Vìvậy, nghiên cứu quy định của luật quốc tế về giải thích ĐƯQT và thực tiễn ápdụng tại cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế sẽ giúp các nhà lập pháp và thực thi pháp luật ở Việt Nam có
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
GIẢI THÍCH DIEU UOC QUOC TE TRONG THUC TIEN CUA CO QUAN GIAI QUYET TRANH CHAP QUOC TE VA
NHUNG KINH NGHIEM CHO VIET NAM
MA SO: DTCB.26/21- DHLHN
Chủ nhiệm đề tài : TS Lê Thị Anh Đào
Thư ký đề tài : ThS Hoàng Thanh Phương
Hà Nội, thang 10 nam 2022
Trang 2DANH SÁCH CÁC TÁC GIÁ THAM GIA THỰC HIỆN ĐÈ TÀI
TƯ CÁCHSTT HỌ TÊN DON VỊ CÔNG TÁC | THAM
GIA
1 TS.GVC Lê Thị Anh Đào Đại học Luật HàNội | Chủ nhiệm
2 ThS Hoàng Thanh Phương Đại học Luật Hà Nội Thư ký
3 | PGS.TS Nguyễn Thị Kim Ngân Đại học Luật Hà Nội Tác giả
Trang 3DANH MỤC CÁC CHUYEN ĐÈ TRONG DE TÀI
Chuyên dé I: Tông quan về giải thích
điều ước quốc tế và áp dụng quy định của
luật quốc tế về giải thích điều ước tại cơ
quan giải quyết tranh chấp quốc tế
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Ngân
Chuyên dé 2: Giải thích điêu ước quôc tế
trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về
chủ quyền lãnh thổ tại cơ quan tài phán
quốc tế- Bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam.
ThS Phạm Thị Bắc Hà
Chuyên dé 3: Giải thích điêu ước quôc tế
trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về
danh nghĩa các vùng biển và phân định
biển tại cơ quan tài phán quốc tế- Bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam.
TS Lê Thị Anh Đào
Chuyên dé 4: Giải thích điêu ước quốc tế
trong thực tiễn giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế - Bai học kinh
nghiệm cho Việt Nam.
TS Nguyễn Thị Anh Thơ
Trang 4DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
STT Quy ước Từ viết tắt trong tiếng Việt
(Trong tiéng Anh)Ì„ ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Association of South East Asian Nations)
ACIA Hiệp định đâu tư toàn điện ASEAN
(ASEAN Comprehensive Investment Agreement)
BITs Cac Hiép dinh dau tu song phuong
(Bilateral Investment Treaties)
3 Công ước Viên | Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tê
năm 1969 (Vienna Convention on the Law of Treaties)
CPTPP Hiệp định Hiệp định đôi tác kinh tê toàn diện và tiễn
bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
4, DUQT Điêu ước quốc tế
5 DSU Bản ghi nhớ vê các qui tac và thủ tục điêu chỉnh việc
giải quyết tranh chấp của WTO
(Dispute Settlement Understanding)
6 EU Lién minh chau Au
(European Union)
7 EVIPA Hiệp định Bao hộ dau tư giữa một bên là Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và một bên là Liên minh
Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu
(Investment Protection Agreement between the European Union and its Member States, of the one
part, and the Socialist Republic of Viet Nam of the other part)
FTAs Các hiệp định thương mại tự do
(Free Trade Agreement)
9 ICCPR Công ước về quyên dân sự, chính trị năm 1966
Unternational Covenant on Civil and Political
Rights)
Trang 510 ICJ Toà án Công lý quôc tê của Liên hợp quôc
(International Court of Justice)
11 ILC Uy ban luật quốc tế của Liên hợp quốc
(International Law Commission)
đâu tư nước ngoài (Investor-State Disputes Settlement) MFN Ché độ tôi huệ quôc
(Most Favoured Nation)
(International Tribunal for the Law of the Sea)
(General Agreement on Tariffs and Trade)
13 PCIJ Pháp viện thường trực quốc tế
(The Permanent Court of International Justice )
điều khoản đầu tư
(Treaties with investment provisions)
(United NaHons Commission on International Trade
Law)
Lién hop quéc(United Nations)
(The United Nations Convention on the Law of the Sea 1982)
(World Trade Organization)
Trang 6MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC TÁC GIÁ THAM GIA THỰC HIEN DE TÀI i
DANH MỤC CAC CHUYEN DE TRONG DE TÀI .5 5-<c- iiDANH MỤC CÁC TU VIET TẮTT 2-° 5° 5£ s sess£ss£ssesessessessesee iii
V0 Vv
PHAN THU NHAT: GIOI THIEU CHUNG VE DE TAI NGHIEN CUU 1
I Tính cấp thiết của dé tài 5< 5 < se se EseksEseEsEsssersesersesrsrrsrsee 1
IL Tình hình nghiên cứu đề tài - 2-5 < 5£ s52 sessese=sesesessesessesee 4
1 Tình hình nghiên cứu ở trong TƯỚCC 2 5< 5 5< s5 9+ 55958995 4
2 Tình hình nghiên cứu ở nước 'ØOàÌ o- <5 555 S9 959 595995959 5
HI Mục đích nghiên cứu của dé tài .- 5- < 5< sesscse=sesesessesessesee 7
IV Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài -5 sc-scssess se 7
V Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu . s- << ses<s 8
VI Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài -5 s scsscssesscsee 8PHAN THỨ HAI: CÁC KET QUÁ NGHIÊN CỨU CHÍNH CUA DE TÀI10
I LÝ LUẬN VE GIẢI THÍCH DIEU UOC QUOC TE VÀ TÍNH CHAT
CUA GIAI THICH DIEU UOC DO CO QUAN GIAI QUYET TRANHCHAP QUOC TE THỰC HIỆN 5 ° 5£ 252 s£s2£sess£sessesesesses 10
1 Khái niệm giải thích điều ước quốc tẾ -s- 2 se seseesesesessesee 101.1 Định nghĩa giải thích điều ước quốc tẾ -¿- 2+ 2 +2 EetE+E++EeExzErxee 101.2 Chủ thể giải thích điều ước quốc tẾ -¿- + + +++k+E£EE+EeEEEEeEeEkrkererkre 1]
1.3 Phương pháp giải thích điều ước quốc tẾ -¿- 2 2 s2 etx+E+EeEx+Erxze 14
2 Tính chất của giải thích điều ước do cơ quan giải quyết tranh chấp quốc
81/0175 00121277 162.1 Tính “tham quy6n” o c.ceccccscescsescscssescssesscscssesessesessesscsssssecstssesessssestseseeeen 162.2 Tính “6 tro”? oeseeessseecsseessseessscessscessseesnseesnscssnsecsnsessneesuneesnneesnseesneeesneesnseestes 17
3 Vai trò và ý nghĩa của các giải thích điều ước quốc tế do co quan giải
quyết tranh chấp quốc tế thực hiện 5-2 5° s2 =sessesesseseesesses 18
Il QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT QUOC TẾ VE GIẢI THICH DIEUUOC QUOC 'TỂ, - 5 5° 9 %9 5 9 9 3 g9 93 9002 999659059 20
1 Quy tắc chung về giải thích điều ước quốc tẾ -s- se scs«- 20
1.1 Thiện chí - <2211111111111111E2953351 1111111110031 1k5 ket 21
1.2 Phu hợp với nghĩa thông thường của từ ngữ trong ngữ cảnh của chúng 21
Trang 71.3 Phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước quốc tễ - 22
1.4 Những căn cứ giải thích khác cần được tinh đến - 2 2 s2 s2 222
2 Các phương tiện bé sung để giải thích điều ước quốc tế 242.1 Tài liệu trù bị cho điều ước (preparatory works/travaux preparatoire) 252.2 Hoàn cảnh ký kết điỀU ỚC 2 -©E +x+EE+E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrerkrre 25
3 Giải thích các điều ước được xác thực bằng hai hoặc nhiều ngôn ngữ 263.1 Khái niệm bản xác thực (authentic text) của điều ước quốc tế 263.2 Giá trị pháp lý của các bản xác thực trong giải thích điều ước quốc tế 26
HI THỰC TIEN CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHAP QUOC TE
GIẢI THÍCH DIEU UOC QUOC TT Ê - 5 5s s2 S2 se se S2 SsssesS2 27
1 Giải thích điều ước quốc tế trong thực tiễn giải quyết một số loại tranhCHAP QUOC TP 27
1.1 Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thô 2- 2s s+szs2£z+xz: 27
1.2 Giải quyết tranh chấp về danh nghĩa các vùng biển và phân định bién 321.3 Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tẾ 2 2 +s+++xe£x2£+xze 46
2 Đánh giá thực tiễn cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế giải thích điều
WO QUOC te 1171777 59
2.1 Về áp dung các quy tắc giải thích điều ước quốc tẾ - s+s+cscxs 59
2.2 Về nội dung các quy định luật quốc tế cần được giải thích 64
IV ĐÈ XUẤT DOI VỚI VIỆT NAM TU KET QUÁ NGHIÊN CỨU PHAP
LÝ VÀ THỰC TIEN GIẢI THÍCH DIEU UOC TẠI CƠ QUAN GIẢI
QUYÉT TRANH CHAP QUOC TỀ, <5 5 se S2 S2 se s22 sseseseS2 66
1 Đề xuất cách tiếp cận và phương pháp giải thích điều ước quốc tế 66
1.1 Đề xuất áp dụng các quy tắc chung về giải thích điều ước quốc tế 66
1.2 Dé xuất sử dung các phương tiện bổ sung dé giải thích điều ước quốc té 67
2 Đề xuất hoàn thiện pháp luật quốc gia về giải thích điều ước quốc té 682.1 Quy định về giải thích điều ước quốc tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay682.2 Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải thích điều ước quốc té69
3 Đề xuất vận dụng nội dung giải thích điều ước trong giải quyết một sốtranh CHAP 0111117 1227277 713.1 Dé xuất giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ - - 7]3.2 Đề xuất giải quyết tranh chấp về danh nghĩa các vùng biên và phân định biển
Trang 83.3 Đề xuất giải quyết các tranh chấp và đàm phán ký kết các điều ước trongtương lai về thương mại QUOC tẾ 2-2 SE £+E£EE+E£EE£EEEEEEEEEEEEEEErEeEkrkerkd 92KET LUAN 077 97PHAN THỨ BA: NOI DUNG CÁC CHUYEN DE CUA DE TÀI 111CHUYEN DE 1: TONG QUAN VE GIẢI THICH DIEU UOC QUOC TE
VA AP DUNG QUY DINH CUA LUAT QUOC TE VE GIAI THICH DIEUUOC TẠI CO QUAN GIẢI QUYET TRANH CHAP QUOC TE 111
I MOT SO VAN DE LY LUẬN VE GIẢI THICH DIEU UOC QUOC TE
¬ Ô 111
1 Khái niệm giải thích điều ước quốc tẾ -s- 2 5c scs<<sessesessesee 111
2 Chủ thé giải thích điều ước Quoc té c cscssscssessscessssescessssessssessssssseessseees 115
3 Phương pháp giải thích điều ước quốc té - -s sc-scsscsscse 118
Il QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT QUOC TE VE GIẢI THICH DIEU
1 OK OY ON 0) OL 0 OM 0 DEE 120
1 Quy tắc chung về giải thích điều ước quốc té c.csccscesescesssessesssessssseees 122
2 Phương tiện bố sung để giải thích ĐƯQTT .5 ° 5s =<<<cs2 126
3 Giải thích điều ước được xác thực bằng hai hay nhiều ngôn ngữ 128
HI AP DỤNG QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT QUOC TE VE GIẢI
THÍCH DIEU UOC QUOC TE TẠI CO QUAN GIẢI QUYẾT TRANH
CHAP QUOC TTÍẼ, ° 5 5 S2 S9 9 4 99989 4 9 9 9985 5 999825 9s 9252 130
1 Cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tẾ s2 se s<sessessessesee 131
2 Các trường hợp áp dụng luật quốc tế về giải thích điều ước tai co quangiải quyết tranh chấp 5< 5s se sss sEssEseEsEssEseEsEseEsesersessesersessre 135
3 Vai trò và ý nghĩa của các giải thích điều ước do cơ quan giải quyết tranhchấp quốc tế thực hiện . 5- < s£ s22 sSs£s£ sEs£Es£EsEseEsesEsessesersessrs 141TÀI LIEU THAM KHAO 5-5° 5£ 2 5£ s2 £s£Ss£seEs£sEseseeserseszes 144CHUYEN DE 2: GIẢI THÍCH DIEU UOC QUOC TE TRONG THỰCTIEN GIAI QUYET TRANH CHAP VE CHU QUYEN LANH THO TAI
CO QUAN TAI PHAN QUOC TE - BAI HOC KINH NGHIEM CHO
VIET NAM 1 — Ô 147
1 Khai niệm tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và cơ quan tài phan quốc tế147
1.1 Tranh chấp về chủ quyền lãnh tho - 2-2 52 2+E+£+E£EE2E££EeEzEered 147
1.2 Cơ quan tài phán quốc tẾ -¿- ¿+ + k+Ek+E£EE£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkerkrkered 164
Trang 92 Thực tiễn co quan tài phán quốc tế giải thích điều ước khi giải quyếttranh chấp về chủ quyền đối với lãnh thỖ .- 5-5 5< sessesessese 151
2.1 Thực tiễn viện dẫn các quy tắc chung về giải thích điều ước quốc tế 151
2.2 Đánh giá thực tiễn cơ quan tài phán quốc tế giải thích điều ước quốc tế 161
3 Thực trạng tranh chấp về chủ quyền đối với lãnh thé của Việt Nam từgóc độ giải thích điều ước QUOC tẾ s- 2c s2 se sesessesesesseseesesses 1643.1 Tình hình tranh chấp về chủ quyên đối với lãnh thé mà Việt Nam là một bên
3.2 Một số van dé đặt ra đối với Việt Nam từ góc độ giải thích điều ước quốc tế
để giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thÖ - 2 2 s2 £x+£z+£z£x2 164
