1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Phương pháp hoà bình trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế

217 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương Pháp Hoà Bình Trong Việc Giải Quyết Các Tranh Chấp Quốc Tế
Tác giả Kéo Pheak Kdey
Người hướng dẫn PGS-TS Lê Minh Thông
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Quốc Tế
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2002
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 217
Dung lượng 49,47 MB

Nội dung

Từ năm 1970, nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá XXV chính thức ghi nhận trong Tuyên bố về các nguyên tắc của l

Trang 1

BỘ JAo DỤ? VÀ ĐÀO TẠO TRUNG TÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN QUỐC GIA

VIỆN NGHIÊN CỨU NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUAT

KEO PHEAK KDEY

PHƯƠNG PHAP HOA BÌNH.

TRONG VIEC GIẢI QUYẾT CAC TRANH CHAP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: LUẬT QUỐC TẾ

Mã số: 5.05.12

Người Iutớng dẫn: PGS-TS LÊ MINH THONGxiên nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật

THƯ VIEN “is

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HA NỘIPHÒNG GV

- HÀ NỘI - 2002

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi #am đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số iệu, kết qdghién cứu nêu trong luận án là trung thực và tôi xin chịu trách nhiéy tất cả những số liệu và kết quả nghiên cứu đó Luận an này

chua từng ¢ ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2002

TÁC GIA LUẬN AN

he

KEO PHEAK KDEY

Trang 3

MỤC LỤC

[Ở ĐẦU Q2 20 Hee ¬ critetttreteettittnapeneeee

J Tính cấp thiết của để tài eect HH ng HH2 uÐ có

2 Tình hình nghiên cứu dể LầI 2 22002222222 rrrya O

3 Mục dich nghiên cứu va nhiệm vị của luận an ces 7

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của Luận ấn eee 8

3 Phương phấp luận và phương pháp nghiên CỨU c2 9

6 Điểm mới về mặt khoa hỌC c1 2121212 n2 ng 10

7 ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận ấU che 11

8 Bố cục luận ấn -.c nh TH TH ng HH vn cưa LI

THƯƠNG L CƠ SỞ LÝ L UẬN CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH

CUAP QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG PHAP HOA BÌNH 13

tf Tranh chấp quốc tế và việc giải quyết các tranh chấp quốc tế 13[.1.1 Khái quất chung về tranh chấp QUỐC TẾ Q.0 c2 nh ằ 13

1.1.2 Các phương thức chủ yếu giải quyết các tranh chấp quốc tế trong,

[tchy str quam 0020:0100 211 e 15

1.2 Vị trí vai trò của phương phap hoà binh trong việc giải quyết cáclinh phển tiệt LỄ: neeeeiiiicannaseu 1 yas nganonn + tye quyasg La egQ56 ống ga GHI? ak tá teal1.2.1 Khái niệm về phương pháp hoà bình trong việc giat quyết tranh 2 |

0008101090 22 “1Ö: 2I I.2.2 Mối quan hệ gifta nguyên tắc giải quyết các tranh chap quốc tế

bằng phương pháp hoà bình với các nguyên tắc cơ bản khác của tual

1.3 Lịch sử hình thành va phát triển của việc giải quyết các tranh chấpquốc tế bằng phương pháp hoà bình ch Hee, 48

CET LUẬN CHƯƠNG 1 ì co ceeree ho 56

THƯƠNG 2 THUC TIEN GIẢI QUYẾT CAC TRANH CHAP QUẾC

TẾ BẰNG PITUGNG PHAP DOA BÌNH 592.1 Các co sở pháp Inật quốc tế về phương phap hoa bình trong việcgiải quyết các tranh chấp quốc FẾ se che 592.2 Các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế 632.3 Giải quyết tranh chap quốc tế bằng phương pháp hoa bình

thông qua các tổ chức QUỐC (Ế che 89

2.3.1 Giải quyết tranh chấp quếc tế tai Liên hợp quốc : 89

2.3.2 Giải quyết các tranh chấp quốc tế tại các tổ chúc khu vục 94

2.4 Giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua các cơ quan phap lý

00101100 11 3À %6

2.4.1 Trọng tài quốc tế (International Arbitration) co 96

Trang 4

2.4.2 Tòa án Công lý quốc tế (International Court of Justice - ICJ) QR2.5 Thuc tiễn giai quyết tranh chấp quốc tế tai toà án công lý quốc ;ớ.e-ẳẮẳẮẶ{ẶỐốỐốỐốố ,, II2.5.1 Vu kiên về chủ quyền đối với Đền Préah - Vihéar (CAmpuchia

2:0 T18 Wit

2.5.2 Vu eo biển Corfu (Vương guốc Anh/Anbani) - ccccccc cà 129KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.o.cccccccccccccccsessessecsessescssestesesteseststeseetetevevevesceveee: 139

CHUONG 3 TANG CUONG BAO DAM QUOC TẾ ĐỐI VỚI VIỆC

GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHAP QUOC TE BANG

CÁC PHƯƠNG PHÁP HOA BÌNH - 22s cằ2 14]3.1 Su hop tác quốc tế trong lĩnh vuc kinh tế, khoa hoc kỹ thuat vănhoá quốc phòng - yếu tố bao đảm quan trong trong việc giai quyétcác tranh chấp quốc té . - SE ke kec 14]

3.1.1 Ban chất của su hop tác quốc tế sau chiến tranh lanh va xu hướngtoàn cầu hoOÁ - - G11 TT kẽ ar a ae L4Eˆ3.1.2 Các lĩnh vực hợp tác quốc tế phổ biến - S2 c2 s re: 1443.1.3 Các hình thức hop tác QUỐC t@ ooo cc esseececcesaceceuseceseueess 1473.2.Tang cường vai trò của các tổ chức quốc tế va khu vực trong việc

giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình 155

3.2.1 Tăng cường vai trò của Liên hợp quốc -. -.c cài 15S3.2.2 Tăng cường vai trò của các tổ chức khu vue -.- 162

3.3 Hoan thiên pháp luât quốc tế dam bao viéc giải quyết tranh chấp

quốc tế bằng phương pháp hoà bình - 2< ssvssessrei 1663.3.1 Thuc trang pháp luât quốc tế và vial quyết ranh chấp quốc tế 1663.3.2 Hoàn thiên, mở rong các công ước quốc tế liên quan đến việc etat

quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biên pháp hoà bình 1683.3.3 Hoàn thiên qui chế pháp lý đối với tòa án công lý quốc tế, các doiquan giữ gin hoa bình của Liên hợp Quoc .- -. -. ccccs2 175

SET OLUAN coeccccccccccsecccccceccssscesecsessssceceucececsuseseasacsveusecaseveceravecevansvecneceeees 187

AI LIEU THAM KHAO

Trang 5

MỞ ĐẦU

a

1 TINH CAP THIET CUA ĐỀ TÀI

Các xung đột khu vực đã va đang xdy ra trên nhiều khu vực trên thêgiới mà người thiệt thòi nhất là các nước nhỏ yếu Thông thường khi các

tranh chấp và xung đột xẩy ra, các nước trong khu vực và cộng đồng quốc

tế kể cả các quốc gia tham gia trực !iếp vào các tranh chấp đó cố gắng và

nỗ lực để giải quyết các tranh chấp trên qua con đường ngoại giao hay còngọi là sử dụng biện pháp hoà bình trong việc giải quyết các tranh chấpquốc tế

Từ năm 1970, nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng

phương pháp hoà bình đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá XXV

chính thức ghi nhận trong Tuyên bố về các nguyên tắc của luật quốc tê như

là một nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại Các nước thành viên

Liên hợp quốc đều đã cam kết tuân theo nguyên tắc này để giải quyêt các

bất đồng, xung đột hay tranh chap có tính chất quốc tế Tuy nhiên thực

tiền có nhiều trường hợp là việc áp dụng các hiện pháp để giải quyết các

tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia chưa được thật sự bình đẳng, chưa dat

được sự thỏa mãn giữa các quốc gia bởi không ít trường hợp việc giải quyết

„ác tranh chấp dẫn đến việc ký kết các hiệp định ngừng bắn hoặc ký hiệp

lịnh hoà bình đều do sự thu xếp và áp đặt của một số thế lực quốc tế khiến

ho một bên hoặc cả hai bên tham gia tranh chấp đó phải chịu sự tổn that

tay không công bằng, trái với ý nghĩa của Hiến chương Liên hợp quốc và

ác nguyên tắc của luật quốc tế hiện hành Như vậy, việc nghiên cứu lý

uan về phương pháp hoà bình trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế

ó ý nghĩa hết sức quan trọng và cấp bách

Mac dù việc nghiên cứu hoàn thiện lý luận về phương pháp hoà bình

Trang 6

trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế có ý nghĩa hết sức cần thiết vàquan trọng nhưng cho đến nay ở Cămpuchia chưa có công trình khoa họcnào nghiên cứu về vấn dé này và trong sách báo về luật pháp quốc 1é taiCampuchia cũng chưa có đầy đủ Tại Việt Nam cũng có nhiều cêng trình

nghiên cứu nhưng không phổ biến và chỉ có một số bài giảng in ở các giáo

trình của bộ môn luật pháp quốc tế một số trường đại học Vì thế các nhà

nghiên cứu luật quốc tế học kể cả Campuchia và Việt Nam cần phải

nghiên cứu một cách toàn điện và có hệ thống về phương pháp hoà bình

trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế

Tất cả các vấn đề được trình bày trên là những lý do lập luận cho sự

lựa chọn việc nghiên cứu đề tài: "Phương pháp hoà bình trong việc giải

quyết các tranh chấp quốc tế”,

2 TINH HÌNH NGHIEN CUU ĐỀ TÀI

Trong thời gian qua ở Việt Nam đã có một số bai viết, cong trìnhnghiên cứu công khai về các vấn dé pháp luật quốc tế trong đó có đẻ cậpđến các biện pháp giải quyết trật tự quốc tế bằng phương pháp hoa bình

trong luật quốc tế hiện dai Trong số các bài viết, công trình nghiên cứunhư trên tác giả đã cố gắng nghiên cứu về hoạt động ngoại giao và chính

sách đối ngoại hoà bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong 12 tập sách HồChí Minh toàn tập Các bài viết, công trình nghiên cứu của các nhà nghiêncứu luật quốc tế như GS.TSKH Đào Trí Úc, PGS-TS Dinh Ngọc Vượng,PGS-TS Đoàn Năng, TS Bùi Xuân Nhự, TS Nguyễn Hồng Thao, TS NguyễnTrường Giang Th.S Nguyễn Trung Tín

Trong một số giáo trình luật quốc tế, Viện nghiên cứu Nhà nước và

Pháp luạt TTXH và NVQG, Trường đại học Luật Ha Nội Khoa Luật,Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thuộc Dai học quốc gia Hà

