Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Pháp luật về hoạt động kinh doanh dữ liệu trong nền kinh tế số - Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam

104 0 0
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Pháp luật về hoạt động kinh doanh dữ liệu trong nền kinh tế số - Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BAO CAO TONG KET

DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG

“SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC”

CUA TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI NAM 2021

PHAP LUAT VE HOAT DONG KINH DOANH DU LIEU TRONG NEN KINH TE SO - KINH NGHIEM QUOC TE

VA KHUYEN NGHI CHO VIET NAM

Thuộc nhóm ngành khoa hoc: XH

NAM 2021

Trang 2

PHAN MỞ DAU -5:222t 22222 1222122112121 re |

1 Tính cấp thiết của đề tài - 52 tt E1 121511211121121 2112111111 |

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu - 2 52 +E+EE+E£EE+EeEESEE+Eerxrrerkererrees 3 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên CỨu 5 2c 32133 SvEseerrerrrerrrererre 6 4 Đối tượng và phạm vi nghiên €Ứu - 2-2 2 +E+EE+E£EE+EeEESEEEEerErrerkererrees 7 5 Phương pháp nghiên CỨU c1 2 122211335113 1118115111 E11 ky net 7 6 Kết cấu của OR 22c 2 t2 022121 7 PHAN NỘI DUNG - 55-52122221 521215215112122111211121111111111111111 111111121 c6 9 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỮ LIỆU TRE TT (xu Ô BAN TY, LẾI TY Vh: so nmaonsesernk seo, ggkumtpooiN đu S8 H205:0-698.198 E0 098422805-504.00.60906038X001:136.806380701280308%.Ấ 91.1 Di liệu và ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 9

(AACR LT, sụ tại túngtinnisi,§8N, giE-ggHe8 n3 NHE000134Ắ.S15 50.010E09106186.401.V613324484E018% Xi 80130.7402Z90%.13 9 1.1.2 Úng dung dữ liệu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 11

122, TKhẩi miei kinh dunnih Ñ TIÊN sssesossaesseneneroseenoerennnnorninnntranttoitiaginogeonana 121,5,1 Dinh nghia kink dodnhs Cit WU sa c:sa cxacssscsnssassas na gà Giang 000 ga Ga nhà đa gia ngà Ga gia In 12 1.2.2 Đặc điểm kinh doanh dữ liệu -.- 2-5252 +ESEEeEEEEEEEEEEtrrkerrerkee 16 1.3 Nền kinh tế số và mối quan hệ với hoạt động kinh doanh đữ liéu 19

1.3.1 Khái niệm nên kinh: tẾ SỐ - - 5t ST E E212 1211111121111 11111111111 19 1.3.2 Mối quan hệ với hoạt động kinh doanh dit liệu - 5-55 Seeczersxered 21 1.4 Nguồn luật điều chỉnh kinh doanh dữ liệu eeeeeeseeeeeeeeeees 23 1.5 Mối quan hệ giữa kinh doanh dữ liệu và một số quyền liên quan 25

1.5.1 Quyên tự do kinh dodHhh 5-5 ST EEEEEEEE121111211111121111 1111111111 re 25 1.5.2 Quyển tự do ngôn ÏHẬNH - - 25k EEE 1E E111121121111211111121111 11111 re0 26 1.5.3 QUYEN 10.2 18 1n 0 ố.ố.ố 27

TIỂU KET CHUONG l 55c 252t22S+t22ExEExttEkrtttkrrtrrtrrrrrrrrrrirrrrrrrrrrrrriio 29 CHUONG II THUC TRẠNG PHÁP LUAT VE HOẠT BONG KINH DOANH DU LIEU TẠI MOT SỐ KHU VUC TREN THE GIỚI - 5552 30 2.1 Pháp luật về hoạt động kinh doanh dữ liệu tại Hoa Kỳ -5- 30 2.1.1 Thực trạng pháp luật về hoạt động kinh doanh dữ liệu tại Hoa Kỳ 30

2.1.2 Thực tiễn thực thi pháp luật về hoạt động kinh doanh dữ liệu tại Hoa Ky 35

2.2 Pháp luật về hoạt động kinh doanh dữ liệu tại Liên minh châu Âu (EU) 37

2.2.1 Thực trạng pháp luật về hoạt động kinh doanh dữ liệu tại EU 37

2.2.2 Thực tiễn thực thi pháp luật về hoạt động kinh doanh dữ liệu tại EU 43

Trang 3

2.3.1 Thực trạng pháp luật về hoạt động kinh doanh dữ liệu tại một số quốc gia

778.0000708 ố.ố Ầ 45

2.3.2 Thực tiễn thực thi pháp luật về hoạt động kinh doanh dữ liệu tại một số quốc

(05/77/8008 :////44d4-33Ơ-: 48

TIỂU KET CHUONG lI -.2 ©25:555222S++2EYE2EEE2EEE2EEEtEEEtrttrrrrrrrrrrrrrrrek 50 CHƯƠNG IH KINH DOANH DU LIEU TAI VIET NAM HIEN NAY: THUC

TRANG VA KHUYEN NGHỊ 0 HH HH HH ng ng ng ng 52

3.1 Sự tồn tại của hoạt động kinh doanh dữ liệu tại thị trường Việt Nam 52 3.2 Khảo sát về hoạt động KDDL - ¿(S2 SESE+EEEE2EE XE E111 11x eErkd 56 3.3 Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dữ liệu tại Việt Nam

St a CA A SE SS ce la CA A sO CS A SS RA 58Dedede TTA HN THẦN TH: srs sss seas sts thí HH 419.388 3 SOE HB OT A RE 288 583.3 Tink hop php cid Oat COAG KIDD sa sass tha gàng vances 1104 18h HG 1081305 48ã4180380108)34101884 58

3.3.1.2 Quan niệm về KDDL trong các nguÔn luật - + +525s+Ss+£s£e+£zesresrered 59 3.3.1.3 Bản chất giao dich KIDDL, +5 5s 5e +E+EE£E£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrred 59 3.3.1.4 Chủ thể hoạt động KDDI + + ©s+S£+E+EE+E£EE+EEEEEEEEEEEEE121E21211111 21 xe re 60 3.3.1.5 Hợp đồng KDDL và quyên, nghĩa vụ của các chủ thể cs©cscs+ccsa 62 3.3.1.6 Đối ES Già FIG CÀ KITE, cụ na sai cis Anh dù gỊA tie ie kia Gan 055 uA Adh lưng g3 đi 8834242425238 63 3.3.1.7 Điều kiện kinh doanh đối với hoạt LOE TTT 2P TT 00 ace kha 63 3.3.1.8 Những nguyên tac trong quá trình thực hiện công việc xử lí dữ liệu 64 A9 T117 .n.ố 65 3.3.1.1 Một số nội dung của Dự thảo Nghi định Bao vệ dit liệu ca nhân của Chính

phu điểu chính hoạt động KD Ì c c c 333118839118 389188991111 111 E111 vờ 66

3.3.2 Nhận xét chung về thực trạng pháp luật hiện hanha.c.cccccccccccecsceseeesceseeees 69 3.4 Khuyến nghị hoàn thiện pháp luật về kinh doanh đữ liệu 70 3.4.1 Yêu cầu đặt ra doi với việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt

Gong KHDDL, tại Vi TNHHT sa sscsessesiosn ss thong ga nh ss DA ARs AAR CP a SO 70

3.4.2 Một số kiến nghị xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động kinh

L0///1/8.//8//2/8//8//28À///,2 0 00n08 Ầ < 7]3.4.2.1 Ban hành quy phạm định nghĩa cho hoạt động KDDL « «<< s+>++s 71 3.4.2.2 Bồ sung các căn cứ pháp lí cho giao dich KDDL viscecsscscsscssvessvessesesveseesesvesees 73 3.4.2.3 Dé ra điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp KDDL - 5-5-5252 74 3.4.2.4 Thành lập cơ quan ChUy€n fFÁCHH c3 83+ EEE+vEEE+eEE+eeeeereerereerere 75 3.4.2.5 Nâng cao hiểu biết, giáo dục ý thức pháp luật cho doanh nghiệp và người dân các tâng lớp xã hội ¿5+ ©e 5S EEEE SE EEE1E111111111111121111.111111 1111101110111 76

Trang 4

KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, - 2 2S S SESEE9EE2E12112121 7171111121121 c1 te 77 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-5 ©sSE+EE+EE+EE£EzEzxerkrrrerxee 79

00000 Đ%%%IẢ 5 85

PHU LUC 1: Bang, so đồ minh họa về đữ liệu va ứng dụng đữ liệu vào kinh doanh.85

PHU LUC 2: Danh sách các doanh nghiệp có mã ngành 63 Ï Ï . « «««+ 87

PHU LUC 3: Kết quả khảo sát về hoạt động KDDL tại Việt Nam - 89 PHU LUC 4: Bảng biéu, số liệu liên quan tới khảo sát 5-5252 sec++sz£zxered 9]

Trang 5

ABS Access and Benefit-Sharing

ACB Asia Commercial Joint Stock Bank

Al Artificial Intelligence

API Application Programming Interface

APPI Act on the Protection of Personal Information

BEA US Bureau of Economic Analysis

CCPA California Consumer Privacy Act

CJEU Court of Justice of th European Union CNTT-TT | Công nghệ thông tin — truyền thông

DAA Digital Analytics Association

DETF Digital Economy Task Force

DLCN Dữ liệu cá nhân

DPA Data Processing Agreement

DPO Data Protection Officer

Dự thảo 2 Dự thảo 2 Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân

EC Europe of Council

EDPB European Data Protection Board

EDPS European Data Protection Supervisor

Trang 6

GDP Gross domestic product

GDPR General Data Protection Regulation

IAPP International Association of Privacy Professionals

IBM International Business Machines Corporation

ICCPR International Covenant on Civil and Political Rights.

IDC International Data Corporation

IEC International Electrotechnical Commission

IMF International Monetary Fund

loT Internet of Thing

ISO International Organization for Standardization

IT IT Services Provider

KDDL Kinh doanh dir liệu

KPDL Khai phá dữ liệu

MIT MIT Sloan Management Review

NGOs Non-Governmental OrganizationsNHG National Healthcare Group Pte Ltd

OECD Organisation for Economic Co-operation and Development

PDPA Personal Data Protection Act

PDPC Personal Data Protection Commission

PIPEDA The Personal Information Protection and Electronic Documents ActPPC Personal Information Protection Commission

RTB Real time bidding

TEU Treaty on European Union

Trang 7

THACO Truong Hai Auto Corporation

TP HCM Thanh phố Hỗ Chí Minh

TRIPs Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights

TRUSTe TRUSTe LLC (TRUSTe), một công ty con của TrustArc.

UDHR Universal Declaration of Human Rights

UNCTAD United Nations Conference on Trade and DevelopmentUNECE Economic Commission for Europe of the United NationsUS United States of America

USD United States DollarVOV Voice of Vietnam

VTV Vietnam Television

WCT WIPO Copyright Treaty

WIPO World Intellectual Property Organization

WTO World Trade Organization

Trang 8

PHAN MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tai

Những năm gan đây, sự gia tăng nhanh chóng về khối lượng của dữ liệu điện tử, công nghệ máy tính tiễn bộ đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc tiếp cận, lưu trữ,

phân tích và chia sẻ thông tin’ Những di liệu công cộng như bản án của Tòa án hiện

được đăng tải trên Internet và có thé được tải xuống gần như lập tức? Đồng thời, sự phố biến trong việc con người sử dụng những sản phẩm, ứng dụng công nghệ mới đang lưu lại ngày càng nhiều các “dau vết số” thông qua các hoạt động thường ngày Hàng triệu người tiêu dùng trên thé giới ngày nay dang sử dụng máy vi tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng và thực hiện các hoạt động như mua sắm, lên kế hoạch cho các chuyến đi hay tìm kiếm trên mạng các lời khuyên về tài chính hay sức khỏe cá nhân Những bản ghi điện tử về các hoạt động này có thể cung cấp một đánh giá chính xác về thói quen, sở thích và tình trạng tài chính cũng như sức khỏe của người tiêu dùng Các thiết bị điện tử khác được sử dụng rộng rãi như thiết bị ghi hình trực tiếp (video streaming service), đồng hồ thông minh hay tủ lạnh thông minh đều góp phần tạo ra một bản ghi với đầy đủ đữ liệu hơn về người tiêu dùng Trong bối cảnh đữ liệu điện tử ngày càng tăng lên về mặt số lượng, dữ liệu được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong kinh doanh, thị trường đữ liệu lại càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

Tờ The Economist nội tiếng đã đăng một câu chuyện có tựa đề: "Tai nguyên quý giá nhất của thé giới không còn là dau mỏ, mà là dit liệu." Kê từ khi được xuất bản, chủ đề này đã tạo ra rất nhiều cuộc thảo luận và "Dé /iệu là dau mới" đã trở thành một điệp khúc phô biến Còn tại Việt Nam, ông Trương Quang Việt, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Dịch vụ số Viettel cũng có những chia sẻ tương tự: "Bao lâu nay như mọi người van nói, dit liệu là một loại dau thô"Š Không chỉ trên thê giới mà tại Việt Nam, đữ liệu được ứng dụng mạnh mẽ nhằm tạo ra nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp, không chỉ theo cách truyền thống trong nội bộ mà giờ đây, doanh nghiệp đã có thê sử dụng đữ liệu như một loại hàng hóa, một phương thức cung ứng dịch vụ có thé đem lại lợi nhuận - hay

! Xem Kenneth Cukier and Viktor Mayer-Schhöenberger, “The Rise of Big Data: How It’s Changing the Way We

Think about the World”, Nha xuat ban Council on Foreign Relations, tr 28-40, 2013.

? Vi du, các bản án tranh chấp thương mại quốc tế tại WTO có thể được cập nhật nhanh chóng và tải xuống dễdang tại website của tô chức này (Đường link: https://trungtamwto.vn/wto/5-tranh-chap/1.) Cac bản án cũng đượctiếp cận dé dang tại một số trang web phổ biến như Justia US Law (Đường link: https://law.justia.com/cases/.),Bailii (Đường link: https://www.bailii.org/.) Tại Việt Nam, các bản án của Tòa được công bố tại trang thông tinđiện tử của Tòa án Nhân dân Tối cao (Đường link: https://congbobanan.toaan.gov.vn/.)

3 GAO Information Resellers Report, supra n.1, tr 34.

4 Kiran Bhageshpur, “Data Is The New Oil And That's A Good Thing”, Tạp chi Forbes.> Quynh Trang, “Dữ liệu - loại 'dau mỏ' mới của nên kinh tê sô”, Báo điện tử VnExpress.

Trang 9

các cách này không chỉ làm gia tăng hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, mà ở tầm vĩ mô còn góp phần vào sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, tận dụng nguồn tài nguyên đữ liệu dồi dao, phù hợp với những dự báo về một nền kinh tế tri thức của Các Mác Như vậy, kinh tế tri thức cùng KDDL là những điều tất yếu sẽ xảy ra.