4 Một số đề xuất, kiến nghị cho Việt Nam từ góc độ giải thích điều ướcquốc tế dé giải quyết tranh chấp về chủ quyền đối với lãnh thỗ 1664.1 Áp dụng quy tắc chung dé giải thích các điều ước quốc tế có liên quan 166
4.2 Tính đến các phương tiện giải thích bổ sung 2-5-2 2 s+ss+sscs2 167TÀI LIEU THAM KHẢO << 5< se s£SsssSseEseEseEsessesseserssrs 171
CHUYEN DE 3: GIẢI THICH DIEU UOC QUOC TE TRONG THỰC
TIỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHAP VE DANH NGHĨA CAC VUNG
BIEN VA PHAN ĐỊNH BIEN TẠI CO QUAN TÀI PHÁN QUOC TẾ - BÀI
HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM -<-<c<s<°<ssesesessse 174
1 Khái niệm tranh chấp về danh nghĩa các vùng biển và tranh chấp về
phân định Dien - 2 < 5£ s5 s22 2s EsESSEsEEsESEsES2 s23 se sEszsessese 174
2 Quy tắc giải thích điều ước quốc tế trong Công ước Viên 1969 178
3 Thực tiễn giải thích điều ước trong quá trình cơ quan tài phán quốc tế
giải quyết tranh chấp về danh nghĩa các vùng bién và phân định bién 179
3.1 Thực tiễn áp dụng các quy tắc chung về giải thích điều ước 179
3.2 Thực tiễn áp dụng các phương tiện bồ sung giải thích điều ước quốc tế 1893.3 Nhận xét, đánh giá thực tiễn cơ quan tài phán quốc tế giải thích điều ước khigiải quyết tranh chấp về danh nghĩa các vùng biển va phân định bién 191
4 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam từ thực tiễn giải thích điều ước tại
cơ quan tài phán QUOC tẾ .- 5-5 s2 s£ s£s£ s£S££s£SsEsEs£sEsesseseEsesses 1974.1 Thực trạng tranh chấp về danh nghĩa các vùng biển và phân định biển mà
Việt Nam là một bên - - -¿ ¿+ + E22 22233111118811 111125553511 11 11 1kg 33 197
4.2 Một số kiến nghị đối với Việt Nam trong giải quyết tranh chấp về danh
Trang 10nghĩa các vùng biên và phân định biến từ thực tiễn giải thích điều ước quốc tê
tại cơ quan tài phán quốc tẾ -¿- + + ©s %+k9EE+E£EE#EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkErkrkrred 203CHUYEN DE 4: GIẢI THICH DIEU UOC QUOC TE TRONG THỰCTIEN 220
1 DAM G6 111127 220
2 Tham quyền giải thích điều ước thương mại quốc tẾ .- 221
2.1 Tham quyên giải thích điều ước thương mại quốc tế trong khuôn khổ WTO
2.2 Tham quyên giải thích điều ước đầu tư quốc tẾ 2 2z s+cs+ce2 224
3 Giải thích điều ước quốc tế trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thươngmại quốc tế của cơ quan giải quyết tranh chấp -s-s ss° sesses 2303.1 Giải thích điều ước quốc tế về thương mại phù hợp với Công ước Viên vềLuật ĐiỀU ưỚC 52:222+222t222112221127 1122112711211 re 2303.2 Giải thích điều ước quốc tế về thương mại phù hợp với nghĩa thông thườngđược nêu đối với những thuật ngữ của điều ước trong nguyên ban 2333.3 Giải thích điều ước quốc tế về thương mại phù hợp với đối tượng và mụcđích của điều ước quốc tẾ ¿-¿- + k+++k‡EE+EEEE2EEE1E1111111111111111111111 1x11 236
3.4 Giải thích điều ước quốc tế về thương mại phù hợp với bối cảnh 239
3.5 Giải thích điều ước về thương mại dựa trên các yếu tố khác 243
4 Khuyến nghị cho Việt Nam về vấn đề giải thích điều ước trong tranhchấp thương mai Quoc té -s- << s2 s2 s£ s£Ss£Ss£S£Es£EsEsexsessessesesers 246
4.1 Trong quá trình tham gia vào tranh chấp liên quan tới các điều ước mà Việtl\ 0p i10 21901 ao 246
4.2 Trong quá trình đàm phán điều ước thương mại và đầu tư quốc tế trong
ñ10:110/000202727 251
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 5-5 5< sessssessese 254PHAN THU TƯ: BAO CAO TÓM TẮTT -.s- 2 5° se csessessessescse 260
Trang 11PHAN THỨ NHÁT: GIỚI THIỆU CHUNG VE DE TÀI NGHIÊN CỨU
I Tính cấp thiết của đề tài
Điều ước quốc tế (ĐƯQT) là nguồn cơ bản ghi nhận quyền và nghĩa vụpháp lý của các quốc gia và các chủ thé khác của luật quốc tế Áp dụng DUQTtrong quan hệ quốc tế bao gồm hoạt động giải thích ĐƯQT, tức là làm sáng tỏnội dung thật sự của các quy phạm trong DUQT ' Mục đích của việc giải thíchĐƯỢT là giúp các chủ thé của luật quốc tế nhận thức thống nhất và thực hiệnđúng tinh thần, nội dung của DUQT, tránh sự hiểu lầm và mâu thuẫn phát sinh
trong quá trình thực hiện DUQT.
Hiện nay, các quy tắc giải thích ĐƯỢT được hệ thống hóa trong Côngước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia (sau đây gọi làCông ước Viên năm 1969)” nhưng những quy tắc này khá chung chung và chưa
rõ ràng, gây khó khăn cho các chủ thé khi áp dụng DUQT Như vậy, chính
những quy tắc giải thích DUQT cũng cần được giải thích Mặt khác, các chủ thé
của luật quốc tế, các luật sư, người làm công tác quản lý, nhà ngoại giao và
người nghiên cứu luật quốc tế ngày càng có nhiều khả năng gặp phải các van đề
về giải thích DUQT, bởi vi áp dụng DUQT không chi đòi hỏi kiến thức về cácquy tắc giải thích DUQT mà còn cần nắm rõ cách thức các quy tắc này đã và
đang được áp dụng trong thực tế Nghiên cứu các quy tắc giải thích DUQT gắnvới thực tiễn sẽ góp phần tránh các tranh luận chỉ có tính lý thuyết, đồng thờihướng dẫn các chủ thê hiểu đúng và áp dụng chính xác các quy định của DUQT
Cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế là thiết chế do các chủ thê của luật
quốc tế thoả thuận thành lập nhằm giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể đó và
(trong một số trường hợp) đưa ra ý kiến tư vấn về các vấn đề pháp lý Việc thực
hiện các chức năng này luôn gắn với hoạt động giải thích các DUQT có liên
quan Do đó, cách thức mà cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế giải thích cácđiều khoản của DUQT sẽ có tác động đáng kê đến mức độ quyền và nghĩa vucủa các bên tham gia điều ước Hơn nữa, trong khi giải thích đơn phương dothành viên của DUQT đưa ra không có giá trị ràng buộc pháp lý quốc tế thì giải
' Đây là nguyên tắc được coi là cổ xưa nhất của luật quốc tế và được đề cập đến trong nhiều phán quyết tiêu biểu của Toa án Công lý quốc tế (ICJ) như Fisheries Jurisdiction case, ICJ Reports, 1973; Nicaragua case, ICJ
Reports, 1986; Legality of the Threat or Use of Nuclear Weapons case, ICJ Reports, 1996 Xem thém, Malcolm
N Shaw (2008, 6thed) /nterrnational Law, Cambridge.
? Công ước được thông qua và ký vào ngày 23 tháng 5 năm 1969 và có hiệu lực vào ngày 27 tháng | năm 1980 Tính đến tháng 7/2021, Công ước có 116 quốc gia thành viên.
Trang 12thích do cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế đưa ra được coi là những giảithích uy tín và có thâm quyền (authoritative interpretation) Điều này xuất phat
từ tính chất và thẩm quyền của cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế - một thiếtchế được chính các bên tranh chấp trao thầm quyền áp dụng luật quốc tế đề giảiquyết tranh chấp Trong vài thập kỷ qua, vai trò này còn được nâng cao hơn nữa
do sự mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế và gia tăng các cơ quan giảiquyết tranh chấp quốc tế chuyên biệt Sau hơn 40 năm ké từ khi Công ước Viênnăm 1969 có hiệu lực, cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế đã góp phần hìnhthành nên thực tiễn chung và phát triển các quy tắc về giải thích DUQT Trong
một thế giới mới đa dang như vậy, nghiên cứu thực tiễn cơ quan tài phán quốc tếgiải thích DUQT là việc làm cần thiết
Nghiên cứu giải thích DUQT gắn với thực tiễn giải quyết tranh chấp cũng
có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam, bởi vì quần đảo Trường Sa và Hoàng
Sa của Việt Nam đang là đối tượng tranh chấp với quốc gia láng giềng Ngoài
ra, Việt Nam cũng là một bên trong tranh chấp ở Biển Đông về ranh giới cácvùng biến va phân định biến Đối với các tranh chấp này, đấu tranh pháp lý làthế mạnh của Việt Nam và không loại trừ khả năng Việt Nam yêu cầu hoặcđược yêu cầu giải quyết các tranh chấp này tại cơ quan tài phán quốc tế Bêncạnh đó, quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng cũng buộc Việt Nam phải đối diện
với khả năng phải tham gia vào nhiều loại tranh chấp quốc tế, nhất là các tranhchấp về thương mại và đầu tư quốc tế Dù với tư cách là nguyên đơn hay bị đơn,
Việt Nam cũng phải chuẩn bị sẵn sàng về mặt pháp lý, trong đó việc nghiên cứu
các quy tắc và thực tiễn giải thích điều ước quốc tế là hết sức cần thiết Trong
quá trình chuẩn bị và tham gia vụ kiện, những luận cứ nhằm phục vụ cho yêu
sách của mình cũng như nhăm bác bỏ yêu sách của nước khác phải dựa trên cơ
sở những quy định của luật pháp quốc tế, tức là phải nắm vững các DUQT có
liên quan.
Nghị quyết Đại hội XIII xác định “tiếp tục thúc đây giải quyết các van détrên biển, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên cơ sở luật pháp quốc tế ;củng có đường biên giới hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển; giải quyết cácvấn đề còn tồn tại liên quan đến đường biên giới trên bộ với các nước láng
9%, €6
giêng”; “Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiên lược vê đôi
Trang 13ngoại, không để bi động, bất ngờ” Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chưa thống
kê các DUQT đã được giải thích và áp dụng tại co quan giải quyết tranh chapquốc tế Trên thực tế, cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế cũng linh hoạt ápdụng các quy tắc của luật quốc tế về giải thích DUQT, đồng thời áp dụng cácbiện pháp, cách tiếp cận khác dé giải thích DUQT Trước yêu cầu ngày càng cao
và khắc nghiệt của các lĩnh vực hợp tác quốc tế và các vụ tranh chấp trong thờigian qua mà Việt Nam là một bên, có thé thấy rằng kỹ năng giải thích DUQTcủa Việt Nam còn nhiều bất cập Việc nghiên cứu các quy tắc về giải thíchDUOQT và nắm vững thực tiễn các cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế áp dungcác quy tắc nay sẽ giúp Việt Nam chủ động xây dựng lập luận pháp ly dé đấutranh bảo vệ chủ quyên lãnh thổ, bảo vệ các quyên và lợi ích khác của quốc gia
trong quan hệ quốc tế
Về góc độ giải thích đơn phương, việc giải thích DUQT cũng có ý nghĩaquan trọng trong việc thực thi DUQT ở phạm vi quốc gia, bởi lẽ nó tạo điều kiệncho việc áp dụng đúng va đầy đủ điều ước ngay từ giai đoạn lập pháp DUQT là
nguồn của pháp luật quốc gia và được thực thi trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
Quá trình này đòi hỏi phải áp dụng các quy tắc chung của luật quốc tế về giải
thích DUQT dé làm sáng tỏ các điều khoản trong DUQT Tuy nhiên, Luật banhành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 không quy định về quy trình và kỹ
thuật giải thích DUQT Luật DUQT năm 2016 đã bỏ các quy định về giải thíchđiều ước trong quan hệ quốc tế” nhưng lại quy định về trách nhiệm của cơ quan
đề xuất ký kết DUQT phải phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơquan, tô chức liên quan kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định cách hiểu và
áp dung (mà không phải là giải thích) quy định của DUQT trong trường hợp có
ý kiến khác nhau Như vậy, việc bỏ quy định về giải thích DUQT trong LuậtDUQT năm 2016 đã làm mắt đi căn cứ pháp lý và hướng dẫn cho việc giải thích
ĐƯQT Trong khi đó, giải thích DUQT trong quan hệ quốc tế cũng khác với
giải thích pháp luật quốc gia, bởi vì quá trình này không chỉ đơn thuần phân tích
ngữ nghĩa của điêu khoản trong điêu ước mà còn sử dụng các tiêu chuân kỹ
> Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XIII, Tập 1, Chính trị Quốc gia Sự thật,
H 2021, tr 171.
