1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động thuê mua tài chính tại Việt Nam

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Điều Chỉnh Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Thuê Mua Tài Chính Tại Việt Nam
Tác giả Lấ Hoàng Oane
Người hướng dẫn PGS. PTS. Lấ HễNG HẠNH
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại luận án thạc sĩ
Năm xuất bản 1998
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 60,55 MB

Nội dung

Ủy ban tiêu chuẩn kế toán Quốc tế đưa ra định nghĩa thuê mua tài chính như sau: Thuê mua tài chính financial lease là một giao dich trong đó một bên người cho thuê chuyển giao quyền sử d

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

2E

LÊ HOÀNG OANE sa

| { †|!lÀI HN ti

LA ARF |

DIEU CHINH PHÁP LUAT DOI VI HOAT DONG

THUE MUA TAI CHINH TAI VIET NAM

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

KO) BN (0) 3): 0 13 ,LÔỎÔ CHƯƠNG I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA SU DIEU CHINH PHAP LUAT VỀ THUÊ

MUA TÀI CHINH oveesseescssssecssesesseeessneesecssseseesnsecssnsecssnseesnuseesnnsessnecesnecessnecsnseessnensnseeeses 5

lý Khi Inặn thnẽ eS CA CTT gies crn sc sess nnretviined dnkednnaws cxnnmenenibcditihens SdeaGinexnateabbmneneneswsn 5

1 Ban chất pháp lý cha thuê mua tài chính - cv ng nh nh re 5

2 Nội dung chủ yếu của sự điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động thuê mua

TAL CHINA 0Ô 10

2.4 Địa vị pháp lý của công ty thuê mua tài chính -.-ccscsssccceessee 1Ì2.2 Hợp đồng thuê mua tài chính 5c c5 St St rszerrevei 13

II Những đặc trưng pháp ly của loại hình giao dịch thuê mua tài chinh 18

1 Đối với phương thức thuê mua tài chính phan loại theo tổng số tiền thuê

trong thot han CO DAN 00077 35 19

2 Đối với phương thức thuê mua tài chính phân loại theo tính chất của giao

00100001016: da3ä7 19

2.1 Tiếp cận từ phương diện người cho thuÊ - - cv ngư 19 se» LIÊN Cans Et phones siiện HEE KÍNEtensewagnsen smaanutensghietnt trunhrgrtEADGBDI giEENDSSSSESB 22

3 Đối với phương thức thuê mua tài chính phân loại theo chủ thé trong quan

hệ thuê mua tài chính có quốc tịch khác nhau -55 5555532 x+veseezzeesssa 25CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG THUÊ

MUA TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAVY 6 5-52 tEEEEvEEzv2Eerrerrererree 27

I/ Nguồn pháp luật điều chỉnh hoạt động thuê mua tài chính 27H/ Nội dung chủ yếu của sự điều chỉnh pháp luật hiện hành về thuê mua

GAL GHẤN HT sms coentstksots ccmnsnansveneunes ins ances 8131881 aa ance Since Ika 8141001: dates AAS OS 000790070800630098-8/008 i

Ls Tổ chức và hoạt AGI > coxtcaticecininaticctesentestvadediedasteilvedvctntusloruissteatucreinesanusinrsennatert 32

2 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao kết hợp đồng c-«+<+2 40

3 Tố tụng, thanh lý, giải thể, phá sản c2 222 S2 2 E22 EEEEEEEEEEExrrrred 43IH/ Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với hoạt động thuê mua tài chính -. - 43

I.Thực trạng hoạt động thuê mua tài chính - -c S11 nêu 43

2 Đánh giá chung về những kết quả bước đầu và những vấn đề đặt ra trong quátrình áp dụng pháp luật thuê mua tài chính ác HH Hư 48

of lớãi tư ĐHẾG GUE sen .e uensaseoseeceneeeeneecveceinLBEE EU Tt A TET CENTRE 48 2.2 Nhting (6 in 52

a/ Đối với địa vị pháp lý của công ty thué mua tài chính c««cccecs«e 53

b/ Đối với việc triển khai hợp đồng thuê mua tài chính .s s<<c+css52 56c/ Một số vấn dé tồn tại khác của khung pháp lý dieu chính hoạt động thué

mui Tài ChÍTH, cv 1111111611111 1 101111511 1E 1c Ko TH Họ ki Hi như 37

Trang 3

CHUONG III - MỘT SỐ KIEN NGHỊ CHO VIỆC TIẾP TỤC XÂY DUNG VA

HOÀN THIỆN PHAP LUẬT DIEU CHÍNH HOAT ĐỘNG THUÊ MUA TÀI

CHÍNH TAI VIỆT NAMM << 1T 3 131111071111 1111 11 1111111111171 711111111 ce e2 59

I/ Xu hướng vận động va phát triển của hoạt động thuê mua tài chính 59

II/ Một số giải pháp cho việc tiếp tục xây dung va hoàn thiện pháp luật thué mua CAL CHITIN 0 0Ö 631/ Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật điều chính trực tiếpeat động thuê trữ lỗi GHỦ], cosssessenindiickei ga nghi hd h THH1010500061.18185.510821529358.s.sss.s.ae 65 1.1 Đối với dia vị pháp lý của công ty thuê mua tài chính « -< 5+ <+<<<2 65 a/ Về mối quan hệ giữa công ty thuê mua tài chính với cơ quan quản lý )j b8 65b/ Tháo gỡ khó khăn cho các công ty thuê mua tài chính trong vấn déNUON VON hoat AGONY 0P 65 c/ Giải pháp hạn chế rủi ro đối với công ty thuê mua tai chính khi chưa

xuất hiện loại hình bảo hiểm tín dụng -<c<c<<c<<c5s55 681.2 Đối với hợp đồng thuê mua tài chính . óc S2 tr re 69a/ _ Bổ sung, hoàn thiện một số quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao

dịch thuê HUA tãi chính - - +58 5: beh GRAS STS 608 80kE4cssenssä BE 69

b/ Quy định linh hoạt về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng thuê mua

2.4 Kem xét để chấp nhận việc đưa cá nhân kinh doanh và nhóm kinh doanh

được thành lập và hoạt động theo Nghị định 66/HDBT ngày 2/2/1992 vào phạm vi đối tượng được thuê mua tài chính che rưet 75

san 77

PHU LUC

TAI LIEU THAM KHAO

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, với chủ trương phát triển

nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần cùng với sự đa dạng hóa các hình thức

sở hữu đã đưa nền kinh tế Việt Nam bước sang một giai đoạn mới, đánh dấu sự

mở đầu quá trình đổi mới sâu sắc, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội Trong 10 năm qua, công cuộc đổi mới đã dần đi vào chiều

sâu nhằm từng bước đưa Việt Nam ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo ra

thế và lực mới cho sự phát triển đất nước Tuy đạt được những thành tựu to lớn

song cho đến nay, Việt Nam vẫn là một trong các quốc gia kém phát triển nhất

trong khu vực, mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là sự thiếu vốn trầmtrọng cho việc vận hành nền kinh tế

Để nền kinh tế Việt Nam phát triển lên thêm một bước mới, sớm trở

thành một nước công nghiệp với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, mục tiêu của

Đại hội Dang toàn quốc lần thứ VIII đã tập trung vào việc đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo ra một

lực đẩy mạnh mẽ đối với sự phát triển của đất nước Một trong các biện pháp

cơ bản quyết định quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sớm trở thành hiệnthực là việc tăng cường đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, trong đó cóvốn trung và đài hạn nhằm đổi mới máy móc, thiết bị và phương thức tài trợcho đầu tư Cho tới nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam mới chỉ đáp ứngđược việc tài trợ vốn ngắn hạn, còn khả năng huy động vốn đối với nhu cầu vốn

trung va dai hạn nhằm đổi mới thiết bị và công nghệ còn rất hạn chế Trong khi

đó việc huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu cũng rất khó

khăn khi mà thị trường chứng khoán ở Việt Nam còn đang ở dạng sơ khai

thiếu các điều kiện cần thiết, đặc biệt là cơ sở pháp lý cho sự vận hành trôi

chảy các nhiệm vu dat ra

Trang 5

Trong bối cảnh đó, thuê mua tài chính ra đời như một trong những giảipháp hữu hiệu nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho nền kinh tế Nó là con

đường mới để dẫn vốn đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh

nghiệp Việt Nam đổi mới máy móc, thiết bị, mở rộng sản xuất, góp phần đưa

Việt Nam hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực, góp phần đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Cho đến nay, pháp luật điều chỉnh hoạt động thuê mua tài chính mới chỉ

là Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng (có hiệu lực ngày

1/10/1998), Nghị định 64/CP của Chính phủ ngày 9/10/1995 ban hành “Quy

chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt

Nam”, Thông tư 03/TT-NHS ngày 9/2/1996 của Ngân hang Nhà nước hướng dẫnthực hiện Nghị định 64/CP Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng đã bộc lộ nhiều bất

cập, chưa tạo ra được môi trường thuận lợi cho hoạt động này phát triển nhằm đáp

ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và vốn cho nền kinh tế nói chung Do vậy,

việc nghiên cứu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật đối với hoạt động thuê

mua tài chính là rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng cấp bách trong công cuộc đổimới nền kinh tế

2 Mục đích và đối tượng nghiên cứu của Luận án

Căn cứ vào những quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc phát triển

nền kinh tế Việt Nam, nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, mục đích của Luận án là phân tích thực trạng và thực tiễn áp dụng

pháp luật thuê mua tài chính Việt Nam trong những năm qua, để từ đó đưa racác giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật đối với hoạt động này

Để đạt được mục tiêu trên, Luận án tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:

- Cơ sở lý luận về sự điều chỉnh pháp luật đối với thuê mua tài chính,trong đó tập trung phân tích ban chất pháp lý, nội dung của sự điều chính cũng như những đặc trưng pháp lý của loại hình giao dịch này.

- Các van ban pháp luat thực định vẻ thuê mua tài chính tại Việt Nam

to

Trang 6

- Thực trạng hoạt động thuê mua tài chính, các vấn đề phát sinh trongquá trình áp dụng pháp luật.

- Các giải pháp cho việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật đốivới hoạt động thuê mua tài chính tại Việt Nam.

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Thuê mua tài chính là một lĩnh vực khá mới mề ở nước ta Tuy thuộc vàocác góc độ tiếp cận, có thể nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của loại hình

tín dụng này Luận án không đặt mục tiêu đi sâu nghiên cứu về kỹ thuật nghiệp vụ thuê mua tài chính mà chỉ tập trung phân tích cơ sở lý luận về sự

-điều chính pháp luật đối với thuê mua tài chính, thực trạng pháp luật thuê mua

tài chính tại Việt Nam, để từ đó đưa ra các giải pháp cho việc tiếp tục xây dựng

và hoàn thiện các quy định này Trong Luận án, việc tìm hiểu, phân tích kỹthuật - nghiệp vụ thuê mua tài chính chỉ nhằm phục vụ mục đích nêu trên

4 Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, Luận án sử dụng tổng hợp

nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, như: Phương pháp tổng hợp và phân

tích; phương pháp thống kê và liệt kê; so sánh và đối chiếu làm cơ sở để phân

tích; kết hợp nghiên cứu lý luận với phân tích thực tiền Các phương pháp cu

thể này được thực hiện trên nền tang của phương pháp biện chứng, trên cơ sở

các quan điểm, đường lối chính trị, kinh tế của Đảng ta

5 Những đóng góp của Luận án

Thuê mua tài chính, một lĩnh vực hoạt động đã tồn tại từ lâu đối với các nước trên thế giới, nhưng là một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam Cho tới nay,chỉ có vài công trình nghiên cứu thuê mua tài chính dưới góc độ kỹ thuật -nghiệp vụ, hau như chưa có công trình nào nghiên cứu loại hình này một cách

hệ thông dưới góc độ pháp luật Do vậy, Luận in này được xem như một trong những công trình nghiên cứu cơ bản đầu tiên dưới góc độ pháp luật, là một

Ũ

=

thống, khoa học

Trang 7

Luận án có những đóng góp sau:

- Đây là một trong những công trình đầu tiên khái quát cơ sở lý luận của

sự điều chỉnh pháp luật về thuê mua tài chính, trong đó tap trung phân tích bảnchất pháp lý, nội dung điều chỉnh pháp luật đối với thuè mua tài chính cũngnhư những đặc trưng pháp lý của loại hình giao dịch này

- Phân tích và lý giải những quy định hiện hành về thuê mua tài chính ởViệt Nam So sánh các quy định đó với pháp luật các nước

- Phân tích những kết quả bước đầu cũng như những vấn đề đặt ra trong

quá trình áp dụng pháp luật thuê mua tài chính tại Việt Nam.

