1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

21 23 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Chính vì lẽ đó, tôi đã mạnh dạn thực nghiệm để đúc kết nên đề tài “Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi”.. Cơ sở lí luận của sáng kiến

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỈM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6

Trang 2

MỤC LỤC

1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Lí do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 1

1.3 Đối tượng nghiên cứu 1

1.4 Phương pháp nghiên cứu 1

1.5 Những điểm mới của sáng kiến 2

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3

2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4

2.3.1 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4

2.3.2 Cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động tự làm đồ dùng đồ chơi 6

2.3.3 Cho trẻ tham gia hoạt động thực hành thử nghiệm 7

2.3.4 Cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động ngoài trời 8

2.3.5 Kinh nghiệm thiết kế bộ sưu tập các trò chơi 11

2.3.6 Cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động tham quan dã ngoại 12

2.3.7 Kinh nghiệm phối hợp với các bậc phụ huynh để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm 13

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 15

3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 16

3.1 Kết luận 16

3.2 Kiến nghị 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài

Giáo dục mầm non hiện đại nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dụctình cảm và kĩ năng xã hội.Đó là việc phát triển năng lực nhận biết, bày tỏ cảmxúc tình cảm của mình; hiểu và đáp lại tình cảm cảm xúc của người khác, hìnhthành và rèn luyện tính tự tin Kỹ năng sống như những nhịp cầu giúp trẻ biếnkiến thức, tình cảm của trẻ thành thái độ, giá trị, hành vi và thói quen tốt Từ đógiúp trẻ mầm non làm chủ cuộc sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng hơntrong xã hội hiện đại với nền văn hóa đa dạng và kinh tế phát triển như hiện nay.Trong các độ tuổi trẻ mầm non thì trẻ mẫu giáo lớn có mối quan hệ vớinhững người xung quanh được mở rộng một cách đáng kể.Vì vậy tình cảm củatrẻ trở nên muôn hình muôn vẻ, mạnh mẽ và sâu sắc hơn so với các lứa tuổitrước Đây cũng là giai đoạn trẻ ham học hỏi, có nhu cầu được tiếp thu và lĩnhhội những giá trị sống để phát triển nhân cách và có hành vi ứng xử phù hợp vớicác hoàn cảnh sống của mình

Mỗi trẻ có những yếu tố cá nhân và có sự ảnh hưởng của các quan hệ xã hộicũng như hoàn cảnh sống, môi trường trải nghiệm khác nhau Bởi vậy, là nhàgiáo dục, tôi thiết nghĩ cần có những biện pháp linh hoạt, hợp lý và tận dụng cácđiều kiện để tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được tự trải nghiệm, khám phá và tựkhẳng định bản thân mình

Hoạt động trải nghiệmlà một trong những hoạt động giáo dục tạo cho trẻ cóniềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thứcmới, tình cảm mới và hình thành kĩ năng mới Ngoài ra, hoạt động trải nghiệmcòn giúp trẻ thẩu hiểu ý nghĩa củalao động, biết sáng tạo khi làm ra một sảnphẩm, biết trân trọng sản phẩm đó và biết yêu quý người lao động Đây là conđường, là cách thức để đưa trẻ đến mục tiêu phát triển toàn diện: đức, trí, thể,

mỹ, ngữ và lao động Tất cả đó là nền móng để xây thành nhân cách đầu tiên củacon người mới - con người hiện đại ngay từ khi lứa tuổi còn thơ

Chính vì lẽ đó, tôi đã mạnh dạn thực nghiệm để đúc kết nên đề tài “Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi”.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Tìm ra một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻmẫu giáo 5 - 6 tuổi Giúp cho giáo viên tích lũy thêm được những biện pháp, thủthuật giáo dục trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ Để trẻ cóđược những cơ hội tốt nhất để thực hành, trải nghiệm, tiếp thu kiến thức và hìnhthành các kĩ năng xã hội

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệmcho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non tôi đang công tác

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực thi đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu (phân tích, tổng hợp tài liệu trên Internet, tậpsan, sách, báo có liên quan đến đề tài)

