh ngân hàng như Daesik Kim, Anthony M.Santomero, “Risk

in Banking and Capital Regulation” (1998) đưa ra đánh giá về tác động của các

quy định về vốn đối với các van đề rủi ro trong ngân hang; Francisco Gonxalez,

“Bank regulation and risk-taking incentives: An international comparison”(2003) sử dung nguồn dữ liệu từ 251 ngân hàng tai 36 quốc gia để phân tích

những tác động quy định về vốn điều lệ trong mối quan hệ với rủi ro ngân hàng ;

David Besankoa và George Kanatasb, “The Regulation of Bank Capital: Do Capital Standards Promote Bank Safety” (1996), nghiên cứu đưa ra những quan

điểm và đánh giá về quy định vốn ngân hang trong quá trình hoạt động Ngoài ramột số nghiên cứu như “Capital Standards for Banks -the Evolving Basel

Acccord” (2003)”, Anonymous; Christophe Moussu (2013), “Focus on Bank capital and Risk-Taking: Old and New perpectives from the crisis”, Banker,

marketer & Investors No.122 đề cập trực tiếp đến mối quan hệ giữa quy định vềvon với rủi ro trong hoạt động ngân hang.

- Một số nghiên cứu đề cập đến khía cạnh thanh tra, giám sát và kiểm tra

nội bộ như Cuốn sách “The corporate governance of banks: A concise

discussion of concepts and evidence” cua tac gia Rose Levin (2002); Charles

W.Calomiris (1997), “The postmoderm Bank Safety Net: Lessons from Developed and Developing Economies”;Carmine Di Noia, Giorgio Di Giorgio,

“Should Banking Supervision and Monetary Policy Tasks be Given to Different

Agencies? ”

Trang 22

Bên cạnh đó, nhiều bài báo khoa học đê cập đên vân đê vê báo cáo tải

chính, các rủi ro và biện pháp khắc phục, báo cáo hoạt động trong hoạt động của

các chủ thé thực hiện hoạt động ngân hang

- Về các nguyên tắc pháp ly trong hoạt động ngân hang, có thé kể đến tácphẩm “Nguyên tắc của Luật Ngân hàng” của tác gia Ross CranstonŸ Cuốn sáchnày cung cấp một khuôn khổ mới cho pháp luật ngân hàng

- Cũng về nguyên tắc hoạt động kinh doanh ngân hàng, ở khía cạnh sâuhơn, có thé kế đến cuỗn "Nguyên tắc pháp lý vay vốn" của tác giả Parker Hood’

Mục đích của cuốn sách xem xét trách nhiệm của người cho vay theo ba khíacạnh, theo cả luật Anh và pháp luật Scots: (i) trách nhiệm dân sự đối với kháchhang, ví dụ, vi phạm bảo mật, sự cầu thả, và vi phạm trách nhiệm ủy thác; (1)

trách nhiệm hình sự như tội phạm, rửa tiền thuộc Tiên của Luật tội phạm năm

2002, hoặc gian lận theo Đạo Luật Fraud 2006 (Anh) và phố biến pháp luật

(Scotland); và (ili) trách nhiệm pháp lý theo chế độ quy định hiện hành, căn cứ

vào các dịch vụ và Thị trường Luật tài chính năm 2000.

Trọng tâm chính của cuôn sách là về trách nhiệm dân sự của người cho

vay, và, do đó, việc thanh toán bôi thường tiên tệ, cho việc làm sai trái, bởi một

người cho vay (hoặc các nhân viên của mình) Cuôn sách đề cập các nguyên tắc liên quan, va tìm cách gan chúng với các tình huông.

- Cuỗn "Giám sát ngân hàng và tái cấu trúc hệ thông ngân hàng - sosánh các quan điểm pháp luật quốc tế"'° đề cập đến các biện pháp giám sát hoạtđộng kinh doanh ngân hàng đa dạng trong thế giới hiện đại Cuốn sách nay sẽ

xem xét các van dé pháp ly hiện đại trong việc giám sát ngân hàng an toàn và tái

®Principles of Banking Law, Published in the United States by Oxford University Press Inc., New York, © Ross

Cranston 1997, ISBN 0-19-876484-7

*Principles of Lender Liability, Parker Hood, Published in the United States by Oxford University Press Inc,

2011

‘Banking supervision and systemic bank restructuring: an international and comperative legal perspective,

Kenneth Kaoma MwendaLLB, BCL, MBA, PhD, DBA, FCI, FRSA Rhodes Scholar, Advocate of the High Court for Zambia formerly Law Lecturer in the University of Warwick (UK) the World Bank, Washington DC

(USA), Cavendish Publishing Limited, Sep 2000

Trang 23

cơ cau ngân hàng có hệ thống Cuốn sách bao gồm những phát triển ở các nước

như Anh (bao gom ca thuc hanh Lién minh chau Au), Bulgaria, Dan Mach,

Estonia, Phần Lan, Đức, Y, Latvia, Na Uy, Nga, Thuy Điển, Uc, New Zealand,Thai Lan, Philippines, Han Quéc, Singapore, Malaysia, Nhat Ban, Canada, My,Zambia,một số nước Latin va Nam Mỹ Kỳ Các quan điểm mang tính quốc tế và

có sự so sánh được cung cap thông qua cuôn sách này.

- Cuốn “Hệ thống ngân hàng Đúc: bài học từ cuộc khủng hoảng tàichinh''” với nội dung chính liên quan đến áp lực của khủng hoảng tài chính đến

hệ thống ngân hàng thương mại Liên bang Đức Hệ thống ngân hàng Đức chịu

nhiều áp lực trong cuộc khủng hoảng tài chính Trong ngắn han, sự ôn định của

hệ thống đã đạt được sự 6n định thông qua các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ

đáng kể Tuy nhiên, bảo đảm đủ vốn của hệ thống ngân hàng vẫn còn là một

thách thức lớn và có thể đặt ra yêu cầu sự can thiệp tích cực hơn của Chính phủ

- Cuốn "Quản lý rủi ro cho các ngân hàng Hỏi giảo ˆ ”đưa ra bình luận

và đánh giá liên quan đến những thách thức quản lý rủi ro trong hệ thống ngânhang Hỏi giáo Qua những phân tích về thị trường tiền tệ từ Châu A, TrungĐông và các phân tích về biện pháp và chiến lược quản lý rủi ro trong các ngân

hàng tại các quốc gia Hồi giáo như Indonesia, Malaysia, UAE, Bahrain,

Pakistan, và Saudi Arabia, cuốn sách cung cấp đánh giá toàn diện về quản lý rủi

ro đưa đến nhiều liên hệ và vận dụng so sánh trong nghiên cứu và đánh giá pháp

luật Việt Nam.

Bệnh TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN

[mờ sả) HỌC kĩ af ne NỘI

'' The German banking system: lessons from the financial crisis, ECONOMICS DEPARTMENT WORKING

PAPERS No 788, the 2010 OECD Economic Review of Germany

(www.oecd.org/eco/surveys/germany)

® Risk management for Islamic banks [electronic resource] : recent developments from Asia and the Middle

East / Imam Wahyudi, Fenny Rosmanita, Muhammad Budi Prasetyo and Surya Putri, Niken Iwani.", tác giả:

Wahvudi, Imam, 1981-, Singapore : Wiley, 2015

Trang 24

- Cu6n "Luát và thực tiễn hoạt động ngân hàng quốc tế" của tác giảCharles Proctor 'Ì đề cập đến tất cả nội dung hoạt động ngân hàng và nhữngkhiếm khuyết có thể phát sinh Nội dung bao gồm: Luật Ngân hàng châu Âu vềkinh doanh nhận tiền gửi, ngân hàng bán lẻ và đầu tư kinh doanh; Các quy định

về cho vay kinh doanh; Các quy định về dịch vụ thanh toán - an toàn vốn, thanhkhoản; Pháp luật về rửa tiền; pháp luật quản lý thị trường; Sáp nhập ngân hàngAnh và chuyền kinh doanh - sáp nhập ngân hàng nước ngoài; hỗ trợ và sự 6nđịnh ngân hàng - tài chính ở Vương quốc Anh; chương trình bảo vệ tiền gửi

Việc đánh giá từng khía cạnh hoạt động ngân hàngđưa đến cái nhìn đa chiều

trong đánh giá pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân

hàng tại Việt Nam Hơn thế nữa, những quy định pháp luật ngân hàng châu Âu

đưa ra những liên hệ và bài học trong đưa ra đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp

luật Việt Nam.

Như vậy, thông qua việc nghiên cứu các công trình công bố trong và

ngoài nước, có thé đi đến kết luận rằng, những van dé pháp ly phức tạp trong

việc bảo đảm an toàn cho chủ thể kinh doanh ngân hàng là hiện tượng phổ biến,không chỉ ở các nước đang phát triển mà còn tồn tại ở ngay các nước phát triển.Mỗi quốc gia cùng với các tổ chức quốc tế mà quốc gia đó tham gia đều tìmcách giảm thiểu các hạn chế của chủ thể tham gia hoạt động ngân hang Noikhác đi, việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo đảm

thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hàng — Cơ sở lý luận và thực tiên” là

phù hợp và không nằm ngoài xu thế chung của việc cấu trúc lại hệ thống các chủthé kinh doanh ngân hàng trên thé giới

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Làm rõ những vân dé lý luận về khái niệm pháp luật vê bao đảm thực

hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hàng và nội hàm của pháp luật về bảo đảm

'* The law and practice of international banking / Charles Proctor LLD (B'ham), solicitor of theSupreme Court,

England and Wales, partner, Fladgate LLP, London, Honorary Professor ofLaw, University of Birmingham,

visiting Professorial Fellow, Centre for Commercial Law Studies, Queen Mary University of London.

Trang 25

thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hang; làm rõvai trò của pháp luật về

bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hàng để có cách tiếp cậnđúng trong quá trình đánh giá thực trạng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảmthực hiện nghĩa vụ cho các chủ thé kinh doanh ngân hàngở Việt Nam

- Chỉ ra những nhân té ảnh hưởng đến nội dung pháp luật và kết quả thựchiện pháp luật về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hàng đểxác định được lý do cũng như sự cần thiết phải điều chỉnh, sửa đổi, thậm chíthay thế quy định pháp luật thực định cho phù hợp với những yếu tổ nảy sinh

- Đánh giá khách quan, toàn diện về thực trạng pháp luật về bảo đảm

thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hàng hiện hành trong từng bộ phận

pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hàng

- Xây dựng những giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm thực hiện

nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng,bảo đảman toàn hệ thống,

đáp ứngyêu cau hội nhập

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Với yêu cầu và dung lượng của dé tài, đối tượng nghiên cứu chính của détài là hệ thống các quy định pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinhdoanh ngân hàng, bao gồm:

Pháp luật về vai trò của NHNN trong bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong

kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam; Quy định về thành lập, tô chức, hoạt động,kiểm tra, kiểm soát nội bộ của chủ thể kinh doanh ngân hàng nhằm bảo đảmthực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh và pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

trong quá trình thực hiện hoạt động ngân hàng.

Do đề tài có đối tượng nghiên cứu trực tiếp là hoạt động kinh doanh ngân

hàng nên những hoạt động ngân hàng không mang mục đích thương mại sẽ

Trang 26

không đề cập đến trong kết quả của báo cáo chuyên đề cũng như Báo cáo tống

thuật Nói khác đi, những quy định liên quan đến bảo đảm an toàn cho hoạt động

của Ngân hang hợp tác xa'*, Ngân hang Phát triển ”, không thuộc đối tượngnghiên cứu của Đề tài này vì đều hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận Nếuđưa vào nghiên cứu, đánh giá sẽ không có chung nguyên tắc hoạt động cũng như

nguyên ly đánh gia.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Vé không gian

Một là, kết quả nghiên cứu đã được công bố ngoài nước, pháp luật một

số quốc gia về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hàng Lý do

của việc lựa chọn này là ở chỗ, kết quả nghiên cứu ở nước ngoài là cơ sở để xác

định vấn đề lý thuyết mang tinh chất quốc tế về pháp luật bảo đảm an toan tronghoạt động kinh doanh ngân hàng Pháp luật các quốc gia được lựa chọn được sử

dụng cho việc đối chiếu, so sánh với pháp luật thực định của Việt Nam để xác

định tính tương thích hay bat cập, là một trong những yếu tô cân nhac cho việc

đề xuất sửa déi bố sung quy định pháp luật Việt Nam

Hai là, kết quả nghiên cứu đã được công bố trong nước về pháp luật bảo

đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hàng Lý do của việc lựa chọn

này là ở chỗ, kết quả nghiên cứu đã công bố giúp cho việc xem xét chặng đườngdài quá trình phát triển bộ phận pháp luật bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh

doanh ngân hàng Những kết quả nghiên cứu có thé tương đồng với ý kiến của

nhóm tác giả nghiên cứu đề tài hoặc không thống nhất, tuy nhiên tất cả ý kiến

'* Ngan hàng hợp tác xã là ngân hang của tat ca các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một

số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật này nhằm muc tiêu chú yếu là liên kết hệ thong, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thong các quỹ tin dụng nhân dân.(Điều 4 khoản 7 Luật Tổ chức tín dụng

2010).

'S Ngân hàng Phát triển Việt Nam là ngân hàng chính sách.Ngân hang Phát triển Việt Nam hoạt động không vi

mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện nhiệm vy tin dụng chính sách của Nhà nước và các nhiệm vụ khác theo quy

định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản

lý, được Chính phú bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà

nước Điêu 3 khoản 1, Điều 6 Khoản | Điều lệ tô chức và hoạt động của Ngân hang Phát triên Việt Nam Ban

hành kèm theo Quyết định số 1515/OD-TTg ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phi.

Trang 27

đều được can nhac Điêu này cũng có nghĩa, với cùng nội dung, Báo cáo tông

thuật có thê đê xuât nhiêu phươngán và chỉ ra tính hai mặt của mỗi phương án

đê câp sử dụng Báo cáo có thê cân nhắc lựa chọn.

Vê thời gian và bồi cảnh

Một la, điêu kiện kinh tê xã hội và các yêu tô ảnh hưởng khác ở Việt nam

trong hiện tại và xu hướng phát triển đến 2020

Hai là, hệ thống luật thực định của Việt Nam về bảo đảm an toàn trong

hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Š Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, phương pháp luận

nghiên cứu là quan điểm của Chủ nghĩa nghĩa Mác — Lénin cùng với phép biện

chứng duy vật, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tếnhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cũng như phát huy dân chủ

và xây dựng nhà nước pháp quyền

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm: phương pháp phân tích tonghợp, so sánh, thống kê Trong đó, phương pháp phân tích được sử dụng phổ biến

để xây dựng các luận điểm khoa học của đề tài Các phương pháp này được thêhiện tông thé tại các chuyên dé của nhóm tác giả Chương 1 Báo cáo tổng hop

sử dụng chủ yếu phương pháp tổng hợp, phân tích để chỉ ra những nội dung cơ

bản, mang tính lý luận của quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh

doanh ngân hàng, làm căn cứ cho việc đánh giá và đưa ra kết luận cho các phầntiếp theo Chương 2 của Báo cáo sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê, phântích cùng với so sánh trên cơ sở số liệu cũng như tình hình thực tiễn vàdựa trênkết quả nghiên cứu từ Chương | trong việc đánh giá thực trạng pháp luật.Chương 3 sử dụng chủ yếu phương pháp tổng hợp để đưa ra các kết quả nghiên

cứu của đề tài.

Trang 28

6 Cầu hỏi nghiên cứu

Báo cáo Tông hợp có nhiệm vụ giải quyét những câu hỏi nghiên cứu sau đây:

1) Thế nào là hoạt động kinh doanh ngân hàng?

2) Thế nào là pháp luật bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanhngân hàng? Pháp luật vébao đảm an toàn trong hoạt động của các chủ thé kinh

doanh ngân hàng bao gồm những nội dung nào?

