Nếu những câu hỏi này không được trả lời, sẽ dẫn tới hai hệ quả: pháp luật về bồi thường ngoài hợp đồng sẽ mất tính tiên đoán trong các vụ việc phức tạp; và thẩm phán có thể tùy tiện nhậ
Trang 1KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ MÔN LUẬT DÂN SỰ
-0-0 -
NGUYỄN HUY TỬ QUÂN
QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG LUẬT BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HÀ NỘI - 2019
Trang 2KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ MÔN LUẬT DÂN SỰ
-0-0 -
NGUYỄN HUY TỬ QUÂN
QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG LUẬT BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Kiên
HÀ NỘI - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan báo cáo này là nghiên cứu của riêng tôi Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong báo cáo có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Huy Tử Quân
Trang 4MỤC LỤC
Mở đầu 1
1.1 Lý do lựa chọn đề tài 1
1.2 Tình hình nghiên cứu 2
1.3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu 4
1.4 Phương pháp nghiên cứu 4
1.5 Bố cục khóa luận 4
CHƯƠNG 1 Tổng quan về BTTHNHĐ và quan hệ nhân quả 6
1.1 Tổng quan về BTTHNHĐ 6
1.1.1 Vai trò của Bồi thường thiệt hai ngoài hợp đồng trong Luật Dân sự 6
1.1.2 Chức năng của BTTHNHĐ 6
1.2 Tổng quan về quan hệ nhân quả 9
1.2.1 Nguồn gốc kinh nghiệm của khái niệm “quan hệ nhân quả” 9
1.2.2 Cách tiếp cận với quan hệ nhân quả: Triết học và Luật học 10
1.2.3 Đặc tính của quan hệ nhân quả 12
1.2.4 Chức năng chung của quan hệ nhân quả 17
1.2.5 Chức năng của quan hệ nhân quả trong Luật 18
CHƯƠNG 2 Quan hệ nhân quả trong pháp luật một số nước 21
2.1 Quan hệ nhân quả trong pháp luật Anh, Mỹ 21
2.1.1 Nguyên nhân thực tế 21
2.1.2 Đa nguyên nhân 25
2.1.3 Điều kiện để được xem là Nguyên nhân pháp lý 30
2.2 Quan hệ nhân quả trong Bộ Nguyên tắc BTTHNHĐ Châu Âu 37
Trang 52.2.1 Khái quát về Bộ nguyên tắc BTTHNHĐ Châu Âu 37
2.2.2 Thiết lập quan hệ nhân quả 38
2.2.3 Phạm vi trách nhiệm (Scope of liability) 49
2.3 Quan hệ nhân quả trong pháp luật Pháp 50
2.3.1 Vai trò của quan hệ nhân quả trong luật BTTHNHĐ Pháp 50
2.3.2 Thiết lập quan hệ nhân quả 51
2.3.3 Phạm vi trách nhiệm dưới vỏ bọc “tính trực tiếp của nguyên nhân” 53
2.4 Quan hệ nhân quả trong pháp luật Trung Quốc 55
2.4.1 Thành lập quan hệ nhân quả 55
2.4.2 Đa nguyên nhân và phân bổ trách nhiệm 59
CHƯƠNG 3 Thực trạng pháp luật Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện 61
3.1 Pháp luật Việt Nam về quan hệ nhân quả 61
3.1.1 Vai trò của quan hệ nhân quả trong pháp luật Việt Nam 61
3.1.2 Tính tất yếu của quan hệ nhân quả 61
3.1.3 Xác lập quan hệ nhân quả trong thực tiễn 63
3.1.4 Phân chia trách nhiệm trong trường hợp nhiều người vi phạm 69
3.2 Kiến nghị hoàn thiện 70
3.2.1 Định nghĩa 70
3.2.2 Phân loại nguyên nhân và các phép thử để thiết lập quan hệ nhân quả71 3.2.3 Nghĩa vụ và chuẩn mực chứng minh 74
3.2.4 Phân bổ trách nhiệm trong trường hợp nhiều người vi phạm 76
Trang 6DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Gia tăng khả năng xảy ra thiệt hại (không chắc chắn là điều kiện cần) 14
Hình 2 Quá trình nhân quả trong vụ kiện Polemis 1 32
Hình 3 Quá trình nhân quả trong vụ kiện Polemis 2 33
Hình 4 Hai thiệt hại liên tục (thu nhập bị mất) chồng lấn lên nhau 45
Hình 5 Câu hỏi về điều kiện đủ 57
DANH MỤC BẢNG Bảng 1 Bảng thể hiện các yếu tố làm xuất hiện X 13
Bảng 2 Quan hệ giữa các loại nguyên nhân và các tiêu chí phân loại 71
Trang 8MỞ ĐẦU
1.2 Lý do lựa chọn đề tài
Quan hệ nhân quả trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chắc chắn là một vấn đề quan trọng không chỉ bởi đây là một điều kiện bắt buộc phải có để thiết lập trách nhiệm bồi thường dân sự Quan hệ nhân quả còn quan trọng bởi đây là một vấn đề phức tạp
Quá trình tạo ra một kết quả có thể đơn giản Nhưng trong nhiều trường hợp, mối quan hệ nhân quả là không đơn giản Quá trình tạo ra kết quả có thể sự tham gia của nhiều yếu tố và diễn trong một thời gian dài Trong những trường hợp đó, thường thì chúng ta không thể có được một hiểu biết đầy đủ về quá trình tạo ra thiệt hại Sự hiểu biết không đầy đủ này thể hiện trên hai trường hợp: việc hiếu quả trình nhân quả đó nằm trong phạm vi hiểu biết hiện tại của con người nhưng ta không có đầy đủ bằng chứng; hoặc vụ việc rơi vào một trường hợp nằm ngoài giới hạn hiểu biết của con người hiện tại
Trong những vụ việc đó sẽ có nhiều câu hỏi phát sinh Những câu hỏi đó bao gồm: thế nào là một yếu tố “góp phần” gây ra thiệt hại? Có nên xem các yếu tố góp phần gây thiệt là bình đẳng không? Hay ta cần chọn ra một số các nguyên nhân nào
đó để chịu trách nhiệm cho kết quả mà thôi? Và nếu chọn ra một hoặc một số các nguyên nhân đó, đâu là yếu tố để xem xét? Và nếu có nhiều người gây thiệt hại, trách nhiệm phải được phân bổ như thế nào và dựa trên căn cứ nào?
Đây là những vấn đề buộc phải trả lời trước khi có thể quyết định liệu trách nhiệm bồi thường có được xác lập hay không, cho ai và ở mức độ nào Nếu những câu hỏi này không được trả lời, sẽ dẫn tới hai hệ quả: pháp luật về bồi thường ngoài hợp đồng sẽ mất tính tiên đoán trong các vụ việc phức tạp; và thẩm phán có thể tùy tiện nhận định sự tồn tại hoặc không tồn tại của quan hệ nhân quả, gây ra tình trạng không công bằng Chính vì thế, quan hệ nhân quả không chỉ quan trọng bởi nó là một yếu tố bắt buộc để thiết lập trách nhiệm Nó quan trọng còn bởi tính chất phức tạp và khó hiểu của nó
Trang 9Dù vậy, pháp luật Việt Nam hiện tại tiếp cận quan hệ nhân quả dưới một góc
độ giản dị quá mức Quan hệ nhân quả được viết ra, trong các văn bản pháp luật và bản án, theo ý nghĩa của ngôn ngữ thông thường rằng nguyên nhân là cái tạo ra một cái gì đó, và kết quả là cái được tạo ra Nhưng ngay khi ta bắt đầu giải thích khái niệm này, tính mơ hồ của khái niệm nguyên nhân – kết quả mới lộ rõ Dù vậy, tính
mơ hồ này dường như chưa bao giờ được đặt ra Không nhiều người bao gồm nhà làm luật và thẩm phán, luật sư thật sự đặt ra các câu hỏi sâu sắc hơn về quan hệ nhân quả
Trước hoàn cảnh đó, khóa luận này được thực hiện như một nỗ lực để nghiên cứu các khía cạnh phức tạp hơn cách hiểu thông thường về quan hệ nhân quả trong Luật BTTHNHĐ
nghiên cứu tiếp cận với vấn đề quan hệ nhân quả bằng một phương pháp khác như
sẽ được trình bày trong mục 1.2.2 dưới đây, nhưng sự nghiên cứu kĩ lưỡng của triết học phương Tây chắc chắn có những ảnh hưởng nhất định đối với sự nghiên cứu quan hệ nhân quả trong Luật học tại các quốc gia phương Tây
Tại các quốc gia phương Tây, quan hệ nhân quả là một chế định tốn nhiều giấy mực của các nhà nghiên cứu và các tòa án Có rất nhiều công trình nghiên cứu gồm các bài báo, sách về đề tài này được thực hiện Có thể kể đến công trình tiêu biểu về tính hệ thống và khái quát về quan hệ nhân quả như sau: Causation in Law
Trang 10
của H L A Hart và A M Honoré 3; Causation and Responsibility - An Essay in
vấn đề phức tạp của chế định quan hệ nhân quả trong cả Tòa án và trong giới nghiên cứu Đặc biệt là trong các trường hợp mà thiệt hại được gây ra bởi một quá trình phức tạp không rõ nguyên nhân, hoặc được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau
và không rõ vai trò của từng nguyên nhân riêng lẻ trong việc tạo ra thiệt hại
Hiện nay, các học giả Trung Quốc dường như đang phát triển một số lý thuyết của riêng họ về quan hệ nhân quả gồm: bài test về điều kiện cần và điều kiện
đủ 6; lý thuyết về độ mạnh của nguyên nhân (“causative potency”) 7