Nội đã có chương riêng về biện pháp giai quyết các tranh chap quốc tẻ

hang phương pháp hoà bình trong luật quốc tế Tuy nhiên các bài viet trực

Trang 7

tiép chuyên về biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế trong luật quốc

tế hiện đại còn ít và mới chỉ dé cập đến một số vấn dé lý luận chung củapháp luật quốc tế :

Về tài liệu của nước ngoài, tác giả đã tham khảo và nghiên cứu một

số vấn đề lý luận cơ bản về biện phấp giải quyết trật tự quốc tế bằngphương pháp hoà bình trong luật quốc tế hiện đại của luật gia nước ngoài

Trong đó có thể kể đến các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu

quốc tế như nhóm tác giả F.I Kozevnikov các ông Boutros Ghali, Yobert

K.Shamapande, Oppenheim, S.K.Kapoor, Nagendra Singh, M.Bedjaoul,

Louis Henkin, Edmandjan os manezyk, Danicl G Partan, Martin Dixon,Richard Grouford Pugh, Osear Schachter, Hans Smit đó là các công trình

nghiên cứu luật quốc tế va các biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế

tại các trường đại học ở Pháp, Anh quốc, Mỹ, Ấn Độ các tổ chức quốc tế

như Liên hợp quốc, Toa án quốc tế UNESCO v.v

Tuy vậy, sự phân tích và đánh giá lý luận và thực tiễn và những kết

luận về biện pháp giải quyết trật tự quốc tế trong luật quốc tê ở các nước

Đông Dương chưa phổ biến và chưa đầy đủ Còn ở CAampuchia chưa có mot

công trình nghiên cứu khoa học nào dé cập đến vấn dé trên chỉ có bài

giảng đại cương tại trường đại học Luat tại Pnom Penh

3 MỤC DICH NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CUA LUẬN ÁN

Luận án có mục dich nghiên cứu cả về ly luận và thực tiễn vấn dé giảiquyết các tranh chấp quốc tế trong luật quốc tế hiện đại, có kết hợp với

phân tích một số trường hợp nổi bật trong quan hệ quốc tế để làm sáng tỏ

thêm một số vấn đề ly luận về giải pháp hoà bình trong luật quốc tế Từ đó

kiến nghị một số giải pháp trong xử lý vấn dé giải quyết các tranh chấpquốc tế nhằm làm giảm hớt tình hình căng thẳng và hạn chế trong sinh hoạthiện nay

- Với mục đích nghiên cứu như trên, luận an có những nhiệm vụ

Trang 8

nghiên cứu cụ thể sau đây:

Thứ nhất: Nghiên cứu và đánh giá thực trạng của việc giải quyết cáctranh chấp quốc tế trước các Hội nghị đầu tiên 1889 và 1907 đến nay đặc

biệt là việc giải quyết chiến tranh tại Việt Nam: và giải quyết tranh chấp

chấm đứt cuộc xung đột và lập lại hoà bình tại một số nước

Thứ hai: Phân tích về mặt khoa học những biện pháp khác nhau trongviệc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình giữa cácchủ thể của luật quốc tế và các bên tranh chấp khác, các biện pháp giảiquyết tranh chấp để từ đó có nhận xét và đánh giá đúng trong việc tìm rabiện pháp ngăn chặn và chấm dứt xung đột giữa các bên phù hợp với luật

quốc tế hiện đại

Thứ ba: Phân tích và đánh giá chính sách đối ngoại mềm dẻo củachính phủ Campuchia và Việt Nam trong quan hệ quốc tế thông qua việcphân tích chính sách giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia bằng con

đường đàm phán, công lý và các bên cùng có lợi, |

Do tinh chat phức tap trong việc tìm kiểm các giải pháp để giải quyécác tranh chap quốc tế, đồng thời trong thực tế cũng gap không ít khó khanhoi cách xử sự của các bên tham gia tranh chấp vì thế Luân án này chỉ giới

hạn nghiên cứu cơ bản những phương pháp hoà bình trong việc giải quyếtcác tranh chấp quốc tế phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật

quốc tế

Trên cơ sở giải quyết các vấn đề ly luận và thực tiễn nêu trên, luận ánđưa ra những kiến nghị áp dụng các biện pháp giải quyết các tranh chấpphù hợp với luật quốc tế hiện đạt:

4 GIỚI HAN PHAM VI NGHIÊN CUU CUA LUẬN AN

Do tính chất da dang và phức tap của các vấn đề tranh chấp quốc tếgiữa các quốc gia nên tác giả không có điều kiện để xem xét tất cả các khíacạnh, các nội dung, các giải pháp các hoạt dong ngoại giao liên quan đến

Trang 9

việc tìm ra phương pháp hoà bình để giải quyết các tranh chấp tại nơi xây

ra tranh chấp va cũng không thể nghiên cứu dược hết các vụ tranh chấpquốc tế giữa các quốc gia từ trước đến nay °

Tác gia luận án cũng tập trung nghiên cứu về các biện pháp giải quyếttranh chấp quốc tế bằng con đường dam phán chấm đứt chiến tranh tại ViệtNam thống nhất nước nhà của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh dao sáng

suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam Đồng thời tácgia cũng nghiên cứu về tiến trình dam phán nhằm chấm đứt cuộc xung đội

và lập lại hoà bình tại một số nước vào đầu thập niên 90 mới đây.

Từ xác định lý do, giới hạn và phạm vi nghiên cứu nói trên, luận án

dự kiến tập trung nghiên cứu những phương pháp hoà bình trong việc giải

quyết các tranh chấp quốc tế nào có tính chất nguy cơ làm tổn hại cho hoà

bình và an ninh khu vực và thế giới Cụ thể luận án này bao gồm những

phạm vi nghiên cứu như sau:

= Khái niệm về tranh chấn quốc tế và việc giải quyết các tranh chấn

quốc tế trong the giới hiện nay.

" Phương pháp hoà bình trong việc giai quyết các tranh chấp quốc

"_ Những bao dam quốc tế đối với việc giải quyết các tranh chap

quốc tế bằng phương pháp hoà bình

5 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU

Cơ sở lý luận của Luan án là lý luận Triết học Mác - Lénin, lý luận về

luật công pháp quốc tế và việc phân tích và so sánh thực tiễn quốc tế trong

việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia

Tác giả Luận án vận đụng các quan điểm duy vật biện chứng và duyvật lịch sử vào việc đánh giá về các giải pháp giải quyết các tranh chấpquốc tế bằng phương nháp hoà bình phù hợp với các nguyên tắc của luật

pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc và thực tiễn quốc tế mà mọi

Trang 10

hap có thể đạt được không thể thiếu được các nguyên tắc ton trọng

ập chủ quyền, bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ củakhác, hợp tác quốc tế và bảo đảm cho các bên cùng có lợi

Các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống được”sử dụng

: quá trình thực hiện luận án, đặc biệt là phương pháp duy vật biện

g, phương pháp phân tích luật công pháp quốc tế, phương pháp lịch sử,ing pháp luật hoc, so sánh phương pháp hê thống

6 ĐIỂM MỚI VỀ MẶT KHOA HỌC

Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên tại Việt Nam và Camphuchia

ấn dé hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế Tại Việt Nam, công nghiên cứu này có các luật gia nghiên cứu cụ thể chuyên sâu đến

ng không công bố Vừa qua, tại Viện nghiên cứu về Nhà nước và Pháp

‹ Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật (Trường đại học khoa học xã

và nhiân văn, Đại học quốc gia Ha Nội) cũng có bài viết về vấn dé hoà

h giải quyết các tranh chấp quốc tế nhưng chỉ đành cho bat giảng và

ra nghiên cứu chuyên sâu Con ở Campuchia, không có một công trìnhhiên cứu nào hay bài giảng ở các trường đại học đã dé cập đến vân dé

i quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình trên

Luận án lần đầu tiên phân tích mối liên hệ giữa nguyên tắc hoà bình

ải quyết các tranh chấp quốc tế với các nguyên tắc cơ bản khác của luật

tốc tế hiện đại |

Luận án đã phần ánh một cách có hệ thống và khoa học về các nhóm

ién pháp, nột dung của các biện pháp hoà bình và cách giải quyết các

anh chấp quốc tế, trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế qua các giai đoạn phát

ién của các quan hệ quốc tế mà trước đây ở tại Cămpuchia chưa có congrình nào chuyên nghiên cứu sâu và đầy đủ như vậy

Tác giả đã nghiên cứu và phân tích về cuộc dam phán giữa Hồ Chu ich và Sainteny đại điện của Pháp để ký kết Hiệp định sơ bộ ngày 06-03-

Trang 11

46 nhằm tránh sự tấn công của quan đội viễn chính Pháp vào miền Bắciét Nam, phân tích tình hình dam phán giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

xi Hoa Kỳ tại Pari để tim một giải pháp hoà bình nhằm chấm dứt cuộc

hiến tranh ở Việt Nam, và đánh giá việc giải quyết vấn đề biên giới giữa ămpuchia và Việt Nam và các nước láng giềng khác bằng phương pháp

oa bình Tác giả đánh giá về phương pháp hoà bình giai quyết các tranh

hấp quốc tế là các biện pháp vô cùng quan trọng và nó trở thành quyham mệnh lệnh bắt buộc, trở thành phương pháp cơ bản làm nền tang cho

ác quốc gia trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế và trở thành chính

ách đốt ngoại của các quốc gia trong các quan hệ quốc tế Nước Cộng hoà

<4 hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Cămpuchia đều coi trọng

*hương pháp hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là chính sách nhất

quấn của mình trong việc giải quyết các vấn đề với các nước :

7 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA LUẬN AN

Kết quả luận án có thể góp phần vào việc:

Thứ nhất: Nang cao nhận thức về vai trò của pháp luật quốc tế trong

thực hiện chính sách đối ngoại của quốc gia, nâng cao năng lực công táccủa các cán bộ và cơ quan hoạt động trong lĩnh vực đốt ngoại, xác định cơ

sở khoa học cho các giải pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế

Thứ hai: Lam tư liệu để chuẩn bị các bài giảng cho các lớp bồi dưỡng,

nâng cao kiến thức chuyên môn về pháp luật quốc tế, dùng làm tư liệu

tham khảo khi biên soạn các giáo trình, bài giảng về lý luận giải quyết các

tranh chấp quốc tế và các tài liệu về luật quốc tế ở Việt Nam cũng như 6

Trang 12

Chương t: Cơ sở lý luận của việc giải quyết tranh chấp quốc tế bằngthương pháp hoà bình

Chương 2: Thực tiễn giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương

»háp hoà bình

Chương 3: Tăng cường bảo đảm quốc tế đối với việc giải quyết các

tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình

Trang 13

1.1.1 Khái quát chung về tranh chấp quốc tế

L.1.1.1 Khái niệm chung về tranh chấp

Theo thuật ngữ của cuốn từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ họcthuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam xuất bản năm 1992, giải thích rõ ởđiểm 2 của nghĩa từ tranh chấp là: đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất

đồng thường là trong vấn dé quyền lợi giữa các bên.