3) Hệ thống pháp luật các quốc gia có ảnh hưởng đến pháp luật Việt Namquy định về bảo đảm an toàn trong kinh doanh của các chủ thể kinh doanh ngân

hàng có những nội dung nào cho việc xem xét để chỉnh sửa những quy định của

pháp luật Việt Nam?

4) Pháp luật về đảm bảo nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hàng thường bị

những yêu tô chi phôi nào?

Nhóm những câu hỏi trên là quan trọng và sẽ được giải quyết tại Chương

1 của Báo cáo tổng thuật

5) Pháp luật bảo đảm an toàn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng ở

Việt Nam hiện nay đã đạt được những thành tựu gì, đặc biệt là còn những ton tạinào cần phải khắc phục, hoàn thiện? Chương 2 của Báo cáo Tổng thuật sẽ trả lời

câu hỏi này.

6) Cần thay đổi, điều chỉnh những nội dung gi để hoàn thiện pháp luật và

nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo dam an toàn cho hoạt động kinh doanh

ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn tới? Câu trả lời được thê hiện tại Chương

3 của Báo cáo Tổng hợp

Trang 29

7 Kêt cầu của báo cáo tông hợp

Ngoài phan mở dau, ket luận và danh mục tài liệu tham khảo, Báo cáo

tong hop duoc kết cầu gom03 Chuong, cu thé:

Chương 1 Những van dé co ban về pháp luật bao dam thực hiện nghĩa

vụ trong kinh doanh ngân hàng.

Chương 2 Thực trạng pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong

kinh doanh ngân hàng.

Chương 3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

trong kinh doanh ngân hàng.

Trang 30

Chương |

NHỮNG VAN DE CƠ BẢN VE PHÁP LUAT BAO DAM THỰC HIỆN

NGHĨA VỤ TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG1.1 Lý luận cơ bản về pháp luật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh

doanh ngần hàng

1.1.1 Khái niệm các nhóm nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng - đối tượng điều

chỉnh của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân

hàng

1.1.1.1 Khải niệm

Trong khoa học pháp lý, lý thuyết về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khôngphải là vấn đề mới, mà thực tế nó đã có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời.Bên cạnh các quan điểm, học thuyết về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự vốn

đã hình thành và được bồi đắp qua thời gian, dường như quy định về bảo đảm

thực hiện nghĩa vụ dân sự trong các Bộ luật dân sự lớn trên thế giới hiện nay (vídụ: Bộ luật dân sự Pháp, Bộ luật dân sự Đức, Bộ luật dân sự Áo ) đều có

nguồn goc từ chê định sơ khai về bảo đảm nghĩa vụ dân sự trong cô luật La Mã.

Mọi doanh nghiệp kinh doanh, dù hoạt động trong bất cứ lĩnhvực hay

ngành nghề nào đều nhằm hướng tới mục tiêu lợi nhuận và chịu sự quản lý của

Nhà nước ở một mức độ nhất định, ít nhiều tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểmcủa ngành kinh doanh Kinh doanh ngân hàng cũng mang đặc điểm chung đó.Tuy nhiên, điểm quan trọng để phân biệt hoạt động kinh doanh ngân hàng vớicác hoạt động kinh doanh khác trong nền kinh tế chính là đối tượng kinh doanh

đặc thù của nó: tiên tệ.

Với tính chất là vật ngang giá chung, tiền tệ biểu hiện và đo lường giá trị

của các hang hoá khác, môi giới cho quá trình trao đổi hoặc làm phương tiệnthanh toán trong lưu thông Vì vậy, độ nhạy cảm của nó rất cao Khi giá trị đồng

tiền thay đổi, biến động, giá trị của các hàng hoá, dịch vụ khác cũng biến động

Trang 31

tương ứng Nhưng dù lượng tiên thu được trong kinh doanh tăng hay giảm vẫn

bao đảm sức mua phủ hop tại giai đoạn đó, bảo đảmsự tổn tai và độ an toàn nhất

định của các ngành kinh doanh Ngược lại, khi đối tượng kinh doanh trực tiếp là

tiền tệ, tìm kiếm lợi nhuận từ việc đi vay dé cho vay thì độ rủi ro của ngành kinh

doanh này là rất lớn Dù là đồng tiền giảm sức mua hay tăng sức mua thì đềugây nên khủng hoảng cho chủ thé tiến hành kinh doanh tiền tệ với tình trạng:hoặc là không ai vay tiền (khi đồng tiền lạm phát), hoặc là không ai cho vay (khiđồng tiền thiểu phát) Như vậy, đối tượng kinh doanh trực tiếp là tiền tệ có độrủi ro cao hơn rất nhiều so với các ngành kinh doanh khác có đối tượng kinh

doanh là các hàng hoá, dịch vụ thông thường.