* Chính phủ, Thuyét mình về Dự thảo Luật Ky kết, gia nhập va thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi),
<http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/ListsẲDT_ TAILIEU COBAN/Attachmenfs/2106/4 Thuyet mình d
t Luat ky ket, gia nhap DUQT.pdf>.
Trang 14thuật và những yếu tô quan trọng xoay quanh việc đàm phán ký kết điều ước Vì
vậy, nghiên cứu quy định của luật quốc tế về giải thích ĐƯQT và thực tiễn ápdụng tại cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế sẽ giúp các nhà lập pháp và thực
thi pháp luật ở Việt Nam có thêm kinh nghiệm và kỹ năng cũng như hướng dẫn
để giải thích đúng và áp dụng thống nhất các quy định của DUQT, góp phanthực thi hiệu quả điều ước trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
IL Tình hình nghiên cứu đề tài
1 Tình hình nghién cứu ở trong nước
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ
Luận văn thạc sỹ, tiến sỹ hoặc đề tài nghiên cứu khoa học về vẫn đề giải thích
DUQT Học viện Ngoại giao Việt Nam va Trường Đại học Luật Hà Nội đã có
một học phan riêng (2-3 tín chỉ) về Luật điều ước quốc tế, trong đó có nội dung
về giải thích DUQT Tuy nhiên, hiện nay các cơ sở đào tạo này chưa có giáotrình về luật DUQT nên van đề giải thích DUQT mới chỉ được giới thiệu trong
giáo trình luật quốc tế chung Các công trình nghiên cứu về giải thích ĐƯỢT
mới chỉ ở cấp độ bài nghiên cứu, trong đó nổi bật là 03 bài viết:
- Bài viết “Giải thích diéu ước quốc tế theo quy định của Công ước Viên
năm 1969 và pháp luật Việt Nam” của tác giả Trần Hữu Duy Minh đăng
trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10 (366), tháng 10/2018: Bài viết phântích khái quát mối quan hệ giữa các công cụ giải thích DUQT được nêu trongCông ước Viên năm 1969 và “khoảng trống” trong pháp luật Việt Nam về giải
thích ĐƯQT Bài viết không đề cập đến thực tiễn áp dụng các quy tắc này trong
quan hệ quốc tế
- Bài viết “Giải thích điều ước quốc tế qua thực tiễn áp dụng của các cơquan tài phản quốc tế — những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giảTrần Thăng Long đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số07(101)/2016: Bài viết đưa ra cách hiểu về các quy tắc giải thích DUQT đượcquy định trong Công ước Viên năm 1969, dẫn chiếu đến một số phán quyết củaToà án công lý quốc tế (ICJ) có sử dụng các quy tắc này Về kinh nghiệm cho
Việt Nam, bài viết mới chỉ đề xuất những văn bản mà Việt Nam cần áp dụng quy
tắc giải thích để giải quyết tranh chấp chủ quyền, mà không phân tích toàn diệnviệc áp dụng quy tắc này trong giải quyết các tranh chấp quốc tế khác, không
phân tích sâu về cách thức và công cụ chính đê giải thích môi văn kiện này.
Trang 15- Bài viết “Ap dung các quy tắc giải thích điều ước quốc tế đối với cáchiệp định dau tu quốc tế — thực tiên áp dụng và những kinh nghiệm cho ViệtNam” của tác giả Trần Thăng Long đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý ViệtNam số 01(122)/2019: Bài viết tập trung vào việc áp dụng Điều 31 và 32 củaCông ước Vienna năm 1969 trong các vụ tranh chấp về đầu tư quốc tế giữa nhàđầu tư và quốc gia (tranh chấp trong tư pháp quốc tế), mà không đề cập toàndiện đến tranh chấp thương mại quốc tế giữa các quốc gia và các chủ thể kháccủa luật quốc tế (tranh chấp trong công pháp quốc tế).
Ngoài ra, các công trình nghiên cứu về giải quyết tranh chấp chủ quyền và
phân định biển cũng đề cập đến một số văn kiện quốc tế có liên quan dưới góc
độ là bằng chứng phản đối yêu sách của nước khác, bao gồm: Phạm Vũ Thắng,
“Pháp luật quốc tế và việc giải quyết tranh chấp hai quân đảo Hoàng Sa và
Trường Sa” (Luận án tiễn sĩ, 2015); PGS.TS Nguyễn Hồng Thao, “Quan điểmcủa VN về chủ quyên trên quân đảo Hoàng Sa và Trường Sa” (Tạp chí nghiên
cứu quốc tế, tháng 10/2013); Trần Hữu Duy Minh, “Quan điểm chính thức của
Việt Nam về Công thư do Thủ tướng Pham Văn Đông ky gửi Thủ tướng Trung
Quốc Chu An Lai năm 1958” (bài viết trên https://iuscogens-vie.org)
Do quy mô và phạm vi nghiên cứu, các công trình nghiên cứu trên chưa đề
cập toàn diện các van dé lý luận, pháp ly và thực tiễn áp dụng quy tắc giải thích
ĐƯỢT tại nhiều cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế và chưa thực sự gắn với
các van dé thực tiễn của Việt Nam Vì vậy, các nghiên cứu hiện nay chưa chỉ rađược cách thức áp dụng nhất quán giữa các cơ quan này, cũng như những pháttriển và đặc thù riêng của mỗi cơ quan trong áp dụng quy tắc về giải thíchDUQT Đặc biệt, các công trình nghiên cứu hiện nay chưa đề xuất kinh nghiệm
cho Việt Nam trong việc vận dụng pháp luật và thực tiễn giải thích ĐƯỢT tại cơ
quan giải quyết tranh chấp quốc tế để sẵn sàng tham gia vào các vụ kiện khi cần
thiết
2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Ở nước ngoài, các nghiên cứu về giải thích ĐƯQT đã được tiến hành từlâu nhưng chủ yếu là ở cấp độ sách, giáo trình, bài nghiên cứu và không gắn vớimột quốc gia cu thé hoặc loại tranh chấp cụ thé Có thể ké đến các công trình
tiêu biểu như:
- Sach “Treaty Interpretation” của Richard Gardiner (Oxford
Trang 16International Law Library, Second Edition, 2015): Cuốn sách hướng dẫn giải
thích điều ước theo các quy tắc hiện đại được hệ thống hóa trong Công ước Viênnăm 1969; nghiên cứu công việc của Uy ban Luật quốc tế liên quan đến giải
thích điều ước
- Sách “On the interpretation of treaties- The Modern International Law
as Expressed in the 1969 Vienna Convention on the Law of Treaties” của Ulf
Linderfalk (Published by Springer, The Netherlands, 2007): giới thiệu chung vềgiải thích điều ước; cách thức sử dung các công cu giải thích được quy định
trong Công ước Viên năm 1969 và mối quan hệ giữa chúng;
- Sach “Patterns of Treaty Interpretation as Anti-Fragmentation Tools- A
Comparative Analysis with a Special Focus on the ECtHR, WTO and ICJ” của
Liliana E Popa (Springer International Publishing, 2018): xem viéc giai thich
điều ước quốc tế ước tại Toà án nhân quyền Châu Au (EctHR) va WTO, so sánh
với thực tiễn ICJ giải thích điều ước Cuốn sách kết luận rang khi giải thích điều
ước, các cơ quan này đều tránh sự phân mảnh của luật quốc tế
- Sach “Treaty Interpretation and the Vienna Convention on the Law of Treaties: 30 Years on” cua Panos Merkouris, Malgosia Fitzmaurice, Olufemi
Elias, (Leiden, Martinus Nijihoff/Brill Publisher, 2010): phân tích bản chat của
việc giải thích và nội dung quy tắc giải thích điều ước trong Công ước Viên năm1969; các đặc điểm của việc giải thích điều ước được áp dụng trong lĩnh vực củaluật quốc tế là thương mại, đầu tư và quyền con người, từ đó khái quát nội dung
và chức năng của các nguyên tắc giải thích được nêu trong các Điều 31-33 Công
ước Viên năm 1969;
- Các bài viết của Sondre Torp Helmersen, Evolutive Treaty Interpretation:
Legality, Semantics and Distinctions, European Journal of Legal Studies,
Volume 6, Issue 1 (Spring/Summer 2013); Inagaki Osamu, Evolutionary
Interpretation of Treaties Re-examined: The Two-Stage Reasoning, Journal of
International Cooperation Studies, Vol.22, No.2 * 3(2015.1); Isabelle Van
Damme, Treaty Interpretation by the WTO Appellate Body, The European
Journal of International Law Vol 21 no 3, 2010; Ulf Linderfalk, /s Treaty
Interpretation an Art or a Science? International Law and Rational Decision
Making”, The European Journal of International Law Vol 26 no 1, Oxford
University Press, 2015; Tất cả các công trình nghiên cứu nay chỉ dé cập đến
Trang 17giải thích điều ước dưới góc độ áp dụng điều ước trong quan hệ quốc tế Một vàicông trình trong số này đã đề cập đến giải thích điều ước tại cơ quan giải quyếttranh chấp của WTO nhưng chưa thực sự cập nhật và tìm ra điểm nhất quán giữacác cơ quan giải quyết tranh chấp khi áp dụng các quy tắc về giải thích điều ướcquốc tế.
HI Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là đề xuất cách thức Việt Nam vận dụng các quy định
và thực tiễn quốc tế về giải thích điều ước để xây dựng lập luận pháp lý về bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ và các quyền, lợi ích hợp pháp của quốc gia trong quan
hệ quốc tế, đồng thời nâng cao hiệu quả quá trình nội luật hoá và thực thi điềuước trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
Đề đạt được mục đích nêu trên, dé tài xác định một số mục tiêu cu thể
như sau:
- Làm rõ các vấn đề lý luận và pháp lý về giải thích điều ước quốc tế;
- Tìm ra điểm chung, những phát triển và đặc thù về giải thích điều ướcqua thực tiễn của cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế;
- Nhận diện các tranh chấp quốc tế mà Việt Nam là/có thê là một bên; đề
xuất giải pháp vận dụng pháp luật và thực tiễn về giải thích điều ước để xâydựng lập luận pháp lý giải quyết các tranh chấp này và nâng cao hiệu quả quátrình nội luật hoá, thực thi điều ước trong phạm vi lãnh thô Việt Nam
IV Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tai
Đề tài nghiên cứu thực tiễn giải thích điều ước tại cơ quan giải quyếttranh chấp quốc tế, với các khách thé nghiên cứu cụ thé là:
- Các quan điểm, học thuyết về giải thích điều ước quốc tế;
- Quy định của luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Viên năm 1969, về giảithích điều ước quốc tế;
- Thực tiễn cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế áp dụng các quy tắc về
giải thích điều ước;
- Thực tiễn tranh chấp quốc tế mà Việt Nam là một bên
Khi giải quyết tranh chấp quốc tế, cơ quan tài phán có thể giải thích điều
ước thuộc nhiều lĩnh vực như môi trường, quyền con người, tính hợp pháp củacác hành vi Tuy nhiên, để phù hợp với quy mô nghiên cứu, Đề tài này tập trungvào giải thích điều ước trong ba lĩnh vực mà Việt Nam đã hoặc đang là một bên,
Trang 18bao gồm: tranh chấp vẻ chủ quyên lãnh thổ; tranh chấp về dnah nghĩa các vùng
biển và phân định biển; tranh chấp thương mại quốc tế
Về phương diện thời gian, Đề tài nghiên cứu tổng quan thực tiễn cơ quantài phán quốc tế giải thích DUQT khi giải quyết tranh chấp từ trước khi Hiếnchương Liên hợp quốc được ký kết đến nay nhằm làm rõ tính nhất quán và hệthống trong cách tiếp cận của cơ quan tài phán quốc tế đối với vẫn đề giải thích
ĐUQT.
V Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài tiếp tục sử dụng cách tiếp cận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử để phân tích sự hình thành và phát triển của luật quốc tế về giải thích điềuước, xác định nội hàm của các quy tắc giải thích điều ước trong luật quốc tế Đềtài cũng đặt vấn đề giải thích điều ước quốc tế trong bối cảnh thực tế của Việt
Nam hiện nay.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thé như phương pháp hệ
thống và phân tích tổng hợp; phương pháp suy luận logic Phương pháp so sánhcũng được sử dụng dé là rõ tính chất của giải thích DUQT do cơ quan giải quyếttranh chấp quốc tế đưa ra và nhận diện điểm khác nhau cũng như những phát
triển trong cách thức các cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế áp dụng các quy
tac về giải thích điều ước
VI Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu: Những kiến thứcpháp lý cũng như những kiến nghị được nêu ra trong đề tài là những đóng gópkhoa học có tính thiết thực đối với người nghiên cứu và người áp dụng pháp
luật, gop phan nâng cao nhận thức và lập luận về chủ quyên lãnh thé và biển daocủa Việt Nam, bảo vệ lợi ích của Việt Nam khi tham gia các quan hệ kinh tếquốc tế Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng giúp nhà lập pháp bổ sung kiến thức
va kỹ năng về giải thích DUQT, từ đó đảm bảo việc xây dựng và ban hành văn
bản quy phạm pháp luật không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế màCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”
Đề tài sau khi được nghiệm thu sẽ chuyên giao cho Thư viện Trường Daihọc Luật Hà Nội dé làm tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học
Ÿ Điều 5 Luật ban hành văn ban quy phạm pháp luật năm 2015.