Ngay lúc này, khi mà đữ liệu vẫn còn là “mỏ dầu thô” tràn đầy tiềm năng nhưng chưa được khai thác và quan lý một cách day đủ, việc tiễn hành các nghiên cứu nhằm làm rõ bản chất và điều chỉnh hợp lý các quan hệ xoay quanh việc khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này và vô cùng quan trọng và cấp thiết Tuy nhiên, nghiên cứu về KDDL tại Việt Nam là một đề tài có độ thách thức không hè nhỏ KDDL vốn là hiện tượng mang tính toàn cầu nhưng lại biểu hiện thành các mức độ phát triển khác nhau thậm chí là chênh lệch rất lớn giữa các quốc gia, khu vực Ở một số quốc gia như Hoa Ky, đã có các nghiên cứu được tiến hành dựa trên quan sát về thực tiễn hoạt động KDDL của các doanh nghiệp trong nước, tuy nhiên khả năng kế thừa thành tựu về mặt lý luận từ các nghiên cứu, báo cáo này là không cao do có sự chênh lệch nhất định như đã nói Thêm vào đó, thực tiễn KDDL tại Việt Nam được thực hiện phần lớn ít công khai do các thương nhân thường tự do giao dịch trên thị trường, dẫn đến thực tế rằng nhà nghiên cứu có thé gặp không ít khó khăn khi tiếp cận đề tài này tại Việt Nam Cộng với tính chất mới mẻ của hoạt động KDDL, những nghiên cứu chuyên sâu, trực tiếp về chủ dé, kế cả về mặt lý luận hay thực tiễn tại Việt Nam đều chưa từng được xuất bản”,

Mặc dù vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng việc nghiên cứu và phát triển một chế định pháp luật điều chỉnh KDDL vừa đảm bảo an ninh quốc phòng, xã hội, đồng thời đảm bảo mức độ tự do cần thiết cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ tạo ra động lực quan trọng, là tiềm năng thúc day phat trién kinh té vuot bac cho Viét Nam trong thời gian ngan’ KDDL sẽ đóng vai trò vừa là nguồn cung GDP, đồng thời là nguồn cung đữ liệu cho hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn chuyền đổi sd, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế nước nhà đây nhanh quá trình này Chỉ băng cách xây dựng cơ chế điều chỉnh cụ thê đối với hoạt động KDDL, nền kinh tế dir

5 C Mác và Ph Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t 46, phần Il, tr 372 — 373.7 Xem thêm: Mục 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

8 Theo thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương): Hiện tại, Việt Nam có khoảng 64triệu người sử dụng internet, 57% dân số có tài khoản mạng xã hội Cùng với sự thâm nhập ngày càng sâu rộngcủa internet, các thiết bi di động và mang xã hội, nên ngày càng nhiều cá nhân tham gia mạng lưới thương mạiđiện tử Có tới 25% tổng số người dân tham gia mua hàng trực tuyến qua mạng facebook hoặc zalo Việt Nam xếpthứ 13 trong top 20 quốc gia có số dân sử dụng mạng internet đông nhất thế giới Năm 2018, thương mại điện tửở Việt Nam tăng trưởng 30% với tổng doanh thu bán lẻ của thương mại điện tử đạt 8 tỷ USD Dự kiến, năm 2020con số này sẽ đạt từ 13 tỷ - 15 tỷ USD (Xem tai bài viết: TS Trần Mai Hiến, ” Kinh tế số và cơ hội dé Việt Nam

but phá”, Tap chí Cộng san, 2020.)

Trang 10

liệu Việt Nam mới có nền tảng dé phat trién manh mé va an toan, chớp lay thoi co trén phạm vi quốc tế trước những tiềm năng vô tận của “mỏ dầu mới” — dữ liệu Voi mong muốn đó, nhóm nghiên cứu mạnh dạn lựa chọn tìm hiểu đề tài:

“Pháp luật về hoạt động kinh doanh dữ liệu trong nền kinh tế số - Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam”.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Các nghiên cứu về KDDL hiện được tiến hành một cách riêng rẽ tại các quốc gia, khu vực trên thế giới Một số nghiên cứu nồi bat tại các quốc gia và khu vực mang tinh đại điện có thé kế đến như sau:

Tại Hoa Kỳ: Hoa Kỳ luôn là quốc gia đại diện và tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triển khung pháp lý điều chỉnh các hoạt động kinh tế mới Các vấn đề liên quan tới hoạt động KDDL tại đây đã được tiến hành nghiên cứu bởi các tổ chức và cơ quan chính phủ trong suốt nhiều thập ky’ KDDL lần đầu tiên được ghi nhận Đạo luật Tín dụng Công bằng 1970 (Fair Credit Reporting Act — FCRA) với thuật ngữ “consumer reporting agency” - các doanh nghiệp chuyên tao ra các sản phẩm từ tô hợp dữ liệu của người tiêu dùng và bán các sản phẩm đó cho các công ty tin dụng, tuyển dụng, bảo hiểm, bất động sản Đạo luật này tuy chỉ ghi nhận và điều chỉnh hoạt động KDDL của các consumer reporting agencies — các chủ thê thu thập và mua bán dữ liệu

vào mục đích hỗ trợ đưa ra quyết định về tín dụng, lao động, bảo hiểm, nhà đất và các

giao dịch đòi hỏi tính tin cậy cao khác; từ những năm 1990, Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (The Federal Trade Comission - FTC) đã bat đầu tiễn hành các nghiên cứu về hoạt động KDDL nam ngoài phạm vi của FCRA Tháng 12 năm 2012, Báo cáo về “Bảo vệ quyền Riêng tư của Người tiêu dùng trong kỷ nguyên của những biến động

mạnh mé” (“Protecting Consumer Privacy in an Era of Rapid Change“) của FTC mở

rộng định nghĩa về “nhà môi giới dữ liệu” (“data brokers”) cùng với việc đưa ra cách phân loại nhà môi giới cụ thể” Tháng 9 năm 2013, Báo cáo “Những người buôn bán thông tin” (“Information Resellers”) của Uy ban Giám sát thuộc Thượng viện Hoa Kỳ (United States Government Accountability Office) được công bỗ đã làm rõ hơn định nghĩa được đưa ra trong báo cáo của FTC trước đó thông qua quan sát sơ bộ về quá trình thu thập, xử lý và cung cấp sản phẩm dữ liệu của một số nhà kinh doanh đữ liệu trong

° Các chủ thé thực hiện KDDL lần đầu tiên được điều chỉnh bởi pháp luật trong lĩnh vực tai chính — tín dụng tạiĐạo luật FCRA Những nghiên cứu về hoạt động KDDL ngoài khuôn khô FCRA được FTC tiến hành từ nhữngnăm 1990, theo FTC, Protecting Consumer Privacy in an Era of Rapid Change, tháng 3/2012 Nghiên cứu day duvà gan đây nhất của FTC về hoạt động KDDL là Báo cáo năm 2014: Data Brokers: A Call for Transparency andAccountability (Nha môi giới dit liệu: Lời kêu gọi về sự minh bach và tin cậy).

19 Federal Trade Commission, Protecting Consumer Privacy in an Era of Rapid Change, tr.68, (Mar 2012).

Trang 11

nước cho đối tác sử dụng vào nhiều mục dich’ Tháng 12 năm 2013, Uy ban Thương mại, Khoa học và Vận tải Hoa Kỳ cho ra đời Báo cáo: “Nghiên cứu về ngành công nghiệp KDDL: Sự thu thập, sử dụng va mua ban dữ liệu người tiêu dùng cho mục dich tiếp thi.” (“A Review of the Data Broker Industry: Collection, Use, and Sale of Consumer Data for Marketing Purposes”) đưa ra những nghiên cứu sâu hơn về hoạt động KDDL, băng việc phân tích các loại dữ liệu được các nhà môi giới thu thập, cách

thức các dữ liệu này được thu thập, khách hàng của hoạt động KDDL và mục đích sử

dụng của các sản phẩm từ hoạt động KDDL trong lĩnh vực kinh doanh Tháng 5 năm 2014, FTC tiép tục cho ra đời Bao cáo: “Nha môi giới dit liệu: Lời kêu gọi VỀ sự minh bạch và tin cậy “ (“Data Brokers: A Call for Transparency and Accountability) Kết luận của FTC trong báo cáo vào năm 2014 đã trở thành nền tang lý luận cho sự ban hành các đạo luật, dự luật điều chỉnh hoạt động KDDL tại Hoa Kỳ.!? Báo cáo với chủ đề tương tự cũng được ban hành bởi Nhóm nghiên cứu của Văn phòng Ủy viên về Quyền

riêng tư của Canada (the Research Group of the Office of the Privacy Commissioner ofCanada) trong cùng năm: Data Brokers: A Look at the Canadian and AmericanLandscape Report

Tai Liên minh Châu Âu (EU), không có quá nhiều nghiên cứu đi sâu vào ban chất kinh tế của KDDL Tuy nhiên, có thé kế đến một số nghiên cứu về các nội dung có sự liên quan nhất định tới hoạt động KDDL, chủ yếu được phân tích dưới góc độ quyền riêng tư Một số ít bàn về van đề quyên tài sản, quyền sở hữu trí tuệ đối với dữ liệu liên quan gián tiếp đến hoạt động KDDL Các tài liệu kế trên bao gồm: Báo cáo của IDC:

Update of the European Data Market SMART 2016/0063: Story 3 — Data Monetisation,

2018; Bai viét: Francesco Banterle, “Data Ownership in the Data Economy: A European Dilemma” , EU Internet Law in the Digital Era, Nha xuat ban Springer, 2018; Bai viét:

Hacker, Philipp, “Personalizing EU Private Law From Disclosures to Nudges and

Mandates”, Tap chi 25 European Review of Private Law 651, 2017; Bai viét: Efroni,

Zohar, "Location Data as Contractual Counter-Performance: A Consumer Perspectiveon Recent EU Legislation", MPI Studies on Intellectual Property and Competition Law,

Nha xuat ban Springer, 2020; Bai viét: Lohsse, Sebastian, Reiner Schulze, va Dirk

Staudenmayer, “Data as Counter-Performance-Contract Law 2.0?”, Tap chi Minster

Colloquia on EU Law and the Digital Economy V Nomos, 2020; Bai viét: Sampaoli,

Alessandro, "Freeconomics in the light of EU VAT Directive: Are free digital servicessupplied in exchange for personal data VAT taxable?", Tap chi Digitala Vetenskapliga

Arkivet, 2020 Nhìn chung, các nghiên cứu và bai viết đã chỉ ra và khăng định sự xuất

!' GAO, tldd, tr 2-3.

!2 Nội dung này sẽ được tập trung làm rõ tại Chương II của bài nghiên cứu.

Trang 12

hiện, ngày càng phổ biến của hoạt động KDDL trong thời đại kinh tế số giữa các chính

phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng Các khía cạnh của KDDL như bao đảm dòng

chảy tự do của đữ liệu (data-flow) hay vấn đề quyền cá nhân được bàn luận rất nhiều, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu đi sâu vào bản chất mối quan hệ kinh tế giữa người

mua và ban trong KDDL.

Tại châu A, KDDL cũng là một van dé mới mẻ đối với các học giả va nhà làm luật Tại đây có một số đề tài nghiên cứu và bai viết nôi bật có đề cập một số khía cạnh của hoạt động KDDL như sau: Dé tai: Graham Greenleaf, Asian Data Privacy Laws: Trade & Human Rights Perspectives, Nhà xuất ban Oxford Scholarship Online, 2014; Đề tai: Sree Kumar, Warren Chik, See-Kiong Ng, Sin Gee Teo, The Data Economy Implications from Singapore, Nha xuat ban Routledge, 2020; Bai viét: Warren B Chik,

“The Lion, the Dragon and the Wardrobe Guarding the Doorway to Information andCommunications Privacy on the Internet: A Comparative Case Study of Hong Kong andSingapore e Two Differing Asian Approaches”, Tap chi International Journal of Law

and Information Technology, Vol 14 No 1, 2005; Bai viét: Japan: PPC releases list of

business operators third party disclosure notification, Trang thông tin điện tử

DataGuidance, 2019; Bai viét: “Japan: Protection of Personal Information (APPI) Act to be Amended: Is your Business Ready?”, Privacy Matters, Trang thông tin điện tử DLA Piper's Global Privacy and Data Protection Resource, 2020; Bai viét: Japan Enacts

Significant Amendments to its Data Privacy Law, Opening the Door to Restrictions onForeign Businesses Doing Business in Japan, Trang thong tin điện tử O’ Melveny, 2020;

Bai viét: Emma Woollacott, Changes to Japan’s data privacy law echo Europe’s GDPR, Báo điện tử The Daily Swig, 2020 Về co ban, KDDL tại châu A được nghiên cứu dưới các góc độ tương tự như ở châu Âu Các dé tài và bài viết đều chú trọng khía cạnh an ninh dữ liệu và nhân quyền khi nhắc tới các hoạt động kinh tế gắn liền với dữ liệu, đặc biệt là các loại dữ liệu cá nhân Tuy nhiên cũng có một số công trình nghiên cứu đã bắt đầu hướng sự chú ý tới tiềm năng kinh tế của KDDL, thé hiện xu hướng thay đổi trong quan điểm quản lý đối với hoạt động KDDL, đặc biệt là tai Nhật Ban và Singapore.

Ở phạm vi quốc tế, gần đây Liên Hợp Quốc đã ban hành các báo cáo, bao gồm:

Digital Economy Report 2019: Value Creation and Capture: Implications for

Developing Countries của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển

(United Nations Conference on Trade and Development — UNCTAD) năm 2019, va

Data Economy: Radical transformation or dysfopia?, năm 2019 bàn về giá tri của đữ liệu trong tình hình kinh tế mới của thế giới Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

(Organisation for Economic Co-operation and Development - OECD) cũng đăng tải báo

cáo: Data in the Digital Age, năm 2019, bàn về van đề tương tự với các báo cáo trong cùng năm của Liên Hợp Quốc Điều đó cho thấy, hoạt động khai thác giá trị kinh tế của

Trang 13

dữ liệu nói chung và KDDL nói riêng đang là xu thé chung của nền kinh tế số trên toàn thé giới.

Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học, bài đăng báo, tạp

chí cũng dần hướng sự chú ý về các hoạt động thực tế gắn với đữ liệu với những khía cạnh mới Một số cuốn sách, báo cáo, bài viết nổi bật như sau: Báo cáo của Bộ Công An: “Thực trạng công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân” năm 2019; Bài viết: TS Bùi Kim Thanh và ThS Lê Minh Hang, “Phát triển kinh tế số tai Thái Lan và những gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, 2018; Bài viết: PGS.TS Vũ Công Giao, “Bảo vệ quyền đối với dữ liệu cá nhân trong pháp luật quốc tế, pháp luật ở một số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam”, Tap chí Nghiên cứu lập pháp, 2020; Bài viết: Dữ liệu cd nhán đang bị mua bản, thu thập, Báo điện tử Công an Nhân dân, 2020; Bài viết: Th.S Lê Xuân Tùng, “Bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Nhật Bản thông qua Đạo luật về bảo vệ thông tin cá nhân và một số khuyến nghị đối với Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 2020 Có thé thấy, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã bắt đầu chú ý tới những hoạt động kinh tế có liên quan tới dé liệu và tiến hành nghiên cứu các hoạt động này từ nhiều giác độ khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là dưới góc độ an ninh đữ liệu cũng như bảo vệ quyền đối với dữ liệu cá nhân Thực tế, tại Việt Nam vẫn chưa có bat kỳ công trình nghiên cứu nao đi sâu về bản chất của hoạt động KDDL, vừa cố gang bao quát mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh dữ liệu, vừa chứa đựng các dé xuất cụ thé dé xay dung khung ly

luận pháp lý liên quan tới hoạt động nay tai Việt Nam, đặc biệt là liên quan tới các định

nghĩa, đặc điểm cơ bản, van đề về chủ thé, quy trình, điều kiện kinh doanh

Bài nghiên cứu kế thừa những công trình khoa học hiện có trên thế giới cũng như tại Việt Nam về các chủ đề có liên quan tới hoạt động KDDL, trên cơ sở đó tiếp tục đào sâu phân tích bản chat của hoạt động KDDL và đề xuất những giải pháp xây dựng cụ thé và phương hướng hoàn thiện chế định này tại Việt Nam trong thời gian tới.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Bài nghiên cứu nhằm mục tiêu làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý xoay quanh hoạt động KDDL của doanh nghiệp trong nền kinh tế số; tìm ra những điểm sáng trong chế định pháp luật về KDDL tại các quốc gia, khu vực mang tính đại diện trên thế ĐIỚI; và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những điểm còn hạn chế trong quy định pháp luật Việt Nam về KDDL trên cơ sở học hỏi từ kinh nghiệm quốc tế.

