Tình hình nghiên cứu Là một trong những vấn đề cơ bản của pháp luật lao động nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động nói riêng, van đề giải quyết tranchấp lao động cá nh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYEN THỊ THANH HUE
Chuyén nganh: Luat Kinh té
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Thúy Lâm
HÀ NOI - 2014
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất
phát từ yêu cầu phát sinh trong công việc đề hình thành hướng nghiên cứu.Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình
bày trong luận văn thu thập được trong quá trình nghiên cứu là trung thực,
chưa từng được ai công bố
Học viên
Nguyễn Thị Thanh Huệ
Trang 3Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trần Thị Thúy Lâm đãhướng dẫn tôi thực hiện quá trình nghiên cứu luận văn của mình.
Cũng xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô giáo trong suốt khóa học đã
đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ vô cùng có ích trong những năm họcqua.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phong Dao tạo, Khoa Sau đại học TrườngĐại học Luật Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập
và hoàn thành luận văn này Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình,bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên khuyến khích và giúp đỡ tôitrong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình
Học viên
Nguyễn Thị Thanh Huệ
Trang 4LOT MỞ ĐẦU: 2 22s E21 212112122121111112111211 1111111111111 re lCHƯƠNG I: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VÉ TRANH CHAP LAOĐỘNG CÁ NHÂN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHAP LAO ĐỘNG CÁNHÂN TẠI TOA ÁN - 5 s t2 Ek 1E 1111111 11111111111 11111111111 5
1.1 Tranh chấp lao động cá nhân - ¿2+ +22 £E+E+E£E£ESEEzErEererrxrsred 5
INNNC ,,ni.an0dfâắaO 51.1.2 Dau hiệu của tranh chấp lao động cá nhân - - 2 s=s+s+csce2 91.2 Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án va sự cần thiết phải
giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án 2 - 2552 12
ZZN nen 121.2.2 DGC GIGI nhh.Ặ.uaa 121.2.3 Sự can thiết phải giải quyết tranh chap lao động cá nhân tai Tòa án L41.3 Điều chỉnh pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án 15CHƯƠNG II: GIẢI QUYÉT TRANH CHÁP LAO ĐỘNG CÁ NHÂNTẠI TÒA ÁN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH ỞVIỆT NAM 5c 1 1 2s 1 E1 1211121215 11111111 1111212111111 a0 20
2.1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án 20
2.1.1 Nguyên tắc giải quyết TCLĐ một cách kịp thời, nhanh chóng và có sựtham gia của đại điện công đoàn và đại điện cua NSDLT) -«‹ 202.1.2 Nguyên tắc tôn trọng quyết định và tự định đoạt của các bên 202.1.3 Nguyên tắc thương lượng, hòa giải, trọng tài ccscs+cssa 212.1.4 Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh 222.1.5 Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia 222.1.6 Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể - + + +s+E+E‡ESEEeEsrsrerrrsed 222.1.7 Nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ12/N//12985)/1//58//1/ n8 ad 222.1.8 Nguyên tắc xét xử trực tiếp, liên tục và bằng lời nói: . - 23
Trang 52.1.10 Nguyên tắc mọi công dân déu có quyên dùng tiếng nói, chữ viết củadân tộc Minh trWỚC TOA ẲH' - 5c cv 355535 242.1.11 Nguyên tắc đảm bảo quyên tranh luận trong tô tụng dân sự 24
2.2 Tham quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp lao động cá
)JR/248 0 NHda 26
2.2.2 Thẩm quyên giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Tòa án theo
2.2.3 Thẩm quyên giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Tòa án theo00/0 282.2.4 Tham quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Tòa án theo
SU lựa CRON CUA NGUYEN (ẨOPH E311 9 111111 v1 vn ren 292.2.5 Chuyển vụ việc cho Tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm
;02 RERRREEERERERERRR 292.3 Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân 312.4 Trinh tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án 322.4.1 Giải quyết vụ án lao động theo thủ tục sơ thẩm . :- + 322.4.2 Giải quyết vụ án lao động theo thủ tục phúc thẩm :- 5+ 432.4.3 Giải quyết vụ án lao động theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 45CHUONG III: THỰC TIEN GIẢI QUYẾT TRANH CHAP LAO DONG
CÁ NHÂN TAI TOA ÁN NHÂN DAN VÀ MỘT SO KIEN NGHỊ 51
3.1 Thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động tai TAND 51
3.1.1 Kết quả đạt đẪƯỢC 5-5 5S SE SEEEEEEEEE5EE111151511111115111 1x11 re 51E42 in nổ nnằ‹«c 52
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và hiệu quả thực thi pháp
luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án - - 563.2.1 Yêu câu của việc hoàn thiỆn - +: Set St SE SE SEE2E2E2EEE E255 Exeg 56
Trang 6AONG tai TAND ĐI :ö:ö +ÔÔÔÔÔÒÔỎ 583.2.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giảiquyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án nhân dân - - 62KET LUẬN 5-52 SE 1E E1 151511 32111512111111115111111111111111111 EU 1k0 66DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 2-5 2 2 x+s+xzEzzrees 68
Trang 71 Tính cấp thiết của đề tài
Trong cơ chế thị trường sức lao động là hàng hóa đặc biệt quan trọng,đặc biệt vị thế yếu thường thuộc về phía người lao động, để ngăn ngừa tình
trạng lạm dụng quá đáng từ phía người sử dụng lao động, Luật lao động đã có
những quy định dé bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, đồng thời bao
vệ quyền và lợi ích của người sử dụng lao động Một trong các quy định đó làcác chế định về việc giải quyết các tranh chấp lao động tại Tòa án Giải quyếttranh chấp lao động tại Tòa án là nội dung cơ bản của pháp luật lao động, vìvậy Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần sửa đổi, bố sung cho phù hợp với tìnhhình thực tiễn Năm 2012 Bộ luật Lao động được sửa đôi, bé sung và thay thếcho Bộ luật Lao động 1994 (sửa đổi bổ sung qua các năm 2002, 2006, 2007)
và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 05 năm 2013 Năm 2004 Bộ luật tốtụng dân sự được Quốc hội thông qua đã thay thế cho Pháp lệnh thủ tục giảiquyết các vụ án lao động đã đưa ra một diện mạo mới đối với thủ tục giảiquyết các tranh chấp lao động Năm 2010 Bộ luật Tố tụng dân sự được sửađôi, bỗ sung Như vậy với sự phát triển, hoàn thiện của hệ thống pháp luật lao
động việc giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án đã có nhiều thay đổi Bêncạnh đó tình hình thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án trong
thời gian gần đây cho thấy Tòa án là một trong những cơ quan có thâm quyềntrong việc giải quyết tranh chấp lao động tuy nhiên các số vụ tranh chấp laođộng đưa đến tòa án còn hạn chế Tình trạng này phát sinh do nhiều nguyênnhân như: thủ tục hòa giải tại cơ sở còn nhiều vướng mắc, sự hiểu biết pháp
luật về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động của người lao động còn hạn chế,
các tổ chức tư vấn cho người lao động chưa phát huy hiệu quả Tỷ lệ các vụ
án của tòa án cấp sơ thâm phải sửa tương đối cao, một số vụ án phải kéo dài,
có vụ tới ba hoặc bốn năm do phải hủy để xét xử lại; quyền và lợi ích hợppháp của các bên không được khôi phục kịp thời Những hạn chế đó đã gâynhững tác động tiêu cực đến quan hệ lao động đặc biệt là trong cơ chế thịtrường hiện nay Do vậy, lựa chọn nghiên cứu van đề "Gidi quyết tranh chap
Trang 8luận văn hy vọng sẽ đóng góp được một phần vào việc nghiên cứu và hoànthiện van dé này dé phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trong nước va môitrường kinh tế quốc tế.
2 Tình hình nghiên cứu
Là một trong những vấn đề cơ bản của pháp luật lao động nói chung và
pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động nói riêng, van đề giải quyết tranchấp lao động cá nhân tại Tòa án đã được các nhà khoa học, luật gia quan tâmnghiên cứu ở các mức độ khác nhau Đã có những công trình, bài viết khoahọc về giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án hoặc liên quan đến giải quyếttranh chấp lao động tại Tòa án đã được công bố như: Giáo trình Luật Lao
động Việt Nam của Khoa luật, Đại học Xã hội và Nhân văn quốc gia, 2000;Giáo trình Luật lao động Việt Nam của Trường Dai học Luật Hà Nội, 2010;
Thủ tục giải quyết các vụ án lao động theo Bộ luật Tố tụng dân sự của Phạm
Công Bảy, Nxb Chính trị quốc gia, 2006; Luận văn Thạc sỹ luật học Giảiquyết tranh chấp lao động tại Tòa án nhân dân - một số vấn đề lý luận và thựctiễn do Vũ Thị Thu Huyền thực hiện năm 2002; Luận văn Tiến sĩ luật học
Tài phán lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam do Lưu BìnhNhưỡng thực hiện năm 2002; các bài viết: Những điểm mới về tranh chấp
lao động và giải quyết tranh chấp lao động theo luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật lao động năm 2006 của Nguyễn Xuân Thu, Tạp chí Luật học,
số 7 /2007; Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án - Một số bất cập
và hướng hoàn thiện của Lê Thị Hoài Thu; Giải quyết tranh chấp lao động tại
Tòa án nhân dân - từ pháp luật đến thực tiễn và một số kiến nghị của PhạmCông Bảy, Tạp chí Luật học số 9/2009
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về giải
quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án, cơ chế giải quyết tranh chấp lao
động cá nhân tại Tòa án theo quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp
dụng, từ đó chỉ ra những bất cập để đề xuất những kiến nghị và giải pháp
Trang 9Tòa án trên thực tế Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc giải quyết
tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án, cụ thê là:
- Nghiên cứu khái quát chung về giải quyết tranh chấp lao động cá nhântại Tòa an.
- Nghiên cứu thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án
theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
- Nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án
ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
áp dụng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án
4 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết
tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án dưới góc độ của luật lao động đồngthời đề cập đến một số quy phạm của luật tố tụng dân sự nhằm hỗ trợ cho việcgiải quyết mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các quyphạm pháp luật và thực tiễn áp dụng giải quyết các tranh chấp lao động tại
Tòa án trong giai đoạn từ năm 2005-2013.
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các
quan điểm của Đảng Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩaMác - Lê nin, từ tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm duy vật biện chứng và duyvật lịch sử, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và phápluật, về quyền con người và quyền công dân trong xã hội, những luận điểmkhoa học trong các công trình nghiên cứu và các bài viết đăng trên tạp chí của
một số nhà khoa học Việt Nam Luận văn sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cụ thé dé làm sáng tỏ về mặt khoa học từng van đề tương ứng, đó
là các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp luận, so sánh, phân tích,
Trang 10tổng hợp, thống kê, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề
- Luận văn chỉ ra những ton tại của hệ thống các quy định và thực tiễn
hoạt động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án của Việt Nam
trong thời gian qua.
- Luận văn đưa ra kiến nghị về một số biện pháp nhằm hoàn thiện phápluật, tăng cường khâu tổ chức và hoạt động của giải quyết tranh chấp lao động
cá nhân tại Tòa án của nước ta.
Với những vấn đề nêu trên, tác giả của luận văn hy vọng đóng góp mộtphần nhỏ bé vào việc hoàn thiện hệ thống và tổ chức vận hành có hiệu quảcác loại hình giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án nhằm đảm bảoquyên, lợi ích của các bên trong mối quan hệ pháp luật lao động, đảm bảo lợiích Nhà nước và xã hội, thực hiện tốt mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đềra.
7 Cau trúc của luận van
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: M6t số vấn dé lý luận về tranh chấp lao động cá nhân vàgiải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án
Chương 2: Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án theo
quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam
Chương 3: Thực tién giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa
ún và một sô kiên nghị
Trang 11DONG CA NHAN VA GIAI QUYET TRANH CHAP LAO DONG
CA NHAN TAI TOA AN
1.1 Tranh chấp lao động cá nhân
1.1.1 Khai niệm
Quan hệ lao động (QHLĐ) là một loại quan hệ xã hội phát sinh tronghoạt động lao động và sản xuất, thé hiện mối quan hệ về phân công lao động,trao đối hợp tác, thuê mướn, sử dung lao động giữa những chủ thé tham gia
lao động Tranh chấp lao động (TCLD) là một hiện tượng kinh tế xã hội, phát
sinh và gắn liền với quá trình hình thành và phát trién QHLĐ
QHLD là quan hệ xã hội hình thành trong quá trình sử dụng sức lao động giữa một bên là người lao động (NLD) với một bên là người sử dụng lao động
(NSDLĐ) Trong nền sản xuất hàng hóa, sức lao động được coi là một loại
hàng hóa mang những đặc tính của hàng hóa là giá trị và giá trị sử dụng Khi
tham gia QHLĐ, các bên đều có mục đích của mình từ việc thuê và cho thuêsức lao động Đề có thé đạt được mục đích của minh, ngay từ khi xác lậpQHLD các bên đều cố gang dé dat duoc những cam kết hoặc thỏa thuận có lợicho mình Và khi QHLĐ đã được xác lập, trong suốt quá trình thực hiện
QHLĐ đó các bên vẫn mong muốn làm thé dé đạt được mục đích tối đa Mụctiêu của bên làm thuê là làm thế nào dé có tiền công cao, còn mục tiêu củabên thuê là làm thé nào dé giảm chi phí cho lao động và khai thác được càng
nhiều giá trị sử dụng của sức lao động Vì vậy, sự mâu thuẫn về lợi ích của
NLD và NSDLD trong QHLD là hiện tượng khó tránh khỏi Tuy nhiên, mâuthuẫn mới chỉ biểu hiện một mặt nào đó của QHLD, sự mâu thuẫn đó chỉ là sự
phản ứng tức thời tuy là phản ứng có ý thức nhưng chưa thé hiện rõ nét mục
đích của chủ thể Chính vì thế, trong nhiều trường hợp mặc dù các bên không
chủ động giải quyết nhưng mâu thuẫn cũng có thé tự mat đi Chỉ khi mâuthuẫn, xung đột đạt đến một mức độ nhất định, có sự can thiệp của yeu tô lí trí
Trang 12hiện tranh chấp Lúc này các bên trong quan hệ tranh chấp sẽ thể hiện sự bất
đồng của mình với bên kia bằng hành vi xử sự cụ thê, hành vi đó có thê là Sựphản đối (lời nói hoặc văn bản), bằng yêu cầu đối với bên kia, bang việc khiếu
nại, hoặc yêu cầu chủ thé thứ ba hỗ trợ, can thiệp vào tranh chấp
Nhằm mục đích hướng tới sự ồn định trong QHLD, mỗi thể chế Nhà
nước lại có sự khác nhau trong quy định của pháp luật về TCLĐ Tại Vươngquốc Anh, Đạo luật Công nghiệp 1919 định nghĩa: “Tranh chấp lao động làbat cứ tranh chấp nào giữa NSDLĐ và NLD, hoặc giữa NLD với nhau — vốngan với việc tuyển dung hay không được tuyển dụng hoặc diéu khoản tuyểndụng, hoặc diéu kiện lao động” Luật lao động của Vương quốc Campuchia
1997 không đưa ra định nghĩa chung về TCLĐ mà phân chia TCLĐ thành
TCLĐ cá nhân và TCLĐ tập thể Theo đó đoạn thứ nhất Điều 300 luật này
quy định: “M6t tranh chấp cá nhân phát sinh giữa NSDLĐ và một hoặc nhiễuNLD hoặc người học nghé liên quan đến việc giải thích và thực thi các diéukhoản của hợp đông lao động hoặc hợp đông thử việc, hoặc các quy định củamột thỏa thuận tập thể cũng như những quy định hay luật có hiệu lực”, và
Điều 302 định nghĩa về TCLD tập thé: “M6t vụ TCLD tập thể là bất kì tranh
chấp nào phát sinh giữa một hoặc nhiều NSDLĐ và một số lượng nhân viênnhất định của họ về các diéu kiện làm việc, thực hiện các quyên được côngnhận của các tô chức nghệ nghiệp, việc công nhận của các tô chức nghềnghiệp trong doanh nghiệp, va các vấn dé có liên quan đến quan hệ giữaNSDLĐ và NLD, và tranh chấp này có thé gây ảnh hưởng xấu đến hoạt độngcủa doanh nghiệp hoặc yên bình của xã hoi” [4, tr.10].
Ở Việt Nam, dưới chế độ cũ, Bộ luật lao động của chế độ Việt NamCộng hòa được ban hàng ngày 15/7/1952 của vua Bảo Đại đã không sử dụng
cụm từ TCLD mà sử dụng khái niệm “phân tranh lao động” TCLD được
chính thức ghi nhận lần đầu tiên theo pháp luật Việt Nam là tại Pháp lệnh vềhợp đồng lao động (30/8/1990), Điều 27 định nghĩa: “TCLĐ là bat dong nảy
Trang 13đất nước ta mới bước sang giai đoạn phát triền nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa vì thế những QHLĐ chưa phát triển và còn đơn giản
do đó mà những TCLĐ diễn ra còn ít và chưa có kinh nghiệm thực tiễn vềgiải quyết TCLĐ Sau này, khi những QHLĐ ngày càng phát triển và những
TCLĐ cũng xảy ra nhiều hơn với tính chất phức tạp hơn, đồng thời nảy sinh
các van dé mới trong QHLD thì Pháp lệnh về hop đồng lao động năm 1990 đãđược sửa đổi, bố sung cho phù hợp với yêu cầu của tình hình kinh tế - xã hộiđất nước
Bộ luật lao động (BLLĐ) 1994 ra đời thay thế cho Pháp lệnh về hợp
đồng lao động đưa ra định nghĩa về TCLĐ, Điều 157 quy định: “TCLD lanhững tranh chấp về quyên và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương vàcác diéu kiện lao động khác, về việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ướctập thé và trong quá trình học nghé” So với định nghĩa tại Pháp lệnh về hợp
đồng lao động 1990 thì định nghĩa này không sử dụng phương pháp khái quát
mà sử dụng phương pháp liệt kê các loại tranh chấp: tranh chấp về việc làm,tiền lương, các điều kiện lao động, tranh chấp về thỏa ước tập thể, tranh chấp
trong quá trình học nghề Nhưng sử dụng phương pháp liệt kê như định nghĩa
này thì TCLĐ chưa được liệt kê đầy đủ, không bao hàm được hết các tranhchấp được coi là TCLĐ như: tranh chấp về bảo hiểm, tranh chấp về bồi
thường thiệt hại Dé sửa đôi nội dung nay, BLLĐ sửa đổi, bd sung năm 2006
đã đưa ra một định nghĩa hoàn thiện hơn về TCLĐ: “7CLĐ là những tranh
chấp về quyển và lợi ich phát sinh trong quan hệ lao động giữa NLP và
NSDLĐ” Đây là định nghĩa có sự thay đổi quan trong, đó là sử dụng phương
pháp khái quát các dấu hiệu về phạm vi đối tượng tranh chấp và dấu hiệu vềchủ thé của quan hệ tranh chấp Thêm vào đó, Luật sửa đôi b6 sung năm 2006cũng có sự phân loại TCLĐ thành TCLĐ cá nhân và TCLĐ tập thê Hai loạitranh chấp này có sự khác nhay về quy mô, mức độ ảnh hưởng và có cơ chế
giải quyết riêng Theo Điều 157 BLLĐ sửa đổi, bổ sung 2006 thì “TCLD cá
Trang 14TCLĐ xảy ra giữa tập thé lao động với NSDLD”.
