1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sách chuyên khảo: Luật Dân sự Việt Nam (Bình giảng và áp dụng) - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Phùng Trung Tập (Phần 1)

244 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Tác giả Phùng Trung Tập
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự
Thể loại Sách chuyên khảo
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 244
Dung lượng 52,42 MB

Nội dung

Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 nhằm mục dich cungcấp cho độc giả sự thống nhất trong cách hiểu những quy định cua Bộ luật Dân sự năm 2015 về trách nhiệm

Trang 1

PGS TS PHÙNG TRUNG TẬP

LUAT DAN SU VIET NAM

BINH GIAI VA AP DUNG

TRACH NHIEM BOI THUONG THIET HAI

NGOAI HOP DONG

(SÁCH CHUYEN KHAO)

TRUNG TAM THONG TIN THU VIEN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHÒNG DOC I24.4 9

ES ger!

Trang 3

LOI NÓI DAU

Bộ luật Dân sự của nước Cộng xã hội Chu nghĩa

Việt Nam năm 2015 là Bộ luật Dân sự thứ ba của Nhànước dân chủ nhân dân Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu

lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 nhằm mục dich cungcấp cho độc giả sự thống nhất trong cách hiểu những quy

định cua Bộ luật Dân sự năm 2015 về trách nhiệm bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng, áp dụng những quy định

trong chế định này để giải quyết các tranh chấp bôi thường

thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mang, danh du, nhân

phẩm, uy tín bị xâm phạm và bồi thường trong một số

trường hợp cụ thể là trường hợp phòng vệ chính đáng; vượt

quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; bồi thường thiệt hại donguồn nguy hiểm cao độ gây ra; do lam 6 nhiễm môi

trường; do cây cối; nhà cửa, công trình xây dựng khác gâyra; do xâm phạm thi thể; xâm phạm mo md; vi phạmquyển lợi của người tiêu dùng và bồi thường trong những

trường hợp cụ thể khác Cuốn sách chuyên khảo “Tráchnhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” là một trong

Trang 4

PGS TS PHÙNG TRUNG TẬP

những tập của Bộ sách khoa học mang tên “Luật Dân sựViệt Nam - Binh giải và áp dụng”, theo thứ tự các Phan

trong Bộ luật và theo những nội dung quy định tại các chế

định của Bộ luật Hy vọng, nội dung cuốn sách chuyênkhảo này sẽ dap ứng được những nhu câu của độc giả

trong việc tìm hiếu, học tập, nghiên cứu, giảng dạy, áp

dụng những quy định cua Bộ luật Dân sự năm 2015 vê

trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Nội dungcuốn sách ham chứa nhiễu vấn dé nên khó tránh khỏinhững sai sót nhất định Mong độc giả góp ý để lan tái bản

nội dung cuốn sách được hoàn thiện hon

Tác giả trân trọng giới thiệu cuốn sách chuyên khảotới bạn đọc!

TÁC GIẢ

Trang 5

PHAN THỨ NHẤT

KHÁI NIỆM VÀ ĐIÊU KIỆN PHÁT SINH

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

NGOÀI HỢP ĐỒNG

Chương |

KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

Trách nhiệm dân sự là một căn cứ làm phát sinh mộtquan hệ nghĩa vụ của chủ thể xác định được Chủ thể là cánhân, người đại điện của pháp nhân, các tổ chức không có

tư cách pháp nhân có hành vi trái pháp luật gây thiệt hạihoặc hành vi vi phạm những cam kết trong hợp đồng

Người có hành vi trái pháp luật phải bổi thường chongười bị thiệt hại Trách nhiệm bổi thường thiệt hai do

hành vi trái pháp luật và do hành vi vi phạm hợp đồng

dựa trên các căn cứ pháp lý tương ứng với từng loạitrách nhiệm -

Thứ nhất, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

Trang 6

PGS TS PHÙNG TRUNG TẬP

Thứ hai, trách nhiệm do hành vi gây thiệt hại ngoài

hợp đồng

Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng được hiểu

là bên có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng nhưng đãkhông thực hiện, thực hiện không đúng những điều đãthỏa thuận trong hợp đồng Các quyền và nghĩa vụ dan sự

do các bên của hợp đồng thỏa thuận hợp pháp, phat sinhhiệu lực nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện đúngnhững điều thỏa thuận, hành vi không thực hiện, thựchiện không đúng hợp đồng là hành vi trái pháp luật.Hành vi vi phạm hợp đồng là hành vi xâm phạm đếnquyền, lợi ích hợp pháp của bên kia hợp đồng là hành vi

trái pháp luật Bên có hành vi vi phạm hợp đồng có tráchnhiệm dân sự do hành vi trái pháp luật gây ra

Trách nhiệm dân sự bối thường thiệt hại do vi phạm

hợp đồng phát sinh từ các căn cứ: Có hành vi vi phạm hợpđồng (hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúnghợp đồng); Có thiệt hại xảy ra; Có mối quan hệ nhân quả

giữa hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hợpđồng và thiệt hại xảy ra; Hành vi vi phạm hợp dong là hành

vi có lỗi Tuy nhiên, hành vi không thực hiện, thực hiện

không đúng hợp đồng là hành vi trái pháp luật, trong nhiều

trường hợp hành vi vi phạm hợp đồng chưa gây ra thiệt hại,

chưa có thiệt hại nhưng trách nhiệm dân sự của bên vi

phạm hợp đồng vẫn phát sinh Trong trường hợp này, hành

vi vi phạm hợp dong là hành vi trái pháp luật, người vi

phạm hợp đồng có trách nhiệm bổi thường

Trang 7

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Trách nhiệm bổi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là

trách nhiệm luật định Hành vi gây thiệt hại cho người

khác về tài sản, tính mạng, sức khỏe, các lợi ích nhân thânkhác (danh dự, uy tín, nhân phẩm, bí mật đời sống riêng

tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, vi phạm hình ảnh ),người có hành vi gây thiệt hại phải bồi thường Trách+hiệm bổi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệmpháp lý do luật định Căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sựbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái phápluật gây ra phải thỏa mãn 04 điều kiện: Có thiệt hại xảy ra,

hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật; có mối

quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại;người gây thiệt hại có lỗi vô ý hoặc cố ý

Trách nhiệm bổi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

còn phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính, hoạt

động tố tụng và hoạt động thi hành án Luật Trách

nhiệm bồi thường của Nhà nước (có hiệu lực từ ngày 01

- 01 - 2010) điều chỉnh các quan hệ giữa một bên là các

cơ quan công quyển trong hoạt động tố tụng, thi hành án

và một bên là cá nhân, pháp nhân bị thiệt hại Cá nhân,

tổ chức bị thiệt hại về vật chất, tổn thất về tinh than do

có hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây

ra thì trách nhiệm bồi thường thuộc về nhà nước Nhà nước có trách nhiệm béi thường thiệt hại do hành vi trai

pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong hoạt

động quản lý hành chính, hoạt động tố tụng và hoạt

động thi hành án

Trang 8

PGS TS PHUNG TRUNG TAP

Thiệt hai ngoài hợp dong không những phát sinh từhành vi trái pháp luật, mà còn phát sinh do tài sản gây ra.Tài sản của chủ sở hữu gây thiệt hại cho người khác về tàisản, sức khỏe, tính mạng thì chủ sở hữu hoặc người chiếm

hữu hợp pháp tài san có trách nhiệm bổi thường Trongnhiều trường hợp, chủ sở hữu tài sản không có lỗi vẫn cótrách nhiệm bối thường (trách nhiệm do nha cửa, vật kiếntrúc, cây cối, nguồn nguy hiểm cao độ gây ra), không cần

điểu kiện lỗi, chủ sở hữu phải bổi thường

Hành vi vi phạm hợp đồng là hành vi trái pháp luật,

mặc dù chưa gây thiệt hại cho bên bị vi phạm, nhưng bên

có hành vi vi phạm hợp dong có trách nhiệm boi thường

Nguyên tắc này được quy định tại Điều 725, 726 Dân luậtTrung kỳ và Điều 684, 685 Dân luật Bac kỳ Diéu 725 Dan

luật Trung kỳ quy định: “Người mắc nợ không thi hành

một phần hay toàn bộ nghĩa vụ ma không có bằng chứng

rằng vì một duyên có ngoài, không phải lỗi mình, dù không

có ý gian mặc lòng, cũng có thể phải bồi tổn hại, hoặc vìkhông thi hành hoặc vì thi hành chậm” Theo Điều 726Dân luật Trung kỳ, thì người vi phạm hợp đồng được

miễn trách nhiệm bổi thường trong trường hợp: “Nếu vì

gặp tình thế mà sức người không chống lại được hay vì có

ngau nhiên, ma người mac nợ bị ngăn trở không giao chohay không làm được cái mình đã ưóc, hay là làm cái gì

mình không được làm, thời không phải bồi tốn hại”.Trường hợp này coi như trường hợp bất khả kháng