- Đề xuất những giải pháp cho việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp

luật thuê mua tài chính tại Việt Nam

6 Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Lời nói đầu, ba chương và kết luận

- Lời nói đầu

- Chương I: Co sở lý luận của sự điều chính pháp luật về thuê mua tài

chính.

- Chương II: Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động thuê mua tài

chính tại Việt Nam hiện nay.

- Chương III: Một số kiến nghị cho việc tiếp tục xây dung và hoàn thiện

pháp luật thuê mua tài chính tại Việt Nam.

- Kết luận

Trang 8

CHƯƠNG |

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SỰ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ

THUÊ MUA TAI CHÍNH

I/ KHÁI LUẬN THUÊ MUA TAI CHÍNH

Vốn là điều kiện quan trọng để hình thành một doanh nghiệp Vốn còn

là yếu tố không thể thiếu được trong đầu tư ban đầu cũng như việc triển khai

các hoạt động kinh doanh Cu thé là, hầu hết các doanh nghiệp đều có nhu cầu

mua sắm, đổi mới máy móc thiết bị Thậm chí có những doanh nghiệp, việc đổi

mới và hiện đại máy móc, thiết bị là nền móng cơ bản để doanh nghiệp có thểtồn tại và phát triển Ngoài việc sử dụng nguồn vốn nội bộ, doanh nghiệp cònphải huy động vốn từ bên ngoài thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu

hay đi vay Nhưng không phải thời điểm nào các giải pháp này cũng là khả thi

đối với doanh nghiệp Ngay cả trong việc trực tiếp vay vốn của các ngân hàng,

doanh nghiệp vẫn không thể thỏa mãn được nhu cầu của mình nếu như không

có uy tín, nếu hoạt động kinh doanh không có hiệu quả hoặc không có tài sản

thế chấp hợp pháp Đấy là chưa kể đến khả năng huy động vốn từ hệ thốngngân hàng và nhu cầu vốn trung và đài hạn nhằm đầu tư chiều sâu, đổi mớithiết bị và công nghệ hiện nay đang có những hạn chế Cùng lúc đó, các nhà

sản xuất máy móc, thiết bị vừa muốn bán được hàng, vừa muốn nhanh chóng

thu lợi nhuận để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được liên tục Trong bối

cảnh đó, thuê mua tài chính ra đời nhằm tháo gỡ được khó khăn cho cả ba bên:Doanh nghiệp, Nhà sản xuất, Ngân hàng; và góp phần vào sự phát triển một

nền kinh tế hoàn chỉnh: có sự tăng cường thu hút nguồn vốn trung và dài hạn.Việc ra đời nghiệp vụ thuê mua tài chính là một trong những giải pháp quan

trọng đáp ứng được nhu cầu về vốn, thực hiện sự chuyển đổi về cơ cấu tín dụng

theo hướng này Vậy thuê mua tài chính là gì? Bản chất pháp lý của nó ra sao?

1 Bản chất pháp lý của thuê mua tài chính

Từ khi ra đời cho đến nay, thuật ngữ “leasing” được hầu hết các quốc giatrên thế giới sử dụng nham hàm chỉ hoạt động cho thuê tài sản được các địnhchế tài chính (trong đó nhất thiết phải có công ty thuê mua tài chính) mua theoyêu cầu của bên thuê Hết thời hạn thuê, bên thuê được phép chuyển quyẻn sởhữu mua lai hoặc tiếp tục thuê tài san đó theo các dieu kiện đã thoả thuậntrong hop dong thuê mua tài chính

Trang 9

Ở Việt Nam, theo các văn bản pháp quy (Luật các tổ chức tín dụng có

hiệu lực ngày 1/10/1998; Nghị định 64/CP của Chính phủ ngày 9/10/1995 ban

hành “Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính

Việt Nam”) sử dụng thuật ngữ “cho thuê tài chính” đối với hoạt động nêu trên,

Bên cạnh thuật ngữ ''cho thuê tài chính”, hiện nay còn tồn tại nhiều các thuậtngữ khác như: “tín dụng thuê mua”, “thuê mua tài chính” Thuật ngữ “tíndụng thuê mua”, nhìn dưới góc độ tín dụng, là một phương thức tài trợ vốn, cấpvốn được thực hiện dưới hình thức tài sản đem cho thuê

Theo tác giả, về mặt khoa học, thuật ngữ “cho thuê tài chính” chưa bao

quát, thể hiện đầy đủ nội dung của khái niệm “leasing” Bởi lẽ, khái niệm “chothuê tài chính” thiên về việc đem tài sản của mình để “cho người khác thuê”

hơn là việc ''thuê để mua” Mặt khác, trong hoạt động tín dụng thuê mua, ngoài

yếu tố thuê tài sản, thì việc thoả thuận chuyển quyền sở hữu, mua lại tài sản khi

kết thúc hợp đồng thường được các bên đặt ra Do vậy, thuật ngữ “thuê mua tàichính”, tiếp theo đó là thuật ngữ “công ty thuê mua tài chính”, “hợp đồng thuê

mua tài chính” thể hiện đầy đủ bản chất của hoạt động “leasing”

Ủy ban tiêu chuẩn kế toán Quốc tế đưa ra định nghĩa thuê mua tài chính

như sau:

Thuê mua tài chính (financial lease) là một giao dich trong đó một bên

(người cho thuê) chuyển giao quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình cho

bên kia (người đi thuê) trong một thời gian nhất định, mà trong thời gian do,người cho thuê dự định thu hồi vốn tài trợ cùng các chỉ phí liên quan; quyền sở

hitu tài sản có thể được chuyển giao hay không tuỳ theo sự thoả thuận giữa hai

bên”.

Từ định nghĩa nêu trên, có thể phân tích bản chất pháp lý của thuê mua

tài chính:

* Thuê mua tài chính là một chế định pháp lý rất đặc thù Với tư cách là

một chế định pháp luật, thuê mua tài chính là tổng hợp các quy phạm pháp luậtđiều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể phát sinh từ việc tài trợ vốn đưới hình thức

Trang 10

- Nguoi cho thuê (Lessor) là Công ty thuê mua tài chính - người sẽ thanhtoán toàn bộ giá trị mua bán tài sản theo thỏa thuận giữa người thuê với nhà sản

xuất hay cung cấp và là chủ sở hữu về mặt pháp lý của tài sản mà người thuê sử

dụng Trong trường hợp cho thuê tài sản của chính họ thì người cho thuê là nhàcung cấp thiết bị

- Nguoi thuê (Lessee): Thường là doanh nghiệp, người có quyền sử dụng

tài sản, hưởng những lợi ích và gánh chịu những rủi ro liên quan đến tài sản và

có nghĩa vụ trả những khoản tiền thuê theo thoả thuận

Nha sản xuất hay nhà cung cấp (Manufacturer or Supplier): Là người

cung cấp tài sản, thiết bị theo thỏa thuận với người thuê và theo các điều khoảntrong hợp đồng mua bán thiết bị đã ký kết với người cho thuê

- Đối tượng của thuê mua tài chính: So với các phương thức tài trợ cổ

điển dưới hình thức tiền tệ, thué mua tài chính được thực hiện dưới hình thứctài sản Tài sản trong thuê mua tài chính phổ biến là động sản, có thời gian sử

dụng lâu dài và không dễ bị lạc hậu (như máy móc, trang thiết bị, ô tô, xe lửa

tàu thuyền ) Ngoài ra, bất động sản cũng có thể là đối tượng của các giao

dịch thuê mua tài chính (như dùng để để lập các siêu thị lớn, khách sạn khu

công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm điện thoại ) Đối với loại tài sản nàyngười thuê thường chú trọng lựa chọn tài san thuê và lựa chon nhà san xuất

- Phương pháp tác động của thuê mua tài chính: Thực chất thuê mua tàichính là sự giao dịch giữa người thuê (Doanh nghiệp) với người cho thuê (Công

ty thuê mua tài chính), theo đó người thuê nhận quyền sứ dụng tài sản dé khai

thác phục vu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và có thé được

chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người cho thuê theo thoả thuận đó Dovậy, các quan hệ kinh doanh giữa công ty thuê mua tài chính và doanh nghiệp

về cơ bản là mối quan hệ bình đẳng

* Một số đặc điểm cơ bản của chế định pháp lý thuê mua tài chính:

- Thuê mua tài chính là hình thức tài trợ bổ sung, thay thế cho các hình

thức tài trợ truyền thống như tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng Hìnhthức này đáp ứng được nhu cầu thiết bị, máy móc cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp trong điều kiện eo hẹp về vốn, giúp người bán giảiquyẻt nhu cầu bán hàng thu tiền, đồng thời dam bao cho các định chế tài chính

ingan hàng, tổ chức tín dung, công ty tài chính, công ty thué mua tài chính )

có thẻ cấp các Khoan tín dụng có hiệu quả và an toàn Công ty thuê mua tài

Trang 11

chính đứng ra mua tài sản đó theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp (người thuê)

và trả tiền cho người bán (nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp), rồi cho doanhnghiệp thuê lại Doanh nghiệp khai thác tính hữu ích của tài sản, gánh chịu rủi

ro liên quan đến tài san thuê và tra tiền thuê định kỳ cho công ty thué mua tài

chính Vì vậy, đặc điểm thứ nhất của chế định pháp lý thuê mua tài chính là nó

được dựa trên cơ sở của nghiệp vụ thuê và nghiệp vụ mua bán, trong đó thuê là

điều kiện tiền dé của mua bán

- Thời hạn tín dụng trong giao dịch thuê mua tài chính là thời hạn của

hợp đồng thuê Thời hạn này không được huy ngang và thường chiếm phần lớn

thời gian hữu dụng của thiết bị Tuy nhiên, hết thời hạn của hợp đồng thuê,

người thuê có thể được chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản, hoặc tiếp tục thuêtùy theo thỏa thuận của hai bên Quyển chọn mua này là điểm quan trọng để

phân biệt thuê mua tài chính với các hình thức cho thuê giản đơn

- Có thể coi thuê mua tài chính là một hình thức vay mượn, mục đích của

người cho thuê cũng giống như mục đích của người cho vay và thu lãi trên vốnđầu tư, còn mục đích của người thuê cũng chỉ được sử dụng vốn có thời hạn vàphải hoàn trả cho người cho thuê theo định kỳ dưới dạng tiền thuê Tiền thuê

được tính toán sao cho tổng các khoản tiền thuê thu được đủ trang trải số vốn

bỏ ra mua tài sản cùng các chỉ phí liên quan và có dôi ra một khoản lợi nhuậnhợp lý Nhưng sự khác biệt về mặt pháp lý của thuê mua tài chính so với mộtkhoản vay nợ chính là quyền người cho thuê nắm quyền sở hữu tài sản và thu

hồi tài sản ngay lập tức nếu có những dấu hiệu đe dọa đến sự an toàn tài sảncho thuê.

Từ bản chất pháp lý nêu trên của thuê mua tài chính, chúng ta có thể

phan biệt chúng với thuê vận hành:

- Trong khi thuê mua tài chính là một hình thức cấp tín dụng mà ngườicho thuê dành cho người thuê, thì thuê vận hành chỉ là giao dịch cho thuê đơnthuần, trong đó người cho thuê cho phép người thuê sử dụng tài sản thuộc sở

hữu của mình trong khoảng thời gian đã thỏa thuận để đổi lấy tiền thuê

- Đối với thuê vận hành, người thuê có quyền hủy bỏ thỏa thuận bằng

một thông báo ngắn gửi cho người cho thuê vào một thời điểm nào đó; còn với

thuẻ mua tài chính, người thuê không được phép huỷ ngang hợp đồng Mặt

khúc van để chuyển giao quyền sở hữu tài sản khi hết hạn thuê không được đặt

ra dot vớt hình thức thuẻ vận hành.