BLLĐ 2012 được thông qua ngày 18/6/2012 va có hiệu lực từ ngày
01/5/2013 đã có rất nhiều quy định về QHLĐ được thay đổi Trong đó, quyđịnh về giải quyết TCLĐ được ban hành trong Chương XIV của Bộ luật
BLLD 2012 vẫn ghi nhận cách định nghĩa về TCLĐ giống như BLLĐ 1994
(sửa đối bố sung năm 2006; 2007) tuy nhiên đã tách định nghĩa về TCLD taiĐiều 3 — Giải thích từ ngữ của bộ luật chứ không quy định chung trongchương Giải quyết tranh chấp lao động như trước kia Thêm vào đó, BLLĐ
2012 đã có sự thay đổi để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội cũng nhưQHLD tai thời điểm này khi quy định về TCLD Khoản 7 Điều 3 của Bộ luậtquy định: “TCLĐÐ là tranh chấp về quyên, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữacác bên trong quan hệ lao động” Sở đĩ có sự thay đôi trong việc quy địnhphạm vi chủ thể của TCLĐ là do quan hệ cho thuê lại lao động giữa ba bên:
doanh nghiệp cho thuê lại lao động — bên thuê lại lao động — người lao động
thuê lại lần đầu tiên được ghi nhận trong BLLD 2012 Dé đảm bảo các quyềnlợi, nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể này khi tham gia vào QHLĐ nên khi
định nghĩa về TCLĐ cụm từ “giữa các bên trong QHLĐ” đã được thay thế
cho “giữa NSDLD va NLD”.
Khoản 7 Điều 3 cũng quy định: “TCLD bao gom TCLĐ cá nhân giữa
NLD với NSDLĐ và TCLĐ tập thé giữa tập thể NLD với NSDLĐ” Hiện nay,
pháp luật lao động quy định cơ chế giải quyết TCLĐ thành hai cơ chế, đó là
cơ chế giải quyết TCLĐ cá nhân và cơ chế giải quyết TCLĐ tập thể, vì thế
việc xác định TCLD thuộc loại nao là rat quan trọng Dé phan biét TCLD canhân và TCLD tập thé không thé chi dua vào dau hiệu chủ thé tham gia tranh
chấp, vì trên thực tế cũng như trong nghiên cứu khoa học, để phân biệt hailoại tranh chấp này cần căn cứ vào những đặc điểm khác như: nội dung tranhchấp, mục đích của các bên trong tranh chấp, và lĩnh vực thường phát sinh
tranh chấp Thông thường TCLĐ cá nhân thường phát sinh trong quá trình
Trang 15tính đơn lẻ, riêng rẽ, không có tính tổ chức Nội dung của TCLĐ cá nhân
thường chỉ liên quan đến quyền và lợi ích của cá nhân trong quan hệ lao động.Trường hợp một nhóm NLĐ cùng tranh chấp với NSDLĐ nhưng họ có
yêu cầu riêng rẽ, khác biệt nhau và chỉ quan tâm đến lợi ích của cá nhân thìcũng được coi là TCLD cá nhân Vi dụ: Cùng một thời điểm, trong doanhnghiệp có nhiều NLĐ cùng tranh chấp với NSDLĐ về vấn đề trả lương chậmnhưng giữa họ không có sự liên kết với nhau và yêu cầu họ đưa ra là vì lợi íchcủa chính bản thân mình thì tranh chấp này được xác định là TCLĐ cá nhân
Có thé khái quát TCLĐ cá nhân như sau: TCLĐ cá nhân là tranh chấp về
quyên, lợi ích, nghĩa vụ phát sinh giữa cá nhân NLD với NSDLD, giữa cá
nhân NLĐ hoặc NSDLD với các chủ thể khác trong QHLĐ cũng như trong
các quan hệ liên quan đến QHLĐ
1.1.2 Dấu hiệu của tranh chấp lao động cá nhân
TCLĐ cá nhân với bản chất là một TCLĐ phản ánh những xung đột,
mâu thuẫn của các bên trong quan hệ lao động về quyên và lợi ích, đồng thời
nó còn phản ánh những xung đột về giá trị tỉnh thần của đời sống xã hội
Chính vì thế, TCLĐ cá nhân ngoài những đặc điểm của một TCLĐ còn mang
những đặc điểm riêng biệt
Thứ nhất, về mặt chủ thể
TCLD cá nhân thường là tranh chấp giữa một NLD cụ thé với bên sửdụng lao động hoặc là một nhóm NLĐ với NSDLĐ Nhưng cũng cần lưu ý
với hiện tượng vụ tranh chấp lao động chỉ có sự xuất hiện của một NLĐ đại
diện cho tập thé lao động Không phải vì có sự tham gia của một NLD mà vộikết luận rằng đó là tranh chấp lao động cá nhân Cũng có thê vụ tranh chấp có
nhiều cá nhân NLĐ tham gia Về mặt số lượng có vẻ như vụ tranh chấp đó là
tranh chap tập thé Nhưng hoàn toàn không thé suy luận như vậy Số lượng
chỉ là một trong các dấu hiệu cơ bản dé phân biệt giữa TCLĐ tập thé và
TCLD cá nhân và nó chỉ có ý nghĩa khi phù hợp với mục dich của người tham
Trang 16gia vụ tranh chấp đó Chính vì vậy, trong vụ tranh chấp có đông NLĐ tham
gia mà mỗi người chỉ quan tâm tới quyền lợi của bản thân mình thì đó không
thể là tranh chấp lao động tập thẻ
Thứ hai, về mặt nội dung
Nội dung của TCLĐ cá nhân chỉ liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ
của một cá nhân NLD và thường nảy sinh trên cơ sở hợp đồng lao động
TCLĐ cá nhân thường phát sinh trong việc áp dụng các quy định củapháp luật vào từng quan hệ lao động cụ thé, nghĩa là tranh chấp về những van
đề mà pháp luật quy định cho các bên được hưởng hay phải thực hiện hoặcnhững vấn đề mà các bên thỏa thuận từ trước trong hợp đồng lao động như:việc làm, tiền lương, dạy nghé, điều kiện học nghề, thời giờ làm việc,thời giờ
nghỉ ngơi, địa điểm làm việc, thời gian hợp đồng, bảo hiểm xã hội Do đó,tranh chấp lao động cá nhân thường phát sinh trong trường hợp có sự vi phạm
pháp luật.
Trang 17Thứ ba, về mặt tinh chat.
TCLD cá nhân không có tinh tổ chức, quy mô, phức tap như TCLD tậpthê mà bao giờ cũng mang tính chất đơn lẻ cá nhân NLĐ tham gia tranh chấp
đòi hỏi quyền lợi riêng cho cá nhân mình và giữa những cá nhân NLD thường
không có sự liên kết, gắn bó, thống nhất ý chí với nhau Do vậy, TCLĐ cá
nhân không mang tính tổ chức và sự ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - chính
trị - xã hội cũng chỉ ở mức độ nhất định Song TCLĐ cá nhân có thể lànguyên nhân dẫn tới TCLD tập thé trong trường hợp mâu thuẫn giữa các bêntranh chấp trở nên căng thắng, ứng xử của các bên có thê tạo ra sự lan truyền
sang tập thé, gây tâm ly bức xúc dẫn đến những phản ứng mang tính tập thê
và từ đó mang châm ngòi cho một vụ TCLĐ tập thể Một khả năng khác có
thé làm cho vụ việc TCLĐ cá nhân chuyền hóa thành TCLD tập thé đó là khi
quyên, lợi ich của cá nhân NLD có liên quan hoặc đồng thời cũng là quyền,lợi ích của tập thé lao động nhưng mới chi phát sinh tranh chấp giữa cá nhân
NLD và NSDLD Tuy nhiên, hầu hết các TCLĐ cá nhân chỉ dừng lại ở việc
giải quyết TCLĐ giữa NLD và NSDLD vi vậy mức độ ảnh hưởng tới cácquan hệ giữa chủ sử dụng lao động với những người lao động khác cũng như
các quan hệ kinh tế - xã hội không quá nặng nề so với TCLĐ tập thể
Thứ tư, về sự tham gia của các tô chức đại điện cho các bên trong TCLĐ
cá nhân.
Sự hình thành và tham gia của các tô chức đại diện của các bên là xuất
phát từ nhu cầu khách quan của quan hệ lao động, nhu cầu liên kết với nhau
dé hỗ trợ, hợp tác lẫn nhau Trong quan hệ lao động, NLD là bên yếu thé sovới NSDLD, do đó pháp luật các nước đều quy định tổ chức công đoàn được
thành lập dé trở thanh tổ chức đại điện của NSDLD hình thành chủ yếu là déđáp ứng nhu cầu liên kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh, với các hìnhthức tô chức khác nhau như: hiệp hội, hội ngành, nghè, lĩnh vực hoặc theo địa
bàn lãnh thô Tuy nhiên, chỉ khi nào NLD liên kết với nhau ở phạm vi rộng,
và tổ chức đại diện cho NLĐ lớn mạnh, thì nhu cầu liên minh của NSDLĐmới được đặt ra nhằm tạo sự cân băng về lợi thé trong quan hệ với NLD
Trang 18Sự tham gia của tô chức đại diện của các bên vào các cơ quan, tô chức
giải quyết TCLĐ không chỉ đơn thuần là bảo đảm để các quyết định giảiquyết tranh chấp của các cơ quan, tổ chức có thầm quyền phù hợp với đòi hỏithực tế của quan hệ lao động Với tư cách là người đại diện của các bên trong
quá trình giải quyết TCLD, tổ chức đại diện chỉ có quyền làm đại diện trongcác tranh chấp liên quan đến quyên, lợi ích của tập thể các thành viên thuộc tổ
chức minh; còn trong các tranh chấp giữa cá nhân với nhau, tổ chức đại diệnchỉ có quyền tham gia với tư cách là người được ủy quyền Ngoài tư cách đạidiện cho thành viên, tổ chức đại diện có quyền tham gia trong suốt quá trìnhgiải quyết tranh chấp dé bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên là thành viêncủa tổ chức mình
1.2 Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án và sự cầnthiết phải giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án
1.2.1 Khái niệm
Tòa án là “cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam” (Hiến pháp 1992), bởi vậy việc Tòa án giải quyết các TCLĐ nói chung,TCLĐ cá nhân nói riêng là hoàn toàn phù hợp Khi giải quyết TCLĐ tại Tòa
án thì Tòa án cũng như người tham gia tố tụng phải tuân theo các thủ tục tốtụng chặt chẽ, do đó khả năng bảo vệ quyền lợi của các bên là rất cao Cácphán quyết của Tòa án được đảm bảo cưỡng chế thi hành băng quyền lực nhànước Bên cạnh đó, việc giải quyết TCLĐ tại Tòa án vẫn đảm bảo quyềnthương lượng, hòa giải tại phiên tòa của các bên trước khi hội đồng xét xửđưa ra phán quyết Chính vì những ưu điểm này nên Tòa án trở thành một cơ
quan tài phán quan trọng và các TCLĐ được giải quyết ở Tòa án là hết sức
cần thiết
Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án là những hoạt động được tiễnhành tại Tòa án theo thủ tục t6 tung chặt chẽ nhằm giải quyết các tranh chấplao động, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ laođộng, cũng như các chủ thể có liên quan đến tranh chấp lao động
1.2.2 Đặc điểm
Trang 19Thứ nhất, giải quyết TCLD tại Tòa án là phương thức giải quyết TCLD
cuối cùng sau khi các bên tranh chấp đã sử dụng các phương thức giải quyết
khác mà không đạt.
Xuất phát từ bản chất của quan hệ lao động là quan hệ mua bán sức lao
động dựa trên sự tự do thỏa thuận nên khi xảy ra TCLĐ, hai bên tranh chấp cóthể gặp nhau để bàn bạc, thương lượng trực tiếp hoặc giải quyết tranh chấpthông qua hòa giải Việc các bên tự dàn xếp, thỏa thuận thông qua thươnglượng hoặc hòa giải sẽ giúp các bên hiểu nhau hơn, do vậy sẽ làm hạn chế vàkhông phát sinh những mâu thuẫn tiếp theo Trong trường hợp hai bên không
tự thương lượng hoặc một bên từ chối thương lượng hay không tự hòa giải
được, không chấp nhận phương án hòa giải thì họ có quyền khởi kiện yêu cầu
TAND giải quyết Như vậy, phương thức giải quyết TCLĐ tại Tòa án chỉ
được tiến hành sau khi các phương thức giải quyết TCLĐ khác: thươnglượng, hòa giải, trọng tài đã được sử dụng nhưng không đạt kết quả
Thứ hai, giải quyết TCLD tại TAND là phương thức giải quyết TCLD
được thực hiện bởi cơ quan tài phán mang quyền lực Nhà nước đặc biệt
Tòa án là một cơ quan nằm trong hệ thống các cơ quan tư pháp, Tòa án
tiến hành xét xử nhân danh Nhà nước và mang quyền lực Nhà nước dé giải
quyết các tranh chấp nói chung và các TCLĐ nói riêng Việc giải quyết
TCLD tại Tòa án phải tuân theo các trình tự, thủ tục chặt chẽ Mặc dù thủ tụcgiải quyết TCLĐ thông qua hòa giải hay trọng tài cũng bao gồm những trình
tự nhất định nhưng thủ tục giải quyết TCLĐ tại TAND phức tạp và chặt chẽ
hơn Ở từng giai đoạn giải quyết vụ án tại Tòa án, mọi trình tự đều được quyđịnh cụ thể và chặt chẽ Tuy những quy định của pháp luật làm giảm tính linhhoạt và quyền tự quyết định của các bên trong việc giải quyết tranh chấpnhưng nó đóng vai trò quan trọng đảm bảo cho Tòa án ra những phán quyếtđúng pháp luật, công bằng Các cán bộ tư pháp tại Tòa án là những người cóphẩm chat đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệp xét
Trang 20xử và độc lập với các bên tranh chấp, do vậy, việc giải quyết TCLĐ tại Tòa ánhoàn toàn mang tính khách quan.
Thứ ba, các phán quyết của Tòa án trong quá trình giải quyết tranh chap
được đảm bảo thi hành băng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước
Các bản án, quyết định của Tòa án trong quá trình giải quyết TCLĐ khi
có hiệu lực pháp luật đều được đảm bảo thi hành bằng sức mạng cưỡng chếcủa Nhà nước bởi Tòa án là cơ quan Nhà nước có chức năng xét xử Việc thihành bản án, quyết định của Tòa án do các cơ quan thi hành án thực hiện.Quyền lợi, nghĩa vụ của các bên sau khi tranh chấp được giải quyết sẽ được
đảm bảo thực hiện một cách triệt đẻ
So với phương thức hòa giải hoặc giải quyết TCLĐ thông qua trọng tài
thì đây là một trong những đặc điểm thê hiện rõ ưu thế của phương thức giảiquyết TCLD tại Tòa án Bởi lẽ, kết qua của quá trình hòa giải TCLĐ hoặc giải
quyết TCLĐ thông qua trọng tài là biên bản hòa giải thành hoặc quyết địnhcủa cơ quan trọng tài về việc giải quyết TCLĐ không có tính chất bắt buộc thihành như phán quyết của Tòa án Điều này được hiểu là không có một biệnpháp cụ thể nào được Nhà nước áp dụng dé buộc các bên phải thực hiện biên
bản hòa giải thành hoặc quyết định của cơ quan trọng tài, mà hoàn toàn phụ
thuộc vào sự tự nguyện của cac bên Điều này dẫn đến các quyên lợi và nghĩa
vụ của các bên trong tranh chấp không được giải quyết triệt dé
1.2.3 Sự cần thiết phải giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa
ún
Một là, việc giải quyết TCLĐ cá nhân tại TAND góp phần giải quyết dứt
điểm TCLD, từ đó góp phần 6n định quan hệ lao động, bảo vệ quyền và lợi
ich hợp pháp của các bên tranh chấp, 6n định sản xuất kinh doanh tại doanhnghiệp.
Một trong những nguyên nhân phat sinh TCLD là do cách xử sự không
đúng của các chủ thé trong QHLD Điều này có thé do nhận thức và hiểu biếtpháp luật của các chủ thể còn hạn chế hoặc tâm lý xem thường pháp luật mà
Trang 21họ có những đòi hỏi yêu sách không chính đáng xâm phạm lợi ích của nhaudẫn đến tranh chấp Xét xử là phương thức đặc biệt do Tòa án tiến hành theo
những nguyên tắc tố tụng được quy định trong các văn bản pháp luật Kết quảcủa việc giải quyết TCLĐ tại Tòa án là các bản án, quyết định được tuyên
trong đó lợi ích hợp pháp của các bên được thi hành một cách triệt dé nhất
Những mâu thuẫn trong quan hệ lao động được giải quyết dứt điểm, kịp thời,
đảm bảo sự hài hòa về lợi ích giữa các bên sẽ là động lực thúc đây sự pháttriển của QHLD trong xã hội
Hai là, việc giải quyết TCLĐ tại TAND do những cán bộ chuyên mônđược dao tạo va có kinh nghiệm, do đó dam bảo tính khách quan, chính xác, đúng pháp luật.
Việc giải quyết TCLĐ tại TAND do những người có trình độ chuyênmôn nghiệp vụ, am hiểu pháp luật và có kinh nghiệm xét xử thực hiện Đây là
những người hoàn toàn độc lập với các bên tranh chấp và độc lập với vụ tranh
chấp Dựa trên các quy định của pháp luật và những thỏa thuận của các bên
phù hợp với quy định của pháp luật, những cán bộ tư pháp giúp Tòa án ranhững phán quyết khách quan, chính xác, đúng pháp luật đem lại sự côngbằng cho các bên Tuy rằng hệ thống nhiều cấp xét xử có hạn chế là làm chothời gian giải quyết vụ TCLĐ kéo dài nhưng nó là một trong những đảm bảo
lớn nhất cho tinh chính xác, đúng pháp luật những phán quyết của Tòa án
Ba là, việc giải quyết TCLĐ tại Tòa án góp phần tuyên truyền và giảithích pháp luật.
Các phiên tòa thường được xét xử công khai, việc giải thích để đi đến
việc áp dụng các trách nhiệm của các bên tranh chấp có tác dụng giúp các bên
hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời giúp các chủ thể có ýthức hơn trong việc thực hiện pháp luật, từ đó góp phần hạn chế những TCLĐ
xảy ra trong tương lai.
1.3 Điều chỉnh pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án
Trang 22Việc xét xử bang tòa án là biện pháp cuối cùng các bên tranh chấp lựachọn dé giải quyết TCLD Bởi vậy, quyết định của Tòa án thường là quyếtđịnh cuối cùng Mô hình tô chức, nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp
lao động tại Tòa án không hoàn toàn giống nhau ở các nước trên thế giới Tuy
nhiên các nội dung cơ bản đều được các nước thừa nhận chung bao gồm: cácquy định về mô hình, cơ cấu, t6 chức Tòa án quốc gia; các nguyên tắc hoạtđộng của tòa án; các quy định về thấm quyền của Tòa án; các quy định vềThâm phán, Hội thẩm; các quy định về tố tụng Tòa án
Sự khác biệt lớn nhất trong việc pháp luật điều chỉnh về giải quyết
TCLD cá nhân tại Toa án giữa các quốc gia có lẽ là hình thức tổ chức của Tòa
án cũng như pháp luật tố tụng điều chỉnh thủ tục tiến hành giải quyết tranh
chấp
Về hình thức tổ chức của Tòa án có hai xu hướng trong quy định củapháp luật các quốc gia: Thứ nhất, các quốc gia thành lập Tòa Lao động hoạtđộng riêng biệt và độc lập với các Tòa dân sự, đồng thời Tòa Lao động tiễnhành xét xử theo một thủ tục tố tụng lao động riêng được quy định trong LuậtTòa án Lao động; Thứ hai, các quốc gia thành lập Tòa Lao động nam trong hệ
thống Tòa dân sự chung, và hoạt động xét xử theo những quy tắc tố tụng
trong Bộ luật Tố tụng dân sự
e - Thứ nhất, các quốc gia thành lập Tòa Lao động hoạt động riêngbiệt và độc lập với các Tòa dân sự, đồng thời Tòa Lao động tiễn hành
xét xử theo một thủ tục tố tụng lao động riêng được quy định trong
Luật Tòa án Lao động
Tiêu biểu cho hình thức tổ chức Tòa án lao động độc lập là pháp luật laođộng Đức Ở Đức, từ năm 1926, một đạo luật được Nghị viện Đức thông qualàm cơ sở cho các “tòa án lao động” Các HĐXX có cơ cầu với một đại diện
của NSDLĐ, một đại diện của NLD và một chủ tọa trung lập là một luật sư.Đại diện của các bên do các hiệp hội giới chủ và công đoàn đề cử và do Bộtrưởng Bộ Lao động cử cho nhiệm kì 04 năm Các tòa lao động ton tại ở cấp
Trang 23địa phương Ở cấp vùng có các tòa phúc thâm lao động, ở cấp Liên bang cóTòa án Lao động Liên bang - nơi chỉ quyết định về các trường hợp phúc thâmdựa trên các sai sót Các tòa án lao động ở 3 cấp độc lập so với các tòa án
thông thường [8, tr.47].
Việc có một hệ thống tài phán lao động riêng được coi là hữu ích bởi cáctòa sẽ có khả năng đạt được được thỏa hiệp giữa các bên trong đa số cáctrường hợp, và do hai bên đều có đại diện trong HDXX nên các phán quyết dễđược bên thua kiện chấp nhận hơn Thêm vào đó, các thâm phán có kiến thứcchuyên sâu về pháp luật lao động và kinh nghiệm đặc biệt trong quan hệ laođộng Các hội thâm có cơ hội đóng góp những kinh nghiệm liên hệ thực tiễn
và kiến thức cơ bản về pháp luật lao động vào việc tranh tụng tại tòa Thủ tục
tố tụng được xây dựng riêng cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ
quan hệ lao động, nên sẽ phù hợp với những đặc trưng của quan hệ lao động
và đáp ứng được yêu cầu giải quyết nhanh chóng, kịp thời của các tranh chấplao động.
e Thứ hai, các quốc gia thành lập Tòa Lao động nằm trong hệthống Tòa dân sự chung, và hoạt động xét xử theo những quy tắc tố
tụng trong Bộ luật Tó tụng dân sự
Tòa án Lao động được thành lập theo hình thức này tương đối phố biến
trên thế giới Các quốc gia quy định Tòa án Lao động nằm trong hệ thống Tòadân sự hoặc Tòa tư pháp có thé ké đến như Thái Lan, Việt Nam, Nhật Ban
Vi dụ, tại Thái Lan, hệ thống Tòa án Thái Lan bao gồm: Tòa Hiến pháp,Tòa Tư pháp, Tòa Hành chính và Tòa Quân đội (Hiến pháp 1997) Tòa Laođộng thuộc hệ thống Tòa Tư pháp Tòa Tư pháp gồm hai bộ phận: Hành chính
và xét xử Về thâm quyền xét xử, Toa Tư pháp có thâm quyền thụ lý và xét xửcác vụ án hình sự, dân sự, phá sản và các vụ án không thuộc thâm quyền xét
xử của các Tòa khác Nếu có sự xung đột về thẩm quyền thụ ly và xét xử giữa
các Tòa án thì Uy ban Tư pháp — đứng đầu là Chánh án Tòa án Tối cao có
Trang 24thâm quyền quyết định theo quy định của Hiến pháp Quyết định nay là chung
Thanh phan xét xử của Tòa Lao động bao gồm một thâm phán chuyên nghiệp
và bồi thâm viên được lựa chọn trong số những NSDLD va NLD Số lượng thâm
phán và bôi thâm viên tại một Tòa Lao động do Văn phòng tư pháp quyết định Đặcbiệt số lượng bồi thâm viên đại diện cho NLD và bồi thâm viên đại diện cho
NSDLD phải ngang nhau Thực tế, hiệp hội giới chủ và công đoàn sẽ đệ trình danhsách những ứng viên là thành viên đại diện cho hai giới trên đủ khả năng tham giaTòa Lao động dé lựa chọn và bé nhiệm
Về các bước tiễn hành giải quyết TCLĐ cá nhân tại Tòa án có sự tương đồngtương đối lớn trong pháp luật lao động của các quốc gia Ban dau, các bên tranhchấp khởi kiện ra Tòa án nhân dân dưới hình thức văn bản hoặc trình bày miệng tại
trụ sở Tòa án, hoặc một số trường hợp xét xử tại tòa án chịu sự tác động của cơ
quan nhà nước Theo Đạo luật quan hệ lao động của Singapore, nếu như tranh chấplao động có ảnh hưởng quan trọng đến lợi ích cộng đồng, Bộ trưởng Bộ Nhân lực
sẽ sử dụng quyền hạn của minh dé quyết định tranh chấp đó sẽ phải trực tiếp xét xử
tại Tòa án [5, tr.25] Các bên cũng có thé lựa chọn Tòa án nơi làm việc của NLD dékhởi kiện hoặc nguyên đơn có thê khởi kiện tại Tòa án nơi mình cư trú hoặc nơi cư
trú của bị đơn nếu họ chứng minh được với Tòa án điều đó thực sự là thuận lợi đốivới họ (Điều 3 Luật tổ chức và hoạt động của Tòa án lao động Thái Lan; Điều 35;Điều 36 Bộ luật Tổ tụng dân sự Việt Nam 2004)
Trang 25Nếu vụ việc đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, Chánh án Tòa án sẽphân công Tham phan thụ lý vụ việc Tham phán phụ trách sẽ định ngày dé xét xử
và thông báo cho nguyên đơn, bị đơn.
Trước khi tiến hành xét xử, Tòa án có trách nhiệm hòa giải dé các bên có thể
thỏa thuận về vụ việc Nguyên đơn, bị đơn hoặc luật sư hoặc người đại diện bắtbuộc phải có mặt tại phiên hòa giải theo giấy triệu tập Phiên hòa giải bắt buộc nàyđược tô chức dé hai bên thỏa thuận toàn bộ van đề về tranh chấp, theo tinh than tự
do đánh giá mọi khía cạnh của vấn đề Tùy thuộc vào pháp luật của từng quốc giaquy định mà phiên hòa giải được tiến hành một hoặc hai lần: pháp luật Thái Lan,
pháp luật Đức không quy định về số lần tổ chức hòa giải, pháp luật Philippines quy
định bắt buộc phải được tô chức hai lần [2, tr 16-18-19] Nếu sau quá trình hòa giảihai bên không thỏa thuận được với nhau về giải pháp của vụ tranh chấp hoặc một
trong hai bên văng mặt thì Tòa án sẽ đưa vụ tranh chấp ra xét xử chính thức
Tòa án dựa trên các chứng cứ mà các bên cung cấp và những chứng cứ, nhânchứng do Tòa án tự thu thập để đưa ra phán quyết giải quyết tranh chấp Tòa ánphải tiến hành tố tụng một cách nhanh chóng, trong thời hạn nhất định Pháp luậtThái Lan quy định Tòa án không được trì hoãn việc tiến hành tố tụng, trong trường
hợp cần thiết thời gian kéo dài không quá 7 ngày; trong khi pháp luật Singapore quy
định Tòa trọng tài phải ban hành một phán quyết trong thời hạn 3 tuần kể từ khiviệc xét xử các tranh chap và các vấn đề liên quan được hoàn tat (trừ khi tong thong
có quy định khác) [5,tr.34] Các thủ tục cụ thé trong quá trình tố tụng được phápluật các nước quy định riêng biệt, phù hợp với điều kiện pháp luật của từng quốcgia.
Trong trường hợp không đồng ý với ban án hoặc quyết định của Tòa án, các
bên có quyền kháng cáo quyết định của Tòa lên Tòa án Tối cao (theo pháp luật TháiLan), hoặc Ủy ban quan hệ lao động quốc gia (theo pháp luật Philippines), hoặcTòa cấp trên trực tiếp của Tòa sơ thẩm (theo pháp luật Việt Nam)
Trang 26CHUONG II: GIẢI QUYẾT TRANH CHAP LAO ĐỘNG CÁNHÂN TẠI TÒA ÁN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN
HÀNH Ở VIỆT NAM2.1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án
Khi xét xử vụ TCLD tại TAND theo thủ tục tố tụng dân sự thì phải tuân
thủ các nguyên tắc giải quyết TCLĐ quy định trong BLLĐ cũng như cácnguyên tắc cơ bản trong t6 tung dan su, cu thé:
2.1.1 Nguyên tac giải quyết TCLĐ một cách kịp thời, nhanh chóng và
có sự tham gia của đại diện công đoàn và đại diện của NSDLD
Nguyên tắc này xuất phát từ đặc thù của quan hệ lao động với sự thamgia của hai bên có lợi ích đối lập nhau Do quan hệ lao động có đặc thù ảnhhưởng lớn tới đời sống của người lao động, sản xuất và toàn xã hội nên đòihỏi phải giải quyết nhanh chóng, kịp thời các tranh chấp lao động Để làmđược điều đó đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải khách quan, công khai
va đúng pháp luật Đại diện của các bên thường là những người am hiểu phápluật, hiểu điều kiện của các bên vì vậy có thé giúp co quan có thẩm quyền
đánh giá về tranh chấp chính xác hơn, từ đó đưa ra được các phương án giải
quyết phù hợp
Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 194 BLLĐ và là nguyên tắc giải
quyết TCLĐ nói chung cần được đảm bảo ở mọi giai đoạn, mọi quá trình giảiquyết TCLĐ
2.1.2 Nguyên tắc tôn trọng quyết định và tự định đoạt của các bên
Nguyên tắc tôn trọng quyết định và tự định đoạt của các bên được ghinhận tại Điều 194 BLD và Điều 5 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011,
nội dung của nguyên tắc này là: toàn bộ quy trình tố tụng đều bắt nguồn từviệc khởi kiện của các bên; đối tượng và phạm vi khởi kiện do các bên quyếtđịnh, Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp trong phạm vi đơn kiện; các bên có
quyên rút đơn khởi kiện, thay đổi nội dung khởi kiện, có quyền tự hòa giải vớinhau.Việc ghi nhận nguyên tắc này là hoàn toàn phù hợp với quan hệ lao
Trang 27động trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện
nay Khi các bên có quyền lợi hợp pháp bị xâm hại hay tranh chấp, họ có
quyền quyết định khởi kiện hay không khởi kiện Khi một trong hai bên đãkhởi kiện, các hành vi tố tụng tiếp theo cũng do các bên tự quyết định như
đưa ra yêu cầu, thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu, tự hòa giải, kháng cáo Tuy
nhiên, mọi hành vi tự định đoạt của các bên nằm trong quy định của pháp luật
và thực sự là ý chí tự nguyên của họ.
2.1.3 Nguyên tắc thương lượng, hòa giải, trọng tài
Việc giải quyết tranh chấp lao động phải chú trọng và đưa lên hàng đầu
các phương thức thương lượng, hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền
và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không
trái pháp luật Trong trường hợp thông qua các phương thức đó mà tranh chấp
giữa các bên không thé giải quyết được hoặc các bên không đồng ý với kếtquả giải quyết thì có quyền sử dụng phương thức tiếp theo, đó là kiện ra tòa
án hoặc tiến hành đình công (đối với tập thé lao động)
Nguyên tắc hòa giải trong t6 tụng dân sự được ghi nhận ở Điều 10BLTTDS Theo đó Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiệnthuận lợi để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự nhằm đảm bảo tích cực và chủ động
của Tòa án trong hòa giải, góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ giữacác bên trong quan hệ lao động, nâng cao năng lực hiểu biết pháp luật của cácchủ thé giúp họ nhanh chóng giải quyết TCLD mà không nhất thiết phải thành
lập phiên tòa Nội dung của nguyên tắc: trước khi mở phiên tòa xét xử TCLĐ,hòa giải là thủ tục bắt buộc mà Tòa án phải thực hiện Bắt kì thời điểm nào
trong các giai đoạn tiếp theo của quá trình giải quyết TCLĐ tại Tòa án, nếu có
kha năng hòa giải thành thi Tòa án phải tiễn hành hòa giải Sự thỏa thuận củacác đương sự nếu hòa giải thành được Tòa án công nhận bằng quyết địnhcông nhận sự thỏa thuận của đương sự.
Trang 282.1.4 Nguyên tac cung cấp chứng cứ va nghĩa vu chứng minh
Khi đương sự đã có quyền quyết định và tự định đoạt trong việc khởikiện để yêu cầu tòa án bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của minh thì đương
nhiên họ cũng phải có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu
của mình là có căn cứ, trừ một số trường hợp do pháp luật quy định thì Tòa án
thu thập chứng cứ dé chứng minh Nguyên tắc này một mặt dam bảo sự phù
hợp với nguyên tắc tôn trọng quyết định và tự định đoạt của đương sự, mặtkhác phòng tránh được sự làm dụng quyền lực, xét xử không đúng khôngkhách quan của Tòa án, bởi nếu cho phép Tòa án được tự mình thu thậpchứng cứ trong mọi trường hợp sẽ tạo ra cơ chế khép kín trong giải quyếttranh chấp của Tòa từ khâu thu thập chứng cứ đến khâu xét xử
2.1.5 Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia
Nguyên tắc này xuất phát từ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước theo quan điểm, công tác quản lý và điều hành xã hội không phải là việcriêng của những cán bộ quản lý chuyên nghiệp mà là sự nghiệp của nhân dân,cần đảm bảo sự tham gia của quần chúng nhân dân trong mọi lĩnh vực củacuộc sống xã hội, trong đó có công tác xét xử tại Tòa án
2.1.6 Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể
Nguyên tắc này góp phan quan trọng đảm bảo cho việc xét xử tập thé
góp phần quan trọng đảm bảo cho việc xét xử của tòa án được thực hiện đúng
pháp luật công bằng, khách quan Nội dung của nguyên tắc được ghi nhận tại
Điều 14 BLTTDS, và được thể hiện ở việc xét xử của TANDở tất cả các cấp
từ sơ thầm, phúc thâm, giám đốc thâm, tái thâm đều phải do một tập thé tiễn
hành băng cách biéu quyết theo da só
2.1.7 Nguyên tắc khi xét xử Tham phán, Hội thẩm nhân dân độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật
Khi xét xử Tham phán và Hội thâm nhân dân có nghĩa vụ thực hiện đúng
pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng Các phán quyết của Tòa phải đúngpháp luật, phù hợp với sự thật khách quan và có căn cứ Khi xét xử, các thành
Trang 29viên trong Hội đồng xét xử độc lập với nhau trong việc đánh giá chứng cứ,
phân tích và lựa chọn các quy phạm pháp luật dé áp dụng Một bản án có thé
bị xét xử nhiều lần, vì vậy giữa Tòa án các cấp cũng độc lập với nhau khi xét
xử theo thủ tục sơ thấm, phúc thấm, giám đốc thâm, tái thâm Trong mỗi
phiên xét xử, các thành viên của Hội đồng xét xử đều độc lập với nhau không
bị chỉ đạo bởi Tòa án cấp trên Tòa án cấp trên có quyền xét xử lại vụ án laođộng theo trình tự phúc thâm, giám đốc thâm, hay tái thâm, có quyền hủy bản
án và giao cho Tòa án cấp dưới xét xử lại nhưng không có quyền can thiệpvào quá trình thu thập, đánh giá chứng cứ hoặc chỉ đạo phương án xét xử.2.1.8 Nguyên tắc xét xử trực tiếp, liên tục và bằng lời nói:
Tòa án cấp sơ thâm phải thu thập các chứng cứ của vụ án một cách trực
tiếp bang lời nói từ các nguồn chứng cứ như: Nghe lời trình bày của nguyên
đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Tòa án chỉ sử dụng nhữngchứng cứ được thâm vẫn và xem xét tại phiên Tòa để làm căn cứ cho phán
quyết của mình Tòa án phải tiến hành thâm van, giải thích, công bố các
phán quyết của mình bằng lời nói Những người tham gia tố tụng phải trìnhbày lời khai và ý kiến của mình bằng lời nói Nguyên tắc xét xử trực tiếp,
liên tục và bằng lời nói có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ giải
quyết các TCLĐ tại Tòa án Việc xét xử trực tiếp, liên tục và bằng lời nóitạo điều kiện để các bên bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của mình
một cách hiệu quả.
2.1.9 Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật:
Nguyên tắc mọi công dân đều bình đăng trước pháp luật được ghi nhận
tại Điều 8 BLTTTDS với những nội dung cụ thể sau: Mọi công dân đều bình
đăng trước pháp luật trước Tòa án không phân biệt dân tộc, nam nữ, thànhphần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp Mọi cơquan, t6 chức đều bình đẳng không phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hìnhthức sở hữu và những van đề khác Các đương sự đều bình dang về quyền và
nghĩa vụ trong tô tụng dân sự, Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện đề họ thực
Trang 30hiện các quyền và nghĩa vụ của mình Việc tuân thủ nguyên tắc mọi công dân
đều bình đăng trước pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ pháp
chế xã hội chủ nghĩa bảo vệ quyên lợi ích hợp pháp của công dân
2.1.10 Nguyên tắc mọi công dân đều có quyền dùng tiếng nói, chữviết của dân tộc mình trước Tòa án:
Nguyên tắc mọi công dân đều có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dântộc mình trước Tòa án được ghi nhận tại Điều 20 BLTTDS, nội dung củanguyên tắc bao gồm những vấn đề sau: Tiếng nói chữ viết dùng trong quátrình giải quyết TCLĐ tại Tòa án là Tiếng Việt Trong tất cả các giai đoạn của
quá trình giải quyết TCLĐ tại Tòa án, Tòa án phải cử người phiên dịch cho
những thành viên của cơ quan tiễn hành tố tụng, người tham gia tố tụng thuộccác dân tộc khác theo yêu cầu của họ không phụ thuộc vào trình độ Tiếng
Việt của họ Hình thức phiên dịch bao gồm: Phiên dịch trực tiếp băng lời nói
và phiên dịch bằng văn bản tất cả các tài liệu, giấy tờ liên quan mà theo quyđịnh của Tòa án phải trao cho những người tham gia tố tụng Người phiêndịch phải là người thông thạo về ngoại ngữ, không liên quan đến vụ TCLĐ vàtrung thực Nguyên tắc mọi công dân đều có quyền dùng tiếng nói, chữ viết
của dân tộc mình trước Tòa án thé hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước, bảo đảm sự bình đăng, đoàn kết và tương trợ giữa các dân tộc Ngoài
ra, nguyên tắc này còn đảm bảo việc xét xử tạo Tòa án thuận lợi, đúng phápluật, chính xác.
2.1.11 Nguyên tắc đảm bảo quyền tranh luận trong to tụng dân sựNguyên tắc đảm bảo quyên tranh luận trong tố tung dân sự mới được bốsung trong BLTTDS sửa đôi, bô sung và được ghi nhận tại Điều 23a
BLTTDS Nội dung của nguyên tắc là: Trong quá trình giải quyết vụ án dân
sự, Tòa án bảo đảm dé các bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ich hợppháp của đương sự thực hiện quyền tranh luận dé bảo vệ quyền và lợi ich hợppháp của đương sự.
Trang 312.2 Tham quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp laođộng cá nhân
Tòa án là cơ quan Nhà nước được Quốc hội giao trực tiếp thực hiệnquyên tư pháp, có chức năng xét xử các vụ án dé bảo vệ pháp luật và đảm baocông bằng xã hội Khác với cơ quan Nhà nước khác, xét xử là chức năng đặc
thù của Tòa án và chỉ có Tòa án mới có quyền xét xử các vụ án Điều đó được
thể hiện theo quy định tại Điều 127 Hiến pháp 1992: "Tòa án nhân dân tốicao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự và các Tòa án khác
do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam" Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xác lập các cơ chế khác
nhau nhằm xét xử và giải quyết các vi phạm pháp luật, các tranh chấp nói
chung và TCLĐ nói riêng Cụ thé tại Điều 1 Luật Tổ chức TAND cũng quy
dinh:" Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân va gia đình, laođộng, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của
pháp luật".
BLLD 2012 quy định trong các Điều 200, 203, về thâm quyền giảiquyết các TCLĐ tại TAND Thâm quyền của Tòa án là quyền xem xét giảiquyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định không xem xét giải quyếtcác vụ việc đó theo quy định của pháp luật Chúng ta thấy rằng, việc xác định
thâm quyền giữa các Tòa án một cách hợp lý, khoa học tránh được sự chồngchéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa Tòa án với các cơ quan Nhà nước,
giữa các Tòa án với nhau, góp phần tạo điều kiện cần thiết cho Tòa án giảiquyết nhanh chóng và đúng đắn các vụ tranh chấp, nâng cao được hiệu quảcủa việc giải quyết chanh chấp, tạo thuận lợi cho các đương sự tham gia tốttung bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trước Tòa án, giảm bớt những phiền phứccho đương sự Để việc giải quyết TCLĐ được thực hiện đúng pháp luật vàđảm bảo hiệu quả, một trong những yêu cầu đặt ra là tranh chấp phải đượcTòa án đúng thâm quyền giải quyết
Trang 322.2.1 Tham quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Tòa án
theo vụ việc
TCLD được xét xử tại Tòa án phải thỏa mãn các điều kiện sau: là TCLD
cá nhân giữa NLD với NSDLĐ mà hòa giải viên lao động của cơ quan quan
lý Nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoà giải
không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong
biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định của phápluật này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranhchấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết; trừ các tranh chấp sau đây không
nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở: về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức
sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ; Về
bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; Giữa người
giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; Về bảo hiểm xã hội theo quyđịnh của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp
luật về bảo hiểm y tế; Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh
nghiệp, đơn vi sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theohợp đồng
Nếu như ở BLTTDS 2004 quy định về tranh chấp cá nhân bồi thường
thiệt hại chỉ giữa NLĐ với doanh nghiệp xuất khâu lao động, thì quy định tại
BLTTDS 2011 quy định rộng hơn những tranh chấp cá nhân liên quan đếnbồi thường thiệt hại giữa NLD với doanh nghiệp, tô chức sự nghiệp đưa NLD
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì không nhất thiết phải qua hòa giảitại cơ sở Theo đó, quy định về các TCLĐ cá nhân được giải quyết tại TAND
không nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở đã nhất quán với quy định củaBLLĐ (Điều 201 khoản 1) Quy định này nhằm bảo vệ kịp thời lợi ích của
bên chủ thể đang bị xâm phạm nghiêm trọng hoặc nhằm sớm giải quyết dứt
điểm các tranh chap mà không nhằm tiếp tục duy trì quan hệ lao động
Như vậy, điểm đặc biệt của các TCLĐ cá nhân thuộc thâm quyền chungcủa Tòa án là nhìn chung chúng được giải quyết theo thủ tục tiền tố tụng
Trang 33nhưng không có kết quả thì mới được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định
của BLTTDS (trừ một số tranh chấp cá nhân nêu trên) Những quy định này
phù hợp với bản chất của quan hệ lao động và mục đích của việc giải quyếtTCLĐ, đồng thời cũng nhằm giảm nhẹ gánh nặng cho Tòa án
2.2.2 Thẩm quyên giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Tòa ántheo cấp Tòa
Những TCLĐ quy định tại Điều 31 BLTTDS sửa đổi, bố sung thuộcthâm quyền chung của TAND Tùy thuộc vào tính chất phức tạp của vụ tranhchấp cũng như năng lực xét xử của các cấp Tòa án mà pháp luật quy định của
TCLĐ thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án cấp nào
Theo Điều 33 BLTTDS sửa đổi, bố sung TAND huyện, quận, thị xã,
thành phó thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là TAND cấp huyện) có thâm quyềngiải quyết theo thủ tục sơ thâm những tranh chấp về lao động quy định tại
Khoản 1 Điều 31 của BLTTDS (các TCLĐ cá nhân) trừ những tranh chấp mà
có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơquan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 34 BLTTDS, TAND cấp tỉnh có thâm quyền giải
quyết theo trình tự sơ thâm các TCLĐ tập thé quy định tại khoản 2 Điều 31
BLTTDS và các tranh chấp khác về lao động mà pháp luật có quy đỉnh;những tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy
thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài Ngoài ra, TAND cấp tỉnh có quyền laylên để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những TCLĐ thuộc thâm quyền giảiquyết của TAND cấp huyện để giải quyết trong những trường hợp việc vậndụng pháp luật, chính sách có nhiều khó khăn, phức tạp; việc điều tra thu
nhập chứng cứ khó khăn hoặc phải giám định kỹ thuật phức tạp
Thâm quyền giải quyết các TCLĐ của TAND tối cao thuộc về Tòa lao
động, Tòa phúc thâm và hội đồng Thâm phán TAND tối cao Tòa lao động
Trang 34TAND tối cao có thâm quyền đốc thâm, tái thâm những vụ án mà bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh bị kháng nghị theo
trình tự tố tụng Tòa phúc thâm TAND tối cao có thêm quyền phúc thâm đối
với những vụ án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của TANDcấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị Hội đồng Thâm phán TAND tối cao có
thâm quyền giám đốc thâm, tái thâm đối với nhưng vụ án mà bản án, quyết
định của các Tòa thuộc TAND tối cao bị kháng cáo theo trình tự tố tụng.2.2.3 Tham quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Tòa ántheo lãnh thổ
Việc phân định quyền Tòa án theo lãnh thổ là sự phân định thâm quyền
sơ thâm vụ án lao động giữa các tòa án cùng cấp với nhau Theo điều 35BLTTDS sửa đổi, bố sung thâm quyền giải quyết vu án dân sự của Tòa án
theo lãnh thô được xác định như sau;
- Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bịđơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thâm quyền giải quyết theothủ tục sơ thấm những tranh chấp về lao động quy định tại Điều 31 củaBLTTDS (bao gồm cả TCLĐ cá nhân và TCLD tập thê)
- Các đương sự có quyên tự thỏa thuận với nhau băng văn bản yêu cầuTòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên don là cá nhân hoặcnơi cớ trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên don là cơ quan, t6 chức giải quyết
những tranh chấp về lao động Do quan hệ lao động được thiếp lập trên cơ sở
bình đăng tự do thỏa thuận cho nên trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh
từ các quan hệ này nói chung và việc phân định thẩm quyền nói riêng cũngphải đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp
Xác định thầm quyền của Tòa án theo lãnh thé nhằm mục đích bảo đảm
không có sự chồng chéo giữa các Tòa án và nâng cao tính hiệu quả trong việcgiải quyết, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự trong việc tham gia
tố tụng nhăm giải quyết vụ việc một các nhanh chóng và kịp thời
Trang 352.2.4 Tham quyén giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Toa án
theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Điều 36 BLTTDS sửa đổi, bổ sung quy định quyền của nguyên đơn,người yêu cầu có thể lựa chọn Tòa án giải quyết TCLĐ trong một số trườnghợp nhất định: Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thìnguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuốicùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạtđộng của chi nhánh tô chức thì nguyên đơn có thé yêu cầu Tòa án nơi tổ chức
có chi nhánh giải quyết Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại , trợ cấp khicham dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đếnviệc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối voi NLD thinguyên đơn là NLD có thé yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải
quyết Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu
hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thé yêu cầu Tòa án nơi
NSDLĐ là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ dở hoặc nơi người cai thầu,
người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết Nếu tranh chấp phátsinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồngđược thực hiện giải quyết Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiềunơi khác nhau thì nguyên đơn có thé yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn
cư trú, làm việc có trụ sở giải quyết
Quy định trên nhằm đảm bảo quyên lợi hợp pháp cho nguyên đơn, người
yêu cầu trong trường hợp việc xác định thâm quyền theo lãnh thổ có khókhăn, không rõ ràng hoặc các trường hợp nếu để Tòa án có thâm quyền theo
lãnh thổ giải quyết sẽ không thuận lợi cho nguyên đơn, người yêu cầu
2.2.5 Chuyển vụ việc cho Tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩmquyền
Theo quy định tại Điều 37 BLTTDS sửa đổi, b6 sung thì khi xét thấy vụ
án lao động đã được thụ ly không thuộc thâm quyền giải quyết của mình mà
thuộc thâm quyên giảiq uyết của TAND địa phương khác cùng cấp hoặc khác
Trang 36cấp, thì Tòa án đã thụ lý vụ án lao động ra quyết định chuyên hồ sơ vụ án laođộng cho Tòa án có thâm quyên và xóa số thụ lý Quyết định chuyển hồ sơ vụ
án lao động do Thâm phán được phân công giải quyết vụ án lao động ký tên
và đóng dấu của tòa án Quyết định này phải được gửi ngay cho Việc kiểm sátcùng cấp, đương sự, cá nhân, cơ quan, tô chức có liên quan Tòa án có thâmquyên sau khi nhận được quyết định chuyên vụ án lao động và hồ sơ vụ án laođộng phải vào số thụ lý và tiếp tục giải quyết vụ việc đó theo quy định chung.Quy định mới này bé sung thêm thâm quyền của Việc kiểm sát, quyết địnhchuyên hồ sơ vụ án lao động phải được gủi cho Viên kiểm sát cùng cấp để
Viên kiểm sát kiểm sát tính đúng đắn của quyết định trên
Theo Điều 412 BLTTDS thì không thay đổi quyền giải quyết khi vụ án
lao động đã được một Tòa án Việt Nam thụ lý giải quyết theo thâm quyên,trong quá trình giải quyết có sự thay đổi quốc tịch, nơi ở địa chỉ của các
đương sự hoặc có tình tiết mới làm cho vụ án lao động đó vượt thâm quyềncủa Tòa án khác của Việt Nam hoặc của Tòa án nước ngoài.
Trong quá trình thụ lý vụ án, có thể xảy ra tranh chấp về thâm quyềngiữa các Tòa án và các tranh chấp này cần sớm được giải quyết để tránh ảnhhưởng đến tiến độ giải quyết TCLĐ Điều 37 BLTTDS quy định: Tranh chap
về thâm quyền giữa các TAND cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương do Chánh án TAND cấp tỉnh giải quyết Tranh chấp về thâmquyền giữa các TAND cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trungương khác nhau hoặc giữa các TAND cấp tỉnh do Chánh án TAND tối caogiải quyết Quy định nay đã khắc phục được bat cập của quy định của Pháp
lệnh giải quyết các TCLĐ Trước đây Pháp lệnh quy định chung tranh chấp về
thâm quyền giữa các Tòa án do Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết Như vậy,nếu xảy ra tranh chấp về thâm quyền giữa các TAND cấp huyện thuộc các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau thì sẽ gặp vướng mắc trong
việc xác định TAND cấp trên trực tiếp giải quyết
Trang 372.3 Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Điều 159 BLTTDS sửa đổi, b6 sung 2011 đưa ra khái niệm về thời hiệu
yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa
án giải quyết việc dân sự dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ
quan, tô chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết
thúc thì mat quyền yêu cau, trừ trường hợp có quy định khác Và thời hiệu
yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật.Trước đây, tại Điều 167 BLLĐ 1994 sửa đổi bố sung 2006, 2007 quyđịnh về thời hiệu giải quyết TCLĐ là từ 06 tháng đến 03 năm tùy vào loại
tranh chấp nhưng không quy định rõ thời hiệu đó áp dụng cho việc đưa ra hòa
giải hay khởi kiện tại Tòa án, cụ thê thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao
động cá nhân được quy định như sau:
- Một năm, kế từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chap cho rang
quyên, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các tranh chấp lao động về xử lý kiluật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấmdứt HĐLĐ; tranh chấp về bồi thường thiệt hai, trợ cấp khi cham dứt HDLD;tranh chấp về bảo hiểm xã hội giữa NLĐ đã nghỉ việc theo chế độ với
NSDLĐ, giữa NLD với cơ quan bảo hiểm, giữa NSDLĐ với cơ quan bảo
hiểm;
- Ba năm, ké từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rang
quyên, lợi ích của mình bị vi phạm đối với tranh chấp tranh chấp về bồi
thường thiệt hại giữa NLĐ với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi
làm việc ở nước ngoài theo HĐLĐ;
- Sáu tháng, ké từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rangquyên, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các loại tranh chấp khác
BLLĐ 1994 quy định như vậy là không hợp lý, bởi lẽ đối với nhữngtrường hợp đã qua hòa giải mà không thành hoặc không được hòa giải trong thời hạn quy định, hoặc hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện theo
biên bản hòa giải thì thời hiệu khởi kiện tại tòa án bị rút ngăn hơn so với