Trong vụ án Mavrommatis case, toà án công lý quốc tế giải thích rằng

tranh chấp là việc bat dông về quan điểm pháp luật hay về mai thực tê, là

tranh chấp về quan điểm pháp lý hoặc mâu thuẫn về lợt ích giữa hai ngườitrở di Phan quyết của toà án công lý quốc tế năm 1924 vé vụ kiệnMavrommatis trên đã giải thích về khái niệm của tranh chấp (dispute) là

“Sự bất đồng về mặt pháp lý hay về mặt thực tế, còn sọi là sự vung đột vềquan điểm pháp lý hay là sự mdu thuần về lợi ích giữa 2 người trở đỉ".|61,776]

Theo giáo trình luật quốc tế Ấn Độ do Tiến sỹ S.K.Kapoor chủ biên

tái xuất bản năm 1994 đã giải thích khái niệm về tranh chấp như khái niệmcủa tranh chấp của vụ án Mavrommatis trên Còn khái niệm về tình thế(Situation) cùng là bộ phân quan trọng của Hiến chương Liên hiệp quéc và

tại các văn kiện pháp lý quốc tế khác Tại Điều 34 Hiến chương Liên hiệp

quốc đã giải thích khái niệm về tinh thế này tượng đương như khái niệm

của tranh chấp

Trang 14

Về khái niệm tranh chấp quốc tế, theo giáo trình luật quốc tế của Ấn

Độ, tác giả Kapooa đã nêu rõ:

- Thứ nhất là sự tranh chấp giữa các quốc gia Trường hợp có hành vịsai trất với một dân tộc hay với một quốc gia nào đó nhưng nếu chính phủcủa quốc gia đó không có hành động phan ứng lại thì cũng khong được coi

đó là tranh chấp quốc tế

- Thứ hai sự tranh chấp phải xảy ra những hành vi cụ thể từ phía quốc

gia gây sự

- Thứ ba sự tranh chấp phải liên quan đến các đối tượng tranh chấp cụ

thể của quốc gia bị hại [83, 724].

Còn giáo.trình về công pháp quốc tế của Mỹ xuất ban năm 1990 nêurõ: Việc giải quyết các tranh chấp quốc tế là việc giải quyết tranh chấpgiữa các quốc gia [93]

Tranh chấp quốc tế có nhiều loại nhưng trong công trình nghiên cứu

này tác giả chỉ xin dé cập những tranh chấp quốc tế có tính chất nguy cơ

đến hoà bình và an ninh khu vực và thế giới mà đối tượng tranh chấp đó là:

van đề tranh chấp về biên giới, chủ quyển lãnh thd, việc đối đầu quân sự,việc chạy dua vũ khí hạt nhân, vấn dé can thiệp quan sự hay xung đột sắctộc Các tranh chấp trên là mốt de doa đến sự sống còn của nhân loại và bịluật quốc tế cấm Các tranh chấp có nguy cơ tổn hại đến nền hoà bình và

ổn định từ những đối tượng tranh chấp nói trên luôn luôn là vấn để nhạycảm giữa các quốc gia mà các nhà lãnh đạo quốc gia Liên hợp quốc nhà

làm luật quốc tế cần tập hợp sức để tìm biện pháp ngăn cản trước khi nó

xảy ra cũng như tìm mọi giải pháp để chấm đứt các tranh chấp bằng các

nguyên tắc của Liên hợp quốc

1.1.1.2 Các bên tranh chấp

Điều | và 2 của Hiến chương Liên hợp quốc nhấn mạnh rằng các

phương pháp hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế đều liên quan đến các

Trang 15

tranh chap quốc tế Các bên liên quan đến tranh chấp quốc tế đều là chủ

thể của luật quốc tế (Quốc gia) Điều 2 khoản 3 của Hiến chương Liên hợp

quốc quy định rằng tất cả thành viên của Liên hợp quốc phải giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hoà bình tức là các quốc gia thành viên Liênhợp quốc là các bên tranh chấp quốc tế Các phương pháp giải quyết trên

không thể áp dụng được với tính chất của cuộc tranh chấp nội bộ của một

nước nào đó như đã nêu tại Điều 2 khoản 6 của Hiến chương Liên hợp quốc Theo Điều 2 khoản 6 của Hiến chương Liên hợp quốc đã cho phép

các quốc gia không phải là thành viên Liên hợp quốc cũng có hành động

theo biện pháp này, có nghĩa là các quốc gia không phải là thành viên củaLiên hợp quốc cũng được phép trở thành là các bên tranh chấp trong luật

quốc Lế.

Theo Điều 34, Khoản 1 của Quy chế toà án công lý quốc tế quy dinhrằng: chỉ có các nước mới có thể là các bên trong một vụ việc đang được

toà ấn phân giải

Đối với các loại tranh chấp như đã nêu trên, các hên tranh chấp màtác giả đưa lên trong để tài này đều là các quốc gia là chủ thể của luật quốc

a

tế.

1.1.2 Các phương thức chủ yêu giải quyết các tranh chấp quốc tế

trong lịch sử quan hệ quốc tê

1.1.2.1 Các phương pháp bạo lực (chiến tranh)

a Khái niệm về việc sử dụng bạo lực trong quan hệ gia các nước

(the use of forces between states)

Trước Hiệp ước Hoà bình Briand-Kellogg 1928, trong quan hệ quốc

tế việc đùng vũ lực hay chiến tranh được coi là biện pháp hợp pháp để giải

quyết các tranh chấp giữa các quốc gia Cuộc xâm lược một quốc gia dộc

lập chủ quyền hay xâm chiếm một bộ phận lãnh thổ của nước khác được

luật quốc tế cổ điển coi là "can thiệp - Intervention” Trong các loại mô

Trang 16

h can thiệp(dó việc sử dụng lực lượng vũ trang đánh xâm chiếm lãnh thổ

\ quốc gia khác có lúc đánh chiếm và xoá bỏ cơ cấu tồn tại của quốc gia

thua trận.

Luật quốc tế cổ điển điều chỉnh việc sử đụng phương pháp bạo lực

y dùng vũ lực và việc dùng chiến tranh để giải quyết các tranh chấp quốc nhưng chế định trên đã chuyển đổi đáng kể và bị cấm do Hiệp ướctand-Kellogg 1928 và Hién chương Liên hợp quốc

Trước khi có Định ước quốc tế về từ bỏ chiến tranh, chế định về chiếnanh đã bổ sung cho luật quốc tế và chức năng trái ngược nhau Khi nào có

I vắng mặt của cơ chế quốc tế để thi hành pháp luật thì chiến tranh trở

tành phương tiện tự lực của các quốc gia nhằm tạo hiệu lực cho những yêu

ich mà họ cứ tính là phù hợp với luật quốc tế hay còn gọt đó là việc bảo

ệ lợi ích hợp pháp của quốc gia [67, 873] Trong luật quốc tế đã xuất hiệnkhái niệm về chiến tranh, đó là chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh

hi nghĩa 3

Như Gido su Henton viết “ không còn nghĩ ngờ gì nữa, đã co phêtình đối với sự khác thường của luật quốc tế Trước đây, vì việc thành lậpcdc nguyên tắc về qui tắc xử sự quốc tế trong thời bình nhưng lại không

sấm các quốc gia đùng chiến tranh xâm lược “aggression” chống lại trật tự

quốc tế

Đó là việc rất phức tạp trong việc giải thích ban đầu về sự phan biệt thế nào là chiến tranh chính nghĩa (just wars - mà được luật pháp quốc tếcho phép - ung hộ) và chiến tranh phi nghĩa (unjust wars - tự coi là ngoài

vòng pháp luật) Khi chiến tranh xảy ra giữa hai quốc gia các bên thứ ba

luôn muốn tránh tham ra chiến tranh với các bên và muốn có quan hệ với

cả các bên tham chiến mà không nhất thiết cần quyết định chiến tranh nào

là chính nghĩa và có thể, chẳng có ai nói đến sự khác thường đó đã vô hiệu hoá luật pháp quốc tế Thực ra các quốc gia cùng tuân theo luật quốc tế về

as bee ly Soiaghe ov geet

hoà bình nhưng nếu ho biết là lợi ích quốc gra cua No Sẽ -gap Tiguv cơ

Trang 17

nghiêm trọng thì họ sẽ có hành động sử dụng bạo lực (dùng chiến tranh) đểbào chữa lợi ích của họ và thành lập những nguyên tắc mới cho những quan

hệ mới trong mot trật tự quốc tế, sẽ sửa đổi lại những nghĩa vụ quốc tếkhác nhau"[67, 873-874]

Điều 2, khoản 3 Hiến chương Liên hợp quốc, "Tat cả các nước thànhviên Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biệnpháp hoà bình, sao cho không tổn hại đến hoà bình, an ninh quốc tế vàcông lý l

Điều 2, khoản 4 của Hiến chương Liên hợp quốc ghi rõ "tất cả các

thành viên Liên hợp quốc từ bỏ de doa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lựctrong quan hệ,quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổhay nền độc lập chính trị của bất cứ quốc gia nào cũng như bằng cách kháctrai với những mục đích của liên hợp quốc”

Tuy nhiên, Hiến chương Liên hợp quốc không cố gắng đặt thuật ngữ

“chiến tranh” hay "xâm lược” ra ngoài vòng pháp luật, Hiến chương chỉ

cấm việc de doa hay sử dụng vũ lực

Chương VỊT của Hiến chương liên hợp quốc cho phép Hội đồng Bảo

an có quyển qui định những tồn tại cua mốt đe doa nào đến hoà bình, vi

phạm hoà bình hay hành vi xâm lược và có kiến nghị hay quyết định chonnhững kế hoạch nhằm duy trì trong khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế

Điều 5I Hiến chương “không có một điều khoản nào trong Hiến

chương này làm tổn hại đến quyền tự vệ cá nhân hay tập thể chính đángtrong trường hợp thành viên Liên hợp quốc bị tấn công vũ trang ” [67

885], xét về mặt pháp lý điều 51 của Hiến chương Liên hợp quốc cũng có

nhiều cái giải thích trái ngược nhau với điều 2, khoản 4 Hiến chương Điều

2 (4) cấm các quốc gia de doa bằng vũ lực hay sử dụng vũ lực trong quan

hệ quốc tế nhưng diéu 51 của Hiến chương Liên hợp quốc lai cho phép cácnước thành viên Liên hợp quốc được quyền tự vé cá nhân hay tự vệ tập thé

chính đáng nếu bị tấn công vũ trang Điêu TIẾTtớt: EMO ột số nước nhất là

ey d SE) an ae ae —

Trang 18

Hoa Kỳ hay lợi dụng đưa quân can thiệp gây tội ác tai khắp nơi với cái cớ

là giúp đồng minh của Mỹ, chống khủng bố, chống lại sự đe doa hay sựtấn công vũ trang của nước thứ 3 Ví dụ, Mỹ đã gây chiến tranh tại Việt

Nam với cái cớ là giúp ngụy quyền Sai Gòn chống Bắc Việt, vụ Mỹ canthiệp quan sự chống Nicaragua 1984 (Nicaragua v USA) hay hiện dang

chuẩn bị tấn công Iraq v.v Tác giả không dé cập nhiều về việc dùng vũ

lực trong quan hệ quốc tế bởi nó sẽ vượt qua phạm vi nghiên cứu của luận

văn.

