1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: So sánh cơ cấu tổ chức của Quốc hội Lào và cơ cấu tổ chức của Quốc hội Việt Nam

78 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

SOUK SANH KHAMCHENGCHANH

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hanh chính Mã số: 60 38 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TÔ VĂN HÒA

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

của Tiến sỹ Tô Văn Hòa Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong đề tài là nghiêm túc và trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các thông tin về số liệu, dẫn chứng phân tích và một số ý kiến đánh giá đều được trích dẫn từ những nguồn tư liệu

đáng tin cậy.

Tác giả

SoukSanhKhamchengchanh

Trang 3

người đã giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt quá trình làm luận văn của mình Xin gửi cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo đã trang bị cho tôi những kiến thức thiết thực trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, những người đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập ở Việt Nam.

Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2014

Tác giả

SoukSanh Khamchengchanh

Trang 4

DB : —— Đại biểu

ĐBQH : Dai biéu Quốc hội

CHDCND : Cong hoa dan chu nhan danCHDC : Cong hoa dan chu

CHXHCN : Cộng hòa xã hội chu nghĩa

Trang 5

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài - 2-52 scS++xe£zEerxererxee 1 2 Tình hình nghiên cứu dé tai co.cc cssescssesscsesscsseesscstssestsetsssstseessseesseees 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -2- 2 52 +E+E+E£EE+EerEeE+Eerxerered 2 4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tải 25-52-52: 3 5 Nhiệm vụ và mục đích của việc nghiên cứu đỀ tài ác ncn tt tr rreeee 3 6 Kết cầu của luận văn -c t s 2E 151511 1511111111115151115111155121151 1511151513 See 3 9:1019) 052077 4 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUOC HOI VIỆT NAM VÀ QUOC HOI 0 4 1.1 Một số van đề lý luận về Quốc hội Việt Nam .-. -2-5 < 4 1.1.1 Khái niệm Quốc hội Việt N@im - 2-5 SsSe+E‡E+E£EE‡E+EeE+Eerkerervee 4 1.1.2 Vi trí, tính chất, chức năng của Quốc hội Việt Nam -: 5 1.1.3 Lich sử hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam 13 1.2 Một số van đề lý luận về Quốc hội Lào -5 °-5 scs<<sess 21 1.2.1 Khái niệm Quốc hội LÀO - - + + ++k‡E+E£EEEEEEEEEEEEEEEEErrkererkees 21 1.2.2 Vi trí, tính chất, chức năng của Quốc hội Lào .- 5-5-5: 21 1.2.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội ÙLÀO << << << s33 26 1.2.4 Lich sử hình thành và phát triển của Quốc hội Lào . - 27 90:1019)) 62215755 LH) 34 THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VE CƠ CẤU TO CHỨC CUA QUOC HỘI -SO SÁNH GIỮA PHÁP LUAT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT LÀO 34 2.1 Các quy định về cơ cấu tổ chức của Quốc hội Lào - 34 2.1.1 Các thành viên Quoc hội . 5 55555 +S+‡++sEE+seeeseseesrss 34

Trang 6

2.1.4 Ủy ban thường vụ QUOC hội - - 2-52 SE+E‡Ek‡EEEEEEEEeEkEErkerkrrered 36 2.1.5 Các tay ban của Quốc hội - 5S SE SE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkerkerered 38 2.1.6 Văn phòng Quốc hội ¿- + 2+ Sk+‡Ek‡E+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrkrrkd 42 2.2 Các quy định về cơ cấu tổ chức của Quốc hội Việt Nam 44 2.2.1 Thành viên của Quốc hội 2-5 ©k+St+E+EE+E‡EEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrrerkd 44 2.2.2 Chủ tịch Quốc hội +- + +52 +E+Ek+E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrkrrkd 46 2.2.3 Uy ban Thường vụ Quốc hội - «+52 St+St+E‡E‡EEEEEEEEEEEEErkerkrrerkd 47 2.2.4 Hội động AGN HỘC 5-2-5 St SESE‡EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrrkd 49 2.2.5 Các Uy ban của Quốc hội 2- St 5£+E‡EE+E‡EEEEEEEEEEEEEEEErkerkrrerkd 52 2.2.6 Ủy ban lâm thời của Quốc hội ¿2-52 2 ©s+E+E+E+Ee£eEztersrrsred 60 2.2.7 Văn phòng Quốc hội + + + ©k+Sk+EE+EE+E+EEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerkered 60 9:199) 6E 65 MOT SO GIẢI PHÁP NHAM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VE CƠ CẤU TO CHỨC CUA QUOC HỘI CHDCND LÀO 5- 2 5° << se <<es 65

3 I Xây dung co cầu tô chức một viện và bảo đảm tính đại diện các thành

phân xã hội trong Quôc hội Lao - - c5 3+2 1 13+ EEE+SseExeeserrerssse 65

3.2 Hoan thiện cơ cau tổ chức của Uy ban thường vụ Quốc hội Lào 66 3.3 Hoan thiện cơ cau tô chức của các Ủy ban của Quốc hội Lào 67 8007.000277 70 TÀI LIEU THAM KHẢO 2-5-2222 s£ 8£ s£Ss£Ss£ssEs£EseEsessessesses 71

Trang 7

Cơ cấu tổ chức của Quốc hội xuất phát từ vị trí, tính chất của Quốc hội,

“là đại diện của các quyền, quyền hạn và lợi ích của người dân đa sắc tộc” Các

hiến pháp được ban hành từ ngày thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đến nay, tuy thé hiện khác nhau, nhưng nội dung cơ cầu của Quốc hội là thống nhất Có thé nói Quốc hội có vị trí đặc biệt quan trọng Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của nhân dân như thông qua Hiến pháp và các đạo luật, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Vì vậy vai trò của Quốc hội ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh trong nước va thế giới có nhiều thay đổi.

Để các quy định của Hiến pháp thật sự thống nhất, đồng thời xác định đúng chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội thì cơ cau tổ chức của Quốc hội là yếu

tô then chốt quyết định nên sự hiệu quả của các hoạt động của Quốc hội, cơ cau

tổ chức tốt sẽ đảm bảo cho khối lượng công việc của Quốc hội được thực hiện một cách phù hợp, tránh quá tải gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Quốc hội.

Là Quốc gia láng giềng anh em với Lào lại có thêm những điểm tương đồng về điều kiện kinh tế, chính trị, Quốc hội Việt Nam đã có bước phát triển và hoàn thiện sớm hơn Quốc hội Lào về cơ cau tổ chức hợp lý, khoa học, giúp cho các hoạt động của Quốc hội được nâng cao.

