1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

50 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Mục lục Lời nói đầu Chương thứ nhất: Khái quát chung tranh chấp lao động giải ,tranh chấp lao động cá nhân 1.Khái quát chung tranh chấp lao động 1.1 Khái niệm tranh chấp lao động 1.2 Đặc điểm tranh chấp lao động 1.3 Phân loại tranh chấp lao động Khái quát chung giải tranh chấp lao động cá nhân 2.1 khái niệm giải quyêt tranh chấp lao động cá nhân 2.2 Các nguyên tắc giải tranh chấp lao động 3.Hệ thống quan tổ chức giải tranh chấp lao động cá nhân Chương thứ hai: Qui định pháp luật lao động giải tranh chấp lao động cá nhân Thực trạng số kiến nghị Giải tranh chấp lao động cá nhân Hội đồng hoà giải sở hoà giải viên lao động 1.1 Tổ chức hoạt động 1.2 Trình tự, thủ tục giải tranh chấp lao động cá nhân hội đồng hoà giải lao động sở hoà giải viên lao động Giải tranh chấp lao động cá nhân án 3.Thực trạng số kiến nghị tranh chấp lao động cá nhân giải tranh chấp lao động cá nhân Kết luận Lời mở đầu Mặc dù tranh chấp lao động cá nhân là loại tranh chấp lao động mang tính chất đơn giản, quy mô nhỏ thực tế là loại tranh chấp phổ biến, dễ xảy và chiếm đa số các tranh chấp lao động Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường hiện nay, các tranh chấp lao động phát triển cả về số lượng, quy mô và hình thức thì các tranh chấp lao động cá nhân theo đó cũng tăng nhanh ở hầu hết các thành phần kinh tế Nếu có một chế giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thích hợp, thấu đáo thì không chỉ bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân người lao động và người sử dụng lao động mà còn góp phần củng cố, bảo vệ các quan hệ sản xuất, thúc đẩy xã hội phát triển Cùng với những nỗ lực của Nhà nước và các nhà làm luật, các quy định của pháp luật về tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động cá nhân đã đạt được hoàn thiện đáng kể, tạo sở pháp lý cần thiết, phần nào đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thực tế hiện còn gặp một số vướng mắc, mà nguyên nhân chính xuất phát từ những thiếu sót, mâu thuẫn của các quy định pháp luật Mặt khác các quan, tổ chức có thẩm quyền còn lúng túng, sai sót việc giải quyết nên nhiều trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động vẫn chưa được bảo vệ Do vậy việc nghiên cứu cả về mặt lý luận cũng thực tiễn về tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động cá nhân nhằm khắc phục những điểm yếu, những điểm không phù hợp với tình hình thực tế đã và là mối quan tâm hàng đầu của các bên tham gia quan hệ lao động, một vấn đề cấp bách đặt cho quan Nhà nước có thẩm quyền và cũng là một nội dung quan trọng được các nhà làm luật hết sức quan tâm Xuất phát từ những lý trên, em đã chọn và nghiên cứu đề tài “tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động cá nhân” Chương thứ nhất: Khái quát chung tranh chấp lao động giải tranh chấp lao động cá nhân 1.Khái quát chung tranh chấp lao động 1.1 Khái niệm tranh chấp lao động Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, các quan hệ xã hội trở nên đa dạng và phức tạp đặc biệt là quan hệ lao động Quan hệ giữa người lao động và người sử dung lao động về bản chất đã chứa đựng những mâu thuẫn đối lập về quyền và lợi ích Người lao động muốn bỏ ít sức lao động mà hưởng nhiều quyền lợi người sử dụng lao động lại muốn khai thác tối đa sức lao động mà phải trả ít tiền Giữa họ lúc này hay lúc khác đều có thể xuất hiện những bất đồng về quyền về lợi ích lao động, đó có những bất đồng mà hai bên có thể tự thương lượng thoả thuận với được cũng có những bất đồng mà hai bên không thể thương lượng được Trong trường hợp đó các bên phải nhờ người thứ ba hoặc quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết Theo khoản Điều 157 Bộ luật lao động được sửa đổi bổ sung năm 2005 qui định: “Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động” Như vậy, theo pháp luật hiện hành thì không phải tất cả những bất đồng về quyền và lợi ích phát sinh quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động đều dẫn đến tranh chấp lao động Những bất đồng giữa các chủ thể chỉ được coi là tranh chấp lao động các bên từ chối thương lượng hoặc đã thương lượng mà không giải quyết được, một hai bên yêu cầu tổ chức cá nhân có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi Tranh chấp đó phát sinh quá trình áp dụng pháp luật lao động vào từng quan hệ lao động hoặc sử dụng lao động mà pháp luật hoặc hợp đồng lao động chưa được qui định hoặc thoả thuận 1.2 Đặc điểm tranh chấp lao động Tranh chấp lao động có những điểm khác biệt để phân biệt với những tranh chấp khác ở các điểm sau: - Tranh chấp lao động phát sinh, gắn với quan hệ lao động Bộ luật lao động điều chỉnh các quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động với người lao động làm công ăn lương và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp tới quan hệ lao động Trong khái niệm tranh chấp lao động, khái niệm quan hệ lao động chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp, bao gồm các quan hệ sau: quan hệ lao động của những người làm việc theo hợp đồng lao động các quan, doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp, hợp tác xã; quan hệ lao động các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; quan hệ lao động các quan tổ chức nước ngoài, tổ chức phi chính phủ hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam; quan hệ lao động giữa người lao động với các gia đình, cá nhân sử dụng lao động ở Việt Nam - Tranh chấp lao động bao gồm những tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên chủ thể quan hệ lao động Trước hết, tranh chấp lao động bao gồm những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa người lao động và người sử dụng lao động, đặc điểm này giúp ta phân biệt tranh chấp lao động và tranh chấp khác lao động Đây là hai khái niệm khác Tranh chấp lao động bao giờ cũng gắn liền với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động còn tranh chấp lao động phát sinh giữa hai chủ thể của quan hệ lao động có thể không gắn với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động Tranh chấp lao động gồm cả những tranh chấp về lợi ích giữa hai bên chủ thể tức là những tranh chấp có thể phát sinh những trường hợp có hay không có vi phạm pháp luật Đặc điểm này phát sinh từ bản chất của quan hệ lao động và pháp luật lao động Bản chất của quan hệ lao động là tự thương lượng và thoả thuận, pháp luật lao động chỉ định những tiêu chuẩn, những nguyên tắc để dựa vào đó hai bên có thể đưa những quyền và lợi ích phù hợp với mình - Tranh chấp lao động là tranh chấp mà qui mô và mức độ tham gia của các chủ thể có thể làm thay đổi bản tranh chấp và mức độ tranh chấp Tranh chấp lao động nếu chỉ phát sinh giữa một người lao động và người sử dụng lao động hoặc đối tượng tranh chấp chỉ liên quan đến quyền lợi của một người cá nhân người lao động thì tranh chấp đó chỉ đơn thuần la tranh chấp cá nhân Nhưng nếu tranh chấp xảy giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động phạm vi toàn doanh nghiệp thì lúc đó tranh chấp có tác động rất lớn đến sản xuất và nhiều còn ảnh hưởng đến cả an ninh công cộng, trật tự an toàn xã hội Vì thế, hậu quả pháp lý cũng có biểu hiện khác và vì tính chất ấy, các qui đinh áp dụng để giải quyết tranh chấp và chế giải quyết cũng rất khác - Tranh chấp lao động là loại tranh chấp có tác động trực tiếp và rất lớn đối với bản thân và gia đìng người lao động, nhiều còn tác động lớn đến an ninh công cộng, đời sống kinh tế và chính trị toàn xã hội Cuộc sống của người lao động phần lớn phụ thuộc vào tiền lương mà họ được hưởng từ việc bán sức lao động Do vậy có tranh chấp xảy ra, thu nhập của họ bị đe doạ, điều này không chỉ ảnh hưởng đến người lao động mà còn tác động trực tiếp tới gia đình của họ nữa Trên thực tế, tranh chấp lao động xảy với qui mô lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người lao động Nếu sự can thiệp của pháp luật là không kịp thời và đúng mức thì hậu quả của nó xảy là vô cùng lớn: an ninh công cộng, đời sống kinh tế chính trị toàn xã hội bị đe doạ, thất nghiệp xảy ra, kèm theo đó là các tệ nạn xã hội gia tăng, người lao động thiếu tin tưởng vào một hành lang pháp lý chuẩn mực 1.3 Phân loại tranh chấp lao động Tranh chấp lao động được tiếp cận với nhiều góc độ khác nhau, việc phân loại tranh chấp cũng được dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, cụ thể: - Dựa vào chủ thể của quan hệ tranh chấp lao động có thể phân loại thành tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể Tranh chấp lao động cá nhân là những tranh chấp lao động phát sinh giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động Tranh chấp lao động cá nhân chỉ mang tính đơn lẻ, cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động chứ không có tính tổ chức, không có sự liên kết tập thể giữa người lao động với và không có sự tham gia của tổ chức công đoàn Nội dung của tranh chấp lao động cá nhân chỉ liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của cá nhân người lao động hoặc một số trường hợp là quyền và lợi ích của một nhóm người lao động hay người sử dụng lao động Thông thường, tranh chấp lao động cá nhân được phát sinh việc áp dụng các qui phạm pháp luật vào từng quan hệ cụ thể hay nói cách khác chúng thường phát sinh quá trình thực hiện, thay đổi chấm dứt hợp đồng lao động hợc việc thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội Việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân giúp các bên chủ thể của quan hệ lao động khôi phục lại các quyền và lợi ích hợp pháp của mình Tranh chấp lao động tập thể là những tranh chấp lao động phát sinh giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động Tranh chấp lao động tập thể có thể xảy phạm vi một bộ phận doanh nghiệp, toàn bộ doanh nghiệp hoặc thậm chí ở phạm vi rộng một ngành Dấu hiệu đặc trưng bản của loại tranh chấp này chính là tính tập thể, yếu tố tập thể này không chỉ thể hiện nội dung của tranh chấp mà còn được thể hiện thông qua chủ thể của quan hệ tranh chấp Về phía người lao động, chủ thể tham gia tranh chấp với người sử dung lao động bao giờ cũng là tập thể người lao động mà đại diện là ban chấp hành công đoàn sở Nội dung của tranh chấp lao động tập thể bao giờ cũng liên quan đến quyền và lợi ích của cả một tập thể người lao động, thông thường chúng phát sinh việc thực hiện các điều khoản đã thoả thuận trước đó điều kiện lao động, điều kiện sử dụng lao động hoặc việc thiết lập các quyền và nghĩa vụ mới mà trước đó các bên chưa thoả thuận những yếu tố phát sinh tại thời điểm tranh chấp Qua phân tích có thể thấy so với tranh chấp lao động tập thể thì tranh chấp lao động cá nhân bao giờ cũng diễn đơn giản với qui mô nhỏ - Dựa vào yếu tố nội dung của tranh chấp lao động, tranh chấp lao động có thể phân làm hai loại là tranh chấp lao động về quyền và tranh chấp về lợi ích Tranh chấp lao động về quyền là tranh chấp về việc thực hiện các qui định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động (đã được đăng kí với quan nhà nước có thẩm quyền) hoặc các qui chế thoả thuận hợp pháp khác giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động Tranh chấp lao động về lợi ích là tranh chấp về việc người lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với qui định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế thoả thuận hợp pháp khác quá trình thương lượng giữa người lao động, tập thể người lao động với người sử dụng lao động Sở dĩ pháp luật công nhận tranh chấp lao động về lợi ích cũng là một loại tranh chấp lao động xuất phát từ việc nhà nước muốn tạo điều kiện cho người lao động có hội để bày tỏ những mong muốn của mình về một điều kiện lao động tốt và những lợi ích vật chất cao hơn, thông qua đó, một số trường hợp có thể bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động Việc phân loại tranh chấp lao động có ý nghĩa rất quan trọng, một mặt giúp chúng ta nhận thức sâu về bản chất của tranh chấp lao động Mặt khác cũng giúp các nhà làm luật áp dụng các chế giải quyết cho phù hợp và có hiệu quả đối với mỗi loại quan hệ tranh chấp, đảm bảo quyền lợi ích của các bên tranh chấp lao động Pháp luật hiện hành của Việt Nam dựa cả hai tiêu chí phân loại để xây dựng các khái niệm về tranh chấp lao động cũng chế giải quyết từng tranh chấp Cụ thể, theo Bộ luật lao động được sửa đổi bổ sung năm 2005, tranh chấp lao động được phân loại thành tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể Trong tranh chấp lao động tập thể có tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích Khái quát chung giải tranh chấp lao động cá nhân 2.1 Khái niệm giải tranh chấp lao động cá nhân Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là việc cá nhân, quan tổ chức có thẩm quyền tiến hành các bước theo trình tự thủ tục luật định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân người lao động và người sử dung lao động quan hệ tranh chấp Như đã phân tích, tranh chấp lao động có ảnh hưởng rất lớn đến bản thân người lao động và gia đình họ vì vậy mà việc giải quyết tranh chấp lao động là rất cần thiết và không thể tiến hành một cách tuỳ tiện mà phải dựa các nguyên tắc, trình tự thủ tục mà pháp luật qui định 2.2 Các nguyên tắc giải tranh chấp lao động Theo qui định tại Điều 158 Bộ luật lao động được sửa đổi bổ sung năm 2005, việc giải quyết tranh chấp lao động nói chung và giải quyết tranh chấp lao động cá nhân nói riêng được tiến hành dựa nguyên tắc sau: 2.2.1 Thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp, tự quyết định của hai bên tại nơi phát sinh tranh chấp Theo qui định này thì hai bên tranh chấp có thể gặp gỡ trao đổi trực tiếp, bàn bạc về vấn để giải quyết tranh chấp mà không cần bên thứ ba nào Sở dĩ pháp luật qui định là nguyên tắc đầu tiên quá trình giải quyết tranh chấp bởi việc tham gia quan hệ pháp luật lao động của các bên là hoàn toàn tự nguyện, nữa các bên là người hiểu rõ nhất về nguyên nhân tranh chấp Ưu điểm của phương thức giải quyết thông qua thương lượng là tạo sự chủ động cần thiết cho các bên tranh chấp, ngoài giải quyết tranh chấp theo phương thức này nhanh chóng, đỡ tốn mà vẫn có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan Hai bên tranh chấp có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí Việc giải quyết này mang lại hiệu quả chính xác vì hết họ là những người hiểu rõ tình tiết vụ việc nên dễ dàng thoả mãn những yêu cầu của Đặc biệt là quan hệ tranh chấp lao động về lợi ích nếu các bên tự thương lượng với mà không cần nhờ đến sự can thiệp của pháp luật thì không những yêu cầu đòi hỏi của họ được thoả mãn mà quyền và lợi ích của người sử dụng lao động cũng được bảo đảm sở tự nguyện của chính người sử dụng lao động 2.2.2 Thông qua hoà giải, trọng tài sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội Theo nguyên tắc này thì có bên thứ ba tham gia vào giải quyết tranh chấp Đây là nguyên tắc quan trọng vì hai bên tranh chấp không phải bao giờ cũng là những người am hiểu pháp luật, nữa xảy mâu thuẫn, bất đồng thì việc trực tiếp thương lượng vơi là điều rất khó Phương thức này có nhiều ưu điểm, thể hiện: có sự tham gia của bên thứ ba thì việc giải quyết tranh chấp khách quan Thông qua ý kiến của bên hoà giải người lao động và người sử dụng lao động có thể bày tỏ mọi ý chí nguyện vọng của mình, từ đó hai bên tranh chấp có thể thống nhất ý chí nhanh chóng Hơn nữa, giải quyết, các bên có thể tuân theo trình tự thủ tục mà bên hoà giải đưa ra, điều này tiết kiệm được thời gian, công sức Người lao động và người sử dụng lao động càng an tâm hơn, nhiên ý kiến của bên hoà giải không có giá trị ràng buộc vì vậy để nguyên tắc này thực hiện một cách triệt để cần có sự tự nguyện cao của người lao động và người sử dụng lao động 2.2.3 Giải cơng khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng pháp luật Theo nguyên tắc này thì việc giải quyết công khai đảm bảo tính khách quan của tranh chấp, bảo đảm được quyền và lợi ích của người lao động, tránh được việc người sử dụng lao động trốn tránh trách nhiệm và nghĩa vụ của mình Khi giải quyết nhanh chóng kịp thời đúng pháp luật đem lại rất nhiều lợi ích cho người lao động và người sử dụng lao động Cụ thể: Đối với người lao động nhanh chóng ổn định công việc, tạo thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình của họ Đối với người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho họ ổn định sản xuất, tổ chức cấu về nhân sự, tiết kiệm được thời gian và chi phí 2.2.4 Khi giải quyết tranh chấp, có sự tham gia của đại diện người lao động và người sử dụng lao động Yêu cầu có sự tham gia của đại diện hai bên là bắt buộc giải quyết tranh chấp Việc có đại diện giúp cho người lao động và người sử dụng lao động an tâm về sự đảm bảo quyền và lợi ích của mình Mặt khác, người đại diện giúp cho họ về mặt pháp lý cho các bên chủ thể bởi họ không phải lúc nào cũng là người am hiểu pháp luật Như vậy, việc thực hiện tố nguyên tắc này đảm bảo cho việc thực hiện tốt nguyên tắc thứ ba Hệ thống quan tổ chức giải tranh chấp lao động cá nhân Theo qui định tại điều 165 - Bộ luật lao động sửa đổi bổ sung năm 2006 thì có hai quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân đó là: Hội đồng hoà giải sở hoặc hoà giải viên lao động và toà án nhân dân - Hội đồng hoà giải sở phải được thành lập các doanh nghiệp có công đoàn sở hoặc ban chấp hành công đoàn lâm thời Pháp luật qui định thành phần của hội đồng gồm hai bên đại diện tham gia vào hội đồng Đại diện người lao động ban chấp hành công đoàn lâm thời hoặc công đoàn sở cử Bên người sử dụng lao động người sử dụng lao động trực tiếp tham gia hoặc cử đại diện Đại diện của mỗi bên phiên làm chủ tịch, thư ký Hội đồng Hội đồng hoà giải sở làm việc theo nguyên tắc thoả thuận nhất trí Các vấn đề đưa xem xét và giải quyết tại Hội đồng phải đựơc tất cả các thành viên của Hội đồng thảo luận, thoả thuận và nhất trí Nhiệm kỳ của Hội đồng hoà giải sở là hai năm.Người sử dụng lao động đảm bảo điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng hoà giải sở

Ngày đăng: 06/07/2023, 13:03

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w