Trang 19tập của giảng viên và sinh viên trong Trường Đại học Luật Hà Nội Ngoài ra,
sau khi được Trường Đại học Luật cho phép, đề tài cũng sẽ được phổ biến,chuyên giao cho các cơ sở đào tạo Luật, các nhà ngoại giao và cơ quan xây dựngpháp luật và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, cũng như các cá nhân, t6 chức có quan
tâm.
Trang 20PHAN THỨ HAI: CAC KET QUÁ NGHIÊN CỨU CHÍNH CUA DE TÀI
I LÝ LUẬN VE GIẢI THÍCH DIEU UOC QUOC TE VÀ TINH CHAT
CUA GIAI THICH DIEU UOC DO CO QUAN GIAI QUYET TRANH
CHAP QUOC TE THUC HIEN
1 Khái niệm giải thích điều ước quốc tế
1.1 Định nghĩa giải thích diéu ước quốc té
Theo từ điền luật quốc tế, “giải thích điều ước quốc tế” là “một quá trình
tư duy nhằm làm sáng tỏ điều khoản không rõ ràng và mơ hồ của một ĐƯQT””.Trên phương diện lý luận, “giải thích điều ước quốc tế” được hiểu là một hoạt
động hoặc một quá trình mà thông qua đó nội dung của DUQT được làm sáng
to’ Theo Uy ban luật quốc tế (ILC), tuyên bố giải thích được hiểu là: “mộttuyên bố đơn phương, bất kề tên goi, được một quốc gia hay một tô chức quốc téđưa ra, và thông qua tuyên bố đó quốc gia hay tổ chức này muốn cu thé hóa haylàm rõ ý nghĩa và phạm vi của một điều ước hoặc một số quy định của điềuước”, Các định nghĩa đều thừa nhận mục dich của “giải thích điều ước quốc tế”
là làm sáng tỏ nội dung thật sự của các quy phạm trong DUQT, từ đó giúp các
chủ thé của luật quốc tế nhận thức thống nhất và thực hiện đúng tinh thần, nộidung của DUQT mà các bên đã ký kết, tránh sự hiểu lầm và mâu thuẫn phát sinh
trong quá trình thực hiện DUQT Với mục đích đó, giải thích DUQT khác với
một số hoạt động mà các chủ thể của luật quốc tế có thé tiễn hành trong qua
trình ký kết và thực hiện DUQT, ví dụ như bảo lưu DUQT; sửa đổi, b6 sung
ĐUQT
Trước hết, giải thích ĐƯỢT khác với bảo lưu DUQT Giải thích DUQT
có thê được thực hiện thông qua hành vi đơn phương hoặc thoả thuận song
phương/đa phương, trong đó “tuyên bố giải thích là tuyên bố don phương, bat kểcách viét hay tên gọi như thế nào, được đưa ra bởi một quốc gia hoặc một t6chức quốc tế, theo đó quốc gia hoặc tô chức quốc tế muon làm sáng tỏ y nghĩa
hoặc phạm vi cua một điêu tóc quốc tê hoặc một sô diéu khoản nhát định cua
° Boczek, B A (2005) International Law A dictionary Lanham, Maryland: Scarecrow Press, p.328.
’ Ulf Linderfalk, On The Interpretation of Treaties, Law and Philosophy Library, Volume 83,
pp.10-11.
* ILC, Guide to Practice on Reservations to Treaties 2011, Mục 1.2, tai
http://legal.un.org/ilc/texts/instruments/english/draft_articles/1_8 2011.pdf, truy cập ngày 15/2/2022
Trang 21điêu ước” ` Tuyên bố giải thích DUQT khác với tuyên bố bảo lưu DUQT ở hệquả pháp lý, bởi vì “bảo lưu điều ước quốc tế nhằm qua đó loại bỏ hoặc sửađổi hiệu lực pháp ly của một số quy định của điều ước quốc tế”!" Theo Uy banpháp luật quốc tế của Liên hợp quốc (ILC), “để xác định một tuyên bố đơnphương là một bảo lưu hay giải thích thì tuyên bố đó phải được giải thích mộtcách trung thực theo nghĩa thông thường của các thuật ngữ nhằm xác định ýđịnh của thành viên khi đưa ra tuyên bố, đưới ánh sáng của điều ước mà nó đềcập tới”'" Như vậy, ILC cũng khuyến nghị các quy tắc giải thích để xác địnhmột tuyên bé là bảo lưu hay là giải thích DUQT.
Thứ hai, giải thích DUQT khác với sửa đổi, bố sung ĐƯQT ” Giải thích
va sửa đôi, bô sung DUQT đều có thé được thực hiện dưới hình thức thoả thuậngiữa các bên và thoả thuận đó đều có giá trị pháp lý đối với các bên tham gia.Tuy nhiên, nếu giải thích DUQT “làm sáng tỏ” các điều khoản chưa rõ ràng và
không làm thay đổi quyên, nghĩa vụ của các bên cũng như hiệu lực của DUQT,
thì việc sửa đổi, bổ sung DUQT sẽ “làm thay đổi” quyền, nghĩa vụ của các bên
trong quan hệ DUQT hoặc dan tới việc “chấm dứt hiệu lực” của quy định trong
DUOQT và thay vào đó là nội dung quy định mới đã được các bên sửa đôi, bổ
sung Việc thông qua một giải thích mà trái ngược lại với nghĩa rõ ràng của các
điều khoản thì sẽ không phải là giải thích mà là sửa đổi DUQT”
Trong nghiên cứu cũng như khi tiến hành một hoạt động giải thích DUQTcần xác định ba nhóm van dé chính là đối tượng, chủ thé và phương pháp giảithích ĐƯQT Đối tượng giải thích DUQT là các điều khoản trong DUQT, baogồm cả lời nói đầu và các phục lục đính kèm DUQT Đối tượng giải thíchDUOQT thường được xác định rõ ràng, vì vậy, phần tiếp theo sau đây phân tíchcác van đề lý luận về chủ thé giải thích DUQT và phương pháp giải thíchDUOQT, bao gồm các quy tắc của luật quốc tế về giải thích DUQT
1.2 Chủ thể giải thích điều ước quốc tế
Việc xác định chủ thể giải thích DUQT có tầm quan trọng đặc biệt, bởi vìtính chất và hệ quả pháp lý của việc giải thích phụ thuộc vào chủ thê giải thích
”ILC, Guide to Practice on Reservations to Treaties, tldd, at.1.2.
'° Điều 2(1)(d) Công ước Viên 1969
" ILC, Guide to Practice on Reservations to Treaties, tldd, at 1.3.
!? Điều 39- Điều 41 Công ước Viên 1969
'S ILC, Draft Articles on the law of treaties with commenteries, 1966, Section 3, par.4
Trang 22DUOQT Giải thích DUQT có thé được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau
như:
- Các bên ký kết điều ước quốc tế
Các bên ký kết là chủ thể xác lập nên các điều ước quốc tế theo ý chíchung của họ nhằm tạo ra quyền và nghĩa vụ cho chính mình Do đó, các bêncủa DUQT có quyên giải thích các quy định do chính mình xác lập Nói cáchkhác, tương ứng với quyền năng ký kết điều ước quốc tế là quyền năng giảithích điều ước quốc tế của các bên trong quan hệ DUQT đó `
Quyền giải thích DUQT của các bên ký kết là quyền tập thé, theo nghĩa,nội dung giải thích chỉ có giá trị pháp lý nếu được tất cả các bên thoả thuận đưa
ra Tuyên bố giải thích đơn phương không có giá trị pháp lý đối với các bên ký
kết khác, trừ khi được tất cả các bên ký kết khác chấp nhận ” Tương tự, giải
thích DUQT do một số bên của ĐƯQT thoả thuận đưa ra cũng chỉ có hiệu lựcgiữa các bên đó, không có hiệu lực với các bên ký kết khác
- Cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế
Cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế là thiết chế do các chủ thể luật quốc
tế thoả thuận thành lập nhằm giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể đó Các cơ
quan giải quyết tranh chấp quốc tế tồn tại chủ yếu dưới ba hình thức 1a: (i) tòa án
quốc tế (vi dụ như ICJ, ITLOS ); (ii) trọng tài quốc tế (vi dụ như, trọng tàiđược thành lập theo phụ lục VII UNCLOS) và; (iii) co quan giải quyết tranhchấp được thành lập trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế (vi dụ như co quangiải quyết tranh chấp của WTO, cơ quan giải quyết tranh chấp của Hiệp hội cácquốc gia Đông Nam Á - ASEAN) Tính chất của mỗi loại hình cơ quan giảiquyết tranh chấp phụ thuộc vào quy chế, điều lệ và chức năng đặc thù của từng
loại hình, theo sự xác định và lựa chọn của chủ thê luật quốc tế
Cơ quan quyết tranh chấp quốc tế đưa ra giải thích DUQT trong trườnghợp chủ thé luật quốc tế thoả thuận hoặc chấp nhận thẩm quyền của cơ quan
nay: (i) giải quyết tranh chấp về giải thích DUQT Vi dụ, do quy định còn chưa
rõ ràng trong Điều 121 UNCLOS, các quốc gia đã tranh chấp về việc giải thích
va áp dụng điều khoản này với các cau trúc ở quần đảo Trường Sa và chấp nhận
Toà trong tài được thành lập theo phụ luc VII UNCLOS có thâm quyên giải'4 James Crawford, Brownlie s Principles of Public international law, 8th ed., OUP, 2012, tr.378
'S ILC, Guide to Practice on Reservations to Treaties, tldd, hướng dan 1.6.3 và 4.7.3
Trang 23quyết”: (ii) giải quyết tranh chấp trong các lĩnh vực khác mà việc giải quyết
tranh chấp đó đòi hỏi phải giải thích, áp dụng các DUQT có liên quan Ví du,
tranh chấp về chủ quyền với đối với lãnh thổ, tranh chấp về quyền hànghai'’ ma việc giải quyết tranh chấp đó đòi hỏi phải giải thích các hiệp địnhsong phương mà các bên đã ký kết Những giải thích được đưa ra với tính chất
là phán quyết, quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế thì luôn cógiá trị pháp lý bắt buộc đối với các bên tranh chấp và các bên có nghĩa vụ phải
thi hành Đối với các chủ thé không phải là các bên tranh chấp, giải thích của cơquan giải quyết tranh chấp quốc tế chỉ có giá trị tham khảo
Ngoài ra, cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế còn có thé đưa ra giảithích DUQT khi thực hiện chức năng tư van theo yêu cầu của chủ thé luật quốc
tế Nếu như phán quyết/quyết định giải quyết tranh chấp của cơ quan giải quyết
tranh chấp quốc tế có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các bên tranh chấp thì kếtluận tư vấn (trong đó có giải thích DUQT) chi mang tính khuyến nghị, thamkhảo Chăng hạn, Điều 96 Hiến chương UN quy định: “Đại hội đồng hay Hộiđồng bao an có thé hỏi ý kiến của Tòa án Công lý quốc tế về moi van đề pháplý”; và “Tất cả các cơ quan khác của Liên hợp quốc và các tô chức chuyên môn được Đại hội đồng cho phép cũng có quyền hỏi ý kiến Tòa án Công lý quốc
tế về những van đề pháp lý có thé đặt ra trong phạm vi hoạt động của cơ quan, tôchức Ý kiến tư vấn không ràng buộc các cơ quan và tổ chức” Quy định này tiếptục được cụ thé hoá tại Khoản 1 Điều 65 Quy chế Toà án Công lý quốc tế (ICJ)
- Tổ chức quốc tế liên chính phủ
Đối với tô chức quốc tế liên chính phủ, hoạt động giải thích DUQT đượcthực hiện nếu thuộc chức năng, thâm quyền của tổ chức quốc tế đã được cácthành viên trao cho Thâm quyền này được ghi nhận trong hiến chương, điều lệ,quy chế thành lập t6 chức quốc tế hoặc trong chính DUQT cần được giải
thích Chang hạn, Điều 51 khoản 1 Hiến chương ASEAN quy định: Nếu có dénghị của bất kỳ quốc gia thành viên nào, Ban thư ký ASEAN sẽ có trách nhiệmgiải thích Hién chương phù hợp với thủ tục do Hội đồng Điều phối ASEAN quy
định.
!® South China Sea Arbitration (The Republic of the Philippines v The People’s Republic of China) PCA case no
2013-19 (Award of 12 July 2016), p.92.