Tại Việt Nam, người viết nhận định rằng pháp luật quy định về quan hệ nhân quả còn giản dị và khái quát Các án lệ, bản án chưa có đóng góp gì trong việc phát triển chế định này Về các nghiên cứu khoa học, người viết không phát hiện được những nghiên cứu đáng kể và có hệ thống về quan hệ nhân quả Quan hệ nhân quả thường được trình bày ngắn gọn, khái lược trong một phần của giáo trình hoặc các tác phẩm bình luận về bộ luật dân sự Các công trình mà ở đó phần quan hệ nhân quả không quá ngắn có thể kể đến gồm: (1) Việt Nam Dân luật Lược khảo của Vũ
https://www.oxfordscholarship.com/view/10.1093/acprof:oso/9780198254744.001.0001/acprof-9780198254744
(Oxford ; New York: Oxford University Press, 2009)
http://public.eblib.com/choice/publicfullrecord.aspx?p=4949115
Springer-Verlag, 2014), 40–42, https://www.springer.com/la/book/9783642410239
Quốc gia Giáo dục Xuất bản, 1963), 607–45
(TP Hồ Chí Minh: NXB Hồng Đức, 2016), 92–101
trong Chương trình đào tạo nghiệp vụ xét xử phần kỹ năng giải quyết vụ án dân sự, không ngày
Trang 11mang tính chất giới thiệu, và còn bỏ ngỏ nhiều vấn đề phức tạp mà học giả phương Tây đã nghiên cứu Như vậy, có thể nói rằng, quan hệ nhân quả còn là một chế định chưa được nghiên cứu kĩ càng ở Việt Nam
1.4 Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận này nhằm mục đích trả lời hai câu hỏi chính sau: Một hành vi đảm bảo những yếu tố nào thì được xem là nguyên nhân tạo ra thiệt hại và làm phát sinh trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng – tức vấn đề Xác lập quan hệ nhân quả; Trong trường hợp nhiều nguyên nhân gây thiệt hại, trách nhiệm bồi thường sẽ được phân bố như thế nào – tức vấn đề Phân bổ trách nhiệm bồi thường
Để đạt được hai mục đích này, khóa luận tiến hành nghiên cứu trong phạm vi
lý thuyết và pháp luật so sánh sau: các chế định cơ bản của pháp luật Anh, Mỹ về quan hệ nhân quả; Chế định quan hệ nhân quả trong Bộ nguyên tắc về Luật bồi thường thiệt hại Châu Âu; quy định của Bộ luật dân sự Pháp về quan hệ nhân quả
và thực tiễn áp dụng quy định này tại các tòa án Pháp; các quy định về quan hệ nhân quả trong Luật bồi thường thiệt hại 2009 của Trung Quốc; quy định của Bộ luật dân
sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng của tòa án
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận này thực hiện phương pháp phân tích và phương pháp so sánh Phương pháp phân tích được sử dụng để giải thích về nội dung quy định của luật hay các quy tắc pháp lý được trình bày trong bản án Phương pháp này cũng được sử dụng để tìm hiểu về cách thức mà tòa án xác lập mối quan hệ nhân quả và quan niệm của tòa án về mối quan hệ nhân quả
Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu các chế định với tên gọi khác nhau nhưng có bản chất gần gũi với nhau của các quốc gia, từ đó giúp nhận thức được một vấn đề lý thuyết đằng sau các chế định đó
1.6 Bố cục khóa luận
Khóa luận này có bố cục 3 phần
Trang 12Chương 1 Tổng quan về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và quan hệ nhân quả trình những vấn đề lý luận căn bản của Luật bồi thường Thiệt hại hợp
đồng (từ đây gọi “BTTHNHĐ”), bao gồm vai trò của Luật BTTHNHĐ trong việc tạo ra nghĩa vụ dân sự và chức năng của nó trong việc thực thi công lý phục hồi và ngăn ngừa các hành vi vi phạm dân sự; cũng như các vấn đề lý luận cơ bản về quan
hệ nhân quả, bao gồm bản chất, đặc tính và các chức năng của khái niệm này trong Luật BTTHNHĐ
Chương 2 Quan hệ nhân quả trong pháp luật một số quốc gia trình bày
chế định quan hệ nhân quả trong pháp luật về bồi thường thiệt hại của pháp luật Anh, Mỹ; pháp luật Pháp; pháp luật Trung Quốc và trong bộ quy tắc mẫu về bồi thường thiệt hại ngoại hợp đồng Châu Âu
Pháp luật Anh, Mỹ được lựa chọn nghiên cứu vì sự dẫn đầu của các Tòa án
và các học giả Anh, Mỹ trong việc nghiên cứu và phát triển các học thuyết về chế định này Pháp luật Pháp được lựa chọn bởi đây là hệ thống pháp luật có những ảnh hưởng lớn đối với pháp luật Việt Nam Bộ quy tắc mẫu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được lựa chọn bởi tính chất khái quát, hệ thống và chặt chẽ của nó Đồng thời, đây là kết quả của một quá trình nghiên cứu so sánh lâu dài, tiếp thu những học thuyết của Anh, Mỹ về quan hệ nhân quả nhưng đồng thời thể hiện được cách tiếp cận của pháp luật Châu Âu lục địa về khái niệm quan hệ nhân quả Trung Quốc được lựa chọn bởi một số những cách tiếp cận riêng của hệ thống pháp luật nước này trong việc thiết lập quan hệ nhân quả
Trong chương này, người viết lần lượt khảo sát về cách thức mà quan hệ nhân quả trên thực tế được xác lập; về các điều kiện đủ quy định bởi luật hoặc án lệ
để một hành vi là nguyên nhân thực tế có thể phát sinh trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng; và cách mà pháp luật các quốc gia phân bổ trách nhiệm bồi thường trong trường hợp có nhiều nguyên nhân gây thiệt hại
Chương 3 Thực trạng pháp luật Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện trình
bày thực trạng pháp luật Việt Nam về quan hệ nhân quả trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và đưa ra kiến nghị của người viết hướng tới hoàn thiện chế định này trong Bộ luật dân sự
Trang 13CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BTTHNHĐ VÀ QUAN HỆ NHÂN QUẢ
1.1 Tổng quan về BTTHNHĐ
1.1.1 Vai trò của Bồi thường thiệt hai ngoài hợp đồng trong Luật Dân sự
Quan hệ dân sự gồm có quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân Điều chỉnh mối quan hệ tài sản là luật về tài sản bao tức là các lợi ích vật chất định giá được bằng tiền Trong khi đó, luật về nhân than điều chỉnh các lợi ích tinh thần, phi tài sản Tài sản, trong hệ thống châu Âu lục địa, lại được phân loại thành vật quyền và trái quyền Luật về trái quyền điều chỉnh các quyền yêu cầu có tính chất tài sản rang buộc các chủ thể cụ thể phát sinh chủ yếu từ các căn cứ là hợp đồng và hành vi gây thiệt hại – hai nguồn căn bản làm phát sinh các nghĩa vụ giữa chủ thể này và chủ thể khác 11 Do đó, với tư cách là một trong hai nguồn làm phát sinh nghĩa vụ, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một lĩnh vực quan trọng của Luật Dân sự 12
Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng điều chỉnh các vấn đề liên qua đến các dân sự phạm tạo ra thiệt hại cho nạn nhân về tài sản hoặc tinh thần Ngành luật này trả lời cho câu hỏi liệu có hay không có trách nhiệm dân sự áp đặt lên một người được cho là người đã gây thiệt hại đối với quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại hay không
1.1.2 Chức năng của BTTHNHĐ
1.1.2.1 Chức năng phục hồi
Phục hồi là chức năng trước hết và quan trọng nhất của Luật BTTHNHĐ Theo đó, khi một người gây thiệt hại cho một người khác và sự gây thiệt hại này đảm bảo một số yếu tố nhất định, luật BTTHNHĐ đòi hỏi người gây thiệt hại phải khắc phục những mất mát mà mình gây ra cho nạn nhân Nếu chiến thắng một vụ kiện BTTHNHĐ, tài sản sẽ chuyển từ sản nghiệp của người gây thiệt hại sang sản
Trang 14
nghiệp nạn nhân và nhờ đó phục hồi tình trạng kinh tế và tâm lý của nạn nhân trở về với thời điểm trước khi xảy ra sự kiện gây thiệt hại 13
Trong vụ Clements kiện Clements, thẩm phán tòa án tối cao Canada viết về vai trò sửa chữa “sự lầm lỗi” xảy ra khi một người gây thiệt hại cho người khác do hành vi bất cẩn như sau:
“Sự bồi thường trong các vụ kiện BTTHNHĐ do lỗi bất cẩn giả định mỗi quan hệ giữa nguyên đơn và bị đơn dựa trên nền tảng của nghĩa vụ quan tâm (duty of care) – bị đơn có lỗi và nguyên đơn đã chịu thiệt hại do lỗi
