Bên cạnh đó, các nghiên cứu này cũng chưa chú trọng đặt nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và yếu tố lỗi của pháp luật Việt Nam trong mối tương quan với góc ti
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ MINH HIẾU
BỒI THƯỜNG THIỆT NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ VÀ YẾU TỐ LỖI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HÀ NỘI - 2019
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ MÔN LUẬT DÂN SỰ
NGUYỄN THỊ MINH HIẾU
BỒI THƯỜNG THIỆT NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ VÀ YẾU TỐ LỖI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Phương Châm
HÀ NỘI - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan báo cáo này là nghiên cứu của riêng tôi Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong báo cáo có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Minh Hiếu
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG VÀ YẾU TỐ LỖI 3
1.1 Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 3
1.1.1 Lịch sử trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 3
1.1.2 Các cách tiếp cận trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 5
1.1.3 Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 9
1.1.4 Đặc điểm pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 11
1.2 Lý luận chung về yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 13
1.2.1 Khái niệm về yếu tố lỗi 13
1.2.2 Ý nghĩa của yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 15
1.2.3 Cách xác định yếu tố lỗi 16
1.3 Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và yếu tố lỗi dưới góc nhìn pháp luật so sánh 17
1.3.1 Pháp luật Anh 18
1.3.2 Pháp luật Pháp 29
1.4 Tổng kết về vai trò của yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 37
1.4.1 Tổng kết về vai trò của yếu tố lỗi trong điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 37
1.4.2 Tổng kết về nghĩa vụ chứng minh yếu tố lỗi đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 39
1.5 Tiểu kết chương 1 44
CHƯƠNG 2: TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG VÀ YẾU TỐ LỖI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 46
2.1 Tồng quan về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và yếu tố lỗi trong pháp luật Việt Nam 46
2.1.1 Định nghĩa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 46
2.1.2 Định nghĩa lỗi 46
2.2 Lịch sử hình thành chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và yếu tố lỗi trong pháp luật Việt Nam 47
2.2.1 Cổ luật 47
Trang 52.2.2 Pháp luật từ thời kỳ Pháp thuộc 48
2.2.3 Pháp luật từ sau năm 1945 đến trước năm 1995 50
2.2.4 Pháp luật từ sau năm 1995 52
2.3 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và yếu tố lỗi trong Bộ luật Dân sự 2015 53
2.3.1 Góc độ pháp luật 54
2.3.2 Góc độ thực tiễn xét xử 55
2.3.3 Góc độ lý luận 57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 59
3.1 Những vướng mắc trong pháp luật, thực tiễn và lý luận 59
3.1.1 Góc độ pháp luật 59
3.1.1 Góc độ thực tiễn xét xử 60
3.1.2 Góc độ lý luận 60
3.2 Một số kiến nghị 68
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 72
KẾT LUẬN 73
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Tổng quan về cấu trúc pháp lý chế định luật đối với hành vi xâm phạm theo
Trang 7MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định lớn trong tất cả các dòng họ pháp luật Chế định này được coi là một chiếc chìa khóa hữu hiệu giải quyết những mâu thuẫn phát sinh hàng ngày, hàng giờ trong đời sống Bên cạnh đó, luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn giúp định hình cách cư xử, định hình
xã hội cho tương lai Trong đó, yếu tố lỗi là yếu tố làm nên linh hồn của chế định này, bởi nó giúp chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.mang tính hợp lý, tính cập nhật cũng như tính đặc trưng
Ngày 24 tháng 11 năm 2015, Quốc hội khóa 15 ban hành Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 thay thế Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 được ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005 trước đó Trong đó, đáng chú ý, các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được thay đổi theo hướng loại trừ yếu
tố lỗi: chỉ cần có hành vi, hậu quả và quan hệ nhân quả, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được phát sinh (điều 584) Nhận thấy, đây là một thay đổi quan trọng trong chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, khi thay đổi hoàn toàn nền tảng lý luận và áp dụng thực tiễn của chế định này
Trên cơ sở đó, tác giả chọn chủ đề “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự và yếu tố lỗi” làm đề tài khóa luận của mình
Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, chưa có công trình nào ở Việt Nam nghiên cứu chuyên sâu về yếu
tố lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Mặc dù yếu tố lỗi cùng đã được phân tích trong các cuốn sách chuyên khảo về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhưng thường chỉ được đề cập như một chương nhỏ, chưa làm rõ được bản chất, lịch sử, sự vân động của yếu tố lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Bên cạnh đó, các nghiên cứu này cũng chưa chú trọng đặt nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và yếu tố lỗi của pháp luật Việt Nam trong mối tương quan với góc tiếp cận của các quốc gia, các hệ thống pháp luật khác
Một số sách chuyên khảo về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có phân
tích yếu tố lỗi như: sách Luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án
và Bình luận bản án của Đỗ Văn Đại (3 tập), sách Bình luận khoa học Bộ luật dân
sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2015 của TS Nguyễn Minh
Trang 8Tuấn, sách Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2015 của Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị
Huệ, v.v
Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận như sau:
Nghiên cứu tổng quan về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và yếu tố lỗi trong pháp luật dân sự, đặt đối tượng này dưới góc độ pháp luật so sánh
Nghiên cứu quy định và sự vận động trong quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về yếu tố lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: góc nhìn nội dung (yếu tố lỗi có hay không là điều kiện phát sinh trách nhiệm); góc nhìn hình thức (nếu là điều kiện phát sinh trách nhiệm, thì nghĩa vụ chứng minh yếu tố này thuộc về ai)
So sánh, đối chiếu và đưa ra đề xuất, kiến giải
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Khóa luận tập trung nghiên cứu về yếu tố lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ thể là yếu tố lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dưới góc độ luật so sánh: trong pháp luật Anh (một đại diện của dòng họ pháp luật Thông luật) và pháp luật Pháp (một đại diện của dòng họ pháp luật Dân luật) Đối với pháp luật Việt Nam, khóa luận nghiên cứu qua tiến trình vận động và phát triển của chế định này
Phương pháp nghiên cứu đề tài
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp phân tích quy phạm, phương pháp lịch sử, phương pháp luật học so sánh, phương pháp tổng hợp nhằm giải quyết vấn đề một cách hợp lý và rõ ràng nhất
Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tham khảo, kết cấu của khóa luận bao gồm 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và yếu tố lỗi
Chương 2: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và yếu tố lỗi theo pháp luật Việt Nam
Chương 3: Một số vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Trang 9CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP
ĐỒNG VÀ YẾU TỐ LỖI 1.1 Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 1.1.1 Lịch sử trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Cuộc sống con người là tổng thể các mối quan hệ
Cuộc sống giữa những con người trong xã hội được nhìn nhận như một sự tổng hòa giữa các mối quan hệ
Từ góc nhìn chủ động, con người luôn có xu hướng kết nối với nhau để đạt được những điều lớn lao hơn Ở tầm vĩ mô, nhiều ý kiến cho rằng, nhà nước kiểu châu Á là một sản phẩm của công cuộc kết liên những con người trong một khu vực lại nhằm chiến đấu với các hiện tượng tự nhiên như: làm đê điều chống lũ lụt, cùng đắp đất dẫn nước cho nền công nghiệp lúa nước,….1 Từ những tháng ngày xa xưa, nhà triết học Aristotle đã cho rằng, con người, từ bản chất là một động vật chính trị,
bởi lẽ “là cá nhân khi đứng biệt lập, không thể tự cung tự cấp; và do đó anh ta phải
là một bộ phận trong mối quan hệ với cái tổng thể”2 Ở tầm vi mô, sự phát triển của những hội nhóm, của những giao dịch phần nào chứng minh cho ta thấy nhu cầu kết nối, tương tác giữa những cá thể
