1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Đổi mới sự điều chỉnh pháp luật về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2005

74 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 46 MB

Nội dung

Chương, Nội dung Trangmục Phần mở đầu | Chương 1 Thực trạng pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam trước năm 2005 va sự cân thiệt phải hoàn thiện chê địnhpháp luật về hợp đồng 61.1 Ban chat củ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRAN HAI HUNG

DOI MỚI SU DIEU CHÍNH PHÁP LUAT

VE HOP DONG TRONG BO LUAT DAN SU NAM 2005

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60 38 50LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: PGS.TS DUONG DANG HUE

HÀ NỘI - 2006

Trang 2

Chương, Nội dung Trang

mục

Phần mở đầu |

Chương 1 Thực trạng pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam trước

năm 2005 va sự cân thiệt phải hoàn thiện chê địnhpháp luật về hợp đồng 61.1 Ban chat của hợp đồng 61.2 Lịch sử pháp luật hợp đồng Việt Nam 7

1.2.1 Pháp luật hợp đồng trong nhà nước phong kiến Việt Nam

và thời kỳ là thuộc địa của thực dân Pháp §1.2.2 Pháp luật hợp đồng thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám

đên nay 13

1.3 Thực trạng pháp luật về hợp đồng trước khi ban hành Bộ

luật Dân sự 2005 161.3.1 Thực trạng pháp luật về hợp đồng 161.3.1.1 Tính phân tan (được quy định rai rác ở các van bản khác: 16

nhau)1.3.1.2 Thừa nhận sự tồn tại độc lập của hợp đồng kinh tế và hợp

đông dân sự và hệ quả là thừa nhận 2 hệ thông pháp luật

vê hợp đông (pháp luật hợp đông kinh tê và pháp luật hợp đông dân sự) ig

1.3.1.3 Pháp luật về hợp đồng kinh tế, một bộ phận rat quan trọng

của pháp luật hợp đồng phục vụ kinh tế thị trường địnhhướng XHCN đã trở nên quá bất cập, không đáp ứng

Trang 3

1.3.1.4 Sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa Pháp lệnh Hợp đồng kinh

tế với các đạo luật chuyên ngành, nhất là với Luật Thương

mại trong việc điều chỉnh quan hệ hợp đồng 25

1.3.2 Hậu quả tiêu cực của tình trạng pháp luật hiện hành về

hợp đồng 301.3.2.1 Gây tốn kém thời gian, tiền bạc để xây dựng pháp luật

một cách không cần thiết 30

1;3.2„2 Gây khó khăn cho các bên trong quá trình ký kết hợp

đồng, gây khó khăn cho toà án khi giải quyết tranh chấp(không biết áp dụng văn bản pháp luật nào cho phù hợp) 3]

1.3.2.3 Lam mất tinh ôn định của quan hệ kinh tế, gây thiệt hai

cho các chủ thể kinh doanh 34Chương 2 Những vấn đề mới cơ bản về hợp đồng trong Bộ luật

Dân sự năm 2005 36Z1 Những điểm mới chung cho mọi loại hợp đồng 362.1.1 Về tính chất của hợp đồng 362.1.2 Về chủ thê của hợp đồng 38

2.1.3 Về nội dung 38

2.1.4 Về hình thức hợp đồng 39

2.1.5 Về giao kết hợp đồng 412.1.6 Vé ché tai do vi pham hop déng 412.1.7 Về bảo vệ người thứ ba ngay tình trong quan hệ hợp đồng 422.1.8 Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp ly của nó 43

2.2 Những nội dung mới cơ bản trong một số hợp đồng dân 44

Trang 4

2.2.2 Hợp dong vay tài sản 46

2.2.3 Hợp đồng thuê tài sản 47

2.2.4 Hợp đồng dich vu 50

2.2.5 Hop đồng giữ tai san 512.2.6 Hợp đồng bảo hiểm 52

Chương 3 Những giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả các quy định

về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và một vài kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật hợp đồng ở

nước ta

543.1 Những giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả các quy định

vê hợp dong trong Bộ luật Dân sự 2005 54

3.1.1 Khan trương ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời

một sô vân đê trong chê định hợp đông của Bộ luật dân sự 54

3.1.2 Đảm bảo tính thống nhất trong việc giải thích và hướng

dân áp dụng pháp luật vê hợp đông 55

3.1.3 Tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân chế định hợp đồng

trong Bộ luật dân sự năm 2005 563.1.4 Day mạnh việc xây dựng các đạo luật chuyên ngành quy

định vê các hợp đông cụ thê trong từng lĩnh vực phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự 573.2 Một vài kiến nghị nhăm tiếp tục hoàn thiện chế định hợp

đông 59Kết luận 64

Danh mục tài liệu tham khảo 66

Trang 5

Viết đầy đủ

Bộ luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đảng cộng sản Việt Nam

Nhà xuất bảnPháp lệnh hợp đồng kinh tế

Xã hội chủ nghĩa

Trang 6

1 Ly do chon dé tai:

1.1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu dé tài:

Chế định hợp đồng dân sự được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 1995(dưới đây viết tắt là BLDS) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/1996 Qua gần 10năm thi hành, chế định hợp đồng trong BLDS năm 1995 đã phát huy vai trò to

lớn trong việc tạo lập hành lang pháp lý điều chỉnh các giao dịch, hợp đồng dân

sự, góp phan thúc day phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ quyên lợi, lợi ích hợppháp của cá nhân, tô chức, lợi ích Nhà nước và lợi ích công cộng

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, các quy định của BLDS năm 1995 vềhợp đồng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập như: pháp luật hợp đồng ở nước tavừa có sự trùng lặp, vừa thiếu nhất quán và không đồng bộ Do chúng ta phânbiệt giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự nên đã xây ra tình trạng hai hệthống pháp luật hợp đồng tách biệt nhau, không có tính liên thông, hỗ trợ lẫnnhau Trong BLDS năm 1995 và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 (sau đâygọi tắt là PLHĐKT) đều có những quy định chung về hợp đồng đã phát sinh sự

trùng lặp trong sự điều chỉnh quan hệ hợp đồng, sự không thống nhất trong áp

dụng pháp luật; pháp luật hợp đồng của nước ta chưa tương thích với pháp luật

và tập quán thương mại quốc tế; BLDS và các văn bản pháp luật về hợp đồngchưa giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật hợp đồng với điều lệ, quy chế củadoanh nghiệp cũng như các điều kiện giao dịch mà các doanh nghiệp tự ban

hành; một số khái niệm pháp lý, một số định nghĩa được sử dụng trong BLDSkhông thật chính xác

Vì vậy, việc xây dựng BLDS mới nói chung, chế định hợp đồng dân sựnói riêng là cần thiết, nhăm đáp ứng yêu cau phát triển kinh tế - xã hội của nước

ta hiện nay và trong tương lai.

Trên cơ sở tông kết thi hành pháp luật về hợp đồng trong thực tiễn gan 10

năm qua, các yêu cầu về hoàn thiện pháp luật hợp đồng trong điều kiện giao lưudân sự, kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (sau đâygọi tat là XHCN), hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, Nghị quyết số 48-NQ/TW

Trang 7

thiện pháp luật về hợp đông theo hướng tôn trọng thoả thuận của các bên giaokết hợp dong, không trái với đạo đức xã hội, không xâm phạm trật tự công cộng,phù hợp với tập quán, thông lệ thương mại quốc tế" Nghị quyết số 49-NQ/TWngày 02.6.2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020cũng chỉ rõ: "Hoan thiện pháp luật dân sự, bảo đảm quyển, lợi ích hợp pháp của

cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch, thúc day các quan hệ dân sự phát triểnlành mạnh; hoàn thiện chế định hợp đông, bôi thường, bồi hoàn "

Thực hiện chủ trương của Dang, tại kỳ họp thứ 7, ngày 14.6.2005 Quốc hộikhoá XI đã thông qua BLDS năm 2005 thay thế cho BLDS năm 1995 Bộ luật đã

có những sửa đôi, bổ sung quan trọng về chế định hợp đồng, theo đó BLDS năm

2005 được coi là gốc của ngành luật tư, do đó khái niệm “hợp dong dân sự”

theo BLDS năm 2005 là khái niệm dân sự theo nghĩa rộng bao gồm các lĩnh vực

dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động Đồng thời, Nghị quyết số45/2005/QHII của Quốc hội về việc thi hành BLDS đã quy định PLHĐKT năm

1989 hết hiệu lực kế từ ngày BLDS sửa đổi năm 2005 có hiệu lực (01.01.2006).Theo van ban này, các quan hệ trước đây thuộc phạm vi điều chỉnh của

PLHĐKT nay sẽ được điều chỉnh bởi BLDS và các văn bản pháp luật chuyên

ngành như Luật thương mại, Luật các tô chức tín dụng, Luật kinh doanh bảohiểm

Với những thay đôi cơ bản như vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện

chế định hợp đồng trong BLDS năm 2005, đặc biệt là những sửa đổi, bố sung

của chế định này so với các quy định của BLDS năm 1995 có một ý nghĩa quantrọng về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần nhận thức đúng tinh thần của phápluật hợp đồng Việt Nam, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành về pháp luậthợp đồng, phổ biến giáo dục pháp luật về hợp đồng và tổ chức thực thi hành

pháp luật trên thực tế Do vậy, học viên chọn đề tài "Đổi mới sự điều chỉnh

pháp luật về hợp dong trong BLDS năm 2005" làm luận văn tốt nghiệp của

mình.

1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài:

Trang 8

viên Dinh Thị Mai Phuong “Cơ sở ly luận và thực tiễn của việc thong nhất pháp

luật về hợp đồng của Việt Nam"; Đề tài khoa học cấp cơ sở của Viện khoa họcpháp lý năm 2005: "Pháp luật về hop động dân sự, kinh tế, thương mại - nhữngđiểm tương dong, khác biệt và giải pháp hoàn thiện"; số chuyên đề thông tin

khoa học pháp lý thang 4 năm 1999 của Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp:

"Pháp luật về hop dong kinh tế - thực trạng và phương hướng hoàn thiện"; số

chuyên dé thông tin khoa học pháp lý tháng 11 năm 2001 của Viện khoa học

pháp lý, Bộ Tư pháp: "Mot số vấn dé về sửa đổi, bồ sung Bộ luật dân sự ViệtNam”; sách chuyên khảo “Luật dan sự” của tác giả Christian Atlas, Nxb Thếgiới, Hà Nội năm 1993; "Đại cương về pháp luật hợp đồng" của tác giả Corinne

Renault - Brahinsky, Nhà pháp luật Việt - Pháp (2002) và nhiều bài viết,nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành.

Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu trên lại khai thác chế định hợp đồngdân sự ở từng giác độ nhất định Mặt khác, các công trình trên đều được nghiêncứu và công bố trong thời điểm trước khi có BLDS năm 2005 Vì vậy, việc

nghiên cứu chế định hợp đồng dưới giác độ đổi mới sự điều chỉnh về hợp đồngtrong BLDS năm 2005 sẽ mang đến cách tiếp cận mới về chế định hop đồng,

gop phan quan trọng vào công tác hướng dan thi hành pháp luật và tổ chức thựchiện pháp luật trong thực tế

2 Mục dich và phạm vi nghiên cứu của Luận văn:

2.1 Mục đích:

Mục đích của Luận văn là phân tích và làm rõ những quy định mới nhất vềhợp đồng trong BLDS năm 2005, góp phần quan trọng trong việc nhận thứcđúng về chế định hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, ban hành các văn bảnhướng dan thi hành, phố biến, giáo dục pháp luật và tô chức thi hành pháp luật

về hợp đồng trên thực tế Qua đó nâng cao nhận thức và ứng xử của mọi tầng lớp

nhân dân khi tham gia vào các quan hệ hợp đồng, thúc đây sự phát triển các giao

lưu dân sự, kinh té, thương mại trong nên kinh tế thị trường định hướng XHCN

2.2 Pham vi nghién cứu:

Trang 9

hợp đồng, các nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng, các loại hợp đồng thôngdụng, các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, van đề hợp đồng vô hiệu vàtrách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng Do vậy, trong phạm vi của mộtLuận văn thạc sỹ luật học, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các vẫn đề chủ yếu là:

- Lịch sử và thực trạng điều chỉnh pháp luật về hợp đồng của Việt Nam

trong thời gian qua;

- Những điểm mới cơ bản liên quan đến việc điều chỉnh về hợp đồng nói

chung trong BLDS năm 2005.

- Những điểm mới liên quan đến việc điều chỉnh pháp luật đối với từngloại hợp đồng cụ thé của BLDS năm 2005;

- Kiến nghị các giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả các quy định về hop

đồng trong BLDS năm 2005 và một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện chế địnhhợp đồng trong tương lai

3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

3.1 Cơ sở lý luận:

Cơ sở lý luận của Luận văn là các chủ trương, chính sách về phát triển

kinh tế xã hội của Nhà nước, các nguyên lý cơ bản của khoa học lý luận chung

về nhà nước và pháp luật Việt Nam, các quan điểm của DCSVN về hoàn thiệnpháp luật được thể hiện trong các văn kiện, chương trình hội nhập kinh tế quốctế

3.2 Phương phap nghiên cứu:

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử, tác giả đã sử dụng và kết hợp một cách đồng bộ cácphương pháp nghiên cứu của khoa học cụ thể như: phương pháp phân tích,phương pháp tong hợp, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống để giải

quyết các nhiệm vụ đặt ra trong Luận văn

4 Ý nghĩa của Luận văn:

Trên cơ sở phân tích những điểm mới về hợp đồng được quy định trongBLDS năm 2005, Luận văn góp phần quan trọng trong việc nhận thức đúng đắn

Trang 10

giáo dục pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật về hợp đồng trên thực tế Đồng

thời, Luận văn cũng là tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, học tập, giảng

dạy, xét xử và ký kết hợp đồng của các nhà kinh doanh

5 Những đóng góp mới của Luận văn:

Luận văn có những đóng góp mới như sau:

Thứ nhất, làm rõ được những điểm mới trong việc điều chỉnh pháp luậtđối với quan hệ hợp đồng trong BLDS năm 2005 (xoá bỏ khái niệm hợp đồngkinh tế; tất cả các hợp đồng trong lưu thông kinh tế, dân sự đều được gọi chung

là hợp đồng dân sự; giảm một cách đáng kê sự can thiệp của nhà nước vào quátrình ký kết và thực hiện hợp đồng thông qua việc ghi nhận và nhắn mạnh

nguyên tắc tự do hợp đồng: bãi bỏ việc ấn định nội dung cơ bản của hợp đồng

một cách cứng nhắc như trước đây )

Tht hai, làm rõ được những quy định mới trong các loại hợp đồng cụ thé,thông qua đó giúp cho việc ký kết và thực hiện các hợp đồng này một cách thuận

lợi.

Thứ ba, tìm ra các giải phap dé day mạnh việc thực thi có hiệu qua các

quy định mới về hợp đồng trong BLDS năm 2005

6 Cơ cầu của Luận văn:

Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tai liệu tham khảo,luận văn được cơ cấu thành 03 chương:

- Chương 1: Thực trạng pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam trước năm

2005 và sự cần thiết phải hoàn thiện chế định pháp luật về hợp đồng

- Chương 2: Những vấn đề mới cơ bản về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự

năm 2005

- Chương 3: Những giải pháp nhăm thực thi có hiệu quả các quy định về

hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và một vài kiến nghị nhằm tiếp tụchoàn thiện pháp luật hợp đồng ở nước ta

Trang 11

NAM 2005 VÀ SỰ CAN THIET PHAI HOÀN THIỆN CHE ĐỊNH PHAP

LUAT VE HOP DONG

1.1 Bản chat của hợp đồng

Hợp đồng được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau

Thứ nhất, hợp đồng là các giấy tờ thê hiện sự thoả thuận giữa các bên vềmột vấn đề nào đó mà họ quan tâm (như hợp đồng mua bán nhà ở)

Tứ hai, hợp đồng được dùng dé chỉ một văn kiện quy phạm pháp luật haymột chế định pháp luật nhất định (như chế định hợp đồng dân sự, chế định hợpđồng bảo hiểm )

Thứ ba, hợp đồng còn được hiểu theo nghĩa là một quan hệ pháp luật, là sựthoả thuận giữa các bên nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụgiữa họ với nhau Do vậy, tuỳ vào hoàn cảnh, trường hợp cụ thể mà hiểu kháiniệm hợp đồng như thế nào cho đúng Trong xã hội hiện nay, quan hệ về hợpđồng thuộc lĩnh vực điều chỉnh của nhiều đạo luật khác nhau như: Bộ luật Dân

sự, Luật Thương mại, Luật Kinh doanh bảo hiểm

Tuy nhiên, phân tích nội dung khái niệm hợp đồng trong lịch sử pháp luật,

cũng như pháp luật đương đại của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới (như

Cộng hoà Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, La Mã cô dai ) thì cách hiểu

chung nhất về hợp đồng đó là sự thoả thuận (thống nhất ý chí) giữa các bên

nhằm đạt được những lợi ích nhất định (có thé là lợi ích vật chat, lợi ích tinh

than)

Theo pháp luật Việt Nam, khái niệm hop đồng dân sự được quy định trongBLDS Việt Nam năm 1995 và 2005, theo đó hợp đồng dân sự trước hết là mộtloại giao dịch dân sự, là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đôi hoặccham dứt quyền, nghĩa vụ dân sự [28, đ 394; 29, đ 121] Điều 1 PLHDKT năm

1989 quy định: “Hop đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giaodich giữa các bên ky kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hang hoa,dich vụ, nghiên cứu ung dung tiễn bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác

Trang 12

hiệu lực theo Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14.6.2005 của Quốc hội về việcthi hành BLDS) Như vậy, khái niệm hợp đồng trong pháp luật Việt Nam được

hiểu là sự thoả thuận của các bên nhằm hướng tới một lợi ích nhất định

Nghiên cứu Luật La Mã cô đại, hợp đồng được coi là hình thức thé hiệncủa các giao dịch song phương mà việc xác lập chúng có thé trực tiếp làm xác

lập, thay đổi hay cham dứt quyền và nghĩa vụ: “với # cách như một cơ sở làm

phát sinh nghĩa vụ, hop đồng chỉ có thể có nếu các bên ký hợp dong có chủ y xác

lập moi quan hệ trách nhiém’ [21]

Theo Điều 1101 BLDS Cộng hoà Pháp thi hợp đồng là sự thoả thuận theo

đó một hoặc nhiều người cam kết với một hoặc nhiều người khác chuyên giao

một vật, làm hoặc không làm một việc nào đó.

Pháp luật dân sự Nhật Bản định nghĩa hợp đồng là “một loại giao dich

dân sự thé hiện sự thong nhất ÿ chi của hai hay nhiều bên Mục đích của hopđồng thông thường làm phát sinh nghĩa vụ ”.|42]

Trung Quốc là một trong những nước có luật riêng quy định về hợp đồng

và độc lập với BLDS Khái niệm về hợp đồng được quy định tại Điều 2 của luậtnày, theo đó: “Hop dong là sự thoả thuận về việc xác lập, thay đổi, cham dứtquyên, nghĩa vụ dân sự giữa các chủ thể bình đẳng tự nhiên nhân, pháp nhân vàcác tổ chức khác”[41]

Pháp luật Hoa Ky quan niệm hợp đồng là thoả thuận giữa hai hay nhiềubên có mục đích hợp pháp, theo đó mỗi bên hành động theo cách xử sự nhất định

hoặc cam kết làm hay không làm một việc theo xử sự đó.[43]

Như vậy, dù có những khác biệt nhất định trong quan niệm về hợp đồng,nhưng dù là trong pháp luật Việt Nam hay pháp luật của các nước trên thế giới,

dù là pháp luật đương đại hay pháp luật cô đại thì hợp đồng về ban chất vẫnđược hiểu là sự thoả thuận thể hiện sự tự do và thống nhất ý chí giữa các bên liên

quan nhằm hướng tới những lợi ích nhất định mà các bên cùng quan tâm

1.2 Lịch sử pháp luật hợp đồng Việt Nam

Trang 13

nhận định chế định hợp đồng đã tôn tại từ rất lâu trong lịch sử pháp luật nước ta.Tuy nhiên, các nghiên cứu dưới đây chỉ là những nét phác thảo cơ bản nhất về

chế định hợp đồng trong lịch sử pháp luật nước ta (đặc biệt là trong thời kỳ Nhànước phong kiến) thông qua các tư liệu và di cao lich sử còn tồn tại đến ngày

nay.

1.2.1 Pháp luật hợp đồng trong Nhà nước phong kiến Việt Nam và thời

kỳ là thuộc địa của thực dân Pháp

Trong thời kỳ này, pháp luật hợp đồng nước ta thể hiện tập trung nhấttrong hai Bộ luật quan trọng của nhà Lê sơ và nhà Nguyễn: Bộ Quốc triều hình

luật và Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật.

Do đặc điểm của chế độ phong kiến trung ương tập quyền, luật pháp thời

ky này là luật pháp cai tri, các chế định luật, Bộ luật thường mang tính trừng trịvới các hình phạt hà khắc Tuy vậy, Bộ Quốc triều hình luật (hay còn gọi là Bộ

luật Hồng Đức) được ban hành lần đầu tiên trong khoảng niên hiệu Hồng Đức(1470-1497) và sau đó bộ luật này đã được sửa đôi, bé sung nhiều lần lại chứađựng nhiều quy phạm điều chỉnh các quan hệ dân sự, đặc biệt là quan hệ nhưmua, bán, cho, cầm cố ruộng đất thông qua hình thức giao kết là văn khế Tưtưởng tự do hợp đồng ít nhiều đã được thể hiện trong pháp luật thời kỳ này,chăng hạn quy định: “Người nào ức hiếp dé mua ruộng của người khác thì bịbiém hai tu! và cho lấy lại tiền mua” (Điều 355); “người tá điển đã cấy nhờruộng của người khác thì không thể coi đó là ruộng của mình mà phải trả lại chongười chủ ruộng ” (Điều 356) Đặt trong hoàn cảnh cụ thể của chế độ phong kiếntrung ương tập quyền cao độ, bảo vệ triệt để quyền lợi của giai cấp phong kiếnchúng ta mới thấy được khả năng tư duy lập pháp và tư tưởng tiễn bộ của cácông vua thời Lê Sơ trong các quan niệm về bản chất của việc mua bán dan sự, về

sự tôn trọng tính tự nguyện trong các quan hệ dân sự.

Tư tưởng gia trưởng, trọng nam khinh nữ cũng được thể hiện rõ trong Bộluật Hồng Đức khi có sự phân biệt nam, nữ, trong việc tham gia giao kết hợp

Trang 14

ước Trong các khế ước nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của gia đình thì cha mẹ

giữ một vai trò quan trọng, đặc biệt là người cha, ví dụ: đối với tài sản của cha

mẹ thì chỉ cha mẹ được bán, con cái bản tài sản của cha mẹ thì bị xử phạt rấtnặng (Điều 378 Bộ luật Hồng Đức) Ngoài ra, người trưởng họ cũng có quyềnquyết định trong một số khế ước liên quan đến điền sản, ví dụ: người trưởng họ

có quyền bán điền sản của con cháu trong trường hợp ông bà, cha mẹ đều chết và

có lý do chính đáng (Điều 379 Bộ luật Hồng Đức)[41] Pháp luật thời Lê cònquy định các chế tài (phạt trượng, roi, biếm ) do vi phạm khế ước theo mức độnặng nhẹ khác nhau Trong một số trường hợp nếu vi phạm pháp luật các bêncòn phải chịu trách nhiệm tài sản như bồi thường thiệt hại, hoàn trả tài sản hoặc

bị phạt tiền, vi dụ: Điều 378 Bộ luật Hồng Đức quy định: “Cha me còn sống mà

bán trộm điền sản, con trai thì bị xử phạt 60 trượng, biém hai tw, con gái thì bị

xử phạt 50 roi, biém một tư, phải trả nguyên tiền cho người mua, điển sản trả

cha me’.

Về hình thức của khế ước, Bộ luật Hồng Đức quy định các bên không cầnlập văn bản đối với những khế ước đơn giản, có giá trị pháp lý thấp hoặc ít quan

trọng, ví dụ: mua bán lương thực, thực phẩm với một số ít hoặc vay một khoản

tiền nhỏ trong một thời gian ngắn Đối với các tài sản có giá trị lớn (như ruộngđất, nhà cửa, trâu bò ) thì việc mua bán phải lập văn tự Văn tự là băng chứng

để chứng minh khi xảy ra tranh chấp (Điều 366 Bộ luật Hồng Đức) Nhưng có

một điểm hạn chế là các bên chỉ lập một bản và do một bên giữ Điều này có thédẫn đến tình trạng nếu một bên cố ý huỷ văn tự dé có lợi cho mình hoặc văn tự bị

mất, bị hư hỏng do sự kiện tự nhiên thì bên kia sẽ khó khăn trong việc chứngminh quyên lợi khi có tranh chấp Bộ luật Hồng Duc còn quy định trong trườnghợp người giao kết không biết chữ thì có thé nhờ người khác viết thay và phải cóngười chứng kiến để đảm bảo tính khách quan Sau đó người viết thay và ngườichứng kiến đều phải ký vào văn tự (Điều 366 Bộ luật Hồng Đức) Bộ luật HồngĐức đã chú trọng bảo đảm tính khách quan, công minh trong quan hệ khế ước' Biếm: giáng cấp

Trang 15

nên đã khăng định vai trò của người viết thay và người chứng kiến, quy địnhtrách nhiệm của người chứng kiến khi vi phạm nghĩa vụ của mình: “Nếu lập văn

tự giả mạo có kèm theo sự tranh giành tài sản thì người chủ và người viết thayphải bôi thường gấp đôi số tài sản tranh chấp, còn người làm chứng phải bồithường một phần ba” (Điều 534 Bộ luật Hồng Đức) Việc mua bán cũng phảituân theo một trình tự nhất định, thể hiện sự quản lý của bộ máy quan lại thờibấy giờ, ví dụ: việc mua nô tỳ phải lập thành văn tự, sau đó phải trình quan để

xét hỏi lại (Điều 363 Bộ luật Hồng Đức) [41]

Bên cạnh tư tưởng gia trưởng, bảo vệ giai cấp thông trị, pháp luật thời Lêcũng thé hiện tư tưởng nhân đạo trong các quy định bảo vệ quyền lợi của nhữngngười yếu thế về kinh tế và xã hội trong một số trường hợp nhất định, bảo vệ cácgiá trị đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và lợi ích công trong nội dung củamột số khế ước nhất định Chang hạn, để ngăn chặn tình trang đầu cơ tích trữ,

Bộ luật Hồng Đức quy định việc bán hàng với giá quá cao hoặc đóng cửa không

bán hàng đều bị cam: “Nhitng người từ chối không tiêu tiền dong bị sit mẻ, cùng

là đòi giá hàng quá cao mới bán hay là đóng cửa hàng không bán để bán dấutrong nhà thì déu phải tội hạ bậc và bắt diễu đi trước công chúng 3 ngày Nhữnghang hoá nói trên bị tịch thu sung công Những người cậy quyên thé mua hang,

ức hiếp thì cũng bị tội như thể” (Điều 198 Bộ luật Hồng Đức)

Mặc dù có những hạn chế về mặt lịch sử, thời đại, tư tưởng trọng namkhinh nữ, bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến nhưng những quy định trênphần nào đã phản ánh được các quy luật khách quan của cuộc sống trong cácgiao lưu dân sự, xử lý các vi phạm Điều này có tác động to lớn đến quá trình

phát triển kinh tế -xã hội trong thời kỳ nhà nước phong kiến thời Lê Sơ thế kỷ

XV - XVIII.

Bộ luật Gia Long được ban hành năm 1812 dưới triều Nguyễn là Bộ luật

về cơ bản mô phỏng và sao chép các quy định của bộ Đại Thanh luật lệ của triều

Thanh (Trung Hoa) Cũng như Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long không sửdụng khái niệm khế ước mà dùng các khái niệm cụ thé như mua, bán, Vay nỢ,

thuê tài sản trong giao lưu dân sự Bộ luật Gia Long quy định chủ thể giao kếtkhế ước phụ thuộc vào lứa tuổi, quan hệ tài sản và quan hệ trong gia đình, trong

Trang 16

xã hội Con cháu, kế cả người đã thành niên hoặc chưa thành niên dưới quyền

của người gia trưởng không được phép có tài sản riêng, do không có khả năngthanh toán nên họ không được giao kết các khế ước có liên quan đến tài sản của

gia đình nếu không được người gia trưởng cho phép Trong gia đình phong kiến,người vợ không được bình đăng với chồng Bộ luật Gia Long quy định chỉ ngườichồng mới được đứng tên giao kết những khế ước liên quan đến tài sản của giađình hoặc nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chat, tinh than của gia đình Tuy nhiên,điểm tiến bộ hơn so với Bộ luật Hồng Đức là Bộ luật Gia Long quy định trongmột số khế ước quan trọng như mua bán, vay mượn tài sản thì người vợ cũngđược cùng chồng giao kết các khế ước đó Những người không có kha năng nhậnthức, điều khiển hành vi của mình như người điên, thác loạn tinh thần thì khôngđược giao kết khế ước, ké cả lúc ho còn tinh táo hoặc trong nhiều năm sau khikhông còn dấu hiệu tâm thần vẫn không được giao kết khế ước (Điều 261 Bộ

luật Gia Long) Về hình thức của khế ước, trong thực tế khi giao kết các khế ước

có đối tượng là tài sản có giá tri lớn như ruộng đất, nhà ở, trâu bò hoặc là một

số tiền lớn thì các bên thường lập thành văn bản để làm bằng chứng, giao chongười trái chủ giữ hoặc điểm chỉ trong trường hợp không biết chữ Nhưng trong

Bộ luật Gia Long không có quy định về hình thức của khế ước Đây là điểm khác

biệt trong quy định về khế ước của Bộ luật Gia Long so với Bộ luật Hong Duc

Quy định về khế ước trong Bộ luật Gia Long đã thừa nhận quyên tự dogiao kết khế ước, tôn trọng thuần phong mỹ tục và trật tự công cộng: các bênphải thực hiện khế ước đúng như đã cam kết và không được trái pháp luật; người

vi phạm phải chịu trách nhiệm Người có nghĩa vụ trong khế ước chỉ được miễnthực hiện nghĩa vụ của mình trong trường hợp bất khả kháng (Điều 135 Bộ luật

Gia Long) Bộ luật Gia Long cũng quy định trong một số trường hợp cụ thể đối

với các khế ước quan trọng như mua bán, trao đôi, vay nợ bị vô hiệu do có

hành vi phi pháp hoặc lừa dối (Điều 137) hoặc khế ước vô hiệu do cưỡng bức(Điều 317) Đây là những quy định có thé nói là tiễn bộ và còn nguyên giá tri

đến ngày nay Tuy nhiên, cũng như Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long cũng

không thể tránh khỏi những hạn chế mang tính lịch sử của nó, đó là tư tưởng giai

Trang 17

cấp, gia trưởng, trọng nam, khinh nữ trong gia đình, trong xã hội và trong việcgiao kết khế ước.

Trong thời kỳ Pháp thuộc (1858 - 1945), nước ta bị chia cắt thành bamiền Thực dân Pháp áp dụng chính sách chia dé trị và áp đặt các chính sách cai

trị khác nhau trên mỗi vùng miền Về pháp luật, chúng ban hành ba Bộ dân luật

dé thi hành tại mỗi miền của đất nước: Bộ Dân luật Bắc ky năm 1931, Bộ Dânluật Trung kỳ năm 1936 và Bộ Dân luật giản yếu Nam kỳ ban hành năm 1883.Trong các bộ luật nêu trên đều có các quy định điều chỉnh quan hệ hợp đồng

Tuy nhiên, BLDS Trung kỳ có các quy định dé điều chỉnh quan hệ dân sự trọn

vẹn hơn cả Bộ luật này gồm 1709 điều, trong đó riêng phần nghĩa vụ và khế ướcgồm 940 điều Trong đó đã có những khái niệm pháp lý khá cơ bản về khế ước,như Điều 680 quy định: “Khé ước là một hiệp ước của một người hay nhiễungười cam đoan với một hay nhiều người khác dé chuyển giao, để làm hay khônglàm cái gì” Bộ luật Dân sự này có các quy định tôn trọng quyền tự do ý chí,định đoạt của các bên trong giao kết khế ước, nguyên tắc chịu trách nhiệm dânsự Bộ luật Dân sự Trung kỳ có nhiều quy định chi tiết, bố cục rành mạch,

thuận lợi cho việc van dung, tra cứu Cách thức và nội dung quy định của Bộ luật

này có ảnh hưởng nhiều của pháp luật dân sự Pháp Tuy nhiên, cũng do hạn chếlịch sử và tư tưởng của chủ nghĩa thực dân mà các quyền lợi của người phụ nữ,của người bản địa không được bảo đảm và thiếu sự bình đăng trong giao dịch

dân sự.

Nhìn chung, nội dung của các quy định trong ba Bộ dân luật đều cho thấypháp luật về hợp đồng được áp dụng chung, thống nhất cho tất cả các hợp đồngthuộc đối tượng điều chỉnh mà không có sự phân biệt trên cơ sở chủ thể hay mục

đích Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những tư tưởng tự do hoá thương mại và đặc

biệt dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của Luật thương mại Pháp, năm 1942 theo chiếu

dụ số 46 ngày 12/6/1942, chính quyền Nam triều Bảo Đại đã ban hành Bộ luật

thương mại áp dụng tại Trung phan Bộ luật này điều chỉnh các hành vi thương

mại của các thương nhân Song, sự xuất hiện của Bộ luật thương mại thời kỳ nàycũng không nhằm phân tách các quan hệ thương mại một cách độc lập với quan

Trang 18

hệ dân sự và các quy định pháp luật về hợp đồng nhìn chung vẫn nằm trong mộtthé thống nhất [41]

1.2.2 Pháp luật hợp đồng thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám đến nayNgày 22.5.1950, Chủ tịch Hỗ Chi Minh ban hành Sắc lệnh số 97/SL chophép tiếp tục áp dụng các luật lệ của chế độ cũ nhưng với điều kiện không đượctrái với các nguyên tắc của Sắc lệnh này Đây là văn bản pháp lý quan trọng đặt

cơ sở cho sự hình thành và phát triển của pháp luật của nhà nước dân chủ nhândân nói chung, pháp luật về dân sự, trong đó có những quy định liên quan đến

hợp đồng nói riêng Sắc lệnh quy định “Nhitng quyên dan sự déu được pháp luật

bảo vệ khi người ta hành xử nó ding với quyên lợi của nhân dan” hay “Người tachỉ được hưởng dụng và sử dụng các vật thuộc quyền Sở hữu cua mình một cáchhợp pháp và không gây thiệt hại đến quyên lợi của nhân dén” (Điều 1, Điều 12Sắc lệnh 97/SL) Đây đều là những nguyên tắc hết sức cơ bản và tiễn bộ của

nhà nước dân chủ nhân dân.

Từ năm 1954 đất nước ta bị chia cắt làm 2 miền Ở miền Nam dưới chế độngụy quyền miền Nam, quan hệ hợp dong tiếp tục được điều chỉnh chủ yếu bằngquy định của BLDS Trung kỳ và Bộ Dân luật giản yếu Nam kỳ Sau này, quan

hệ hợp đồng được điều chỉnh chủ yếu bởi 2 đạo luật: BLDS Sài Gòn 1972 và Bộ

luật Thương mại Ở miền Bắc, bên cạnh Bộ dân luật Bắc kỳ còn có Điều lệ tạm

thời về hợp đồng kinh doanh số 735/TTg ngày 10/4/1956 của Thủ tướng Chínhphủ Đến năm 1959, Toà án nhân dân tối cao đã ra chỉ thị số 772-CT/TATC vềviệc đình chỉ áp dụng luật lệ của dé quốc và phong kiến Với chỉ thị này, toàn bộcác luật lệ phong kiến trước đây đều bị đình chỉ áp dụng ở miền Bắc

Năm 1960 Nhà nước ta ban hành "Diéu Jệ tam thời về chế độ hợp dongkinh tế", lần đầu tiên khái niệm "hop đồng kinh tế" được xuất hiện trong các giaolưu dân sự, kinh tế Ngày 10.3.1975, Hội đồng chính phủ đã ban hành Nghị định

số 54/CP ban hành Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế Tiếp theo sau đó là một

số Thông tư, Thông tư liên bộ của các Bộ, ban, ngành dé hướng dẫn thực hiệncác quy định của Nghị định này trong từng lĩnh vực cụ thể Đây là giai đoạnchúng ta bắt đầu thực hiện quản lý nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá và dovậy các hợp đồng kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá được hình thành, việc giải

Trang 19

quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ loại này cũng được hình thành Cáctranh chấp về dân sự vẫn được giải quyết tại Toà án và tranh chấp, vi phạm về

hợp đồng kinh tế được giải quyết theo thủ tục tố tụng riêng về trọng tài tại cơquan Trọng tài kinh tế nhà nước Đây là thời điểm đánh dấu sự phân biệt giữa

hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự

Ngày 25.9.1989, PLHDKT được ban hành Pháp lệnh là công cụ pháp lý

quan trọng trong ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế giữa các cơ quan, đơn

vị sản xuất kinh doanh quốc doanh giai đoạn này Tuy nhiên, cùng với sự pháttriển của cơ chế thị trường, sự phát triển mạnh mẽ của giao lưu dân sự Pháp lệnhhợp đồng kinh tế năm 1989 đã không còn phù hợp với thực tiễn Do vậy, năm

1991, Hội đồng nhà nước đã ban hành Pháp lệnh hợp đồng dân sự Văn bản này

đã thực sự là cơ sở pháp lý quan trọng trong giao lưu dân sự ở nước ta cho đếnkhi có BLDS năm 1995 Các tư tưởng, nội dung cơ bản của Pháp lệnh hợp đồngdân sự 1991 đã được kế thừa và phát triển trong các quy định về hợp đồng của

BLDS năm 1995 và 2005.

Thực chất sự khác nhau cơ bản giữa nội dung của PLHĐKT 1989 và Pháplệnh hợp đồng dân sự 1991 chính là mục đích ký kết hợp đồng Trong hợp đồng

kinh tế, mục đích ký kết là nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, còn

mục đích của hợp đồng dân sự chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng.Điều này dẫn tới sự phân biệt một cách máy móc về mặt chủ thé tham gia ký kếthợp đồng kinh tế và dân sự, cơ chế giải quyết tranh chấp đối với hai loại hợpđồng này và trên thực tế, đã dẫn đến những van dé thực tế nay sinh rất phức tạp

trong việc áp dụng pháp luật để ký kết hợp đồng, giải quyết tranh chấp Năm

1995, BLDS ra đời, khái niệm hợp đồng dân sự do Bộ luật này điều chỉnh thựcchất đã bao trùm lên cả khái niệm về hợp đồng kinh tế trong PLHĐKT nhưng vềmặt pháp lý, nó không thay thế PLHĐKT Các quy định về hợp đồng trongBLDS nhìn chung là khá tiến bộ và phù hợp với thực tế, đảm bảo các nguyên tắc

cơ bản về hợp đồng Đó là tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật,

đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đăng, thiện chí, trung thực và ngay thăng Hau

hết các quy định đều đơn giản, dễ hiểu, thuận tiện cho việc áp dụng

Trang 20

Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành, một số quy định về hợp đồng trong BLDS

1995 không còn phù hợp với thực tế, lạc hậu so với sự phát triển kinh tế, xã hội

hiện nay Về mặt kỹ thuật lập pháp, có nhiều quy định còn chung chung có thểhiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống

nhất, nhất là trong công tác xét xử Bên cạnh đó, một số quy định mang tínhnguyên tắc nhưng không được hoặc chậm được cụ thể hoá nên không được ápdụng trong thực tế Trong khi sự tổn tại song song và đồng thời của hai loại hopđồng kinh tế — dân sự còn đang gây nhiều tranh cãi thi năm 1997, Quốc hội lại

ban hành Luật thương mại, trong đó điều chỉnh các hành vi thương mại của

thương nhân và quy định một số hợp đồng đặc thù trong lĩnh vực thương mại Vềmặt pháp lý, ba loại hợp đồng dân sự, kinh tế và thương mại song song cùng tồntại nhưng chúng lại không có sự phân biệt và nhất quán trong việc điều chỉnh cácquan hệ hợp đồng và vì vậy, trên thực tế, sự ra đời của Luật Thương mại vô tình

đã làm sâu sắc thêm những vấn đề vướng mắc về mặt lý luận và thực tiễn trong

hệ thống các quy định về hợp đồng của chúng ta

Chính vì vậy, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XI nước ta đã thông quaBLDS 2005 và Luật thương mại 2005, trong đó các quy định về hợp đồng trongBLDS 2005 được coi là các quy định của luật chung và có sự thong nhất với cácquy định của Luật thương mại Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 chính thức bịbãi bỏ theo Nghị quyết số 45/2005/QHI1 ngày 14.6.2005 của Quốc hội về việc

thi hành BLDS.

Qua việc nghiên cứu lịch sử phát triển pháp luật hợp đồng nước ta qua các

thời kỳ có thé thấy pháp luật về hợp đồng đã xuất hiện từ rất sớn trong lich sử

nước ta Sự phát triển của chế định pháp luật này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu

tố lịch sử, đặc biệt là những ảnh hưởng của pháp luật phong kiến Trung Hoa,

pháp luật dân sự của thực dân Pháp, pháp luật của các nước XHCN thời kỳ bao

cấp Điều này được phản ánh qua thực trạng phong phú về quan niệm hợp

đồng, nguyên tắc ký kết, thực hiện hợp đồng và các phương thức giải quyết tranhchấp hợp đồng trong lịch sử nước ta Hiện nay, pháp luật hợp đồng của nước ta

ngày càng có sự thống nhất hoá và chi tiết hoá phù hợp với tính chất của từngloại quan hệ hợp đồng nhất định Tuy nhiên, bản chất pháp lý của hợp đồng luôn

Trang 21

luôn được nhất quán, đó là sự thoả thuận, tự do ý chí trong giao kết và thực hiệnhợp đồng, trong việc lựa chọn các phương thức, biện pháp giải quyết tranh chấphợp đồng Điều này phản ánh một xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhậpquốc tế, phù hợp với thông lệ quốc tế.

1.3 Thực trạng pháp luật về hợp đồng trước khi ban hành Bộ luật Dân sự

2005.

1.3.1 Thực trạng pháp luật về hợp đồng

Hợp dong là hình thức pháp lý của quan hệ trao đối hàng hoá Ở đâu có sự

trao đôi hàng hoá dựa trên sự đền bù ngang giá, sự tự do ý chí và sự bình đănggiữa các chủ thé trao đổi thì ở đó xuất hiện hợp đồng Vì vậy, ở Việt Nam tacũng như ở tất cả các nước trên thế giới đều có khái niệm hợp đồng và pháp luật

Nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển cũng như thực trạng hiện hành

có thể rút ra một số đặc điểm của pháp luật về hợp đồng ở nước ta như sau:

1.3.1.1 Tinh phan tan (được quy định rải rác ở các văn bản khác nhau)

Một đặc thù của pháp luật hợp đồng ở Việt Nam là tính phân tán Trongpháp luật về hợp đồng Viêt Nam không có một văn bản pháp luật nào được coi làgốc, mang tính bao trùm về hợp đồng Hiện nay, pháp luật về hợp đồng của ViệtNam được quy định rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, bao gồm cácvăn bản chủ yếu sau đây:

- Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989, Nghị định số 17/HDBT ngày16/01/1990 quy định chỉ tiết thi hành PLHĐKT và các văn bản hướng dẫn thi

hành Theo quy định tại Điều 1 của PLHDKT thì “Hợp dong kinh tế là sự thoả

thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện côngviệc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiễn bộ khoa học

kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục dich kinh doanh với sự quy định rõ ràng

Trang 22

quyên và nghĩa vụ của mỗi bên dé xây dựng và thực hiện kế hoạch của minh”.Pháp lệnh hợp đồng kinh tế được coi là một văn bản pháp luật chung quy định vềtất cả các hợp đồng kinh tế được xác lập và thực hiện trong mọi lĩnh vực, từ đầu

tư, sản xuất, mua bán, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, chuyêngiao công nghệ, cung ứng dịch vụ trên thương trường Với tính chất là một vănbản pháp luật chung, PLHDKT điều chỉnh mọi vấn đề liên quan đến hợp đồngkinh tế như: khái niệm, chủ thể, hình thức, mục đích của hợp đồng kinh tế;nguyên tắc và thủ tục ký kết hợp đồng kinh tế, người ký hợp đồng kinh tế;nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản trong việc thực hiện hợp đồng kinh tế; các biệnpháp bao đảm thực hiện hợp đồng kinh tế; thay đôi, huỷ bỏ, đình chỉ hợp đồngkinh tế; hợp đồng kinh tế vô hiệu và xử lý hậu quả hợp đồng kinh tế vô hiệu;trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng kinh tế và các trường hợp miễn giảm

trách nhiệm tài sản.

- Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định về hợp đồng dân sự Theo Điều 394

BLDS thì “Hợp dong dân sự là thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thayđổi, hoặc chấm ditt quyên, nghĩa vụ dân sự” Bộ luật này có đưa ra các quy định

chung về giao két hop đồng dân sự, thực hiện hợp đồng dân sự, sửa đôi, cham

dứt hợp đồng dân sự Trong Bộ luật này có quy định về 13 loại hợp đồng dân sựthông dụng: hợp đồng mua bán tài sản; hợp đồng trao đổi tài sản; hợp đồng tặngcho tài sản; hợp đồng vay tài sản; hợp đồng thuê tài sản; hợp đồng mượn tài sản;hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyên; hợp đồng gia công: hợp đồng gửi giữtài sản; hợp đồng bảo hiểm; hợp đồng uỷ quyên; hứa thưởng va thi có giải

- Luật Thương mại năm 1998 quy định về hợp đồng trong lĩnh vực thươngmại Luật Thương mại không phải là văn bản pháp luật quy định chung về hợp

đồng như PLHĐKT và BLDS như vừa nêu trên mà chỉ là một văn bản pháp luậtchuyên ngành, quy định về các nội dung đặc thù của một số hợp đồng được

thương nhân xác lập phục vụ cho hoạt động thương mại của họ mà thôi TrongLuật này không có một khái niệm về hợp đồng thương mại cũng như các quy

định chung về hợp đồng thương mại như: nguyên tắc ký kết hợp đồng, điều kiện

có hiệu lực của hợp đồng, các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng Luật này

có liệt kê 14 loại hành vi thương mại (mua bán hàng hoá; đại diện cho thương

Trang 23

nhân; môi giới thương mại; uy thác mua bán hang hoá; đại ly mua ban hang hoá;

gia công trong thương mại; đấu giá hàng hoá; đấu thầu hàng hoá; dịch vụ giao

nhận hàng hoá; dịch vụ giám định hàng hoá; khuyến mại; quảng cáo thương mại;trưng bày giới thiệu hàng hoá; hội chợ, triển lãm thương mai) và quy định cu thê

về mỗi loại hợp đồng trong các hoạt động này Trong mỗi loại hợp đồng, LuậtThương mai có thể có những quy định liên quan đến: điều kiện chủ thé của hợpđồng: hình thức của hợp đồng: các nội dung chủ yếu cần phải có trong hợp đồng:những quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia quan hệ hợp đồng; cácyêu cầu cơ bản đối với việc thực hiện hợp đồng: các chế tài được áp dụng khihợp đồng bị vi phạm; các hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng,thủ tục khiếu nại đối với vi phạm hợp đồng và thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợpđồng

Ngoài ra, trong các lĩnh vực cụ thể thì các văn bản chuyên ngành lại có

những quy định về hợp đồng trong từng lĩnh vực như Luật Các tổ chức tín dụng,

Luật Hàng không, Bộ luật Hàng hải, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Xây dựng

1.3.1.2 Thừa nhận sự tôn tại độc lập cua hop dong kinh té va hop dongdân sự và hệ quả là thừa nhận 2 hệ thong pháp luật về hợp đồng (pháp luật hopđồng kinh tế và pháp luật hop đồng dân sw)

Trên thế giới, ở những nước theo hệ thống luật Châu âu lục địa, thôngthường người ta cũng có sự phân biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thươngmại, theo đó, hợp đồng dân sự là hợp đồng gốc, còn hợp đồng thương mại là hợpđồng chuyên biệt Trên quan điểm như vậy, trong mối quan hệ với pháp luật về

hợp đồng thương mại thì pháp luật dân sự là pháp luật có tính chất cơ bản, chung

nhất, là nền tảng còn pháp luật về hợp đồng thương mại là bộ phận pháp luật cótính chất chuyên ngành, là sự quy định một cách cụ thé các nguyên tắc của việc

ký kết và thực hiện hợp đồng trong một lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực hoạt động

kinh doanh của các thương nhân.

Trong khi đó thì ở Việt Nam, gần 50 năm nay đã ton tại một quan niệm

chính thông về mỗi quan hệ giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế, theo đó,đây là hai chủng loại hợp đồng hoàn toàn độc lập với nhau, khác nhau về tính

Trang 24

chất và vì vậy, tương ứng với chúng là hai hệ thống pháp luật độc lập về hợpđồng là pháp luật về hợp đồng dân sự và pháp luật về hợp đồng kinh tế.

Đặc điểm này không chỉ thể hiện trên lý thuyết mà còn được khang định

băng một hệ thống các văn bản pháp luật được ban hành trong các thời kỳ lịch sửkhác nhau, cụ thể là:

- Năm 1942: Việt Nam có Bộ luật Thương mại song song tồn tại vớiBLDS Trong tất cả các Bộ luật này đều có sự phân biệt hành vi dân sự và hành

vi thương mai.

- Năm 1956 có khái niệm hợp đồng kinh doanh được thé hiện trong Điều

lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanh 1956

- Từ 1960 có khái niệm hợp đồng kinh tế tồn tại song song với khái niệmhợp đồng dân sự Khái niệm hợp đồng kinh tế được bắt đầu sử dụng trong Điều

lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế ban hành năm 1960, sau đó được ghinhận trong Điều lệ về chế độ Hợp đồng kinh tế năm 1975 và PLHĐKT năm

1989 Đồng thời với khái niệm hợp đồng kinh tế tồn tại khái niệm hợp đồng dân

sự được thé hiện trong Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991 và BLDS năm

- Thời thuộc Pháp: Pháp là nước thuộc trường phái Luật Châu Âu lục địa,

ở đó có sự phân biệt hành vi dân sự và hành vi thương mại, có BLDS bên cạnh

Bộ luật Thương mại Đặc điểm này đã ghi dấu an vào hoạt động lập pháp ở Việt

Nam: bên cạnh BLDS luôn luôn tồn tại Bộ luật Thương mại với nội dung giống

hệt Bộ luật thương mại Pháp.

- Thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám: trong suốt gần 50 năm sau Cách

mạng Tháng Tám, khoa học pháp lý cũng như thực tiễn lập pháp Liên Xô ảnh

hưởng rat lớn đến quan điểm khoa học cũng như hoạt động xây dựng pháp luậtcủa Việt Nam Liên Xô có ngành luật dân sự và Luật Kinh tế, có khái niệm hợp

Trang 25

đồng kinh tế và khái niệm hợp đồng dân sự Việt Nam cũng có những quan niệm

và những ngành luật tương tự.

Tóm lại, Liên Xô theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, có sự phân biệt

khá rạch ròi giữa luật dân sự và luật kinh tế, hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh

tế Trong điều kiện liên minh kinh tế, chính trị chặt chẽ với Liên Xô trong gầnmột phan hai thế kỷ qua thì luật pháp Việt Nam không thé không bị ảnh hưởng

bởi quan niệm khoa học pháp lý này.

Tht hai, người Việt Nam vẫn quan niệm rằng, có hai lĩnh vực hoạt độngđộc lập của con người Đó là hoạt động dân sự nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân

và hoạt động kinh doanh nhăm mục đích kiếm lợi Chính vì có hai lĩnh vực hoạtđộng khác nhau như vậy nên cần phải có hai lĩnh vực pháp luật khác nhau đểđiều chỉnh cho phù hợp: pháp luật về hợp đồng dân sự và pháp luật về hợp đồng

thương mại (kinh tế)

Thứ ba, ngoài lý do có tính chất quan niệm dân gian truyền thống như vừanêu trên còn có một lý do nữa khiến cho ở Việt Nam tồn tại hai hệ thống pháp

luật về hợp đồng, đó là lý do về mặt khoa học Trong nền kinh tế kế hoạch hoá

tập trung trước đây, các quan hệ hợp đồng kinh tế khác han các quan hệ hợpđồng dân sự ở tính kế hoạch của nó Các quan hệ dân sự và kinh tế giống nhau ở

tính hàng - tiền, song lại khác nhau ở tính kế hoạch và đó chính là lý do, là cơ sở

cho việc hình thành một quan điểm mới về hợp đồng kinh tế với tư cách là mộtloại hợp đồng đặc biệt trong tông thé các hợp đồng tôn tại ở Việt Nam

1.3.1.3 Pháp luật về hop dong kinh tế, một bộ phận rất quan trọng củapháp luật hop dong phục vụ kinh tế thị trường định hướng XHCN đã trở nên quábat cập, không đáp ứng được yêu cau của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước trong giai đoạn mới.

Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 ra đời đã đánh dấu một bước đôimới quan trọng trong quan niệm của chúng ta về hợp đồng kinh tế quá độ từ nền

kinh tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Pháp lệnh

Hợp đồng kinh tế đã đóng vai trò là công cụ pháp lý quan trọng trong hoạt độngsản xuất, kinh doanh, bảo đảm các quan hệ kinh tế được thiết lập và thực hiện

trên cơ sở tôn trọng quyên tự chủ sản xuât kinh doanh của các đơn vi kinh tê, đây

Trang 26

mạnh sản xuất và lưu thông hàng hoá, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, đềcao trách nhiệm của các bên trong quan hệ kinh tế Cùng với sự phát triển mạnh

mẽ của nền kinh tế thị trường, các quy định của PLHĐKT đã không còn phù hợpvới những yêu cầu của tình hình thực tế, gây ra nhiều khó khăn, lúng túng chocác nhà kinh doanh cũng như cho Toà án trong quá trình vận dụng và giải quyếttranh chấp phát sinh từ hợp đồng kinh tế Sau đây là một số biểu hiện về tính bấtcập của pháp luật hợp đồng kinh tế hiện hành:

a Quy định về hình thức hợp đồng kinh tế là cứng nhắc, không phù họp

Theo quy định tại Điều 1 PLHDKT thì hợp đồng kinh tế được ký kết bằngvăn bản hoặc tài liệu giao dịch như công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt

hàng với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên Thông tư số108/TT-PC của Trọng tài kinh tế Nhà nước ngày 19.5.1990 hướng dẫn ký kết và

thực hiện hợp đồng kinh tế đã quy định: hợp đồng ký kết bằng văn bản tức là hai

bên cùng ký hoặc một bên ký trước, bên khác ký sau nhưng cùng ký trên mộtvăn bản Hợp đồng ký kết băng tài liệu giao dịch chỉ bao gồm những loại tài liệu

như công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng (Các hình thức giao dịch

khác như thư từ, điện thoại, giấy giới thiệu, giấy biên nhận, biên lai, hoá đơn, vétàu xe, số tiết kiệm v.v không được xem là tài liệu giao dịch để ký kết hợp

đồng kinh tế, mà chỉ có ý nghĩa làm chứng cứ trong quan hệ hợp đồng kinh tế, đã

được ký kết băng văn bản hoặc bằng tài kiệu giao dịch, công văn, điện báo, đơnchào hàng, đơn đặt hàng) Ngoài ra, Điều 6 PLHĐKT và Điều 4 Nghị định17/HĐBT quy định các bên có quyền thoả thuận việc làm chứng thư hợp đồng

kinh tế Khi cả hai bên thấy cần làm chứng thư hợp đồng kinh tế hoặc khi một

bên yêu cầu, bên kia chấp thuận thì các bên đưa hợp đồng kinh tế đến làm chứngthư tại một cơ quan công chứng nhà nước hoặc tại co quan có thầm quyền đăng

ký kinh doanh (trường hợp không có cơ quan công chứng).

Trong điều kiện kinh tế thị trường, với sự đa dạng và phức tạp về chủ thé,

về sở hữu, về đối tượng hợp đồng thì việc quy định về hình thức hợp đồng nhưtrên là quá hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế hiện nay Trên thực tế, có rấtnhiều hợp đồng được ký kết giữa các pháp nhân dù là với mục đích kinh doanh

mà không tuân thủ các yêu cầu về hình thức thì cũng không được coi là hợp

Trang 27

đồng kinh tế, các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng này sẽ được giải quyếttheo thủ tục giải quyết các vụ án dân sự Công văn số 11 - KHXX ngày23.01.1996 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn Pháp lệnh Thủ tục giải quyếtcác vụ án kinh tế đã quy định: sự cam kết bằng miệng giữa pháp nhân với phápnhân trong giao dịch quan hệ kinh tế không được coi là hợp đồng kinh tế, vìkhông đúng hình thức hợp đồng do pháp luật quy định Khi xảy ra tranh chấphợp đồng thì Toà án nhân dân sẽ giải quyết theo quy định tại Pháp lệnh Thủ tụcgiải quyết các vụ án dân sự Việc hướng dẫn của Toà án như vậy tỏ ra không phù

hợp Theo chúng tôi, một hợp đồng có bản chất hợp đồng kinh tế thì dù có vi

phạm về mặt hình thức thì những hợp đồng này vẫn phải thuộc thâm quyền củaToà kinh tế chứ không thể chuyên sang Toà Dân sự được, bởi vì một hợp đồngkinh tế không thể và không bao giờ trở thành hợp đồng dân sự chỉ vì vi phạm các

quy định về hình thức của hợp đồng

b Diéu kiện tuyên bố hợp đồng vô hiệu quá rộng rãi, dé dàng lam cho hợpđồng bị vô hiệu dan đến hậu quả là làm mat đi tính ồn định can thiết của quan

hệ thị trường.

Chế định hợp đồng kinh tế vô hiệu là chế định mới được đưa vào pháp luật

hợp đồng kinh tế nhằm bảo đảm trật tự kỷ cương trong hoạt động kinh tế TheoĐiều 8 PLHDKT thì:

- Hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các

trường hợp sau:

+ Nội dung hợp đồng kinh tế vi phạm điều cắm của pháp luật;

+ Một trong các bên ký kết hợp đồng kinh tế không có đăng ký kinh doanh

theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc đã thoả thuận trong hợpđồng:

+ Người ký hợp đồng kinh tế không đúng thâm quyền hoặc có hành vi lừa

đảo.

- Hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu từng phan khi nội dung của phan đó vi

phạm điều cắm của pháp luật, nhưng không ảnh hưởng tới phần còn lại của hợp

đông.

Trang 28

Thực tế áp dụng quy định về hop đồng vô hiệu cho thấy các quy định này

đã trở nên lỗi thời, không còn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay

Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế chưa quy định được các điều kiện có hiệu lực củahợp đồng kinh tế, một cơ sở quan trọng dé xác định và xử lý hợp đồng kinh tế vô

hiệu Pháp lệnh cũng chưa phân biệt được hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và hợpđồng vô hiệu tương đối để có những cách thức xử lý phù hợp

Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế quy định hợp đồng kinh tế bị vô hiệu toàn bộ

khi vi phạm điều cắm là quá chung chung và cứng nhắc Trong nhiều trườnghợp, hợp đồng kinh tế đã được thực hiện, các bên đã thanh lý nhưng chỉ vì vi

phạm điều cắm của pháp luật, mặc dù hành vi vi phạm ấy là không mấy nghiêmtrọng nhưng vẫn bị coi là vô hiệu và các bên phải thực hiện xử lý hợp đồng vôhiệu, dẫn đến những tốn thất không nhỏ cho các bên Chang hạn, trong hợp đồng

kinh tế, các bên có thoả thuận hình thức thanh toán băng ngoại tệ nên bị toà

tuyên bố vô hiệu ngay Theo chúng tôi, trong trường hợp này, hợp lý nhất là chỉnên phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quan lý ngoại hối mà không nêntuyên hợp đồng vô hiệu Vì vậy, sẽ là phù hợp hơn nếu chỉ tuyên bố vô hiệu hợpđồng kinh tế khi những điều khoản chủ yếu của hợp đồng vi phạm điều cắm của

pháp luật.

c Pháp luật quy định quá cụ thể nội dung của hợp dong, nhất là điềukhoản chủ yếu, do đó, đã hạn chế quyên tự định đoạt của các bên khi giao kếthợp đồng

Theo quy định tại Điều 12 PLHĐKT thì hợp đồng kinh tế có các điều

khoản sau đây:

- Ngày, tháng, năm ký hợp đồng kinh tế; tên, địa chỉ, số tài khoản và ngânhàng giao dịch của các bên, họ, tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh;

- Đối tượng của hợp đồng kinh tế tính băng số lượng, khối lượng hoặc giátrị quy ước đã thoả thuận;

- Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hoáhoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc;

- Gia cả;

Trang 29

- Bảo hành;

- Điều kiện nghiệm thu, giao nhận;

- Phương thức thanh toán;

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế;

- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế;

- Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế;

- Các thoả thuận khác không trải với quy định của pháp luật.

Trong số các điều khoản nêu trên thì 4 điều khoản đầu tiên là điều khoảnchủ yếu, phải có của các hợp đồng kinh tế và do đó, khi thiếu một trong số cácđiều khoản chủ yếu đó thì coi như hợp đồng chưa hình thành, tức là không có giátrị thi hành Quy định như trong Pháp lệnh vừa không chính xác (điều khoản thứnhất không thể coi là điều khoản chủ yếu được), vừa không hợp lý, cản trở việc

thực hiện quyền tự do quyết định nội dung hợp đồng của các bên Theo chúng

tôi, việc quy định về các điều khoản chủ yếu của từng loại hợp đồng nên để chocác văn bản chuyên ngành quy định để bảo đảm tính mềm dẻo, tính cụ thẻ, tínhchính xác trong việc giải quyết van dé này

d Phat vi phạm hop dong được quy định là một chế tài bắt buộc là không

hop ly.

Theo quy định của PLHDKT thi phạt vi phạm là một chế tài bắt buộc,được áp dụng mà không căn cứ vào việc các bên có thoả thuận hay không Nói

cách khác, trong bat cứ trường hợp nào, khi có vi phạm xảy ra là bên bị vi phạm

có quyền yêu cầu bên vi phạm nộp phạt không phụ thuộc vào việc hành vi vi

phạm hợp đồng có gây ra thiệt hại cho bên bị vi phạm hay không

Các bên có quyền thoả thuận về tiền phạt do vi phạm hợp đồng nhưngphải trong khung phạt đối với từng loại hợp đồng (từ 2% đến 12% giá trị hợpđồng bị vi phạm) theo quy định của pháp luật (Điều 19, Điều 29 PLHĐKT).Khung phạt được quy định cụ thê tại Điều 13 Nghị định số 17/HĐBT, vi dụ: Vi

phạm chất lượng: phạt từ 3% đến 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm

về chất lượng; Vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng: phạt 2% giá trị phần hợpđồng kinh tế bị vi phạm thời hạn thực hiện cho 10 ngày lịch đầu tiên; phạt thêm

từ 0,5% đến 1% cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo cho đến mức tổng số các lần phạt

Trang 30

không quá 8% giá trị phần hợp đồng kinh tế bi vi phạm ở thời điểm 10 ngày lịchđầu tiên; nếu hoàn toàn không thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký thì bị phạt đến

Luật Thương mại và PLHĐKT đều đưa ra những quy định điều chỉnhquan hệ hợp đồng Luật Thương mại điều chỉnh quan hệ hợp đồng phát sinh

trong lĩnh vực thương mại (14 hành vi thương mại) còn PLHĐKT điều chỉnhquan hệ hợp đồng phát sinh trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh Vì vậy, trên

thực tế, một hợp đồng được ký kết có thể vừa là hợp đồng kinh tế nhưng cũng làhợp đồng thương mại Điều đó có nghĩa là hợp đồng này phải chịu sự điều chỉnh

của hai văn bản pháp luật khác nhau là PLHDKT và Luật Thương mại Tuynhiên, một điều đáng tiếc là mặc dù cùng điều chỉnh một quan hệ hợp đồngnhưng giữa PLHĐKT và Luật Thương mại lại tồn tại những quy định chồngchéo, mâu thuẫn nhau, gây khó khăn cho việc áp dụng các quy định của hai văn

bản này trong việc ký kết cũng như trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh từhợp đồng Chúng tôi xin nêu một số quy định còn có sự khác nhau giữa

PLHĐKT và Luật Thương mại về hợp đồng dé làm vi dụ minh hoa:

a Vé hình thức của hop đồng

Nếu như PLHĐKT chỉ thừa nhận hình thức của hợp đồng kinh tế phảiđược ký kết bằng văn bản thì Luật Thương mại đã mở rộng hình thức của hợpđồng thương mại Luật Thương mại thừa nhận hợp đồng thương mại có thé được

ký kết bang lời nói, bằng văn bản hoặc băng hành vi cụ thé Yêu cầu hợp đồng

phải được lập thành văn bản chỉ được áp dụng khi pháp luật có quy định Thực

tế, theo quy định của Luật Thương mại thì hầu hết hợp đồng trong hoạt độngthương mại đều phải ký bằng văn bản, đó là hợp đồng mua bán hàng hoá với

Trang 31

thương nhân nước ngoài (Điều 81), hợp đồng đại diện cho thương nhân (Điều85), hợp đồng môi giới thương mại (Điều 94), hợp đồng uỷ thác mua bán hàng

hoá (Điều 104), hợp đồng dai ly mua bán hàng hoá (Điều 119) Riêng đối với

hợp đồng mua bán những loại hàng hoá thông thường (không phải là những tàisản cần đăng ký quyền sở hữu) giữa thương nhân trong nước với nhau hoặc vớicác bên có liên quan thì pháp luật không bắt buộc phải ký dưới hình thức vănbản Điều 49 Luật Thương mại quy định “Hop đồng mua bán hang hoá đượcthực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể Đối với các loạihop dong mua bản hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản

thì phải tuán theo các quy định do; điện báo, telex, fax, thư điện tu và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức văn bản ” Như vậy, khác

với PLHĐKT, Luật thương mại đã có tiễn bộ hơn khi quy định thư điện tử và các

hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là văn bản hợp đồng

đến thủ tục giao kết hợp đồng hoàn toàn không rõ Ví dụ: thế nào là đề nghị giao

kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng? Khi nào hợp đồng kinh tế

ký từ xa được coi là hình thành và có giá trị pháp lý? Trường hợp bên được đềnghị giao kết hợp đồng sửa đổi, bổ sung nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng

sẽ dẫn tới hậu quả gì? Trách nhiệm của bên đề nghị giao kết hợp đồng trước đềnghị giao kết hợp đồng mình đưa ra như thế nào? Thời hạn có hiệu lực của đề

nghị giao kết hợp đồng ra sao? Ngược lại, Luật Thương mại quy định khá chỉ tiết

và hợp lý về các vấn đề liên quan đến thủ tục giao kết hợp đồng trong mục 2 Mua bán hang hoá, từ Diéu51 đến Điều 56 Các quy định này được xây dựngtrên cơ sở các quy định về giao kết hợp đồng dân sự của BLDS với một số điểmđặc thù của quan hệ mua bán hàng hoá trong thương mại Điều 53 Luật Thươngmại quy định “/- Thoi hạn trách nhiệm của bên chào hàng bắt dau từ thời điểmchào hàng được chuyển đi cho bên được chào hàng đến hết thời hạn chấp nhận

Trang 32

-chào hang Trong trường hop không xác định thời han chấp nhận -chào hàng thithời hạn trách nhiệm của bên chào hàng là ba mươi ngày, ké từ ngày chào hàngđược chuyển đi cho bên được chào hàng 2- Thời hạn trách nhiệm của bên chấpnhận chào hàng bắt đấu từ thời điểm chấp nhận chào hàng được chuyển di chobên chào hàng” Về thời điểm ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, Điều 55 LuậtThương mại quy định “Hop đồng mua bán hang hoá được coi là đã ký kết kề từthời điểm các bên có mặt ký vào hợp đông Trong trường hợp các bên khôngcùng có mặt dé ký hợp dong, hop đồng mua bán hang hoá được coi là đã ký kết

kế từ thời điểm bên chào hàng nhận được thông báo chấp nhận toàn bộ các diéu

kiện đã ghi trong chào hàng trong thời hạn trách nhiệm của người chào hàng ”.

Tuy nhiên, rất tiếc, do các quy định này được cơ cấu trong một mục riêng (Mục2) về mua bán hàng hoá nên không rõ chúng có được áp dụng cho việc giao kếtcác loại hợp đồng trong hoạt động thương mại khác như hợp đồng đại diện cho

thương nhân, hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá, hợp đồng đại lý mua bánhàng hoá hay không?

c Về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Đây là một van đề còn có nhiều sự khác biệt giữa hai văn bản, cụ thể:

- Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế quy định hai hình thức trách nhiệm tài sản là

phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại còn Luật Thương mai lại quy định 4 hìnhthức trách nhiệm hợp đồng (chế tài) là buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt viphạm, bồi thường thiệt hại và huỷ hợp đồng (Điều 222) Riêng quy định về phạt

vi phạm hợp đồng cũng có sự khác biệt, trong khi PLHĐKT quy định khung phạt

là từ 2 đến 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm (Điều 29) thì Luật Thương mại

quy định mức phạt đối với một vi phạm hoặc tổng mức phạt đối với nhiều viphạm không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm (Điều 228)

- Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế không quy định cụ thé các căn cứ phát sinhtrách nhiệm tài sản còn Luật Thương mại quy định cụ thé căn cứ dé áp dụng từng

chế tài Ví dụ:

Điều 227 Luật Thương mại quy định căn cứ phát sinh quyền đòi tiền phạt

gồm:

1- Không thực hiện hợp đồng:

Trang 33

2- Thực hiện không đúng hợp đồng.

Điều 230 Luật Thương mại quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát

sinh khi có đủ các yếu tổ sau đây:

1- Có hành vi vi phạm hợp đồng;

2- Có thiệt hại vật chất;

3- Có môi quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hop đồng và thiệt hại vậtchất;

4- Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng

- Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế không quy định cụ thể về quan hệ giữa phạt

hợp đồng và bồi thường thiệt hại còn Luật Thương mại có quy định chỉ tiết vềvan dé này Cụ thé, theo Điều 225 Luật Thương mại thì trong trường hợp các bênkhông có thoả thuận khác thì trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng

hợp đồng, bên có quyền lợi bị vi phạm không được áp dụng các chế tài phat viphạm, bồi thường thiệt hại hoặc huỷ hợp đồng Trong trường hợp bên vi phạm

không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn ấn định,bên có quyền lợi bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác dé bảo vệ quyên lợichính đáng của mình Còn theo Điều 234 thì trong trường hợp các bên không có

thoả thuận khác thì bên bị vi phạm được lựa chọn một trong hai chế tài là phat viphạm hoặc bồi thường thiệt hai đối với cùng một vi phạm Theo Điều 237 thì

trong trường hợp huỷ hợp đồng, bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bên kia bồi

thường.

- Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế chỉ quy định nghĩa vụ của bên yêu cầu bồi

thường thiệt hại chứng minh việc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chếthiệt hại (Điều 38) mà không quy định quyền của bên vi phạm được yêu cầu

giảm bớt tiền bồi thường thiệt hại bằng mức tốn thất đáng lẽ có thé hạn chếđược, nếu bên bị vi phạm áp dụng các biện pháp hợp lý dé hạn chế ton thất nhưLuật Thương mại (Điều 232 Luật Thương mai) Ngoài ra, Luật Thương mại còn

quy định số tiền bồi thường thiệt hại không thé cao hơn giá trị ton thất và khoảnlợi đáng lẽ được hưởng (Điều 229)

- Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế chỉ liệt kê các trường hợp bên vi phạm hợpđồng được miễn hoặc giảm trách nhiệm tại Điều 40, trong đó có trường hợp thứ

Trang 34

ba: do bên thứ ba vi phạm hợp đồng kinh tế với bên vi phạm nhưng bên thứ ba

này không phải chịu trách nhiệm tai sản do gặp thiên tai, địch hoa và các trở lựckhách quan khác hoặc bên thứ ba phải thi hành lệnh khan cấp của cơ quan nha

nước có thâm quyên Quy định này là không phù hợp với thực tiễn và trái vớinguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản đã được quy định tại Điều 3

PLHĐKT Khác với PLHDKT, Luật Thuong mại không có khái niệm giảm ma

chỉ có khái niệm miễn trách nhiệm tài sản Luật Thương mại không có điều

khoản quy định chung về miễn trách nhiệm hợp đồng mà chỉ có các quy địnhriêng về miễn trách nhiệm trong từng loại hoạt động thương mại cụ thê (ví dụ,

các điều 77, 78, 79 đối với hợp đồng mua bán hàng hoá; Điều 169 đối với hợpđồng giao nhận hàng hoá )

Nhìn chung, các quy định của Luật Thương mại về trách nhiệm áp dụngcho bên vi phạm hợp dong là hợp lý hon so với các quy định của PLHDKT

d Về hop đồng vô hiệu và xử lý hậu quả của hop dong vô hiệu

Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế quy định khá cụ thé về các trường hop hợpđồng kinh tế vô hiệu và xử lý hậu quả của hợp đồng kinh tế vô hiệu LuậtThương mại không có những quy định chung và chỉ tiết về vấn đề này Trong

từng hoạt động thương mại cụ thể, Luật Thương mại có một sỐ quy định về điều

kiện có hiệu lực của hợp đồng Vi dụ, Điều 81 quy định về điều kiện có hiệu lựccủa hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài; các điều 100, 101quy định về điều kiện chủ thể để các bên tham gia hợp đồng uỷ thác mua bán

hàng hoá.

d Về thời hiệu khởi kiện và cách tinh thời hiệu khởi kiện

Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế không quy định thời hiệu khởi kiện áp dụng

cho các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng kinh tế Và bởi vậy, nếu các văn bản

pháp luật nội dung khác không quy định thời hiệu khởi kiện khác và cách tính

thời hiệu khởi kiện khác thì thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp hợp đồng

kinh tế là 6 tháng, ké từ ngày phát sinh tranh chấp (Điều 31 Pháp lệnh thủ tục

giải quyết các vụ án kinh tế) Trong khi đó, Luật Thương mại quy định thời hiệukhởi kiện (Luật Thương mại sử dụng thuật ngữ là thời hiệu tố tụng) áp dụng chocác tranh chấp phát sinh từ hợp đồng trong hoạt động thương mại là 2 năm, kế từ

Trang 35

ngày phát sinh quyền khiếu nại (Điều 242) Ngày phát sinh quyền khiếu nại đượcxác định theo Điều 241 Luật Thương mại.

1.3.2 Hậu quả tiêu cực của tình trạng pháp luật hiện hành về hợpdong:

1.3.2.1 Gây tốn kém thoi gian, tiền bac dé xây dựng pháp luật một cáchkhông cân thiết

Hậu quả trước hết mà quan niệm về tính độc lập tuyệt đối của hợp đồng

kinh tế mang lại là sự hiện diện một cách bat hợp lý của hai hệ thống pháp luật

về hợp đồng ở nước ta là pháp luật về hợp đồng kinh tế và pháp luật về hợp đồngdân sự Nói cách khác, hậu quả thứ nhất mà chúng ta phải gánh chịu trong suốtthời gian qua là sự trùng lặp rất lớn và rất không cần thiết trong các quy định vềhợp đồng Do quan niệm răng, hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự là hai loạihợp đồng khau nhau về chất tồn tại độc lập với nhau, do đó, chúng phải có đầy

đủ các bộ phận cau thành, các quy định như nhau

Ví dụ, trong pháp luật về hợp đồng kinh tế phải có quy định về khái niệmhợp đồng kinh tế, chủ thể, nội dung, hình thức, nguyên tắc ký kết, nguyên tắcthực hiện hợp đồng, các biện pháp chế tài do vi phạm hợp đồng, hợp đồng kinh

tế vô hiệu và việc xử lý hậu quả của hợp đồng kinh tế vô hiệu v.v Trong phápluật về hợp đồng dân sự cũng vậy, nhà lập pháp và lập quy cũng phải đưa rangần ấy các quy định để giải quyết ngần ấy các vấn đề phát sinh liên quan đếnviệc ký kết và thực hiện hợp đồng dân sự Hậu quả là, chúng ta đã phải matnhiều thì giờ và công sức để tạo ra hai hệ thống quy định pháp luật về cùng hai

hiện tượng xã hội mà về co bản là giống nhau, đó là hợp đồng trong lĩnh vực lưuthông hàng hoá Xét về mặt kỹ thuật lập pháp thì đây là một hệ quả mà chúng ta

từ nay cần phải tránh vì nó đã làm cho hệ thống pháp luật về hợp đồng của chúng

ta không chỉ trở nên công kénh một cách bất hợp lý mà còn làm mất đi tínhthống nhất, tính liên thông, tính hỗ trợ lẫn nhau và cuối cùng là đã làm suy yếu

đi hiệu quả và hiệu lực của việc điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ hợpđồng tôn tại trong xã hội ta

Một hậu quả khác về mặt thể chế bên cạnh sự tồn tại một cách bất hợp lýcủa hệ thống pháp luật về hop đồng kinh tế là sự tồn tại tương ứng của hệ thống

Trang 36

pháp luật về tố tụng kinh tế, ma trụ cột của nó là Pháp lệnh Thủ tục giải quyếtcác vụ án kinh tế được ban hành năm 1993 Sự tồn tại của Pháp lệnh này cũng là

một đặc trưng của pháp luật về tố tụng toà án Việt Nam vì ở hầu hết các nướctrên thế giới, do không có quan niệm về hợp đồng kinh tế với tư cách là một loại

hợp đồng độc lập nên ở các nước đó không có một hệ thống pháp luật tố tụngriêng để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này Ở họ, các tranhchấp hợp đồng, bất luận là phát sinh ở đâu, nhằm mục đích gì nếu mang tính chất

hàng tiền thì đều do một toà án giải quyết theo một tố tụng thông nhất là Bộ luật

tố tụng dân sự

1.3.2.2 Gây khó khăn cho các bên trong quá trình ký kết hop dong, gâykhó khăn cho toà án khi giải quyết tranh chấp (không biết áp dụng văn bản pháp

luật nào cho phù họp).

Vướng mắc lớn nhất trong thực tiễn là việc xác định tính chất hợp đồng và

pháp luật điều chỉnh hợp đồng Cụ thể:

a Khó khăn trong việc phân biệt và áp dụng quy định của pháp luật vềhợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế

Hậu quả lớn nhất do sự phân biệt một cách quá cứng nhắc giữa hợp đồng

kinh tế và hợp đồng dân sự trong thời gian qua là sự lúng túng và đôi khi dẫn đến

sai lầm trong việc áp dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng phátsinh trong nền kinh tế - xã hội nước ta Với sự ra đời của BLDS năm 1995 thìcác quy định của hợp đồng dân sự đã trở nên hoàn thiện hơn nhiều so với cácquy định của pháp luật hợp đồng kinh tế mà PLHĐKT năm 1989 là xương sống

Ví dụ, các nguyên tắc, thủ tục ký kết hợp đồng dân sự, căn cứ xác định hợp đồngdân sự vô hiệu cũng như cách thức xử lý hậu quả cả hợp đồng dân sự vô hiệuđược quy định đầy đủ, khoa học và rõ ràng hơn nhiều so với các quy định tươngứng trong pháp luật hợp đồng kinh tế Tuy nhiên, do về mặt lý luận cũng như vềmặt lập pháp chúng ta đã coi hợp đồng kinh tế là một chủng loại hợp đồng có vị

trí độc lập, ton tại song song và không lệ thuộc vào hợp đồng dân sự, do đó, khi

ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế thì các bên không thể vận dụng các quy định

của pháp luật hợp đồng dân sự để điều chỉnh các quan hệ cụ thể mà họ đangthiết lập

Trang 37

Hiện nay, trong hệ thống Toà án nhân dân ton tại 2 Toà chuyên trách là

Toà Dân sự và Toà Kinh tế Theo đó, Toà Dân sự chịu trách nhiệm giải quyết

các tranh chấp dân sự theo trình tự, thủ tục do Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các

vụ án dân sự năm 1989 quy định và Toà Kinh tế chịu trách nhiệm giải quyết cáctranh chấp kinh tế theo trình tự, thủ tục do Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ

án kinh tế năm 1994 quy định Tuy nhiên, vấn đề vướng mắc lớn nhất nảy sinhtrong thực tiễn công tác xét xử chính là việc xác định khi nào tranh chấp thuộc

thâm quyền giải quyết của Toà kinh tế và khi nào tranh chấp thuộc thâm quyền

của Toa dân sự Nguyên nhân dẫn đến vướng mắc này cũng lại chính là sự khác

nhau trong nhận thức và áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành Trên

thực tế, chúng ta chưa thé làm rach ròi được thé nào là tranh chấp dân sự, thế nào

là tranh chấp kinh tế để xác định đúng ngay từ đầu Toà nào (Toà dân sự hay Toà

Kinh tế) có thâm quyên giải quyết các tranh chấp đó Hậu quả là một tranh chấp

phát sinh từ hợp đồng có thể được đưa ra giải quyết theo nhiều thủ tục tố tụngkhác nhau, tức là, một vụ án có thé có nhiều vòng đời khác nhau Vòng thứ nhất,

có thể là vòng kinh tế (tức là vụ án do Toà Kinh tế xét xử) nhưng sau đó lại đượcnhận định là vụ tranh chấp dân sự nên vụ án lại được chuyên sang cho Toà Dân

sự giải quyết, tức là vụ án đã bước bước sang vòng đời thứ hai - vòng đời dân sự Vụ an cũng sẽ có vòng đời thứ 3 nếu sau đó người ta lại xác định vụ án nàykhông phải là tranh chấp dân sự mà là tranh chấp kinh tế Cứ thế, cứ thế vụ án cóthê được xét xử đi, xét xử lại rất nhiều lần

b Khó khăn trong việc áp dụng quy định của pháp luật về hợp đồng kinh

t và hop dong thương mại

Như chúng ta đã biết, hợp đồng thương mại chịu sự điều chỉnh của LuậtThương mại, hợp đồng kinh tế lại chịu sự điều chỉnh của PLHĐKT Pháp lệnhHợp đồng kinh tế được áp dụng cho quan hệ giữa pháp nhân với pháp nhân vàgiữa pháp nhân với cá nhân (thương nhân) có đăng ký kinh doanh (Điều 2

PLHĐKT); còn theo quy định của Luật Thương mại, hợp đồng thương mại là

hợp đồng được ký kết giữa các thương nhân hoặc một bên là thương nhân nhằm

thực hiện một trong 14 hành vi thương mại đã được quy định Như vậy, hợp

đồng thương mại đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 1, Điều 2 PLHĐKT

Ngày đăng: 27/05/2024, 16:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w