! Vị du, SS “WIMBLEDON” Judgment of 17 August 1923 (Series A, No 1),
https://legal.un.org/PCIJsummaries/documents/english/5_e.pdf, truy cập ngày 2/3/2022
Trang 24Giá trị của giải thích do tổ chức quốc tế liên chính phủ đưa ra cũng tuỳ
thuộc vào quy định của DUQT thành lập tổ chức quốc tế hoặc DUQT cần giảithích Chăng hạn như, dựa trên quy định Điều 51 khoản 1 Hiến chương ASEAN,
có thể hiểu giải thích của Ban thư ký ASEAN về các quy định của Hiến chương
là giải thích chính thức và có giá trị pháp lý ràng buộc đối với quốc gia thànhviên Trong các trường hợp khác giải thích của tô chức quốc tế liên chính phủcũng chỉ có giá trị khuyến nghị Chang hạn như giải thích của Đại hội đồng Liênhợp quốc về quy định trong Hiến chương UN sau khi lấy ý kiến tu van của Toà
án Công lý quốc tế chỉ có tính tham khảo đối với quốc gia thành viên tổ chức
quốc tế này
- Chủ thể giải thích khác
Giải thích DUQT còn có thé được thực hiện bởi các chuyên gia pháp ly
quốc tế (học giả), các chính trị gia, các tổ chức phi chính phủ hoặc bất kỳ thực
thé nào có liên quan Mặc dù giải thích của các chủ thé này trong mọi trường
hợp đều không có giá trị pháp lý ràng buộc nhưng nó có ý nghĩa thực tiễn nhất
định trong quá trình thực hiện DUQT.
Chang hạn, trong khuôn khổ UN, các quốc gia đã ký kết 9 công ước quốc
tế cơ bản về quyền con người Các công ước này đều thành lập các uy ban côngước để giám sát việc bảo đảm và thúc đây quyền con người ở các quốc gia thànhviên Trong phạm vi thâm quyền được trao, các uỷ ban công ước có thể đưa ra
các bình luận, khuyến nghị về quy định nào đó của công ước Các bình luận,
khuyến nghị này không có giá trị bắt buộc với quốc gia thành viên nhưng có ýnghĩa quan trọng trong việc định hướng quốc gia thành viên thực hiện nghĩa vụthành viên theo đúng tinh thần của công ước Ví dụ như Uy ban quyền conngười (giám sát việc thực hiện Công ước về quyền dân sự, chính trị - ICCPR) đãđưa ra bình luận làm sáng tỏ nội dung một số quyền trong ICCPR: Bình luậnchung số 36 về quyền sống (Điều 6 ICCPR); Bình luận chung số 34 về quyền tự
do ý kiến và biểu đạt (Điều 19 ICCPR); Bình luận chung số 32 về quyền bìnhđăng trước toà án (Điều 14 ICCPR) `
1.3 Phương pháp giải thích điều ước quốc tế
Nhìn chung, việc giải thích DUQT thường được thực hiện bằng bốn
tế OHCHR, Human Rights Treaty Bodies - General Comments,
https://www.ohchr.org/en/hrbodies/pages/tbgeneralcomments.aspx, truy cập ngày 2/3/2022
Trang 25phương pháp sau:
- Phương pháp văn phạm: Lam sáng tỏ nội dung quy định của DUQT
băng cách làm rõ nghĩa từng chữ, từng câu được dùng dé thé hiện nội dung và
xác định mối liên hệ ngữ pháp giữ chúng Giải thích theo văn phạm dựa trên cácquy tắc ngữ pháp về cú pháp, hình thái, từ vựng Phương pháp này dùng cách
phân tích cấu tạo ngữ pháp của quy phạm, xác định các thành phần của câu, cácdấu câu và các từ nối để từ đó xác định mối liên hệ giữa các bộ phận của quy
phạm Bên cạnh đó, phương pháp này phải làm sáng tỏ ý nghĩa của ngôn từ.
- Phương pháp hệ thống: Làm sáng tỏ nội dung quy định của DUQTbang cách đối chiếu nó với các quy định khác của ĐƯỢT, xác định vị trí củaquy định cần giải thích trong mối quan hệ với toàn bộ DUQT, với các DUQThoặc quy định khác của luật quốc tế Bang cách đó, chủ thé giải thích có căn cứ
dé làm sáng tỏ van đề mà mình định giải thích
- Phương pháp lịch sử: Làm sang tỏ nội dung quy định của DUQT bangcách tính đến các điều kiện lịch sử, xã hội, chính tri tai thời điểm DUQT được
ký kết Dựa vào việc phân tích các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị trong
từng thời ki, chủ thé giải thích có căn cứ làm sáng tỏ nội dung quy định cần giải
thích, lí giải tại sao lại có quy định đó Phương pháp lịch sử thường được áp
dụng để xác định phạm vi, đối tượng áp dụng, mục đích và ý nghĩa của nội dung
cần giải thích
- Phương pháp lôgic: Làm sáng tỏ nội dung quy định của DUQT bangcach sử dụng lý lẽ và lập luận logic Bằng việc sử dụng những quy luật của légic
hình thức, chủ thể giải thích làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của quy định Phương
pháp này thường được sử dụng khi quy định của DUQT cần giải thích khôngtrực tiếp đề cập đến quyền và nghĩa vụ của các bên
Ngoài ra, trong hoạt động giải thích DUQT, phương pháp giải thích theo
khối lượng gồm giải thích theo đúng nguyên văn, giải thích mở rộng, giải thích
hạn chế cũng được sử dụng Về nguyên tắc, quy định của DUQT phải được giải
thích nguyên văn Giải thích nguyên văn là cách giải thích mà nội dung của
ngôn từ trong DUQT phải được hiểu theo nghĩa phổ thông nhất, không có sự mởrộng hay hạn chế ý nghĩa của ngôn từ Giải thích mở rộng là cách diễn đạt nghĩa
của ngôn từ rộng hơn so với ngôn từ được thé hiện trong DUQT Giải thích hạn
chế là cách diễn đạt nghĩa của ngôn từ hẹp hơn so với ngôn từ được thể hiện
Trang 26trong ĐUQT Các cách giải thích này là những trường hợp ngoại lệ, nó không
phải là sự tùy tiện làm sai lệch ý nghĩa của câu văn mà là sự bổ khuyết cho hanchế của hoạt động ký kết DUQT Tuy nhiên, chỉ khi nào nhận thấy lời văn củaquy phạm thật sự chưa biéu đạt đúng ý chí của các bên ký kết thì mới giải thích
mở rộng hoặc hạn chế
Trong thực tế, khi tiến hành giải thích DUQT, chủ thé giải thích thường
không chỉ sử dụng một phương pháp mà kết hợp một số phương pháp với nhau
để mang lại hiệu quả cao Việc lựa chọn phương pháp giải thích nào tuỳ thuộc
vào nhận thức chủ quan, tư duy khoa học của chủ thể giải thích và phù hợp vớiloại quy định cần giải thích, mục đích giải thích, thời điểm giải thích
2 Tính chất của giải thích điều ước do cơ quan giải quyết tranh chấp quốc
tế thực hiện
2.1 Tinh “thẩm quyên”
Như đã đề cập ở mục 1.2, những giải thích do cơ quan giải quyết tranhchấp quốc tế đưa ra là những giải thích có giá trị ràng buộc (trong trường hợp
giải quyết tranh chấp) hoặc khuyến nghị (trong trường hợp đưa ra kết luận tư
vấn) Tuy nhiên, những giải thích này đều được coi là giải thích chính chức, bởi
vì chúng được đưa ra trên cơ sở được trao thẩm quyên (giải quyết tranh chap)hoặc được yêu cau (tư van) từ phía các chủ thé của luật quốc tế Vì vậy, giảithích DUQT do các cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế đưa ra là những giảithích có thâm quyền (authoritative interpretation), có tác động mạnh mẽ đếnhành vi của các chủ thể luật quốc tế, thậm chí bắt buộc các chủ thể đó phải thực
hiện Ví dụ, “thắm quyên chuyên biệt” trong Điều IX (2) của Hiệp định WTO đề
cập đến khả năng thông qua các giải thích “có thâm quyền”, có giá trị chung đốivới tat cả các thành viên WTO” Những giải thích “có thẩm quyền” này khônggiống như những giải thích được thực hiện bởi Ban hội thâm và Cơ quan phúcthâm chỉ áp dụng cho các bên và đối tượng của một tranh chấp cụ thé Mặc dukết luận tư vấn liên quan đến giải thích DUQT chỉ có tính khuyến nghị nhưng
chúng là những khuyên nghị có “thâm quyên”, thê hiện ở việc các chủ thê của
” Điều IX (Ra quyết định) của Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới quy định: Hội nghị Bộ trưởng và Dai
Hội đồng sẽ có thâm quyền độc quyền thông qua các giải thích của Hiệp định này và của các Hiệp định Thương mại đa biên Trong trường hợp giải thích một Hiệp định Thương mại đa biên trong Phụ lục 1, các cơ quan này sẽ thực hiện thấm quyền của mình trên cơ
sở khuyến nghị của Hội đồng giám sát việc thực hiện Hiệp định đó Quyết định thông qua một giải thích sẽ được thông qua bởi đa số
ba phần tư số Thành viên”.
Trang 27luật quốc tế đã tin cậy và trao quyền tư vấn, giải thích cho cơ quan giải quyết
tranh chấp Tính “thâm quyền” của các giải thích này còn xuất phát từ việc
chúng được đưa ra bởi quá trình giải thích theo thủ tục tố tụng hoặc quy trình
giải quyết tranh chấp chặt chẽ, với tập thé các thâm phán hoặc trọng tài viên
giàu kinh kinh nghiệm và thường cũng đồng thời là các chuyên gia pháp lý Do
đó, các giải thích DUQT do cơ quan giải quyết tranh chấp đưa ra là những giảithích có uy tín, không chỉ tác động đến hành vi của chủ thé luật quốc tế mà còntác động đến quan điểm và hành vi của mọi chủ thê giải thích khác Trong khi
đó, giải thích của các luật gia, học giả, cơ quan nghiên cứu pháp luật, t6 chức
phi chính phủ hoặc là giải thích do một bên của DUQT đơn phương đưa ra là
giải thích không chính thức, bởi vi chúng không xuất phát từ việc được chủ thé
luật quốc tế trao thâm quyền hoặc yêu cầu Vì vậy, giải thích DUQT do những
chủ thể này đưa ra chỉ có giá trị nghiên cứu, tham khảo, không có giá trị bắtbuộc các thành viên của ĐƯQT, trừ khi các thành viên chấp nhận
2.2 Tính “bồ trợ”
Dưới góc độ nguồn của luật quốc tế, giải thích DUQT do cơ quan giảiquyết tranh chấp quốc tế đưa ra còn là nguồn bồ trợ dé hình thành các DUQT vàtập quán quốc tế hoặc làm sáng tỏ nội dung của chúng ”” Với đặc điểm của cơquan giải quyết tranh chấp quốc tế là thiết chế thường trực hoặc gần như thườngtrực, các phán quyét/quyét định (trong đó có giải thích DUQT) thường có tính
hệ thông và lặp lại- một yếu tố dé hình thành nên tập quán trong luật quốc tế Vi
dụ, Điều 74 và Điều 83 UNCLOS không đưa ra một phương pháp cụ thé nào
trong phân định vùng đặc quyên kinh tế và thêm lục địa và cũng không đề cập
đến hoàn cảnh đặc biệt/liên quan mà chỉ nhấn mạnh đến hai nguyên tắc: “thỏathuận trên cơ sở luật pháp quốc tế” và “giải pháp công bằng”- một quy định hếtsức bao quát và mang tính định hướng Các cơ quan tài phán quốc tế như ICJ”,
? Điều 38(1)(d) Quy chế ICJ; Lê Thi Anh Đào, “Những vấn dé mới về nguôn của luật quốc tế”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Hà Nội, 2018, tr.23-24.