Khi nói tới kinh doanh cũng tức là đồng nghĩa với việc phải thực hiệncác hoạt động nhất định Kinh doanh ngân hàng cũng có nghĩa là phải thực hiệncác hoạt động cụ thể mà ở đây là thực hiện các hoạt động ngân hàng Vi thé,trong các tài liệu nghiên cứu hay văn bản pháp luật của nhiều nước, khái niệm

hoạt động ngân hàng thường được dùng dé chỉ hoạt động kinh doanh ngân hàng

Tại Điều 20 khoản 7 Luật các TCTD của Việt Nam qui định: “Hoạt động ngắn

hàng là hoạt động kinh doanh tiên tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường

xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này dé cấp tin dung và cung ứng các

dịch vụ thanh toán” Theo đây, hoạt động ngân hàng chính là hoạt động kinh

doanh mà đối tượng kinh doanh là tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng

Như vậy, khái niệm kinh doanh ngân hàng có liên hệ mật thiết với khái

niệm hoạt động ngân hàng, hay nói chính xác thì: kinh doanh ngân hàng chính là việc thực hiện các hoạt động ngân hàng với mục tiêu đem lại lợi nhuận.

1.1.1.2 Nội dung hoạt động kinh doanh ngân hàng

Như đã phân tích, kinh doanh ngân hàng chính là những hoạt động ngân

hàng mang tính kinh doanh thương mại thuần tuý, tìm kiếm lợi nhuận Cho nên,tìm hiểu các hình thức hoạt động kinh doanh ngân hàng chính là đi vào tìm hiểu

Trang 32

khái niệm hoạt động ngân hàng Các nước khác nhau,có quy định không đồngnhất về van dé này nhưng thông thường không đưa ra một định nghĩa tông quát

mả mang tính liệt kê cụ thể khi chỉ rõ những hoạt động nào gọi là hoạt động

ngân hang Vi dụ Luật về ngành tín dụng của Đức (21.12.1992) tại Điều 1 đã liệt

kê 9 nghiệp vụ ngân hàng, Luật ngân hàng Ba Lan (31.1.1989) cũng quy định 12

hoạt động ngân hàng cụ thể'' Dù rất đa dạng với nhiều hình thức khác nhau

nhưng tong hợp lại từ pháp luật của nhiều nước thì hoạt động ngân hàng thường

gồm 7 hoạt động chính sau:

- Nhận các loại tiền gui;

- Cung cấp các khoản tín dụng cho khách hàng;

- Cung cấp các dịch vụ thanh toán;

- Chiết khấu các giấy tờ có giá;

- Làm đại lí phát hành chứng khoán;

- Tham gia kinh doanh tại thị trường liên ngân hàng;

- Thực hiện dịch vụ cho thuê két quỹ.

Theo pháp luật Việt Nam, tại Điều 9 Luật NHNN Việt Nam năm 2010 và

Điều 4 Luật các TCTD năm 2010, khái niệm hoạt động ngân hàng vừa mang

tính khái quát: “Hoạt động ngán hang là hoạt động kinh doanh tiễn tệ và dich vụngân hàng”, vừa mang tính cụ thê, liệt kê: “với nội dung thường xuyên là nhậntiền gửi và sử dụng số tiên này dé cấp tin dụng, cung ứng các dịch vụ thanh

toán” Nhu vậy, theo qui định của pháp luật Việt Nam thì hoạt động kinh doanh

ngân hàng sẽ gồm các hoạt động chủ yếu và quan trọng sau:

- Hoạt động huy động vốn;

- Hoạt động cấp tín dụng:

Theo “Pháp luật về ngân hàng TW và NHTM một số nước”- ]997

Trang 33

- Hoạt động dịch vụ thanh toán.

Nhưng trong từng hoạt động này sẽ gồm nhiều hình thức khác nhau như

nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn của NHNN, TCTD khác nhằmhuy động vốn Việc TCTD cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh ngânhàng hoặc cho thuê tài chính nhằm cấp tín dụng cho khách hàng cũng nằm trong

nội dung này.

Ngoài ba hoạt động chính, TCTD còn thực hiện các hoạt động khác

mang tính chất kinh doanh nhưng không là hoạt động thường xuyên như: gópvốn, mua cô phan; tham gia thị trường tiền tệ; kinh doanh ngoại hồi và vàng;nghiệp vụ uy thác và dai lí; kinh doanh bất động sản; kinh doanh và dịch vụ bảohiểm và các hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng

1.1.1.3 Chủ thể tiễn hành kinh doanh ngân hàng

Chủ thé kinh doanh ngân hàng chính là những tổ chức có tư cách phápnhân được phép thực hiện hoạt động ngân hàng theo qui định của pháp luật vàhoạt động vì mục tiêu lợi nhuận Như vậy, chủ thể chính va chủ yếu tiễn hành

kinh doanh ngân hàng là các TCTD bao gồm ngân hàng và các TCTD phi ngânhàng Theo Điều 20 Luật các TCTD thì “Ngdn hàng là loại hình TCTD được

thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hang va các hoạt động kinh doanh khác có

liên quan”; còn “TCTD phi ngân hang là loại hình TCTD được thực hiện một số

hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên nhưng không

được nhán tiền gửi không kì han, không lam dich vụ thanh toán TCTD phi ngắnhàng gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các TCTD phi ngânhàng khác” Ngoài TCTD là ngân hàng và phi ngân hàng, hệ thống các TCTDcòn có sự xuất hiện của quỹ tín dụng nhân dân, thực hiện rất hiệu quả hoạt độnghuy động, điều hoà vốn giữa các tổ chức, cá nhân là thành viên của quỹ và tô

chức tai chính vi mô, đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động tài chính vi

Trang 34

mô, giải quyết nhu cầu tài chính cho các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp,

hoặc các doanh nghiệp siêu nhỏ.

Thêm vào đó, hiện nay chủ thể kinh doanh ngân hàng còn gồm các tô

chức khác dù không là TCTD nhưng được thực hiện một số hoạt động ngân

hàng Ở nước ta, những tổ chức này thường gồm: kho bạc nhà nước, công ty bảohiểm, bưu điện, quỹ hỗ trợ phát triển, các cơ sở thu đổi ngoại tệ hoặc quỹ bảo

lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Pháp luật cho phép các chủ thể

này được thực hiện kinh doanh ngân hàng bởi hoạt động ngân hàng không làm

ảnh hưởng, hạn chế đến hoạt động chính mà ngược lại, nó hỗ trợ và có sự liên

quan, gắn liền với hoạt động chính Chắng hạn, trong các hoạt động của tô chức

Bưu điện có hoạt động nhận kiều hối, tức là thực hiện dịch vụ nhận tiền gửi từ

nước ngoai về cho các đối tượng trong nước, giống như nội dung của việc thực

hiện dịch vụ ngân hàng Hay như tô chức bảo hiểm tiến hành thu phí bảo hiểmcủa khách hàng để chỉ trả khi có rủi ro xảy ra lại có nội dung như hoạt độngnhận tiền gửi của ngân hàng Như vậy, bản thân các hoạt động chuyên môn của

các tổ chức nay đã có nội dung giống như nội dung kinh doanh ngân hàng

Hơn nữa, do nhu cầu vốn của các doanh nghiệp này lớn, khả năng hoàntrả cao (không có gì đặc biệt đe dọa đến độ an toàn) nên Nha nước cho phép

thực hiện thêm hoạt động kinh doanh ngân hàng dé các t6 chức này có cơ hội

mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận Cũng qua đây,Nhà nước mở rộng thêm các kênh tin dụng, thu hút được tôi đa nguồn vốn nhànrỗi trong dân cư Điển hình gần đây ở Việt Nam đang ngày càng phát triển hìnhthức tiết kiệm bưu điệntài chính vi mô do các tổ chức tài chính vi mô thực hiện,

hay hoạt động ngân hàng do các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thực hiện Những

hình thức TCTD này, rất được nhân dân hưởng ứng và đã thu hút được mộtlượng tiền gửi lớn cũng như giải quyết nhiều van dé xã hội Mục tiêu hoạt động

ngân hàng của các đối tượng này cũng nhằm thu lợi nhuận, nói cách khác, các

chủ thé này đã tiến hành kinh doanh ngân hàng Vi thế, tuy số lượng không

Trang 35

nhiêu nhưng cũng rât đáng quan tâm trong việc bảo đảm an toàn cho hoạt động

kinh doanh ngân hang của loại chủ thé này

1.1.2 Vêu cầu bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hàng

Bao đảm an toan trong hoạt động ngân hang là gì? Hiện nay có rất nhiều

quan diém đưa ra về vân dé này.

Có quan điểm cho rằng, bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng đơngiản là các quy định Mục 5 Chương III của Luật Các TCTD, tức bao gồm cácquy định về những trường hợp không được cấp tin dung; hạn chế cấp tin dung;giới hạn cấp tin dụng, giới hạn góp vốn, mua cô phan; ty lệ bảo đảm an toàn

trong hoạt động ngân hàng và quy định về dự phòng rủi ro

Có quan điểm lại cho răng: bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng

là "tổng thể những quy phạm pháp luật Nhà nước đặt ra nhằm mục đích quản lý,

xác lập và tăng cường hoạt động ngân hàng vì mục tiêu an toàn và hiệu quả của

ngán hàng" Theo quan điểm này, bảo dam trong hoạt động ngân hang sẽ cóphạm vi rất rộng, không chỉ bao gồm các quy định tại Mục 5 Chương III LuậtCác TCTD như quan điểm thứ nhất, mà bao gồm cả các quy định về bảo đảmtrong việc thành lập, cơ cau tổ chức của TCTD; các quy định về chế độ kế toán,hạch toán; các quy định về chế độ kiểm soát đặc biệt, phá sản TCTD

Theo chúng tôi, quan điểm thứ hai là quan điểm day đủ và toàn diện.Việc bắt buộc phải thực hiện các quy định bảo đảm an toàn trong hoạt độngngân hang này cũng đồng nghĩa với việc các TCTD phải hạn chế một số quyền

tự chủ kinh doanh so với các chủ thể khác trong nền kinh tế

Việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hàng xuất phát

từ những lý do sau đây:

Một là, hoạt động ngân hàng tiềm an nhiễu rủi ro: TCTD là định ché

tài chính có tỷ lệ vay mượn cao và thường xuyên có chênh lệch đáng kể về thời

Trang 36

hạn của các khoản tài sản và các khoản công nợ trên bảng cân đối tài sản CácTCTD thường xuyên đối mặt với rất nhiều rủi ro có thé ảnh hưởng đến khả năngtồn tại về mặt kinh tế của mình Có thé nói rằng các TCTD Việt Nam chịu rấtnhiều rủi ro, và quá trình hội nhập dịch vụ tài chính có thể làm trầm trọng hơn

các rủi ro này Có hai nhóm rủi ro chính của TCTD, đó là nhóm rủi ro đặc trưng

của các TCTD, (gồm rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh toán, rủi ro hốiđoái) và nhóm rủi ro do quá trình hội nhập (gồm rủi ro hệ thống, rủi ro tài chính

va rủi ro điều tiét).

° Về nhóm rủi ro đặc trưng của TCTD

Trong nên kinh tế thị trường, tất cả các hoạt động kinh doanh đều tiềm anrủi ro Tuy nhiên, do đặc điểm về đối tượng kinh doanh và tính hệ thống nên

kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng rủi ro cao hơn các lĩnh vực kinh doanhkhác và đặc trưng bởi các rủi ro sau: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh

toán, rủi ro hối đoái Đây có thé coi là những rủi ro không thê tránh khỏi của tất

cả các TCTD Việt Nam hay nước ngoài khi hoạt động kinh doanh chính là hoạt động ngân hàng.

- Rui ro tin dụng là rủi ro phát sinh khi một trong các bên tham gia hợp

đồng tín dụng không có khả năng thanh toán Đối với TCTD, rủi ro tín dụngphát sinh khi TCTD không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của các khoản cho vay,

hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng hạn Nếu tất cả các khoản vay

của TCTD đều được thanh toán đúng hạn và day đủ cả góc, lãi thì TCTD không

bị rủi ro tín dụng Ngược lại, nếu người vay tiền không có khả năng trả nợ hoặc

cô ý không trả nợ thì rủi ro tín dụng nảy sinh.

Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn bao gồmnhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của TCTD như: hoạt động bảo

lãnh, tài trợ ngoại thương, cho thuê tài chính

Trang 37

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro cơ bản nhât của ngân hàng Nguyên nhân

gây nên rủi ro tín dụng gôm có:

› Người vay von lâm vào tình trạng khó khăn về tai chính nên không

có đủ kha nang thanh toán nợ;

> Do thiếu thông tin về khách hàng nên TCTD đã cho những khách

hàng kinh doanh kém hiệu quả vay vốn, nên việc thu hồi nợ gặp khó khăn, đến

hạn khách hàng không trả được nợ cho TCTD;

› Cán bộ tín dụng bất cập về trình độ hoặc vi phạm về đạo đức trongkinh doanh, dẫn đến cho vay khống, cho vay không đúng mục đích, thâm định

dự án đầu tư, phương án kinh doanh không chính xác;

› Giá trị tài sản bảo đảm tiên vay không đáp ứng yêu cau thu hồi nợ của TCTD;

› Quá chú trọng về lợi tức, đặt ky vọng về lợi tức cao hơn khoản cho

vay lành mạnh;

» Các ly do bất khả kháng: khách hàng chết hoặc mắt tích không cóngười thừa hưởng quyền và nghĩa vụ, thiên tai, hỏa hoạn

Mức độ rủi ro tín dụng được đánh giá qua các chỉ tiêu như: Ty lệ nợ quá

hạn/ tổng dư nợ; tỷ lệ nợ khó doi/ tong dư nợ qua han Cac chỉ tiêu nay có kếtquả càng nhỏ càng thé hiện chất lượng tín dung của TCTD cao và rủi ro tín dụngthấp

- Rui ro lãi suát Bên cạnh rủi ro tin dụng, khi thực hiện các hoạt động

ngân hàng, TCTD còn phải đứng trước những thách thức về rủi ro lãi suất Lãi

suất là giá cả của sản phẩm ngân hàng, nên có tác động trực tiếp đến giá trị tàisản Có và tài sản Nợ Mọi sự thay đổi của lãi suất đều có tác động đến việc tăng,giảm thu nhập, chi phí và lợi nhuận Nếu thu nhập từ lãi không lớn hơn chi phí

về lãi thì TCTD sẽ gặp rủi ro về lãi suất

Trang 38

Nguyên nhân chính gây rủi ro lãi suất là do sự không cân xứng giữa các

kỳ hạn của tài sản No và tài sản Có Nếu TCTD dùng tài sản Nợ ngăn hạn déđầu tư vào tài sản Có dài hạn thì khi lãi suất ngắn hạn tăng lên, trong khi lãi suấtđầu tư vẫn giữ nguyên, TCTD sẽ gặp rủi ro Ngược lại, nếu TCTD dùng tài sản

Nợ dài hạn dé đầu tư vào tài sản Có ngắn hạn thì khi lãi suất đầu tư giảm, TCTD

cũng có nguy cơ bị rủi ro.

Ngoài ra, rủi ro lãi suất còn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như:

Do bắt lợi trong cạnh tranh buộc các TCTD phải tăng lãi suất huy động và hạ lãisuất cho vay dé thu hút khách hang, do đó đã làm tăng chi phí và giảm thu nhập;

Do cung tiền tệ nhỏ hơn cầu tiền nên TCTD phải tăng lãi suất để huy động vốn;

Do chính sách ưu đãi trong cho vay của Nhà nước nên TCTD phải giảm lãi suất

cho vay

- Rui ro thanh toán: đây có thé coi là rủi ro nguy hiểm nhất của TCTD,

có liên quan đến sự sống còn của TCTD Một TCTD hoạt động bình thường

phải đảm bảo được khả năng thanh toán, tức là phải đáp ứng được các nhu cầu

thanh toán trong hiện tại tương lai và các nhu cầu thanh toán đột xuất Nếukhông đáp ứng được các nhu cầu thanh toán đó, TCTD có thé bị may khả năng

thanh toán và có nguy cơ phá sản.

Đặc trưng cơ bản của rủi ro thanh toán là tính lỏng của tài sản Có thấp

hơn so với tài sản Nợ, nên TCTD có thể không đáp ứng được đầy đủ các nhucầu thanh toán Rủi ro thanh toán xuất hiện do hai nguyên nhân chính - đó là

nguyên nhân từ phía tài sản Nợ và nguyên nhân từ phía tài sản Có.

Nguyên nhân từ phía tài sản Nợ phát sinh do TCTD không đáp ứng được

các nhu cầu thanh toán, buộc phải nhượng bán các tài sản khác với giá thấp hơngiá thị trường Dé có thu nhập cao, hầu hết các TCTD đều giảm dự trữ tiền mặt

và tăng đầu tư vào những tài sản có tính thanh khoản thấp và có thời hạn dài, do

Trang 39

vay, khi những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền ngay lập tức thì

TCTD rất dễ bị rủi ro

Nguyên nhân từ phía tài sản Có phát sinh trong trường hợp một số khoản

tín dụng đã cấp không được hoàn trả đúng hạn, trong khi vốn huy động đã đếnhạn thanh toán và các hợp đồng tín dụng đã ký đến hạn giải ngân Trong trườnghợp này, TCTD phải tìm ngay những nguồn vốn khác dé tài trợ Dé đáp ứng kịpthời các nhu cầu thanh toán phát sinh buộc tô chức tín dụng phải sử dụng tiềmmặt dự trữ, hoặc ban tai sản Có khác, hoặc đi vay từ bên ngoài Điều này có thédẫn đến những rủi ro vẻ tai sản Nợ cho TCTD, hoặc làm giảm thu nhập, hoặc

làm tăng chi phí.

- Rui ro hôi đoái: là rủi ro do sự biên động của tỷ giá hôi đoái gây nên Những rủi ro này có thê phát sinh trong tât cả các nghiệp vụ có liên quan đên ngoại tệ của tô chức tín dụng như: cho vay, huy động von băng ngoại tệ; mua

bán ngoại tệ; đầu tư chứng khoán bằng ngoại tệ

Trong các giao dịch ngoại hồi và trong cân đối tài sản bằng ngoại tệ của

TCTD, bất cứ một trạng thái ngoại hối "trường" hay "đoản" đều có thể gặp rủi

ro hối đoái khi ty giá ngoại tệ thay đổi Nếu TCTD ở trạng thái ngoại tệ trường

thì khi ngoại tệ tăng giá, TCTD sẽ có lãi, ngược lại TCTD sẽ bị lỗ khi ngoại tệ

xuống giá Nếu TCTD ở trạng thái đoản về một loại ngoại tệ nào đó, khi ngoại

tệ lên giá sẽ bị lỗ và ngược lại

Như vậy việc tạo ra các trang thái ngoại tệ “trường” hay "đoản” chính là

nguyên nhân gây rủi ro hối đoái cho TCTD Đây chính là kết quả của việc

TCTD thực hiện các giao dịch ngoại tệ phục vụ cho khách hang va cho ban thân

mình, hoặc TCTD huy động vốn bằng ngoại tệ và đầu tư vào các tài sản Có bằng

ngoại tỆ.

Trang 40

# Vê nhóm rủi ro trong qua trình hội nhập

Ngoài những vấn dé rủi ro của bản thân hệ thống ngân hàng như nêu

trên, hệ thống ngân hàng Việt Nam còn phải đối mặt trước thách thức trong hội

nhập Vì vậy, khi đã tham gia các cam kết quốc tế về thương mại dịch vụ, ViệtNam phải tính đến sự tương tác của quá trình hội nhập đến các rủi ro trong hoạtđộng ngân hàng biểu hiện qua các rủi ro về hệ thống, rủi ro pháp lý, rủi ro tài

chính và rủi ro công nghệ

- Về rủi ro hệ thống: có thê thay đôla hoa dẫn tới sự mat cân đối tiền tệ

gần như không thé tránh khỏi trong các bảng cân đối tài sản của ngân hàng trong

bảng cân đối của người vay cuối cùng (nợ bằng tiền đôla Mỹ, doanh thu bằngtiền nội tệ) Đặc biệt từ năm 2004, cho vay bằng đôla Mỹ của các NHTM quốc

doanh cho các doanh nghiệp Nhà nước tăng lên đáng kể Do vậy, một sự thay

đổi nhanh không lường trước được của tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam vàđồng đôla Mỹ sẽ gây nên tình trang mất ôn định của phan lớn các ngân hang

Việt Nam.

Mặc dù NHNN có gang kiểm soát mức độ biến động tối da của tỷ giá hốiđoái, Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng ngày càng cao của các cú sốc cung từ bênngoài và những hậu quả của sự biến động ty giá hối đoái Nền kinh tế Việt Namphụ thuộc rất nhiều vào thương mại quốc tế với mức độ mở khoảng 60% (phầntrăm của bình quân xuất và nhập khẩu trên GDP) Một trung gian tài chính trongnước lành mạnh là cần thiết cho việc duy trì sự tăng trưởng ngành mạnh mẽ

Mức déla hiện tại của Việt Nam (tính bằng lượng đô la trên tổng tiềngửi) đang tăng lên Tiền gửi trong các TCTD Việt Nam được Chính phủ bảođảm qua hình thức bảo hiểm tiền gửi Trong khi NHNN luôn có giải pháp làngười cho vay cuối cùng chỉ đơn giản bằng cách in thêm tiền nội tệ, thì rõ ràng

là NHNN không thể làm như vậy đối với đồng ngoại tệ Đặc biệt là khi Việt

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w