Trang 12

- Khác với thuê mua tài chính, thời hạn thuê vận hành thường ngắn hơn

nhiều so với thời hạn tuổi thọ của thiết bị, do vậy, nhiều trường hợp, tiền thuê

trong giao dịch thuê vận hành thường cao hơn nhiều tiền thuê trong các thỏathuận thuê mua tài chính Tuy nhiên, người cho thuê có tính đến kha nang tiếp

tục cho thuê hay bán tài sản để bù đắp những chi phí đã bỏ ra ban đầu và thu lợi

nhuận, hay khả năng sửa chữa, cải tiến các loại thiết bị, máy móc đề khắc phụcđược yếu tố tốc độ lạc hậu công nghệ của thiết bị, mà giá thuê có thể được hạthấp Do vậy, người cho thuê vận hành thường là các nhà sản xuất bởi họ am hiểu

thiết bị cho thuê cũng như phán đoán được rủi ro của hao mòn thiết bị

- Người cho thuê trong giao dịch thuê vận hành mới đích thực là người

đem tài sản của mình cho thuê, người thuê chỉ có quyền sử dụng và hoàn toànkhông chịu trách nhiệm đối với những rủi ro xảy ra cho tài sản thuê (mà khôngphải lỗi của người thuê) Còn đối với thuê mua tài chính, người cho thuê cũngcho thuê bằng tài sản, nhưng tài sản này có được theo đơn đặt hàng của bên

thuê mà bên cho thuê mua lại của nhà sản xuất hay người cung cấp, thực chất

người cho thuê ở đây là người cho thuê vốn Tài sản thuê vẫn thuộc quyền sở

hữu của người cho thuê nhưng hầu hết mọi rủi ro và lợi ích liên quan đến

quyền sở hữu của tài sản, trên thực tế đều được chuyển sang người thuê, bởi

người cho thuê chỉ là người cung cấp tài chính (dưới hình thức tài sản) Loại thuê

này thường không thể hủy bỏ và đảm bảo cho người cho thuê việc hoàn vốn và lợi

nhuận đối với số tiền đã bỏ ra Đồng thời, thông thường người thuê sẽ nhận được

tài sản (mua lại) khi hết hạn hợp đồng sau khi đã trả một khoản tiền hợp lý hay

đã sử dụng thiết bị trong phần lớn thời gian hữu dụng

- Thuê mua tài chính thường được áp dụng đối với máy móc thiết bi cóthời hạn sử dụng lâu đài và không dễ bị lạc hậu, trong khi đó thuê vận hành

thường áp dụng với tài sản dễ bị lỗi thời do tác động của tốc độ phát triển khoa

học kỹ thuật, hay khi người thuê chỉ có nhu cầu sử dụng tài sản trong một thời

gian ngắn (từ sáu tháng đến một hoặc hai năm đối với thiết bị thường )

Ủy ban tiêu chuẩn kế toán Quốc tế đã khái quát sự phân biệt nêu trên

bảng việc đưa ra 4 tiêu chuẩn để xác định một giao dịch là thuê vận hành hay

thuê mua tài chính”: Xem phụ lục 2.

‘x guon: International A\ccouting Standards Commute, IAS 17, 1991/1992, p 236.

Trang 13

2 Nội dung chủ yếu của điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động thuê mua

tài chính

Nhìn ở tam vi mô, thuê mua tài chính có vai trò quan trọng trong việc

phát triển nẻn kinh tế

Thuê mua tài chính là hình thức tài trợ có mức độ rủi ro thấp, phạm vi tài

trợ lại rộng rãi hơn các hình thức tín dụng khác nên thuê mua tài chính có thể

khuyến khích các thành phần kinh tế, các cá nhân và nhất là các định chế tài

chính đầu tư kinh doanh Do đó hoạt động thuê mua tài chính huy động được

những nguồn vốn nhàn rỗi trong nội bộ nền kinh tế, thậm chí nó còn thu hútvốn từ các lĩnh vực đầu tư khác Hơn nữa, trong điều kiện giao lưu quốc tế ngày

nay, thuê mua tài chính còn góp phần giúp các quốc gia (đặc biệt đối với các

nền kinh tế các nước đang phát triển) thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài

(gián tiếp) cho nền kinh tế thông qua các loại máy móc, thiết bị cho thuê mà

các quốc gia đó nhận được hay dưới hình thức góp vốn liên doanh hoặc bán các

cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài

Ngoài việc góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế, thông qua hoạtđộng thuê mua tài chính, các loại máy móc, thiết bị có trình độ công nghệ tiêntiến được đưa vào các doanh nghiệp, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của

nền sản xuất, ngay cả trong những điều kiện khó khăn về vốn đầu tư.

Áp dụng thuê mua tài chính vào nền kinh tế còn làm gia tăng thêm

nguồn cung cấp tài chính cho nền kinh tế, nhất là với một số nước đang phát

triển Trong khi hoạt động của ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu vốn trung

và dài hạn, thì thuê mua tài chính đã tháo gỡ khó khăn này, tạo ra sự chuyển

đổi về cơ cấu tín dụng; giúp cho ngân hàng có nhiều điều kiện tan dụng ưu thế

của mình: tập trung vào cho vay ngắn hạn, dễ quản lý, dễ thu hồi vốn và có lãinhanh.

Nhìn ở khía cạnh khác, khi áp dụng thuê mua tài chính, thế độc quyềncủa hệ thống ngàn hàng trong việc cung ứng vốn trung và đài hạn đã bị phá vỡ,

tạo môi trường cạnh tranh sinh động, buộc các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực

tiền tệ phải tự hoàn thiện mình, hoàn thiện quy trình huy động vốn và cung ứngvốn cho nèn kinh tế Như vậy, với những ưu việt so với các hình thức tín dụngthông thường, thuê mua tài chính đã giải quyết nhu cầu vốn trung và dài hạncho nẻn Kinh tế, gép phan gia tang sự cạnh tranh lành mạnh giữa các định chế tàichính, từ đó dẫn đến giảm chi phí tài trợ cho đầu tư đặc biệt là các dự án đầu tư

10

Trang 14

đòi hỏi nhiều vốn, như đầu tư vào tài sản cố định, máy móc, thiết bị dây chuyền

Ngoài những điểm nêu trên, với tư cách là một định chế tài chính, công

ty thuê mua tài chính, cùng với hệ thống các tổ chức tín dụng khác, còn giữ vai

trò quan trọng đặc biệt như là hệ thần kinh của nền kinh tế quốc dân, là côn(JQ

cụ quan lý vi mô của Nha nước

Việc thực hiện chính sách kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

theo định hướng XHCN đặt ra nhiều yêu cầu cho hệ thống pháp luật kinh tế

cần giải quyết, trong đó có pháp luật về hoạt động thuê mua tài chính Điều

chỉnh thuê mua tài chính bằng pháp luật có thể được thực hiện dưới nhiều cách

thức khác nhau như tác động vào chủ thể, tạo ra những chuẩn mực cho việc

thiết lập các quan hệ thuê mua tài chính, giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạtđộng thuê mua tài chính Nhìn chung, khung pháp luật điều chỉnh hoạt độngthuê mua tài chính cũng tương tự như việc điều chỉnh pháp luật đối với các

quan hệ kinh tế khác Ở đây, chúng tôi chỉ xem xét hai nội dung chủ yếu sau:

2.1 Địa vị pháp lý của công ty thuê mua tài chính

Việc nghiên cứu địa vị pháp lý của tổ chức tín dụng với tư cách là một

pháp nhân kinh tế là một đề tài được các nhà nghiên cứu đề cập tới và từ đó sẽgóp phần xác định: trong nền kinh tế thị trường, vai trò của các công ty thuê

mua tài chính đối với nền kinh tế thể hiện ở khả năng tham gia thực hiện các

quan hệ đối với nền kinh tế, ở hiệu quả kinh tế - xã hội do hoạt động của nómang lại.

Về bản chất, địa vị pháp lý của một chủ thể pháp luật là một trong nhữngkhái niệm được sử dụng nhằm thể hiện tư cách pháp lý của một loại chủ thểpháp luật Địa vị pháp lý của công ty thuê mua tài chính thể hiện khả năng

tham gia quan hệ pháp luật kinh tế và vai trò, vi trí của nó thông qua việc thựchiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt động kinh tế

Khoa học pháp lý thường đồng nhất hệ thống các quyền và nghĩa vụ của

mot chủ thể kinh doanh với khái niệm thẩm quyền kinh tế của chủ thé đó

Tham quyền kinh tế của một tổ chức kinh tế bao gỏm các quyền và nghĩa vụ

Trang 15

của nó trong quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt động kinh doanh, thể hiện

ở tính quvết định tự chịu trách nhiệm của nó với điều kiện là các hoạt động đó

không bị pháp luật ngăn cấm

Nội dung địa vị pháp lý của công ty thuê mua tài chính không chỉ bao

gồm hệ thống thẩm quyền của chúng mà còn bao gồm cả hệ thống các quv

phạm pháp luật nham xác định vị trí, vai trò, chức năng cũng như xác định tính

chất và đặc điểm về tổ chức quản lý kinh doanh của nó.

Khi nghiên cứu về pháp luật điều chỉnh hoạt động thuê mua tài chính

thông qua việc nghiên cứu các định chế pháp lý cụ thể, cần lưu ý đến các cơ sở

và yếu tố quyết định, ảnh hưởng đến việc xác định địa vị pháp lý của các công

ty thuê mua tài chính Đó là việc xác định vi trí, vai trò của các công ty thuè

mua tài chính trong nền kinh tế thị trường, cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước

đối với loại hình tổ chức tín dụng này, chế độ sở hữu chi phối các loại hình

công ty thuê mua tài chính, các yếu tố về sự ra đời, chức năng và tình đặc thù

của nó

Pháp luật là một hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng, do cơ sở hạtầng quyết định Do vậy, các quan hệ pháp luật, trong đó có các quan hệ phápluật thuê mua tài chính sẽ do các điều kiện sinh hoạt vật chất của đời sống kinh

tế quyết định Theo đó, cơ chế kinh tế, chế độ sở hữu là những vấn đề thenchốt, tác động và quyết định trực tiếp đến cơ cấu tổ chức và hoạt động, quyền

và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng thuê mua tài chính, các vấn đề

về quản lý va sử dụng tài sản, vấn dé giải thể, thanh lý, phá sản của công ty

thuê mua tài chính.

Mặt khác, tính chất của hoạt động thuê mua tài chính, với tư cách là hoạt

động đặc thù về cung ứng vốn cho nền kinh tế, cũng là yếu tố gây ảnh hưởng

trong việc hình thành nên địa vị pháp lý của công ty thuê mua tài chính Do

hình thức và tổ chức hoạt động của công ty thuê mua tài chính có những đặc

thù, khác với các loại hình doanh nghiệp khác, nên cấu trúc và quy mô về địa vịpháp lý của nó cũng có những điểm khác so với các tổ chức tín dụng khác

Một điểm khác nữa cũng cần lưu ý khi xem xét địa vị pháp lý của công

ty thuê mua tài chính ở nước ta, đó là: các đặc thù trong hoạt động kinh doanhtiền tệ sẽ ảnh hưởng đến loại hình công ty này Đó là một loại hoạt động liênquan nhiều đến các ngành kinh tế mà trong đó mọi biến động về kinh tế -chính trị - xã hội đều liền quan đến chúng Hơn nữa, hoạt động thuê mua tài

12

Trang 16

chính này lại chịu sự tác động trực tiếp lẫn nhau của thị trường tài chính trongbối cảnh quốc tế hoá cao của nền kinh tế thế giới.

Để đi vào nghiên cứu sự điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động thuê muatài chính nói chung cũng như để nghiên cứu địa vị pháp lý của công ty thuê

mua tài chính nói riêng, cần lưu ý đến một số vấn đề cơ bản như: thủ tục thành

lập, tổ chức của công ty thuê mua tài chính, quyền và nghĩa vụ của nó tronghoạt động kinh doanh, các quy định của pháp luật về giải thể, phá sản, tố

tụng của công ty thuê mua tài chính Những nét khái quát trên đây đã pháchọa phần nào tư cách pháp lý nói chung của công ty thuê mua tài chính khi

tham gia quan hệ kinh tế với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước Để tìmhiểu hơn nữa pháp luật điều chỉnh hoạt động thuê mua tài chính, ngoài việc

nghiên cứu địa vị pháp lý của công ty thuê mua tài chính, cần thiết phải xemxét đến một chế định pháp lý quan trọng khác nữa Đó là: Hợp đồng thuê muatài chính.