?' North Sea Continental Shelf Cases (Federal Republic of Germany v Denmark; Federal Republic of Germany
v Netherlands), ICJ Reports 1969 para.101; Continental Shelf Case (Libyan Arab Jamahiriya/Malta), Judgment, ICJ.Reports 1985, p.40, para.48; Maritime Delimitation in the Area between Greenland and Jan Mayen (Denmark v Norway), ICJ Reports 1993, p.38, at p.62 (para 55, 56); Maritime Delimitation and Territorial Questions between Qatar and Bahrain, Merits, Judgment, ICJ Reports 2001.p111,para 231; Land and Maritime Boundary between Cameroon and Nigeria (Carmeroon v Nigeria: Equatorial Guinea intervening), ICJ Reports 2002, p.303, at p.442, para.289)
Trang 28ITLOS” đã nhiều lần viện dan và giải thích các điều khoản này, trong đó làm rõnghĩa của thuật ngữ “thoả thuận”, “công bằng” Việc áp dụng nguyên tắc côngbăng trong suốt quá trình hoạch định đòi hỏi phải cân nhắc kỹ mọi hoàn cảnhhiện có, và phải dành cho từng hoàn cảnh một ý nghĩa thích hợp, cần thiết Giảithích của cơ quan tài phán quốc tế về Điều 74 và Điều 83 UNCLOS đã được
nhiều chủ thé của luật quốc té áp dụng lặp di lặp lại một cách thống nhất, rộng
rãi và thừa nhận tính bắt buộc, từ đó góp phần làm cho nguyên tắc “thoả
thuận-công bằng” trong phân định biển trở thành tập quán quốc tế
Từ góc độ nghiên cứu của dé tài này, giải thích DUQT do cơ quan giảiquyết tranh chấp quốc tế đưa ra có thể làm sáng tỏ chính các quy tắc về giảithích ĐƯQT trong Công ước Viên 1969 và khang định tính chất tập quan củacác quy tắc giải thích đó Ngoài ra, giải thích do cơ quan giải quyết tranh chấpquốc tế đưa ra còn làm sáng tỏ nội dung thực chất của các DUQT, ví dụ như làm
rõ quy định về quyền hàng hải, quyền đánh cá, danh nghĩa các vùng biến Điều
này sẽ được làm rõ thêm ở các phần tiếp theo của đề tài
3 Vai trò và ý nghĩa của các giải thích điều ước quốc tế do cơ quan giải
quyết tranh chấp quốc tế thực hiện
Trong quá trình giải quyết các tranh chấp, cơ quan giải quyết tranh chấp
sẽ xem xét và lựa chọn quy phạm pháp luật, trong đó chủ yếu là quy phạmDUQT, để viện dẫn áp dụng Tuy nhiên, quy phạm DUQT nhiều khi mới chỉ
mang tính nguyên tắc, chung chung, thậm chí trong nhiều trường hợp còn mơ
hồ, chưa rõ ràng và vì vậy chưa thé áp dung dé giải quyết vụ việc cu thé Khi đó,
hoạt động giải thích ĐUQT của cơ quan giải quyết tranh chấp có vai trò đặc biệt
quan trọng:
Thứ nhất, giải thích của cơ quan giải quyết tranh chấp làm sáng tỏ quyđịnh của DUQT, trên cơ sở đó cơ quan giải quyết tranh chấp đưa ra một phánquyết, quyết định giải quyết tranh chấp khách quan, công bằng, đảm bảo quyền
lợi của các bên tranh chấp và phù hợp với luật pháp quốc tế Phán quyết, quyếtđịnh của co quan giải quyết tranh chấp là chung thâm và bắt buộc đối với các
? Dispute concerning delimitation of the maritime boundary between Ghana and Côte d'Ivoire in the Atlantic
Ocean (Ghana/Côte d'Ivoire), Judgment on 23 September 2017; Dispute concerning delimitation of the maritime boundary between Bangladesh and Myanmar in the Bay of Bengal (Bangladesh/Myanmar), Judgment on 14 March 2012; Dispute concerning delimitation of the maritime boundary between Mauritius and Maldives in the Indian Ocean (Mauritius/Maldives), Judgment on Preliminary Objections (July 30, 2021).
Trang 29bên tranh chap do đó giải quyết tương đối triệt dé tranh chấp phát sinh Nếu sosánh với các biện pháp giải quyết tranh chấp khác như đàm phán, môi giới, trunggian, hoà giải , giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán quốc tế cónhiều ưu điểm hơn Phán quyết, quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấpcũng có thé trở thành án lệ va sẽ được viện dẫn để giải quyết các tranh chấpkhác tương tự giữa các chủ thể luật quốc tế.
Thứ hai, không chỉ giới hạn ở tranh chấp được giải quyết, thông qua giải
thích DUQT của co quan giải quyết tranh chấp, nội hàm một khái niệm, thuật
ngữ, chế định pháp lý trong luật quốc tế sẽ được làm sáng tỏ Điều này có tácđộng tích cực đến quan niệm, cách ứng xử của chủ thể quan hệ pháp luật quốc
tế, đồng thời có ý nghĩa bổ sung cho những khiếm khuyết của luật quốc tế Kháiniệm “đảo”, “quần đảo” đã được làm sáng tỏ hơn khi Toà trọng tài vụ kiện Biển
Đông giải thích Điều 121 và Điều 46 UNCLOS 1982 trong quá trình giải quyếttranh chấp giữa Philipnes và Trung Quốc Hay trong vụ Thêm lục địa biển Bắc,
mặc dù đã được dé cập trong Tuyên bố Truman năm 1945 và Công ước Giơnevơ
1958 về thềm lục địa nhưng khái niệm cũng như bản chất pháp lý của thềm lụcdia chi được làm sáng tỏ nhất trong phán quyết thêm luc địa biển Bắc năm 1969của Tòa án Công lý quốc tế Trong phán quyết lịch sử của mình, Tòa án công lýquốc tế đã khôi phục và phát triển thêm nguyên tắc “kéo dài tự nhiên” áp dụngđối với thềm lục địa đã được Tuyên bố Truman năm 1945 và công việc chuẩn bịcủa Ủy ban Luật quốc tế cho Hội nghị lần thứ nhất của Liên hợp quốc về Luậtbiển đề cập
Tht ba, giải thích của cơ quan giải quyết tranh chấp không chỉ làm sáng
tỏ một khái niệm, thuật ngữ hay chế định của luật quốc tế mà còn góp phần hìnhthành nên các quy tắc xử sự mới điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thé Sự giảithích của cơ quan giải quyết tranh chấp thường được viện dẫn áp dụng để giảiquyết các vụ việc tương tự sau này Sự giải thích này dần được thừa nhận rộng
rãi và trở thành tập quán quốc tế hoặc được ghi nhận như một quy phạm bắt
buộc trong DUQT Trong phán quyết vụ Ngư trường Anh — Nauy, Toà án Công
lý quốc tế đã có gắng giải thích thế nao là vịnh, thé nào là vịnh lịch sử Các giải
thích này đã được “luật hoá” thành các quy định về vịnh ghi nhận tại Điều 7
Công ước Giơnevơ 1958 về lãnh hãi và vùng tiếp giáp cũng như Điều 10 Côngước luật biển năm 1982 Phán quyết vụ Ngư trường Anh — Nauy của Toà án
Trang 30Công lý quốc tế cũng góp phần khăng định và ghi nhận phương pháp đường cơ
sở thăng trong Công ước Giơnevơ 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp và Côngước luật biển 1982 Từ phán quyết này của Tòa, nhiều quốc gia có đường bờbiển khúc khuỷu như của Na Uy đã áp dụng phương pháp đường cơ sở thắng.Như vậy, ban đầu phán quyết dùng đường cơ sở thang dé xác định các vùng biểnchỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp (Anh và Nauy), nhưng sau đó
nó trở thành quy phạm luật quốc tế được sử dụng rộng rãi và được cộng đồngquốc tế thừa nhận, được ghi nhận trong Công ước Luật biển 1982 và tồn tại dướidạng tập quán quốc tế
Tử tu, thông qua việc làm rõ nội dung, ý nghĩa của DUQT, giải thích
ĐUỢQT tại các cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ giúp các quốc gia khi tham gia
quan hệ quốc tế hiểu chính xác và thống nhất các quy định của DUQT, qua đó
nâng cao nhận thức của các quốc gia; giúp quốc gia tuân thủ, thi hành và sửdụng quy định của luật quốc tế nói chung, của ĐƯỢT nói riêng một cách hợppháp; kiềm chế các hành vi vi phạm DUQT do không nhận thức đúng nội dung
quy định Hon thé nữa, vai trò của giải thích DUQT được thé hiện đầy đủ và
mang lại ý nghĩa to lớn như một hình thức thực hiện ĐUQT, được tiễn hành vớimục đích nhằm bảo đảm cho các quy định của DUQT được thực hiện một cáchtriệt dé hơn trong đời sống thực tế Nếu không có giải thích DUQT nói chung,giải thích DUQT tai co quan giải quyết tranh chấp nói riêng thì sẽ khó có thé
hiểu nội dung quy phạm DUQT một cách chính xác, đầy đủ, sâu sắc và toàn
diện, thê hiện hết ý nghĩa, mục đích pháp lý, chính trị và kinh tế sâu xa đăng sau
các ngôn từ của quy phạm DUQT đó khi được xây dựng.
II QUY ĐỊNH CUA PHAP LUẬT QUOC TE VE GIẢI THÍCH DIEUUOC QUOC TE
1 Quy tắc chung về giải thích điều ước quốc tế
Trước Công ước Viên 1969, có ba cách tiếp cận chính trong giải thích
DUQT là giải thích theo câu chữ của văn bản; giải thích theo ý định của các bên
và giải thích theo mục đích, đối tượng của DUQT Ba cách tiếp cận này đã được
pháp điển hoá trong Điều 31, 32 và 33 Công ước Viên 1969” “Quy rắc chung”là: “một điều ước phdi được giải thích một cách thiện chí theo nghĩa thông
thường được đưa ra cho các điêu khoản của điêu ước trong ngữ cảnh của chúng
3 Trần Hữu Duy Minh, tlđd, 77-78
Trang 31và dựa trên đối tượng và mục đích của nó” (Điều 31(1).
Theo ILC, việc sử dụng “Quy tắc” ở danh từ số ít là có chủ ý, với hàm ýrằng quá trình giải thích điều ước là một sự thống nhất và các quy định của Điều
31 tạo thành một quy tắc duy nhất, được tích hợp chặt chế”” Điều 31 Công ướcViên 1969 cũng nhắn mạnh tinh bắt buộc “phdi” tích hợp của các yêu cau: (i)
thiện chí, (ii) nghĩa thông thường của từ ngữ trong ngữ cảnh của chúng: (iii) đối
tượng và mục đích của điều ước
1.1 Thiện chi
Xuất phat từ nguyên tắc tận tâm thực hiện cam kết quốc tế (Pacta sunt
servanda), việc giải thích DUQT phải thiện chí, nghĩa là việc giải thích DUQT
cần hướng tới mục đích thực hiện đầy đủ DUQT đã ký kết Không được lợi
dụng việc giải thích DUQT dé từ chối việc thực hiện các nghĩa vụ mà mình đã
cam kết
Khác với hầu hết các yếu tô khác của “quy tắc chung” về giải thích điềuước được quy định trong Công ước Viên 1969, ít nhất là từ cách nó được thể
hiện trong lời mở dau của Điều 31, “thiện chí” áp dung cho toàn bộ quá trình
giải thích một DUQT mà không phải chi là để giải thích nghĩa của một từ hoặccụm từ cụ thé trong DUQT
1.2 Phù hợp với nghĩa thông thường của từ ngữ trong ngữ cảnh của chúng
Nghia thông thường của từ ngữ là điểm bắt đầu của việc giải thích DUQT,bởi việc sử dụng từ ngữ và cách diễn đạt là bằng chứng rõ ràng nhất về ý địnhcủa các bên Trong thực tế, khi đàm phán ký kết DUQT, các bên cũng rất cântrọng lựa chon từ ngữ được sử dung trong DUQT dé phản ánh đúng nhất camkết chung của các bên
Nghia thông thường của từ ngữ là nghĩa phổ biến theo cách sử dụng thôngthường Cách đơn giản nhất để tìm ra nghĩa thông thường của từ ngữ là dựa vàocác từ điển ngôn ngữ có uy tín Nghĩa thông thường của từ ngữ không thé được
hiểu một cách riêng lẻ mà cần được xem xét đặt trong ngữ cảnh của DUQT.Điều 31 khoản 2 giải thích ngữ cảnh của DUQT bao gồm: (i) toàn bộ văn bản
(cả lời nói đầu và các phụ lục); (ii) mọi thỏa thuận liên quan đến điều ước đã
được tat cả các bên tham gia tán thành trong dip ký kết điều ước; (iii) mọi văn
#1 TH, Draft Articles on the Law of Treaties with commentaries [1966] YBILC, vol HH, 219 [8].
Trang 32kiện do một hoặc nhiều bên đưa ra trong dịp ký kết điều ước và được các bênkhác chấp thuận là một văn kiện có liên quan đến điều ước Những thoả thuận
hay văn kiện nêu trên cần phải được sự đồng ý của tất cả các bên ký kết, do đó,phải được xem xét đến khi giải thích điều ước quốc tế mặc dù chúng không làmột phần của điều ước
1.3 Phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước quốc tế
Mỗi DUQT khi được ký kết đều hướng tới những đối tượng và mục dich
nhất định, vì vậy, giải thích từ ngữ của DUQT cần gắn với chính đối tượng và
mục đích của DUQT Nếu không làm được điều đó, việc giải thích DUQT sẽ
mat đi ý nghĩa
Đối tượng và mục đích của DUQT thường thê hiện qua tiêu đề, lời nói
đầu, những điều khoản căn bản của DUQT, hoặc khi so sánh giữa điều ước cần
giải thích với những điều ước khác cùng loại Chăng hạn, để làm sáng tỏ mụcdich của Công ước châu Âu về nhân quyên có thé xem xét đến những điều ước
về nhân quyền cùng loại như Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị,Công ước về quyên trẻ em, Công ước về Chống tra tấn
Khi một điều ước có hai hay nhiều cách giải thích thì “thiện chí” cũng như
“đối tượng và mục đích” của điều ước đòi hỏi nghĩa được lựa chọn là nghĩa chophép DUQT có hiệu lực phù hợp” Quy tắc này đôi khi được đồng nhất vớinguyên tắc giải thích hữu hiệu (principle of effectiveness)
1.4 Những căn cứ giải thích khác can được tinh đến
Ngoài “nghĩa thông thường” và “ngữ cảnh” của ĐƯQT, Điều 31 (3) Côngước Viên 1969 quy định những căn cứ khác sẽ được “tinh đến” (không phải làbắt buộc), bao gồm: (i) Bat kỳ thỏa thuận sau này giữa các bên về việc giải thíchđiều ước hoặc về việc áp dụng các quy định của điều ước; (ii) Bat kỳ thực tiễnsau này trong khi áp dụng điều ước được các bên thỏa thuận liên quan đến việc
giải thích điều ước; (iii) Bat kỳ quy tắc có liên quan của pháp luật quốc tế áp
dụng trong các quan hệ giữa các bên.
Điều 31 (3)(a) Công ước Viên 1969 dự trù trước khả năng sau khi ký kết,các bên có thể thoả thuận về giải thích điều ước dưới hình thức một thoả thuận
rõ ràng hoặc ngầm định trong thực tiễn thực thi điều ước Thoả thuận này vẫn
được xem là cách giải thích xác thực chính thức của các bên.
5 ILC, Draft articles on the law of treaties with commentaries 1966, Tldd, p.219.
Trang 33Theo ILC, thực tiễn thực hiện điều ước được xem là “bằng chứng khách
quan về cách hiểu của các bên về ý nghĩa của DUQT” “Giá trị của thực tiễn saunày thay đổi tùy theo sự hiểu biết chung của các bên về ý nghĩa của các điềukhoản Văn bản được thông qua tạm thời vào năm 1964 nhắc tới thực tiễn
“thiết lập sự hiểu biết của tất cả các bên” Bằng cách bỏ từ “tất cả”, Ủy bankhông có ý định thay đổi quy tắc Uy ban cho rang cụm từ “sự hiểu biết của các
2.22
bên” nhất thiết có nghĩa là “các bên nói chung” Từ “tất cả” được bỏ đi chỉ đơnthuần để tránh bất kỳ quan niệm sai lầm nào có thể xảy ra rằng tất cả các bênđều phải tham gia vào thực tiễn trong khi chỉ cần các bên đáng lẽ đã chấp nhậnthực tiễn đó là di.”
Theo Điều 31(3)(c) Công ước Viên 1969, việc giải thích DUQT phải tínhđến “bất kỳ quy tắc có liên quan của pháp luật quốc tế áp dụng trong các quan
hệ giữa các bên” Điều khoản này được coi là phản ánh luật quốc tế chung” va
thé hiện phương pháp hệ thống trong giải thích DUQT (xem mục 1.3), bởi vì nó
giúp tránh việc một điều ước quốc tế được giải thích như một chế định độc lập
và do đó, giảm thiểu nguy cơ phân mảnh luật quốc tế với tính chất là một hệthống Tuy nhiên, Điều 31(3)(c) Công ước Viên 1969 quy định chưa rõ ràng và
nội hàm của nó chỉ phát triển dần theo thực tiễn” Hai câu hỏi quan trọng 1a: (i)
các quy tắc khác khi giải thích DUQT”; (ii) luật áp dụng ở đây là luật tai thờiđiểm ký kết hay luật tại thời điểm giải thích và áp dụng DUQT Câu hỏi thứ nhất
liên quan đến tính hệ thông của luật quốc tế Do quy tắc giải thích DUQT và quy
định của chính DUQT đều là một bộ phận của hệ thống luật quốc tế nên việc
giải thích DUQT không nên tách rời với các quy định khác có liên quan của luật
quốc tế Điều này có thé giúp bổ sung các quy định còn thiếu sót của DUQTbang các quy định chung của luật quốc tế, đưa ra hướng dẫn giải thích từ cácquy định tương tự trong các DUQT khác và tránh sự phân mảnh của hệ thốngcủa luật quốc tế”' Câu hỏi thứ hai liên quan đến van đề giải thích phát triển khi
°6 ILC, Draft articles on the law of treaties with commentaries 1966, Tldd, tr.221
°1 ILC, Draft Articles on the Law of Treaties with Commentaries 1966, Art 27, para 15.
?® Ví du, Oil Platforms (Iran v United States of America), Judgment, 6 November 2003, para 41; Certain
Questions of Mutual Assistance in Criminal Matters (Djibouti v France), Judgment, 4 June 2008, para 112.
” Richard Gandiner, “The Vienna Conviention Rules on Treaty Interpretation”, in Duncan B Hollis (ed.), The
Oxford Guide to the treaties, OUP, 2012, p.487.
*° Richard Gandiner, tldd, tr.485-487
3! Richard Gandiner, Treaty Interpretation, OUP, 2008, tr.260; Lê Thi Anh Đào, “Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế liên kết chéo các lĩnh vực của luật quốc tế”, Tap chi Luật hoc, tháng 11/2013
Trang 34cả luật pháp quốc tế và ngôn ngữ sử dụng đều thay đổi theo thời gian Điều
31(3)(c) Công ước Viên 1969 trong bản dự thảo tạm thời được thông qua vao
năm 1964 là “theo quan điểm của các quy tắc chung của luật pháp quốc tế cóhiệu lực tại thời điểm ký kết" Khi xem xét lại điều khoản, ILC cho rằng côngthức được sử dụng trong văn bản năm 1964 là không thỏa đáng Trong bất kỳtrường hợp nào, mức độ phù hợp của các quy tắc của luật quốc tế đối với việcgiải thích các điều ước trong bat kỳ trường hợp cu thé nào đều phụ thuộc vào ýđịnh của các bên và việc cố gắng xây dựng một quy tắc bao hàm toàn diện yếu
tố thời gian sẽ gây khó khăn Hơn nữa, việc áp dụng đúng yếu tổ thời gian
thường sẽ được biểu thị bằng cách giải thích thuật ngữ một cách thiện chí Do
đó, Uỷ ban kết luận răng nên bỏ qua yếu t6 thời gian và sửa đổi phan dẫn chiếu
đến luật quốc tế thành "bat kỳ quy tắc liên quan nào của luật quốc tế áp dụng
Aa+x'"
trong quan hệ giữa các bên" Đồng thời, Uy ban soạn thảo quyết định chuyển
yếu tô giải thích này sang khoản 3 như là một yếu tô bên ngoài đối với cả văn
bản và "ngữ cảnh” như được quy định ở khoản 2.
Theo Điều 31 khoản 4, nghĩa thông thường của một thuật ngữ sẽ không
được sử dụng nếu các bên ký kết đồng ý về việc sử dụng thuật ngữ đó theo mộtnghĩa đặc biệt Việc sử dụng thuật ngữ với nghĩa đặc biệt có liên quan đến thuật
ngữ kỹ thuật xuất phat từ lĩnh vực đặc thù mà DUQT đó điều chỉnh hoặc có
hoàn cảnh sử dụng đặc biệt Trường hợp này thường xuất hiện trong những
DUQT chuyên ngành hoặc DUQT mang tính khu vực Nghĩa đặc biệt thường
được ghi nhận trong các quy định mở đầu của DUQT và phan định nghĩa các
thuật ngữ được sử dụng.
Nhu vậy, khi giải thích DUQT cần chú ý đến các yếu tô trên của quy tắcchung Việc lựa chọn và áp dụng một hay một nhóm các yếu tô có thén sẽ cho racác kết quả giải thích không giống nhau
2 Các phương tiện bé sung để giải thích điều ước quốc tế
Điều 32 Công ước Viên 1969 quy định về “những phương tiện bồ sung dé
giải thích DUQT, ké cd những công việc trù bị điều ước và hoàn cảnh ký kết
điều ước” Với tính chất là phương tiện “bố sung”, chúng chỉ được sử dụng khi
giải thích theo Điều 31 Công ước Viên 1969 dẫn đến nghĩa mơ hồ, khó hiểu,
3 ILC, Yearbook of the InternationalLaw Commission, 1964,vol II, pp 202 and 203 Xem thêm ILC, Guide to
Practice on Reservations to Treaties, tldd, Paragraph (11) of the commentary to articles 69-71.
Trang 35hoặc dẫn đến một kết quả rõ ràng là phi lý hay không hop lý Phương tiện bổsung chỉ được sử dụng sau khi sử dụng các yếu tô nêu ở Điều 31 và nhằm xác
nhận lại hoặc khăng định lại kết quả giải thích
Danh mục các phương tiện b6 sung nêu tại Điều 32 Công ước Viên 1969cũng là danh mục mở ” Các bên cũng có thé sử dụng các phương tiện bố sung
khác ngoài hai phương tiện nêu trên để giải thích DUQTTM, chang hạn như các
tài liệu của các cơ quan độc lập (ví dụ tài liệu của Ủy ban Pháp luật quốc tế ILC), tài liệu trù bị đàm phán của các điều ước tương tự hoặc cùng loại với điềuước cần được giải thích Ngoài ra, những thực tiễn sau này mà không phải củacác bên liên quan hoặc không liên hệ đến việc áp dung DUQT, cũng như khôngtạo ra sự thỏa thuận của các bên (không thuộc quy định tại Điều 31 khoản 3điểm b Công ước Viên 1969) đôi khi cũng có thể làm sáng tỏ ý nghĩa của điều
-ước liên quan.
2.1 Tài liệu trù bị cho điều ước (preparatory works/travaux preparatoire)
Tài liệu trù bị đàm phán bao gồm tất cả các loại tài liệu phục vụ cho việc
đàm phan, ký kết DUQT Chúng bao gồm những tài liệu có liên quan đến
DUQT được các chủ thé đàm phan đưa ra trong quá trình đàm phán ký kết
DUQT.
Xem xét tài liệu trù bi dam phán có thể giúp truy nguyên, theo dõi diễn
biến đàm phán giữa các bên, từ ý tưởng ban đầu, nhượng bộ, trao đôi lợi ích để
đi đến cam kết cuối cùng Trong một số trường hợp, tài liệu trù bị đàm phán hỗtrợ hiệu quả trong việc xác định rõ ý định của các bên, nhất là khi biên bản đàmphán được lưu trữ đầy đủ Tuy nhiên, một trong những bất lợi của việc nghiên
cứu tai liệu trù bị đàm phán trong quá trình giải thích DUQT là không phải lúc
nào cũng có đầy đủ biên bản ghi nhận trọn vẹn diễn biến đàm phán, đặc biệt làcác cuộc đàm phán kéo dài nhiều năm, nhiều thập kỷ Dù có đủ văn bản lưu trữthì đôi khi văn bản lưu trữ quá lớn dé khảo sát toàn diện, ví dụ như tai liệu trù bịđàm phan trong Hội nghị Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ ba (1973 - 1982)
2.2 Hoàn cảnh ký kết điều ước
Đề xác định ý định của các bên, một điều ước nên được giải thích trong
môi liên hệ với những hoàn cảnh và bôi cảnh lịch sử tôn tại khi mà điêu ước
°° Richard Gandiner, Treaty Interpretation, tldd
* Anthony Aust, Modern Treaty Law and Practice, 2nd ed., Cambridge University Press 2007, pp 248-249.
3 Trần Hữu Duy Minh, tldd, tr.81
Trang 36được ký kết” Khác với “ngit cảnh -confexf” quy định tại Điều 31(2) của Côngước Vienna 1969, “hoàn cảnh- circumstances” ký kết điều ước chỉ là hoàn cảnhvào thời điểm ký kết điều ước và không phụ thuộc vào sự đồng thuận hay nộidung cơ bản của điều ước Ngoài ra, việc giải thích còn lưu ý đến các điều kiện
về kinh tế, chính trị và xã hội của các bên ký kết và những điều kiện khác có ảnhhưởng đến quy chế pháp lý của từng bên Ví dụ, xem xét một quốc gia có phải là
“quốc gia là bất lợi về địa lý” (Điều 70 UNCLOS) hay không để xem xét ý chícủa các bên trong việc mong muốn ràng buộc với điều ước Hoặc, việc xem xét
một quốc gia là xuất khâu hay nhập khẩu dé làm rõ ý chí của các bên trong việcmong muốn điều chỉnh băng điều ước sẽ được ký kết
3 Giải thích các điều ước được xác thực bằng hai hoặc nhiều ngôn ngữ3.1 Khái niệm bản xác thực (authentic text) của diéu ước quốc té
DUOQT, nhất là các DUQT đa phương được ký kết trong khuôn khô UN,
có thé được ký kết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, tức là có nhiều bản được các
bên xác thực là bản gốc Bản xác thực (authentic text) của DUQT là văn bảnđược các bên ký, ký ad referendum hoặc ký tắt vào văn bản điều ước, vào vănbản cuối cùng của hội nghị mà trong đó văn bản điều ước được bao gồm, hoặctheo quy định của chính điều ước quốc tế đó (Điều 10 Công ước Viên 1969)
Bản dịch ĐƯỢT sang một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ mà văn bản đã được xác
thực sẽ chỉ được xem là văn bản xác thực nếu điều ước có quy định như vậy
hoặc các bên đã thỏa thuận như vậy.
3.2 Giá trị pháp lý của các bản xác thực trong giải thích điều ưóc quốc té
Về pháp lý, các bản xác thực của ĐƯỢT bằng các ngôn ngữ khác nhauđều có giá trị pháp lý như nhau” Tuy nhiên, các quốc gia cũng có thé thoảthuận để lựa chọn một bản có giá trị ưu thế hơn so với các bản xác thựckhác Khi đó, bản ưu thế sẽ là văn bản được sử dụng để giải thích và áp dụng
DUQT Trong trường hợp có xung đột nghĩa giữa các bản xác thực thi ban ưu
thế sẽ được sử dụng Ví dụ như Điều 22 khoản 4 Hiệp định khuyến khích và bảo
hộ đầu tư năm 2004 giữa Việt Nam và Hàn quốc quy định Hiệp định này đượclập băng tiếng Việt, tiếng Hàn Quốc và tiếng Anh, các văn bản đều có giá trịpháp lý như nhau Trong trường có sự hiểu khác nhau giữa các văn bản thì bản
°° Eritrea — Ethiopia Boundary Commission, Statement by the Commission, PCA, 2007,
https://pca-cpa.org/en/cases/99/, truy cập ngày 20/2/2022.
*7 Điều 33 khoản 1 Công ước Viên 1969
Trang 37tiếng Anh sẽ được dùng làm cơ sở dé đối chiếu.
Điều 33 khoản 3 Công ước Viên 1969 quy định câu chữ của DUQT đượcxem là có cùng nghĩa trong tất cả bản xác thực Dù có nhiều bản ngôn ngữ khácnhau nhưng về bản chất chỉ có một DUQT được ký kết, và do đó, cũng chỉ cómột nghĩa duy nhất trong tất cả bản ngôn ngữ khác nhau đó Trong trường hợpcác bên không có thoả thuận và điều ước không có quy định, Điều 33 khoản 4Công ước Viên 1969 quy định rằng: “khi việc so sánh các văn bản đã được xácthực cho thấy có một sự khác biệt về nghĩa mà việc áp dụng các Điều 31 và 32không thé giải quyết được thì sẽ áp dụng nghĩa nào phù hợp một cách tốt nhấtvới các văn bản đó, có tính đến đối tượng và mục đích của điều ước”
Như vậy, Công ước Viên 1969 quy định các “quy tắc chung” và phương
tiện giải thích ĐƯỢT mà không hướng dẫn áp dụng các quy định này và một sốquy định Vì vậy, nghiên cứu thực tiễn các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng các
quy tắc này có ý nghĩa quan trọng nhằm cung cấp cách hiểu và chỉ dẫn áp dụngcác quy tắc về giải thích DUQT
HI THỰC TIEN CO QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHAP QUOC TE
GIAI THICH DIEU UOC QUOC TE
1 Giải thích điều ước quốc tế trong thực tiễn giải quyết một số loại tranhchấp quốc tế
1.1 Giải quyết tranh chấp về chủ quyên đối với lãnh thổ
1.1.1 Khải niệm tranh chấp về chủ quyên đối với lãnh thổ
Lãnh thô là một trong những dấu hiệu nhận biết một thực thể là quốc gia”
và là yếu tô vật chất, tiền dé cho sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia Lãnhthổ quốc gia là một phần của Trái Đất, bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời
và vùng lòng đất, thuộc chủ quyền hoan toàn, riêng biệt hoặc tuyệt đối của mộtquốc gia
Trong các bộ phận cấu thành lãnh thé quốc gia, vùng đất là bộ phận lãnhthé mà không một quốc gia nào không có” Vùng đất là đối tượng dé xác lập
40k
”, quôc
chủ quyền quốc gia và từ đó trên cơ sở nguyên tắc “đất thông trị biển
gia có thé yêu sách các vùng biển thuộc chủ quyền (nội thuỷ, lãnh hải) và quyềnchủ quyền của quốc gia (vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm
* Điều 1 Công ước Montevideo năm 1933 về quyền và nghĩa vụ của quốc gia
*' Trường Dai học Luật Hà Nội, Tldd, tr 165.
*° Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình luật biển quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2019, tr.34.
Trang 38lục địa) Trên cơ sở chủ quyên đối với vùng đất, quốc gia xác lập chủ quyền vớivùng trời bên trên và vùng lòng đất bên dưới vùng đất, vùng nước của quốc gia.
Theo pháp luật quốc tế hiện đại, việc xác lập danh nghĩa chủ quyền lãnhthổ của một quốc gia được coi là hợp pháp nếu đáp ứng điều kiện pháp ly sau:
- Bang các phương thức thụ đắc lãnh thé hợp pháp: tiễn hành trên một đốitượng lãnh thổ phù hợp, ví dụ, đối tượng thụ đắc của phương thức chiếm cứ hữu
hiệu là lãnh thô vô chủ (terra nullius) hoặc lãnh thé bị bỏ roi (terra derelictio).Chủ thể xác lập danh nghĩa chủ quyền phải có tư cách quốc gia và được thực
hiện theo đúng cách thức mà luật quốc tế về thụ đắc lãnh thổ đòi hỏi
- Xác lập chủ quyền lãnh thé cần phải dựa trên quyền dân tộc tự quyết của
dân cư sống trên phần lãnh thô được thụ đắc, bởi việc xác lập chủ quyền lãnh
thổ không chỉ dựa trên một phương thức duy nhất
Thực tiễn có ba phương thức chính dé quốc gia thụ đắc lãnh thé:
- Chiém cứ hữu hiệu: Là hành động của một quốc gia nhằm mục đích thiếtlập và thực hiện quyền lực của mình trên một lãnh thô vốn khong phải là một bộ
phận lãnh thô quốc gia với ý nghĩa thụ đắc lãnh thổ đó Đối tượng lãnh thổ được
áp dụng phương thức này là: (¡) lãnh thổ vô chủ (tức là vào thời điểm quốc gia
thực hiện việc chiếm cứ, lãnh thổ đó không có người ở và chưa từng thuộc
quyền sở hữu của bat cứ quốc gia nào) hoặc; (ii) lãnh thé bị bỏ rơi (tức là không
có sự quản lý thực sự trên lãnh thé và quốc gia đã từng là người chủ của lãnh thé
thê hiện ý định từ bỏ lãnh thổ đó
- Chuyên nhượng tự nguyện: Là sự chuyển giao một cách hoà bình danh
nghĩa chủ quyền trên một lãnh thổ từ quốc gia này sang quốc gia khác thông qua
nhiều hình thức như qua DUQT, trao đôi, mua bán”
Chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thé thé hiện ở quyền kiểm soát vàthực thi quyền lực đối với lãnh thổ Tuy nhiên, với sự phát triển qua các thời kỳlịch sử, cùng với tham vọng mở rộng chủ quyên lãnh thổ quốc gia nên thực tế làcho đến nay nhiều quốc gia vẫn đưa ra yêu sách đối lập nhau về người chủ thực
sự của một đất Vi dụ, Liên bang Nga yêu sách chủ quyền đối với quan daoKuril và khang định Nga mới là người chủ thực sự của quan đảo này Tuy nhiên,Nhật Bản phản đối yêu sách này của Nga và cho rằng quân đảo Kuril thuộc chủ
quyền của Nhật Bản Nhìn chung, tranh chấp về chủ quyền đối với lãnh thé
*' Trường Dai học Luật Hà Nội, tldd, tr.171-172
Trang 39(tranh chấp chủ quyền lãnh thổ) là hoàn cảnh thực tế, trong đó các quốc gia đưa
ra yêu sách trái ngược nhau về việc quốc gia nào có chủ quyền đối với một vùngđất nhất định
Tranh chấp về chủ quyền đối với lãnh thé khác với tranh chấp lãnh thé nóichung Tranh chấp lãnh thé có thé liên quan đến tất cả các bộ phận lãnh thổ(vùng đất, vùng nước, vùng trời và lòng đất) và phát sinh theo những cách khácnhau Ví dụ, một tranh chấp lãnh thô có thể được kích hoạt bởi nỗ lực của một
quốc gia nhằm xâm chiếm lãnh thổ thuộc về một quốc gia khác Một ví dụ khác
là trường hợp một thực thé tìm kiếm sự độc lập khỏi một quốc gia trên cơ sởviện dẫn quyên tự quyết của người dân dé lập luận rằng nó cấu thành một quốcgia độc lập mới thực thi chủ quyền đối với lãnh thé mà người dân nói trên sinh
sống Việc giải quyết các tranh chấp này chủ yếu áp dụng các nguyên tắc và quy
phạm của luật quốc tế về cắm dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế, nguyên tắcquyền dân tộc tự quyết Trong khi đó, tranh chấp về chủ quyền đối với lãnh thổluôn gắn liền với vấn đề quốc gia nào là người chủ thực sự của một vùng đấtnhất định Theo ICJ, “quyền sở hữu- ownership” đối với lãnh thổ đôi khi được
sử dụng tương đương như “chủ quyén- sovereignty” Tranh chấp về chủ quyềnđối với lãnh thổ tập trung vào các phương thức xác lập chủ quyền quốc gia đốivới lãnh thổ” Vì vậy, việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyên đối với lãnhthổ đòi hỏi phải áp dụng các quy định của luật quốc tế về thụ đắc lãnh thé như
đã phân tích ở trên Tranh chấp về chủ quyền đối với lãnh thé cũng khác vớitranh chấp về phân định biên giới lãnh thé, bởi vì "phân định" đề cập đến việc
lựa chọn vi trí của ranh giới phân chia lãnh thổ giữa các quốc gia”
Tranh chấp về chủ quyền đối với lãnh thổ thường dẫn đến căng thăngngoại giao, kinh tế và quân sự giữa hai hoặc nhiều quốc gia Tuy nhiên, nhiềutranh chấp lãnh thổ cuối cùng đã được giải quyết một cách hữu nghị thông qua
đàm phán ký kết một DUQT hoặc thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp tại cơquan tài phán quốc tế
1.1.2 Giải thích điều ước quốc tế trong thực tiễn cơ quan tài phản quốc té giải
” Sovereignty over Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks and South Ledge (Malaysia/Singapore),
(Judgment of 23 May 2008, par 222 Xem thêm tai: 20080523-JUD-01-00-EN.pdf;
https://www.icj-cij.org/public/files/case-related/130/130-* The Palmas (Miangas) Case, tldd, seperate opinion of Max Huber Arbitrator.
* V Prescott and G Triggs, International Frontiers and Boundaries, Martinus Nijhoff, 2008, p 11-12 &
p.147-148.
Trang 40quyết tranh chấp về chủ quyên đổi với lãnh thổ
Khi giải quyết tranh chấp về chủ quyên đối với lãnh thổ, cơ quan tài phánquốc tế thường xuyên áp dụng các quy tắc giải thích điều ước được quy địnhtrong Công ước Viên 1969, với điểm xuất phát là “nghĩa thông thường của thuậtngữ” trong bối cảnh của DUQT Bối cảnh, đối tượng và mục đích của DUQTluôn được xem xét cùng với nhau khi giải thích ĐƯỢT”” Thậm chí, khi giảithích các thuật ngữ, cơ quan tài phán quốc tế còn đặt bối cảnh của thuật ngữđược xem xét trong việc đối trọng, so sánh dé phân biệt và làm rõ nội hàm khácbiệt với các thuật ngữ có thé “gây nhầm lẫn” trong cách xử sự của các bên ”
Cơ quan tài phán quốc tế cũng sử dụng rất đa dang các phương tiện bốsung để giải thích DUQT, bao gồm: (i) các điều ước quốc tế và các thoả thuận
có liên quan Ví dụ, Toà xem xét Hiệp ước giữa Anh và Hà Lan vào năm 1824
và thư mà Sultan Hussein đã gửi cho anh trai mình là Sultan Abdul Rahman để
khăng định Hiệp ước và lá thư này không ảnh hưởng tới chủ quyền của Vương
quốc Hồi giáo Johor đối với đảo Pedra Branca/ Pulau Batu Puteh; (ii) Thựctiễn của các bên trong quá trình xác lập chủ quyền quốc gia với lãnh thé Đối vớihoạt động xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thé, thực tiễn của các bên thé
hiện dưới cả hình thức hành động và không hành động, qua đó xác lập mục đích
của mỗi bên Hình thức tôn tại của thực tiễn này rất đa dạng, có thê bao gồm cáctài liệu chính thức của quốc gia’’, các bản đồ”” và các dạng thức hành động hay
không hành động khác ”' Dù tồn tại dưới hình thức nào, thực tiễn các bên góp
*®' Vi dụ, Case concerning the legal status of the south-eastern territory of Greenland (Applications eventually
withdrawn) Orders of August 2nd and 3rd, 1932 and May 11th, 1933 (Series A./B., fascicules nos 48 and 55, p.30 tai https://www.icj-cij.org/public/files/permanent-court-of-international-
justice/serie AB/AB 53/01 Groenland Oriental Arret.pdf; Sovereignty over Pulau Ligitan and Pulau Sipadan (Indonesia/Malaysia), Judgment of 17 December 2002 tại https://www.icj-cij.org/public/files/case-
related/102/102-20021217-JUD-01-00-EN.pdf
“© Vị dụ, Case concerning Territorial Dispute (Libyan Arab Jamahiriya v Chad), Judgment of the Court of
February 3, 1994; Sovereignty over Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks and South Ledge (Malaysia/Singapore), tldd, par.267;
“7 Sovereignty over Pulau Ligitan and Pulau Sipadan (Indonesia/Malaysia), tldd; Case concerning Territorial
Dispute (Libyan Arab Jamahiriya v Chad), tldd, par.42.
“8 Sovereignty over Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks and South Ledge (Malaysia/Singapore), tldd,
par.222 & par.235.
® Sovereignty over Pulau Ligitan and Pulau Sipadan (Indonesia/Malaysia), Judgment of 17 December 2002,
tldd, par.23.
°° Sovereignty over Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks and South Ledge, tldd, par.267.
*! Case concerning the Temple of Preah Vihear (Cambodia v Thailand), Merits, Judgment of 1.5 June 1962:
LC J Reports 1962; Sovereignty over Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks and South Ledge (Malaysia/Singapore).