đó Nếu bị đơn vi phạm nghĩa vụ này và gây ra thiệt hại cho nạn nhân, luật pháp sửa chữa sự lầm lỗi trong mối quan hệ này bằng cách yêu cầu
bị đơn bồi thường cho những thiệt hại mà nguyên đơn phải gánh chịu Đây là căn bản của sự phục hồi, thỉnh thoảng được nhắc đến với tên gọi công lý phục hồi (corrective justive), thiết lập trách nhiệm bồi thường khi nguyên đơn và bị đơn liên kết với nhau trong mối quan hệ của người vi
Chức năng phục hồi của luật BTTHNHĐ xuất phát từ ý niệm của chúng ta về
sự công bằng Rằng nếu một người nào đó tạo ra một tổn hại cho người khác, người gây thiệt hại không chỉ đáng trách về mặt đạo đức mà còn có bổn phận phải bồi thường cho những tổn hại mà mình gây ra Moore đã viết về ý niệm này như sau:
Theo quan điểm của tôi, mục đích đúng đắn nhất của luật BTTHNHĐ là phụng sự công lý phục hồi Công lý phục hồi đó khẳng định rằng tất cả chúng ta đều có nghĩa vụ đạo đức vô cùng căn bản là không được làm hại người khác Khi chúng ta vi phạm nghĩa vụ này một cách sai trái, thì chúng ta có nghĩa vụ đạo đức thứ hai phải sửa chữa sự bất công mà chúng ta đã gây ra Các quy định về BTTHNHĐ không gì hơn là phải
Butterworths, 2006), 4
Trang 15Chức năng phục hồi của Luật BTTHNHĐ căn bản đến nỗi, nhiều nhà bình luận khẳng định rằng đây là hoặc ít nhất phải là chức năng duy nhất của luật
Nếu mục đích của luật này được nhìn nhận chỉ giới hạn trong việc phục hồi một thiệt hại, sẽ dẫn tới hai hệ quả Thứ nhất, khoản bồi thường tối đa chỉ có thể bằng với thiệt hại trong thực tế Các thiệt hại không rõ ràng, các cơ hội bị mất sẽ ít
có khả năng được bồi thường Thứ hai, các thẩm phán sẽ cẩn trọng trong việc xác định tất cả các yếu tố cần để xác lập trách nhiệm dân sự bao gồm mối quan hệ nhân quả Như vậy, sẽ khó có những trường hợp giải thích rộng rãi các nghĩa vụ luật định, xác lập quan hệ nhân quả một cách hời hợt, tính toán thiệt hại theo hướng có lợi cho nạn nhân để làm tăng trách nhiệm bồi thường thiệt hại Ngược lại, các thẩm phán chịu ảnh hưởng của niềm tin này về mục đích của Luật BTTHNHĐ sẽ chú ý hơn trong việc khám phá sự thật của vụ kiện
1.1.2.2 Chức năng ngăn ngừa
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với các học giả nêu trên Các học giả như Batham (cha đẻ của thuyết công lợi), Austin, và Salmond tin rằng mục đích của
chính nhằm trừng phạt những sai trái và ngăn ngừa những sự sai trái tương tự xảy ra trong tương lai 18
Chức năng ngăn ngừa thể hiện qua hai phương diện Thứ nhất, những người
bị buộc phải bồi thường cho những thiệt hại gây ra sẽ tránh rơi vào tình cảnh đó lần nữa bằng cách cố gắng tôn trọng các nghĩa vụ luật định của mình 19 Thứ hai, với những ai chưa vi phạm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại có tác dụng cảnh cáo, đe
Giêng 1951): 137–76, https://doi.org/10.1093/clp/4.1.137
Paul, Minn: West Group, 1984), 25
Trang 16Luật BTTHNHĐ hiện đại đang phát triển theo hướng rằng nó sẽ không chỉ nhằm đạt tới mục đích phục hồi một thiệt hại Càng ngày càng nhiều các vụ kiện mà trong đó các thẩm phán áp đặt một mức bồi thường lớn hơn thiệt hại thực tế nhằm trừng phạt người vi phạm để đạt được mục đích ngăn ngừa các vi phạm tương tự xảy ra trong tương lai
Quan điểm này về chức năng của luật BTTHNHĐ sẽ dẫn đến hai hệ quả sau Thứ nhất, các thẩm phán với quyền sáng tạo luật ở các quốc gia Common Law có thể sẽ có ham muốn áp đặt một trách nhiệm bồi thường đối với bị đơn Ham muốn này sẽ khiến thẩm phán có xu hướng mất đi thái độ khách quan khi xem xét các bằng chứng Nó cũng dẫn đến nguy cơ thẩm phán diễn giải nghĩa vụ của bị đơn rộng ra ngoài phạm vi hợp lý, đặt ra những bổn phận quan tâm vô lý cho bị đơn, thiết lập quan hệ nhân quả trong những trường hợp bằng chứng không đủ rõ ràng Trong những trường hợp mà quy định của luật không cho phép áp đặt trách nhiệm bồi thường, thẩm phán có thể viện dẫn đến mục tiêu chính sách ngăn ngừa để đưa ra những ngoại lệ cho trường hợp đó
Người viết cho rằng mục đích ngăn ngừa này nên được giải thích một cách cẩn trọng, hạn hẹp, để không làm hỏng hóc đi tính chất của luật dân sự thường khá tách biệt với các ý tưởng về lên án và trừng phạt
1.2 Tổng quan về quan hệ nhân quả
1.2.1 Nguồn gốc kinh nghiệm của khái niệm “quan hệ nhân quả”
Quan hệ nhân quả là một khái niệm không chỉ xuất hiện trong triết học và các ngành khoa học khác bao gồm luật học Đây còn là và trước hết là một khái niệm phổ biến trong ngôn ngữ thường ngày Khi ta nói một cái gì đó đã gây ra một kết quả nào đó, ta đã ngầm giả định rằng tồn tại một mối quan hệ đặc biệt nào đó giữa cái gây ra và kết quả
Tuy nhiên, thực sự thì ý nghĩa chặt chẽ của “gây ra”, của “nguyên nhân”, của
“kết quả” là gì, ngôn ngữ đời thường không giải quyết Sự không chặt chẽ này xuất phát từ nguồn gốc kinh nghiệm của khái niệm quan hệ nhân quả Theo đó, nó là một
Trang 17sáng tạo của con người nhằm lý giải thế giới tự nhiên thay vì là một thực thể tồn tại khách quan trong thế giới Hay nói như Rudolf Carnap, quan hệ nhân quả là một sự phóng chiếu kinh nghiệm của con người vào thế giới tự nhiên 21
Chúng ta biết đến khái niệm “quan hệ nhân quả”, đến khái niệm “gây ra” từ giai đoạn sớm của thời thơ ấu Chúng ta biết đến chúng thông qua ngôn ngữ và quan sát những gì xảy ra quanh ta trong thế giới Và điều này xảy ra trước khi chúng ta hiểu về bản chất của khái niệm này Thêm nữa, chúng phù hợp với kinh nghiệm của chúng ta, rằng khi chúng ta thấy một sự kiện B theo sau sự kiện A đủ nhiều, ta sẽ đi đến niềm tin rằng sự kiện A đã “gây ra” sự kiện B – bất chấp một mức độ mơ hồ nhất định của khái niệm này Triết gia thực nghiệm người Anh David Hume cho rằng, chỉ bằng cách quan sát sự lặp lại của một hình mẫu thì ta mới nắm bắt được
việc khác được lặp lại đủ nhiều chính là điều khiến ta tin rằng sự việc trước chính là nguyên nhân của sự việc sau 23
Như vậy, quan hệ nhân quả là khái niệm sinh ra từ kinh nghiệm Nó phân biệt với các vật thể hữu hình có thể khảo sát được Quan hệ nhân quả là một khái niệm trừu tượng và mang tính siêu hình học Tuy điều này không nhất thiết gợi ý rằng quan hệ nhân quả không tồn tại, nhưng nó thật sự có nghĩa rằng việc khảo sát bản chất của quan hệ nhân quả gặp nhiều khó khăn Đó là lý do vì sao đến nay, các tranh luận triết học về bản chất của quan hệ nhân quả vẫn còn tiếp diễn 24
1.2.2 Cách tiếp cận với quan hệ nhân quả: Triết học và Luật học
Sự khác biệt trong cách tiếp cận của Triết học và Luật học xuất phát từ mục đích và phương pháp khác biệt của hai ngành này
Science, NOTE: EX-LIBRARY COPY edition (Basic Books, 1973)
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018), 37
Trang 18Triết học là một ngành khoa học nghiên cứu các vấn đề chung nhất và nền tảng nhất về sự tồn tại, tri thức, giá trị, luận lý, tâm trí và ngôn ngữ 25 Phương pháp của triết học thường manh tính phi-kinh nghiệm Nghĩa là để trả lời cho một vấn đề triết học, ta thường ít khi có thể chỉ viện dẫn kinh nghiệm thuần túy 26 Cách tiếp cận truyền thống để trả lời các câu hỏi triết học là sử dụng lý trí để nghiên cứu các
lý thuyết Sau đó thách thức các lý thuyết đó bằng các thí nghiệm giả tưởng (hypothetical scenarios) để xem liệu lý thuyết đó còn khiến trực giác của ta cảm
sâu vào lý giải sự tồn tại, bản chất, hoặc các đặc tính của khái niệm này
Trong khi đó, bất chấp các cách định nghĩa khác nhau về Luật pháp và các tiếp cận khác nhau về mục đích của Luật pháp, không thể phủ nhận rằng Luật pháp điều chỉnh các vấn đề trong xã hội và việc áp dụng Luật là nhằm giải quyết một câu hỏi nào đó trực tiếp ảnh hưởng đến thực tế Ví dụ, luật sẽ quy định rằng trong trường hợp nào thì một người có nghĩa vụ bồi thường, và việc áp dụng luật sẽ nhằm trả lời cho câu hỏi liệu một người cụ thể trong một vụ việc cụ thể có trách nhiệm bồi thường trong vụ việc đó hay không Vì tính chất thực tế đó, tòa án chọn cách tiếp cận theo cảm nhận thông thường (common sense) và mang tính kinh nghiệm đối với quan hệ nhân quả Thẩm phán Sopinka đã nhắc lại cách tiếp cận này trong vụ Snell kiện Farrell khi ông lập luận rằng quan hệ nhân quả không cần phải chứng minh với
“sự chính xác khoa học” Ông giải thích rằng:
Quan hệ nhân quả là cách diễn đạt của mối quan hệ buộc phải tồn tại giữa hành vi vi phạm của người vi phạm và thiệt hại mà nạn nhân phải gánh chịu, nhằm biện minh cho việc lấy tiền khỏi túi của người vi phạm
và chuyển nó vào túi của nạn nhân 28
(Cambridge, Mass: Harvard University Press, 1997), 1
Trang 19Nữ thẩm phán Southin cũng nhắc nhở rằng thường thì việc thực hiện một “thí nghiệm có kiểm soát” nhằm phát hiện nguyên nhân chính xác của tai nạn là không khả thi 29
Như sẽ chỉ ra dưới đây, quan hệ nhân quả sẽ được xác định thông qua các thí nghiệm giả tưởng thể hiện dưới dạng các phép thử “nếu không thì”, phép thử về tính có thể thấy trước Những phép thử này thường có có thể được tiến hành bằng kiến thức thông thường
Tuy nhiên, sự phân biệt này cũng chỉ có tính cách tương đối Quan hệ nhân quả là một ý niệm phổ quát chứ không chỉ thuộc riêng về luật học và triết học Vì vậy, những tính chất của quan hệ nhân quả nếu đúng với triết học, cũng sẽ đúng trong Luật học Người viết cho rằng để giải quyết các vấn đề phức tạp của chế định quan hệ nhân quả, cần phải có những hiểu biết nhất định về các lý thuyết triết học
1.2.3 Đặc tính của quan hệ nhân quả
Bất chấp cách tiếp cận bằng “tri thức thông thường” của tòa án đối với quan
hệ nhân quả, việc phân tích các chế định phức tạp hơn của quan hệ nhân quả đòi hỏi cần phải xem xét các đặc tính của khái niệm này
Trong cuốn Quan hệ nhân quả: Dẫn luận ngắn, Stephen Mumford và Rani Lill Anjum đã tổng hợp 4 đặc tính sau của quan hệ nhân quả: nguyên nhân xảy ra trước kết quả; tính chắc chắn; khả năng tạo ra khác biệt của nguyên nhân; tính đa thể 30
1.2.3.1 Khả năng tạo ra khác biệt
Trước tiên là khả năng tạo ra khác biệt trong thế giới Một sự kiện A chỉ được xem là đã gây ra một thứ gì đó chỉ khi sự xuất hiện của sự kiện A tạo ra một khác biệt trong thế giới Nghĩa là nếu sự kiện A không xuất hiện, thế giới sẽ khác đi so với thế giới có sự kiện A Cái phần khác nhau giữa hai thế giới (có sự kiện A và không có sự kiện A), hay là sự kiện B, chính là kết quả của sự kiện A Và sự kiện A
là (một) nguyên nhân của sự kiện B Ta nói sự kiện tên sát nhân bắn vào đầu tổng
Trang 20
thống Kenedy vào ngày 22 tháng 1 năm 1963 là nguyên nhân dẫn tới cái chết tổng thống Kenedy, bởi vì nếu không tồn tại sự kiện trước thì tổng thống Kenedy đã sống tiếp và thế giới đã khác đi
Tuy nhiên, liệu một sự kiện chỉ thuần túy làm gia tăng khả năng xảy ra một
sự kiện khác, thì liệu sự kiện trước có thể xem là nguyên nhân của sự kiện sau hay không? Ví dụ, các nghiên cứu khoa học thường chỉ ra mối tương liên giữa hút thuốc
lá thường xuyên và sự xuất hiện của bệnh ung thư phổi, phát biểu rằng “hút thuốc lá thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi” thì nếu một người hút thuốc lá
thường xuyên và mắc ung thư phổi, ta có thể nói rằng việc hút thuốc lá thường
xuyên là nguyên nhân gây ung thư phổi và do vậy quy trách nhiệm (dù là đạo đức hay pháp lý) cho nhà sản xuất thuốc lá?
Dường như các khái niệm “nguy cơ”, “rủi ro”, “khả năng” là các khái niệm còn mơ hồ và chưa rõ có liên quan như thế nào đối với quan hệ nhân quả Cho nên cần phải giải thích những khái niệm này thông qua ví dụ như sau
Một kết quả X chỉ được sinh ra khi đồng thời có mặt 3 yếu tố độc lập A, B,
C Thiếu một trong các yếu tố đó, X sẽ không xảy ra Ban đầu chưa có yếu tố nào tồn tại, cho nên khả năng tồn tại của X là 0% Sau đó, xuất hiện yếu tố A trong khoảng thời gian 1 năm Các yếu tố B, C chưa xuất hiện Việc chúng có xuất hiện trong 1 năm sau đó hay không là chưa biết rõ Ta giả định rằng khả năng B xuất hiện và B không xuất hiện trong vòng 1 năm là như nhau Giả định tương tự đối với
C Ta sẽ có các khả năng như sau:
A tồn tại
(đã biết
chắc)
B không
tồn tại
Bảng 1 Bảng thể hiện các yếu tố làm xuất hiện X
Như vậy, sự xuất hiện của A đã tạo nâng cao khả năng mà X xuất hiện lên 25% Đây là một ví dụ đơn giản minh họa bản chất của quan hệ nhân quả khi ta nói rằng “sự kiện A (xuất hiện) đã làm gia tăng khả năng xuất hiện của sự kiện B”
Trang 21Trong trường hợp trên, ta sẽ vẫn có thể nói rằng A là một nguyên nhân của X
vì nếu A không xuất hiện, X sẽ không tồn tại Tiếp theo, người viết trình bày một ví
dụ khác trong đó một yếu tố xuất hiện có làm tăng khả xuất hiện của X, nhưng nếu yếu tố ấy không xuất hiện thì X vẫn có thể xảy ra
Hình 1 Gia tăng khả năng xảy ra thiệt hại (không chắc chắn là điều kiện cần)
Trong trường hợp này, KQ sẽ xảy ra khi có đầy đủ 3 yếu tố độc lập A, B, C hoặc khi có đầy đủ 3 yếu tố độc lập X, Y, Z Trong thực tế, KQ đã xảy ra Chỉ có A
và X được chứng minh là đã xảy ra Các yếu tố B, C, Y, Z đều không chắc chắn có tồn tại trước khi KQ xuất hiện hay không
Vì thế, tương tự như trong ví dụ bên trên, A đã làm tăng khả năng xuất hiện của KQ X cũng làm tăng khả năng xảy ra của KQ Nhưng nếu thiếu A, ta không thể nói chắc rằng liệu KQ có xảy ra hay không Có thể, KQ trong trường hợp này đã xảy ra vì sự xuất hiện của X, Y, Z thì nếu thiếu đi A, điều đó cũng không ảnh hưởng
gì đến sự tồn tại của KQ Nhưng nếu KQ thực tế đã xảy ra do A, B, C cùng đồng thời xuất hiện, thì trong trường hợp đó, nếu A không xuất hiện thì KQ cũng không xuất hiện
Trang 22Trong những trường hợp mà ta không thể quan sát được đầy đủ tất cả mọi yếu tố tham gia vào các quá trình tạo ra kết quả, ta chỉ có thể nói rằng sự xuất hiện của một yếu tố nào đó đã làm tăng khả năng tạo ra kết quả, nhưng không thể khẳng định chắc chắn rằng nếu thiếu nó, kết quả sẽ không xảy ra
1.2.3.2 Tính đa thể
Thứ hai, nguyên nhân có tính đa thể Nghĩa là không thể có một sự kiện duy nhất chịu trách nhiệm cho một kết quả Nhà logic học Rudolf Carnap đã lấy ví dụ là một tai nạn giao thông để minh họa cho tính chất này Trong đó, một va chạm xảy
ra giữa hai chiếc ô tô có thể gây nên bởi tình trạng lo âu của một tài xế, của điều kiện ánh sáng không tốt trên đường, của một lỗi kĩ thuật của một trong hai chiếc xe
Không có nguyên do duy nhất có thể được chọn ra như nguyên nhân Thật vậy, hiển nhiên là không có cái gì là nguyên nhân hết Chỉ có nhiều thành phần của một trạng thái phức tạp, mỗi thành phần đều góp phần vào tai nạn, theo nghĩa là nếu cái thành phần đó vắng mặt, thì vụ va chạm
có thể đã không xảy ra Nếu một quan hệ nhân quả phải được tìm thấy giữa tai nạn kia và một biến cố trước đó, thì cái sự kiện xảy ra trước đó phải là cái toàn bộ của tình hình lúc trước 32
Câu hỏi đặt ra tiếp theo là, nếu sự kiện B được gây ra bởi nhiều nguyên nhân thành phần, vậy thì các nguyên nhân thành phần đó quan hệ với nhau như thế nào? Liệu chúng là các nguyên nhân đồng thời hay nối tiếp trong trục thời gian?
Cách hiểu rằng chỉ có một sự kiện duy nhất là nguyên nhân cho một kết quả
là một cách hiểu có phần thiển cận và tai hại Bởi quan điểm sai lầm này sẽ khiến người ta cố gắng tìm kiếm nguyên nhân duy nhất để lý giải hoặc quy trách nhiệm cho một tình trạng nào đó trong thực tế - điều mà chắc chắn không thể thực hiện trong những hiện tượng không đơn giản
Trang 23
Ngược lại, nhìn nhận rằng nguyên nhân bao gồm nhiều sự kiện vừa là cách hiểu phù hợp hơn với hiện thực, vừa giúp hiểu được nguồn gốc của khái niệm
“nguyên nhân gần” (proximate cause) trong Luật Anh, Mỹ và khái niệm phạm vi trách nhiệm (scope of liability) trong Bộ nguyên tắc về Luật BTTHNHĐ Châu Âu
1.2.3.3 Thứ tự trong thời gian
Nguyên nhân phải là cái có trước và kết quả là cái có sau Không thể chứng minh được đặc tính này bởi đặc tính này nằm ngay trong cách chúng ta hiểu hoặc định nghĩa về nguyên nhân và kết quả Nguyên nhân là cái đến trước, kết quả là cái được tạo ra và đến sau bởi chúng ta đã gọi cái đến trước là nguyên nhân, cái đến sau
là kết quả
Thứ tự trong thời gian giúp ích cho chúng ta trong việc xác định xem đâu là nguyên nhân của một kết quả nào đó Tính hữu ích này thể hiện qua hai khía cạnh Thứ nhất, khi ta thấy hai sự kiện thường đi kèm với nhau, ta sẽ kiểm tra xem cái nào
để trước để xác định xem cái nào là nguyên nhân Ví dụ, khi ta nhận ra một tương quan giữa hạnh phúc và thân thiện, rằng người hạnh phúc thì cũng luôn thân thiện,
ta cần xem cái nào xuất hiện trước để xác định hạnh phúc tạo ra thân thiện hay ngược lại 33
Một khía cạnh thứ hai là khi ta cần điều tra nguyên nhân của một tình trạng
Ta sẽ loại trừ tất cả những sự kiện xuất hiện sau tình trạng đó ra khỏi diện điều tra
Tuy nhiên, tính chất này cũng không hẳn tuyệt đối Có những sự kiện luôn đến trước một sự kiện khác, nhưng không phải là nguyên nhân của sự kiện đó Ví
dụ như, chuồn chuồn thường bay thấp và cóc thường kêu ồm ộp trước khi trời mưa, nhưng rõ ràng rằng cả hai đều là kết quả của một tình trạng thời tiết khác
1.2.3.4 Tính chắc chắn/tất yếu
Đặc tính cuối cùng của quan hệ nhân quả là tính chắc chắn Nghĩa là nếu tất
cả những nguyên nhân cần thiết xuất hiện thì kết quả xảy ra phải là chắc chắn
Dường như sự thể hiện của đặc tính này trong thế giới tự nhiên là không còn nghi ngờ gì nữa Một hòn đá rơi xuống sẽ gây thương tổn cho nạn nhân tùy thuộc
Trang 24
vào tốc độ, hình dáng và khối lượng của nó cũng như vị trí va chạm với nạn nhân Một ngọn lửa sẽ thiêu rụi một ngôi nhà bằng gỗ Tính chất chắc chắn đó xuất phát
từ việc thế giới tự nhiên vận hành bởi các định luật chắc chắn của vật lý Vì vậy, nếu một kết quả mang tính chất tự nhiên (ví dụ như thiệt hại tài sản) xảy ra, nó phải được gây ra bởi tổng hợp những nguyên nhân nhất định Và sự xuất hiện đầy đủ các nguyên nhân đó sẽ chắc chắn tạo ra kết quả
Tuy nhiên, trong lĩnh vực tinh thần, dường như chưa thể khẳng định mạnh
mẽ như vậy Liệu có thể nói một sự lăng mạ ở mức độ nhất định sẽ luôn gây tổn hại
về tinh thần cho người chịu sự lăng mạ hay không? Với nhiều triết gia tin vào sự tự
do ý chí, họ sẽ trả lời rằng người đó có thể lựa chọn bị tổn thương bởi sự lăng mạ đó hoặc vượt qua nó Với những người này, tâm trí con người không chịu ràng buộc bởi các định luật mang tính tất định Do đó, một sự kiện xảy ra trong thế giới tự nhiên sẽ không chắc chắn tạo ra một kết quả trong tâm trí
1.2.4 Chức năng chung của quan hệ nhân quả
Quan hệ nhân quả là thứ được chúng ta đề cập trong hầu như mọi lĩnh vực Khi cần phải dự báo một điều gì đó, khi cần để lý giải một sự kiện, hoặc khi cần để xác định người phải chịu trách nhiệm cho một tình trạng khiến chúng ta không hài lòng 34
Tương ứng với những nhu cầu này là 3 chức năng của quan hệ nhân quả Thứ nhất và căn bản nhất, mang tính hướng về tương lai, là nhằm trả lời cho câu hỏi
“Cái gì sẽ xảy ra và xảy ra ở giai đoạn nào khi một số điều kiện nhất định cùng tồn
Chức năng thứ hai hướng về quá khứ, nhằm mục đích giải thích, tức là chỉ ra những điều kiện nào trong quá khứ phù hợp nhất để giải thích cho một sự kiện ở hiện tại 36 Một lời giải thích có thể chỉ nhằm chúng ta hiểu biết thế giới Ví dụ như khi các nghiên cứu lịch sử tìm ra lời giải thích phù hợp nhất cho một sự kiện lịch
https://plato.stanford.edu/entries/causation-law/
Trang 25sự: sự sụp đổ của Đế chế La Mã, hoặc sự thất bại của Đức Quốc xã trong Đệ nhị thế chiến chẳng hạn Ở khía cạnh này, nó phản ứng nhu cầu cắt nghĩa thế giới của con người khi họ băn khoăn và kinh ngạc trước một sự kiện khác với kinh nghiệm thông thường của họ Tuy nhiên, một lời giải thích cũng có khi đóng vai trò công cụ, để người hỏi có thể xác định được ai là người phải chịu trách nhiệm cho một thực trạng nào đó
Điều này dẫn tới chức năng thứ ba của quan hệ nhân quả, là nhằm xác định
này xuất phát từ niềm tin của chúng ta rằng bất cứ ai gây ra một tình trạng tồi tệ thì đáng chịu sự chê trách, trừng phạt thông qua việc gánh chịu những hậu quả bất lợi Chức năng này thể hiện thường xuyên trong đời sống: trong những phát biểu chỉ trích một chính phủ đã làm suy trầm nền kinh tế; trong kết luận của cơ quan quản lý môi trường rằng một công ty đã tạo ra sự cố ô nhiễm Và đây chính là chức năng thể hiện rõ nhất trong luật BTTHNHĐ: người vi phạm nghĩa vụ luật định và gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại đó
1.2.5 Chức năng của quan hệ nhân quả trong Luật
1.2.5.1 Thiết lập trách nhiệm dân sự
Có nhiều cách tiếp cận để phân biệt các loại trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng Cách phân loại phổ biến hiện nay là phân chia thành trách nhiệm dựa trên lỗi (bao gồm cố ý và bất cẩn) và trách nhiệm không dựa trên lỗi (tức trách nhiệm nghiêm ngặt)
Tuy nhiên, dù loại trách nhiệm dân sự đang bàn tới là gì, quan hệ nhân quả luôn là một yếu tố bắt buộc Quan hệ nhân quả liên quan đến mọi vụ kiện bồi thường ngoài hợp đồng Trong những vụ kiện đó, nạn nhân của một hành vi vi phạm sẽ luôn phải chỉ ra rằng hành vi của bị đơn đã gây ra một thiệt hại hợp lệ
Trang 26
(actional loss) cho mình 38 Nói cách khác, hành vi của bị đơn phải gây ra thiệt hại
Trong trường hợp các chủ ý vi phạm, tức là các trường hợp mà người vi phạm hành động với mục đích tạo ra hậu quả, hoặc hành động mà nhận thức được
quả giữa hành vi vi phạm chủ ý và thiệt hại là một trong các điều kiện để thiết lập trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
Trong trường hợp của các vụ kiện bồi thường do lỗi bất cẩn, trách nhiệm bồi thường được thiết lập khi có bốn yếu tố sau đây cùng tồn tại: (1) hành vi vi phạm một nghĩa vụ luật định; (2) thiệt hại; (3) mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm
ro 41
Trong trường hợp trách nhiệm nghiêm ngặt, quan hệ nhân quả cũng là một yếu tố bắt buộc Trách nhiệm nghiêm ngặt sẽ được áp đặt lên bị đơn nếu bị đơn (1) thất bại trong việc giam giữ động vật hoang dã và sự thất bại này gây thiệt hại cho nguyên đơn; hoặc (2) tham gia vào một hoặc nhiều hoạt động nguy hiểm bất thường
và một hoặc nhiều hoạt động đó gây ra thiệt hại cho nguyên đơn; hoặc (3) đưa vào
(Harlow, United Kingdom ; New York: Pearson, 2018), 256
Social Science Research Network, 1 Tháng Chín 2017), 21, https://papers.ssrn.com/abstract=3034522
Trang 27thị trường một sản phẩm có lỗi gây thiệt hại cho người tiêu dùng, hoặc không thể đảm bảo được các tiêu chuẩn về sản phẩm đã cam kết, và sự thất bại này gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng (trách nhiệm sản phẩm) 42
1.2.5.2 Phân bố trách nhiệm dân sự
Trong trường hợp mà thiệt hại của nạn nhân được gây ra bởi hành động của nhiều người vi phạm, ta sẽ thấy một chức năng khác của quan hệ nhân quả Chức năng này phái sinh từ chức năng thiết lập quan hệ nhân quả đã nêu ở mục trên Đứng trước một vụ việc mà ở đó có nhiều người vi phạm tiềm năng, sẽ phát sinh câu hỏi: những ai là người thực sự gây ra thiệt hại cho nạn nhân? Và nếu vậy, có thể phân định thiệt hại gây ra bởi từng người riêng rẽ hay không? Và nếu không, phân chia trách nhiệm của từng người như thế nào?
Như sẽ chỉ ra trong các phần dưới đây, tùy thuộc vào tính chất và mối quan
hệ giữa các hành động đó mà trách nhiệm bồi thường của từng người sẽ được xác định theo những cách khác nhau
Nếu nhìn nhận dưới góc độ của từng người vi phạm, quan hệ nhân quả sẽ tác động đến phạm vi trách nhiệm của họ, bằng cách quyết định liệu họ có trách nhiệm không và trách nhiệm tới đâu Ở một số quốc gia, nếu một nguyên nhân đóng vai trò lớn trong việc tạo ra kết quả, thì chủ thể của nguyên nhân đó phải chịu trách nhiệm bồi thường lớn hơn những người khác 43
Nếu nhìn dưới góc độ của nạn nhân, quan hệ nhân quả có tác dụng phân bổ trách nhiệm bồi thường thiệt hại giữa các người vi phạm Mạc dù mức bồi thường tối đa bằng với thiệt hại thực tế, nghĩa là không thay đổi, thì sự phân bổ này vẫn có
ý nghĩa trong một số trường hợp Bởi vì từng người vi phạm có một khả năng thanh toán khác nhau, và mỗi người vi phạm có trách nhiệm bồi thường riêng rẽ, thì sự phân bổ trách nhiệm bồi thường sẽ ảnh hưởng đến khả năng được bồi thường đầy
đủ của nạn nhân
https://lawshelf.com/videos/entry/strict-liability-in-tort-law
(Wien ; New York: Springer, 2005), 54,55
Trang 28CHƯƠNG 2 QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC
2.1 Quan hệ nhân quả trong pháp luật Anh, Mỹ
Để quan hệ nhân quả được xác lập, một hành vi vi phạm trước tiên phải là một nguyên nhân thực tế (cause in fact) Sau đó, nó cần được chứng minh là đảm bảo đủ một số điều kiện luật định như được trình bày dưới đây, sẽ được xem là nguyên nhân pháp lý (legal cause) hay được biết đến phổ biến hơn với tên gọi nguyên nhân gần (proximate cause) Khi vượt qua hai phép thử này, yếu tố quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại mới được xác lập 44
phép thử đầu tiên không thể áp dụng, Tòa án sẽ tiến hành xác lập quan hệ nhân quả bằng các phép thử khác sẽ được trình bày ở phần sau
2.1.1 Nguyên nhân thực tế
2.1.1.1 Phép thử “nếu không thì” (“but for” test)
Nguyên nhân thực tế được xác lập bằng một phép thử phổ biến với tên gọi
“nếu không thì” Theo đó, hành vi vi phạm của bị đơn chỉ được xem là nguyên nhân thực tế của thiệt hại nếu, và chỉ nếu, các bằng chứng cho thấy, thiệt hại sẽ không xảy ra khi thiếu vắng hành vi của bị đơn
Trong vụ Barnett kiện Chelsea & Ủy ban bệnh viện Kensington (1969,
ba người gác đêm nhập viện vì bị nôn sau khi uống trà Nhân viên phòng cấp cứu chịu trách nhiệm lúc đó bảo ba người đàn ông về nhà đi ngủ và gọi bác sĩ của riêng họ Họ nghe lời nhân viên này Năm giờ sau, một trong ba người gác đêm chết vì nhiễm độc asen Tòa án kết luận rằng nhân viên phòng cấp cứu đã không chữa trị cho nạn nhân và do vậy đã vi phạm nghĩa vụ phải chữa trị bằng những kĩ năng và mức độ quan tâm hợp lý Tuy nhiên, sự vi phạm này không phải là nguyên nhân (thực tế)
2007), 373–74; Richard A Epstein, “A Theory of Strict Liability”, The Journal of Legal Studies 2, số p.h 1
(1973): 160
Trang 29gây ra cái chết cho nạn nhân Bởi nạn nhân sẽ vẫn qua đời dù được chữa trị bởi nhân viên phòng cấp cứu 46
Một câu hỏi đặt ra, là nếu ta bỏ qua các vấn đề bằng chứng, liệu phép thử này
có thể cho ra cùng một kết quả với một vụ kiện duy nhất? Câu trả lời là không hẳn Cùng với một hành vi, nhưng cách tòa án xác định phạm vi nghĩa vụ bị vi phạm sẽ ảnh hưởng đến kết quả của phép thử “nếu không thì” Trong cuốn Tort Law, McBridge và Bagshaw đã đưa một vụ việc sau:
Trong vụ McWWilliams kiện Sir William Arrol và cộng sự (1962), chồng của nguyên đơn làm việc cho bị đơn trong một tòa tháp bằng lưới thép Anh ta đã rơi khỏi tòa tháp và qua đời Tòa án kết luận rằng, việc bị đơn không cung cấp thắt lưng an toàn cho nạn nhân (vi phạm nghĩa vụ quy định tại điều 36 khoản 2 của Đạo luật nhà máy 1937) đã không gây
ra cái chết của nạn nhân Bởi nếu bị đơn cung cấp thắt lưng an toàn cho nạn nhân, anh ta cũng sẽ không đeo nó và do đó, không thể nói rằng nếu
Tuy nhiên, có thể lập luận rằng bị đơn có nghĩa vụ cung cấp thắt lưng an
toàn cho người lao động của mình, và thực hiện các công việc hợp lý để đảm bảo
rằng người lao động của mình sẽ đeo thắt lưng được cung cấp 48 Như vậy, nội dung bài test “nếu không thì” sẽ trở thành: nếu bị đơn đã thực hiện nghĩa vụ của
mình, tức là đã cung cấp dây thắt lưng cho nạn nhân và sau đó thực hiện các công
việc hợp lý để đảm bảo nạn nhân sẽ đeo dây thắt lưng đó, thì liệu nạn nhân có ngã khỏi tháp và chết không? Câu trả lời rõ ràng là không Như vậy, sự vi phạm của bị đơn đã tạo ra một khác biệt trong thực tế và do đó là nguyên nhân thực tế gây ra cái chết của bị đơn
Ví dụ trên nhấn mạnh rằng, mối quan hệ nhân quả được khảo sát trong trường hợp trách nhiệm do lỗi, không phải là hành vi thuần túy của bị đơn và thiệt
hại của nguyên hơn, mà là quan hệ giữa hành vi vi phạm (một nghĩa vụ luật định)
Trang 30
của bị đơn và thiệt hại của nguyên đơn 49 Do đó cần thiết phải nhấn mạnh rằng, câu hỏi được dùng trong phép thử “nếu không thì” là – Liệu thiệt hại có xảy ra nếu
không có hành vi vi phạm của bị đơn 50
Nguồn gốc của khái niệm “nguyên nhân thực tế” phản ánh tính khách quan
và tính độc lập với các quy định của luật của khái niệm này Một thiệt hại được gây
ra bởi nhiều nguyên nhân, và từng nguyên nhân đều đóng vai trò không thể thiếu trong việc tạo ra thiệt hại, thì tất cả các nguyên nhân đó đều là nguyên nhân thực tế
Một vụ kiện được tường thuật bởi Vũ Văn Mẫu minh họa rõ điều này
Một người chủ xe hơi, sau khi đỗ xe, quên không khóa cửa cái xe Xe hơi
đó vì thế bị lấy trộm Người lấy trộm, trong khi lái cái xe ấy, đã đè phải một người đi đường 51
Áp dụng phép thử “nếu không thì” vào vụ việc này, ta sẽ nhận thấy, cả việc quên khóa cửa xe của chủ xe và việc tên trộm lái xe bất cẩn đều là nguyên nhân thực tế của tai nạn Bởi lẽ, nếu chủ xe không quên khóa cửa, tên trộm sẽ không lấy được xe và do đó không có tai nạn Mặt khác, nếu tên trộm không lái xe ẩu, tai nạn
đã không xảy ra
2.1.1.2 Giới hạn của phép thử “nếu không thì” và chuẩn mực chứng minh
Phép thử “nếu không thì” dễ hiểu và được áp dụng phổ biến Nhưng có thật rằng phép thử này toàn năng? Câu trả lời là không Việc áp dụng phép thử “nếu không thì” đòi hỏi chúng ta phải hình dung một giả thuyết trái ngược về vụ việc, xem xét điều gì sẽ xảy ra nếu không có hành vi vi phạm
Như đã nói, trong đa số các trường hợp, sẽ dễ dàng để trả lời câu hỏi này Ví
dụ, trong vụ kiện về trách nhiệm sản phẩm giữa nguyên đơn Liebeck và bị đơn là Chuỗi nhà hàng ăn nhanh McDonald, nguyên đơn đã mua cà phê của bị đơn và bị
cấu thành yếu tố “hàng hòa lầm lỗi”, và hàng hóa lầm lỗi đó đã gây ra thiệt hại cho
Trang 31
nguyên đơn 53 Trong vụ kiện này, việc áp dụng phép thử “nếu không thì” không gặp nhiều khó khăn Nhiệt độ cốc cà phê được các bằng chứng chỉ ra là từ 82 – 88
độ C Nếu nhiệt độ của cốc cà phê không nóng một cách lầm lỗi như vậy, bị đơn đã gần như chắc chắn không bị bỏng
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt trong những vụ kiện liên quan đến một quá trình nhân quả phức tạp, nhiều yếu tố tham gia và con người chưa hiểu hết về vai trò của các yếu tố trong quá trình đó, thì sự hình dung này không đưa đến một kết quả chắc chắn Tình trạng này đã được lý giải trong mục 1.2.3.1 ở trên
Trong những trường hợp này, quy tắc pháp lý là nguyên đơn chỉ phải chứng minh rằng trong kịch bản tưởng tượng đó, khả năng thiệt hại xảy ra nhiều hơn khả năng thiệt hại không xảy ra Nói cách khác, nguyên đơn cần chứng minh rằng nếu bị đơn không bị phạm, khả năng mà thiệt hại không xảy ra là lớn hơn 50% 54 Khi nguyên đơn chứng minh được điều này, tòa án sẽ nhận định rằng vi phạm của bị đơn là nguyên nhân thực tế gây ra thiệt hại của nguyên đơn
Trong vụ Chester kiện Afshar, nguyên đơn Chester mắc chứng đau lưng Bác sĩ của bà là Afshar tư vấn rằng bà cần phẫu thuật để gỡ bỏ 3 đĩa đệm Tuy nhiên, bác sĩ đã không cảnh báo Chester về một nguy cơ nhỏ (từ 1% đến 2%) rằng bà có thể bị tổn thương hệ thần kinh Mặc dù khi thực hiện phẫu thuật, bị đơn đã hết sức cẩn trọng, nguyên đơn vẫn phải chịu tổn thương hệ thần kinh dẫn tới việc bị liệt một phần cơ thể 55
Như vậy, hành vi vi phạm của bị đơn là không cảnh báo cho nguyên đơn về nguy cơ nhỏ sẽ xảy ra tổn thương hệ thần kinh Câu hỏi đặt ra là nếu không có vi phạm này, thì nguyên đơn có chịu thiệt hại? Tòa án nhận định rằng, trong trường hợp bị đơn đã cảnh báo về nguy cơ đó, nguyên đơn sẽ suy nghĩ vài ngày và vẫn tiến hành phẫu thuật Quá trình phẫu thuật sẽ vẫn diễn ra với đầy đủ sự quan tâm và cẩn trọng của bị đơn Tuy nhiên, khả năng mà thiệt hại không xảy ra là 98-99% Nghĩa
là, nếu bị đơn không vi phạm, khả năng thiệt hại không xảy ra nhiều hơn khả năng
Trang 32
thiệt hại vẫn xảy ra Vì vậy, tòa án quyết định rằng vi phạm của nguyên đơn là nguyên nhân thực tế gây ra thiệt hại
2.1.2 Đa nguyên nhân
2.1.2.1 Nhiều hơn một người vi phạm, nhưng chỉ có một người thật sự gây
ra thiệt hại
Thông thường, nguyên đơn phải chứng minh (phù hợp với chuẩn mực chứng
minh nêu ở mục Error! Reference source not found.) rằng một hoặc một số bị
ơn nhất định đã gây ra thiệt hại cho mình Chỉ đơn thuần nói rằng, chắc chắn một
nhiên, có một ngoại lệ hẹp cho yêu cầu này Điều kiện để áp dụng cho ngoại lệ này,
là có nhiều hành vi vi phạm, từng hành vi đã đủ để gây ra toàn bộ thiệt hại, nhưng chắc chắn chỉ có một hành vi vi phạm thực sự là nguyên nhân, nhưng bằng chứng không chỉ ra được ai là người đó Trong những trường hợp đó, tất cả các người vi phạm đều bị xem là người đã gây ra thiệt hại cho nguyên đơn, trừ khi họ chứng minh được sự vi phạm của họ không gây ra thiệt hại 57
Vụ kiện giữa Cook và Lewis là một minh họa điển hình Trong vụ kiện này, hai bị đơn đi săn Họ nghe thấy tiếng động trong bụi cây và bắn vào bụi cây đó vào gần như cùng lúc Tuy nhiên, đứng trong bụi cây không phải một con vật, mà là nguyên đơn Nguyên đơn bị bắn trúng mặt và chịu thương tích Tuy nhiên, không thể xác định được ai là người đã thực
sự bắn trúng bị đơn 58
Áp dụng phép thử “nếu không thì”, ta sẽ thấy rằng trong trường hợp 1 bị đơn không bắn súng, khả năng thiệt hại xảy ra là 50% và đúng bằng khả năng thiệt hại không xảy ra Vì vậy, theo chuẩn mực chứng minh nêu trên, cả hai bị đơn đều không thể bị xem là đã thực tế gây ra thiệt hại cho nạn nhân Điều này đi ngược lại với cảm nhận của chúng ta Chúng ta biết chắc chắn một trong hai người đã gây ra thiệt hại đó
Trang 33Vì vậy, tòa án tối cao đã đưa ra một ngoại lệ, rằng trừ khi chứng minh được mình không gây ra thiệt hại (phù hợp với chuẩn mực chứng minh), thì tất cả bị đơn đều được xem là đã gây ra thiệt hại thực tế Thẩm phán Rand đã biện hộ cho ngoại
lệ này với lý do bị đơn đã phá hủy khả năng chứng minh (power to proof) của nguyên đơn bằng cách làm bối rối nguyên đơn bằng cách điều kiện ngoại cảnh khác
59
2.1.2.2 Nhiều nguyên nhân đồng thời (overdetermination)
Các nguyên nhân trùng lặp là các nguyên nhân mà tự thân nó cũng đủ để gây
ra toàn bộ thiệt hại, xuất hiện trước khi thiệt hại xảy ra và đều đã được chứng minh rằng cùng tham gia vào quá trình gây ra thiệt hại
A và B bất cẩn làm phát lửa ở hai khoảng cách như nhau so với căn nhà của C Ngọn lửa lan ra với tốc độ như nhau và cùng bén vào ngôi nhà của
C cùng lúc Căn nhà của C bị thiêu rụi bởi cả hai ngọn lửa 60
Áp dụng phép thử “nếu không thì” cho trường hợp này, ta sẽ có được kết quả như sau: Nếu A không bất cẩn làm phát lửa, ngôi nhà của C sẽ vẫn bị thiêu rụi vì sự
vi phạm của B Hành động của A không đem lại một khác biệt thực tế nào Do đó,
sự vi phạm của A không phải nguyên nhân thực tế dẫn đến thiệt hại của C Áp dụng lập luận tương tự cho hành vi của B, ta cũng sẽ được kết luận y hệt Như vậy, trong trường hợp này, phép thử “nếu không thì” đã đưa ra một kết quả phi lý Bởi ta biết rằng, nếu không có cả vi phạm của A và B, thiệt hại của C sẽ không xảy ra
Trong trường hợp này, tòa án xem rằng vi phạm của A và của B đều là nguyên nhân thực tế của thiệt hại, bất chấp nó không thỏa mãn phép thử “nếu không thì”
Khác với ngoại lệ đã nêu ở mục 2.1.1.1, vốn liên quan đến tình trạng thiếu bằng chứng, ngoại lệ ở mục này được áp dụng cho trường hợp mà bằng chứng đầy
đủ Nó giải quyết một vấn đề mang tính lý luận hơn là một vấn đề về bằng chứng
Trang 34
Đồng thời, cần nhấn mạnh rằng không nhất thiết các vi phạm phải xảy ra ở cùng một thời điểm mới có thể áp dụng ngoại lệ này
2.1.2.3 Nhiều nguyên nhân không chắc chắn
Khác với hai trường hợp nêu ra ở mục 2.1.2.1 và mục 2.1.2.2, trong đó các nguyên nhân dù đứng riêng lẻ cũng chắc chắn gây ra thiệt hại, mục này bàn về các nguyên nhân mà tự nó đứng riêng lẻ không thể đảm bảo chắc chắn sẽ tạo ra thiệt hại Tuy nhiên, sự có mặt của nhiều nguyên nhân như thế làm gia tăng khả năng thiệt hại xảy ra và trong thực tế, thiệt hại xảy ra là kết quả của sự xuất hiện đồng thời các nguyên nhân đó Tình huống này thường xuất hiện trong các vụ kiện liên quan đến các chứng bệnh phức tạp
Vụ kiện giữa McGhee và National Coal Board là một ví dụ:
Nguyên đơn là công nhân làm việc cho Bị đơn Bản chất công việc buộc nguyên đơn phải tiếp xúc với bụi từ viên gạch Người ta đã biết rằng, tiếp xúc với bụi gạch có khả năng gây viêm da Sự tiếp xúc với bụi gạch trong quá trình làm việc là không thể tránh khỏi và do vậy tòa án không xem đây là sự vi phạm của bị đơn Tuy nhiên, bị đơn đã vi phạm nghĩa
vụ của chủ lao động khi không lắp đặt nhà tắm để công nhân tắm ngay sau khi làm việc Vì vậy, nguyên đơn phải tiếp xúc với bụi gạch lâu hơn (lượng thời gian tăng thêm bằng thời gian từ lúc ra về đến lúc bị đơn có thể về đến nhà và tắm) 61
Trong vụ này, nguyên đơn tranh luận rằng việc không lắp đặt nhà tắm đã gây
ra chứng viêm da Tuy nhiên, việc lắp đặt nhà tắm chỉ làm giảm nguy cơ mắc bệnh chứ không loại trừ hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh 62 Phép thử “nếu không thì” trở nên không áp dụng được
Các tòa án đã đưa ra ngoại lệ cho phép thử “nếu không thì” bằng cách nhấn mạnh rằng trong các vụ có nhiều nguyên nhâm, nguyên đơn không cần phải chứng
58
Trang 35minh sự vi phạm của bị đơn là nguyên nhân duy nhất 63 Sự vi phạm của nguyên đơn sẽ được xem là nguyên nhân thực tế nếu nó làm gia tăng đáng kể khả năng xuất hiện của thiệt hại 64 Một sự vi phạm chỉ đơn giản làm tăng khả năng xảy ra thiệt hại
là không đủ để được xem là nguyên nhân thực tế 65
Tuy nhiên dường như vào thời điểm của vụ kiện McGhee, khái niệm “đáng kể” chưa được tòa án làm rõ Với tính chất mơ hồ của từ này, nó chỉ có tác dụng loại bỏ những nguyên nhân rõ ràng là không đáng kể Trong những trường hợp mà hành vi vi phạm làm khả năng gây hại tăng thêm một chút, từ 20% đến 35% chẳng hạn, sẽ có nhiều tranh luận và để ngỏ quyết định cho cảm tính chủ quan của thẩm phán
Trong vụ Hotson kiện Est Berkshire HA (1987), Thượng viện Anh đã xác lập một phép thử bổ sung nhằm bổ sung cho khái niệm “làm gia tăng đáng kể khả năng thiệt hại” nói trên, bằng cách đưa ra một phép thử mới với tên “nhân đôi rủi ro” (“doubling the risk”) 66 Câu hỏi đặt ra là, liệu sự vi phạm của bị đơn còn làm tăng
của bị đơn được xem là làm gia tăng đáng kể khả năng thiệt hại xảy ra, và được xem
là nguyên nhân thực tế của thiệt hại 68 Thẩm phán Mackay đã giả thích phép thử mới khi bình luận về vụ kiện McGhee như sau:
Giả sử thống kê được rằng cứ 100 người làm việc dưới những điều kiện như những điều kiện của nguyên đơn (McGhee), có 70 người mắc chứng viêm da Trong khi đó, với điều kiện y hệt, chỉ khác rằng bị đơn có lắp
Trong giả thuyết trên, ta có thể nói rằng có 3/7 khả năng nguyên đơn bị viêm
da là do tiếp xúc với bụi gạch trong quá trình làm việc; 4/7 khả năng là do sự tiếp
Trang 36xúc kéo dài sau khi tan ca làm gây ra bởi bị đơn 70 Vì vậy, có nhiều khả năng rằng (more likely than not) bị đơn bị viêm da là do sự tiếp xúc kèo dài, tức là do vi phạm
gấp đôi khả năng xảy ra thiệt hại hiện có
Phép thử mới dường như hẹp hơn, có xu hướng chỉ chọn ra 1 nguyên nhân duy nhất thực tế duy nhất cho thiệt hại Ngay trong cách tiếp cận về so sánh khả năng gây thiệt hại của các điều kiện hiện tại và hành vi vi phạm đã gợi ý cách tiếp cận nhị nguyên của tòa án Anh trong việc xác định nguyên nhân thực tế trong trường hợp đa nguyên nhân: hoặc là các điều kiện hiện có đã gây thiệt hại (và do đó nạn nhân phải gánh chịu); hoặc là hành vi vi phạm của bị đơn đã gây ra thiệt hại Trong hai “nguyên nhân” đó, nguyên nhân nào lớn hơn thì chủ thể của nguyên nhân phải gánh chịu thiệt hại
Xem xét sự áp dụng của hai phép thử nêu trên trong một ví dụ sau: Nguyên đơn là công nhân lần lượt làm việc cho 4 bị đơn trong các nhà máy cùng sản xuất 1 loại hóa như nhau, với những điều kiện làm việc y hệt nhau, trong một khoảng thời gian y hệt nhau Nguyên đơn đã mắc đúng chứng bệnh ung thư đó sau 1 thời gian đáng kể tính từ lúc không còn làm việc trong các nhà máy hóa chất là kết quả của một quá trình dài tiếp xúc với hóa chất mà không có đồ bảo hộ Giả sử bằng chứng khoa học chỉ ra rằng từng khoảng thời gian làm việc đó làm tăng 20% khả năng mắc một chứng bệnh ung thư Như vậy, từng hành vi vi vi phạm của bị đơn (không cung cấp đồ bảo hộ lao động) đã góp 20% khả năng gây thiệt hại
Nếu áp dụng phép thử thứ nhất, ta sẽ không thể biết trước liệu tòa án có chấp nhận rằng 20% rủi ro răng lên là đủ để cấu thành “sự gia tăng đáng kể” hay chưa
Mặt khác, nếu áp dụng phép thử thứ hai, dường như nó sẽ cho ra kết quả là không có bất kì một hành vi nào làm tăng gấp đôi rủi ro hiện có và vì vậy không bị đơn nào được xem là đã gây ra thiệt hại trong thực tế
Trang 37
Tại đây ta thấy rằng cách tiếp cận rằng chỉ có một nguyên nhân thực tế chịu trách nhiệm cho toàn bộ thiệt sẽ gây ra nhiều vấn đề nan giải, thậm chí là cả sự bất công Mục 2.2.2.5 dưới đây sẽ trình bày một cách tiếp cận khác và hợp lý hơn cách tiếp cận của tòa án Anh, Mỹ về trường hợp đa nguyên nhân
2.1.3 Điều kiện để được xem là Nguyên nhân pháp lý
Như đã trình bày, một thiệt hại có thể được gây ra bởi sự có mặt cùng lúc của nhiều nguyên nhân thực tế Câu hỏi đặt ra là liệu tất cả các người có hành vi là nguyên nhân thực tế đều có trách nhiệm bồi thường cho thiệt hại của nạn nhân hay không
Từng có thời tòa án ở Anh đã quan điểm rằng một người sẽ phải chịu trách
nhiệm đối với mọi hậu quả kéo theo hành vi vi phạm của người đó, không quan
trọng rằng liệu hậu quả đó có thể nhìn thấy trước hay trực tiếp hay không 72
Tuy nhiên, quan điểm được chấp nhận rộng rãi hiện nay ở các quốc gia thuộc
hệ thống Thông luật, được chia sẻ không chỉ bởi nhà lập pháp và các tòa án, mà còn bởi các học giả, là không phải mọi nguyên nhân thực tế đều cấu thành trách nhiệm dân sự do vi phạm ngoài hợp đồng Và đó là lý do vì sao khái niệm nguyên nhân pháp lý xuất hiện, như một cách thức chọn ra trong các nguyên nhân thực tế một hoặc một số nguyên nhân cụ thể phải chịu trách nhiệm cho thiệt hại Và căn cứ vào yếu tố nào để chọn ra nguyên nhân pháp lý phụ thuộc vào chính sách và pháp luật
Ý tưởng quan trọng là các nguyên nhân thực tế phải đảm bảo “đủ gần” để có thể được xem là nguyên nhân pháp lý và do đó cấu thành trách nhiệm dân sự 73 Nghĩa là, mối liên kết giữa hành vi vi phạm và thiệt hại không được quá xa 74
Do tính tương đối mơ hồ của khái niệm “đủ gần” hoặc khái niệm “pháp lý” của nguyên nhân pháp lý, không dễ dàng để áp dụng khái niệm này trên thực tế Vì vậy, có nhiều cách tiếp cận khác nhau để xác định đâu thật sự là nguyên nhân đủ gần 75
Trang 382.1.3.1 Tính trực tiếp
Đã từng có một thời kỳ mà tính trực tiếp của nguyên nhân được xem là yếu tố duy nhất quyết định liệu một nguyên nhân có đủ gần để được xem là nguyên nhân
kiện Re Polemis and Furness kiện Withy & Co Ltd
Trong vụ này, bị đơn thuê tàu của nguyên đơn Một công nhân của bị đơn đã bất cẩn làm rơi một tấm ván gỗ vào trong khoang hầm của tàu Tấm ván rơi xuống đã gây ra một đốm lửa nhỏ, làm bùng cháy khí gas vốn đã rò rỉ ra trước đó trong khoang Tòa phúc thẩm Anh (Court of Appeal) đã quyết định bị đơn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ tàu là nguyên đơn Mặc dù bị đơn không thể dự liệu rằng tấm ván có thể gây ra đốm lửa, Tòa phúc thẩm cho rằng tình tiết này không liên quan đến việc xác định quan hệ nhân quả Tòa cho rằng, người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm đối với mọi thiệt hại “có kết nối trực tiếp với hành
vi vi phạm, miễn là không có sự tác động của của một nguyên nhân độc lập” 77
Như vậy, có thể hiểu khái niệm trực tiếp là tình trạng mà ở đó, sự kết nối giữa hành vi vi phạm và thiệt hại không bị can thiệp, đóng góp bởi bất kì nguyên nhân độc lập nào Thoạt nghe, đây có vẻ là một quy tắc sáng sủa, hợp logic và rõ ràng
Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần 1.2.2, không có kết quả nào thuần túy xuất phát từ một nguyên nhân, hay kết nối không gián đoạn với chỉ một nguyên nhân
Trong các vụ việc mà quan hệ nhân quả là một quá trình liên tục của các sự kiện, sự kiện trước gây ra sự kiện sau, thì tính trực tiếp có thể dễ dàng được xác định Ví dụ, trong trường hợp A đánh vào đầu B, khiến cho B chấn thương não và phải điều trị ở bệnh viện, ta thấy nếu không còn các tình tiết khác, ta có thể kết luận
Trang 39
một cách không do dự rằng sự kiện A đánh vào đầu B đã gây ra tổn thương não cho
B một cách trực tiếp bởi không có một sự can thiệp nào từ một chủ thể khác Tuy nhiên, tình huống sẽ trở nên phức tạp hơn khi nạn nhân trước đó đã bị ngã va đập đầu vào mặt đất Giả sử cú ngã và cả cú đánh được chứng minh là cùng góp phần gây ra tổn thương não bộ, nhưng tự thân chúng không thể gây ra tổn thương này Trong giả sử đó, ta có thể nói rằng không có nguyên nhân nào là trực tiếp gây ra hậu quả và do vậy người vi phạm sẽ thoát khỏi trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ vì
sự vi phạm không phải nguyên nhân duy nhất
Quay trở lại vụ kiện trên, ta có thể thấy rằng sự kiện gas bị rò rỉ xuất hiện đồng thời với sự kiện đánh lửa làm con thuyền bị hủy hoại Mặc dù sự kiện khí gas
rò rỉ xảy ra trước về mặt thời gian, nhưng trình tự thời gian không phải là thước đo xác định tính trực tiếp như vừa được định nghĩa Chính cấu trúc logic chứ không phải trình tự thời gian quyết định tính trực tiếp
Hai hình ảnh sau đây đưa ra một mô tả giản lược về quá trình tạo ra thiệt hại
Hình 2 Quá trình nhân quả trong vụ kiện Polemis 1
Trang 40Hình 3 Quá trình nhân quả trong vụ kiện Polemis 2
Trong hình 2, bị đơn là người đã tạo ra cả hai yếu tố gây thiệt hại là: khí gas
và tia lửa Như vậy, có thể dễ dàng khẳng định rằng hai hành vi của bị đơn (gồm bất cẩn để rò rỉ khí gas và làm rơi tấm ván gỗ) hợp lại thành nguyên nhân trực tiếp gây
ra thiệt hại, và vì vậy trở thành nguyên nhân pháp lý Bị đơn có trách nhiệm bồi thường
Trong hình 3, bị đơn chỉ là người tạo ra yếu tố thứ hai (làm rơi ván gỗ) Một người nào đó khác đã tạo ra yếu tố đầu tiền bằng cách làm rò rỉ khí gas do lỗi của mình Trong trường hợp này, tính trực tiếp dường như không còn vững chắc Liệu ta phải nói rằng hành vi của bị đơn và chủ thể X kia hợp lại thành nguyên nhân trực tiếp của thiệt hại và do đó cả hai phải liên đới bồi thường? Và nếu vậy thì trách nhiệm bồi thường được phân chia ra sao khi mà hai yếu tố này dường như không có tính chất giống nhau? Hay ta phải giải thích rằng chẳng có hành vi vi phạm nào là nguyên nhân trực tiếp và vì vậy không ai có trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại? Những câu hỏi nảy sinh này cho thấy, yêu cầu về tính trực tiếp của nguyên nhân thực tế chỉ có thể áp dụng trong những trường hợp đơn giản Với các trường hợp phức tạp hơn, nó gây ra nhiều bối rối, hoặc kết luận trái với cảm nhận chung về đạo đức