Đề có thé thực hiện những mục tiêu này, các nhiệm vụ nghiên cứu chính bao gồm các nhiệm vu: (i) Làm rõ khái niệm KDDL trong nền kinh tế số, bản chất hoạt động kinh doanh này cũng như các vấn đề lý luận mang tính khái quát như nguồn luật điều chỉnh hoạt động KDDL và mối quan hệ giữa KDDL với các quyền liên quan; (ii) Tìm hiểu xu hướng pháp luật điều chỉnh hoạt động KDDL tại một số khu vực tiêu biểu trên thé giới

Trang 14

hiện nay; (iii) Tim hiểu thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động KDDL tại Việt Nam cũng như các yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý điều

chỉnh hoạt động KDDL.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Bài nghiên cứu có đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn xoay quanh hoạt động KDDL của các doanh nghiệp trong nền kinh tế số, các quyền liên quan trong mối quan hệ giữa các chủ thé KDDL, hệ thống các quy định pháp luật về KDDL và thực tiễn thực thi tại các quốc gia, khu vực trên thế giới và Việt Nam.

Về phạm vi nghiên cứu, các van dé lý luận và thực tiễn xoay quanh hoạt động KDDL được nghiên cứu trên cơ sở các hệ thống quy định pháp luật về KDDL và thực tiễn thực thi được chọn lọc từ Hoa Kỳ, Canada, Liên minh châu Au (EU), Nhat Ban, Singapore Day đều là các quốc gia đã ban hành các quy định về KDDL mang tính dai diện cho các xu hướng điều chỉnh pháp luật hiện nay trên thế giới.

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên phân tích hệ thống pháp luật, quan điểm, đường lỗi, chủ trương của Đảng và Nhà nước về khuyến khích phát triển công nghệ và chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các quy định hiện hành điều chỉnh hoạt động KDDL ở Việt Nam và một số hệ thống pháp luật trên thế giới.

Bên cạnh đó, bài nghiên cứu vận dụng phương pháp quy nạp và diễn dich dé đưa ra các quan điểm nghiên cứu dựa trên việc tong hợp, quan sát, phân tích tài liệu sẵn có và số liệu thực tiễn Nhóm nghiên cứu cũng vận dụng các phương pháp cụ thể như liệt kê, so sánh, đối chiếu, khảo sát thực tiễn dé làm sang tỏ hơn các lập luận được đưa ra

trong bài.

6 Kết cầu của dé tài

Ngoài Phần mở đầu và các Phụ lục, phần Nội dung báo cáo dé tài được kết cầu gồm 3 chương:

Chương I: Khái quát về hoạt động kinh doanh dữ liệu trong nền kinh tế số

Chương này trình bày tổng quan về nguồn gốc, khái niệm, đặc điểm và các van đề pháp lý phát sinh từ hoạt động KDDL Ngoài ra, sự tác động của nền kinh tế số đối với hoạt động KDDL với những đặc trưng như hiện nay, mối liên hệ giữa KDDL với một số quyền liên quan cũng được làm rõ ở chương này.

Chương II: Thực trạng pháp luật về hoạt động kinh doanh dữ liệu tại một số khu vực trên thế giới

Trang 15

Chương này trình bày thực trạng pháp luật tại các khu vực lựa chọn, đồng thời, đưa ra một số so sánh, đánh giá về xu hướng điều chỉnh KDDL và tong kết kinh nghiệm thực thi pháp luật tại các quốc gia, khu vực này.

Chương III: Pháp luật về hoạt động kinh doanh dữ liệu tại Việt Nam và một số khuyến nghị

Nội dung chương III trình bày về thực trạng pháp luật điều chỉnh KDDL và thực tiễn thực thi tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số yêu cầu đối với khung pháp lý điều chỉnh KDDL cũng như một số kiến nghị xây dựng và hoàn thiện khung pháp ly cho hoạt động

này tại Việt Nam.

Trang 16

PHẢN NỘI DUNG

CHUONG I: KHÁI QUÁT VE HOẠT DONG KINH DOANH DU LIEU TRONG NEN kinh té sé

1.1 Dữ liệu và ứng dung trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp1.1.L Khai niệm dữ liệu

Dữ liệu (data) là một khái niệm vô cùng quen thuộc trong xã hội thời đại Công nghệ

4.0, song trên thế giới hiện không có một định nghĩa chung thống nhất cho thuật ngữ

này trong mọi lĩnh vực chuyên ngành Trong nh vực tin hoc, dữ liệu được định nghĩa

là chất liệu ban đầu của thông tin, thường là các giá trị của thông tin định lượng (như giá bán của một mặt hàng, số nhà được xây dựng, SỐ người trong một đơn vi, vv.), được dùng như một cách biểu diễn hình thức hoá của thông tin về các sự kiện, hiện tượng, thích ứng với các yêu cầu truyền đưa, thé hiện và xử lí bằng máy tính và hệ máy tinh” Trong lĩnh vực kinh tế, Uy ban Kinh tế Liên Hiệp Quốc châu Au (Economic Commission for Europe of the United Nations - UNECE) định nghĩa: “Dé liệu là sự thể hiện vật ly của thông tin phù hợp với mục đích giao tiếp, giải thích hoặc xử lý bởi con người hay phương tiện tự động hóa”!“ Uy ban Châu Âu đã nhiều lần nhắc lại định nghĩa về dit liệu tại ISO / IEC 2382-1!5: Dữ liệu là "sự dién giải lại thông tin theo cách chỉnh trang, phù hợp dé sử dụng cho giao tiếp, diễn giải hoặc tiễn hành xử lý ” Trong lĩnh vực pháp

luật, Đạo luật Khuyến khích Bảo vệ Thông tin, Truyền thông sử dụng mạng và Thông

tin tại Hàn Quốc 2001 sửa đổi 2002 (Act on the protection of information and

communication Infrastructure 2001 amended 2002) sử dụng thuật ngữ “tài liệu kỹ thuật

số ” dé quy định về dữ liệu như sau: “7uật ngữ "tai liệu kỹ thuật số” bao gom tat cả dit liệu được chuẩn hóa ở dang tài liệu ma trong đó, thông tin được tổng hop, gửi, nhận hoặc lưu trữ bằng thiết bị điện tử, bao gom các máy tinh, có khả năng xử lý dữ liệu "15.

Tại Ireland, Đạo luật Thiệt hại Hình sự năm 1991 (Ireland Criminal Damage Act 1991)

định nghĩa: “Dữ liéu là thông tin ở dạng có thể được truy cập bằng máy tính và ham

chứa trong đó là một chương trình.”!" Tại Việt Nam, Luật Giao dịch Điện tử Việt Nam

2005 quy định: “Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm

3 Viện Từ điển học và Bác khoa thư Việt Nam, Bộ tir điển Bách khoa Việt Nam, xem tại đường link:

http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn, truy cập này 10/3/2021.

14 UNECE, "Terminology on Statistical Metadata", Conference of European Statisticians Statistical Standards

and Studies, No 53, Geneva, 2000.

'S UNECE, Information technology — Vocabulary — Part 1: Fundamental terms, 1993.

'6 Khoản 5 Điều 2 Dao luật Khuyến khích Bảo vệ Thông tin, Truyền thông sử dụng mang va Thông tin tại HanQuốc 2001 sửa đổi 2002.

17 Điểm e Khoản 1 Điều 1, Đạo luật Thiệt hại Hình sự Ireland năm 1991.

Trang 17

thanh hoặc dạng tương tự Cơ sở đữ liệu là tập hợp các đữ liệu được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản ly và cập nhật thông qua phương tiện điện tử "1Š.

Mặc dù có thé được tiếp cận bang nhiều cách khác nhau, tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu về đữ liệu nhằm phục vụ cho việc điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động kính doanh dữ liệu, nhóm nghiên cứu cho rằng dữ liệu nên được định nghĩa như sau: Dữ liệu là sự cụ thé hóa thông tin trừu tượng dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc các dạng tương tự, được thu thập, xử lý và thể hiện bởi con người hay thiết bị tự động hóa sao cho phù hợp với nhu cầu khai thác và sử dụng

clia con Hgười.

Với định nghĩa như trên, dữ liệu có thé ứng dung trong thời đại công nghiệp 4.0 mang những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, dữ liệu được tạo ra bởi con người hoặc bởi máy móc một cách tự động (như thiết bị cảm biến, nhiệt ké )'° Trên thực tế, thông tin thường được tạo ra như một “phụ phâm” (by product) của một quá trình sản xuất khác?0.

Thứ hai, dữ liệu được phân loại theo nhiều cách?! Về hình thức, dit liệu bao gồm các dạng: ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc các dạng tương tự Về mặt quy trình, dit liệu có thể tồn tại ở dang thô (raw data) hay tinh/ đã qua xử ly (processed/ derived data)?2 Về khả năng xác định người dùng, có thé phân loại thành dir liệu cá nhân (personal data) và dit liệu không mang tính cá nhân (non-personal data)?° Về mục đích sử dụng, có dữ liệu lĩnh vực công (public sector data) va dt liệu trong lĩnh vực tư

(private sector data)?‡

Thi ba, đữ liệu được thu thập, xử ly và thé hiện bởi con người hay thiết bị tự động hóa Quá trình thu thập đữ liệu có thể diễn ra bởi hoạt động của con người thông qua các thiết bị đầu vào (máy ghi 4m, máy scan ) hoặc diễn ra một cách tự động (thiết bị đo lường chất lượng không khí, thuật toán cookies ) Quá trình xử lý bao gồm các giai đoạn khai thác giá trị từ dữ liệu nhằm phục vụ mục đích của chủ thể kinh doanh như thu gom (gathering), chon lọc (selecting), làm sạch, tiềm xử lý, chuẩn bị dữ liệu (cleaning, preprocessing, preparation), chuyên đổi dữ liệu (transfomation), khai phá đữ liệu (data mining), đánh giá kết qua (evaluating value) 25, được thực hiện bởi con người thông

!8 Khoản 4 và Khoản 5 Điều 4 Luật Giao dịch Điện tử 2005.

1 Ottolia, Big Data E Innovazione Computazionale, 2017, p 16.

20 Francesco Banterle, Data Ownership in the Data Economy: A European Dilemma, Springer, 2018.?! Xem Bang 1, Phụ luc 1.

22 FTC, Data Brokers: A Call for Transparency and Accountability, 2014.23 OECD, Data in the Digital Age, 2019.

>4 UNCTAD, Digital Economy Report 2019: Value Creation and Capture: Implications for Developing Countries,

2019, tr 29.

25 Nông Thị Hoa, Nguyễn Thị Thúy Loan,Gido trinh KPDL va Ứng dung, Nxb Giao thông Vận tai, 2020.

Trang 18

qua các thuật toán, thiết bị điển tử, hay bởi thiết bị tự động hóa thông qua các trình xử

lý đã được cài đặt từ trước.

Thư tu, dữ liệu đã, đang được tao ra và lưu trữ trên thế giới đã tạo thành cơ sở dữ liệu không lồ, không ngừng được cập nhập thêm với tốc độ ngày một lớn” Đặc biệt, sự pho biến của thiết bị điện tử cá nhân và mạng xã hội, dit liệu cá nhân của người tiêu dùng đóng góp một phan không nhỏ vào xu hướng này”.

Tứ năm, dt liệu có thê được khai thác không giới hạn số lượng chủ thể, không bị

hao mòn bởi quá trình sử dụng Tuy nhiên, giá trị của dữ liệu thường được đánh giá dựa

trên một số yếu tố như tính chính xác, tính cập nhật

1.1.2 Ứng dụng dữ liệu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nhân loại đang tao ra 2,5 tỷ ty bytes dit liệu mỗi ngày?Š, và 90% dữ liệu của thé giới ngày nay được tao ra trong vòng 10 năm trở lại đây.?? Trong nền Kinh tế Dữ liệu (Data Economy), đữ liệu được xem như một loại tài sản có giá trị nằm trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp tương tự như các yếu tố sản xuất trong nền kinh tế truyền thống là vốn, đất đai, lao déng °° Các doanh nghiệp đã bắt đầu khai thác tính ứng dung của nguồn dữ liệu đồi dào để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp nhờ Chuỗi Giá trị Dữ liệu

Lớn (Big Data Value Chain)”!, hay còn được gọi là loi nhuận hóa dữ liệu (datamonetization)** Lợi nhuận hóa dữ liệu được thực hiện theo hai con đường chính là sửdụng nội bộ (internal use) va lợi nhuận hóa bên ngoài (external monetization)?3.

Su dung dit liệu nội bộ tập trung vào việc tận dụng dữ liệu dé cải thiện dây chuyền vận hành, năng suất, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp Theo cách này, dữ liệu thu thập từ người tiêu dùng, nhân viên, khách hàng hay các nguồn tin khác của doanh nghiệp thường được sử dụng đề đánh giá hiệu quả kinh doanh, phân tích các nhóm khách hàng,

cá nhân hóa trải nghiệm tiêu dùng giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh

26 UNCTAD, ¢ldd, 2019, tr 9.

? Frontier Technology Quarterly, Data Economy: Radical transformation or dystopia? , United Nation, 2019, tr.2.28 Bernard Marr, “How Much Data Do We Create Every Day? The Mind-Blowing Stats Everyone Should Read”,

Tap chi Forbes, 2018.

2° UNCTAD, ¢ldd, 2019.

3° IDC, Update of the European Data Market SMART 2016/0063: Story 3 — Data Monetisation, 2018, tr 10.3! Abou Zakaria Faroukhi , Imane El Alaoui , Youssef Gahi, Aouatif Amine, Jounal of Big Data, “Big data

monetization throughout Big Data Value Chain: a comprehensive review”, Springer Open , 2020 Truy cap tai:Big data monetization throughout Big Data Value Chain: a comprehensive review | Journal of Big Data | Full Text(springeropen.com).

32 Xem Hình 2, Phụ luc 1.

33 Suketu Gandhi, Bharath Thota, Renata Kuchembuck, and Joshua Swartz, Demystifying Data Monetization, trang

thông tin điện tử của Trung tâm Nghiên cứu Hệ thống Thông tin MIT (MIT Center for Information Systems

Research), ngày 2/11/2018 Truy cập tai: https://sloanreview.mit.edu, lúc 12:10 ngày 17/2/2021.

Trang 19

nghiệp Dữ liệu được sử dụng nội bộ không lọt ra ngoài phạm vi doanh nghiệp, gián tiếp tạo ra lợi nhuận do được sử dụng dé tang thém gia tri cho san pham kinh doanh.

Lợi nhuận hóa bên ngoài là việc doanh nghiệp tạo ra các nguồn doanh thu mới từ việc bán hoặc cấp phép sử dung dữ liệu hoặc các sản phẩm dit liệu (gói dir liệu, hồ sơ người dùng ) cho đối tác và khách hàng Băng cách này, đữ liệu được thu thập và xử lý như nguyên liệu dé tạo ra sản phẩm (như tập dữ liệu thô, dữ liệu được trích xuất từ

tập dữ liệu thô, gói dữ liệu có cùng tính chất ) phục vụ cho nhiều mục đích, như là mục

đích kinh doanh - tiếp thị (marketing), quản trị rủi ro (risk mitigation), và tìm kiếm con người (people search)*4 Do tính chat không bị hao mòn của dif liệu, các sản phẩm dit liệu có thể được khai thác bởi nhiều doanh nghiệp, cho nhiều hoạt động cùng một lúc.