2.2 Hợp đồng thuê mua tài chính

Trong nền kinh tế - xã hội, các tổ chức kinh doanh tuy tồn tại độc lập

nhưng giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau thông qua trao đổi - mua

và bán Để thực hiện mối quan hệ này, các tổ chức kinh doanh phải có vốn tiền

tệ và phải sử dụng thước do bằng đồng tiền để tổ chức và quản lý sản xuất kinh

doanh Tuy nhiên sự phân bổ về vốn giữa các chủ thể khác nhau là không đồngđều, do đó hình thành nên các quan hệ vay mượn, trao đổi vốn tiền tệ lẫn nhau

Dần dần việc điều hoà khối lượng vốn tiền tệ dưới hình thức vay mượn giữangười cần vốn và người có vốn tiền tệ tam thời nhàn rỗi trở thành một nhu cầucấp thiết, là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của tín dụng, không chỉ nhằm thoảmãn nhu cầu điều hoà vốn tiền tệ trong xã hội mà còn là động lực thúc đẩy sựtăng trưởng kinh tế của đất nước

Hoạt động tín dụng ra đời từ rất lâu nhưng cho đến nay chưa có một định

nghĩa thống nhất đầy đủ về tín dụng Khái niệm này bắt nguồn từ thuật ngữ Latinh “Creditttim” có nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm Hiểu theo nghĩa thông

thường, tín dụng là quan hệ vay mượn trên cơ sở tin cậy lẫn nhau Nếu trong

quan hệ đó, ngân hàng tham gia với tư cách là chủ thể cho vay thì quan hệ này

là quan hệ tín dụng ngân hàng và hình thức pháp lý của quan hệ này là hợpđồng tín dụng ngân hàng

Trang 17

Trong nén kinh tế hang hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường,

ngân hàng có vai trò như là trung tâm tiền tệ, tín dụng, thanh toán của nền kinh

tế quốc dân, là hệ thống tuần hoàn của nền kinh tế do đó đồi hỏi phải có sự

năng động, nhạy cảm đẻ đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất kinh doanh

Đối với những quốc gia trong tiến trình đưa nền kinh tế vận hành theo

hướng công nghiệp hóa, việc tài trợ vốn trung và dai hạn nhằm đổi mới máymóc, thiết bị ngoài việc cần đến ngân hàng, các doanh nghiệp còn đòi hỏi đượcđáp ứng nhu cầu vốn thông qua nhiều định chế tài chính khác nữa Mặt khác,

hoạt động giữa ngân hàng với các chủ thể có nhu cầu vay vốn là việc thiết lập

hợp đồng tín dụng ngân hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc có tínhchất điều kiện - đó là nguyên tắc phải có tài sản đảm bảo nghĩa vụ thực hiện

hợp đồng Đây là một trở ngại lớn đối với những doanh nghiệp thiếu vốn có

nhu cầu đổi mới công nghệ

Trong bối cảnh đó, thuê mua tài chính ra đời như một giải pháp hữu hiệu

nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế nói chung và cho

các doanh nghiệp nói riêng Hợp đồng thuê mua tài chính được xác lập khôngnhững đem lại lợi ích cho người thuê, người cho thuê mà cả nhà cung cấp

- Lợi ích đối với người thuê:

Một giao dịch thuê mua tài chính đem lại nhiều thuận lợi hơn đối với

người thuê mà các hình thức tài trợ trung và đài hạn khác không đáp ứng được.

Cu thể là: Tỷ lệ tài trợ trong thuê mua tài chính thường lên tới 100% chi phí

mua thiết bị và người thuê không phải đặt cọc hoặc thanh toán trước, trong khi

các hình thức tín dụng thông thường chỉ tài trợ đến khoảng 70% với điều kiện

phải có các đảm bảo hợp đồng nghiêm ngặt, bởi lẽ hình thức tài trợ thông quathuê mua tài chính được đảm bảo bởi chính bản thân thiết bị cho thuê, ngườicho thuê dễ dàng thu hỏi thiết bị khi hợp hợp đồng bị vi phạm Ngay cả trongtrường hợp mức độ rủi ro lớn mà người cho thuê phải yêu cầu người thuê đặtcọc hoặc thanh toán trước, thuê mua tài chính vẫn phát huy tác dụng của nó trong việc tài trợ cho người thuê Bởi lẽ, những khách hàng có mức độ rủi rolớn như vậy sẽ phải gặp nhiều khó khăn khi xin tài trợ với các hình thức chovay khác Thém nữa, hợp đồng thuê mua tài chính được ký kết sẽ tránh đượctình trạng đọng vốn, đặc biệt là đọng vốn trong tài sản cố định, duy trì được

nhu cầu vốn lưu động và hạn mức tín dụng của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu

Z

tài trợ cho các dự dn kinh doanh Điều này đông nghĩa với việc sử dụng von có

14

Trang 18

hiệu qua hơn Dong thời, do thuê mua tài chính dam bao tài trợ lĩnh hoạt toàn

bộ nhu cầu von của doanh nghiệp nên doanh nghiệp có thể thực hiện đầu tukhan cap và kip thời, nam bát được thời cơ thị trường mà không cần phải đảolộn cơ cấu tài chính Hơn nữa, dé làm hấp dẫn tài trợ thuê mua, các bên tronghợp đồng thuê mua tài chính có thể thỏa thuận những cơ cấu thanh toán linh

hoạt phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình: tiền thuê được thanh toántang dần hay thấp dần: thanh toán tiền thuê theo mùa vụ hoặc ngắt quãng

Ngoài ra, hợp đồng thuê mua tài chính còn đem lại nhiều lợi ích khác cho bênthuê như: nhanh chóng trong việc xét duyệt tài trợ, nhận được các dịch vụ tưvấn tốt từ công ty thuẻ mua tài chính

- Lợi ích đối với người cho thuê:

Đây là một hình thức kinh doanh khá hấp dẫn mà mức độ rủi ro thấp, bởi

lẽ người cho thuê nắm quyền sở hữu tài sản, nên họ có quyền kiểm tra, giám

sát việc sử dung tài sản, nếu có những biểu hiện de doa sự an toàn cho giao

dịch thuê mua, người cho thuê có thể nhanh chóng thu hồi tài sản Trong khi

đó, đối với nhiều hình thức tài trợ khác, người tài trợ khó có thể thực hiện được

các biện pháp này Hơn nữa, việc tài trợ thông qua hợp đồng thuê mua tài chính(tài sản do người cho thuê thanh toán trực tiếp với nhà cung cấp) sẽ đảm bảo cho

khoản tiền tài trợ được sử dụng đúng mục đích mà người được tài trợ yêu cầu

Nhờ vậy, đảm bảo khả năng trả nợ của người vay Thêm nữa, trong thời gian diễn

ra giao dịch thuê mua tài chính, vốn tài trợ được thu hồi dần, do đó cho phép

người cho thuê tái đầu tư chúng vào hoạt động kinh doanh sinh lời khác

Thủ tục xin thuê trong thuê mua tài chính đơn giản đối với cả người thuê

và người cho thuê vì hỏ sơ thuê mua lập theo mẫu chuẩn nhằm tránh tình trạng

phức tạp so với việc vay ngân hàng hoặc thỏa thuận tăng vốn Hợp đồng thuê

mua tài chính không đòi hỏi phải có thế chấp nào khác ngoài chính bản thân tài

san cho thuê vì quyền sở hữu tai sản vẫn thuộc về bên cho thuê trong suốt thờihạn thuê.

- Ngoài các lợi ích đối với bên thuê và bên cho thuê do hợp đồng thuêmua tài chính đem lại thông qua giao dịch này, nhà cung cấp cũng có nhữnglợi ích nhất định:

Gid cả tài sản, thiết bị do nhà cung cấp đưa ra thị trường thông qua khâu

trung gian - công ty thuê mua tài chính sẽ nhanh chóng hơn và thu được lợinhuận nhieu hơn Đặc biệt ia, các bộ phận phụ tùng của tài sản, thiết bị thuê

Trang 19

thường duoc nhà cung cấp gan liền tạo nén chức năng tổng thể của tài sản.Điều nav sẽ gây khó khăn trong việc so sánh gid cả và hạn chế tối thiểu việc

yêu cau giảm giá tài sản của doanh nghiệp và cong ty thuê mua tài chính Thêmnữa, việc bán tài sản cho công ty thuê mua tài chính thường được thực hiện

theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, do đó nhà sản xuất (cung cấp) chế tạo

thiết bị theo yêu cầu, tránh tinh trạng sản phẩm sản xuất ra không có nhu cầu

sử dụng dẫn đến lạc hậu Ngay cả việc chuyển giao quvén sở hữu từ nhà cung

cấp sang công ty thuê mua tài chính được thực hiện chỉ khi nhận dav đủ số tiền

theo như thoa thuận chứ không phải quan tâm đến lãi suất tín dung hay việcthanh toán giữa công ty thuê mua tài chính và doanh nghiệp

Thông qua thuê mua tài chính, nhà cung cấp bán hàng theo đơn mẫu củadoanh nghiệp, mà mỗi doanh nghiệp lại chuyên sâu một lĩnh vực nhất định, do

vậy đòi hỏi nhà sản xuất phải tìm tòi, sáng tạo và chuyên môn hóa kỹ thuật

cao Theo đó, để đáp ứng nhu cầu về tài sản, nhà cung cấp có thêm cơ hội nângcao trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm nhằm thích ứng với công nghệ tiên

tiến, tạo ra được mối quan hệ vững chắc đối với các khách hàng, đặc biệt là các

khách hàng “tiềm năng thường xuyên”

Như vậy, hợp đồng thuê mua tài chính đem lại những lợi ích không chỉ

cho hai bên tham gia hợp đồng mà còn đem lại lợi ích cho bên thứ ba - nhà

cung cấp Những lợi ích của các bên nêu trên thể hiện tính đặc thù của hợp

đồng thuê mua tài chính, do đó làm phát sinh nhu cầu điều chính pháp luật đốivới loại hợp đồng tín dung này nhằm bảo vệ các lợi ích đó

Thực chất hợp đồng thuê mua tài chính và hợp đồng tín dụng ngân hàng

đều là sự thoả thuận nhằm tài trợ vốn nhưng chủ thể cung cấp vốn trong quan

hệ hợp đồng tin dụng ngân hang bao giờ cũng là ngân hàng, chuyển giao tạm

thời quyền sở hữu loại “hàng hoá” đặc biệt (thông thường là tiền) cho bên di

vay (có sự tuân thủ phương án xin vay đã được ngân hàng chấp thuận); còn chủ

thể cung cấp vốn trong quan hệ hợp đồng thuê mua tài chính là công ty thuê

mua tài chính (tổ chức tin dụng phi ngân hàng), cấp tín dụng trung và dài hanthông qua việc chuyển giao quyền sử dụng tài sản cho thuê Ngoài ra bên thuê cóthể nhận được quyền sở hữu tài sản vào cuối thời hạn của hợp đồng theo sự thoả

thuận của các bên

Trang 20

Tuy củng là một hình thức cấp tín dụng, song hợp đồng thuê mua tài

chính không thể được điều chỉnh bằng pháp luật hợp đồng tín dụng ngân hàng

mà cần phải có một chế định pháp luật riêng biệt

Bên cạnh đó, hợp đồng thuê mua tài chính cũng có sự khác biệt lớn vềbản chất pháp lý doi với hợp đồng thuê tài san thông thường Tài sản cho thuê

trong hợp đồng thuê mua tài chính thực chất là hình thức biểu hiện bằng máy

móc, thiết bị của sự tài trợ vốn Hợp đồng thuê mua tài chính không đơn thuần

là sự thỏa thuận việc chuyển giao quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của bên cho thuê (trong thời gian ngắn) để đổi lấy tiền thuê như trong hợp đồng thuê tài

sản (dân sự), mà bên thuê có trách nhiệm nhận hầu hết mọi rủi ro và lợi ích

liên quan đến quyền sở hữu tài sản kể từ khi hợp đồng có hiệu lực Bởi lẽ,

người cho thuê trong hợp đồng thuê mua tài chính thuc chất là người cung cấp

vốn thông qua tài sản cho thuê Hơn nữa, hết thời hạn thuê có thể nhận quyền

sở hữu tài sản theo như thỏa thuận trong hợp đồng thuê mua tài chính Điều

này không thể có được trong hợp đồng thuê tài sản thông thường Do đó không thể áp dụng pháp luật điều chỉnh hợp đồng thuê tài sản dân sự để điều chỉnh

hợp đồng thuê mua tài chính, một hình thức tài trợ vốn được thực hiện dướiđạng tài sản cho thuê

Mặt khác, do tính đặc thù của hợp đồng thuê mua tài chính, nên khi hếtthời hạn thuê, bên thuê có thể mua lại tài sản theo như đã thoả thuận tại thờiđiểm ký kết, nhưng không vì thế mà có thể áp dụng pháp luật điều chỉnh hợp

đồng mua bán tài sản, hàng hoá điều chỉnh loại hợp đồng thuê mua tài chính

Bởi lẽ, đối với hợp đồng mua bán tài sản, guyền sở hữu được chuyển giao ngay

sau khi hợp đồng có hiệu lực, bên mua trả tiền và bên bán giao hàng; còn đốivới hợp đồng thuê mua tài chính, guyén chọn mua tài sản thuê là một khả năng

quan trọng để các bên có thể thoả thuận Ngay cả trong những trường hợp các

bên ký kết quyền chon mua trong hợp đồng thuê mua tài chính thì quyền sở

hữu tài sản thường chỉ được chuyển giao khi hợp đồng thuê mua hết hiệu lực và

bên thuê chỉ phải trả một khoản tién mua tài sản với giá nhất định

Do hợp đồng thuê mua tài chính có những tính đặc thù pháp lý nêu trên,pháp luật điều chính các loại hợp đồng: Hợp đồng tín dụng ngân hàng, hợp

đồng thuê tài sản hợp đồng mua bán tài sản, hàng hoá không thể áp dụng đối

với hợp đồng thuê mua tài chính Do vậy phải có những quy định pháp luậtriêng biệt cho loại hợp đồng này '

hs, th: taf Pet Xi) 0t T

Me ` trai Van i sae

Trang 21

Như đã trình bày ở trên, thông thường một giao dịch thuê mua tài chính có 3

chủ thể tham gia vào quan hệ Ngoài bên cho thuê, bên thuê còn có nhà cung cấp:

người cung cấp tài sản, thiết bị theo sự thoả thuận trong hợp đồng mua bán thiết bị

đã ký kết với người cho thuê và theo sự thoả thuận với người thuê Nhìn chung để

đạt được mục đích của hợp đồng thuê mua tài chính, các bên tham gia giao dịchphải đồng thời thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình

Nội dung cơ bản trong hợp đồng thuê mua tài chính mà các bên cần phải

ký kết, trước tiên là các điều khoản mang tính nguyên tắc của hợp đồng thuêmua tài chính như: Bên thuê không được hủy ngang hợp đồng; thời hạn cho

thuê tài sản phải ít nhất bằng 60% thời hạn cần thiết để khấu hao tài sản thuê(theo thông lệ quốc tế); căn cứ vào thời hạn thuê, tổng số tiền thuê tài sản quyđịnh tại hợp đồng thuê mua tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài

sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng.