Xuất phát từ thực tiễn đó tác giả đã lựa chọn dé tài “So sánh cơ cấu tổ chức của Quốc hội Lào và cơ cấu tổ chức của Quốc hội Việt Nam” làm đề tài luận văn cao học Luật của mình với mong muốn nghiên cứu và làm sáng rõ cơ câu tô chức cua Quôc hội Việt Nam và Quoc hội lào trong thời gian qua, từ đó

Trang 8

2 Tình hình nghiên cứu đề tài.

Cơ cấu tổ chức của Quốc hội là một vấn đề khá rộng và luôn có tính chất thời sự Trong những năm qua chỉ có một số công trình nghiên cứu pháp luật liên quan đến lĩnh vực này như: “Hoàn thiện tô chức và hoại động của Quốc hội về kiểm tra và ban hành pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật trong giai đoạn

hiện nay” của Chăn Pheen Si li văn; giáo trình Luật hoc cua Trường Đại học

Quốc gia Lào, hội thảo trong nước và hội thảo quốc tế mà gần như chưa có một công trình khoa hoc nào dé cập về van đề này Các tài liệu này nhìn chung, chỉ nghiên cứu bao quát tông thé nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội mà chưa đi sâu nghiên cứu vào cơ cau tổ chức của Quốc hội.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống và sâu sắc chế định pháp luật về cơ cấu tổ chức của Quốc hội, đồng thời đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ cau tổ chức của Quốc hội là một đòi hỏi cấp bách và cần thiết đối với khoa học pháp lý ở Lào hiện nay.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung vào phân tích quá trình ra đời, nội dung chủ yếu của chế định Quốc hội Trong phạm vi cua đề tài nghiên cứu đặt ra, luận văn không nghiên cứu toàn bộ về hoạt động của Quốc hội mà chỉ tập trung di sâu vào nghiên cứu cơ cau tổ chức của Quốc hội hai nước thông qua việc phân tích, đánh giá pháp luật thực định và thực tiễn thi hành, từ đó đưa ra đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện đổi mới và hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Quốc hội ở nước

CHDCND Lào.

Trang 9

duy vật và những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Nhân dân cách mang Lào Ngoài ra, tác giả còn dùng các phương pháp nghiên cứu cụ thé như: Phương pháp phân tích; Phương pháp chứng minh; Phương pháp diễn giải; Phương pháp lịch sử; Phương pháp thống kê; phương pháp quy nạp; phương

pháp so sánh; v.v

5 Nhiệm vụ và mục đích của việc nghiên cứu đề tài.

Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài này là trình bày các quy định của pháp luật trước đây cũng như hiện tại về cơ cau tổ chức của Quốc hội Lào và Việt Nam dé thấy được quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện từng bước qua từng giai đoạn của chế định pháp luật về cơ cấu tổ chức của Quốc hội hai

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là lập luận một cách có sức thuyết phục về việc cần phải đôi mới và hoàn thiện cơ cau của Quốc hội Lào, từ đó đưa ra các kiến nghị cụ thể, sát thực tế.

6 Kết cau của luận văn.

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm ba chương như sau:

Chương 1 Một số van dé ly luận vé Quoc hoi Viét Nam va Quoc hội Lao Chương 2 Thực trạng pháp luật về cơ cau tô chức của Quốc hội — So sảnh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Lào.

Chương 3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về cơ cau tổ chức của Quốc hội nước CHDCND Lao.

Trang 10

QUOC HOI LAO

1.1 Một số van dé lý luận về Quốc hội Việt Nam 1.1.1 Khái niệm Quốc hội Việt Nam

Quốc hội xuất hiện từ khi xuất hiện Nhà nước tư sản Trong Nhà nước tư sản, với nguyên tắc “tam quyền phân lập”, Quốc hội là co quan nắm quyền lập pháp, là cơ quan làm việc theo chế độ hội nghị và biểu quyết theo đa số, vì vậy Quốc hội còn được gọi là nghị viện (Congress) Phần lớn Quốc hội của các nước

tư bản được phân chia làm hai viện là Thượng nghị viện (viện nguyên lão) và Hạ

nghị viện (viện dân biểu) Tuy nhiên cũng có một số nước theo chế độ một viện

là Phần Lan, Thụy Điền, Nauy

Theo nghĩa Hán Việt thì Quốc hội là Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc hay còn gọi là Quốc dân đại hội Quốc hội đầu tiên của Việt Nam được ra đời trên cơ sở cuộc Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946 Tiền thân của Quốc hội Việt Nam là Quốc dân đại hội Tân Trào Từ năm 1946 đến nay đã trải qua 13 kỳ bầu cử, hiện nay là nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.

Hiến pháp 2013 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyên lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ” (Điều 69)

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp Quốc hội quyết định chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đôi với toàn bộ hoạt động của nhà nước Quốc hội vừa mang chủ quyền Nhà nước, vừa mang chủ quyên nhân dân.

Trang 11

trọng Theo Hiến pháp 2013, ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tat cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân (Điều 2) Tuy nhiên, nhân dân không thé trực tiếp sử dụng quyền lực Nhà nước mà phải thông qua các cơ quan đại biểu dé thay mặt mình sử dụng quyền lực Nhà nước Ở Việt Nam, các cơ quan này được gọi là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

* Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, tính đại diện cao nhất của Quốc hội Việt Nam Điều này được thể hiện ở những điểm sau:

- Quốc hội là cơ quan duy nhất trong Bộ máy nhà nước Việt Nam do nhân dân cả nước trực tiếp bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo các nguyên tắc: phổ

thông, bình đăng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

- Quốc hội đại diện cho y chí và nguyện vọng của nhân dân cả nước.

- Quốc hội được câu thành từ những đại biểu ưu tú đại diện cho công

nhân, nông dân, trí thức, những người lao động khác, các dân tộc, tôn giáo, tín

ngưỡng và thành phần xã hội trong cả nước Quốc hội do nhân dân cả nước bầu ra có cơ cau thành phan phản ánh sự đoàn kết rộng rãi các giai cấp, tang lớp, dân tộc Hồ Chí Minh đã từng nói: “Các đại biểu trong Quốc hội này không phải đại điện cho một dang phải nào mà là đại điện cho toàn thể quốc dan Việt Nam `; “Quốc hội là tiêu biểu cho ỷ chi thông nhất của dân tộc ta, một ÿ chi sắt đá không gì lay chuyển nổi ”.

- Quốc hội thay mặt nhân dân cả nước để quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước và của nhân dân Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ,

quyên hạn của mình dựa vào sự tín nhiệm của nhân dân, do nhân dân ủy quyên.

Trang 12

- Quốc hội chịu trách nhiệm trước nhân dân cả nước về mọi hoạt động của minh và luôn luôn chịu sự giám sát của nhân dân cả nước Quốc hội và các đại biểu Quốc hội chịu sự giám sát của nhân dân thông qua việc bảo đảm cho nhân dân theo dõi quá trình làm việc của Quốc hội (Như: Tham dự các phiên họp; nghe chất van và tra lời chất van ), thông qua việc Đại biéu Quốc hội phải báo cáo hoạt động tai đơn vị bầu cử đã bầu ra mình.

Tinh đại diện của Quốc hội còn thê hiện ở việc Quốc hội chiu sự giám sát

và chịu trách nhiệm trước nhân dân Đây là mối quan hệ ràng buộc hai chiều

giữa Đại biéu Quốc hội với nhân dân Bắt nguồn từ nhân dân và được sự tín nhiệm của nhân dân, các Đại biéu Quốc hội có trách nhiệm phải gan gũI, lắng nghe ý kiến của nhân dân, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân; phải xuất phát từ lợi ich của đông đảo nhân dân dé quyết định các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội.

* Quốc hội là cơ quan quyên lực nhà nước cao nhất:

Là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Quốc hội thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước thống nhất Tính quyền lực Nhà nước của Quốc hội thé hiện ở thâm quyền của Quốc hội và được cụ thê hóa thành các chức năng

và nhiệm vụ, quyên hạn cụ thê.

Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: (Điều 70 Hiến pháp

“1 Làm Hiên pháp và sửa đôi Hiên pháp; làm luật và sửa đôi luật;

Trang 13

Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

3 Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước;

4 Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đôi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương: quyết định mức giới

hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách

nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà

5 Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

6 Quy định tô chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bau cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

7 Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bồ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính

Trang 14

Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp;

8 Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;

9 Quyét định thành lập, bãi bỏ bộ, co quan ngang bộ cua Chính phủ;

thành lập, giải thé, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật;

10 Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;

11 Quyết định đại xá;

12 Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và

danh hiệu vinh dự nhà nước;

13 Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;

14 Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Trang 15

khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội; 15 Quyết định trưng cầu ý dân.”

Tương ứng với vị trí, tính chất của mình, Quốc hội Việt Nam được Hiến

pháp quy định có 3 chức năng là:

Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyên lập pháp

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền thông qua Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, thông qua Luật và sửa đổi Luật Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, quy định các vấn đề quan trọng nhất về quyền lực Nhà nước và cách thức tô chức quyền lực Nhà nước, về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hóa — xã hội, về cơ cau tổ chức bộ máy Nhà nước, về quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân, quyên và nghĩa vụ cơ ban của công dân Hiến pháp và luật thé hiện đường lối cơ ban và những chủ trương lớn của Dang đã được Nhà nước thé chế hóa và có hiệu lực thi hành trên toàn lãnh thổ Việt Nam Luật là văn bản có hiệu lực pháp lý cao sau Hiến pháp.

Các văn bản quy phạm pháp luật khác do các cơ quan nhà nước ban hành

phải căn cứ vào Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội và không được trái với tinh thần, nội dung của Hiến pháp, Luật và Nghị quyết của Quốc hội.

Quốc hội quyết định các vẫn đề quan trọng của đất nước

Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại,

nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, quy định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước, về quan hệ

xã hội và hoạt động của công dân.

Những vấn đề quan trọng của đất nước do Quốc hội quyết định gồm có:

Trang 16

- Về tô chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở Trung ương: Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thành lập Chính phủ (bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ; phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ); bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án

nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định thành

lập, bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Về lĩnh vực kinh tế - ngân sách: Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyét dinh

dự toán ngân sách nhà nước va phan b6 ngân sách trung ương: chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, quyết định đại xá;

- Van dé chiến tranh và hòa bình: Quéc hội quy định về tình trang khan cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;

- Về đối ngoại: Quốc hội phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế mà nước ta ký kết và tham gia theo tờ trình của Chủ tịch nước.

Quốc hội giám sát toi cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước nhăm đảm bảo cho mọi hoạt động của Nhà nước đúng pháp luật vì

mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Đối tượng

giám sát của Quốc hội là việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở Trung ương là Chủ tịch nước, Ủy

ban thường vụ Quôc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tôi cao và Viện kiêm sát

Trang 17

nhân dân tối cao Các cơ quan này chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trả lời chất van của các đại biểu Quốc hội.

Quốc hội hoạt động theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số Các van đề được Quốc hội quyết định đều phải được tập thé các đại biểu Quốc hội xem xét và chỉ được thông qua khi có quá nửa tông số đại biểu Quốc hội biểu quyết đồng ý, trừ trường hợp sửa đôi Hiến pháp, kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kỳ của Quốc hội và bãi nhiệm các đại biểu Quốc hội thì phải có ít nhất là hai phan ba tông số đại biéu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Hiến pháp năm 2013 quy định nguyên tắc tô chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước, trong đó phải kế đến nguyên tắc tập trung dân chủ mà nội dung của nguyên tắc này là quyền lực nhà nước phải được triển khai thống nhất, xuyên suốt và quyền lực đó phải chịu sự giám sát của nhân dân hay của các cơ quan

đại diện.

Trong cơ chế tổ chức quyền lực Nhà nước, mối quan hệ giữa Quốc hội và các thiết chế Nhà nước khác được xác định ở chỗ Quốc hội có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm những người đứng đầu các cơ quan khác của Nhà nước; nhiệm kỳ hoạt động của các cơ quan nhà nước do Quốc hội thành lập là theo nhiệm kỳ của Quốc hội Do được Quốc hội bầu và có thể bị Quốc hội bãi nhiệm, nên có thê thây rằng sự tôn tại của chính các cơ quan khác của nhà nước ở trung ương là phụ thuộc vào sự tín nhiệm của Quốc hội và của nhân dân Mặt khác, mỗi cơ quan nhà nước khi được thành lập có phạm vi thẩm quyền nhất định và có tính độc lập trong việc tô chức thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong phạm vi thâm quyền đó.

Đến năm 2013, Hiến pháp mới được ban hành trong đó có một số quy

định mới điêu chỉnh nhiệm vụ quyên hạn của Quôc hội nhăm tăng cường vai trò

Trang 18

của Quốc hội, đó là Quốc hội được tăng cường trong việc xem xét và quyết định

các van đề về nhân sự cấp cao Trước đó, Hiến pháp năm 1992 (trước sửa đồi, bổ sung năm 2001) trao cho cơ quan thường trực của Quốc hội là Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội Điều khoản sửa đổi của Hiến pháp năm 2013 đã bãi bỏ thâm quyền này của Ủy ban thường vụ Quốc hội để đảm bảo Quốc hội là chủ thể duy nhất có quyền quyết định nhân sự cấp cao của nhà nước Trong báo cáo trình Quốc hội về vấn đề này, Uy ban dự thao sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cho rang là vấn dé quan trọng, phải thuộc thấm quyền của Quốc hội, không nên giao cho cơ quan khác thực hiện Về mặt thời gian, mỗi năm Quốc hội họp hai kỳ, thời gian giữa hai kỳ họp không dài Do đó, việc bồ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức những người giữ các chức danh này không nhất thiết phải tiễn hành trong thời gian Quốc hội không họp Như vậy, Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Các Phó chủ tịch Quốc hội và các ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bô nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; Phê chuẩn dé nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên hội đồng quốc phòng và an ninh sau khi Hiến pháp năm 2013 được sửa đổi vào năm 2013 là hoàn toàn thuộc thắm quyền của Quốc hội, thê hiện tinh thần và mục tiêu xây dung Nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, và vì nhân dân.

Trang 19

Cụ thê hóa quy định Quốc hội có quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước, điều khoản sửa đổi của Hiến pháp năm 2013 quy định Uy ban thường vụ Quốc hội chỉ có quyền “Dinh chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dan tối cao, Viện kiểm sát nhân dân toi cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn ban đó tai kỳ họp gan nhất; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân toi cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;” (Khoản 4 Điều 74) Chức năng giám sát tối cao của Quốc hội còn được quy định chỉ tiết hơn trong Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội (2003) Theo đó, quyền giám sát tối cao của Quốc hội được thực hiện qua các cơ quan của Quốc hội và của Đại biểu Quốc hội.

1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam

Trong cao trào đấu tranh giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, ngày 16-8-1945 "Đại hội đại biểu quốc dân", đã được triệu tập tại Tân Trào (Tuyên Quang) Đại hội đã thay mặt tòan dân nhất trí tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Duong, thông qua 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh (cụ thé hóa đường lỗi đối nội và đối ngoại của Đảng ngay sau khi giành được chính quyên), cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng (tức Chính phủ lâm thời) lãnh đạo tòan dân giành chính quyền và xây dựng chế độ mới Quốc dân Đại hội Tân Trào chang những góp phan quan trong tạo nên thắng lợi của Cách mạng tháng 8-1945 mà Nghị

quyết của Quốc dân Đại hội Tân Trào còn tạo ra những cơ sở cho sự hình thành và ra đời của một thê chê Nhà nước mới, đặt nên móng cho cuộc Tông tuyên cử

Trang 20

bầu Quốc hội và xây dựng Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam (1946), hình thành Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam A

Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc

bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 14/SL về cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và những sắc lệnh khác dé xúc tiến việc chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyên cử và dự thảo Hiến

Ngày 6-1-1946 cuộc Tổng tuyển cử lần dau tiên trong cả nước Tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, chính kiến đã tham gia cuộc Tổng tuyến cử, tự do lựa chọn người đại diện cho mình vào Quốc hội.

Ngày 9-11-1946 Quốc hội đã biểu quyết thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Quốc hội Việt Nam là một cơ quan quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nuớc cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cơ

quan này có ba chức năng chính:

- Lập pháp

- Quyết định các van dé quan trọng của đất nước - Giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.

Thành phần nhân sự của cơ quan này là các đại biểu quốc hội Việt Nam, do cử tri Việt Nam bầu ra theo nguyên tắc phô thông, bình dang, trực tiếp và bỏ phiêu kín Các đại biêu được bau chịu trách nhiệm trước cử tri bau ra mình và

Trang 21

trước cử tri cả nước Thông qua các đại biểu và thông qua quốc hội, nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực của minh dé định đoạt các van đề của đất nước.

Các nhiệm vụ và quyền han cụ thé của quốc hội Việt Nam được quy định theo Điều 84 trong Hiến pháp Việt Nam Quốc hội Việt Nam tô chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số Cơ quan này có các đơn vị trực thuộc là Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội Việt Nam.

Quốc hội Việt Nam họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thé triệu tập phiên họp bat thường theo quyết định của mình, hoặc khi Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc khi có ít nhất 1/3 tổng số Đại biểu Quốc hội yêu cầu Các cuộc hop của Quốc hội đều công khai, một số được truyền hình trực tiếp, phát sóng tòan quốc và ra nước ngòai Quốc hội Việt Nam cũng có thể họp kín theo đề nghị của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất 1/3 tong số đại biểu Quốc hội Thành viên của Chính phủ không phải là đại biểu Quốc hội được mời tham dự các phiên họp tòan thé của Quốc hội Đại diện cơ quan Nhà nước, tô chức xã hội, tô chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan báo chi, công dân và khách quốc tế có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội.

Đứng đầu Quốc hội Việt Nam là Chủ tịch Quốc hội.

Quốc hội Việt Nam hiện nay là thành viên của Liên minh Nghị viện thế

giới (IPU), Liên minh Nghị viện Hiệp hội các nước ASEAN (AIPO), Liên minh

Nghị viện Cộng đồng Pháp ngữ (APF), là thành viên sáng lập Diễn đàn Nghị sĩ các nước châu Á - Thái Bình Dương (APPF), Tổ chức Liên nghị viện các nước chau A vì Hòa bình (AAPP).

Trang 22

Các khóa Quốc hội Việt Nam bao gồm:

* Quốc hội khóa I (1946-1960): bau cử ngày 6-1-1946; Tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu: 89%; Tổng số đại biểu Quốc hội (ĐBQH): 403; Số DB được bau: 333; DB không đảng phái: 43%; Số DB không qua bau cử: 70 (thuộc Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội - Việt Cách, và Việt Nam Quốc dân Đảng - Việt Quốc, theo thoả thuận đạt được ngày 24.12.1945 với Việt Minh) Số DB không qua bau cử này thé hiện chủ trương của Việt Minh về hòa hợp dân tộc, tập trung lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp.

* Quốc hội khóa II (1960-1964): bầu cử ngày 8-5-1960; Ti lệ cử tri bỏ phiếu: 97,52%; Tổng số DB: 453; DB ngòai Dang: 64; DB là cán bộ kinh tế,

khoa học kỹ thuật (KT-KHKT): 66.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 6 đến 15 tháng 7 năm 1960) bầu Chủ tịch nước Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch nước Tôn Đức Thang và Thủ tướng Pham Văn

Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 21 ủy viên chính thức, 5 ủy viên dự khuyết.

* Quốc hội khóa TI (1964-1971): bầu cử ngày 26-4-1964 366 đại biéu được bau, 87 đại biêu khóa I của mMién Nam được lưu nhiệm.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1964) bầu Chủ tịch nước Hồ Chi Minh, Phó Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 23 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết.

Trang 23

* Quốc hội khóa IV (1964-1971): bầu cử ngày 11-4-1971; Ti lệ cử tri bỏ phiếu: 98,88%; Tổng số DB được bau: 420; DB ngòai Dang: 103; DB là cán bộ

KT-KHKT: 53.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 6 năm 1971) bầu Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 24 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết.

* Quốc hội khóa V (1975-1976): bầu cử ngày 6-4-1975; Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 98,26%; Tổng số DB được bau: 424; DB ngòai Dang: 110; DB là trí thức XHCN: 93 Quốc hội khóa V là Quốc hội ngăn nhất (từ tháng 4-1975 đến tháng 4-1976) vì đã rút ngắn nhiệm kỳ dé tiễn hành cuộc Tổng tuyên cử bầu Quốc hội khóa VI - Quốc hội chung của cả nước Việt Nam thống nhất.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 6 năm 1975) bầu Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Băng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 19 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết.

* Quốc hội khóa VI (1976-1981): bầu cử ngày 25-4-1976; Số cử tri bỏ phiếu: 23 triệu người; Tổng số DB được bau: 492; DB ngòai Dang: 94; DB là tri

thức nhân sĩ: 98.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1976) bầu Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, 2 Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng và Nguyễn Hữu Thọ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng Cũng tại kỳ họp này, ngày 2

Trang 24

thang 7 nam 1976, Quốc hội đã quyết định đôi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 21 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết.

* Quốc hội khóa VII (1981-1987): bầu cử ngày 26-4-1981; Tỉ lệ cử tri bỏ

phiếu: 97,96%; Số DB được bau: 496; DB ngòai Dang: 61; DB là tri thức nhân sĩ: 110.

Kỳ hop thứ nhất (từ ngày 24 thang 6 đến ngày 4 thang 7 năm 1981) bau Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng.

Hội đồng Nha nước gồm 12 thành viên đảm nhận chức năng của Uy ban Thường vụ Quốc hội, là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội.

* Quốc hội khóa VIII (1987-1992): bầu cử ngày 19-4-1987; Tỉ lệ cử tri

bỏ phiếu: 98,75; Số DB được bau: 496; DB ngòai Dang: 31; DB là trí thức XHCN: 123.

Kỳ hop thứ nhất (từ ngày 17 đến ngày 22 thang 6 năm 1987) bầu Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng.

Hội đồng Nhà nước gồm I5 thành viên.

Thông qua Hiến pháp 1992 tại kỳ họp 11 ngày 15 tháng 4 năm 1992.

* Quốc hội khóa IX (1992-1997): bầu cử ngày 19-7-1992: Ti lệ cử tri bỏ

phiếu: 99 12%: Số DB được bau: 395; DB ngòai Dang: 33; DB có bang dai hoc va trén dai hoc: 222.

Kỳ hop thứ nhất (từ ngày 19 tháng 9 đến ngày 8 thang 10 năm 1992) bau Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Thủ tướng

Võ Văn Kiệt.

Trang 25

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: gồm 13 ủy viên

* Quốc hội khóa X (1997-2002): bầu cử ngày 20-7-1997; Tỉ lệ cử tri bỏ

phiếu: 99 59%: Số DB được bau: 450; DB ngoai Dang: 68; DB có bang dai hoc va trén dai hoc: 411.

Kỳ hop thứ nhất (từ ngày 20 đến ngày 29 tháng 9 năm 1997) bau Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Thủ tướng Phan Văn Khải.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: gồm 8 ủy viên

* Quốc hội khóa XI (2002-2007): bầu cử ngày 19-5-2002; Tỷ lệ cử tri đã tham gia bỏ phiếu là 99,73%; Số DB được bau là 498; DB ngòai Đảng chiếm 10,24%; DB có băng đại học và trên đại học 465 người, chiếm 93,37%; DB chuyên trách là 118 người, chiếm 23,69%.

Kỳ hop thứ nhất (từ ngày 19 tháng 7 đến ngày 12 tháng 8 năm 2002) bau Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa và Thủ

tướng Phan Văn Khai.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: gồm 9 ủy viên

* Quốc hội khóa XII (2007-2011): bầu cử ngày 20-5-2007; Tỷ lệ cử tri đã tham gia bỏ phiếu là 99,64% (56.252.543 người); Số DB được bau là 493; DB ngoài Đảng là 43 người, chiếm 8,72%; DB có bằng đại học và trên đại học là 473 người, chiếm 95,94%.

* Quốc hội khóa XIII (2011 — nay): Bầu cử ngày 22/5/2011 Ty lệ đi bầu cử bỏ phiếu là 99,5% Số DB Quốc hội được bau là 500 DB DB nữ có 122

người (24,4%) Có trình độ đại học là 263 người (52,6%), DB ngoài Dang là 42người (8,4%) va DB tự ứng cử 4 người (0,8%)

Trang 26

Từ khi ra đời đến nay, với tư cách là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Quốc hội Việt Nam đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển chung của dân tộc Do hòan cảnh đặc thù của đất nước, trong nhiều thập kỷ, đặc biệt là 30 năm đầu (1946- 1975) cùng với việc xây dựng chế độ dân chủ của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội đã cùng với Chính phủ đề ra các chủ trương chính sách, t6 chức và động viên tòan dân "kháng chiến, kiến quốc" giành thắng lợi trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc.

Chế độ dân chủ mới đã được củng cô và ngày càng hòan thiện Trên nền tang tư tưởng cốt lõi của Hiến pháp năm 1946 "Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều thuộc về nhân dân Nhân dân sử dụng quyên lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân", Quốc hội đã thông qua các Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 kế thừa và hòan thiện Nhà nước do dân, vì dân phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước.

Nhiều đạo luật quan trọng đã được Quốc hội ban hành nhằm thể chế hóa quyền làm chủ của nhân dân và thực hiện quản lý xã hội theo Hiến pháp và pháp

Quốc hội đã đề ra các chủ trương, chính sách lớn có liên quan đến quốc kế dân sinh, quyết định về ngân sách quốc gia, về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, về chính sách dân tộc, về an ninh quốc phòng, về chính sách đối ngoại Quốc hội cũng đã thực hiện quyền giám sát tối cao trong quá trình thực thi Hiến pháp và luật, kiểm tra sự chỉ đạo điều hành của bộ máy Nhà nước trên các

lĩnh vực đời sông xã hội.

Trang 27

Có thể nói trong suốt tiễn trình lịch sử của nước Việt Nam, Quốc hội Việt nam đã có nhiều thay đôi dé phù hợp với tình hình mới, góp phần xây dựng Nhà nước Việt Nam của dân, do dân và vì dân Trong thời buổi quan hệ kinh tế quốc tế có nhiều biến đôi, vai trò của Quốc hội ngày càng được đề cao góp phần củng cô hình ảnh của Việt Nam trong khu vực và trên thế g101.

1.2 Một số van dé lý luận về Quốc hội Lao 1.2.1 Khái niệm Quốc hội Lào.

Ngày 2 tháng 12 năm 1975, đất nước Lào đã tuyên bố xóa bỏ chế độ quân chủ và cải cách toàn diện đất nước Lan Xạng thành đất nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Dân Lào Nhân dân Lào đầu tiên trong lịch sử của mình đã thành lập nên

một cơ quan đại diện tối cao của nhân dân, do nhân dân bầu ra và quyết định các

công việc quan trọng nhất của đất nước Đó chính là Quốc hội nhân dân tối cao Tại Điều 52 Hiến pháp Lào sửa đổi bổ sung năm 2003 quy định: “Quốc hội là đại diện của các quyên, quyền hạn và lợi ích của người dân da sắc tộc Quốc hội cũng là ngành lập pháp có quyền đưa ra quyết định về các vấn đề cơ bản của đất nước, giám sát các hoạt động của các cơ quan hành pháp, Toà án nhân dân và Văn phòng Công tố viên công cộng.”

1.2.2 Vị trí, tính chất, chức năng của Quốc hội Lào.

Với vị trí là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyên lực nha nước cao nhất Quốc hội thực hiện 3 chức năng quyết định các van dé quan trọng nhất của đất nước, đồng thời là cơ quan lập hiến, lập pháp va là co quan kiểm tra giám sát sự hoạt động của cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

VỊ trí và chức năng của Quốc hội được thể hiện trên các mặt sau đây: - Tính chất là cơ quan đại diện của nhân dân được thê hiện ra ở chỗ: Các

thành viên của Quoc hội là do nhân dân trực tiép bau ra và chịu sự kiêm tra giảm

Trang 28

sát của nhân dân Nhân dân có quyền đề nghị bãi nhiệm các thành viên của Quốc hội nếu thấy rang không xứng đáng với tu cách đại biéu nhân dân Moi sự hoạt động của Quốc hội và các thành viên của Quốc họi đều phải tôn trọng ý kiến của nhân dân, xuất phát từ nhân dân dé phuc vu loi ich cho nhan dan.

Sau khi kết thúc mỗi kỳ hop, Quốc hội cũng như các thành viên Quốc hội phải tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết của các kỳ họp tại địa phương một cách thống nhất, và gắn liền với quy trình xây dựng các cơ sở chính trị, quy trình xây dựng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, xây dựng gia đình gương mẫu có cuộc sông ấm no hạnh phúc, cùng nhau lao động sản

xuất, duy trì an nình và trật tự tại địa phương, tô chức các cuộc họp dé thỏa thuận

với nhân dân về các vẫn đề quan trọng chủ yêu của nhân dân, đó là công ăn việc làm của nhân dân và việc phát triển địa phương, đồng thời đưa ý kiến nguyện vọng của nhân dân lên phản ánh Đảng ủy, Ủy ban hành chính địa phương và trong các cuộc họp của Quốc hội dé Quốc hội dé ra những biện pháp xử lý, giải quyết một cách kịp thời.

- Các đại biéu Quốc hội nghiên cứu và xem xét và xử ly lời kiến nghị của nhân dân, đồng thời hướng dẫn tuyên truyền, giáo dục nhân dân tôn trọng thực

hiện pháp luật.

- Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất có quyên quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của Quốc hội.

Nhân danh là co quan quyền lực Nhà nước có quyền quyết các vấn đề quan trọng của đất nước (Điều 40 Hiến pháp của nước CHDCND Lào) Bắt nguồn từ quyền lực của nhân dân, vì lợi ích của các bộ tộc Lào, Quốc hội có quyền quyết định các van định các van dé cốt lõi của đất nước như xem xét và quyết định thông qua dự án phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách hàng năm

Trang 29

hoặc kế hoạch dài hạn, xem xét và quyết định về vẫn đề cải cách hoàn thiện bộ

máy tô chức của Nhà nước và bố nhiệm hoặc miễn nhiệm các chức vụ cao nhất của nhà nước như: Chủ tịch nước, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, xem xét và quyết định những van dé liên quan đến vận mệnh của quốc gia chăng hạn như: quyết định việc phê chuẩn hoặc bãi bỏ hiệp ước, hiệp định mà chính phủ đã ký kết với nước ngoài, quyết định về van dé chiến tranh hoặc hòa bình và những van đề khác đã được quy định trong Hiến pháp và luật tổ chức Quốc hội.

- Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyên lập hiến, lập pháp Chỉ có Quốc hội mới có quyền và nhiệm vụ xem xét việc sửa đổi, thông qua Hiến pháp cũng như việc xem xét thông qua và hủy bỏ luật Đến nay Quốc hội đã xem xét và thông qua 46 văn bản luật trong đó gồm có luật về các lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước, lĩnh vực hành chính, tư pháp, kinh tế và văn hóa — xã hội.

- Quốc hội là cơ quan theo dõi, kiểm tra tổ chức bộ máy Nhà nước, lĩnh

vực hoạt động của các cơ quan hành chính và cơ quan tư pháp.

Với tư cách là cơ quan theo dõi, kiểm tra việc hoạt động của các cơ quan hành chính, các cơ quan tư pháp, hoạt động của Quốc hội được thể hiện như sau:

+ Kiểm tra việc hoạt động của các cơ quan hành chính trong việc tô chức thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách hàng năm đã được thông qua dé phục vụ quyền và loi ich của nhân dân Ngoài những công việc trên ủy ban của Quốc hội tô chức họp dé nghe báo cáo của các bộ, các ngành về việc tô chức thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước Quốc hội

cho ý kiến chấn chỉnh các mặt hoạt động của các bộ, các ngành, các cấp.

+ Nghe báo cáo định kì của Chính phủ trong các kì họp Quốc hội và trong thời gian không họp thì Chính phủ báo cáo cho Ủy ban thường vụ.

Trang 30

+ Bên cạnh việc kiểm tra, giám sát các cơ quan hành chính Nhà nước, Quốc hội còn theo dõi, kiểm tra, giám sát sự hoạt động của các cơ quan tư pháp Các cơ quan tư pháp phải thường xuyên báo cáo phản ánh cho Ủy ban thường vụ Quốc hội sau đó báo cáo trong các cuộc họp của Quốc hội về việc thực hiện hiến pháp và pháp luật trong việc điều tra truy t6 xét xử và thi hành án.

- Trong lĩnh vực đối ngoại, Quốc hội Lào thực hiện theo đường lối chính

sách của Đảng nhân dân cách mạng Lào dé tăng cường quan hệ hợp tác với cộng đồng Quốc tế, các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước láng giềng ngày càng

mở rộng.

Quốc hội đã tăng cường quan hệ hợp tác đặc biệt với Quốc hội nước CHXHCN Việt nam với sự thiết lập và tăng cường quan hệ hợp tác trao đôi rút kinh nghiệm về nhiều mặt trong lĩnh vực Quốc hội.

Ngoài ra Quốc hội còn quan hệ hợp tác đặc biệt với Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam với sự thiết lập và tăng cường quan hệ hợp tác trao đổi rút kinh nghiệm về nhiều mặt trong lĩnh vực Quốc hội.

Ngoài ra Quốc hội còn quan hệ hợp tác đặc biệt với Quốc hội nước cộng hòa Trung Quốc, CHDC Triều Tiên, Cu Ba, tăng cường mối quan hệ hữu nghị về sự hợp tác với Nghị viện của các nước Châu Ân Trong những quan hệ đó Quốc hội Lào được nhận danh dự làm nước chủ nhà tổ chức cuộc họp quốc tế của Nghị viện các nước sử dụng tiếng Pháp Ngoài ra Ủy ban thường vụ Quốc hội còn được lựa chon đại biéu đến dự các cuộc họp quốc tế theo khả năng thực tế về ngân sách để thực hiện nghĩa vụ và nhiệm vụ của mình với các cơ quan Nghị viện quốc tế và khu vực Các hoạt động tham dự hội nghị Nghị viện quốc tẾ, các thăm viếng hữu nghị, đi du học trao đổi kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên

môn và tiêng nước ngoài cho thành viên Quôc hội và can bộ chuyên môn của

Trang 31

Quốc hội ngày càng phát triển trong thời gian qua Nhờ đó Quốc hội đã nhận được sự ủng hộ về mặt ngân sách từ các dự án hỗ trợ của nước ngoài và Nghị viện Quốc tế để củng cô và tăng cường năng lực của Quốc hội.

Song song với các hoạt động nêu trên, Quốc hội còn hết sức quan tâm đến việc đón tiếp các đoàn đại biểu Quốc hội từ những nước bạn bè đến thăm và trao đổi kinh nghiệm với Quốc hội Lào, nhằm không ngừng phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế của Quốc hội.

- Uy ban thuong vu Quốc hội đã xem xét, phê chuẩn các hiệp định, hiệp ước mà Chính phủ nước CHDCND Lào đã kí kết với các nước ngoài Ngoài ra còn quan tâm đến việc tăng cường khả năng của Quốc hội chủ yếu về mặt nâng cao trình độ khả năng kiến thức của Văn phòng Quốc hội, huấn luyện đào tạo tiếng nước ngoài, báo chí và thư viện cũng như sự đóng góp về mặt vật chất và tinh thần để phục vu cho văn phòng của các thành viên Quốc hội tại địa phương: Đến nay đã chuyên giao máy vi tính phục vụ đầy đủ cho văn phòng đại biểu Quốc hội ở 6 tỉnh Đã hoàn thành, củng cố, sửa chữa các thiết bị trong hội trường lớn Quốc hội bang việc lắp đặt các hệ thống âm thanh, hệ thong bỏ phiếu biểu quyết hiện đại Hoạt động đối ngoại của Quốc hội trong thời gian qua đã làm cho mỗi quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm giữa Quốc hội Lào với Nghị viện quốc tế và các khu vực cũng như các nước láng giềng đã có bước phát triển mới tạo cơ hội cho Quốc hội Lào có thê hội nhập và học hỏi kinh nghiệm của Quốc hội (Nghị viện) các nước trên thế giới và nhận được sự giúp đỡ từ nước ngoài nhiều hơn, góp phần nâng cao vai trò đất nước Lào trên trường quốc tế Bên cạnh ưu điểm nêu trên hoạt động ngoại giao của Quốc hội còn có một số khiếm

khuyết nhất định Việc tham dự hội nghị quốc tế là rất quan trọng vì Quốc hội

Lào có nghĩa vụ là thành viên của tổ chức Nghị viện quốc tế (IPO) nhưng vì vấn

Trang 32

đề ngân sách hạn chế nên Quốc hội Lào không thê thực hiện được nghĩa vụ dé trở thành thành viên day đủ.