Từ góc nhìn thụ động, con người sinh ra đã có những mối quan hệ nhất định: mối quan hệ với gia đình, mối quan hệ với cộng đồng, xã hội Kể từ khi các nhà nước hình thành với tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, thì một người dù sinh ra hay sinh sống ở bất kỳ đâu trên trái đất, cũng nằm trong sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế
Sự hình thành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Để sự giao hòa giữa cuộc sống của mỗi cá thể đó thực sự mang đến “những lợi ích lớn lao hơn” như kỳ vọng của các cá thể khi tham gia vào đời sống cộng đồng, thì mỗi cá thể trong cộng đồng đó phải được bảo vệ một cách toàn vẹn và tốt đẹp nhất Từ đó, khái niệm “tự do” ra đời Và để đảm bảo sự tự do của một người,
1 Nguyễn Minh Tuấn (2007), Tại sao nhà nước Văn Lang là nhà nước siêu làng, tlđd
2 Aristotle, Chính trị học, sđd, tr 47, 48
Trang 10thì sự “tự do” của người khác phải không được xâm lấn sự tự do của người đó
Quyền tự do sải cánh tay của một người kết thúc ở điểm chóp mũi của người khác.3
Thế nhưng, bởi sự giao hòa sâu sắc giữa cuộc sống của mỗi cá thể nói trên, không thể tránh khỏi sự tự do của người này chồng lấn lên sự tự do của người khác, hoặc tồn tại những khoảng mờ giữa tự do của người này, và tự do của người kia Đó có thể là hành động vô ý (một người muốn xây dựng bể bơi nên dẫn nước vào sân vườn, và không may nước tràn vào nhà bên cạnh) Đó cũng có thể là hành động cố ý (một người đánh người khác làm người đó bị thương nặng) Và khi một người xâm phạm vào sự tự do của người khác dẫn đến sự tự
do đó bị thiệt hại, thì một nghĩa vụ xuất hiện, theo ngôn ngữ bình dân nhất: một người gây thiệt hại phải “đền bù”
Trước đây, sự “đền bù” này được thực hiện như sau: người bị thiệt hại, sẽ gây lại thiệt hại cho người gây thiệt hại Nếu anh làm hỏng con mắt tôi, tôi sẽ làm hỏng lại con mắt của anh Nếu anh làm cháy căn nhà của tôi, thì tôi sẽ lại làm cháy căn nhà của anh.4
Tuy nhiên, người ta nhanh chóng nhận ra rằng, cách “trả thù” này thật không hợp lý Xét về kinh tế, xã hội thay vì chịu một thiệt hại, thì nay lại phải gánh chịu gấp đôi; xét về đạo đức, tuy định nghĩa về đạo đức là không rõ ràng, nhưng dường như việc chủ động xâm phạm thân thể một người là không phù hợp với đạo đức
Bản chất cộng đồng của con người đã làm phát sinh nhu cầu hình thành một loại trách nhiệm khi có thiệt hại xảy ra, nhưng dường như trách nhiệm “nhận lại những đau đớn mình đã gây cho người khác” còn quá nguyên sơ và không hiệu quả Các nhà lập pháp đã đưa ra ý tưởng rằng, tại sao không thay đổi chế định này theo hướng người sai lầm sẽ “sửa chữa” lỗi lầm của mình, hơn là trả thù, trừng phạt họ
và đẩy họ ra khỏi xã hội? Bằng cách đưa cho người sai lầm một công cụ sửa chữa, khắc phục, họ có thể học cách hòa nhập với cộng đồng Người bị thiệt hại thay vì lại
3
Quote Investigator, từ khóa: Your Liberty To Swing Your Fist Ends Just Where My Nose Begins Truy cập
ngày 19/3/2019 tại: https://quoteinvestigator.com/2011/10/15/liberty-fist-nose/
4 Ancient Civilizations, Hammurabi's Code: An Eye for an Eye Truy cập ngày 3/5/2019 tại:
http://www.ushistory.org/civ/4c.asp
Trang 11gây những nỗi đau cho người gây thiệt hại, nay có thể được nhận lại những công cụ giúp khắc phục thiệt hại trên
Trong luật tư, công cụ đó chính là luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nơi người gây thiệt hại cố gắng sửa chữa lỗi lầm của mình bằng việc đền
bù vật chất, hoặc thực hiện một số hành vi nhằm trả cho người bị thiệt hại những gì
họ đáng được nhận Pháp luật các quốc gia, tùy theo cách tiếp cận, gọi trách nhiệm
này là Delict và quasi-delict (luật La Mã và luật Pháp trước 2015)5, La
responsabilité extracontractuelle (luật Pháp từ sau 2015)6, Tort (luật Anh, Hoa
Kỳ)7 Trong đó, thuật ngữ “tort” trong tiếng Anh xuất phát từ một thuật ngữ Latin
“tortum”, có nghĩa là “sai trái”, “lệch lạc”, “sai đường”, đối lập với thuật ngữ
“rectum”, có nghĩa là thẳng, chính xác (từ “rectitude” (tạm dịch: đúng đắn, chính
trực, ngay tình) cũng xuất phát từ thuật ngữ này) Trước khi được luật hóa thành
một thuật ngữ pháp lý, thuật ngữ tort vẫn được dùng vô cùng phổ biến trong đời sống hàng ngày mang ý nghĩa đền bù
1.1.2 Các cách tiếp cận trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Để biến ý tưởng trên thành một chế định pháp luật thực sự, các nhà lập pháp
cùng xã hội đã cân nhắc các vấn đề sau:
Góc độ kinh tế học
Các nhà kinh tế học nhìn chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với sự cân nhắc: i) thiệt hại của toàn xã hội và ii) thiệt hại của các bên liên quan Cũng cần lưu ý rằng, lý thuyết về kinh tế học này được xây dựng từ những năm 19708
, nên lý luận về thiệt hại tài sản chủ yếu dựa vào bản chất không thể tái sử dụng của nguyên liệu, cùng với việc không có năng lượng nào là mãi mãi, hoặc không hao mòn khi
sử dụng Bởi vậy, lý thuyết này có thể chưa thực sự phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, ví dụ như sự ra đời của các vật liệu tự tái tạo, các vật thể tự hành không cần dùng sức người, v.v gần đây.9
Mark F Grady (2019), The Positive Economic Theory of Tort Law, tlđd
9 Tham khảo: Seppe Terryn, Joost Brancart, Dirk Lefeber, Guy Van Assche và Bram Vanderborght, Công bố
khoa học: Self-healing soft pneumatic robots, tạp chí Science Robotics, số 2, ngày 16 tháng 8 năm 2017 Truy cập ngày 5/5/2019 tại: https://robotics.sciencemag.org/content/2/9/eaan4268
Trang 12i) Thiệt hại của toàn xã hội
Khi một người gây ra một thiệt hại, thiệt hại đó đã định hình trong không gian và không có cách nào khắc phục được.10
Ví dụ, một người vô ý gây hỏa hoạn, làm cháy nhà của hàng xóm, thì dù người đó có làm bất cứ cách nào, thì cũng không thể khôi phục được căn nhà đó Kể
cả khi anh ta có xây lại một ngôi nhà khác cho nhà hàng xóm, thì một là những vật liệu, những công sức để xây căn nhà cũ cũng đã mất đi, và hai là, xã hội lại phải bỏ
ra thêm một chi phí mới cho nhân công xây dựng căn nhà mới, bỏ ra những vật liệu
mới để xây dựng lại căn nhà Những phí tổn này được gọi là thiệt hại thực tế
Ngoài thiệt hại bị gây ra trực tiếp (như trong ví dụ trên là căn nhà bị mất), xã hội còn bị mất mát thêm những chi phí để đề phòng vụ việc này tiếp tục có thể xảy ra/ gây hại cho xã hội (như ví dụ trên, người bị cháy nhà sẽ tiếp tục phải chi thêm thời gian, tiền bạc để điều tra ai là người gây hỏa hoạn, cộng với chi phí khởi kiện (nếu có), chi phí đề phòng (trang bị thêm các trang thiết bị báo cháy, chữa cháy,
phòng vệ thêm căn nhà,…) Những phí tổn này được gọi là thiệt hại phòng ngừa
ii) Thiệt hại của cá nhân
Như phân tích trên, thiệt hại không thể mất đi, nên để đảm bảo lợi ích cá nhân, thiệt hại đó chỉ có thể chuyển từ người này sang người khác Từ người không đáng phải chịu thiệt hại, sang người xứng đáng phải chịu thiệt hại
Vì vậy, các nhà kinh tế học nhận diện luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như một cứu cánh cho những phí tổn này Việc trả thù đơn thuần chỉ khiến xã hội phải chịu gấp đôi phí tổn cho những sai lầm của một cá nhân Bởi vậy, cần đưa ra một cách “trả thù” văn minh hơn: đối với thiệt hại thực tế, người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm thông qua việc nhận lại những thiệt hại mình đã gây cho người khác Tuy nhiên, việc “nhận lại” này không phải là nhận lại chính xác những hành động, tổn thất mà mình gây ra, mà là “nhận lại” thiệt hại thông qua việc chịu những tổn thất để bù đắp thiệt hại đó cho người bị thiệt hại
10 Keith N Hylton (2006), Duty in Tort Law: An Economic Approach, tlđd
Trang 13Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần tìm người gây thiệt hại để áp đặt trách nhiệm, các chủ thể trong xã hội nói chung sẽ trở nên e dè trong việc thực hiện các giao dịch, giao lưu dân sự, do họ lo sợ trách nhiệm bồi thường có thể xảy đến bất kỳ lúc nào, làm chính sách này lại trở nên phản tác dụng Bởi vậy, chỉ khi xác định ai xứng đáng phải nhận thiệt hại, cùng với việc truy cứu trách nhiệm này một cách công minh, xã hội mới có thể giảm thiểu các thiệt hại trên qua lợi ích từ việc răn đe người gây thiệt hại và cảnh báo đối với toàn xã hội về việc không thực hiện các hành vi gây hại Đó cũng chính là lý do yếu tố lỗi ra đời như một điều kiện không thể thiếu của căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Góc độ đạo đức
Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quyết định các hành vi nào trong xã hội là đúng đắn hay là sai trái thông qua các quyết định pháp lý của Tòa án.11 Luật này giúp trả lời cho hai câu hỏi cơ bản nhất của một xã hội có đạo đức: “Mọi người nên đối xử với nhau như thế nào?” và “Nếu không như thế, thì ai phải chịu trách nhiệm?”
Để trả lời cho hai câu này, các nhà đạo đức dựa trên câu hỏi: thế nào là công
lý Họ dựa trên những lý thuyết về Công lý sửa sai (corrective justice) và Công lý phân phối (distributive justice) để giải quyết vấn đề trên
Công lý sửa sai là những gì cá nhân được hưởng đơn giản bởi vì họ là con người Công lý sửa sai nhìn các cá nhân như những chủ thể độc lập, và nếu họ gây một thiệt hại, thì công lý sửa sai chỉ đặt họ trong một quan hệ nhất định với người bị thiệt hại Các chủ thể này tự điều phối quan hệ của mình
Trái với đó là công lý phân phối- những quyền lợi một cá nhân có được do được phân phối, bởi những mối quan hệ của họ khi tham gia vào đời sống xã hội Công lý phân phối nhìn các cá nhân như những chủ thể có mối liên hệ mật thiết với
xã hội, với các chủ thể khác Bởi vậy, nếu họ gây một thiệt hại, thì công lý phân phối nhìn họ trong mối quan hệ với không chỉ người bị thiệt hại, mà toàn xã hội Nhà nước đóng vai trò là một chủ thể lớn góp phần điều phối mối quan hệ giữa họ
11 Marc A Loth (2015), Corrective and Distributive Justice in Tort Law: On the Restoration of Autonomy
and a Minimum Level of Protection of the Victim, tlđd
Trang 14Trong luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, công lý sửa sai thiên về giải đáp các câu hỏi liên quan đến người gây thiệt hại: người gây thiệt hại có đáng phải chịu trách nhiệm bồi thường không? (hay căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, chú trọng đến yếu tố chủ quan- lỗi), còn công lý phân phối thiên về giải đáp các câu hỏi liên quan đến người bị thiệt hại: người bị thiệt hại có đáng phải chịu một thiệt hại không? và người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại bao nhiêu? (hay xác định thiệt hại và khoản bồi thường, chú trọng đến các yếu tố khách quan- hành vi, hậu quả; yếu tố chủ quan- lỗi, có thể được suy đoán).12
Bởi vậy, các quốc gia thiên về cách tiếp cận thứ nhất sẽ chú trọng hơn đến vấn đề: Nếu bị đơn phải bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn, thì tức là bị đơn đã
“đối xử với nguyên đơn trái với cách xã hội mong muốn” Nếu nguyên đơn yêu cầu nhận khoản bồi thường từ bị đơn, thì nguyên đơn phải chứng minh được rằng, anh
ta thực sự đáng phải chịu trách nhiệm.13 Trong án lệ Palsgraf v Long Island
Railroad (1928)14, Thẩm phán Cardozo đã đưa kết luận liên quan đến yếu tố “lỗi”
khi xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm: “nguyên đơn sẽ không được bồi thường
thiệt hại bởi bị đơn chỉ bởi vì dường như bị đơn có hành vi gây thiệt hại, thay vào
đó, nguyên đơn chỉ được bị đơn bồi thường, khi nguyên đơn chứng minh được bị đơn đã có một hành vi sai trái (a wrong)”
Trong khi đó, các quốc gia thiên về cách tiếp cận thứ hai sẽ chú trọng hơn đến vấn đề: “nguyên đơn đã bị đối xử một cách trái với cách mà xã hội mong muốn”,15 và thường đặt các yêu cầu cao hơn đối với mọi chủ thể trong xã hội nhằm bảo vệ các chủ thể đối với việc “bị đối xử một cách trái với cách mà xã hội mong muốn” Trong trường hợp này, yếu tố lỗi không bị loại bỏ khỏi căn cứ phát sinh
12 Avihay Dorfman (2015), New Philosophical Foundations of Tort Law?, tlđd
15 Authur Ripstein, The Philosophy of Tort, tlđd
Trang 15trách nhiệm, nhưng thường được suy đoán Vì vậy, nếu nguyên đơn khởi kiện bị đơn đòi bồi thường thiệt hại, thì nguyên đơn chỉ cần chứng minh rằng, bị đơn đã xâm phạm quyền của nguyên đơn- một đối tượng được pháp luật bảo vệ Từ đây, nguyên đơn đã được suy đoán là có lỗi Để loại trừ trách nhiệm, bị đơn phải chứng minh điều ngược lại: anh ta không có lỗi
Thông thường, các quốc gia sẽ kết hợp cả hai cách tiếp cận này để đưa ra chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng một cách hợp lý nhất, khi bảo vệ
cả người gây thiệt hại và người bị thiệt hại Tuy nhiên, tùy vào tình hình kinh
tế, chính trị và ý thức hệ, một số quốc gia cũng có xu hướng thiên hơn về một cách tiếp cận nhất định
Góc độ pháp luật
Pháp luật nhìn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dưới góc độ quyền và nghĩa vụ (luật nội dung) và nghĩa vụ chứng minh quyền và nghĩa vụ (luật hình thức).16
Về nội dung, mọi người có quyền được bảo đảm quyền được sống, được tự
do và quyền tài sản, nên những cá nhân xâm phạm những quyền này phải chịu trách nhiệm khắc phục những tổn hại đó, cố gắng đưa người bị thiệt hại về trạng thái như chưa có thiệt hại xảy ra
Về hình thức, nhà nước quy định cách thức xác định chủ thể và nội dung trách nhiệm thông qua một quy trình cụ thể Quy trình đó bao gồm quyền và nghĩa
vụ tố tụng của các bên Khóa luận tập trung nghiên cứu về nghĩa vụ chứng minh trong tiến trình đó
1.1.3 Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Tùy theo mục đích, có rất nhiều cách phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Với mục đích nghiên cứu về vai trò của yếu tố lỗi trong điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, khóa luận tập trung vào cách phân loại căn cứ vào yếu tố lỗi Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại
16 Catherine Elliott và Frances Quinn, Tort Law, sđd, tr.1
Trang 16ngoài hợp đồng thường được phân chia thành “trách nhiệm dựa trên lỗi” và “trách nhiệm không dựa trên lỗi” (trách nhiệm nghiêm ngặt)
Trong đó, tùy theo cách tiếp cận của mỗi quốc gia, hai loại trách nhiệm trên
có thể phân chia như sau:
Trách nhiệm dựa trên lỗi
Căn cứ vào tính chất lỗi:17
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với lỗi cố ý
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với lỗi vô ý
Căn cứ vào nghĩa vụ chứng minh lỗi của nguyên đơn:18
Nghĩa vụ chủ động: nguyên đơn phải chứng minh bị đơn có lỗi
Nghĩa vụ thụ động: nguyên đơn không phải chứng minh bị đơn có lỗi, mà lỗi này được suy đoán Bị đơn phải chứng minh mình không có lỗi
Trách nhiệm không dựa trên lỗi
Căn cứ vào đối tượng chịu sự quản lý, sở hữu của chủ thể chịu trách nhiệm:19
Trách nhiệm đối với sản phẩm
Trách nhiệm đối với nguồn nguy hiểm cao độ
Căn cứ vào mức độ nghiêm ngặt của trách nhiệm:20
Trách nhiệm nghiêm ngặt tương đối: như trách nhiệm đối với sản phẩm,
trách nhiệm đối với thiệt hại do thú dữ gây ra Về nguyên tắc, chủ sở hữu các đối tượng này phải chịu trách nhiệm kể cả khi không có lỗi Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp loại trừ nghĩa vụ của họ: do tình thế bất khả kháng, hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, khuyết tật của hàng hóa không thể phát hiện được với trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng, v.v
17
Frederick Pollock (1895), The Law of Tort, sđd, tr.7
18 Frederick Pollock (1895), The Law of Tort, sđd, tr.9
19 Catherine Elliott và Frances Quinn (2005), Tort law, sđd., tr.179
20 Ferdinand F Stone (1950), Touchstones of Tort Liability, tlđd
Trang 17 Trách nhiệm nghiêm ngặt tuyệt đối: như trách nhiệm đối với thiệt hại ô
nhiễm môi trường, trách nhiệm đối với các lò phóng xạ Không có bất cứ trường hợp nào loại trừ nghĩa vụ của họ
1.1.4 Đặc điểm pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Cùng với sự phát triển rất sớm của mình, các tính chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được miêu tả bằng các thuật ngữ Latin ngắn gọn:
Damnum sine injuriais là một thành ngữ Latin ám chỉ những quan hệ pháp
luật không được pháp luật bảo vệ Trong luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chỉ những thiệt hại của đối tượng được pháp luật bảo vệ mới có thể làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Injuria sine damnum là một thành ngữ Latin ám chỉ những quan hệ xã hội
bị xâm phạm, nhưng không có thiệt hại xảy ra Trong luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, về nguyên tắc, nguyên đơn phải chứng minh có thiệt hại xảy ra Tuy nhiên, theo thời gian, nội hàm của thuật ngữ “thiệt hại” ngày càng được mở rộng: từ những thiệt hại hữu hình, đến những thiệt hại vô hình (thiệt hại tinh thần, thiệt hại về quyền), đến những thiệt hại trong tương lai Vụ kiện đòi bồi
thường cho thiệt hại trong tương lai được gọi là vụ kiện per se, có nghĩa là
hành vi bị kiện nguy hiểm từ bản chất Trong trường hợp này, nguyên đơn không cần phải chứng minh thiệt hại thực tế
Trong vụ Ashby v White (1703)21, bị đơn ngăn cản nguyên đơn đi bỏ phiếu Sau đó, ứng cử viên mà nguyên đơn muốn bầu cử vẫn chiến thắng trong Tòa án nhận định: tuy không có thiệt hại hữu hình (mong muốn của nguyên đơn vẫn đạt được), nhưng bản thân hành vi ngăn cản người khác bỏ phiếu là nguy hiểm,
và quyền bỏ phiếu của nguyên đơn đã bị “thiệt hại”, nên bị đơn phải bồi thường Án lệ này đã tạo nên một dấu mốc quan trọng trong việc giải thích rộng
từ “thiệt hại”: cho dù việc thực hiện hay không thực hiện quyền của chủ thể
21 Truy cập ngày 1/5/2019 tại: rights/ashby-v-white/
Trang 18https://www.casebriefs.com/blog/law/torts/torts-keyed-to-prosser/civil-không làm ảnh hưởng đến kết quả thực tế, nhưng bản thân việc xâm phạm quyền đó đã là một hành vi nguy hiểm Vậy, người xâm phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường với “thiệt hại về quyền”
Volenti non fit iniuria là một thành ngữ Latin mang ý nghĩa, nếu một