Trong hai con đường lợi nhuận hóa dữ liệu — hai cách ứng dung của dữ liệu trong

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kế trên, cách làm thứ nhất (Sử dụng đữ liệu nội

bộ) mang tính cục bộ, giá tri của dữ liệu được khai thác nội trong phạm vi doanh nghiệp.Cách làm thứ hai (Lợi nhuận hóa bên ngoài!) trai lại đã tạo ra một mạng lưới dữ liệu rộng

lớn, dữ liệu vừa có thể là nguồn thu nhập trực tiếp của doanh nghiệp này, vừa có thể được sử dụng nội bộ dé tang gia tri san pham, dich vu cua cac doanh nghiép khac Hé quả của hoạt động nay là một mạng lưới thu thập và cung cấp dữ liệu được hình thành,

kéo theo sự tham gia của các doanh nghiệp đóng vai trò trung gian trong các quan hệ

cung — cầu đối với dit liệu Vai trò trung gian này đã tạo ra hoạt động kinh doanh dữ liệu ở doanh nghiệp, theo đó việc doanh nghiệp khai thác dữ liệu bằng con đường lợi nhuận

hóa bên ngoài là hoạt động kinh doanh chính Như vậy, KDDL với khả năng tận dụng

được những lợi thế của Big Data và công nghệ trích xuất thông tin từ cơ sở dữ liệu ngày một hiện đại đã khiến cho hoạt động này ngày một trở nên phổ biến giữa các doanh nghiệp đến từ mọi lĩnh vực Nói cách khác, ứng dụng cua dt liệu trong hoạt động KDDL chính là là “chiếc chia khóa vàng” mở ra những tiềm năng của Big Data đối với doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế, một cơ hội mà từng doanh nghiệp hoạt động đơn lẻ trong mạng lưới dit liệu sẽ không thé dé dàng có được.

1.2 Khai niệm kinh doanh dữ liệu1.2.1 Định nghĩa kinh doanh dit liệu

Là một loại hình kinh doanh gắn với sự xuất hiện của nền kinh tế mới — kinh tế

dữ liệu, hoạt động KDDL đã sớm nhận được sự quan tâm của các học gia và nhà nghiên

cứu trên thé giới Tại Hoa Kỳ, hoạt động này được cơ quan chính phủ tiến hành nghiên cứu trong suốt nhiều thập kỷ, khởi đầu là những nghiên cứu về các tô chức báo cáo điểm tín dung của Uy ban Thương mại Liên bang Hoa Ky (Federal Trade Commission — FTC)

3 FTC, tldd, 2014, tr 23-35.

Trang 20

từ những năm 199035 Khái niệm nhà KDDL lần đầu tiên được ghi nhận Đạo luật Tin dụng Công băng 1970 (Fair Credit Reporting Act 1970) với thuật ngữ “consumer reporting agency” - các doanh nghiệp chuyên tạo ra các sản phẩm từ tổ hợp dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng va bán các sản phẩm đó cho các công ty tin dụng, tuyên dụng, bảo hiểm, bat động sản ?° Đến năm 2014, nghiên cứu toàn cảnh của FTC ?7 đã mở rộng

phạm vi của định nghĩa KDDL la: “việc thu thập đữ liệu cá nhán của người tiêu dùng

từ nhiều nguon tin và tong hợp, phân tích, chia sẻ các dit liệu này dưới dang thô hoặc

đã qua xử lý, phục vụ cho các mục dich như marketing, xác nhận danh tính ca nhân hay

phát hiện lừa đảo "33 Năm 2019 va 2020, KDDL được quy định trong hai đạo luật tiêu bang là Vermont với chế định Nhà Kinh doanh Dữ liệu năm 2019 (the Data Broker Law 2019) và California với chế định Đăng ký Kinh doanh Dữ liệu năm 2020 (Data Broker

Registration 2020) Day là hai đạo luật có vai trò quan trọng trong việc định hình kháiniệm hoạt động kinh doanh dữ liệu tại thị trường Hoa Kỳ hiện nay Theo đó, KDDLđược quy định: “Là việc nhà KDDL (data broker) chủ y thu thập va bán lại cho bên thứ

ba dit liệu cá nhân của người tiêu dùng mà doanh nghiệp không có mối quan hệ trực tiếp”3” Nhóm nghiên cứu nhận thấy, quy định tại pháp luật Hoa Kỹ như trên đã làm rõ mối liên hệ của các chủ thé trong hoạt động KDDL, chi ra các nhóm chủ thé gồm: nhà KDDL (data broker), đối tác, khách hàng của nhà KDDL (third party), các nhóm chủ thé có liên quan trong hoạt động này như người tiêu dùng (consumer), co quan chuyên

trách quản lý hoạt động KDDL Quy trình KDDL cũng được pháp luật Hoa Ky khái

quát rất cụ thê, gồm hai hoạt động chính là thu thập và bán lại đữ liệu, với các hình thức

35 Các chủ thê thực hiện KDDL lần đầu tiên được điều chỉnh bởi pháp luật trong lĩnh vực tai chính — tín dung taiĐạo luật FCRA Những nghiên cứu về hoạt động KDDL ngoài khuôn khổ FCRA được FTC tiến hành từ nhữngnăm 1990, theo FTC, Protecting Consumer Privacy in an Era of Rapid Change, thang 3/2012 Nghiên cứu đầy đủvà gan đây nhất của FTC về hoạt động KDDL là Báo cáo năm 2014: Data Brokers: A Call for Transparency andAccountability (nha KDDL: Loi kéu goi vé su minh bach va tin cay).

3 FTC, Data Brokers: A Call for Transparency and Accountability, 2014, tr 4.

37 Nghiên cứu được tiến hành dựa trên đối tượng là chín nhà KDDL dién hình nhất tại Hoa Ky Cac nhà KDDLđến từ nhiều lĩnh vực và có quy mô tổ chức từ lớn cho đến vừa và nhỏ Theo FTC, Data Brokers: A Call for

Transparency and Accountability, 2014.

3# FTC, tlđd, tr 3 Nghiên cứu của FTC được tiến hành dựa trên 09 nhà KDDL thuộc đủ quy mô lớn nhỏ, lĩnh vựckinh doanh lúc bấy giờ là: Acxiom, Corelogic, Datalogix, eBureau, ID Analytics, Intelius, PeekYou, Rapleaf và

Recorded Future, theo FTC, ¢/dd, tr 8-9.

39 Điều § 2430.4(A) Bộ luật Dân sự Bang Vermont Trong đó, “thu thập” được hiểu là mua, thuê, thu thập, lấy,nhận hoặc truy cập bat kỳ thông tin cá nhân nào liên quan đến người tiêu dùng bằng bat kỳ phương tiện nào Hoạtđộng này bao gồm việc nhận thông tin từ người tiêu dùng, theo cách chủ động hay thụ động, hoặc theo cách quansát hành vi của người tiêu dùng (Điều 1798.140.(e) Bộ luật Dân sự Bang Calofornia ); “bán lại” có nghĩa là bán,

cho thuê, cấp phép sử dụng phát hành, tiết lộ, phổ biến, cung cấp, chuyển giao hoặc truyền đạt dữ liệu cá nhân

bang miệng, văn ban, phương tiện điện tử hoặc các phương tiện khác, cho một doanh nghiệp hoặc một bên thứ badé vì mục đích lợi nhuận tài chính hoặc các lợi ích khác, không bao gồm các hoạt động mang tính thời vụ hay ngẫunhiên (Điều 1798.140.(t) Bộ luật Dân sự Bang Calofornia và Điều § 2430.4(D) Bộ luật Dân sự Bang Vermont).

Trang 21

thực hiện hoạt động này được quy định cặn kẽ Những vấn đề này có thể được cân nhắc như những nội dung đặc biệt cần thiết phải được làm rõ dưới góc độ pháp lý khi tính đến yêu cầu điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh dữ liệu Riêng hoạt động xử lý dữ liệu là bước trung gian, không mang tính nhận biết, do đó không được quy định cụ thé trong các điều luật về KDDL tại Hoa Kỳ Pháp luật Hoa Kỳ xác định hành vi KDDL dựa trên hai dấu hiệu nhận biết chính: (1) là hoạt động thu thập và bán lại dir liệu; và (2) nhà KDDL không có mối quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng'? Ở dấu hiệu (1), quy định của Hoa Kỳ đã định ra ranh giới rõ ràng giữa các doanh nghiệp khai thác đữ liệu nội bộ và các doanh nghiệp KDDL Do đó, dấu hiệu nhận biết (1) rất phù hợp với ban chat của nhà KDDL với vai trò là bên trung gian trong quan hệ cung — cầu về dữ liệu Dấu hiệu (2) tuy cũng phản ánh được tính chất trung gian của KDDL trong quan hệ với các chủ thê khác song có thê dẫn đến việc bỏ sót một số trường hợp Đơn cử, các doanh nghiệp cung cấp nền tảng mạng xã hội miễn phí như Facebook cũng có thể KDDL như một trong hoạt động thu lời chính do nguồn dữ liệu đồi dào doanh nghiệp này thu được từ nền tảng miễn phí của mình, bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ quảng cáo đề thu lợi nhuận Vì thế, nhóm nghiên cứu tiếp thu dấu hiệu nhận biết (1) từ pháp luật Hoa Kỳ dé đề xuất cho khái niệm được đưa ra trong chương I của bài ngiên

Còn tại châu Au, IDC và Hội đồng Lisbon định nghĩa KDDL /à yếu t6 thiết yếu cua "thi trường dit liệu " (data market), là sự trao đổi dữ liệu giữa các tổ chức tạo ra và hưu giữ dữ liệu (các công ty cung cấp dit liệu, đại điện cho phía cung trong thị trường) với các tổ chức sử dung hoặc tải sử dung dit liệu (các công ty sử dung dit liệu, đại điện cho phía cau của thị trường)! Hoạt động KDDL ngày càng trở nên phô biến giữa các doanh nghiệp châu Âu, tuy nhiên vẫn còn dang phát triển từ những giai đoạn sơ khởi” Vì lẽ đó, tại châu Âu vẫn chưa có một quy định điều chỉnh mặt kinh tế của hoạt động này, mà phần lớn các quy định thường tập trung bảo đảm khía cạnh an ninh đữ liệu và quyền riêng tư của cá nhân Điền hình nhất phải ké đến Quy định bảo vệ đữ liệu chung (General Data Protection Regulation — GDPR) của EU Theo GDPR, KDDL được điều chỉnh tương đương với thuật ngữ “xử lý” (processing) có nghĩa là “bat cứ hoạt động hoặc quy trình hoạt động nào được thực hiện với dit liệu cả nhân hoặc với tập hop gom dit liệu cá nhân, có thé được thực hiện bằng phương tiện tự động, gom các hoạt động

như thu thập, thu giữ, sắp xếp, cấu trúc, lưu trữ, điễu chỉnh hoặc thay đổi, truy xuất,

tham van, sử dụng, tiết lộ bằng cách truyền tải, pho biến hoặc cho phép truy cập, diéu

Trang 22

chỉnh hoặc kết hợp, hạn chế, xóa hoặc tiêu hủy đữ liệu cá nhân ”'° GDPR cũng quy định các chủ thê tham gia hoặc có liên quan trong hoạt động KDDL Theo giải thích của Nghị viện châu Âu, nhà KDDL (“data brokers”) vừa có thé là øgười kiểm soáf“ hoặc người xử lí, tùy thuộc vào mức độ kiểm soát DLCN ho nắm được trong quá trình xử lí Mối quan hệ giữa người xử lí và người kiểm soát được điều chỉnh bởi hợp đồng và luật liên quan” Các chủ thé khác tham gia hoặc có liên quan trong quan hệ KDDL bao gồm: người nhận dit liệu (recipient)'Š, người tiêu dùng"? (consumer/ data subject), bên thứ ba (third parties)°? Như vậy, quy trình xử ly theo GDPR bao ham tat cả bước hoạt động của KDDL, tuy nhiên về mục đích thương mại của hoạt động này lại không có quy định rõ Điều đó chỉ ra rằng GDPR được ban hành nhằm mục tiêu bảo đảm an toàn cho dữ liệu cá nhân xuyên suốt quy trình KDDL nhiều hơn là quan tâm tới khía cạnh thương mại của hoạt động này Ngay cả việc phân định chủ thê KDDL cũng nhằm mục đích phân định phạm vi trách nhiệm pháp lý của từng chủ thể trong trường hợp xảy ra vi

phạm trong quá trình xử lý dữ liéu*!.

Hiện tại, pháp luật Hoa Kỳ va châu Âu là hai hệ thống pháp luật tiến bộ và hoan chỉnh nhất điều chỉnh các van đề liên quan tới KDDL So sánh hai hệ thống quy định về KDDL điển hình này, nhóm nghiên cứu nhận thấy cách quy định tại Hoa Kỳ phản ánh day đủ và phù hợp hơn với bản chat thương mại của hoạt động KDDL Dù vậy, tại Châu Âu và Hoa Kỳ, các quy định điều chỉnh vấn đề KDDL chỉ giới hạn ở các hoạt động có đối tượng kinh doanh là đữ liệu cá nhân mà không tính tới các loại dữ liệu khác Điều này có thê tạo ra những khoảng trống trong việc quy định các quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia quan hệ KDDL, đơn cử như nghĩa vụ đảm bảo tính chính xác và cập

nhật của thông tin không mang tính cá nhân (non-peronal information).

Ngoài ra, pháp luật châu Âu và Hoa Kỳ đều chưa định rõ KDDL là hoạt động

mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ Theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam2005, Mua ban hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên ban có nghĩa vu giao

4 DGPR Art.4(2).

* Người kiểm soát là “thé nhân, pháp nhân, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyên hoặc các cơ quan khác, độclập hoặc kết hợp với chủ thể khác để xác định mục tiêu của việc xử lý DLCN, được xác định bởi Luật EU và luậtquốc gia”, theo Điều 4(7) GDPR.

45 Người xử lý là “thé nhân, pháp nhân, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyên hoặc các cơ quan khác, thựchiện hoạt động xử lý DLCN và hoạt động nhân danh người kiểm soát ”, Điều 4(8) GDPR.

46 Parliament Questions, Question reference: E-000054/2019, 20/3/2019.

Trang 23

hàng, chuyển quyên sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh todn; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyên sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận” Hàng hóa là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cau của con người, bao gôm các loại động sản và bat động san*> Dưới góc độ thương mại hàng hóa, sản phẩm dir liệu trong KDDL được coi là một loại hàng hóa, có diễn ra quan hệ chuyên quyền sở hữu giữa hai bên chủ thé mua và bán Tuy nhiên, nhìn nhận theo góc độ “mua đứt — ban đoạn” sẽ không thé bao quát hết tính cập nhật tức thời (real-time), hay là tính không thé hao mòn của sản phẩm di liệu Còn dưới góc độ

thương mai dịch vụ, Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy định: Cung ứng dich vụ làhoạt động thương mại, theo đó một bên có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khácvà nhận thanh toán; bên sứ dụng dich vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dich

vu va sử dung dich vụ theo thỏa thuận" Như vậy, tiếp cận theo góc độ thương mai dich vụ thì KDDL có phần tương đương với dich vụ mạng xã hội, nơi người dùng có thé tim kiếm và tiếp cận cơ sở dữ liệu của nhà phát hành gồm dữ liệu cá nhân của các người dùng khác, dữ liệu thống ké, dữ liệu công Day là góc nhìn mà nhóm tác giả nhận thay là có thể bao quát được các tính chất cơ bản của dữ liệu là đối tượng của hoạt động KDDL một cách hiệu quả nhất.