Khi nói đến trách nhiệm bổi thường là để cập đến

Trang 9

TRÁCH NHIỆM BỔI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

một tình thế buộc một người phải thực hiện một hành vihoặc có trách nhiệm gánh chịu những bất lợi về tài sảnhoặc về nhân thân của người mang trách nhiệm đó.Trong một xã hội nhất định, với bất kỳ một quan hệ xã

hội nào thì bên cạnh các quyền xác định được đều gắn với

trách nhiệm của các bên chủ thể tham gia quan hệ Tuynhiên, theo tính chất của từng loại trách nhiệm thì tráchnhiệm được phân ra theo đối tượng điều chỉnh của từngngành luật khác nhau hoặc tính chất của từng loại quan

hệ tài sản khác nhau để xác định Tương ứng với các doi

tượng điểu chỉnh của mỗi một ngành luật thì trách nhiệmpháp lý cũng được Nhà nước quy định trong một phạm vi

và có những đặc điểm khác nhau như trách nhiệm hình

sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là trách nhiệmcủa người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại chongười khác về tài sản, sức khỏe, tính mạng, các quyền

nhân thân mà trước đó giữa người gây thiệt hại và người

bị thiệt hại không có giao kết hợp đồng hoặc giữa họ cógiao kết hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không

thuộc hành vi vi phạm hợp đồng Hành vi gây thiệt hai

ngoài hợp đồng là hành vi xâm phạm đến nhóm kháchthể được pháp luật bảo vệ Hành vi vi phạm hợp đồng làhành vi không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụđược các bên thỏa thuận trong hợp đồng Hành vi gâythiệt hại ngoài hợp đồng phải là hành vi gây ra một thiệt

hại xác định được và hành vi gây thiệt hại là hành vi trái

Trang 10

PGS TS PHÙNG TRUNG TẬP

pháp luật Hành vi vi phạm hợp đồng là hanh vi của

người có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng nhưng đã khôngthực hiện đúng hợp đồng như đã cam kết, gây thiệt hại

cho bên cùng giao kết hợp đồng thì phải bổi thường.Nhưng trong nhiều trường hợp, người vi phạm hợp đồngtuy chưa gây thiệt hại về tài sản vẫn phải chịu trách nhiệmtài sản Trách nhiệm này thường được áp dụng trong hợpđồng dat cọc và hợp đồng về khoản tiền phạt vi phạm hợpđồng (các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận về khoảntiền phạt vi phạm hợp đồng) Căn cứ vào đặc điểm pháp

lý của hợp đồng đặt cọc và thỏa thuận về khoản tién phat

vi phạm hợp đồng, nhằm bảo đảm cho việc thực hiện

nghĩa vụ dân sự và trong trường hợp nghĩa vụ bị vi phạm,tuy chưa gây thiệt hại cho bên có quyển nhưng bên vi

phạm hợp đồng cũng phải chịu trách nhiệm tài sản đối

với bên bi vi phạm

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trongnhững vấn để pháp lý lớn và phức tạp Những sự kiệnpháp lý này thường phát sinh trong đời sống xã hội và là

một van dé cần được giải quyết kịp thời nhằm bảo vệ

những quyển, lợi ích chính đáng của những người bị thiệthại, đồng thời quy trách nhiệm pháp lý đối với những

người có hành vi trái pháp luật gây ra những thiệt hại đó

Những quy định của pháp luật về bổi thường thiệt hai

ngoài hợp đồng có lịch sử hình thành cùng với sự xuất

hiện chế độ tư hữu và nhà nước, do vậy trong mỗi chế độ

xã hội khác nhau thì những biện pháp chế tài cũng được

Trang 11

TRÁCH NHIỆM BOI THUONG THIET HAI NGOÀI HỢP DONG

áp dụng rất khác nhau đối với người gay ra thiệt hại Theo

án lệ, người bị gây thiệt hại trên cơ sở bản án đã tuyên,

nhưng một số luật gia lại cho rằng nạn nhân được yêu cầubổi thường thiệt hại kể từ thời điểm có thiệt hại xảy ra.Việc bồi thường có thể được thực hiện bằng hiện vật vàbồi thường tương đương, dung giá trị bằng tién để thaythế Quan điểm của các luật gia là phù hợp với nguyên tắccủa pháp luật dân sự, đều căn cứ vào các sự kiện pháp lýphát sinh trách nhiệm dân sự Hành vi gây thiệt hại trái

pháp luật là một sự kiện pháp lý, từ sự kiện gây thiệt hại

đó đã làm phát sinh một quan hệ pháp luật giữa người bịthiệt hại và người gây thiệt hại Theo đó người gây thiệthại có trách nhiệm bối thường cho người bị thiệt hại.Tương ứng với trách nhiệm của người gây thiệt hại là

quyển được yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại

Việc tòa án xác định thiệt hại và tuyên buộc người gâythiệt hại phải bối thường chỉ thực hiện sau khi có sự kiệnpháp lý phát sinh

Việc bổi thường như trên đã để cập là bổi thường

bằng hiện vật hoặc bổi thường bang tién.

- Bồi thường bằng hiện vật: Được thực hiện theonguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại, khôi phục lạitính nguyên trạng của tài sản bang sự tai lập nguyên trang

của tài sản nào đó (lấn địa giới của người khác thì phải

phá bỏ bức tường ngăn cách đó; mái hiên lấn sang đất của

người khac thì phải pha bỏ mái hiên đó; sửa chữa trựctiếp vật bi làm hư hỏng )

Trang 12

với thiệt hại do mình gây ra Hiểu như thế nào về mức

boi thường tương ứng và can cứ xác định mức bổithường tương ứng, cần phải có sự kết hợp các yếu tố liênquan đến thiệt hại được coi là cần và đủ để xác định Các

yếu tố phổ biến trong việc xác định mức bổi thườngtương ứng là tính không gian và thời gian của thiệt hại

(vấn đề này sẽ được làm rõ trong phần xác định nhữngthiệt hại cu thể) Nhìn chung, dù bối thường thiệt haiđược thực hiện bằng hiện vat hay bằng tiến, cũng đềudựa trên những nguyên tắc bản chất của trách nhiệm dân

sự là tái lập lại những tài sản đã bị gây thiệt hại để chúngtrở lại trạng thái ban đầu (kể cả giá trị) Nhưng trên thực

tế (xét về bản chất) thì khó có thể tái lập tài sản theo tìnhtrạng ban đầu nếu là vật đặc định và một số quyền nhânthân khác bị xâm phạm

Boi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trước hết là một

loại trách nhiệm pháp lý Trách nhiệm bổi thường thiệthại ngoài hợp đồng theo chiểu đài lịch sử của nhân loạiđược quy định, áp dụng từ rất sớm Vào thời La Mã (thế

kỷ thứ VIII TCN đến thế kỷ thứ VII SCN), pháp luật đãquy định “chế độ phục cửu” là nguyên tac trả thù ngang

bằng như máu trả máu, mắt trả mắt, răng trả răng, tínhmang trả tính mạng Ngoài chế độ phục cừu, việc bổi

Trang 13

TRÁCH NHIEM BOI THƯỜNG THIET HAI NGOÀI HỢP DONG

thường thiệt hai ngoài hợp đồng còn tuân theo những

nguyên tắc pháp luật ấn định trước như “chế độ phụckim” (bồi thường bang tiển) Nếu xét theo ban chất của

trách nhiệm, thì trách nhiệm dân sự còn được xác định cụ

thể như “trách nhiệm dân sự không thuần tuy” (trừng trithể xác va tinh than của người gây thiệt hai) và “tráchnhiệm dân sự thuần túy” (trách nhiệm của người gây thiệthai chỉ phải béi thường bằng tiền mà không bị trừng trị vềthể xác) Vào thời La Mã, hành vi gây thiệt hại trái phápluật của người gây thiệt hại được phân biệt nếu vi phạm

lợi ích của xã hội (ius publicum) thì người gây thiệt hai sé

bị trừng phạt theo những quy định của luật công (công

pháp), không cần yêu cau của cá nhân nào (mức bổithường không thể thỏa thuận) Các hành vi vi phạm này