người chủ động đặt họ vào tình thế bị nguy hiểm, dễ bị tổn thương, thì họ không thể đòi bồi thường từ người gây thiệt hại
Trong vụ Nettleship v Weston (1971)22, Tòa án nhận định, nguyên đơn hoàn toàn nhận thức được và tự nguyện ở trong một tình thế nguy hiểm: đi cùng xe với một người không có kỹ năng lái xe Bởi vậy, nguyên đơn có một phần lỗi và không được bồi thường đối với phần thiệt hại xảy ra do lỗi của mình
Việc chỉ ra tính chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được đặt trong mối quan hệ với tổng thể hệ thống pháp luật
Nhìn nhận từ sự phân chia luật công và luật tư, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc trách nhiệm dân sự (luật tư)
Trong luật tư, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một dạng trách nhiệm ngoài hợp đồng Bởi vậy, nó mang tính chất của trách nhiệm ngoài hợp đồng:
Căn cứ phát sinh: phát sinh không bởi ý chí của các bên;
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp: Tòa án giải thích pháp luật khi giải quyết tranh chấp Do luật thực định mang tính chất tĩnh, mà đời sống mang tính chất động, nên cách áp dụng pháp luật đối với từng vụ án phụ thuộc nhiều vào cách giải thích của thẩm phán
Phân loại nghĩa vụ: Nghĩa vụ với mọi người nói chung (in rem) (trái với nghĩa vụ đối với chủ thể nhất định (in personam)trong trách nhiệm trong hợp đồng)
22
Án lệ Nettleship v Weston (1971): Nguyên đơn (Nettleship) có hợp đồng dạy lái xe cho bị đơn (Weston)
Trong buổi học lái xe, bị đơn gây tai nạn, nguyên đơn bị thương nặng Nguyên đơn khởi kiện bị đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi gây tai nạn Truy cập ngày 1/5/2019 tại: http://e- lawresources.co.uk/Nettleship-v-Weston.php
Trang 19 Chức năng: bồi thường cho thiệt hại của nguyên đơi bởi hành vi xâm phạm quyền trái pháp luật của bị đơn bằng việc đặt anh ta về trạng thái như không
bị xâm phạm quyền
Hệ quả: Do được thiết lập một cách mặc định, nên thẩm quyền tài phán bị giới hạn để nhằm không xâm phạm ngược lại vào quyền tự do của người gây thiệt hại Bởi vậy, trong đa số trường hợp, việc bồi thường sẽ được thực hiện qua giá trị vật chất, với mức bồi thường không vượt quá mức thiệt hại Các biện pháp khác cũng chỉ giới hạn bị đơn ở trạng thái “chịu đựng” (ngừng thực hiện hành vi xâm phạm) hơn là các biện pháp chủ động (buộc làm một công việc, v.v)
Tóm lại, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định lớn và
vận động mạnh mẽ trong hầu hết các hệ thống pháp luật Cùng theo sự phát triển của xã hội, các lý thuyết về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng ngày càng được phân tích, làm sáng tỏ Những nghiên cứu trên đây chỉ là các thông tin chung, được đưa ra phục vụ phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.2 Lý luận chung về yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1.2.1 Khái niệm về yếu tố lỗi
Từ những phân tích trên, hầu hết các quốc gia đều thừa nhận, sẽ không có trách nhiệm bồi thường, nếu không đưa ra được căn cứ thích đáng Việc chỉ dựa vào hành vi- thiệt hại để xác định trách nhiệm có thể gây ra những hậu quả không mong muốn Giải pháp để tìm ra sự thích đáng đó được đưa ra chính là yếu tố lỗi
Các quốc gia khác nhau có những định nghĩa khác nhau về lỗi:
Trang 20Anh – Hoa Kỳ
Pháp luật Anh và Hoa Kỳ không đưa ra bất kỳ một định nghĩa chính thức nào
về “lỗi” Tuy nhiên, các nhà luật học Anh và Hoa Kỳ khá thống nhất với nhau rằng, lỗi là một trạng thái ý thức của chủ thể.25 Tuy nhiên, với tư duy vụ việc đặc thù của dòng họ Thông luật, lỗi được xác định tùy theo từng trường hợp nhất định.26
Quebec (Canada)
Pháp luật Canada không định nghĩa trực tiếp thế nào là lỗi, mà thông qua căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự: Lỗi là trường hợp một người có lý trí đã không tuân thủ luật lệ, dẫn đến gây thiệt hại cho người khác Trường hợp một người quản lý người khác, thì lỗi của người được quản lý cũng gây đến trách nhiệm cho người quản lý.27
Pháp
Pháp luật Dân sự Pháp không đưa ra định nghĩa chính thức về lỗi trong các văn bản pháp luật của mình Tuy nhiên, cũng có những điều luật ám chỉ yếu
tố lỗi trong Bộ Dân luật Pháp: Mỗi người phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do
mình gây ra, không những do hành vi mà còn do sự cẩu thả hoặc không minh mẫn của mình.28
Đức
Tương tự Pháp, pháp luật Dân sự Đức cũng không đưa ra định nghĩa chính thức về lỗi trong các văn bản pháp luật của mình Tuy nhiên, cũng có những điều luật ám chỉ yếu tố lỗi: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi một người, cố ý hoặc vô ý, xâm phạm bất hợp pháp đến thân thể, tính mạng, sức khỏe, quyền tự do, tài sản hoặc các quyền hợp pháp khác của người khác.29
25 Catherine Elliott và Frances Quinn (2005), Tort law, sđd., tr.3
26 Ursula Connolly (2009), Tort Nutshell., sđd, tr 7
27
Civil Code of Québec 1991, Điều 1457 Truy cập ngày 3/5/2019 tại:
http://legisquebec.gouv.qc.ca/en/showdoc/cs/CCQ-1991
28 French Civil Code 2016, điều 1240
29 German Civil Code 1989 (sửa đổi bổ sung năm 2002), Điều 828
Trang 21Theo ý kiến của người viết, việc đưa thuật ngữ “lỗi” vào các văn bản pháp luật là điều nhất thiết phải có Tuy nhiên, không cần phải đưa ra một định nghĩa mang tính chất pháp lý về cho thuật ngữ này Thứ nhất, đây là một thuật ngữ phức tạp, còn chưa nhận được sự đồng thuận cao trên thế giới nói chung, nên việc đưa ra một định nghĩa có hiệu lực pháp luật khi chưa nghiên cứu kỹ dễ dẫn đến sai lầm, ảnh hưởng đến cả hệ thống pháp luật Thứ hai, do đặc tính của yếu tố lỗi là một yếu
tố mang tính chủ quan, và luôn luôn vận động tùy thuộc vào từng vụ việc cụ thể, nên việc đưa ra một định nghĩa chung dễ dẫn đến sự xơ cứng trong pháp luật và là không thực sự cần thiết Tuy nhiên, pháp luật thực định cũng không thể hoàn toàn không đề cập đến những tính chất chung của lỗi, dẫn đến tình trạng áp dụng bất nhất giữa các chủ thể Bởi vậy, về khái niệm lỗi, người viết đề xuất như sau:
Không đưa ra định nghĩa pháp lý về thuật ngữ “lỗi”;
Đưa ra các dạng thức của lỗi (ví dụ, lỗi cố ý, lỗi vô ý) và các nguyên tắc chung của yếu tố lỗi trong văn bản luật;
Phân tích cụ thể hơn yếu tố lỗi trong những trường hợp đặc biệt trong các văn bản dưới luật, các bản án,… nhằm đảm bảo tính cập nhật, nhưng cũng không làm mất tính ổn định của pháp luật;
1.2.2 Ý nghĩa của yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Như đã phân tích từ các góc độ tiếp cận trách nhiệm bồi thường thiệt hại ở trên, cho dù thiệt hại đã xảy ra và xác định được cá nhân gây ra thiệt hại này, nhưng cần phải xác định cá nhân đó có thực sự thích đáng nhận lại thiệt hại đó hay không Cần thiết phải có một yếu tố trong căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để xác định tính thích đáng đó
Việc đơn thuần chỉ tìm một người chịu trách nhiệm về thiệt hại, mà không tính đến liệu người đó có xứng đáng nhận trách nhiệm không sẽ không dẫn đến hệ quả khôn lường:
Người gây thiệt hại không được răn đe một cách thích đáng, hay không được chỉnh đốn chính xác hành vi có hại cho xã hội của mình Vì vậy, anh ta vẫn có thể gây ra những hành vi sai trái tiếp theo;
Trang 22 Xã hội e sợ vì trách nhiệm được áp đặt quá dễ dàng Bởi vậy, sự giao lưu giảm, lợi nhuận của toàn xã hội giảm;
“Công lý sửa sai” không được đảm bảo do nó lại tiếp tục gây nên một điều sai lầm nữa khi áp đặt nghĩa vụ không xác đáng lên một người;
“Công lý phân phối” không được đảm bảo do Nhà nước không thực hiện đúng chức năng đảm bảo sự ổn định, công minh cho các quan hệ xã hội của mình
Trong thực tế, yếu tố lỗi cũng không phải là một phát minh hoàn toàn mới của các nhà luật học, nhà kinh tế học, nhà đạo đức học, mà dường như nó nằm trong tiềm thức của các chủ thể trong xã hội Khi một thiệt hại bị gây ra, để phủ nhận trách nhiệm với thiệt hại này, dường như chủ thể sẽ ngay lập tức phản bác bằng
việc: mình không có lỗi, hoặc đây chỉ là một lỗi nhẹ, một sự vô ý 30
Bởi vậy, sau khi nghiên cứu thực tiễn đời sống, cũng như cân nhắc những góc độ trên, yếu tố lỗi được đưa ra trong căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm xác định, chủ thể nào trong xã hội nên gánh chịu trách nhiệm đối với thiệt hại
1.2.3 Cách xác định yếu tố lỗi
Do yếu tố lỗi là một yếu tố chủ quan (trạng thái tâm lý của chủ thể), nên khó có thể xác định lỗi theo cách chứng minh trực tiếp Các nhà làm luật cho rằng, cần chứng minh yếu tố chủ quan này qua sự thể hiện của nó ra thế giới khách quan bên ngoài
Về khả năng nhận thức, một người được coi là biết hoặc buộc phải biết, dựa
trên một tiêu chuẩn về nhận thức đối với một chủ thể trong xã hội Về khả năng
điều khiển hành vi, một người được xác định khả năng điều khiển hành vi thông qua cách thức người đó thực hiện hành vi: Nếu họ có khả năng tự do lựa chọn cách xử
sự, thì họ có khả năng điều khiển hành vi Một người được cho là có lỗi khi hội tụ
đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi Bên cạnh đó, mức độ mong muốn hậu quả của hành vi được dùng để xác định mức độ lỗi, do nó xác định tính chất nguy hiểm của hành vi đó
30 Frederick Pollock (1895), The Law of Tort, sđd, tr.389
Trang 231.3 Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và yếu tố lỗi dưới góc nhìn pháp luật so sánh
