1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc tại Việt Nam

80 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài Vụ Việc Tại Việt Nam
Tác giả Tran Thị Thắm
Người hướng dẫn PGS.TS. Tran Ngọc Dũng
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 44,86 MB

Nội dung

DANH MUC CAC TU VIET TATLOI NOI DAU | Chương 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE PHÁP LUẬT 7 GIẢI QUYET TRANH CHAP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI VỤ VIỆC TẠI VIỆT NAM Khái niệm, bản chất của trọng tà

Trang 1

TRAN THỊ THAM

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số : 60 38 01 07

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRAN NGỌC DUNG

HÀ NỘI - Tháng 2/2013

Trang 2

Trước hết, em xin trân trong bày tỏ lòng biết ơn đến các Thay giáo,

cô giáo trong Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa sau Đại học, Khoapháp luật Kinh tế, các phòng, ban, thư viện trong và ngoài trường đã tạođiều kiện cho em trong suốt quá trình làm luận văn

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo

- PGS.TS Tran Ngọc Dũng đã tận tình động viên, hướng dan và giúp đỡ

em hoàn thành luận văn.

Tac giả luận văn

Tran Thị Thắm

Trang 3

lôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn nay là do tôithực hiện dưới sự hướng dan trực tiếp của thay giáo - PGS.TS TranNgọc Dũng Mọi tham khảo ding trong luận văn đếu được trích dan rõràng tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố Các số liệunêu trong luận văn là trung thực Kết quả nghiên cứu của luận văn chưatừng được ai công bố trong bat kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Tran Thị Thắm

Trang 4

DANH MUC CAC TU VIET TAT

LOI NOI DAU |

Chương 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE PHÁP LUẬT 7

GIẢI QUYET TRANH CHAP THƯƠNG MẠI BẰNG

TRỌNG TÀI VỤ VIỆC TẠI VIỆT NAM

Khái niệm, bản chất của trọng tài vụ việc trong giải quyết các 7

tranh chấp thương mại

Hệ thống pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng 15trọng tài vụ việc ở Việt Nam - Quá trình hình thành và phát

Quy định về thành lập hội đồng trọng tài vụ việc và sự hỗ trợ 36của Tòa án trong việc thành lập hội đồng trọng tài vụ việc

44Quy định về đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc và thi hành

phán quyết của trọng tài vụ việc

Trang 5

3.2.

Chuong 3: YEU CAU VA GIAI PHAP HOAN THIEN CAC

QUY DINH VE GIAI QUYET TRANH CHAP THUONG

MAI BANG TRONG TAI VU VIEC O VIET NAM

Yêu cầu đối với việc hoàn thiện các quy định về giải quyết

tranh chấp thương mại băng trọng tài vụ việc ở Việt Nam

Một số giải pháp hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh

chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc ở Việt Nam

Trang 6

Gia tri gia tăng

Luat trong tai thuong mai

Pháp lệnh trọng tài thương mai

Tòa án nhân dân

Trọng tài thương mại

Trọng tài vụ việc

Xã hội chủ nghĩa

Trang 7

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Năm 1986, Nghị quyết Dai hội VI của Dang dé ra đường lối đổi mới.Nền kinh tế nước ta chuyên từ cơ chế quản lý tập trung, bao cấp sang nềnkinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phan, vận hành theo cơ chế thị trường

có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Sự chuyên đổi

tư duy kinh tế có ý nghĩa lớn lao này đã đặt nền móng cho sự phát triển, tăngtrưởng kinh tế liên tục của nước ta hơn 25 năm qua Từ khi chúng ta thực hiệnchính sách mở cửa, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 100 nước

trên thé giới, ký kết hàng loạt hiệp định thương mại song phương va đa

phương trong đó tiêu biểu là Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, Hiệp định vềbuôn bán hàng dệt may Việt Nam - EU, Hiệp định về khu vực mậu dịch tự doAFTA Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN, tham gia tô chức kinh

tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác kinh tế Á - Âu

(ASEM), thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Bối cảnh đó

đặt ra cho Việt Nam cơ hội dé phát triển nhưng cũng không ít thách thức màchúng ta phải đối mặt, đặc biệt là việc giải quyết các tranh chấp thương mai

Vì vậy, việc xây dựng các cơ chế tài phán đa dang, phù hợp với đặc điểm củahoạt động thương mại và đáp ứng nhu cầu của các bên là vấn đề có ý nghĩa

đặc biệt quan trọng.

Khi xảy ra tranh chấp, các bên có thể lựa chọn các phương thức giải

quyết như thương lượng, hoà giải, toà án và trọng tài Thương lượng hay hoà

giải thành công không có hiệu lực cưỡng chế Hoà giải Tại toà án mới có hiệulực cưỡng chế thi hành Trên thực tế, Toà án là cơ quan có đủ chức năng đểban hành phán quyết có tính pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp nói chung

Song, dé phù hợp với đặc tinh gay gắt, phức tạp va song phăng của các hoạtđộng thương mại, bên cạnh Toà án còn có những phương thức giải quyếttranh chấp khác có hiệu quả hơn Một trong những phương thức đó là trọng

Trang 8

những nước có nền kinh tế thị trường phát triển Tại Việt Nam, phương thức

giải quyết tranh chấp băng trong tài gop phan tích cực vào việc giải quyếtnhanh chóng, kịp thời các tranh chấp trong hoạt động thương mại Pháp luật

Việt Nam điều chỉnh lĩnh vực này đang từng bước được hoàn thiện theo

hướng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và các cam kết của Nhà nước takhi tham gia các điều ước quốc tế Tuy nhiên, pháp luật giải quyết các vụtranh chấp còn có nhiều quy định chưa rõ ràng, chưa dự liệu được hết các

trường hợp xảy ra trên thực tế, đặc biệt khi các bên lựa chọn trọng tài vụ viéc

Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật trọng tài, đặc biệt là quy định rõ ràng vềtrọng tài vụ việc là công việc cấp thiết để các bên có thể tin tưởng và lựa chọn

trọng tài vụ việc trong giải quyết tranh chấp thương mại

Để đáp ứng yêu cầu nói trên, tác giả đã chọn van đề: “Gidi quyết tranhchấp thương mại bằng trọng tài vụ việc tại Việt Nam” làm đề tài luận văn

Thạc sĩ Luật học với mong muốn góp một phan nhỏ vào việc tiếp tục hoàn

thiện các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại băng

trọng tài vụ việc nói riêng và hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp

kinh tế nói chung

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài là vẫn đề có tính thời

sự cao được các doanh nghiệp rất quan tâm Do vậy, từ trước tới nay cókhông ít các công trình nghiên cứu về van dé này Có thé chia các công trìnhnghiên cứu về giải quyết tranh chấp thương mại băng trọng tài thành hainhóm lớn sau:

- Nhóm các luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ Luật học: Ở nhóm này

có thé ké ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Giải quyết tranh

chấp kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam” của tác giả ĐàoVăn Hội (Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003),

Trang 9

Nội, 2004), “Hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại của trọng tài và

tòa án ở Việt Nam hiện nay - nhìn từ góc độ so sánh” của tac giả Nguyễn Thị

Thu Hoài (Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2011),

“Những vấn dé lý luận và thực tiễn về thẩm quyên giải quyết tranh chấp củatrọng tài thương mai” của tác giả Lê Thị Nhàn (Luan văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Ha Nội, 2011) Nhìn chung các công trình trên đãnghiên cứu về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài quy chế và

trọng tài vụ việc, nhưng chủ yêu là nghiên cứu hình thức giải quyết các tranhchấp thương mại bằng trọng tài quy chế mà chưa đi sâu nghiên cứu những vấn

dé liên quan đến trọng tai vụ việc

- Nhóm các bài bao, tap chi chuyên ngành Luật: Cac công trìnhnghiên cứu thuộc nhóm này chủ yếu được công bố trên các tạp chí như Tạpchí Tòa án nhân dân, Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chíNghiên cứu lập pháp, Tạp chí Khoa học pháp lý, Tạp chí Luật học Trong

đó phải ké đến bài viết của tác giả Phan Thông Anh với nhan đề: “Giải quyếtbang trọng tai adhoc ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp ”, Tạp chí Nghiêncứu lập pháp, 2011; “Giải guyết tranh chap bằng phương thức trọng tài ở

Việt Nam” của tac giả Đỗ Văn Đại, tạp chí Khoa học pháp lý, 2007; “Thẩmquyên của hội động trọng tài và vai trò của Tòa án trong qua trình to tụng

trọng tai”, của tác giả Dao Trí Úc, Tạp chí Kinh tế - Luật, 2010; “Giải guyếttranh chấp bằng trọng tài và cơ chế hỗ trợ của tòa án” của tác giả Bạch Thị

Lệ Thoa, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử ngày 11/8/2009 Các bài viếtthuộc nhóm này, ngoài việc nghiên cứu phương thức giải quyết tranh chấpbang trong tài quy chế, cũng đã dé cập tới trọng tài vụ việc, nhưng chưa

nghiên cứu sâu sắc, toàn diện việc giải quyết tranh chấp băng trọng tài vụ việc

ở nước ta.

Trang 10

trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu, đầy đủ và có

hệ thống vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc ởViệt Nam Do vậy, đề tài và nội dung của luận văn này hoàn toàn không trùnglặp về mặt nội dung với các công trình nghiên cứu nêu trên

3 Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn

về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc Tác giả luận văn

đi sâu nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật về trọng tài vụ việc

theo Luật Trọng tài Thương mại (2010), so sánh với pháp luật nước ngoài;

nghiên cứu thực trạng giải quyết tranh chấp thương mai bang trọng tai vụ việc

ở nước ta, đưa ra yêu cầu và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luậttrọng tài vụ việc, đồng thời nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp thươngmại băng trọng tài vụ việc trên thực tế

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Tác giả luận văn sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ

nghĩa Mac - Lénin, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chi

Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước vàpháp luật.