được gọi là các hành vi phạm tội (crimen) Loại hành vigây thiệt hại thứ hai là hành vi vi phạm tư pháp (delicta và

mức bối thường có thé thỏa thuận được) Người có hành

vi vi phạm tư pháp phải bồi thường những thiệt hai do

minh gây ra khi người bị thiệt hại yêu cầu bổi thường(proena privata) Biện pháp chế tài đối với người có hành

vi vi phạm tư pháp làm phat sinh moi quan hệ nghĩa vutài sản giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại và

được gọi là quan hệ quyền tương đối (actio in personam)

Vào thời cổ đại, theo quy định tại Luật XII bang (của nhà

nước La Mã cổ đại được ban hành vào năm 450 TCN),người vi phạm tư pháp bị trừng phạt rất hà khắc như bị

giết chết tại nơi gây hại và các biện pháp trừng phạt mang

Trang 14

PGS TS PHÙNG TRUNG TẬP

tính chat báo thù khác (talio), nhưng sau này hình thứctrừng phạt thể xác người vi phạm được thay thế bằng biệnpháp phạt tién (poena) Đến thời kỳ hậu cổ dai, tại La Matrong khoa học pháp lý người ta đã phân biệt giữa hành vi

vị phạm tư pháp với hành vi vi phạm luật công là vi phạmdân sự và tội phạm hình sự Có nghĩa là đã có sự phânbiệt giữa Delicta privata với Crimina publica Tuy nhiên,vào thời La Mã trong pháp luật không có định nghĩa vềbổi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhưng theo luật giaGais thì các hành vi vi phạm tư pháp (delicta) được phanlàm bốn loại tội: Trộm cắp, cướp giật, hành vi trái luật vàhủy hoại tài sản của cá nhân Hành vi trộm cắp vào thời

La Mã được hiểu rất rộng mà không cụ thể như việcchúng ta hiểu nó vào thời hiện đại, có nghĩa là mọi hành

vi xâm phạm đến tài sản của người khác đều bi coi là

hành vi của kẻ ăn cắp (Furtum usus), hoặc vì phạm quyền

lợi của người khác (Furtum possesionis) Furtum còn được

hiểu trong trường hợp sự được lợi về tài sản không có căn

cứ hoặc hành vi hủy hoại giấy chứng quyển của mộtngười, việc chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc hành

vi lừa đảo khác nhằm sử dung trái phép tài sản của người

đó Vào thời La Mã, điều kiện để trừng phạt kẻ ăn cap làhành vi xâm phạm của kẻ đó và kẻ xâm phạm có ý đổ xấunhằm thu lợi cho bản thân (dolus) Kẻ trộm bị trừng phạt

nặng hay nhẹ về tài sản còn tùy thuộc vào kẻ đó bị bắt quảtang (Furtum manifertum) hay không bị bat quả tang(furtum nec manifertum) Trường hợp trộm cắp bi bắt quả

Trang 15

TRÁCH NHIỆM BOI THUONG THIET HAI NGOÀI HỢP DONG

tang thì kẻ trộm bi phat gap 4 lan giá trị tai san bị trộm

Nếu kẻ trộm không bị bắt quả tang thì chỉ bị phạt gấp 2

lần giá trị tài sản bị trộm

Ngoài các chế tài trên, kẻ trộm còn có trách nhiệm

bồi thường thiệt hại, phải tra lại vật cho người bi mất

trộm Luật La Mã phân biệt hành vi frộm tai sản với cướp

giật tài sản Theo đó các biện pháp chế tài được áp dụngđối với người vi phạm tư pháp cũng khác nhau Luật XIIbảng chưa có quy định về tội cướp giật, nhưng vào thời

Đế chế (trước 500 năm TCN) quy định hình thức phạttiền gấp 4 lan gia trị của vật đối với kẻ cướp giật vat đó

trong thời hạn 01 năm kể từ ngày vật bị cướp giật Sauthời hạn đó, người bị cướp giật tài sản chỉ có quyền đòibổi thường vật ngang với giá trị tài sản của vật hoặc gấp 2

lần giá trị của vật bị cướp giật

Vào thời La Mã cổ đại, việc gây thiệt hại về tài sản của

cá nhân cũng được pháp luật quy định trách nhiệm củangười có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại Pháp luật La

Mã quy định, thiệt hại phải bắt nguồn từ hành vi trực tiếpcủa người gây ra thiệt hại đó (luật phân biệt trường hợp

nô lệ bị người khác chém, đó là hành động trực tiếp.Ngược lại, nếu nô lệ bị sa vào bay của người khác thì đó

lại là hành động gây thiệt hại gián tiếp Về lĩnh vực này,

pháp luật La Mã đã tạo ra một ý tưởng về mỗi quan hệ

nhân quả giữa hành vi và thiệt hại xảy ra) Một điều rất

đặc biệt, luật La Mã còn quy định thiệt hại đó phải dochính hành vi trái pháp luật gây ra Như vậy, người gây

Trang 16

PGS TS PHÙNG TRUNG TẬP

thiệt hai không phải boi thường trong trường hợp người

bị thiệt hại có lỗi cố ý hoặc gây thiệt hại trong trường hợp

tự vệ cần thiết Thiệt hại phải xác định được trong trường

hợp vật bị hư hỏng hoặc vật bị tiêu hủy Và chỉ có chủ sở

hữu của vật mới có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.Tuy nhiên, theo lệnh của các quan chấp chính thì phạm vi

chủ thể có quyển yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản

còn bao gồm những người sở hữu được bảo vệ, hoặcnhững người có quyền hạn chế đối với vật Ngoài nhữngquy định trách nhiệm bổi thường thiệt hại về tài sản, phápluật thời La Mã còn quy định trách nhiệm của người cóhành vi gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của ngườikhác (xâm phạm thân thể) Theo nguyên tắc thì ngườinao gây thiệt hại về thân thể của người khác thì phải bồi

thường Nhưng luật La Mã còn quy định nếu nô lệ hoặcngười chưa trưởng thành (các con dưới quyển, người phụ

thuộc) xâm phạm đến thân thể của người khác thì chủ nôphải chịu trách nhiệm Luật XII bảng quy định tại Điều 8,

2 như sau: “Khi một người gây thiệt hại lâu đài trên thân

thể người khác, sẽ phải chịu phạt trả thù, trừ trường hợp

các bên có thỏa thuận khác (phạt tiến)” “Ai dung tay hoặc

dung gay lam gây xưởng người khác, sẽ phải chịu phat 300

acre, néu làm gây xương nô lệ thì phạt 150 acre” (Bang 8,3) Tại bang 8, 4 Luật XII bảng có quy định những hành vi

xâm phạm khác về thân thể không gây thương tích dễ

nhận thấy, thì người gây hại bị phạt 25 acre Trách nhiệm

của người vi phạm thân thể của người khác không những

Trang 17

TRÁCH NHIEM BOI THUONG THIET HAI NGỒI HỢP DONG

về sức khỏe, tính mang mà cịn về tinh than như hành vilăng nhục người khác, hành vi xúc phạm phụ nữ nơi cơngcộng (trong trường hợp người bị thiệt hại là nơ lệ, chủ nơ

chỉ cĩ quyền kiện nếu người gây hại cố ý gây hại cho nơ lệnhằm mục đích xúc phạm chủ nơ) Pháp luật La Mã quy

định trách nhiệm của người cĩ hành vi trái pháp luật gây

thiệt hại về tài sản, sức khỏe, danh dự của người khác thìngồi việc người đĩ phải bối thường theo trách nhiệm dan

sự, người gây thiệt hại cịn bị áp dụng các chế tài hình sự

Cũng về trách nhiệm bổi thường thiệt hại ngồi hợp

đồng, vào thé kỷ thứ V và VI SCN, cĩ một bộ luật rất điển

hình là Bộ luật Xalíc (Lox Salica) của quốc gia Frăng đượcban hành vào đầu thế kỷ thứ VI Bộ luật Xalíc cĩ nhữngquy định bảo vệ những gia súc lớn, người gây thiệt hạiphải bổi thường đối với những thiệt hại cụ thể về tài sản

như: Người ăn trộm chĩ săn bị phạt 15 xơlit, ăn trộm bê

sữa bị phat 3 xơÏit, ăn trộm ngựa kéo bi phạt 45 xdlit, an

trộm ngựa con bị phat 30 xdlit, ăn trộm lợn con trong

chuồng phải nộp phat gấp 3 lan (45 xơlit, đốt chuồng

trong đĩ cĩ lợn con thì bị phạt tới 63 xdlit, giam nat đồng

cỏ bị phạt 15 xơlit Bộ luật Xalíc cịn quy định tráchnhiệm bổi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, danh

dự của người khác khi bị xâm phạm Theo những quy

định trong Bộ luật Xalíc, chúng tơi nhận thấy những chỉ

số về chế độ xã hội của vương quốc Frang trong giai đoạn

khoảng 2 thé kỷ từ V - VI, van cịn tổn tại những tàn dư

của chế độ thị tộc: [TRNBBnD TONE THRUWIEN] os SU

Trang 18

PGS TS PHÙNG TRUNG TẬP

Frăng tự do, họ hàng của anh ta chia nhau chịu một nửavecghen (tiền phạt về tội giết người) Những người đồng

tộc phải cùng thể khi cần thể để thanh trừ một người nào

đó ra khỏi thị tộc của mình Người Frang phải thanh toán

tiền phạt cho những người đồng tộc và nếu như người gâythiệt hại về tính mạng của người Frăng tự do không thểtrả vecghen được thì 12 người đồng tộc có nghĩa vụ xácnhận tình trạng nghèo nàn của người đó, sau đó triệu tập

cha, mẹ của người gây thiệt hại lại để họ biết Sau khi làm

một thủ tục (vào thời bấy giờ bị coi là nhục nhã) là némmột nắm đất qua vai mình và nhảy qua hàng rào (đi chân

không, mặc một áo, cầm một cái gậy trong tay), người gây

ra thiệt hại phải xin những người dong tộc được triệu tập

nộp thay ít nhất là một nửa vecghen Bộ luật Xalic xemmọi người dân Frăng đều là người tự do và giết bất cứ

người nào cũng bị phạt 200 xôlit Đây là một hình phạt rấtlớn về tài sản, vì rằng vào thời bấy giờ, một con bò cái chỉ

có giá 2 xôlit, một con bò đực 3 xdlit Vào thời đó, tiền hếtsức hiếm va trong Bộ luật Xalíc, tién chỉ được hình dungnhư một đơn vị tính toán mức phạt mà trong thực tế được

thanh toán bằng hiện vật mà trước hết là bằng gia súc Bộ

luật Xalíc còn bảo vệ các quyền nhân thân của ngườiFrăng tự do Luật quy định rằng, cướp một cô gái tự do,

mỗi một người trong những kẻ đồng phạm bị phạt 30

xôlit Nếu như số người tham gia việc cướp cô gái tự dolớn hơn 3 thì mỗi người phạm pháp chịu phat 5 xdlit Bộluật Xalíc còn quy định về khoản phạt đối với các hành vi

Trang 19

TRÁCH NHIỆM BOI THUONG THIET HAI NGỒI HOP DONG

cu thé lién quan dén viéc gay thiét hai vé danh du cua ca

nhân cụ thể như: Ham hiếp cơ dau trong thời điểm rướcdau bi phat 200 xơÏit, cướp vợ của một người tự do cũng

bị phạt tương tự, giết một phụ nữ tự do đang trong thời

kỳ mang thai bi phat 600 thậm chi tới 700 xơlit Một

người cam ngĩn tay của cơ gái tự do ngồi ý muốn củangười đĩ sẽ bị phạt 15 xơlit; nếu nắm cổ ban tay sẽ bị phạtđến 30 xdlit; nếu nắm tay cơ gái tự do tới trên khuyu tay

sẽ bị phạt tới 35 xơlit; nếu cat đuơi sam (đoạn cuối mái

tĩc) của một cơ gái tự do sẽ bị phạt 45 xơlit Bộ luật Xalíc

phân biệt người Frăng tự do với nơ lệ về địa vị pháp lý

Luật tập quán của người Frăng xem nơ lệ cũng tương tự

như người La Mã đều là tài sản (Resmancipi) Theo đĩ, tội

ăn trộm một nơ lệ thì kẻ trộm bị phạt tương tự như ăntrộm một con bị hay ngựa là 30 xơlit Cướp nữ nơ lệ hay

cướp một người là tơi tớ của gia chủ thì ngồi khoản tiền

mà người cướp đĩ phải trả cho gia chu là 30 xơlít, người

cướp cịn phải đến cho gia chủ một nữ nơ lệ nữa Mộtdiéu dé nhận thấy, bản chất giai tang đã thể hiện rõ theo

những quy định trong Bộ luật Xalíc ở chỗ, cùng một hành

vi gây thiệt hại như nhau thì nơ lệ bị phạt nặng hơn một

cá nhân Frăng tự do Một người ăn trộm số tiền 2 đêna ởngồi nhà, người Frăng tự do phải phạt 15 xơlit, cịn nơ lệ

bị đánh 120 roi (Bộ luật Xalic quy định độ to của roi dùng

để đánh nơ lệ khơng được nhỏ hơn ngĩn tay út của ngườitrưởng thành bình thường) Nếu giá trị vật ăn trộm lênđến 40 đêna thì tên ăn trộm, nếu là dân tự do phải phạt 35

Trang 20

PGS TS PHÙNG TRUNG TẬP

xôlit, còn nô lệ có thể bị hoạn và chủ của nô lệ đó phải bổithường cho người bị mất trộm Khi mà tiền phạt đối vớidan tự do lên đến 45 xdlit thì nô lệ có thể bị giết

Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy

định trong Bộ luật Xalíc rất nghiêm khắc và có tính chất

trừng phạt rất nặng không những về tài sản, mà còn trừng

phạt cả về thể xác hoặc tính mạng của người gây thiệt hại

Tuy nhiên, giữa hình thức phạt về tài sản và tính mạng thìcác bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại về tài sản, sức

khỏe, tính mạng có thể thỏa thuận dùng tiền dé thay thétính mạng

Ở Việt Nam trong các thời kỳ trước đây, trách nhiệm

dân sự do hành vi gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính

mạng cũng được pháp luật quy định từ rất sớm, một

trong những quy định về vấn để này rõ nhất trong Quốctriéu hình luật Can cu vào những quy định trong Quốctriểu hình luật thì những điều kiện phát sinh trách nhiệmdân sự ngoài hợp đồng được xác định: Những tổn thất vềvật chất, những tổn thất về tinh thần, người gây thiệt hại

có lôi Những tổn thất về vật chất được quy định tại Điều

435 về những trường hợp một người lợi dụng hoàn cảnh

có trộm, cướp, hỏa hoạn, lụt lội mà lấy trộm tài sản, hay

chiếm đoạt tiền của người khác giữa thanh thiên bachnhật, đánh người mất của thì phải chịu tội như tội ăn

trộm thường nhưng được giảm một bậc Nhưng cũngtrong hoàn cảnh tương tự mà trấn lột quần áo, đổ vậtkhác của trẻ con, người điên, người say rượu thì ngoài

Trang 21

TRÁCH NHIEM BOI THƯỜNG THIET HAI NGOÀI HỢP DONG

trách nhiệm phải béi thường gấp đôi, người có hành vitrên còn phải tội đổ Trách nhiệm dân sự của người gây

thiệt hại về tài sản do lỗi cố ý phải chịu trách nhiệm bổithường về tài sản, ngoài ra người có hành vi đó còn bịtrừng phạt về thể xác Điều 579 quy định trong trường

hợp người nhận giữ súc vật hoặc của cải khác mà đem

dùng hay tiêu di thì phải bdi thường số tài sản đã tổn thất

và người gây thiệt hại còn phải phạt 80 trượng

Mức độ lỗi cũng được quy định theo hành vi gây thiệt

hại ngoài hợp đồng, lỗi bị xem như nặng hơn trongtrường hợp bắt được kẻ trộm, cướp nhưng không ghi lạinhững tang vật bị trộm cướp để cho xã quan kiểm điểm

mà lại tự lấy đi, thì bị xử biếm ba tư, phải bổi thường gấphai lần giá trị của vật, nhưng đã để cho xã quan kiểmđiểm nhận lấy rồi, ma lại lấy di thì bị xử nặng hơn mộtbậc Trách nhiệm đối với gia súc của chủ sở hữu cũngđược Bộ luật xác định trong trường hợp cố ý thả trâu,ngựa phá hoại hoa màu của người khác bị xử biếm một tư

và phải bổi thường gấp hai lần giá trị hoa màu bị phahoại, nhưng nếu vô ý thì chủ sở hữu của gia súc bị phạt 80trượng và có trách nhiệm bổi thường những thiệt hại dogia súc của mình gây ra Quốc triểu hình luật còn quy

định trách nhiệm dân sự của cha, mẹ phải boi thường

những thiệt hại do các con còn nhỏ gây ra cho người khác

và trách nhiệm của ông chủ, bà chủ về tài sản trongtrường hợp đây tớ của mình gây ra Trách nhiệm bổi

thường những thiệt hại do đổ vật gây ra cũng được Bộ

Trang 22

PGS TS PHÙNG TRUNG TẬP

luật quy định Điều 658 quy định: “Khi có việc xây dựng

hay phá hủy gi, mà phòng bị không cẩn thận, để đến nỗixảy ra chết người, thì xử biém một tu, và chịu tiên maitáng 5 quan (tiên), còn thợ thuyén và người chủ ty thì hìnhquan sẽ xem xét lôi vì ai xảy ra mà định tội” Ngoài những

quy định về trách nhiệm phải bồi thường toàn bộ thiệt hại

hoặc bổi thường gấp 2 lần giá trị tài sản bị gây hại, Bộ luậtcũng quy định người gây thiệt hại được miễn, giảm mức

bồi thường thiệt hai trong trường hợp hành vi gây thiệt

hại là do lầm lỡ Dấu hiệu của sự lầm lỡ được quy định tạiĐiều 499 của Bộ luật là trong trường hợp hậu quả của sựlầm lỡ đó làm bị thương hay chết người, đều xét theo tìnhtrạng sự việc mà giảm tội Sự lầm lỡ đó xảy ra ngoài khảnăng của con người, con người không kịp nhận biết, sứcngười không chống nổi mà gây thiệt hại cho người khác.Quy định trên đã loại trừ hành vi gây thiệt hại có tínhtoán, có chủ đích và là lỗi cố ý, người gây thiệt hại phảibổi thường Ngoài quy định những diéu kiện giảm mức

bổi thường thiệt hại, Bộ luật còn quy định điều kiện miễn

trách nhiệm dân sự (Điều 582) trong 2 trường hợp: Một

là, thiệt hại xảy ra trong trường hợp rủi ro; hai là, thiệt hạixảy ra hoàn toàn đo lỗi cố ý của bên bị thiệt hại Phươngthức béi thường thiệt hai bang hiện vật, trả lại tình trạngban đầu của vật và bổi thường bằng tiên tương đươnghoặc lớn hơn thiệt hại thực tế của vật cũng được quy định

trong Quốc triểu hình luật

Điểm lại một số quy định của pháp luật thuộc các chế

Trang 23

TRÁCH NHIỆM BỔI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

độ trước đây của một số nước và của Việt Nam về bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng để qua đó thấy được

những nét cơ bản của nội dung pháp luật quy định về

trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng thuộc các hình tháikinh tế - xã hội khác nhau Đồng thời qua đó mà có được

những đánh giá đúng mức và khách quan , để làm bàihọc kinh nghiệm cho mỗi cá nhân hành nghề luật sư,thẩm phán, chấp hành viên Thực hiện có hiệu quả chứcphận của mình trong chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước tatrong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Giai đoạn trước khi Bộ luật Dân sự năm 1995 được

ban hành, ở Việt Nam dưới chế độ mới cũng có một số

văn bản hướng dẫn biện pháp giải quyết những tranhchấp về bối thường thiệt hai do hành vi trái pháp luật gây

ra, và trách nhiệm của chủ sở hữu tài san boi thường thiệthại do tài sản gây ra Một trong những văn bản đó làThông tư số 173-UBTP ngày 23 tháng 03 năm 1972 của

Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn xét xử bổi thườngthiệt hại ngoài hợp déng (sau đây được viết tắt là Thông

tư số 173-UBTP) Đây là một thông tư có nội dung tươngđối đầy đủ, hướng dẫn đường lỗi giải quyết về bổi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng Nội dung Thông tư số 173-

UBTP đã phan biệt trách nhiệm dan sự với trách nhiệm

vật chất của công nhân, viên chức đối với tài sản của Nhànước Việc bối thường thiệt hại theo trách nhiệm vật chat

được quy định tại Điều 5 Nghị định số 49-NĐ/CP ngày 9tháng 4 năm 1968 của Hội đồng Chính phủ (sau đây được

Trang 24

PGS TS PHÙNG TRUNG TẬP

viết là Nghị định số 49-NĐ/CP): “Công nhân, viên chức

thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật lao động

trong khi làm nhiệm vu sản xuất, công tác ma gây thiệt hạicho tài sản của Nhà nước thì phải bồi thường thiệt hại cho

công qui’ Trách nhiệm vật chất theo quy định tại Nghịđịnh số 49-NĐ/CP, trong trường hợp công nhân, viênchức thiếu tinh than trách nhiệm, vi phạm kỷ luật laođộng trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao, hay phụtrách mà gây ra thiệt hại về tài sản của Nhà nước thì cơ

quan có trách nhiệm quản lý tài sản bị thiệt hại xử lý theocăn cứ, mức bồi thường va thủ tục bối thường theo quyếtđịnh của thủ trưởng và ý kiến của hội đồng kỷ luật của cơquan có công nhân, viên chức gây thiệt hại Trách nhiệmvật chất không áp dụng như trách nhiệm dân sự Vì người

gây thiệt hại phải boi thường theo mức do thủ trưởng cơquan quyết định; khoản bồi thường này thường thấp hơn

thiệt hại thực tế đã xảy ra Trách nhiệm vật chất chỉ được

áp dụng đối với công nhân, viên chức thiếu tinh than

trách nhiệm hoặc vị phạm kỷ luật lao động trong khi thực

hiện nhiệm vụ sản xuất, công tác được cơ quan giao màgây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước

Tại Điều 13 và 14 Nghị định số 49-ND/CP, quy định

về cách thức bổi thường và điều kiện miễn giảm mức bồithường của người gây thiệt hại (Điều 13: “Cách thực hiệnbôi thường là trừ dan vào lương hang tháng, trừ trườnghợp người phạm lỗi tự nguyện trả hết một lần” Số tiền trùhàng tháng “không dưới 10% và không quá 30% số lương

Trang 25

TRÁCH NHIỆM BOI THUONG THIET HAI NGOÀI HỢP ĐỒNG

và phụ cấp lương hàng tháng của người phạm lỗi” Trongtrường hợp “người phạm lôi đã trả được từ 50% số tiên bồi

thường trở lên và tích cực làm việc, có thành tích trong

công tác và sản xuấi , thì tay chưa trả được 50% số tiễnbồi thường, cũng có thể được giảm, miễn số tiên còn lại”(Điều 14) Tại các Điều 7, 8 và 9 Nghị định số 49-NĐ/CP,thì chế độ trách nhiệm vật chất được thi hành trên

nguyên tắc: Người có lỗi gây ra thiệt hại phải chịu trách

nhiệm bồi thường Và “Nếu thiệt hai do lỗi của nhiễungười gây nên thì tất cả những người có lỗi, kể cả cán bộphụ trách co quan, xí nghiệp, déu có trách nhiệm boi

thường, tùy theo mtic độ lỗi cua từng người” Như vậy,

trách nhiệm vật chất chỉ được ap dụng đổi với công nhân,viên chức nhà nước trong khi thực hiện nhiệm vụ mà vô ý

gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước, thì phải bồi thường,

mức bối thường do thủ trưởng cơ quan quyết định

Tuy nhiên, cần phân biệt với trường hợp những vụ

gây thiệt hại không phải trong trường hợp thi hành nhiệm

vụ hay không thuộc trường hợp được quyển sử dụng tài

sản thì không áp dụng theo quy định trong Nghị định số

49-NĐ/CP Trong trường hợp này, người gây thiệt hại

phải bổi thường theo trách nhiệm dân sự là gây thiệt hạibao nhiêu phải bối thường bấy nhiêu Tòa án nhân dân có

thẩm quyền quyết định trách nhiệm bối thường thiệt hai

của người gây thiệt hại, mà không thuộc thẩm quyển của

thủ trưởng cơ quan như trong trách nhiệm vật chất

Về trách nhiệm gây thiệt hại ngoài hợp đồng, được

Trang 26

bi giảm sút của người bị gây thiệt hại về sức khỏe, tinh

mạng Những thiệt hại phải thực tế, xác định được Thiệt

hại về hoa màu sáp được thu hoạch, súc vật sắp đến ngày

sinh con mà bị làm chết thì cần xem xét một cách khách

quan và thích đáng, để có cơ sở buộc người gây thiệt hạiphải béi thường những thiệt hai về tài sản do minh gây ra

- Diéu kiện thứ hai: Phải có hành vi trái pháp luật

Hành vi trái pháp luật có thể phạm pháp về hình sự hay viphạm pháp luật dân sự, vi phạm đường lối, chính sáchcủa Dang và Nhà nước hoặc vi phạm quy tắc sinh hoạt xãhội Theo nội dung của Thông tư số 173-UBTP, thì trongtrường hợp một người vì thừa hành một nhiệm vụ trongtrường hợp cần thiết do pháp luật quy định mà gây thiệt

hại, thì không coi là trái pháp luật Nhưng một người thựchiện một hành vi vượt quá giới hạn luật pháp quy định,

thì lại coi là trái pháp luật

- Diéu kiện thứ ba: Phải có quan hệ nhân quả giữathiệt hại và hành vi trái pháp luật Thiệt hại xảy ra phải

đúng là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật Hành vitrái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại Theo nội dung

của Thông tư số 173-UBTP, có sự phân biệt giữa hành vi

là nguyên nhân trực tiếp với hành vi là nguyên nhân giántiếp của thiệt hại “Có trường hợp tuy hành vi trái pháp

Trang 27

TRÁCH NHIEM BOI THƯỜNG THIET HAI NGOÀI HỢP ĐỒNG

luật không phải là nguyên nhân trực tiếp của thiệt hại xảy

ra, nhưng lại có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại vàđược coi là có quan hệ nhân quả với thiệt hại” Như vậy,

Thông tư số 173-UBTP đã hướng dẫn giải quyết sự kiện

pháp lý rat tinh tế Vì trong đời sống thực tế, có trường

hợp một người gây hại trực tiếp cho người khác lại xuất

phát từ một nguyên nhân gián tiếp, mà người có hành vi

là nguyên nhân gián tiếp lại là hành vi trái pháp luật Cho

nên trong trường hợp này, người có hành vi trái pháp luật

được xác định là nguyên nhân gián tiếp của thiệt hại vẫn

phải chịu trách nhiệm dân sự là boi thường thiệt hại.Trường hợp này thường gặp trong tai nạn giao thông, do

có hành vi vi phạm an toàn giao thông

Một ví dụ sau đây minh chứng trường hợp trên: Trênmột cung đường giao thông, có một ngã tư Anh A đang

điểu khiển xe mô-tô phía trước, anh B cũng đang điềukhiển xe mô-tô phía sau anh A Đến gần ngã tư, anh B độtngột tăng tốc độ của xe và vượt lên phía trước anh A đồngthời đột ngột rẽ phải mà không hé có tín hiệu xin đường

Do bị bất ngờ, anh A đã đạp phanh đột ngột xe mìnhđang điều khiển va xe bị đổ, gây thiệt hại cho anh C cũngđang điều khiển xe mô-tô cùng chiều Thiệt hai của anh C

về tài sản xác định được là 3.000.000 dong, điều trị vếtthương do gay tay chi phí 10.000.000 đồng Tổng thiệt hạicho anh C là 13.000.000 đồng

Trong sự kiện trên, nhận thấy người gây thiệt hại trực

tiếp cho anh € là anh A Nguyên nhân trực tiếp là do xe

Trang 28

PGS TS PHÙNG TRUNG TAP

mô-tô của anh A bị dé mà gây thiệt hai cho anh C Nhung

hành vi cua anh B là hành vi trái pháp luật da lan đường

để rẽ phải đột ngột Vì vậy anh A phải cố tránh đâm phải

xe của B cho nên thiệt hại đã xảy ra cho anh C Hành vicủa anh B là hành vi trái pháp luật, vi phạm luật an toàn

giao thông, có mối liên hệ mật thiết với thiệt hại, cho nênanh B phải boi thường thiệt hại cho anh C Hành vi củaanh B là nguyên nhân gián tiếp, nhưng nó có tính chấtquyết định đến thiệt hại cho anh C

Trường hợp như trên đây thường gặp trên đường giao

thông ở Việt Nam Người điều khiển phương tiện khôngtuân thủ luật giao thông đã phóng nhanh, vượt ẩu, lấnphần đường giao thông của người khác, khiến người né

tránh mà gây thiệt hại cho người thứ ba Người vi phạm

không xác định được là ai vì họ đã “cao chạy xa bay”, cònngười do phải né tránh đã dam, va vào người khác thìphải gánh chịu hậu quả!

- Điễu kiện thứ tư: Phải có lỗi của người gây thiệt hại.Theo hướng dẫn trong Thông tư số 173-UBTP thì: “Người

gây thiệt hại phải nhận thức hoặc có thể nhận thức đượcrằng hành vi của mình là trái pháp luật và có thể gây ra

thiệt hại cho người khác: cố ý hay vô ý đều là có lỗi”

Nội dung của Thông tư số 173-UBTP, còn để cập đến

một số trường hợp bổi thường cụ thể: Trách nhiệm bồi

thường của một người va của nhiều người gốm có trách

nhiệm liên đới; trách nhiệm của người không trực tiếpgây thiệt hại; trách nhiệm hỗn hợp Hơn nữa, nội dung'

Trang 29

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

ua Thông tư còn dé cập đến trách nhiệm về boi thường

hiệt hại do người vị thành niên hoặc người mới trưởnghành gây ra; có sự phân biệt trách nhiệm của pháp nhân

va của cá nhân; ấn định mức béi thường thiệt hại theo

1guyên tac: “Gay thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thườngray nhiêu” (bối thường toàn bộ thiệt hại) Thông tư còn

›ướng dẫn cách tính toán thiệt hại và ấn định mức bối

hường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm.Những chi phí thuốc men, bồi dưỡng, chi phí làm chân

ziả, tay giả, mat giả, chi phí về giao thông từ nhà đến bệnh

vién và từ bệnh viện về nhà của người bị gây thiệt hại vềslic khỏe Những chi phí hợp lý cho việc mai táng khi nan

hân chết Những thu nhập bị giảm sút hay bị mất của

aan nhân trong thời gian phải điều trị, và sau thời gianliểu trị Thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút của một trong

những người thân gần gũi nhất của nạn nhân, do thật cần

:hiết hay do bệnh viện yêu cầu phải nghỉ việc để chăm sóc

nạn nhân khi đang điều tri

Thông tư số 173-UBTP, hướng dẫn xác định tráchnhiệm liên đới là trách nhiệm của nhiều người cùng gâythiệt hai do cùng thống nhất với nhau về ý chí, thì họ phảilên đới boi thường thiệt hại Trách nhiệm liên đới cònđược xác định trong trường hợp những người gây thiệt

hại vừa thống nhất với nhau về mặt ý chí vừa thông nhấtvới nhau về mặt hành vi và hậu quả

Một điểm đáng lưu ý, nội dung của Thông tư số UBTP có hướng dẫn xác định trách nhiệm của pháp

Trang 30

173-PGS TS PHÙNG TRUNG TẬP

nhân và của cá nhân trong trường hợp: “Công nhân, viênchức hay người đại diện hợp pháp của xí nghiệp, co quantrong khi thi hành nhiệm vụ, do hành vi liên quan chặt

chẽ đến công tác, được xí nghiệp, cơ quan phân công, mà

gây thiệt hai cho người khác, thì xí nghiệp, co quan phải

bôi thường thiệt hại theo chế độ trách nhiệm dân sự, rồisau đó, có quyên đòi hỏi họ hoàn trả việc bồi thường theo

quan hệ lao động”

Như vậy, căn cứ vào nội dung Thông tư số

173-UBTP, thì việc xác định trách nhiệm của pháp nhân bồi

thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong khi

thực hiện nhiệm vụ của pháp nhân giao cho Pháp nhâncũng chịu trách nhiệm dân sự là bổi thường toàn bộ thiệthại do người của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện

nhiệm vụ của pháp nhân Về mặt tố tụng dân sự thì trong

trường hợp này pháp nhân là bị đơn dân sự, mà không

phải là cá nhân người trực tiếp gây thiệt hại là bị đơn

Hướng dẫn này thật cụ thể và là cơ sở để xác định ai

là người có trách nhiệm bổi thường thiệt hại, pháp nhân

hay người của pháp nhân thực hiện nhiệm vụ và vì lợi ích

của pháp nhân mà vô ý gây thiệt hại cho người khác.Người của pháp nhân trong khi thực hiện nhiệm vụ của

pháp nhân mà gây thiệt hại cho người khác và pháp nhân

đã bổi thường toàn bộ thiệt hại theo nguyên tắc của pháp

luật dân sự (gây thiệt hại bao nhiêu phải bổi thường bấynhiêu), còn người công nhân, viên chức trong khi thihành nhiệm vụ mà vô ý gây thiệt hại phải chịu trách

Trang 31

TRÁCH NHIỆM BOI THUONG THIET HAI NGOÀI HỢP ĐỒNG

nhiệm là hoàn trả toàn bộ hoặc một phần tài sản phápnhân đã béi thường cho người bị thiệt hại

Thông tư số 173-UBTP đã hướng dẫn việc ấn định

bồi thường thiệt hại theo nguyên tac gây thiệt hại bao

nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu Nhưng trong những

trường hợp nhất định, căn cứ vào hình thức lỗi của ngườigây thiệt hại; căn cứ vào khả năng kinh tế trước mắt và lâuđài của người gây thiệt hại để có cơ sở “hoặc buộc người

gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, hoặc có thể

châm chước một phan, tức là ấn định mức bồi thường thấphơn thiệt hại” (bối thường một phan thiệt hại) Theonguyên tắc bổi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, và theohướng dẫn trong Thông tư số 173-UBTP, thì người gây

thiệt hại phải bồi thường theo các mức độ sau day:

- Bồi thường toàn bộ thiệt hại: Nếu có hành vi cỗ ý

gây thiệt hại hoặc hành vi gây thiệt hại được xác định là

vô ý, nhưng thiệt hại xảy ra không quá lớn so với khảnăng kinh tế trước mắt và lâu đài của người gây thiệt hại

- Bồi thường một phan thiệt hại (thấp hơn thiệt hai):

Nếu người gây thiệt hại có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quá

lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu đài của ngườigây thiệt hại; hoặc người gây thiệt hại có lỗi vô ý, màngười bị thiệt hại có lỗi vô ý nặng

Mức bối thường còn do các bên thỏa thuận thong tư

sẽ 173-UBTP hướng dẫn: “Tòa án nhân dân các cấp có thé

dựa vào sự tự nguyện thỏa thuận của cá nhân người bị

thiệt hại, kết hợp với ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân

Trang 32

PGS TS PHUNG TRUNG TẬP

cùng cấp để quyết định giảm mức bồi thường hay miễn

trách nhiệm bồi thường cho người gây thiệt hại”

Với những nội dung hướng dẫn cơ bản trên, có thể

nhận định ở Việt Nam dưới chế độ dân chủ, nhân dântrước khi có Bộ luật Dân sự, thì Thông tư số 173-UBTP

ngày 23-3-1972 của Toa án nhân dân Tối cao đã là căn cứ

để các cấp tòa án ở nước ta vận dụng vào việc giải quyết

tranh chấp liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hai

ngoài hợp đồng Thông tư số 173-UBTP đã xác định bốn

diéu kiện phat sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng là các căn cứ khoa học, tạo diéu kiện thuận lợi

để các cấp tòa án có căn cứ xác định có hay không có

trách nhiệm bổi thường thiệt hại trong những sự kiện cụthể Thông tư số 173-UBTP đã đóng một vai trò quan

trọng và là một bước chuẩn bị không thể thiếu trong quá

trình pháp điển hóa Bộ luật Dân sự năm 1995 và hiện nay

là Bộ luật Dân sự năm 2005 đang có hiệu lực pháp luật

Do hoàn cảnh lịch sử và do quan niệm, Thông tư số173-UBTP đã không dự liệu để hướng dẫn các cấp tòa

án ở Việt Nam trong giai đoạn những năm 70 của thé

kỷ XX, về bồi thường thiệt hai do tổn thất về tinh thanliên quan đến thiệt hại về sức khỏe, tính mạng bị xâm

phạm Tuy nhiên, những nội dung của Thông tư số

173-UBTP đã đóng một vai trò quan trọng, góp phần khôngnhỏ vào công tác xét xử, giải quyết những tranh chấp

liên quan đến việc xác định trách nhiệm bổi thườngthiệt hại của người có hành vi gây thiệt hại và bảo vệ

Trang 33

TRÁCH NHIỆM BOI THUONG THIET HAI NGOÀI HỢP DONG

được những quyền, lợi ich hợp pháp của người bi thiệthại ngoài hợp đồng

Một điểm đáng lưu ý là Thông tư số 173-UBTP cũng

đã hướng dan về trách nhiệm về thiệt hại do nguồn nguy

hiếm cao độ gây ra Những hướng dẫn rất cụ thể, đã phân

biệt trách nhiệm nào thuộc trách nhiệm do nguồn nguyhiểm cao độ gây ra, và trách nhiệm nào không thuộc tráchnhiệm do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Trách nhiệm

bổi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phụ thuộc vào

điểu kiện lỗi Là thiệt hại xảy ra do chính sự hoạt động củanguồn nguy hiểm cao độ gây nên, không do lỗi của ai thì

cơ quan quản lý nguồn nguy hiểm cao độ phải chịu tráchnhiệm bổi thường (tai nạn do 6 tô gây ra do cấu tạo máy

móc của xe, bình hóa chất bị nổ khi đang vận chuyển, tai

nạn do hệ thống dẫn điện bị chập, bị cháy nổ ) Ngượclại, không thuộc trách nhiệm do nguồn nguy hiểm cao độ

gây ra trong trường hợp một người đi đường lao vào ô tô

đang chạy để tự tử, người nằm ngủ trên đường sắt màkhông nghe thấy tiếng còi tàu và bị tàu cán chết

Năm 1995, Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam được ban hành và có hiệu lực vàongày 1/7/1996, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài

hợp đồng được Chương V Phần thứ ba, tại Điều 609 của

Bộ luật quy định: “Người nào do lôi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm

phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy

tín, tai sản, các quyến, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân,xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc

Trang 34

PGS TS PHTING TRUNG TẬP

các chủ thể khác ma gây thiệt hai, thi phải bồi thường”

Như vậy, người gây thiệt hại cho dù có hành vi cố ý hoặc

vô y gây thiệt hại cho người khác về tài sản, về sức khỏe,tính mang và các quyển nhân thân khác thì phải bối

thường theo nguyên tắc của trách nhiệm dân sự là:

1- Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.Các bên có thể thỏa thuận về mmức bồi thường, hình thứcbồi thường bằng tién, bằng hiện vật hoặc thực hiện mộtcông việc, vê phương thức bồi thường, trừ trường hợp pháp

luật có quy định khác

2- Người gây thiệt hại có thể được giảm túc bồi

thường, nếu đo lỗi vô ý ma gây thiệt hai quá lớn so với khả

năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình

3- Khi mức bôi thường không còn phù hợp với thực té

thì người bi thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyén yêu

cau tòa án hoặc co quan nhà nước có thẩm quyền khác

thay đổi mức bồi thường” (khoản 3 Điều 605 BLDS)

Khi Bộ luật Dân sự năm 2005 được ban hành thay thế

Bộ luật Dân sự năm 1995, căn cứ phát sinh trách nhiệm

boi thường thiệt hại được quy định tại Điều 604 và

nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều

605, cũng tương tự như những quy định trong Bộ luậtDân sự năm 1995

Điều 604 BLDS năm 2005, quy định căn cứ phát sinhtrách nhiệm bổi thường thiệt hại khi một người có lỗi cho

dù vô ý hoặc cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh

dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyển, lợi ích hợp pháp

Trang 35

TRÁCH NHIỆM BOI THUONG THIET HAI NGOÀI HỢP DONG

khác của cá nhân, xâm phạm danh du, uy tín, tài san cua

pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại phải bổi

thường Trong trách nhiệm dân sự bổi thường thiệt haingoài hợp đồng, cho dù người có hành vi gây thiệt hại cólỗi cố ý hoặc vô ý đều có trách nhiệm bồi thường toàn bộthiệt hại đã gây ra cho người khác Những thiệt hại xácđịnh được có thể là tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhânphẩm, uy tín của con người; tài sản, các quyền và lợi ích

hợp pháp của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của các tổ

chức hoặc của chủ thể khác thì phải boi thường Ngoài ra,

trong trách nhiệm bổi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

trong một số trường hợp pháp luật quy định người gây

thiệt hại phải bổi thường cả trong trường hợp không cần điều kiện lỗi Đó là trách nhiệm do nguồn nguy hiểm cao

độ gây ra; trách nhiệm của chủ sở hữu súc vật phải bổi

thường những thiệt hại do tài sản của mình gây ra; trách

nhiệm bồi thường thiệt hại của người gây ô nhiễm môi

trường cho dù không có lỗi |

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về trách nhiệm bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Chương XX từ Điều

584 đến Điều 608, gồm có 3 mục Mục 1: Những quy địnhchung từ Điều 584 đến Điều 588; Mục 2: Xác định thiệthại, từ Điều 589 đến Điều 593; Mục 3: Bồi thường thiệt

hai trong một số trường hợp cụ thể, từ Điều 594 đến Điều

608 Chế định trách nhiệm boi thường thiệt hại ngoài hợp

déng là một chế định quan trọng trong Bộ luật Dân sự

năm 2015, điều chính các quan hệ về tài sản và nhân than

Trang 36

PGS TS PHÙNG TRUNG TẬP

phát sinh từ trách nhiệm bổi thường thiệt hại ngoài hợpđồng do có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho ngườikhác về tài sản, sức khỏe, tính mạng và các quyền nhân

thân khác Chế định trách nhiệm bổi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng còn điều chỉnh các quan hệ về tài sản

phát sinh từ những sự kiện pháp lý do tài sản gây thiệt hạicho người khác

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bổi thường thiệt hạingoài hợp đồng theo quy định tại Điêu 584: “1 Người nào

có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân

phẩm, uy tín, tài sản, quyển, lợi ích hợp pháp khác của

người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trườnghợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác

2 Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi

thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do

sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị

thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật cóquy định khác

3 Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu,

người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường

thiệt hại, trừ trường hợp phát sinh theo quy định tại khoản

2 Điều nay”

Điều 584 BLDS năm 2015, trách nhiệm bồi thườngthiệt hại phát sinh khi có hành vi xâm phạm đến cácnhóm khách thể được pháp luật bảo vệ:

Thứ nhất, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh du,

nhân phẩm, uy tín của cá nhân; danh dự, uy tín của tổ chức;

Trang 37

TRÁCH NHIỆM BỔI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Thu hai, xâm phạm tài sản, quyển, lợi ích hợp pháp

khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bổi thường.Hành vi của một chủ thể xâm phạm đến những nhómkhách thể trên đây mà gây thiệt hại thi chủ thể phải boithường thiệt hại, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác cóliên quan quy định khác

Như vậy, hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe,

danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp kháccủa người khác là nguyên nhân của thiệt hại thì chủ thể cóhành vi xâm phạm phải bồi thường (trừ trường hợp Bộluật này, luật khác có liên quan quy định khác)

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 584 năm 2015,

người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bối

thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do

sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bịthiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật cóquy định khác

Khoản 3 Điều 584 BLDS quy định về nguyên tắc chủ

sở hữu của tài sản chịu trách nhiệm bổi thường thiệt haikhi tài sản gây ra cho người khác Nếu tài sản của chủ sở

hữu do người khác chiếm hữu mà gây ra thiệt hại, thì

người chiếm hữu tai sản có trách nhiệm béi thường, trừ

trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng

hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại

Trang 38

phát sinh trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độgây ra Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng còn phát sinh

trong một số trường hợp ngoại lệ khác, mà trách nhiệm

đó do pháp luật quy định trong một số trường hợp cụ thể

về các chủ thể có liên quan Trong nghiên cứu, học tập,

tìm hiểu cũng như trong công tác điều tra, xét xử, thihành án dân sự và trong tư vấn pháp luật, trong việc luật

sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự trước tòa

án muốn đạt hiệu quả cao, đúng pháp luật thì sự cần thiếtđối với những người thuộc các lĩnh vực trên phải nắm

vững phương pháp luận về các điều kiện phát sinh trách

nhiệm dân sự ngoài hợp đồng Trong phan này, chúng tôi

Trang 39

TRÁCH NHIEM BOI THUONG THIET HAI NGOÀI HỢP DONG

phân tích những điều kiện phat sinh trách nhiệm dan sựbéi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhằm làm rõ nhữngchuẩn mực pháp lý trong việc áp dụng pháp luật để giảiquyết những tranh chấp cụ thể về việc boi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng

I CÓ THIỆT HẠI XÂY RA

Thiệt hại là gì và được hiểu dưới góc độ pháp lý như thế

nào? Giới hạn của thiệt hại gián tiếp xác định được? Thiệthại gồm có các loại về tài sản, sức khỏe, tinh mạng, danh du,

uy tín của cá nhân và của các tổ chức bị xâm phạm

Về phần này, chúng tôi muốn điểm lại những quy

định của pháp luật dưới thời Lê, Nguyễn là các triéu đạiphong kiến ở nước ta có hai Bộ luật tương đối điển hình

là Quốc triểu hình luật (sau đây viết tắt là QTHL) và

Hoàng Việt luật lệ (sau day được viết tắt là HVLL) cónhững chế định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng tuy

còn sơ sài nhưng vẫn có những điểm tương đối rõ ràng.

Những quy định về lĩnh vực này đã không phân biệt tráchnhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự Trách nhiệm hình

sự được áp dụng đối với người có hành vi xâm phạm đến

tài sản hoặc quyền nhân thân hợp pháp của người khácthì ngoài hình phạt về nhân thân, kẻ phạm tội còn phảibéi thường về tai san cho người bị hại Điều 466 QTHL

quy định trong trường hợp đánh người gây thương tích,thì ngoài hình phạt về nhân thân (thể xác), người gây thiệt

Trang 40

PGS TS PHÙNG TRUNG TẬP

hại phải bổi thường như sau: “Sung, phù thì phải đến tiễn

thương tích 3 tiên, chảy mau thì tột quan; gãy một ngóntay, một răng thi dén 10 quan, đâm chém bi thương thì 15

quan, doa thai chưa thành hình thì 30 quan, đã thànhhình thì 50 quan; đút lưỡi và hong âm, dương vật thì dén

100 quan; đối với người quyền quý thì lại xử khác” Thực

chất, mức béi thường mà người gây thiệt hại phải thực

hiện được ấn định trước bởi pháp luật, mà không căn cứ

vào những thiệt hại thực tế đã xảy ra xác định được Việc

bổi thường trên có hai tính chất, một là nhằm khắc phụchau quả của thiệt hai, hai là bổi thường về nhân thân củangười bị thiệt hại Vì Điều 466 cua QTHL quy định: “Đốivới người quyên quý thì lại xử khác” Tuy chưa có sự phanbiệt giữa trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự theo

những quy định tại QTHL và HVLL, nhưng trong hai Bộ

luật này đều đã quy định được hai vấn để cơ bản của tráchnhiệm dân sự, đó là các yếu tố làm phát sinh trách nhiệmdan sự và bồi thường thiệt hại Một điều đáng chú ý làthiệt hại được quy định trong QTHL và HVLL bao gồm cảthiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần

Thiệt hại vật chất là những tổn thất vật chất thực tế,xác định được bằng một khoản tiền cụ thể đã được quyđịnh trong hau hết các điều luật liên quan đến việc bổi

thường thiệt hại do có hành vi xâm phạm đến sức khỏe,tính mạng và tài sản của người khác Tại Điều 29 QTHLquy định: “Tién đến mạng - nhất phẩm, tong nhất phẩm

được đến 15.000 quan; nhị phẩm, tòng nhị phẩm 9.000

Ngày đăng: 21/04/2024, 23:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w