Nhằm tham khảo các cách tiếp cận của thế giới trong chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và vai trò của yếu tố lỗi, khóa luận nghiên cứu pháp luật của Anh, Pháp trong vấn đề này
Khóa luận lựa chọn nghiên cứu chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và yếu tố lỗi trong hệ thống pháp luật hai quốc gia này dựa trên các cân nhắc sau đây:
Thứ nhất, pháp luật Anh và Pháp đại diện cho hai dòng họ pháp luật lớn trên thế giới, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên toàn cầu.31 Theo đó, Anh là một đại diện tiêu biểu của dòng họ pháp luật Thông luật (Common Law), ảnh hưởng tới các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Hoa Kỳ, Canada (ngoại trừ Quebec), Myanmar, phần lớn Ấn Độ, Hồng Kông, Singapore, v.v Theo thống kê, có khoảng 80 số quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi hệ thống pháp luật Thông luật Pháp là một đại diện tiêu biểu của dòng họ pháp luật Dân luật (Civil Law), ảnh hưởng tới các quốc gia như: Nhật Bản, Thụy Sĩ, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Brazil, Việt Nam,… Theo thống kê có khoảng 150 quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi hệ thống pháp luật Dân luật.32
Thứ hai, Anh và Pháp đại diện cho hai cách tiếp cận đối nghịch về luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng- cũng là hai cách tiếp cận chính trong các chính sách xây dựng luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Pháp luật Pháp chủ yếu tiếp cận theo hướng nạn nhân (victim-oriented), đề cao trách nhiệm nghiêm ngặt, dựa nhiều vào lý thuyết công lý phân phối Trong khi đó, pháp luật Anh lại chủ yếu hướng về phía người gây thiệt hại (wrongdoer-oriented), trách nhiệm nghiêm ngặt
có hạn chế, dựa nhiều vào lý thuyết công lý sửa sai.33 Bên cạnh đó, Pháp còn chú
31 Mattison Public Relations (2008), English Common Law is the most widespread legal system in the world
Truy cập ngày 3/5/2019 tại địa chỉ: https://www.sweetandmaxwell.co.uk/about-us/press-releases/061108.pdf
Trang 24trọng chia riêng trách nhiệm nhà nước thành một mảng riêng, và rất quan tâm phát triển các lý thuyết về chủ thể đặc biệt này; trái lại, Anh coi nhà nước như một chủ thể bình thường và chỉ phát triển một lý thuyết chung cho các chủ thể. 34
Thứ ba, từ góc nhìn kinh tế, chính trị, nhân khẩu học, Anh và Pháp là các cường quốc lớn trên thế giới, có sự giao lưu và ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam
Bởi vậy, việc nghiên cứu pháp luật hai quốc gia này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận, mà còn có ý nghĩa lớn trong áp dụng thực tế với những giao lưu dân sự
hệ thống pháp luật này có những nét giao hòa với nhau Ví dụ, án lệ Donoghue v
Stevenson (1928) được dẫn dưới đây là một án lệ của Scotland, nhưng cũng là
một án lệ xương sống cho toàn bộ hệ thống pháp luật Anh về chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.35
Về tổng quan, hệ thống pháp luật đang vận hành tại Anh là hệ thống pháp luật Thông luật Điểm khác biệt nổi trội giữa hệ thống này, và hệ thống Dân luật (rất thịnh hành ở các nước châu Âu lục địa) là: pháp luật các quốc gia Thông luật thường không có một bộ pháp điển hóa, mà giải quyết theo từng vụ việc Cách giải quyết trong vụ việc trước đó lại là tiền lệ bắt buộc cho vụ việc sau: khi xét xử, Thẩm phán Anh tìm những chỉ dẫn ở các vụ án tương tự, hơn là đi tìm những quy định có sẵn trong pháp luật
Trang 25Mặc dù không có một sự phân chia chính thức, nhưng pháp luật Anh thường được nhìn nhận dưới hai cấu thành: luật công (Public Law) và luật tư (Private Law) Luật tư gồm ba vấn đề chính: luật hợp đồng, luật đối với hành vi xâm phạm (dựa trên thiệt hại và bồi thường thiệt hại) và luật hoàn trả (dựa trên sự
“làm giàu bất chính”- unjust enrichment)36 Trong đó, luật đối với hành vi xâm phạm (tort law) tương ứng với chế định Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của nước ta
Luật đối với hành vi xâm phạm giải quyết vấn đề “một sai lầm mang tính
chất dân sự” Thuật ngữ này được xuất phát từ thuật ngữ tortum, có nghĩa là sự “sai
lầm, lệch chuẩn” trong tiếng Pháp cổ.37 Tuy nhiên, sau khi du nhập vào Anh, thuật ngữ này đã trở thành một đặc trưng của hệ thống pháp luật Anh, và không còn nghĩa tương đương với từ “tort” trong tiếng Pháp nữa.38 Anh quốc dùng thuật ngữ “tort”
để chỉ các hành vi xâm phạm đến mức phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng- “tort liability”
Về bản chất, luật thiệt hại ngoài hợp đồng định hình nên một chuẩn mực về cách cư xử cho tất cả mọi người trong xã hội Nó định nghĩa các "sai lầm dân sự" là những hành vi ngược lại chuẩn mực chung: (1) cố ý xâm phạm vào đời tư, hoặc tài sản, hoặc danh dự nhân phẩm của người khác (hành vi cố ý xâm phạm), (2) sự thất bại trong việc tuân theo một chuẩn mực chung (hành vi vô ý xâm phạm), và (3) trong một số trường hợp, trách nhiệm không cần lỗi (trách nhiệm nghiêm ngặt) Luật thiệt hại ngoài hợp đồng là một biện pháp mà theo đó người bị tổn thương có thể cố gắng "chuyển chi phí tổn hại" về đúng người gây ra nó Tóm lại, luật này được thiết kế với mục đích là đưa những người bị tổn thương do hành vi sai trái của người khác về lại tình trạng như không bị xâm phạm.39
Trang 261.3.1.2 Về yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật Anh
Sự hình thành lý thuyết về các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gắn liền với lịch sử hệ thống tư pháp của Anh quốc.40
Sau khi người Norman chinh phục và trở thành Hoàng gia Anh, Đức Vua thành lập nên một Hội đồng Cố vấn với những bộ phận chuyên trách để giải quyết các vấn đề trong đất nước Đối với lĩnh vực Tư pháp, các Thẩm phán Hoàng gia sẽ
đi khắp nơi trong đất nước, giải quyết các vấn đề, sau đó trở về cung điện, cùng hội thảo với nhau và đưa ra khung giải quyết chung cho những vấn đề cùng loại Đây cũng chính là tiền đề tạo dựng nên một hệ thống pháp luật tiền lệ pháp
Tuy nhiên, được Hoàng gia xét xử không phải là quyền của nguyên đơn, mà
là một đặc ân, do các Thẩm phán Hoàng gia chỉ giải quyết những vấn đề mà họ quan tâm, những vụ án còn lại vẫn được giải quyết theo cơ chế cũ theo tập quán địa phương Vì vậy, để có thể giải quyết vụ án nhanh chóng, nguyên đơn thường đến Văn phòng Hoàng gia (Chancery), chứng minh tính tương tự của vụ việc của mình
(các nguyên đơn chủ yếu kiện về hành vi cố ý xâm phạm (trespass)) với Văn phòng, và nhận một “Trát” (Writ)- một tờ giấy mệnh lệnh cho bị đơn về việc ngưng
xâm phạm, bồi thường,…
Tóm lại, ở thời kỳ đầu, căn cứ đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chủ yếu dựa vào hành vi và hậu quả, dẫn đến một trát Bởi vậy, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trở nên xơ cứng do chỉ có những loại trát cho những hành
vi nhất định, và trở nên hình thức, do thiếu một lý luận nền tảng: mọi người luôn e
sợ phải chịu trách nhiệm bồi thường một cách quá dễ dàng
Trong những năm 1800, khi hệ thống trát bị thay thế bởi những yêu cầu tố tụng hiện đại hơn, các nhà nghiên cứu luật và thẩm phán của Hoa Kì đã xây dựng
những lý luận về một chế định bồi thường thiệt hại dựa trên lỗi (fault) Cơ sở nền
tảng của chế định dựa trên lỗi này là học thuyết tự do ý chí, theo đó, con người chỉ
phải chịu trách nhiệm, do anh ta đã tự do lựa chọn làm như thế, chứ không phải bởi
40 Michael Bordan (1978), Comparative Law, sđd, tr.82
Trang 27đơn thuần bởi vì anh ta đã làm như thế (như trong pháp luật trước kia) Nếu như trước đây, Văn phòng Hoàng gia chỉ phải trả lời câu hỏi: “Bị đơn có hành vi gây thiệt hại không?”, thì sau cuộc cải cách này, các thẩm phán sẽ trả lời câu hỏi: “Hành
vi đó có đáng bị trừng phạt không?” Vì thế, định nghĩa về “lỗi” của Anh nhấn mạnh vào tính sai trái của hành động: “Lỗi” là một trạng thái tâm lý của người gây thiệt hại, mà trạng thái tâm lý này là đáng bị chỉ trích vì tính sai trái của nó
Tóm lại, về tổng quan, pháp luật Anh không đưa ra bất kỳ định nghĩa pháp lý
nào về lỗi Việc xác định lỗi chủ yếu được hình thành qua các án lệ và các vụ việc, các quyết định pháp lý
1.3.1.3 Cấu trúc pháp lý chế định luật đối với hành vi xâm phạm theo pháp luật Anh
Bảng 1.1 Tổng quan về cấu trúc pháp lý chế định luật đối với hành vi xâm phạm
theo pháp luật Anh 41
Căn cứ vào yếu tố lỗi, pháp luật Anh chia trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo hai dạng sau đây:
41 The Saylor Foundation (2014), Law of commercial transaction, sđd., tr.246
Trang 28 Trách nhiệm phát sinh do một hành vi có lỗi: lỗi cố ý (intentional tort) và lỗi vô ý (negligence);
Trách nhiệm phát sinh không xem xét yếu tố lỗi (strict liability)
Đa số vụ kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ở Anh đều yêu cầu lỗi- vô ý hoặc cố ý, các vụ kiện theo hướng trách nhiệm nghiêm ngặt có vẻ ít thông dụng hơn.42
Ngoài ra, một đặc trưng của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Anh là, căn cứ vào mức độ lỗi (tức tính chất nguy hiểm của hành vi cho xã hội), người bị thiệt hại ngoài khoản bồi thường cho những thiệt hại bị mất còn có thể được nhận những khoản tiền bổ sung Bản chất của khoản tiền bổ sung này là một khoản phạt đối với nguyên đơn, để cảnh báo về hành vi với mức độ lỗi cao Trong
vụ Rookes v Barnard (1964) 43 , cho rằng BOAC và công đoàn có lỗi nghiêm trọng,
Tòa án đã yêu cầu cửa hàng phải bồi thường thiệt hại và trả thêm một khoản tiền phạt bổ sung cho nguyên đơn
1.3.1.3.1 Hành vi cố ý xâm phạm (intentional tort)
Các hành vi xâm phạm một cách có chủ đích được gọi là “cố ý xâm phạm”
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, không cần phải có một động cơ đằng sau sự chủ đích này Một người được coi là cố ý xâm phạm, khi có đầy đủ nhận thức và mong muốn về hậu quả của việc xâm phạm Hầu hết các hành vi cố ý xâm phạm đều phải chịu trách nhiệm bồi thường ngay cả khi chưa có thiệt hại hữu hình xảy ra.44
Một số loại hành vi cố ý xâm phạm bao gồm: tấn công, trộm cắp, cố ý truy cứu trách nhiệm pháp lý sai, cố ý can thiệp quan hệ hợp đồng,…
Trong hầu hết các vụ việc khởi kiện về hành vi cố ý xâm phạm, người xâm phạm thường bị suy đoán là có lỗi, bởi khó có lý do bào chữa cho hành động một
42 Cees Van Dam, European Tort Law, sđd, tr 102
43 Án lệ Rookes v Barnard (1964): Rookes là một người lao động ở Tập đoàn Hàng không Quốc gia Anh
quốc (BOAC) Do có một số bất đồng, Công đoàn BOAC buộc công ty phải sa thải Rookes, nếu không, họ sẽ
tổ chức đình công BOAC tạm đình chỉ công việc của Rookes, và sau đó, sa thải anh ta Rookes khởi kiện Công đoàn BOAC và ban giám đốc công ty Truy cập ngày 1/5/2019 tại: https://swarb.co.uk/rookes-v- barnard-no-1-hl-21-jan-1964/
44 Cees Van Dam, European Tort Law, sđd, tr 102
Trang 29cách có ý thức của họ Để chứng minh một người có lỗi cố ý xâm phạm, nguyên đơn chỉ cần chứng minh những điều sau:
Hành vi (Act)
Hành vi được hiểu là sự chuyển động của con người tác động lên thế giới khách quan, như cử động chân, tay,… Hành vi bao gồm hành động và không hành động
Hành vi phải được thực hiện một cách tự nguyện, có kiểm soát Ví dụ, nếu một người bị ngã, chân tay anh ta va vào người bên cạnh thì không gọi là một hành
vi tự nguyện Anh ta sẽ không bị đòi bồi thường thiệt hại vì lỗi cố ý
Việc xác định liệu một hành vi có gọi là “tự nguyện” không cũng còn nhiều khoảng xám Ví dụ, một người trượt chân và lao về phía trước Để tránh bị ngã, anh
ta nhanh chóng vịn vào một người khác Trong trường hợp này, khá khó để xác định anh ta có hoàn toàn kiểm soát được cử động tay của mình không Tuy nhiên, qua thực tế các án lệ, các thẩm phán thường không đòi hỏi quá nhiều yếu tố để xác định một hành vi có tự nguyện hay không
Ý chí (Intent)
Ý chí được nhìn nhận dưới góc độ mong muốn của một người, thông qua việc xác định các khả năng lựa chọn của anh ta Nếu người đó có rất nhiều lựa chọn, nhưng lại chọn lựa hành vi này, mặc dù có đầy đủ nhận thức, thì tức là anh
ta mong muốn thực hiện hành vi, bất kể một cách trực tiếp hay gián tiếp, anh ta
đều mắc lỗi cố ý
Trong án lệ R v Blaue (1975) 45 , các thẩm phán Anh quốc cho rằng, về hành
vi, Blaue hoàn toàn tự do hành động; về ý chí, Blaue nhận thức được việc đâm
bốn nhát dao vào vùng búng người khác là một hành vi nguy hiểm, và có thể gây tổn hại đến người đó Bản thân hành vi động chạm vào người khác một cách trái với ý muốn của họ đã là sai trái, nên bất kể nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái
45 Án lệ R v Blaue (1975): Bị đơn Blaue sau khi bị nguyên đơn từ chối quan hệ tình dục cùng đã đâm nguyên
đơn bốn nhát dao, khiến nguyên đơn bị thủng phổi và mất nhiều máu Tuy nhiên, vì niềm tin tôn giáo, nguyên đơn đã không đi truyền máu, dẫn đến tử vong (các khám nghiệm y khoa chỉ ra rằng nếu được truyền máu kịp thời, nguyên đơn sẽ không chết) Truy cập ngày 1/5/2019 tại:
http://www.oxfordlawtrove.com/view/10.1093/he/9780191847295.001.0001/he-9780191847295-chapter-8
Trang 30chết của R là gì, hoặc R có phải là một người xương vỏ trứng 46 hay không, thì
người thực hiện hành vi xâm phạm cơ thể vẫn phải chịu toàn bộ trách nhiệm cho mọi hậu quả xảy ra
1.3.1.3.2 Hành vi vô ý xâm phạm (negligence)
Các hành vi xâm phạm một cách có không có chủ đích được gọi là “vô ý xâm
phạm” Một người được coi là vô ý xâm phạm, khi có đầy đủ nhận thức nhưng lại
không thực hiện hành động của mình một cách chuẩn mực, dẫn đến thiệt hại, dù họ không mong muốn như vậy
Để chứng minh một người phải chịu trách nhiệm do hành vi vô ý xâm phạm,
nguyên đơn phải chứng minh ba yếu tố: có một “nghĩa vụ cẩn trọng” (duty of care),
sự vi phạm nghĩa vụ (breach of duty) và mối quan hệ nhân quả với thiệt hại (consequential damage) Winfield và Jolowicz định nghĩa: “Trách nhiệm bồi
thường do hành vi vô ý gây thiệt hại là một dạng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, theo đó, một người đã không hoàn thành nghĩa vụ luật định của mình về cách cư xử đúng mực, dẫn đến thiệt hại cho người khác.”47
Trong đó, nghĩa vụ cẩn trọng được coi là thành tố quan trọng nhất, nhưng cũng gây nhiều tranh cãi nhất khi chứng minh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng do lỗi vô ý Trong án lệ Moorgate Mercantile Co.Ltd v Twichings
(1962)48, Thẩm phán nhận định, trong hầu hết các trường hợp, cẩn trọng sẽ là tốt hơn so với bất cẩn, nhưng sẽ là bất hợp lý nếu coi tất cả hành vi bất cẩn đều là căn
cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Trách nhiệm phải được xem xét dựa trên một nghĩa vụ luật định, chứ không đơn thuần là một sự
không tuân theo các ý niệm chung
46 “Xương vỏ trứng” là một thuật ngữ của Anh quốc dùng để chỉ một nguyên tắc trong luật bồi thường thiệt hại: sự yếu đuối một cách không mong muốn của người bị thương không phải là cái cớ để giảm trừ tính nguy
hiểm trong hành vi của người xâm phạm Tham khảo: Campbell L Rev (2001), The eggshell skull rule and
related problems in recovery for mental harm in the law of torts Truy cập ngày 1/5/2019 tại:
https://heinonline.org/hol-cgi-bin/get_pdf.cgi?handle=hein.journals/camplr24§ion=6
47 Wilfield và Jolowicz (2010), Winfield and Jolowicz on Tort, sđd, tr.90
48
Án lệ Moorgate Mercantile Co.Ltd v Twichings (1962): Bị đơn thứ nhất là một người thuê ô tô của hãng
Moorgate Mercantile (nguyên đơn), và cho bị đơn thứ hai mượn lại chiếc xe thuê đó Bị đơn thứ hai dùng nó
để buôn lậu đồng hồ Chiếc xe sau đó bị tịch thu bởi Hải quan Truy cập ngày 3/5/2019 tại: https://swarb.co.uk/moorgate-mercantile-co-v-finch-and-read-ca-1962/
Trang 31Để chứng minh một người có lỗi vô ý xâm phạm, nguyên đơn không trực tiếp chứng minh nhận thức và ý chí của người gây thiệt hại, mà chứng minh thông qua việc tồn tại các nghĩa vụ, và họ đã vi phạm chúng Qua đó, những yếu tố chủ
quan (i) về nhận thức: họ biết hoặc buộc phải biết về tính nguy hiểm của hành vi và
(ii) về ý chí: họ thực hiện hành động một cách có một cách tự nguyện không (không cần tính đến họ có ý chí gây ra thiệt hại hay không) sẽ được ngầm làm rõ
Để trả lời cho câu hỏi: họ có biết hoặc buộc phải biết tính nguy hiểm của
hành vi không, các thẩm phán sẽ trả lời câu hỏi: tiêu chuẩn nhận thức đối với một
người bình thường (reasonable person standard) được đặt ra như thế nào, từ đó đối chiếu với người gây thiệt hại và đưa ra kết luận về việc họ buôc phải biết Theo đó,
một người bình thường được hiểu là một người với nhận thức trung bình, trong hoàn cảnh tương tự với người được đối chiếu (trong trường hợp này là người gây thiệt hại).49 Trong vụ Caparo Industries plc v Dickman (1990)50, thẩm phán Bridge nhận định, nghĩa vụ cẩn trọng được cho là hiện diện, nếu:
Thiệt hại có thể được nhìn thấy trước một cách thích đáng;
Có mối quan hệ gần gũi giữa hành vi- hậu quả; và
Nhìn một cách công bằng và hợp lý, một người bình thường có nghĩa vụ như vậy
Sau khi xác định được nghĩa vụ cẩn trọng này có hiện diện, nguyên đơn sẽ chứng minh bị đơn đã vi phạm nghĩa vụ này Có nghĩa vụ cẩn trọng, nhưng lại không tuân thủ nó, chính là một hành vi có lỗi
Trong án lệ Langley v Dray (1998)51, Tòa án nhận định, một người bình thường có nghĩa vụ không tạo ra những nguy hiểm bất hợp lý Trong trường hợp
49 Alan D Miller và Ronen Perry (2012), The reasonable person, New York University Law Review,
Volume 87, May 2012, Number 2 Truy cập ngày 5/5/2019 tại: content/uploads/2018/08/NYULawReview-87-2-Miller-Perry.pdf
https://www.nyulawreview.org/wp-50 Án lệ Caparo Industries plc v Dickman (1990): Nguyên đơn (Caparo) đã mua các cổ phiếu của một Công
ty dựa vào báo cáo tài chính của Công ty đó Tuy nhiên, báo cáo đó là không chính xác Tòa án phán quyết,
từ góc nhìn của nguyên đơn, các kế toán làm báo cáo đó đã vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng khi lập thực hiện một hành vi luật định- lập báo cáo tài chính
51 Án lệ Langley v Dray (1998): Langley đang cố gắng lái chiếc xe ăn trộm với tốc độ cao nhằm trốn tránh
sự truy đuổi của cảnh sát- Dray Dray đã đâm vào chiếc xe đó và bị thương Truy cập ngày 1/5/2019 tại: https://swarb.co.uk/langley-v-dray-1998/
Trang 32này, bị đơn buộc phải biết rằng, anh ta đang thực hiện một hành vi trái pháp luật, phải biết rằng anh ta đang bị truy đuổi bởi cảnh sát, và bằng việc chủ động tăng tốc, anh ta cũng thừa nhận khả năng cảnh sát cũng sẽ lái xe nhanh hơn và có thể gây ra tai nạn cho cả hai Bởi vậy, bị đơn Langley có lỗi, do đã thực hiện một hành vi trái pháp luật, đồng thời tạo ra một mối nguy hiểm vô lý cho viên chức cảnh sát, nên có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho viên chức này
Suy đoán nghĩa vụ
Trong những trường hợp nhất định, nghĩa vụ chứng minh về nghĩa vụ cẩn
trọng của nguyên đơn được giảm thiểu nếu nguyên đơn có lý do hợp lý để cho rằng
bị đơn có nghĩa vụ đó Điển hình của việc suy đoán nghĩa vụ này là hai trường hợp: tham vấn ý kiến chuyên gia và trách nhiệm của cơ quan công quyền Trong án lệ
Hedley Byrne & Co Ltd v Heller & Partners Ltd (1964)52, nguyên đơn không cần phải chứng minh bị đơn có một nghĩa vụ cẩn trọng khi đưa ra thông tin, mà nghĩa
vụ đó được suy đoán: thứ nhất, bị đơn là bên có kỹ năng, nghiệp vụ (yếu tố nhận thức); thứ hai, việc dựa vào các thông tin bị đơn đưa ra là hoàn toàn hợp lý, do bị đơn đang thực hiện hoạt động cố vấn, và bị đơn hoàn toàn có đủ khả năng để thực hiện công việc theo yêu cầu của nguyên đơn (yếu tố ý chí)
Những ý niệm về suy đoán nghĩa vụ trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng này cũng là tiền đề để phát triển cho trách nhiệm nghiêm ngặt, nơi việc suy đoán nghĩa vụ được áp dụng một cách rộng rãi hơn
1.3.1.3.3 Trách nhiệm nghiêm ngặt (strict liability)
Xét dưới phương diện pháp luật, việc một người chủ động giữ một nguồn nguy hiểm, và thất bại trong việc kiểm soát nó không gây hại cho người khác cũng
có thể coi là một dạng hành vi xâm phạm vô ý (negligence), và cũng có thể coi trách nhiệm nghiêm ngặt như một dạng tiếp theo của trách nhiệm do lỗi vô ý Tuy nhiên, xét về bản chất, điểm khác nhau căn bản của trách nhiệm nghiêm ngặt và trách nhiệm dựa trên lỗi nằm ở tính chất của hành vi được cho là xâm phạm: hành vi vô ý
52 Án lệ Hedley Byrne & Co Ltd v Heller & Partners Ltd (1964): Công ty Hedley Byrne (nguyên đơn) tham
vấn ý kiến ngân hàng Heller (bị đơn) về khả năng thanh toán của các khách hàng của họ Công ty Heller đưa
ra những thông tin rất lạc quan do những nghiên cứu chưa kỹ càng của họ Ngay sau đó, các khách hàng bị phá sản, công ty Hedley thua lỗ nặng Truy cập ngày 3/5/2019 tại: https://www.lawteacher.net/cases/hedley- byrne-v-heller.php
Trang 33xâm phạm là sai trái (lỗi), nhưng hành vi làm căn cứ phát sinh trách nhiệm nghiêm ngặt là một hành vi nguy hiểm (không có nghĩa bản chất của hành vi là sai trái)
Trái ngược với nghĩa vụ của một nguyên đơn khi đưa ra yêu cầu dựa vào việc vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng, một nguyên đơn dựa vào trách nhiệm pháp lý nghiêm ngặt để đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phải chứng minh nghĩa vụ cẩn trọng (ẩn chứa lỗi, như phân tích trên) của bị đơn, mà chỉ cần.phải chứng minh rằng
Đối với chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ: họ đã có một hành vi bất hợp lý
Án lệ Ryland v Fletcher (1868)53 là một án lệ đã định hình nên quy định về trách nhiệm nghiêm ngặt Trong vụ án này, Thẩm phán phân tích: Xét theo yếu tố lỗi, bản thân bị đơn không mắc lỗi cố ý, do anh ta không hề có chủ đích làm tổn hại các mỏ của nguyên đơn Anh cũng không mắc lỗi vô ý, do anh ta không thể biết về những mỏ không sử dụng, và anh ta cũng không phải chịu trách nhiệm cho nhà thầu- bởi họ không phải là người lao động cho anh ta Tuy nhiên, Tòa án nhấn
mạnh: “bản thân việc cố gắng sử dụng mảnh đất một cách phi tự nhiên, và cố gắng
kiểm soát một nguồn nguy hiểm (dòng nước) đã cấu thành nên sự nguy hiểm Bởi vậy, anh ta vi phạm nghĩa vụ “không tạo ra những nguy hiểm bất hợp lý” và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại”
Từ đây, pháp luật Anh chứng kiến một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mới: không phải dựa trên lỗi cố ý hay lỗi vô ý (tính sai trái của hành vi), mà dựa trên bản chất nguy hiểm của hành vi
Tuy nhiên, việc xác định thế nào mới là hoạt động nguy hiểm về bản chất cũng rất khó xác định Trường hợp sử dụng chất phóng xạ là nguy hiểm trong mọi trường hợp Nhưng việc xác định việc nuôi một động vật đã được thuần hóa, và chỉ
ở trong rừng có phải là hành động nguy hiểm về bản chất không thật không dễ dàng
53 Án lệ Ryland v Fletcher (1868): bị đơn (Fletcher) đã thuê một nhà thầu độc lập xây dựng một hồ chứa trên
mảnh đất của mình Trong quá trình đào bới, nhà thầu có thấy những mỏ không sử dụng, tuy nhiên, họ không
có những biện pháp tích cực nhằm niêm phong những mỏ này lại đúng cách Họ đổ đầy hồ chứa nước Kết quả là, ngay từ lần đầu tiên nước được đưa vào hồ chứa, hồ vỡ tung, tràn nước vào các mỏ của hàng xóm (nguyên đơn- Rylands) Câu hỏi đặt ra là, Fletcher có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không Truy cập ngày 1/5/2019 tại: http://e-lawresources.co.uk/Rylands-v-Fletcher.php
Trang 34 Đối với trách nhiệm sản phẩm: sản phẩm đó nguy hiểm một cách bất hợp
lý và nó đã gây ra thương tích
Trách nhiệm nghiêm ngặt cũng có thể áp dụng trong các vụ việc về sản phẩm Trong trách nhiệm sản phẩm, nhà sản xuất hoặc thương nhân có thể phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại đã gây ra do sản phẩm khuyết tật mà không cần sự chứng minh nghĩa vụ cẩn trọng và việc vi phạm nghĩa vụ cần trọng nào từ phía nguyên đơn Nguyên đơn chỉ cần chỉ ra rằng, họ đã sử dụng sản phẩm theo chuẩn mực thông thường (hoặc theo phương thức được kì vọng), nhưng sản phẩm vẫn gây tổn hại cho họ
Trong Án lệ Donoghue v Stevenson (1928)54, Tòa án giải quyết vấn đề qua nhận định rất hẹp: "không được bán một chai bia gừng để trong chai kính màu mà lại có chứa cả xác ốc sên trong đó", kể cả khi bà Donoghue không chứng minh được nghĩa vụ cụ thể của nhà sản xuất, và lỗi của họ Vụ việc này đã hình thành nên một trong những lý luận cơ bản của trách nhiệm bồi thường nghiêm ngặt đối với sản
phẩm khuyết tật
Những xu hướng gần đây
Thời gian gần đây, có rất nhiều ý kiến chỉ trích hệ thống pháp luật Anh về chế định trách nhiệm dựa trên lỗi Nguyên nhân chính là do khoảng cách tài chính quá lớn ở đây: người bị thiệt hại khó có thể tiếp cận được công lý, do họ không có khả năng chi trả cho những luật sư danh tiếng giúp họ chứng minh lỗi của bị đơn.55
Tiếp cận với vấn đề này, hệ thống Tư pháp vẫn kiên quyết với đường lối của mình: Cơ quan Tư pháp là nơi tìm ra công lý Bởi vậy, thay vì sửa đổi pháp luật của mình theo hướng thân thiện hơn với nguyên đơn, các nhà lập pháp và tư pháp Anh
có xu hướng vận động mạnh mẽ hơn với các thiết chế xã hội về bảo hiểm, quỹ từ thiện,… giúp người bị thiệt hại có thêm khả năng tài chính để có thể tiếp tục theo đuổi công lý
54 Án lệ Donoghue v Stevenson (1928): bà Donoghue được bạn mời một chai bia gừng từ cửa hiệu Wellmeadow Café ở Paisley Về thiết kế chai bia, chai được làm từ thủy tinh tối màu Khi uống được một nửa chai, bà quyết định rót phần còn lại vào cốc Ngay lúc đó, bà phát hiện ra một phần của con sên trôi ra từ chai bia, nổi lềnh phềnh trên cốc bia của bà Vấn đến ở đây là, trong trường hợp bà không chứng minh được lỗi cũng công ty, thì công ty có nghĩa vụ đối với bà Donoghue không? Truy cập ngày 29/4/2019 tại: http://www.e-lawresources.co.uk/Donoghue-v-Stevenson.php
55 Abel, Richard (1989), A Critique of Torts, UCLA Law Review, tlđd
Trang 35Khi Napoleon Bonaparte lên ngôi vào năm 1799, gần như ngay lập tức, ông đã quan tâm đến vấn đề lập pháp, nhất là trong lĩnh vực luật dân sự.56 Bộ
luật Dân sự Pháp 1804 ra đời với niềm tự hào to lớn: “Vòng nguyệt quế từ
những chiến thắng của ta có thể bị lãng quên… nhưng Bộ luật Dân sự của ta,
sẽ chẳng có gì có thể xóa nhòa”
Trong số 2281 điều luật của bộ pháp điển hóa vĩ đại đó, chỉ có năm (05) điều (từ 1382 đến 1386) được dành cho chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Cấu trúc của phần này cũng khá đơn giản với ba nội dung chính: (i) trách nhiệm với hành vi của chính mình; (ii) trách nhiệm nghiêm ngặt với vật và (iii) trách nhiệm nghiêm ngặt với hành vi của người khác Mặc dù các nguyên tắc nền tảng về trách nhiệm dựa trên lỗi vẫn chiếm một vai trò quan trọng, nhưng nếu so với trách nhiệm nghiêm ngặt, thì dường như các điều luật về trách nhiệm nghiêm ngặt được chú trọng phát triển hơn Ví dụ, về các trường hợp liên quan đến tính mạng, sức khỏe, trách nhiệm nghiêm ngặt là nguyên tắc, trách nhiệm dựa trên lỗi chỉ là ngoại lệ.57
Theo đó, một nghĩa vụ có thể phát sinh từ một vi phạm (delict), hoặc một chuẩn vi phạm (quasi-delict) Những nghĩa vụ này là khác biệt so với nghĩa vụ phát
sinh từ cam kết của một người trong mối quan hệ hợp đồng Trong đó, pháp luật Pháp phân chia các hành vi dẫn đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
56 Delaga Irène, The French Civil Code or Code Civil, 21 March, 1804: An Overview, tlđd
57 Cees Van Dam, European Tort Law, sđd, tr 52
Trang 36đồng bao gồm: một hành vi cố ý xâm hại (delict); một chuẩn vi phạm (quasi-delict) gần giống với bất cẩn trong pháp luật Anh quốc (negligence) bao gồm “sự vụng về” (clumsiness) - một hành vi được thực hiện nhưng không với ý chí cố ý, giống như một tai nạn và “không sáng suốt” (imprudence) - hành động không thông minh,
không nhận thức được hậu quả
Mặc dù Pháp mới tiến hành sửa đổi Bộ luật của mình, nhưng nhìn chung, chế định trách nhiệm ngoài hợp đồng không có thay đổi Điểm thay đổi đáng lưu ý nhất
là việc sử dụng thuật ngữ “extra-contractual liability” cho trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thay vì thuật ngữ “delict and quasi-delict liability” như
trước đây Lý giải cho sự khác biệt này, các nhà bình luận cho rằng, thuật ngữ
“delict” mang hơi hướng luật công, và thường ám chỉ các trách nhiệm với nhà nước Bởi vậy, sự thay đổi thuật ngữ này chỉ rõ hơn bản chất tư của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, “extra-contractual liability” chỉ chung các trách nhiệm ngoài hợp đồng, không chỉ là trách nhiệm bồi thường, mà còn là các trách nhiệm hoàn trả do hành vi làm giàu bất hợp pháp.58
1.3.2.2 Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật Pháp
Nghiên cứu kể từ khi có bộ pháp điển hóa, yếu tố lỗi luôn là một thành phần không thể thiếu trong căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của pháp luật Pháp Tuy có bộ pháp điển, nhưng Pháp cũng không đưa ra một định nghĩa về lỗi So với Anh, dường như Pháp dường như có xu hướng tiếp cận hành vi
và thiệt hại hơn là yếu tố lỗi của người xâm phạm
Trong lịch sử, Bộ Dân luật Pháp dành điều 1382 để áp dụng cho những hành
vi dạng hành động, và điều 1383 cho những hành vi dạng không hành động Điều
1384 được thiết kế cho trách nhiệm nghiêm ngặt.59
Bộ luật Dân sự Pháp 2013
58
Cees Van Dam, European Tort Law, sđd, tr 5
59 Tham khảo bản dịch Bộ luật Dân sự Pháp tại: Bộ Luật Dân sự 2013: https://www.legifrance.gouv.fr/Media/Traductions/English-en/code_civil_20130701_EN; Bộ luật Dân sự 2016: https://www.trans-lex.org/601101/_/french-civil-code-2016/
Trang 37Điều 1382 Bất cứ hành vi nào của một người mà gây thiệt hại cho người
khác, thì người đã gây thiệt hại do lỗi của mình (“whose fault”) phải sửa chữa,
khắc phục thiệt hại đó
Điều 1383 Mỗi người phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do mình gây ra,
không những do hành vi mà còn do sự không cẩn trọng (“own negligence”) hoặc không sáng suốt (“own imprudence”) của mình
Mỗi người phải chịu trách nhiệm không những về thiệt hại do mình gây ra
mà cả thiệt hại do những người mà mình phải chịu trách nhiệm hoặc những vật mà mình coi giữ gây ra
Bộ luật Dân sự Pháp 2016
So với Bộ luật Dân sự 2013, Bộ luật Dân sự 2016 vẫn giữ nguyên tinh thần
về yếu tố lỗi:
Điều 1240 Bất cứ hành vi nào của một người mà gây thiệt hại cho người
khác, thì người đã gây thiệt hại do lỗi của mình (“whose fault”) phải sửa chữa,
khắc phục thiệt hại đó
Điều 1241 Mỗi người không những phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do
mình gây ra, mà còn do sự không hành động của anh ta, hoặc do sự thiếu cẩn trọng (“his lack of care”) của anh ta
Điều 1242 Giữ nguyên
Tuy không có định nghĩa chính thức, nhưng các học giả Pháp dường như khá thống nhất với nhau rằng, khả năng nhận thức trong yếu tố lỗi không phải là khả năng nhận thức về tính nguy hiểm của hành vi, mà là khả năng nhận thức nói chung (năng lực pháp luật) Quy chuẩn lỗi được đối chiếu với quy định của pháp luật về những nghĩa vụ không xâm phạm, hoặc không gây ra những hành vi có nguy cơ xâm phạm quyền, lợi ích của người khác, của xã hội
1.3.2.3 Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật Pháp
1.3.2.3.1 Trách nhiệm dựa trên lỗi
Trách nhiệm dựa trên lỗi theo điều 1240 và 1241 có cấu trúc khá đơn giản:
để chứng minh tồn tại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, một người
Trang 38phải chứng minh lỗi (cố ý hoặc vô ý), thiệt hại, và quan hệ nhân quả Trong phần lớn các trường hợp, lỗi xảy ra khi một người không đáp ứng được chuẩn mực nhất định: vì vậy, lỗi này thường là lỗi vô ý Chuẩn mực này cũng không quá khắt khe như trong pháp luật Anh- Mỹ, nơi mỗi một mối quan hệ sẽ đưa đến một chuẩn mực riêng Ở Pháp, về cơ bản, mọi mối quan hệ đều có thể làm nảy sinh nghĩa vụ, nguyên đơn không cần phải xây dựng một khung nghĩa vụ với từng trường hợp như
ở pháp luật Anh.60
Các con đường để chứng minh một người có lỗi chủ yếu là:61
Chứng minh một người vi phạm quy định của pháp luật: bởi suy đoán rằng, mọi điều luật được thiết kế đều để bảo vệ quyền của các chủ thể trong xã hội, nên việc vi phạm pháp luật là đã xâm phạm quyền của người khác, nên có lỗi
Chứng minh một người vi phạm một nghĩa vụ bất thành văn đã tồn tại Đây là điểm đặc trưng của pháp luật Pháp Nếu Anh đối chiếu khả năng nhận thức
của người xâm phạm với nhận thức của một người bình thường,62 thì Pháp đối chiếu
khả năng nhận thức của người xâm phạm với một người cha tốt trong gia đình (le
bon père de famille hoặc bonus pater familias), tức là phải có khả năng nhận thức thật thấu đáo vấn đề
Chứng minh một người đã phạm tội hình sự Khi một người đã phạm tội hình sự, thì kể cả khi người đó được miễn trách nhiệm hình sự, họ vẫn có trách nhiệm dân sự Mặc khác, yếu tố lỗi cũng đã được chứng minh trước phiên tòa hình
sự, nên không cần phải chứng minh lại ở phiên tòa dân sự nữa
Chứng minh một người đã lạm dụng quyền của anh ta Bởi quyền của người này được giới hạn bởi quyền của người khác, nên nếu một người vượt quá quyền của mình, thì tức là đang xâm phạm quyền của người khác Trường hợp này thường áp dụng đối với lỗi cố ý
60
Cees Van Dam, European Tort Law, tr.57
61 Cees Van Dam, European Tort Law, sđd, tr 57
62 Xem thêm tại án lệ Palsgraf v Long Island Railroad (1928) (tr.10 Khóa luận) và Hành vi cố ý xâm phạm
(tr.10 Khóa luận)
Trang 39Nhận thấy điều này, các nhà làm luật Pháp đưa ra một sự thỏa hiệp: chủ thể
có quyền tự do tham gia vào các hoạt động nguy hiểm, nhưng phải chịu trách nhiệm cho tất cả những hậu quả mà nó có thể đem đến.63
Điều 1384 Một người không những phải chịu trách nhiệm về thiệt hại gây ra bởi chính hành động của mình, mà còn bởi vì thiệt hại gây ra do những thứ mà anh
ta chịu trách nhiệm hoặc quản lý
Trong đó, “quản lý” được hiểu là “quyền năng sử dụng, kiểm soát và vận hành một vật” Tòa án cũng phân biệt “quyền quản lý cấu trúc của một vật” so với quyền quản lý “hành vi” của một vật”.64
Bản án Jand’heur v Les Galeries Belfortaises (1930)65 là một bản án quan
trọng trong nền tư pháp Pháp, khi mở rộng trách nhiệm nghiêm ngặt đối với xe cộ
kể cả khi đang không lưu thông trên đường Một xe tải hãng Les Galeries
63 Olivier Moréteau (2013), French Tort Law in the Light of European Harmonization Truy cập ngày
https://www.academia.edu/6789050/French_Tort_Law_in_the_Light_of_European_Harmonization
64 Yves-Louis Sage (1996), French law of delict: The role of fault and the principles governing losses and
remedies Truy cập ngày 1/4/2019 tại: nzacl/publications/cljpjdcp-journals/volume-2,-1996/Sage.pdf
https://www.victoria.ac.nz/law/research/publications/about-65
Tham khảo bản dịch Bản án tại: Michael Wells (1994), French and American Judicial Opinions Truy cập
https://digitalcommons.law.yale.edu/cgi/viewcontent.cgi?referer=https://www.google.com/&httpsredir=1&ar ticle=1633&context=yjil
Trang 40Belfortaises trong khi đang đứng yên bất ngờ bị đổ và làm bị thương em bé Jand’heur Tòa án nhận định, hãng xe đương nhiên họ phải chịu trách nhiệm cho tai nạn xảy ra, do họ có nghĩa vụ quản lý chất lượng (cấu trúc) của xe, và người lái xe
có nghĩa vụ quản lý cách vận hành (hành vi) của xe sao cho đảm bảo an toàn Vì vậy, kể cả khi nguyên đơn không chứng minh được lỗi của bị đơn, bị đơn vẫn phải chịu trách nhiệm, do đây thuộc trường hợp trách nhiệm nghiêm ngặt
1.3.2.4 Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của nhà nước theo pháp luật Pháp
Một đặc trưng của pháp luật Pháp so với pháp luật các quốc gia Thông luật
là, có sự chia tách giữa “tòa án giải quyết tranh chấp công” và “tòa án giải quyết tranh chấp tư” Thực tế, khi nói đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các học giả Pháp dường như quan tâm và dành nhiều công sức hơn để nghiên cứu đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của chủ thể công, qua cuộc chuyển mình quan trọng về nhận thức trong yếu tố lỗi của cơ quan nhà nước trong căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Lịch sử
Khi khởi kiện cơ quan nhà nước, nguyên đơn sẽ đệ đơn đến tòa hành chính-
dưới sự quản lý của Hội đồng Nhà nước (Conseil d’Etat) để giải quyết vấn đề về
tính đúng đắn của quyết định, hành vi hành chính Cũng cần lưu ý rằng, cơ cấu Hội đồng Nhà nước này thuộc nhánh Hành pháp, có chức năng tham vấn cho Chính phủ
và Tư pháp Hành chính
Vấn đề nảy sinh khi các chủ thể nhà nước ngày càng có nhiều hoạt động, và một số hoạt động này đã gây thiệt hại cho các chủ thể khác trong xã hội Bắt đầu từ thời điểm này, các nhà làm luật Pháp mới nhìn nhận vấn đề trách nhiệm nhà nước
và đưa ra khung pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
Thế nhưng, Tòa Hành chính Pháp chỉ có chức năng xét xử hành chính
(“administrative jurisdiction”), còn chức năng về dân sự lại thuộc về tòa dân sự (“civil court”) Vì vậy, các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với chủ thể Nhà
nước dường như rất phức tạp