1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp qua thực tiễn Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang

123 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đổi mới tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp qua thực tiễn Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang
Tác giả Trịnh Bình An
Người hướng dẫn PGS.TS. Đỗ Đức Minh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật hiến pháp và Luật hành chính
Thể loại luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 30,77 MB

Nội dung

Theo đó, trong tổchức bộ máy nhà nước đã hình thành một hệ thống các cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ có tính chất tư pháp được tổ chức tương ứng với các cơ quan thực hiện quyền hàn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TRỊNH BÌNH AN

LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HOC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TRỊNH BÌNH AN

Chuyên ngành: Luật hiến pháp và Luật hành chính

Mã so: 8380101.02

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

Người hướng dẫn khoa hoc: PGS.TS DO ĐỨC MINH

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêngtôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bó trong bat kỳ

công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm

bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tat cả cácmôn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy địnhcủa Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan nay dé nghị Trường Đại hoc Luật xemxét dé tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Trịnh Bình An

Trang 4

1.1.1 Khai niệm về Sở Tư pháp -2¿©++++2E++tSEEEetEEEEtEEEEtErkkrrrrkrrrrrkrcee 8

1.1.2 Khái niệm về đôi mới tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp 9

LAD, Chie nang ee 24

1.4.2 Nhiệm vụ, quyên ham voeeecccecccsesccssesssssecssssessssecssssecssssessssvessssesssseeessseseesseessseeeesses 251.5 Mối quan hệ với các cơ quan khác và các yếu tố tác động tới tổ

chức, hoạt động của Sở Tư pháp 55s S+sxstsestrereirrrrerre 311.5.1 Mối quan hệ -2¿-©22©+++2EEE+22E22E1222211122211112272112 2221122211 re 311.5.2 Các yếu tổ tác động -¿-+-+++22ELE222115221112211112111.2.111 1.CEEerreg 35

Trang 5

2.1.1 Khái quát về tỉnh Bắc Giang -¿-©++e22EEEc2EEEEEEEEEEEEEEErrrkrrrrkrerrrke 41

2.1.2 Khái quát về Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang ¿©vcc+2ccvsceecre 44

2.2 Thue trạng tô chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang 452.2.1 _ Thực trạng tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang - 5 45

2.2.2 Thực trạng hoạt động của Sở Tư pháp tinh Bắc Giang -.- 57

2.3 Hạn chế và nguyên nhân - 2-2 ©E+++SEEEEtEEEEeEEEEErrEEkrrrrkrrrrrkree 77

ph 77

"E /MW ii in 85

2.4 Những yêu cầu đối với việc doi mới tổ chức và hoạt động của Sở

Tư pháp từ thực tiễn tinh Bắc Giang , -2-222ccccccxxecrrrrrecree 872.4.1 Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong Nhà nước pháp quyén 87

2.4.2 Nhu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp của đất nước 87

2.4.3 Nâng cao công tác bảo đảm, bảo vệ quyền con người - 882.4.4 Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của tô chức và hoạt động của

SO Tu g0 89r8.) ốc ::‹+1 90

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỎI MỚI TỎ CHỨC

Đổi mới tổ chức va hoạt động của Sở Tư pháp nhằm góp phan thực

hiện các mục tiêu: Xây dựng nền tư pháp Việt Nam hiện đại, bảo vệ công lý; Xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN 91 Đổi mới tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp đồng bộ với đối mới

các cơ quan trong bộ máy nhà nước, góp phần đây mạnh cải cách bộmáy nhà nước, xây dựng bộ máy nhà nước tính gọn, hiệu lực, hiệu

quả, phục vụ nhân dÂnn + sxkS v11 1v HT ng net 92

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Sở Tu pháp góp phan thực hiệnmục tiêu “Dan giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thực

hiện khát vọng phon vinh, hạnh phúc và xây dựng tỉnh Bac Giang ngày cảng giàu đẹp, văn minh, hạnh phÚc 5-55 + ++ssx+x+e£+xsexsx+ 94

Cac Biai PAP N44 95

Trang 6

3.2.1 Giải pháp chung cho các Sở Tư phap - +56 s+Ssksxskekeksrerersesrsee 95

3.2.2 Giải pháp đặc thù của Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang - 104

Tiểu kết chương 3 - 2-22 2SE+z2EEE9EE112211121112711127112211112111 211 .E1.cee 106KET LUẬN 22-2222 2EEEEC2EE121271112711127112.11 2.11 107

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2222222222E2222222 erred 109

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

Cải cách hành chính Công nghệ thông tin

Cơ quan chuyên môn

Hội đồng nhân dân

LLTP Ly lịch tư pháp

PBGDPL Phổ biến giáo dục pháp luật

Quy phạm pháp luật

TDTHPL Theo dõi thi hành pháp luật

Thi đua khen thưởng

Trợ giúp pháp lý Thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dânXHCN Xã hội chủ nghĩa

Xử lý vi phạm hành chính

Trang 8

DANH MỤC CAC BANG, BIEU DO VÀ SO DO

Bang 2.1 Thống kê số lượng, chat lượng công chức, viên chức,

người lao động

Thống kê dé tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở của Sở

Tư pháp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2022Tên biểu đô = iN l Mr

Biểu xây dựng, thâm định, góp ý dự thảo văn bản QPPLgiai đoạn 2018-2022

Biểu tự kiểm tra VBQPPL, kiém tra VBQPPL theo tham

quyền, kiểm tra VBQPPL theo chuyên dé của Sở Tu

pháp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018- 2022

Biểu thống kê xử lý vi phạm hành chính tỉnh Bắc Gianggiai đoạn 2018-2022

Biểu thông kê số vụ việc hòa giải cơ sở tỉnh Bắc Giang

giai đoạn 2018-2022

Biểu đồ 2.6 | Biểu thống kê số đợt TGPL lưu động, số yêu cầu TGPL

được thụ lý giải quyết tại trụ sở và số vụ việc tham gia tố

tụng, đại điện ngoài tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý vàLuật sư cộng tác viên cua Trung tâm TGPL nha nước

tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2022 ¬ jo)

lon ® lon Nn Nn

Tên so dé

Co cau tô chức Sở Tư pháp tinh Bắc Giang

Trang 9

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hệ thống chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay được chia ra làm bacấp là cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã Trong đó, hệ thống chính quyền cấp tỉnh, cụ

thé là UBND tỉnh, là một bộ phận quan trọng trong bộ máy quan lý nhà nước ở địa

phương, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tất cả các ngành, lĩnh vựckhác nhau trên địa bàn tỉnh, trong đó có lĩnh vực tư pháp Trong những năm qua,

công tác tư pháp đã và đang góp phần không nhỏ vào việc thực hiện chủ trương duy trì ôn định trật tự xã hội và quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật Có

được những thành công đó là kết quả hoạt động của cả hệ thống cơ quan tư pháp từtrung ương và địa phương, trong đó có Sở Tư pháp Với xu thế cải cách hành chínhđược chú trọng mạnh mẽ như hiện nay thì việc cải cách các cơ quan chuyên mônthuộc UBND tỉnh là một nội dung không thé thiếu Theo đó, Chính phủ đã ban hành

Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 về sửa đôi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/ ND-CP của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phó trực thuộc trung ương Quy định trên là một bước

tiến mạnh mẽ trong quá trình cải cách hành chính ở nước ta bởi nó đã đáp ứng cácyêu cầu về tỉnh gọn, hiện đại, hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu của quản trị nhà nướchiện đại về công khai, minh bạch

Những năm gan đây, Bắc Giang đã trở thành điểm sáng trong công cuộc

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với những thành tựu vượt bậc, mang tính đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, nỗi bật như tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng

thứ 2 cả nước [72], lĩnh vực cải cách hành chính xếp thứ 7/63 tỉnh thành năm 2021,tăng 6 bậc so với năm 2020 [73] Song bên cạnh những kết quả đó thì tỉnh BắcGiang vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như hoạt động cưỡng chế, thu hồi đấtgặp nhiều khó khăn, phức tạp; khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực đất đai, đấu giá tài sản

có xu hướng gia tăng, nhất là trong thời điểm "cơn sốt đất" bùng nỗ trên địa bàn tỉnh

trong thời gian qua Không nằm ngoài dòng chảy phát triển nhanh và mạnh đó,

Trang 10

công tác tư pháp ngày càng khăng định được vị trí quan trọng của mình đối với sự

phát triển chung của tỉnh, cụ thể: Sở Tư pháp đang đảm nhiệm công tác tham mưuxây dựng thé chế, xây dựng hệ thống pháp luật cho UBND tỉnh, nổi bật là công tác

thâm định văn bản QPPL; ngoài ra, Sở cũng đang thực hiện một khối lượng công

việc lớn liên quan đến quyền con người, quyền công dân như: hộ tịch, công chứng,

chứng thực, đấu giá tài sản dé người dân thực hiện các quyền về nhân thân, quyền

về tai sản, quyền về kinh tế Do đó, dé thực hiện tốt các vai trò quan trọng đó, đòi

hỏi Sở Tu pháp tinh Bắc Giang phải không ngừng đổi mới tổ chức và hoạt động của

mình để góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và bảo đảm quyền con

người, quyền công dân.

Mặc dù Nghị định 107/2020/NĐ-CP đã góp phần tạo nên sự minh bạch, lành

mạnh trong các hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội, làm nền tảng cho mọi lĩnh vực có thể phát triển nhanh, mạnh, vững chắc, trong đó có lĩnh vực Tư pháp nhưng

do đây là một quy định mới được ban hành nên việc áp dụng và thực hiện trong

thực tế không thé tránh khỏi những khó khăn, hạn chế, ảnh hưởng tới thực tiễn hoạt

động của cơ quan, đơn vị Nhận thức được điều này, học viên lựa chọn đề tài “Đổimới tổ chức và hoạt động của Sở Tw pháp qua thực tiễn Sở Tự pháp tinh BắcGiang” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình với mục tiêu tiếp tục nghiên cứu, làm

sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp

dé từ đó chỉ ra những khuyết điểm còn tồn tại đồng thời đưa ra những giải pháp phùhợp để đổi mới tô chức và hoạt động của Sở Tư pháp trên phạm vi cả nước nóichung và Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang nói riêng Qua đó củng cố, nâng cao hơn nữachất lượng của hoạt động Tư pháp; góp phần bảo vệ lợi ích của nhân dân và sự pháttriển toàn điện của đất nước

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Từ trước tới nay, có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đề tài quản

ly nhà nước nói chung và tinh gọn bộ máy nhà nước nói riêng, trong đó có các cơ quan chuyên môn thuộc UBND sao cho phù hợp với đặc điểm của từng địa phương.

Các công trình nghiên cứu được thé hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, cụ thé là:

Trang 11

2.1 Tạp chí khoa học

Ngô Thành Can và Nguyễn Thị Thanh (2017), “Tiêu chí đánh giá hoạt động các

cơ quan chuyên môn thuộc UBDN cấp tinh”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, (3), tr.22-25

Bài viết nói về thực trạng tiêu chí đánh giá hoạt động cơ quan chuyên môn thuộc

UBND cấp tỉnh; xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động của cơ quan chuyên môn

thuộc UBND cấp tỉnh.

Nguyễn Đức Thông (2018), “Phát huy vai trò, năng lực của công chức, viên

chức trẻ công tác tại cơ quan tư pháp địa phương- kinh nghiệm từ Sở Tư phápTP.Hồ Chí Minh”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (9), tr.28 Bài viết phân tích, pháthuy vai trò, năng lực của công chức, viên chức trẻ công tác tại cơ quan tư pháp địaphương - kinh nghiệm từ Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh

Nguyễn Thi Ngọc (2018), "Những yêu cau đặt ra trong tổ chức, sắp xếp lại các co quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”, Tap chí Tổ chức nhà

nước, (8), tr.28-32 Bài viết đã tập trung làm rõ chủ trương cụ thé về tổ chức, sắp

xếp lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, phân tích những khó

khăn, thách thức, những yêu cầu đặt ra khi triển khai thực hiện chủ trương tinh

giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước nhằm giảm gánh nặng ngân

sách, xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp được quy định tại Nghị quyết Hộinghị Trung ương 6, khóa XI.

2.2 Luận văn, luận án

Pham Đình Qué (2018), “Vai rò của Sở Tu pháp trong hoàn thiện thể chế

pháp luật cấp tỉnh qua thực tiễn của tỉnh Điện Biên - Một số bat cập và giải pháp ”,

Luận văn thạc sĩ Luật học, Dai học Luật Hà Nội, Hà Nội Tac giả di sâu vào việc trình bày những van dé lý luận về vai trò của Sở Tư pháp trong hoàn thiện thé chế

pháp luật cấp tỉnh Phân tích thực tiễn thực hiện, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng

cao vai trò của Sở Tư pháp trong hoàn thiện thê chế pháp luật cấp tỉnh ở Điện Biên.

Nông Phương Anh (2019), “Vai trò của Sở Tư pháp đối với tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại

học Luật Hà Nội, Hà Nội Công trình trình bày những vấn đề lí luận và pháp lí về

Trang 12

vai trò của Sở Tu pháp đối với tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành

phố Hà Nội Phân tích thực trạng quản lí các tổ chức hành nghề công chứng của Sở

Tư pháp thành phố Hà Nội; từ đó dé xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và

nâng cao vai trò của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội đối với hoạt động này.

Truong Thanh Nam (2020), "Trach nhiệm cua Sở Tu pháp trong việc bao đảm tinh hợp hiến, hợp pháp của van bản quy phạm pháp luật từ thực tiễn tỉnh Vinh

Phác", Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Luận văn nghiên

cứu cơ sở lí luận và pháp lí về trách nhiệm của Sở Tư pháp trong việc bảo đảm tính

hợp hiến, hợp pháp của văn bản qui phạm pháp luật Phân tích thực tiễn thực hiện

trách nhiệm của Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc trong việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp

pháp của văn bản qui phạm pháp luật; từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp

luật và nâng cao trách nhiệm của Sở Tư pháp đối với hoạt động này.

2.3 Đề tài khoa học

Lê Thi Thu Ba (2005), “Tổ chức và hoạt động của Phòng Tu pháp cấphuyện Thực trạng, giải pháp kiện toàn va nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động”,

dé tài cấp bộ, Bộ Tư pháp, Hà Nội Công trình đánh giá được day đủ, toàn diện, có

hệ thống về thực trạng tổ chức và hoạt động cũng như đề ra những giải pháp củng

cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Phòng Tư pháp

năm 2015 trên cơ sở Hiến pháp 2013) Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm đổi mới tổ chức chính quyền địa phương ở nước ta trong thời gian tới.

2.4 Sách chuyên khảo

Tạ Quang Ngọc (2015), "Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên

Trang 13

môn thuộc Ủy ban nhân dân ở Việt Nam hiện nay”, NXB Chính tri Quốc Ø1a — su

thật, Hà Nội Cuốn sách nghiên cứu cơ sở lý luận của việc đổi mới tổ chức và hoạtđộng của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; thực trạng về tổ chức và

hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các cấp; chỉ ra những

thành tựu cũng như hạn chế, bất cập trong thực tiễn và đề xuất phương hướng, giải

pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

Vũ Thanh Xuân và Nguyễn Thế Vịnh (2016), "Hoi - đáp vé những điểm mới

và nội dung của Luật Tổ chức chính quyên địa phương năm 2015", NXB Chính trị

quốc gia, Hà Nội Cuốn sách tập hợp 148 câu hỏi và trả lời về những điểm mới của

luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 liên quan đến các van dé: chính

quyền địa phương ở nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt,

hoạt động của chính quyền địa phương và cách thành lập, giải thé, nhap, chia, diéu

chinh dia gidi don vi hanh chinh.

Có thé nói, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu nào

nghiên cứu một cách toàn điện cả về lý luận và thực tiễn đưới góc độ luật học về tổ

chức và hoạt động của Sở Tư pháp nói chung và Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang nói riêngtheo hướng đổi mới, đặc biệt là việc tô chức, sắp xếp lại các cơ quan chuyên mônthuộc UBND tỉnh theo quy định mới của Chính phủ tại Nghị định 107/2020/NĐ-CP.

Vì vậy, dé tài mà người viết lựa chọn không hè trùng lặp với các nghiên cứu trước

đây, bên cạnh đó có sự kế thừa từ những nghiên cứu của các tác giả đi trước

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục dich

Trên cơ sở làm rõ những van dé lý luận chung và pháp lý về Sở Tư pháp (cơ

quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh); phân tích, đánh giá thực tiễn tổ chức và hoạt

động của Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang, luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp

đổi mới tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp trên cả nước nói chung và Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang nói riêng trong thời gian tới.

3.2 Nhiệm vụ

Dé đạt được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vu:

Trang 14

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung và pháp lý về Sở Tư pháp - cơquan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng về tô chức và hoạt động của Sở Tư pháp

tỉnh Bắc Giang.

- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động

của Sở Tu pháp trên cả nước nói chung và Sở Tư pháp tinh Bac Giang nói riêng.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu tô chức và hoạt động của Sở Tư

pháp tỉnh Bắc Giang từ năm 2018 đến năm 2022.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Tùy vào từng nội dung cu thé mà luận văn sẽ sử dụng các phương pháp luận

và phương pháp nghiên cứu sau:

5.1 Phương pháp luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin (chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng), tư tưởng Hồ ChíMinh cùng với những quan điểm, đường lối của Dang và Nhà nước Việt Nam về đồimới tô chức và hoạt động của ngành Tư pháp nói chung và các Sở Tư pháp nói riêng

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề dat được mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận văn sử dụng

một số phương pháp nghiên cứu như sau: phương pháp tổng hợp, phương pháp

phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê

6 Điểm mới của luận vănLuận văn là công trình chuyên khảo nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đổimới tô chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang

Trang 15

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn7.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn là công trình nghiên cứu một cách tương đối toàn diện và hệ thống hóa các cơ sở lý luận và pháp luật về tổ chức, hoạt động của Sở Tư pháp tinh Bắc Giang.

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thé góp phần hoàn thiện công tác tổ chức

và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang nói riêng và trên cả nước nói chung

Đồng thời luận văn có thé làm tai liệu tham khảo trong các nghiên cứu, học tập và

ứng dụng giảng dạy tại các cơ sở đảo tạo.

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Danh mục chữ viết tắt, Kết luận, Phụ lục và Danh mục

tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương, gồm:

Chương 1: Những van đề lý luận chung và pháp lý về Sở Tư pháp.

Chương 2: Thực trạng về tô chức và hoạt động của Sở Tư pháp tinh Bắc Giang

Chương 3: Một số giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp trong thời gian tới.

Trang 16

CHƯƠNG 1

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VÀ PHÁP LÝ VE SỞ TƯ PHÁP

1.1 Khái niệm và đặc điểm của Sở Tư pháp

1.1.1 Khái niệm về Sở Tw phápTại Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư phápđến năm 2020 đã xác định hệ thống các cơ quan tư pháp ở nước ta bao gồm toàn bộcác cơ quan tham gia vào hoạt động mang tính tư pháp là Tòa án nhân dân các cấp —

cơ quan thực hiện quyền tư pháp; các cơ quan thực hiện quyền tố tụng (Viện kiểm sátnhân dân, cơ quan thi hành án, cơ quan điều tra các cấp); các cơ quan thực hiện hoạtđộng bé trợ tư pháp và quan lý nhà nước về hoạt động tư pháp [5] Theo đó, trong tổchức bộ máy nhà nước đã hình thành một hệ thống các cơ quan thực hiện chức

năng, nhiệm vụ có tính chất tư pháp được tổ chức tương ứng với các cơ quan thực

hiện quyền hành pháp từ trung ương đến địa phương, giúp cơ quan hành pháp quản

lý hành chính nhà nước về bổ trợ tư pháp và quản lý nhà nước về hoạt động tư pháp bao gồm: Bộ Tư pháp giúp Chính phủ, Sở Tu pháp giúp UBND tỉnh, Phòng Tu pháp giúp UBND huyện và công chức Tư pháp — Hộ tịch cấp xã Tuy nhiên, về tính chất, đây là cơ quan hành chính nhà nước, không có chức năng thực hiện quyền tư

pháp như Tòa án nhân dan các cấp

Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thì chính quyền địaphương ở cấp tỉnh và cấp huyện được thành lập các cơ quan chuyên môn thuộcUBND cùng cấp, là cơ quan tham mưu, giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng

quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương, đồng thời được thực hiện các

nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, uy quyén của cơ quan nha nước cấp trên.

Trong đó có Sở Tư pháp — co quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương thực hiện những chức năng, nhiệm vụ giúp UBND cùng cấp quản lý nhà nước về hành chính tư pháp [35].

Tại Điều 1 Thông tư 07/2020/TT-BTP về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ vàquyền hạn của Sở tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng tư pháp thuộc Ủyban nhân dân cấp huyện (Thông tư 07/2020/TT-BTP) có quy định như sau:

Trang 17

1 Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,

có chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về:công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi tình hình thi hành

pháp luật; kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp

luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; pháp chế; chứng

thực; nuôi con nuôi; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; bồi thường nhà

nước; trợ giúp pháp lý; luật sư, tư vấn pháp luật; công chứng; giám định

tư pháp; đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; hòa giải thương mại;

thừa phat lại; quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh ly tài sản va

hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; đăng ký biện pháp bảo đảm; quản

lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; công tác tư

pháp khác và dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định pháp luật.

2 Sở Tư pháp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng: chịu

sự chỉ đạo, quản lý về t6 chức, biên chế của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

theo thấm quyền; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về

chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp [20].

Từ những phân tích trên có thể hiểu: Sở Tw pháp là cơ quan chuyên môn,

cơ quan hành chính nhà nước ở cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND

cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực hành chính tư pháp, vừa chịu

sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức va các mặt hoạt động cia UBND cấp tỉnh, vừa

chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước cấp trên,

mà trực tiếp là Bộ Tư pháp về chuyên môn nghiệp vụ

1.1.2 Khái niệm về đổi mới tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp

Dé đưa ra khái niệm đôi mới tô chức và hoạt động của Sở Tư pháp, trước hết chúng ta cần làm rõ "đổi mới", tổ chức", "hoạt động" là gì? Đầu tiên, "đổi mới" là

“thay đổi hoặc làm cho thay đổi tốt hơn, tiễn bộ hon so với truéc'[60, tr.657] Trong

đời sống xã hội, quan niệm "đổi mới" được đưa ra dưới nhiều góc độ khác nhau, ở

Việt Nam, "đổi mới" thường được hiểu là thay đôi cách nghĩ, cách làm cũ lạc hậu lỗi

Trang 18

thời, không đáp ứng được nhu cầu phát triển bằng cách nghĩ, cách làm khác tiến bộ

hơn phù hợp với quy luật phát triển Khi nói đến "đổi mới" thường nói đến đổi mới tưduy, đôi mới tổ chức, đổi mới đội ngũ, đổi mới phong cách lãnh đạo Do đó, "đổimới" được sử dụng rộng rãi trong các văn kiện của Đảng, các văn bản của Nhà nước,trong sách báo cũng như ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của nhân dân

Đổi mới có mục tiêu lý luận và mục tiêu thực tiễn, mục tiêu lý luận của đôi mới là nhằm xác lập hệ thống quan điểm đúng đắn về sự thay đổi tốt hơn, tiến bộ hơn trong cách nghĩ, cách làm; mục tiêu thực tiễn của đôi mới là dé tô chức hoạt

động cụ thể nào đó từng bước được xác định vững chắc Hai mục tiêu này có quan

hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau, mục tiêu lý luận phục vụ mục tiêu thực tiễn, mục

tiêu thực tiễn vừa là yêu cầu, vừa là phương thức kiểm tra thành quả đạt được củamục tiêu lý luận.

Thứ hai, "tổ chức" là "sắp xếp, bố trí thành các bộ phận dé cung thuc hién

một nhiệm vu hoặc cùng một chức năng chung",'tập hợp người được tổ chức theo

cơ cấu nhất định để hoạt động vì mục tiêu chung" [60, tr.1662] Theo từ điển Tiếng

Việt và thực tế cho thấy trong từng hoàn cảnh cụ thé mà "t6 chức" có thé được hiểu

và thực hiện ở dạng danh từ "tổ chức" hoặc động từ "tổ chức", hay nói cách khác,

tùy vào mỗi công việc, ngành nghề, lĩnh vực có nhiều định nghĩa khác nhau về

"tô chức" Tổ chức bao gồm hai nội dung cơ bản là tổ chức cơ cấu và tổ chức quátrình Qua đây ta có thé đưa ra khái niệm đổi mới tổ chức của Sở Tư pháp như sau:

"Đổi mới tổ chức Sở Tư pháp là việc hoàn thiện hoặc sắp xếp, bố trí lại các bộ phận

cấu thành của Sở Tư pháp (bao gồm lãnh đạo Sở Tu pháp, các phòng chuyên mônnghiệp vụ và đội ngũ công chức, viên chức, người lao động) nhằm bảo đảm cho mỗi

bộ phận và cả hệ thong tổ chức cia Sở Tu pháp đạt được hiệu suất tổng thé caohơn, phối hợp với nhau tốt hơn"

Thứ ba, "hoạt động" là "làm những việc khác nhau với mục đích nhất định; là

vận động, vận hành để thực hiện các chức năng, nào hoặc tác động nao đó '[60,

tr.827] Trong đời sống hàng ngày, "hoạt động" thường được hiểu là quá trình tác

động qua lại giữa con người với thê giới xung quanh đê tạo ra sản phâm, khi nói

10

Trang 19

đến "hoạt động" thì bao gồm hoạt động của một cá nhân hoặc hoạt động dé tạo ra

sản phẩm, khi nói đến "hoạt động" thì bao gồm hoạt động của một cá nhân hoặc

hoạt động của một tô chức đẻ tạo ra một sản phẩm, một kết quả nhất định, hay nói

cách khác "hoạt động" là "van động, cử động của cá nhân hoặc tô chức nhằm đạt

mục dich nao đó, hoạt động là thực hiện một chức năng nào đó trong một chỉnh thể

hoặc tiến hành những việc làm có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm mục đích chung

trong lĩnh vực nhất định Theo đó, đổi mới hoạt động của Sở Tu pháp là: Duy trì và

phát huy những hoạt động của Sở Tư pháp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ,

quyền han phù hợp, hiệu qua; thay đổi cái xấu, những hoạt động chưa phù hợp, hiệu

quả, khắc phục tình trạng lạc hậu đáp ứng yêu cầu của sự phát triển và đòi hỏi ngày

càng cao của công tác tư pháp trong quản lý hành chính nhà nước và đổi mới bộ

máy Nhà nước thông qua các phương thức hoạt động cụ thé và phù hợp hơn.

Từ các khái niệm đổi mới tổ chức và đổi mới hoạt động của Sở Tư pháp, có thé đưa ra khái niệm đổi mới tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp như sau: Đổi

mới tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp là việc hoàn thiện hoặc sắp xếp, bố trílại các bộ phận cấu thành Sở Tư pháp nhằm bảo đảm cho mỗi bộ phận và cả hệthong tổ chức của Sở Tư pháp dat được hiệu suất tong thé cao hơn, phối hợp vớinhau tốt hơn để duy tri và phát huy những hoạt động của mình trong thực hiệnchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp, hiệu quả; thay đổi cái xấu, những

hoạt động chưa phù hợp, hiệu quả, khắc phục tình trạng lạc hậu bằng những

phương thức tổ chức và hoạt động hợp pháp, hợp lý đáp ứng yêu cầu của sự phát

triển và đòi hỏi ngày càng cao của công tác tư pháp trong quản lý hành chính nhà nước và đối mới bộ máy Nhà nước.

1.1.3 Đặc điểmVới chức năng là một cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh tham mưu

về công tác tư pháp, Sở Tư pháp có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, Sở Tu pháp được tổ chức dựa trên các quy định của pháp luậtMọi cơ quan nhà nước, trong đó có Sở Tư pháp được thành lập khi có cácvăn bản quy phạm pháp luật cho phép Điều này mang lại các địa vị pháp lý khác

11

Trang 20

nhau cho từng co quan trong bộ máy hành chính nhà nước Dia vị pháp lý của từng

cơ quan được xác định rõ ràng trong các hoạt động của từng cơ quan, tổ chức và của

cả bộ máy hành chính nhà nước Mỗi cơ quan, tổ chức được thành lập dé thực hiện

một hoặc một nhóm chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, không chồng chéo, trùng lặp, bảo

đảm tính độc lập tương đối và tạo thành chỉnh thể cho bộ máy hành chính nhà nước Sở

Tư pháp "không phải là cơ quan hiến định" [59, tr.186] Hiện nay, việc tổ chức và

thành lập của Sở Tư pháp được thực hiện trên cơ sở của Luật Tổ chức chính quyền địa

phương năm 2015 (sửa đồi, bổ sung năm 2019); Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày

14/9/2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/ ND-CP của

Chính phủ quy định tô chức các co quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương: Thông tư số 07/2020/TT-BTP ngày 21/12/2020 của Bộ Tư

pháp hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tinh, Phong Tư pháp thuộc UBND cấp huyện;

Thứ hai, hoạt động của Sở Tư pháp mang tính pháp lý

Sở Tư pháp có quyền ban hành các văn bản áp dụng pháp luật trong lĩnh vực

tư pháp để buộc các cơ quan cấp dưới trong hệ thống bộ máy hành chính nhà nước,các tổ chức khác trong xã hội và công dân phải chấp hành, thực hiện Bên cạnh đó,

Sở Tư pháp có quyền kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hoặc

thành lập các đoản kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quyết định quản lý, tiến

hành cá biện pháp giáo dục, thuyết phục, khen thưởng, kỷ luật và cưỡng chế khi cần

thiết trong quản lý hành chính nhà nước Thầm quyền của Sở Tư pháp là sự phù hợp

giữa chức năng nhiệm vụ với quyền hạn được trao Căn cứ vào địa vị pháp lý và

chức năng, nhiệm vụ, Sở Tư pháp được trao thâm quyền riêng dé hoạt động với tư

cách là cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND cấp tỉnh thực hiện các hoạt độngquản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp tại địa phương.

Thứ ba, Sở Tu pháp được tô chức và hoạt động theo nguyên tắc hai chiéu

trực thuộc [59, tr.I 86]

Do Sở Tư pháp là một cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nên Sở Tưpháp cũng tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc hai chiều trực thuộc Cụ thể, theo

12

Trang 21

chiều ngang: Sở Tư pháp là cơ quan tham mưu giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp ở địa phương theo quy định của pháp

luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp

tỉnh Mối quan hệ phụ thuộc vào chiều ngang là mối quan hệ cơ bản, thể hiện không

những về mặt tổ chức mà còn cả về mặt hoạt động Về tổ chức, Sở Tư pháp chịu sự

chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp tỉnh Giám đốc và

các Phó Giám đốc Sở Tư pháp là do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm

Do vậy, quan hệ trực thuộc theo chiều ngang vào UBND cấp tỉnh là chiều trực

thuộc cơ bản của Sở Tư pháp Theo chiêu doc, Sở Tư pháp "chịu sự chỉ đạo, hướng

dan, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tu pháp" [20] Đồng

thời, Sở Tư pháp còn có trách nhiệm thông tin, báo cáo về tình hình thực hiệnnhiệm vụ được giao cho Bộ Tư pháp.

1.2 Vi trí pháp lý, vai trò của Sở Tư pháp 1.2.1 Vi trí pháp lý

Các cơ quan thuộc UBND lần đầu tiên được Hiến pháp năm 1992 ghi nhận

qua nội dung: "Đại biểu HĐND có quyên chất vấn Chủ tịch UBND, Chủ tịch và các

thành viên khác của UBND, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát

nhân dân và thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND " (Điều 122) và "Chủ tịch

UBND có quyên đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái của các

cơ quan thuộc UBND " [29, Điều 124] Như vậy, một cách gián tiếp, các cơ quan

chuyên môn thuộc UBND đã được Hiến pháp năm 1992 xác nhận thông qua các cơ

quan thuộc UBND nói chung.

Đến Hiến pháp năm 2013 có quy định "Đại biểu HĐND có quyên chất vấn Chủ tịch UBND, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân

ân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Thi trưởng cơ quan thuộc Uy ban nhân

dân" [32, Điều 115] Quy định nay cũng thừa nhận có sự hiện diện của những cơ

quan thuộc UBND mặc dù Hiến pháp 2013 cũng không nêu rõ các cơ quan này là

cơ quan chuyên môn thuộc UBND.

VỊ trí pháp lý của một cơ quan chuyên môn cụ thể được xác định dựa vào các

13

Trang 22

quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, điều kiện thành lập, Tùy từng

giai đoạn khác nhau mà quy định của pháp luật về số lượng cơ quan chuyên mônthuộc UBND cấp tỉnh có sự thay đổi: tại Nghị định 171/2004/NĐ-CP [9] quy định

có 27 cơ quan chuyên môn, trong đó cơ cấu cứng là 19 cơ quan, nghĩa là 19 cơ quan

này có ở tất các các tỉnh thành trên cả nước, không phân biệt về vị trí địa lý, đặc thù

dân số, kinh tế Ngày 04/02/2008, Nghị định số 13/2008/NĐ-CP [11] ra đời dé thay

thế Nghị định 171/2004/NĐ-CP thì số Sở thuộc UBND cấp tỉnh giảm xuống còn 20,

trong đó cơ cấu cứng là 17 và số lượng này vẫn được giữ nguyên tại quy định hiện

hành là Nghị định 107/2020/NĐ-CP Tuy nhiên, cho dù các cơ quan chuyên môn

thuộc UBND tỉnh có thay đổi về số lượng và cơ quan đặc thù thì Sở Tu pháp qua

các thời kỳ luôn năm trong cơ cấu cứng Điều này gián tiếp khăng định vị trí pháp

lý của Sở Tư pháp trong số các cơ quan chuyên môn ở địa phương.

Theo Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, cơ quan

chuyên môn thuộc UBND được tổ chức ở cấp tỉnh là co quan chuyên môn, giúp

UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà

nước cấp trên; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tô chức, biên chế và công tác của UBNDđồng thời sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về ngành,

lĩnh vực cấp trên; Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của cơ quan

chuyên môn thuộc UBND cấp tinh [35]

Dé cụ thé hóa các quy định đó, ngày 14/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị

định 107/2020/NĐ-CP về sửa đồi, bỗ sung một số điều của Nghị định số

24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Nghị định

107/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/11/2020.

Tóm lại, từ những ngày đầu chưa có quy định rõ rệt về vị trí pháp lý của các

cơ quan chuyên môn thuộc UBND thì đến nay, sự phân cấp, phân quyền về địa

phương đã được quy định cụ thể và ngày càng mở rộng trong đó có các quy định về

vị trí pháp lý của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, trong đó có Sở Tư pháp.

14

Trang 23

1.2.2 Vai trò

Nhìn từ góc độ học thuật thì Đại từ điển Tiếng Việt có định nghĩa vai trò

là "chuc năng, tác dụng cua cái gì hoặc của ai trong sự vận động, phát triển của

nhóm, tập thé nói chung" [60] Theo đó, nói đến vai trò của Sở Từ pháp là nói tới

những tác động, ảnh hưởng và đóng góp to lớn của Sở Tư pháp trong việc quản

ly nha nước.

Với vi tri là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tinh nên hoạt động của

Sở Tư pháp mang tính chất "tham mưu", "giúp việc" và " vấn" cho UBND trong

hoạt động quản lý hành chính Cụ thể là tham mưu, tư vấn cho UBND cùng cấp về

dự thảo các quyết định, các chương trình hoặc biện pháp quản lý nhà nước, tham

mưu cho UBND cùng cấp xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch

ngắn hạn, trung hạn, dài hạn hàng năm trên các lĩnh vực quản lý hoặc giúp UBND quản lý một số hoạt động đối với tổ chức cá nhân trong phạm vi thâm quyền của

UBND cùng cấp ở địa phương, thực hiện những nhiệm vụ khi được UBND giao, ủy

quyền, cũng như thực hiện hoạt động kiểm ra việc chấp hành pháp luật của các tổ

chức, cá nhân, thuộc lĩnh vực Tư pháp ở địa phương [26, tr.45].

Tại Nghị quyết số 49/NQ-TW thì bên cạnh hệ thống Tòa án nhân dân với hoạtđộng xét xử thì các cơ quan thực hiện chức năng quan lý nhà nước về bồ trợ tư pháp như

luật sư, công chứng, thừa phát lại, cũng nằm trong nhóm các cơ quan tư pháp [5].

Theo đó, công chứng, luật sư và giám định tư pháp là những lĩnh vực hoạt động

nhằm hỗ trợ đắc lực cho hệ thống tư pháp Về phương diện nhà nước, hoạt động

công chứng, luật sư và giám định tư pháp sẽ góp phần quan trọng làm cho các hoạtđộng của hệ thống tư pháp được khách quan, nhanh chóng và đúng pháp luật Sở Tư

pháp là cơ quan tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với

các lĩnh vực nói trên đã đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược cảicách tư pháp hiện nay ở Đảng và Nhà nước ta.

Ngoài ra, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định Sở

Tư pháp có trách nhiệm thâm định dự thảo quyết định trước khi trình UBND cấp

tỉnh [34, Điều 130] cho thấy vai trò không thể thay thế về mặt pháp lý ở địa phương

15

Trang 24

Hay Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định cơ quan thường trực Hội

đồng phối hợp phố biến giáo dục pháp luật của Chính phủ là Bộ Tư pháp, UBND cấptinh là Sở Tư pháp, của UBND cấp huyện là Phòng Tư pháp [31, Điều 7] cũng cho

thấy vai trò của Sở Tư pháp trong các lĩnh vực liên quan đến tuyên truyền, pho biến

giáo dục pháp luật.

Tóm lại, qua những phân tích trên đã cho thấy vai trò đặc biệt của Sở Tưpháp trong tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ nhà nước về côngtác tư pháp ở địa phương, đồng thời là cấp tổ chức thực hiện, đưa các chủ trương,đường lối và chính sách pháp luật và tư pháp vào thực tiễn đời sống

1.3 Nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp

1.3.1 Nguyên tắc

Với vị trí là một cơ quan hành chính trong bộ máy nhà nước Việt Nam, tôchức và hoạt động của Sở Tư pháp được thực hiện theo các nguyên tắc tổ chức vàhoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung, bao gồm các nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất, nguyên tắc Đảng lãnh đạo: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhànước và xã hội là nguyên tắc của đời sống chính trị - xã hội ở nước Cộng hòa XHCN

Việt Nam, được quy định tại Điều 4 Hiến pháp năm 2013 Trong tô chức và hoạt động

của Sở Tư pháp, nguyên tắc này thé hiện qua việc Sở Tư pháp thé chế hóa kịp thời vàđúng đắn các quan điểm của Đảng về các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý nhà

nước thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp; tạo ra các cơ chế pháp lý

để đảm bảo thực hiện các quan điểm của Đảng về quản lý nhà nước tại Sở Tư pháp Nguyên tắc này còn thê hiện qua việc Sở Tư pháp chịu sự kiểm tra của Đảng đối với

van đề tô chức và hoạt động của Sở thông qua chế độ báo cáo, thông báo, chế độ giảitrình, chế độ đánh giá cán bộ, công chức, chế độ xử lý trách nhiệm [24, tr.61]

Thứ hai, nguyên tắc tập trung dân chu: Tập trung dân chủ là nguyên tắc tô

chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được quy định

tại khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 "Nha nước được tổ chức và hoạt động theo

Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật thực hiệnnguyên tac tập trung dân chu [32] Tập trung dân chủ là sự kết hợp giữa lãnh đạotập trung trên cơ sơ dân chủ và phát huy dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung bởi nếu

16

Trang 25

chỉ lãnh đạo tập trung thì sẽ là tập trung quan liêu, còn nếu chỉ tăng cường dân chủ

thì sẽ là dân chủ vô nguyên tắc [24, tr.ó6] Trong té chức và hoạt động của Sở Tupháp thì nguyên tắc này thể hiện qua việc tô chức và hoạt động của Sở chịu sự lãnh

đạo của UBND cấp tỉnh về vấn đề nhân sự và chịu sự lãnh đạo của Bộ Tư pháp về

vấn đề chuyên môn nghiệp vụ Trong nội bộ của Sở, nguyên tắc này thê hiện bằng

việc bảo đảm sự lãnh đạo của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước đối với

nhân viên cấp dưới Đồng thời, đảm bảo chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ

quan, đơn vị (Giám đốc Sở chịu trách nhiệm cá nhân và chịu trách nhiệm vé các sai

phạm của cơ quan và cấp dưới trong Sở Tư pháp)

Thứ ba, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp phải tuân thủ Hién

pháp và pháp luật: Một đất nước pháp quyền là một đất nước mà trong đó pháp luật

được thực thi nghiêm chỉnh bởi mọi cơ quan nhà nước, mọi t6 chức và cá nhân Về trách nhiệm tuân thủ pháp luật của nhà nước, Hiến pháp năm 2013 có quy định:

"Nha nước được tổ chức và hoạt động theo Hién pháp và pháp luật, quản lý xã hội

bằng Hiến pháp và pháp luật" [32, Điều 8] Theo đó, trong nền hành chính nha

nước, pháp quyền được hiểu là một trật tự quản lý được thiết lập theo quy định củapháp luật Pháp quyền là điều kiện tất yếu của quan lý nhà nước [24, tr.ó4] Nguyêntắc này thể hiện việc tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp phải trên cơ sở và không

trái với pháp luật của cơ quan chính quyền ở Trung ương và cấp tỉnh Việc ban hành

và thực hiện quy phạm pháp luật hành chính của Sở Tư pháp cũng phải phù hợp với Hiến pháp, luật; phù hợp và trên cơ sở văn bản của Quốc hội, HĐND cấp tỉnh,

Chính phủ, Bộ Tư pháp, UBND cấp tỉnh Quá trình tổ chức và hoạt động của Sở Tưpháp bao đảm sự chủ động, sáng tạo trong quản ly nhà nước nhưng trong phạm vithâm quyền cho phép

Bên cạnh đó, theo Điều 2 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ quyđịnh tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phó trực thuộc trungương thì cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh trong đó bao gồm Sở Tư pháp

phải tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và nguyên tắc hoạt động sau:

Một là, bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của

17

Trang 26

UBND cấp tỉnh và sự thống nhất, thông suốt, quản lý ngành, lĩnh vực công tác từ

trung ương đến cơ sở

Hai là, tinh gon, hợp lý, hiệu lực, hiệu quả, tổ chức quan lý đa ngành, đa lĩnhvực; không nhất thiết ở Trung ương có Bộ, cơ quan ngang Bộ thì cấp tỉnh có tổchức tương ứng.

Ba là, phù hợp với điều kiện tự nhiên, dân số tình hình phát triển kinh tế - xãhội của từng địa phương và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước

Bốn là, không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn với các tô chứcthuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ đặt tại địa phương [12].

Ngoài ra, Sở Tư pháp còn được tổ chức và hoạt động "theo nguyên tắc thủ trưởng" [25, tr.245], theo đó, thủ trưởng là người đứng đầu cơ quan, ý chí của họ là

ý chí của cơ quan do pháp luật quy định và trao cho người đó Những người cấp phócủa thủ trưởng chỉ là người giúp thủ trưởng cơ quan, thực hiện nhiệm vụ theo sự

phân công, phân cấp của thủ trưởng cơ quan.

1.3.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp

pháp Nhìn chung, theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Tư pháp gồm: lãnh đạo Sở; các bộ phận tham mưu, tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ và các tô chức sự nghiệp thuộc Sở.

a Lãnh đạo Sở

Theo quy định thì “Sở Tư pháp có Giám đốc và không quá 03 (ba) Phó Giámđốc (đối với thành pho Hà Nội và thành pho Hô Chi Minh không quá 04 Phó Giámđốc)” [12, Điều 6, Khoản 2] Tuy nhiên, Nghị định số 107/2020/NĐ-CP đã có

18

Trang 27

những thay đổi đáng kể trong quy định về lãnh đạo Sở nói chung và lãnh đạo Sở Tư pháp nói riêng, cụ thê:

Bình quân mỗi sở có 03 Phó Giám đốc Căn cứ số lượng sở được thành

lập và Tổng số lượng Phó Giám đốc, UBND cấp tỉnh quyết định cụ thể

số lượng Phó Giám đốc của từng sở cho phù hợp Riêng thành phố Hà

Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài tổng số lượng Phó Giám đốc theo

quy định tính bình quân chung thì mỗi thành phố được tăng thêm không

quá 10 Phó Giám đốc [21, Điều 1, Khoản 4].

Như vậy, theo cách quy định mới của Nghị định 107/2020/NĐ-CP thì số

lượng Phó Giám đốc của Sở tối thiêu là 01 và có thé nhiều hơn 03, miễn sao đảm

bảo tổng số lượng Phó Giám đốc của các Sở không vượt quá định mức quy định

Đây là một quy định mang tính linh động trong việc tô chức cơ cấu nhân sự lãnh

đạo sở phù hợp với tính chất công việc của từng đơn vị [21]

So với Nghị định số 24/2014/NĐ-CP thì Nghị định 107/2020/NĐ-CP cũng

đã có những sửa đổi, bố sung nhất định liên quan đến chức danh Giám đốc, PhóGiám đốc Sở:

Thứ nhất, Nghị định 107/2020/NĐ-CP đã quy định cụ thể Giám đốc Sở “la

Ủy viên của UBND cấp tinh do HĐND cấp tỉnh bau” [21, Điều 1, Khoản 4] Sự bỗsung này nhằm phù hợp với các quy định của Luật Tổ chức Chính quyền địaphương năm 2015 (sửa đổi, bé sung năm 2019) Như vậy, Giám đốc Sở Tư phápcũng là Ủy viên của UBND cấp tỉnh và do HĐND cấp tỉnh bầu theo sự giới thiệucủa Chủ tịch UBND cấp tỉnh

Thứ hai, bỗ sung quy định về Phó Giám đốc Sở Theo đó, “Phó Giám đốc Sở

không kiêm nhiệm người đứng đâu tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc sở, trừ

trường hợp pháp luật có quy định khác” [21, Điều 1, Khoản 4] Do vậy, về nguyêntắc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp cũng không được kiêm nhiệm làm người đứng đầucác tô chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở như Trưởng phòng hoặc người đứng đầu

các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở.

Ngoài ra, việc bô nhiệm, miễn nhiệm, điêu động, luân chuyên, khen thưởng,

19

Trang 28

xử lý kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu đối với Giám đốc và các Phó Giám đốc Sở

Tư pháp sẽ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định

b Các bộ phận tham mưu, tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ

Các bộ phận tham mưu, tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ là những đơn vị

đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Sở Tư pháp Thông tư số 07/2020/TTBTP

quy định các bộ phận tham mưu, tông hợp và chuyên môn nghiệp vụ thuộc cơ cấu

tổ chức của Sở Tư pháp như sau:

Đối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các tổ chức thuộc Sở Tư pháp

được thành lập phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, bao gồm Văn phòng

Sở, Thanh tra Sở và không quá 09 Phòng chuyên môn, nghiệp vụ; trường hợp vượtqua thì Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo xây dựng Đề án thành lập tổ chức và phải

thông nhất với Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp trước khi quyết định [20], [21].

Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, cơ cau tổ chức của

Sở Tư pháp có Văn phòng Sở, Thanh tra Sở và 06 Phòng chuyên môn, nghiệp vụ như sau:

- Phòng Xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (quản lý công tácxây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, công tácpháp chế, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp);

- Phong Quản lý xử ly vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (quản lý công tác xử lý vi phạm hành chính va theo dõi thi hành pháp luật)

- Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật (quản ly công tác phô bién, giáo dục

pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dung xã, phường, thị tran tiếp cận pháp luật);

- Phòng Hành chính tư pháp (bao gồm hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôicon nuôi, bồi thường nhà nước, đăng ký giao dịch bảo đảm, lý lịch tư pháp — trừ cácthành phố trực thuộc Trung ương);

- Phong Bồ trợ tư pháp (bao gồm luật sư, tư van pháp luật, công chứng, giám

định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trong tài thương mại (nếu có), trợ giúp pháp lý, thi

hành án dân sự, thừa phát lại (nếu có) và các lĩnh vực tư pháp khác) [20], [21].

Việc thành lập Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Sở hoặc bộ phận tô chức cán bộ

20

Trang 29

thuộc Văn phòng Sở do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định Phòng Lý lịch tư phápđược thành lập tại các thành phó trực thuộc Trung ương theo Quyết định số2369/QĐ-TTg ngày 28/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây

dựng Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và kiện toàn tổ chức thuộc Sở Tư pháp dé

xây dựng, quản lý cơ sở dit liệu ly lịch tư pháp (Quyết định số 2369/QĐ-TTg) [46]

Nhìn chung, theo quy định của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV, mỗi Sở Tư pháp sẽ có cơ cấu gồm Văn phòng Sở, Thanh tra Sở và trung bình từ 06 đến 09 phòng chuyên môn, nghiệp vụ.

Riêng Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thì trên thực tế hiện nay các Sở Tư pháp

không còn tổ chức Phòng này do không còn thực hiện chức năng kiểm soát thủ tục hành chính Nhưng tại Nghị định 107/2020/NĐ-CP đã có sự thay đổi trong quy định

về cơ cấu tô chức của Sở nói chung và Sở Tư pháp nói riêng Theo đó, chỉ có các

phòng chuyên môn, nghiệp vụ là đơn vị bắt buộc phải có trong cơ cấu tổ chức của

sở, đối với các cơ quan còn lại như Thanh tra sở, Văn phòng sở, Chi cục thuộc Sở

và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở thì có thể có hoặc không quy định [21, Điều

1, Khoản 3] Điều này một lần nữa thể hiện tư duy đổi mới trong quy định về cơ cấu

tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tinh, trong đó có Sở Tupháp, tránh các quy định mang tính “cào bằng” giữa các Sở Ngoài ra, các tiêu chí

thành lập đối với phòng chuyên môn, Văn phòng và chi cục thuộc Sở cũng được bổ

sung và quy định chỉ tiết tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 107/2020/NĐ-CP

c Các tổ chức sự nghiệp thuộc Sở

Bên cạnh lãnh đạo Sở; bộ phận tham mưu, tổng hợp và chuyên môn nghiệp

vụ thi cơ cấu tô chức của Sở Tu pháp còn có các tô chức sự nghiệp thuộc Sở gồm:Các Phòng Công chứng, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước và Trung tâm Dịch

vụ bán đấu giá tài sản

Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực

thuộc Sở Tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật Các đơn vị sự nghiệp

có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch, hoạt động trong

khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao UBND cấp tỉnh quyết định

21

Trang 30

đối với việc thành lập, tô chức lại hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập trực

thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh 02 đơn vị sự nghiệp có số lượng có định là Trung tâm TGPL nhà

nước và Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản thì các Phòng Công chứng không

được quy định cụ thé số lượng mà căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương, LuậtCông chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành để thành lập và bố trí cho phù hợpvới quy hoạch va quy định của pháp luật.

Có thé nói, việc sắp xếp, tô chức lại bộ máy cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh

nói chung và Sở Tư pháp nói riêng theo quy định mới đã đáp ứng được yêu cầu tinh

gọn bộ máy của Đảng, Nhà nước ta và phù hợp với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.

1.3.2.2 Hoạt động của Sở Tư pháp

a Chế độ làm việc

Theo quy định, cơ quan chuyên môn cấp tinh "lam việc theo chế độ thi

trưởng và theo Quy chế làm việc của UBND cấp tỉnh, bảo đảm nguyên tắc tập trung

dân chú" [12, Điều 7, Khoản 1] Theo đó, Sở Tư pháp cũng là cơ quan làm việctheo chế độ thủ trưởng Giám đốc Sở Tư pháp là người chịu trách nhiệm trướcUBND và Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn quản lý nhà nước về ngành tư pháp ở địa phương và các công việc được

UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phân công hoặc ủy quyền, Giám đốc Sở Tư pháp

ban hành Quy chế làm việc của sở và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó

trong Sở Đồng thời, Giám đốc Sở Tư pháp cũng là người chịu trách nhiệm khi để

xảy ra tham những, gây thiệt hại trong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của

mình [12, Điều 7, Khoản 3]

Ngoài ra, Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm báo cáo với UBND, Chủ tịch

UBND cấp tỉnh; Bộ Tư pháp về tổ chức, hoạt động của cơ quan mình; báo cáo công

tác trước HĐND và UBND cấp tỉnh khi có yêu cầu; cung cấp tài liệu cần thiết theo

yêu cầu của HĐND cấp tinh; trả lời kiến nghị của cử tri, chất van của đại biểu

HĐND cấp tỉnh về những van dé trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý; phối hợp

22

Trang 31

với các Giám đốc Sở khác, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan

có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của Sở [12, Điều 7, Khoản 4I Đồngthời, Giám đốc Sở có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp Trưởng và cấp Phó các cơ

quan, đơn vị thuộc va trực thuộc theo quy định [12, Điều 7, khoản 4I:

b Một số hoạt động cơ bản của Sở Tu pháp(1) Tham mưu ban hành văn bản (quy phạm, cá biệt) hoặc ban hành văn bảntheo thâm quyền:

Thứ nhất, tham mưu UBND cấp tỉnh ban hành hoặc tham mưu UBND cấp

tỉnh trình HĐND cấp tỉnh ban hành các văn bản QPPL để quản lý nhà nước về

lĩnh vực tư pháp đúng thâm quyền, tham gia xây dựng dự thảo các văn bản

QPPL thuộc thâm quyền ban hình của UBND cấp tỉnh do cơ quan chuyên môn

khác của UBND cấp tỉnh chủ trì soạn thảo trước khi trình UBND cấp tỉnh Tổ chức lay y kiến nhân dân về các dự án, dự thao văn ban QPPL theo su chi đạo

của UBND cấp tỉnh và Bộ Tư pháp

The hai, tham mưu UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành các

văn bản cá biệt thực hiện nội dung quản lý nhà nước về lĩnh vực tư pháp theo phâncấp của Chính phủ

Thứ ba, ban hành các văn bản hành chính để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

theo thâm quyền được phân cấp.

(2) Tổ chức thực hiện văn bản pháp luật thông qua việc triển khai tổ chức thực hiện các văn bản QPPL, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án trong

lĩnh vực tư pháp đã được cấp có thâm quyền quyết định, phê duyệt

(3) Cấp các loại giấy chứng nhận, giấy đăng ký hành nghề trong các lĩnh vực

hộ tịch, quốc tịch, bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý như: Cấp Phiếu lý lịch tư pháp,Cấp giấy xác nhận là người có quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận, cấp và thu

hồi thẻ Cộng tác viên TGPL; Cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng

công chứng, cấp, thu hồi Thẻ công chứng viên; Cấp, thu hồi thẻ Đấu giá viên

(4) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Việc kiểm tra, thanh tra

đối với cơ quan, tô chức, cá nhân có thé tiến hành dưới hai hình thức là thanh tra

23

Trang 32

chuyên nganh theo kế hoạch và thanh tra đột xuất Thanh tra Sở theo dõi, kiểm tra,

đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, quyếtđịnh giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý, kiến nghị về tố

cáo của Giám đốc Sở Tư pháp, đồng thời tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác

thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham những trong phạm vi

quản lý của Sở Tu pháp Ngoài ra, việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố

cáo còn được thực hiện thông qua hình thức định kỳ tiếp công dân công khai tại trụ

sở của Giám đốc Sở Tư pháp và Chánh Thanh tra Sở.

(5) Cung cấp dịch vụ công: Hình thức hoạt động cung cấp dịch vụ công của

Sở Tư pháp không được thực hiện trực tiếp tại Sở mà thực hiện thông qua hoạt động

của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Các Phòng Công chứng cung cấp dịch vụ về

công chứng, chứng thực; Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản cung cấp dịch vụ về bán đấu giá và Trung tâm TGPL pháp lý cung cấp các dịch vụ về TGPL miễn phí

cho các đối tượng được TGPL theo quy định của pháp luật

Có thé nói, trong sự vận hành của nên hành chính nhà nước, mỗi hoạt động

của Sở Tư pháp đều có ý nghĩa, vai trò riêng Song dé nói về hoạt động nổi bật của

Sở Tư pháp, có lẽ phải kế đến hoạt động tham mưu ban hành văn bản quy phạm, cábiệt ; cấp các loại giấy chứng nhận, giấy đăng ký hành nghề trong các lĩnh vực hộtịch, quốc tịch, bỗ trợ tư pháp và cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đấu giá và

trợ giúp pháp lý bởi đây là những nhiệm vụ đặc thù của lĩnh vực tư pháp, nhưng chúng lại mang tính hành chính, chứ không đậm tính tố tụng như hoạt động của các

cơ quan tư pháp khác như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra

1.4 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp

1.4.1 Chức năngChức năng được định nghĩa là phương diện, mặt hoạt động chủ yếu của một

thiết chế (cơ quan, tô chức) Chức năng còn được hiểu là hoạt động chủ yếu của một

cơ quan, tô chức đó [57, tr.162]

Tại Thông tư 07/2020/TT-BTP quy định Sở Tư pháp có chức năng thammưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực:

24

Trang 33

công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật; kiểmtra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dụcpháp luật; hòa giải ở cơ sở; pháp chế; chứng thực; nuôi con nuôi; hộ tịch; quốc tịch;

lý lịch tư pháp; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; luật sư, tư van pháp luật;

công chứng; giám định tư pháp; đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; hòa giảithương mại; thừa phat lại; quản tài viên, doanh nghiệp quan lý, thanh lý tai sản và

hành nghề quản lý, thanh lý tải sản; đăng ký biện pháp bảo đảm; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; công tác tư pháp khác theo quy định pháp luật [20, Điều 1].

Theo đó, ở quy định mới tại khoản 5 điều 1 Nghị định số 107/2020/NĐ-CP,

Sở Tư pháp đã không còn thực hiện chức năng kiểm soát thủ tục hành chính do chức

năng này đã được chuyền giao sang Văn phòng UBND tỉnh [21] Quy định này được thừa hưởng theo đúng tỉnh thần của Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017

của Chính phủ về sửa đôi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm

soát thủ tục hành chính, ké từ ngày 25/9/2017 (Nghị định số 92/2017/NĐ-CP).

Ngoài ra, Sở Tư pháp còn là cơ quan triển khai các chủ trương, chính sách

của Đảng và Nhà nước về hoạt động tư pháp từ tỉnh đến cơ sở thông qua việc phối

hợp với các cơ quan, ban ngành khác có liên quan Để thực hiện chức năng này, pháp luật hiện hành đã quy định cho Sở Tư pháp những nhiệm vụ, quyền hạn theo

phân cấp quản lý

1.4.2 Nhiệm vụ, quyền hạn

Nhiệm vụ được hiểu là những công việc cần phải làm dé đảm bảo thực hiệnđúng chức năng của chủ thể [67], quyền hạn là quyền của một cơ quan, tổ chứchoặc các nhân được xác định theo phạm vi nội dung lĩnh vực hoạt động cấp và chức

vu, vị trí công tác và trong phạm vi không gian, thời gian nhất định [68] Theo đó, tại Điều 2 Thông tư số 07/2020/TT-BTP có thể thấy hiện nay Sở Tư pháp được trao

36 nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau, có thé chia thành các nhóm như sau:

- Nhóm nhiệm vụ về xây dựng, kiểm tra văn bản QPPL, pháp chế và hỗ trợpháp lý doanh nghiệp

Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng UBND cấp tỉnh trình

25

Trang 34

UBND cấp tỉnh phê duyệt, điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản QPPL của

UBND cấp tỉnh; Thâm định dự thảo các văn bản QPPL thuộc thâm quyền ban hànhcủa HĐND và UBND cấp tỉnh do cơ quan chuyên môn khác của UBND cấp tỉnhchủ trì soạn thảo theo quy định của pháp luật.

Giúp UBND cấp tỉnh tự kiểm tra văn bản do UBND cấp tỉnh ban hành; Tham

mưu Chủ tịch UBND cấp tỉnh xử lý văn bản trái pháp luật đã được phát hiện Kiểm tra

văn bản QPPL của HĐND và UBND cấp huyện; hướng dẫn cơ quan chuyên môn

thuộc UBND cấp huyện tự kiểm tra văn bản QPPL và kiểm tra văn bản QPPL của

HĐND và UBND xã, phường, thị trấn

Tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thong hoa văn bản QPPL của HĐND va

UBND cấp tỉnh theo quy định của pháp luật; đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả

rà soát, hệ thống hóa chung của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và của UBND cấp huyện.

Xây dựng, trình UBND cấp tỉnh ban hành chương trình, kế hoạch công tác pháp chế; củng cố tổ chức pháp chế, thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công

tác pháp chế tại địa phương Thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanhnghiệp theo quy định của pháp luật [53].

- Nhóm nhiệm vụ về PBGDPL; hòa giải ở cơ sở và tiếp cận pháp luật

Xây dựng, trình UBND cấp tỉnh ban hành chương trình, kế hoạch PBGDPL

Tổ chức thực hiện sau khi chương trình, kế hoạch được ban hành; giúp

UBND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ về xây dựng xã, phường, thị tran tiép can phap

luật theo quy định Thực hiện nhiệm vu của co quan thường trực Hội đồng phối hợp

PBGDPL cấp tỉnh; Theo dõi, hướng dẫn công tác PBGDPL tại địa phương; đôn

đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp tỉnh, các cơ quan, tôchức có liên quan và UBND cấp huyện trong việc tổ chức Ngày Pháp luật nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn;

Xây dựng, quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp

luật Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở; hướng dẫn nghiệp vụ và

kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên theo Quy chế phối hợp giữa Chính phủ

26

Trang 35

và Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở cấp xã và ở các cơquan, đơn vị theo quy định của pháp luật [53].

- Nhóm nhiệm vụ về công tác hành chính tư pháp bao gồm hộ tịch, quốc tịch,

chứng thực, nuôi con nuôi, bồi thường nhà nước:

Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộtịch, quốc tịch tại địa phương; Xây dựng hệ thống tổ chức đăng ký và quản lý hộtịch; quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở đữ liệu hộ tịch điện tử theo quy định.

Giải quyết các việc về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thuộc thâm quyền

theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của UBND cấp tỉnh.

Thực hiện các nhiệm vụ để giải quyết hồ sơ xin nhập, xin thôi, xin trở lại

quốc tịch Việt Nam; xác nhận có quốc tịch Việt Nam; xin cấp giấy xác nhận là người có quốc tịch Việt Nam; thông báo có quốc tịch Việt Nam; quản lý và lưu trữ

hồ sơ về quốc tịch theo quy định

Hướng dẫn nghiệp vụ cho cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và

công chức Tu pháp — Hộ tịch thuộc UBND cấp xã về việc cấp ban sao từ số gốc,chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.

Xây dựng, quản lý, khai thác, bảo vệ và sử dụng cơ sở đữ liệu lý lịch tư pháp

tại địa phương theo quy định của pháp luật; cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo thâm quyền Tiếp nhận, xử lý thông tin lý lịch tư pháp do Tòa án, cơ quan Thi hành án

dân sự, các cơ quan, tổ chức có liên quan và Trung tâm Lý lich tư pháp quốc giacung cấp; cung cấp Lý lịch tư pháp, thông tin bổ sung cho Trung tâm Lý lịch tưpháp quốc gia, cho Sở Tu pháp khác

Đề xuất, trình UBND cấp tỉnh xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thưởng

nhà nước trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc chưa có sự thong nhất về việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường nhà nước theo quy định của pháp

luật; Hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước cho công chức

thực hiện công tác bồi thường nhà nước của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp

tỉnh và UBND cấp huyện [53]

27

Trang 36

- Nhóm nhiệm vụ về công tác bồ trợ tư pháp bao gom quản lý nhà nước về

luật sư, công chứng, bán đấu giả tài sản, giảm định tư pháp, trọng tài thương mại,quân tải viên, quản, thanh lý tài sản, hòa giải thương mại

Trình UBND cấp tỉnh các dự thảo quy hoạch phát triển nghề luật sư, công

chứng, bán đấu giá tài sản và các nghề tư pháp khác ở địa phương thuộc phạm vi

quan lý nhà nước của UBND cấp tỉnh và tổ chức thực hiện các quy hoạch tổng thé

đã được cấp có thâm quyền phê duyệt, ban hành

Thâm định hồ sơ, trình UBND cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập, phê

chuẩn kết quả Đại hội của Đoàn luật sư, giải thé Doan luật su; Cấp, thu hồi Giấy

đăng ký hoạt động của tô chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề luật

sư nước ngoài tại Việt Nam, Trung tâm tư van phap luat; cap, thu hồi Thủ tư van

viên pháp luật; Lập danh sách, theo dõi người đăng ký hành nghề tại Đoàn luật sư

tại địa phương.

Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bồ nhiệm, miễn nhiệm Công chứng viên; quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng đối với công chứng viên Trình

UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng Công chứng vàcho phép thành lập, thay đổi, hợp nhất, sáp nhập, chuyên nhượng va thu hồi quyếtđịnh thành lập Văn phòng công chứng theo quy định Cấp, thu hồi Giấy đăng ký

hoạt động của Văn phòng công chứng; ghi nhận thay đổi danh sách công chứng

viên là thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng; xem xét, thông báo băng

văn bản cho Văn phòng công chúng về việc đăng ký danh sách công chứng viên

làm việc theo chế độ hợp đồng;

Trình UBND cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định

tư pháp; chuyên đổi loại hình hoạt động, thay đồi, bổ sung lĩnh vực giảm định của

Văn phòng giảm định tư pháp Cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng giám

định tư pháp; phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh về việc

bổ nhiệm, miễn nhiệm giảm định viên tư pháp ở địa phương Chủ trì, phối hợp với

cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động của Văn

phòng giám định tư pháp theo quy định của pháp luật.

28

Trang 37

Tham mưu, đề xuất với UBND cấp tỉnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát

triển tổ chức và đội ngũ người bán đấu giá ở địa phương; Hướng dẫn nghiệp vụ bảnđấu giá tài sản cho các tô chức bán đấu giá tài sản trên địa bàn

Đăng ký hành nghề, công bố danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương: Tạm đình chỉ, gia hạn, hủy bỏ việc tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; xóa tên Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh

lý tài sản khỏi danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý

tài sản Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viêntheo quy định.

Đăng ký hoạt động, đăng ký thay đối nội dung và thu hồi Giấy đăng ký hoạtđộng của Trung tâm hòa giải thương mại; Trung tâm trọng tài; chỉ nhánh Trung tâm

hòa giải thương mại, chỉ nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt

Nam Đăng ký, lập và xóa tên hòa giải viên thương mại vụ việc khỏi danh sách hòa

giải viên thương mại vụ việc của Sở Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hướng dan nghiệp vụ về hòa giải thương mại [53].

- Nhóm nhiệm vụ về TGPLQuản lý, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Trung tâm và Chi nhánhcủa Trung tâm TGPL nhà nước; hoạt động tham gia TGPL của các Văn phòng luật

sư, Công ty luật, Trung tâm tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật;

Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp liên ngành

về TGPL trong hoạt động tố tụng cấp tỉnh;

Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm Trợ giúpviễn pháp lý; quyết định công nhận, cấp và thu hồi thẻ Cộng tác viên TGPL; cấp,thay đổi, thu hồi Giấy đăng ký tham gia TGPL của Văn phòng luật sư, Công ty luật

và Trung tâm tư vấn pháp luật [53].

- Nhóm nhiệm vụ về quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hànhpháp luật

Xây dựng, trình UBND cấp tỉnh ban hành và tô chức thực hiện kế hoạch theo

29

Trang 38

dõi tinh hình thi hành pháp luật trên địa ban trong các lĩnh vực tư pháp thuộc phạm

vi quản lý nhà nước của UBND cấp tỉnh Kiến nghị các biện pháp giải quyết nhữngkhó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật với UBND cấp tỉnh và Bộ Tư pháp

Giúp UBND cấp tỉnh theo doi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo công

tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính tại địa phương; đề xuất việc nghiên

cứu, xử lý các quy định xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với

thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn với nhau theo quy định của pháp luật;

Phé biến, tập huấn nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

thuộc phạm vi quản lý của địa phương Xây dựng, quản lý cơ sở đữ liệu về xử lý vi

phạm hành chính và tích hợp vào co sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tai Bộ Tư pháp [53].

- Nhóm nhiệm vụ về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tô cáo, phòng chống tham những

Kiểm tra, thanh tra đối với cơ quan, tô chức, cá nhân trong việc thi hành

pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham những theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân cấp, ủy

quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh;

Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với Quản tài viên, doanh nghiệp

quản lý, thanh lý tài sản và hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, hoạt động hòa giải thương mại trong phạm vi địa phương; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hoạt động hành nghề quản

lý, thanh tài sản theo thâm quyền

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của

các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật [53].

- Nhóm nhiệm vụ về xây dựng ngành, đào tạo cán bộ

Trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia

tách, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật

Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác củacác phòng chuyên môn nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp;

30

Trang 39

quản lý t6 chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghềnghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiệnđào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao

động thuộc phạm vi quan ly cua Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật và theo sự

phân công hoặc ủy quyền của UBND cấp tỉnh;

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tư pháp,

pháp luật đối với Phòng Tư pháp cấp huyện, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã, các tô chức và cá nhân khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Giúp UBND cấp tỉnh chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, ngành trong việc hướng dẫn, tô chức bởi đưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế đối với

công chức pháp chế và Phòng Pháp chế trong cơ cấu tổ chức của các cơ quanchuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh

Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của

pháp luật và theo phân công, phân cấp hoặc uy quyền của UBND cấp tỉnh [53]

- Các nhiệm vụ công tác tư pháp khác:

Giúp UBND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án dân sự,

hành chính theo quy định của pháp luật và quy chế phối hợp công tác giữa cơ quan

tư pháp và cơ quan thi hành án dân sự địa phương do Bộ Tư pháp ban hành.

Thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và công tác tư pháp theo quy định

của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dâncấp tỉnh Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND cấp tỉnh giao hoặc theo quyđịnh của pháp luật [53].

1.5 Mối quan hệ với các cơ quan khác và các yếu tố tác động tới tổ chức,

hoạt động của Sở Tư pháp

1.5.1 Mối quan hệ

Để đạt kết quả cao trong công cuộc xây dựng đất nước nói chung và nền

hành chính nói riêng, cần đòi hỏi sự chung tay góp sức của các cơ quan, tổ chức

trong bộ máy nhà nước Y thức được điều đó, Sở Tư pháp luôn giữ mối quan hệ mậtthiết với các cơ quan, tổ chức khác, đặc biệt là việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhànước trong lĩnh vực tư pháp.

31

Trang 40

1.5.1.1 Mỗi quan hệ giữa Sở Tư pháp với Bộ Tư pháp

Đây là mối quan hệ theo chiều dọc giữa cơ quan hành chính nhà nước cóthấm quyền chuyên môn cấp trên với cơ quan có thâm quyền chuyên môn cấp

dưới Sở Tư pháp có mối quan hệ trực thuộc về chiều dọc với Bộ Tư pháp, chịu

“sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư

pháp "[20, Điều 1, Khoản 2].

Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai các chương

trình công tác của Bộ Tư pháp tại địa phương; định kỳ báo cáo về Bộ Tư pháp kết

quả thực hiện công tác quản lý nhà nước của đơn vị; tham gia đầy đủ các hoạt động

chung và tham dự đúng thành phần quy định đối với các cuộc họp do Bộ Tư pháp

triệu tập; thực hiện đầy đủ các quy định quản lý của Bộ Tư pháp đối với toàn ngành;

tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do Bộ chủ trì Mối quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ của Bộ Tư pháp với Sở Tư pháp

nhằm đảm bảo sự quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương

1.5.1.2 Mỗi quan hệ giữa Sở Tư pháp với Tinh uy

Ở địa phương, mối quan hệ công tác giữa cấp ủy với chính quyền địa phương

là yêu cầu tất yếu khách quan trong quá trình lãnh đạo của cấp ủy chính quyền, do

đó mối quan hệ giữa Sở Tư pháp và Tinh ủy là mối quan hệ đồng hành dé thực hiện,

thể chế hóa các nghị quyết, quyết định của Đảng về lĩnh vực tổ chức; cán bộ, công

chức, viên chức; sắp xếp tổ chức bộ máy; chính quyền cơ sở; tăng cường sự lãnh

đạo của Đảng đối với công tác cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ theo phân công, phân

cấp của Đảng và Nhà nước Trong mối quan hệ này, Tỉnh ủy đóng vai trò là lựclượng lãnh đạo, Sở Tu pháp là chủ thể cụ thé hóa các chủ trương, đường lối củaĐảng thông qua việc thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật trao phù hợpvới chức năng của mình Với vai trò lãnh đạo, Tỉnh ủy sử dụng linh hoạt các hình

thức và phương pháp lãnh đạo của Dang dé lãnh đạo hoạt động của Sở Tư pháp Về hình thức lãnh đạo, Tỉnh ủy đề ra các chiến lược, các định hướng chính sách và chủ trương liên quan đến vấn đề tư pháp tại địa phương; lãnh đạo hoạt động của Sở Tư

pháp và chủ trương lớn liên quan đến vấn đề tư pháp tại địa phương; lãnh đạo hoạt

32

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Cơ cau tổ chức Sở Tw pháp tinh Bắc Giang - Luận văn thạc sĩ luật học: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp qua thực tiễn Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang
Sơ đồ 1.1. Cơ cau tổ chức Sở Tw pháp tinh Bắc Giang (Trang 54)
Bảng 2.1. Thống kê số lượng, chất lượng công chức, viên chức, người lao động - Luận văn thạc sĩ luật học: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp qua thực tiễn Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang
Bảng 2.1. Thống kê số lượng, chất lượng công chức, viên chức, người lao động (Trang 54)
Bảng 2.2. Thong kê dé tài khoa hoc và công nghệ cấp cơ sở của Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2022 - Luận văn thạc sĩ luật học: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp qua thực tiễn Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang
Bảng 2.2. Thong kê dé tài khoa hoc và công nghệ cấp cơ sở của Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2022 (Trang 80)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN