1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng tòa án và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân quận 2, thành phố Hồ Chí Minh

139 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Quyết Tranh Chấp Lao Động Cá Nhân Bằng Tòa Án Và Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tòa Án Nhân Dân Quận 2, Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Phan Thị Ngọc Phú
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thị Dung
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 71,9 MB

Nội dung

- Bài viết dang trên tap chí: Có rat nhiều bài viết về giải quyết TCLD nói chung và TCLDCN nói riêng đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: "Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại T

Trang 1

TRUONG DAI HỌC LUẬT HÀ NOI

PHAN THỊ NGỌC PHÚ

GIẢI QUYÉT TRANH CHAP LAO DONG

CÁ NHÂN BANG TOA ÁN VÀ THỰC TIEN ÁP DUNG

TAI TOA ÁN NHÂN DAN QUAN 2, THANH PHO HO CHI MINH

Chuyên ngành : Luật kinh tế

Mã số : 60380107

Người hướng dẫn khoa học: TS ĐỖ THI DUNG

HÀ NOI - 2016

Trang 2

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ luật học này là công trình nghiên cứu

của tôi dưới sự hướng dẫn của TS Đỗ Thị Dung - Giảng viên chính, Khoa Phápluật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội Các số liệu, tài liệu tham khảo, trích

dân trong luận văn là hoàn toàn trung thực, có nguôn gôc rõ ràng.

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn Người thực hiện

TS Đỗ Thị Dung Phan Thị Ngọc Phú

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Chương 1: MOT SO VAN DE CHUNG VE GIẢI QUYẾT TRANH CHAP

LAO DONG CA NHAN VA GIAI QUYET TRANH CHAP LAO DONG CA NHAN BANG TOA AN NHAN DAN

1.1 Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

1.1.1 Tranh chấp lao động cá nhân

1.1.2 Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

1.2 Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng tòa án nhân dân

1.2.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng tòa

1.2.4 Nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá

nhân bằng tòa án nhân dân

1.3 Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng tòa án nhân dân

của một số quốc gia trên thế giới

1.3.1 Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng tòa án của

Cộng hòa Liên bang Đức

1.3.2 Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân băng tòa án của

Cộng hòa Philipin

1.3.3 Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng tòa án của

Vương quốc Thái Lan

Chương 2: QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HANH VE

GIAI QUYET TRANH CHAP LAO ĐỌNG CA NHAN BANG

TOA AN NHAN DAN

2.1 Quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động cá

nhân bằng tòa án nhân dân

2.2 Quy định về thấm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá

nhân bằng tòa án nhân dân

2.3 Quy định về chủ thể tham gia trong quá trình giải quyết

tranh chấp lao động cá nhân bằng tòa án nhân dân

2.3.1 Hội đồng xét xử

2.3.2 Các bên tranh chấp lao động cá nhân

16 16 18 20 23 23 25 25

28 28 36

41 41 42

Trang 5

lao động cá nhân

2.3.4 Các chủ thể khác

2.4 Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động

cá nhân bằng tòa án nhân dân

2.4.1 Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân lao động tại tòa án

cấp sơ thâm

2.4.2 Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án cấp

phúc thâm

2.4.3 Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo thủ tục

giảm đốc thâm, tái thẩm, thủ tục đặc biệt

Chương 3: THỰC TIEN GIẢI QUYẾT TRANH CHAP LAO ĐỘNG CA

NHAN TẠI TOA AN NHAN DAN QUAN 2, THANH PHO

HO CHI MINH VA MOT SO KIEN NGHỊ

3.1 Thực tiễn giải quyết tranh chap lao động cá nhân tai tòa án

nhân dân Quận 2, Thành phó Hồ Chí Minh

3.1.1 Những kết quả đạt được

3.1.2 Những tồn tại

3.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại

3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả

giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân Quận

2, Thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1 Yêu cầu đối với việc hoàn thiện quy định của pháp luật và

nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp lao động bằng tòa

án nhân dân

3.2.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp

lao động cá nhân bằng tòa án nhân dân

3.2.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh

chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân Quận 2, Thành

55

2) 55 60 63

64

64 67

70 74

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề tài

Mặc dù QHLD được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên NLD

và NSDLĐ, nhưng trong quá trình thực hiện do lợi ích các bên luôn ngược

chiều nhau, NLD muốn tiền lương cao, giảm giờ làm việc, điều kiện an toànlao động, vệ sinh lao động tốt, NSDLĐ muốn trả lương thấp, kéo dài thờigiờ làm việc, không chú trọng các van đề về an toàn lao động, vệ sinh laođộng, vì thế TCLD thường xảy ra Nhất là TCLDCN giữa cá nhân NLD vớiNSDLD Trong những năm gần đây, loại tranh chap này ngày càng phô biến,gia tăng và chiếm đa số trong các loại TCLĐ Nếu có một cơ chế giải quyếtTCLĐCN thích hợp, thấu đáo thì không chỉ bảo vệ được quyền và lợi íchhợp pháp của cá nhân NLD, đơn vị sử dụng lao động, mà còn góp phan bảo

vệ các quan hệ sản xuất, thúc đây xã hội phát triển

Để giải quyết TCLDCN, pháp luật quy định nhiều phương thức khác

nhau như: thương lượng, hòa giải và xét xử tại TAND Trong đó, phương

thức giải quyết TCLĐCN bằng TAND là phương thức quan trọng, có hiệuquả cao trong việc giải quyết triệt để các TCLĐ nói chung, TCLĐCN nóiriêng Bởi thế, pháp luật lao động cũng như pháp luật tố tụng lao động ViệtNam đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn Năm

2012, BLLĐ được sửa đổi đã đặc biệt chú trọng chương về TCLĐ Năm

2015, BLTTDS được sửa đổi toàn diện, trong đó có nhiều quy định mới vềgiải quyết TCLĐ nói chung, TCLĐCN nói riêng tại TAND

Cùng với những nỗ lực của Nhà nước và các nhà làm luật, các quy địnhcủa pháp luật về TCLĐCN và giải quyết TCLDCN đã được hoàn thiện đáng

kể, tạo cơ sở pháp lý cần thiết, phần nào đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì việc giải quyếtTCLĐCN trong thực tế hiện nay còn gặp một số vướng mắc mà nguyên nhân

Trang 7

không chỉ xuất phát từ những thiếu sót, mâu thuẫn của các quy định pháp luật,

mà còn xuất phát từ việc các cơ quan, tô chức, cá nhân có thầm quyền cònlúng túng, sai sót trong việc giải quyết, nên trong nhiều trường hợp quyền vàlợi ích hợp pháp của các bên TCLĐCN vẫn chưa được bảo đảm

Trong khi đó, thực tiễn giải quyết TCLĐCN tại các cấp TAND trongphạm vi cả nước nói chung, tại TAND Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh nóiriêng cho thấy: Tỷ lệ các vụ án về TCLĐCN được thụ lý giải quyết chưa cao,một số vụ án giải quyết trong thời gian kéo dai, có vụ tới hai hoặc ba năm dophải hủy dé xét xử lại; quyền và lợi ich hợp pháp của các bên TCLĐCN chưađược khôi phục kịp thời Những hạn chế đó đã gây những tác động tiêu cựcđến sự 6n định va phát triển của QHLD trong các đơn vi sử dụng lao động,nhất là các doanh nghiệp đóng trên dia bàn Quận 2, Thành phó Hồ Chí Minh

Do vậy việc nghiên cứu về mặt lý luận, thực trạng pháp luật hiệnhành cũng như thực tiễn về giải quyết TCLĐCN bằng TAND, nhằm khắcphục những điểm yếu, những điểm không phù hợp với tình hình thực tế đã

và đang là mỗi quan tâm hàng đầu không chỉ của các bên tham gia QHLĐ

mà còn của những người trực tiếp làm công tác xét xử tại TAND Đồngthời đây cũng là một vẫn đề cấp bách đặt ra cho cơ quan nhà nước có thâmquyền và cũng là một nội dung quan trong dé các nhà làm luật hết sức quantâm trong bối cảnh sắp sửa đổi, b6 sung BLLD năm 2012 và BLTTDS bắtđầu có hiệu lực

Từ những ly do này, tôi đã chọn van đề "Giải quyết tranh chấp laođộng cá nhân bằng Tòa án và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân Quận

2, Thành phố Hỗ Chí Minh" dé làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Là một trong những vấn đề cơ bản của pháp luật lao động và pháp luật

tố tụng lao động, giải quyết TCLĐ nói chung, giải quyết TCLĐCN nói riêng

đã được nhiêu nhà khoa học, luật gia, học viên quan tâm nghiên cứu ở các

Trang 8

TCLĐ nói chung, TCLĐCN nói riêng bằng TAND Cu thé:

- Giáo trình, sách tham khảo: Đó là giao trình của các cơ sở đào tao Luật trong cả nước, như: Giáo trình luật lao động Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2013; Giáo trình luật lao động của Trường Đại Học

Luật Thành phó Hồ Chí Minh năm 2011; Giáo trình luật lao động Việt Nam

của Viện Đại học Mo Hà nội Sách tham khảo: “Thu tục giải quyết các vụ

án lao động theo Bộ luật t6 tụng dân sự” của tác giả Phạm công Bảy, NxbChính trị Quốc gia năm 2006 Nhìn chung, các công trình này ở mức độ khácnhau đều đề câp đến giải quyết TCLĐCN bằng TAND, nhất là sách thamkhảo của tác giả Phạm Công Bảy Đây là công trình chuyên sâu về cơ chế giảiquyết TCLĐCN tại TAND đồng thời đưa ra hướng giải quyết những bất cậpcòn tồn tại trong việc giải quyết TCLĐCN tại TAND theo quy định của

BLTTDS năm 2004.

- Bài viết dang trên tap chí: Có rat nhiều bài viết về giải quyết TCLD

nói chung và TCLDCN nói riêng đăng trên các tạp chí chuyên ngành như:

"Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án - Một số bất cập và hướnghoàn thiện” của tác giả Lê Thị Hoài Thu; “Tố tụng lao động ở Việt Nam trongbối cảnh có Bộ luật tố tụng dân sự” của tác giả Lưu Bình Nhưỡng đăng trênTạp chí Luật học, số đặc san về Bộ luật tố tụng dân sự năm 2006; “Luật sửađôi, bố sung một số điều Bộ luật lao động, những vướng mắc xung quanh cơchế giải quyết tranh chấp lao động” của tác giả Lưu Bình Nhưỡng đăng trênTạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6 năm 2007; “Những vấn đề lưu ý khi tòa ánxét tính hợp pháp của quyết định kỷ luật sa thải trong vụ án lao động” của tácgiả Nguyễn Xuân Thu đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số 17/2004;

"Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động", số đặc san tuyêntruyền pháp luật số 02/2014 của tác giả Vũ Thị Thu Hiền; “Một số ý kiến

đê nghị hướng dan, sửa đôi một sô điêu của Bộ luật tô tụng dân su’ của tac

Trang 9

giả Trần Văn Tuân đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7/2010; "Giảiquyết tranh chấp lao động tại Tòa án nhân dân - Từ pháp luật đến thực tiễn

và một số kiến nghị" đăng trên Tạp chí Luật học số 10/2011 của tác giả

Phạm Công Bảy.

- Luận án, luận văn: Đó là Luận án tiễn sĩ luật học của tác giả Lưu bìnhNhưỡng về “Tài phán lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam” năm2002; Luận án tiến sĩ luật học về "Cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranhchấp lao động ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn Xuân Thu năm 2008; Luận ántiễn sĩ luật học của tác giả Phạm Công Bảy về "Pháp luật về thủ tục giải quyếttranh chấp lao động cá nhân tại tòa án Việt Nam" Các luận án này đã phântích các vẫn đề lý luận, thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam trong việcgiải quyết TCLĐ trong đó có TCLĐCN, đồng thời xây dựng các giải phápnhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết TCLĐ nói chung,TCLĐCN nói riêng tại TAND theo quy định của BLLĐ năm 1994 đã sửa đồi,

bổ sung các năm 2002, 2006, 2007 và BLTTDS năm 2004 đã được sửa đi,

bồ sung năm 2011

Các luận văn bao gồm: Luận văn "Giải quyết tranh chấp lao động tạiTòa án nhân dân - Một số vẫn đề lý luận và thực tiễn" của tác giả Vũ Thị ThuHiền năm 2002; Luận văn "Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cánhân và tình hình thực hiện tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh"của tác giả Nguyễn Công Hoi năm 2012; Luận văn "Pháp luật về giải quyếttranh chấp lao động cá nhân - Một số bat cập và hướng hoàn thiện" của tác giả

Ngô Thị Tâm năm 2012 tại Trường Đại học Luật Hà Nội; Luận văn của tác

giả Lê Thị Hường về "Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam" năm 2012 tại Khoa Luật, Dai học Quốc gia HàNội; Luận văn của Nguyễn Thị Thanh Huệ về “Giải quyết tranh chấp laođộng cá nhân tại tòa án nhân dân - Một số van dé lý luận và thực tiễn”, Daihọc Luật Hà Nội năm 2012; Luận văn của Đoàn Xuân Trường về “Giải quyết

Trang 10

tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật lao động ở Việt Nam hiện nay”,

Học Viện khoa học xã hội Việt Nam năm 2014.

- Đề tài nghiên cứu khoa học, báo cáo, hội thảo: Đề tài nghiên cứukhoa học cấp Đại học Quốc gia về "Tranh chấp lao động và giải quyết tranhchấp lao động ở Việt Nam - Một số van đề lý luận và thực tiễn" năm 2005 dotác giả Lê Thị Hoài Thu chủ nhiệm đề tài Các Báo cáo công tác hằng nămTAND tối cao, TAND Thành phố Hồ Chí Minh, của TAND Quận 2, Thànhphố Hồ Chí Minh; Các bài viết trong các Hội thảo về BLLĐ, BLTTDS

Có thé thấy rằng, các công trình khoa học đã nghiên cứu dưới các góc

độ khác nhau về giải quyết TCLĐCN bằng TAND, nhưng chủ yếu nghiêncứu dựa trên các quy định của BLLD năm 1994 đã sửa đổi, bố sung cácnăm 2002, 2006, 2007 và BLTTDS năm 2004 đã sửa đổi, bổ sung năm

2011 Có một số công trình khoa học nghiên cứu về giải quyết TCLDCNtại TAND theo quy định của BLLĐ năm 2012, nhưng vẫn dựa trên quyđịnh về thủ tục giải quyết TCLDCN trong BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ

sung năm 2011 Chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu việc giải

quyết TCLĐCN băng TAND theo quy định của BLTTDS năm 2015 Đặcbiệt là nghiên cứu về thực tiễn giải quyết TCLĐCN bằng TAND tại TANDQuận 2, Thành phô Hồ Chí Minh

Vì vậy, có thể nói rằng, đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về giảiquyết TCLĐCN bằng TAND dựa trên quy định của BLTTDS năm 2015 vàthực tiễn áp dụng tại TAND Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, đểnghiên cứu hoàn thiện, đầy đủ hơn về cơ chế giải quyết TCLĐCN bằngTAND, từ đó có đủ cơ sở lý luận để nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quyđịnh của pháp luật hiện hành vào công tác giải quyết TCLĐCN tại TANDQuận 2, Thành phó Hồ Chi Minh, trong quá trình nghiên cứu van dé lý luận, ởmức độ nhất định, tác giả đã dựa trên những ý kiến, những đánh giá của các

nhà khoa học trong các công trình nghiên cứu nêu trên.

Trang 11

Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài là tiếp tục làm rõ một

số vấn đề lý luận về giải quyết TCLĐCN, đánh giá các quy định của phápluật về việc giải quyết TCLĐCN băng TAND, thực tiễn giải quyết TCLĐCNbang TAND tại TAND Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh Qua đó thấy đượcnhững điểm đã đạt được và những điểm còn bất cập để từ đó đưa ra phươnghướng, giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật, cũng nhưcông tác giải quyết TCLDCN băng TAND tại TAND Quận 2, Thành phố HồChí Minh nói riêng, ở các TAND cấp huyện trong phạm vi cả nước nói chung

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành vềgiải quyết TCLĐCN trong BLLĐ năm 2012 và các văn bản hướng dẫn Đặcbiệt, do đề tài nghiên cứu về các vấn đề về giải quyết TCLĐCN nên đối tượngnghiên cứu chủ yêu của luận văn là BLTTDS đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ

hop thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015 (có hiệu lực từ ngày

1/7/2016) Dé làm rõ van đề nghiên cứu, luận văn còn so sánh với các quyđịnh trước đây trong BLLĐ năm 1994, đã sửa đổi, bổ sung năm 2006,BLTTDS năm 2004, đã sửa đồi, bố sung năm 2011

Bên cạnh đó, luận văn còn nghiên cứu các van dé thực tiễn Do là thựctiễn giải quyết TCLĐCN tại TAND Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh, thôngqua các số liệu, bản án của quá trình xét xử các TCLĐCN trong những nămgan đây

Ngoài ra, luận văn cũng đề cập tới những quy định của một số quốc giatrên thế giới về giải quyết TCLĐCN để rút ra những vấn đề lý luận làm cơ sở

để nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về giải quyết TCLĐCN băng TAND ở

Việt Nam.

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của

chủ nghĩa Mác - Lénin với phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử dé giải

Trang 12

quyết các vấn đề pháp luật về giải quyết TCLĐCN ở Việt Nam và thực tiễn

áp dụng tại TAND Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh Đồng thời luận văncũng dựa trên những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về pháp luậtlao động, pháp luật tô tung dân sự về giải quyết TCLDCN băng TAND

Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp

nghiên cứu cụ thể Đó là phương pháp phân tích, chứng minh, tổng hợp, sosánh, đối chiếu, thông kê, dự báo khoa học Các phương pháp nay có thé

được sử dụng riêng rẽ, có thể được sử dụng kết hợp nhằm làm rõ mục đích và

nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Luận văn làm mới hơn một số khái niệm như giải quyết TCLĐ, giảiquyết TCLĐCN bằng TAND, mục đích và vai trò của giải quyết TCLĐCNbăng TAND, khái quát các nội dung pháp luật về giải quyết TCLĐCN bằngTAND Đồng thời luận văn phân tích, đánh giá quy định của pháp luật hiệnhành, chỉ ra những tồn tại của các quy định và thực tiễn áp dụng giải quyếtTCLĐCN băng TAND tại TAND Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh Từ đóluận văn kiến nghị hoàn thiện pháp luật, tăng cường khâu tô chức và hoạtđộng của giải quyết TCLDCN băng TAND ở Việt Nam nói chung, tại TANDQuận 2, Thành phó Hồ Chí Minh nói riêng

Với những ý nghĩa khoa học này, tác giả hy vọng luận văn là tài liệu tham

khảo hữu ích đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp giải quyếtTCLDCN, cũng như những người nghiên cứu, học tập về pháp luật giải quyếtTCLĐCN bằng TAND Từ đó, nhằm đảm bảo hơn quyên, lợi ích các bên trongmỗi quan hệ pháp luật lao động, va góp phần đảm bảo lợi ích của Nhà nước,thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội

dung của luận văn gôm 3 chương:

Trang 13

Chương 1: Một sô van đề chung về giải quyết tranh chấp lao động cánhân và giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng tòa án nhân dân.

Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về giải quyếttranh chấp lao động cá nhân bằng tòa án nhân dân

Chương 3: Thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại TANDQuận 2, Thành phó Hồ Chí Minh va một số kiến nghị

Trang 14

Chương 1

MOT SO VAN DE CHUNG VE GIẢI QUYẾT TRANH CHAPLAO DONG CA NHAN VA GIAI QUYET TRANH CHAP LAO DONG

CA NHAN BANG TOA AN NHAN DAN

1.1 Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

1.1.1 Tranh chấp lao động cá nhân

- Khải niệm tranh chấp lao động ca nhán

Khi QHLD được xác lập, trong suốt quá trình thực hiện, các bên NLD

và NSDLD luôn mong muốn làm thé nào dé bảo đảm tối đa quyên và lợi íchcủa mình Mục tiêu hướng tới của bên NLĐ là làm thế nào để có tiền côngcao, thời giờ làm việc rút ngăn, điều kiện an toàn vệ sinh lao động được đảmbảo còn mục tiêu hướng đến của NSDLD là làm thé nào để giảm chi phícho lao động như trả lương thấp, kéo dai thời giờ làm việc Do lợi ich củacác bên ngược chiều như vậy nên tranh chấp lao động giữa NLĐ và NSDLĐxảy ra mang tính tất yếu, khách quan

Vậy tranh chấp lao động cá nhân là gì? Muốn hiểu được khái niệm nàychúng ta phải tìm hiểu khái niệm TCLD nói chung Theo khảo cứu của chúngtôi, khái niệm "tranh chấp lao động" chính thức được sử dụng trong Thông tưliên ngành số 02/TT-LN ngày 02/10/1985 của TAND tối cao, Viện kiểm sátnhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động và Tổng cục dạy nghề về việchướng dẫn thực hiện thâm quyền xét xử của Tòa án về một số việc tranh chấp

trong lao động.

Sau đó, khái niệm tranh chấp lao động được đưa ra trong Pháp lệnh thủtục giải quyết TCLĐ năm 1996 Điều 27 Pháp lệnh định nghĩa: "Tranh chấplao động là bất đồng nảy sinh giữa hai bên về việc thực hiện hợp đồng laođộng" Do thời gian này QHLĐ chưa phát triển nên TCLĐ diễn ra còn ít và

Nhà nước chưa có kinh nghiệm thực tiễn về giải quyết TCLĐ Theo định

nghĩa trên, pháp luật đã đồng nhất "tranh chấp" với "bất đồng" mặc dù theo

Trang 15

Từ điển Tiếng Việt "bất đồng" và "tranh chấp" được hiểu rất khác nhau.

Khắc phục bắt cập này, BLLĐ năm 1994 ra đời, tại Điều 157 đã đưa rađịnh nghĩa về TCLĐ như sau: "Tranh chấp lao động là những tranh chấp vềquyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương và các điều kiện lao độngkhác, về việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể và trong quá trìnhhọc nghề" Theo đó, khoản 2 Điều 157 BLLD năm 1994 cũng quy định rõtranh chấp lao động bao gồm hai loại: TCLĐCN giữa NLD với NSDLD,TCLĐ tập thể giữa tập thể lao động với NSDLĐ Cơ chế giải quyết TCLĐ

tùy thuộc vào các loại TCLD theo cách phân loại này.

Sau thời gian thực tế áp dụng BLLD năm 1994, Luật sửa đối, bổ sungBLLĐ năm 2006 đã đưa ra định nghĩa TCLĐ như sau: "Tranh chấp lao động

là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa

người lao động và người sử dụng lao động” Theo đó, TCLD được phân thành hai loại như trên.

Bộ luật lao động năm 2012 có hiệu lực từ ngày 01/5/2013 cũng phân loại

TCLĐ thành TCLĐCN và TCLĐ tập thể Hai loại tranh chấp này có sự khácnhau về quy mô chủ thê tham gia, mức độ ảnh hưởng và có cơ chế giải quyếtriêng Theo Điều 3 BLLĐ năm 2012 thì TCLĐCN là "tranh chấp lao động xảy

ra giữa NLD và NSDLĐ", và không đưa ra khái niệm TCLD tập thé nói chung.Qua quy định của pháp luật thì có thể thấy rằng, thông thường các TCLĐCNphát sinh trong quá trình thực hiện, thay đổi, chấm dứt hợp đồng lao động, trongviệc thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp hay bảo hiểm xã hội

Từ sự phân tích ở trên, có thể khái quát TCLĐCN là tranh chấp vềquyên, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong QHLĐ và một số quan

hệ liên quan đến quan hệ lao động

- Đặc điểm của tranh chấp lao động cá nhân

Thứ nhất, một bên chủ thể của TCLĐCN là NLĐ hoặc là một nhómNLD Đúng như tên gọi của nó, TCLĐCN là tranh chấp giữa cá nhân NLD

Trang 16

hoặc một nhóm NLD với NSDLĐ, nó khác với tranh chấp lao động tập thể ởchỗ chủ thé trong TCLD tập thé là tập the NLD và thường có sự tham gia của

tổ chức công đoàn Trong TCLĐCN nếu có sự tham gia của một nhóm NLĐthì giữa những NLĐ này không có sự liên kết nào về quyền và lợi ích, mỗi cánhân NLD có một yêu cầu riêng đối với NSDLĐ Hiện nay pháp luật lao độngViệt Nam không quy định nhóm người tham gia TCLĐ gồm bao nhiêu ngườithì được coi là TCLDCN Chính vì chủ thé của TCLĐCN là cá nhân NLD

hoặc một nhóm NLD với NSDLĐ cho nên TCLDCN là TCLĐ không mang

tính tổ chức, không có quy mô và không phức tạp như TCLD tập thé, nó chỉmang tính chất đơn lẻ, không có sự thống nhất ý chí và sự gắn kết giữa nhữngNLD như trong TCLD tập thé

Thứ hai, nội dụng của TCLDCN là những tranh chấp liên quan đếnquyên, nghĩa vụ và lợi ích của một cá nhân NLD hoặc trong một số trườnghợp là của một nhóm NLD hoặc NSDLĐ phát sinh từ QHLD hoặc một SỐquan hệ liên quan đến QHLĐ

Tranh chấp lao động cá nhân thường phát sinh trong việc áp dụng cácquy phạm pháp luật vào từng QHLĐ cụ thể, nghĩa là tranh chấp về những vẫn

đề mà pháp luật quy định cho các bên được hưởng, hay phải thực hiện hoặcnhững vấn dé mà các bên thỏa thuận từ trước trong hợp đồng lao động, như:việc làm, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, Hoặc các van đềphát sinh từ quan hệ liên quan đến QHLĐ như: Hợp đồng dao tạo nghé, bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bồi thường thiệt hại Do

đó, TCLĐCN thường phát sinh trong những trường hợp có sự vi phạm pháp

luật Day là điểm khác biệt của TCLDCN với TCLD tập thé

Thứ ba, trong TCLDCN, tổ chức công đoàn tham gia với tư cách bảo

vệ quyên, lợi ich hợp pháp cho NLD Bởi chức năng của tổ chức công doan là

đại diện và bảo vệ quyên, lợi ích chính đáng của người lao động

Trong việc giải quyết TCLĐ, quyền tham gia giải quyết tranh chấp của

Trang 17

tổ chức công đoàn là một trong những nguyên tắc giải quyết TCLĐCN đượcpháp luật quy định Đối với TCLĐCN, tô chức công đoàn tham gia với tưcách là người đại diện và bảo vệ quyền lợi cho NLD, dé nghị NSDLĐ xemxét những yêu cầu của NLĐ Tổ chức công đoàn không tham gia với tư cáchmột bên tranh chấp, trực tiếp yêu cầu NSDLD giải quyết quyền lợi cho tập thélao động như trong TCLD tập thé.

1.1.2 Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

- Khái niệm giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Từ quy định về TCLĐ như trên, có thể đưa ra khái niệm giải quyếtTCLĐCN như sau: giải quyết TCLDCN là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhânnhà nước có thâm quyền tiến hành những thủ tục theo luật định nhằm giảiquyết những TCLD phát sinh giữa cá nhân NLD với NSDLĐ về việc thựchiện quyền nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong QHLD và một SỐ quan hệ

liên quan với QHLD.

Mục đích của việc giải quyết này là nhằm khôi phục các quyền và lợi ích

hợp pháp cua NLD hoặc NSDLĐ đã bị NSDLĐ hoặc NLD xâm hại; duy trì

và củng cố QHLD, đảm bảo sự ồn định trong sản xuất, kinh doanh trong đơn

vi Bởi vì khi TCLDCN xảy ra, thì ít hoặc nhiều đều ảnh hưởng đến việc làm,thu nhập của NLĐ cũng như tình hình sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ Do

đó, việc giải quyết nhanh chóng, đứt điểm TCLDCN có ý nghĩa quan trọngkhông chỉ đối với NLD mà còn đối với NSDLĐ

- Mục đích giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Thứ nhất, giải quyết TCLDCN nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp phápcủa NLD, NSDLD Đối với NLD, thu nhập có được từ QHLD là nguồn sốngchủ yếu của NLD và gia đình họ Khi tranh chấp xảy ra và không được giảiquyết thỏa đáng thì khong chỉ ảnh hưởng đến đời sống của bản than NLD màcòn khiến cuộc sống của gia đình họ gặp không ít khó khăn Thông qua việcgiải quyết tranh TCLĐCN, những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của NLĐ

Trang 18

sẽ được đáp ứng, quyên, lợi ich hợp pháp của NLD được đảm bao.

Bên cạnh đó, việc giải quyết TCLĐCN còn nhằm mục đích bảo vệquyên, lợi ích hợp pháp của NSDLĐ Bởi lẽ, trong nhiều trường hợp, khôngphải mọi yêu cầu của NLĐ đều hợp lý, chính đáng, thậm chí nó có thể xâmphạm đến quyên, lợi ich hợp pháp của NSDLĐ Do đó, bảo vệ lợi ích củaNSDLD cũng là mục đích của giải quyết TCLĐCN

Tht hai, việc giải quyết TCLDCN nhằm duy trì, củng có QHLD và hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong đơn vi sử dụng lao động QHLD hai hòa, ồnđịnh là một trong những yếu tô quan trọng dé đảm bảo lợi ích cho cả NLD vàNSDLĐ Vì vậy, cần thiết phải có sự dung hòa lợi ích của cả hai bên Giảiquyết TCLĐCN nhằm mục đích giúp các bên cùng nhau tiến hành thươnglượng, thỏa thuận giải quyết mâu thuẫn, tránh những xung đột có thể làmcham dứt QHLD Việc giải quyết TCLDCN không chỉ nhằm củng có, duy trìQHLĐ mà còn góp phần làm ổn định đời sống, đảm bảo duy trì hoạt độngbình thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị sử dụng laođộng, góp phan làm cho xã hội 6n định và phát triển

Thứ ba, giải quyết TCLĐCN nhằm hoàn thiện pháp luật lao động vàpháp luật về tố tụng lao động Khi tham gia giải quyết TCLĐCN, các cơ quanquản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động có điều kiện nhìn nhận, đánh giátình hình, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật lao động, kiểm tra hoạt động củacác doanh nghiệp nhằm tìm ra giải pháp phù hợp dé từ đó có thé rút ra kinhnghiệm để hoàn thiện hơn chức năng, quyền hạn của mình Mặt khác, quátrình giải quyết TCLĐCN vừa đảm bảo cho các quy phạm pháp luật được ápdụng thống nhất, vừa kiểm tra tính chính xác của các quy phạm pháp luậtđồng thời tìm ra sự khiếm khuyết hay bất hợp lý của các quy định pháp luật từ

đó sửa đồi, hoàn thiện pháp luật một cách kip thoi

- Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Phương thức giải quyết TCLDCN được hiểu là cách thức tiến hành giải

Trang 19

quyết TCLĐCN Hiện nay, các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam,TCLĐCN được giải quyết bằng các phương thức sau: Thương lượng, hòagiải, và băng tòa án nhân dân.

Giải quyết TCLDCN bằng phương thức thương lượng Thương lượng làmột quá trình các bên tranh chấp đưa vấn đề tranh chấp ra giải quyết trên tỉnhthần tự quyết định thông qua hình thức thỏa thuận với nhau về giải quyếttranh chấp đó

Thương lượng để giải quyết TCLĐCN được xuất phát từ bản chất của

QHLD là được xác lập trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận Nên khi tranh

chấp xảy ra, tốt nhất là các bên tự thương lượng và dàn xếp với nhau để giảiquyết Phương thức này có rất nhiều ưu điểm Đó là không chỉ giải quyếttranh chấp TCLĐCN một cách nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm quyền và lợiích các bên trên cơ sở các bên tự định đoạt, mà còn đơn giản, không tốn kémthời gian, tiền bạc, mặt khác lại duy trì được QHLD

Tuy nhiên, pháp luật các nước cũng như pháp luật Việt Nam không

quy định cụ thể về cách thức tiến hành phương thức này Các bên hoàn toàn

tự quyết định và tự tổ chức tiễn hành thương lượng Cũng vì thế mà không có

cơ chế bảo đảm thực hiện kết quả thương lượng Vì thế, mặc dù có nhiều ưuđiểm, nhưng giải quyết TCLDCN bang phương thực này trên thực tế, nếu

mâu thuẫn các bên gay sắt, thì khó thực hiện được

- Giải quyết TCLĐCN bằng phương thức hòa giải Hòa giải là quá trìnhcác bên tranh chấp đưa TCLĐ giữa họ ra nhờ người thứ ba (người trung gian)giải quyết Theo đó, bên thứ ba sẽ hỗ trợ các bên tranh chấp trong quá trìnhđàm phán, hoặc khi đàm phan bề tắc thì bên thứ ba giúp họ đạt được thỏa

thuận chung.

Hòa giải để giải quyết TCLDCN mang tính bắt buộc Chi trừ một sốTCLĐCN Thông qua hòa giải, các bên dé đạt được kết quả của mình, bởingười hòa giải thông tường là người hiểu biết pháp luật, hiểu biết điều kiện cụ

Trang 20

thé của hai bên, có kinh nghiệm trong công tác hòa giải.

Cũng như phương thức thương lượng, phương thức hòa giải có ưu điểmrất lớn là giải quyết TCLĐCN một cách nhanh chóng, đúng pháp luật, vừabảo đảm quyền và lợi ích hai bên, vừa không tốn kém thời gian Theo đó,QHLD nhanh chóng được duy trì và ôn định Tuy nhiên, cũng do không có cơchế bảo đảm thi hành biên bản hòa giải thành nên phương thức này cũng khógiải quyết TCLĐCN một cách dứt điểm

- Giải quyết TCLĐCN bằng tòa án nhân dân

Giải quyết TCLĐCN băng tòa án nhân dân là cách thức giải quyết tranhchấp do tòa án với tự cách là cơ quan tài phán mang quyên lực nhà nước tiến

hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định Bởi vậy, khi TCLDCN không

được giải quyết băng các phương thức thương lượng hòa giải thì có quyềnkhởi kiện yêu cầu tòa án nhân dân giải quyết Lý do là việc giải quyết

TCLDCN tại tòa án được tuân theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy

định, đội ngũ cán bộ, công chức giải quyết TCLĐCN đều là những người cótrình độ, hiểu biết pháp luật lao động và pháp luật tố tụng, có kinh nghiệmtrong công tác xét xử Ngoài ra, việc giải quyết TCLĐCN băng tòa án cònphải tuân theo các nguyên tắc chặt chẽ, có khả năng giải quyết dứt điểm cácmâu thuẫn giữa các bên và đặc biệt quyết định hoặc bản án của tòa án đượcđảm bảo cưỡng chế thi hành của cơ quan thi hành án Từ những lý do này màmột số tranh chấp lao động cá nhân, do cần bảo đảm nhanh chóng quyền vàlợi ích cho các bên, nhất là bên NLĐ, nên pháp luật quy định khi tranh chấpxảy ra, các bên có quyền yêu cau tòa án giải quyết ngay mà không nhất thiết

phải thông qua phương thức hòa giải.

Bên cạnh những ưu điểm như trên, việc giải quyết TCLĐCN bằngTAND có một số hạn chế so với các phương thức giải quyết tranh chấp khácnhư thời hạn giải quyết vụ tranh chấp có thé kéo dai do phải qua nhiều cấp xét

Trang 21

xử, gây tốn kém thời gian, tiền bạc cho các bên đương sự.

1.2 Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng tòa án nhân dân1.2.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng tòa án

nhân dân

Quá trình giải quyết TCLĐ có thể trải qua nhiều giai đoạn khác nhau,

thông qua các phương thức khác nhau như đã trình bày ở trên Trong đó phải

khang định rang, giải quyết TCLDCN tại tòa án là phương thức có tam quan

trọng đặc biệt.

Trên cơ sở những phân tích trên, có thể hiểu khái niệm giải quyếtTCLDCN bang tòa án là hoạt động giải quyết TCLDCN do Tòa án là cơ quantài phán mang quyền lực nhà nước tiễn hành theo trình tự, thủ tục nhất định

và phán quyết được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước

1.2.2 Đặc điểm giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng tòa án

nhân dân

Thứ nhất, Việc giải quyết TCLDCN bằng TAND được thực hiện bởi tòa

án với tư cách là cơ quan tài phán mang tính quyền lực nhà nước và được tiễnhành theo trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ

Tòa án là cơ quan tư pháp, được tô chức chặt chẽ theo ngành dọc theo hệthống tòa án cấp huyện đến tòa án cấp tỉnh, thành phố và đến tòa án cấp tốicao, VIỆC gial quyét TCLDCN tại tòa án phải tuân theo trình tự, thủ tục chatchẽ Việc vi phạm thủ tục tố tụng sẽ dẫn đến bản án, quyết định của tòa án cóthé bị hủy Ngoài ra đương sự có thé kháng cáo, yêu cầu tòa án xét xử lại, nếuthấy phán quyết của tòa án không thỏa đáng Với cơ chế nhiều cấp xét xử,pháp luật cho phép đương sự thực hiện quyền kháng cáo đối với những bản

án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của cấp xét xử sơ thâm Ngay cả khibản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, đương sự vẫn có quyền khiếu nại,người có thâm quyền kháng nghị bản án, quyết định của tòa án theo trình tựgiám đốc thâm hoặc tái thẩm

Ngoài ra, hệ thống TAND được phân chia theo địa giới hành chính lãnh

Trang 22

thổ tương ứng với bốn cấp thâm quyền: TAND cấp huyện, TAND cấp tỉnh,TAND cấp cao và TAND tối cao Tòa lao động thuộc TAND trực tiếp giảiquyết các vụ án TCLĐCN Hệ thống tòa lao động gồm: Tòa lao động thuộcTAND tối cao, Tòa lao động thuộc TAND cấp cao, Tòa lao động thuộcTAND cấp tỉnh; các thâm phán chuyên trách thuộc TAND cấp huyện (trong

trường hợp không có tòa lao động).

Tứ hai, giải quyết TCLDCN bang tòa án là hoạt động giải quyết cuốicùng sau khi TCLĐCN đã được giải quyết ở các giai đoạn khác mà không đạtkết quả (trừ một số trường hợp nhất định) TCLDCN có thể được giải quyết bangnhiều phương thức khác nhau như: thương lượng, hòa giải và tòa án Mỗiphương thức có những đặc trưng, ưu điểm, hạn chế riêng như đã trình bày

Việc giải quyết TCLDCN băng tòa án được tiến hành khi các phương

thức thỏa thuận, hòa giải ở các giai đoạn trước đó đã được sử dụng nhưng

không đạt kết quả Đối với đa số các TCLĐCN thì trước khi khởi kiện ra tòa

án thủ tục hòa giải là điều kiện cần thiết để thụ lý vụ án lao động tại tòa án.Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, để đảm bảo quyền và lợi ích hợppháp của đương sự nhanh chóng nham tiếp tục QHLĐ, các bên TCLDCN cóthể khởi kiện thắng ra TAND yêu cầu giải quyết tranh chấp dù chưa qua thủ

tục thương lượng, hòa giải.

Thứ ba, các phán quyết của TAND về vụ án TCLĐCN được đảm bảo thihành bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước thông qua cơ quan thi hành án

Sự bảo đảm thi hành phán quyết của TAND bằng sức mạnh cưỡng chếnhà nước được coi là một ưu điểm, tạo ra sự khác biệt trong cơ chế thi hànhphán quyết của các loại cơ quan tài phán Bởi biên bản hòa giải thành khi hòagiải viên lao động không được đảm bảo bằng các biện pháp cưỡng chế nhà

nước mà do các bên đương sự tự nguyện thực hiện chứ không được đảm bảo

băng biện pháp cưỡng chế Nhà nước Nếu các bên không thực hiện thì bên kiakhông có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định cưỡng chế thực

Trang 23

hiện Nhưng đối với các bản án, quyết định của tòa án thì các bên có nghĩa vụphải thi hành, nếu các bên đương sự không tự nguyện thi hành thì sẽ bị cưỡngchế thi hành thông qua hoạt động của cơ quan thi hành án.

Do đó các TCLĐCN khởi kiện tại tòa án được giải quyết dứt điểm và có khảnăng bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của NLD và NSDLĐ Quyếtđịnh, bản án của tòa án là quyết định cuối cùng trong giải quyết TCLDCN

1.2.3 Vai trò của giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng tòa án

nhân dân

Thứ nhất, việc giải quyết tranh TCLDCN tại tòa án góp phan giải quyếtdứt điểm TCLĐCN, góp phan bảo vệ NLD, quyền và lợi ích hợp pháp của

NSDLĐ, lợi ích nhà nước và xã hội.

Bất kỳ chủ thể nào khi tham gia QHLĐ cũng đều quan tâm đến sự antoàn pháp lý Do đó, đòi hỏi mỗi quốc gia đều phải quan tâm xây dựng hệthống pháp luật, gồm cả luật nội dung và hình thức Cụ thê là luật nội dungcác QHLĐ quy định trong BLLD và tố tụng dân sự, lao động quy định trongBLTTDS Giải quyết TCLDCNN băng TAND phải đảm bảo tinh dân chủ,bình dang trong giải quyết tranh chấp giữa các đương sự Co quan TANDphải là nơi NLD và NSDLĐ có quyền yêu cau trong trường hợp quyền và lợiích của họ bị xâm phạm, và đều nhận được sự bảo hộ cần thiết của pháp luật.Bên cạnh đó, thông qua hoạt động xét xử của TAND, pháp luật nhằm giáo

dục ý thức pháp luật, ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật trong QHLD.

Phán quyết của TAND được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡngchế Nhà nước nên quyền và lợi ích hợp pháp của các bên được đảm bảo thựchiện triệt để Bên cạnh đó việc giải quyết TCLĐCN bằng TAND được thực

hiện bởi đội ngũ thâm phán và hội thâm nhân dân có năng lực, chuyên môn,kinh nghiệm nên hạn chế được sự tùy tiện, trái pháp luật về nội dung và thủtục trong việc giải quyết tranh chấp Các thâm phán, hội thâm nhân dân xét xửđộc lập và chỉ ra phán quyết trên cơ sở pháp luật, đảm bảo tính khách quan

Trang 24

trong phán quyết của tòa án.

Mục dich của việc giải quyết TCLDCN bằng TAND không chỉ nhằmbảo vệ NLD mà còn bảo vệ NSDLĐ ké cả khi ho là nguyên đơn hay bị đơn.Bởi vì, người đưa ra yêu cầu (nguyên đơn) chưa chắc đã là người có hành viđúng đắn, hợp pháp trong thực tế Do quá trình giải quyết TCLĐCN có sự thamgia và quan tâm của nhiều chủ thé, mỗi chủ thé có tư cách và mối quan tâm khácnhau, do đó quyền và lợi ich của các bên tranh chấp luôn được dam bao

Do NLD và phía NSDLD có quyền và lợi ích đối ngược nhau, mà chưađược giải quyết bằng các phương thức ôn hòa khác nên pháp luật cần sử dụngtài phán như là một phương thức đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong

QHLD.

Thứ hai, việc giải quyết TCLDCN bang TAND gop phan quan trọngtrong viéc duy tri va 6n dinh QHLD Xuất phát từ việc TAND nhân danh nhànước giải quyết TCLĐCN nên đã thể hiện vai trò của nhà nước trong việc giảiquyết các mâu thuẫn, xung đột về lợi ích trong quá trình tham gia QHLĐ củaNLĐ và NSDLĐ nhằm mục đích bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên và

duy trì trật tự, kỷ cương trong QHLD.

Khi giải quyết TCLĐCN và phán quyết của tòa án có vai trò giải tỏanhững xung đột giữa các bên Vì môi trường của mối QHLĐ là một môi trườngnhạy cảm và dễ có xung đột, hơn nữa sự vận động của lao động chính là sự vậnđộng của lực lượng sản xuất xã hội, do đó, sự mất ôn định của lực lượng sảnxuất này tất yếu dẫn đến sự mất ôn định của các quan hệ sản xuất xã hội Phanứng dây chuyên và có tính nhân quả này không phải là một van đề khó khăn mớinhận thức được, đặc biệt là khi van dé này được đặt trong bối cảnh nền kinh tế

thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước.

Ngoài ra, việc TAND nhân danh nhà nước đưa ra các căn cứ pháp luật

để giải quyết TCLDCN, vì thế khi đã có đầy đủ cơ sở pháp ly thì sẽ dé dàngkhiến các bên tâm phục khâu phục, hiểu biết được pháp luật và từ đó tự điều

Trang 25

chỉnh hành vi cua mình khi tham gia QHLD.

Thứ ba, giải quyết TCLDCN băng TAND góp phan bảo vệ và tăngcường pháp chế Việc thực thi pháp luật lao động trở thành một trong nhữngvấn đề pháp lý có tầm quan trọng đặc biệt của bất kỳ một quốc gia nào, bởi vìbên cạnh việc ban hành pháp luật, việc thực hiện pháp luật thì Nhà nước cần

có những biện pháp bảo đảm cho việc thi hành pháp luật được thực hiện một

cách nghiêm chỉnh Pháp luật về tô tụng lao động, vừa là một biện pháp bảo

vệ sự đúng dan và trong sạch của pháp luật, trực tiếp là pháp luật lao động.Chính vì hoạt động đó mà việc giải quyết TCLĐCN bằng TAND góp phầntăng cường pháp chế lao động và đảm bảo cho pháp luật lao động được thihành nghiêm chỉnh trong đời sống lao động và đời sống xã hội

Thứ tw, giải quyết TCLDCN bằng TAND góp phần hoàn thiện các quyđịnh về tài phán lao động và pháp luật về tài phán nói chung Thông qua hoạtđộng của các cơ quan tố tụng đối với các vụ TCLĐCN các cơ quan nhà nướcđúc rút những kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn dé sửa đồi, bố sung các quy địnhkhông còn phù hợp, nhằm tăng cường hiệu quả pháp lý của các quy định đó

Ngoài ra, các hoạt động tổng kết kinh nghiệm xét xử và giải quyếtTCLĐ nói chung, TCLĐCN nói riêng hằng năm của ngành tòa án có khảnăng cung cấp cho các nhà lập pháp những tri thức quý bau dé sửa đổi, bổsung hoặc ban hành mới các quy định về giải quyết tranh chấp lao động nóiriêng và các quy định về giải quyết tranh chấp nói chung

1.2.4 Nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhânbằng tòa án nhân dân

Giải quyết TCLĐCN băng TAND được pháp luật lao động và pháp luậtt6 tụng lao động điều chỉnh Ở một số nước như Việt Nam, giai đoạn t6 tunglao động được quy định chung trong BLTTDS, ở một số nước thì giai đoạn tốtụng quy định riêng Dù quy định chung hay quy định riêng thì điểm chungtrong điều chỉnh pháp luật về giải quyết TCLĐCN gồm các vấn đề cơ bản là:

Trang 26

Nguyên tắc giải quyết TCLDCN bằng TAND, thấm quyền giải quyếtTCLĐCN băng TAND, chủ thé tham gia trong quá trình giải quyết TCLDCNbăng TAND, trình tự, thủ tục giải quyết TCLĐCN băng TAND.

Thứ nhất, về nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng

tòa an nhân dân

Do việc giải quyết TCLDCN bằng TAND có những điểm khác biệt sovới việc giải quyết tranh chấp dân sự, kinh tế, nên khi giải quyết TCLĐCN,

cơ quan, tô chức, cá nhân có thâm quyền phải tuân theo các nguyên tắc quyđịnh trong BLLĐ Ngoài ra, TCLĐCN cũng là tranh chấp phát sinh trong đờisông xã hội dân sự, vì thé khi xét xử vụ TCLĐCN tại TAND, chủ thé có thẩmquyên còn phải tuân theo các nguyên tắc quy định trong BLTTDS Cụ thể, cácnguyên tắc áp dụng trong quá trình hoạt động tô tụng giải quyết các TCLDCNbăng TAND bao gồm:

Các nguyên tắc giải quyết TCLĐCN theo quy định của pháp luật laođộng Đó là các nguyên tắc: Tôn trọng, bảo đảm dé các bên tự thương lượng,quyết định trong giải quyết TCLDCN; Thông qua hòa giải trên cơ sở tôntrọng quyền và lợi ích của các bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xãhội, không trái pháp luật; Giải quyết TCLĐCN công khai, khách quan, kịp thời,

nhanh chóng, đúng pháp luật; Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên tranh

chấp trong quá trình giải quyết TCLĐCN; Việc giải quyết TCLĐCN trước hếtphải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hai hòa lợi ích của cácbên tranh chấp, ôn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội;Việc giải quyết TCLDCN do cơ quan, tô chức, cá nhan có thâm quyền giải quyếtTCLĐCN tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong haibên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng

thành nhưng một trong hai bên không thực hiện.

Đồng thời với đó, khi giải quyết TCLĐCN bằng TAND, cơ quan, tổchức, cá nhân có thấm quyền còn phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định

Trang 27

trong pháp luật tố tụng dân sự Do là các nguyên tắc: Tuân thủ pháp luật trong

tố tung dân sự; Quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyén và lợi ích hợp pháp;Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự; Cung cấp chứng cứ và chứngminh; Bình dang về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng; Bảo đảm quyên bảo vệquyền và lợi hợp pháp của đương sự; Hòa giải trong tổ tung dân sự; Hội thẩm

nhân dân tham gia xét xử vụ án TCLDCN; Bao dam có hiệu lực của bản án,

quyết định của tòa án; Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự;Bao đảm tranh tụng trong xét xử và nguyên tac bảo đảm quyên khiếu nại, tốcáo trong tố tụng

Thứ hai, về thẩm quyên giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng

toà an nhân dan

Về mặt tố tụng, thủ tục giải quyết TCLĐCN bằng TAND nói riêng, thủtục giải quyết TCLĐ bằng TAND nói chung căn cứ vào BLTTDS Theo đó,thâm quyền của TAND chia thành các nhóm là thâm quyền chung (theo vụviệc), thẩm quyền theo cấp, thẩm quyền theo lãnh thé và thâm quyền theo sựlựa chọn của một bên tranh chấp là nguyên đơn BLTTDS cùng với BLLĐ đãgiúp cho việc giải quyết TCLĐCN được thống nhất Thông thường, thâmquyền của tòa án trong việc giải quyết TCLĐCN được chia thành: Thâmquyên giải quyết TCLDCN của TAND theo vụ việc; Thâm quyên giải quyếtTCLĐCN của TAND theo cấp toà; Tham quyền giải quyết TCLĐCN tạiTAND theo lãnh thổ; Thâm quyền giải quyết TCLDCN tại TAND theo sự lựachọn của nguyên đơn, người yêu cầu

Thứ ba, về chủ thé tham gia trong quá trình giải quyết tranh chấp laođộng cá nhân bằng tòa án nhân dân

Chủ thể tham gia quá trình giải quyết TCLĐCN theo quy định của phápluật lao động và pháp luật tố tụng dân sự bao gồm: Hội đồng xét xử TAND;Các bên của TCLĐCN (gồm NLĐ và NSDLĐ); Tổ chức đại diện quyền vàlợi ích của các bên TCLĐCN (gồm tổ chức công đoàn và tô chức đại diện

Trang 28

NSDLĐ); Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Người làmchứng: Người có quyền và nghĩa vụ liên quan Day là những chủ thé thamgia khi giải quyết TCLĐCN tại TAND Các chủ thể này được pháp luật quyđịnh rất rõ quyền và nghĩa vu trong quá trình giải quyết TCLĐCN.

Thứ tư, về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhânbằng toà án nhân dân

Quá trình giải quyết TCLĐCN băng TAND không được quy định trongpháp luật lao động mà được quy định trong pháp luật tố tụng dân sự BLTTDS ápdụng chung cho việc giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động Theo đó,

VIỆC giải quyết TCLDCN bang TAND được thực hiện theo các thủ tục so thâm,thủ tục phúc thâm, thủ tục giảm đốc thâm, thủ tục tái thẩm và thủ tục đặc biệt xemxét lại quyết định của Hội đồng thâm phán TAND tối cao

1.3 Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng tòa án nhân dâncủa một số quốc gia trên thế giới

1.3.1 Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng tòa án của Cộng

hòa Liên bang Đức

Giải quyết TCLĐCN băng toà án ở Cộng hòa Liên bang Đức được quyđịnh trong Luật về tòa án lao động năm 1953 Theo đó, tòa lao động là một hệthống tòa án độc lập, có thâm quyên giải quyết cả TCLDCN và TCLD tập thé.Tòa án lao động gồm 03 cấp: tòa án lao động (cấp sơ thẩm), tòa án lao độngbang (cấp phúc thâm), tòa án lao động liên bang (cấp giám đốc thâm, táithâm) Thâm phán của Hội đồng xét xử tại tòa án lao động (cấp sơ thâm) vàtòa án lao động bang gồm 01 thâm phán chuyên nghiệp và 02 thẩm phán danh

dự (thâm phán không chuyên); tại tòa án liên bang gồm 03 thâm phán chuyênnghiệp và 03 thầm phán danh dự, trong đó 01 thâm phán danh dự đại diện chogiới chủ và 01 đại diện cho giới tho.’

Quá trình giải quyết TCLĐCN theo quy định trong Luật về tòa án lao

! Xem: Luật về tòa án lao động của Cộng hòa Liên bang Đức năm 1953.

Trang 29

động được khái quát như sau:

Khi các bên TCLDCN khởi kiện ra tòa án lao động thông qua văn ban hoặc một hành động được đăng ký tại một tòa án thích hợp có sự trợ giúp của

các quan chức ở tòa lao động Việc thụ lý phải được thông qua ít nhất mộttuần trước khi mở phiên tòa Tòa án bắt đầu việc xem xét hòa giải với sự cómặt của thâm phán chủ tọa của tòa lao động Tham phán chủ tọa sẽ thảo luậnvới các bên về toàn bộ van dé tranh chấp theo tinh thần tự do đánh giá mọikhía cạnh của vấn đề Nếu một bên không có mặt trong phiên xem xét hòagiải hoặc nếu phiên xem xét hòa giải không thành công thì tòa án sẽ ấn địnhngày xem xét tố tụng trong thời gian sớm nhất Nếu cả hai bên vắng mặt hoặc

không chịu thương lượng phiên xem xét hòa giải thì tòa án tạm đình chỉ việc

xem xét hòa giải và ân định ngày xem xét tố tụng nếu có một bên yêu cầu.Tại phiên họp xem xét tố tụng, việc nghe các nhân chứng và nghe ý kiếncủa các chuyên gia phải được tiễn hành trước mặt hội đồng xét xử, bao gồm cảthâm phán chủ tọa và các thâm phán danh dự Nếu một bên văng mặt tại phiênxem xét tố tụng và nếu bên kia yêu cầu thì tòa án có thể xét xử vắng mặt Bênvắng mặt có thé kháng nghị việc xem xét vắng mặt này với tòa lao động trongvòng một tuần lễ Thông thường, ngay sau phiên xem xét cuối cùng, tòa án laođộng sẽ ra phán quyết về vụ TCLĐCN Trong vòng 3 tuần, bản án phải được ghivào số đăng ký và gửi cho các bên trong vòng 3 tuần tiếp đó

Nếu không đồng ý với bản án của tòa án lao động, các bên có quyền

kháng cáo Đơn kháng cáo phải nộp cho tòa án lao động khu vực trong thời

hạn 1 tháng sau khi nhận được bản phán quyết Tòa khu vực khi nhận đượcbản kháng cáo, tiến hành kiểm tra lại phán quyết của tòa lao động về mặt thực

tế và về mặt pháp lý sau đó quyết định về vụ tranh chấp

Các phán quyết của tòa án lao động khu vực có thể bị kháng nghị vềnhững điểm nào đó, nếu việc kháng nghị này được tòa án lao động khu vực

hoặc tòa án lao động liên bang cho phép Don kháng nghị phải nộp cho tòa an

Trang 30

lao động liên bang trong thời han | tháng và lý lẽ kháng nghị phải được nêu

rõ trong vòng 1 tháng tiếp theo, trường hợp đặc biệt có thé kéo dài thêm 1

tháng nữa.

Cũng như trong trình tự kháng cáo, ngày tòa án lao động liên bang xem

xét đơn kháng nghị về một điểm trong luật phải được xác định ngay Tòa laođộng liên bang chỉ kiểm tra lại phán quyết của tòa án lao động khu vực vềnhững sai sót về pháp luật Tòa án liên bang có thể ra quyết định cuối cùnghoặc trả lại hồ sơ cho tòa án lao động khu vực xem xét lại

1.3.2 Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng tòa án của Cộng

hòa Philipin

Tại Philippin, theo Bộ luật lao động Cộng hòa Philippin 1974, hệ thốngtài phán lao động gồm hai loại hình bắt buộc và tự nguyện Loại hình tựnguyện bao gồm các cơ cấu trọng tài tự nguyện do các bên lựa chọn Loạihình bắt buộc có ủy ban quốc gia về quan hệ lao động (NLRC, hay còn gọi là

tòa án lao động - LC) Tòa án lao động Philippin có 14 chi nhánh được đặt ở

14 vùng mà không đặt theo tinh, trong đó bao gồm cả chi nhánh vùng thủ đô(Manila Metropolis).”

Tòa án lao động của Cộng hoa Philippin thực chat là cơ quan tòa ántrọng tài bắt buộc được tổ chức chặt chẽ từ trung ương xuống địa phương cóchức năng giải quyết các tranh chấp lao động (mà chủ yếu là các khiếu nại vềtiền - money claims) và ra quyết định về các cuộc đình công Chính vì có cơchế giải quyết đơn giản và dé vận dụng nêu trên nên việc thụ lý giải quyết cáctranh chấp lao động ở Philippin thường đạt được hiệu quả cao

Quá trình tố tụng được tiến hành từ khi thụ lý đến khi thi hành án đượckhép kín theo quy tắc tố tụng thống nhất Giúp việc cho các thấm phán, cácphân ban và toàn thê ủy ban là các nhân viên thuộc các bộ phận pháp lý về thụ

lý, tư vẫn pháp luật, phòng máy tính, phòng thi hành án

? Xem: Bộ luật lao động Cộng hòa Philippin nam 1974.

Trang 31

1.3.3 Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng tòa án của Vươngquốc Thái Lan

Tòa án lao động ở Vuơng quốc Thái Lan là loại tòa án đặc biệt vàkhông nằm trong hệ thống tòa án thông thường, độc lập với tòa án tối cao

Cơ quan chủ quản của tòa án lao động Thái Lan là Bộ Tư pháp Vương

quốc Thái Lan

Về mặt co cấu, theo Luật tô chức và hoạt động của tòa án lao động thitòa án lao động Thái Lan được tổ chức theo ba cấp: tòa án lao động trung

ương, tòa án lao động vùng và tòa án lao động tỉnh Tòa án lao động trung

ương đặt tại thủ đô Băngkok, có thâm quyền bao trùm trong cả nước và đồngthời có thâm quyên trong toàn bộ thủ phủ Bangkok và một số địa bàn lân cận

như: Samut Prakarn, Samut Sakhon, Nakhon Pathom, Nonthaburi và Pathum Thani Việc thành lập toa án lao động vung va tòa án lao động tỉnh sẽ được quy định trong một đạo luật riêng.

Hiện nay, tòa án lao động trung ương có mười một chi nhánh đặt tại

một số tỉnh là địa bàn trọng yếu về sản xuất công nghiệp, dịch vụ, có sử dụngnhiều nhân công và thường xảy ra tranh chấp lao động Giống với tòa án lao

động của Philippin, toa án lao động Thai Lan cũng thành lập bộ phận pháp

chế dé giúp đỡ người khởi kiện hoàn thiện hồ sơ tại tòa án

Nhìn chung, việc giải quyết TCLDCN bằng tòa án theo pháp luật Cộnghòa liên bang Đức, Cộng hòa Philipin và Vương quốc Thai Lan, có thé nhậnthấy một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, cơ quan xét xử độc lập, mang tính chuyên môn cao, được cơcầu thành hệ thông tòa riêng, không gộp chung vào thủ tục t6 tụng dân sự ở

Việt Nam.

Thứ hai, tòa án lao động đều được cơ cấu thành các cấp Tham quyềngiải quyết TCLĐCN đều theo cấp toà án/ hoặc cơ quan đặc biét

Trang 32

Thư ba, thủ tục giải quyết TCLĐCN rat đơn giản, nhanh chóng.

Tứ tư, đội ngũ tham gia giải quyết TCLĐCN chuyên nghiệp và có sựtham gia của chủ yếu là những thâm phán, người trực tiếp xét xử và có

chuyên môn trong lĩnh vực này.

Kết luận chương 1Tranh chấp lao động cá nhân là hiện tượng mang tính khách quan trongQHLD của nền kinh té thị trường Vì thế, giải quyết TCLDCN là nhu cầu tatyếu của NLD va NSDLD, nhăm khôi phục quyền và lợi ích phat sinh từQHLD Trong nhiều phương thức giải quyết TCLDCN thì phương thức giảiquyết băng tòa án là phương thức quan trọng, có hiệu quả cao trong việc bảođảm quyên và lợi ích của các bên tranh chấp

Việc giải quyết TCLDCN bằng TAND được pháp luật các quốc giađiều chỉnh Tùy vào điều kiện cụ thé mà các quốc gia quy định thé do mộthoặc nhiều ngành luật điều chỉnh Trường hợp nhiều ngành luật điều chỉnh,thông thường, là luật lao động và luật tố tụng dân sự Nội dung điều chỉnh vềcác van đề: các nguyên tắc giải quyết TCLDCN, thâm quyền giải quyếtTCLĐCN, chủ thể tham gia trong qúa trình giải quyết TCLĐCN, cũng nhưtrình tự, thủ tục giải quyết TCLĐCN Có thể thấy rằng, giải quyết TCLĐCNbăng tòa án có vai trò rất lớn trong việc giải quyết dứt điểm tranh chấp, vừabao đảm quyên, lợi ích các bên tranh chấp vừa góp phan ồn định QHLĐ

Trang 33

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

VE GIẢI QUYET TRANH CHAP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN BẰNG

TOA ÁN NHÂN DAN

2.1 Quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động cá nhânbằng tòa án nhân dân

Khi giải quyết TCLĐCN băng TAND đòi hỏi vừa phải tuân theonguyên tắc được quy định tại Điều 194 BLLĐ năm 2012, vừa phải tuân theocác nguyên tắc được quy định trong Chương 2, từ Điều 3 đến Điều 25

- Nguyên tac thông qua hòa giải, trên cơ sở tôn trọng quyên và lợi íchcủa hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái phápluật Đôi với TCLĐCN, pháp luật quy định chỉ thông qua nguyên tắc hòa giảitại hòa giải viên lao động, không qua thủ tục giải quyết tại hội đồng trọng tàinhư tranh chấp tập thể về lợi ích Nguyên tắc này được thực hiện trong quátrình giải quyết TCLĐCN từ khi các bên thương lượng mà không thành hoặc

các bên không có thiện chí thương lượng thì có quyên yêu câu hòa giải viên

Trang 34

giải quyết tranh chấp Hòa giải ở đây được hiểu là có sự tham gia của ngườithứ ba (hòa giải viên) Người này có hiểu biết pháp luật lao động, dé dàng đưa

ra phương án dé các bên lựa chọn Cũng như nguyen tắc thương lượng ở trên,nguyên tắc hòa giải nhằm giúp các bên hiểu biết nhau hơn, hiểu biết pháp luật

và đặc biệt là duy trì QHLĐ.

- Nguyên tắc giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng,dung pháp luật Nguyên tắc này xuất phát từ đặc thù của QHLD, với sự thamgia của hai bên - NLD và NSDLD - có lợi ích ngược chiều nhau Hơn nữa domục đích hai bên xác lập QHLD là NLD nhăm mang lại thu nhập dé bao damđời sống bản thân và gia đình, NSDLĐ sử dụng sức lao động của NLĐ đưavào quá trình sản xuất, kinh doanh dé mang lại lợi nhuận Nếu TCLĐCN xảy

ra thì sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống của NLĐ cũng như quá trình sản xuất,kinh doanh của đơn vị sử dụng lao động, nên đòi hỏi phải được giải quyếtnhanh chóng, kip thời, bảo đảm quyền và lợi ich các bên Dé đạt được mụcđích này, cơ quan, tô chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phải khách

quan, công khai và thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Nguyên tắc bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quátrình giải quyết TCLDCN Nguyên tắc nay là sự cụ thé hóa của việc áp dụng

cơ chế ba bên trong giải quyết TCLĐ nói chung, TCLĐCN nói riêng Đây lànguyên tắc đặc thù khi giải quyết TCLĐCN, chỉ áp dụng trong quá trình giảiquyết TCLĐ, trong đó TCLĐCN mà không áp dụng khi giải quyết các tranhchấp dân sự, thương mại Bởi vi chi trong QHLĐ mới có tổ chức đại diện cácbên được pháp luật thừa nhận Theo đó, tô chức công đoàn đại diện và bảo vệquyền và lợi ích của NLĐ, còn tô chức đại điện của NSDLĐ như Phòng

tương mai va công nghiệp Việt Nam (VCCI), Liên minh các hợp tác xã (VCA), Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ va vừa (VINASME) đại diện và bao

về quyên, lợi ích cho bên NSDLĐ.” Có thé thấy việc quy định nguyên tắc này

3, Xem: Nghị định số 53/2014/NĐ-CP ngày 26/5/2013.

Trang 35

trong quá trình giải quyết TCLĐCN chính là nhằm nhăm đề cao vai trò của tôchức đại diện các bên để bảo vệ lợi ích cho bên mình.

- Việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân trước hết phải được haibên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích hai bên tranhchấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.Nguyên tắc này một lần nữa nhắn mạnh quyền được tự do thương lượng đểgiải quyết TCLĐCN Đồng thời đặt ra yêu cầu đối với cơ quan, tô chức giảiquyết TCLDCN, là trước khi tiễn hành giải quyết tranh chấp bang tòa án, thì

phải bảo đảm cho các bên tự thương lượng với nhau.

Tuy nhiên, có thé thay rằng, nguyên tac này trùng với nội dung trongnguyên tắc thứ nhất, vì vậy việc BLLĐ năm 2012 quy định thêm nguyên tắcnày, mặc dù có ý nhân mạnh, nhưng không cần thiết

- Việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân do cơ quan, tô chức, cánhân có thẩm quyên giải quyết tranh chấp tiễn hành sau khi một trong haibên có đơn yêu cau do một trong hai bên từ chối thương lượng hoặc thương

lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên

không thực hiện Đây cũng là nguyên tắc mới được bồ sung trong BLLĐ năm

2012 Nguyên tắc này cũng nhắn mạnh thâm quyền giải quyết TCLĐCN vàthời điểm các chủ thể có thẩm quyền được thụ lý giải quyết TCLĐCN Đồngthời nguyên tắc này cũng một lần nữa khăng định sự coi trọng của pháp luậtđối với quyền tự thương lượng của các bên Cơ quan, tổ chức, cá nhân cóthâm quyên chi thụ lý giải quyết TCLĐCN khi các bên tranh chấp không

thương lượng được với nhau, hoặc đã thương lượng thành nhưng sau đó

không thực hiện, nhằm bao đảm quyền tự định đoạt của các bên về quyền và

lợi ích của mình được giải một cách triệt dé, tránh những bất đồng vẫn có théXảy ra.

Tuy nhiên, những nội dung trong nguyên tắc này chủ yếu liên quanđến thủ tục giải quyết TCLĐCN, vì thế với tư cách là nguyên tắc giải quyết

Trang 36

tranh chấp thì cũng cần phải xem lai, nhằm bảo dam đúng tinh chat của mộtnguyên tắc là tư tưởng chỉ đạo, quán xuyên các quy định của pháp luật vềgiải quyết TCLĐCN.

Ngoài các nguyên tắc được pháp luật lao động quy định như trên, khitiến hành giải quyết TCLĐCN bằng TAND, chủ thể có thâm quyền cònphải tuân theo các nguyên tắc quy định trong BLTTDS Theo tinh thần quyđịnh tại chương 2, từ Điều 3 đến Điều 25 BLTTDS năm 2015, các hoạtđộng tố tụng trong giải quyết TCLĐCN phải tuân theo các nguyên tắc cơ

bản sau đây:

- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong quá trình to tụng Day là nguyêntắc quan trọng trong giải quyết mọi tranh chấp dân sự, lao động, kinh tế nóichung, giải quyết TCLĐCN nói riêng Khi tiến hành giải quyết TCLĐCN,mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thâm quyền đều phải tuântheo quy định của BLTTDS Có như thé mới bảo đảm đúng, day đủ quyền vàlợi ích của các bên tranh chấp

- Nguyên tắc quyén yêu cầu tòa án bảo vệ quyển và lợi ich hợp pháp.Khi quyền và lợi ích hợp pháp của NLD hoặc NSDLD bị xâm phạm, thì mỗibên đều có quyền khởi kiện, yêu cầu tòa án giải quyết Tuy nhiên quyền yêucầu tòa án giải quyết tranh chấp chỉ đặt ra khi các bên hòa giải không thành

hoặc cơ quan hòa giải không thực hiện hòa giải trong thời gian luật định hoặc hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện theo biên bản hòa giải thành.

Và khi đó tòa án buộc phải thụ lý đơn yêu cầu và tiến hành giải quyếtTCLĐCN theo quy định của pháp luật Lưu ý là đối với một số TCLDCN quyđịnh tại khoản 1 Điều 201 BLLD, thì các bên không nhất thiết phải qua hòagiải mà có thể gửi đơn thang ra tòa án dé tòa án giải quyết

- Nguyên tắc quyên quyết định và tự đoạt của đương sự Khi xảy raTCLĐCN, các đương sự có quyền quyết định việc có yêu cầu các cơ quan cóthâm quyên giải quyết tranh chấp hay không Đối với các loại tranh chấp bắt

Trang 37

buộc phải qua hòa giải, thì các bên có quyền quyết định việc yêu cầu hòa giải

hay khởi kiện ra tòa án.

Khi đã khởi kiện vụ án TCLDCN, các đương sự có quyền quyết địnhviệc rút lại đơn yêu cau, thay đổi, bố sung yêu cầu, có quyền tự nguyện thỏathuận với nhau về các nội dung tranh chấp Chỉ khi các bên không thươnglượng và hòa giải được với nhau thì khi đó tòa án mới tiễn hành xét xử theo

quy định của pháp luật.

- Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh Theo nguyên tắc này,các đương sự khi đưa vụ việc ra tòa án phải thực hiện nghĩa vụ cung cấp chotòa án các tài liệu, chứng cứ cần thiết dé tòa án xem xét, quyết định Điều này

có hai ý nghĩa: trước hết đương sự phải chứng minh răng mình không phải làkhông có cơ sở dé kiện tụng; mặt khác, các tài liệu, chứng cứ sẽ giúp tòa án

có thê đánh giá sơ bộ về vụ việc đó xem có thuộc thẩm quyền của mình hay

không, có phải là TCLDCN hay không.

Ngoài ra khi vụ án đã được tòa án thụ lý giải quyết, tức là đã phát sinhtrách nhiệm của tòa án phải giải quyết vụ án một cách đúng dan và kip thời.Trong các TCLĐCN, có thé có những tình tiết, những chứng cứ có trong cáctài liệu đang do NLD, NSDLD, tô chức đại diện các bên hoặc cơ quan kháclưu giữ Dé có cơ sở cho tòa án giải quyết vụ án, NLD, NSDLD, tổ chức daidiện các bên hoặc cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đang lưu giữ tài liệu đó phải

có nghĩa vụ cung cấp cho tòa án hoặc đương sự

- Nguyên tắc bình dang về quyên và nghĩa vụ của các đương sự

Trong QHLD, các bên NSDLD va NLD có vị thế phụ thuộc, khôngbình đăng NLD luôn phụ thuộc vào NSDLD về kinh tế và về tô chức Tuynhiên, khi xảy ra TCLĐCN, pháp luật là chỗ dựa vững chắc bảo đảm sự côngbăng và bình dang cho các bên Các quy định của pháp luật tố tung cho thấyrằng trước pháp luật, không có sự phân biệt về địa vị xã hội, dân tộc, tôn giáo,

giới tính, ai cũng bình đăng với nhau vê quyên và nghĩa vụ tô tụng Điêu này

Trang 38

được thê hiện ở chỗ: khi tham gia tố tụng NLD hoăc NSDLĐ có quyền nhưnhau trong việc đưa ra yêu cầu và các chứng cứ để chứng minh cho yêu cầucủa mình Các bên có quyền được yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ và đượcchấp nhận nếu yêu cầu có căn cứ, có quyên thực hiện các hành vi tố tụng theoquy định khi tham gia tố tụng.

- Nguyên tắc hòa giải trong tô tụng dân sự Hòa giải là một biệnpháp được tòa án tiễn hành để giúp các bên thỏa thuận với nhau về vụTCLĐCN Lợi ích của việc hòa giải là tạo ra bầu không khí hòa bình khicác bên đang đối mặt với nhau vì xung đột, do đó, nó có thê giúp các bêngiải tỏa được bất đồng để tiếp tục duy trì mối QHLĐ hoặc cùng nhau giảiquyết tốt các van đề tranh chấp hoặc tránh được những ảnh hưởng xấu màtranh chấp mang lại, trên cơ sở quyền tự định đoạt với sự trợ giúp củangười thứ ba trung lập là tòa án Tòa án có trách nhiệm trong nỗ lực hòagiải để các bên chủ động quyết định về vụ việc của họ trước khi can thiệpbằng quyền lực nhà nước Điều đó sẽ thực sự góp phần vào việc đảm bảo sự

ôn định, hài hòa của mối QHLĐ

- Nguyên tắc bảo đảm quyên bảo vệ của đương sự Theo nguyên tắcnày, đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ điềukiện theo quy định pháp luật dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của minh.Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ của

đương sự.

Trong quan hệ TCLĐCN, do vị thế không bình dang của NLD vàNSDLD nên khi tham gia tố tụng, tòa án phải tạo điều kiện để NLĐ thực hiệnday đủ quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp củamình Như vậy, có thể khăng định được răng trong giải quyết TCLĐCN nóichung và trong tranh tụng tại toa nói riêng, vai tro vi trí của luật sư luôn là cầnthiết và quan trọng, đặc biệt trong điều kiện các TCLĐCN xảy ra ngày càngtăng như thời gian gần đây

Trang 39

- Nguyên tắc hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án TCLĐCN.Nguyên tắc này đảm bảo cho việc xét xử vụ án của tòa án được khách quan,đúng pháp luật trên cơ sở đề cao tính độc lập và tự chủ của mỗi thành viên hộiđồng xét xử trong việc nghiên cứu, đánh giá chứng cứ, cũng như trong việcthực hiện các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật.

Trong các vụ án TCLDCN, Hội thâm nhân dân có thê là những cán bộ

chuyên trách làm công tác công đoàn ở Liên đoàn lao động của các địa

phương, công đoàn ngành hoặc cũng có thể là cán bộ đang công tác tại các cơquan quản lý chuyên môn Đó là những người vừa có kiến thức pháp lý, lạinăm bắt được nguyện vọng và thực tế đời sống của NLĐ cũng như tình hìnhsản xuất kinh doanh của NSDLĐ Trên cơ sở đó, việc xem xét, quyết định vềviệc giải quyết tranh chấp sẽ khách quan và chính xác hơn Khi tham gia xét

xử vụ án, Hội thắm nhân dân là một thành viên của hội đồng xét xử, có quyền

và nghĩa vụ như các thành viên khác theo quy định của pháp luật.

- Nguyên tắc bảo đảm có hiệu lực của bản án, quyết định của tòa án.Bản án, quyết định án về giải quyết TCLĐCN có hiệu lực pháp luật phải được

các bên nghiêm chỉnh thi hành Tòa án được giao nhiệm vụ thi hành bản án,

quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó.Tòa án có quyên yêu cầu cơ quan thi hành án thông báo tiến độ, kết quả thihành bản án, quyết định của tòa án Nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyên và lợi

ích của các bên TCLĐCN.

- Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giảiquyết TCLĐCN Trong quá trình tòa án giải quyết TCLĐCN băng tòa án,Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật đốivới tất cả các giai đoạn, các hoạt động t6 tung, nhằm kip thời phát hiện những

vi phạm pháp luật trong quá trình tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng Cuthé về các van dé: tuân thủ pháp luật, đảm bảo thực hiện các quyên và sự bìnhđăng của các đương sự, những khía cạnh liên quan đến chuyên môn, nghiệp

vụ của những người tiên hành tô tụng

Trang 40

Trong quá trình giải quyết TCLĐCN, quyên tự định đoạt của các bênđược tôn trọng, trách nhiệm chứng minh của các đương sự được dé cao nêncần thiết hạn chế tối đa sự can thiệp của các cơ quan công quyền vào quátrình giải quyết tranh chấp Chính vì vậy, BLTTDS năm 2015 đã thu hẹpphạm vi tham gia của Viện kiểm sát trong giải quyết TCLĐCN hơn so với

trước đây.

- Nguyên tắc bảo đảm quyên tranh luận trong giải quyết tranh chấp laođộng cá nhân Việc phán quyết của tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quảtranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ýkiến của kiểm sát viên nguyên đơn, bị đơn và những người có quyên, lợiích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyếtphục và trong thời hạn pháp luật quy định Các cơ quan, tô chức có thâmquyên có trách nhiệm tạo điều kiện dé luật sư tham gia vào quá trình tố tụng:nghiên cứu hồ sơ, tranh luận dân chủ tại phiên tòa, nhằm bảo đảm quyền và

lợi ích các bên.

Đề thực hiện nhiệm vụ này, BLTTDS năm 2015 đã có nhiều quy định

dé cao vai trò của đương sự trong việc xác định sự thật khách quan của vụ áncũng như các quy định bảo đảm cho các bên đương sự bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của mình như nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh,nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự, các quy định về quyền và

nghĩa vụ của đương sự

- Nguyên tắc bảo đảm quyên khiếu nại, tố cáo trong tô tung dân sự KhiTAND giải quyết TCLDCN, nếu co quan, tô chức, cá nhân có thâm quyền cóhành vi, quyết định trái pháp luật thì cá nhân, t6 chức, co quan có quyền khiếunại, tố cáo với chủ thé có thẩm quyền Nguyên tắc này cụ thé hóa và bảo damquyền của NLĐ, đơn vị sử dụng lao động đã được quy định trong Hiến pháp

năm 2013.

Ngày đăng: 29/04/2024, 12:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.1) Hình sự : - Luận văn thạc sĩ luật học: Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng tòa án và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân quận 2, thành phố Hồ Chí Minh
1.1 Hình sự : (Trang 86)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w