Tổng kết từ những quan điểm và phân tích nêu trên về (i) nguồn gốc hình thành, (ii) chủ thé và mối quan hệ giữa các chủ thé tham gia KDDL, (iii) các quy trình thu thập,

xử lý và tổng hợp nên sản phẩm dữ liệu, và (iv) bản chất thương mại dịch vụ của hoạt

động KDDL, nhóm nghiên cứu đưa ra định nghĩa về hoạt động KDDL như sau:

KDDL là hoạt động thương mai dịch vụ, theo đó thương nhân thực hiện việc

thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn và bằng nhiều cách, có thé áp dụng các phương thức xử lý dữ liệu, tong hợp thành các sản phẩm dữ liệu, được cấp phép truy cập cho khách hàng nhằm phục vụ các nhu cầu khai thác và sử dụng.

1.2.2 Đặc điểm kinh doanh dữ liệu

Thứ nhất, về chở thé, KDDL thể hiện thông qua giao dịch giữa hai chủ thé chính là thương nhân - nhà KDDL (data broker, data intermediary) và khách hàng, đối tac của họ Nhà KDDL được xác định dựa trên 3 yếu tố quan trọng nhất là: (1) mức độ thường

xuyên của hoạt động kinh doanh, (2) hành vi thu thập và sang nhượng đữ liệu, và (3)

mục đích kiếm lợi trực tiếp từ dữ liệu Thiếu đi một trong ba yếu tô này, thương nhân

52 Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005.53 Khoản 1 Điều 4 Luật Giá 2013.

54 Khoản 9 Điều 3 Luật Thương mại 2005 Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Giá 2013: “Dịch vụ là hàng hóa có tính vôhình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sanphẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật”.

Trang 24

không thé được coi là nhà KDDL** Như vậy, nhà KDDL là các thương nhân, bao gồm cá nhân hoặc pháp nhân hoạt động kinh doanh Khách hàng, đối tác của nhà KDDL bao gồm các doanh nghiệp trong lĩnh vực tư nhân (B2B) và cơ quan chính phủ trong lĩnh vực công (B2G) Ngoài ra, quan hệ KDDL còn có thể bao gồm các chủ thé khác là: người tiêu dùng (consumer) đóng vai trò là chủ thé tao ra dữ liệu trên không gian số; nhà xử lý dữ liệu (processor) chịu trách nhiệm kỹ thuật trong quá trình tạo ra sản phẩm dữ liệu, và cơ quan chính phủ (government) đóng vai trò quản lý, điều tiết thông qua việc ban hành chính sách, pháp luật tác động đến KDDL.

Thứ hai, về nguồn dau vào, đữ liệu được sử dung trong KDDL có thể đến từ rất nhiều nguồn khác nhau Theo cách phân loại của FTC, có bốn nguồn dit liệu chính là: nguồn công cộng (các bản báo cáo của chính phủ, Blogs, Internt ), bản tự thuật của người tiêu dùng (sơ yếu lý lịch, thông tin tự bạch khi đăng ký tài khoản ), mạng xã hội

(Facebook, LinkedIn), va dữ liệu thu thập được thông qua giao dịch với nhà KDDL

khac.5° Nhà KDDL có thé sử dụng các thiết bị công nghệ đầu vào như máy scan, cơ sở

”37 Dữ liệu được thu

dữ liệu của nền tảng đa phương tiện kỹ thuật số, “web crawler

thập bang các phương pháp tự động (như web crawler, API) thường được cập nhật

thường xuyên và nhanh chóng hơn so với các phương pháp thu thập thủ công (như giao

dịch thu mua dữ liệu, scan các tài liệu giấy được chính phủ ban hanh ).

Thứ ba, về quy trình sản xuất, KDDL bắt đầu khi nhà KDDL thu thập dit liệu thô từ các nguồn và kết thúc khi sản phẩm dữ liệu được phân phối tới các đối tác, khách hàng Quy trình này có thé bao gồm bước trung gian là tong hợp, xử lý và phân tích nhằm tạo ra các sản phâm dữ liệu Bước trung gian kể trên có thé được nhà KDDL tự mình thực hiện, hoặc ký kết hợp đồng với các nhà xử lý dữ liệu.

Thứ tư, về sản phẩm dit liệu, đầu ra của quá trình xử lý trong hoạt động KDDL thường bao gồm các gói dit liệu (data segments), được tổng hợp từ nhiều điểm dit liệu nguyên ban (actual data element) rời rac hoặc dữ liệu đã được trích xuất (derived data elements) Một gói dữ liệu thường thê hiện một nhóm đối tượng có cùng tính chất (ví dụ như danh sách người dùng Facebook với số lượng bạn bè trên 250 người), hoặc chứa

55 Ví dụ, nhà KDDL không bao gồm các chủ thé khác cũng có dấu hiệu thu thập và xử lý dit liệu như các công tychâm điểm tín dụng người tiêu dùng, công ty tài chính, bảo hiểm Các công ty này sử dụng dữ liệu theo một quytrình khai thác giá trị nội nộ (internal data monetisation), dit liệu không phải đối tượng kinh doanh mà là giá trităng thêm cho sản pham đầu ra của hoạt động kinh doanh.

3 Xem Ủy ban Thương mại, Khoa học và Vận tai Hoa Ky, A Review of the Data Broker Industry: Collection,

Use, and Sale of Consumer Data for Marketing Purposes, Thang 12 nam 2013.

57 Tức trình thu thập web, chi quá trình tự động truy cập website va lay dữ liệu thông qua một chương trình phầnmềm Cookie là một trong những trình thu thập web thường được sử dụng để thu thập dữ liệu ghi nhận từ hoạtđộng duyệt web của người dùng, từ đó có thé chỉ ra tần suất click chuột, lịch sử giao dich và thậm chí là xu hướng

tiêu dùng của người sử dụng web.

Trang 25

các phân tích và dự báo hành vi của nhóm đối tượng dựa trên các mẫu được quan sát từ trước (ví vụ như danh sách cá nhân sở hữu xe hơi hạng sang thương có nhu cầu mua các gói bảo hiểm cao cấp) Nhà KDDL thường lưu trữ dit liệu và sản phẩm dưới một số dạng cơ sở đữ liệu như hồ sơ cá nhân, chuỗi sự kiện, hoặc đường dẫn tới các cơ sở dữ liệu.

Dữ liệu chỉ bị xóa trong trường hợp xác nhận là không chính xác, trong các trường hợp

khác được pháp luật quy định Sản phẩm cuối cùng của hoạt động KDDL là dich vụ dữ liệu mà qua đó, khách hàng của nhà kinh doanh có quyền tiếp cận và khai thác các sản phẩm dé liệu.

Thứ năm, về mục dich sử dung, dữ liệu nhận được từ các giao dich KDDL có thé được sử dụng theo ba nhóm mục đích chính: (1) kinh doanh - tiếp thi (marketing); (2) quan trị rủi ro (risk mitigation); và (3) tìm kiếm con người (people search)°Š Theo các

nhóm nay, dt liệu từ giao dịch KDDL sẽ được khai thác theo con đường lợi nhuận hóanội bộ doanh nghiệp (internal data motetizasion) Ngoài ra, trong trường hợp khách

hàng, đối tác của nhà KDDL là một nhà KDDL khác, dữ liệu sẽ tiếp tục được xử lý và

khai thác theo hướng lợi nhuận hóa bên ngoài (external data motetizasion).

Thứ sáu, về moi quan hệ giữa các chủ thể, nhà KDDL thường tham gia vào quan hệ giao dịch với hai nhóm chủ thé chính, bao gồm (1) nguồn cung dit liệu cho hoạt động thu thập dir liệu, và (2) đối tác, khách hàng của nhà KDDL Nhóm chủ thé (1) thường bao gồm các bên có mối quan hệ trực tiếp với nguồn dữ liệu (như tổng cục dân số, nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội ) Trong trường hợp dữ liệu được cung cấp bởi các nhà KDDL khác, một mạng lưới thông tin vô cùng phức tạp và nhiều tầng lớp sẽ được hình thành Nhóm chủ thé (2) bao gồm đối tác của nhà KDDL ở nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội vô cùng đa dạng Giao dịch KDDL thường làm phát sinh một số quyền như quyền sử dụng đữ liệu trong một khoảng thời gian nhất định (the use of data), quyền

phân phối lại đữ liệu một lần nữa (right to resell),

Nhu vay, tất cả các đặc điểm của hành vi KDDL đều được đúc rút từ quan sát thực tiễn về hành vi KDDL từ thực tiễn và tại các nghiên cứu uy tín đã được công bố trên thé giới Các đặc điểm này được trình bay dựa trên sự tông hợp và suy luận của nhóm tác giả từ thực tiễn hoạt động KDDL, nhằm phản ánh rõ nét những góc độ pháp lý quan trọng nhất của hoạt động KDDL như: chủ thé hoạt động KDDL, các bước trong

quy trình KDDL, các mối quan hệ nội hàm của hoạt động KDDL Các đặc điểm này

cũng phù hợp với định nghĩa nhóm nghiên cứu đã đưa ra ở Mục 1.2.1.

3# FTC, //đd, 2014, tr 23-35.

Trang 26

1.3 Nền kinh tế số và mối quan hệ với hoạt động kinh doanh dữ liệu 1.3.1 Khái niệm nên kinh tế số

KDDL là hoạt động kinh tế đặc thù của nền kinh tế dữ liệu (data economy), có liên hệ mật thiết với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế số (digital economy) Khái niệm “nền kinh tế số” lần đầu được nhắc đến đầu những năm 199059, cho đến nay đã có nhiều sự thay đổi theo đà tiến bộ mau chóng của công nghệ nên tang Trên thế giới hiện có rất nhiều quốc gia, khu vực, tổ chức đưa ra các định nghĩa về “nền kinh tế số” Theo Tổ chức Hop tác và Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development — OECD), các định nghĩa về “nền kinh tế số” có thé được phân loại thành hai hướng tiếp cận cơ bản là: tiếp cận “tr trén xuống” (top-down), đi từ xu hướng được tạo ra từ tác động của việc chuyển đổi sang nền kinh tế số đối với xã hội; và tiếp cận “tir đưới lên ” (bottom-up), bao gồm các định nghĩa gắn liền với nền tang công nghệ của kinh tế số Ở hướng tiếp cận từ trên xuống, nền kinh té số thường được xác định bởi các xu hướng trong quá trình chuyên đổi số và được định nghĩa bởi tông hợp các tác động của quá trình này Theo hướng tiếp cận này, Ngân hàng Thế giới (World Bank) định nghĩa: “nền kinh tế số vượt trên lĩnh vực CNTT-TT, bao gom hau hết các lĩnh vực của nên kinh tế và xã hội Tuy nhiên, nhiễu chính phủ van tiếp tục coi kinh té số như một lĩnh vực, mà đặc biệt chu trọng vào việc phát triển cơ sở hạ tang CNTT-TT va tao ra lực lượng lao động công nghệ thông tin ”5! Tuy nhiên, hướng tiếp cận này không phản ánh các khía cạnh kinh tế của nền kinh tế dữ liệu mà nghiêng nhiều hơn về mặt xã hội, do đó không trực tiếp phục vụ mục đích nghiên cứu của nhóm tác giả Ở hướng tiếp cận từ dưới lên, các định nghĩa thường gắn liền với nền tang công nghệ của nền kinh tế số Theo nghĩa rộng, nền kinh tế số bao gồm tất cả các ngành nghề mà việc sử dụng nguồn cung kỹ thuật số (digital inputs) là một phần của quá trình sản xuất Cách tiếp cận này được sử dụng bởi Lực lượng đặc nhiệm kinh tế kỹ thuật sé (Digital Economy Task Force — DETF) trong tuyên bồ tại Hội nghị Thuong đỉnh G20 năm 2016: “nén kinh tế số là một tập lớn của các hoạt động kinh tế sử dụng thông tin số hóa và tri thức như yếu to

» Barefoot K, Curtis D, Jolliff W, Nicholson JR, and Omohundro R, Working paper: “Defining and measuring

the digital economy”, Bureau of Economic Analysis, United States Department of Commerce, Washington, DC,2018 Truy cap tai: https://www.bea.gov/system/files/papers/WP2018-4.pdf.

6 UNCTAD, tldd, 2019, tr 4.

6! World Bank Group, World Development Report 2016: Digital Dividends, the World Bank, Washington, DC,

2016 Tương tu, OECD cũng mô tả: “Kinh té số [mở rộng] ra ngoài phạm vi các doanh nghiệp và thi trường [vi]nó bao gom các cá nhân, cộng đồng và xã hội ”, trong khi Oxford Economics nhận thay rằng: Kinh tế số “baogốm các doanh nghiệp trên tat cả các lĩnh vực của nên kinh tế, sử dung các công nghệ kỹ thuật số với cường độngày càng cao, phá vỡ một cách sâu sắc cách giá trị được tạo ra” (Theo Oxford Economics, “Digital Spillover,

Measuring the truc impact of the Digital Economy”, Oxford, 2016 Xem - tại:https://www.huawei.com/minisite/gci/en/digital-spillover/files/gci_digital_ spillover.pdf)

Trang 27

then chốt của quá trình sản xuất, mạng thông tin hiện đại là môi trường vận động quan trọng, và việc sử dụng hiệu quả CNTT-TT là động lực quan trọng giúp tăng gia sản xuất

và toi wu hóa cơ cầu nên kinh tế ”62 Theo nghĩa hẹp, nền kinh tế số bao gồm tat cả các

ngành nghề, lĩnh vực trực tiếp tạo ra ra, hoặc phụ thuộc mật thiết vào các nguồn cung

kỹ thuật số Ví dụ cụ thể của cách tiếp cận này là định nghĩa của Văn phòng Phân tích Kinh tế trực thuộc Bộ Thương Mai Hoa Ky (US Bureau of Economic Analysis - BEA): “nên kinh tế số là tong hòa của ba yếu tô bao gom (1) nên tảng kỹ thuật số khả dung (rong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông — CNTT-TT); (2) thương mại điện tử; và (3) các hoạt động truyền thông kỹ thuật so” Trong hướng tiếp cận từ dưới lên, định nghĩa nền kinh tế số theo nghĩa hẹp gắn liền với bản chất công nghệ của nên kinh tế số, do đó chỉ có thể bao quát một phạm vi hẹp các ngành nghề kinh tế và rất nhanh chóng bị lỗi thời do ban chat cải tiễn không ngừng của công nghệ, kỹ thuật Định nghĩa theo nghĩa rộng, tuy khắc phục được hạn chế về mặt phạm vi song tiềm an nguy cơ làm mất đi ranh giới phân định các nhân tố của nền kinh tế số, đơn cử như việc liệt kê mọi hoạt động kinh tẾ cÓ sử dụng dt liệu số như một phần của nền kinh tế số sẽ dẫn đến một

định nghĩa không có tính đặc trưng ”!.

Tổng quan, tổ chức OECD đánh giá cách tiếp cận từ dưới lên tuy bao quát được những hoạt động cơ bản trên nên tang số, song không thé đánh giá được sự tác động của việc số hóa nén kinh tế (digitalisation) Tuy nhiên, với mục đích nghiên cứu nền kinh tế số dưới góc độ tương quan với hoạt động KDDL, nhóm nghiên cứu nhận thấy tiếp cận nên kinh tế số theo nghĩa hẹp, hướng từ dưới lên là cách làm có độ chính xác cao do tiêu chí xác định được gan liền với nền tảng công nghệ, gồm các yêu tố được phân tích gần gũi với mạch nghiên cứu của nhóm Vậy, định nghĩa nền kinh tế số sẽ được sử dụng trong bài nghiên cứu như sau: Nên kinh tế số bao gom tat cả các ngành nghệ, lĩnh vực frực tiếp tạo ra, hoặc phụ thuộc mật thiết vào các nguôn cung ky thuật số Theo định nghĩa này, co quan Phân tích Kinh tế Hoa Ky (U.S Bureau of Economic Analysis — BEA) xác định ba yếu tố cau thành nền kinh tế số là: (1) nền tảng kỹ thuật số khả dung;

% G20 DETF, “Toolkit for measuring the Digital Economy”, G20 Digital Economy Task Force, 2018 Xem tại:

53 Barefoot K, t/dd, 2018, tương tự đối với định nghĩa bởi Van phòng Thống kê Uc (Australian Bureau of Statistics,

“Measuring digital activities in the Australian economy”, Australian Bureau of Statistics, 2019 Xem tại:https://www.abs.gov.au/websitedbs/D33

10114.nsf/home/ABS+Chief+Economist+-+Measuring+Digital+Activities+in+the+AustraliantEconomy) va Phòng Thống kê Canada (Statistics Canada,

“Measuring digital economic activities in Canada: initial estimates”, Statistics Canada, 2019 Xem tại:https://www150.statcan.gc.ca/n1/en/pub/13-605-

x/2019001/article/00002-eng.pdf?st=ZKpRNOML )

64 IMF, “Measuring the Digital Economy”, JMF Policy Paper, Washington, DC, 2018 Xem tại:

https://www.imf.org/en/ Publications/Policy-Papers/Issues/2018/04/03/0228 18-measuring-the-digital-economy

Trang 28

(2) thương mại điện tử; và (3) đa phương tiện kỹ thuật số55 Các yếu tô này có liên hệ

với hoạt động KDDL như sau:

(1) Nền tảng kỹ thuật số khả dụng (Digitalenabling infrastructure): Có vai trò nền móng cho sự tồn tại của nền kinh tế số, vi dụ điển hình là mạng máy tính (gồm mạng nội bộ, mạng quốc gia, Internet ) Nền tảng kỹ thuật số khả dụng vận hành nhờ vào tong hợp các cơ sở vật lý co bản và sự sắp xếp có tổ chức của các yêu tô khác, bao gồm: phần cứng máy tính (bộ xử lý, chất bán dẫn, thiết bị không dây, nghe nhìn ), phần mềm (Microsoft, macOS ), các thiết bị và dịch vụ viễn thông (cáp, điện tín, điện thoại, đài FM, vệ tinh ), kết cau hạ tầng (trung tâm dữ liệu, nhà máy sản xuất vật liệu bán dan ), Internet Vạn Vật (Internet of Things), dịch vụ phụ trợ (dịch vụ tư van điện tử, dịch vụ sửa chữa máy tính ) Đối với hoạt động KDDL, nền tảng kỹ thuật số khả dụng là cơ sở công nghệ tiên quyết cho phép sự hình thành, lưu chuyền và lưu trữ của dit liệu — đối

tượng của hoạt động KDDL.

(2) Thương mại điện tử (E-commerce): Bao gồm tat cả giao dich mua bán hang hóa và cung ứng dich vụ diễn ra trên nên tảng trực tuyên Các giao dịch này diễn ra giữa các nhóm chủ thé là doanh nghiệp, chính phủ và người tiêu dùng Một số hoạt động thương

mại điện tử bao gồm: đặt hàng trực tuyến, giao hàng trực tuyến, các giao dịch khác được

thực hiện trên nền tảng số khả dụng (platform-enabled transaction)

(3) Đa phương tiện kỹ thuật số (Digital media): Là tất cả các nội dung được con người tạo ra, truy cập, lưu trữ, trình chiếu trên các phương tiện kỹ thuật số Một số dạng điển hình của đa phương tiện kỹ thuật số là: sản phẩm kỹ thuật số được rao bán trực tiếp

cho khách hàng (như sách điện tử, dịch vụ xem phim trực tuyến, dữ liệu ); nên tảng đa

phương tiện miễn phí (như Youtube, Facebook); và Dữ liệu Lớn®° Đặc biệt, các tiến bộ công nghệ được ứng dụng nhằm khai thác chuỗi giá trị Dữ liệu Lớn (như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet Vạn Vật (IoT), học may (machine learning) ) đã mở ra nhiều tiềm năng mới cho nền kinh tế số””.

1.3.2 Mối quan hệ với hoạt động kinh doanh dữ liệu

Với những yếu tô tác thành như trên, nền kinh tế số có mối tương quan sâu sắc đến với hoạt động KDDL Sự tác động này thê hiện rõ nét ở ba yếu tố: (i) nguồn cung đầu vào, (ii) lượng cau đối với đữ liệu, và (iii) sự hình thành của nền kinh tế dit liệu (data

economy) Trước hét, nguôn cung dir liệu dau vào doi dào cho quá trình tạo ra sản pham

5 BEA, Defining and Measuring the Digital Economy, 2018, tr 6-8.

66 Hay chuỗi giá trị Dữ liệu Lớn (Big Data Value Chain) Trong chuỗi giá trị Dữ liệu Lớn, đữ liệu được coi như

một trong các yếu tố tạo ra gia tri trong hoạt động sản xuất.

67 Abou Zakaria Faroukhi , Imane El Alaoui , Youssef Gahi, Aouatif Amine, Jounal of Big Data, “Big data

monetization throughout Big Data Value Chain: a comprehensive review”, Springer Open , 2020 Truy cập tại:Big data monetization throughout Big Data Value Chain: a comprehensive review | Journal of Big Data | Full Text(springeropen.com).

Trang 29

KDDL chính là dữ liệu Dữ liệu vốn đĩ không phải một khái niệm mới, nhưng sự thịnh hành của các nền tảng kỹ thuật số đa phương tiện và thiết bị đầu vào hiện đại đã khiến cho lượng dữ liệu được tạo ra tăng nhanh chóng với dung lượng khổng lồ Sách trắng của Tập đoàn kinh doanh máy móc quốc tế (International Business Machines Corporation - IBM) về Xu hướng Tiếp thị năm 2017 (Marketing Trends for 2017 ) ghi nhận rằng 2,5 nghìn tỷ byte đữ liệu được tạo ra mỗi ngày Báo cáo cũng ghi nhận: “90% dit liệu trên thế giới ngày nay đã được tạo ra chỉ trong hai năm qua” 5Š Dữ liệu trở thành sản phẩm của hoạt động KDDL sau khi được xử lý bởi các phần mềm, trí tuệ nhân tạo (AI) và các công cụ trực quan hóa có thé trích xuất thông tin chỉ tiết, chuyên đổi dữ

liệu thành thông tin và tạo ra kiến thức hỗ trợ việc ra quyết định, thúc day mở rộng các

giới hạn khoa học hoặc chuyên đôi cơ câu sản xuât°? Thir hai, theo quy luật thi trường,

KDDL không thé phát triển nếu thiếu đi nhu cầu của thị trường đối với dit liệu Lượng dữ liệu dồi dào được xử lý bởi công nghệ tiên tiến đã tao ra các sản phẩm vô cùng hữu

ích, có khả năng phản ánh thực trạng thị trường, tình hình xã hội và thậm chí là dự báo

xu hướng trong tương lai Thêm nữa, lợi ích kinh tế và tiềm năng khống 16 của thông tin

trong chuỗi giá trị Dữ liệu Lớn (Big Data?) lại càng làm cho mặt hàng này trở nên có

giá hơn bao giờ hết đối với các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu ding” Thứ ba, ở chiều ngược lại, hoạt động KDDL đã tạo tiền dé cho sự hình thành của nền kinh tế dữ liệu, tạo ra nguồn GDP ngày một tăng kéo theo tỷ trọng ngày một lớn của nên kinh tế số Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc, nền kinh tế đữ liệu vẫn còn chiếm tỷ trọng GDP rất nhỏ Tại Liên minh châu Âu, giá tri của thị trường đữ liệu - tổng doanh thu của tất cả các công ty trong nền kinh tế dữ liệu, đạt 65 tỷ euro vào năm 2017, chỉ chiếm 0,49% GDP và sử dụng 6,7 triệu lao động Ở Hoa Kỳ và Nhật Bản, nên kinh tế dữ liệu lần lượt chiếm 1% và 0,8% GDP Quy mô của thị trường đữ liệu nhỏ hơn nhiều ở các nền kinh tế mới nỗi va dang phát triển”! Tuy nhiên, 25 công ty công nghệ lớn nhất, chủ yếu là công ty lợi nhuận hóa dt liệu dữ liệu, có tổng giá trị thị trường lền tới gần 6 nghìn tỷ đô la vào năm 2016, chiếm gần 20% vốn hóa thị trường ở Hoa Kỳ Năm công ty lớn nhất thé giới - Apple, Amazon, Facebook, Google và Microsoft — là những nhân tố của nền kinh tế dữ liệu tao ra tong giá trị thị trường lên tới gần 4 nghìn tỷ đô la vào năm 2018 Trong khi đó, vào năm 2008, chỉ có một trong số năm công ty lớn nhất

là công ty dữ liệu”.

68 UNCTAD, ¢ldd, tr 9.

® OECD, Data in the Digital Age, 2019.7 (EU_Data_Monetization_.PDF)

7! Vị dụ, ở Liên minh châu Âu, tổng tác động của thị trường dữ liệu đối với nền kinh tế khu vực trong năm 2017là 335,6 ty euro, tương đương 2,4% tổng GDP, theo Frontier Technology Quarterly, tidd, United Nation, 2019.

7 Frontier Technology Quarterly, t/dd, United Nation, 2019, tr.3.

Trang 30

Nhìn nhận mối tương quan giữa hoạt động KDDL với nền kinh tế số sẽ giúp cho việc đề xuất các kiến nghị xây dựng khung pháp luật điều chỉnh hoạt động này có căn cứ xác đáng và vững chắc, đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật cần thiết và không bị lỗi thời trước sự biến đổi không ngừng của các hình thái kinh tế số Đồng thời, pháp luật điều chỉnh hoạt động KDDL được ban hành một các đồng bộ và chặt chẽ với các chế

định luật khác có liên hệ chặt chẽ như thương mại điện tử, thông tin và viễn thông sẽ

tạo cho hoạt động KDDL các điều kiện vận hành và phát triển phù hợp với tông thé kinh

té - xã hội.

1.4 Nguồn luật điều chỉnh kinh doanh dữ liệu

Nguồn của pháp luật là những biểu hiện, thể loại pháp luật tồn tại trong đời sống xã hội mà người ta có thé áp dụng vào trong tình huống pháp ly” Nói cách khác, nguồn của pháp luật là tat cả các yếu tô chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lý cho hoạt động của cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền cũng như các chủ thé khác trong xã hội”^ Một số quan điểm cho rằng, nguồn của pháp luật được hiểu đồng nhất với hình

t” Trên cơ sở tìm hiéu tông quát của nhóm tác giả, nguôn

thức bên ngoài của pháp luậ

của pháp luật điều chỉnh KDDL bao gồm:

* Van bản quy phạm pháp luật: Là văn ban do các chủ thé có thẩm quyền ban

hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định, trong đó có chứa đựng các

quy tắ xử sự chinh để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội” Hiện nay, các văn bản điều chỉnh KDDL bao gồm các công ước quốc tế, luật quốc gia, và luật bang (tại các nhà nước liên bang) Nguồn văn bản quy phạm pháp luật là nguồn được áp dụng phổ biến nhất đối với hoạt động này Quy định điều chỉnh hoạt động KDDL có thé tim thấy ở nhiều văn ban rải rác từ cấp độ quốc tế tới quốc gia Chang hạn, đối với nguôn luật điều ước quốc tế, Tuyên ngôn thé giới về quyền lợi của con người (Universal Declaration of Human Rights - UDHR), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị

(International Covenant on Civil and Political Rights -ICCPR) Tai Hoa Ky, các quy

định cấp quốc gia có thể kế đến Dao luật Bảo vệ Riêng tu Bản ghi hình (the Video Privacy Protection Act); Đạo luật Riêng tư trong lĩnh vực Truyền hình Cáp 1984 (the Cable Communications Policy Act of 1984) Ở cấp bang có thé kế đến Đạo luật điều

chỉnh KDDL (the Data Brokers Law 2019, the Data Broker Registration Regulation

73 TS Nguyễn Van Quân, “Mở rộng nguồn pháp luật đảm bảo quyền tiếp cận công lý tại Việt Nam”, Tap chí

Trang 31

2020) tại Vermont, California Một SỐ quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài

Loan cũng ban hành các chế định luật thành văn tương tự Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, hoạt động KDDL cũng được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật, từ Hiến pháp 2013 đến Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Hình sự 2015, Luật Đầu tư 2020, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, Luật An toàn thông tin

mang 2015, Luật An ninh mạng 2018 và các văn ban dưới luật ””.

* Ấn lệ: Là những ban án, quyết định của chủ thé có thâm quyền khi giải quyết các vụ việc vụ thé, được nhà nước thừa nhận có chứa đựng khuôn mẫu dé giai quyét cac vụ việc khác tương tự7° Trong bối cảnh pháp luật điều chỉnh KDDL chưa được ban hành một cách toàn diện và hoàn chỉnh tại nhiều quốc gia, khu vực, quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ kinh doanh này có thể được tìm thay tại các ban an đã được xét xử bởi tòa Ví dụ, tại Hoa Kỳ, vụ án Sorell v IMS Health đã đặt nên tảng cho hoạt động KDDL được tiễn hành ngay cả khi những quy định của về hoạt động này còn trong cảnh “tranh tối tranh sáng”79.

* Luật mêm: Gồm các tiêu chuẩn, quy định được đặt ra bởi các tổ chức tư nhân theo nguyên tắc tự điều chỉnh (self-redulation) và được chấp nhận rộng rãi trên thị trường Ví dụ cho sự ứng dụng của nguồn luật này trên thực tế là chứng nhận TRUSTe

và hiệp hội DAA®%.

* Hợp đồng: Là sự thỏa thuận, giao ước giữa các cá nhân, tô chức trong xã hội dé xác định cách thức ứng xữ giữa các chủ thé đó với nhau Hợp đồng là căn cứ pháp lý dé các bên trogn hợp đồng thực hiện hành vi đối với nhau, đồng thời cũng là căn cứ pháp ly dé cơ quan có thầm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bênŸ! Mặc dù mức độ tự do hợp đồng giữa các quốc gia, khi vực là khác nhau, song hợp đồng vẫn luôn đóng vai trò là cơ sở pháp lý tối thiểu trong giao dịch KDDL.

Như vậy, các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động KDDL trên thế giới hiện nay được tìm thấy rải rác trong nhiều lĩnh vực pháp luật chuyên ngành Các quy phạm này tồn tại dưới cả hai dang là thành văn (quy định trong các văn bản pháp luật) và bat thành văn (án lệ, các bộ quy tắc, tập quán hình thành qua các hợp đồng giao dịch) Điều đó cho thấy, dù chưa có những định nghĩa hay quy định thống nhất về hoạt động KDDL trên phạm vi toàn thế giới nhưng nguồn luật điều chỉnh hoạt động này có thể nhận định

7 Nội dung này sẽ được trình bày và phân tích kỹ hơn trong Chương II của bài nghiên cứu.

78 GS.TS Nguyễn Minh Đoan, TS Nguyễn Văn Năm (đồng chủ biên), tldd, tr 288.

? Office of the Privacy Commissioner of Canada, Data Brokers: A Look at the Canadian and American

Landscape, 2014, tr 3.

89 Siona Listokin, Industry Self-Regulation of Consumer Data Privacy and Security, The John Marshall Journal of

Information Technology & Privacy Law, tr 7, 2015.

81 GS.TS Nguyễn Minh Doan, TS Nguyễn Văn Năm (đồng chủ biên), tldd, tr 294.

Trang 32

là rất phong phú và đa dạng, có khả năng đảm bảo được tính cập nhật cần thiết của nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động KDDL.

1.5 Mối quan hệ giữa kinh doanh dữ liệu và một số quyền liên quan

KDDL là quan hệ pháp luật diễn ra giữa nhà KDDL, đối tác, khách hàng của ho và các chủ thé có mối liên hệ với dữ liệu được sử dung trong hoạt động kinh doanh như người tiêu dùng, các nhóm thiểu số, các nhóm dễ bị tôn thương Trong số rất nhiều nhóm quyền có liên quan it nhiều tới các chủ thé của quan hệ pháp luật KDDL, nhóm nghiên cứu nhận thấy có ba quyền ảnh hưởng cơ bản và trực tiếp đến sự vận hành hài hòa và hợp pháp của hoạt động này, bao gồm: quyên tự do kinh doanh, quyền tự do ngôn luận, và quyền riêng tư.

1.5.1 Quyên tự do kinh doanh

Quyên tự do kinh doanh lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp 1992 và tiếp tục được tái khang định theo hướng rộng hơn trong Hiến pháp 2013: “Moi người có quyên tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm "#2 Dưới góc độ lý luận, quyền tự do kinh doanh là một phạm trù pháp lý cần được xem xét dưới hai khía cạnh là: (1) quyền của chủ thé; va (2) tổng hợp các quy định và bao đảm pháp ly mà nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện thực hiện quyền này3 Theo khía cạnh thứ (1), quyền tự do kinh doanh được hiểu là khả năng hành động một cách có ý thức của cá nhân hay pháp nhân trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh** Theo khía cạnh thứ (2), quyền tự do kinh doanh là hệ thống các quy phạm pháp luật mà theo đó, quyền tự do kinh doanh gồm 2 mặt là: (i) các quyền mà cá nhân được hưởng, va (ii) trách nhiệm của nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ quyền của chủ thé®> Quyền tự do kinh doanh được ghi nhận tại Việt Nam tại Điều 33 Hiến pháp 2013, Khoản 1 Điều 2 Bộ luật Dân sự 2015, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 6 Luật Thương mại 2005, Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2004 và tiếp tục được cụ thê hóa tại các chế định luật chuyên ngành Quyền tự do kinh doanh chỉ bị hạn chế trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Quyền tự do kinh doanh có mối quan hệ thiết yêu đối với hoạt động KDDL, là quyền con người của chủ thể là thương nhân tiến hành KDDL Chỉ khi quyền tự do kinh

doanh được nhà nước công nhận và tạo điêu kiện vê mặt pháp luật, thương nhân mới

82 Điều 33 Hiến pháp 2013.

83 Bùi Ngọc Cường, “Bàn về quyền tự do kinh doanh”, Tap chí Luật học, số 3-1997, tr.3.

84 Trần Thị Trang, Bảo đảm quyên tự do kinh doanh trong hoạt động đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố

Hà Nội - thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội, 2019, tr 10-11.

85 Trần Thị Trang, //đđ, 2019, tr 11.

8 Khoản 2 Điều 14 Hiếp pháp 2013, Khoản 2 Điều 2 Bộ luật Dân sự 2015.

Trang 33

được tiễn hành hợp pháp hoạt động KDDL Theo quy định tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp 2004 quy định, thương nhân có quyền tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cắm” Theo Luật Dau tư 2020, có 08 ngành, nghề pháp luật cam dau tư, kinh doanh°Š KDDL không nằm trong số các ngành nghé kinh doanh bị cam, do đó quyền tự do kinh doanh đối với hoạt động này ở Việt Nam là không hạn chế Cùng với đó, nhà KDDL cũng được pháp luật công nhận các quyền: Quyền đảm bảo sở hữu đối với tài sản": Quyền tự do thành lập doanh nghiệp và tô chức kinh doanh; Quyền tự do hợp đồng, Quyền tự do cạnh tranh theo pháp luật; Quyền tự định đoạt trong lĩnh vực giải quyết tranh chap” Như vậy, ngay cả khi pháp luật Việt Nam chưa có những quy định cụ thé về KDDL, thương nhân vẫn có quyền tiễn hành KDDL trên cơ sở thực hiện quyền tự do kinh doanh, trong giới hạn phù hợp với chính sách nhà nước về trật tự, an toàn xã

hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, vào đảm bảo tôn trọng các quyền con

người khác.

1.5.2 Quyên tự do ngôn luận

Quyên tự do ngôn luận được thừa nhận như là một quyền con người trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và được ghi nhận trong luật nhân quyền quốc tế: ”⁄ọi người déu có quyên giữ vững quan điểm mà không bị can thiệp Mọi người déu có quyên tự do thể hiện; quyên này bao gém quyền tự do tìm kiểm, nhận và truyền đạt thông tin và ý tưởng của tat cả các loại, không kể biên giới, bằng miệng, bằng văn bản hoặc ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác theo sự lựa chọn của mình "9! Quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam được công nhận tại Hiến pháp 1992: “Công dan có quyền tự do ngôn luận, tự do bdo chi; có quyền được thông tin’ và tiếp tục khang định tại Hiến pháp 2013: “Công dan có quyên tự do ngôn luận, tu do bao chi, tiép cận thông tin, hội hop, lap hội, biểu tình Việc thực hiện các quyên ”% Quyền tự do ngôn luận còn được cụ thê hóa trong Luật

nay do pháp luật quy định

Báo chí 2016, Luật Xuất bản 2012 và các văn bản luật chuyên ngành khác Như vậy, có thé hiểu tự do ngôn luận là một quyền đa diện bao gồm ba khía cạnh: Quyền tìm kiếm

87 Khoản | Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2004.88 Điều 6 Luật Dau tư 2020.

8° Khoản 1 và Khoản 2 Điều 32 Hiến pháp 2013.% Khoản 2 — Khoản 11 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2004.

%' Điều 19 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and PoliticalRights — ICCPR) Quyền tự do ngôn luận cũng được khang định tại Điều 10 Hiệp ước Châu Ân về Nhân quyền(European Convention on Human Rights); Khoản 13 Công ước Mỹ về Nhân quyền (American Convention onHuman Rights); Điều 9 của Hiệp ước châu Phi về quyên con người (African Charter on Human and People’sRights) va Tu chính thứ nhất của Hiến pháp Hoa Ky (First Amendment to the United States Constitution).% Điều 69 Hiếp pháp 1992.

°3 Điều 25 Hiếp pháp 2013.

Trang 34

thông tin; Quyên tiếp nhận thông tin; và Quyền chia sẻ thông tin®* Quyền tự do ngôn luận được nhà nước công nhận và bảo vệ, song cũng bị giới hạn ở mức độ cần thiết trên cơ sở luật định, tôn trọng các giá trị đạo đức, hay các quyền tự do khác như quyền được sống, quyền bảo vệ nhân phẩm và danh dự, quyền được tôn trọng đời sống riêng tư

Quyền tự do kinh doanh là điều kiện cần, thì tự do ngôn luận là điều kiện đủ để giao dịch KDDL được tiến hành hợp pháp Trong KDDL, dữ liệu được thu thập là sự cụ thé hóa của thông tin, sản phẩm dữ liệu cũng là các tập thông tin đã qua xử lý Do đó, các quyền đối với dữ liệu của nhà KDDL, khách hàng và đối tác của họ trong quan hệ KDDL cũng được pháp luật công nhận và bảo vệ dưới cả ba khia cạnh là tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ thông tin Như vậy, dù không có các quy định cụ thé, giao dịch KDDL được tiến hành trên cơ sở quyên tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin của các chủ thé một cách hợp pháp Tương tự như quyền tự do ngôn luận, giao dịch KDDL chỉ bị hạn chế ở mức độ cần thiết trên cơ sở luật định, đảm bảo tôn trọng các giá trị đạo đức, các quyền tự do khác như quyền được sống, quyền bảo vệ nhân phẩm và danh dự, quyền được tôn trọng đời sống riêng tư của chủ thể khác như người tiêu dùng là đối tượng của đữ liệu trong giao dịch kinh doanh, các nhóm thiểu số, dễ bị ton thương , chịu ảnh

hưởng từ việc thu thập các dữ liệu nhạy cảm hoặc sai lệch sử dụng trong kinh doanh dữliệu.

1.5.3 Quyên riêng tư

Quyên riêng tư lần đầu tiên được quy định tại Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR)”, được kế thừa vào phát triển tại ICCPR®: “Kông ai bị can thiệp một cách tùy tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín hoặc bị xâm phạm bắt hợp pháp đến danh dự và uy tin Mọi người déu có quyên được pháp luật bảo vệ chong lai những can thiệp hoặc xâm phạm như váy ” Theo đó, mọi sự can thiệp tùy tiện (arbitrary interference) bao hàm cả những can thiệp bất hợp pháp và can thiệp hợp pháp nhưng không phù hợp với quy định của ICCPR cũng bị coi là xâm phạm quyền riêng tư Tại Việt Nam, quyền riêng tư được ghi nhận từ những bản hiến pháp đầu tiên, và cho đến nay được thê chế hóa như một quyền con người tại Hiến pháp 2013 như

% Lê Minh Dũng, “Co sở pháp lý của quyền tự do ngôn luận”, Tạp chí Nghề Luật, Học viện Tư pháp, Số 1/2016,

tr 62.

' Điều 12 UDHR.

% Điều 17 ICCPR Dé đảm bảo thực thi quyền riêng tư, Bình luận chung số 16 của Hội đồng Nhân quyền Liênhợp quốc thông qua tại phiên họp lần thứ 31 năm 1988 đã làm rõ một số nội dung của Điều 17 ICCPR, khang địnhmục đích ngăn chặn những hành vi xâm phạm có thé xảy ra do quan chức nhà nước (State authorities), các thé

nhân hoặc pháp nhân khác.

Trang 35

sau”: “I Moi người có quyên bat khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyên bảo vệ danh dự, uy tín của mình Thông tin về đời sống riêng tu, bí mật ca nhân, bí mát gia đình được pháp luật bao dam an toàn, 2 Mọi người có quyên bí mật thư tin, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tu khác Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác ”*Š Ngoài ra, quyền riêng tư còn được cụ thê hóa tại Điều 38 BLDS 2015 và tại các điều khoản pháp luật chuyên ngành khác Như vậy, quyền đối với đời sống riêng tư theo pháp luật Việt Nam tập trung bảo vệ các thông tin riêng tư của cá nhân, quyên bí mật đời tư của cá nhân được xây dựng thiên về phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm phạm, kiểm soát khai thác của bên thứ ba đối với thông tin riêng tư, thông tin cá nhân Quyền riêng tư theo quan niệm quốc tế

được mở rộng hơn trong việc ca nhân tự do thực hiện các hoạt động, công việc mà không

bị ảnh hưởng bởi bat ky sự can thiệp, tac động nào từ bên ngoài”°.

Trong mối tương quan với KDDL, quyền riêng tư gắn với các chủ thê chịu tác động từ hoạt động kinh doanh, bao gồm người tiêu dùng có dt liệu được nhà kinh doanh thu thập và cung cấp cho đối tác, các nhóm thiểu số, dé bị ton thương trong xã hội (như người dân tộc thiểu số, cộng đồng LGBT, trẻ vị thành niên, phụ nữ) Tôn trọng quyền riêng tư của các chủ thé trong KDDL cũng đồng nghĩa với việc các sản pham dữ liệu không được sử dụng vào các mục đích gây ra sự xâm phạm đối với thông tin, bí mật riêng tư của cá nhân bao gồm tất cả các quyền đối với thân thé, hình ảnh, nơi ở và công việc cá nhân như được quy định trên thế giới Việc tôn trọng quyền riêng tư cho các nhóm chủ thể chịu tác động bởi hoạt động KDDL, đặc biệt là các hoạt động có nguy co dẫn đến tác động tiêu cuc!TM cũng chính là giới hạn của các quyên tự do kinh doanh, tự do ngôn luận ké trên.

Qua phân tích, có thé thay răng hoạt động KDDL có mối liên hệ chặt chẽ với một số loại quyền cơ bản Việc điều chỉnh hoạt động KDDL tat yếu sẽ dẫn đến tác động không nhỏ tới sự toàn vẹn của các quyền này Trên thực tế, ban hành các quy định điều chỉnh KDDL cần có sự cân nhắc kỹ càng tới việc bảo toàn và thực hiện các quyền liên

quan khác, như bài học tại bang Vermont, Hoa Kỳ qua vụ kiện Sorell v IMS Health

(2011) về van đề xâm phạm quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin của các chủ thể

%7 Trần Hoàng Đức, Quyên riêng tư dưới góc độ lý luận và pháp luật thực định, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà

Nội, 2016, tr 9.

°% Điều 21 Hiếp pháp 2013.

°° Trần Hoàng Đức, T/dd, 2016, tr 12-13.

100 Nhu các hành vi: rình mò nơi ở của nạn nhân (stalking), quấy rối (harrassing), hành vi phân biệt đối xử(discrimination), thông tin sai lệch xâm phạm đến hình ảnh, danh dự của người bị ảnh hưởng

Trang 36

hợp pháp tiến hành KDDL!®! Như vậy, có thé kết luận rang chế định luật điều chỉnh KDDL có mối quan hệ rất chặt chẽ với các chế định luật khác trong hệ thống pháp luật

nói chung.

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Dữ liệu ứng dụng vào hoạt động doanh nghiệp theo con đường lợi nhuận hóa bên

ngoài đã cho ra đời một hiện tượng kinh doanh mới trong nền kinh tế số — KDDL Nhóm tiễn hành nghiên cứu KDDL với việc sử dụng định nghĩa: KDDL là hoạt động thương mại dich vụ, theo đó thương nhan thực hiện việc thu thập dữ liệu từ nhiễu nguồn và bằng nhiều cách, có thể áp dung các phương thức xử lý dữ liệu, tong hợp thành các sản phẩm dữ liệu, được cấp phép truy cập cho khách hàng nhằm phục vụ các nhu cau khai thác và sử dụng Theo đó, hoat động KDDL được tiếp cận theo hướng đi sâu và bản chat

thương mại dịch vụ, làm rõ các quan hệ pháp luật nội hàm nhờ đó tạo cơ sở lý luận thuận

lợi cho việc nghiên cứu, đề xuất xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động KDDL

tại Việt Nam Sự khác biệt của KDDL so với các loại hình kinh doanh khác hay các

phương thức ứng dụng dữ liệu trong kinh doanh truyền thống thể hiện qua các đặc trưng về: (i) chủ thé; (ii) quy trình sản xuất; (iii) mối quan hệ giữa các chủ thé; va (iv) mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế số Hiện tại, hoạt động KDDL được điều chỉnh bằng các nguôn luật phong phú, rải rác trên nhiều lĩnh vực chuyên ngành, đa dang về hình thức chứa đựng ở nhiều nơi trên thế giới KDDL cũng có mối liên hệ vô cùng mật thiết với các quyên cơ bản như quyền tự do kinh doanh, quyền tự do ngôn luật, quyền riêng tư Việc nghiên cứu đầy đủ các đặc trưng của hoạt động KDDL, các nguồn luật điều chỉnh cùng mối tương quan giữa hoạt động này với các quyền cơ bản là tiền đề cho các

nghiên cứu sâu hơn về pháp luật điều chỉnh hoạt động KDDL tại các khu vực trên thế

giới, cũng như việc đề xuất, kiến nghị xây dựng khung pháp luật điều chỉnh hoạt động

KDDL tại Việt Nam.

