1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Đổi mới hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp ở Việt Nam hiện nay

133 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đổi mới hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Nguyễn Đức Phương
Người hướng dẫn GS.TS Nguyễn Đăng Dung
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 32,66 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của Đề tài nghiên cứu Tiếp tục đường lối Đổi Mới toàn diện đất nước, tại các kỳ Đại hội đại biểutoàn quốc của Dang gan đây đã xác định chủ trương tiếp tục đổi mới tổ chức

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYEN ĐỨC PHƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYÊN ĐỨC PHƯƠNG

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã so: 8380101.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HOC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYÊN ĐĂNG DUNG

HÀ NOI - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng

tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳcông trình nào khác Các số liệu, vi dụ và trích dẫn trong Luận văn đảmbảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tắt cả cácmôn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định

của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này dé nghị Khoa Luật xem xét dé tôi

có thê bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Đức Phương

Trang 4

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE KỲ HOP QUOC HỘI 9

1.1 Khai niệm về kỳ họp Quốc hội -2- 22 2SE+Ec£E2EEeEEerxerreerrrree 91.2 Ý nghĩa của kỳ họp Quốc hội -2- 2 2+S£+E+EcEeEEeEEeEkrrkrrkrex 10

1.3 Đặc điểm của kỳ họp Quốc hội 2-22 52+x+2zxtzxterxeerxrerxee 11

1.3.1 Tính dai diện tầm quốc gia c.ccceccccscsssesssesssesssesseessecsssssesssecssecssesseesseessesseeess 111.3.2 Tính quyền lực nhà nước cao nhat c cecceecesesssessessessessessesseessessessessesseeseess 11

1.3.3 Tinh trang nghiêm, tuân thủ ky lat eee eee eeeeeeceseeeseeeeeeeeeeeeeeeeaeeees 12

1.3.4 Quy trình, thủ tục kỳ hop đầy đủ, hợp Ly ceccccccccsesseesecsesseessessessesseeseeseess 131.3.5 Chương trình nghị sự của kỳ họp do Quốc hội quyết định 131.4 Một số nguyên tắc tổ chức kỳ họp Quốc hội - 2 2 s55: 151.4.1 Nguyén tắc dân chủ, bình dang c.ceccescecccsessessessessessessesessessessessessessessesseaee 15

1.4.2 Nguyên tắc công khai, minh bạch - 22 2 s+E£E£2EE+EE+EEezEtzEsrxres 161.43 Nguyên tắc làm việc theo chế độ hội nghị, quyết định theo đa số 17

1.5 Ky họp Quốc hội ở một số nước trên thế giới 2-2 z s+sz 18

1.5.1 Về thời gian tiễn hành ky hop w.eeeeccescessessessesssessessesssessessesssesessessessessesseess 18

1.5.2 Về xây dựng chương trình làm việc tại kỳ họp -s- 5 secs+sscs2 221.5.3 Về phiên họp kín và phiên họp công khai 2-2 2s s52 ++£zz£s+c+2 241.5.4 Vé việc thảo luận tại kỳ hỌP - Án vn HH HH H1 11 HH re 251.5.5 Về thủ tục biểu quyết tại Kỳ họp - + 2+5e+EcEcckerkeEkerkerkerkrrkrree 271.5.6 Về sự tham gia các phiên họp của Nghị sĩ 2-52 5 s+cs£szzzzesce2 31

1.5.7 Ky luật trong phiên hỌp - 5 + vn HH HH giết 31 1.5.8 Biên bản phiên hỌp 5 c5 2 1221111111311 9111 8111 11191 ng ng ng rry 32

Trang 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHAP LY VÀ THUC TIEN HOAT DONG CUA

QUOC HOI TAI KY HOP Ở VIỆT NAM HIEN NAY 34

Tổng quan co sở pháp lý về hoạt động của Quốc hội tai kỳ hop 34

Việc chuẩn bị cho kỳ họp và xây dựng chương trình kỳ hop 38

Hoạt động lập pháp - - 20 22112 322111111 12 1 11111 1 1xx ree 44

Về xem xét, thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 44

Về hoạt động thảo luận, cho ý kiến về dự án luật, nghị quyết ¬ 53

Về hoạt động tiếp thu, chỉnh ly, hoàn thiện du án luật - 65

Về hoạt động biểu quyết thông qua dự án luật ¿5 5 s2 s+sz 68

Hoat 8ì00)015105471/8 711011878 70

Về xem xét các DAO CáO ¿- ¿St 9x E12E2111571111111211211 1111111110 70

Về xem xét VBQPPL có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyếtcủa QUOC hội : ¿52 SESE£EE2EEEEEEEEE2112112112717112112111111211 111110 71

Về hoạt động chất vấn :t tt tk SE EEE1121511111151111151111151511 1112 E 71

Về hoạt động giám sát chuyên đề oo csseesessesseseesesteseesessesseeeeeeees 72

Về lay phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vu

do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn 2-2-2 5¿22£2£++£Et£EzEzzxrrxrred 73Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước -5-52 740010010001107 74Tôn tại, hạn chẾ -¿- c6 St SEk‡EEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEETEEEETEEEEEEkrkrrkrrrre 76

CHUONG 3: MỘT SO ĐÈ XUÁT, KIÊN NGHỊ NHAM TIẾP TỤC DOI MỚI

HOAT ĐỘNG CUA QUOC HỘI TẠI CÁC KY HOP QUOC HỘI 80

Về việc chuẩn bi kỳ hop và xây dựng chương trình kỳ hop 80Nâng cao vai trò của các cơ quan của Quốc hội trong việc chuẩn bị

cho kỳ họp Quốc hộii 2-22 2 E+EE+EE2EE+EEEEEEEEEEEE2EEEEEEEEEEEEEkrrrrrkr 80

Tăng cường tổ chức các Hội nghị ĐBQH chuyên trách để chuẩn bị

0190:9819) (đt 80

Tăng cường hình thức tổ chức kỳ họp thành 2 đợt và rút ngắn thờigian đối với những nội dung không thực sự quan trọng - 81Nghiên cứu tô chức hình thức “kỳ họp bất thường”” -s- scs+s+ 83Nghiên cứu bồ tri hợp lý các phiên hop tổ tại các kỳ hop - 85

Trang 6

Tăng cường kỷ cương trong việc thực hiện chương trình 86

Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trung ương trong việc xây

dựng chương trình ky hỌp - 6 25 12 99H ng HH nh ng ưkp 87

Về đối mới hoạt động lập pháp 2-2-5 eeseessessesseesesesseeseees 88

Đồi mới việc lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh - 88Đổi mới hoạt động tiếp thu, chỉnh lý dự án luật - 5-5 55s 90Đôi mới việc thảo luận, thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội 91Nang cao vai trò, trách nhiệm của các chu thể trong hoạt động lập

pháp tại kỳ họp Quốc hộii - 2-22 +¿22x+2E+2EE+2EEtEEEeEExerkrsrkrrrrees 92

Cần nâng cao, tạo nguồn lực thu hút vai trò của các chuyên gia, nhà

khoa học, các tầng lớp nhân dân - 2-2 + ©+¿+££+EE+EEtzxzrzrxerrrred 95

Về đổi mới hoạt động giám sát - - 2 SSE+EE+E+EezEerkerxerxrrxrex 96Đôi mới việc xem xét các báo CAO set sExEEEEEEEEESEEEkrErkererkrre 96

Đôi mới việc xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dâu hiệu trái với

Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội -2- 2 5¿©5z2zs+cx+zxczxs 96

Đôi mới hoạt động Chất VAN - - tt E111 E21 21E11E1111211111111 1e 1xcE 97

Đồi mới hoạt động giám sát chuyên đề -2- ¿c+2z++cx+zrxezzxez 97Đổi mới việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người

giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn ¿2 5 s2 s+sz 97

Về déi mới việc quyết định các van đề quan trọng của đất nước 98

Đổi mới phương pháp, nội dung xây dựng kế hoạch phat triển kinh tế

-Đổi mới quy trình, thủ tục quyết định các van dé liên quan đến ngân

K:l3ji0i0i 8i 100

Tăng cường vai trò của HĐDT, các Ủy ban của Quốc hội trong việcquyết định các van dé quan trọng tại kỳ họp -: -¿-sc-+ccsc 100

Nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu, thông tin phục vụ cho hoạt động

quyết định những vấn dé quan trọng của đất nước - + 101Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thâm quyền trình

Quốc hội xem xét, quyết định các van đề quan trọng của đất nước 102Tăng cường sự tham gia trực tiếp của nhân dân vào quá trình quyết

định của Quốc hộii -¿- -s sxềStSkEEk+EEEkEEEEEEE T1 1111111111111 1E cExrei 103

Trang 7

3.5 Về việc đối mới quy trình, thủ tục tiến hành các phiên họp 104

3.5.1 Rút ngăn các thủ tục không cần thiết tại phiên họp toàn thé 1043.5.2 Đổi mới việc điều hành phiên toàn thé ¿2 2s ++£z+£z+xzzxe£ 105

3.5.3 Hoàn thiện quy định về cách thức tiến hành tranh luận s: 1053.5.4 Đối mới cách thức biéu qUyẾt - 2-22 2 s+EE+EEt£EE+EEeExerxerrerrerrxee 106

3.6 _ Về đổi mới, nâng cao một số công tác bảo đảm 2: 107

3.6.1 Về chế độ chi tiêu của ĐBQH tại kỳ họp - 2 scs+cs+szzzssrsee 107

3.6.2 Về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đây nhanh việc xây

dựng Quốc hội điện tử ¿- -© E+SE+EE+EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrrred 1073.6.3 Về việc tăng cường đội ngũ giúp viỆC - ¿5c ccxccxererrrrrerrerree 108

KET LUẬN - -5-52 52221 EE2EE2E12112712711211211211111112112111111.1E 2111 111

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢÁO 2-2 2252+E£££++£EezEzzEezrsee 114

PHU LỤC 2222+222112122211111212111 12221 2.111.012 rree 118

Trang 8

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Viết tắt Nội dung

CH, CHLB Cộng hòa, Cộng hòa Liên bang

ĐBQH Đại biéu Quốc hội

HĐDT Hội đồng Dân tộc

NSNN Ngân sách Nhà nước

QH Quốc hội

UB Ủy ban

UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội

VBQPPL Văn ban quy phạm pháp luật

Trang 9

DANH MỤC CÁC BANG, BIEU DO

Số hiệu Tên bảng TrangBang I.I | Chủ thể triệu tập các phiên họp bat thường 21

Bang 1.2 | Chủ thể triệu tập phiên họp bất thường 22

Bang 2.1 | Các VBQPPL chủ yếu quy định về tổ chức kỳ hop 34

Trang 10

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của Đề tài nghiên cứu

Tiếp tục đường lối Đổi Mới toàn diện đất nước, tại các kỳ Đại hội đại biểutoàn quốc của Dang gan đây đã xác định chủ trương tiếp tục đổi mới tổ chức bộ

máy của Nhà nước ta và hoàn thiện thé chế Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.Gần nhất, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng yêu cầu: “Ti iép tucđổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị tinh gọn, hoạtđộng hiệu lực, hiệu quả, đồng bộ với đổi mới kinh tế, văn hoá, xã hội, con người ,đáp ứng yêu cau nâng cao năng lực lãnh đạo, cam quyên của Đảng, hoàn thiện Nhà

động, phát huy dân chủ, pháp quyền trong tổ chức và hoạt động, trong thực hiện

chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sáttối cao; bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơquan quyền lực nhà nước cao nhất Đối với thực hiện chức năng lập pháp của Quốchội, Đại hội XIII xác định việc tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng quy trình lậppháp, “xây dựng được hệ thong pháp luật thong nhất, dong bộ, khả thi, công khai,

minh bạch, 6n định, có sức cạnh tranh quốc tế ””

Cải tiến, đổi mới hoạt động của Quốc hội là yêu cầu tất yếu, thường xuyên,liên tục trong suốt quá trình hoạt động của Quốc hội Trải qua 76 năm hình thành vàphát triển, Quốc hội các khóa đã không ngừng kế thừa và phát huy những thànhquả, kinh nghiệm của Quốc hội khóa trước, chủ động sáng tạo, đổi mới nhằm nâng

cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả, hoạt động đáp ứng nguyện vọng và sự tín nhiệm

! ĐCSVN, tldd, Tập I, tr 185.

? DCSWN, tldd, Tập I, tr 285.

Trang 11

của cử tri, hoàn thành trọng trách của cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân Dégóp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội, kịp thời ban hành chính sáchnhằm khắc phục khó khăn, thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra, phục hồi vàphát triển kinh tế - xã hội đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống của

Nhân dân Trước yêu cầu đó, đòi hỏi Quốc hội phải đổi mới hơn nữa để tiếp tục

nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của mình, xứng đáng là cơ quanquyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đónggóp hiệu quả vào quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vi

Nhân dân phục vụ.

Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội.Đồng thời, là nơi biểu hiện trực tiếp và tập trung nhất quyền lực nhà nước của cơquan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; nơi thé hiện trí tuệ tậpthé của đại biéu Quốc hội Quốc hội chỉ thực hiện được đầy đủ các chức năng lậphiến, lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước thông qua việcthảo luận dân chủ, quyết định theo đa số; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với

hoạt động của các cơ quan nha nước tại kỳ họp Do đó, hiệu qua của kỳ hop là một

trong những yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động của Quốc hội”; đổi mới, nâng cao

chất lượng, hiệu quả kỳ họp là nhân tố quan trọng đóng góp vào quá trình đổi mới,

nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, việc tổ chức kỳ họp vẫn còn tồn tại một

số bất cập, hạn chế, trong đó có việc thi hành Nội quy kỳ họp Quốc hội năm 2015

cần được sửa đôi, b6 sung như: (1) Một số điều, khoản tại Nội quy không còn phùhợp với thực tiễn; nhất là từ năm 2016 đến nay, Quốc hội đã liên tục có nhiều cảitiến, đổi mới trong công tác chuẩn bị, tiến hành kỳ họp va đã được thực tiễn kiểmnghiệm, cần được quy phạm hóa (2) Nhiều quy định của Nội quy không còn bảo

3 Khoản 2 Điều 3 Luật TCQH quy định: “Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả

của các kỳ họp của Quốc hội, hoạt động của UBTVQH, Hội đông Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn

ĐBQH, các ĐBQH và hiệu quả của sự phối hợp hoạt động với Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân

tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức khác ”.

Trang 12

đảm đồng bộ, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) về nộidung có liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội(Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 và nhiều đạo luật khác đã được sửa đổi, bố

sung).

Từ phương diện lý luận và thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu va lựa chọn

Đề tài về “Đổi mới hoạt động của Quốc hội tại Kỳ họp hiện nay” là cần thiết, góp

phan nghiên cứu, đánh giá và đưa ra một số đề xuất dé tiếp tục nâng cao hơn nữachất lượng, hiệu quả các kỳ họp Quốc hội nói riêng và hoạt động của Quốc hội nói

chung.

2 Tình hình nghiên cứu Đề tài

Việc cải tiến, đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội là hoạt động

thường xuyên, liên tục nhăm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội

Do vậy, việc nghiên cứu nội dung này được các nhà khoa học tiến hành một cáchthường xuyên Trong thời gian gần đây, việc nghiên cứu về đổi mới tổ chức và hoạt

động của Quốc hội thường được thực hiện vào thời điểm sau khi kết thúc nhiệm kỳ

Quốc hội hoặc khi tiến hành sửa đổi, bồ sung các văn bản quy phạm pháp luật về tổ

chức và hoạt động của Quốc hội Chang han, kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI,

TS Dinh Xuân Thảo và tập thé tác giả đã có công trình nghiên cứu Tiếp tục đổi mớihoạt động cua Quốc hội từ thực tiễn hoạt động của Quốc hội khóa XII (năm 2011);

TS Phan Trung Lý có công trình Quốc hội Việt Nam: tổ chức, hoạt động và đổi mới

(2010) Kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc

Ủy ban Thường vụ Quốc hội có công trình nghiên cứu Quốc hội nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam: Kế thừa, đổi mới và phát triển (năm 2016)

Trong công nghiên cứu toàn diện và gần đây nhất về đổi mới tổ chức và hoạtđộng của Quốc hội, các tác giả của công trình nghiên cứu Quốc hội nước CHXHCN

Việt Nam: Kế thừa, đổi mới và phát triển đã đánh giá một cách toàn diện các mặt về

tổ chức của Quốc hội và việc thực hiện các chức năng của Quốc hội, từ lập hiến, lậppháp, giám sát và quyết định các van dé quan trọng của đất nước Ưu điểm lớn củacông trình nghiên cứu này là từ những đánh giá thực tế hoạt động của Quốc hội

Trang 13

trong khóa XIII, các tác giả đã kiến nghị những đề xuất cụ thé đề tiếp tục đổi mới tổchức và hoạt động của Quốc hội trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, trong đó cónhiều kiến nghị có giá trị tham khảo cao Tuy nhiên, do thời điểm thực hiện nghiêncứu này vào đầu năm 2016 nên một số đề xuất, kiến nghị còn chưa theo kip vớinhững thay đổi gần đây trong các chủ trương, chính sách của Đảng và yêu cầu của

tình hình mới Chang hạn, trong việc thay đối, cải tiến cách thức chat van tại phiên

họp, kỳ họp Quốc hội, quy định rõ hơn các bước tiến hành các hoạt động giám sátcủa Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề xuất các giải pháp đổi mới về bộ

máy giúp việc của Quốc hội chưa có sự cập nhật các chủ trương mới về thì điểm

nhập các văn phòng phục vụ đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và Ủy

ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Bên cạnh đó, các đề xuất

trong công trình này cũng mới chỉ dừng lại ở các định hướng chung, chưa có các đềxuất cụ thé có thé triển khai áp dụng luôn trên thực tế Các công trình nghiên cứumang tính tổng thé khác như Tiếp tục đổi mới hoạt động của Quốc hội từ thực tiễn

hoạt động của Quốc hội khóa XI, Quốc hội Việt Nam: tổ chức, hoạt động và đổi

mới cũng có những kết quả tương tự ở những nhiệm kỳ trước đây của Quốc hội

Ngoài những công trình tổng thé nói trên, một số tác giả đi sâu nghiên cứu vềviệc đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo một số khía cạnh nhất định.Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hoa có bài Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của

Quốc hội theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Hiến pháp năm 2013 (Quản lý

nhà nước Số 258 (7/2017) đề xuất các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động củaQuốc hội trên cơ sở các chủ trương, chính sách được đề cập trong Nghị quyết Đạihội XII của Đảng và Hiến pháp 2013 Tác giả Trần Văn Thắng nghiên cứu về việcVận dụng nguyên tắc hiến pháp về tổ chức quyên lực nhà nước trong đổi mới tổchức Quốc hội Việt Nam hiện nay (Lịch sử Đảng Số 3 /2011), qua đó đề xuấtnhững giải pháp đổi mới tổ chức của Quốc hội trên cơ sở những nguyên tắc tô chức

quyền lực nhà nước được quy định trong Hiến pháp Tương tự, PGS.TS Phan Trung

Lý nghiên cứu về việc đổi mới tô chức và hoạt động của Quốc hội theo yêu cầu củaNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (7ổ chức và hoạt động Quốc hội theo yêu

Trang 14

câu nhà nước pháp quyên XHCN, Nghiên cứu lập pháp Số 2+3/2009).

Bên cạnh những công trình nghiên cứu mang tính tông thé về việc đổi mới tổchức và hoạt động của Quốc hội còn có những công trình nghiên cứu về việc đổi mới

cơ cấu tô chức của Quốc hội cũng như việc thực hiện các chức năng của Quốc hội như

về công tác lập pháp, giám sát, quyết định các van dé quan trong của đất nước

Về việc đổi mới cơ cấu tổ chức của Quốc hội, một số nghiên cứu đã đề cậpđến việc đổi mới tổ chức của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và hệ thống các ủy bancủa Quốc hội Trong bài viết Ché định Ủy ban thường vụ Quốc hội qua các bản

Hiến pháp và một số ý kiến về Điêu 74 dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, các

tác giả Nguyễn Mạnh Hùng và Hoàng Anh Duy đã đề xuất một số kiến nghị đổi

mới cách thức tô chức Ủy ban Thường vu Quốc hội trên cơ sở phân tích, đánh giá

việc thực hiện các quy định của Hiến pháp năm 1992 về Ủy ban Thường vụ Quốchội Một số các tác giả khác đề xuất một số giải pháp cụ thé để đổi mới tô chức hệthống ủy ban của Quốc hội như thành lập thêm Uy ban Dân nguyên (Cần thành lập

Ủy ban Dân nguyện của Quốc hội, tác giả Phùng Văn Huyén, Nghiên cứu lập pháp

Số 4/2013); Quy định cụ thể hơn về việc thành lập Ủy ban Lâm thời của Quốc hội

(Dự thảo Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi) với các quy định về Ủy ban lâm thời, Tô

Văn Hòa, Mai Thị Mai, Nghiên cứu lập pháp Số 12/2014)

Về kỳ họp Quốc hội, do đây là hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội, là

nơi các đại biéu Quốc hội đưa ra những quyết định của Quốc hội nên được rất nhiều

công trình nghiên cứu đề cập Một số tác giả đã nghiên cứu một cách tổng thê về

cách thức tô chức các kỳ họp Quốc hội TS Bùi Ngọc Thanh đã có 2 bài viết về chủ

dé này Bài thứ nhất khái quát về việc tổ chức các kỳ họp Quốc hội: Về t6 chức các

kỳ họp Quốc hội (Nghiên cứu Lập pháp, số 16/2008) và bài thứ hai nêu một số kiếnnghị về việc đổi mới cách thức tổ chức các kỳ họp Quốc hội: Sửa đổi quy trình, thủ

tục tiễn hành kỳ họp quốc hội (Nghiên cứu lập pháp Số 10/2009) TS Ngô Đức

Mạnh cũng có một số đề xuất, kiến nghị đối với chủ đề này trong bài viết Tiếp tucnâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp, (Nghiên cứu Lập pháp,6/2008) Một số tác giả lại tập trung nghiên cứu, hoàn thiện cách thức tổ chức và

Trang 15

quy trình, thủ tục tiễn hành các phiên họp toàn thé trong kỳ họp Quốc hội Changhạn, TS Vũ Hong Anh, trong bai viết Hoàn thiện quy trình, thủ tục tiến hành phiênhọp toàn thể của Quốc hội (Nghiên cứu lập pháp Số 9/2012) đã đề xuất một số kiếnnghị nhằm đổi mới cách thức tô chức các phiên họp toàn thé của Quốc hội.

Cũng về kỳ họp Quốc hội, nhưng một số tác giả lại tập trung nghiên cứu về

việc thực hiện các chức năng cụ thể của Quốc hội tại kỳ họp Về hoạt động lập

pháp, Ths Nguyễn Mạnh Cường trong luận văn thạc sĩ của mình Hoàn thiện quy

trình thông qua luật tại kỳ họp Quốc hội ở Việt Nam (Đại học Luật Hà Nội, 2003)

đã nghiên cứu và đề xuất những giải pháp, kiến nghị cụ thể về quy trình xây dựng

luật tại kỳ họp Cũng chủ dé nay, Ths Trần Hoàng Hưng trong luận văn Thảo luận

và thông qua dự án luật tại kỳ họp của Quốc hội ở Việt Nam hiện nay (Đại học Luật

Hà Nội, 2006) đã cập nhật thêm và đưa ra thêm những giải pháp, kiến nghị cụ thê

Về hoạt động giám sát, tác giả Nguyễn Hoài Nam có bài viết Bàn về việcgiám sát cua Quốc hội tại kỳ họp (Nhà nước và pháp luật, 5/2000) đã đưa ra nhữngphân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về việc tổ chức hoạt động giám sát của Quốc hộitại kỳ họp Về hoạt động chất van, TS Ngô Đức Mạnh trong bài viết Đề xuất, kiếnnghị hoàn thiện quy trình, thủ tục chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp của Ủyban thường vụ Quốc hội (Nghiên cứu lập pháp Số 3+4/2015) và TS Lê Thanh Vântrong bài viết Đổi mới quy trình chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội

(12/2007) đã đề xuất nhiều kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động

chất vẫn của Quốc hội

Do đó, việc nghiên cứu đổi mới hoạt động của Quốc hội tại các kỳ họp Quốc

hội đã được một số công trình nghiên cứu trước đây đề cập Tuy nhiên, các côngtrình này chủ yếu mới là các bài viết nghiên cứu trên các tạp chí khoa học và chưa

nghiên cứu một cách tổng thé về các hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp Đồng thời,

các nghiên cứu về đổi mới hoạt động của Quốc hội trong bối cảnh thực hiện Hiến

pháp năm 2013 và Luật tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát, Luật ban hành

văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành trên cơ sở Hiến pháp năm 2013 Vì

vậy, việc nghiên cứu đôi mới hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội trong bối

cảnh hiện nay là câp thiệt, có giá trị trong việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt

Trang 16

động của Quốc hội.

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: Nhằm nghiên cứu, phân tích và đưa ra một số đề xuất,giải pháp để góp phần tiếp tục đổi mới hoạt động của Quốc hội gắn với việc thựchiện Hiến pháp năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạtđộng của Quốc hội được ban hành dựa trên các quy định của Hiến pháp năm 2013

- Mục tiêu cụ thể

+/ Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của bản thân trong quá trình học

tập tại Khoa Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội và phục vụ trong quá trình công tác

+/ Mong muốn Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị trong công tácnghiên cứu về Luật học nói chung và trong việc nghiên cứu, xây dựng Đề án tiếptục cải tiến, đổi mới tô chức và hoạt động của Quốc hội trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu một cách tông thê về các hoạt động của Quốc hộitại Kỳ họp Quốc hội

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài tiếp cận các vẫn đề nghiên cứu từ các góc độ sau:

- Tiép cận từ co sở lý luận và có hệ thống về hoạt động của Quốc hội tại các

kỳ họp trong bối cảnh hiện nay

- Tiép cận từ thực tiễn, đánh giá thực trạng hoạt động của Quốc hội tại các kyhọp và những yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với việc tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu

quả, hiệu lực hoạt động của Quốc hội

- Tiếp cận từ việc khảo sát kinh nghiệm hoạt động của Quốc hội các nướctrên thé giới dé tiếp thu, đôi mới hoạt động của Quốc hội Việt Nam phù hợp với bốicảnh hoạt động của Quốc hội nước ta

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiệnđại, cụ thể là:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thống kê số liệu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn dịch, quy nạp

Trang 17

6 Tính mới và ý nghĩa khoa học, thực tiễn của Luận văn

Kết quả nghiên cứu của Luận văn có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn trongcông tác đổi mới hoạt động của Quốc hội tại Kỳ họp với một số điểm mới như sau:

- Nghiên cứu một cách có hệ thống về các quy định của pháp luật về Quốchội, kỳ họp Quốc hội

- Phân tích, đánh giá khách quan và cập nhật một số thông tin, dữ liệu về

thực trạng kỳ họp Quốc hội hiện nay

- Phân tích và đưa ra một số đề xuất, giải pháp về đổi mới hoạt động của

Quốc hội tại kỳ họp hiện nay

7 Kết cấu của Luận vănKết cấu của Luận văn gồm 03 phần chính, được thê hiện qua 03 Chương, cụ

thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về Ky họp Quốc hội

Chương 2: Cơ sở pháp lý và thực tiễn hoạt động của Quốc hội tại Kỳ họp ở

Việt Nam hiện nay.

Chương 3: Một số đề xuất, kiến nghị nhằm tiếp tục đổi mới hoạt động của

Quốc hội tại các kỳ họp Quốc hội

Trang 18

Kỳ họp Nghị viện là hoạt động mà các nghị sỹ sẽ nhóm họp trong một

khoảng thời gian nhất định dé xem xét, thảo luận và quyết định những van đề chính

sách mang tầm quốc gia Các quyết định quan trọng của Nghị viện đều được diễn ra

tại các kỳ họp Đây được coi là cấp quyết định cao nhất của Nghị viện và là hìnhthức hoạt động chủ yếu của Nghị viện

Có 03 loại kỳ họp ở Nghị viện nhiều nước trên thế giới là: kỳ họp thường kỳ,

kỳ họp đặc biệt và kỳ họp tiếp nối” Kỳ họp thường kỳ diễn ra thường xuyên, định

kỳ theo quy định của luật, nội quy Nghị viện; kỳ họp đặc biệt được triệu tập trong

những trường hợp đặc biệt theo đề nghị của một số chủ thể được quy định trongluật, nội quy Nghị viện Quốc hội Việt Nam cũng có hai loại kỳ họp này, nhưngkhông có loại kỳ họp tiếp diễn nhằm tiếp tục tiến hành công việc của kỳ họp thường

kỳ hoặc kỳ họp đặc biệt đang được tạm dừng Theo đó, nghị sỹ đưa ra kiến nghị

“vác định thời gian tiếp tục kỳ họp” Khác với ky họp thường xuyên và đặc biệt,thông thường không cần phải có thông báo chính thức trước một thời gian về kỳhọp tiếp nối Có thể tiếp tục kỳ hop đang tạm ngừng vào bat kỳ thời gian nào và có

thể ở địa điểm khác nếu cần thiết

Ở nước ta, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan

quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan

trong của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước"

Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số Vì vậy,

các quyết định quan trọng của Quốc hội đều được diễn ra tại các kỳ họp Quốc hội

* James Lochrie, Meeting Procedures: Parliamentary Law and Rules of Order for the 21 st Century,

Scarecrow Press, Inc Lanham, Maryland, and Oxford, 2003, tr.6.

> Điều 69 Hiến pháp 2013.

Trang 19

Đây được coi là cấp quyết định cao nhất của Quốc hội và là hình thức hoạt độngchủ yếu của Quốc hội.

Tại Điều 1, Nội quy kỳ họp Quốc hội năm 2015 quy định: “Ky họp Quốc hội

là hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội Tại kỳ họp, Quốc hội thảo luận vàquyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyên hạn theo quy định của pháp luật”.Tuy nhiên, khác với nhiều nước trên thế giới, nơi kỳ họp nghị viện được tô chứcthường xuyên trong năm (trừ những đợt, khoảng thời gian nghỉ ngắn ngày) thì ởnước ta, Quốc hội họp thường kỳ mỗi năm hai kỳ (hai đợt) Kỳ họp giữa năm khaimạc vào ngày 20 tháng 5; kỳ họp cuối năm khai mạc vào ngày 20 tháng 10 Trườnghợp ngày 20 tháng 5 và ngày 20 tháng 10 trùng vào ngày thứ sáu của tuần hoặcngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày khai mạc kỳ họp là ngày làm việc kế

tiếp Trường hợp bat khả kháng không thé tổ chức kỳ họp vào các thời điểm nêu

trên thì ngày khai mạc kỳ họp do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định

Các hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp được diễn ra thường tại phiên họptoàn thé và tại các uỷ ban, uỷ ban toàn thé, tiêu ban của Quốc hội Tại các uỷ ban,tiêu ban của Quốc hội, các nghị sĩ thảo luận, thâm tra và đề xuất các kiến nghị cụ

thé dé đưa ra phiên họp toàn thé xem xét, thông qua Ở nhiều nước có nhiều dang

phái chính trị trong Quốc hội thì các hoạt động tại kỳ họp Quốc hội còn diễn ra ởcác nhóm đảng rất sôi động Các cuộc họp này được tô chức nhằm đạt được sựthống nhất cao giữa các nhóm đảng trong mỗi Viện đối với những vấn đề quan

trọng về tổ chức lãnh đạo và điều hành hoạt động của Viện

1.2 Ý nghĩa của kỳ họp Quốc hội

Ý nghĩa của kỳ họp thể hiện ý chí của Quốc hội phải được phản ánh và dựatrên quyết định của phiên họp toàn thé Hoạt động của các cơ quan do Quốc hộithành lập là những bước phục vụ, chuẩn bị cho quyết định của phiên họp toàn thể

Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của quốc gia, do đó chỉ phiên họp toàn thécủa Quốc hội mới phan ánh được ý chí của toàn thé quốc gia Ý nghĩa của ky họp

còn thé hiện việc nó hợp thức hóa các quyết sách quốc gia Các phiên họp toàn thé

tại các kỳ họp là diễn đàn quan trọng nhất về chính sách và pháp luật, về những van

10

Trang 20

đề quan trọng nhất của đất nước Kỳ họp của Quốc hội tạo điều kiện các đại biểuthảo luận và thông qua mọi lợi ích và quyết sách một cách cần trọng, dân chủ Kỳhọp của Quốc hội với các phiên thảo luận, chất vấn cũng là nơi tập trung các luồngquan điểm từ cử tri, nhân dân, các tổ chức, hiệp hội, báo chí

Giá trị của kỳ họp cũng thê hiện ở tính minh bạch Nội quy kỳ họp Quốc hội

có những quy định cho phép công chúng, các phương tiện thông tin đại chúng, khách nước ngoài, đại diện các cơ quan khác tham dự các phiên họp công khai của

mình; một số phiên họp được truyền hình trực tiếp hoặc ở một số quốc gia, tất cả

các phiên họp đều được ghi hình và truyền hình tới cử tri, nhân dân thông qua một

kênh truyền hình riêng của Quốc hội Nhờ có sự minh bạch, hoạt động giám sát của

Quốc hội thực sự mang lại lợi ích cho người dân, vì người dân biết được quá trình

giám sát đó diễn biến ra sao và có những kết quả gì Mặc khác, nhờ sự công khai và

có sự theo dõi của người dân, việc giám sát trở lên “có trọng lượng” hơn với sức ép

từ dư luận, cử tri.

1.3 Đặc điểm trong hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp1.3.1 Tính đại diện tam quốc gia

Nhân dân, cử tri - những người đã bầu ra đại biểu Quốc hội là những người

có quyền biết đại biểu của mình đã, đang và sẽ làm gì, nói gì, hành động như thénào với các van dé của đất nước Bởi vậy, Quốc hội được coi là diễn đàn mở của

toàn thể quốc gia, là nơi mà những khác biệt trong xã hội phải được thể hiện, xem

xét, bàn luận, tranh luận từ những góc nhìn khác nhau Tính chất diễn đàn xuất phát

từ tính đại diện của Quốc hội: là cơ quan đại diện cho các lợi ích trong xã hội, côngviệc của Quốc hội là xem xét, thảo luận, đánh giá chính sách, pháp luật từ mọi gócnhìn mà các đại biểu Quốc hội mang tới nghị trường Quốc hội đánh giá và sàng lọccác quyết sách của Chính phủ đưa sang và đi đến thỏa thuận được sự ủng hộ cao

nhất dé duy trì cơ chế quyết định theo đa sé

1.3.2 Tính quyền lực nhà nước cao nhấtTrong cấu trúc bộ máy nhà nước, Quốc hội luôn được xác định là thiết chếquyền lực trung tâm Do vậy, quyền lực của Quốc hội phải là quyền lực có tính chỉ

11

Trang 21

phối đối với các lĩnh vực quyền lực nhà nước khác Tức là xét trên phương diệnthầm quyền, Quốc hội nắm giữ những quyên hạn mà việc thực thi chúng có ý nghĩaquyết định đối với toàn bộ hoạt động nhà nước Như vậy, tính chất quyền lực nhànước cao nhất của Quốc hội thông qua các kỳ họp với việc “bam nút” quyết địnhnhững vấn đề quan trọng nhất của đất nước, có tính chất bắt buộc thi hành đối vớimọi chủ thê trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia, liên quan đến 3 chức năng của Quốc hội

là lập hiến, lập pháp, quyết định các van dé quan trọng của đất nước và giám sát tôicao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước

Có thể cho rằng, tại diễn đàn kỳ họp Quốc hội, quyền lực của Quốc hội thể

hiện ở chỗ “gật đầu” hoặc “lắc đầu” trước những vấn đề quan trọng nhất của đất

nước, tức là quyền “quyết”, ké cả trong lĩnh vực lập pháp hay giám sát đều là

“quyết” Tuy nhiên, Quốc hội chỉ được thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn trong

phạm vi nhân dân ủy quyền và đã được quy định trong Hiến pháp và các văn bản

pháp luật liên quan.

1.3.3 Tinh trang nghiêm, tuân thủ kỷ luật

Tinh chất trang nghiêm được thé hiện trong các cuộc họp lớn như phiên họp

toàn thé tai ky hop Quốc hội, nhiều quy định được đưa ra va tuân thủ chặt chế nhằm

đảm bảo trật tự và tính hiệu quả Nghị viện nhiều nước còn cho phép những ngườitham dự quyền được thay đổi quy tắc phiên họp Những quy định nghiêm ngặt hơn

so với mức độ cần thiết sẽ rộng đường cho chủ tọa và những người tham dự phiên

họp đạt mức độ trang nghiêm phù hợp với phiên họp nhất Những người dự các

phiên họp Quốc hội phải tuân thủ kỷ luật phiên họp Thông thường, những hành visau đây ở nghị viện các nước được coi là vô kỷ luật: ngắt lời người khác liên tục; cónhững nhận xét mang tính công kích, không tôn trọng đối với người khác; sử dụng

ngôn ngữ thô bỉ; nhạo báng động cơ của người khác; không tuân thủ những chỉ thị

hợp pháp của chủ tọa.

Chủ tọa với tư cách là người có quyền cao nhất về thủ tục lập tức phải có

hành động chấn chỉnh Nếu vị chủ tọa không làm được như vậy, bất kỳ nghị sỹ nàocũng có thể nêu kiến nghị về sự vi phạm thủ tục nhăm nhắc nhở chủ tọa phải có

12

Trang 22

phản ứng thích hợp Trong trường hợp có kiến nghị như vậy, chủ tọa phải phánquyết hoặc đưa ra toàn thê phiên họp quyết định Trước khi áp dụng biện pháp kỷluật, có những mức độ nhắc nhở nhằm tạo cơ hội cho nghị sỹ tránh những hành vichịu các biện pháp kỷ luật nghiêm trọng Dé đảm bao tính chất nghiêm trang, tuân

thủ thủ tục hoạt động, chủ tọa phiên họp có vai trò quan trọng tại kỳ họp Quốc hội

1.3.4 Quy trình, thủ tục kỳ họp day đủ, hợp lýMột đặc điểm nổi bật của kỳ họp nghị viện các nước cũng như Quốc hội ViệtNam là quy trình, thủ tục hop cần phải chi tiết, đầy đủ, hợp lý Sở di như vậy vì dé

kỳ họp Quốc hội với hàng trăm con người làm việc một cách hiệu quả, không phung

phí thời gian, tiền thuế của công dân vào những cuộc tranh luận vô ích; đồng thời dé

từng thành viên một có điều kiện thực sự đóng góp vào việc giải quyết vẫn đề Hơnnữa, tất cả chính sách đưa ra thảo luận ở Quốc hội không tách rời khỏi các quy tắc,thủ tục Một vấn đề chính sách nếu không có thủ tục đề thảo luận, quyết định thì sẽ

kéo theo những rủi ro, mạo hiểm”

Các thủ tục của kỳ họp Quốc hội cần đầy đủ với nghĩa kỳ họp có hoạt độngnào thì phải có thủ tục tiến hành kèm theo, với mức độ chi tiết phù hợp, đủ dé thựchiện các bước của công việc Các thủ tục kỳ họp Quốc hội còn cần phải hợp lý, cónghĩa là cần chỉ tiết, rõ ràng, đủ chặt chẽ, đủ linh hoạt, nhưng không quá cứng nhắc

dé có thé vận dụng trong mọi trường hợp; cần tính tuần tự có trước có sau, tránhtrùng lặp, mỗi công đoạn là một việc trong cả quy trình tại kỳ họp Quốc hội Để cácphiên họp của kỳ họp có thé thảo luận những van đề chính sách, các nội dung mang

tính kỹ thuật phải được giải quyết tốt ở các Ủy ban, công tác chuẩn bị, gửi tài liệu

phải đảm bảo đúng quy định Ở một số nghị viện trên thế giới có nguyên tắc là nếukhông được chuẩn bị tốt, không tiến hành thảo luận tại phiên họp toàn thể

1.3.5 Chương trình nghị sự của kỳ họp do Quốc hội quyết định

Thực tiễn nghị viện các nước cho thấy, việc xác định chương trình nghị sự có

ý nghĩa rất quan trọng và được quan tâm nghiên cứu Ở Quốc hội Việt Nam, việcxác lập chương trình kỳ họp cũng có tầm quan trọng rất lớn Nếu không kiểm soát

VPQH, Tổ chức và hoạt động của nghị viện các nước trên thé giới, NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2015

13

Trang 23

được nghị trình, có thể sẽ gặp khó khăn trong việc thông qua ngân sách quốc gia,ban hành một đạo luật đã hứa trước cử tri, hay là thảo luận một vấn đề cấp bách mà

không đảo lộn công việc thường ngày Việc kiểm soát nghị trình tuân theo nguyên

tắc cân bằng giữa “quyền quyết định của đa số và quyền được lắng nghe của thiểusố” Nhiều khi thông qua nghị trình, nghị viện có thé tìm được giải pháp dé tránh

xem xét một vấn đề nhạy cảm nao đó Chăng hạn, một dự luật khi trình ra nghị viện

có thé bị từ chối một cách khôn khéo khi được xếp vào cuối kỳ họp, khi mà nghịviện sẽ không còn đủ thời gian dé thảo luận, thông qua dự luật đó

Chính vì có tầm quan trọng như vậy, nghị trình kỳ họp phải do nghị viện ấnđịnh Dé dam bảo sự độc lập trong công việc của Quốc hội, và lớn hơn thế - sự độc

lập về chính trị, ở đa số các nước, nghị viện nắm quyền xác định chương trình nghị

sự của phiên họp toàn thể và chương trình kỳ họp Nghị trình này trên thực tế doChủ tịch nghị viện trao đôi với lãnh đạo đa số và thiểu số dé quyết định Chủ tịchNghị viện có quyền quyết định nghị trình vì về nguyên tắc, chức vụ này chủ toạ các

phiên họp và đảm bảo các hoạt động của nghị viện được diễn ra đúng trình tự Hơn

nữa, chính Chủ tịch Nghị viện (với sự trợ giúp của Văn phòng nghị viện) là một đầu

mối tiếp nhận các kiến nghị về các công việc của nghị viện.

Tuy nhiên, ở một số nước khác, Chủ tịch nghị viện phải thảo luận với Đoản

chủ tịch trước khi quyết định nghị trình Nếu không đi đến sự đồng thuận thì quyết

định của Chủ tịch nghị viện mới là quyết định cuối cùng Hoặc cũng có những nướcnhư Pháp một cơ quan gọi là Hội nghị các chủ nhiệm quyết định nghị trình Thôngthường nghị viện có quyền quyết định trong việc xác lập nghị trình, nhưng thủ tụcnghị viện một số nước giành một số quyền cho Chính phủ trong việc xác địnhchương trình kỳ họp Chăng hạn như ở một số nước Tây Âu, Chính phủ có quyềnrut ngan cuộc tranh luận về dự luật trước khi biểu quyết nhằm bảo đảm dự luật được

thông qua mà không bị trì hoãn hoặc thậm chí câu giờ Còn ở Pháp, Chính phủ được

ưu tiên rất nhiều trong nghị sự Và Chính phủ Pháp đã tận dụng hết cỡ quyên này,hầu như không chừa một khoảng trống nào cho các vấn đề không năm trong thứ tự

14

Trang 24

ưu tiên nói trên Một số nước khác lại không cho Chính phủ bất kỳ quyền về thủ tục

nào trong việc này, cho nên Chính phủ buộc phải dựa vào các nghị sỹ từ các đảng

cầm quyền, hoặc dựa vào các quyết định đơn lẻ của chủ tịch nghị viện dé đạt mục

quyên quan trọng nhất của người làm chủ, đó là quyền quyết định Mà kênh chủ yếu

dé làm chủ ở đây là Quốc hội, bởi 18 Quốc hội đại diện cho nhân dân Như vậy,Quốc hội gắn với dân chủ là để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình

Theo tỉnh thần của nguyên tắc này, tại kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hộiphải có cơ hội tìm hiểu, bàn bạc, thảo luận, nghĩa là quá trình ra quyết định cũng

phải dân chủ Theo đó, quá trình ra quyết định, bất kể quyết định gì, đều phải trải

qua một quá trình tranh luận công khai, bình đăng: các bên, có cơ hội bày tỏ chính

kiến, các ý kiến của các bên đều phải được lăng nghe Khi đã được thảo luận thấuđáo bởi tất cả các bên, quyết định cuối cùng sẽ được lòng đa số trong Quốc hội,những người đại diện cho cử tri Với bản chất dân chủ, với tính chất diễn đàn mở

của Quốc hội, cần thấy trước và chấp nhận các ý kiến thảo luận đa chiều ở Quốc

hội Đề mỗi đại biểu Quốc hội phát huy được vai trò của mình, cần có môi trườngdân chủ của Quốc hội thông qua các quy trình, thủ tục thảo luận dân chủ Mặt khác,mỗi đại biểu Quốc hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc day dân chủ

trong Quốc hội

Tranh luận là thành phần chủ chốt trong kỳ họp Quốc hội dân chủ, hiệu quả

Quá trình ra quyết sách ở Quốc hội cần có tranh luận, cho phép mỗi bên thể hiện

những luận chứng thuyết phục nhất của mình và bảo vệ quan điểm của mình Dânchủ trong tranh luận cần thé hiện trong mọi hoạt động từ xem xét, thảo luận tớiquyết định, thông qua các dự án luật, chất van, thảo luận và biểu quyết các van đề

kinh tế- xã hội, bầu và phê chuẩn nhân sự Trong khuôn khổ phiên họp tại kỳ họp

15

Trang 25

Quốc hội, dù dùng từ “thảo luận” hay “tranh luận”, đó đều là sự trao đổi các ý kiến

khác nhau, của các chủ thé khác nhau trong phiên họp về các nội dung, van đề đượcđưa ra bàn và quyết định ở Quốc hội Đó là một bước không thé thiếu trước khi cácđại biêu Quốc hội bam nút quyết định Chỉ khi thảo luận kỹ, nhiều chiều, các ý kiến

khác nhau được có cơ hội thé hiện thì đại biểu mới có cơ sở vững chắc hơn khi biểuquyết, và quyết định được thông qua mới được “tâm phục, khẩu phục””

Bên cạnh đó, các đại biểu tham gia kỳ họp có những điều kiện, khả năng làm

việc đều bình đăng với nhau Sự bình đăng được đảm bảo bởi thủ tục và nội quyhoạt động của Quốc hội trong các lĩnh vực như: đăng ký phát biểu, thời lượng hạnchế, điều hành thảo luận, quyền kiến nghị, quyền biểu quyết Sự bình đăng đặcbiệt thể hiện rõ qua điều hành thảo luận dựa trên những quy tắc chặt chẽ mà Quốchội đồng thuận, không dựa trên quyền quyết định tại chỗ của người điều hành.Đặc biệt, sự bình đăng rất được coi trọng trong quá trình thảo luận Ví dụ, tất cảcác đại biéu Quốc hội đều phải có quyền và nghĩa vụ như nhau trong quá trìnhthảo luận, các quy tắc về thủ tục thảo luận phải được thực hiện một cách khôngthiên vi; quyền bàn luận một cách đầy đủ và tự do là một quyền cơ bản trong khitiến hành thảo luận; vị chủ tọa phải điều hành phiên họp một cách công bằng vàtrung thực; hai luồng ý kiến phản đối và đồng ý đều phải được có cơ hội thể hiệnnhư nhau Điều này hạn chế tối đa sự thiên vị, bảo đảm quyền phát biểu chínhkiến, tranh luận, các luồng ý kiến khác nhau phải có cơ hội thể hiện, đồng thờitránh trùng lắp, tuân thủ chương trình và thời gian nghị sự mà Quốc hội đã quyết

định ngay từ đầu mỗi kỳ họp

1.4.2 Nguyên tắc công khai, minh bachMinh bạch phải là một phần trong văn hóa chính trị của Quốc hội, trong đó

có kỳ họp Quốc hội Quốc hội, kỳ họp Quốc hội cần công khai, minh bạch, bởi lẽ

Quốc hội nhận sự ủy quyền từ nhân dân để quyết định những vấn đề hết sức hệtrọng đối với nhân dân, đối với đất nước, do đó, nhân dân phải được biết Quốc hội

giám sát Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác, bảo vệ quyên lợi của cử tri và

7 VPQH, Tổ chức và hoạt động của Quốc hội một số nước trên thế giới, TS Nguyễn Sĩ Dũng chủ biên, 2002.

16

Trang 26

của quốc gia như thế nào Nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động củaQuốc hội góp phần nâng cao trách nhiệm của các ĐBQH tham gia diễn đàn Mỗi đạibiểu Quốc hội, mỗi lần lên tiếng về những vấn đề của cử tri, của quốc gia tại cácphiên thảo luận, mỗi lần chất van là thêm một lần đưa các van đề đó ra trước toànthê quốc dân, đồng bào, tức là công khai hóa mọi chuyện Đồng thời, điều đó tăng

cường ý thức tham gia của nhân dân vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Nguyên tắc công khai, minh bạch của diễn đàn Quốc hội bao gồm: sự quan

sát của công chúng thông qua các hình thức như đưa tin của báo chí về kỳ họp,

khách dự thính các kỳ họp Quốc hội, truyền hình trực tiếp các phiên họp, đăng tải

các biên bản các phiên họp trên các nền tảng truyền thông của Quốc hội v.v Diễn

đàn công khai va chất lượng tranh luận tại diễn đàn càng làm minh bạch hoá chính

sách quốc gia

Là một diễn đàn tam quốc gia, Quốc hội có thé giám sát một cách hiệu qua

tính minh bạch trong hoạt động của Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác.

Nguyên tắc minh bạch đòi hỏi Quốc hội phải chịu trách nhiệm chính tri trước cử tri

- những người bầu ra mình, còn Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội.Quốc hội có thâm quyền đòi hỏi Chính phủ phải giải trình, cung cấp thông tin đầy

đủ về các vấn đề đưa ra bàn, quyết định ở Quốc hội Bên cạnh đó, quyền được

thông tin của người dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Nếu đại biêu Quốc hội,

người dân có quyền tiếp cận thông tin về các quyết sách của Chính phủ, giám sát sẽ

dễ dang hon, cán bộ, công chức có trách nhiệm hon, tức là tính giải trình, minh bạch

được tăng cường Bên cạnh đó, quyền được thông tin của người dân có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng Nếu đại biéu Quốc hội, người dân có quyền tiếp cận thông tin vềcác quyết sách của Chính phủ, giám sát sẽ dễ dàng hơn, cán bộ, công chức có trách

nhiệm hơn, tức là tính giải trình, minh bạch được tăng cường.

1.4.3 Nguyên tắc làm việc theo chế độ hội nghị, quyết định theo đa sốLam việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo da số là nguyên tắchoạt động chủ đạo tại các kỳ họp của Quốc hội Ở các kỳ họp Quốc hội, không ai có

thể quyết định được một mình, mỗi đại biểu Quốc hội đều có một lá phiếu, quyền

17

Trang 27

biểu quyết và mỗi quyết định đều phải bỏ phiếu, bam nút dé thông qua Như vậy,nguyên tắc này xuất phát từ tính chất đại diện của Quốc hội Ngoài ra, dân chủ là sựtuân thủ ý chí của đa số Như vậy, xuất phát từ tính chất dân chủ của Quốc hội như

đã đề cập ở trên như các quyết định của Quốc hội phải là ý chí của đa số hay nóicách khác phải được quyết định theo đa số Đa số không phải bao giờ cũng đúng,

nhưng thường ít sai hơn thiểu số.

Nguyên tắc làm việc theo chế độ hội nghị, quyết định theo đa số thé hiện trên

hai phương diện: Thứ nhất, số lượng đại biểu tối thiểu cần thiết có mặt tại phiên họp

để có thể bắt đầu cuộc thảo luận và biểu quyết Yêu cầu này rất quan trọng bởi vì

khó mà chấp nhận rằng một đạo luật, được xem là ý chí của toàn dân, mà chỉ đượcmột số rất nhỏ nghị sỹ tham gia thảo luận và quyết định Thứ hai, quyết sách củaQuốc hội phải được đa số đại biéu đồng ý tán thành mới có giá trị Yêu cầu này xuấtphát từ tính chất đại diện của Quốc hội, mỗi quyết sách đều thể hiện ý chí của toàndân tộc, bởi vậy phải được đa số tán thành

Tuy nhiên, chân lý không han bao giờ cũng thuộc về đa số Lam gì trongtrường hợp đa số thiếu thiện chí, hoặc đa số có chiều hướng nghiêng về một quyếtđịnh không hợp lý, không đúng? Hơn nữa, điều dễ nhận thấy là thiểu số bao giờcũng yếu thế hơn so với đa số Nhăm tránh những trường hợp như vậy, bên cạnhnguyên tắc quyết định theo đa số là nguyên tắc tạo điều kiện, cơ hội cho ý kiến

thiêu số được thé hiện Quyền của ý kiến thiểu số là một thành tố không thể thiếu

trong hoạt động ở kỳ họp Quốc hội Nếu không tạo điều kiện cho tất cả các thànhviên được tham gia và tác động lên quá trình ra quyết sách, Quốc hội sẽ không cònđúng nghĩa là cơ quan đại diện nữa Mỗi đại biéu nắm một lá phiếu ngang bang vớicác đại biểu khác do đó, trong quá trình bàn bạc để đi đến quyết định theo đa số ởQuốc hội, các ý kiến thiểu số cũng có quyền được trao đổi, thảo luận, bày tỏ chính

kiến Vì vậy, tại các kỳ họp, Quốc hội không áp đặt, mà qua con đường thảo luận,thương lượng dé đi đến quyết sách của đa số ý kiến

1.5 Hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp ở một số nước trên thế giới

1.5.1 Về thời gian tiến hành kỳ họp

18

Trang 28

Ở nhiều nước trên thế giới, việc xác định thời gian tiến hành kỳ họp Quốchội là một vấn đề rất quan trọng, thể hiện tính độc lập và quyền lực của Quốc hội.Trong lịch sử, thời gian đầu khi Quốc hội mới hình thành, quyền triệu tập các kỳhọp của nghị viện thuộc về các cơ quan hành pháp Tuy nhiên, điều này dẫn đếntình trạng cơ quan hành pháp thường dễ dàng khống chế Quốc hội băng cách hạnchế việc triệu tập các ky họp.

Việc xác định thời gian và thời điểm tiến hành kỳ họp Quốc hội ở các nướcphụ thuộc rất lớn vào cách thức tô chức bộ máy nhà nước ở nước đó Thông

thường, ở những nước mà Quốc hội có vị trí, vai trò độc lập cao thì việc quyết

định thời gian và thời điểm tiến hành kỳ họp phụ thuộc hoàn toàn vào sự quyếtđịnh của Quốc hội Cách thức tổ chức kỳ họp ở các nước này được gọi là kỳ họpthường xuyên Ở những nước việc thực hiện quyền của cơ quan lập pháp có sựphụ thuộc vào cơ quan hành pháp thì thời điểm tiến hành phiên họp là do cơ quanhành pháp quyết định Cho đến nay, phần lớn Quốc hội các nước đã giành đượcquyền hoạt động thường xuyên và tự mình quyết định thời gian kỳ họp Tuy nhiên,

dé tránh su tuỳ tiện trong việc triệu tập các kỳ họp và tăng hiệu quả hoạt động cua

Quốc hội, phần lớn Hiến pháp, pháp luật hay nội quy hoạt động của Quốc hội cácnước trên thé giới đều xác định những thời điểm, khoảng thời gian cụ thé dé tiếnhành các kỳ họp của Quốc hội

- Đối với cách thức tiến hành kỳ họp thường xuyên: Quốc hội có quyền chủ

động thời điểm bắt đầu kỳ họp và thời điểm kết thúc thời gian tiến hành kỳ họp

Trên thực tế, các kỳ họp được kéo dài trong năm và kỳ họp của năm này sẽ kết thúcvào thời điểm bắt đầu kỳ họp của năm tiếp theo Cách thức này phổ biến ở các nướcnhư: Hà Lan, Italia, Hy Lạp, Luxembourg Ở cách thức tiến hành kỳ họp này,Quốc hội có sự độc lập trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và có đủ thờigian dé sắp xếp, t6 chức các công việc của mình Tuy nhiên, thời gian diễn ra kỳhọp sẽ kéo dài, nội dung của các kỳ họp có thé bị “lạm dụng” dé đưa vào những van

đề nhỏ, không phản ánh những vấn đề mang tính chính sách quốc gia; các cơ quanhành pháp sẽ phải chịu sức ép của việc liên tục xuất hiện trước các phiên họp củaQuốc hội, phần nào ảnh hưởng đến quá trình điều hành các hoạt động đất nước

19

Trang 29

- Đối với các kỳ họp Quốc hội do cơ quan hành pháp quyết định thời gian,thời điểm tiến hành kỳ họp thì về lý thuyết, vai trò của Quốc hội bị giới hạn rất lớnbởi các ưu tiên của cơ quan hành pháp Mô hình này thường phổ biến ở Quốc hộicác nước quân chủ lập hiến, cơ quan lập pháp chỉ được triệu tập khi Hoàng gia cần.

Ví dụ: các kỳ họp của Nghị viện Anh thường do Hoàng gia triệu tập, Nữ hoàng phát

biểu tại phiên khai mac kỳ họp và khi có quyết định giải tán Quốc hội thi trong sắclệnh của Hoàng gia cũng sẽ định rõ ngày mà nhiệm ky Quốc hội mới sẽ được triệutập Tuy nhiên, trong thời gian diễn ra kỳ họp thì Quốc hội vẫn được toàn quyềnquyết định cách thức tô chức công việc của mình, thực hiện quyền giám sắt đối với

các hoạt động của Chính phủ.

- Đối với các kỳ họp Quốc hội có thời gian và thời điểm tiến hành kỳ họpđược pháp luật quy định, đây là phương thức vừa kết hợp được việc bảo đảm vị trí

độc lập của Quốc hội vừa đáp ứng được các yêu cầu cấp bách của cơ quan hành

pháp khi cần trình các nội dung dé Quốc hội quyết định Việc cố định thời gian còn

tạo ra sự chủ động cho các đối tượng tham gia các phiên họp của Quốc hội Với

những lợi ích đó, việc xác định kỳ họp Quốc hội theo cách thức này được nhiều

nước áp dụng như Nga, Áo, Pháp, Mexico, Hàn Quốc, Thụy Điền, Việt Nam.v.v

Các phiên họp cô định theo luật này được gọi là các phiên họp thường lệ hang năm

Có những Quốc hội tổ chức mỗi năm 01 phiên họp thường kỳ nhưng cũng có những

Quốc hội tô chức 2 đến 3 kỳ họp thường lệ mỗi năm Ví dụ, tại Điều 40, Nội quycủa Duma Quốc gia Nga quy định:

“Theo thông lệ, Đuma Quốc gia họp các kỳ họp sau đây:

a) Kỳ họp mùa xuân từ 12/1 đến 20/6;

b) Kỳ hop mùa thu từ 1/9 đến 25/12 ”

Cũng có trường hợp, các kỳ họp của nghị viện chỉ xác định cu thé ngày khaimạc Điều 4, Nội quy Hạ viện Hàn Quốc quy định:

“Phiên họp thường lệ được triệu tập vào ngày I thang 9 hang năm Trong

trường hợp đây là ngày nghỉ toàn quốc thì phiên họp toàn thể thường lệ được triệutập vào ngày tiếp theo ”

Điều 29, Hiến pháp Cộng hoà Pháp quy định: “Thoi điểm khai mạc kỳ họp

20

Trang 30

thường lệ của Quốc hội vào ngày 2 tháng 4 và ngày 2 tháng 10 hàng năm ”.

Mặc dù cách thức tổ chức của kỳ họp khác nhau, ở mỗi Quốc hội, số lượngcác phiên họp toàn thé trong mỗi kỳ họp của Quốc hội có thé nhiều hoặc ít phụ

thuộc vào cách thức xây dựng nghị trình của mỗi Quốc hội Tuy nhiên, theo số liệu

thống kê thì thông thường số lượng các phiên họp toàn thê của Quốc hội ở các nướckéo dài từ 25 đến 49 phiên họp

Ngoài những kỳ họp thường lệ, có những tình huống yêu cầu phải triệu tập

kỳ họp Quốc hội để giải quyết những vấn đề quan trọng của quốc gia Trong những

trường hợp đó, kỳ họp của Quốc hội được gọi là kỳ họp bất thường Pháp luật của

các nước khác nhau trao cho các chủ thé khác nhau thâm quyên triệu tập kỳ họp bat

thường của Quốc hội Da số các nước trao thâm quyền này cho co quan hành pháp,

có thé là Nguyên thủ quốc gia hoặc Chính phủ Điều này xuất phát từ thực tế là nhucau triệu tập các kỳ họp bat thường chủ yếu bắt đầu từ cơ quan hành pháp dé trình

Quốc hội thông qua các quyết định cần thiết làm cơ sở cho việc triển khai các chính

sách của Nhà nước trên thực tế Tuy nhiên, cũng có những nước trao thâm quyền

này cho Quốc hội hoặc cơ quan điều hành của Quốc hội Theo phương án này, việc

quyết định có tổ chức các kỳ họp bất thường hay không có thé do nhiều chủ thékhác nhau đề xuất nhưng thâm quyền quyết định cuối cùng là do Quốc hội

Bang 1.1: Chú thé triệu tập các phiên hop bat thường”

Chủ thể triệu tập Số nghị viện thực hiện

Nguyên thủ Quốc gia 40

Chính phủ 21

Cơ quan điều hành Quốc hội 20Chủ thê liên bang 5Quốc hội 51

Các nhóm cử tri 01

Đối với trường hợp thâm quyền quyết định phiên hop bat thường thuộc về

8 IPU, UN, World E-Parliament Report 2018, Geneva, 2018

21

Trang 31

Quốc hội, pháp luật các nước yêu cầu một tỷ lệ nhất định đại biéu Quốc hội có cùng

đề nghị họp bất thường Một số nước quy định tỷ lệ này chỉ là 1⁄4 tổng số đại biểu

trở lên (như Israel, Thụy Sỹ), một số nước khác yêu cầu ở mức 2/3 tổng số đại biéu

trở lên (như Cameroon, Mexico, Monaco ).

1.5.2 Về xây dựng chương trình làm việc tại kỳ hopTheo nguyên tắc, chương trình làm việc tại kỳ họp (nghị trình) do mỗi Việntoàn quyền ấn định Nghị trình này thường do Chủ tịch Nghị viện quyết định Việcquy định cho Chủ tịch Nghị viện quyền quyết định nghị trình là phù hợp bởi vì về

nguyên tắc, chức vụ này có trách nhiệm chủ tọa các phiên họp và đảm bảo các hoạt

động của Nghị viện được diễn ra đúng trình tự Hơn nữa, chính Chủ tịch Nghị viện

(với sự tham gia trợ giúp của Văn phòng Nghị viện) là một đầu mối quan trọng

trong việc tiếp nhận các kiến nghị về các công việc của Nghị viện

Tuy vậy, trong khi một số nước quy định cho Chủ tịch Nghị viện toàn quyềnquyết định nghị trình (ví dụ: Nhật Bản), thì một số nước khác lại quy định việc

quyết định nghị trình của Chủ tịch Nghị viện phải thông qua sự thảo luận với Đoàn

Chủ tịch Nghị viện (ví dụ: Hàn Quốc) nếu không đi đến sự đồng thuận thì quyết

định của Chủ tịch Nghị viện mới là quyết định cuối cùng Hoặc cũng có những

nước như Cộng hoà Pháp quy định việc quyết định nghị trình phải do một cơ quangọi là Hội nghị các chủ nhiệm (gồm chủ tịch Nghị viện, chủ nhiệm các uỷ ban

thường trực, các Phúc trình viên của Uỷ ban tài chính, kế hoạch và kinh tế chung,

Chủ tịch đoàn đại biểu ở Nghị viện Châu Au, và chủ tịch các khối đảng trong Nghịviện) được tô chức vào cuối mỗi tuần

Bên cạnh đó, việc quyết định chương trình làm việc của nghị viện còn có sựtham gia của một số chủ thể khác, trong đó đặc biệt là vai trò của Chính phủ

Bang 1.2: Chủ thé triệu tập phiên hop bất thường”

Trang 32

Cơ quan điều hành nghị viện 22

Cơ quan điều hành nghị viện và các nhà lãnh đạo khác 11

Hội nghị các chu nhiệm 9

Ủy ban đặc biệt 10

Lãnh đạo các đảng 3 Thư ký 4

Tổng 63

Ở nhiều nước, sự tham gia của Chính phủ trong việc quyết định chương trình

là đương nhiên, xuất phát từ việc Chính phủ là cơ quan chủ yếu trình các dự thảo ratrước Quốc hội để xem xét, quyết định Vì vậy, ở một số nước như Ireland,Vanuatu, New Zealand, Chính phủ là cơ quan được trực tiếp quyết định chương

trình làm việc trong đó có thời gian mà Chính phủ trình dự thảo của mình ra trước

Quốc hội Ở một số nước khác, Chính phủ quyết định đến chương trình là việc của

nghị viện thông qua các thành viên trong cơ quan có thâm quyền quyết định chươngtrình của Nghị viện như ở CHLB Đức, Italy, Senegal Trong khi đó, một số nước

khác lại có quy định một cách rõ ràng là các nội dung công việc do Chính phủ trình phải được ưu tiên trong khi xây dựng chương trình làm việc của nghị viện như ở CH

Pháp, Ai Cập, Somalia, Camaroon Chăng hạn quy định tại Điều 48, Nội quy của Hạviện Cộng hoà Pháp thì Nghị viện phải ưu tiên xem xét trước các kiến nghị có nguồngốc từ Chính phủ Một số nước khác thì Chính phủ phải được tham vấn khi Quốc hộixây dựng chương trình làm việc như ở Ấn Độ, Monaco, Tay Ban Nha, Zambia

Ngoài Chính phủ thi việc xây dựng Chương trình làm việc của Nghị viện có

sự tham gia của nhóm các nghị sĩ thiểu số trong nghị viện Thông thường, đại diện

của nhóm thiểu số cũng được tham dự vào các cơ quan quyết định nghị trình (như

Hội nghị các Chủ nhiệm) Bên cạnh đó, ở một số nước, để bảo đảm nguyên tắc bảo

đảm quyền lợi của nhóm thiểu số, Nội quy làm việc của nghị viện cũng quy địnhdành ra những khoảng thời gian nhất định dé thảo luận về những nội dung theo đề

xuất của cá nhân các ĐBQH Chăng han, ở Australia, Canada, Lebanon, Mauritius,

Hà Lan, Nam Phi, Sri Lanka, Thuy Si, các dự án luật do cá nhân nghị sĩ Quốc hội

23

Trang 33

đề xuất sẽ được ưu tiên xem xét trước cả các dự án luật của Chính phủ vào nhữngthời gian nhất định trong tuần làm việc Ở Ấn Độ, mỗi ngày thứ 6, Quốc hội sẽ dành

ra 2 gid rưỡi dé thảo luận về dự thảo của cá nhân nghị sĩ Ở Anh, quy định của Quốc

hội xác định rõ trong mỗi kỳ họp sẽ phải có 20 ngày thứ Sáu và 4 nửa ngày làm việc

khác được dành cho công việc này Ở Canada, Fiji, New Zealand, Dao Solomon

các dự thảo luật do nghị sĩ trình sẽ được ưu tiên xem xét vào một ngày trong tuần

Thông thường, Nghị trình được quyết định vào lúc cuối mỗi phiên họp, haycuối mỗi tuần (thứ sáu hay thứ bảy) Nghị trình có thể được ấn định cho phiên họp

kế tiếp hoặc cho tuần lễ tiếp theo (lịch tuần) Nội quy Nghị viên các nước cũng dự

định trường hợp sửa đổi nghị trình Trong phiên họp toàn thể, nếu có yêu cầu thayđổi nghị trình do các nghị sĩ nêu ra thì kiến nghị này sẽ được biểu quyết ngay theocác phương thức biểu quyết thông thường mà không cần phải có thảo luận gìthêm Tuy nhiên, một trong những điểm nỗi bật trong hoạt động của nghị viện cácnước đó là nội dung làm việc thường phải được hoàn thành theo kế hoạch đặt ra

Vì vậy, có những phiên họp của nghị viện các nước không chỉ giới hạn trong thời

gian làm việc thông thường mà được kéo dai cho đến khi biểu quyết thông qua các

phương án hoặc hoặc kết thúc các ý kiến tranh luận Chang hạn, đã có những

phiên họp của Quốc hội Hoa Kỳ được kết thúc vào lúc nửa đêm theo nguyên tắc

“hết việc chứ không hết giờ”

1.5.3 Về phiên họp kín và phiên họp công khai

Nguyên tắc chung là các phiên họp của Nghị viện được tổ chức công khai.Đây là nguyên tắc được hầu hết Nghị viện các nước trên thế giới ghi nhận và tuânthủ Ở Nghị viện các nước, sự công khai của các phiên họp của Nghị viện được théhiện trước hết qua sự hiện diện của công chúng tại hội trường Ở Hạ viện Cộng hoàPháp, Hội trường tiến hành phiên họp toàn thể có 12 chỗ dành cho công chúng đến

dự thính với nguyên tắc ai đến trước thì được tham gia mà không cần có giấy mời

Sự công khai của các phiên họp của Nghị viện còn thể hiện qua sự tham gia, đưa tincủa báo chí về các hoạt động của Nghị viện Đây là công cụ hết sức quan trọng làmcho các hoạt động của Nghị viện thực sự công khai đối với quảng đại công chúng

24

Trang 34

Cũng có một số nước tô chức ghi hình, truyền hình trực tiếp tới công chúng tat cảcác phiên họp toàn thể hoặc có kênh truyền hình riêng phát lại các phiên họp toànthể của Nghị viện.

Đối với các phiên họp kín, đây là vấn đề luôn được cân nhắc kỹ lưỡng bởi nó

có ảnh hưởng tới nguyên tắc, tính chất công khai trong hoạt động của Nghị viện các

nước Do đó, thông thường các cuộc họp kín chỉ được tô chức khi Nghị viện thảoluận về những vấn đề liên quan đến bí mật quốc gia hoặc những vấn đề có tính nhạycảm có khả năng ảnh hưởng đến lợi ích chung

1.5.4 Về việc thảo luận tại kỳ họp

Ở các nước trên thế giới, để phát biểu ý kiến tại các phiên thảo luận tại Hộitrường, các Nghị sĩ có thé đăng ký trước khi diễn ra phiên họp toàn thé với Thu ký

phiên họp Các đại biéu sẽ phát biểu lần lượt theo thứ tự đăng ký hoặc cũng có thétrực tiếp đăng ký phát biểu tại Hội trường băng cách nhiều cách thức khác nhau nhưđứng dậy xin phát biểu, giơ tay hoặc giơ biển hiệu Tuy nhiên, những hình thức này

đều được sắp xếp phát biểu sau các đại biểu đã đăng ký từ trước khi tiến hành phiên

họp và thời lượng phát biểu thông thường cũng bị giới hạn ngắn hơn Trong trường

hợp có nhiều đại biểu cùng giơ biển hiệu thì việc xác định thứ tự phát biểu phụ

thuộc vào Chủ tọa phiên họp trên một số cơ sở như mục đích, nội dung phát biểu décác ý kiến có sự mạch lạch, tạo được sự đối thoại

Thông thường, Nghị viện các nước quy định phát biểu của nghị sĩ tối đa 2đến 3 lần về một nội dung, van đề, mỗi lần phát biểu không quá 5 đến 20 phút Tuynhiên, hạn chế này đôi khi không áp dụng với tất cả các trường hợp, ví dụ đối với

những người có vị trí, địa vị, vai trò đặc biệt trong quá trình thảo luận như những

Chủ tịch, Chủ nhiệm Ủy ban, Phúc trình viên của Ủy ban hay tác giả Dự án, Đề án

có thê xin phép Chủ tọa phiên họp phát biéu ý kiến vào bat cứ lúc nào nhằm mục

đích trả lời, giải đáp thắc mắc của các nghị sỹ Bên cạnh việc quy định về số lần và

thời gian phát biểu ý kiến thì các nội dung phát biểu trong các phiên họp cũng đượcquy định nhằm tăng tính hiệu qua của các phiên thảo luận trong việc tập trung, thuhút tối đa ý kiến phát biéu vào các vấn dé mà Nghị viện đang thảo luận Với những

25

Trang 35

nguyên tắc như vậy, các yêu cầu phát biểu tại phiên thảo luận của Nghị viện thườngđược gửi trước đến cho Chủ tịch Nghị viện Trong thời gian diễn ra phiên họp, Chủtịch Nghị viện sẽ cho phép hay mời phát biểu theo thứ tự ghi tên xin phát biểu ýkiến Một số trường hợp Nghị viện các nước cho phép các ý kiến phát biểu đượcđăng ký thông qua hình thức giơ tay Nhưng thứ tự lần lượt sẽ được ưu tiên chonhững người đã gửi yêu cầu phát biểu từ trước tới cho Chủ tịch Nghị viện Chủ tọaphiên họp sẽ ưu tiên cho nghị sĩ nào giơ tay trước được phép phát biéu trước Tương

tự như những nội dung nêu trên, nêu có nhiều nghị sĩ cùng giơ tay phát biéu một lúc,

quyền quyết định sẽ phụ thuộc vào cá nhân Chủ tịch Nghị viện Khi đó, Chủ tịch

Nghị viện sẽ ghi tên Nghị sĩ và toàn quyền sắp xếp thứ tự phát biểu ý kiến nhưng vẫn

bảo đảo mục đích để các ý kiến trình bày được mạch lạc, tạo sự đối thoại

Tuy nhiên, nhằm hạn chế trong quá trình phát biểu các nghị sĩ sẽ thực hiệnmục đích chính trị riêng hoặc những vấn đề mang tính cá nhân, Nghị viện nhiềunước đã có những quy định mang tính hạn chế quyền phát biéu của nghị sĩ như: hạnchế số lần phát biểu của nghị sĩ về một van dé; hạn chế thời gian mỗi lần phát biểu(ví dụ: không quá 5 phút trong một lần, có thé được phép tăng thời gian phát biểu từ

2 đến 5 phút nếu được Nghị viện đồng ý nhằm làm sáng tỏ hơn các ý kiến củamình); hạn chế về phạm vi phát biểu, các phát biểu thảo luận phải có liên quan trựctiếp đến những van dé đang thảo luận, những người phát biéu sau không được nhắclại hoàn toàn những ý kiến đã được phát biểu trước đó mà không có bé sung hoặc

có nội dung mới Để đảm bảo quyền bình đăng, Chủ tịch Nghị viện cũng có thê rời

vị trí Chủ tọa dé ngồi vào vi tri ghé nghị si của minh dé phat biểu, tranh luận tại

Phiên họp Khi đó, một Phó Chủ tịch Nghị viện hoặc một nghị sĩ có thâm niên công

tác hoặc tuổi đời cao nhất đảm nhiệm vi trí Chủ tọa Phiên họp Ngoài ra, trong quátrình thảo luận, khi nhận thấy nội quy Kỳ họp bị vi phạm hoặc không được áp dụngthì bất kỳ nghị sĩ nao cũng có quyền đứng dậy phát biểu, nêu ý kiến mà không nhất

thiết phải có sự đồng ý của Chủ tọa Phiên họp

Ở một số nước, các Phiên họp chỉ kết thúc thảo luận dé đi đến biểu quyết khi

tất cả các nghị sĩ đăng ký đều được phát biểu Vì vậy, có những trường hợp Phiênhọp của Nghị viện kéo dài đến tận nửa đêm, tuy nhiên, Chủ tọa Phiên họp vẫn có

26

Trang 36

thé đưa ra đề nghị dé biểu quyết kết thúc cuộc thảo luận, thông thường cần 05 nghị

sĩ kiến nghị về van dé này Sau đó, Nghị viện sẽ tiến hành biểu quyết, nếu đa số các

nghị sĩ tham gia biểu quyết tán thành, cuộc thảo luận sẽ được kết thúc

1.5.5 Về thủ tục biểu quyết tại Kỳ hop

Trên cơ sở nguyên tắc làm việc tập thể, quyết định theo đa số, do đó, thủ tục

biểu quyết là một nội dung quan trọng trong hoạt động của Nghị viện, nhất là trongquá trình xem xét, thảo luận và quyết định các nội dung công việc trong phạm vi,thầm quyền của Nghị viện

a) Các thể thức tiến hành biểu quyết

Ở các nước, với cách thức vận hành và truyền thống khác nhau, có nhiều quy

định về hình thức biểu quyết, ngay cả trong Nghị viện một nước cũng có thể áp

dụng nhiều hình thức biểu quyết khác nhau, tùy theo từng nội dung, mức độ quantrọng của van đề đưa ra biểu quyết

- Biểu quyết bằng hình thức giơ tay: Đây là hình thức sơ khai nhưng mangtính thông dụng, phố biến và thường được áp dung để biểu quyết những vấn démang tính chất đơn giản, nội dung không mang tính tranh luận, không nhiều ý kiếntrái chiều Hình thức biểu quyết này thông thường sẽ xác định van đề được đưa ravới phương án “đồng ý” bằng giơ tay hoặc “không đồng ý” bằng cách không giơtay Trong trường hợp xác định việc biểu quyết băng hình thức này thiếu tính chính

xác, nghị sĩ có thé đề nghị biểu quyết lại hoặc biéu quyết bằng hình thức khác Tuy

nhiên, dé thực hiện đề nghị này phải được sự đồng ý của Chủ tọa hoặc theo ý kiếncủa đa số Nghị sĩ

- Biểu quyết bằng hình thức đứng dậy hoặc đi ra/vao cửa tương ứng: Day

là hình thức biểu quyết tương tự như hình thức biểu quyết giơ tay Tuy nhiên, thayvào đó là việc đếm số lượng đại biểu đứng dậy (hoặc không đứng dậy) hoặc đếm sốlượng đại biểu đi ra/vào các cửa trong phòng họp được quy định tương ứng với các

phương án lựa chọn biéu quyết

- Biểu quyết bằng hình thức ghi danh: Ở hình thức này, Chủ tọa Phiên hop

hoặc Thu ký Phiên họp sẽ lần lượt gọi tên các đại biểu lên để ghi ý kiến biểu quyết,

27

Trang 37

thông thường là các phương án: đồng ý (ủng hộ, chấp thuận), không đồng ý (bácbỏ) hoặc bỏ phiếu trống (không có ý kiến) Tiếp đó, Văn phòng Nghị viện hoặc Thu

ký Phiên họp sẽ tổng hợp và đọc kết quả các ý kiến biéu quyết dé kiểm tra lại xem

có ý kiến đại biéu nào bị ghi nhằm hay không Chủ tọa Phiên họp sẽ căn cứ vào đó

dé thông báo về kết quả bỏ phiếu biểu quyết Phương án này có ưu điểm trong việccông khai, minh bạch và tính chính xác cao nên thông thường được nhiều Nghị viện

