1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sách chuyên khảo: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khoẻ và tính mạng - Phùng Trung Tập

347 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng Về Tài Sản, Sức Khỏe Và Tính Mạng
Tác giả Ts. Phùng Trung Tập
Người hướng dẫn Nguyễn Khắc Oanh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Thể loại sách chuyên khảo
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 347
Dung lượng 91,73 MB

Nội dung

LOI GIỚI THIEUTrách nhiệm bôi thường thiệt hai ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong Bộ luật Dan su,nhằm điều chỉnh các quan hệ trong những trườnghợp có thiệt hại về tài sản, s

Trang 1

BOI THƯỜNG THIET HAI NGOAI HOP DONG VỀ

TAI SAN, SUC KHOE VA TINH MANG

Trang 2

NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI

4 - Tống Duy Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: (04)38.252916 Fax: (04)39.289143

E-mail: nhaxuatbanhanoi@hn.vnn.vn

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG VỀ

TÀI SAN, SỨC KHỎE VA TÍNH MẠNG

Trang 4

LOI GIỚI THIEU

Trách nhiệm bôi thường thiệt hai ngoài hợp đồng

là một chế định quan trọng trong Bộ luật Dan su,nhằm điều chỉnh các quan hệ trong những trườnghợp có thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh

dự, nhân phẩm, uy tín của người khác mà giữa người

có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại và người bi

thiệt hại không có việc giao kết hợp đông hoặc cóhop đồng nhưng hành vi gây thiệt hai không thuộchành vi thực hiện hop đồng Trách nhiệm bôi thườngthiệt hai ngoài hợp đồng không những do hành vi trái pháp luật gây ra, mà còn là trách nhiệm do súc vật,cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra.Nội dung cuốn sách chuyên khảo này được Tiến

sĩ Luật học Phùng Trung Tập, giảng viên Trường Đạihọc Luật Hà Nội phân tích sâu sắc, có hệ thống vềcác căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường; bồithường thiệt hại trong những trường hợp cụ thể, phânloại trách nhiệm bồi thường và chủ thể phải bôi

thường, những trường hợp không phải bồi thường;

thời hạn hưởng bồi thường thiệt hai do tính mạng, sứckhoẻ bị xâm phạm, nhằm phục vụ cho việc tham

khao, nghiên cứu, học tập và áp dụng những qui định

của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trang 5

TS DHUNG TRUNG TAD

trong công tác hoà giải, bảo vệ quyền, loi ích hoppháp của cá nhân, tổ chức và của các chủ thể kháctrong dịch vụ và trợ giúp pháp lý; trong xét xử và

trong hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của_

đương sự trong tố tụng dân sự Để phục vụ cho việc

áp dụng pháp luật trong việc giải quyết những tranhchấp liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng, tác giả đã có những tình huống nhằm cung cấpcho độc giả cách thức áp dụng pháp luật trong những

vụ việc cụ thể, để độc giả có sự thống nhất cao khi

lựa chọn qui phạm pháp luật để giải quyết những sự

kiện tương ứng.

Nội dung cuốn sách được trình bày dưới hìnhthức kết hợp giữa lý thuyết và thực hành nhằm cungcấp cho độc giả những kiến thức cơ bản và chuẩnxác, có tính khái quát cao trong việc tim hiểu và ápdụng những qui định của pháp luật hiện hành để xácđịnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “BOL THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG VỀ TÀI SẢN, SỨC KHOẺ

VÀ TÍNH MẠNG” cùng đông dao độc giả.

NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI

Trang 6

Phan thứ nhất

KHÁI LUẬN VỀ TRÁCH NHIEM BOI

THƯỜNG THIET HAI VA BOI THƯỜNG

THIET HAI NGOAI HOP DONG

Chuong mot

KHÁI QUAT CHUNG VE TRÁCH NHIỆM

BOI THUONG THIET HAI

Khi nói đến trách nhiệm bồi thường là dé cập đến một tinhthế buộc một người phải thực hiện một hành vi hoặc có trách

nhiệm gánh chịu những bất lợi về tài sản hoặc về nhân thân

của người mang trách nhiệm đó Trong một xã hội nhất định,với bất kỳ một quan hệ xã hội nào thì bên cạnh các quyền xác

định được đều gắn với trách nhiệm của các bên chủ thể tham

gia quan hệ đó Tuy nhiên, theo tính chất của từng loại tráchnhiệm thì trách nhiệm được phân ra theo đối tượng điều chỉnhcủa từng ngành luật khác nhau hoặc tính chất của từng loại

quan hệ tài sản khác nhau để xác định Tương ứng với các đối

tượng điều chính của mỗi một ngành luật thì trách nhiệm pháp

ly cũng được nhà nước qui định trong một phạm vi và có

những đặc điểm khác nhau như trách nhiệm hình sự, trách

nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự.

Trang 7

TS DHÙNG TRUNG TAD

Trách nhiệm dân su ngoài hop đồng là trách nhiệm củangười có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác vềtài sản, sức khỏe, tính mạng, các quyền nhân thân mà trước đógiữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại không có giao kếthợp đồng hoặc giữa họ có giao kết hợp đồng nhưng hành vigây thiệt hại không thuộc hành vi vi phạm hợp đồng Hành vigây thiệt hại ngoài hợp đồng là hành vi trái pháp luật; hành vinày xâm phạm đến nhóm khách thể được pháp luật bảo vệ.Hành vi vi phạm hợp đồng là hành vi không thực hiện, thựchiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ được các bên thỏathuận trong hợp đồng Hanh vi gây thiệt hại ngoài hợp đồngphải là hành vi gây ra một thiệt hại xác định được và hành vigây thiệt hai là hành vi trái pháp luật Hành vi vi phạm hopđồng là hành vi của người có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng

nhưng đã không thực hiện đúng hợp đồng như đã cam kết, gây

thiệt hại cho bên cùng giao kết hợp đồng thì phải bồi thường.Nhưng trong nhiều trường hợp, người vi phạm hợp đồng tuychưa gây thiệt hại về tài sản vẫn phải chịu trách nhiệm tài sản.Trách nhiệm này thường được áp dụng trong hợp đồng đặt cọc

và hợp đồng về khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng (các bêntham gia hợp đồng thỏa thuận về khoản tiền phạt vi phạm hợpđồng) Căn cứ vào đặc điểm pháp lý của hợp đồng đặt cọc vàthỏa thuận về khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng, nhằm bảođảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự và trong trường hợp nghĩa vụ bị vi phạm tuy chưa gây thiệt hai cho bên có quyền nhưng bên vi phạm hợp đồng cũng phải chịu trách nhiệm tàisản đối với bên bị vi phạm

Trang 8

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong nhữngvấn đề pháp lý lớn và phức tạp Những sự kiện pháp lý nàythường phát sinh trong đời sống xã hội và là một vấn đề cầnđược giải quyết kịp thời nhằm bảo vệ những quyền, lợi íchchính đáng của những người bị thiệt hại, đồng thời qui tráchnhiệm pháp lý đối với những người có hành vi trái pháp luật

gây ra những thiệt hại đó Những qui định của pháp luật về bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng có lịch sử hình thành cùng với

sự xuất hiện chế độ tư hữu và nhà nước, do vậy trong mỗi chế

độ xã hội khác nhau thì những biện pháp chế tài cũng được ápdụng rất khác nhau đối với người gây ra thiệt hại Theo án lệ,người bị gây thiệt hại trên cơ sở bản án đã tuyên, nhưng một

số luật gia lại cho rằng nạn nhân được yêu cầu bồi thường thiệt

hại kể từ thời điểm có thiệt hại xảy ra Việc bồi thường có thể

được thực hiện bằng hiện vật và bồi thường tương đương, dùng

giá trị bằng tiền để thay thế Quan điểm của các luật gia là phù

hợp với nguyên tắc của pháp luật dân sự, đều căn cứ vào các

sự kiện pháp lý phat sinh trách nhiệm dân sự Hành vi gây thiệthại trái pháp luật là một sự kiện pháp lý, từ sự kiện gây thiệthại đó đã làm phát sinh một quan hệ pháp luật giữa người bịthiệt hại và người gây thiệt hại Theo đó người gây thiệt hại cótrách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại Tương ứng với

trách nhiệm của người gây thiệt hại là quyền được yêu cầu bồi

thường của người bị thiệt hại Việc tòa án xác định thiệt hại vàtuyên buộc người gây thiệt hại phải bồi thường chỉ thực hiệnsau khi có sự kiện pháp lý phát sinh.

Việc bồi thường như trên đã đề cập là bồi thường bằnghiện vật hoặc bồi thường bằng tiền

Trang 9

T6 DHÙNG TRUNG TAD

- Bồi thường bằng hiện vật: Được thực hiện theo nguyên

tac bồi thường toàn bộ thiệt hại, khôi phục lại tính nguyên

trạng của tài sản bằng sự tái lập nguyên trạng của tài sản nào

đó (lấn địa giới của người khác thì phải phá bỏ bức tường ngăncách đó; mái hiên lấn sang đất của người khác thì phải phá bỏmái hiên đó; sửa chữa trực tiếp vật bị làm hư hỏng )

- Bồi thường bằng tiên (bồi thường tương đương): Người

gây thiệt hại phải trả cho bên bị thiệt hại một khoản tiền tương

ứng (hiểu theo nghĩa ngang giá của đặc điểm trong quan hệ tài

sản do luật dân sự điều chỉnh) với thiệt hại do mình gây ra

Hiểu như thế nào về mức bồi thường tương ứng và căn cứ xác

định mức bồi thường tương ứng, cần phải có sự kết hợp các yếu

tố liên quan đến thiệt hại được coi là cần và đủ để xác định.Các yếu tố phổ biến trong việc xác định mức bồi thường tương

ứng là tính không gian và thời gian của thiệt hại (vấn đề này

sẽ được làm rõ trong phần xác định những thiệt hại cụ thể).Nhìn chung, dù bồi thường thiệt hại được thực hiện bằng hiệnvật hay bằng tiền, cũng đều dựa trên những nguyên tắc bảnchất của trách nhiệm dân sự là tái lập lại những tài sản đã bị

gây thiệt hại để chúng trở lại trạng thái ban đầu (kể cả giá trị).Nhưng trên thực tế (xét về bản chất) thì khó có thể tái lập tài

sản theo tình trạng ban đầu nếu là vật đặc định và một sốquyền nhân thân khác bị xâm phạm |

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trước hết là một loạitrách nhiệm pháp lý Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng theo chiều đài lịch sử của nhân loại được qui định,

áp dụng từ rất sớm Vào thời La Mã (thế ky thứ VII TCN đếnthế ky thứ VII SCN), pháp luật đã qui định “chế độ phục cừu”10

Trang 10

BOI THƯỜNG THIET HAI NGOÀI HỢP ĐỒNG

là nguyên tắc trả thù ngang bằng như máu trả máu, mắt trảmắt, răng trả răng, tính mạng trả tính mạng Ngoài chế độphục cừu, việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn tuântheo những nguyên tắc pháp luật ấn định trước như “chế độphục kim" (bồi thường bằng tiền) Nếu xét theo ban chất của

trách nhiệm, thì trách nhiệm dân sự còn được xác định cụ thể

như "trách nhiệm dân sự không thuần túy" (trừng trị thể xác và

tinh thần của người gây thiệt hại) và “rách nhiệm dân sựthuần túy" (trách nhiệm của người gây thiệt hại chỉ phải bồi

thường bằng tiền mà không bị trừng trị về thể xác) Vào thời

La Mã, hành vi gây thiệt hai trái pháp luật của người gây thiệthai được phân biệt nếu vi phạm lợi ích của xã hội (ius pub-

licum) thì người gây thiệt hại sẽ bị trừng phạt theo những qui

định của luật công (công pháp), không cần yêu cầu của cá

nhân nào (mức bồi thường không thể thỏa thuận) Các hành vi

vi phạm này được gọi là các hành vi phạm tội (crimen) Loại hành vi gây thiệt hai thứ hai là hành vi vi phạm tư pháp (delic-

ta và mức bồi thường có thể thỏa thuận được) Người có hành

vị vi phạm tư pháp phải bồi thường những thiệt hại do mìnhgây ra khi người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường (proena pri-vata) Biện pháp chế tài đối với người có hành vi vị phạm tưpháp làm phát sinh mối quan hệ nghĩa vụ tài sản giữa người

gây thiệt hại và người bị thiệt hại và được gọi là quan hệ quyềntương đối (actio in personam) Vào thời cổ dai, theo qui địnhtại Luật XI bảng (của nhà nước La Mã cổ đại được ban hành

vào nam 450 TCN), người vi phạm tư pháp bị trừng phạt rất hakhác như bị giết chết tại nơi gây hại và các biện pháp trừngphat mang tính chất báo thù khác (talio), nhưng sau này hình

11

Trang 11

TS DHUNG TRUNG TAD

thức trừng phạt thé xác người vi phạm được thay thế bằng biệnpháp phạt tiền (poena) Đến thời kỳ hậu cổ đại, tại La Mã

trong khoa học pháp lý người ta đã phân biệt giữa hành vị vi

phạm tư pháp với hành vi vi phạm luật công là vi phạm dân sự

và tội phạm hình sự Có nghĩa là đã có sự phân biệt giữa Delicta privata với Crimina publica Tuy nhiên, vào thời La

Mã trong pháp luật không có định nghĩa về bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng, nhưng theo luật gia Gais thì các hành vi

vi phạm tư pháp (delicta) được phân làm bốn loại tội: Trộmcắp, cướp giật, hành vi trái luật và hủy hoại tài sản của cá nhân.Hành vi trộm cắp vào thời La Mã được hiểu rất rộng mà không

cụ thể như việc chúng ta hiểu nó vào thời hiện đại, có nghĩa là

mọi hành vi xâm phạm đến tài sản của người khác đều bị coi

là hành vi của kẻ ăn cắp (Furtum usus), hoặc vi phạm quyềnlợi của người khác (Furtum possesionis) Furtum còn đượchiểu trong trường hợp sự được lợi về tài sản không có căn cứhoặc hành vi hủy hoại giấy chứng quyền của một người, việcchiếm đoạt tài sản của người khác hoặc hành vi lừa đảo khácnhằm sử dụng trái phép tài sản của người đó Vào thời La Mã,điều kiện để trừng phạt kể ăn cắp là hành vi xâm phạm của kẻ

đó và kẻ xâm phạm có ý đồ xấu nhằm thu lợi cho bản thân(dolus) Kẻ trộm bị trừng phạt nặng hay nhẹ về tài sản còn tùythuộc vào kẻ đó bị bat quả tang (Furtum manifertum) haykhông bị bat quả tang (furtum nec manifertum) Trường hoptrộm cắp bị bat qua tang thì kẻ trộm bi phat gấp 4 lần giá trịtài sản bị trộm Nếu kẻ trộm không bị bắt quả tang thì chỉ bịphạt gấp 2 lần giá trị tài sản bị trộm.

Ngoài các chế tài trên, kẻ trộm còn có trách nhiệm bồi 12

Trang 12

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

thường thiệt hại, phải trả lại vật cho người bị mất trộm Luật

La Mã phân biệt hành vi tr6m tài sản với cướp giật tài sản.Theo đó các biện pháp chế tài được áp dụng đối với người viphạm tư pháp cũng khác nhau Luật XII bảng chưa có qui định

về tội cướp giật, nhưng vào thời Dé chế (trước 500 năm

TCN)€) qui định hình thức phạt tiền gấp 4 lần giá trị của vật

đối với kẻ cướp giật vật đó trong thời hạn 01 năm kể từ ngày

vật bi cướp giật Sau thời hạn đó, người bị cướp giật tài sản chỉ

có quyền đòi bồi thường vật ngang với giá tri tài sản của vậthoặc gấp 2 lần giá trị của vật bị cướp giật

Vào thời La Mã cổ đại, việc gây thiệt hại về tài sản của cánhân cũng được pháp luật qui định trách nhiệm của người cóhành vi trái pháp luật gây thiệt hại Pháp luật La Mã qui định,thiệt hại phải bat nguồn từ hành vi trực tiếp của người gây rathiệt hại đó (luật phân biệt trường hợp nô lệ bị người khácchém, đó là hành động trực tiếp Ngược lại, nếu nô lệ bị sa vàobay của người khác thì đó lại là hành động gây thiệt hại giántiếp Về lĩnh vực này, pháp luật La Mã đã tạo ra một ý tưởng

về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại xảy ra) Mộtđiều rất đặc biệt, luật La Mã còn qui định thiệt hại đó phải do

chính hành vi trái pháp luật gây ra Như vậy, người gây thiệt

hai không phải bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại

có lỗi cố ý hoặc gây thiệt hại trong trường hợp tự vệ cần thiết.Thiệt hại phải xác định được trong trường hợp vật bị hư honghoặc vật bị tiêu hủy Và chỉ có chủ sở hữu của vật mới có

(1) Giáo trình Luật La Mã Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001, tr 7.

13

Trang 13

TS DHUNG TRUNG TAD

quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại Tuy nhiên, theo lệnh củacác quan chấp chính thì phạm vi chủ thể có quyền yêu cầu bồi

thường thiệt hại về tài sản còn bao gồm những người sở hữu

được bảo vệ, hoặc những người có quyền hạn chế đối với vật.Ngoài những qui định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tàisản, pháp luật thời La Mã còn qui định trách nhiệm của người

có hành vi gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác

(xâm phạm thân thể) Theo nguyên tắc thì người nào gây thiệt

hại về thân thể của người khác thì phải bồi thường Nhưng luật

La Mã còn qui định nếu nô lệ hoặc người chưa trưởng thành(các con dưới quyền, người phụ thuộc) xâm phạm đến thân thểcủa người khác thì chủ nô phải chịu trách nhiệm Luật XIIbang qui định tại Điều 8, 2 như sau: “Ki một người gáy thiệthại lâu dài trên thân thể người khác, sẽ phải chịu phạt trả thù,trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (phạt tiền)" "Aidùng tay hoặc dùng gây làm gây xương người khác, sẽ phảichịu phạt 300 acre, nếu làm gây xương nô lệ thì phạt 150acre” (Bảng 8, 3) Tại bảng 8, 4 Luật XII bảng có qui định

những hành vi xâm phạm khác về thân thể không gây thương

tích dễ nhận thấy, thì người gây hại bị phạt 25 acre Trách.nhiệm của người vi phạm thân thể của người khác khôngnhững về sức khỏe, tính mạng mà còn về tỉnh thần như hành

vi lãng nhục người khác, hành vi xúc phạm phụ nữ nơi công cộng (trong trường hợp người bị thiệt hại là nô lệ, chủ nô chỉ

có quyền kiện nếu người gây hại cố ý gây hại cho nô lệ nhằm

mục đích xúc phạm chủ nô) Pháp luật La Mã qui định trách

nhiệm của người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, danh dự của người khác thì ngoài việc người đó 14

Trang 14

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

phải bồi thường theo trách nhiệm dân sự, người gây thiệt hạicòn bị áp dụng các chế tài hình sự

Cũng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,vào thế ky thứ V và VI sau công nguyên, có một bộ luật rấtđiển hình là Bộ luật Xalíc (Lox Salica) của quốc gia Frăngđược ban hành vào đầu thế ky thứ VỊ Bộ luật Xalíc có những

qui định bảo vệ những gia súc lớn, người gây thiệt hại phải bồi

thường đối với những thiệt hại cụ thể về tài sản như: Người ăn

trộm chó săn bi phạt 15 xôlit, ăn trộm bê sữa bị phạt 3 xôlit,

ăn trộm ngựa kéo bi phạt 45 x6lit, ăn trộm ngựa con bị phạt 30xôlit, ăn trộm lợn con trong chuồng phải nộp phạt gấp 3 lần(45 xôlit), đốt chuồng trong đó có lợn con thì bị phạt tới 63xOlit, giãm nát đồng cỏ bị phat 15 xôlit Bộ luật Xalíc còn qui

định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng,

danh dự của người khác khi bị xâm phạm Theo những qui

định trong Bộ luật Xalíc, chúng tôi nhận thấy những chỉ số về

chế độ xã hội của vương quốc Frăng trong giai đoạn khoảng 2thế ky từ V - VI, vẫn còn tồn tại những tàn dư của chế độ thi

tộc Trong trường hợp giết một người Frăng tự do, họ hàng của anh ta chia nhau chịu một nửa vecghen (tiền phạt về tội giết

người)(2) Những người đồng tộc phải cùng thé khi cần thé để

thanh trừ một người nào đó ra khỏi thị tộc của mình Người

Frang phải thanh toán tiền phạt cho những người đồng tộc và

nếu như người gây thiệt hại về tính mạng của người Frăng tự

(1) Tiền vàng La Mã cổ, được người Frăng sử dụng.

(2) Lịch sit kinh tế các nước (ngoài Liên Xô) Nxb Khoa học xã hội, 1978, tr.

42-52.

15

Trang 15

TS PHUNG TRUNG TAD

do không thé tra vecghen được thì 12 người đồng tộc có nghĩa

vụ xác nhận tình trạng nghèo nàn của người đó, sau đó triệutập cha, mẹ của người gây thiệt hại lại để họ biết Sau khi làmmột thủ tục (vào thời bấy giờ bị coi là nhục nhã) là ném một

nắm đất qua vai mình và nhảy qua hàng rào (đi chân không,

mặc một áo, cầm một cái gậy trong tay), người gây ra thiệt hại

phải xin những người đồng tộc được triệu tập nộp thay ít nhất

là một nửa vecghen Bộ luật Xalíc xem mọi người dân Frăngđều là người tự do và giết bất cứ người nào cũng bị phạt 200xôlit Đây là một hình phạt rất lớn về tài sản, vì rằng vào thờibấy giờ, một con bò cái chỉ có giá 2 xôlit, một con bò đực 3

xôlit Vào thời đó, tiền hết sức hiếm và trong Bộ luật Xalíc,

tiền chỉ được hình dung như một đơn vị tính toán mức phạt màtrong thực tế được thanh toán bằng hiện vật mà trước hết làbằng gia súc Bộ luật Xalíc còn bảo vệ các quyền nhân thâncủa người Frăng tự do Luật qui định rằng, cướp một cô gái tự

do, mỗi một người trong những kẻ đồng phạm bị phạt 30 xôlit.Nếu như số người tham gia việc cướp cô gái tự do lớn hơn 3

thì mỗi người phạm pháp chịu phạt 5 xôlit Bộ luật Xalíc còn

qui định về khoản phạt đối với các hành vi cụ thể liên quan đếnviệc gây thiệt hại về danh dự của cá nhân cụ thể như: Hãm hiếp

cô dâu trong thời điểm rước dau bị phạt 200 xôlit, cướp vợ củamột người tự do cũng bị phạt tương tự, giết một phụ nữ tự dođang trong thời kỳ mang thai bị phạt 600 thậm chí tới 700 xOlit Một người cầm ngón tay của cô gái tự do ngoài ý muốncủa người đó sẽ bị phạt 15 xôlit; nếu nắm cổ bàn tay sẽ bị phạtđến 30 xdlit; nếu nắm tay cô gái tự do tới trên khuyu tay sé biphạt tới 35 xôlit; nếu cát đuôi sam (đoan cuối mái tóc) của một 16

Trang 16

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

cô gái tự do sẽ bị phạt 45 xôlit Bộ luật Xalíc phân biệt ngườiFrang tự do với nô lệ về dia vị pháp lý Luật tập quán của ngườiFrăng xem nô lệ cũng tương tự như người La Mã đều là tài sản(Resmancipi) Theo đó, tội ăn trộm một nô lệ thì kẻ trộm biphạt tương tự như ăn trộm một con bò hay ngựa là 30 xdlit.Cướp nữ nô lệ hay cướp một người là tôi tớ của gia chủ thì

ngoài khoản tiền mà người cướp đó phải trả cho gia chủ là 30

xôlít, người cướp còn phải đền cho gia chủ một nữ nô lệ nữa

Một điều dễ nhận thấy, bản chất giai tầng đã thể hiện rõ theo

những qui định trong Bộ luật Xalíc ở chỗ, cùng một hành vigây thiệt hại như nhau thì nô lệ bị phạt nặng hơn một cá nhân

Frăng tự do Một người ăn trộm số tiền 2 đêna(l) ở ngoài nhà,

người Frang tự do phải phạt 15 xôlhit, còn nô lệ bị đánh 120 roi

(Bộ luật Xalíc qui định độ to của roi dùng để đánh nô lệ không

được nhỏ hơn ngón tay út của người trưởng thành bìnhthường) Nếu giá trị vật ăn trộm lên đến 40 đêna thì tên ăn

trộm, nếu là dân tự do phải phạt 35 xôlit, còn nô lệ có thể bị

hoạn và chủ của nô lệ đó phải bồi thường cho người bị mất

trộm Khi mà tiền phạt đối với dân tự do lên đến 45 xôlit thì

Trang 17

TS PHUNG TRUNG TAD

xác hoặc tính mang của người gây thiệt hại Tuy nhiên, giữahình thức phạt về tài sản và tính mạng thì các bên gây thiệt hại

và bên bị thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng có thể thỏathuận dùng tiền để thay thế tính mạng

Ở Việt Nam trong các thời kỳ trước đây, trách nhiệm dân

sự do hành vi gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng cũngđược pháp luật qui định từ rất sớm, một trong những qui định

về vấn dé này rõ nhất trong Quốc triéu hình luậf)) Căn cứvào những qui định trong Quốc triều hình luật thì những điềukiện phát sinh trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng được xácđịnhG): Những tổn thất về vat chất, những tổn thất về tinh thần,

người gây thiệt hại có lỗi Những tốn thất về vật chất được qui

định tại Điều 435 về những trường hợp một người lợi dụnghoàn cảnh có trộm, cướp, hỏa hoạn, lụt lội mà lấy trộm tàisản, hay chiếm đoạt tiền của người khác giữa thanh thiên bạchnhật, đánh người mất của thì phải chịu tội như tội ăn trộmthường nhưng được giảm một bậc Nhưng cũng trong hoàncảnh tương tự mà trấn lột quần áo, đồ vật khác của trẻ con,người điên, người say rượu thì ngoài trách nhiệm phải bồithường gấp đôi, người có hành vi trên còn phải tội đồ Trách

(1) Theo Vũ Văn Mẫu, Cổ var Việt Nam va ar pháp sử, Quyền 1, tap I, Sài Gòn, 1973, tr 191-192; Cổ vật Việt Nam lược khảo, Quyền 1, Sài Gòn, 1969, thì Quốc triéu hình luật được ban hành dưới triều vua Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức vì vậy đời sau thường gọi là Bộ luật Hồng Đức.

(2) Xem Kiéu Thị Thanh, Trách nhiệm dán sự trong Quốc triéu hình luột, tr.

363-382, Quốc triéu hình luật lịch sit hình thành nội dung và giá trị, Nxb.

Khoa học xã hội, Hà Nội 2004.

18

Trang 18

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

nhiệm dân sự của người gây thiệt hại về tài sản do lỗi cố ý phảichịu trách nhiệm bồi thường về tài sản, ngoài ra người có hành

vi đó còn bị trừng phạt về thể xác Điều 579 qui định trongtrường hợp người nhận giữ súc vật hoặc của cải khác mà đemdùng hay tiêu đi thì phải bồi thường số tài sản đã tổn thất và

người gây thiệt hại còn phải phạt 80 trượng

Mức độ lỗi cũng được qui định theo hành vi gây thiệt hạingoài hợp đồng, lỗi bị xem như nặng hơn trong trường hợp bắtđược kẻ trộm, cướp nhưng không ghi lại những tang vật bị

trộm cướp để cho xã quan kiểm điểm mà lại tự lấy đi, thì bị xử

biếm ba tư, phải bồi thường gấp hai lần giá trị của vật, nhưng

đã để cho xã quan kiểm điểm nhận lấy rồi, mà lại lấy đi thì bị

xử nặng hơn một bậc Trách nhiệm đối với gia súc của chủ sởhữu cũng được Bộ luật xác định trong trường hợp cố ý thả trâu,ngựa phá hoại hoa màu của người khác bị xử biếm một tư vàphải bồi thường gấp hai lần giá trị hoa màu bị phá hoại, nhưngnếu vô ý thì chủ sở hữu của gia súc bi phat 80 trượng và cótrách nhiệm bồi thường những thiệt hại do gia súc của mìnhgây ra Quốc triều hình luật còn qui định trách nhiệm dân sựcủa cha, mẹ phải bồi thường những thiệt hại do các con cònnhỏ gây ra cho người khác và trách nhiệm của ông chủ, bà chủ

về tài sản trong trường hợp đầy tớ của mình gây ra Trách

nhiệm bồi thường những thiệt hại do đồ vật gây ra cũng được

Bộ luật qui định Điều 658 qui định: “Khi có việc xây dung hay

phá hủy gì, mà phòng bị không cẩn thận, để đến nỗi xảy ra

chết người, thì xứ biếm mot tu, và chịu tiền mai táng 5 quan(tiền), còn thợ thuyền và người chủ ty thé hình quan sẽ xem xétlôi vì ai xdy ra mà định tội” Ngoài những qui định về trách

18

Trang 19

TS DHUNG TRUNG TAD

nhiệm phải bồi thường toàn bộ thiệt hại hoặc bồi thường gấp 2

lần giá tri tài sản bi gây hại, Bộ luật cũng qui định người gâythiệt hại được miễn, giảm mức bồi thường thiệt hại trongtrường hợp hành vi gây thiệt hại là do lầm lỡ Dấu hiệu của sulầm lỡ được qui định tại Điều 499 của Bộ luật là trong trườnghợp hậu quả của sự lầm lỡ đó làm bị thương hay chết người,đều xét theo tình trạng sự việc mà giảm tội Sự lầm lỡ đó xảy

ra ngoài khả năng của con người, con người không kịp nhậnbiết, sức người không chống nổi mà gây thiệt hại cho ngườikhác Qui định trên đã loại trừ hành vi gây thiệt hai có tinh

toán, có chủ đích và là lỗi cố ý, người gây thiệt hại phải bồi

thường Ngoài qui định những điều kiện giảm mức bồi thườngthiệt hại, Bộ luật còn qui định điều kiện miễn trách nhiệm dân

sự (Điều 582) trong 2 trường hợp: Một là, thiệt hại xảy ra trongtrường hợp rủi ro; hai là, thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ýcủa bên bị thiệt hại Phương thức bồi thường thiệt hại bằnghiện vật, trả lại tình trạng ban đầu của vật và bồi thường bằngtiền tương đương hoặc lớn hơn thiệt hại thực tế của vật cũngđược qui định trong Quốc triéu hình luật.

Điểm lại một số qui định của pháp luật thuộc các chế độtrước đây của một số nước và của Việt Nam về bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng để qua đó thấy được những nét cơ bản củanội dung pháp luật qui định về trách nhiệm dân sự ngoài hợpđồng thuộc các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau Đồng thờiqua đó mà có được những đánh giá đúng mức và khách quan ,

để làm bài học kinh nghiệm cho mỗi cá nhân hành nghề luật

sư, thẩm phán, chấp hành viên Thực hiện có hiệu quả chứcphận của mình trong chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong

thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

20

Trang 20

BOI THƯỜNG THIET HAI NGOÀI HỢP DONG

Giai đoạn trước khi Bộ luật Dân su năm 1995 được banhành, ở Việt Nam dưới chế độ mới cũng có một số văn bảnhướng dẫn biện pháp giải quyết những tranh chấp về bồi

thường thiệt hại do hành vị trái pháp luật gây ra, và trách

nhiệm của chủ sở hữu tài sản bồi thường thiệt hại do tài sảngây ra Một trong những văn bản đó là Thông tư số 173-UBTP

ngày 23 tháng 03 năm 1972 của Toà án nhân dân Tối cao

hướng dẫn xét xử bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (sau đây

được viết tắt là Thông tư số 173-UBTP) Đây là một thông tư

có nội dung tương đối đầy đủ, hướng dẫn đường lối giải quyết

về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Nội dung Thông tư số 173-UBTP đã phân biệt rách nhiệm dan sự với trách nhiệmvat chất cua công nhân, viên chức đối với tài sản cua Nhànước Việc bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm vật chất đượcqui định tại Điều 5 Nghị định số 49-CP ngày 9 tháng 4 năm

1968 của Hội đồng Chính phủ (sau đây được viết là Nghị định

số 49-CP): “Công nhân, viên chức thiếu tinh than trách nhiệm

hoặc vi phạm kỷ luật lao động trong khi làm nhiệm vụ sản

xuất, công tác mà gây thiệt hại cho tài sản cua Nhà nước thìphải bồi thường thiệt hại cho công qui” Trách nhiệm vật chấttheo qui định tại Nghị Định số 49-CP, trong trường hợp côngnhân, viên chức thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm kỷ luậtlao động trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao, hay phụtrách mà gây ra thiệt hại về tài sản của Nhà nước thì cơ quan

có trách nhiệm quản lý tài sản bị thiệt hại xử lý theo căn cứ,mức bồi thường và thủ tục bồi thường theo quyết định của thủtrưởng và ý kiến của hội đồng ky luật của cơ quan có công

21

Trang 21

TS DHÙNG TRUNG TAD

nhân, viên chức gay thiệt hai Trách nhiệm vật chất không áp dụng như trách nhiệm dân sự Vì người gây thiệt hại phải bồithường theo mức do thủ trưởng cơ quan quyết định; khoản bồithường này thường thấp hơn thiệt hại thực tế đã xảy ra Trách

nhiệm vật chất chỉ được áp dụng đối với công nhân, viên chức

thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc vi phạm ky luật lao độngtrong khi thực hiện nhiệm vụ sản xuất, công tác được cơ quan

giao mà gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước

Tại Điều 13 và 14 Nghị định số 49-CP, qui định về cáchthức bồi thường và điều kiện miễn giảm mức bồi thường củangười gây thiệt hại (Điều 13: “Cách thực hiện bồi thường làtrừ dần vào lương hàng tháng, trừ trường hợp người phạm lỗi

tự nguyện trả hết một lần ” Số tiền trừ hang tháng “không dưới10% và không quá 30% số lương và phụ cấp lương hàng thángcủa người phạm lỗi ” Trong trường hợp “người phạm lỗi đãtrả được từ 50% số tiên bồi thường trở lên và tích cực làm việc,

có thành tích trong công tác và sản xudt , thì tuy chưa tra

(1) Hiện nay, về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức được qui

định tại Nghị định số 118/2006/NĐ-CP của Chính phủ, qui định về nguyên tắc:

“Cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật đểxảy ra thiệt hại về tài sản của cơ quan,

tổ chức, đơn vị, ngoài việc xử lý kỷ luật theo qui định của pháp luật, còn phải

bị xử lý trách nhiệm vật chất theo qui định tại Nghị định này” “Cán bộ, công

chức gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quyết định của

người đứng đâu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền Nếu cán

bộ, công chức không đủ kha năng bồi thường mot lần thì sẽ trừ 20% tiền hương

hàng tháng cho đến khi bôi thường đủ theo quyết định của người có thẩm

quyền ”.

22

Trang 22

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

được 50% số tiên bồi thường, cũng có thể được giảm, miễn số

tiền còn lại "(Điều 14) Tại các Điều 7, 8 và 9 Nghị định số

49-CP, thì chế độ trách nhiệm vật chất được thi hành trên nguyêntac: người có lỗi gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi

thường Và “Nếu thiệt hại do lôi của nhiều người gây nên thì

tất cả những người có lỗi, kể cả cán bộ phụ trách cơ quan, xí

nghiệp, déu có trách nhiệm bồi thường, tuỳ theo mức độ lôi

của từng người ”Œ) Như vậy, trách nhiệm vật chất chỉ được áp

dụng đối với công nhân, viên chức nhà nước trong khi thựchiện nhiệm vụ mà vô ý gây thiệt hại về tài sản của nhà nước,thì phải bồi thường, mức bồi thường do thủ trưởng cơ quanquyết định

Tuy nhiên, cần phân biệt với trường hợp những vụ gây thiệthại không phải trong trường hợp thi hành nhiệm vụ hay khôngthuộc trường hợp được quyền sử dụng tài sản thì không áp dụngtheo qui định trong Nghị định số 49-CP Trong trường hợp này,người gây thiệt hại phải bồi thường theo trách nhiệm dân sự làgây thiệt hại bao nhiêu phải bồi thường bấy nhiêu Toà án nhân

dân có thẩm quyền quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người gây thiệt hại, mà không thuộc thẩm quyền của thủ

trường cơ quan như trong trách nhiệm vật chất.(2)

(1) Thông tư số 128-TT/LB ngày 24-7-1968 của Liên Bộ Tài chinh-Lao

động-Tổng Công đoàn hướng dẫn việc thi hành chế độ trách nhiệm vật chất của công

nhân viên chức đối với tai sản của Nhà nước.

(2) Thông tư số 128-TT/LB, đã dẫn.

23

Trang 23

TS DHÙNG TDUNG TAP

Về trách nhiệm gây thiệt hại ngoài hợp đồng, được xácđịnh theo nội dung Thông tư số 173-UBTP, phải thoả mãn bốnđiều kiện:

- Điều kiện thứ nhất: Phải có thiệt hại Thiệt hại được hiểu

là thiệt hại về tài sản, những chi phí, những thu nhập bị giảmsút của người bị gây thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng Nhữngthiệt hại phải thực tế, xác định được Thiệt hại về hoa màu sắpđược thu hoạch, súc vật sắp đến ngày sinh con mà bị làm chết

thì cần xem xét một cách khách quan và thích đáng, để có cơ

sở buộc người gây thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại về

tài sản do mình gây ra

- Điều kiện thứ hai: Phải có hành vi trái pháp luật Hành

vi trái pháp luật có thể phạm pháp về hình sự hay vi phạm phápluật đân sự, vi phạm đường lối, chính sách của Đảng và Nhànước hoặc vi phạm qui tắc sinh hoạt xã hội Theo nội dung củaThông tư số 173-UBTP, thi trong trường hợp một người vì thừahành một nhiệm vụ trong trường hợp cần thiết do pháp luật quiđịnh mà gây thiệt hại, thì không coi là trái pháp luật Nhưngmột người thực hiện một hành vi vượt quá giới hạn luật pháp qui định, thì lại coi là trái pháp luật.

- Điều kiện thứ ba: Phải có quan hệ nhân quả giữa thiệthai và hành vi trái pháp luật Thiét hại xây ra phải đúng làkết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật Hành vi trái phápluật là nguyên nhân của thiệt hại Theo nội dung của Thông tư

số 173-UBTP, có sự phân biệt giữa hành vi là nguyên nhân trực tiếp với hành vi là nguyên nhân gián tiếp của thiệt hại “Có trường hợp tuy hành vi trái pháp luật không phải là nguyên 24

Trang 24

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

nhân trực tiếp của thiệt hại xảy ra, nhưng lại có ý nghĩa quyếtđịnh đối với thiệt hai và được coi là có quan hệ nhân quả vớithiệt hại ” Như vậy, Thông tư số 173-UBTP đã hướng dẫn giảiquyết sự kiện pháp lý rất tinh tế Vì trong đời sống thực tế, cótrường hợp một người gây hại trực tiếp cho người khác lại xuấtphát từ một nguyên nhân gián tiếp, mà người có hành vi lànguyên nhân gián tiếp lại là hành vị trái pháp luật Cho nêntrong trường hợp này, người có hành vi trái pháp luật được xácđịnh là nguyên nhân gián tiếp của thiệt hại vẫn phải chịu tráchnhiệm dân sự là bồi thường thiệt hại Trường hợp này thườnggap trong tai nạn giao thông, do có hành vi vi phạm an toàngiao thông.

Một ví dụ sau đây minh chứng trường hợp trên: Trên một

cung đường giao thông, có một ngã tư Anh A đang điều khiển

xe môtô phía trước, anh B cũng đang điều khiển xe môtô phía

sau anh A Đến gần ngã tư, anh B đột ngột tăng tốc độ của xe

và vượt lên phía trước anh A đồng thời đột ngột rẽ phải mà không

hề có tín hiệu xin đường Do bị bất ngờ, anh A đã đạp phanh đột

ngột xe mình đang điều khiến và xe bị đổ, gây thiệt hại cho anh C

cũng đang điều khiển xe môtô cùng chiều Thiệt hại của anh C

về tài sản xác định được là 3.000.000 đồng, điều trị vết thương

do gay tay chi phí 10.000.000 đồng Tổng thiệt hai cho anh C là

13.000.000 đồng

Trong su kiện trên, nhận thấy người gây thiệt hại trực tiếp

cho anh C là anh A Nguyên nhân trực tiếp là do xe môtô của

anh A bị đổ mà gây thiệt hai cho anh C Nhưng hành vi của anh

B là hành vi trái pháp luật đã lấn đường để rẽ phải đột ngột Vì

29.

Trang 25

TS PHUNG TRUNG TAD

vậy anh A phải cố tránh đâm phải xe cua B cho nên thiệt hại

đã xảy ra cho anh C Hành vi của anh B là hành vi trái pháp

luật vi phạm luật an toàn giao thông, có mối liên hệ mật thiết

với thiệt hại, cho nên anh B phải bồi thường thiệt hại cho anh

C Hành vi cua anh B là nguyên nhân gián tiếp, nhưng nó cótính chất quyết định đến thiệt hại cho anh C.

— Trường hợp như trên đây thường gặp trên đường giao

thông ở Việt Nam Người điều khiển phương tiện không tuân

thủ luật giao thông đã phóng nhanh, vượt ấu, lấn phần đường

giao thông của người khác, khiến người né tránh mà gây thiệt

hại cho người thứ ba Người vi phạm không xác định được là

ai vì họ đã “cao chạy xa bay”, còn người do phải né tránh đã đâm, va vào người khác thì phải gánh chịu hậu qua!

- Điều kiện thứ tu: Phải có lỗi của người gáy thiệt hai.

Theo hướng dẫn trong Thông tư số 173-UBTP thì: “Người gáythiệt hại phải nhận thức hoặc có thể nhận thức được rằng hành

vi cua minh là trái pháp luật và có thể gây ra thiệt hại chongười khác: cố ý hay vô ý đêu là có lôi”

Nội dung của Thông tư số 173- UBTP, còn đề cập đến một

số trường hợp bồi thường cụ thể: Trách nhiệm bồi thường của

một người và của nhiều người gồm có trách nhiệm liên đới;trách nhiệm của người không trực tiếp gây thiệt hại; tráchnhiệm hôn hợp Hơn nữa, nội dung của Thông tư còn đề cậpđến trách nhiệm về bồi thường thiệt hại do người vị thành niên hoặc người mới trưởng thành gây ra; có sự phân biệt trách -nhiệm của pháp nhân và của cá nhân; ấn định mức bồi thường 28

Trang 26

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

thiệt hại theo nguyên tac: “Gây thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi

thường bấy nhiêu ” (bồi thường toàn bộ thiệt hại) Thông tư còn

hướng dẫn cách tính toán thiệt hại và ấn định mức bồi thường

thiệt hai do sức khoẻ, tính mạng bị xâm phạm Những chi phí

thuốc men, bồi dưỡng, chi phí làm chân giả, tay giả, mắt giả, chi phí về giao thông từ nhà đến bệnh viện và từ bệnh viện về

nhà của người bị gây thiệt hại về sức khoẻ Những chi phí hợp

lý cho việc mai táng khi nạn nhân chết Những thu nhập bị

giảm sút hay bị mất của nạn nhân trong thời gian phải điều trị,

và sau thời gian điều trị Thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút củamột trong những người thân gần gũi nhất của nạn nhân, do thật

cần thiết hay do bệnh viện yêu cầu phải nghỉ việc để chăm sóc

nạn nhân khi đang điều trị

Thông tư số 173-UBTP, hướng dẫn xác định trách nhiệmliên đới là trách nhiệm của nhiều người cùng gây thiệt hại do

cùng thống nhất với nhau về ý chí, thì họ phải liên đới bồi

thường thiệt hại Trách nhiệm liên đới còn được xác định

trong trường hợp những người gây thiệt hại vừa thống nhất

với nhau về mặt ý chí vừa thống nhất với nhau về mặt hành

vỉ và hậu quả

-Một điểm đáng lưu ý, nội dung của Thông tư số 173-UBTP

có hướng dẫn xác định trách nhiệm của pháp nhân và của cánhân trong trường hợp: “Công nhân, viên chức hay người đạiđiện hợp pháp của xí nghiệp, cơ quan trong khi thi hành nhiệm

vụ, do hành vì liên quan chặt chế đến công tác, được xí nghiệp,

cơ quan phản công, mà gây thiệt hại cho người khác, thi xí

27

Trang 27

TS PHUNG TRUNG TAD

nghiệp, cơ quan phải bồi thường thiệt hai theo chế độ tráchnhiệm dân sự, rồi sau đó, có quyền đòi hỏi họ hoàn trả việcbôi thường theo quan hệ lao động ”.)

Như vậy, căn cứ vào nội dung Thông tư số 173-UBTP, thì việc xác định trách nhiệm của pháp nhân bồi thường thiệt hại

do người của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vucủa pháp nhân giao cho Pháp nhân cũng chịu trách nhiệm dân

sự là bồi thường toàn bộ thiệt hại do người của pháp nhân gây

ra trong khi thực hiện nhiệm vụ của pháp nhân Về mặt tố tụngdan sự thì trong trường hợp này pháp nhân là bị đơn dân sự, màkhông phải là cá nhân người trực tiếp gây thiệt hại là bị đơn.Hướng dẫn này thật cụ thể và là cơ sở để xác định ai làngười có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, pháp nhân hayngười của pháp nhân thực hiện nhiệm vụ và vì lợi ích của phápnhân mà vô ý gây thiệt hại cho người khác Người của phápnhân trong khi thực hiện nhiệm vụ của pháp nhân mà gây thiệthại cho người khác và pháp nhân đã bồi thường toàn bộ thiệthại theo nguyên tắc của pháp luật dân sự (gây thiệt hại baonhiêu phải bồi thường bấy nhiêu), còn người công nhân, viênchức trong khi thi hành nhiệm vụ mà vô ý gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm là hoàn trả toàn bộ hoặc một phần tài sảnpháp nhân đã bồi thường cho người bị thiệt hại

(1) Trong giai đoạn hiện nay là Nghị quyết số 47-CP ngày 3-5-1997 của Chính

phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức viên chức nhà nước.

người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.

28

Trang 28

BOI THƯỜNG THIET HAI NGOÀI HOP DONG

Thông tư số 173-UBTP đã hướng dẫn việc ấn định bồithường thiệt hại theo nguyên tắc gây thiệt hại bao nhiêu thìphải bồi thường bấy nhiêu Nhưng trong những trường hợpnhất định, căn cứ vào hình thức lỗi của người gây thiệt hại; căn

cứ vào kha năng kinh tế trước mat va lâu dài của người gây

thiệt hại để có cơ sở “hoặc buộc người gây thiệt hại phải bồi

thường toàn bộ thiệt hại, hoặc có thể châm chước mội phần,

tức là ấn định mức bồi thường thấp hơn thiệt hai” (bồi thườngmột phần thiệt hại) Theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng, và theo hướng dẫn trong Thông tư số 173-UBTP, thìngười gây thiệt hại phải bồi thường theo các mức độ sau đây:

- Bồi thường toàn bộ thiệt hại: Nếu có hành vi cố ý gâythiệt hại hoặc hành vi gây thiệt hại được xác định là vô ý,nhưng thiệt hại xây ra không quá lớn so với khả năng kinh tếtrước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại

- Bồi thường một phần thiệt hại (thấp hơn thiệt hại): Nếungười gây thiệt hại có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn sovới khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệthại; hoặc người gây thiệt hại có lỗi vô ý, mà người bị thiệt hại

có lỗi vô ý nặng

Mức bồi thường còn do các bên thoả thuận Thông tư số

173-UBTP hướng dẫn: “Toà án nhân dân các cấp có thể dựa

vào sự tự nguyên thod thuận của cá nhân người bị thiệt hại, kết

hợp với ý kiến của viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để quyết

định giảm mức bồi thường hay miễn trách nhiệm bồi thườngcho người gây thiệt hại `.

29

Trang 29

TS DHÙNG TDUNG TAD

Với những nội dung hướng dẫn cơ bản trên, có thể nhận

định ở Việt Nam dưới chế độ dân chủ, nhân dân trước khi có

Bộ luật Dân sự, thi Thông tư số 173-UBTP ngay 23-3-1972 củaToà án nhân dân Tối cao đã là căn cứ để các cấp toà án ở nước

ta vận dụng vào việc giải quyết tranh chấp liên quan đến trách

nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Thông tư số

173-UBTP đã xác định bốn điều kiện phát sinh trách nhiệm bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng là các căn cứ khoa học, tạo

điều kiện thuận lợi để các cấp toà án có căn cứ xác định có hay

không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong những sự kiện

cụ thể Thông tư số 173-UBTP đã đóng một vai trò quan trong

và là một bước chuẩn bị không thể thiếu trong quá trình pháp

điển hoá Bộ luật Dân sự ñăm 1995 và hiện nay là Bộ luật Dân

sự năm 2005 đang có hiệu lực pháp luật

Do hoàn cảnh lịch sử và do quan niệm, Thông tư số

173-UBTP đã không dự liệu để hướng dẫn các cấp toà án ở Việt

Nam trong giai đoạn những năm 70 của thế kỷ XX, về bôi

thường thiệt hại do tổn thất về tỉnh thần liên quan đến thiệt hại

về sức khoẻ, tính mạng bị xâm phạm Tuy nhiên, những nội

dung của Thông tư số 173-UBTP đã đóng một vai trò quantrọng, góp phần không nhỏ vào công tác xét xử, giải quyếtnhững tranh chấp liên quan đến việc xác định trách nhiệm bồithường thiệt hại của người có hành vi gây thiệt hại và bảo vệđược những quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hạingoài hợp đồng

Một điểm đáng lưu ý là Thông tư số 173-UBTP cũng đã

hướng dẫn về rách nhiệm về thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao

30

Trang 30

BOI THƯỜNG THIET HAI NGOÀI HỢP DONG

độ gây ra Những hướng dẫn rất cụ thể, đã phân biệt tráchnhiệm nào thuộc trách nhiệm do nguồn nguy hiểm cao độ gây

ra, và trách nhiệm nào không thuộc trách nhiệm do nguồn

nguy hiểm cao độ gây ra Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng không phụ thuộc vào điều kiện lỗi Là thiệt hại

xây ra do chính sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây

nên, không do lỗi của ai thì cơ quan quản lý nguồn nguy hiểm

cao độ phải chịu trách nhiệm bồi thường (tai nạn do ôtô gây ra

do cấu tạo máy móc của xe, bình hoá chất bị nổ khi đang vận

chuyển, tai nan do hệ thống dẫn điện bị chập, bị cháy nổ )

Ngược lại, không thuộc trách nhiệm do nguồn nguy hiểm cao

độ gây ra trong trường hợp một người đi đường lao vào Ôtô

đang chạy để tự tử, người nằm ngủ trên đường sắt mà không

nghe thấy tiếng còi tàu và bị tàu cán chết

Kể từ năm 1995, Bộ luật Dân sự của CHXHCN Việt Namđược ban hành và có hiệu lực vào ngày 1/7/1996, trách nhiệmbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được chương V Phần thứ

ba, tại Điều 609 của Bộ luật qui định: “Người nào do lôi cố ý

hoặc lôi vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự,nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác

của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhânhoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường”.Như vậy, người gây thiệt hại cho dù có hành vị cố ý hoặc vô ýgây thiệt hại cho người khác về tài sản, về sức khỏe, tính mạng

và các quyền nhân thân khác thì phải bồi thường theo nguyêntắc của trách nhiệm dân sự là:

31

Trang 31

T6 DHÙNG TRUNG TAD

1- Thiệt hại phải được boi thường toàn bộ và kịp thời Cácbên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bôi thườngbằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, vềphương thức bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có qui địnhkhác.

2- Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường,

nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh

tế trước mắt và lâu dài của mình

3- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thìngười bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu

tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi

mức bồi thường" (khoản 3 Điều 605 BLDS)

Khi Bộ luật Dân sự năm 2005 được ban hành thay thế Bộluật Dân sự năm 1995, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồithường thiệt hại được qui định tại Điều 604 và nguyên tắc bồithường thiệt hại được qui định tại Điều 605, cũng tương tự như

những qui định trong Bộ luật Dân sự năm 1995.

Điều 604 BLDS hiện hành qui định căn cứ phát sinh tráchnhiệm bồi thường thiệt hại khi một người có lôi cho dù vô ýhoặc cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân

phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá

nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặcchủ thể khác mà gây thiệt hại phải bồi thường Trong tráchnhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cho dùngười có hành vi gây thiệt hại có lỗi cố ý hoặc vô ý đều cótrách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra cho người32

Trang 32

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

khác Những thiệt hại xác định được có thể là tính mạng, sức

khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người; tài sản, các

quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; danh dự, uy tín, tàisản của các tổ chức hoặc của chủ thể khác thì phải bồithường Ngoài ra, trong trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng trong một số trường hợp pháp luật qui địnhngười gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợpkhông cần điều kiện lỗi Đó là trách nhiệm do nguồn nguyhiểm cao độ gây ra; trách nhiệm của chủ sở hữu súc vật phảibồi thường những thiệt hại do tài sản của mình gây ra; tráchnhiệm bồi thường thiệt hại của người gây ô nhiễm môi trườngcho dù không có lỗi

33

Trang 33

L \

Chuong hai

DIEU KIỆN PHAT SINH-TRACH NHIEM

BOI THUONG THIET HAI NGOAI HOP DONG

Trong khoa hoc pháp ly và trong thực tiễn xét xử, khi xác

định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng để có căn cứ qui trách

nhiệm bồi thường ở người gây thiệt hại, thì đều phải căn cứ vàobốn điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường do hành vi tráipháp luật gây ra và ba điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự

do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Trách nhiệm dân sự ngoài

hợp đồng còn phát sinh trong một số trường hợp ngoại lệ khác,

mà trách nhiệm đó do pháp luật qui định trong một số trường

hợp cụ thể về các chủ thể có liên quan Trong nghiên cứu, học

tập, tìm hiểu cũng như trong công tác điều tra, xét xử, thi hành

án dân sự và trong tư vấn pháp luật,trong việc luật sư bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự trước tòa án muốn đạthiệu quả cao, đúng pháp luật thì sự cần thiết đối với nhữngngười thuộc các lĩnh vực trên phải nắm vững phương pháp luận

về các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.

Trong phần này, chúng tôi phân tích những điều kiện phát sinh

trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhằmlàm rõ những chuẩn mực pháp lý trong việc áp dụng pháp luật

để giải quyết những tranh chấp cụ thể về việc bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng

34

Trang 34

BOI THƯỜNG THIET HAI NGOÀI HỢP DONG

I CO THIET HAI XÂY RA

Thiét hại là gì va được hiểu dưới góc độ pháp lý như thếnào? Giới hạn của thiệt hại gián tiếp xác định được? Thiệt hạigồm có các loại về tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh du, uytín của cá nhân và của các tổ chức bị xâm phạm

Về phần này, chúng tôi muốn điểm lại những qui định của

pháp luật dưới thời Lê, Nguyễn là các triều đại phong kiến ở

nước ta có hai Bộ luật tương đối điển hình là Quốc triều hình

luật (sau đây viết tắt là QTHL) và Hoàng Việt luật lệ (sau đâyđược viết tắt là HVLL) có những chế định trách nhiệm dân sựngoài hợp đồng tuy còn sơ sài nhưng dù vậy vẫn có những

điểm tương đối rõ ràng Những qui định về lĩnh vực này đã

không phân biệt trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.Trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với người có hành vixâm phạm đến tài sản hoặc quyền nhân thân hợp pháp củangười khác thì ngoài hình phạt về nhân thân, kẻ phạm tội còn

phải bồi thường về tài sản cho người bị hại Điều 466 Quốc

triều hình luật qui định trong trường hợp đánh người gây

thương tích, thì ngoài hình phạt về nhân thân (thể xác), người

gây thiệt hại phải bồi thường như sau: “Sung, phù thì phải đền

tiên thương tích 3 tiền, chảy máu thì một quan; gay mot ngóntay, một răng thì dén 10 quan, đâm chém bị thương thì 15quan, dọa thai chưa thành hình thì 30 quan, đã thành hình thì

50 quan; ditt lưỡi và hỏng âm, dương vật thì dén 100 quan; đốivới người quyên quí thì lại xứ khác” Thực chất, mức bồithường mà người gây thiệt hại phải thực hiện được ấn địnhtrước bởi pháp luật, mà không căn cứ vào những thiệt hại thực

tế đã xảy ra xác định được Việc bồi thường trên có hai tính

35

Trang 35

TS PHUNG TRUNG TAD

chất, một là nhằm khắc phục hậu quả của thiệt hai, hai là bồi

thường về nhân thân của người bị thiệt hại Vì Điều 466 củaQTHL qui định: “Đối với người quyền qui thì lại xử khác”.Tuy chưa có sự phân biệt giữa trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự theo những qui định tại QTHL và HVLL, nhưngtrong hai Bộ luật này đều đã qui định được hai vấn đề cơ bảncủa trách nhiệm dân sự, đó là các yếu tố làm phát sinh tráchnhiệm dân sự và bồi thường thiệt hại Một điều đáng chú ý làthiệt hại được qui định trong QTHL và HVLL bao gồm cả thiệthại về vật chất và thiệt hại về tinh thần

nhất phẩm, tòng nhất phẩm được đên 15.000 quan; nhị phẩm,

tòng nhị phẩm 9.000 quan; tam phẩm, tòng tam phẩm 2.000quan; lục phẩm, tòng lục phẩm 1.000 quan; thất phẩm, tòng

nhất phẩm 500 quan; bát phẩm đến cứu phẩm 300 quan, thứ

nhân trở xuống 150 quan”

Về tài sản, Điều 391 HVLL qui định: “Các tai sản ở kinhthành hay tính, các nơi cổng sảnh, thương khố, phòng xá hưhại, cần sửa chữa thì các quan cai quản phải xin sửa sang.Nếu không sửa sang làm hư hại đến tài sản đó thì bị phạt vàphải bồi thường những vật bị hư hại ” Qui định nay được duatrên cơ sở trách nhiệm của những người có chức phận tại các địa phương mà lơ là quản lý tài sản công dẫn đến tài sản công

bị hư hỏng thì người có trách nhiệm quản lý phải bồi thường 36

Trang 36

BOI THƯỜNG THIET HAI NGOÀI HỢP DONG

Thiét hai về tinh than, trong QTHL và HVLL thiệt hai về

tinh thần không được qui định cu thể, nhưng xem xét nội dung

của một số điều luật, có thể thấy được tính chất bồi thườngthiệt hại về tinh thần cho người bị thiệt hại cũng đã được ápdụng Tại Điều 472 QTHL qui định trong trường hợp người 'nào đánh các quan chức bị thương, thì ngoài tiền bồi thườngthương tích, người gây thiệt hại cũng phải đền một khoản tiềngọi là tiền tạ Cũng tương tự như vậy, Điều 473 QTHL quiđịnh về trường hợp một người lăng mạ quan chức thì ngoài

khoản tiền bồi thường, người có hành vi lăng mạ đó còn phải

chi thêm một khoản tiền phạt Tuy nhiên, những khoản tiền

tạ mà người có hành vi lăng mạ quan chức phải thực hiện thêmngoài khoản tiền bồi thường thiệt hại cho người là quan chức

đó được QTHL và HVLL qui định Nhưng nếu người bi lăng

mạ là thường dân, không có địa vị trong xã hội phong kiếnđương thời thì pháp luật phong kiến không qui định họ đượcnhận khoản tiền tạ hay không Sự bất công trong xã hội phongkiến đã được phản ánh khá rõ trong QTHL và HVLL: Danh

dự của quan lại thì được pháp luật phong kiến bảo vệ, còn

danh dự của thường dân không được giai cấp thống trị quantâm bảo vệ.

QTHL và HVLL còn có những qui định về bồi thường tinh

thần trong quan hệ hôn nhân và một số quan hệ xã hội cụ thểkhác, qui định này được áp dụng đối với tất cả mọi người trong

xã hội Nếu cha mẹ cô gái đã nhận sính lễ trong việc gả con

gái, sau đó lại từ chối gả con thì phải bồi thường thiệt hại về

danh dự cho gia đình người con trai đã có sính lễ đó (Điều 315

QTHL và Điều 94 HVLL)

37

Trang 37

T&S DHUNG TRUNG TAD

1 Thiét hai vé tai san

Trong chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam, việc xác định

thiệt hại theo những qui định tại các điều từ 608 đến 612

BLDS, cùng các qui định khác của pháp luật có liên quan đếnviệc xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Thiệt hai được hiểu là sự giảm bot những lợi ích vật thất và phi vật chất của một chủ thể xác định được trên thực tế bằng

một khoản tiên cu thể Thiệt hại phải xác định được trên cơ sở

khách quan, do vậy khi xác định thiệt hại phải đặt thiệt hai đótrong mối liên hệ về mặt không gian và thời gian của thiệt hai,nhất là đối với vật nuôi, cây trồng Như vậy, đối với cùng loạitài sản khi bị gây thiệt hại tại những địa phương và vào những

thời gian khác nhau, thì người gây thiệt hại phải bồi thường Ở

mức độ tương ứng với mặt không gian và thời gian liên quan

đến thiệt hại cũng có sự khác nhau Chỉ khi nhạn thức được

nguyên tắc này, mới có cơ sở để xác định thiệt hại mang tính

khách quan, vừa hợp lý vừa biện chứng Sự thật, theo cơ chế

thị trường thì không có một giá chuẩn nào đối với một tài sản

nhất định nhưng lại tồn tại ở những địa phương khác nhautrong cùng mội thời gian vật đó bi làm hư hỏng, tiêu huỷ Quiluật giá cả có sự tác động trực tiếp và có ý nghĩa quan trọngtrong việc xác định thiệt hại về tài sản do hành vi trái pháp luậtgây ra Việc xác định đúng thiệt hại là việc quan trọng và cầnthiết trong việc xác định trách nhiệm bồi thường và phạm vibồi thường của người gây thiệt hại Căn cứ vào tính chất củatài sản, việc xác định thiệt hại phải tuân theo những nguyên tắc

sau đây:

Thứ nhất, đối với tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng cần căn38

Trang 38

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

cứ vào thời giá thị trường của vật đó và tại nơi vật đó bị gâythiệt hại để xác định mức bồi thường Khi xác định thiệt hại vềtài sản sự cần thiết phải xác định những hao mòn của vật, để

có sự phân biệt vật đó khi còn mới (chưa sử dụng) và vật đó đãqua sử dụng (đã cũ) Có những vat đã bị tiêu huỷ do bị gâythiệt hại, thì căn cứ xác định thiệt hại của vật đó với vật tương

tự đang lưu thông trên thị trường để xác định mức bồi thường

Thứ hai, đối với vật nuôi, cây trồng thì việc căn cứ vào

không gian và thời gian của thiệt hại để xác định mức thiệt hại

là rất quan trọng Vì những thiệt hại đối với các loại tài sản cần

thiết phải căn cứ theo sự phát triển của vật về độ lớn, về thời

gian sinh trưởng, về tính chất nghiêm ngặt của thời vụ, về điều

kiện tự nhiên của vùng, miền, khu vực mà vật nuôi, cây trồng

' đó đang sinh trưởng để xác định Một diện tích gieo trồng vừa

được tra hạt, giâm cây, trồng cây mà bị gây thiệt hại có sự khác

biệt so với cùng loại cây trồng đó đã sinh trưởng và sắp đến kỳ

thu hoạch Một vật nuôi đang trong thời kỳ sinh trưởng và

đang trong giai đoạn sắp sinh sản mà bị gây thiệt hại có sự

khác biệt so với vật nuôi cùng nòi, loài đã vào giai đoạn không

còn khả năng sinh sản, phát triển hoặc vật nuôi đó vừa mới

được phối giống chưa có cơ sở để xác định vật nuôi đó có sinh

sản được hay không Việc xác định thiệt hại đối với vật nuôi,

cây trồng luôn luôn là một việc phức tạp, nhưng không phải làkhông có cơ sở để xác định Xác định thiệt hại đối với vật nuôi,cây trồng thì ngoài những cơ sở đã phân tích ở trên, sự cần

thiết phải kết hợp với các yếu tố sau:

- Can phân biệt rõ vật nuôi bi gây thiệt hại là gia súc hay

gia cầm, vật nuôi dưới nước, vật lưỡng thê, vật nuôi làm sức

39

Trang 39

T® PHUNG TRUNG TAD

kéo, lấy thịt, xương, sừng, da, lông, hay vat nuôi để nhân

giống, lấy trứng

- Cây được trồng hàng năm hay cây trồng lưu niên Cây lấy

vỏ, lấy lá, lấy gõ, lấy dầu, lấy hat, lấy nhựa hay cây trồng

làm nguyên vật liệu để chế biến thành phẩm tiểu thủ công

nghiệp, làm dược liệu hay cây trồng làm thức ăn cho gia súc

Những thiệt hại trên được xác định một cách khách quan

và chính xác, có cơ sở; những thiệt hại đã xảy ra trên thực tế

và những thiệt hại chắc chắn xảy ra, xác định được Nhữngthiệt hại do suy đoán đều không được xem là thiệt hại

2 Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng

Sức khoẻ, tính mạng, nhân phẩm, danh dự, uy tín của cá

nhân khi bị gây thiệt hại, xét về bản chất không thể bồi thườngđược bằng tiền Con người không phải là tài sản, theo đókhông thể qui đổi con người dưới bất kỳ hình thức vật chất, tài

sản nào

2.1 Thiệt hại về sức khoe

Thiệt hại về sức khoẻ được hiểu là những chi phí cho việc

cứu chữa, phục hồi chức nang của người bị thiệt hai: Chi phígiao thông đưa nạn nhân từ nơi bị thiệt hại đến bệnh viện, chiphí giao thông chuyển bệnh viện theo yêu cầu của bác sĩ điềutrị, những thu nhập bị mất, bị giảm sút của người bị gây thiệthại về sức khoẻ do không tham gia lao động, sản xuất được mà

bi mất, bị giảm sút sau khi điều trị, chi phí giao thông và thu nhập bị mất của một người thân thích giúp đỡ người bị thiệt hạitheo yêu cầu của bác sĩ điều trị trong thời gian điều trị, dokhông lao động sản xuất được cho nên không có thu nhập, tiền 40

Trang 40

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

bồi dưỡng hợp lý và tiền giải phẫu thẩm mỹ, tiền làm tay giả,mắt giả, răng giả và các khoản chi khác theo yêu cầu của bác

sĩ điều trị, để phục hồi chức năng lao động của người bị gâythiệt hại về sức khoẻ Ngoài những khoản thiệt hại về tài sảnliên quan đến sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại còn

được hưởng một khoản tiền bồi thường do tổn thất về tỉnh thần

do sức khoẻ bị xâm phạm Những khoản thiệt hại cụ thể về sức

khoẻ của người bị gây thiệt hại sẽ được xác định cự thể tại

Chương IV cuốn sách chuyên khảo này

2.2 Thiệt hại về tính mạng

Thiệt hai về tính mang bao gồm những chi phí hợp lý choviệc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị gây thiệt hại trước khi chết; những chi phí mai táng cho người bị thiệt hạikhi chết; tiền cấp dưỡng cho những người mà nạn nhân có

nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống: khoản tiền bồi thường tổn

thất về tinh thần cho những người thân thích của người bi gâythiệt hại về iính mạng thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc nhữngngười mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và những

người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại về tính mạng

được hưởng chung một khoản tiền này Những khoản bồi

thường thiệt hại về tính mạng, được xác định cụ thể tại Chương

IV cuốn sách chuyên khảo này

3 Quyền nhân thân bị xâm phạm

Người gây thiệt hại phải bồi thường về sức khoẻ, tính

mạng các quyền nhân thân khác của cá nhân, tổ chức (Hiến

chương ngày 20-10-1964 qui định tại điều 5 thiên thứ 2:

“Những quyển tự do căn ban được ban Tuyên ngôn nhân

ñ1

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w