19! Công ty KDDL IMS Health đã khởi kiện Chính quyền bang Vermont về việc ban hành một đạo luật cắm KDDLy tế Công ty này cho rang, hành động ban hành đạo luật này của ban Vermont đã xâm phạm quyền hiến định vềtự do ngôn luận và tiếp cận thông tin của người dân Chi tiết vụ việc sẽ được phân tích ở Chương II.

Trang 37

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHAP LUẬT VE HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

DU LIEU TAI MOT SO KHU VUC TREN THE GIỚI

2.1 Pháp luật về hoạt động kinh doanh dữ liệu tai Hoa Ky

2.1.1 Thực trạng pháp luật về hoạt động kinh doanh dữ liệu tại Hoa Kỳ

Một trong những mô hình pháp luật điều chỉnh KDDL đầu tiên và hoàn chỉnh nhất trên thế giới được ban hành bởi hai tiểu bang Hoa Kỳ, là bang Vermont với chế

định Nhà Kinh doanh dữ liệu năm 2019 (the Data Broker Law 2019) và bang California

với chế định Đăng ký Kinh doanh dữ liệu năm 2020 (Data Broker Registration 2020) Việc ban hành chế định pháp luật về KDDL tại hai tiểu bang này đã kéo theo sự quan tâm của các tiểu bang và khu vực lân cận, khiến cho vấn đề ban hành khung pháp lý điều chỉnh KDDL tại châu Mỹ trở nên “nóng” hơn bao giờ hết Ở cấp liên bang và hang loạt tiêu bang Hoa Kỳ như Massachusetts, Chicago, Bắc Carolina lần lượt ban hành các dự thảo chế định KDDL Canada, một quốc gia khác trong khu vực Châu Mỹ, cũng tiễn hành các nghiên cứu nhằm học hỏi từ Hoa Kỳ các kinh nghiệm điều chỉnh hoạt động KDDL!TM Trong phan phân tích dưới đây, nhóm nghiên cứu sẽ làm rõ xu hướng điều chỉnh KDDL tại tại hệ thống pháp luật Hoa Kỳ thông qua chế định KDDL tại hai tiểu bang mà pháp luật về van đề này có sự hoàn thiện va thé hiện đặc trưng hơn cả là Vermont và Califonia, trên cơ sở liên hệ, so sánh với các quy định tại hệ thống pháp luật Canada là quốc gia trong cùng khu vực, có hệ thống pháp luật với nhiều điểm tương đồng so với pháp luật Hoa Kỳ, từ đó làm nỗi bật các đặc điểm của chế định pháp luật về KDDL tại Hoa Kỳ về tổng thể, hoạt động KDDL tại Hoa Ky vận hành trên nên tảng các quyền hiến định, được củng có bởi Án lệ Sorell v IMS Health (2011); và được điều chỉnh, giới hạn trong phạm vi hợp lý, hài hòa với các chế định luật khác bởi các văn bản

quy phạm pháp luật thành văn.

Trước hết, hoạt động KDDL tại Hoa Ky được tiễn hành trên cơ sở quyền hiến 103 Vào năm 2011, Án lệ nổi tiếng Sorrell định về tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin

v IMS Health (2011) đã củng cố thêm vai trò quan trọng bậc nhất của quyền hiến định này trong việc tiến hành hợp pháp hoạt động KDDL của các doanh nghiệp Trong vu kiện, nguyên đơn ban đầu là IMS Health, một nhà KDDL trong lĩnh vực thông tin y tế!%

12 Data Brokers: A Look at the Canadian and American Landscape Report, Nhóm nghiên cứu của Văn phòng Ủyviên về Quyền riêng tư của Canada (the Research Group of the Office of the Privacy Commissioner of Canada),

13 Tụ chính án Thứ Nhat của Hiến pháp Hop chủng quốc Hoa Ky (The First Amendment of the America

104 Xem tại: https://www.iqvia.com/: Các thông tin được đăng tải tại trang web chính thức của IMS Health cho

thấy đây là một tập đoàn thu thập, xử lý và cho phép người dùng truy cập các sản phâm đữ liệu trong lĩnh vực ytế.

Trang 38

đã kiện Tổng chưởng lý bang Vermont về việc ban hành Đạo luật 801% Đạo luật 80 ra đời trong bối cảnh các nhà KDDL thu mua và xử lý thông tin và đơn thuốc của y sĩ từ các công ty dược, sau đó bán lại cho các nhà bán lẻ dé sử dụng vào việc tiếp thị các nhãn hiệu thuốc có giá thành cao hơn tại các phòng khám đã được nhắm tới nhờ phân tích những dữ liệu thu nhận được Lo ngại việc làm này dẫn tới sự phân biệt đối xử về sản phẩm và giá cả trong hoạt động tiếp thị sản phẩm y được, bang Vermont và một số tiểu bang khác tai Hoa Ky đã ban hành các đạo luật ngăn cắm việc trao đôi thông tin trong lĩnh vực y dược dé dùng vào mục đích thương mai, tương tự như Dao luật 80, nhằm bảo vệ quyên riêng tư, bình đăng trong y khoa, sức khỏe cộng đồng và kiểm soát giá thành các đơn thuốc Về phía IMS Health, tổ chức này đã chứng minh rằng hành vi thu thập, xử lý và cung cấp thông tin dưới dạng dữ liệu trong hoạt động KDDL đối tượng của quyên tự do tiếp cận thông tin và tự do thể hiện quan điểm, vốn là sự sắp xếp có mục đích của thông tin — được quy định tại Hiến pháp Hoa Kỳ Vì vậy, IMS Health tin rằng việc ban hành Đạo luật 80 đã áp đặt các giới hạn vi hiến về nội dung và đối tượng thực hiện quyền tự do ngôn luận (content- and speaker-base) của nhà KDDL và đối tác, khách hàng của họ khi tham gia vào giao dịch cung cấp — tiếp cận dữ liệu mà về bản chat là thông tin về các phòng khám và đơn thuốc Những lo ngại chính quyền bang đưa ra cần phải được giải quyết bằng phương pháp khác, theo hướng đảm bảo tôn trọng các quyền hiến định của cá nhân, doanh nghiệp Tan thành quan điểm của nguyên don, Tòa án Tối

cao Liên Bang Hoa Kỳ đã bãi bỏ Đạo luật 80 và các quy định tương tự như Đạo luật 80

đều phải bị bãi bỏ tại các tiêu bang còn lại của Hoa Kỳ Về bản chất, thông tin và đơn thuốc chính là những dit liéu!, đồng thời, hành vi thu mua, xử lí và cung cấp những dit liệu này về bản chất là hoạt động KDDL!” Do đó, quyết định của Tòa án Tối cao Liên Bang Hoa Kỳ đã không chỉ tạo tiền đề cho việc hợp pháp hoạt động KDDL trong lĩnh vực y dược tại Vermont, mà còn được sử dụng như một nguồn luật quan trong làm cơ sở cho việc tiễn hành KDDL tại tat cả các lĩnh vực và khu vực trên khắp Hoa Kỳ và quốc gia lân cận.

Bên cạnh do, sự công nhận của pháp luật, hoạt động KDDL tai Hoa Kỳ chịu sự

điều chỉnh, giới hạn hợp lý của một số quy phạm được quy định trong các văn bản pháp luật nhằm đảm bảo hoạt động này diễn ra một cách 6n định, không gây phương hai tới lợi ích quốc gia và các quyền con người cơ bản Có thể khái quát, mô hình pháp luật tại Hoa Kỳ điều chỉnh vẫn đề về KDDL tập trung làm rõ những nội dung chủ yếu như chủ thé, đối tượng và các điều kiện dé tiến hành hoạt động KDDL trong các văn bản quy

105 Đạo luật về việc tăng cường tính minh bạch của thông tin và giá thuốc kê don (Act Relating to Increasing

Transparency of Prescription Drug Pricing and Information - Đạo luật 80, năm 2007)

106 Xem mục 1.1.1 về định nghĩa dữ liệu tại chương I bài nghiên cứu.

107 Xem mục 1.2.2 về định nghĩa kinh doanh dữ liệu tại chương I bài nghiên cứu.

Trang 39

phạm pháp luật Hiện nay, chế định điều chỉnh hoạt động KDDL được ban hành tại hai tiêu bang là Vermont và California là biểu hiện đặc trưng nhất của hệ thống pháp luật về KDDL tại Hoa Kỳ Cụ thể, về mặt phạm vi, pháp luật Hoa Kỳ điều chỉnh các quan hệ KDDL có đối tượng là dữ liệu cá nhân của người tiêu dung!°’ Theo đó, quan hệ KDDL được xác định là việc bán, cho thuê, phát hành, tiết lộ, phổ biến, cung cấp, chuyên giao hoặc truyền đạt bằng miệng, bằng văn bản, bằng thiết điện tử hoặc các phương tiện

khác các thông tin cá nhân của người tiêu dùng tới cho một doanh nghiệp khác hoặc bên

thứ ba, nhăm thu về lợi nhuận tài chính hoặc các lợi ích khác!?°, Các hoạt động sang

nhượng dữ liệu mang tính thời vụ, ngẫu nhiên, không phải hoạt động kinh doanh chính

của doanh nghiệp thì không được xác định là KDDL!!?, Vé chủ thé, chủ thé thực hiện

hành vi KDDL là các nhà KDDL, được pháp luật Hoa Kỳ xác định là các doanh nghiệp

có hành vi KDDL mà giữa họ với người tiêu dùng là đối tượng của dữ liệu cá nhân sử dụng trong hoạt động kinh doanh không có môi liên hệ trực tiếp!!! Do đó, thương nhân

có dit liệu thu thập từ các chủ thé này không được coi là nhà KDDL Trừ trường hợp

khách hàng của nha KDDL cũng là một nhà KDDL trung gian khác, khách hang của

nhà KDDL chỉ có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ an toàn dir

liệu và bảo mật danh tính của người tiêu dùng có dữ liệu cá nhân được thu thập Người

tiêu dùng có đữ liệu được sử dụng trong hoạt động kinh doanh được pháp luật trao quyền dé tự bảo vệ quyên lợi của mình, bao gồm các quyền yêu câu tiếp cận, chỉnh sửa, hay xóa bỏ (opt-out) các thông tin của mình khỏi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về điều kiện dé thực hiện hoạt động KDDL, nhà KDDL tại Hoa Kỳ phải thực hiện song song hai yêu cầu xuyên suốt là: (1) đăng ký hoạt động; và (2) tuân thủ các nghĩa vụ theo luật định Cu thé: (1) Yêu cầu về đăng ký hoạt động được áp dung tại cả hai bang Vermont và California Yêu cầu này được quy định bang việc khoanh vùng các đối tượng được xác định là nhà KDDL (data broker), quy định về nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và các chế tài kèm theo Theo đó, nhà KDDL có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh tại cơ quan chuyên trách (Tổng chưởng ly bang California, Tổng thư ký bang Vermont) và nộp phí đăng ký ($400 tai California, $100 tai Vermont) Bên cạnh việc nộp phí, nhà KDDL được yêu cầu cung cấp các thông tin gồm thông tin doanh nghiệp (tên doanh

nghiệp, trụ sở, email, địa chỉ web); chính sách hoạt động (chính sách bao mật dữ liệu cá

nhân, phương thức người tiêu dùng có thé sử dụng yêu cầu thu hồi (opt-out) đữ liệu cá

108 § 2430.4(A) Vermont Civil Code; §1798.99.80(d) California Civil Code.1 §1798.140(t) California Civil Code.

!!9 § 2430.4(D) Vermont Civil Code; §1798.140(t)(2) California Civil Code.

!!' Người tiêu dùng có quan hệ trực tiếp với doanh nghiệp bao gồm: khách hàng, đối tác, người đăng ký, ngườidùng, người tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp; nhân viên, nhà thầu hoặc đại lý của doanh nghiệp;nhà đầu tư; nhà tài trợ Theo § 2430.4(B) Vermont Civil Code.

Trang 40

nhân, làm rõ các loại dữ liệu cá nhân không thê được thu hồi, làm rõ các vụ rò rit dữ liệu và số người bị ảnh hưởng đã từng xảy ra tại doanh nghiệp, dit liệu cá nhân thu thập từ các nhóm thiêu số, và các thông tin khác Doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ đăng ký vào ngày 31 tháng 01 gần nhất với thời điểm được xác nhận là thỏa mãn các dau hiệu nhận biết nhà KDDL Nhà KDDL không tuân thủ các quy định về đăng ký kinh doanh sẽ phải nộp phạt (100$/ ngày tai bang California, 50$/ ngày tại bang Vermont) cùng vớicác chi phí khác phát sinh từ hoạt động của cơ quan chuyên trách thi hành các quy định

pháp luật (2) Yêu câu về tuân thủ các nghĩa vụ luật định chỉ duoc thỏa mãn khi đảm bảo được hai loại nghĩa vụ chính là nghĩa vụ chung đối với các cơ sở tiễn hành xử lý dữ

liệu ca nhân, và nghĩa vụ riêng dành cho nhà KDDL Bang California ap dụng nghĩa vụ

chung đối với các cơ sở tiễn hành xử lý dữ liệu cá nhân về van dé bảo đảm an toàn thông tin và bảo vệ quyền riêng tư của người tiêu dùng, được quy định tai Đạo luật về quyền

riêng tư (California Consumer Privacy Act 2018 - CCPA) Theo đó, người tiêu dùng

được trao quyền định đoạt đối với đữ liệu cá nhân được các doanh nghiệp thu thập hoặc sử dụng dé KDDL, bao gồm việc yêu cầu được xem xét, chỉnh sửa hay yêu cầu thu hồi

hoặc xóa dir liệu cá nhân khỏi cơ sở dữ liệu doanh nghiệp Bang Vermont, bên cạnh các

nghĩa vụ về an ninh thông tin và bảo mật dữ liệu cá nhân quy định tại Consumer Protection Act 1986, Data Breach Notice Act 2020 , còn ban hành các quy định về nghĩa vụ riêng đối với nhà KDDL tại the Data Broker Law 2019 Các quy định này liệt kê các nghĩa vụ của nhà KDDL đối với người tiêu dùng; các tiêu chuẩn; và yêu cầu kỹ thuật Theo đó, nhà KDDL cần phát triển một chương trình an ninh dé liệu (information

security program) dùng trong doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy mô, lĩnh vực, loại

hình doanh nghiệp; quy mô nguồn dữ liệu; quy mô kho lưu trữ dit liệu; và với nhu cầu

!!2 Chương trình an ninh này cân có các đặc

dam bảo an ninh, bảo mật thông tin cá nhân

trưng (feature) phù hợp nhăm đảm bảo sự an toàn trong quy trình xử lý dữ liệu, được giám sát, nâng cấp, báo cáo thường xuyên đề thích ứng với sự phát triển và các biến cố trong tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Cùng với đó, doanh nghiệp cần chú trọng

giáo dục ý thức và đào tạo người lao động thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật, ứng

xử vì mục dich bảo vệ an ninh đữ liệu, bảo đảm các quyền của người tiêu dùng Các thông tin của doanh nghiệp KDDL sau khi đăng ky sẽ được phát hành trên cổng thông

tin điện tử, cho phép truy cập công cộng từ phía người tiêu dùng và nhà chức trách Gitra

hai yêu cầu của pháp luật đối với nhà KDDL có một mối tương hỗ rất rõ rệt Mục tiêu bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Hoa Ky von dĩ đã được hiện thực hóa trong các đạo luật luật

như CCPA (California), Consumer Protection Act 1986, Data Breach Notice Act 2020

(Vermont) áp dụng đối với các cơ sở thu thập và xử lý đữ liệu cá nhân Tuy nhiên,

H2 § 2447(a)(1) Vermont Civil Code.

Ngày đăng: 31/03/2024, 06:27

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan