TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TAI VIỆT NAM FDIPhươnè hướng đổi mới và hoàn thiện khung pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại Việt Nam Phương hướng và mục tiêu của hoạt động đầu tư trực ti
Trang 1Jabs) i4(0)“5<
A GEAG ĐỤC VÀ ĐẢO TẠO HỌC VIÊN CHÍNH TRI QUỐC GIA
HO CHÍ MINI
LÊ MANH TUAN
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC HOÀN THIỆN
KHUNG PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ TRỤC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VA PHÁP QUYỀN
MÃ SỐ: 50501 _
THUVIEN |
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HA NỘI |PHÒNG ĐỌC
LUẬN AN PHO TIEN SY KHOA HỌC LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
P.G.S LUU VĂN DAT
Hà nội - 1996,
ad Scanned by CamScanner
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ một công trinh nào khác
TÁC GIÁ LUẬN ÁN
LÊ MANH TUẦN
Trang 3MỤC LỤC
Trang
MỞ DAU |
CHƯƠNG 1: KHƯNG PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ Š
!.1 Khung pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài 8
1.1.1 Khai niệm về pháp luật §1.1.2 Khái niệm về khung pháp luật 131.1.3 Khai niệm khung pháp luật về đầu tư trực tiếp
nước ngoài và các bộ phận cấu thành của nó 17
1.2 FDI và vai trò của khung pháp luật đầu tư trực tiếp
nước ngoài 23
1.2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài 23
1.2.2 Vai trò của khung pháp luật đầu tư trực tiếp
nước ngoài - 28
CHƯƠNG 2: KHUNG PHAP LUAT DAU TƯ NƯỚC NGOÀI '
CUA VIET NAM THỜI GIAN QUA, DANH GIA THUC TRANG VA NHUNG VAN DE BUC XUC
DAT RA = a4
\2u] Quá trình xây dựng, hoàn thiện khung pháp luật
đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam và thực trạng 342.1.1 Qua trình xây dựng Luật Đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam 34
2.1.2 Đánh gia thực trạng khung pháp luật đầu tư trực
tiếp nước ngoài , `4]
2.1.3 Nguyên nhân những dự án FDI bị rút giấy phép
hoặc giải thể 6(
*+
8.5 Một số vấn đề cụ thể và cấp bách cần giải quyết.
2.2.1 Về mục tiêu và định hướng kêu gọi đầu tư
2.2.2 Về các hình thức đầu tư nước ngoài
2.2.3 Những vấn đề tài chính-ngân hang-bao dam dau tư
2.2.4 Những vấn dé về tổ chức sản xuất-kinh doanh va
quan lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài §
INNO'
Trang 4TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TAI VIỆT NAM (FDI)
Phươnè hướng đổi mới và hoàn thiện khung pháp
luật đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam
Phương hướng và mục tiêu của hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngoài 5 năm (1996-2000) và biện
pháp thực hiện
Một số kinh nghiệm quếc tế về pháp luật đầu tư
-nước ngoài cần lưu ý
Những kinh nghiệm có thể áp dụng đối với
Việt Nam
Các giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới và hoàn thiện
khung pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Trang 5MỞ ĐẦU
1- Tinh cấp thiết của dé tài:
Thu hút đầu tư nước ngoài có vai trò quan trong trong nền kink
tế dat nước Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Dang tại Đai hội đại biểu toàn quốc khóa VID đã ghi rõ: " Phát triển đa dạng các
hinh thứ: kinh tế tư bản Nhà nước, bao gồm các hình thức hợp tác, liệt doanh giữa kinh tế Nhà nước với tư bản tư nhân trong nước và với tư bán nước ngoài nhằm động viên tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ khz năng tô chức quan lÝ cua các nhà tư ban vi lợi ích của công cuộc x43
dựng đất nước” (93, Tr.233]
Song trong m6i trườne cạnh tranh gay gắt, các nước đang phá
triển trong khu vực kêu gọi đầu tư đã và dang không ngừng cải thiện mêtrường đầu tư bang nhiều biện pháp, trong đó, có pháp luật để tạo ra sĩ
hấp -dẫn và tăng tính cạnh tranh với các nước có nhu cầu thu hút dau t
nước ngoài.
Vi vậy, việc hoàn thiện khung pháp luật đầu tư trực tiếp nưé
ngoài trở thành van dé cấp bách Hon nữa, kể từ khi ban hành Luật Dz
tư (tháng 12/1987) cho đến nay Nhà nước ta đã ban hành hơn 100 vi
bán cụ thể hóa thi hành luật tao cơ sở pháp luật cho hoạt động đầu tư
Tuv Yass vẫn còn nhiều quy định thiếu cu thé mau thuần, khó:
Trang 6:hưa tạo dược hành lang pháp luật rõ rang và chặt chế cho các hoạt động
43 tư phải triếr: 2häm thy hút vốn đầu tv trực tiếp nước ngoài
Ngoài 7s việc chấp hành pháp luật và thực hier pháp luật con
nhiều van dé cdc được chan chỉnh bằng pháp luật.
Đó cũne là tinh hình chung mà Dang ta đã nhật định: " Quan
.š Nhà nước vẻ kinh tẻ, xã hội còn vếu Hệ thống luật pháp cơ chế,
chinh sách chư: đồng bệ và nhất quán thực hiện chưa nghiêm” (93,
Tr.66].
Vi vay làm rõ cơ sở khoa hoc của việc hoàn thiện khung pháp luật đầu nr trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam là vấn dé cấp thiết mang
tính thời sự, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2- Tình hình nghiên cứu đề tài:
Trong nnững năm sản đây, đã có một số công trình đã được công
bố có liên quan đến pháp luật vé đầu tư nước ngoài của Việt Nam Trong
số đó phải kể đến các công trình nghiên cứu của các Luật gia Việt Namnhư Lưu Văn Dat Trần Ngoc Đường, Ngô Bá Thành Vũ Huy Tw Trần
Trọng Huu Hoàng Thể Liên, Đoàn Năng, Nguyên Niên, Hà Hùng
Cường, Lê Hồng Hạnh Hoàng Văn Huấn, Nguyễn Minh Mẫn, Hoàng
Phước Hiệp
Van để xáv dựng và hoàn thiện khung pháp luật kinh tế ở ViệtNam đã thu h¿: và trở thành đối tượng nghiên cứu của chiều cong trình
khoa học cấp quốc gia cấp Bộ trong đó có cả Công tinh do Chương
tình phát tnén cua Liéz hợp quốc (UNDP) và Ngân hàng Thế giới (WB)
Trang 7x giup về "Xây dựng khung pháp luật phù hop với nẻn kinh tế thị
=z¿ne của Việt Nam” trong khuôn khổ Dự án VIE/94/003 Dự án “Tang
emg quan lý Nhà nước bang pháp luật tại Việt Nam " và hàng loạt các
°: thao quốc té mang chủ dé vai wo pháp luật đối với nên kinh tế thị -ưởng Nhưng đến nay, vấn chưa có bài viết công trình nghiên cứu nào
'¿ cap trực tiếp đến vấn dé pate thiện khung pháp luật dau tư trực tiếp
oc ngoài tại Việt Nam.
Tren thể giới có nhiều nha nghiên cứu đã dé cập đến vấn để
ung pháp luật chẳng hạn như A Bormann và M Holthus, HJ.Tniemes, Friednch Knebbe va Juergen Simon trong các công trinh như
mấy vâấn dé vẻ pháp luật kinh tế CHLB Đức có dé cập toi khung phápaật đối với nền kinh tế thị trường nói chung
Ngoài ra, còn có một số báo cáo của các chuyên gia của Ngan hàng Thế giới (WB), Chương trình phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP),
Ngan hàng ‘Chau A (ADB), của Tổ chức SIDA (Thuy Điển) và của một
sẽ Cong tv luật, các đoàn luật sư các nước sang làm việc tại Việt Nam
Nhưng những đánh giá này hầu hết là những ý kiến nhận xét về việc thựchiện Luật Đầu tư nước ngoài Và kiến nghị hướng bổ sung, sửa đổi.
Trên thực tế, cho đến nay vẫn chưa có một công trỉnh nào đi sâu
nghiên cứu mộ: cách có hệ thống và cơ bản về cơ sở lý luận, đặc điểm.
khái niệm về khung pháp luật về đầu tư trực tiếp của nuớc ngoài và đặcbiệt chưa có công trình nào đã được cong bố trùng tên với đề tài luận án
Trang 83- Mục đích và nhiệm vụ của luận an:
- Mục dich của luận án là phân tích cơ sở khoa học tìm ra những
giải pháp có hiệu qua để hoàn thiện khung pháp luật nhằm thu bút đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào Viet Nam
- Nhiệm vu: Dé thực hiện mục đích trên luận án có nhiệm vu:
Moi là Phân tính về mat lv luận khung pháp luật đầu tư trực tiếp
nƯỚc ngoài và vai trò của nó
Hai là Đánh giá thực trạng khung pháp luật đảu tư trực tiếp nướcngoài tại Việt Nam trong thời gian qua tim ra những vấn dé bức xúc cần
giải quyết
Ba là Dé xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện khungpháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài
4- Phạm vi nghiên cứu cua luận án:
Dé tai giới hạn ở khung pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Việt Nam trong thời gian từ năm 1987 đến nay Trên cơ sở vận dụngnhững quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới
nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,vận
hành theo cơ chế thị trudng Có sự quan lý của Nhà nước theo: địnhhướng Xã hoi chủ nghĩa Luận án giới han phạm vi ngniên cứu phân tíchLua! Dau tư nước ngoài đã qua 3 Jan sửa đổi các van ban dưới luật và
việc tham gia các Điều ước quốc tế có liên quan Nói cách khác, phạm vi
\à (VÀ \s
Trang 9nghiên cứu cua luận an là khung pháp luật về dau tư trực tiếp (FDD a
khái niệm hep cua vấn đề như trình bay ( Trang 18-24 ).
- Việc hoàn thiện khung pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài phải
đặt trong bối cảnh hệ thống pháp luật kinh tế của nước ta dang trong quá
trình chuyển đổi hoàn thiện, và phải đảm bảo tính thống nhất của hệthống pháp luật
- Việc hoàn thiện khung pháp luật đầu tư nước ngoài trong luánan
này chỉ giới hạn từ khi nước ta có Luật Đầu tư đến nay và chi nghiên cứu vấn dé dưới góc độ lý luận về tổ chức, quan lý và hoàn thiện các hoạt
động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Những quan điểm này có môi squan hệ hữu cơ với nhau và được thể hiện trong các văn bản do Nhà nước ban hành theo những thủ tục và trình tự nhất định.
\
5- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác
-Lé nin về Nhà nước và pháp luật, những quan điểm, đường lối của DangCộng sản Việt Nam trên lĩnh vực Nhà nước và pháp luật, nhất là những
quan điểm đổi mới về đánh giá vai trò, bản chất của pháp luật, pháp chế,
và các nguyên tắc, định hướng chỉ đạo cong cuộc cai cách hành chính,xây dựng hệ thống pháp luật, nâng cao trinh độ xây dựng pháp luật vàgiáo dục pháp luật.:Trons khi thực hiện luận án, tác gia chú ý so sánhmột số chính sách và pháp luật đầu tư của các nước trên thế giới, đặc biệt
là các nước ASEAN, vận dụng các phương pháp của triết học Mac-Le
nin khoa học lịch sử khoa học pháp luật đặc biệt chú ý phép biện
chứng phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp và phương pháp hệ
1
Trang 10Ầ \ Xk \ 6
thong Đồng thời kết hợp nghiên cứu lý luận với kinh nghiệm thực tiên
trong lĩnh vực này những năm qua
Luận án để xuất những kinh nghiệm của nước ngoài có thể vận dụng ở nước ta và khang định pháp luật Việt Nam dang trong qua trình hoàn thiện - dam bao sự phát triển "Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, vận hành theo cơ ché thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng Xã hội chủ nghĩa" Trong phạm vi nhất định, luận án dé xuất
hướng xâv dựng pháp luật gồm cả hai mặt: hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với sự phát triển của quan hệ xã hội và nâng cao hiệu lực thihành của pháp luật, coi trọng vấn đề chấp hành và thực hiện pháp luật.6- Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án:
Luận án là công trinh đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thốngkhung pháp luật và vai trò của nó đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
z
nước ta Luận án có một số đóng góp mới cơ bản sau đây:
- Lần đầu tiên luận án đã phân tích làm rõ nội dung, đặc điểm của
khung pháp luật đầu tư nước ngoài ở nước ta, những điểm khác nhau so
với các nước phương Tây và trong khu vực Khung pháp luật đầu tư của
các nước chủ yếu bao gồm quy phạm bắt buộc, quy phạm tùy ý; riêngViệt Nam có thêm những đặc điểm mới mang tính định hướng Nhữngđặc điểm riêng của khung pháp luật đầu tư ở nước ta có ý nghĩa chỉ đạo
hoạt động, thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật,
hướng dẫn các nhà đầu tư nước ngoài chọn được các dự án đầu tư mà họmong muốn
Trang 11- Luận ân nêu rõ mối quan hệ giữa pháp luật và khung pháp luật dau
tư, tìm kiếm và phân tích những đặc điểm cũng như cấu trúc của khung
pháp luật đầu tư Đồng thời làm rõ khung pháp luật và môi trường pháp luật ong lĩnh vực hợp tác đầu tư nước ngoài ở nước ta.
- Những kết luận rút ra về các van dé này có ý nghĩa lý luận và thực
tiên đổi mới hoàn thiện khung pháp luật đầu tư nước ngoài ở nước ta.
- Luận án đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm xây dựng khung
pháp luật, từng bước hoàn thiên văn bản pháp quy để Luật Đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam (bổ sung, sửa đổi) được Quốc hội khóa IX- Kỳ họp thứ 10 (từ 15/10 đến 15/11/1996) thông qua nhanh chóng đi vào cuộc
sống và phát huy tác dụng
7- Kết cấu của luận án:
Ngoài phần mở dau, luận án gồm 3 chương, 6 mục, kết luận và
danh mục tài liệu tham khảo
Trang 12CHUONG 1:
KHUNG PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ TRỤC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VA VALTRÒ CUA NÓ
1.1: KHUNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1.1 Khai niệm ve pháp luật:VE 3
Để hiểu rõ khung pháp luật là gì, trước hết hay điểm qua một số
quan điểm cơ bản về pháp luật
- Cũng như Nhà nước, pháp luật là một hiện tượng lịch sử, chỉ xuất
hiện trong những điều kiện phát triển của các quan hệ kinh tế-xã hội, chính trị nhất định Đó là khi xã hội đã phân chia thành giai cấp, xuấthiện đấu tranh giai cấp, với sự tồn tại của Nhà nước cùng với các quan hệ
chính trị Theo Ang-ghen, chỉ đến một giai đoạn phát triển nhất định của
xã hội, do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của phân công lao động
và năng suất lao động mà " đã phat sinh nhu cầu phải tập hợp, dướimột quy tắc chung những hành vi sản xuất, phân phối và trao đổi sản
phẩm, những hành vi này cứ tái diễn hàng ngày và phải làm thế nào để
mọi người phục tùng những điều kiện chung của san xuất và trao đổi.
Quy tắc đó thoạt tiên là thói quen, sau thành pháp luật” [1, Tr.327]
Sự phát triển đa đạng và ngày càng phức tạp của các quan hệ xã hội
đã phát sinh yêu cầu phải có những quy tắc mới để điều chỉnh Vi vậy, 16
chức quyền lực mới ra đời (Nhà nước) đã tiến hành những hoạt động xây dựng những quy tắc xử su mới trên các lĩnh vực khắc nhau áp dụng trong
Ld
day sông xã hết, Hệ thong nhân luật được hình thành dân dân cùng với
Trang 139
vice thiết lap và hoàn thiện bộ may Nhà nước Nhà nước ban hành nhiều
van bạn pháp luật để củng cố chế độ tư hữu bao vệ đặc quyền cua giai
cap thông trị trong xã hội Đây là con đường thứ hat hình thành nên
pháp luật.
Tóm lại những nguyên nhân làm phát sinh Nhà nước cũng chính là
nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật Nhà nước và pháp luật là
hai hiện tượng có cùng bản chất, gắn bó mật thiết với nhau Pháp luật ra doi cùng Nhà nước, là sản phẩm của Nhà nước và trở thành công cu để
Nhà nước thực hiện quyền lực của minh Với ý nghĩa đó, Mác và ghen viêt: "Những cá nhân thống trị trong điều kiện có những quan hệ
Ăng-đó phải tô chức lực lượng của mình dưới hình thức Nhà nước, họ manglại cho ý chí của minh-cai ý chí do các quan hệ nhất định đó quyết định-một biểu hiện chung dưới hình thức ý chí của Nhà nước, dưới hỉnh thức
luật” [1, Tr 449-450]
Quan điểm khoa học của những nhà kinh điển của Chủ nghĩa
Mác-Lánin trên đây cho thấy:
Thứ nhất, Pháp luật hoàn toàn không phải là sản phẩm thuần túy của
lý tính hay bản tính tự nhiên phi giai cấp của con người như quan niệm
của những người theo trường phái pháp luật tự nhiên Xét về bản chất,pháp luật không phải là cái gì khác mà chính là ý chí của giai cấp thống
‘trl thông qua Nhà nước mà "để" lên thành pháp luật Với lợi thé nắmtrong tay quyền lực Nhà nước, giai cấp thống trị có được lợi thế thực hiện
và cụ thế hóa ý chí của minh thành các quy phạm pháp luật, buộc xã hội
phải thừa nhận và phục tùng
Trang 14Thứ hai Nét về mặt xuất xứ ¥ chí được dé lên thành phap luật xét che cùng được quy định bởi những quan hệ Kinh tế khách quan mà thực
chất là quan hệ san xuất thống trị phan ánh tương quan giải cấp và kết
qua dâu tranh giải cấp trong xã hội.
Thứ be Cũng như Nhà nước, pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tảng xã hội Chính vi vậy, mot mặt, pháp luật bị quy định bởi cơ
sở hạ tảng đồng thời tác động mạnh mẽ trở lại đối với cơ sở hạ tang.
Mat khác 26 lại chịu ảnh hưởng và tác động đến các bộ phận khác của
kiến trúc thượng tầng Những mối quan hệ và tác động đó phan ánh bản
chất sâu xa nội dung cũng như những gia trị xã hội của pháp luật.
- Với rr cách là một tổ chức quyền lực, đại điện cho giai cấp thống
trị xã hội, Nhà nước từng bước xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ
thống quy tắc xử sự trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Nói cách
khác, pháp luật là quy tắc xử sự, do Nhà nước đặt ra để quy định hành vi
của mọi người Bằng sách đó, pháp luật trở thành hệ thống quy tắc về
mọi hành vị của cá nhân và tổ chức trong đời sống xã hội Những quy tắc
này một mặt phan ánh ý chí quyền lực của Nhà nước, biểu hiện lợi ichcủa giai cấp thống trị xã hội, mặt khác phản ánh nhu cầu duy trỉ sự ổn
định và vận động có định hướng của toàn xã hội Từ chỗ được thừa nhận
và bao dam thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước, pháp luật trở thành ˆcông cụ không thể thay thế trong tay Nhà nước để thực hiện sự thống trị
về giai cấp bảo dim trật tự và sự ổn định của toàn xã hội Chính vì vậy,
người ta cuan niệm pháp luật là quv tắc do những người cảm vận mệnh
quốc gia ấn định ra để làm mực thước cho những hành vi của nhữngthành vi£r, trong cong đồng.
Trang 15Trong mot giải doan phat triển pháp luật luôn đóng vai tro là “đại
tương” mang tính phd biến , có khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hôi
trong sự vận dong cửa nỗ: `
Chức nang mang tính ban chất ấy hoàn toàn khong dựa vào bất ky sự
áp dat chủ suan nào ma căn ban bat nguồn từ những thuộc tính nẻng có
cua pháp leat
Nói đế¬ thuộc tinh của pháp luật là nói đến những tính chất, đấu hiệu hay đặc trưng riêng có của nó để phân biệt với các hiện tượng xã hội
cùng tồn tại như đạo đức, phong tục tap quan [ 22, Tr.17 ] Trên thực tế,
có nhiều cách phân loại và xác định các thuộc tính của pháp luật song
nhìn chung pháp luật chứa đựng ba đặc trưng cơ bản là: tính quy phạmphổ biến; tinh xác định chặt chẽ về mặt hinh thức; tính được Nhà nước
bao dam thi hành
Nói đến pháp luật, trước hết là nói đến những quy phạm của nó Bởi
lẽ, quy phạm chính là ":ế bào" của pháp luật Trong quy phạm pháp luật
chứa đựng những khuôn mẫu, quy tắc và mô hình xử sự chung của các
chủ thể Trong sự vận động của các quan hệ xã hội, dưới sự tác động của
nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong cùng một hoàn cảnh có thểnảy sinh những khả năng về hành vi và phương thức xử sự khác nhau.Song cần thiết và vẫn có thể đưa ra những nguyên tắc, những khuôn mẫu
về quy tắc xử sự chung phù hợp với đa số, được xã hội chấp nhận
Can lưu ý rằng, không phải chỉ có pháp luật mới có tính quv phạm
mà trên :aực tế còn tồn tại nhiều dạng quy phạm khác như quy phạm đạo
đức, điều lệ của các tổ chức chính trị xã hội Mac dù, những quy pham này déu chứa đựng những nguyên tắc xử sự chung đều dự liệu hành vi
Trang 16cua chủ thé, song diều khác biệt căn ban là chỉ có quy phạm phap luậi
tot tang bi chất pho biến, bao quật: chỉ có pháp lưật mới có kha năng
điệu chink Ranh vi của mọi chủ thể trong xã hội và dược Nhà nước báo
tàn chí hans Đó chính là ưu thế của pháp luật se với các dang quy
phạm khác .am cho ý chí của Nhà nước mang tính chủ quyền duy nhat
và thông nhất trong một quốc gia.
Khác vei những dạng quy phạm khác quy phạm pháp luật được thé
hiện chặt ché về mặt hình thức trên ba phương diện: quy phạm pháp luật.
văn bản pháp luật và hệ thống pháp luật Mặt khác, tính xác định vé mặt
hình thức của pháp luật còn được thể hiện thong qua hình thức bên ngoài
và thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật Nói khác đi, văn ban pháp
luật do các cơ quan có thẩm quyền không giống nhau ban hành có giá trị
pháp lý không giống nhau
Tính được bao đảm bằng sự cưỡng chế của quyền lực Nhà nước có
nghĩa là 5à nước bao dam cho pháp luật quyền lực bắt buộc đối với mọi
.cơ quan tổ chức, cá nhân với tính cách là chủ thể pháp luật, chỉ có như
vậy thì pháp luật mới trở thành quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
và đóng vai trò là công cụ của Nhà nước để thực hiện chức nang quan lý
toàn xã hội.
- Pháp luật tự thân nó là một giá trị xã hội Phải khẳng định rằng, cácquy phạm pháp luật là kết quả của quá trình "chọn lọc tự nhiên” trong xã
hội Trong sự vận động hết sức đa dang của các quan hé xã hội những
cách xu sz hợp lý, Phi hơn, được xã hội chấp nhận vi phù hợp với lợi ích
cua giai cấp thống trị nên dần dần được thể chế hóa thành quy phạmpháp luật Nói khác di, những hành vi, cách xử sự phổ biến, trải qua các
le ° - ste ~ = md = oe z ƒ ,
hiển cỏ x5 hội, vượt lên những yêu tố ngẫu nhiên được khái cudt hóa
Trang 17thành những quý phạm pháp luật mang tinh ổn định và chuân mực Từ
each nhin nhận đó có thé coi pháp luật mang tính quy luật Khách quan.
nhan anh tính xã hoi mang giá trị xã hội của pháp luật.
1.1.2 Khai niệm khung pháp luật:
¡.- Trong khoa học pháp lý khái niệm khung pháp luật từ lâu được
sử dung khá phổ biến Trong một số tài liệu khái niệm khung phap luật
còn được gọi là "khuón khổ pháp luật" hay "khuôn khổ pháp lý" (tiếng
Anh là Legal Framework, tiếng Pháp là Cadre Juridique)
Hiện tại vẫn có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm về
khung pháp luật GO nước ta khái niệm này còn có nhiều cách gọi khác ©
nhau như: "khung pháp lý", "khuôn khổ pháp ludt" song thực tế khi
tim hiểu nội dung mà nhiều tác giả trình bày thi thấy không có sự mâu
thuẫn về nội dung và nổi lên một số điểm đáng lưu ý là:
Một là: Khung pháp luật được hiểu ở những cấp độ khác nhau:
Trong nhiều trường hợp và theo nghĩa rong, khái niêm khung pháp
luật được dùng để chỉ một trật tự pháp luật tương ứng với một trật tự kinh
tê-xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định Trật tự pháp luậtchính là trật tự xã hội hình thành trên cơ sở pháp luật hoặc do thi hànhpháp luật mà có Theo cách hiểu nay, nhiều người thường dé cập tới
khung pháp luật của nền kinh tế kế hoạch hóa", "khung pháp luật của
nén kinh tế thị trường".
Cũng trên cơ sở hiểu khung pháp luật theo nghĩa rộng nhưng ở motbình diện khác, người ta còn nói tới "&hwng pháp luật kinh tế của nêm
Trang 18indie the irưửng TỰ do" “khung pháp luật của nén kính tế thị Irườòng xd
su", Tiêu ch: cua sự phan biết này het sức tương đôi và chủ vếu dựa trên
những đặc trưng vẻ ban chất nguyên tắc tổ chức và cơ chế vận hành của
hai mo hình Kinh tế nay Ching hạn xu hướng chung của mọi nền kinh
tẻ thị trường tu do là tuyệt đối hóa lợi nhuận trên cơ sở khuyến khích tự
do kinh doanh tu do sở hữu, nới lỏng sự kiểm tra giám sát từ phía Nhà nước Ngược lại ở những nước phát triển theo mô hinh nền kinh tế thị trường xã hội (như Đức Thụy Điển ) thì bên cạnh việc dé cao sự binh
ding nhưng luôn nhãn mạnh yếu tố xã hội và nhu cầu bao vệ sinh thái,
duy tnt SỰ én định xã hội va bao vệ lợi ich cộng đồng, điều mà A.Mueler sọi là "nền kinh tế thị trường có điều khiển".
Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp khái niệm khung pháp luật cònđược hiểu theo nghĩa hep Trong trường hợp đó, người ta thường nói tới
khung pháp luật về hành chính Nhà nước, khung pháp luật về tài chính,ngân hàng khung pháp luật về đầu tư nước ngoài Tương ứng với
khung pháp luật hiểu theo nghĩa hẹp là một lĩnh vực pháp luật cụ thể.
Cũng trên cơ sở hiểu khung pháp luật theo nghĩa hẹp, người ta cònnói đến "phần cứng" và "phần mém" của khung pháp luật Ví dụ, tác giả
Nguyễn Niên cho rang "trong tình hình kinh tế nước chưa ổn định, khi
ban hành khung pháp luật cần có phần cứng xác định nguyên tắc "cácvấn dé chủ yếu để làm khung" đồng thời cần phái có phần mềm, tức làtrong một văn bản pháp luật cần có quy phạm mệnh lệnh, cớ quy phạmtùy nghi có quy phạm hướng dẫn Cũng có thể suy rộng ra, trong hệthông pháp luật kinh tế thì Luật, Pháp lệnh là phần cứng, còn Nghị định
Quyết định là phần mềm" [64, Tr.10]
Hai là: Khung pháp luật tổn tai với tư cách là bô phân cấu thành cơ
chế kinh tế ,
>
Trang 19Neu xét theo quan điểm hệ thống và nhìn nhận trên phương điện
tong quất thi Khung pháp luật một mặt là sản phẩm tất yếu của sự phát
triển các quan hệ Kinh tế với tư cách là đối tượng phan ánh thể hiện cái
“ca cau bên trong” cua hệ thong pháp luật trực tiếp liên quan dén toàn bộ
quá trình sản xuất và tái san xuất xã hội Mặt khác ban thân nội hàm củakhung pháp luật còn chứa đựng những định hướng và giải pháp được
"Nhà nước hỏa” thông qua hoạt động xây dựng pháp luật, theo đó pháp luật tác động lên các quan hệ kinh tế với tư cách là công cu quan lý Chính cái phan cấu thành này của khung pháp luật góp phần quyết định điện mao cua cơ chế kinh tế [ 28, Tr.2 ].
Nhiều tác gia cho rằng, khung pháp luật kinh tế là một khái niệm
tổng hợp, bao gồm tổng thé các quy định và nhóm quy định trực tiếp
tham gia điều chỉnh các quá trình kinh tế và định hướng, giải pháp dé
được cụ thẻ hóa Do đặc trưng riêng có, khung pháp luật kinh tế mang
tính độc lập tương đối, có vai trò và chức năng đặc thù trong cơ chế kinh
tế, nhưng bản thân nó luôn luôn là bộ phận cấu thành của cơ chế kinh tế
Nói tóm lại, không thể có khung pháp luật thoát ly cơ chế kinh tế.
Ầ
Ngược lại tiền đề phá) lý bao dam tính thực thi của một cơ chế kinh tế
nảm ngay trong lòng cơ chế kinh tế ấy mà hiện thân của chúng là khung
pháp luật.
*
Ba là: Truc tiếp phan ánh sư phát triển các quan hé kinh tế khune
pháp luât luôn luôn tồn tai trong sư vân đông và phát triển Bản thân nó
vi vận động là mot dang thức động.
` H
Trang 20Thực tế cho thấy quan niệm cua nhiều tác gia ca trong và ngoài
sạc về khung pháp luật có nhiều điều không thống nhất Tuy nhiên du
‘axe xem xét theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp và đề cập tới trên phương
<a nảo đi nữa thi ý kiến chung đều cho rằng khung pháp luật tự thân né
ion trong trạng thai vận động và phat triển Trong mỗi quốc gia không
ao giờ có thể tên tại một khung pháp luật bất biến cho mọi giai đoạn
hát triển Cơ sở của nhận thừ đỏ là: Khung pháp luật vừa hiện thân sự
hát triên khách quan của các quan hệ kinh tế đồng thời nó còn phan
nh những yếu tế chủ quan trong hoạt động quản lý Nhà nước Dé dam
ao tính năng động, khung pháp luật tự thân nó phải là một dạng thức tộng Cũng tương tự như vậy, không thé có một khung pháp luật thống
‘hat cho mọi trật tự kinh tế, dù rằng nó có thể xây dựng trên những
.guyên lý và định hướng cơ bản giống nhau Khi phân tích về sự phát
riên của khung pháp luật trong nền kinh tế thị trường, Thomas Blanke
cho rằng: "trong thực tế, tồn tại rất nhiều loại hình khác nhau của các xãtội kinh tế thị trường.Tùy theo trình độ phát triển kinh tế, kinh nghiệm
¡ch sử, truyền thống văn hóa, pháp luật và xã hội ở từng nơi mà các điều
kiện khung về tổ chức và pháp lý được thể hiện dưới các hình thức và
Tức độ thích hợp Điều đó có nghĩa là ngay cùng một mô hình nền kinh
'# thị trưởng thi khung pháp luật cũng được tạo ra theo những cách khác
nhau ở mức độ khác nhau"
Tom lại theo tôi nội hàm của khái niệm khung pháp luật chứa đựng những nội dung sau; =
Thứ nhái: theo nghĩa rộng, khung pháp luật là khái niệm tổng hợp.
chi một trật tự pháp luật tương ứng với một trật tự kinh tế-xã hội bao
gom những nguyên tac và định hướng cơ ban của cơ chế kinh tế đã được
Trang 21the chế hóa và tổng thể các quy định trực tiếp tham gia điều chính các
qua trình Kinh tế và các định chế thiết chế có liên quan.
Tut haz: theo nghĩa hep khung pháp luật được hiểu là hệ thống phán
luat thực định, điều chính các quan hệ liên quan đến quá trình san xuất.
kinh doanh và tổ chức quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế nói chung.
Thứ ba: dù được hiểu ở cấp độ nào thi khung pháp luật tự thân nó cũng là bộ phận cấu thành và đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định diện mạo của cơ chế kinh tế, trong mọi quốc gia.
Thứ tu: khung pháp luật là một dạng thức động luôn trong quá trinh
vận động và phát triển Một mặt nó là hiện thân sự phát triển của các quan hệ kinh tế khách quan, mặt khác nó phản ánh sự tác động của nhân
tố chủ quan trong hoạt động quản lý với tư cách là một giải pháp công cụ
fo-1.1.3 Khai niệm khung pháp luật về đầu t
1.- Như trên đã trình bày, khung pháp luật là một khái niệm cần đượchiểu ở những cấp độ khác nhau Nếu như nhận đầu tư trực tiếp của nước -ngoài là một lĩnh vực hoạt động trong toàn bộ sự vận hành của đời sống
*kinh tế thi khung pháp luật vẻ đầu tư phải được hiểu theo nghĩa hẹp.Điều đó có nghĩa là nó bao hàm tổng thể những quy định của Nhà nước
ban hành nhằm điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh liên quan đếnhoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh là cá nhân hay phápnhan nước ngoài Duong nhiên chữ "kinh doanh" 6 đây phải được hiểu_ theo nghia bao quay là`'việc thực hiện một một số hoặc tất cũ tác tông
PA
Trang 22Joan cua quá trình đầu tu, từ sẵn xuất đến tiêu thụ san phâm hoặc thực
hiện dich vụ trên thị trường nhằm mục đích kiếm lời” (Điều 3 Khoản |
Luat Công ty).
Tuy vậy, quan hệ liên quan đến hoạt dong dau tư trực tiếp nước
ngoài thi lại rất rộng Pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài do vậy
khong chỉ dừng lại ở những quy định của Nhà nước thể hiện chủ quyền
của một quốc gia liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài với tư cách là một chủ thể kinh doanh mà còn bao gồm cả những "khế ước” (nói khác
đi là những cam kết) vượt ra khói tam quốc gia, theo đó các Nhà nước
tham gia không chỉ có nghĩa vụ với nhau mà còn cùng đồng thời điều
chỉnh các quan hệ phát sinh đến hoạt động của nhà đầu tư Theo tôi, có
thể xem đây là một trong những đặc thù rất cơ bản của khung pháp luậtđầu tư trực tiếp nước ngoài
VINA a
Quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế, quá trình hòa nhập làm chocác quan hệ quốc tế đa phương và song phương ngày càng trở nên đadạng và phức tạp Tuy vậy, cũng cần lưu ý là: không phải mọi quan hệkinh tế đó mà pháp luật điều chỉnh đều thuộc nội hàm khung pháp luật
về đầu tư nước ngoài Nói cách khác, phải nhin nhận từ ban chất chứ
không phải hình thức biểu hiện của các mối quan hệ đó
Tóm lại, theo chúng tôi, khung pháp luật về đầu tư trực tiếp nướcngoài ở đây được hiểu là tổng thể những quy định quốc gia và một bộphận quy định mang tính quốc tế có liên quan trực tiếp đến hoạt độngcua các nhà đầu tư nước ngoài với tư cách là các chủ thể kinh doanh.
Trang 23^.- Các hộ phan cấu thành khung pháp luật dau tư trực tiếp nước
ngoài:
Các bệ phận hay yếu tố cấu thành của khung pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài cơ ban gồm hai bộ phan:
Bo phản thứ nhất: (hay yếu tố cấu thành thứ nhất) là hệ thống pháp
luật thực định Việt Nam về đầu tư và bảo hộ đầu tư nước ngoài Trong số
này quan trong nhất là Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987đến nay đã qua ba lần sửa đổi, bổ sung Bên cạnh đó là những quy định trong các văn bản khác về những vấn đề có liên quan như tư vấn đầu tư.
xuất nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, tài chính, kế toán, kiểm toán
Cu thể theo thống kê đến nay, Nhà nước Việt Nam đã ban hành tới
trên 100 văn bản trực tiếp liên quan đến đầu tư nước ngoài
Bo phân thứ hai, Những yếu tố quốc tế của khung pháp luật đối với
đầu tư nước ngoài chủ yếu điều chỉnh hai nhóm vấn đề:
- Bao hộ nguồn vốn dau tư;
- Tránh đánh thuế hai lần
Nội dung này được thể hiện ở điều ước quốc tế đa phương, các hiệp
định song phương về tránh đánh thuế hai lần và các hiệp định song
phương vẻ khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam là thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam A (ASEAN) Việt Nam đã bình thường
hoá quan hệ với Mỹ là quan sát viên của Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO) Đá là những mốc quan trọng của Việt Nam hội nhập với nền
Trang 24kinh tế thế giới đã đòi hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế và khung
pháp luật phù hop với thông lệ quốc tế đồng thời van dam bao lợi ích của
Viet Nam phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện dai hoá.
- Điều tóc quốc tế da phương:
Do nhu cầu tăng trưởng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang
phàt triển những năm gần đây nhiều quốc gia đã tích cực cai thiện môi trường pháp luật quốc tế của mình bằng cách ký kết các diéu ước quốc tế
với quốc gia xuất khâu vốn
Thực tế đó đã yêu cầu cần có một tổ chức dam bao đầu tư đa biên ra đời để cải tạo môi trường đầu tư hiện tại, đưa ra các bảo đảm và cam kết
để thúc dav hoạt động đầu tư Ý tưởng về việc thành lập một tô chine
dam bao đầu tư đa biên đã được đưa ra thao luận tại Ngân hang quốc tế
về Tái thiết và Phát triển trong thời kỳ từ năm 1962-1972 nhưng không
đưa ra được một quyết định cụ thể nào Năm 1981 vào cuộc họp hàng
năm của Nsân hàng Quốc tế, vấn dé này được đem ra thao luận Déntháng 4/1984, các nội dung chính của việc thành lập Tổ chức Đảm bảođầu tư đa biên MIGA (Multilateral Investment Guarantee Agency) da
thống nhất, thang 9/1985 Công ước MIGA chính thức được công bố [13]
Hoạt động chính của Tổ chức MIGA là dam bao cho khoản đầu tưcủa các nước thành viên tránh khỏi các rủi ro phi thương mại (NonCommercial Ricks), những rủi ro trong việc chuyển tiền, phá vỡ hợp
đồng quốc hữu hóa chiến tranh Bằng các nghiệp vụ như: bao hiểm.tái bao hiểm đồng bảo hiểm chuyển no Mục đích cuối cùng là thúc
dav sự di chuyển của dòng vốn đầu tư từ các nước phát triển sang các
nước dang phát triển [ 46 ] _ #
Trang 25Ngày 27/9/1993, Thong doc Ngân hang Nha nước CHXHCN Việt
Nam dai điện cho Chính phu Việt Nam đã ký Kết tham gia Công ước
NI(GA tại Washington D.C.
Chính nhờ việc tham gia vào MIGA mà Việt Nam có kha năng thực hiện một số dự án có tranh chấp về lãnh hải (như các Dự án thăm dò, khai thác đầu khí quanh quần dao Trường Sa ).
Công ước MIGA là điều ước quốc tế đa phương đầu tiên trong lĩnh
vực dau tư nước ngoài mà`Việt Nam tham gia
Đáng lưu ý là ta cũng đã tham gia Công ước New York về "Cong
nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài" Đây là cơ sở
để hoàn thiện hơn nữa khung pháp luật cho đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam
- Các Hiệp định song phương về tránh đánh thuế hai lần:
Việc ký kết các Hiệp định song phương về tránh đánh thuế trùngnhằm giai quyết việc đồng thuế của công dân và công ty nước ngoài hoạtđộng trên lãnh thổ nước minh và ngược lại Day là vấn đề kinh tế-pháp lý
dat ra cho tất cả các quốc gia, nhất là trong giai đoạn hiện nay, nhiều _quốc gia đang xuất khẩu hoặc nhập khẩu vốn đầu tư Việc ký kết các
Điều ước song phương nhằm giải quyết vấn đề tránh đánh thuế hai lần
hoặc trốn thuế ở cả hai quốc gia (double non-imposition)
Hiện nay, Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế trùng với 27quốc gia (danh sách kèm theo ở phụ lục) dựa trên mẫu do Tổ chức Hợp
lac phát triển kinh tế (OECD) cung cấp Nội dung cơ bản của Hiệp định
Trang 26Ki).
nav là phan chia việc đánh thuế giữa hai quốc gia tham gia ký kết đối với
hạ loại thuế: thuế thu nhập thuế tài sẵn và thuế thừa ké.
Các quốc gia tham gia ky kết thoa thuận dành che công dan và công
ty của quốc gia ky kết kia chế độ đãi ngộ quốc dan (National Treatment) khi nó hoạt động trên lãnh thổ quốc gia ký kết với nước sở tại Với nội dung như vậy các Hiệp định song phương về tránh đánh thuế song trùng
đã gop phần tạo nên một môi trường pháp lý én định trong đó tạo ra cho
các nhà đầu tư của các quốc gia ký kết một địa vị pháp lý bình đảng với
cong dân và pháp nhân của minh, thúc day cạnh tranh lành mạnh Tài
sản và thu nhập hợp pháp của các nhà đầu tư được đảm bảo chắc chắn.
- Các Hiệp định song phương về khuyến khích và bao hộ đầu tu:
Để hoàn thiện khung pháp luật FDI của Việt Nam, cùng với việc ký
các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Việt Nam cũng đã ký các Hiệpđịnh song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với trên 30 quốc gia(xem danh sách kèm theo ở phán phụ lục) Trong các Hiệp định này haiquốc gia tham gia ký kết thống nhất về sự đảm bảo cho tài sản và lợinhuận của chủ đầu tư thuộc nước ký kết kia, đặc biệt là vấn đề quốc hữuhóa và chính sách bồi thường Hai Bên cam kết một sự đối đãi công bằng
và bình đẳng, chính sách ưu đãi thuế và quy định cụ thể việc giải quyết
khi có tranh chấp x4y ra
Việc ký các Hiệp định này là một giải pháp hữu hiệu cho dam baodau tư, tạo ra môi trường pháp lý quôc tế thuận lợi cho đầu tư nước
ngoài.
Trang 27Khi nehien cứu khái niệm FDI ở nước ta theoLuat Dau tư nước ngoài
cản chú ý phan biệt khái niệm đó với khái niệm FDI theo các Hiệp định
vẻ khuyến khích và bao ho đầu tư mà Việt Nam đã kÝ với nước ngoài.
Theo các Hiệp định này thuật ngữ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)được sử dụng để chi các loại tài san mà các nhà đầu tư của nước ký kết
này đã dùng để đầu tư vào nước ký kết hữu quan kia Khái niệm đó cũng được sử dụng để chỉ các giá trị tài san của các nhà dau tư của các nước hữu quan Danh mục các tài sản và các giá trị tài sản được gọi là "đầu tư”
đó rất rộng từ những cái rất cụ thể như "cổ phan", "bản quyền” các
"động sản” "bất động sản" đến những cái rất trừu tượng như "yêu sách
về tiền được sử dụng để tạo ra giá trị kinh tế”, "yêu sách về dịch vụ có
giá trị kinh tế” hoặc "các địa nhượng theo công pháp” [62, Tr.45]
Nhu vay, cùng với việc Việt Nam tham gia Công ước MIGA, việc
ký kết các Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, vềtránh đánh thuế trùng và việc tham gia Công ước New York về công
nhận và thi hành các quy định của Trọng tài nước ngoài, Việt Nam đã
khẳng định sự nỗ lực, li gắng của minh trong việc hoàn thiện môi trường
pháp lý FDI hay nói khác đang hoàn thiện khung pháp luật về đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI)
Tuy nhiên, khung pháp luật chỉ có thể phát huy hiệu quả khi nó có
*một cơ cấu thích hợp, có sự tương tác chặt chẽ với hệ thống pháp luật
trong nước.
1.2 Dau tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của khung pháp luật
đầu tư trực tiếp nước ngoài:
1.2.1.- Đầu tư trực tiếp nước ngoài: ,
Trang 28Điều 2 Chương I về Những quy định chung đã ghir 6 trong Luật Dau
tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 "Đầu tư trực tiếp nước ngoài” là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền
hoặc bất kỷ tài sản nào để tiến hành các hoạt động dau tư theo quy địnhcua Luật nay
Đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiếng Anh là ‘Foreign Direct Investment sau đây goi tắt là FDI.
Nguồn vốn nước ngoài vào một nước được chia làm hai loại: dau tư
gián tiếp và đầu tư trực tiếp.
- Đầu tư gián tiếp là loại đầu tư mà người bỏ tiền vào hoạt động kinh
doanh của cơ sở kinh tế không trực tiếp nắm giữ quyền sở hữu và tham gia điều hành cơ sở kinh tế đó, chẳng hạn như, hiện nay Ngân hàng Thế
giới (WB), Quỹ Tién tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu A
(ADB) đã cho Việt Nam vay với các khoản ưu đãi để xây dựng một số
công trình như nâng cấp đường quốc lộ, một số công trình thủy lợi
WB, IMF, ADB sẽ không sở hữu và không tham gia việc điều hành khai
thác những công trình này Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm tim biện
pháp thu hồi vốn để tra vốn và lãi cho họ theo các điều kiện đã được hai
bên thỏa thuận
_ - Đầu tu trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vàoViệt Nam vốn bang tiền hoặc bất kỳ tài san nào [ 24 ] bao gồm: |
+ Hinh thức 100% vốn, là hình thức chủ đầu tư nước ngoài bỏ
100% vốn thành lap xí nghiệp ở Việt Nam, nhận tư các pháp nhân của
Việt Nam š
Trang 29+ Hinh thức liên doanh là hình thức chu dau tư nước ngoài và
chu đầu tư Việt Nam cùng góp vốn thành lập công ty và cùng nhận tư
cách pháp nhân mới của Việt Nam.
+ Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (còn gọi là hợp doanh)tức là chủ đầu tư nước ngoài và trone nước cùng bỏ vốn kinh doanh theo
một ban hợp đồng mỗi bên hoặc nhiều bên tự giữ lấy tư cách pháp nhân
rêng không thành lập một pháp nhân mới.
+ Hình thức BOT (hợp đồng xây dựng- kinh doanh-chuyển giao)
là hình thức cơ quan Nhà nước có thấm quyền của Việt Nam ký kết với
chủ đầu tư nước ngoài để xây dựng một hay một số công trình ròi tự kinh doanh để thu hồi vốn và khoản lãi nhất định trong một thời gian nhất định, hết thời han nhà đầu tư chuyển giao công trinh không bồi hoàn
công trỉnh đó cho Nhà nước Việt Nam
+ Hinh thức BTO (hợp đồng xây dựng-chuyển giao-kinh doanh)
là hinh thức cơ quan Nhà nước Số thấm quyền của Việt Nam và nhà đầu
tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong nhà
đầu tư nước ngoài chuyển giao công trinh đó cho Nhà nước Việt Nam,Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình
đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợplý.
+ Hinh thức BT (hợp đồng xây dựng-chuyển giao) là hình thức
cơ quan Nhà nước có thầm quyền của Việt Nam và nhà đầu tr Việt Nam
để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng: sau khi xong nhà đầu tư nướcngoài chuyến công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt!
Trang 30+ Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và
thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, do Chính phủ thành lậphoặc cho phép thành lập
Nhìn lại lịch sử quá trinh hình thành đầu tư trực tiếp trên thế giới, lúc đầu các quốc gia chỉ phát triển quan hệ buôn bán với nhau Về sau từ sự
phát triển của các quan hệ buôn bán, trao đổi hàng hóa hình thành các
dòng chảy của vốn, trước hết là dòng vốn tín dụng, vốn tài trợ của nước
ngoài và dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp của tư nhân Các dòng chảy của
vốn lúc đầu có tính một chiều, chảy từ các quốc gia phát triển có dư vốn
sang các quốc gia kém phát triển, thiếu vốn Sau đó, dòng chảy của vốn
cũng đã trở thành dong chảy hai chiều như dòng chảy của hàng hóa [ 94, |
Tr.8 J.
Một trong những quốc gia phát triển hàng đầu thé giới là Mỹ đã từng
là chủ đầu tư, chủ các dòng chảy đi khắp thế giới, cũng đã trở thành một
thị trường thu hút vốn đầu tư lớn nhất thế giới Đã qua rồi, thời kỳ mộtquốc gia chuyên sản xuất một loại hàng hóa thành phẩm để xuất khẩusang các nước khác và nhập khẩu các nguyên, nhiên liệu cần thiết Thực
tế cho thấy trong những năm qua các công ty muốn xuất khẩu hang hóa
cua minh vào một quốc gia đã to ra lạc hậu Xu hướng phát triển kinh tế
Trang 31mo hiện nay là mở rộng tất cả các cửa va mo ra ca hai chiéu: xuất nhập
khâu hàng hea, tự bản, dich vụ, công nghệ Kỹ thuật và cá lao
dong [51] Quốc gia nào tự mình biến đổi để có thể tạo ra được những
điều kiện tốt nhất cho dòng chảy của các nguồn vốn đầu tư thi quốc gia
đó có được những phát triển đáng kể Như người ta thường nói "đất lành chim dau" các nhà đầu tư nước ngoài chỉ tim đến những nơi nào có thé
đẻ thêm ra tiền của cho họ, chính vi vậy đã hình thành những khu vực canh tranh von đầu tư nước ngoài [ 77 ].
Như vậy phân tích khái niệm về đầu tư trực tiếp của Việt Nam theo
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thể rút ra một số nhận xét:
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc vận động của tư bản từ nước
ngoài vào Việt Nam theo những điều kiện nhất định;
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có cả sự hoạt động nhất định của các nhà đầu tư nước ngoài nhằm đạt được những mục tiêu nhất định
trong những điều kiện nhất định nhằm khai thác có hiệu qua tài nguyên,tạo thêm công ăn việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu và các dich vụ thu ngoại
tệ, tăng tích lũy cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (79).
+ Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 của Việt Nam thừa nhận cáchình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm thêm những hinh thức liêndoanh mới như BOT, BTO, BT, Khu công nghiệp, Khu chế xuất Đây là những quan niệm mới phát triển lý luận pháp luật về đầu tư nước ngoài.
Trong bởi cảnh lịch sử và tinh hình quan hệ quốc tế hiện nay Việt
ul £ we _« ^ z ề s & Đà
Nam cần cé chiến lược đầu tư nước ngoài phù hợp tiếp tục hoàn thiện
Trang 32các văn bản pháp luật về đâu tư nước ngoài dua chúng lên một tam cao
mới trone chiến lược phất triển quốc gia.
Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được pháp luật quy định
ciine cần được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện, bao gồm cả đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam và cả đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.
1.2.2 Vai trò của khung pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Trong mối quan hệ với kinh tế, pháp luật là biểu hiện về mặt hinh
thức pháp lý những nội dung kinh tế Mặc dù sinh ra từ các điều kiện và
tiền đề kinh tế khách quan nhưng pháp luật không phản ảnh thụ động mà
luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tác động trở lại với nội dung
kinh tế Vi vậy, để tìm hiểu vai trò của khung pháp luật đầu tư trực tiếp
nước ngoài với sự phát triển của nền kinh tế nói chung cần phải xuất pháttrên cả hai phương diện: vị trí của khung pháp luật về đầu tư trực tiếpnước ngoài trong hệ thống pháp luật nói chung và chức năng của nó
trong điều kiện của nền kinh tế thị trường
Xét về mặt khách quan, vai trò của khung pháp luật đầu tư trực tiếp
nước ngoài, trước hết thể hiện ngay vị trí của nó trong cơ chế kinh tế.Trong nền kinh tế thị trường, không thể nói đến việc xây dựng và hoànthiện cơ chế kinh tế nếu không quan tâm đến việc phát triển và đồng bộ
hóa khung pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài
Việc đi sâu tìm hiểu chức năng của khung pháp luật đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong quá trình tham gia điều chỉnh các quan hệ kinh tế ở day
với tư cách là một công cụ đặc thù.
Trang 33Nhu phần trên đã nèu khung pháp luật đầu tu trực tiến nước ngoài được cầu thành bởi những bo phar Khác nhau Những bộ phan nav tuy có mot quan hệ mật thiết, chỉ phối và trực tiếp ảnh hướng lẫn nhau tồn tại trong một chính thể thống nhat nhưng lại luôn luôn mang tính độc lập tương doi Chính vi vậy nếu nhin trên tổng thé vai trò cua khung pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài thể hiện trên các phương diện sau:
Thứ nhất: khung pháp luật FDI tạo cơ sở cho việc xác lập những
nguyên tac pháp lý cơ bản bao dam tính dinh hướng trong sự vận hành của luật đầu tư trực tiếp nước ngoài Có thể nói, đây là vai trò của các
diều kiện khung-bộ phận câu thành đầu tiên của khung pháp luật FDI.
Với những mục tiêu và dinh hưởng cơ ban, phan ánh những doi hỏi
khách quan của sự phát triển các quan hệ kinh tế được thể chế hóa bộ phận cau thành này hình thành những nguyên tắc pháp lý xuyên suốt, chi
phối sự vận hành của cơ chế quan lý kinh tế cũng như bao dam sự phat
trién có định hướng của các quan hệ kinh tế Để xây dựng và phát triển
một nền kinh tế thị trường thực thụ, bất kỳ ở đâu và trong hoàn cảnh nàocũng không thể bỏ qua các nguyên tắc rường cột như tự do kinh doanh
tự do sở hữu, tự do hinh thành gia ca, khuyến khích cạnh tranh [78
Tr.20] Một khi những nguyên tắc trên được thể chế hóa thành những
nguyên tắc pháp lý thi nó trở thành những tiêu chí cho sự lựa chọn hi
thống các giải pháp, công cụ để tác động lên các quá trình kinh tế, làn
cho nó không thoát ly trật tự hình mẫu mà nó dang vửơn tới.
Trong bước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nékinh tế thị trường thi việc nhận thức đúng cơ cấu của khung pháp lu¿
FDI càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Cơ chế mới đang trons qu trình hình thành do vậy cần có thời gian khẳng định trong khi không ph¿
Trang 34muốn N
Thứ hai: khung pháp luật FDI dat cơ sở cho việc hoạch định chương trình, kế hoạch xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật FDI
vat chất để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong mọi hoạt động kinh tế.
Vai trò và giá trị xã hội to lớn của pháp luật thể hiện ở chức năng điều
chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật Sự điều chỉnh này được thực hiệntheo hai hướng chủ vếu: một mat, phầp luật ghi nhận các quan hệ xã hội
và mặt khác bảo đảm cho cac quan hệ đó phát triển Nhu vậy, pháp luật vừa làm chức năng "rrật tu hóa", vừa đưa chúng vào những khuôn mẫu
nhát định để tạo điều kiện cho chúng phát triển Trong nền kinh tế thịtrường, các quan hệ kinh tế ngày càng trở lên phong phú và đa dạng
Việc định rõ khung pháp luật FDI với các bộ phận cấu thành của nó
trong một giai đoạn hay thời kỳ cụ thể nhất định tạo cơ sở để xư lý mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành của nó Có thể khẳng định, khung
pháp luật FDI được xác định trở thành tiêu chí cho việc hoạch định một
chiến lược xây dựng hệ thống pháp luật đầu tư nước ngoài nói chung
củn IQ như làm co sở định ra chương trinh và kế hoạch xây dựng, hoànthiện hệ thống pháp luật trong mỗi giai đoạn để dam bao sự ăn nhịp của
Trang 35Môi trường pháp lý bao dam cho sự phát triển của các quan hệ kinh
tế đòi hỏi sự chú ý trên cả hai phương diện: sự đồng bộ của các luật và
sư hiện diện của các định chế, thiết chế tương ứng [ 38 }.
Về cơ bản, Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài và các văn bản pháp quy
đã hình thành một hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động đầu tưtrực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Bao gồm những văn bản hướng dẫn
thi hành luật đầu tư nước ngoài, bao gồm những văn ban dưới luật, có thể
chia thành các nhóm như sau: i
- Những quy định về thuế và ngân hang, kế toán, thống kê;
- Những quy trình chuyển giao công nghệ, sở hữu công nghiệp;
- Những quy định về hải quan, xuất nhập cảnh;
- Những quy định về đất đai tài nguyên;
- Những quy định về hợp đồng kinh tế, trọng tài, doanh nghiệp;
*.
- Những quy định về quản lý và triển khai dự án
Thư uc việc làm rõ mối quan hệ va sự tác động qua lại giữa các béphan cấu thành của khung pháp luật FDI tạo tiền dé cho việc dé ra nhim;
biện pháp và giải pháp cụ thể, thích hợp nhằm báo đảm tính thực thi củ:
" Mi a
Trang 36ad L2
Ve mat ly thuyết, tính hiệu lực cửa pháp luật nằm ngày trong tế bào
cua chung tức hệ thông các quy phạm pháp luật [29] Trong hoạt động ap
dung phán luật việc giai thích, cu thể hóa hoặc hướng dẫn thi hành là cơ
sở đẻ xác định rõ quyền nghĩa vụ cũng như hành vi thực tế cua các chủ
thể có liên quan
Nay ta A T
Vai trò của khung pháp luật FDI trong nền kinh tế thị trường thể hiện
trước hết ở vị trí của nó trong cơ chế kinh tế Với tư cách là yếu tố cấu
thành sự đồng bộ của pháp luật, khung pháp luật FDI góp phần vào việc hình thành và quá trỉnh hoàn thiện cơ chế kinh tế mới Việc làm rõ các
vếu tế cấu thành khung pháp luật FDI tạo điều kiện cho việc định hướng
xây dựng hệ thống pháp luật, phát triển môi trường cần thiết bảo đảm cho việc vận hành có hiệu quản của cơ chế kinh tế cũng như sự phát triển
-các quan hệ kinh tế nói chung
Như trên đã nêu, khung là giới hạn những nội dung được bao hàm
trong đó Đối với khung pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, giới hạn
rộng hay hẹp là tùy thuộc vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhànước ta, tùy thuộc vào trình độ phát triển của đất nước
Khung pháp luật FDI và môi trường đầu tư có liên quan mật thiếtvới ˆnhau Khung pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng với môi trường đầu tư Trong những năm qua, mặc dù hạ tầng cơ sở của nước ta còn nghèo nàn,yếu kém song nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn đổ vốn vào đầu tư là do
mới trường đầu tư của ta hấp dẫn với sự ổn định về chính trị và sự phát
triển về kinh tế [ 8 Tr 10 ].
Trang 373
Khung pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài không thể tách rời
khung pháp luật nói chung mà no có tác dụng thúc đây khung pháp luật
phat triển và hoàn thiện Điều này thể hiện rất rõ, do vay đè Luật Dau tư nước ngoài đi vào cuộc sống, cần có một hệ thống luật pháp đồng bộ như
các Luật: Thương mại, Lao động Môi trường Đồng thời việc hoàn
thiện Luật Dau tư trực tiếp nước ngoài cũng là yếu tố khách quan doi hỏi Nhà nước hoàn chỉnh các Luật có liên quan.
Việc hoàn thiện khung pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài được
xem như là công cụ hữu hiệu nhất của Nhà nước trong việc quản lý cáchoạt động đầu tư nhằm khai thác vai trò tích cực, hạn chế những tiêu cựccủa quá trinh di chuyển tư ban Đặc điểm đáng lưu ý là quan hệ về đầu tư
trực tiếp nước ngoài là quan hệ hoàn toàn mang bản chất kinh tế thịtrường, cho nên nó không tránh khỏi những khuyến tật cố hữu của bất cứ
hoạt động thị trường nào như tính tự phát, chạy theo lợi nhuận tối đa,không chú ý tới việc bảo vệ môi trường, không chú ý tới lợi ích xã hội Chính vi vậy, pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài phải thực sự làcông cụ quản lý hữu hiệu của Nhà nước nhằm định hướng, xác địnhkhung pháp luật hay nói cách khác là xác định "sán chơi", thiết lập "hàngrào pháp lui" để các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam làm ăn vớichúng ta [ 24 ].
Trang 38CHƯƠNG 2:
KHUNG PHÁP LUẬT DAU TƯ NƯỚC NGOÀI CUA VIỆT NAM
THỜI GIAN QUA, ĐÁNH GIÁ THUC TRANG VÀ NHUNG VAN
ĐỀ BỨC XÚC ĐẶT RA
2.1 QUA TRÌNH XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LUẬT
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI VIỆT NAM VÀ THỰC TRANG
CỦA NÓ
2.1.1- Quá trình xây dựng Luật Đầu nước ngoài tại Việt Nam:
Tháng 12 năm 1987, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tạo cơ sở pháp
lý cơ bản cho các hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam Luật gồm 5chương với 42 điều qửy định về Tinh vực khuyến khích đầu tư, về hìnhthức đầu tư, về quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân đầu tư nước
ngoài; về cơ quan Nhà nước quản lí đầu tư nước ngoài Luật được xây
đựng, ban hành trong bối cảnh đất nước mới bước vào thời kỳ đổi mới
sau đại hội lần thứ VI của Đảng, nền kinh tế trong nước về cơ bản vẫnđược tổ chức quản lí theo nguyên tắc kế hoạch hóa tập trung [104], chưa
có đạo luật kinh tế theo nguyên tắc của kinh tế thị trường được thông qua _ ban hành Quan hệ đối ngoại, đặc biệt là kinh tế đối ngoại còn nhiều mặt
hạn chế, tap trung chủ yếu với khu vực Liên xô cũ và Đông âu Do vậy,Luật Đầu tư đã được xây dựng như là luật kết hợp giữa luật khung và luật
chuyên nghành qui định khong chỉ những vấn đề có tính nguyên tắc mà
Còn gồm cá những vấn đề cụ thể liên quan đến việc tổ chức, hoạt động
Cua các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trang 39ta 5
Tháng 6 năm 1990, Luật sta doi bố sung một số điều của Luật Dau
tự nước ngoài tại Việt Nam đã sửa đổi bổ sung 15 trong sẽ 42 Điều cua
Luat nam 1987 Noi dung sua doi bao gồm các vấn dé về bên Việt Nam:
vẻ hợp đồng agp tác kinh doanh: vẻ xí nghiệp liên doanh (khái niệmphản gop vốn của bên hoặc các bên nước ngoài: Hội đồng quan trị, Ban giám đốc xí nghiệp: miễn giảm thuế lợi tức) và về việc các tổ chức kinh
tế tư nhân Việt Nam được hợp tác kinh doanh với tổ chức, cá nhân nước ngoài Luật sửa đối bố sung luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lần thứ
nhất đã xác định các khái niệm và nội dung quan hệ trong các xí nghiệp
liên doanh; đồng thời xử lý một số vấn đề quan trọng có tính nguyên tắc
là cho phép tê chức kinh tế tư nhân Việt Nam được trực tiếp hợp tác đầu
tu VỚI nƯỚC ngoài
Trong lần thứ hai sửa đổi bổ sung Luật đầu tư tháng 12 năm 1992,Quốc hội đã thông qua việc sửa đổi bổ sung các qui định về bên Việt
Nam gồm | hoặc nhiều doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế: vềkhu chế xuat xí nghiệp chế xuất; về hop đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển SÏBG, (BOT); về việc thỏa thuận tăng dần ty trọng góp vốn củabên Việt Nam trong vốn pháp định của xí nghiệp liên doanh; về thời han
hoạt động của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; về việc mở tài khoản
vốn vay tại ngân hàng ở nước ngoài; về nguyên tắc không hồi tố, vềnhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài.
So với Luật sửa đổi bổ sung lần thứ nhất, Luật sửa đổi bổ sung lần
thứ hai đã sta đối bổ sung nhiều nội dung có tính chất cơ bản hơn Đó làviệc thu hút đầu tư và góp vốn đầu tư mới: đã đưa ra các biện pháp mới
để bao vệ lợi ích của bên Việt Nam và Nhà nước Việt Nam, đồng thời
Cũng có những giải pháp dé làm an tâm và tạo thuận lợi cho các nhà đầu
lu nước ngoài ?
Trang 40Như vậy sau hai lần bố sung, sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài van giữ nguyên bỏ cục cũ gồm 5 chương và 42 điều qui định những nguyên tác chung và một số nội dung cụ thể liên quan tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Tuy nhiên số chương điều cua Luật Dau
tư nước ngoài năm 1987, năm 1990 cũng như 1992 chưa đầy đủ và cụ
thé các chế định để điều chỉnh việc tổ chức và quan lý các hoạt động đầu
tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam Do vậy, sau mỗi lần ban hành
hoặc sửa đối bổ sung luật, Chính phủ đều phải ban hành Nghị định của
Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại ViệtNam Căn cứ vào quy định của luật và nghị định, cơ quan quan lý Nha
nước về đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan ban hành các Thông tư
hướng dẫn các hoạt động đầu tư trực tiếp cua nước ngoài
Trong quá trình đổi mới xây dựng nền kinh tế thị trường theo định
hướng Xã hội Chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, Quốc hội và Chính
phủ đã lần lượt ban hành nhiều văn bản luật và dưới luật [ 109, Tr.22 ]như: Luật đất đai, Luật Thuế xuất nhập khẩu, Luật thuế doanh thu, Luật
thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật lao động, Luật Công đoàn, Luật bảo vệ và
phát triển rừng, Luật dầu khí, Luật công ty, Luật doanh nghiệp Nhà nước,Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật
Phá sản doanh nghiệp, Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Ngân hàng, Pháp lệnh
Hai quan, Pháp lệnh thuế tài nguyên, Pháp lệnh chuyển giao công nghé,
Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Pháp lệnh chất lượng hàng hóa Pháp lệnh đo lường) Phap lệnh về kế toán thống kê, Pháp lệnh vẻ tàinguyên khoáng sản, Pháp lệnh về quyền của các tổ chức cá nhân nước
ngoài đối với quyền sử dung đất, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, Quy chế
khu chế xuất, Quy chế hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) Quy chế khu công nghiệp Đó là một sự nỗ lực rất lớn trong sử