MỤC LỤC
Thiệt hại về sức khoẻ được hiểu là những chi phí cho việc cứu chữa, phục hồi chức nang của người bị thiệt hai: Chi phí giao thông đưa nạn nhân từ nơi bị thiệt hại đến bệnh viện, chi phí giao thông chuyển bệnh viện theo yêu cầu của bác sĩ điều trị, những thu nhập bị mất, bị giảm sút của người bị gây thiệt hại về sức khoẻ do không tham gia lao động, sản xuất được mà bi mất, bị giảm sút sau khi điều trị, chi phí giao thông và thu nhập bị mất của một người thân thích giúp đỡ người bị thiệt hại theo yêu cầu của bác sĩ điều trị trong thời gian điều trị, do không lao động sản xuất được cho nên không có thu nhập, tiền. Thiệt hai về tính mang bao gồm những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị gây thiệt hại trước khi chết; những chi phí mai táng cho người bị thiệt hại khi chết; tiền cấp dưỡng cho những người mà nạn nhân có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống: khoản tiền bồi thường tổn thất về tinh thần cho những người thân thích của người bi gây thiệt hại về iính mạng thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc những người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và những.
Trong trường hợp khác, nếu hành vi cố ý gây thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng cho bệnh nhân mà việc gây thiệt hại đó là do trình độ non kém về kỹ thuật của người thực hiện phương pháp chữa bệnh mới trên cơ thể một người, việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép bộ phận của thân thể của một người có sự đồng ý của chính người đó hoặc được sự đồng ý của những người thân thích của người đó mà gây thiệt hại thì hành vi này cũng được xem là hành vi trái pháp luật. Căn cứ vào những qui định tại khoản 1 Điều 16 Bộ luật Hình sự và khoản 1 Điều 614 Bộ luật Dân sự chúng tôi nhận thấy pháp luật chỉ qui định người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải bồi thường với điều kiện thiệt hại người đó gây ra nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa, mà không qui định nếu thiệt hại do người đó gây ra lại ngang bằng với thiệt hại cần ngăn ngừa thì giải quyết theo phương thức nào?.
Nói cách khác, người có hành vi liên quan đến thiệt hại không phải là người gây thiệt hại do nhận thức rừ hành vi của mỡnh sẽ gõy thiệt hại cho người khỏc mà vẫn thực hiện, đồng thời người có hành vị đó không thể hiện ý chí mong muốn hoặc không mong muốn nhưng để mặc thiệt hại xảy ra cho người khác. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ hoặc người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại, mặc dù không thể hiện hành vi gây thiệt hại nhưng có sự kiện gây thiệt hai trái pháp luật phát sinh.
Mức độ lỗi trong trường hợp này được xác định dựa trên những cơ sở lý luận pháp luật hình sự trong việc phân biệt mức độ lỗi vô ý vì quá cẩu thả, vô ý vì quá tự tin của một người mà gây ra thiệt hại thì tương ứng với nó mức bồi thường thiệt hại có khác nhau. Quan hệ trên có đặc điểm là các bên gây thiệt hại cho nhau đều nhận thức rừ hành vi của mỡnh sẽ gõy thiệt hại cho phớa bờn kia và ngược lại, người này cũng nhận thức rừ hành vi của mình cũng sẽ gây thiệt hại cho phía bên kia và cả hai phía đã cùng cố ý thực hiện hành vi gây thiệt hại cho nhau.
Theo qui định tại Điều 19 BLDS thì người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp người đó bị mất năng lực hành vi dân sự do bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. + Mức độ thứ hai: Theo qui định tại khoản 2 Điều 606 BLDS: “Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gáy thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp qui định tại Điều 621 của Bộ luật này.
Nếu căn cứ xác lập quan hệ giám hộ trong những trường hợp cha, mẹ của người được giám hộ bị toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không đủ điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó hoặc cha, mẹ yêu cầu chỉ định người giám hộ cho con vị thành niên và con mất năng lực hành vi dân sự. Nhung trong trường hợp người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự mà cũng không có người giám hộ hoặc người giám hộ hoàn toàn không có lỗi trong việc giám hộ, mà người chưa thành niên gây thiệt hại thì người bị thiệt hại không được bồi thường, và trong trường hợp này được xem là trường hợp người bị thiệt.
Về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra, được qui định trong _ Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQHII ngày 17 tháng 03 năm 2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP- BTC ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Viện Kiểm sát nhân dan Tối cao, Toà án nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số qui định của Nghị quyết số 388/NQ-UBTVQHII về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây ra, qui định việc giải quyết bồi thường chung. Những qui định của BLDS về bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm, tác giả cuốn sách chuyên khảo này bàn luận một số vấn đề còn tồn tại, cần được quan tâm hơn nữa để khi sửa đổi, bổ sung BLDS năm 2005, cơ quan lập pháp chú ý xem xét nhằm điều chỉnh phù hợp với thực tế của đời sống xã hội về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khoẻ của người khác, để hiệu quả điều chỉnh của những qui định về bồi thường thiệt hại về sức khoẻ trong chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có, hiệu quả cao hơn.
Theo qui định trên và theo qui định trong Nghị quyết số 03 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao ngày 08 tháng 07 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số qui định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thì thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm những chi phí hop lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết, chi phí hợp lý cho việc mai táng và khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống. Theo qui định tại tiểu mục 2.4 thuộc mục II của Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm được xác định gồm những người thân thích của người bị gây thiệt hại về tính mạng, gồm toàn bộ những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, theo qui định tại điểm a khoản | Điều 676 BLDS là: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại về tính mạng.
Hành vi nào được coi là hành vi xâm phạm thi thể, hành vi nào không bị coi là hành vi xâm phạm thi thể, sự cần thiết phải làm rừ những yếu tố sau đõy và mối liờn hệ của hành vi này với cỏc quan hệ khác có liên quan đến sự tác động đến thi thể của cá nhân. Lấy bộ phận từ người đang hôn mê sâu, xác định người đó đã chết, và có các căn cứ xác định về việc người đó không phản đối việc hiến bộ phận cơ thể hoặc mô, có sự giám sát và cho phép của Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Toà án thẩm quyền rộng.
Một số dân tộc coi trọng phần hồn của người chết, nhưng phần xác là thi thể của cá nhân cũng được coi là thực thể thiêng liêng không thể xâm phạm. Thi thể của cá nhân được tôn trọng, giữ gìn và theo phong tục, tập quán của một số dân tộc, thi thể của cá nhân còn được bảo vệ, giữ gìn theo những nghi thức nhất định.
Trên thực tế, có thể có trường hợp những người than thích của người có thi thể như bố, mẹ, vợ hoặc chồng, các con của người chết đã hiến thi thể của người chết cho cá nhân, cơ sở y tế nhằm mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học trái với ý chí của người có thi thể khi còn sống. Không thể chấp nhận hành vi xâm phạm đến thi thể của cá nhân trái với ý chí của cá nhân có thi thể khi còn sống, đồng thời cũng không thể bảo vệ hành vi của những người thân thích của cá nhân sau khi chết, định đoạt thi thể của người thân thích do không mai táng, hoá thân hoặc dưới các hình thức chôn cất khác theo phong tục, tập quán.
+ Nguoi được bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần: Theo qui định tại khoản 3 Điều 628 Bộ luật Dân sự, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất (vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi) của người chết được hưởng khoản tiền theo mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu. Theo qui định này, thì khoản tiền bù đắp về tinh thần mà những người thừa kế tại hàng thừa kế thứ nhất được hưởng không nên hiểu đó là di sản thừa kế, vì di sản thừa kế phải do người chết để lại hoặc là khoản tiền bảo hiểm tính.
Từ những điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh và giải phóng mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng không hẳn là không có những trường hợp chủ thể đầu tư, xây dựng đã vô tình hay hữu ý xâm phạm đến mồ mả của người khác trên phạm vi diện tích đất được cấp quyền sử dụng hoặc có hành vi lấn chiếm đất, mở rộng diện tích đất đã vi phạm đến địa giới liền kể, mà xâm phạm đến mồ mả của người khác. Việc giải quyết triệt để những tranh chấp do hành vi xâm phạm mồ mả của cá nhân nhằm không những bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của những người liên quan, mà còn ngăn chặn kịp thời những hành vi cố ý xâm phạm đến mồ ma của cá nhân, để bảo đảm cho những qui định của pháp luật về đối tượng đặc biệt này được thực hiện có hiệu quả cao trong đời sống xã hội hiện đại.
Thực hiện hành vi gây thiệt hại trong trường hợp này, xét về khía cạnh của pháp luật hình sự thì họ là những đồng phạm, do phạm tội có tổ chức; xét về mặt dân sự thì họ là những người gây thiệt hại vừa thống nhất với nhau về mặt hành vi, vừa thống nhất với nhau về mặt hậu quả. Ho đã phân công nhau thực hiện các hành vi gây thiệt hại, người thực hiện hành vi trực tiếp gây thiệt hại, nhưng người khác lại thực hiện hành vi gián tiếp theo cách thức “kể kiếm gạo, người thối cơm”.
Sự thống nhất về mặt hành vi của nhiều người cùng gây thiệt hại xét về mặt hình thức thì các hành vi gây thiệt hại của nhiều người được coi là thống nhất, là trường hợp các hành vi được thể hiện trên cơ sở khách quan và đã gây ra thiệt hại cho người khác. Nhiều người cùng thực hiện các hành vi với một mục đích không nhằm gây ra bất kỳ một thiệt hại nào, nhưng những hành vi của nhiều người cùng được thực hiện đã gây ra thiệt hại, thì họ phải liên đới bồi thường.
Về trách nhiệm hỗn hop được hướng dẫn trong Thông tu số 173-UBTP trong trường hợp người gây thiệt hại và người bi thiệt hại đều có lỗi, mà lỗi của người bị thiệt hại là vô ý nặng thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm về tài sản tương ứng với phần lỗi của mình. - Nếu người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có lỗi cố ý, mong muốn thiệt hại xảy ra đối với mình thì không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại (đây là một trường hợp đặc biệt có thể có trong đời sống xã hội, nhưng rất hãn hữu và thường là trường hợp các bên làm tiêu huỷ tài sản của nhau nhằm lẩn tránh một trách nhiệm tài sản khác);.
Người học nghề là người được người có chuyên môn về mặt kỹ thuật theo một chuyên ngành hay nhiều chuyên ngành với mục đích sau một thời gian đào tạo nhất định, thì người học nghề có một trình độ nghiệp vụ về chuyên ngành đó và có thể tự mình đảm nhiệm những thao tác kỹ thuật đã được học, nhằm phục vụ công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật hoặc tạo ra những sản phẩm mới theo những kiến thức khoa học - kỹ thuật đã được học trong thời gian đào tạo nghề. Căn cứ vào thực trạng này, việc xác định chủ thể dạy nghề, truyền nghề và chủ thể học nghề phải nên căn cứ vào tính chất của quan hệ là có tồn tại việc dạy nghề, truyền nghề giữa một bên là người dạy nghề với một bên là người học nghề hay không, để có cơ sở xác định trách nhiệm của người dạy nghề đối với người thứ ba, trong trường hợp người học nghề thực hiện nhiệm vụ do bên dạy nghề giao cho mà gây thiệt hại cho người thứ ba.
Theo qui định tại Điều 22 BLDS: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, toà án ra quyết định tuyên bố mat năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định”. - Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dan sự và đã theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, các con của người đó) và toà án đã ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự và ngay tại thời.
- Hanh vi gây 6 nhiễm không khí phổ biến là thải vào không khí các loại khói, bụi, chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác; phát bức xạ, phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng theo các mức độ nghiêm trọng đó, thì người có hành vi gây ô nhiễm không khí bị cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm hoặc từ hai năm đến bảy năm hoặc từ năm năm đến mười năm. Hanh vi gây thiệt hại về môi trường là hành vi làm biến dạng sinh thái vốn có tự nhiên của môi trường, làm cho nguồn nước không thể sử dụng được hoặc làm cạn kiệt nguồn nước tự nhiên dẫn đến nhiễm ban nguồn nước, sa mac hoá một nguồn nước nguyên thuỷ như đầm, ao, hồ, dong sông, sudi.., đã gây những khó khăn cho người khác trong sinh hoạt, trong sản xuất, kinh doanh hoặc gây cho nguồn không khí trong một không gian nhất định bị nhiễm độc, là nguy cơ trực tiếp gây.