1.2.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội Lào.

Trong việc thực hiện chức năng của Quốc hội thực chất là sự thực hiện quyên, nghĩa vụ của minh theo quy định của pháp luật như:

+ Xây dựng hoặc sửa đổi Hiến pháp;

+ Quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ thuế và phí, lệ phí;

+ Xem xét, thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước Bau hoặc bãi nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch nước và phó Chủ tịch nước theo sự dé nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

+ Xem xét, thông qua, bồ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ của Chính phủ theo đề nghị của Chủ tịch nước;

+ Bau, bãi nhiệm, miễn nhiệm Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo sự đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

+ Quyết định thành lập hoặc bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh và thành phố, quyết định ranh giới của tỉnh và thành phố theo đề nghị của Thủ tướng

Chính phủ.

+ Quyết định đại xá, quyết định phê duyệt hoặc bãi bỏ hiệp định, hiệp ước đã được ký kết với nước ngoài theo quy định pháp luật và quy chế quốc tế;

+ Quyết định về vấn đề chiến tranh hoặc hòa bình;

+ Kiểm tra theo dõi việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật;

+ Quyết định về vấn đề quan trọng khác liên quan đến số mệnh của đất nước hoặc vì lợi ích của nhân dân.

Trang 33

1.2.4 Lịch sử hình thành và phát triển của Quốc hội Lào.

Thang 5 năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng

Lào quyết định phát động cuộc nổi dậy đấu tranh giành chính quyền của nhân dân, xóa bỏ ranh giới vùng giải phóng và vùng chưa giải phóng, kiểm soát trên phạm vi cả nước, lật đỗ chính quyền cũ và giành chính quyền mới về tay nhân

dân các bộ tộc Lào.

Thế ki XX đã đi qua, đối với đất nước Lào đây là thế ki của cuộc đấu

tranh sục sôi giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ Quốc Từ địa vị nô lệ, nhân

dân các bộ tộc Lào đã đứng lên đánh đồ chế độ phong kiến, thực dân, dé quốc Pháp, Mỹ, tuyên bố với thế giới sự ra đời của nước Lào dân chủ cộng hòa tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc được tổ chức tại thủ đô Viêng Chăn ngày 2/12/1975 Căn cứ vào ý chí và nguyện vọng của nhân dân các bộ tộc Lào là cần phải cham dứt chế độ cũ, đại hội đã nhất trí chấp nhận đơn xin thoái vị của vua Xi Xa Vang Vat Tha Na, đơn xin giải thé Hội đồng Quốc gia chính trị Liên hiệp và Chính phủ Liên hiệp lâm thời Đại hội đã thông qua các quyết nghị lịch sử như: xóa bỏ chế độ quân chủ lỗi thời, thành lập chế độ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, thành lập Hội đồng nhân dân tối cao và thống nhất thông qua Nghị quyết về tên nước, quốc kì, quốc huy, quốc ca, ngôn ngữ và chính thức tổ chức

nhà nước.

Cơ quan quyên lực nhà nước tối cao đầu tiên của nước CHDCND Lào là do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bầu ra và thông qua vào ngày 02 tháng 12 năm 1975 Hệ thống chính trị cách mạng đầu tiên của Lào được tô chức và hoạt động theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chu” Các bộ phận cấu thành trong hệ thống chính trị gồm có: Đảng, Nhà nước, Hội

Trang 34

đồng nhân dân tối cao (Tổ chức tiền thân của Quốc hội Lào) Đảng là bộ phận chiếm vị trí quan trọng nhất.

Ké từ khi thành lập cho đến nay Quốc hội Lào đã trải qua 4 nhiệm kì hoạt động Sau đây là vài nét khái quát về các khóa tổ chức và hoạt động của Quốc

* Hội dong nhân dân tối cao khóa I (1975-1989): hoạt động với nhiệm ki đặc biệt kéo dài gần 14 năm, được tô chức và hoạt động trong điều kiện cả nước vừa phải hoàn thành cách mạng giải phóng, thống nhất nhà nước, vừa thực hiện từng bước cải cách dân chủ, hoàn thiện bộ máy nhà nước dé góp phan quan trọng

vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Số đại biểu

Hội đồng nhân dân tối cao Khóa I được bầu gồm 45 thành viên trong đó có 4 thành viên nữ, 1 chủ tịch, 4 phó chủ tịch và 1 tổng bí thư kí thường trực Với trách nhiệm là người đại biểu của nhân dân và trên cương vị công tác của mình, Quốc hội và các đại biểu của nhân dân chính thức trở thành noi phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân Các đại biểu Quốc hội được nhân dân bầu trở thành người bảo vệ quyền lợi của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực

chính tri cua ho.

* Hội dong nhân dân toi cao khóa II: Hội đồng nhân dân tỗi cao khóa II đã được thành lập vào ngày 26 tháng 3 năm 1989 bao gồm 79 đại biểu và có 5 đại biểu nữ, do ông Nu-Hắc-Phủm-Sạ-Văn làm chủ tịch Quốc hội nhân dân tối cao khóa II bao gồm cả Ủy ban thường vụ Quốc hội và một số Ủy ban như: Ủy ban pháp luật, Ủy ban kinh tế - kế hoạc và tài chính, Ủy ban văn hóa xã hội, Ủy ban đối ngoại và văn phòng Quốc hội nhân dân tối cao dé làm bộ máy giúp việc

cho Quôc hội nhân dân tôi cao và Uy ban thường vu Quôc hội nhân dân tôi cao.

Trang 35

Còn đối với cơ quan đại biểu của nhân dân ở địa phương bao gồm: Hội đồng

nhân dân tỉnh, thành phó, Hội động nhân dân huyện.

Trong giai đoạn này, Quốc hội có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng Hiến pháp đầu tiên của nước CHDCND Lào và thực hiện nhiệm vụ khác với tư cách là cơ quan duy nhất lập hiến, lập pháp, cơ quan thực hiện quyền giám

sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà nước, cơ quan quyết định

các công việc quan trọng nhất của đất nước Trên cơ sở đó Quốc hội đã có những thay đổi nhất định về tô chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp 1991 và Luật tổ chức Quốc hội năm 1993 và Quốc hội đã tiễn hành mỗi năm 2 ki họp dé xem xét và thông qua các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước hàng năm, xem xét thông qua một số luật mới song song với việc xây dựng và ban hành Hiến pháp.

* Quốc hội khóa III: Quốc hội khóa III đã được thành lập vào ngày 20 tháng 12 năm 1997 và đã đổi tên Quốc hội nhân dân tối cao thành Quốc hội Quốc hội khóa 3 bào gồm tat ca là 85 đại biểu và có 8 đại biểu nữ do ông Sa-Mạn-Vi-Nhạ-Kệt làm chủ tịch Quốc hội khóa III ngoài chủ tịch Quốc hội còn có hai phó chủ tịch Quốc hội, có Ủy ban trung ướng Quốc hội là cơ quan hoạt động thường xuyên của Quốc hội và 6 Ủy ban thư kí, Ủy ban pháp luật, Ủy ban kinh tế - kế hoạch và tài chính, Ủy ban dân tộc, Ủy ban đối ngoại và Văn phòng Quốc

Với tư cách là cơ quan lập hiến, lập pháp đồng thời là cơ quan đại diện cao nhất quyền lực của nhân dân có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của quốc gia, đồng thời là cơ quan kiểm tra, giám sát sự hoạt động thực hiện nhiệm vụ của cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp theo quy định của Hiến

Trang 36

pháp Quốc hội khóa này đã quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước

- Thành lập bộ này của Quốc hội, bầu cử Chủ tịch và phó chủ tịch nước, bầu Chán án tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cải cách bộ máy của Chính phủ, các bộ.