Do tính đặc thù của hợp đồng thuê mua tài chính, các bên tham gia hợpđồng còn phải ký kết các điều khoản nhằm đảm bảo nghiêm ngặt quyền sở hữutài sản của bên cho thuê cũng như trách nhiệm của bên thuê đối với những rủi

ro liên quan đến quyền sở hữu tài sản đó; đảm bảo quyền sử dụng tài sản của

bên thuê

Quyền chọn mua thường được các bên thỏa thuận trong hợp đồng thuê

mua tài chính Ngoài ra các bên có thể thỏa thuận về khoản tiền ký thác đảm

bảo, thỏa thuận về phương thức thanh toán hợp đồng, cơ quan tài phán giải

quyết tranh chấp

Tóm lại, chế định hợp đồng thuê mua tài chính là một trong những nội

dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh thuê mua tài chính Để thuê mua tài

chính phát triển có định hướng đồng thời phát huy vai trò cung cấp vốn cho

nền kinh tế nói chung và cho các doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới máy móc,thiết bị nói riêng, pháp luật về hợp đồng thuê mua tài chính của từng quốc gia

cần phải đưa ra những quy định bắt buộc nghiêm ngặt để các bên tham gia hợp

đồng phải tuân thủ đồng thời cũng cần phải tạo ra một môi trường pháp lý

thuận lợi nhằm thúc đẩy các giao dịch thuê mua tài chính

Il/ NHỮNG ĐẶC TRƯNG PHAP LÝ CUA LOẠI HINH GIAO DỊCH THUÊ MUA TÀI CHÍNH

Tùy thuộc vào các góc độ tiếp cận, trên thực tế có rất nhiều cách phân

loại các giao dịch thuê mua tài chính Ta có thể kể ra một số cách phân loại cơ

bản sau:

18

Trang 22

1 Đối với phương thức thuê mua tài chính phân loại theo tổng số tiền thuê

trong thời hạn cơ bản

Căn cứ vào số tiền thuê nhận được trong thời hạn cơ bản của hợp đồng,

có thể phân chia các giao dịch thuê mua thành hai loại: thuê mua hoàn trả toàn

bộ và thuê mua hoàn trả từng phần

1.1 Thuê mua hoàn tra toàn bộ (full-payout lease)

Thuê mua hoàn trả toàn bộ là loại giao dịch trong đó tổng số tiền thuê

mà người cho thuê nhận được trong thời hạn cơ bản của hợp đồng, đủ bù đắptoàn bộ các chi phí mua sắm tài sản, lãi suất vốn tài trợ, các chi phí quản lý,

hao mòn vô hình, đủ đem lại lợi nhuận hợp lý đối với người cho thuê

1.2 Thuê mua hoàn tra từng phần (Non-full payout lease)

Thuê mua hoàn trả từng phần là loại giao dịch sau khi kết thúc thời hạn

cơ bản của hợp đồng, tổng số tiền trả gốc nhận được từ hợp đồng không hoàntrả đủ chi phí đầu tư ban đầu Vì vậy để thu hồi vốn và có lợi nhuận, người cho

thuê sẽ tiếp tục cho thuê

Phương thức thuê mua hoàn trả toàn bộ và thuê mua hoàn trả từng phầnmang những nét đặc trưng pháp lý của loại hình thuê mua tài chính, trong đó

các bên không có quyền hủy ngang hợp đồng trong thời hạn cơ bản nếu không có

sự nhất trí chung; Hết thời hạn cơ bản, các bên có quyền tự do thỏa thuận lựa chọntiếp tục thuê tài sản đó hay mua chúng theo giá cả hợp lý Song sự khác nhau cơ

bản về mặt pháp lý giữa hai phương thức giao dịch này là: Đối với thuê mua hoàn

trả từng phần, trong trường hợp tiếp tục thuê tài sản (sau khi kết thúc thời hạn cơbản) bên thuê có quyền hủy ngang hợp đồng như thuê vận hành

2 Đối với phương thức thuê mua tài chính phân loại theo tính chất của giaodịch thuê mua

Tùy theo tính chất trong từng giao dịch thuê mua tài chính mà có thể

phân thành nhiều phương thức giao dịch khác nhau

2.1 Tiếp cận từ phương diện người cho thuê

a Thuê mua tài trợ trực tiếp (Direct Lease)

Thuê mua tài trợ trực tiếp là loại giao dịch mà người cho thuê sử dụngnguồn vốn của mình trực tiếp tài trợ toàn bộ chi phí mua thiết bị cho ngườithuê Trong giao dich tài trợ trực tiếp, chỉ có một nhà tài trợ, do đó nó còn đượcgọi la ‘single investor lease”.

Trang 23

Đây là một hình thức tài trợ mà các nhà sản xuất thường sử dụng để đẩymạnh việc tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra Mặc khác, nhờ luôn tạo ranhững công nghệ mới để chế tạo các loại máy móc, thiết bị nên các nhà sảnxuất có thể sẵn sàng mua lại những thiết bị đã lạc hậu về mặt công nghệ để tiếp

tục cung cấp những máy móc mới, hiện đại do họ chế tạo ra

Phương thức tài trợ này có những đặc trưng pháp lý cơ bản sau:

- Thuong chỉ có hai bên tham gia trực tiếp giao dịch: người cho thuê

(cũng đồng thời là nhà sản xuất hay người cung cấp) và người thuê Ở đây chỉ

phát sinh một loại hợp đồng thuê mua tài chính giữa người cho thuê và người

thuê tài sản

- _ Trong một số trường hợp, người cho thuê cũng có thé là các định chế tài

chính (financial institutions) hay các công ty thuê mua tài chính đứng ra mua

tài sản từ nhà sản xuất hay người cung cấp để tài trợ cho thuê (tài trợ ba bên)

Để đạt được mục đích thuê mua tài chính, nhiều giao dịch giữa các bên có thể

phát sinh: Hợp đồng mua bán tài sản được ký kết giữa người cho thuê và nhàsản xuất; hợp đồng thuê mua tài chính được ký kết giữa người cho thuê vàngười thuê; những thỏa thuận, yêu cầu về chi tiết kỹ thuật máy móc, thiết bị,

thời hạn giao hàng có thể được ký kết giữa nhà sản xuất và người thuê tài sản

Các giao dịch này có mối quan hệ mật thiết với nhau, một trong các thỏa thuận

bị vi phạm có thể ảnh hưởng đến quyển và lợi ích của các chủ thé trong cácgiao dịch khác.

Sơ đồ giao dịch thuê mua tài trợ trực tiếp

Thiết bị (quyền sử dụng) Người cho thuê Người thuê

Các loại dịch vụ bảo trì hay và phụ tùng hay

Nhà sản xuất Trả tiền thuê và dich vu, Người tiêu thụ

phụ tùng Bán lại các thiết bị lạc hậu

Trang 24

b Thuê mua liên kết vốn (Syndicate Lease)

Thuê mua liên kết vốn là giao dịch thuê mua tài chính gồm nhiều bên tài

trợ cho một người thuê Hình thức này được áp dụng khi tài sản cho thuê có giátrị lớn, bản thân một công ty thuê mua không có khả năng đáp ứng, hoặc muốnphân tán rủi ro nên phải liên kết với công ty khác, các định chế tài chính hay

các nhà sản xuất để tiến hành tài trợ Ngoài ra, các định chế tài chính hay cácnhà sản xuất cũng có thể giao tài sản cho chi nhánh của họ (dealers) thực hiện

giao dịch tài trợ cho khách hàng

Đặc trưng pháp lý của phương thức giao dịch này đối với người thuêkhông có sự khác biệt lớn so với phương thức thuê mua tài trợ trực tiếp Tuyvậy, hợp đồng thuê mua tài chính được hình thành theo phương thức này lạihoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận liên kết vốn của nhiều định chế tàichính hay các nhà sản xuất

Sơ đồ giao dịch thuê mua liên kết vốn

aor Y Quyền sử dụng tài sản

Các nhà chế tạo

; _ Người thuê

Tiền thuê

Các nhà chế tạo

Chi nhánh Các mối quan hệ tương tự như |_

(dealers) > direct lease ie

c Thuê mua bắc cầu (Leveraged Lease)

Đây là một hình thức đặc biệt của thuê mua tài chính, chỉ mới được áp

dụng phổ biến trong thời gian gần đây, xuất phát từ thực tế các công ty thuê

mua tài chính có những hạn chế về nguồn vốn, không đủ tài trợ cho kháchhàng, chẳng hạn thuê mua một máy bay thương mại hay một tàu chở hàng hoặc

một tổ hợp chuyên ngành lớn

Theo hình thức này, người cho thuê đi vay để mua tài sản cho thuê từ

một hay nhiều người cho vay nào đó Như vậy, để đạt được một giao dịch thuêmua tài chính theo phương thức này lại phụ thuộc vào thỏa thuận vay giữangười cho thuê và người cho vay Theo Luật pháp của một số quốc gia, số tiềncho vay này không được vượt quá 80% tổng giá trị của tài sản cho thuê Về mặtpháp lý mối quan hệ giữa người cho vay, người cho thuê và người thuê là rất chặt chẽ Vật thế chấp cho khoản vay này là quyền sở hữu tài sản cho thuê va

Trang 25

các khoản tiền thuê mà người thuê sẽ trả trong tương lai Người cho vay được

hoàn trả tiền cho vay từ các khoản tiền thuê, do người cho thuê trả hoặc có thé

do người thuê trực tiếp chuyển trả theo yêu cầu của người cho thuê Sau khi trả

hết món nợ vay, những khoản tiền thuê còn lại sẽ được trả cho người cho thuê

Về phía người thuê, không có điều kiện khác biệt nào trong mối quan hệ vớingười cho thuê so với giao dịch thuê mua tài trợ trực tiếp Hình thức thuê mua

này đem lại lợi nhuận và mở rộng khả năng tài trợ ra khói phạm vi nguồn vốn

của người cho thuê, góp phần đáp ứng nhu cầu đa dạng của người thuê

Sơ đồ giao dịch thuê mua bắc cầu

Người cho vay

(Lender)

Tiền Tiền

trả cho

nợ vay

Người cho thuê Tegan Người thuê

(Lessor) Tiền thuê (Lessee)

2.2 Tiếp cận từ phương diện người thuê

a Bán và thuê lại (Sale and Lease back)

Bán và thuê lại là một loại giao dịch thuê mua tài chính, trong đó doanhnghiệp bán thiết bị của mình cho công ty thuê mua, công ty thuê mua mua thiết

bị rồi cho chính doanh nghiệp này thuê lại

Bán và thuê lại được áp dụng trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinhdoanh, khi mà doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, gặp những

khó khăn về nguồn vốn lưu động trong khi vay vốn lại gặp nhiều thủ tục, điềukiện khat khe mà các doanh nghiệp khó có thể thỏa mãn; đồng thời năng lực

sản xuất của doanh nghiệp vẫn phải duy trì nên không thể bán bớt tài sản cố

định để chuyển thành tài sản lưu động

Đặc trưng pháp lý của bán và thuê lại là quyền sở hữu tài sản của người

thuê được chuyển giao sang người cho thuê và người thuê giữ lại quyền sử

dụng sau khi bán tài sản Nghĩa là người thuê đã lần lượt giữ các vị trí pháp lý:

oo

Trang 26

người chủ sở hữu ban đầu, người sử dụng và người thuê; còn người cho thuê từ

vị trí người mua thành chủ sở hữu, người cho thuê

Trên thực tế xảy ra những trường hợp, công ty thuê mua muốn tài trợ chodoanh nghiệp nhưng không đủ vốn, phải vay tiền của ngân hàng, vậy hình thứcbán và thuê lại phát sinh thêm phương thức thuê mua bắc cầu đan xen

Sơ đồ giao dịch bán và thuê lại

Thoả thuận mua bán tài sản

x

Cong ty Leasing Quyền sở hữu Chủ sở hữu ban đầu

(Doanh nghiệp)

| > Tiền mua tài sản M

Người mua Nguời bán

+ Quyền sử dụng tài sản

Người cho thuê Người thuê

l Tra tién thué

Hop dong thué mua tai chinh

Đặc trưng pháp lý cơ ban của phương thức giao dich nay là: Kể từ thời

điểm hợp đồng thuê mua giáp lưng được ký kết, mọi quyền lợi và nghĩa vụđược chuyển giao từ người thuê thứ nhất sang người thuê thứ hai Các chi phí

pháp lý, di chuyển tài sản phát sinh từ hợp đồng nay do người thuê thứ nhất và

người thuê thứ hai thỏa thuận với nhau Tuy nhiên, người thuê thứ nhất vẫnphải chịu trách nhiệm liên đới đối với những rủi ro và thiệt hại tài sản vì họ làngười trực tiếp ký kết hợp đồng với người cho thuê.

b Thuê mua giáp lưng (Under Lease)

Thuê mua giáp lưng là một loại giao dịch thuê mua tài chính, trong đóvới sự đồng ý của người cho thuê, người thuê thứ nhất cho người thuê thứ haithuê lại tài sản mà người thuê thứ nhất đã thuê từ người cho thuê

Hình thức thuê mua giáp lưng thường được áp dụng trong trường hợp người thuê thứ nhất, sau khi thực hiện được một phần hợp đồng, vì những lý do

Trang 27

khác nhau, không còn nhu cầu đối với tài sản đã thuê Trong khi đó, hợp đồng

thuê mua tài chính lại không thể hủy ngang, do vậy họ phải tìm đến người thuêthứ hai để chuyển nhượng hợp đồng, bởi nếu không cho thuê tiếp được thì dù

không sử dụng tài sản, họ vẫn phải trả tiền thuê

Đặc trưng pháp lý cơ bản của phương thức giao dịch này là: Kể từ thời

điểm hợp đồng thuê mua giáp lưng được ký kết, mọi quyền lợi và nghĩa vụđược chuyển giao từ người thuê thứ nhất sang người thuê thứ hai Các chi phípháp lý, di chuyển tài sản phát sinh từ hợp đồng này do người thuê thứ nhất và

người thuê thứ hai thỏa thuận với nhau Tuy nhiên, người thuê thứ nhất vẫn

phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những rủi ro và thiệt hại tài sản vì họ làngười trực tiếp ký kết hợp đồng với người cho thuê

Sơ đồ giao dịch thuê mua giáp lưng

Quyền sử dụng Quyền sử dụng

Người tài sản Người thuê tài sản Người thuêcho thuê thứ nhất thứ hai (Lessor) (Lessee I) (Lessee II)

Tién thué Tién thué

c Cho thué phu (Sublease)

Cho thuê phụ là hình thức biến thái của thuê mua giáp lưng, trong đó

người thuê thường sử dụng (một phần) tài sản thuê được từ người cho thuê để

cho người khác thuê lại Tài sản cho thuê thường là các cỗ máy liên hoàn, các

đây chuyền sản xuất, trong khi người thuê chỉ có nhu cầu sử dụng một hay một

số bộ phận chính của tài sản, do vậy, để tận dụng tối đa các chức năng của thiết

bị, giảm chi phí thuê, người thuê thường cho người khác thuê lại một phầnquyền sử dụng các thiết bị đó Hơn nữa, các công ty thuê mua tài chính cũngthường áp dụng hình thức này khi gặp khó khăn về nguồn vốn hoạt động

d Thuê mua trả góp (Lease Purchase)

Thuê mua trả góp là một hình thức trong đó người bán cho phép người

mua thanh toán tiền mua tài sản làm nhiều kỳ, vào những thời điểm được ấnđịnh trước, và mỗi lần trả một phần giá trị của tài sản cùng với tiền lãi Thông

thường, thời gian trả góp kéo dài từ 1 đến 5 năm với một khoản tiền chiếm từ25% đến 30% giá trị của tài sản được yêu cầu trả ngay khi mua hàng Hìnhthức này được áp dụng đối với cả các trường hợp người mua có thế chấp và không có thế chấp.

Trang 28

Hình thức tài trợ này có nguồn gốc từ những biện pháp khuyến mai

nhàm đẩy mạnh việc bán sản phẩm của các công ty chế tạo lớn Trong thời kỳ

đầu mà hình thức này mới được áp dụng, đặc trưng pháp lý cơ bản của nó là:người bán thường giao quyền sở hữu cho người mua ngay từ khi hợp đồng có

hiệu lực Nhưng biện pháp này lại đem lại cho người bán quá nhiều rủi ro, nênsau này người bán thường giữ lại quyền sở hữu đối với thiết bị thay vì nhận vậtthế chấp của người mua và hình thức bán trả góp từ chỗ chỉ là một hình thức tín

dụng thương mại đã trở thành thuê mua trả góp, một loại hình khá tương đồngvới thuê mua tài chính, cùng là hình thức tài trợ vốn thông qua tài sản hiên vat

Vì vay phương thức nay được coi là phương thức tài trợ đặc biệt của thuê muatài chính.

Sơ đồ giao dịch thuê mua trả góp

4

Hợp đồng thuê mua trả góp Quyền sử dụng tài sản Người bán Người mua

Tiền trả góp Quyền sở hữu tài sản Người cho thuê Người thuê

Tiền mua tài sản

3 Đối với phương thức thuê mua tài chính phân loại theo chủ thể trong

quan hệ thuê mua tài chính có quốc tịch khác nhau, giao dịch thuê mua tàichính được phân thành: Thuê mua tài chính trong nước và thuê mua tài chính

quốc tế Hai hình thức thuê mua tài chính này ra đời xuất phát từ nhu cẩu giao

lưu quốc tế và nhu cầu tài trợ vốn đầu tư từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển.

3.1 Thuê mua tai chính trong nước (Domestic Lease)

Thuê mua tài chính trong nước là phương thức giao dịch trong đó bên

cho thuê đặt trụ sở kinh doanh ở một quốc gia nhất định, nhằm tài trợ cho

doanh nghiệp của quốc gia đó thuê tài sản của mình

3.2 Thuê mua tài chính quốc tế (Cross-boder Lease)

Thuê mua tài chính quốc tế là phương thức giao dịch mà (các) bên chothuê va (các) bên thuê có trụ sở kinh doanh ở những quốc gia khác nhau Hìnhthức này thường được áp dụng chủ yếu trong một số lĩnh vực như giao thông,vận tải, dầu khí và cần phải có tư vấn của các chuyên gia tài chính, pháp lý

Trang 29

Đặc trưng pháp lý của phương thức giao dịch này thể hiện ở chỗ: thuê mua tài

chính là một quan hệ hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài tham gia, chịu sựđiều chỉnh không chỉ của luật pháp quốc gia mà còn cả luật quốc tế

Trên day là những đặc trưng pháp lý của loại hình giao dịch thuê mua tài

chính Vì hoạt động thuê mua tài chính diễn ra rất đa đạng nên khó có thể phân

biệt từng loại hình thuê mua một cách rạch ròi, bởi ngay một loại giao dịch có

thể cùng một lúc tồn tại hai hay nhiều loại hình thuê mua khác nhau; các hình

thức này đan xen vào nhau nên việc đánh giá chúng trên nhiều phương điện có

ý nghĩa thực tiễn pháp lý quan trọng

Trang 30

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG THUÊ MUA

TẢI CHÍNH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

lí NGUON PHÁP LUẬT DIEU CHỈNH HOẠT ĐỘNG THUÊ MUA TÀI CHÍNH

Hoạt động cho thuê tài sản đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn

minh nhân loại Theo các tài liệu được biết, các giao dịch thuê mướn đầu tiên

đã xuất hiện từ trước 2.000 năm trước công nguyên với việc cho thuê các công

cụ sản xuất nông nghiệp, súc vật kéo, quyền sử dụng nước, đất ruộng, nhà cửa

tại thành phố Sumerian cổ của người UR’ Một Bộ luật lớn trong đó tập trung

những quy định về hoạt động thuê tài sản đã được ra đời ngay từ thời vua

Babilon là Hammurabi vào khoảng 1700 năm trước công nguyên với việc kết

hợp các hợp đồng thuê mướn cổ của Sumerian và Achian Các hình thức thuê

để tài trợ cho việc sử dụng các công cu này cũng được phát triển khá mạnh mé dưới các nền văn minh cổ đại khác như Hy lạp, La Mã và Ai cập.

Tới đầu thế kỷ XIX, hoạt động thuê mua đã có sự gia tăng đáng kể cả về

số lượng và chung loại thiết bi, tài sản cho thuê Nhưng nhìn chung, cho tới nửa

đầu thế kỷ XX, hình thức thuê mua tài sản chủ yếu vẫn là thuê mua kiểu truyền

thống (Traditional Lease), nó ương tự như phương thức thuê vận hành ngày

nay; tính chất giao dịch của hoạt động này không có sự thay đổi lớn; vai trò

của Ngân hàng và các Công ty tài chính còn mờ nhạt

Cho tới đầu thập niên 50 của thế ky này, giao dịch thuê mua đã có bước

phát triển nhảy vọt, nhất là tại Hoa Kỳ với sự ra đời của Công ty United States

Leasing Corporation, (ngày nay là United States Leasing International Inc.).

Nghiệp vụ thuê mua tài chính đã được sáng tạo ra bằng cách kết hợp mộtnghiệp vụ cho thuê với một nghiệp vụ tín dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu vốntrung và dai han để mở rộng quy mô, phát triển san xuất của các công ty Mỹ

thời hậu chiến và giải quyết khó khăn cho các hãng sản xuất máy móc thiết bịcũng như hệ thống ngân hàng của Mỹ.

Đến cuối thập kỷ 50, ngành công nghiệp thuê mua tài chính của Mỹ đã

phát triển vượt ra khỏi biên giới quốc gia với sự sáng lập ra CanadianDominion Leasing Corporation (7/1959) Sau đó, thuê mua tài chính phát triển

sang Chau Au va đã được ghi vào Luật thuê mua của Pháp năm 1960 với tên' La mọt thành pho phía Nam của thành pho Mesopotania cổ - gan Vịnh Ba Tu, là mot phan Irag ngày nay.

Trang 31

gọi “Credit Bail’” Cũng năm 1960, hop đồng thuê mua đầu tiên đã được thảo

ra ở Anh có giá trị 18.000 bảng Năm 1961, các công ty thuê mua tài chính

xuất hiện ở Ý, Pháp; nam 1962 xuất hiện ở Đức và đến năm 1966, thuê mua tài

chính phát triển ra toàn Châu Âu.

Bước sang thập niên 70, hoạt động thuê mua tài chính đã phát triển lan

rộng sang Châu Á và nhiều khu vực khác, như Hàn Quốc (1972), Ấn Độ

(1973), Trung Quốc (1975),.v.v

Hoạt động thuê mua tài chính xuất hiện khá muộn ở Việt Nam Trong

quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường, khái niệm cho thuê mới bước đầu

được sử dụng trong các văn bản pháp luật Điển hình là Thông tư số 34/TC-CN

ngày 31/7/1990 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc chuyển giao, cho thuê,

nhượng bán, thanh lý tài sản cố định: Các tài sản cố định của các công ty Nhà

nước như nhà cửa, xưởng máy, máy móc, xe cộ chưa sử dụng đến có thể cho

các tổ chức khác thuê (các tổ chức Chính phủ, các hợp tác xã hoặc các công ty

tư nhân khác) Trong Quyết định số 507/TC-DTXD của Bộ Tài chính ngày

22/7/1986, các tài sản cố định được định nghĩa là các máy móc thiết bị, nhà

xưởng, các phương tiện liên lạc đường bộ, đường biển, hàng không, đường sắt,

các cơ sở hạ tầng liên quan và thông tin viễn thông Theo văn bản nêu trên, tài

sản cố định phải có tuổi thọ hữu ích từ một năm trở lên Quyết định này cũng

nêu ra “việc khấu hao tài sản cho thuê sẽ được tiến hành bởi người cho thuê,người chủ tài sản Người đi thuê phải tính đến các khoản thanh toán tiền thuê

vào giá các sản phẩm bán ra, các chi phí về nhân lực và chí phí dịch vụ”

Các quy định cho thuê tài sản nêu trên mới chỉ phần nào hàm chứa đặc

điểm của phương thức thuê vận hành (đối tượng của tài sản cho thuê, thời gian

và giá thuê), còn khái niệm thuê mua tài chính hoàn toàn chưa được đề cập đến,

tuy rằng cũng có một số quy định về việc chuyển nhượng, cho thuê và bán các

tài sản cố định nhưng những quy định đó không xác định được nét đặc thù củahoạt động thuê mua này

Trên thực tế, dé góp phần diéu chỉnh hoạt động thuê mua tài chính đãxuất hiện và ngày càng phổ biến hơn trong khi chưa có một văn bản pháp luật

nào điều chỉnh; cùng với việc giúp các ngân hàng thương mại khai thác các tàisản xiết nợ trong khi chưa từn được các phương thức xử lý khác, ngày27/5/1995, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký Quyết định số

° Nguồn: Jean Pierre Mattout Luật Quốc tế về ngân hàng Viện tiền tệ - tín dụng và Ngan hang Nhà nước

Tinh An Giang, 1991.

28

Trang 32

149/QĐÐ-NH5 ban hành “Thể lệ tín dụng thuê mua” (gọi tắt là Quyết định

149/QD-NHS5) - Lần đâu tiên khái niệm thuê mua tài chính được xuất hiện

trong văn bản pháp quy này

Các nhà xây dựng văn bản pháp lý và các nhà ngân hàng ngày càng quan

tâm đến hoạt động thuê mua tài chính, tạo cơ sở pháp luật giúp cho loại hình

hoạt động này phát triển Theo Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và

Công ty tài chính, thì công ty tài chính “là một công ty quốc doanh hay một

công ty cổ phần, hoạt động chính của nó là tài trợ để mua hàng hoá hoặc dịch

vụ với nguồn vốn riêng của công ty hay với một nguồn vốn huy động” Các nhà

nghiên cứu và hoạt động ngân hàng cho rằng, xét mục đích hoạt động của nó,

có thể coi công ty thuê mua tài chính là một dạng đặc biệt của công ty tài

chính Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc tương tự theo các quy định đối với

hoạt động ngân hàng, công ty tai chính cho hoạt động tai trợ thuê mua có

nhiều điển không phù hợp Bởi lẽ, tín dụng thuê mua tuy cũng là hoạt động tài

trợ tín dụng nhưng đặc điểm kinh doanh của nó rất khác biệt so với các phương

thức tín dụng khác, mà chủ yếu là liên quan đến quyền sở hữu tài sản được

công ty thuê mua tài trợ Chẳng hạn như, khi tiến hành tài trợ, công ty thuê

mua sẽ là chủ sở hữu, quyền định đoạt đối với tài sản trong suốt thời gian hiệu

lực của hợp đồng được đảm bảo, còn ngân hàng cho doanh nghiệp vay tiền để

mua tài sản thì quyền sở hữu tài sản lại thuộc về người vay Do đó nếu áp

dụng các biện pháp tương tự giữa hai hình thức này sẽ gây những khó khăn cho

hoạt động thuê mua Khi xem xét cụ thể các văn bản pháp luật có liên quan:

Luật Công ty, Luật Phá sản, Bộ luật Dân sự, Luật Khuyến khích đầu tư trong

nước, Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam, Pháp lệnh

về kế toán thống kê, Pháp lệnh vé Hợp đồng kinh tế, Thông tư số 120-TT/CC

ngày 26/2/1992 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc chứng nhận giá tài sản bằng

hiện vật thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần, Thông

tư 31-TC/TCDN ngày 18/7/1992 của Bộ Tài chính quy định mức khấu hao tài

sản cố định, các quy định về thuế và bảo hiểm cho ta thấy có nhiều điểm

trong các văn bản trên chưa phi hợp với tín dụng thuê mua bởi vốn là những

quy định nhằm chế định các hoạt động khác Do đó nếu hoạt động thuê mua tài

chính được điều chỉnh bằng các văn bản trên sẽ không phát huy được tác dụng

Điều đó có thể dẫn tới nguy cơ như Thái Lan, do quan niệm tín dụng thuê mua

cũng như một hình thức kinh doanh thương mại nên các quy định quản lý hoạt

sự

Trang 33

động thương mại đều được áp dụng và kết cục ngành thuê mua không đóng góp

vai trò gì vào sự phát triển kinh tế của Thái Lan.

Sau một thời gian thi hành Quyết định 149/QD-NHS, với tư cách chi làgiải pháp tạm thời áp dụng đối với những tài sản xiét nợ của ngân hàng thương

mại, thực tế cho thấy Quyết định này chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh

_rế như đòi hỏi phải gia tăng nguồn vốn cho đầu tư, đổi mới thiết bi và côngnghệ (trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn

trong việc tạo vốn)

Một điểm đặc thù chung là đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều thuộc

loại vừa và nhỏ, trình độ công nghệ của các loại máy móc thiết bị được sử dụngtrong các doanh nghiệp rất thấp Số thiết bị lạc hậu chiếm đến hơn một nửa và cácloại thiết bị hiện đại chỉ chiếm 10% Tính bình quân tỷ lệ hao mòn máy móc thiết

bị đối với các doanh nghiệp trong cả nước là 59,3% (tức là mức độ có thể sử dụng

được chỉ chiếm 41,7%) Thậm chí có một số ngành công nghiệp, tỷ lệ này còn thấp

hơn nhiều (như ngành chế tạo thì đến 62% máy móc cũ kỹ lạc hậu, phần lớn được

sản xuất từ thập ky 50; Ngành giao thông vận tải có tới 60% thiết bị có xuất xứ từ

Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu” Những thiết bị này hiện đã quá cũ, hết

khấu hao và không còn đủ tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu xây dựng cầu đường.

Đó là chưa kể đến số thiết bị trên lại bị phân tán, có tới 40% thiết bị không được

đưa vào hoạt động ) Nếu đánh giá chung về tất cả các loại máy móc thiết bị đang

sử dụng ở các ngành sản xuất của ta so với mức trung bình tiên tiến trên thế giớithì sự lạc hậu từ hai đến ba thế hệ, thậm chí có những thiết bị lạc hậu tới bốn hoặc

năm thế hệ

Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam đang rất khó khăn trong vấn đề tạovốn Đối với nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, chỉ các doanh nghiệp thuộc

khu vực kinh tế quốc doanh mới có thể được cấp phát, tuy vậy từ năm 1990,

Nhà nước ta đã hạn chế nguồn vốn này

Bên cạnh đó, nguồn vốn tự bổ sung của các doanh nghiệp để đầu tư đổi

mới công nghệ, cải tiến máy móc thiết bị (bao gồm hai bộ phận chính là nguồn

vốn khấu hao cơ bản và nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận) là rất hạn chế Đối với

các công ty cổ phần, có thể tự bổ sung nguồn vốn này bằng cách phát hành cổ

phiếu Song điều này không phải dễ dàng vì thị trường chứng khoán ở Việt

Nam còn đang chỉ mới được xúc tiến để hình thành Trong khi đó nguồn vốn

f Nguon: Thời báo Kinh tế Sài gòn, 9/1994.

30

Trang 34

của các ngân hàng thương mại trong nước tập trung cho vay ngắn hạn là chủ yếu, chỉ đáp ứng 20% -30% nhu cầu đầu tư vào tài sản cố định, nhằm đổi mới

công nghệ của các doanh nghiệp Còn hệ thống ngân hàng đầu tư, chủ yếu chỉcho vay theo kế hoạch và nguồn vốn do ngân sách cấp, nén đa số các doanhnghiệp ngoài quốc doanh khó có thể vay từ hệ thống này Chi nhánh của cácngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thì mới chỉ chủ yếu cấp tín dụng cho doanhnghiệp của nước họ đầu tư tại Việt Nam mà thôi Việc vav vốn từ các tổ chứctài chính, tín dụng nước ngoài cũng không phải dễ dàng do thiếu các bảo đảm

về mặt pháp lý cho phía nước ngoài Các nguồn tài trợ từ Quỹ tiền tệ Quốc tế

(IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) thì chủ

yếu dành cho các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, không phải là nguồn giúp

các doanh nghiệp đổi mới thiết bị, công nghệ Đối với hình thức nhập khẩu

theo thư tín dụng trả chậm, sau một thời gian thực hiện, Ngân hàng Nhà nước

đã có chủ trương hạn chế, do đó rất ít doanh nghiệp Việt Nam thoả mãn các

yêu cầu khat khe để được mở tín dụng thư trả chậm Rõ ràng, Quyết định

149/QD-NHS, mặc dù đã tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng nay

được triển khai song mới chỉ thể chế hoá được một phần nhu cầu bức xúc đó.

Xuất phát từ nhu cầu cấp bách gia tăng nguồn vốn cho đầu tư, đổi mới thiết bị và công nghệ, qua việc nghiên cứu tính hấp dẫn của thị trường thuê

mua tại Việt Nam, ngày 9/10/1995, bằng Nghị định 64/CP, Chính phủ banhành “Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chínhtại Việt Nam” (gọi tat là Nghị định 64/CP) thay thế Quyết định 149/QD-NHS.Đây là bước phát triển mới của pháp luật vì nó coi hoạt động thuê mua tàichính không đơn thuần là cho thuê tài sản Nghị định 64/CP khẳng định bản

chất pháp lý của thuê mua tài chính: !à một hình thức tài trợ trung và dài han;

chủ thể tiến hành cho thuê không chỉ là các ngân hàng thương mại mà còn là

các công ty thuê mua tài chính Nghĩ định 64/CP đã tao cơ sở pháp lý hơn

nữa nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư triển khai nghiệp vụ

thuê mua tài chính nhằm tạo vốn cho nền kinh tế

Quyết định ban hành “Hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp” của Bộ Tài

chính số 1141 TC/CDKT ngày 1/11/1995 (có hiệu lực ngàv 1/1/1996) cũng đãhướng dẫn cách hạch toán kế toán đối với bên thuê và bên cho thuê tài chính

Ngày 9/2/1996, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 03/TT-NH5hướng dan thực hiện Nghị định 64/CP (gọi tắt là Thông tư 03/TT- NH5) Nhiều

Trang 35

văn bản pháp lý sau này cũng đã tiếp tục thể chế hoá, bổ sung hoặc sửa đổi

nhằm hoàn thiện các quy định về thuê mua tài chính như: Luật Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội thông qua ngày

12/12/1997 (có hiệu lực ngày 1/10/1998) Hai văn bản Luật này có ý nghĩa vô

cùng quan trọng đối với sự phát triển của thuê mua tài chính; Quyết định số95/1998/QD-NHNNS của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 12/3/1998 (cóhiệu lực ngày 27/3/1998) về việc sửa đổi điểm 1.5 Mục V của Thông tư 03/TT-NH5 ban hành 9/2/1996 Như vậy, hiện nay, khung pháp luật điều chỉnh hoạt

động thuê mua tài chính tại Việt Nam gồm: Nghị định 64/CP và Thông tu

03/TT-NH5, các Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín

dụng, các văn bản pháp quy liên quan Thuê mua tài chính là lĩnh vực hoàn

toàn mới mẻ ở Việt Nam, trong quá trình áp dụng chắc chắn sẽ phát sinh nhữngvấn đề về mặt pháp luật Việc điều chỉnh và hoàn thiện chúng sẽ làm giàu thêmnguồn pháp luật thuê mua tài chính, đáp ứng vai trò to lớn của pháp luật đối vớinền kinh tế

lI/' NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YEU CUA SU DIEU CHỈNH PHÁP LUẬT HIEN HANH

VỀ THUÊ MUA TAI CHÍNH

Những quy định pháp luật chủ yếu về hoạt động thuê mua tài chính tại

Việt Nam bao gồm tổng thể các quy phạm liên quan đến vấn đề tổ chức, quản

trị điều hành, hoạt động; quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ thuê mua tài

chính; vấn đề tố tụng, thanh lý, giải thể, phá sản của công ty thuê mua tài

chính Trong các quy phạm đó, quyền và nghĩa vụ của các bên là một bộ phậnquan trọng cấu thành nên địa vị pháp lý các bên, xác định năng lực pháp lý,năng lực hành vi của các bên

1 Tổ chức và hoạt động

1.1 Tổ chức

* Thành lập Công ty thuê mua tài chính

- Nghị định 64/CP và Thông tư 03/TT-NHS dé cập đến các loại hình công

ty thuê mua tài chính được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam bao gồm:

- Loại thứ nhất: Công ty thuê mua tài chính do ngân hàng, công ty tàichính hoặc ngân hàng, công ty tài chính cùng với các doanh nghiệp khác củaViệt Nam thành lập dưới hình thức là doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần,công ty TNHH.

Trang 36

- Loại thứ hai: Công ty thuê mua tài chính, liên doanh giữa bên Việt Nam

là một hoặc nhiều ngân hang, công ty tài chính, doanh nghiệp (nhưng ít nhất

phải có một ngân hàng hoặc công ty tài chính tham gia) với bên nước ngoài là

một hoặc nhiều ngân hàng, công ty tài chính, công ty thuê mua tài chính và tổchức tài chính quốc tế, trên cơ sở hợp đồng liên doanh

- Loại thứ ba: Công ty thuê mua tài chính 100% vốn nước ngoài đượcngân hàng, công ty tài chính, công ty thuê mua tài chính nước ngoài thành lậptại Việt Nam

Trên thế giới, luật pháp của hầu hết các nước đều cấm các thể nhân,

doanh nghiệp tư nhân hay các công ty phi tài chính tham gia hoạt động tín

dụng thuê mua (Hàn Quốc, Anh Quốc ) và khẳng định công ty thuê mua tài

chính phải là một định chế tài chính Các ngân hàng, các công ty tài chính

tham gia kinh doanh thuê mua như là một chức năng hoạt động của các tổ chức

đó Như vậy, tư cách pháp nhân của người cho thuê theo pháp luật Việt Nam

phù hợp với thông lệ quốc tế Tuy nhiên, nhiều quốc gia có những quy định

rộng rãi hơn, cho phép các công ty công nghiệp tham gia hoạt động tín dụng

thuê mua như là một hình thức hỗ trợ bán sản phẩm của mình (Hoa Kỳ) Tất

nhiên các hoạt động này phải được thực hiện qua các công ty con (dealers)chuyên kinh doanh thuê mua tài chính Cũng có những quốc gia coi doanhnghiệp kinh doanh tín dụng thuê mua cũng như một công ty thương mại (Thái

Lan) Với các nước đang phát triển, do đặc điểm thuê mua tài chính là nhận

vốn, công nghệ thông qua tín dụng thuê mua, nên các công ty thuê mua hoạt

động như một công ty xuất nhập khẩu để tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và

nhỏ Vì thế, các quốc gia này như Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Namthường cho phép các công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh với nước ngoài chuyên doanh thuê mua tài chính theo định hướng của Nhà nước.

- Điều kiện, thủ tục xin cấp phép hoạt động

Điều 8 Nghị định 64/CP quy định: Các ngân hàng, công ty tài chính,

doanh nghiệp khác muốn hoạt động thuê mua tài chính phải thoả mãn các điềukiện sau đây: có đầy đủ uy tín, kinh doanh 3 năm liên tục có lãi, phải thành lậpcông ty thuê mua tài chính độc lập theo các quy định của pháp luật Thủ tục thành lập loại công ty này được áp dụng như quy định trong Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Công ty Hồ sơ và thủ tục xin cấp phép hoạt động được

áp dụng như đối với các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Trang 37

Đối với công ty thuê mua liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, đểđược cấp phép hoạt động, đối tượng kinh doanh thuê mua phải gửi đơn và hồ sơđến Ngân hàng Nhà nước xin cấp Giấy chấp thuận nguyên tắc Những tài liệuquan trọng của hồ so này bao gồm: Bản Chi nhớ về việc thành lập công ty thuêmua tài chính liên doanh (nếu có) hoặc dự thảo hợp đồng liên doanh giữa bênViệt Nam và bên nước ngoài; Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền chophép được góp vốn thành lập; Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền về

số vốn điều lệ và vốn thực góp năm hiện hành Trong thời hạn 3 tháng kể từngày nhận đủ hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định cấp hoặc từ chốicấp Giấy chấp thuận nguyên tắc Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp

Giấy chấp thuận, công ty thuê mua liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoàiphải hoàn tất hồ sơ cần thiết gửi cho Ngân hàng Nhà nước xin cấp Giấy phéphoạt động Trong vòng 3 tháng Ngân hàng Nhà nước sẽ ra quyết định cấp hoặc

từ chối cấp giấy phép hoạt động

Nhìn chung, Ngân hàng Nhà nước quản lý chặt chẽ việc cho ra đời cáccông ty thuê mua tài chính tại Việt Nam, đặc biệt là công ty liên doanh, công ty100% vốn nước ngoài; quan lý chat chẽ cả việc cho phép mở chi nhánh hoạt

động Bởi lẽ, công ty thuê mua tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân

hàng, được thực hiện các hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên (trừ một số hoạt động theo quy định của pháp luật) Do tính đặcthù của hoạt động kinh doanh này, thích hợp và hiệu quả hơn cả khi Ngân hàng

Nhà nước quản lý tổ chức và hoạt động của các công ty thuê mua tài chính, đặc

biệt về mặt tác nghiệp nhằm đảm bảo sự an toàn cho các bên tham gia giao dịch

và dam bảo sự an toàn cho nền kinh tế

* Điều kiện, thủ tục mở chỉ nhánh

Mục VI, Thông tư 03/TT-NH5 quy định, công ty thuê mua tài chính

muốn được xem xét mở chi nhánh phải có đầy đủ các điều kiện sau:

- Dé hoạt động ít nhất là 36 tháng kể từ ngày khai trương hoạt động Trong

trường hợp đặc biệt, do nhu cầu của nền kinh tế, thời gian này có thể được Ngân

hàng Nhà nước xem xét sớm hơn.

- Không vi phạm các quy định của Nghị định 64/CP.

‹ Khong vi phạm Pháp lệnh Ngân hàng (nay là Luật Ngân hang Nhà nước

Việt Nam), Pháp lệnh Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính (nay là Luật các

tò chức tín dung) và các Luật hiện hành có liên quan tại Việt Nam

34

Trang 38

Chi nhánh công ty thuê mua tài chính chi được cấp phép hoạt động khi

được cấp Giấy chấp thuận cho mở chi nhánh và Giấy đăng ký kinh doanh

* Thu hồi Giấy phép

Thông tư 03/TT-NHS hướng dẫn thực hiện Nghị định 64/CP đã quy định

các trường hợp công ty thuê mua tài chính bị thu hồi giấy phép như sau:

- Sau 6 tháng kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động mà không khai trương

hoạt động, hoặc hết thời hạn được Ngân hàng Nhà nước gia hạn mà không khai

trương hoạt động, hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục khai

trương hoạt động;

- VỊ phạm nghiêm trọng Nghị định 64/CP, Thông tư 03/TT-NH5 và pháp

luật hiện hành của Việt Nam;

- Tách ra thành một tổ chức độc lập hoặc sáp nhập vào một tổ chức khác

khi không được phép của Ngân hàng Nhà nước;

- Tự nguyện xin giải thể;

- Kinh doanh thua lỗ liên tục, không có khả năng thanh toán nợ và bị thuhồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bi tuyên bố phá sản;

- Chuyển nhượng giấy phép hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp;

- Giấy phép hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp đã hết thời hạn

nhưng không được gia hạn

* Tổ chức, quản trị điều hành của công ty thuê mua tài chính

Cơ cấu tổ chức của công ty thuê mua tài chính cũng giống như cơ cấu tổ

định: Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm quản trị hoạt động của công ty; Ban

kiểm soát chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động của công ty; Tổng giám đốc

(giám đốc) chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của công ty

Điều kiện để trở thành thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên và

Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty thuê mua tài chính cũng tương tự như

các công ty khác” Xuất phát từ tính nghiệp vụ của hoạt động thuê mua tài chính, các chức danh Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên Hội đồng quản

trị, Kiểm soát viên trưởng, các Kiểm soát viên và Tổng Giám đốc (Giám đốc)của công ty thuê mua tài chính được bầu, bổ nhiệm phải được Thống đốc Ngân

† Xem diéu 6 và diéu 7 “Luat Công ty”, điều 32 “Luat Doanh nghiệp Nhà nước”, điều 16 "Pháp lệnh Ngan hang, Hợp

tác xd tin dụng và Công ty tai chính” (nay là diều 40 Luật các tổ chức tín dụng).

Trang 39

hàng Nhà nước chuẩn y mới có hiệu lực pháp lý Đó là một điểm đặc thù trong

tổ chức, quản lý công ty thuê mua tài chính

Hoạt động thuê mua tài chính doi hỏi người lãnh đạo phải có nghiệp vụvững vàng, do vậy ngoài việc phải thực hiện theo đúng những quy định nẻu

trên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) còn phải có đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

- C6 đủ năng lực lãnh đạo và am hiểu kỹ thuật nghiệp vụ về kinh doanhtiền tệ;

- _ Tốt nghiệp Dai học về kinh tế, tài chính, ngân hang trở lên hoặc có trình

độ tương đương, có thời gian công tác trong lĩnh vực tài chính - ngân hang từ 5

năm trở lên, (theo điểm 3.1 Mục II Thông tu 03/TT-NHS)

Nhìn chung công ty thuê mua tài chính chịu sự giám sát, kiểm tra và

thanh tra của Ngân hàng Nhà nước trong mọi hoạt động kinh doanh và việc

chấp hành các quy định hiện hành của pháp luật Cụ thể, điểm 3.2 Mục II của

Thông tư 03/TT-NHS5 quy định: Công ty thuê mua tài chính phải được Ngàn

hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản khi cần thay đổi một trong những văn

đề sau:

- Tên gọi, điều lệ của công ty thuê mua tài chính;

- Tang vốn điều lệ hoặc giảm vốn điều lệ;

- Phạm vi va nội dung hoạt động của công ty thuê mua tài chính;

- Chuyển trụ sở, mở hoặc đóng cửa chi nhánh;

- Tach ra hoặc sáp nhập với một hoặc nhiều công ty thuê mua tài chính khác:

„ồ Thay đổi thành viên Hội đồng quan trị, Kiểm soát viên và Tổng Giám

đốc (Giám đốc) trong công ty thuê mua tài chính;

„_ Giải thể, thanh lý công ty thuê mua tài chính;

‹- _ Chuyển nhượng vốn góp với số tiền lớn hơn 15% vốn điều lệ của công ty

thuê mua tài chính.

1.2 Hoạt động

* Thué mua tài chính “là một hoạt động tin dụng trung, dai hạn thôngqua việc cho thuê máy móc - thiết bị và các động sản khác Bên cho thuê cam

kết mua máy móc thiết bị và động sản theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ

quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanhtoán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê được hai bên thỏa thuận và không đượchủy bỏ hợp đồng trước thời hạn Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được

chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện

đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê”,

' Điều 1, Nghỉ định 64/CP

Trang 40

Định nghĩa nêu trên đã thể hiện toàn bộ bản chất pháp lý của tín dụngthuê mua tài chính Song so với thông lệ quốc tế, tài sản cho thuê thường baogồm động sản và cả bất động sản, còn theo pháp luật Việt Nam chỉ giới hạn là

động sản nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách về đầu tư, đổi mới máy móc, trang

thiết bị của các doanh nghiệp Việt Nam

* Các quy định của pháp luật hiện hành cũng nêu ra diéu kiện để hình

thành một giao dịch thuê mua tài chính :

- Khi kết thúc thời han cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển

quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận của haibên Điều này còn được quy định tại điểm 3.1 tài khoản 212, Quyết định

1141/TC/CDKT của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanhnghiệp ngày 1/11/1995 (có hiệu lực ngày 1/1/1996);

- Nội dung hợp đồng thuê phải quy định quyền lựa chon mua tài sản thuêcủa bên thuê khi kết thúc thời hạn theo danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của

tài sản thuê tại thời điểm mua lại Pháp luật hầu hết các quốc gia trên thế giới

đều có quy định này, trừ Singapore: quyền chọn mua bị cấm hoàn toàn bởi họ

cho rằng, nếu không cấm mua thì không còn cơ sở để phân biệt giữa thuê vận

hành và thuê mua trả góp (một phương thức giao dịch của thuê mua tài chính)

Trên thực tế, cơ sở để phân biệt hai hình thức này là: giá cả, thời hạn thuê, thỏa

thuận trong hợp đồng về quyền sở hữu trong đó quyền chọn mua chỉ là một

khả năng các bên dự liệu khi ký kết hợp đồng Bởi vậy, quan điểm này ít được

pháp luật các nước thừa nhân.

- Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời hạn cần

thiết để khấu hao tài sản thuê Nhiều nước trên thế giới quy định thời gian tối

thiểu từ 2-3 năm thậm chí có nước quy định thời gian thuê lên tới 100% đời

sống hữu ích của tài sản Dé phù hợp với điều kiện thực tiễn, nhiều nước quyđịnh rất linh hoạt Chẳng hạn Luật số 3642, ngày 27/12/1991 của Hàn Quốcquy định thời hạn tối thiểu là 60% đời sống hữu ích của tài sản Nếu tài sản cóđời sống hữu ích =< 5 năm thì thời gian thuê tối thiểu là 70%

- Tổng số tiền thuê một tài sản quy định tại hợp đồng thuê mua ít nhất

phải tương đương với giá trị của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký kết

hợp đồng

Ngày đăng: 28/05/2024, 21:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w