Tác giả luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thé, như:phương pháp phân tích, so sánh, chứng minh, diễn giải, lịch sử, thống kê, quynạp để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

5.1 Mục đích nghiên cứu của luận văn

Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất một số giải pháp nhằm

hoàn thiện các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng

trọng tài vụ việc ở Việt Nam và một sô giải pháp nhăm nâng cao hoạt động

Trang 11

5.2 Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài này là trình bày một cách có hệthống và phân tích, chứng minh một cách có căn cứ các quy định của phápluật hiện hành trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài

vụ việc dé thấy được quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện từng bướccác chế định về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vụ việc ở nước ta

Tác giả luận văn cũng trình bày những ưu điểm, thành công của chế

định pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại băng trọng tài vụ việc,đồng thời cũng chỉ ra những nhược điểm, bất cập, hạn chế của các quy địnhpháp lý hiện hành giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc

Từ đó, tác giả luận văn trình bày yêu cầu và giải pháp cụ thể nhằmhoàn thiện chế định pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại băng trọng tài

vụ việc cũng như các giải pháp dé thực thi có hiệu qua các quy định của pháp

luật trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp thương mai bang trọng tài vụ việctrong thực tiến

6 Những đóng góp mới của luận văn

Nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của phápluật giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc, kết quả nghiêncứu của đề tài sẽ mang lại những đóng góp mới về khoa học pháp lý như sau:

- Nghiên cứu vai trò của trọng tài vụ việc với tư cách là phương thứcgiải quyết tranh chấp bên cạnh trọng tài quy chế, từ đó chỉ ra được những ưuđiểm nổi bật của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bang trọng tài

VỤ VIỆC.

- Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh

chấp thương mại băng trọng tài vụ việc được quy định trong Luật Trọng tài

Thương mại (2010) có so sánh với pháp luật nước ngoài về trọng tài vụ việc

Trang 12

- Trên cơ sở luận cứ khoa học và thực tiễn, tác giả luận văn đưa ra các

yêu cầu và giải pháp cụ thé nhăm hoàn thiện pháp luật về trong tài vụ việc vànâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại

bang trọng tài vụ việc

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, luậnvăn được kết câu thành ba chương, bao gồm:

Chương 1: Một số van dé lý luận về pháp luật giải quyết tranh chấp

thương mại bằng trọng tài vụ việc tại Việt Nam

Chương 2: Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng

trọng tài vụ việc tại Việt Nam.

Chương 3: Yêu cau và giải pháp hoàn thiện các quy định về giải quyếttranh chấp thương mại bang trọng tài vụ việc tại Việt Nam

Trang 13

TRANH CHAP THUONG MAI BANG TRONG TAI VU VIEC

TAI VIET NAM

1.1 Khái niệm, ban chat của trong tài vụ việc trong giải quyếtcác tranh chấp thương mại

1.1.1 Khai niệm trọng tài vụ việc

Có nhiều cách diễn đạt khác nhau về thuật ngữ “Trọng tài vụ việc”

(TTVV) TTVV có thé được hiểu là hình thức trọng tài được lập ra theo yêu

cầu của các đương sự để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thé và tự giải thé khitranh chap đó đã được giải quyết TTVV có nghĩa là trọng tài không nhất thiếtđược tiến hành theo quy tắc của một tổ chức trọng tài thường trực Các bênkhông bắt buộc phải tiến hành trọng tài theo quy tắc của một tô chức trọng tàithường trực Họ có thể tự quy định quy tắc tố tụng riêng Nói cách khác,

TTVV là trọng tài tự tiễn hành [13]

Giáo trình Luật Thương mại của Trường Đại học Luật Hà Nội địnhnghĩa “TTVV là phương thức trọng tai do các bên tranh chấp thỏa thuậnthành lập để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng tài sẽ tự chấmdit ton tại khi giải quyết xong vụ tranh chấp” [L5, tr 446]

Trọng tải vụ việc (trọng tài Ad-hoc) là loại hình trọng tài không có cơquan thường trực, do các bên tranh chấp lập ra dé giải quyết vẫn dé mà họ yêucầu Trọng tài Ad-hoc không có quy chế hoạt động riêng và khi giải quyết van

đề xong thì giải tán [4, tr 24]

Như vậy, có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về TTVV, tuy

nhiên trong khoa học pháp lý, TTVV được xem xét dưới hai góc độ: Là một

hình thức giải quyết tranh chấp (hình thức trọng tài) và là cơ quan giải quyết

tranh chấp (tổ chức trọng tài)

Trang 14

độc lập với các bên tranh chấp, xem xét và đưa ra phán quyết về vụ việc buộccác bên tranh chấp phải thi hành TTVV chỉ được thành lập khi phát sinhtranh chấp và tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp Cũnggiống như trọng tài thường trực, cơ chế giải quyết tranh chấp của TTVV là sựkết hợp giữa hai yếu tố: thỏa thuận và tài phán.

Các bên muốn giải quyết tranh chấp bằng TTVV phải có thỏa thuậntrọng tài Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận của các bên có liên quan đưa

tranh chấp đã hoặc có thể sẽ xảy ra để giải quyết tranh chấp thông qua

phương thức TTVV Thông qua thỏa thuận TTVV, các bên gián tiếp thỏathuận khước từ thẩm quyền xét xử của Tòa án Như vậy, yếu tố cơ bản nhấttrong phương thức trọng tài phải là yếu tô thỏa thuận Nếu không có thỏathuận trọng tài, sẽ không có hoạt động trọng tài Thỏa thuận trọng tài có thể làmột điều khoản của hợp đồng (điều khoản trọng tài) hay thé hiện trong một

văn bản riêng (hiệp định trọng tài, phụ lục trọng tài ) Quan điểm chung củagiới trọng tài học quốc tế (mà hiện nay đã được cụ thể hóa thành các quy định

trong pháp luật về trọng tài của nhiều quốc gia) là điều khoản trọng tài độc lậpvới hợp đồng chính, sự vô hiệu của hợp đồng chính không tự động làm vôhiệu điều khoản trọng tài

Cũng giống như Tòa án, việc giải quyết tranh chấp qua trọng tài thường

trực hay trọng tài vụ việc đều mang tính chất tài phán Tuy nhiên, tính tài

phán trong giải quyết tranh chấp của trọng tài và Tòa án có sự khác biệt cơ

bản là:

Thứ nhất, nêu Tòa án là cơ quan đại diện cho “quyền lực công” nhândanh Nhà nước ra phán quyết có tính bắt buộc đối với các đương sự thì Trọngtài là một tô chức phi Chính phủ, là một “Toa án tư” nhân danh ý chí của các

bên tranh chấp để giải quyết

Trang 15

mang tính tài phán khi được Nhà nước hỗ trợ thi hành “Đặc điểm cơ bản của

cơ chế giải quyết tranh chấp bang trọng tài là sự kết hop hai yếu tô thỏathuận và tài phan Cụ thể, thỏa thuận làm tiền dé cho phán quyết và không thé

có phan quyết thoát ly những yếu tô đã được thỏa thuận Do vậy, vì bất kỳ lý

do gi, nếu một tổ chức trọng tài đưa ra một phan quyết nào đó mà không dựatrên cơ sở sự thỏa thuận giữa các bên thì đó hoàn toàn không phải là mộtphán quyết trọng tài theo đúng nghĩa của nó ” [9, tr.472]

Như vậy, sự thỏa thuận và tài phán làm nên tính hai mặt của trọng tài.

Chính tính hai mặt này tạo nên tính khác biệt của hình thức giải quyết tranh

chấp bằng con đường trọng tài so với các hình thức giải quyết tranh chấpkhác.

* Trọng tài vụ việc với tư cách là một cơ quan giải quyết tranh chấp:TTVV được định nghĩa là: Cơ quan xét xử do các bên đương sự thỏa thuận,thành lập để giải quyết tranh chấp giữa các đương sự đó Thành phan trọng tai

do các bên đương sự thỏa thuận quyết định

Trọng tài là một t6 chức xã hội nghề nghiệp, không nhân danh quyền

lực nhà nước, tôn trọng toi da quyén tự định đoạt của đương sự Do đó, phanquyết trọng tài không đương nhiên được cưỡng chế thi hành nếu không có sự

hỗ trợ từ phía cơ quan tư pháp

Trọng tài có đội ngũ trọng tài viên không những am hiểu pháp luật màcòn am hiểu hoạt động kinh doanh Các trọng tài viên, ngoài việc đáp ứng các

tiêu chuẩn, còn phải công tâm, vô tư, khách quan Đương sự có thể lựa chọn

trọng tài viên trong hoặc ngoài danh sách của các trung tâm trọng tài để giảiquyết tranh chấp cho mình

Trọng tài là một tổ chức phi Chính phủ, hoạt động trên cơ sở lấy thu bù

chi, không nhận được sự hỗ trợ vật chất ban đầu từ Nhà nước, do vậy đã gặprât nhiêu khó khăn Trọng tài cân phải tạo được niêm tin đôi với các nhà kinh

Trang 16

doanh bằng chính các ưu điểm của mình mà các phương thức giải quyết tranhchấp khác không có, như: giải quyết nhanh chóng, dut điểm, bảo vệ được bímật kinh doanh, thủ tục đơn giản, gọn nhẹ Đặc biệt, với sự ra đời của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003 (PUT TM), sau đó là Luật Trọng tàiThương mại năm 2010 (LTTTM), phán quyết của trọng tài trong nước đượccưỡng chế thi hành mà không phải thông qua thủ tục công nhận của Tòa án.

Tham khảo kinh nghiệm lập pháp của 80 quốc gia trên thé giới cho thay

hầu hết các quốc gia đều có những đạo luật (Trung Quốc, Singapore, lan, Hoa Kỳ, Anh ) hoặc quyền luật trong các bộ luật tố tụng dân sự (Đức,

Thái-Nhật, Pháp) với tên gọi là Luật Trọng tài, không phân biệt tranh chấp dân sự

2, LTTTM cũng giới hạn thâm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài gồm

tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; hoặc tranh chấpgiữa các bên mà ít nhất một bên có hoạt động thương mại; hoặc tranh chấpgiữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài Như vậy,pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận trọng tài với tư cách là một hình thức, một

cơ quan giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại chứ

không giải quyết các tranh chấp dân sự theo nghĩa rộng như cách ghi nhận của

pháp luật nhiều quốc gia

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức TTVV là hình

thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của các trọng tài viên, với tư

cách là bên thứ ba độc lập do các bên tranh chấp thỏa thuận lập ra, nhằm

cham dứt mâu thuần, xung đột băng việc đưa ra phán quyết buộc các bên

tranh chấp phải thi hành

1.1.2 Bản chất của trọng tài vụ việc

Trang 17

Bản chất của TTVV được thé hiện qua các đặc trưng cơ bản sau đây:Thứ nhất, TTVV chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và chấmdirt hoạt động (tự giải thể) khi giải quyết xong tranh chấp.

Nếu như Trọng tài thường trực có trụ sở riêng, hoạt động theo quy tắcđịnh sẵn thì tính chất “vụ việc” hay “lâm thời” của hình thức TTVV thể hiện

ở chỗ Trọng tài chi được thành lập theo thỏa thuận của các bên tranh chấp dégiải quyết vụ tranh chấp cụ thê giữa các bên Tổ chức trọng tài này chỉ tồn tại

và hoạt động trong thời gian giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên Khi giảiquyết xong vụ tranh chấp, Trọng tài tự cham dứt hoạt động Đặc trưng này théhiện sự linh hoạt, chủ động của các bên khi giải quyết tranh chấp

Thứ hai, TTVV không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều

hành (vi chỉ được thành lập dé giải quyết vụ tranh chấp theo sự thỏa thuận của

các bên) và không có danh sách trọng tài viên riêng.

Trọng tài viên được các bên lựa chọn hoặc được chỉ định có thể làngười có tên trong hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất cứ trung tâm

trọng tài nào Đây cũng chính là ưu điểm lớn của tổ chức trọng tài này vì các

bên có nhiều cơ hội lựa chọn được trọng tài viên có sự am hiểu sâu sắc về lĩnhvực đang xây ra tranh chấp Từ đó, tạo điều kiện dé các bên có thé giải quyết

vụ tranh chấp một cách nhanh chóng mà không tốn nhiều thời gian, tiền của

Thứ ba, TTVV không có quy tắc tố tụng có sẵn dành riêng cho minh

Trọng tài vụ việc chỉ được các bên thành lập khi phát sinh tranh chấp

nên quy tắc tố tụng dé giải quyết vụ tranh chấp phải được các bên thỏa thuận

xây dựng Tuy nhiên, để tránh lãng phí thời gian cũng như công sức đầu tư

vào việc xây dựng quy tắc t6 tung, các bên tranh chấp có thé thỏa thuận lựa

chọn bat kỳ một quy tac tố tung phổ biến nào, mà thông thường là quy tắc tốtụng của trung tâm trọng tài có uy tín ở trong nước và quốc tế

Như vậy, TTVV là hình thức tô chức đơn giản, khá linh hoạt và mềmdẻo về phương thức hoạt động nên phù hợp với tranh chấp ít tình tiết phứctạp, can giải quyết nhanh chóng Các bên tranh chap có kiến thức và hiểu biết

Trang 18

pháp luật cũng như có kinh nghiệm tranh tụng Tuy nhiên, trên thực tế, số

lượng các vụ tranh chấp được giải quyết thông qua hình thức TTVV trong

thời gian qua không nhiều

1.1.3 Uu điểm và hạn chế của trọng tài vụ việc

* Uu điểm:

Trọng tài vốn phố biến và được sử dụng rộng rãi trong thương maiquốc tế bởi có nhiều tính ưu việt, đáp ứng được nhu cầu của các doanh

nghiệp Lợi thế đầu tiên khi doanh nghiệp lựa chọn hình thức giải quyết tranh

chấp này là thủ tục tố tụng linh hoạt Đây là một trong những tiêu chí mà các

doanh nghiệp thường quan tâm khi lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp.Luật Trọng tài các nước quy định thủ tục tố tụng trọng tài rất đơn giản, chủ

yếu dựa trên thỏa thuận của các bên So với trọng tài thường trực, trọng tài vụviệc có một số ưu điểm sau đây:

Ưu điểm cơ bản của hình thức TTVV là quyền tự định đoạt của các bênrất lớn Thủ tục giải quyết của TTVV hoàn toàn do các bên tự thỏa thuận cho

riêng họ và các trọng tài viên phải tuân theo Điều này đòi hỏi sự hợp tác của

các bên đề thực hiện một cách đầy đủ, hiệu quả và tốn nhiều thời gian vì cácbên phải thỏa thuận chỉ tiết về việc tiến hành quá trình tố tụng

Bên cạnh đó, việc tiến hành giải quyết tranh chấp thương mại bằngTTVV có chỉ phí thấp và thời gian giải quyết nhanh Với việc lựa chọn hìnhthức trọng tài này, các bên sẽ không phải trả thêm các khoản chi phí hành chính cho các trung tâm trọng tài (thông thường khoản chi phí này khôngnhỏ) Ví dụ, theo Quy tắc tố tụng của Tòa án Trọng tài quốc tế ICC, khi nộpđơn kiện, nguyên đơn phải nộp một khoản phí đăng ký là 2.500 USD và

khoản phí này sẽ không được hoàn lại trong bất kỳ điều kiện nào Mức phíhành chính tối da mà ICC yêu cầu các bên phải nộp có thể lên tới 75.800 USD(Biểu phí tôn và các chi phí trọng tài cua ICC có hiệu lực từ ngày 1/1/1998)

Theo Quy tắc Tố tụng của Viện Trọng tài Stockhoml Thụy Điền, khi nộp đơn

Trang 19

kiện, nguyên đơn cũng phải nộp một khoản phí đăng ký là 1.500 Euro và

khoản phí này sẽ không được hoàn lại trong bất kỳ trường hợp nào

Đối với TTVV quyền lựa chọn trọng tài viên của các bên đương sựkhông bị giới hạn bởi danh sách trọng tài viên sẵn có như hình thức trọng tài

thường trực Các bên có thé lựa chọn bất ky trọng tai viên nào trong hoặcngoài danh sách trọng tài viên của bất cứ trung tâm trọng tài nào Điều nàytạo điều kiện thuận lợi cho các bên lựa chọn được trọng tài viên am hiểu vấn

đề đang tranh chấp, từ đó có thể giải quyết nhanh chóng, dứt điểm các tranhchấp

Các bên tranh chấp có quyên rộng rãi trong việc xác định quy tắc tốtụng giải quyết tranh chấp giữa các bên Khi lựa chọn TTVV các bên tranhchấp có thé cùng nhau thỏa thuận xây dựng một quy tắc tố tụng riêng dé giải

quyết vụ tranh chấp của họ Nhưng để rút ngắn thời gian giải quyết tranhchấp, các bên có thé thỏa thuận lựa chọn một quy tắc tố tụng của trung tâmtrọng tài nào mà họ cho là phù hợp nhất Trong khi đó, ở hình thức trọng tàithường trực, các bên chủ yếu chịu ràng buộc bởi quy tắc tố tụng của trung tâmtrọng tài mà các bên đã lựa chọn.

Theo ông Trần Hữu Huỳnh - Trưởng Ban pháp chế Phòng Thương mại

và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): “Trong thực tế có ba hình thức xây dựngmột quy tắc tô tung cho TTVV: Thứ nhất, các bên cùng thỏa thuận thành lập

một số quy tắc tô tụng riêng áp dụng cho vụ kiện; Thứ hai, các bên có thể

chọn một quy tắc tô tụng trọng tài săn có của các tổ chức quốc tế (hoặc khuvực) dé áp dung; Thứ ba, các bên trong trọng tài vụ việc có thé chọn quy tắc

to tụng của một tô chức trọng tài khác để áp dụng, mặc dù điều này không cónghĩa là các bên muốn chọn trọng tài thường trực thay cho trọng tài vụ việc ”[16, tr.276].

Ngoài ra, đối với TTVV, các bên có thé thỏa thuận bỏ qua một số thủ

tục tố tụng không cần thiết để rút ngắn thời gian giải quyết vụ tranh chấp

* Hạn chê:

Trang 20

Bất cứ phương thức giải quyết tranh chấp nào cũng có những ưu điểm

và hạn chế nhất định Bên cạnh những ưu điểm đã nêu ở trên, so với trọng tảithường trực, TTVV có một số hạn chế như sau:

Nhược điểm lớn nhất của TTVV là phải phụ thuộc vào thiện chí củacác bên Nếu một bên không có thiện chí, quá trình tố tụng sẽ có nguy cơ bịtrì hoãn Nhiều khi không thê thành lập được Hội đồng Trọng tài (HĐTT) bởi

vì không có quy tắc tố tụng nào được áp dụng

Trong TTVV, không có tổ chức nào giám sát việc tiễn hành trọng tài vàgiám sát các trọng tài viên Vì vậy, kết quả phần lớn phụ thuộc vào việc tiễn

hành t6 tụng va khả năng kiểm soát quá trình tố tụng của các trọng tài viên

Cả trọng tài viên và các bên sẽ không có cơ hội nhận được sự ủng hộ và trợ

giúp đặc biệt từ một tổ chức trọng tài thường trực trong trường hợp phát sinh

sự kiện không dự kiến trước và trong trường hợp các trọng tài viên không thểgiải quyết được vụ việc Sự hỗ trợ duy nhất mà các bên có thé nhận được là từ

các Tòa án.

Do vậy, chỉ khi có tồn tại một HDTT và một quy tắc tố tụng cụ thể

được xác lập thì quá trình tố tụng mới có thé tiến hành được suôn sẻ nhưtrọng tài quy chế trong trường hợp một bên từ chối không tham gia vào quátrình tố tụng

Nhìn chung, TTVV là phương thức giải quyết tranh chấp có nhiều ưu

điểm so với trọng tải thường trực cũng như thương lượng, hòa giải và tư pháp

Vi vậy, trong tương lai, TTVV và trọng tài thường trực sẽ là phương thức giảiquyết tranh chấp cơ bản để giảm gánh nặng xét xử cho Tòa án Tuy nhiên,

không có một phương thức giải quyết tranh chấp nào hoàn hảo tuyệt đối

TTVV cũng không thê năm ngoài điều đó Vì thế, chúng ta nhìn nhận những

mặt tích cực nhưng cũng không bỏ qua những mặt hạn chế của TTVV dé tìmcách khắc phục và hoàn thiện TTVV Có thê nói, đối với các hạn chế đã phân

tích ở trên thì sự hỗ trợ của Tòa án đối với TTVV là sự trợ giúp vô cùng cầnthiết

Trang 21

1.2 Hệ thống pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằngTrọng tài vụ việc ở Việt Nam - Quá trình hình thành và phát triển

1.2.1 Hệ thông pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọngtài vụ việc ở Việt Nam

Hệ thống pháp luật về TTVV ở Việt Nam được quy định trong các vănbản pháp luật như: Bộ Luật tố tụng Dân sự (2005), Luật Trọng tài Thươngmại (2010), Luật Doanh nghiệp (2005), Luật Thương mại (2005), Bộ luật Hàng hải (2005), Luật Bảo vệ môi trường (2005), Luật Chứng khoán (2006),Luật Chuyển giao công nghệ (2006), Luật Sở hữu trí tuệ (2005), Luật Xâydựng (2003), Luật Thị hành án Dân sự (2008) Các Nghị định của Chính phủ

hướng dẫn thi hành luật về TTVV Các thông tư, chỉ thị của các Bộ hướngdẫn thi hành luật, nghị định về TTVV

Các quy định trong các văn bản pháp luật trên quy định về giải quyếttranh chấp băng hình thức trọng tài, các bên tranh chấp có thể lựa chọn hìnhthức trọng tài thường trực hoặc TTVV để giải quyết các tranh chấp LTTTMnăm 2010, ngoài các quy định chung về giải quyết tranh chấp bang trọng tai,

còn có một số quy định riêng cho hình thức trọng tài thường trực và TTVV

Các văn bản pháp luật này quy định về các nhóm vấn đề sau:

Thứ nhất, quy định về điều kiện giải quyết tranh chấp băng TTVV.Trọng tài muốn xem xét tranh chấp có thuộc thâm quyên giải quyết của trọng

tài hay không phải căn cứ vào các điều kiện mà pháp luật quy định Một tranh

chấp sẽ thuộc thâm quyền giải quyết của TTVV khi có hai điều kiện: Mét /à,

tranh chấp phải thuộc thâm quyên giải quyết của Trọng tài; Hai /d, giữa các

bên có tranh chấp phải có thỏa thuận trọng tài Điều 2, LTTTM (2010) quyđịnh cụ thé về các trường hợp thuộc thâm quyên giải quyết của trọng tải

LTTTM cũng quy định cụ thể về hình thức của thỏa thuận trọng tài (Điều 16),thỏa thuận trọng tài vô hiệu (Điều 18), thỏa thuận trọng tài không thực hiện

được (Điều 6) Ngoài các điều kiện giải quyết tranh chấp bằng TTVV đượcquy định trong LTTTM thì trong các luật khác cũng có quy định cho phép

Trang 22

Trọng tai giải quyết một số van dé, cụ thé: Luật Doanh nghiệp (Điều 170); Bộ

luật Hàng hải (Khoản 2, Điều 4); Luật Đầu tư (Điều 12); Luật Hàng không

Dân dụng Việt Nam (Điều 32, Điều 173) và trong một số luật chuyên ngànhkhác.

Thứ hai, quy định về thành lập Hội đồng TTVV và sự hỗ trợ của Tòa

án trong việc thành lập Hội đồng TTVV Khác với việc thành lập HDTT tạicác trung tâm trọng tài thì việc thành lập Hội đồng TTVV có một số quy định

riêng được quy định cụ thé trong LTTTM (Điều 30, Điều 39, Điều 41) Sự hỗ

trợ của Tòa án trong việc thành lập Hội đồng TTVV có vai trò rất quan trọng

Giải quyết tranh chấp bằng TTVV tôn trọng tối đa quyền tự định đoạt của các

bên Nhưng nếu các bên không đưa ra được thỏa thuận thích hợp về việc

thành lập HĐTT thì tố tung trọng tài cũng không thé thực hiện được Dé khắc

phục tinh trạng này, LTTTM quy định các công việc cu thé mà Tòa án hỗ trợ

để thành lập HĐTT, đó là: sự hỗ trợ của Tòa án trong việc chỉ định trọng tàiviên va Chủ tịch HDTT (Điều 41), sự hỗ trợ của Tòa án trong việc thay đôi

trọng tài viên (Điều 42)

Tht ba, quy định về đăng ky phán quyết TTVV và thi hành phán quyếtTTVV Quy định về đăng ký phán quyết TTVV là một quy định mới trongLTTTM (2010) và là một quy định bắt buộc nhằm tăng thêm uy tín cho phánquyết của TTVV thông qua con dấu của Tòa án (Điều 62) Phán quyết của

trọng tài là chung thâm nên ở Việt Nam phán quyết của trọng tài được thi

hành như các bản án, quyết định của Tòa án (Điều 67) LTTTM (2010) quyđịnh cụ thé về việc thi hành phán quyết trọng tài đã tạo niềm tin cho các

doanh nghiệp khi lựa chọn trọng tài để giải quyết các tranh chấp

1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về trọng tài vụ

việc ở Việt Nam

* Giai đoạn từ 1960 đến trước khi có PLTTTM năm 2003

Lịch sử phát triển của TTTM ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1960 cùngvới sự hình thành của cơ chế hợp đồng kinh tế Ngay sau khi Nghị định số

Trang 23

04/ND-TTg ngày 4/1/1960 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ tạmthời về chế độ hợp đồng kinh tế thì ngày 14/1/1960, Thủ tướng ban hành Nghịđịnh số 20/NĐ-TTg về việc tổ chức ngành Trọng tài kinh tế Theo Nghị địnhnày thì Trọng tài kinh tế được tô chức ở Trung ương, Khu (Khu Việt Bắc,Khu tự trị Tây Bắc), Bộ Sau đó được cải tổ theo cơ cấu: Trọng tai kinh téTrung ương, Bộ, Tinh, rồi lại cải tô theo dia giới hành chính là Trọng tài kinh

tế Trung ương, Tỉnh, Huyện (tương đương với cơ cấu tô chức của Tòa án).Chức năng của Trọng tài kinh tế nhà nước lúc bấy giờ là quản lý chế độ hợpđồng kinh tế; thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở thực hiện hợp đồng kinh

tế; xét xử các tổ chức kinh tế Có thé nói Trọng tài kinh tế nhà nước lúc baygiờ mang bản chất lưỡng tính (lẫn lộn giữa Tòa án và Trọng tài) nên nó khôngphải là hình thức TTTM theo đúng nghĩa (tổ chức phi chính phủ)

Phục vụ cho quan hệ với các nước trong khối XHCN, Uỷ ban Trọng tàiNgoại thương và Uy ban Trọng tài Hang hai đã được thành lập vào năm 1963

và 1964 Dé giải quyết tranh chấp giữa các doanh nghiệp nha nước với cácthực thể XHCN khác, một hệ thống “trọng tài kinh tế”, theo mô hình pháp

luật kinh tế của Liên Xô đã được thành lập từ quận, huyện, tỉnh, thành phó

đến trung ương Tên gọi của loại hình này có thể gây nhằm lẫn vì trên thực tếthi “trọng tai kinh tế” không thực sự là trọng tài Đó là một loại cơ quan hànhchính nhà nước để giải quyết các tranh chấp kinh tế giữa các doanh nghiệp

nha nước Hệ thống “trọng tài kinh tế” được huỷ bỏ vào năm 1994 và mộtnhánh mới trong hệ thống Toà án Nhân dân với tên gọi Toà Kinh tế được

thành lập ở cấp tỉnh và cấp trung ương dé giải quyết các “tranh chấp kinh tế”

là tranh chấp giữa các doanh nhân nhằm phân biệt với các tranh chấp dân sự

giữa các cá nhân Ngày 5/9/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị đinh số

116/ND-CP về tô chức và hoạt động của các tô chức trọng tài, cho phép thành

lập các “Trung tâm trọng tài kinh tế” Đây là tín hiệu đầu tiên nhằm thừa nhận

loại hình trọng tài theo ý nghĩa đã được thừa nhận trong ban án của Toa án Sài Gòn trước đây [6].

Trang 24

Đối với tổ chức trọng tài được thành lập theo Nghị định số 116/CP, cơchế thi hành quyết định trọng tài cũng không được đề cập đến Thậm chí, một

số quy định của Nghị định đã dé lại hậu quả xấu, trái han với nguyên tắc giảiquyết của Trọng tài Điều 31 của Nghị định số 116/CP quy định “7rongtrường hợp quyết định trọng tài không được một bên chấp hành thì bên kia cóquyên yêu cau Toà án nhân dân có thẩm quyên xét xử theo thủ tục giải quyếtcác vụ án kinh tế” Quy định này đã phá bỏ nguyên tắc giải quyết của Trọngtài là quyết định trọng tài có giá trị chung thâm, làm cho pháp luật trọng tàicủa Việt Nam hoàn toàn khác biệt với pháp luật trọng tài của các nước khác,

đồng thời làm triệt tiêu tính ưu việt của phương thức trọng tài là tính chungthâm [7] Trọng tài vốn được các bên ưu tiên lựa chọn bởi thủ tục đơn giản,linh hoạt, thời gian ngắn Trong khi đó, Nghị định số 116/CP đã đi ngược lại

nguyên tắc này, gây tốn kém thêm chi phí về thời gian và tiền bạc của cácbên.

Thực tiễn pháp lý của hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận

TTVV như là một hình thức không thể thiếu bên cạnh trọng tài quy chế Xuất

phát từ những ưu điểm như trên, hình thức trọng tài này được nhiều nhà kinh

doanh ưa chuộng Tuy nhiên, ở Việt Nam trong giai đoạn này các văn bản

pháp luật về trọng tài mới chỉ quy định cụ thể về trọng tài thường trực màchưa có quy định về việc áp dụng hình thức TTVV Mặc dù có một số văn

bản pháp luật thừa nhận quyền lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp băng

trọng tài do các bên thành lập như tại Điều 4, Điều 5 Bộ luật Hàng hải, Điều

122 Nghị định số 124/2000/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư nước

ngoài tại Việt Nam nhưng chưa có quy định cụ thê về việc áp dụng hình

thức trọng tài này như thế nào trên thực tế Đây có thể coi là một hạn chế rất

lớn trong lĩnh vực pháp luật trọng tai ở nước ta giai đoạn này [11, tr.61].

* Giai đoạn từ khi có PLTTTM năm 2003 đến nay

Ngày 25/2/2003, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnhTrọng tài Thương mại (có hiệu lực từ ngày 1/7/2003) khắc phục được những

Trang 25

hạn chế trên Sự ra đời của PLTTTM (2003) đã đánh dấu một bước tiễn mới

trong việc hình thành và hoàn thiện pháp luật về trọng tài tại Việt Nam, đáp

ứng nhu cầu lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của cộng đồngdoanh nghiệp TTVV lần đầu tiên được quy định tại PLTTTM một cách cụthé, rõ ràng về cách thức hình thành, quy trình tố tụng cũng như giá trị củaphán quyết và cơ chế bảo đảm thi hành quyết định của TTVV Trước khi banhành PLTTTM, hình thức TTVV mới chi được ghi nhận là một phương thứcgiải quyết tranh chấp mà chưa có bất kỳ quy định nào về cơ chế giải quyếttranh chấp bằng TTVV Bởi vậy, pháp luật về TTVV ở Việt Nam suốt thời

gian dài vẫn “dậm chân tại chỗ”, chỉ đến khi ban hành PLTTTM thì “diện

mạo” của TTVV ở Việt Nam mới được khắc họa rõ nét [5, tr 448]

Cũng giống như quy định của các nước có hệ thống pháp luật trọng tàihoàn thiện, Việt Nam thừa nhận hai hình thức trọng tài: trọng tài vụ việc(adhoc) và trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) Sự thừa nhận hai hìnhthức trọng tài là điểm đổi mới đáng kế trong nội dung của pháp luật về trọng

tài Trước ngày 01/7/2003, ở nước ta chỉ thừa nhận một hình thức trọng tài

duy nhất là trọng tài thường trực Đây là lần đầu tiên hình thức TTVV đượcthừa nhận chính thức trong một văn bản pháp luật quan trọng áp dụng giảiquyết tranh chấp trong quan hệ kinh tế trong nước và quan hệ kinh tế quốc tế.Quy định tại Điều 19, PLTTTM tạo điều kiện cho các bên tranh chấp toàn

quyên tự do lựa chon cho mình những người có hiểu biết pháp luật và chuyênmôn, có uy tín tham gia giải quyết tranh chấp

Nhìn chung, PLTTTM về cơ bản phù hợp với pháp luật và thông lệ

quốc tế trong việc điều chỉnh các vấn đề chủ yếu của trọng tài như: quy định

về hiệu lực của thoả thuận trọng tài, điều kiện trở thành trọng tài viên, vềTTVV, mở rộng thâm quyền chọn trọng tài viên, ghi nhận mối quan hệ giữaTrọng tai va Toa án bang một loạt các quy định cu thể, như: hỗ trợ thi hành

thoả thuận trọng tài, chỉ định trọng tài viên, giải quyết khiếu nại về thâmquyền của HĐTT, áp dụng biện pháp khan cấp tạm thời, giải quyết yêu cầu

Trang 26

huỷ quyết định trong tài, lưu trữ h6 sơ trọng tài v.v Thực tiễn áp dụng

PLTTTM trong hơn 6 năm cho thấy, tuy được đánh giá có nhiều điểm tiến bộ

cùng với sự xuất hiện của nhiều nhân tố mới (như: Việt Nam đã là thành viêncủa Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), với sự xuất hiện của các đạo luậtmới như Luật Thương mại năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005 ), nhưng một

số quy định của Pháp lệnh đã bộc lộ sự bat cập như: Tham quyền của Trọngtài còn hạn chế về phạm vi, hiệu lực pháp lý của phán quyết trọng tài không

rõ ràng, sự hỗ trợ của Toà án trong việc thu thập chứng cứ và áp dụng các

biện pháp khan cấp tạm thời là chưa hiệu quả; đội ngũ trọng tài viên ở trong

nước chưa phát triển, chưa đạt trình độ và uy tín bảo đảm sự tin cậy của cácbên tranh chấp, nhất là các bên nước ngoài [10] Ngày 17/6/2010, LTTTM

đã được Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 7 thông qua và chính thức có hiệu lực

từ ngày 01/01/2011, với mục tiêu khắc phục những bat cập đang ton tại vàtiếp cận những chuẩn mực quốc tế về TTTM, phù hợp hơn với những cam kếtquốc tế của Việt Nam LTTTM (2010) quy định rõ về các hình thức trọng tài

LTTTM sử dụng thuật ngữ “trọng tài quy chế” va “trọng tài vụ việc” dé chỉ

hai hình thức trọng tài được thừa nhận ở Việt Nam thay cho hai khái niệm cũ

là “trung tâm trọng tài” và “hội đồng trọng tài do các bên thỏa thuận thànhlập” Tên gọi mới này thê hiện rõ và đúng bản chất của hai hình thức trọng tàithương mại mà Việt Nam và nhiều nước trên thế giới thừa nhận [2, tr.10]

LTTTM (2010) được kỳ vọng là một hành lang pháp lý hoàn thiện nhất và là

động lực quan trọng cho sự phát triển của TTTM nói chung và TTVV nóiriêng trong giai đoạn hiện nay.

1.3 Các yếu tổ ảnh hưởng tới sự phát triển của trọng tài vụ việc vàpháp luật trọng tài vụ việc ở Việt Nam

Sự phát triển của TTVV ở Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như

sau:

Thứ nhất, ảnh hưởng của chế độ chính trị và trình độ phát triển kinh

Trang 27

Yếu tô đầu tiên có ảnh hưởng quyết định tới su ra đời của TTTM va

pháp luật về TTTM nói chung trong đó có TTVV là chế độ chính trị Điều

này thể hiện rõ nét ở chỗ: Trước đây, bản chất của trọng tài ở các nước xã hộichủ nghĩa (XHCN) và bản chất trọng tài ở các nước tư bản chủ nghĩa hoàntoàn khác nhau Ở các nước XHCN, Trọng tài là cơ quan tài phán nhà nước

Trong khi đó, ở các nước tư bản chủ nghĩa, trọng tài là tô chức tài phán tư

Như vậy, về thực chất, ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây không có trọngtài theo đúng nghĩa của nó.

Việt Nam, với mô hình một nước XHCN, trọng tai và pháp luật vềtrọng tài ở nước ta ra đời khá sớm Nhưng trọng tài với đúng nghĩa của nó (là

tổ chức phi Chính phủ) thì chỉ đến khi Nhà nước ta xây dựng nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa mới có điều kiện để phát triển Hình thức

TTVV cũng đã xuất hiện rất sớm nhưng pháp luật về TTVV mới chi được ghinhận từ khi có PLTTTM (2003).

Trong nên kinh tế tập trung bao cấp, các tô chức kinh tế chủ yếu thuộc

sở hữu nhà nước nên họ không có quyền tự do hợp đồng, không có quyền tự

do định đoạt các công việc của mình Hợp đồng kinh tế được ký kết là để thực

hiện các mệnh lệnh, nhiệm vụ kinh tế của Nhà nước chứ không xuất phát từ

nguyện vọng của nhà kinh doanh Do đó, tranh chấp cũng ít khi xảy ra hoặcnếu có xảy ra thì cũng chỉ giải quyết ở những cơ quan theo sự chỉ định của

Nhà nước, đó là Trọng tài Kinh tế Nhà nước hoặc Tòa án Điều này cũng giải

thích vì sao thời kỳ này không có các tổ chức trọng tài phi chính phủ Theo đóthì hình thức TTVV cũng chưa được ghi nhận trong pháp luật trọng tài ở nước

ta Khi Nhà nước ta thực hiện chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phầnkinh tế thì nhiều loại hình doanh nghiệp đã ra đời Các doanh nghiệp này hoạtđộng vì mục tiêu kinh doanh, thu lợi nhuận và cạnh tranh gay gắt với nhau

trên thị trường Vì thế, các tranh chấp cũng thường xuyên xảy ra và nhu cầugiải quyết tranh chấp một cách dứt điểm, hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo giữ

Trang 28

duoc méi quan hệ lâu dài được coi trọng hon bao giờ hết Điều này đã tạođiều kiện cho sự ra đời của TTTM ở Việt Nam với tư cách là cơ quan tài phản

tư và yêu cầu hoàn thiện về TTTM, trong đó có TTVV ở nước ta, trở thànhmột yêu cầu bức thiết hiện nay Do đó, có thé khang dinh rang, ché d6 chinhtrị, chế độ kinh tế có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự hình thành và phát

triển của pháp luật TTTM nói chung và TTVV nói riêng

Trình độ phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển

của TTTM Ở các giai đoạn phát trién khác nhau của nền kinh tế thì TTTM vàpháp luật TTTM cũng có sự phát triển khác nhau Kinh tế càng phát triển thì

hoạt động thương mại càng đa dạng, từ đó các tranh chấp xảy ra ngày càng

nhiều và phức tạp Điều này đòi hỏi phải có đội ngũ trọng tài viên giàu kinh

nghiệm, am hiểu pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế để giải quyết các

tranh chấp đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp Chính điều này là nguyênnhân thúc day sự phát triển của TTTM và pháp luật về TTTM ở mỗi quốc gia

Đó cũng là lý do tại sao cùng là nền kinh tế thị trường nhưng pháp luật TTTM

ở các nước có trình độ phát triển khác nhau là khác nhau Ngay trong mộtquốc gia, ở các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế thì sự phát triểncủa TTTM cũng khác nhau [5, tr 25, 26].

Ở Việt Nam, Trọng tài phi chính phủ và pháp luật TTTM chỉ ra đời khiNhà nước thực hiện công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ nền

kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nên kinh tế hàng hóa nhiều thành phan

theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Còn TTVV ra đời muộnhơn nhiều và chưa được các doanh nghiệp quan tâm lựa chọn Hiện nay, sốlượng các vụ việc được giải quyết bằng TTTM ở nước ta ngày càng nhiều

Chất lượng trọng tài ngày càng cao theo sự phát triển của nền kinh tế Tuy

nhiên, các vụ việc chủ yếu được giải quyết qua các Trung tâm trọng tài

(doanh nghiệp lựa chọn trọng tài quy chế để giải quyết tranh chấp), số lượng

các vụ việc năm sau thường cao hơn năm trước Điển hình như Trung tâmTrọng tài Quốc tế Việt Nam năm 2009 đã tiếp nhận và giải quyết 48 vụ, năm

Trang 29

2010 là 63 vụ, đến năm 2011 lên đến 83 vụ [14] Việc các doanh nghiệp ViệtNam đang có xu thế sử dụng TTTM để giải quyết tranh chấp ngày càng nhiều

đã chứng minh trình độ phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng đến hiệu quả

chất lượng của hoạt động trọng tài Đối với pháp luật điều chỉnh hoạt động

của TTVV thì sự phát triển biểu hiện ở chỗ: Trước đây pháp luật diéu chỉnh

các hoạt động của TTM là các nghị định và chưa có quy định về hình thứcTTVV Năm 2003, các nghị định được thay thế băng PLTTTM đã lần đầu

tiên ghi nhận hình thức giải quyết tranh chấp băng TTVV bên cạnh trọng tài

quy chế Hiện nay, TTTM được thống nhất điều chỉnh bằng LTTTM năm

2010 với nhiều nội dung được mở rộng phù hợp hơn với pháp luật quốc tế

Thứ hai, ảnh hưởng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với

Việt Nam là phải hình thành một hệ thống pháp luật về TTTM tương đồngvới pháp luật TTTM quốc tế, tạo điều kiện cho việc phát triển thương mạigiữa các quốc gia Đồng thời, việc các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào

Việt Nam trên nhiều lĩnh vực ngày càng phát triển đã tạo ra thực tiễn kinh

doanh sôi động nên các tranh chấp thương mại phát sinh ngày càng nhiều và

phức tạp hơn Quá trình hội nhập kinh té quốc té cũng tạo động lực cho hoạt

động giải quyết tranh chấp của TTTM ở nước ta ngày càng phát triển Đâycũng là xu thế tất yếu đối với các nước khi tham gia hội nhập Yêu cầu đặt ra

đối với pháp luật trọng tài của các nước là pháp luật về TTTM phải ngày cànghoàn thiện hơn, thống nhất với Luật mẫu về TTTM Quốc tế của UNCITRAL

Chính vì vậy, từ năm 1986 đến nay, Luật Trọng tài đã được ban hành ở nhiềunước, trong đó hầu hết các nước đều vận dụng các quy định của Luật mẫu

UNCITRAL Điển hình như: ở Thái Lan có Luật Trọng tài năm 1987; ởMalaysia có Luật Trọng tài 1952 (được sửa đổi năm 1972 và 1980); ởSingapore có Luật Trọng tài 1970 (được sửa đổi năm 1980); ở Philippines có

Luật về Trọng tài năm 1953; ở Trung Quốc có Luật Trọng tài năm 1995; ởCộng hoà Liên bang Nga có Luật Trọng tài thương mại quốc tế năm 1993

Trang 30

Hình thức TTVV đã được quy định từ rất sớm trong pháp luật trọng tài

ở nhiều nước trên thế giới Ở Việt Nam trước đây, hình thức TTVV chưađược ghi nhận trong các văn bản pháp luật về trọng tài Nhưng cùng với quátrình hội nhập kinh tế quốc tế, hình thức trọng tài này đã được ghi nhận lầnđầu tiên trong PLTTTM năm 2003 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 cónhiều quy định về TTVV hoàn thiện hơn Quy định này đã làm cho pháp luậttrọng tài Việt Nam khá tương đồng với pháp luật trọng tài của các nước trênthế giới Đây là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vàoViệt Nam yên tâm hơn trong việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp

Như vậy, cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thì sự ra đời vàphát triển của pháp luật TTTM nói chung và TTVV nói riêng ở nước ta ngàycàng phù hợp hơn với pháp luật về trọng tài của các nước trên thế giới Đây

cũng là một yêu cầu tất yếu khách quan khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chứcThương mại Thế giới WTO

Thứ ba, nhận thức của các chủ thể kinh doanh về trọng tài vụ việcCác chủ thể kinh doanh chính là những người trực tiếp lựa chọn, sửdụng TTVV trong việc giải quyết các tranh chấp của mình Nếu các chủ thé

kinh doanh không biết đến, không tin tưởng lựa chọn trọng tải thì hoạt động

trọng tài không thê phát triển được Ở Việt Nam, nhất là những năm gần đây,TTTM đã có bước phát triển nhất định, nhưng so với các nước trên thé giới

thì TTTM Việt Nam vẫn chưa có một chỗ đứng xứng đáng, TTVV lại càng

chưa được chú ý tới Điều này một phần là do các chủ thê kinh doanh chưa cónhận thức đúng dan về phương thức giải quyết tranh chấp này Có doanhnghiệp chưa từng biết đến pháp luật về TTTM và cơ chế giải quyết tranh chấp

băng TTTM nói chung cũng như TTVV nói riêng Có doanh nghiệp biết đến

TTVV nhưng còn sơ sài Đặc biệt, có doanh nghiệp biết rõ về TTTM nhưng

lại không tin tưởng vào phương thức giải quyết tranh chấp này Ở nước ta, các

thương nhân cũng như các doanh nghiệp chưa chú ý đến hình thức TTVVtrong giải quyết tranh chấp Chỉ khi doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn hình

Trang 31

thức trọng tài này thì doanh nghiệp Việt Nam mới phải thực hiện theo dé giữ

mối quan hệ làm ăn lâu dài

Dé TTTM, trong đó có TTVV, thực sự có chỗ đứng thích hợp cũng như

hoạt động được hiệu quả thì nhận thức của các chủ thể kinh doanh phải thực

sự thay đôi LTTTM năm 2010 có một nhiệm vụ quan trọng là làm thay đôi

nhận thức của các thương nhân về TTTM Chủ trương khuyến khích các bên

sử dụng trọng tài, trong đó có TTVV, trong giải quyết các tranh chấp giữa cácbên trước hết xuất phát từ nhu cầu của các chủ thé kinh doanh, các thé nhân

và pháp nhân muốn giải quyết vụ việc của mình một cách thuận lợi, nhanhchóng và có hiệu quả Các chủ thể kinh doanh sử dụng phương thức giải

quyết tranh chấp thương mại bằng TTVV không chỉ mang lại lợi ích cho các

thương nhân mà còn mang lại lợi ích cho xã hội và giảm tải cho Tòa án.

Một yếu tố nữa không kém phan quan trọng ảnh hưởng đến TTVV làchất lượng của đội ngũ trọng tài viên Trọng tài vụ việc hoạt động có hiệu quảhay không, có hấp dẫn đối với các nhà kinh doanh hay không phụ thuộc rấtnhiều vào chất lượng đội ngũ trọng tài viên, vì trọng tài viên là người trực tiếp

tham gia giải quyết tranh chấp Nếu trọng tài viên có năng lực, có uy tín, có

đạo đức nghề nghiệp sẽ mang lại hiệu quả cao khi giải quyết tranh chấp, từ đóthúc day sự phát triển của TTVV Ở nước ta, năng lực của các trọng tài viênchưa cao, chưa đồng đều, chỉ có Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam là có

đội ngũ trọng tài viên đông đảo, có chất lượng cao Khi lựa chọn TTVV, các

bên có thê lựa chọn trọng tài viên trong hoặc ngoài danh sách trọng tài viêncủa các trung tâm Vì vậy, các trọng tài viên phải không ngừng nâng cao nănglực, khả năng xét xử để thu hút các doanh nghiệp lựa chọn TTVV dé giải

quyết tranh chấp

Tóm lại, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng, tác động tới sự phát trién của

TTVV và pháp luật về TTVV ở Việt Nam TTVV và pháp luật về TTVVcũng là những yếu tố có sự tác động qua lại, hỗ trợ cho sự phát triển của nhau

Trang 32

Chương 2

THUC TRẠNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYÉT TRANH CHAP

THUONG MẠI BẰNG TRỌNG TAI VỤ VIỆC TẠI VIỆT NAM

2.1 Quy định về điều kiện giải quyết tranh chấp bằng TTVV

Trọng tài Việt Nam chỉ có thâm quyền giải quyết tranh chấp thươngmại khi các bên có thỏa thuận lựa chọn một cách hợp pháp trọng tài dé giảiquyết tranh chấp Tuy nhiên, bản thân thỏa thuận trọng tài chưa đủ để trao choTrọng tài thẩm quyền xét xử Dé Trọng tài có thâm quyền thì tranh chấp phải

thuộc thâm quyên của Trọng tài Cũng giống như Trọng tài thường trực thìmột tranh chấp sẽ thuộc thâm quyên giải quyết của TTVV khi có hai điều

kiện sau:

Thứ nhất, tranh chấp phải thuộc thâm quyền giải quyết của Trọng tài.Thứ hai, giữa các bên có tranh chấp phải có thỏa thuận trọng tải

2.1.1 Tranh chấp thuộc thẩm quyên giải quyết của Trọng tài

Theo quy định tại Điều 1, PLTTTM (2003) “Pháp lệnh này quy định về

tổ chức và tô tung trọng tai để giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh tronghoạt động thương mại theo sự thỏa thuận cua các bên ” Như vậy, tranh chấp

có thé được giải quyết bằng phương thức trong tài là “anh chấp phát sinhtrong hoạt động thương mại `.

Trong quá trình xây dựng LTTTM (2010) có nhiều ý kiến về những

tranh chap có thé giải quyết bằng phương thức trọng tài Có ý kiến cho rang,

cần mở rộng phạm vi thấm quyền của TTTM theo hướng trọng tài Việt Nam

được giải quyết các tranh chấp liên quan đến lợi ích của các bên phát sinh từ

nghĩa vụ hợp đồng hoặc nghĩa vụ ngoài hợp đồng, không phân biệt tranh chấpthương mại với tranh chấp dân sự, trừ các tranh chấp liên quan đến nhân thân,quan hệ hôn nhân gia đình, thừa kế, phá sản, bất động sản Tuy nhiên, theo

kết luận của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tại Kỳ họp thứ 7, Quốchội khóa XII về những tranh chấp thuộc thâm quyền của Trọng tài, “da số ý

Trang 33

kiến, có thể nói là tuyệt doi, đồng tình với phạm vi diéu chỉnh tại Điều 2 củaLuật, trong đó quy định ba van dé: Một là tranh chấp trong hoạt động thươngmại, hai là tranh chấp mà ít nhất một bên có hoạt động thương mại và cácloại tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật có quy định được giải quyết

bằng phương thức trọng tài Phạm vi như vậy phù hợp với tình hình kinh tế

hiện nay cua chúng ta”.

Theo Điều 2, LTTTM, trong tài có thâm quyên (nếu có thỏa thuận) đối

với “I Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại 2 Tranhchấp phát sinh giữa các bên, trong đó ít nhất một bên có hoạt động thươngmại 3 Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyếtbằng trọng tài `

Theo khoản 1, Điều 2, LTTM Trọng tài có thâm quyền giải quyết

“tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mai” Với quy địnhnày, việc xác định thế nào là hoạt động thương mại rất cần thiết Theo khoản

1, Điều 3, PLTTTM thì “Hoat động thương mại là việc thực hiện một haynhiễu hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gom mua bánhàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại điện, đại lý thương mai; ky gửi,thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật, li-xăng; đâu tu; tàichính, ngán hàng, bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hànhkhách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành

vi thương mại khác theo quy định cua pháp luật” LTTTM không theo cachtiếp cận này và không cho biết tranh chấp nào là phát sinh từ hoạt động

thương mại Trong pháp luật hiện hành, hoạt động thương mại được đề cập

trong hai văn bản quan trọng là Luật Thương mại và Bộ luật Tó tụng Dân sự[5, tr.40, 41].

Theo khoản 1, Điều 3, Luật Thương mại (2005), “Hoat động thương

mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua ban hàng hóa, cungứng dịch vụ, đâu tư, xúc tiễn thương mại và các hoạt động nhằm mục đíchsinh lợi khác” Trong Bộ luật Tó tụng Dân sự, những tranh chấp về kinh

Trang 34

doanh, thương mại thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án được quy định rất

rộng, bao gồm:

1 Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa

cá nhân, tổ chức có đăng kỷ kinh doanh với nhau và déu có mục dich lợinhuận, bao gom: Mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện,đại ly; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tu vấn, kỹ thuật; vậnchuyển hàng hóa, hành khách bằng đường đường sắt, đường bộ, đường thủynội dia; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đườngbiển; mua ban cô phiếu, trải phiếu và giấy tờ có giá khác; dau tư, tài chính,ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác

2 Tranh chấp về quyên sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cdnhân, tổ chức với nhau và đêu có mục đích lợi nhuận

3 Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa cácthành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giảithể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty

4 Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy

định.

Khi Luật Trọng tài Thương mại không có quy định cụ thể về hoạt động

thương mại, thì bat kỳ hoạt động nào được coi là hoạt động thương mai trongmột văn bản pháp luật khác ở Việt Nam đều thuộc khái niệm “hoạt động

thương mại” của LTTTM Như vậy, các tranh chấp phát sinh từ hoạt động này

có thê được giải quyết bằng phương thức trọng tài

Theo khoản 2, Điều 2, LTTTM, Trọng tài có thâm quyền giải quyết

“tranh chấp phát sinh giữa các bên trong do ít nhất một bên có hoạt động

thương mại ” Ở đây, chỉ cần tranh chấp có một bên hoạt động thương mại thìtranh chấp có thể được giải quyết bằng phương thức trọng tài Ví dụ, tranh

chấp về nhà ở, một bên có dau tư phát triển nhà thương mại thì đây là tranhchấp có ít nhất một bên có hoạt động thương mại và có thé được giải quyếtbăng phương thức trọng tài Tương tự đối với tranh chấp phát sinh từ hợp

Trang 35

đồng mà theo đó một cá nhân nhận đặt mua sản pham của một công ty thương

mại Trong trường hợp này, cá nhân mua sản phẩm dé phục vụ sinh hoạt còn

công ty là chủ thé có hoạt động thương mại nên tranh chấp có thé được giảiquyết băng trọng tải

Theo khoản 3, Điều 2, LTTTM, Trọng tài có thâm quyên giải quyết đốivới “tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyếtbằng trọng tài ”

Hiện nay, có một số luật đã quy định những trường hợp tranh chấp tuykhông phát sinh từ hoạt động thương mại nhưng cho phép các bên lựa chọntrọng tai Vì vậy, việc quy định như tại khoản 3, Điều 2, LTTTM là ghi nhận

một thực tế đang tôn tại Không có quy định này cũng không ảnh hưởng tớithâm quyền của Trọng tài PLTTTM không có quy định như khoản 3, Điều 2,

LTTTM nhưng điều này không cản trở việc sử dụng các văn bản chuyênngành khác, trong đó có ghi nhận khả năng giải quyết tranh chấp băng Trọngtai.

Khi ap dung khoan 3, Điều 2, LTTTM chi can căn cứ vào các điều kiện

của quy định này để xác định Trọng tài có thể giải quyết tranh chấp hay

không và không phải quan tâm tới các tiêu chí được quy định tại khoản 1, 2,

Điều 2, LTTTM

Luật Doanh nghiệp năm 2005 có quy định cho phép Trọng tài giải

quyết một số vẫn đề Cụ thể, Điều 107 quy định, “7rong thoi hạn chín mươingày kể từ ngày nhận được biên bản họp Dai hội đông cổ đông hoặc biên bảnkết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội dong cô đông, cổ đông, thành viên Hộiđồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát có quyền yêucau tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ

dong trong các trường hop sau đáy: 1 Trình tự và thu tục triệu tập họp Đại

hội dong cô đông không thực hiện đúng theo quy định của Luật này và Điều

lệ công ty; 2 Trình tự, thủ tục ra quyết định và nội dung quyết định vi phạmpháp luật hoặc Điều lệ công ty”

Trang 36

Bộ luật Hàng hải cũng có quy định về khả năng giải quyết tranh chấp

băng phương thức trọng tài Khoản 2, Điều 4, Bộ luật Hàng hải năm 2005 quyđịnh “Các bên tham gia trong hop dong liên quan đến hoạt động hàng hải màtrong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì có quyênthỏa thuận áp dụng luật nước ngoài hoặc tập quán hàng hải quốc té trong cácquan hệ hợp đông và chọn Trọng tài, tòa án ở một trong hai nước hoặc ở mộtnước thứ ba để giải quyết tranh chấp ” Tương tự, liên quan đến tai nạn đâm

va, khoản 6, Điều 208 quy định “các bên liên quan đến tai nạn dam va đượcquyền tự do thỏa thuận dé xác định mức độ lỗi và trách nhiệm bồi thường tồnthất xảy ra đối với tai nạn đâm va đó; nếu không thỏa thuận được có quyềnkhởi kiện tại trong tài hoặc toa an có thẩm quyền 7,

Luật Đầu tư năm 2005 cũng có quy định cho phép giải quyết tranh chấpbăng trọng tài tại Điều 12 Cụ thể, tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tưtại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặctòa án theo quy định của pháp luật (khoản 1) Tranh chấp giữa các nhà đầu tư

trong nước với nhau hoặc với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan

đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua trọngtài hoặc tòa án Việt Nam (khoản 2) Tranh chấp mà một bên là nhà đầu tưnước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tranh chấp giữacác nhà đầu tư nước ngoài với nhau có thê được giải quyết thông qua trọng tàiViệt Nam (khoản 3).

Trong các đạo luật khác như: Luật Hàng không Dân dụng Việt Nam(Điều 32, Điều 173), Luật Các công cụ chuyển nhượng (Điều 79), LuậtChứng khoán (Điều 131), Luật Chuyên giao Công nghệ (Điều 55), Luật Xâydựng (Điều 110) đều có quy định cho phép giải quyết tranh chấp bằng phương

thức trọng tài Luật Sở hữu trí tuệ (Điều 198) cũng có quy định tương tự như

vậy.

Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 cũng có quy định cho phép giảiquyết vấn đề bồi thường thiệt hại tại Điều 133: Việc giải quyết bồi thường

Trang 37

thiệt hai về môi trường được quy định như sau: 1 Tự thỏa thuận của các bên;

2 Yêu cau trọng tài giải quyết 3 Khởi kiện tại tòa án Ở đây, tranh chấpthường mang tính chất dân sự và thường là quan hệ ngoài hợp đồng nhưngđược giải quyết bằng phương thức trọng tài theo quy định của pháp luật

Các hoạt động được điều chỉnh trong các luật này tuy không thuần túy

là hành vi thương mại như nêu trong Luật Thương mại, nhưng khi có tranhchấp thì Luật quy định các bên được lựa chọn trọng tài để giải quyết

2.1.2 Có thỏa thuận trọng tài còn giá trị pháp lý

Thỏa thuận trọng tài là điểm mau chốt tiếp theo trong việc xác định

thâm quyền của Trọng tài; bởi vì, không có thỏa thuận trọng tài thì không thé

có việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Nếu không có thỏa thuận trọngtài thì Trọng tài không có thâm quyền cho dù tranh chấp có thể được giải

quyết bằng phương thức trọng tài Điều này khăng định giá trị của thỏa thuậntrọng tài, ý nghĩa quyết định của sự tự nguyện biểu thị ý chi của các bên khi

ký kết hợp đồng Thỏa thuận tự nguyện là nguyên tắc nền tảng trong việc xácđịnh thâm quyền của Trọng tài, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình giải quyết

tranh chấp, là cơ sở cho sự phát triển của trọng tài [4, tr.53-54]

Tuy nhiên, bản thân sự ton tại của thỏa thuận trọng tài là chưa đủ Dé

Trọng tài có thâm quyên giải quyết tranh chấp thì thỏa thuận này phải có giátrị pháp lý ở thời điểm phát sinh tranh chấp

Luật Trọng tài Thương mại có định nghĩa về thỏa thuận trọng tài Theokhoản 2, Điều 3, LTTTM quy định “Théa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa

các bên về việc giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đãphat sinh” Thỏa thuận trọng tài có thé được xác lập trước khi phát sinh tranh

chấp Day là trường hợp phổ biến nhất trong thực tế Thỏa thuận trọng tai

cũng có thé chỉ được xác lập sau khi tranh chấp đã phát sinh

Sau khi thỏa thuận trọng tài được xác lập, có thể có những thay đôi lớn

liên quan đến một bên Trong trường hợp này, LTTTM quy định thỏa thuậntrọng tài tiếp tục có hiệu lực Cụ thể: Khoản 3, Điều 5, LTTTM quy định

Trang 38

“Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài la tổ chức phải cham dứthoạt động, bi phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyểnđổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trong tài van có hiệu lực đối với tổ chứctiếp nhận quyên và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hop các bên có thỏa

thuận khác” Theo khoản 2, Điều 5 “Trường hợp một bên tham gia thỏa

thuận trọng tài là ca nhân chết hoặc mắt nang lực hành vi, thỏa thuận trongtài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luậtcủa người đó, trừ trường họp các bên có thỏa thuận khác ” Các sự kiện pháp

lý khi xảy ra, không dẫn đến thỏa thuận trọng tài vô hiệu mà vẫn có hiệu lựcđối với t6 chức, cá nhân kế thừa nghĩa vụ Nội dung nay được quy định khátương đồng với luật trọng tài nhiều nước, Điều 5 Luật Trọng tài của

Singapore quy định thỏa thuận trọng tài sẽ không bị hủy khi một bên chết mà

sẽ tiếp tục có hiệu lực đối với người đại diện hợp pháp của bên đó, thầmquyền của trọng tài đã được các bên chỉ định sẽ không bị hủy bỏ bởi việc quađời của bat kỳ bên nào [2, tr.12]

Trong thực tế, đã xảy ra trường hợp sau khi xác lập thỏa thuận trọng

tài, một bên thay đôi tên, trụ sở nên bị khởi kiện cho rằng hợp đồng cũng nhưthỏa thuận trọng tài có trong hợp đồng đã ký không ràng buộc họ Lập luậnnày không thể được chấp nhận vì những thay đổi về tên hay trụ sở của phápnhân không ảnh hưởng tới hợp đồng cũng như thỏa thuận trọng tài có trong

hợp đồng: chủ thể được thay đổi tên và địa chỉ vẫn chịu sự ràng buộc cũngnhư viện dẫn hợp đồng và thỏa thuận trọng tài có trong hợp đồng

e Hình thức của thỏa thuận trọng tài

Luật Trọng tài Thương mại (2010) đã khắc phục được sự không rõ ràng

về các dạng tồn tại của thỏa thuận trọng tài quy định trong PLTTTM (2003).Điều 16 LTTTM quy định:

“1 Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoảntrọng tài trong hop đông hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng

Trang 39

2 Thỏa thuận trọng tài phải được xác lập dưới dang van ban Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:

a) Thỏa thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram,fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bảngiữa các bên;

c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc t6 chức có thẩmquyên ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cau của các bên;

d) Trong giao dich các bên có dan chiếu đến một văn bản có thể hiệnthỏa thuận trọng tài như hợp dong, chứng từ, diéu lệ công ty và những tài liệu

trọng tài hay các trọng tài viên dé dàng tiếp nhận các vụ tranh chấp mà không

phải dè dặt suy đoán với một vài khác biệt về hình thức của thỏa thuận trọngtài như quy định trong PLTTTM [5, tr 41] Đồng thời, nó cũng tạo nên sựtương đồng của LTTTM Việt Nam với Luật mẫu UNCITRAL và Luật Trọng

tài của nhiều nước trên thế giới Khoản 2, Điều 7, Luật mẫu UNCITRAL quy

định “Thoa thuận trọng tài phải được lập thành văn ban Thỏa thuận là vănbản nếu nó nằm trong một văn ban được các bên ky kết hoặc bằng sự trao đổiqua thư từ, telex, điện tín hoặc các hình thức trao đổi về đơn kiện và về bản

biện hộ mà trong đó thể hiện sự tôn tại của thỏa thuận do một bên dua ra và

bên kia không phản đối Việc dan chiếu trong hợp đồng tới một văn bản ghinhận điễu khoản trọng tài lập nên thỏa thuận trọng tài với diéu kiện hợp đồngnày phải là văn bản và sự dân chiếu đó là một bộ phận của hợp đồng này”.Điều 19 Luật Trọng tài của Thủy Điển, Điều 5 Luật Trọng tài của Anh, Điều

Trang 40

9 Luật Trọng tài của Malaysia, Điều 16 Luật Trọng tài của Trung Quốc

cũng đều quy định thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản

e_ Vé théa thuận trong tài vô hiệu

Thỏa thuận trọng tài vô hiệu là trường hợp các bên thỏa thuận về việcgiải quyết tranh chấp bằng trọng tài, nhưng thỏa thuận đó không được công

nhận hiệu lực Điều 18 LTTTM đã quy định các hình thức thỏa thuận trọng tai

vô hiệu gồm: “J Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩmquyên của Trọng tài quy định tại Diéu 2 của Luật này 2 Người xác lập thỏathuận trọng tài không có thẩm quyên theo quy định của pháp luật 3 Người

xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vì dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự 4 Hình thức của thỏa thuận trọng tài không phù hợp với

quy định tại Diéu 16 của Luật này 5 Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa,cưỡng ép trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bốthỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu 6 Thỏa thuận trọng tài vi phạm diéu camcủa pháp luật ”.

So với các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu quy định trong

PLTTTM thì LTTTM đã thu hẹp các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu

liên quan đến lĩnh vực tranh chấp, vì lúc này phạm vi tranh chấp đã được Luật

mở rộng hơn trước Đối với nội dung của thỏa thuận trọng tai, thì trừ trườnghợp vi phạm điều cấm, còn lại Luật không buộc các bên phải quy định rõ đối

tượng tranh chấp hay phải chỉ rõ tổ chức trọng tài có thâm quyền giải quyếttranh chấp như trong PLTTTM Quy định này có tác dụng ngăn chặn và giảm

bớt tình trạng thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu hoặc không có cơ quan nào giảiquyết tranh chấp dù không được xác định cụ thê trong thỏa thuận trọng tài

Điều 17 Luật Trọng tài của Trung Quốc cũng có những quy định tương

tự về các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu: 1 Thỏa thuận trọng tài vượtquá thâm quyền của trọng tài theo quy định của pháp luật; 2 Người ký thỏa

thuận trọng tài không có hoặc hạn chế về năng lực hành vi dân sự; 3 Một bên

ký kết thỏa thuận trọng tài bị ép buộc

Ngày đăng: 27/05/2024, 10:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w