- Phương pháp điều tra giáo dục

Trang 4

- Phương pháp quan sát sư phạm

- Phương pháp thực hành, thực nghiệm sư phạm

- Phương pháp điều tra thực trạng học sinh

1.5 Những điểm mới của sáng kiến

Đem đến một số kinh nghiệm được rút ra từ chính trong quá trình tổ chứchoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động trải nghiệm là hoạt độnggiáo dục, trong đó có sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên, từng cá nhân trẻđược tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống giađình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động.Qua đó phát triển năng lực thực tiễn, năng lực tâm lý xã hội (kĩ năng sống),phẩm chất nhân cách giúp trẻ thích nghi, thích ứng với xã hội, làm chủ bản thân,biết tích cực, ham học hỏi Đây là những mặt vô cùng quan trọng để tạo nêncuộc sống có ý nghĩa của mỗi trẻ

Hoạt động trải nghiệm coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủcủa trẻ, về cơ bản là hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân,với sự nỗ lực giáo dục giúp phát triển toàn diện Đây là những hoạt động giáodục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, với cuộc sống để trẻ được trảinghiệm và sáng tạo

Tuy nhiên, trẻ chưa phải là người trải nghiệm đích thực mà đứng trước mỗiđối tượng cần được trải nghiệm, trẻ luôn cần có sự kích thích hứng thú và sựđịnh hướng khám phá của giáo viên để lĩnh hội được những kiến thức, tình cảm,

kỹ năng xã hội Trẻ tuổi mầm non luôn ham thích đến những chân trời mới,thích tự tay mình làm những đồ dùng đồ chơi mới, thích được chơi các trò chơimới, thí nghiệm mới Tất cả đó đều là những nguồn cảm hứng kích thích tính tò

mò, khám phá của trẻ Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn vốn ngôn ngữ đã dần hoànthiện, trẻ cũng được giao tiếp với nhiều người hơn, không gian giao tiếp rộnghơn nên kinh nghiệm sống của trẻ đã trở nên phong phú hơn để sẵn sàng đến vớiviệc học hỏi những điều mới mẻ

Trong hoạt động trải nghiệm trẻ sẽ được đi đến địa điểm triến hành trảinghiệm; được tiếp nhận những kiến thức mới mà giáo viên định hướng nhậnthức cho trẻ; được vui chơi cùng cô giáo, cùng các bạn; sử dụng ngôn ngữ đểthể hiện vốn kiến thức và tình cảm của mình; được sống trong những tìnhhuống và hoàn cảnh thực tế để rèn luyện các kĩ năng xã hội Và cuối cùng,trong chính bản thân hoạt động trải nghiệm của trẻ mang hình hài tất thảy cái

“mỹ” của con người, của thế giới đồ vật, của thiên nhiên và của cả vốn ngônngữ Việt Nam giàu đẹp Chính những vẻ đẹp sống động ấy sẽ kiến tạo nênnhững suy nghĩ tích cực, những tâm hồn biết yêu, biết trân quý và có năng lựcsáng tạo nên cái đẹp

Trang 5

Như vậy, hoạt động trải nghiệm là một hoạt động giáo dục có ý nghĩa hếtsức quan trọng, là một trong những con đường để tiến đến mục tiêu phát triểntoàn diện cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Ở trường tôi, hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi mặc dù luônđược Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo sát sao trong quá trình thực hiện Tuynhiên để tìm ra phương cách nào cho các giáo viên có thể khai thác triệt để mụcđích giáo dục của hoạt động này cũng như việc nâng cao hiệu quả giáo dục củahoạt động Bản thân tôi khi tiến hành nghiên cứu một số kinh nghiệm trong quátrình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, tôi thấy đượcnhững thuận lợi và khó khăn như sau:

* Thuận lợi

- Ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo sát sao việc tổ chức hoạt động trảinghiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

- Các bậc phụ huynh luôn quan tâm đến sự phát triển của con em mình

- Bản thân là một giáo viên trẻ, năng động, rất tâm huyết và luôn cập nhậtnhững đổi mới vào công tác giảng dạy trong đó có việc tổ chức hoạt động trảinghiệm cho trẻ