Điều 42 của Hiến chương Liên hợp quốc đã nêu rõ về việc cho phép

sử dụng vũ lực trong khuôn khổ Liên hợp quốc để giải quyết các tranh chấp

quốc tế như " Những Hanh động này có thể là những cuộc biểu đương lựclượng, phong toả, và những cuộc hành quân khác đo các lực lượng của hải,

lục, không quân của thành viên Liên hợp quốc thực hiện” Chỉ lợi dụng nội

dung của Điều 42 trên, tại chiến tranh Triểu Tiên {1951 - 1953) một số

nước thành viên thường trực Liên hợp quốc đã mượn cớ cho phép Mỹ dúng

ra đưa quân đội Liên hợp quốc (90 % là lực lượng của Mỹ và 10% nữa là

lực lượng của 15 quốc gia đồng minh của Mỹ) 6 ạt vào tham chiến chống

lai nhân dân Triều Tiên mà không quan tâm đến các biện pháp hoà hình,giải quyết các tranh chấp quốc tế như Liên Xô và các nước xã hội chủnghĩa khác kêu gọi giải quyết từ ngày đầu của cuộc khủng hoảng

Trong thực tiễn quan hệ quốc tế cho thấy pháp luật quốc tế hiện nayvừa cấm việc dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế trong quan

hệ quốc tế lại vẫn cho phép việc đùng vũ lực (tuy nó thuộc phạm vi diều

chỉnh của Hiến chương Liên hợp quốc như thế nào) trong quan hệ giữa cácquốc gia

Có trong trường hợp luật quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc và [di

đồng Bao an Liên hợp quốc cho phép sử dụng một số biện pháp dùng vũlực để giải quyết các tranh chấp quốc tế hay để duy trì hoà bình và an ninhquốc tế như sau:

Trang 19

- lu vệ cá nhân và tự vệ tập thể (Điều 51 Hiến chương Liên hợp

quốc)

- Cấm vận, trả đũa dưới sự cho phép của Liên hợp quốc (Liby,

Sudang, lrắc )

- Can thiệp (quân sự) vì mục đích nhân đạo (Kôxôvô, Xômaly )

- Can thiệp (quân sự) vì mục đích khôi phục dân chủ (Grenada,

đaiti )

- Can thiệp (quân sự) vì mục đích khôi phục nhân quyền (Đông Timo)

1.1.2.2 Các phương pháp hoà bình để giải quyết các tranh chap quốc

Bì `

Điều 2, khoản 3 Hiến chương Liên hợp quốc quy định: Tất cả các

tước thành viên Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp của họ bằnghững phương pháp làm sao để khỏi gây sự đe doa cho hoà bình, an ninh

ế giới và công lý

Theo Công trớc La-Hay 1907, Định ước hội quốc Liên 1928, Định

ớc 1949, Tuyên bố Manila 1982, Điều 33, khoản | Hiến chương Liên hợp

uốc và Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1970 nêu lên mot

š phương pháp hoà bình nhằm giải quyết các tranh chấp quốc tế mà chúng

\ cố thé phân loại thành nhóm như sau:

- Dam phán ngoại giao trực tiếp

- Các biện pháp hòa giải (trung gian, uỷ bản điều tra, uỷ bản hoà

tải)

- Các biện pháp tư pháp (trọng tài quốc tế, toà án quốc tế)

- Giải quyết tranh chấp thông qua các tổ chức quốc tế hoặc trên cơ sở

in xếp của các tổ chức khu vực

- Hoặc bằng những phương pháp hoà bình khác mà các bên tự chọn.Theo cách phân loại trên chúng ta có thể thấy các phương pháp hoà

nh để giải quyết các tranh chấp quốc tế có thể là phương pháp mà các

trực tiếp giải quyết (đàm phán trực tiếp), hay có thể là phương pháp

Trang 20

nhờ vào sự can thiệp của bên thứ 3 - gián tiếp (điều tra, trung gian, hoà giải), có thể là phương pháp nhờ vào sự can thiệp của cơ quan tư pháp quốc

tế (Trọng tài quốc tế, toà án quốc tế), và cuối cùng là nhờ vào sự giúp đỡcủa các tổ chức quốc tế và tổ chức khu vực Vai trò của Tổng Thư ký Liênhợp quốc và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng rất quan trọng đối vớiviệc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng các phương pháp hoà bình.

Theo tinh thần của Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm

1970 về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đã nêu rõ tranh chấp quốc

tế sẽ được giải quyết trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia

và phù hợp với nguyên tắc khác của luật quốc tế

Luật quốc tế hiện đại chưa quy định được một giải pháp nhất định nàocho việc giải quyết tranh chấp quốc tế, mà chỉ nêu lên một số phương phánthông dụng nhất và đành cho các quốc gia quyền tự do lựa chọn những

phương pháp hoà bình khác hợp lý, có lợi và chấp nhận được Trong việc

tìm kiếm giải pháp hoà bình và giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia

luật quốc tế cũng không bắt buộc các bên tranh chấp phải nhất thiết sửdụng phương pháp nào Quyền lựa chọn giải pháp thuộc về các bên tranhchấp miễn họ có thể chấm đứt được chiến tranh một cách hoà bình

Luật quốc tế đã dé ra nhiều phương pháp hoà bình để giải quyết cáctranh chấp quốc tế cho các quốc gia tranh chấp lựa chọn Việc lựa chọnphương pháp này hay khác, thậm chí cả sự kết hợp giữa các phương pháp làtuỳ thuộc vào các ý chí của các bên tranh chấp; sự lựa chọn phải phụ thuộc

vào các yếu tố khách quan và chử quan để chọn ra giải pháp tốt để giải

quyết tranh chấp giữa các bên

Trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế cho thấy phương pháp đàm phánngoai giao trực tiếp là phương pháp thường được sử đụng rộng rãi và đầu

tiên để giải quyết tranh chấp quốc tế Đàm phán ngoại giao trực tiếp có thểđược áp dụng ban dầu của tiến trình hoà bình giải quyết các tranh chấp

quốc tế hoặc áp dụng vào giữa hay giai đoạn cuối của tiến trình giải quyết,

Trang 21

khi nào đầm phần trực tiếp không mang lại kết quả thì các bến tranh chấp

mới sử dụng các phương pháp hoà bình khác Trong khi đàm phán trực tiếnhay gián tiếp không mang lại kết quả và không chấm đứt được tranh chấp

thì các bên tranh chấp phải nhớ đến cơ quan pháp lý quốc tế (Trọng tài quốc tế - Toà án quốc tế) để giải quyết hay nhờ các tổ chức quốc tế nhất là

Hội đồng Bao an Liên hợp quốc giải quyết theo tinh thần của Hiến chươngLiên hợp quốc.

Tóm lại, việc phân nhóm các phương pháp hoà bình giải quyết tranh

chấp quốc tế trên có thể xem xét lại và chia thành 3 nhóm chính như sau:

- Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng con đường đầm phán

- Phương pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế tại các tổ chức quốc

tế - Giải quyết tranh chấp quốc tế qua cơ quan pháp lý quốc tế

Tuy nhiên, phương pháp hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế

ta có thể phân chia thành 2 loại chính:

- Hoà bình giải quyết tranh chấp;

- Bất buộc giải quyết thông qua các giải pháp hoà bình của Liội đồng

Bảo an Liên hợp quốc

1.2 VỊ TRÍ VAI TRÒ CUA PIUONG PHÁP HOA BÌNH TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP QUỐC TẾ.

1.2.1 Khái niệm về phương pháp hoà bình trong việc giải quyết

tranh

chấp quốc tế

Từ hàng nghìn năm trước dây, song song với lịch sử xuất hiện và pháttriển của nhà nước phong kiến kể cả nhà nước Ai Cập, La Mã cổ dai và nhànước phong kiến Trung Quốc cổ đại đều áp dụng chính sách đàn áp, hay

Xâm lược thôn tính các quốc gia nhỏ yếu khác bằng vũ lực và chiến tranh.

Bằng sử dụng quyển dùng chiến tranh (Jus ad-belllum) để giải quyết các

tranh chấp giữa các quốc gia cho nên hậu quả thiệt hạt do chiến tranh gây

ra là rất nghiêm trọng

Trang 22

Theo sử sách của vùng Đông Nam Á cho thấy cuộc chiến tranh giữa Vương quốc Khơme (Campuchia) với Vương quốc Champa (Chiêm thành)

đã diễn ra trong suốt thời gian 150 năm (1070 - 1220) [5] [12] khiến có lúc

Chiêm Thành từ một Vương quốc hùng mạnh trở thành một lãnh địa của

Vương quốc Khome hon hai mươi năm (1145 -1 149 và 1203 - 1220) nhưngcuối cùng do nhìn thấy hậu quả của cuộc chiến tranh chiếm đóng đó phía

Campuchia đã tự nguyện rút quân đội ra khỏi Vương quốc Chiêm Thành và

trao trả độc lập tự đo cho họ [12, 299 -301] |

Ngày xưa, do không có biện pháp hoà bình giải quyết các tranh chấpgiữa các quốc gia làm cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp, vậy các

quốc gia cổ đại hay sau này đã sử dụng biện pháp ngoại giao để duy tri hoàbình hay chấm đứt chiến tranh Ví dụ: Việc ký kết hiệp ước hoà bình giữa

Hoàng đế Pharaong Ramses II của Ai Cap với Hoàng đế Hattusili IW vào

năm 1278 trước công nguyên [22], [104] Theo lịch sử Cammphuchia, trongquan hệ giữa Vương quốc Camphuchia và Vương quốc Xiém (Thatlan ngày nay) để tránh sự tấn công của Camphuchia vào lãnh thổ của minh, vào năm

1574, nước Xiêm đã xin ký kết hiệp ước hữu nghị và hoà bình vớiCămpuchia nhưng sau đó nước Xiêm đã phản bội Hiép ước hoà bình với

Camphuchia và đưa quân tấn công Camphuchia [ LOO]

Lịch sử thế giới hiện dại cho thấy rằng dù có hình thành các biện

pháp của luật quốc tế nhưng qua hai cuộc chiến tranh thế giới đã dé lạinhững hậu quả ghê gớm nhất mà nhân loại đành phải chịu, chiến tranh đãcướp đi bao nhiêu sinh mạng con người và phá hoại khủng khiếp nhấtnhững gì mà cuộc chiến đã đi qua Sau chiến tranh thế giới lần thứ II kết

thúc, nhưng cuộc xung đột tranh chấp và chiến tranh ở tầm khu vực vẫntiếp điễn, sự chết chóc, tàn phá thiệt hại của chiến tranh trên cũng gây hậuquả không it

Hiện nay, các cường quốc trên thế giới, một số nước đang phát triển

Trang 23

vũ khí hạt nhân, vũ khí giết người khủng khiếp đều phải thừa nhận rằng:

"khi chiến trạnh hạt nhân nổ ra thì nó sẽ không có người thắng kẻ thua”.Điển hình việc đối đầu vũ khí hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakixtan để giải

quyết vấn đề biên giới với nhau là nguy cơ hết sức quan trọng cho nền hoàbình và ổn định ca khu vực lẫn thế giới Mối de doa nghiêm trọng trên đãdẫn các nước lớn, Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế áp dụng phươngpháp hoà bình của luật quốc tế để giải quyết các vấn đề đối đầu của hainước trên kịp thời Bởi biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng

phương pháp hoà bình đã ghi rõ tại điều 33 của Hiến chương Liên hợp

quốc, biện pháp này trở thành quy phạm Jus cogens mà mọi quốc gia phải

có nghĩa vụ tuân theo trong việc giải quyết các vấn đề với nhau cho nên hai

nước An Độ và Pakixtan bất buộc phải chấn hành để nghị của Liên hợp

quốc và cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề của họ theo

nguyên tắc của Liên hợp quốc

Qua trình bày trên, chúng ta thấy rằng trong thời buổi phát triển khoa

học công nghệ hiện nay wée giải quyet các tranh chấp quốc tê hằngphương pháp hoà bình đã trở thành một vị trí và vai trò hết sức quan trọngtrong đời sống quốc tế, nó trở thành một cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho việc đuy trì và bảo vệ ổn định, hoà bình và an ninh quốc tế.

1.2.2 Mối quan hệ giữa nguyên tắc giải quyết các tranh chấp

quốc tế bằng phương pháp hoà bình với các nguyên tắc cơ bản khác

của luật quốc tế

1:2.2.1 Với nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc de doa dùng vũ lực

trong quan hé quốc tế

Các công ước La - hay năm 1899 và 1907 đã quy định về thủ tục giải

quyết tranh chấp bằng phương pháp hoà bình nhưng lúc bấy giờ luật quốc

tế vẫn thừa nhận các quốc gia có quyền dùng chiến tranh như một phương

tiện giải quyết các tranh chấp quốc tế Trên thực tế không phải tất cả các

Trang 24

quốc gia có quyền dùng chiến tranh để giải quyết tranh chấp mà chỉ có các

cường quốc mạnh lợi dụng điểm này để thực hiện âm mưu banh trướng

xâm lược, trả thù, thôn tính các nước khắc

Ap dung theo tinh thần của các công ước La - hay năm1899 và 1907

về hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế, ngay sau cuộc cách mạng Tháng

Mười thành công Lénin đã ra sắc lệnh hod bình năm 1917 lên án chiến tranh xâm lược, coi chiến tranh xâm lược là tội ác chống nhân loại và yêu

cầu cấm chiến tranh xâm lược Trong hàng loạt điều ước quốc tế mà Nhà

nước Xô Viết ký với các quốc gia khác, vấn dé cấm xâm lược được ghi nhận như một nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa Nhà nước Xô Viết với

các quốc gia khác trước chiến tranh thế giới thứ hai Ví dụ Điều | của Hiệp

ước Briand-Kellogg năm {928 mà Nhà nước Xô Viết là nước đầu tiên xin’tham gia, đã khẳng định rằng "các bên tranh chấp quốc tế cam kết khôngdùng chiến tranh như một quốc sách trong quan hệ với nhau”

Trong Hiệp ước hoà bình Pari 1928 việc xác định cấm dùng vũ lựcmang tính chặt chẽ hơn các văn bản pháp lý trước đó Theo Hiép ước các

quốc gia ký kết có nghĩa vụ lên án việc sử dụng chiến tranh như một công

cụ để giải quyết tranh chấp quốc tế và từ bỏ sử dụng vũ lực như một công

cụ của chính sách đối ngoại Fiệp ước quy định giải quyết các tranh chấp

và xung đột quốc tế bằng các biện pháp hoà bình

Điều 2, khoản 4 của Hiến chương Liên hợp quốc quy định rằng tất cả

các nước thành viên Liên hợp quốc trong quan hệ quốc tế không được dùng

vũ lực hoặc đe doa dùng vũ lực bằng cách này hay cách khác để chống lại quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất cứ

nước nào.

NGUYÊN TAC CAM DUNG VŨ LỰC HOẶC DE DOA DÙNG VŨ

LUC CON ĐƯỢC GHI NHẬN VÀ KHANG ĐỊNH TẠI NHIÊU VĂN BẢN PHÁP LÝ QUỐC TẾ KHÁC NHƯ: TUYEN BO CUA HỘI NGHỊ

Trang 25

CÁC NƯỚC A - PHI NĂM 1955 TẠI BANG DUNG, TUYEN BO CUA

ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN {OP QUỐC TẠI KHÓA XXV NAM 1970 VE

CÁC NGUYEN TAC CƠ BAN CUA LUẬT QUỐC TE.Nguyén tắc cấmdùng vũ lực hoặc de doa dùng vũ lực còn được ghi nhận và khẳng định tạinhiều văn bản pháp lý quốc tế khác như: Tuyên bố của Hội nghị các nước á

- Phi năm 1955 tại Băng dung, Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc

tại khóa xxv năm 1970 về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế Tuyên

bố của đại hội đồng Liên hợp quốc năm ¡974 về định nghĩa xâm lược, Hiệp ước Thân thiện và hợp tác năm 1976 của ASEAN, Định ước Henxinki năm

1975 và các văn bản pháp lý quốc tế khác v.v Theo tuyên bố của Đại hộiđồng Liên hợp quốc tại khoá họp XXV năm 1970 các quốc gia phải kiểmchế sử dung và de doa sử dụng sức mạnh để xâm phạm đường biên giớiquốc gia của quốc gia khác hoặc nhằm mục dich giải quyết các tranh chấpquốc tế trong đó có các tranh chấp về lãnh thổ Điều 301 Công ước Liên

hợp quốc về luật biển năm 1982 nêu rõ:"Khi thực hiện các quyền và nghĩa

vụ của mình các quốc gia không được đe doa hoặc sử dung sức mạnh xâm

phạm lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của quốc gia khác bằng bất cứ cách

nào trái với Hiến chương”

Tuy nhiên, theo luật quốc tế hiện nay không phải là không có trường

hợp được sử dụng sức mạnh một cách hợp pháp Các điều 39, 42 và 5]

Hiến chương Liên hợp quốc quy định rõ hai trường hợp sử dụng sức mạnh

hợp pháp dưới hình thức vũ trang:

- Thứ nhất vì mục đích tự vệ chính đáng khi bị tấn công vũ trang

- Thứ hai, theo quyết định của Hội đồng Bảo an trong trường hợp có

sự đe doa nền hoà bình, hoặc hành vi xâm lược Điển hình như sư kiện khủng hoảng Vùng Vịnh năm 1990 - 1991.

Trong thực tiễn quan hệ quốc tế hiện nay, nguyên tắc cấm đùng vũlực hoặc de doa dùng vũ lực có nội dung rất da dang trước hết cấm chiến

Trang 26

tranh xâm lược Khái niệm chiến tranh xâm lược hiện nay bao gồm khôngchỉ xâm lược vũ trang mà cả xâm lược về kinh tế xâm lược về tư tưởng vănhoá không chỉ xâm lược trực tiếp mà cả xâm lược gián tiếp Trong bài này tác giả chỉ muốn đề cập đến việc xâm lược vũ trang là hành vi nguy

hiểm nhất trực tiếp đe doa hoà bình an ninh thế giới Xâm lược vũ trang

(trực tiếp) bị coi là tội ác chống nhân loại nghiêm trọng nhất Luật quốc tế

hiện đại không chỉ cấm việc dùng vũ lực mà cả việc de doa dùng vũ lực

nhằm những mục đích trái với Hiến chương Liên hợp quốc, bởi hành vị

xâm lược trực tiếp hay đe doa dùng vũ luc chống quốc gia khác đều là hành

vi vi phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia, de doa hoà bình và an ninh quốc

tế Ví dụ hành vi xâm lược trực tiếp của I-rắc vào thôn tính Kuwait năm

1990, hành vị tập trung quân đội (hơn hai trầm nghìn bình st cận vệ cách

mạng) của [-ran tại vùng biên giới Apghanixtan hồi tháng 8-9/1998 vừa

qua [31]

Việc Hoa Kỳ tấn công tên lửa vào lãnh thé Xu dang và Apghanixtan

để trả đữa hành động khủng bố chống toà đại sứ quân Mỹ tại Kenia vàTanzania cũng được coi là hành động xâm lược vũ trang tự trả đĩa quốc gia

khác (Self reprisal) mà không thông qua Liên hợp quốc Hanh vi đó nên

phải lên án rộng rãi và công khai Nghiêm trọng nhất và tình trạng đáng

buồn cho Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đó là Hoa Kỳ và Anh quốc

đều là thành viên của Liên hợp quốc nhưng đã đơn phương mở cuộc oanh

lac quân sự vào lãnh thổ I-rắc cũng là thành viên Liên hợp quốc mà không

thông qua Hoi đồng Bảo an Liên hợp quốc

Trong chiến địch con cáo sa mac 4 ngày liên tục từ 17-20/12/1998Hoa kỳ và Anh đã sử dụng tên lửa hiện đại nhiều hơn số lượng tên lửa mà

ho đã sử dung trong vụ tấn công vào I-rac hồi năm 1991 Cuộc tấn công vào [-rắc lần này gặp phải sự phan ứng của cộng đồng quốc tế mạnh nhất.

Cămpuchia, Việt Nam, Lào, Ấn Độ, Nga, Trung Quốc, Pháp Tổng thư ký

Trang 27

Liên hợp quốc, phong trào Không liên kết, Liên đoàn các nước A Rap vàcác nước khác đều lên án hành động quân sự Hoa Kỳ và Anh chống I-rắc

và đòi chấm dứt ngay và phải giải quyết khủng hoảng vụ thanh tra vũ khí

tại I-rac qua con đường thương lượng và hoà bình Việt Nam, Nga Trung

Quốc, Liên hợp quốc đều coi hành động quân sự đơn phương của Hoa Kỳ

và Anh oanh tac vào lãnh thổ I-rắc là hành vi vi phạm chủ quyển của I-rắc

mà [-rắc cũng là thành viên của Liên hợp quốc Hành vi đó là vi phạm

trắng tron Hiến chương Liên hợp quốc, vi phạm luật phấp quốc tế và các

nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại Nếu cộng đồng quốc tế không

lên án, ngăn chặn thì hành động trên sẽ trở thành những tiền lệ xấu trong

quan hệ quốc tế Điều đáng buồn nữa là do sự phân chia trong nội hộ củaHội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho nên chiến địch con cáo sa mạc do Mỹ cầm đầu chống I-rắc đã diễn ra rất êm dém trong suốt thời gian 4 ngày liên

tục mà không có sự nhắc nhở hay ngăn can chính thức nào từ phía Hội

dồng Bao an là cơ quan đầu não cao nhất của Liên hợp quốc trong việc gin

giữ hoà bình và giất quyết tranh chấp, chiến tranh quốc tế [29]

Sau sự kiện 11-9 tại Mỹ, khi bọn khủng bố tấn công vào các mục tiêuquan trọng của Mỹ và bị toàn thế giới lên án nhưng việc trả thù, tấn công

bọn khủng bố trên phạm vi toàn thế giới mà Mỹ đưa ra gặp phải sự chốngđốt của nhiều nước, đặc biệt những mưu toan của Mỹ và Anh định tấn cong

Iraq là hành động không thể chấp nhận được

Luật quốc tế hiện đại cấm dùng vũ lực hoặc de doa dùng vũ lực trong

quan hệ quốc tế, luật quốc tế luôn luôn dé cao tôn chỉ giải quyết tranh chấpquốc tế bằng phương pháp hoà bình nhưng lại cho phép các quốc gia dùng

vũ lực để tự vệ trong trường hợp bị xâm lược (Điều 51 Hiến chương Liên

hợp quốc) Tác gia thấy rằng để ngăn chặn việc dùng vũ lực hoặc de doa

đùng vũ lực để trả đũa lẫn nhau được giữa các quốc gia thì các nước bị

tranh chấp và cộng đồng quốc tế nên thận trọng thực hiện triệt để nội dụng

Trang 28

của Điều 33 và Điều 51 của Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc

cơ bản của luật quốc tế nhằm giải quyết tranh chấp, gìn giữ và duy trì hoà

bình và an ninh quốc tế 2 1.2.2.2 Với nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các

nước khác

Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác

có quan hệ với nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế và

với các nguyên tắc cơ bản khác của luật quốc tế Sự hình thành nguyên tắc

không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác trong luật quốc tế

cũng gắn liền với sự ra đời của nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh

chấp quốc tế

Tư tưởng phan đối sự can thiệp của nude này vào công việc nội bộ

của các nước khác đã hình thành từ lâu ở chau A cũng như ở châu Au Những ở châu Âu chỉ đến giai đoạn cách mạng tư sẵn tư tưởng không can

thiệp mới được xây dung thành nguyên tắc chung trong quan hê giffa các

quốc gia Cuộc cách mạng tư sẵn Pháp đã đóng một vai trò quan trọngtrong việc hình thành nguyên tắc này.

Hiến pháp Pháp năm 1791 ghi rõ: nhân dan Pháp "khong can thiệp

vào công việc chính phủ của các dan tộc khác, đồng thời cũng không cam

chịu để các dân tộc khác can thiện vào công việc của mình” Sau đó,

nguyên tắc tiến bộ này được giai cấp tư san tuyên truyền trong nhiều van

kiện và tác phẩm khoa học tư sẵn [32 59-60]

Khi đã thiết lập được nền chuyên chính tư sẵn tương đối ổn định giaicấp tư sản lại vi phạm một cách thô bạo nguyên tắc không can thiệp vào

công việc nội bộ của các nước khác, đo chính ho đưa ra Một mặt giai cấp

tư sản hô hào các nước phải tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào công

việc nội bộ của chúng, nhưng mặt khác chúng không thừa nhận chủ quyềncủa đại bộ phận các nước châu A, châu Phi và chau Mỹ la-tinh

Trang 29

Nguyên tắc không can thiệp là một trong những nguyên tắc cơ bảncủa luật quốc tế hiện đại, theo đó tất cả các quốc gia có nghĩa vụ khôngđược tiến hành những hành động can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào côngviệc thuộc thẩm quyền của quốc gia khác.

Nguyên tắc không can thiệp là một nguyên tắc hệ quả của nguyên tác chủ quyền quốc gia Việc thực hiện nguyên tắc tôn trọng chủ quyền

quốc gia, tức là tôn trọng quyền tối cao ở trong nước và quyền độc lập

trong quan hệ quốc tế của quốc gia, đương nhiên phải tôn trọng hoạt độngthuộc thẩm quyền nội bộ của quốc gia đó, và như vậy, đòi hỏi các quốc giakhông được can thiệp vào lĩnh vực hoạt động này

Nguyên tắc không can thiệp được ghi nhận trong nhiều văn kiện

quốc tế quan trọng, chẳng hạn:

- - Điều 2 khoản 7 Hiến chương Liên hợp quốc quy định: "Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc can thiệp vào nhữngcông việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, và

không đòi hỏi các nước thành viên đưa những công việc loại này ra giảiquyét theo quy định của Hiến chương, tuy nhiên nguyên tắc này không liênquan đến việc thị hành những biện pháp nót ở chương VIL

Tinh thần và nội dung của Hiến chương Liên hợp quốc, ý đồ của các

nước đồng minh sáng lập Liên hợp quốc là đúng dan nhằm ngăn chặn kịp

thời những hành động phá hoại hoà bình và an ninh thế giới Ñhưng lịch sit

55 năm tồn tại của Liên hợp quốc cho thấy các cường quốc và các thé lực

phan dong quốc tế tim moi thủ đoạn di ngược lại nội dung của Hiến

chương Liên hợp quốc, sử dụng Liên hợp quốc như là một phương tiện canthiệp vào công việc nội bộ của các nước Những sự kiện năm 1950 -1953 ở

Triểu Tiên và năm 1960 ở Công-gô v.v là những trang sử đen tối của Liên

hợp quốc.

- - Tuyên bố ngày 22 tháng 12 năm 1965 của Đại hồi đồng Liên

Trang 30

hợp quốc về việc cấm can thiệp vào công việc nội bộ, bảo vệ độc lập và chủquyền của các quốc gia.

Ngày 22 thang !2 năm 1965, theo sáng kiến của Liên Xô va mặc dù

dai biểu Mỹ, Anh và một số nước khác ra sức phá hoại, Đại hội đồng Liên

hợp quốc đã thông qua với 109 phiếu thuận va J phiếu chống bản “Tuyên

bố cấm can thiệp vào công việc nội bộ, bảo vệ độc lập và chủ quyền của

các quốc gia"

Điều | bản Tuyên bố nêu rõ: "không một quốc gia nào có quyền, với

bất cứ một lý do nào, can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào công việc nội

bộ và đối ngoại của quốc gia khác Do đó, các nước thành viên Liên hợp

quốc không những tố cáo sự can thiệp vũ trang, mà đồng thời tố cáo tất cả

những hình thức can thiệp khác và mọi hình thực đe dọa nhằm chống lại

chủ quyền của các quốc gia khác”

Tuyên bố nhấn mạnh rằng can thiệp vũ trang là đồng nghĩa với xâm

lược và do vậy, nó trái với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế

Tuyên bố một lần nữa khang định quyền không thể tách rồi của mỗi

quốc gia được tự chọn cho mình chế độ chính trị kính tế, xã hội

v.v không có sự can thiệp của nước ngoài Mỗi quốc gia đều có nghĩa vụphải tôn trọng quyển tự quyết của các dan tộc và phải thúc dẩy việc xóa bỏhoàn toàn chủ nghĩa thực dan cũ và tệ phân chủng tộc còn tồn tại ở một số

khu vực trên thế giới

- - Tuyên bố ngày 24 tháng 10 năm 1970 Đại hội đồng Liên hap

quốc về những nguyên tắc của luật quốc tế 1

Theo tuyên bố, nội dụng của nguyên tắc không can thiệp bao gồm :

- Không can thiệp vũ trang và những hình thức can thiệp hoặc de doacan thiệp khác nhằm chống lại chủ quyền, hoặc nền tầng chính trị, kinh tế

văn hóa của quốc gia khác.

- Cấm dùng những biện pháp, kinh tế, chính trị v.v để bắt quốc gia

khác phải phụ thuộc vào mình

Trang 31

- Cấm tổ chức hoặc khuyến khích, giúp đỡ những phần tử hoat động

phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ quốc gia khác.

- Cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ ở quốc gia khác

- Mỗi quốc gia đều có quyền tự chọn cho mình chế độ chính trị kinh

tế, xã hột và văn hóa, không có sự can thiệp của nước ngoài

Tóm lại, nguyên tắc không can thiệp ngày nay đã trở thành một trong

những nguyên tac cơ bản của luật quốc tế và được ghi nhận trong hầu hết các văn bản pháp lý quốc tế hai bên cũng như nhiều bên Nếu các nước

nhất là các cường quốc chấp nhận không áp dụng nguyên tắc không can

thiệp này thì các cuộc xung đột vũ trang hay các tranh chấp khác tại nhiều

khu vực trên thế giới hiện nay không thể tăng lên hay có tính chất nguy cơ

de doa đến hòa binh và an ninh khu vực và quốc tế được |

1.2.2.3 Với nguyên tắc hợp tác giữa các quốc gia

Nguyên tắc hợp tác giữa các quốc gia là một nguyên tắc đóng vai trò

rất lớn trong việc bảo đảm hoà bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy sự phát

triển giữa các quốc gia Trong quá trình phát triển cửa quan hệ quốc tế qua

các thời kỳ lich sử, các quốc gia luôn luôn ở trạng thái vừa đấu tranh vừa

hợp tác

Từ khi Liên hợp quốc ra đời, Hiến chương Liên hợp quốc đã phát

triển hoá vấn đề hợp tác giữa các quốc gia thành nguyên tắc pháp lý cơ bảntrong pháp luật quốc tế mà theo đó các quốc gia phải có trách nhiệm vànghĩa vụ hợp tác với nhau để phát triển hay dé giải quyết các van dé với

nhau _

Hiện nay, có nhiều vần dé đã vượt ra khỏi phạm vi trách nhiệm củamột quốc gia, chẳng hạn như vấn đề hợp tác chính trị để bảo vệ hoà bình và

an ninh quốc tế, vấn dé bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, xã hội - văn

hoá và nhân đạo (di cư, cứu trợ, ) vấn đề nhân quyền Theo Điều |, khoản

3 Hiến chương Liên hợp quốc một trong các mục tiêu của Liên hợp quốc

là thúc đẩy sự hợp tác quốc tế để giải quyết các van dé quốc tế trong các

Trang 32

lĩnh vực kinh tế văn hoá và nhân đạo, để phát triển sự tôn trọng quyền tự

do cơ bản của con người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữhoặc tôn giáo Theo Điều 13, Đại hội dồng Liên hợp quốc có chức năng

nghiên cứu và soạn thảo các kiến nghị nhằm mục đích phát triển sự hoptactrong lĩnh vực chính tri và các lĩnh vực khác

Điêu 55 Hiến chương Liên hợp quốc đã ghi rõ về mục tiêu hợp tác

giữa các quốc gia trên các lĩnh vực trong khuôn khổ của Liên hợp quốc vàĐiều 56 Hiến chương Liên hợp quốc cũng quy định: "Tất cả các thành viên

Liên hợp quốc phải cam kết bằng các hành động chung hoặc riêng trong sự

nghiệp hợp tác với Liên hợp quốc để đạt được những mục đích nói trên".

Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại khoa XXV năm 1970

về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế nêu rõ: các quốc gia, không phân

biệt chế độ kinh tế, chính trị - xã hội, nhân dao (đi cư, cứu trợ ) van đến

nhân quyền thông qua nguyên tắc này cho thấy các quốc gia phải có

trách nhiệm và nghĩa vụ phải hợp tác với nhau để giải quyết các vấn dé nêutrên và trách nhiệm và nghĩa vụ hợp tac giữa các quốc gia đó ngày càngmang tính thời sự Mặt khác, nội dung của nguyên tắc này cũng là môi

trong ba mục tiêu lớn của Liên hợp quốc

Việc tuân thủ nguyén tắc hợp tác này là diéu kiện rất quan trọng

trong việc củng cố sự tuân thủ các nguyên tắc khác của luật quếc tế Việc

tuân thủ nguyên tắc hợp tác này là điều kiện rất quan trọng trong việc củng

cố sự tuân thủ các nguyên tắc khác của luật quốc tế Trong trường hợp sựhợp tác quốc tế của các quốc gia tiến hành tốt thì rõ rằng không chỉ sự hìnhđẳng về chủ quyền của các quốc gia được tôn trọng mà các tranh chấp giữa

các quốc gia cũng có thể được giải quyết một các hoà bình trong một bối

cảnh thuận lợi và nhanh chóng Ngược lại, sự tuân thủ các nguyên tác cơ

bản khác của luật quốc tế sẽ trở thành cơ sở quan trọng để đảm bảo cho sự

tuân thủ nguyên tắc này Thiện chí hợp tác giữa các quốc gia các bên liên

quan tranh chấp là một yếu tố có ý nghĩa tiên quyết với phương pháp hoà

Trang 33

bình giải quyết tranh chấp Nếu không có thiện chí hợp tác các bên tranh

chấp sẽ không hiểu nhau, không có sự nhân nhượng lẫn nhau và các tranh chấp của họ khó có thể giải quyết được một cách hoà bình.

Trong việc giải quyết vấn đề biên giới và các vấn đề khác giữa hainước Campuchia- Việt Nam, hai nước đều nhất trí áp dụng theo tinh thầnhợp tác và xảy dựng để giải quyết các vấn dé với nhau.

Ngoài ra, nước Cong hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn nhận đàotạo cho công dân Campuchia hàng năm với số lượng kha đông so với các viện trợ giáo dục đào tạo của các nước khác dành,cho Campuchia Việc nhận đào tạo nguồn nhân lực cho Campuchia ngày càng tăng đã củng cố và phát triển tình đoàn kết hiểu biết lẫn nhau xây dựng mối quan hệ hữu nghị

va truyền thống tốt đẹp vốn có giữa hai nước

Nguyên tắc hợp tác giữa các quốc gia hiện nay đã trở thành một

nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các

nước Trong quan hệ Nga -Nhật, hai bên đã nhất trí về nguyên tắc trong

việc cùng phát triển tại 4 quần đảo tai quần đảo Kurin mà phía Nhật Bandang có yêu sách Đối với vấn dé giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnhthổ tại Biển Đông với quần đảo Trường Sa, Việt Nam và Trung Quốc đãnhất trí gác lại tranh chấp và giải quyết theo tỉnh thần hợp tác cùng pháttriển, giữ tình hình nguyên trạng, các bên tự kiềm chế và tránh gây ra thêmnhững tình trang bất ổn làm phức tạp hơn tình hình [31]

Trong việc giải quyết các vấn đề với nhau, các nước nên có thiện chíhợp tác với nhau về các lĩnh vực để tránh khỏi sự hiểu lầm và thông qua

việc hợp tác các bên trở thành thân thiết và hiểu nhau hơn trên cơ sở hợptác phát triển, nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và các bên cùng có lợi

1.2.2.4 Với nguyên tắc dân tộc tự quyét

Nguyên tắc dân tộc tự quyết có nguồn gốc từ phong trào đấu tranh đòi

giải phóng dân tộc ở các nước châu Âu và châu Mỹ Ở châu Âu, trong giai

Trang 34

đoạn cách mạng tư san, giai cấp tư sản dé ra nguyên tắc chủ quyền dân lộc,

doi quyền của mỗi dan tộc tự quyết định vận mệnh chính trị của mình, tutựa chọn cho mình một chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội phù hợpvới nguyện vọng của mình mà không có sự can thiệp của nước ngoài

Chủ nghĩa Mác - Lê-nin ra đời đã phát triển nguyên tắc dân tộc tự

quyết, đặt vấn dé dan tộc trên một cơ sở mới, cơ sở của chủ nghĩa xã hội

khoa học Chủ nghĩa Mác - Lê-nin đưa vấn dé dan tộc tự quyết thành khẩu

hiệu kêu gọi giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dan lao động khác củatất cả các nước bị áp bức, cũng như di áp bức, dấu tranh chống lại mọi tệ áp

bức bóc lột, thống trị của dân tộc này đối với dan tộc khác Ph Ang- ghen

đã viết: một dân tộc di áp bức các dân tộc khác thi không thể có tự do.Theo học thuyết Mác - Lê-nin, quyền đân tộc tự quyết là quyền củamoi dan tộc tự do quyết định vận mệnh chính trị của mình, kể cả việc thànhlập một nhà nước dộc lập của mình Chủ nghĩa Mác - Lé-nin gắn chat vấn

để dan tộc, quyền dan tộc tự quyết với van dé giải phóng các nước và các

dan tộc thuộc địa và phụ thuộc khỏi ach đô hộ đế quốc thực dân

Ngày nay nguyên tắc đân tộc tự quyết đã trở thành một trong nhữngnguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại Nó được ghi nhận trong nhiều

văn kiện pháp lý quốc tế

Theo dé nghị của Liên xô và được các lực lượng yêu chuộng hòa bình

khác ủng hộ Hội nghị Xan phrang-xi-scô đã nhất trí đưa nguyên tắc dân

tộc tự quyết vào Hiến chương Liên hợp quốc như là một nguyên tắc cơ bảntrong hoạt động của tổ chức này nói riêng và trong quan hệ quốc tế nói

chung Ngay trong điều [, chương | Hiến chương đã ghi rõ mục dich củaLiên hợp quốc là "phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sởtôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền dân tộc tự quyết "(khoản 2) Điều

33 Hiến chương Liền hợp quốc cũng quy định tương tự như vậy.Việc ghi

nhận nguyên tắc dan tộc tự quyết trong Hiến chương Liên hợp quốc một

vẫn bản quan trọng của luật quốc tế hiện đại, có một ý nghĩa quan trọng

Trang 35

Theo đề nghị của 43 nước thành viên, ngày 14 tháng 12 năm 1960 với

39 phiếu thuận và 9 phiếu trắng Dai hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua

pan Tuyên bố trao trả độc lập cho các nước và dân tộc thuộc địa Việc

thông qua Tuyên bố này đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng của

nguyên tắc dan tộc tự quyết Bản Tuyên bố “long trọng tuyên bố can thiết phải xóa bỏ nhanh chóng và không điều kiện chủ nghĩa thực đân dưới tất

cả mọi hình thức và trong mọi biểu hiện của nó ".

So với Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên bố trao trả độc lập cho

các nước và dân tộc thuộc địa phát triển thêm một bước quan trọng nguyên

tác dân tộc tự quyết Tuyên bố khẳng định một cách đứt khoát rằng, tất cả

các dân tộc có quyền tự quyết; tức là có quyền tự đo quyết định vận mệnhchính tri, tự lựa chọn cho mình một chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa và xã

hội của mình Không một thé lực nào, dưới bất cứ một lý do nào, có quyền

can trở các dah tộc thực hiện quyền tự quyết của mình.

Theo bản Tuyên bố năm 1970 về những nguyên tắc của luật quốc tếnội dung của nguyên tắc đân tộc tự quyết được giải thích như sau:

- Tất cả các dan tộc có quyền tự do quyết định quy chế chính trị củaminh, không có sự can thiệp của nước ngoài và tự do quyết định sự pháttriển về kinh tế, xã hội và văn hóa của dân tộc mình

- Tất cả các quốc gia đều có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền này củacác dân tộc

- Tất cả các quốc gia đều có nghĩa vụ phải thúc đẩy các dân tộc thựchiện quyền tự quyết của họ

- Cấm không dược thống tri và bóc lột dân tộc khác Phải xóa bỏngay lập tức chủ nghĩa thực dân

- Các dân tộc thuộc địa có quyền sử dụng mọi biện pháp cần thiết để

đấu tranh giành độc lập.

So với Hiến chương Liên hop quốc và Tuyên bố năm 1960, ban Tuyên bố năm 1970 cũng đánh đấu một gian đoạn phát triển mới của

Trang 36

nguyên tắc dân tộc tự quyết Ngoài những nội dung quy định trong hai van

bản trước, Tuyên bố năm 1970 lần đầu tiên giải thích một cách trực tiến

quyền của các dan tộc thuộc địa được sử dụng mọi biện pháp cần thiết, kể

cả việc đùng vũ lực, để đánh đổ chủ nghĩa thực dan dưới mọi hình thức va

moi biểu hiện nhằm giành độc lập cho dan tộc mình Nói một cách khác.

Tuyên bố năm 1970 đã hợp pháp hóa phong trào đấu tranh giải phóng đân

tộc đã và đang diễn ra sôi sục ở hầu khắp các nước châu Á, châu Phi và

châu Mỹ - La-tinh, coi chiến tranh giải phóng dân tộc là chiến tranh chính

nghĩa, do đó được luật pháp quốc tế bao hộ Nói một cách khác, Tuyên bố

năm 1970 đã hợp pháp hóa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã vàdang diễn ra sôi sục ở hầu khấp các nước châu A, châu Phi và châu Mỹ -La-tinh, cot chiến tranh-giải phóng dân tộc là chiến tranh chính nghĩa, do

đó được luật pháp quốc tế bảo hộ

Việc luật quốc tế hiện đại thừa nhận nguyên tắc đân tộc tự quyết làmột trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có một ý nghĩa chínhtrị - pháp lý quan trọng đặc biệt đối với phong trào giải phóng dân tộc,

Nguyên tắc dân tộc tự quyết có mối quan hệ mật thiết với nguyên tắchòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế Trong quan hệ quốc tế nêu các

nước tôn trọng nguyên tắc dan tộc tự quyết lẫn nhau thì sẽ không có việc

can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác và các tranh chap hav

xung đột vũ trang khu vực cũng không thể xây ra thành nguy cơ đe doa đếnhòa bình và an ninh quốc tế

1.2.2.5 Với nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia.

Nguyên tac bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia có quan hệ mậtthiết với nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoàbình và với các nguyên tắc cơ bản khác của luật quốc tế Sự hình thànhnguyên tắc bình đẳng chủ nguyên giữa các quốc gia trong luật quốc tếcũng gắn liền với sự ra đời của nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh

Trang 37

chấp quốc tế.

Trước hết, chúng ta cần lưu ý rằng nguyên tắc bình đẳng về chủ

» quyền giữa các quốc gia là một trong những nguyên tắc cơ bản cửa luậtquốc tế mà trên cơ sở đó việc giải quyết mọi vấn dé giữa các quốc giatrong quan hệ quốc tế cần phải tôn trọng đến chủ quyền giữa các quốc gia.tôn trọng nguyên tắc đân tộc tự quyết của các quốc gia là chủ thể của luậtquốc tế

Trong sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước Xô-viết, Sắc lệnh hoà bìnhngày 08/11/1917, nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia và các dan tộc

đã đưa lên vị trí chủ chốt trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Xô-viết

01 ,

Ngay trong Tuyên ngôn độc lập lich sử ngày 02/9/1945 của Việt NamDân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dan tộc nào cũng có quyền sống, quyềnsung sướng và quyền tự do”

Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia được ghi nhậntrong Hiến chương Liên hợp quốc, cụ thể là trong tuyên bố của đại hội

đồng Liên hợp quốc nam 1970 Hién chương Liên hợp quốc quy địnhnguyên tắc các quốc gia bình đẳng về chủ quyền là nguyên tắc cơ bản của

luật quốc tế Điều 2, khoản | tiến chương ghi rõ: Liên hợp quốc "Thanh

lập trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa tất cả các nước thành

viên” Tuyên bố của Dai hội đồng Liên hợp quốc năm 1970 về những

nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế giải thích nội đụng của nguyên tắc trênnhư sau:

Trang 38

- Vị trí của quốc gia là như nhau tại các tổ chức quốc tế, tại các hội

nghị quốc tế và lá phiếu của các quốc gia có giá trị ngang nhau

- Mỗi quốc gia đều có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ các thiện chí

những nghĩa vụ quốc tế của mình đã tự nguyện cam kết.

Xuất phát từ nội dung của nguyên tắc bình đẳng về chủ quyển giữacác quốc gia này ngay từ khi giành được độc lập và thành lập Nước Việt

Nam dân chủ cộng hoà 02/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã liên tục gửi

nhiều thư từ và điện văn tới các nguyên thủ quốc gia các bộ trưởng ngoại

giao và các trưởng phái đoàn của năm nước thường trực Liên hợp quốc để

bày to quan điểm của Chính phủ Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trong

việc dé nghị gia nhập Liên hợp quốc, mong muốn cộng đồng quốc tế công

nhận quyền bình đẳng về chủ quyền của Việt Nam Dan chủ cộng hoà

trong quan hệ quốc tế và đòi hỏi các cuộc họp hay các hội nghị quốc tê liênquan đến lợi ích của khu vực và nhân dan Việt Nam đều phải có sự thamgia trực tiếp của đại diện hợp pháp của chính phủ Việt Nam Dân cht Cong

hoà Không có bất cứ nước nào có quyền tự đứng ra làm đại diện cho chính

phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà mà không có sự uy quyển của Chínhphủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh {7 tập 4]

Ví dụ: Ngày 17 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch

lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã gửi điện văn tới Tổng thống MỹH.Tomuran tại Nhà Trắng - Oasinhton để khẳng định lập trường của Chính

phủ Việt Nam Dan Chủ Cộng Hoà đối với việc thành lập Uy ban tư vấnđối với khu vực Viễn Đông có nội dung như sau:

"Thứ nhất, sự vắng mặt của Việt Nam và sự có mặt của Pháp trong

Uy ban tư vấn dan tới kết luân rằng Pháp sẽ dai điện cho nhân dân Việt Nam tại Uỷ ban này Sự đại diện ấy thiếu cơ sở pháp ly hoặc cơ sở thực tế,

Về mặt pháp lý thì giữa Pháp và Việt Nam không còn tồn tại mot bổn phan

nào nữa: Bao Dai dã huy bỏ các Hiệp ước 1884 và 1863 Bao Dai đã tu

nguyện thoái vị, trao lại chính quyền cho Chính phủ Dân chủ Cong hoa:

Trang 39

Chính phủ lâm thời chấp nhận việc huỷ bỏ các Hiệp ước 1884 và 1862.Trên thực tế, từ ngày 9 tháng 3, việc Pháp trao quyền thống trị cho Nhật dacắt đứt toàn bộ các mối liên hệ về mặt hành chính với Việt Nam, từ ngày

19 tháng 8 năm 1945 Chính phủ lâm thời trên thực tế đã là một Chính phủđộc lập về mọi phương điện Nhưng sự kiện xây ra mới đây ở Sài Gòn do

sự xui giục của người Pháp đã khuấy động lòng phan đối dẫn tới cuộc đấutranh giành độc lập

Thứ hai, Pháp không có quyền vì Pháp da bán rẻ Dong Dương cho

Nhật và đã phản bội các nước Đồng Minh

Thứ ba, theo bản Hiến chương Đại Tây Dương và bản Hiệp ước Hoàbình sau đó, va do thiện chí cùng với lập trường kiên định về nền dan chủ,

Việt Nam có đủ điều kiện cử đại điện vào Uỷ ban tư vấn Chúng tôi tinchắc rằng tại uỷ ban nầy, Việt Nam có thể mang lại sự đóng góp có hiệu

quả cho việc giải quyết các vấn để còn tồn tại ở Viễn Đông; trái lại sự vắng

mat của Việt Nam sẽ gây ra tình trạng bất ổn định và đặc tính nhât thời

cho những giải pháp đạt được bằng cách khác Vì thế chúng tôi bày tỏ dénghị tha thiết dược tham gia vào Uy ban tu vấn của Viễn Đông ” [7, tập

4)

Mai đến cudi nam 1977, Liên hiệp quốc mới công nhận Việt Nam làthành viên của Liên hiệp quốc và lúc đầu khí phái đoàn Việt Nam đến làmviệc tại New York, phái đoàn Việt Nam đã bị chính quyền Mỹ gay ratnhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ ngoại giao của mình tại đó

Trong khi đàm phan và ký kết Hiệp định Pari để chấm đứt chiến tranh

ở Việt Nam, Hoa Kỳ đã liên tục đòi Việt Nam phải thảo luận cả vấn déchấm đứt chiến tranh tại Lao và Campuchia Phía Việt Nam Dân chủ Cộnghoà bác bỏ dé nghị này và luôn luôn nêu lên nguyên tắc tôn trọng chủquyền và bình đẳng giữa các dan tộc, vấn dé chấm dứt chiến tranh tại

Cămpuchia và Lao là phải do hai phía Cămpuchia và Lào quyết định.

Trong đợt dam phán lại tháng [1 nam 1972, Mỹ muốn có ngừng bắn

Trang 40

sớm ở Lào, hoặc vài ba ngày sau ngừng bắn ở Việt Nam ; và muốn cùng

Việt Nam dùng ảnh hưởng dé cham dứt các hoạt động tân công và khôi

phục Uy ban quốc tế ở Cămpuchia Day là những vấn đề liên quan đến chủ

quyền của Lào và Cămpucliia, Việt Nam không thể thay mặt hai nước đó

mà bàn bạc với Mỹ được Tuy vay Việt Nam có thể bàn bạc với Lào vì

Neo Lào Hắc Xat là đồng minh thân thiết của Việt Nam

Dot với Cămpuchia vấn để có khó khan hơn vì Trung Quốc có ảnhhưởng ở đây và phái Pol Pot lại chống Việt Nam Lần này phía Mỹ muốnngừng bắn sớm hon và đặt lại vấn dé Campuchia và nhận sẽ bàn với đồngminh Lao ngừng bắn trong vòng 15 ngày sau khi Hiệp định về Việt Nam được ký kết Sau hai bên thoã thuận chỉ là hiểu biết về Lào.

Còn về Cămpuchia, phía Mỹ đành bằng lòng với đoạn c: "Sau khi

chiến tranh ở Việt Nam chấm dứt, phía Việt Nam Dân chủ Cong hoà sẽtích cực góp phần mình vào việc lập lại hoà bình ở Cămpuchia” trong cônghàm của Thủ tướng Pham Văn Đồng ngày 2! tháng 10 năm 1972 trả lờicông hàm ngày 20 tháng 10 năm 1972 của Tổng thống Mỹ về vấn dé này

Cuối cùng, phía Việt Nam và Mỹ thỏa thuận đưa vào nội dung củaHiệp định Pari tại Điều 20, Chương VET như sau:

a Các bên tham gia Hội nghị Pari về Việt Nam phải triệt để tôntrọng Hiệp định Giơneve về Campuchia và Hiệp định 1962 về Lao đã côngnhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân đân Cămpuchia và nhân dân Lào:

độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước đó Các

bên phải tôn trọng nền trung lập của Campuchia và Lào

Các bên tham gia Hội nghị Pari về Việt Nam cam kết không dùng

lãnh thổ của Cămpuchia và lãnh thổ của Lào để xâm phạm chủ quyển và an

ninh của nhau và của các nước khác.

b Các nước ngoài sẽ cham đứt mọi hoạt động quân sự ở Cămpuchia

và Lào, rút hết và không đưa trở lại vào hai nước đó quân đội, cổ vấn quân

Su và nhân viên quân sự, vũ khí đạn được và dung cụ chiến tranh

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w