1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại trọng tài Việt Nam

101 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Quốc Tế Tại Trọng Tài Việt Nam
Tác giả Trần Minh Ngọc
Người hướng dẫn TS. Nông Quốc Bình, GS. Gunnar Bergholtz
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Quốc tế và So sánh
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2004
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 57,44 MB

Nội dung

Còn theo tác giả Nông Quốc Bình thì : "Trọng tài thương mại là mộtphương pháp giải quyết tranh chấp, mà trong đó các bên tranh chấp thoảthuận hoặc lập ra, hoặc chỉ định ra một bên thứ ba

Trang 1

TRẤN MINH NGỌC

GIẢI QUYET TRANH CHAP THUONG MAI QUỐC TẾ

TẠI TRONG TÀI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Quốc tế và So sánh

Mã số: 603 860

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

1 TS Nông Quốc Bình 2 GS Gunnar Bergholtz

THUVIEN |

TRUONG DAI HỌC LUAT HA NÓI |

PHONG GV AAG |

HÀ NỘI - 2004 |

Trang 2

Lời đầu tiên, tác giả xin được bày tỏ sự biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội và lãnh đạo Khoa Luật Trường Đại học

Tổng hợp Lund Thụy Điển đã cho tôi cơ hội vô cùng quý báu để theo học

khoá đào tạo thạc sĩ Luật Quốc tế và So sánh này Tôi cũng xin bày tỏ sự biết

ơn sâu sắc tới tập thể các Giáo sư, Tiến sĩ Việt Nam và Thụy Điển đã truyền

thụ kiến thức và khích lệ tôi rất nhiều trong quá trình ba năm học tập vừa qua.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nông Quốc Bình

Trưởng bộ môn Luật Thương mại Quốc tế Trường Đại học Luật Hà Nội và

giáo sư Gunnar Bergholtz Khoa Luật trường Đại học Lund Thụy Điển đã nhiệttình hướng dẫn và chỉ cho tôi thấy nhiều kiến thức quý giá giúp tôi có thể

hoàn thành luận văn này.

Bản luận văn được hoàn thành với nguồn tài liệu hết sức quý giá mà tôi sưu tầm được từ thư viện Khoa Luật Đại học Tổng hợp Lund Thụy Điển và thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các cán bộ,

nhân viên đang làm việc tại thư viện hai trường, những người luôn phục vụ

bạn đọc với thái độ nhiệt tình, thân thiện, chu đáo.

Cuối cùng xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình tôi, bạn bè tôi đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn

thành luận văn.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Trần Minh Ngọc

Trang 3

Trung tâm trong tài Quốc tế Hồng Kông

(Hongkong International Arbitration Centre Phòng thương mại Quốc tế

International Chamber of Commerce

Trung tâm giải quyết các tranh chấp đầu tư Quốc tế

(International Centre for the Settlement of Investment Disputes)

Toà án trọng tài Quốc tế London

(London Court of International Arbitration) Trung tâm trọng tài Quốc tế Singapore (Singapore International Arbitration Centre)

Uy ban về luật thương mại Quốc tế của Liên hợp quốc

(United Nations Commission on International Trade Law)

Viện Quốc tế về thống nhất luật tư

(International Institute for the Unification of Private Law Trung tâm trong tài Quốc tế Việt Nam

(Vietnam International Arbitration Centre)

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới

(The World Intellectual Property Organization)

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

CHUONG I: Lý luận chung về trọng tài thương mại quốc tế

1.1 Tranh chấp thương mại quốc tế và giải pháp trọng tài 41.2 Khái niệm về trọng tài thương mại quốc tẾ: -. c2 71.2.1 Các định nghĩa .- Q Q0 020011111112 1121 111111111111 1111111 re 71.2.2 Tham quyền của trong tài thương mại quốc tế - 2522 151.2.3 Các hình thức trong tài thương mại quốc tế : cs se 211.2.4 Những ưu điểm của trọng tai thương mại quốc tễ 261.3 Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

thương mại quốc tế S11 122121121811212121121212212222 221g 291.3.1 Nguyên tắc thoả thuận L2 21 2S 1212121212121212121812 1e 291.3.2 Nguyên tắc bình đẳng - - S1 SE 12222 222g 311.3.3 Nguyên tắc độc lập và vô tư ¿+22 2222222212222 yeu 32

CHƯƠNG 2: Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng

trọng tài thương mai Việt Nam

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của trọng tai thương mại Việt Nam 36

2.2 Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài

thương mại Việt Nam . 0 2222111112222 111k HH ke 402.2.1 Thâm quyên của trọng tài ¿52 2222222212182 40)2.2.2 Hội đông trong tài 21111 cee ce eee nhe 45

2.2.3 Luật áp dụng đối với tố tụng trọng tai va nội dung tranh chấp 50

2.2.4 Tố tụng trọng tài 1 1 tt E21912111111111212121221 11181112111 te 582.2.4.1 Khởi kiện và thời hiệu khởi kiện -5 5: 582.2.4.2 Phiên họp giải quyết tranh chấp - 5 2222222223222 542 612.2.4.3 Các biện pháp khan cấp tạm thoi ccs 65

2.2.4.4 Quyết định trọng tải 22222221222 nh Ha 68 CHUONG 3: Những tôn tại va một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật

về trong tài thương mai Việt Nam

Trang 5

-Thứ hai: Các hệ thống pháp luật điển hình trên thế giới, các điều uớc Quốc tếquan trọng về giải quyết tranh chấp thương mại Quốc tế bằng trọng tài Tácgiả cũng tham khảo các quy định trong Luật mẫu trọng tài thương mại Quốc

tế của Liên hợp quốc, và một số bộ quy tắc trọng tài nôi tiếng trên thé giớinhằm phục vụ cho mục đích đối chiếu so sánh của luận văn

-Thứ ba, Các công trình nghiên cứu, tổng kết đánh giá của các tác giả trong vàngoài nước liên quan tới lĩnh vực giải quyết tranh chấp thương mại Quốc tếbang trọng tài Đây được coi là nguồn tai liệu giúp tác giả có những kiến thức

cơ bản và chuyên sâu trong đề tài đang nghiên cứu

1.2.Cơ sở thực tiễn

Đề tài được nghiên cứu dựa trên những cơ sở thực tiễn quan trọng sau đây:

- Quá trình Quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới không những làm gia tăngcác hoạt động thương mại Quốc tế mà còn làm cho nó trở nên đa dạng hơn

Vì thế tranh chấp phát sinh từ các giao dịch thương mại Quốc tế ngày càngphức tạp và khó khống chế Tuy nhiên việc buộc phải giải quyết tranh chấp sẽđặt các nhà kinh doanh đứng trước nhiều sự lựa chọn về các phương thức giảiquyết tranh chấp Phương thức giải quyết tranh chấp băng trọng tài đang đượccoi là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp được các nhà kinhdoanh ưa chuộng nhất

- Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại Quốc tế bằng trọng tải tại Việt

Nam trong nhưng năm gần đây đang thu hút sự quan tâm của các nhà kinhdoanh, các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ sau khi Pháp lệnh trọng tải

Trang 6

Quốc tế bằng trọng tải Việt Nam trong thời gian gần đây đã chỉ ra nhữngđiểm bất cập trong các quy định của pháp luật trọng tài Việt Nam cũng nhưhoạt động của các tổ chức trọng tài Việt Nam trong giải quyết các tranh chấpthương mại Quốc tế cần khắc phục kịp thời.

Dựa vào cơ sở khoa học và thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Giảiquyết tranh chấp thương mại Quốc tế tại trọng tài Việt Nam” làm luận văn tốtnghiệp thạc sĩ Luật học.

2.Mục đích của đề tài

Luận văn tập trung vào những mục đích sau đây:

- Phân tích, làm rõ những quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyếttranh chấp thương mại Quốc tế bằng trọng tài

- Đối chiếu, so sánh với pháp luật các nước điển hình, các điều uớc Quốc tếquan trọng dưới ánh sáng của luật mẫu trọng tài thương mại Quốc tế uncitral,nhằm tìm ra những ưu điểm và hạn chế của pháp luật Việt Nam về giải quyếttranh chấp thương mại Quốc tế bằng trọng tải

- Chỉ ra những bất cập vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật giải

quyết tranh chấp thương mại Quốc tế bằng trọng tài tại Việt Nam từ đó đề

xuất hướng hoàn thiện

3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài.

Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp

các nguồn tài liệu mà tác giả sưu tầm được trong quá trình chuẩn bị và viết

luận văn Hệ thống tài liệu được sưu tầm tại các thư viện của Việt Nam và thưviện trường Dai học tổng hop Lund Thụy Điển, kết hợp với các tài liệu thực

tiễn tại các trung tâm trọng tài Việt Nam, đặc biệt tại Trung tâm trọng tài

Quốc tế Việt Nam và các cơ quan có liên quan khác

4.Nội dung của đề tài.

Ngoài phan mở đầu va kết luận, luận văn được chia thành ba chương chínhnhư sau:

Chương 1 : Lý luận chung về trọng tài thương mại Quốc tế

Chương 2: Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại Quốc tế bằngtrong tài thương mai Việt Nam

Chương 3: Những tôn tại và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật

về trong tài thương mại Việt Nam

Trang 7

THUONG MẠI QUOC TE

1.1 TRANH CHAP THƯƠNG MAI QUOC TE VÀ GIẢI PHAP TRONGTAI

Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, các giao dich thươngmại quốc tế ngày càng trở nên đa dạng hơn và dẫn đến những tranh chấp phátsinh từ loại quan hệ này cũng rất phức tạp [ 38, tr.3] Trên thực tế rất khó dé

xác định một khái niệm có tính thống nhất vả chính xác về tranh chấp thương

mại quốc tế trên bình diện quốc tế, thậm chi trong phạm vi một quốc gia Tuy

nhiên từ góc nhìn của luật thực định có thể xem tranh chấp thương mại lànhững tranh chap phát sinh từ các quan hệ thương mại [44, tr.45] Và như vậy

tranh chấp thương mại quốc tế có thé coi là tranh chấp phat sinh từ giao dịchthương mại quốc tế dù có hợp đồng hay không H

Một câu hỏi cần trả lời là: "Thương mại quốc tế là gi"?

Về lý thuyết cũng như thực tiễn, có nhiều cách thức để trả lời cho câuhỏi này dù rang chúng có sự khác nhau ít nhiều Theo các tác giả Nguyễn HữuViện và Trần Văn Nam (Giảng viên trường Đại học Kinh tế quốc dân) thì:

"Thương mại là sự trao đổi, mua bán hàng hoá, cung ứng các dịch vụ thương

mại nhằm mục dich lợi nhuận” [40, tr.6] và: “Thương mại quốc tế là sự trao

đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các thương nhân có quốc tịch khác nhau ở cácnước khác nhau nhằm mục đích lợi nhuận” [40 tr.6]

Theo quan điểm nay thi hai yếu tố quốc tịch và trụ sở thương mại hoặcnơi cư trú thường xuyên được kết hợp với nhau dé trở thành “yếu tố quốc tế ”của một giao dịch thương mại “Yếu tố thương mại” của một giao dịch đượchiệu theo nghĩa rộng không chỉ bao gồm sự trao đôi, mua bán hàng hóa ma

Trang 8

Tiếp cận theo một hướng khác, có tác giả cho rằng: Hoạt động thươngmại quốc tế là những hành vi thương mại có yếu tố nước ngoài được thực

hiện bởi các thương nhân [36, tr.13] Ở khái niệm này yếu t6 nước ngoài được

đề cập theo nghĩa khá rộng Một hoạt động thương mại được coi là có yếu tố

nước ngoài (hay yếu tố quốc tế) nếu như các thương nhân tham gia giao dich

có quốc tịch khác nhau hoặc trụ sở thương mại hay nơi cư trú thường xuyên

của họ ở các nước khác nhau, hoặc hợp đồng được ký kết ở nước ngoài hoặcđối tượng của quan hệ hợp đồng tôn tại ở nước ngoài Theo Pamela Sellman

và Judithevans thì yếu tố quốc tế trong khái niệm thương mại quốc tế thể hiện

ở chỗ "Người bán va người mua ở các nước khác nhau và hàng hoá phải được

di chuyên từ nước người bán sang nước người mua".[46, tr.1] Các tác giả nayluôn cho rằng đặc điểm chính của một hoạt động mua bán quốc tế là sự thamgia của người mua va người bán ở các nước khác nhau và phải có sự dichuyển hàng hoá từ nước người bán tới nước người mua

Trong phan lời nói đầu các nguyên tắc về hop đồng thương mại quốc tế

1994 của Viện Quốc tế về thống nhất Luật tr UNIDROIT có đưa ra nhận định

tt

rất quan trọng về " tính thương mại" và "tính quốc tế" của một hợp đồngthương mại quốc tế Quả thực, các nguyên tắc này không xác định rõ ràng haychính xác hơn không chỉ ra cụ thé thé nào là "tính quốc tế" trong một hopđồng Tuy nhiên theo tinh thần của các nguyên tac này thì khái niệm vé "tính

quốc tế" của hợp đồng là rat rộng, nó cho rằng:

"Khái niệm hợp đồng quốc tế cần phải được giải thích theo nghĩa rộng

nhất có thé nhằm loại bỏ những trường hợp mà trong đó không một yếu tốquốc tê nào xuât hiện, tức là tat cả những yêu tô có liên quan tới hợp dong

Trang 9

Liên quan tới "tính thương mai" của hợp đồng, nó cũng không đưa ramột khái niệm chính xác vé tính thương mại của một hợp đồng Tại lời nóiđầu của các nguyên tac có trình bày như sau:

"Khái niệm hợp đồng thương mại nên được hiểu theo nghĩa rộng nhất

có thể nhằm chứa đựng không chỉ những giao dịch thương mại về trao đổi

hàng hoá hay cung ứng các dịch vụ mà còn bao gồm những loại giao dịch

kinh tế khác như những thoả thuận về đầu tư, về nhượng quyên khai thác, hợp

đồng về những dich vụ chuyên môn v.v "

Tính quốc tế của hợp đồng còn được nhắc tới trong công ước viên 1980của Liên hợp quốc về mua ban hàng hoá quốc tế Theo công ước, hợp đồngđược coi là có tính quốc tế néu được ký kết bởi các bên có trụ sở thương mại

ở các nước khác nhau, nếu một bên nào đó không có trụ sở thương mại thì nơi

cư trú thường xuyên sẽ được sử dụng thay thế [22, D1(1)] Có nghĩa là cônguớc không để cập tới sự di chuyền hang hoá từ nước nay sang nước khác

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về thương mại quốc tế như vậy,

song có thé thay chúng đều có những điểm chung:

Thứ nhất, liên quan tới tính quốc tế, đó là sự loại bỏ tất cả nhữngtrường hợp mà các yêu tố của giao dịch thương mại cụ thể chỉ liên quan tớimột quốc gia duy nhất Thứ hai, liên quan đến tính thương mại, đó là sự tồntại của những giao dịch kinh doanh giữa các thương nhân với nhau và mụcđích chính của họ là lợi nhuận Điều này khác han với mục dich sinh hoạt,tiêu dùng của các giao dịch dân sự như việc chia tài sản thừa kế, hay các hợpđồng tặng cho, hoặc việc chia tài sản trong quan hệ ly hôn.

Trang 10

luôn tổn tại trong những giao dịch nay ít nhất một yếu tố quốc tế chăng hạnnhư quốc tịch của các thương nhân tham gia giao dịch khác nhau, hoặc hàng

hoa là đối tượng hợp đồng di chuyên qua biên giới, hay hợp đồng được thựchiện ở những nước khác nhau.

Như đã được nêu ở trên, tranh chấp thương mại quốc tế luôn là nhữngtranh chấp phát sinh từ các giao dịch thương mại quốc tế cho dù nó có hợp

đồng hay không Mặc dù tranh chấp không phải là điều mong muốn của các

thương nhân và họ đã rất cần trọng trong áp dụng các biện pháp nhằm loại bỏcác tranh chấp, song các bên không thể khăng định răng sẽ không có bất kỳ

tranh chấp nào xảy ra từ các thương vụ mà họ đang thực hiện Vì vậy điềuquan trong mà các thương nhân cần nhìn thay trước đó là giải pháp nao cho

tranh chấp nếu nó xảy ra Hiện nay có một số giải pháp đáng chú ý như: toà

án, thương lượng, trung gian, hoà giải, tư vẫn của các chuyên gia, hay luật sư

và trọng tải Thực tế cho thấy, trong những giải pháp nói trên, và trừ những vụ

việc đặc biệt, giải pháp trọng tài thường được các bên tranh chấp lựa chọn bởicác ưu điểm vượt trội của nó so với các giải pháp tranh chấp khác như: Sựtrung lập của trọng tài viên hoặc các trọng tài viên cũng như sự độc lập, vô tưcủa họ trong quá trình giải quyết tranh chấp, hay sự mềm déo và linh hoạt củacác quy tắc tố tụng được áp dụng cho quá trình trọng tải, hay tính bí mật của

phiên họp xét xử, và cuối cùng phải kể tới khả năng thi hành các phán quyết

trọng tài với sự hỗ trợ của Nhà nước Giải pháp trọng tài đã, đang và sẽ là giảipháp được ưa chuộng trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc

Trang 11

nhau [37, tr.327],[47, tr.1].

Theo OKEZIE CHUKWUMERIJE: "Trọng tài là một cơ chế giải quyết

tranh chấp giữa các bên với nhau, được thực hiện thông qua một cá nhân docác bên lựa chọn hoặc bởi việc dựa trên những thủ tục hay những tổ chức nhất

định được lựa chọn bởi chính các bên" [47, tr.2] Với một quan điểm tương

tự như vậy, JAMES and NICHOLAS cho rằng: “Trọng tài được coi như là

một tiến trình tư được mở ra theo sự thoả thuận của các bên nhằm giải quyết

một tranh chap đang tôn tại hoặc có thé sẽ phat sinh bởi một hội đồng trọng

tài gồm một hoặc nhiều trọng tài viên" [48, tr.3] Hội đồng trọng tài này là

kết quả của sự lựa chọn của chính các bên tranh chấp hoặc thông qua nhữngđại diện của họ, và chính các bên cũng sẽ là những người thiết lập nên các thủ

tục mà hội đồng trọng tài phải áp dung dé giải quyết tranh chấp

Với một cách tiếp cận khác nhưng cùng nội dung như trên thì trọng tàiđược coi là một thủ tục mà trong đó theo sự thoả thuận của các bên tranh chấp

sẽ được giải quyết bởi một hoặc nhiều trọng tai viên, người sẽ ra quyết địnhràng buộc đối với các bên tham gia tranh chấp [49] Cách tiếp cận này cònnhắn mạnh hơn về việc loại trừ sự áp đặt của toà án đối với các bên về thủ tục

trọng tài, bởi vì với phương pháp trọng tải "các bên sẽ tự quyết định về thủtục giải quyết tranh chấp, thay vì phải dựa vào toà án" [49]

Còn theo tác giả Nông Quốc Bình thì : "Trọng tài thương mại là mộtphương pháp giải quyết tranh chấp, mà trong đó các bên tranh chấp thoảthuận hoặc lập ra, hoặc chỉ định ra một bên thứ ba và giao cho bên thứ ba đóquyền được phán xét tranh chấp của họ, phán xét này buộc các bên tranh chapphải thực hiện" [36, tr.160].

Trang 12

+ Thứ nhất: Quá trình trọng tải diễn ra trên cơ sở thoả thuận trọng tài

được thiết lập bởi các bên tranh chấp

+ Thứ hai: Thủ tục trọng tài được xác định bởi các bên và thường làmột thủ tục xét xử kín được điều khiển bởi Hội đồng trọng tải ba người hoặcmột người.

+ Thứ ba: Quyết định của trọng tai về vụ tranh chấp buộc các bên phảithực hiện [49].

Vậy trọng tải thương mại quốc tế là gì? Nó có phải là một phương thứcgiải quyết tranh chấp có nhiều ưu điểm vượt trội hay không?

Trọng tai thương mại quốc tế luôn chứa đựng những đặc điểm chungcủa một trọng tài Nhung một trọng tài chỉ được coi là trọng tài thương mại

quốc tế nếu nó chứa đựng hai yếu tổ "quốc tế" và "thương mại" Về mặt lý

luận cũng như thực tiễn, việc xác định một trọng tài là quốc tế hay nội địa

thường rat có ý nghĩa bởi vì hầu hết các nước đều xây dựng các quy chế pháp

lý khác nhau cho mỗi loại trọng tai này Thuật ngữ "quốc tế" được sử dụng để

chỉ ra sự khác nhau giữa trọng tài thuần tuý nội địa và trọng tài có những yếu

tố vượt ra ngoài biên giới quốc gia [47, tr.3] Các trọng tai nội địa thườngphải bắt buộc tổ chức ở một địa điểm nảo đó trong phạm vi lãnh thổ quốc gia,

và buộc phải tuân theo những quy định về trọng tài của quốc gia đó [50,tr.12].

Hiện nay về mặt khoa học pháp lý cũng như thực tiễn trọng tài, có hai

yếu tố chính hoặc được sử dụng riêng biệt hoặc được sử dụng kết hợp để xác

định tính quốc tế của trọng tài đó là: đặc điểm của chủ thê tham gia tranh chấp

và bản chất của tranh chấp [50, tr.44]

Trang 13

Về yếu tố thứ nhất - Bản chất của tranh chấp - can phải bảo đám rangtranh chấp được giải quyết bởi trọng tài luôn luôn mang bản chất quốc tế.Theo quy tắc trọng tài hiện hành của ICC thì chức năng của toả án trọng tài

quốc tế ICC là: "Giải quyết băng trọng tài các tranh chấp thương mại có đặc

điểm quốc tế phù hợp với những quy tắc trọng tài của phòng thương mại quốcté"[13, Điều 1 (1)] Rõ rang rang ICC đã không đưa ra một định nghĩa vào về

"tranh chấp thương mại có đặc điểm quốc tế", tuy nhiên trong các sách hướngdẫn trọng tài được xuất bản bởi ICC có chứa đựng những nội dung về bản

chất quốc tế của một tranh chấp, chăng hạn: "Bản chất quốc tế của trọng tài

không có nghĩa là buộc các bên nhất định phải có quốc tịch khác nhau Hợpđồng vẫn có thể mở rộng phạm vi ra khỏi biên giới quốc gia, khi, ví dụ như

một hợp đồng được ký kết giữa các chủ thê cùng quốc tịch nhưng việc thựchiện hợp đồng lại ở một nước khác, hoặc trong trường hợp, hợp đồng được kýkết giữa một Nhà nước và một chi nhánh của một Công ty nước ngoài kinhdoanh trên lãnh thổ nước do" [51, tr.19] Như vậy có thé thấy rang ICC đãđưa ra một sự giả! thích kha rộng về tính "quốc tế" của quan hệ sẽ được giải

quyết bằng trọng tài Theo cách hiểu của tác giả thì ICC quan niệm rằng một

tranh chấp thương mại sẽ được coi là có tính quốc tế (mang bản chất quốc tế)nêu nó có liên quan tới bất kỳ yếu tố nước ngoai nao như: Nơi giao kết hopđồng ở nước ngoài, nơi thực hiện hợp đồng ở nước ngoài, các bên tham gia

hợp đồng ở các nước khác nhau v.v

Một sự giải thích rộng rãi như vậy cũng đã được tìm thấy trong Bộ luật

tố tụng dan sự cộng hoà Pháp (Có hiệu lực từ 14/5/1981) Điều 1492 Bộ luật

nảy quy định: "Một trong tài sẽ được coi là trọng tài quốc tế nếu nó giải quyết

các tranh chấp quyên lợi trong thương mại quốc tế" Tuy nhiên, trong điềukhoản nay đã không định nghĩa "Tranh chấp quyén lợi trong thương mại quốc

Trang 14

tế" là gi? Việc giải thích cụm từ nay lại được thực hiện bởi toà án thượng

thâm pháp trong những quyết định của nó như sau:

"Định nghĩa nay sẽ bao ham sự di chuyên hang hoá hay tiền tệ từ nướcnày tới nước khác, hoặc những yếu tố khác như quốc tịch của các bên, địa

điểm ký kết hợp đồng v.v " [50, tr.15]

Có thé thay rằng ban chất quốc tế của một tranh chấp được pháp luậtcộng hoả Pháp quy định rất rộng rãi với nhiều căn cứ khác nhau như nơi giaokết hợp đồng ở nước ngoài, nơi thực hiện hợp đồng ở nước ngoài, hang hoá dichuyển qua biên giới, các bên tham gia hợp đồng không cùng quốc tịch, việc

thanh toán hợp đồng liên quan tới hơn một quốc gia Chính sự giải thích

quá rộng này đang chịu sự chỉ trích từ một số học giả, tuy nhiên điều này vẫnhoàn toàn được thừa nhận tại Pháp hiện nay.

Về yếu tố thứ hai đó là căn cứ vào đặc điểm của chủ thể tham gia vàotranh chấp để xác định trọng tài là quốc tế hay không Yếu tố này được phápluật một số nước thừa nhận, kể cả luật mẫu về trọng tài của Liên hợp quốc.Xem xét về yếu tố thứ hai tức là xem xét về đặc điểm của chủ thé tranh chap,

và đặc điểm này thường được xác định dựa vào hai dấu hiệu chính đó là: quốctịch của chủ thể hoặc trụ sở thương mại của các chủ thê hay nơi cư trú thườngxuyên của họ.

Cách tiếp cận dựa vào yếu tô chủ thê đã được ghi nhận trong công ướcChâu âu 1961 về trọng tài thương mại quốc tế Điều I.1(a) công ước quy định:

" Công ước này sẽ được áp dụng đối với:

(a) Thoả thuận trọng tài được ký kết với mục đích giải quyết tranhchấp phát sinh từ thương mại quốc tế giữa các cá nhân hoặc pháp nhân có nơi

cư trú thường xuyên hoặc trụ sở ở các nước ký kết khác nhau "

Tương tự như thé, Diéu 176 (1) đạo luật tư pháp quốc tế của Liên bang

Thuy Si đã giới hạn việc áp dụng chương 12 của đạo luật (Chương vê trong

Trang 15

tài quốc tế) đối với những vụ việc mà địa điểm tiễn hành trọng tải ở Thuy Sĩ

và vào thời điểm ký kết thoả thuận trọng tải, it nhất một bên chủ thể không cưtrú ở Thuy Sĩ.

Ngoài việc sử dụng riêng lẻ từng yếu tố hoặc là đặc điểm của chủ thể

hoặc là bản chất của tranh chấp để xác định tính quốc tế của trọng tải, chúng

ta còn bắt gặp việc sử dụng kết hợp hai yếu tố này với nhau Luật mẫu của

liên hợp quốc (1985) về trọng tài thương mại quốc tế là một ví dụ điển hình

Điều 1 (3) luật này quy định:

" Trong tài là quốc tế nếu:

(a) các bên tham gia thoả thuận trọng tài, tại thời điểm ký kết thoảthuận trọng tài đó, có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau; hoặc

(b) một trong những địa điểm sau đây được đặt ở ngoài quốc gia nơicác bên có trụ sở kinh doanh;

(i) nơi tiễn hành trong tài nếu được xác định trong hoặc theo thoả thuậntrọng tài;

(ii) noi mà phan chủ yếu của các nghĩa vụ trong quan hệ thương mạiđược thực hiện hoặc nơi mà nội dung tranh chấp có quan hệ mật thiết nhất;

(c) các bên đã thoả thuận rõ rang van đề chủ yếu của thoả thuận trọngtài liên quan đến nhiều nước"

Theo quy định của điều 1(3)(a) thì tính quốc tế của trọng tài có liênquan tới yếu tô chủ thé, trong khi đó Điều 1( 3)(b)(ii) có liên quan tới bản chấtquốc tế của tranh chấp

Vấn để tiếp theo cần phải làm sáng tỏ trong khái niệm về trọng tàithương mại quốc tế đó là hiểu như thé nào về tính "thương mai" của trọng tai

ở đây có thé đặt ra câu hỏi: tại sao pháp luật của đại đa số các nước trên thégiới, cũng như các điều ước quốc tế đều quy định là "trọng tải thương mại"

chứ không phải là trọng tải trong các lĩnh vực khác Sự thật là, hầu hết các

Trang 16

nước trên thé giới hiện nay chỉ cho phép giải quyết bằng phương thức trọngtài các tranh chấp thương mại mà chủ yếu là tranh chấp từ hợp đồng thươngmại Đối với các tranh chấp thuộc các lĩnh vực khác như: Hôn nhân gia đình(chăng hạn việc chia tài sản giữa vợ và chồng), sở hữu trí tuệ, tranh chấp liênquan tới quyền của người thứ ba trong một vụ phá sản, tranh chấp trong lĩnhvực cạnh tranh, tranh chấp lao động, Nhà nước thường can thiệp trực tiếpbăng việc bắt buộc giải quyết tại toà án hoặc một cơ quan Nhà nước có thẩmquyền nhất định [52, tr.14] Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ về van dé

thẳm quyển của trong tai dù răng không phổ biến Ví dụ: Nghị định thưGeneva 1923, đã chấp thuận thẩm quyên của trọng tài đối với những tranhchấp thương mại và cả những tranh chấp khác Nó quy định rằng, mỗi nước

ký kết buộc phải công nhận hiệu lực của một thoả thuận trọng tài liên quan tới

van dé thương mại hoặc liên quan tới bat kỳ một van dé nào khác có khả nănggiải quyết bằng trong tài Tuy nhiên nghị định thư này dành quyển bảo lưu

trong việc giới hạn nghĩa vụ quốc gia cho các nước thành viên Ngay tại điều

1 của Nghị định thư chỉ rõ : "Mỗi quốc gia thành viên có thể giới hạn nghĩa

vụ đối với những hợp đồng được xem là hợp đồng thương mại theo luật củanước mình”.

Nhìn chung dưới góc độ khoa học pháp lý, các học giả có thể đưa rađược một khái niệm thương mại khá toàn diện va được giải thích chi tiết

Điều này là thực tế và hoàn toàn có thể xảy ra Nhưng dưới góc độ pháp luậtcủa mỗi quốc gia, thì khái niệm về thương mại là không thống nhất nói cách

khác mỗi nước có một cách tiếp cận đặc thù về vẫn để này Trong khi đó trên

bình diện quốc tế, cho đến nay không tổn tại khái niệm thương mại nào được

chấp nhận chung boi các quốc gia trên thế giới Mặc dù công ướcNEWYORK 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tai nước ngoài

đã nỗ lực phi nhận một sự giải thích về thuật ngữ "Thuong mai" nhưng lại

Trang 17

mẫu trọng tài thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (1985) tại phần chú thíchcủa diéul(1) có đưa ra một cách giải thích về thuật ngữ thương mại tương đổirộng rãi nhưng rất tiếc nó chỉ được các quốc gia sử dụng như là một tài liệutham khảo cho việc xây dựng khái niệm thương mại trong pháp luật nướcmình Phần chủ thích điều 1(1) luật mẫu của Liên hợp quốc giải thích thuậtngữ thương mại với phạm vi "các van dé phát sinh từ tat cả các mối quan hệ

có bản chất thương mại dù là có hợp đồng hay không" Những quan hệ được

cho là có bản chất thương mại bao gồm: "Bat kỳ giao dịch thương mại naonhằm cung ứng hoặc trao đổi hàng hoá hay dịch vụ; các thoả thuận phân phối;đại diện hoặc đại lý thương mại; ký gửi; cho thuê; xây dựng; tư vẫn; kỹ thuật;

li xăng; đầu tư; tài chính; ngân hàng: bảo hiểm; thoả thuận về thăm dò khaithác hoặc nhượng quyên; liên doanh va các hình thức hợp tác sản xuất hoặc

kinh doanh khác; vận chuyển hàng hoá hoặc hành khách bằng đường hàng

không; đường biển, đường sắt hoặc đường bộ”

Ở nước ta hiện nay các văn bản pháp luật không có sự thống nhất khiđưa ra khái niệm về thương mại Theo Điều 45 của Luật thương mại thì

"thương mai’ được hiểu theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm các giao dịch mua bánhàng hoá hữu hình và các dịch vụ có liên quan giữa các thương nhân vớinhau Trái lại, theo pháp lệnh trọng tài thương mại 2002, tại điều 1 khoản 3đưa ra khái niệm hoạt động thương mại rất rộng tương tự như quy định trong

luật mẫu trọng tài quốc tế của UNCITRAL:

"Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương

mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hang hoá, cung ứng

dịch vụ, phân phối; đại diện; đại lý thương mại; ký gửi; thuê; cho thuê; thuêmua; xây dựng; tư vân; kỹ thuật; li - xăng; dau tư; tai-chinh, ngân hàng; bao

Trang 18

hiém; tham do; khai thac; van chuyén hang hoa; hanh khach bang duong hang

không, đường biên, đường sat, đường bộ và các hành vi thương mai khác theoquy định của pháp luật”.

Về mặt nguyên tắc luật có hiệu lực pháp lý cao hơn pháp lệnh, có nghĩa

là quy định về thương mại trong luật thương mại được áp dụng cuối cùng đểxem xét một hành vi có phải là hành vi thương mại hay không Tuy nhiên trênthực tế, nhiều thoả thuận trọng tải trong các hợp đồng vẻ tư vấn, kỹ thuật, xây

dựng, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm (những quan hệ không được coi làthương mại theo luật thương mại) vẫn được các trung tâm trọng tài Việt Namtiếp nhận và giải quyết Có nghĩa là lúc nay cách hiểu về "thương mai" theoquy định của pháp lệnh được áp dụng Điều này nguy hiểm ở chỗ, số phận của

các quyết định trọng tài sẽ như thế nào nếu có đơn kiện tới toà án yêu cầu huỷquyết định trong tai? Van dé này sẽ được phân tích trong chương thử 3

Tóm lại, qua việc phân tích về các yếu tố của một trọng tài thương mạiquốc tế, có thê kết luận rằng, trọng tài thương mại quốc tế là một phương thức

giải quyết tranh chấp mà sự bắt đầu của nó dựa trên sự thoả thuận của các bên

tham gia tranh chấp nhằm giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nướcngoài (hay yếu tố quốc tế) giữa các thương nhân với nhau bởi một hội đồngtrọng tài gồm một hoặc nhiều trọng tải viên Tính quốc tế của trọng tài thườngdựa trên hai yếu tố chính, hoặc là sử dụng độc lập hoặc kết hợp với nhau, đó

là : bản chất quốc tế của tranh chấp (International Nature of the dispute) và

đặc điểm của chủ thê tranh chấp (Identity of the parties)

1.2.2 Tham quyền của trọng tài thương mại quốc tế

Tham quyên của trọng tài thương mại quốc tế bắt nguồn từ thoả thuận

của các bên, không có thoả thuận trọng tài sẽ không có trọng tai Đó là

nguyên tắc "hòn đá tảng" của trọng tài nói chung, trọng tài thương mại quốc

tế nói riêng [50,tr.4] Một trọng tai chỉ có thể diễn ra nếu các bên đã ưng

Trang 19

thuận cùng nhau về điều đó Nguyên tắc này ngày càng được công nhận rộngrãi trong cả Luật quốc gia lẫn các Điều ước quốc tế Khi các bên thiết lập mộtthoả thuận trọng tài điều đó có nghĩa là họ đã trao cho một Hội đồng trọng tal

nhất định thâm quyển giải quyết tranh chấp và đồng nghĩa rằng toà án quốc

gia không có thầm quyền giải quyết tranh chap đó trừ khi thoả thuận trong tài

vô hiệu hoặc bị hủy bỏ bởi chính các bên Điều II Công ước New York 1958quy định:

” Toà án của một quốc gia thành viên, khi nhận được một đơn kiện về

một van dé mà đối với vẫn dé đó các bên đã có thoả thuận theo nội dung củađiều này, sẽ theo yêu cầu của một bên, đưa các bên tới trọng tài, trừ khi toà ánthấy rằng thoả thuận nói trên không có hiệu lực, không hiệu quả hoặc khôngthé thực hiện được”

Tại phần 1.1.(c) Đạo luật trọng tài Vương quốc Anh 1996 chỉ rõ: "Đối

với các van dé được điều chỉnh bởi phan này, toa án sẽ không can thiệp vào

ngoại trừ trường hợp được quy định rõ ràng trong phần này" Một cách tương

tự, luật mẫu UNCITRAL quy định tại điều 8.(1) như sau:

"Toà án khi nhận được đơn kiện về một van dé tranh chấp thuộc đốitượng của một thoả thuận trong tài, sẽ đưa các bên tới trọng tài nếu một bên

yêu câu như vậy vao thời điểm không muộn hơn khi bên đó đệ trình ban

tường trình đầu tiên của mình về nội dung của tranh chấp trừ khi toà án nhận

định rằng thoả thuận đó là vô hiệu và không có hiệu lực, không có hiệu quảhoặc không có khả năng thực hiện " :

Thông thường một thoả thuận trọng tài được lập vào thời điểm trước

khi tranh chấp xảy ra, nhưng sẽ vẫn là hợp pháp nếu nó được lập vào thờiđiểm tranh chấp đang tôn tại Trường hợp lập thoả thuận trọng tài trước khi cótranh chap thường được thực hiện băng cách, các bên đưa một điều khoản

Trang 20

trọng tài vào trong hợp đồng có liên quan khi ký kết hop déng đó (ClauseCompromissoire)

Clause compromissoire là một thuật ngữ dùng để chi điều khoản trong

tài được các bên thoả thuận đưa vào nội dung của hợp đồng Có thể dịch là

"điều khoản thoả hiệp trọng tài"

Nếu tranh chấp xảy ra ma các bên chưa lập bat ky một thoả thuận trọng

tài nào, thì các bên vẫn có thé lập một thoả thuận trọng tài và nó được gọi là

“Compromis đarbitrate” Compromis đarbitrate có thể địch là "thoả ướctrọng tài”.

Điều 1442 Bộ luật td tụng Dân sự Cộng hòa Pháp quy định: "Một điềukhoản trọng tài là một thoả thuận chính của các bên tham gia hợp đồng camkết đưa ra trọng tài bat kỳ tranh chấp nao có thé phát sinh liên quan tới hợp

đồng" và Điều 1447 quy định: "bằng một thoả thuận trọng tài (thoả ước trọngtài), các bên có thể đưa một tranh chấp đang tổn tại ra trọng tài gồm một haynhiều trọng tải viên”

Một điều cần lưu ý là, dù được lập vào thời điểm nao thì thoả thuận

trọng tài phải là sự thé hiện ý chi chung của các bên chứ không đại diện cho ýchí của bat ky một bên nao Hầu hết các nước hiện nay cũng như các Điều

udc quốc tế về trọng tài và kế cả luật mẫu của UNCITRAL chỉ công nhận

hiệu lực của thoả thuận trọng tài nếu nó được lập theo một hình thức nhấtđịnh, thường là bằng van bản [53] Điều 1443 Bộ luật tố tụng Dân sự Cộnghòa Pháp quy định: "Để được coi là có hiệu lực, một điều khoản trọng tai phảiđược làm bằng văn bản và được chứa đựng trong hợp đồng hoặc trong một tảiliệu nào đó”.

Điều 1449 Bộ luật nay quy định: "Một thoả ước trọng tai (Submissionapreement) phải được làm bang văn ban Nó có thé được chứa đựng trongbiên bản cuộc họp giữa các trọng tài viên và các bên”.

“Tibi wd

Trang 21

Theo quy tắc trong tai UNCITRAL 1976: "Thoả thuận trong tài phảiđược làm bằng văn bản" (Điều 1) Công ước NewYork 1958 cũng chỉ chophép hình thức văn bản đối với thoả thuận trọng tài Công ước xác nhận rang:

“Thuật ngữ thoả thuận băng văn bản bao gom mét diéu khoan trong tai trong

một hop đồng hoặc một thoả thuận trọng tài được ký kết bởi các bên hoặcđược chứa đựng trong các thư hay điện tín trao đổi" (Điều II)

Sự phát triển nhanh chóng của các kỹ thuận Viễn thông hiện đại đã tạonền những phương pháp liên lạc mới như: telex, fax hay e-mail (thư điện tử).

Và chính điều này đã làm hạn chế cách hiểu đối với thuật ngữ "băng văn bản"

trong công ước NewYork Đáp ứng tình hình này Luật mẫu về trọng tàiƯNCITRAL quy định: "Một thoả thuận trọng tài sẽ được coi là làm băng văn

bản néu nó được chứa đựng trong một tài liệu được ký kết bởi các bên hoặc

trong các thư, điện tin, telex, hoặc các phương thức liên lạc khác mà phi nhận

thoả thuận đó hoặc qua trao đổi về đơn kiện và bản biện hộ trong đó thể hiện

sự tồn tai của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận Việcdẫn chiếu trong hợp đồng tới một văn bản ghi nhận điều khoản trọng tài lậpnên thoả thuận trọng tài với điều kiện hợp déng này phải là văn bản và sự dẫnchiêu đó là một bộ phận của hợp đồng" (Điều 7.(2))

Tuy nhiên, lại không tìm thấy bất kỳ quy định nảo trong Bộ quy tắc

trong tài của ICC và LCIA yêu cau thoả thuận trong tài phải được lập thànhvăn bản Khuynh hướng nảy được áp dụng bởi một số ít các nước nhưngkhông phải là khuynh hướng đại diện trong bối cảnh thế giới đương đại Hầu

hết pháp luật các nước đều buộc thoả thuận trọng tài phải được thể hiện dướihình thức văn bản hoặc ít ra bằng một sự sao chép điện tử như đĩa từ hoặcbăng từ Điều này dễ dàng nhận thấy trong luật trọng tài của Hà Lan, 1986

(Điều 1021) hay tại Điều 178 (1) đạo luật về tư pháp Quốc tế của Thụy Sĩ:

"Liên quan tới hình thức của thoả thuận trọng tài, thoả thuận trọng tài sẽ là

Trang 22

hợp pháp va có hiệu lực nếu được làm băng văn bản, điện tin, telex, điện báohoặc bat kỳ phương thức liên lạc nao được chứng tỏ là bang văn bản".

Một vẫn để lớn và không kém phần quan trọng cần phải giải quyết ởđây là hiệu lực của một thoả thuận trọng tài có phụ thuộc vào hiệu lực củahợp đồng chứa đựng nó không Hầu hết pháp luật các nước đều ghi nhận rằng

cho dù hợp đồng chứa đựng điều khoản trọng tài vô hiệu thi điều khoản trọng

tài vẫn có hiệu lực pháp lý bởi vì điều khoản trọng tài luôn độc lập với phầncòn lại của hợp đồng [54] Theo quy định tại Diéu 16.1 Luật mẫu của

UNCITRAL thì " Mét điều khoản trong tai là một phần của hợp đồng sẽđược coi là một thoả thuận độc lập với các điều khoản khác của hợp đồng.Quyết định của Hội đồng trọng tài rằng hợp đồng bị vô hiệu không làm chođiều khoản trọng tài bị vô hiệu theo” Tương tự như thế Điều 8 Luật trọng tài

Brazil (Luật số 9.307) 1996 quy định: "Điều khoản trọng tài độc lập với hợp

đồng chứa đựng nó, có nghĩa rằng sự vô hiệu của hợp/đồng không ám chỉ tới

sự vô hiệu của điều khoản trọng tài”

Ngoài van dé hình thức thoả thuận trọng tài ra, thẩm quyển của trọng

tài còn bị ảnh hưởng bởi phạm vi các tranh chấp mà nó được phép giải quyết (hay còn gọi là khả năng trọng tài) Trọng tài có thê bị giới hạn phạm vi xét xửtrong những quan hệ hợp dong, cũng có thé không bị giới hạn với bat kỳ tranh

chấp thương mai nao dù có hợp đồng hay không Chang han các quy tắc trọng

tai UNCITRAL đã giới hạn thẩm quyên của trọng tai trong phạm vi các quan

hệ hợp đồng, việc sử dụng bộ quy tắc này đối với những tranh chấp ngoài hợpđồng là không được phép Trong khi đó các quy tắc trọng tải ICC và LCIAcho phép trọng tài thương mại quốc tế giải quyết các tranh chấp cho dù có

hợp đồng hay không Hơn nữa, khi nói tới thẩm quyền của trọng tài thường

ám chỉ tới việc giải quyết các tranh chấp thương mại chứ không phải các tranh

chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân, phá sản, thừa kế, hay tuyển dụng lao

Trang 23

động Sự không tuân thủ các quy tắc về khả năng giải quyết các tranh chấpcủa trọng tài sẽ dẫn tới hậu quả là các phán quyết trọng tai sẽ bi hủy bỏ Minh

họa cho nhận định này Luật mẫu trong tai quốc tế UNCITRAL nêu rõ:

"Một quyết định trọng tài có thể bị hủy bỏ bởi toà án theo quy định tạiđiều 6 nếu :

(b) Toà án phát hiện ra rằng:

(i) Van dé tranh chấp không thé giải quyết bang trong tài theo luật củanước này: " (Điều 34.(2).(b).()) Điều này cũng được tìm thấy trong Côngước New York 1958 khi nó cho rang, phán quyết của trong tài nước ngoài cóthê bị từ chối công nhận và thi hành nếu van dé tranh chấp không thể giảiquyết bằng trọng tài theo luật pháp quốc gia nơi phán quyết trọng tài được

yêu cầu công nhận và thi hành

Trong khoa học pháp lý về trọng tài thương mại quốc tế cũng như thực

tiễn trọng tài thường đưa ra khái niệm "Tham quyển của thẩm quyền"(Competence/Competence) Điều này có nghĩa là khi có một don phản đối vềthâm quyền của Hội đồng trọng tài đối với một tranh chấp thi Hội đồng trọngtài sẽ có quyên tự quyết định thẩm quyền của mình Quyết định về thẩmquyền sẽ được Hội đồng trong tài đưa vào quyết định tạm thời hoặc quyếtđịnh cudi củng Diéu 21 (1) quy tắc trọng tài UNCITRAL quy định:

"Hội dong trọng tai có quyền quyết định về việc phản đối Hội đồngtrong tài không có thầm quyền giải quyết, ké cả những sự phản đối về sự ton

tại hoặc giá trị pháp lý của điều khoản trọng tài hoặc thoả thuận trọng tải riêngbiệt "

Tại Điều 16 Luật mẫu của UNCITRAL cũng có những quy định tương

tự như vậy Hầu hết các nước đều thừa nhận nguyên tắc thâm quyền của thâmquyền như là một nguyên tac cơ bản khi xem xét về thâm quyên của một

Trang 24

trong tài Nguyên tắc này dé dang tìm thấy trong pháp luật trọng tai của Thụy

Si, Đức, Hoa Ky, Pháp

Tom lai, có thé khang định rang trong tài thương mại quốc tế chỉ cóthắm quyền hợp pháp dé giải quyết tranh chấp nếu có một thoả thuận trọng tàihợp pháp được làm bởi các bên tranh chấp Thoả thuận trọng tai phải là biểuhiện của sự thống nhất ý chí giữa các bên tranh chấp chứ không phải là sựbiểu hiện của ý chí đơn phương Trên cơ sở của thoả thuận trọng tải, tranhchấp sẽ được gửi tới một Hội đồng trọng tài nhất dinh Tuy theo đặc điểm của

tranh chấp và ý chí của các bên mà một hình thức trọng tài sẽ được chọn

1.2.3 Các hình thức trọng tài thương mại quốc tế

Như đã được phân tích ở các phan trên, thẩm quyền của trọng tai chỉ có

được nếu tồn tại một thoả thuận trọng tài hợp pháp Trên cơ sở ban chat củatranh chấp và ý chí của các bên tranh chấp, vụ việc có thể sẽ được giải quyếttại Hội đồng trọng tài do các bên tự thành lập hoặc Hội đồng trong tài của một

tô chức trọng tài thường trực Về mặt phân loại trọng tài, hiện nay trọng tảiđược phân thành hai loại (hai hình thức) đó là: Trọng tài Ad-hoc và trọng tàithường trực Mỗi hình thức trọng tài đều có những ưu điểm và nhược điểmcủa nó Các bên tranh chấp tự mình cân nhắc, quyết định về hình thức trọngtài giải quyết tranh chấp và cùng nhau thống nhất một hình thức nhất định

Hình thức trọng tài giải quyết tranh chấp cần được ghi cụ thể trong thoả thuậntrọng tài bởi vỉ một thoả thuận không rõ ràng có thể sẽ bị vô hiệu Trong phầnnày xin được trình bày khái quát về hai hình thức cơ bản của trọng tài

* Trọng tài thường trực (Institutional arbitration)

Trọng tài thường trực là một giải pháp trọng tài được quản lý bởi một

tô chức trọng tải nhất định và tuân theo những quy tắc trọng tải của tổ chức

trong tai đó [50,tr.44] Hiện nay có nhiều tô chức trong tai thường trực có uytín và nồi tiếng trên thế giới như: Hiệp hội trọng tài Mỹ (AAA), toà án trọng

Trang 25

tài quốc tế London (LCIA), Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chap đầu tư(ICSID), Uy ban trọng tài thương mại liên Mỹ, hoặc các viện trọng tài khu

vực hết sức nôi tiếng tại Zurich, Stokholm và Viene.

Khi quyết định giải quyết tranh chấp băng trọng tải thường trực, thường

có nghĩa là các bên tham gia trọng tải lựa chon áp dụng các quy tắc tố tụngtrọng tài của một tô chức trọng tài nhất định Một tô 'chức trọng tài có thâmquyền giải quyết tranh chấp là vì trước đó đã có một thoả thuận trọng tài của

các bên nêu rõ tên của tô chức trọng tài đó Một thoả thuận trọng tài không rõràng, không chỉ rõ tên của tô chức trọng tài giải quyết tranh chấp sẽ có thể bị

coi là vô hiệu nếu sau đó các bên không có thoả thuận bổ sung Để tránh điềunày xảy ra, một điều khoản trọng tài mẫu được gợi ý từ AAA như sau: "Bất

kỳ một tranh cãi hay phan nàn nao phát sinh từ hoặc có liên quan đến hợp

đồng này sẽ được giải quyết bởi trọng tài phù hợp với quy tắc trọng tài quốc

tế của Hiệp hội trong tai Hoa Ky" [30] hoặc có thể tham khảo một điều khoản

trọng tài mẫu được đưa ra bởi ICC như sau:

"Mọi tranh chấp phát sinh liên quan tới hợp đồng sẽ được giải quyết

chung thâm theo những quy tắc hòa giải và trọng tải của phòng thương mạiquốc tế bởi một hoặc nhiêu trọng tài viên được chọn phù hợp với những quytắc đó" [12, điều khoản trọng tài mẫu ICC]

Để di tới quyết định lựa chọn hay không lựa chọn trọng tài thường trực,

các bên cần nắm rõ những ưu điểm và nhược điểm của loại trọng tài này

+ ưu điểm của trọng tài thường trực:

Thứ nhất: Mỗi tổ chức trọng tài thường trực đều có bộ quy tặc trọng tài

riêng và đây chính là ưu điểm đầu tiên Chúng ta hãy giả sử rằng, theo mộtthoả thuận trọng tài, trọng tài sẽ được tiến hành bởi một Hội đồng trọng tài

gồm ba trọng tai viên Nhưng có một tình huống xảy ra, đó là việc bi đơn đột

ngột từ chối lựa chọn trọng tải viên của mình Trong trường hợp này bộ quy

Trang 26

tắc sẽ được áp dụng để lựa chọn trọng tài viên cho bị đơn mà không cân thiếtphải tiến hành một thủ tục phiền hà là yêu cầu sự trợ giúp của toà án đối vớiviệc bỗ nhiệm trong tài viên Hay trong trường hợp khác, bị đơn hoặc nguyên

đơn vắng mặt tại phiên toà thì bộ quy tắc giúp phiên họp giải quyết tranh chấp

vẫn có thé tiễn hành một cách bình thường Lợi ích này thay rõ trong bộ quy

tắc trọng tài của viện trọng tải Stockholm Điều 5 bộ quy tắc trọng tài nêu rõ:

"Nếu một bên không bổ nhiệm trọng tài viên của mình trong thời hạn đãđược xác định bởi Viện trọng tài, thì Viện trọng tài sẽ thực hiện việc bồ nhiệm

đó" và tại Điều 23 quy định: "Nếu một bên văng mặt tại phiên toà trọng tài

hoặc không tuân theo một lệnh triệu tập của Hội đồng trọng tài mà không có

lý do chính đáng thì điều này không cản trở Hội đồng trọng tài tiếp tục phiên

xử và đưa ra phán quyết trọng tài."

Tương tự như vậy, quy tắc trọng tài ICC chỉ ra răng: "Nếu một bên,mặc dù đã được triệu tập hợp lệ mà vẫn vắng mặt tại phiên toà không có lý do

chính đáng, thì Hội đồng trọng tai sẽ có quyên tiếp tục phiên toà trọng tài”.(Điều 21.2)

Thứ hai: Hầu hết các tổ chức trọng tài thường tực đều có đội ngũ nhânviên hành chính được đào tạo chuyên nghiệp về giám sát và quản lý trọng tài,

đội ngũ nhân viên này có thể trợ giúp trong toản bộ quá trình trọng tài như:

Giúp các bên có thể lựa chọn được một Hội đồng trọng tài phù hợp, giám sátviệc thanh toán các khoản chi phí trọng tai, ấn định phí trọng tai theo quy định

chung của tô chức trọng tài, kiểm soát các khoảng thời gian trong từng gial

đoạn trọng tài Nói chung họ có thể giúp cho quá trình trọng tải vận hành

trơn tru, hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra Giả sử rằng,một quá trình trọng tài không có sự giúp sức của đội ngũ nhân viên này, thì

toàn bộ các công việc trên phải do Hội đồng trọng tài đảm trách Trong những

Trang 27

vụ tranh chấp lớn, thời gian kéo dài, sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới công việcxét xử của Hội đồng trọng tài cũng như toàn bộ quá trình trọng tài.

+ Nhược điểm của trọng tài thường trực

Ngoài những ưu điểm trên , trọng tài thường trực có một số nhược điểm

sau :

Thứ nhất: Chi phí cho quá trình trọng tài nay thường khá dat, bởi vingoài phí trọng tài ra, các bên còn phải thanh toán các khoản liên quan tớidịch vụ hành chính, thuê địa điểm xét xử

Thứ hai: Các thủ tục hành chính đôi khi tiêu tốn một khoảng thời gian

đáng ké và điều này là không phù hợp với những vụ việc yêu cầu xét xử

nhanh.

*Trọng tai Ad-hoc

Trọng tai Ad-hoc là một phương thức trong tai được quan lý theonhững quy tắc trọng tài do chính các bên tham gia trọng tai xây dựng nên.[50.tr44].

Đối với hình thức trọng tải này, các bên được tự do thoả thuận về cácquy tắc tố tụng mà không buộc phải tuân theo bất kỳ một bộ quy tắc tố tụng

trong tai nao Các bên có quyên thoả thuận về cách thức bổ nhiệm trọng tai

viên, địa điểm trọng tài, luật điều chỉnh quá trình trọng tài, ngôn ngữ trọng

tai

Cũng giống như trọng tài thường trực, sở di trọng tai ad-hoc có thé diễn

ra là vì trước đó các bên tham gia trọng tài đã có một thoả thuận trọng tài (cóthể là điều khoản trọng tài hoặc một thoả thuận trọng tài riêng) Nhưngthường thì các bên thoả thuận một điều khoản trong tài ad-hoc kha chi tiếttrong hợp đồng chính

ie

Trang 28

Trọng tài ad-hoc cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt của

nó, mà các bên tham gia giao dịch cần xem xét kỹ trước khi quyết định có lựachọn nó hay không.

+ ưu điểm của trọng tai ad-hoc

Một trong những ưu điểm nỗi bật của hình thức trọng tài nay là đáp ứng

được ước vọng của các bên vả thực tế của một tranh chấp cụ thể Trên cơ sởthực tế của tranh chấp như khối lượng tài liệu cần xử lý, số lượng nhân chứng /

sẽ được mời, khả năng tài chính của mỗi bên, mà các bên sẽ thiết lập các quy

tắc trọng tải phù hợp

Một ưu điểm nữa cần nhắc tới đó là khả năng tiết kiệm tiền bạc vả thời

gian của các bên bang cách thay đổi các thủ tục tố tụng (thường là rút ngắn

các thủ tục tố tụng), không phải thanh toán các chi phí cho dịch vụ hanh

chính Nhìn chung, những ưu điểm của trọng tài ad-hoc lại là nhược điểm của

trọng tài thường trực Ở phần này, chỉ xin nêu những ưu điểm chính của trọngtài ad-hoc.

+ Nhược điểm của trọng tài ad-hoc

Nhược điểm chính của hình thức trọng tai nay bắt nguén từ chính ban

chất của nó đó là không bắt buộc các bên tuân theo một bộ quy tắc trong tainao trong quá trình xét xử Giả sử rằng, vào lúc bat đầu quá trình tố tụng, mộtbên tranh chấp từ chối bổ nhiệm trọng tai viên, hay muốn thay đổi trọng tàiviên do nghi ngờ về sự vô tư của ông ta, hay đặt vấn dé về tham quyền củaHội đồng trọng tal, và nếu các bên không thé hợp tác được với nhau để giải

quyết những van dé này, sẽ không có bộ quy tắc san có nao được áp dụng để

giải quyết Nguyên tắc chung được pháp luật nhiều nước thừa nhận cho

trường hợp nay là: Luật của nước nơi diễn ra trọng tai sẽ được áp dung

Chăng hạn theo Luật trọng tài ấn Độ 1996 thì, nếu địa điểm trọng tài ở ấn Độ

và nêu các bên không thê thoả thuận được về số lượng trọng tải viên, thì Hội

Trang 29

đồng trọng tài sẽ bao gom một trong tài viên được bổ nhiệm bởi Chánh án toà

án tối cao ấn Độ hoặc toà pha an (High Court) Nói chung, những rủi ro rất déxảy ra đôi với hình thức trọng tai này nếu các bên không có thiện chí hợp tácgiải quyết tranh chấp giữa họ

Tóm lại, trọng tài ad-hoc và trọng tải thường trực là hai hình thức trọng

tài cơ bản được sử dụng rộng rãi bởi các bên tham gia tranh chấp có thoảthuận giải quyết tranh chấp bảng trọng tài Mỗi hình thức trọng tài đều cónhững ưu điểm và nhược điểm riêng vốn bắt nguồn từ chính bản chất của nó

Tủy từng vụ việc cụ thể, các bên tham gia tranh chấp sẽ quyết định hình thức

trọng tai nao là phù hợp hơn với tranh chấp thực tế đang tổn tại, điều lưu ý là

dù chọn hình thức trọng tài nào thì các bên cũng phải lập một thoả thuận trọngtài rõ ràng và đầy đủ, bởi nếu không nguy cơ thoả thuận trọng tài vô hiệu làđiều hoàn toàn có thé xảy ra

1.2.4 Những ưu điểm của trọng tài thương mại quốc tế.

Trọng tài hiện được coi như một phương thức giải quyết tranh chấp tưđược ưa chuộng nhất trên thế giới đặc biệt đối với những tranh chấp phát sinh

từ các giao dịch thương mại quốc tế Nếu đem so sánh với một phương thứcgiải quyết tranh chấp khác, cụ thé là toà án, thì sẽ dễ dang nhận ra những ưuđiểm vượt trội của phương thức trọng tài Trong phần này sẽ tập trung chỉ ra

những thuận lợi cũng là những ưu điểm của trọng tài thương mại quốc tế

* Tốc độ

Đối với các nhà kinh doanh, thời gian là cực ky quan trọng Bat kỳ một

sự trì hoàn kéo dải nào trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại đều

sẽ ảnh hưởng tới công việc làm ăn của họ Trong suốt thời gian dài trong quá

khứ cũng như hiện nay trọng tài được coi như một phương thức giải quyết

tranh chấp có tốc độ [55,tr.45] Quá trình trọng tài có thé diễn ra rất nhanh

` xẻ À a: z A , ^ A ^ A

trong vòng vai tuân hay vài thang nêu các bên muôn như vậy Ngược lại, nêu

Trang 30

so với toà án, các thủ tục tư pháp thường kéo dài bởi vì hệ thống toà án được

tổ chứ theo các cấp xét xử Chang hạn: Toa án sơ thâm, Toa án phúc thẩm,

Toà án thượng thâm Vì vậy việc kiện tụng có thể kéo đải từ cấp sơ thầm tới

cấp toà án cuối củng Ngoài ra sự kiện tụng này có thể kéo dài do ảnh hưởng

của những thủ tục tư pháp phức tạp, cứng nhắc và tiêu tốn rất nhiều thời gian

* Su trung lập

Mặc dù trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp thường được

khuyến khích sử dụng, song việc lựa chọn toà án có thé vẫn có giá trị tủy theotừng trường hợp cụ thể Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các bên tham giatranh chấp đến từ các nước khác nhau và họ miễn cưỡng phải đưa vụ việc ra

trước một toà án quốc gia bởi sự lo sợ có cơ sở về một định kiến hoặc cảmtinh dan tộc của các quan toà [55,tr8-9] Các bên thường cảm thay thiếu tự tinkhi phải đối mặt với những thủ tục tư pháp nghiêm khắc, cứng nhac va các

Thâm phán - những người có thể sẽ có những định kiến khi đưa ra phánquyết Và như thế, sẽ chỉ làm lợi cho một bên là những người có cùng quốctịch với Tham phán Trong bối cảnh đó, trọng tài có thé làm cho các bên

(những người khác nhau về quốc tịch) tránh được việc phải giải quyết tranh

chấp tại toà án bằng một thoả thuận trọng tài Và bằng cách đó tránh đượcnhững định kiến hay sự thiên vị của một thẩm phán Phương pháp trọng tài sẽ

giúp cho các bên tranh chấp tự do và bình đăng để lựa chọn địa điểm xét xửtrọng tài (tại một nước trung lập chăng hạn), ngôn ngữ sử dụng trong quá

trình trọng tải, các quy tắc tố tụng, quốc tịch của các trọng tài viên và ngưởiđại diện Về điểm này rõ ràng trọng tài chiếm ưu thé hơn so với toa án

* Su bí mật

Các nhà kinh doanh tham gia vào tranh chấp luôn e ngại rằng, tranh

chap liên quan tới bí mật thương mại, các khiêm khuyết của hàng hóa, sự kémchât lượng của sản phâm bị xét xử dưới sự theo dõi của công luận bởi vì điều

Trang 31

nay sẽ ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của họ trong tương lai Hội đồngtrọng tài được thành lập để xét xử tranh chấp theo cách thức xét xử kín táchrời khỏi sự chú ý của công luận Theo yêu cầu của các bên, phiên toà xét xử

chỉ tiến hành với sự có mặt của các bên, thậm chí việc xét xử dựa trên những

tài liệu, chứng cứ được cung cap bởi các bên có thê được tiền hành mà khôngcần thiết phải mở một phiên toà

* Tính chuyén môn cao

Các trọng tài viên đều là những chuyên gia có trình độ cao về từng lĩnhvực xét xử Họ có thể là những luật sư chuyên sâu về lĩnh vực đầu tư hay

hàng hải, hay một lĩnh vực nào đó, cũng có thể là những kỹ sư giỏi và cóthâm niên trong lĩnh vực xây dựng, hoặc những chuyên gia làm việc lâu năm

và rất có kinh nghiệm trong ngành ngân hàng Trong khi đó không phải tất cả

các Tham phán đều là những chuyên gia có trình độ cao trong tat ca cac linhvực của thương mai quốc tế

* Tính chung thẩm

Về nguyên tắc, phán quyết trọng tài là chung thâm Nỏ buộc các bênphải thi hành Da số các phán quyết trọng tài đều được thi hành với sự trợ

giúp của Nhà nước trừ những trường hợp phán quyết bị hủy bởi toà án do chủ

yếu vi phạm các thủ tục tô tụng trọng tài Toa án không thể xét xử lại vụ tranhchấp nêu đã có phán quyết của trọng tai mà chỉ xem xét các thủ tục tố tụngtrọng tải có được chấp hành đầy đủ hay không Trong khi đó các quyết định

của toà án thường bị kháng cáo lên nhiều cấp xét xử và hậu quả của nó có thể

là một phán quyết mới của toả án cấp cao hơn với nội dung khác với phán

quyết ban đầu sẽ được đưa ra

Qua việc so sánh một số nội dung cơ bản của phương pháp giải quyếttranh chấp bang trọng tai va toa án, có thé thấy rõ những ưu điểm, và thuậnlợi của phương pháp trọng tài Đó cũng chính là lý do giải thích tại sao,

Trang 32

phương pháp trọng tài ngày cảng được các nhà kinh doanh ưa chuộng tronggiải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.

1.3 CAC NGUYEN TAC CO BẢN TRONG GIẢI QUYẾT TRANHCHAP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUOC TE

1.3.1 Nguyên tắc thoả thuận

Nguyên tắc này được coi là nguyên tắc nên tảng của trọng tài Nội dung

chính của nguyên tắc là quá trình trọng tài phải diễn ra phù hợp với thoả thuận

của các bên về cách thức bổ nhiệm trọng tải viên, số lượng trọng tài viêntrong Hội đồng trọng tài, và thủ tục tố tụng Nếu những điều này bị vị phạm

có thê dẫn tới hậu quả là phán quyết trọng tài sẽ bị toa án hủy bỏ theo yêu cầu

của một bên hoặc bị từ chối thi hành Nguyên tắc này được công nhận rộngrãi bởi pháp luật của các quốc gia, cũng như các điều ước quốc tế Công ướcNew York 1958 quy định rang:

"1 Việc công nhận và thi hành quyết định có thê bị từ chối, theo yêu

cầu của bên phải thi hành, chỉ khi nào bên đó chuyển tới cơ quan có thẩmquyên nơi việc công nhận và thi hành được yêu cầu, bang chứng rằng

(d) Thanh phan trọng tài xét xử hoặc thủ tục xét xử trọng tài không phủhợp với thoả thuận của các bên hoặc, nếu không có thoả thuận đó, không phù

hợp với luật của nước nơi tiễn hành trọng tài; " (Điều V)

Nguyên tắc thoả thuận được ghi nhận với hai nội dung, thứ nhất là các

yêu cau về trọng tài viên trong Luật mẫu của UNCITRAL, các bên có quyên

tự do thoả thuận về số lượng trọng tài viên cũng như cách thức bổ nhiệm

trọng tài viên Tương tự ICC quy định tại điều 8.2: "Khi các bên không có

quy định về SỐ lượng trọng tài viên, thì toà án sẽ chỉ định trọng tài viên duy

nhất " và tại điều 8.3: "Trường hợp các bên thoả thuậh răng tranh chấp sẽ do

một trọng tài viên duy nhất giải quyết, họ có thể bằng thoả thuận, chỉ địnhtrọng tải viên duy nhật dé xác nhận việc này”.

Trang 33

Sự tự do thoả thuận về số lượng trọng tài viên, thủ tục bố nhiệm là mộtphần của nguyên tắc thoả thuận cũng được pháp luật các quốc gia ghi nhận.

Theo các quy tắc tố tụng trọng tai của Viện trọng tài Hà Lan quy định: "Nếucác bên không thoả thuận về số lượng trong tài viên, thì số lượng này sẽ đượcxác định bởi người quản lý " (Điều 12.1), và "nếu các bên đã thoả thuận vềcách thức bố nhiệm trọng tài viên khác với các thủ tục được quy định tại điều

14, sự bỗ nhiệm này sẽ được thực hiện theo thoả thuận của các bên chiéu theo

những quy định của các đoạn sau" (Điều 13.1)

Theo phân 12 Đạo luật trọng tài Thụy Điển 1999 thì: "Các bên có thểxác định số lượng trọng tai viên và cách thức lựa chọn họ.”

Nguyên tắc thỏa thuận không chỉ liên quan tới vẫn để trọng tài viên và

lập Hội đồng trọng tai mà còn liên quan tới các thủ tục té tụng điều chỉnh toan

bộ quá trình trọng tải như địa điểm trọng tai được xác định như thé nào, ngônngữ sử dụng trong trọng tai là tiếng gì, cách xác định luật áp dụng điều chỉnhnội dung tranh chấp, thủ tục ra phán quyết về điểm này Luật mẫu trọng tảicủa UNCITRAL cho phép các bên tự do thoả thuận về các thủ tục mà Hộidong trọng tài phải thực hiện khi tiến hành t6 tụng, mặt khác họ cũng cóquyền thoả thuận về nơi tiến hành trọng tài (địa điểm trọng tài), ngôn ngữ sử

dụng trong tố tụng trọng tài (Điều 19.1; Điều 20.1; Điều 22) Theo Luật trọng

tài Thụy Sĩ, các bên có thể trực tiếp sử dụng hoặc dựa trên những quy tắctrọng tai xác định thủ tục trọng tai Họ cũng có quyén "đặt quá trình trọng taivận hành theo những thủ tục được quy định trong Luật tố tụng được xác định

bởi họ (Điều 182.1) Bên cạnh đó các bên còn được cho phép thoả thuận vềLuật tố tụng, Điều 187.1 quy định: "Hội đồng trọng tai sẽ quyết định vụ tranhchâp theo những quy định được ghi nhận trong luật đã được các bên lựa

chon”.

Trang 34

Cùng cách tiếp cận với Luật mẫu UNCITRAL va Luật trọng tai Thuy

Sĩ, Luật trọng tài Brazil quy định răng, các bên có thể tự do lựa chọn "luật áp

dụng trong quá trình trọng tal miễn là sự lựa chọn của họ không vi phạmchuân mực đạo đức và chính sách công cộng" (Điều 2) và Điều 21 cho phép

"thủ tục trọng tài tuân theo những thủ tục được thoả thuận bởi các bên trong thoả thuận trọng tài”.

Như vậy hau hết pháp luật trọng tài trên thé giới và các Diéu ước quốc

tế về trọng tài đều ghi nhận các quy định rõ ràng phán ánh đậm nét nguyên tắcthoả thuận của các bên trong phương thức trong tài Trọng tài sẽ mat đi mọibản chất vốn có của nó nếu thiếu văng nguyên tắc này - một nguyên tắc thê

hiện sự tôn trọng ý chí, nguyện vọng chung của các bên tranh chấp

1.3.2 Nguyên tắc bình đăng.

Tôn trọng quyên bình đăng của các bên trong quá trình trọng tài là một

trong những nghĩa vụ thiết yếu mà Hội đồng trọng tai phải thực hiện Nộidung co bản của nguyên tắc bình đăng thé hiện ở chỗ Hội đồng trọng tài phảiđối xử với các bên một cách công bang và trao cho họ cơ hội day đủ dé trình

bày lý lẽ của mình về tranh chấp Và như thé, hién nhién rang toàn bộ mục

đích của trọng tài sẽ không đạt được nếu các bên không được đối xử bình

dang trước phiên toa trọng tài, hoặc nếu như họ bị tước đi các cơ hội để trìnhbay quan điểm của mình về vụ việc [48,tr.72] Một van dé mang tính liên hệ

là, nếu các bên được đối xử bình dang thì các trọng tài viên trong Hội đồngtrọng tài phải độc lập và vô tư [xem mục 1.3.3] Nếu có đủ cơ sở để khăng

định rằng một trọng tài viên bất kỳ trong Hội đồng là không vô tư và độc lập

họ sẽ bị thay thế Hầu hết pháp luật các nước cũng như các quy tắc trọng tải

đều quy định như vậy Một điều cần lưu ý là, việc trao cho các bên cơ hội đầy

đủ đê trình bay quan diém về vụ việc không có nghĩa là các bên được phép

Trang 35

trình bay lý lẽ của minh tại phiên toa với bat kỳ độ dai thời gian nào cho dùcác bên nghĩ rằng đó là độ dài phù hợp |

Nguyên tắc bình đăng không chỉ được tìm thấy trong các Điều ước

quốc tế mà còn thấy trong hầu hết pháp luật các nước cũng như các quy tắc

trọng tài mẫu Luật mẫu trọng tài thương mại quốc tế UNCITRAL 1985 ghinhận như sau: "Các bên phải được đối xử một cách công bằng và mỗi bên

phải được trao đầy đủ cơ hội để trình bày về vụ việc của mình." (Điều 18),

Điều 15 quy tắc trọng tài UNCITRAL quy định: " Các bên được đối xử

công bằng và tại bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng mỗi bên sẽ được

trao cho day đủ cơ hội dé trình bày về vụ việc của mình Tương tự đạo luậttrọng tài Thụy Điển có nêu rõ tại phần 24: "Trọng tài sẽ trao cho các bên,trong phạm vi cần thiết, một cơ hội để trình bày về vụ việc của họ băng văn

bản hoặc bằng miệng”

Luật trọng tài Hà Lan cũng quy định rõ: "Các bên sẽ được đối xử công

bằng Hội đồng trọng tải sẽ trao cho mỗi bên một cơ hội để diễn giải về những

khiếu kiện của mình và trình bày về vụ việc của mình." (Điều 1039)

Tóm lại nội dung chính của nguyên tắc bình đăng và đồng thời cũng là

mục đích của tố tụng trọng tài chỉ đạt được nếu các bên tham gia tranh chấpđược trao day đủ các cơ hội như nhau dé trình bảy (bao gồm cả việc cung cấp

các chứng cứ, tài liệu có liên quan) về vụ việc Chính việc thực hiện đầy đủ

nguyên tắc này góp phan loại bỏ hoàn toàn khả năng phán quyết trọng tải saukhi được đưa ra sẽ bị hủy bỏ.

1.3.3 Nguyên tắc độc lập và vô tư

Nguyên tắc này được coi là nguyên tắc trung tâm của trọng tài thươngmại quốc tế Nó được đặc biệt nhấn mạnh trong các quy định mẫu của

UNCITRAL, ICC, các quy định của ICSID, LCIA và pháp luật trọng tài nhiềunước Quy tac trọng tài ICC yêu câu các trọng tải viên phải độc lập với các

Trang 36

bên liên quan đến trọng tài (Điều 7.1), quy tắc trọng tài LCIA cũng đòi hỏi tat

cả các thành viên của Hội đồng trọng tài phải duy trì sự độc lập và vô tư của

họ trong suốt quá trình trọng tài, không được phép hành động với tư cách làngười biện hộ cho các bên (Điều 3) Tương tự Điều 10.1 quy tac trọng tài viên

trọng tài Hà Lan quy định:

"Trọng tài viên phải vô tư và độc lập Trọng tài viên không thể có quan

hệ nghề nghiệp hay nhân thân gần gũi với các trọng tài khác trong Hội đồng

xét xử, với bất kỳ một bên tranh chấp nảo Trọng tải viên không thể có lợi ích

nghề nghiệp hoặc lợi ích nhân thân trực tiếp nào trong kết quả giải quyết vụ

việc Trước khi được bổ nhiệm, trọng tai viên không thể tiết lộ quan điểm củamình về vụ việc với một trong các bên tranh chấp”

Rõ ràng, nguyên tắc này liên quan trực tiếp tới các trọng tài viên Một

trọng tài viên chỉ được xem là độc lập nếu không có bat kỳ lợi ích tai chính

nao trong kết quả giải quyết vụ việc (chang hạn như ông ta là một cổ đôngcủa một công ty dang là một bên tham gia tranh chấp) và cũng không có bat

kỳ mối quan hệ nghề nghiệp nào với bất kỳ một bên tranh chấp nào Trong

mọi trường hợp, khi nhận ra những yếu tố làm ảnh hưởng tới "tính độc lap"của mình, trọng tài viên có nghĩa vụ thông báo ngay cho các bên Nếu ông takhông hành động như vậy, các bên khi tìm thấy những yếu tố ảnh hưởng tới

sự độc lập của trọng tài viên có thể quyết định thay đổi trọng tài viên Hơn

nữa, để được xem là độc lập, một trọng tài viên cần tránh các cuộc tiếp xúcvới duy nhất một bên, chẳng hạn như các cuộc trao đổi miệng trực tiếp giữa

trọng tài viên với một bên mà không có mặt bên kia, hoặc trao đổi thông quavăn bản với một bên mà không đồng thời chuyển tới cho bên kia một bản phô

tô Một van dé khác đang gây tranh cãi đó là quốc tịch của trọng tải viên cóảnh hưởng tới sự độc lập của ông ta hay không Điều nay muốn nhắc tớitrường hợp Hội đồng trọng tài chỉ gồm một trọng tài viên duy nhất hoặc Chủ

Trang 37

tịch Hội đồng trọng tải là trọng tài viên có cùng quốc tịch với bất cứ bên tranhchap nào Giải quyết van dé nay Luật mẫu trong tài quốc té, UNCITRAL quyđịnh: "Không ai bị cản trở dé trở thành trọng tài viên vì lý do quốc tịch, nếucác bên không có thoả thuận nào khác" (Điều 11.1) Sự thật là, mặc du rất khó

đê đưa ra bằng chứng khăng định một trọng tài viên có độc lập hay không nếuông ta có cùng quốc tịch với một bên tranh chấp, nhưng thường thì trọng tài

viên duy nhất hoặc Chủ tịch Hội đồng trọng tài được chọn sẽ có quốc tịchkhác với quốc tịch các bên tranh chấp Hiện nay, hầu hết các quy tắc trọng tài

của các tô chức trọng tài thường trực đều quy định răng trọng tải viên duy

nhất hoặc Chủ tịch Hội đồng trọng tài nên là người có quốc tịch khác vớiquốc tịch của các bên tranh chấp

Quy tắc trọng tai UNCITRAL quy định: "Trong quá trình chỉ định, cơ

quan có thẩm quyển chỉ định phải cân nhắc dé đảm bảo chỉ định được mộttrọng tài viên khách quan và độc lập và sẽ xét tới khả năng chỉ định một trọngtài viên có quốc tịch khác với quốc tịch của các bên." (Điều 6.4) Quy tắctrọng tài ICC thì cho rằng: "Trọng tài viên duy nhất hoặc Chủ tịch Hội đồngtrọng tai sẽ có quốc tịch khác với quốc tịch của các bên." (Điều 9.5) Tương

tự như thế, quy tắc trọng tài LCIA chỉ rõ: "Khi các bên có quốc tịch khác

nhau, trọng tai viên duy nhất hoặc Chủ tịch Hội đồng trọng tal sẽ không có

cùng quốc tịch với bất kỳ bên nảo trừ khi các bên có thoả thuận khác bằng

văn bản." (Điều 6.1)

Trọng tài viên ngoài sự độc lập còn phải thể hiện rõ sự vô tư của mìnhtrong quá trình giải quyết tranh chấp Điều này đòi hỏi trọng tài viên luôn phảihành xử trong sự trung thực, ngay thăng vả công bằng Một trọng tài viên bịcho là không vô tư nếu ông ta bảy to định kiến chống lại một trong số các bên

hoặc kết quả xét xử Một tình huống khá nhạy cảm thường xuyên xuất hiện

trong quá trình thành lập Hội đồng trọng tai gồm ba người đó là mỗi bên tranh

Trang 38

chấp đều có quyền chỉ định một trọng tải viên Trọng tài viên được chỉ địnhbởi một bên thường bị cho là có tình cảm với bên đã chỉ định ông ta Bởi vìtrọng tải viên này có thể có cùng những điều kiện kinh tế, quan điểm chính trị,lối sống vả văn hóa với bên đã chỉ định ông ta Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào

những căn cứ này để kết luận về sự vô tư hay không vô tư của trọng tài viên

thi sẽ là quá vội vàng và thiểu khách quan Thực tế, trường hợp nay vanthường xuyên xảy ra và vẫn được chấp nhận rộng rãi Miễn là trọng tài viên sẽkhông bị chi phối bởi yếu tố tình cảm trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình

Tóm lại, trong thời điểm hiện nay, trọng tài đang được xem như mộtphương thức giải quyết tranh chấp nhanh chóng và hiệu quả Sở dĩ như vậy là

vì những đặc điểm ưu việt của nó, những đặc điểm mà các phương thức giải

quyết tranh chấp khác không có như: Cơ chế thành lập cơ quan giải quyết

tranh chấp, các thủ tục tố tụng được xây dựng dựa trên thoả thuận của các bên

tham gia tranh chấp, các phiên xét xử được tổ chức kín, phán quyết trọng tải

là chung thâm Với những đặc điểm nỗi bật nay trọng tai thương mại quốc tếngày càng thu hút nhiều hơn sự chú ý của các thương: nhân nhằm giải quyết

các tranh chấp thương mại quốc tế Một nghiên cứu toàn diện về trọng tảithương mại quốc tế đòi hỏi phải dựa trên những đặc điểm riêng biệt và những

nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của nó Có thé trong tuong lai sé xuat hién

những hình thức giải quyết tranh chấp hiệu qua hon, song trong bối cảnh thégiới đương đại thì trọng tài vẫn được xem như một trong những phương thứcgiải quyết tranh chấp hiệu quả nhất

Trang 39

CHƯƠNG 2

PHAP LUAT VE GIAI QUYET TRANH CHAP

THUONG MAI QUOC TE BANG TRONG TAI

THUONG MAI VIET NAM

2.1 LICH SỬ HÌNH THÀNH VA PHAT TRIEN CUA TRONG TÀITHUONG MAI VIET NAM

Giải quyết tranh chap bang phương pháp trong tài đã được sử dung ở

Việt Nam từ lâu Cùng với trọng tài phi Chính phủ là sự tổn tại của hệ thongtrọng tài kinh tế Nhà nước, trong suốt hơn 30 năm Thực ra, khái niệm trọng

tài đã được biết đến ở Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1960 nhưng đó không

phải là khái niệm dùng để chỉ trọng tài theo đúng nghĩa của nó mà chỉ tớitrọng tài Nhà nước Vào ngày 14/1/1960 Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhNghị định 20/TTg về tổ chức ngành trọng tài kinh tế, theo nghị định này,ngành trọng tài kinh tế được tổ chức theo các cấp hành chính khác nhau từtrung ương đến địa phương ở mỗi cấp có một cơ quan trọng tài hoạt động với

tư cách là một cơ quan Nhà nước có tham quyên giải quyết các tranh chấpkinh tế giữa các đơn vị kinh tế có đăng ký trong nên kinh tế kế hoạch tậptrung Từ 1975 đến 1991, Việt Nam đã ban hành thêm một số văn bản phápluật về trọng tải Nhà nước như nghị định 75/CP về điều lệ tổ chức và hoạtđộng của trọng tài kinh tế Nhà nước được ban hành bởi Chính phủ ngày14/4/1975; Nghị định 62/HDBT ngày 17/4/1984 của Hội đồng Bộ trưởng vềchức năng, nhiệm vụ, quyên hạn và tổ chức của trọng tài kinh tế; pháp lệnh

trong tài kinh tế được ban hành bởi Hội đồng Nhà nước ngày 10 thang | năm

1990 Tuy nhiên, về bản chất các trọng tài Nhà nước vẫn tôn tại và hoạt động

như cơ quan Nhà nước có chức năng giải quyết tranh chấp từ hội đồng kinh

Trang 40

tế, các vi phạm hợp đồng kinh tế Các bên tham gia tranh chấp không có

quyền thoả thuận về cách thức bổ nhiệm trọng tải viên, địa điểm trọng tải, thủtục của phiên họp trọng tai Sự tôn tại của hệ thống co quan trọng tai kinh tếNhà nước chỉ thích hợp trong nền kinh tế kế hoạch tập trung ma không thé tồn

tại, phát triển trong nên kinh tế thị trường Bắt đầu vào năm 1986 sau đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ 6, Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nướcxoá bỏ đần nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nên kinh tế thị

trường xã hội chủ nghĩa Vì thé, vào năm 1993, hệ thống trọng tài kinh tế Nha

nước đã chính thức chấm dứt sử mạng lịch sử của nó và thay vào đó là hệ

thống các toà án kinh tế Bên cạnh hệ thống trọng tai Nhà nước, phải ké đếnhai tổ chức trọng tài hoạt động với tư cách là các tổ chức xã hội nghề nghiệp

từ những năm dau thập ky 60 của thé kỷ trước Vào thời điểm cuối nhữngnăm 50 đầu những năm 60 của thế kỷ trước, các hoạt động ngoại thương của

Việt Nam chủ yếu được thực hiện với các nước XHCN Tuy nhiên quan hệngoại thướng giữa Việt Nam với các nước khác vẫn tổn tại du là không nhiễu

Vì vậy một yêu cau về việc thiết lập một cơ chế giải quyết tranh chấp ngoạithương đã được đặt ra và dẫn tới sự thành lập của Hội đồng trọng tài ngoại

thương năm 1963 và sau đó một năm là hội đồng trọng tài hàng hải

Hội đồng trọng tài ngoại thương được thành lập theo Nghị định số 59

-CP của Hội đồng Chính phủ ngày 30/4/1963 về thành lập hội đồng trọng tài

ngoại thương Hội đồng trọng tai hàng hải được thành lập theo Nghị định 153

- CP của Hội đồng Chính phủ ngày 5/10/1963 về thành lập hội đồng trọng tàihàng hải.

Hội đồng trọng tài ngoại thương được thành lập với chức năng giải

quyết tranh chấp liên quan đến thương mại hàng hoá ina một bên mang quốc

tịch Việt Nam Đối với hội đồng trọng tài hàng hai no có thâm quyền giảiquyết các tranh chap phát sinh từ quan hệ hàng hải ma một trong số các bên

Ngày đăng: 27/05/2024, 16:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w