áp dụng đề biểu quyết những van dé quan trọng

- Biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín: Thông thường, việc quyết định

bỏ phiếu kín sẽ ít được áp dụng do một phần ảnh hưởng đến nguyên tắc làm việccông khai của Nghị viện Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hình thức này được

sử dụng dé quyết định các van đề về nhân sự, những van dé mang tính bí mật, trọngđại của quốc gia Theo đó, sẽ có các mẫu phiếu in sẵn các phương án biểu quyếtnhư: đồng ý (ủng hộ, chấp thuận), không đồng ý (bác bỏ), bỏ phiếu trống (không có

ý kiến) Các đại biểu sẽ lần lượt lên khu vực dé bỏ phiếu vào thùng bỏ phiếu trong

phòng họp Hiện nay, việc bỏ phiếu bằng hình thức này cũng có thê áp dụng kết hợpbằng những phương tiện điện tử, nhất là sử dụng trong quá trình kiểm phiếu

- Biểu quyết bằng hình thức miệng: Bên cạnh những hình thức biểu quyếttrên, cũng có một số hình thức khác nhưng không được phổ biến, ví dụ hình thứcbiểu quyết bằng miệng Theo đó, ở hình thức này, khi Chủ tọa Phiên họp nêu một

van dé cần đưa ra biểu quyết, các đại biểu sẽ nói to phương án của minh là “đồng ý”

(ủng hộ) hoặc “không đồng ý” (bác bỏ); “có” hoặc “không”; đại biểu nào không có

ý kiến sẽ không nói Trên cơ sở lắng nghe biểu quyết, Chủ tọa căn cứ vào âm lượng

của phương án nào to hơn sẽ chiếm đa số trong kết quả biểu quyết Mặc dù đây làPhương án thực hiện khá đơn giản nhưng việc xác định kết quả có tính chính xáckhông cao, có phần phụ thuộc vào ý kiến chủ quan (sự lắng nghe) của Chủ tọa Vìvậy, hình thức này chủ yếu mang tính biểu tượng truyền thống hoặc áp dụng với cácvan đề ít tính tranh luận hoặc đòi hỏi cần có kết quả kiểm phiếu chính xác tuyệt đối,

do đó hình thức này ít được Nghị viện các nước sử dụng.

b) Cách thức kiểm phiếu và xác định da số

28

Trang 38

- Xác định số lượng nghị sĩ can thiết dé việc biểu quyết có giá trịThông thường, Nghị viện các nước không có quy định cụ thể cần có sốlượng bao nhiêu nghị sĩ biểu quyết thì quyết định của Nghị viện mới có giá trị, bởi

vì quyền không tham gia biểu quyết của nghị sĩ cũng là một quyền được bảo đảm.Tuy nhiên, yêu cầu xác định số lượng nghị sĩ có mặt tại phiên biểu quyết thì lạiđược quy định rất rõ ràng Nghị viện chỉ có thể thảo luận khi nào có một số lượngtối thiểu các nghị sĩ có mặt tại phòng họp của Viện Yêu cầu về túc số chủ yếuxuất phát từ yêu cầu những van dé quan trong được Nghị viện quyết định phải thu

được một đa số nhất định Tuy nhiên, hầu như các vấn đề về số lượng nghị sĩ cần

thiết để tiến hành các phiên họp chỉ được nêu lên trong các cuộc biểu quyết ghidanh Hơn nữa, kiến nghị kiểm tra về số lượng nghị sĩ tham dự phiên họp cũngphải tuân theo thủ tục nghiêm ngặt nhằm tránh sự lợi dụng thủ tục này nhằm trìhoãn công việc của Nghị viện Nội quy Nghị viện các nước thường quy định kiếnnghị kiểm tra số lượng nghị sĩ tham dự phiên họp phải được một sỐ lượng nhất

định sự ủng hộ từ các nghị sĩ khác.

- Kiểm phiếuViệc kiểm phiếu là một công việc có nhiều tính kỹ thuật Việc kiểm phiếuđược thực hiện bằng cách đếm phiếu của các nghị sĩ theo các ý kiến của nghị sĩ đưa

ra Thông thường, quan điểm của nghị sĩ thé hiện đối với các cuộc biểu quyết đượcthé hiện dưới các hình thức: “Đã bỏ phiếu thuận”; “Đã bỏ phiếu chống”; “Đã bỏphiếu trắng hoặc không tham gia biểu quyết” Ngoài ra, trong những cuộc kiểmphiếu có yêu cầu chỉ tiết thì việc kiểm phiếu còn phải tính đến các nghị sĩ: “Khôngthể tham dự vào cuộc bỏ phiếu _ “Vắng mặt vì được phép”; “Không tham dự vàocuộc bỏ phiếu”

- Xác định da số

Nghị viện các nước có nhiều các thức xác định đa số khác nhau đối với từng

trường hợp cụ thể

+ Đa số thường: trước hết, việc xác định đa số thường được áp dụng nhiều

nhât trong các cuộc biêu quyết, đặc biệt là các đôi với các cuộc biêu quyêt không có

29

Trang 39

tính chất phức tạp Trong quá trình kiêm phiếu, người ta tính các lá phiếu thuận vàcác lá phiếu chống Bên nào có số lượng lớn hơn, cho dù chỉ là một lá phiếu thì bên

đó sẽ thắng Trong cách thức xác định đa số thường này, các phiếu bất hợp lệ vàphiếu trắng, hay các nghị sĩ không biêu quyết không cần được tính đến

Tuy vậy, cần phải tính đến trường hợp là nếu phiếu thuận bằng với số vớiphiếu nghịch thì phần thắng sẽ thuộc về bên nào? Nếu căn cứ vào lý luận, người taphải kết luận biểu quyết đó không được chấp nhận Nhiều Nghị viện ở Châu Âu áp

dụng giải pháp này như CHLB Đức, Ao, Bi, Đan Mạch, Pháp Một số nước như

Anh, Nhật, Philippineses lại quy định trong trường hợp này Chủ tọa phiên họp quyếtđịnh vấn đề bằng lá phiếu của mình Ở Thụy Điền, vấn đề này được giải quyết bằngcách rút thăm (Điều 6, Luật Nghị viện Thụy Điển) Ở Hà Lan và Indonesia, Nghịviện lại áp dụng biện pháp biéu quyết lại trong phiên họp lần sau

+ Các đa số đặc biệt: trong những cuộc biéu quyết về các van đề có tính chất

hệ trọng, Hiến pháp các nước thường quy định rằng các quyết định của Nghị việncần phải thu được một đa số đặc biệt Thông thường, các vấn đề có yêu cầu đa sốđặc biệt ở Nghị viện các nước là: Cho phép hành pháp truy tố, bắt giam, hay xét xửmột nghị sĩ; Xem xét bãi nhiệm một nghị sĩ; Kiến nghị giải tán Chính phủ; Kiếnnghị thực hiện thủ tục luận tội các quan chức của ngành hành pháp; Kiến nghị sửa

đổi Hiến pháp; Thông qua các bản tu chính Hiến pháp

Các đa số đặc biệt thường được quy định là 2/3, hoặc 3/4 tổng sỐ nghị sĩ củaNghị viện Thực tế, tổng số này được xác định tuỳ thuộc vào truyền thống của từngNghị viện Đó có thể là tổng số nghị sĩ theo quy định của Hiến pháp, hoặc tông sốnghị sĩ của Nghị viện không ké các ghế nghị sĩ bị trống (do nghị sĩ từ nhiệm, bịmiễn nhiệm, hoặc bị bắt giam mà chưa có người thay thé), hoặc cũng có thé là tong

số nghị sĩ có mặt Ví dụ, Hạ viện Pháp lấy tổng số nghị sĩ tối đa (thường do Hiến

pháp quy định) trừ đi những ghế hiện thời bị trống Theo cách thức này, những nghị

si mặc dù có thé không thực hiện quyền biểu quyết (nghỉ phép, 6m đau, hoặc chưa

đủ tư cách thành viên) vẫn được tính vào tông số

- Tuyên bo kết quả biểu quyết

Sau khi kiểm phiếu và xác định xong kết quả biểu quyết, kết quả này sẽ được

30

Trang 40

tuyên bồ tại Nghị viện Một quy tac nghiêm ngặt được đặt ra đối với quá trình biểuquyết của Nghị viện, đó là các chỉ tiết về biểu quyết phải được ghi vào biên bản củaNghị viện Ngay như việc biểu quyết bằng phương tiện điện tử thì trong biên bảncủa Nghị viện phải có ảnh chụp kết quả này Theo nguyên tắc, một khi kết quả cuộcbầu cử được tuyên bố, các Nghị sĩ không thể đính chính lá phiếu của mình Tuyvậy, các nghị sĩ cũng có thé đính chính một cách danh nghĩa nhiều hon là mang ýnghĩa thực tế bằng cách tuyên bố rằng họ đã nhằm lẫn trong lúc bỏ phiếu.

1.5.6 Về sự tham gia các phiên hop của Nghị sĩ

Nghị viện một số nước có quan niệm cho rằng một phiên họp của Nghị việnkhông có giá trị khi có ít hơn một lượng đại biểu nhất định tham gia phiên họp.Điều này đảm bảo mỗi quyết định của Nghị viện sẽ tập trung đầy đủ những ý kiếnthé hiện quan điểm của nhiều nhóm khác nhau Tuy nhiên, cũng có nhiều Nghị viện

không đòi hỏi một số lượng tối thiểu các đại biéu có mặt thì các phiên họp của Nghị

viện mới có giá trị (ví dụ như ở Thụy Điền, Italia, Phần Lan ) Lý đo là trong

trường hợp có quá ít các đại biểu có mặt thì Nghị viện không thể thông qua các

quyết định do không có đủ đa số cần thiết theo luật định

Chính vì vậy, bắt đầu phiên họp của Nghị viện thường là thủ tục điểm danh

để xác định túc số cần thiết Đối với một số Nghị viện, thủ tục điểm danh là thủ tục

có tính thường xuyên như Duma Liên bang Nga, Hạ viện Philippines Trong một số

trường hợp, việc tổ chức điểm danh tuỳ thuộc vào từng thời điểm như Hạ viện NhậtBản; Hạ viện CHLB Đức.

Tuy nhiên, trên thực tế thì ở nhiều nước, mặc du có quy định về tỷ lệ đại biểucần thiết tham dự phiên họp thì mới được tiến hành phiên họp nhưng các yêu cầunày chỉ được áp dụng khi có một đại biểu nêu lên yêu cầu Chủ tọa phải kiểm tra tỷ

lệ này Còn nếu không, phiên họp sẽ vẫn được tiếp diễn cho đến khi tiến hành biểuquyết Lúc đó, các đảng phái trong Quốc hội sẽ yêu cầu các thành viên của đảngmình phải có mặt để biểu quyết tại phiên họp toàn thé dé bảo đảm các dé xuất của

Đảng được thông qua.

1.5.7 Kỷ luật trong phiên họp

Nhằm mục đích duy trì các phiên họp của Nghị viện trong trật tự, các hành vi

3l

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Cac VBQPPL chủ yếu quy định về tổ chức kỳ họp Quốc hội - Luận văn thạc sĩ luật học: Đổi mới hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp ở Việt Nam hiện nay
Bảng 2.1 Cac VBQPPL chủ yếu quy định về tổ chức kỳ họp Quốc hội (Trang 43)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w