- Thời đại công nghiệp 4.0 giúp tôi có thể tìm kiếm hình thức và liên hệnhanh chóng với một số địa điểm để tổ chức hoạt động trải nghiệm phù hợp nhấtcho trẻ

* Khó khăn

- Cùng một độ tuổi nhưng tính tích cực, cách tiếp nhận và mức độ hoạtđộng của mỗi trẻ khác nhau khiến giáo viên gặp khó khăn trong quá trình địnhhướng và tổ chức cho trẻ

- Đặc thù của trẻ mầm non là học bán trú, một số hoạt động trải nghiệm cóthể được tổ chức ở trường nhưng một số hoạt động cần tổ chức ngoài buổi họccủa trẻ nênrất khó sắp xếp về mặt thời gian

- Công tác phối kết hợp giữa tôi và phụ huynh trong lớp để tổ chức hoạtđộng trải nghiệm cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn do cha mẹ trẻ bận đi làm

* Kết quả thực trạng

Sau đây là bảng khảo sát về sự tích cực và kĩ năng của trẻ vào đầu năm học

2018 - 2019 trên tổng số điều tra 35 cháu tại lớp tôi giảng dạy

Bảng 1 Bảng khảo sát tính tích cực và kĩ năng của trẻ vào đầu năm học

2018 - 2019

TT Nội dung khảo sát

Đạt

Chưa đạt Khá giỏi Trung

bình

Số trẻ

Tỉ lệ

%

Số trẻ

Tỉ lệ

%

Số trẻ

Tỉ lệ

%

1 Trẻ tích cực hoạt động 20 57 10 28,5 5 14,5

2 Kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 11 31,5 20 57 4 11,5

Trang 6

3 Kĩ năng vận động qua các trò chơi 20 57 14 40 1 3

Qua kết quả khảo sát thực trạng, tôi thấy tỉ lệ trẻ có nhận thức, tình cảm và kĩnăng xã hội của trẻ trên tổng số điều tra tại lớp tôi vào đầu năm học 2018 - 2019 ởmức độ trung bình và chưa đạt khá cao Với vai trò và trách nhiệm của một côgiáo mầm non, tôi trăn trở và mong muốn đổi mới trong cách giáo dục của mình

để nâng cao năng lực nhận thức, tình cảm và kĩ năng xã hội của trẻ.Vì vậy, tôi

đã tiến hành các hoạt động trải nghiệm để đẩy mạnh sự thoải mái, tự tin và lĩnhhội kiến thức, kinh nghiệm sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ

Hiệu quả của hoạt động trải nghiệm phụ thuộc khá lớn vào việc hướng dẫncủa giáo viên Để công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ có hiệu quả,trước hết tôi chú trọngthực hiện tốt các vai trò sau:

Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ sao cho: kế hoạch tổchức hoạt động phải phù hợp với mục tiêu, nội dung chủ đề giáo dục, phù hợp vớitrẻ, với thời gian, thời điểm tổ chức hoạt động, phù hợp với điều kiện cơ sở vậtchất của trường lớp, địa phương Trên cơ sở đó, tôi tiến hành xây dựng kế hoạch

tổ chức hoạt động trải nghiệm theo năm học, theo tháng, theo tuần và theo ngày

Ví dụ: Dựa vào khung chương trình mà ban giám hiệu đã xây dựng vào đầunăm học 2018 - 2019, tôi tự xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo năm,theo chủ đề cho trẻ lớp tôi như sau:

Bảng 2 kế hoạch hoạt động trải nghiệm của trẻ lớp C1 (5 - 6 tuổi)

năm học 2018 - 2019 Chủ đề Thời gian tổ chức Tên hoạt động hoạt động Nội dung Địa điểm tổ chức

Trường

mầm non Tháng 9 Dòng nước mát lành

Trẻ cùng nhau lộisuối, bắt trai hến,khám phá nước

Dòng suối trongvườn cổ tích củatrường

Bản thân Tháng 10 Những cầu thủ nhí Vui chơi trên sân cỏ Sân vận động BảoAn - P Ba Đình

Gia đình Tháng 11 Những gia đình trong

phố

Trẻ cùng cô đi bộ dạoqua những khu nhàxung quanh trường

Khu phố 5 quanhtrường học

Nghề

nghiệp Tháng 12 Em yêu chú bộ đội Tham quan doanhtrại 368

Phường NgọcTrạo - Tx BỉmSơn

Thế giới

động vật Tháng 1 Người bạn nhỏ

Nuôi chú thỏ trongchiếc lồng: cho thỏ

ăn, uống nước…

Góc thiên nhiêncủa lớp C1 (5 - 6tuổi)

Thế giới

thực vật Tháng 2

Em rất thích trồng nhiều cây xanh

Thực hành thínghiệm Quá trìnhphát triển của cây

Góc thiên nhiêncủa lớp C1 (5 - 6tuổi)

Giao thông Tháng 3 Xe trên phố Tham quan dạo phố Đường Lê Lợitrước cổng trường

Trang 7

Hiện tượng

tự nhiên Tháng 4 biển lắm Bé yêu

Phối hợp cùng phụhuynh đưa trẻ đibiển

Biển Sầm Sơn Thành phố SầmSơn - Thanh Hóa

Ví dụ vào đầu năm học, khi trời thu nắng nhẹ, suối nước trong mát giữavườn cổ tích giàu vẻ đẹp và thơ mộng của trường được tôi vận dụng trở thànhnơi trải nghiệm thú vị cho những bạn nhỏ lớp tôi Nơi đó, trẻ được hòa mình vàonắng, gió, nước; được ngắm nhìn, nâng niu và tự khám phá trên đôi bàn taynhỏnhững sinh vật sống trong môi trường nước như trai, hến…

Ảnh trẻ hoạt động trải nghiệm vào tháng 9

Qua những trải nghiệm của trẻ, tôi cảm nhận bản thân đã thành công trongviệc xây dựng và tiến hành thực nghiệm kế hoạch hoạt động trải nghiệm của tôi.Bởi lẽ tôi nhìn thấy sự hứng khởi của trẻ khi chuẩn bị bước vào trải nghiệm.Những đứa trẻ đã thông qua việc khám phá nguồn nước suối mát lành mà nhậnthức được tính chất của nước là không màu, không mùi, không vị Trẻ có thểnhìn thấy cả những chú trai, chú hến dưới dòng suối để tự nhận xét được về màucủa nước.Khi trẻ dùng lòng bàn tay của mình để đưa nước lên và dùng khứugiác để cảm nhận nước đồng nghĩa với việc trẻ hiểu ra rằng: nước không có mùi

và không có vị Điều tôi khẳng định hoạt động của mình thành công trên hết

Trang 8

thảy đó chính là trên những gương mặt thơ ngây với miệng cười của những đứatrẻ Ở đó chúng đang mãn nguyện, hứng thú, khoái chí, đang được cùng nhauvui chơi, trải nghiệm vàđược tự chiếm lĩnh tri thức

Bản kế hoạch trên có rất nhiều những hoạt động trải nghiệm, mỗi một hoạtđộng có những ưu thế và đem lại cho trẻ khối lượng kiến thức, tình cảm và kĩnăng xã hội nhất định Bởi vậy, cần khai thác triệt để mục đích giáo dục củatừng hoạt động trải nghiệm và phối hợp các hoạt động với nhau để hướng đếnmục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ

2.3.2 Tổ chức cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động

tự làm đồ dùng đồ chơi

Việc tổ chức cho trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non nói chung

và trong lớp nói riêng theo tôi là một hoạt động hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm tâmsinh lí của trẻ Đây là một hoạt động giáo dục trong chuỗi những hoạt động trảinghiệm giúp trẻ nhận biết được chất liệu, cách làm nên một sản phẩm, hình thành vàrèn luyện cho trẻ những phẩm chất tốt đẹp như tính chủ động, kiên trì, sáng tạo…Hiện nay trong trường mầm non, việc tổ chức cho trẻ tự làm đồ dùng đồchơi cũng đã được giáo viên chú ý, tuy nhiên chưa được đều đặn và chưa thực

sự đạt hiệu quả như mong muốn Bản thân tôi, trong công tác tổ chức cho trẻ tựlàm đồ dùng đồ chơi đã đúc rút được một số kinh nghiệm như sau:

Trước tiên, tự bản thân giáo viên phải là người luôn tăng cường nâng caotrình độ năng lực chuyên môn, tự bồi dưỡng, tham quan, học hỏi, tham khảo tàiliệu, sách báo nhằm làm giàu ý tưởng, tích lũy thêm được nhiều thông tin về đồchơi và kinh nghiệm hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi Sau đó, giáo viên làngười lập kế hoạch, tổ chức hướng dẫn trẻ, gợi ý và hỗ trợ trẻ hoạt động

Việc tổ chức cho trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi được tôi lồng ghép trong bahình thức họat động đó là: hoạt động tạo hình, hoạt động góc và hoạt động chiều.Trong ba hình thức trên, tôi tâm đắc nhất là cách thức lồng ghép vào hoạt độnggóc Bởi lẽ trong đó, ngoài được tự làm đồ dùng đồ chơi trẻ còn được tham giavào thế giới của một xã hội thu nhỏ với các vai chơi ở góc phân vai: người bánnguyên vật liệu, những người làm đồ dùng đồ chơi, một số bạn vẫn tham gia nhặt

lá hay cành khô ở góc thiên nhiên để tham gia vào việc cung cấp nguyên vật liệulàm đồ dùng đồ chơi Khi đó, các nhóm chơi sẽ có sự hợp tác tự nguyện, đượcthỏa mãn các lựa chọn khác nhau và tự thay đổi trong cách thể hiện với từng đồdùng đồ chơi chúng làm ra Bên cạnh đó, chính phương cách cho trẻ tự tạo đồdùng đồ chơi ngay trong quá trình chơi để tạo thêm những chi tiết mới, mối quan

hệ mới, là cơ sở sáng tạo nên những cái mới được nảy sinh từ hoạt động chơi

Trang 9

Trẻ tự tay làm những chiếc lá

Để tổ chức trải nghiệm cho trẻ một cách có hiệu quả, trước đó tôi có thểtrao đổi, trò chuyện với trẻ bằng một câu chuyện, câu đố, câu thơ hay một tìnhhuống nào đó hoặc cho trẻ chơi với đồ dùng, đồ chơi để hướng trẻ đến nhữngvấn đề xung quanh đồ dùng, đồ chơi mà trẻ cần làm

Tôi chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi mẫu chuẩn đẹp và chuẩn bị nguồn nguyênliệu phong phú cho hoạt động của cô và trẻ bằng cách tự tìm kiếm, sưu tầm hayvận động sự hỗ trợ từ phụ huynh Với những nguồn nguyên vật liệu khác nhau,tôi tạo cho trẻ cơ hội được cầm, nắm, nhìn, sờ, ngửi, nghe… để trẻ được tựkhám phá tính chất, tự đặt câu hỏi với giáo viên, tự đoán và tự làm thử… Đâychính là cách trải nghiệm trực tiếp để đưa trẻ đến với lao động sáng tạo nghệthuật và cách trân quý sản phẩm

Tôi chú ý giới thiệu hay hướng dẫn chi tiết về đồ dùng, đồ chơi đó, giảithích ngắn gọn, minh họa cách làm sao cho mọi trẻ đều nhìn thấy đồ dùng, đồ

chơi Ví dụ: Trong chủ đề Bản thân, tôi tổ chức hướng dẫn cho trẻ làm đồ dùng

đò chơi về Cảm xúc trên khuôn mặt, tôi trò chuyện với trẻ về khuôn mặt có hình

gì? Trên khuôn mặt có những bộ phận gì? Cách tạo nên khuôn mặt như thế nào

và bằng cái gì? Có thể dùng bút dạ vẽ lên mảnh giấy hình tròn, đặt mảnh giấylên miếng bìa đã được phết hồ, dùng kéo cắt theo đường viền, dùng dây nilonglàm tóc, tạo khuôn mặt già nua, mặt con gái, con trai, mặt đeo kính, kiểu mặtméo mó, khóc nhè hay đang cười tươi xinh

Bên cạnh đó, tôi chú ý tạo cho trẻ thói quen tự làm và giữ gìn những đồchơi chung Những sản phẩm dù đã làm xong hay chưa hoàn thiện cũng cầnđược sắp xếp gọn gàng và đúng chỗ quy định Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, cácnhóm sẽ tự giới thiệu về đồ dùng đồ chơi mà cả nhóm đã làm được (bằng chấtliệu gì? Làm như thế nào? Chơi trong trò chơi gì? )

Điều tôi chú tâm nhất trong quá trình tổ chức hoạt động làm đồ dùng đồchơi cho trẻ chính là việc thay đổi các hình thức, sử dụng hợp lí các thủ thuậtgiáo dục đểcó bầu không khí tích cực, thoải mái, vui vẻ xuyên suốt cả quá trìnhhoạt động Sau cùng, tôi luôn giành riêng một góc để trưng bày những thành quả

của trẻ như những món đồ kỉ niệm về giá trị sức lao động của “tuổi nhỏ làm việc

nhỏ, tùy theo sức của mình”.

Trang 10

2.3.3 Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động thực hành thử nghiệm

Thử nghiệm là một dạng hoạt động thực hành, trong đó trẻ được tự tay thựchiện, trực tiếp quan sát hiện tượng xảy ra Điều này mang lại cho trẻ vô vàn hứngthú và kích thích trẻ tiếp tục tìm tòi khám phá những điều mới mẻ ở xung quanhmình Hoạt động thử nghiệm giúp trẻ phát hiện những tính chất không thấy đượcnếu chỉ quan sát bên ngoài, tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng, thấy được cácmối quan hệ giữa các sự vật Không những thế, trong lĩnh vực giáo dục bảo vệmôi trường, thử nghiệm còn giúp trẻ nhận ra sự biến đổi không ngừng trong thiênnhiên xung quanh và tìm hiểu nguyên nhân của những biến đổi khí hậu, cố gắngvận dụng những hiểu biết đã có của mình để dự đoán kết quả Qua đó, trẻ sẽ hìnhthành thái độ quan tâm, bảo vệ các đối tượng trong thiên nhiên, giúp trẻ hiểu tạisao phải chăm sóc, tại sao phải hành động bảo vệ môi trường

Trọng tâm của hoạt động thử nghiệm được tôi tiến hành bao gồm ba bước:

Dự đoán điều gì có thể xảy ra: nếu chúng ta làm thế này thì sẽ…

Làm thử để kiểm chứng dự đoán trong những điều kiện có kiểm soát

Cố gắng giải thích những gì quan sát được và rút ra bài học về hành vi cần

thiết để bảo vệ môi trường

Giai đoạn gieo hạt Giai đoạn cây 5 ngày tuổi

Việc được trải nghiệm thông qua hoạt động thí nghiệm là một kho tàngkhám phá thú vị đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng Còn

gì thú vị hơn khi trẻ được tự tay thao tác, chứng kiến và tự trải nghiệm vớinhững tính chất của sự vật, hiện tượng xung quanh cuộc sống Trong đó baogồm những sự vật, hiện tượng mà nếu chỉ quan sát và không tiến hành thínghiệm thì trẻ sẽ không hiểu được tính chất của vạn vật Phía sau tất cả sự tíchcực nhận thức đó chính là những bài học giáo dục cho mai này với những suynghĩ và hành động đúng đắn

2.3.4 Tổ chức cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động ngoài trời

Nhìn lại những năm tháng đầu đời của trẻ, ngay khicòn là một đứa bé nằmtrong nôi thì những người chăm sóc bé đều đưa bé đi dạo chơi và hít thở khôngkhí trong lành của những công viên, bờ hồ, những dãy phố hay trên con đườnglàng hàng cây thân thuộc… Đến khi trẻ lớn hơn thì đây vẫn là cơ hội để trẻ đượctiếp xúc, được trải nghiệm với nhiều điều bổ ích và thú vị

Ngày đăng: 18/06/2021, 10:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w