- Quyết định, thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước hàng năm, kiểm tra sự hoạt động thực hiện hiến pháp và pháp luật của

cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

- Xem xét và quyết định việc thông qua một số luật mới đồng thời bổ sung, sửa đổi một số văn bản pháp luật hiện hành vào thời điểm đó.

- Quan tâm việc tuyên truyền, tuyên huấn và triển khai song song với việc kiểm tra giám sát, việc thực hiện nhiệm vụ của tòa án nhân dân và cơ quan viện kiểm sát nhân dân các cấp trong giải quyết các tranh chấp và khiếu nại của nhân dân.

- Tổ chức các đoàn đại biểu Quốc hội va Văn phòng đại biéu Quốc hội dé đảm bảo cho sự phát huy chức năng của các đại biểu Quốc hội tại địa phương.

- Tiép tục thực hiện công việc đôi ngoại theo chủ trương chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với Nghị viện các nước trong khu vực và các nước trên thế giới.

Nói chung Quốc hội khóa III này là Quốc hội đã hoạt động và thực hiện đầy đủ các chức năng và nhiệm vụ với tư cách là cơ quan lập hiến, lập pháp và đồng thời là cơ quan đại diện quyên lực của nhân dân.

* Quốc hội khóa IV: Quốc hội khóa IV được thành lập ngày 24 tháng 4 năm 2002 bao gồm 99 đại biểu, 21 đại biểu nữ, ông Sa-Man-Vi-Nha-Két được

tái cử làm chủ tịch thêm một nhiệm kì nữa Quoc hội nhiệm kì này có 3 phó chủ

Trang 37

tịch (1 nữ) có Ủy ban thường vụ Quốc hội và 6 Ủy ban: Ủy ban luật, Ủy ban kinh tế, Ủy ban tài chính, Ủy ban văn hóa — xã hội, Ủy ban dân tộc, Ủy ban đối ngoài và Ủy ban an ninh — quốc phòng (được thành lập lại thay thế cho Ủy ban thư kí) và Văn phòng Quốc hội.

Quốc hội khóa IV là Quốc hội đã kế thừa dé thực hiện các chức nang va nhiém vu cua Quốc hội (nhân dân tối cao) khóa trước Quốc hội khóa IV ngoài những công việc của khóa IV này còn có nhiệm vụ quan trong là sửa đối bản Hiến pháp năm 1991 Ngoài ra Quốc hội khóa IV này còn sửa đổi được một số luật đã có hiệu lực thi hành và xem xét thông qua một số luật mới Như vậy ngoài việc thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình theo quy định tại Điều 2 Luật về Quốc hội Quốc hội khóa này đặc biệt quan tâm đến một số công việc rất quan

trọng sau đây:

- Việc giáo dục tư tưởng chính trị và ý thức pháp luật cho công dân nhằm làm cho mọi người tôn trọng, thực hiện Hiến pháp và pháp luật bởi vì Quốc hội khóa này là Quốc hội của giai đoạn quan trọng nhất của Đảng và Nhà nước Lào có nhiệm vụ thực hiện sự nghiệp đôi mới một cách toàn diện, đây là Quốc hội với nhiệm kì nằm trong giai đoạn đầu của mục tiêu phan đấu từ nay đến năm 2010 theo những quy định tại Đại hội lần thứ 6 của Đảng đề ra:

- Xây dựng quy trình kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật - Cải tiễn việc tổ chức thực hiện những kì họp của Quốc hội

- Đồi mới việc hoạt động của các thành viên Quốc hội trong lĩnh vực bầu

- Xây dựng quy trình đào tao các cơ sở - vật chất dé nhằm dam bao cho các hoạt động của Quôc hội khóa này, trong việc thực hiện các chức năng nhiệm

Trang 38

vụ của Quốc hội và các thành viên của Quốc hội, ngoài ra còn phải chú ý đến việc quản lý sử dụng có hiệu quả cao và tiết kiệm.

- Tiến hành cải cách tổ chức các Ủy ban của Quốc hội.

* Quốc hội khóa V (2002 - 2007): Quốc hội khóa V tiếp tục thé chế hóa cương lĩnh và chiến lược 6n định và phát triển kinh tế - xã hội của Đảng được đề

ra từ Đại hội Đảng lần thứ VI và được Đại hội Đảng lần thứ VI khẳng định, tiếp

tục đây mạnh sự nghiệp đôi mới sâu sắc và toàn diện.

Thông qua bản Hiến pháp sửa đổi năm 2003, Quốc hội đã phát huy vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

* Quốc hội khóa VI (2007- 2012): Quốc hội Lào khóa VI có số đại biểu Quốc hội tăng thêm từ 109 đại biểu khóa V lên 116 đại biểu khóa VI, trong đó đại biểu nữ chiếm 25% - 29 người.

Vào đầu mỗi khóa lập pháp, Quốc hội bau ra cơ quan điều hành của mình là Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đảm nhiệm công việc của Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Ủy ban Thường vụ bao gồm Chủ tịch, 02 Phó chủ tịch và các ủy viên Chủ tịch và Phó chủ tịch Quốc hội đồng thời sẽ là Chủ tịch và Phó chủ tịch của Ủy ban Thường vụ.

Quốc hội Lào hiện có 6 ủy ban, gồm Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Kinh tế, Kế hoạch và Tài chính, Ủy ban Văn hóa xã hội, Ủy ban Dân tộc, Ủy ban Quốc phòng và an ninh, Ủy ban Đối ngoại Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội có thé thành lập thêm một số ủy ban trên cơ sở yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

* Quốc hội khóa VII (2012 — 2017): Quốc hội khóa XIII đang diễn ra va đã quyết định nhiêu vân dé quan trong của dat nước, tiêp tục công cuộc đôi mới

Trang 39

đất nước Quốc hội đã ra nghị quyết kỳ họp và thông qua một số vấn đề quan trọng như: Báo cáo của chính phủ về tình hình nỗi bật trong việc tô chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước của năm tài chính 2012-2013, cũng như chỉ tiêu, kế hoạch và việc tổ chức thực hiện trong năm tài chính 2013-2014; kết quả kiểm toán đối với việc tổ chức thực hiện kế hoạch

ngân sách nhà nước 2011-2012; việc thành lập tỉnh mới Xaysomboun; thông qua

14 luật, trong đó có 6 luật mới là Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự, Công tac bảo vệ an ninh, Xét xử trẻ vi thành niên, An toàn công nghệ sinh học, Giáo

dục dạy nghề, và 8 luật sửa đối là Lao động, Doanh nghiệp, Kế toán, Bưu chính,

Do lường, Di sản quốc gia, Công nghệ chế biến, Thuế giá tri gia tăng.

Ngày đăng: 29/04/2024, 14:42

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN